[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.
1.1 Khái niệm 4
1.2 Các phương pháp đo lường tiến bộ công nghệ 5
1.3 Vai trò của R&D và mức chi tiêu cho R&D 5
1.4 Vai trò của TBCN đối với phát triển kinh tế 6
1.5 Xu hướng quốc tế hóa hoạt động R&D công nghệ 9
1.6 Hạn chế R&D công nghệ tại các nước đang phát triển 9
CHƯƠNG 2.CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ
2.1 Định nghĩa 10
2.2 Các phương pháp đo lường tiến bộ công nghệ 10
2.3 Các nhân tố tác động đến CRVI 13
CHƯƠNG 3.CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ
3.1 Khả năng sinh sôi của quá trình nghiên cứu 16
3.1.1 Sự tương tác nghiên cứu 16
3.1.2 Hệ thống giáo dục 18
3.1.3 Nền văn hóa tinh thần kinh doanh 20
3.1.4 Quá trình hiện thực hóa nghiên cứu 21
3.2 Khả năng chiếm hữu các kết quả nghiên cứu 22
3.2.1 Bản chất của quá trình nghiên cứu 23
1
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
3.2.2 Mức độ bảo hộ của luật pháp cho sản phẩm mới 23
CHƯƠNG 4.KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận 25
4.2 Kiến nghị 26
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 27
2
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
CHƯƠNG 1.
1.1 Khái niệm
1 Công nghệ:
- Theo tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc UNIDO “công nghệ là việc áp
dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý
nó 1 cách có hệ thống và có phương pháp.
- Theo uỷ ban kinh tế-xã hội châu á-thái bình dương “công nghệ là kiến thức có hệ
thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Nó bao
gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong việc tạo ra
hàng hoá và cung cáp dịch vụ.
- Trong luật khoa học và công nghệ việt nam “công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực
thành các sản phẩm
Cuối cùng “Công nghệ là tất cả những gì biến đổi đầu vào thành đầu ra”
2 R&D và tiến bộ công nghệ:
- R&D là từ viết tắt của research & development - nghiên cứu và phát triển; một
trong những chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới.
Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/ hoặc mua bán các
nghiên cứu, công nghệ mới phục cụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới
về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra
sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng hoặc của thị trường tốt hơn.
- Tiến bộ công nghệ (TBCN) theo định nghĩa đơn giản nhất là những tiến bộ trong
kiến thức công nghệ dẫn đến sự dịch chuyển trong hàm sản xuất để với một tập hợp
đầu vào đã cho có thể sản xuất nhiều đầu ra hơn. Điều này có nghĩa là sự dịch
chuyển hàm sản xuất theo thời gian phản ảnh hiệu quả lớn hơn trong việc kết hợp
3
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
các đầu vào. Tuy nhiên nếu chúng ta nghĩ đến sản lượng như một tập hợp những
dịch vụ cơ bản đem đến từ những hàng hóa sản xuất ra trong nền kinh tế, thì ta có
thể nghĩ đến tiến bộ công nghệ như việc dẫn đến sự gia tăng sản lượng tương ứng
với những số lượng vốn và lao động cho trước không đổi.
1.2 Các phương pháp đo lường tiến bộ công nghệ
Theo truyền thống có 2 phương pháp đo lường TBCN ( hay TFP) từ mô hình Solow
là:
- Phương pháp hạch toán tăng trưởng.
- Phương pháp hồi quy tăng trưởng.
Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là giả thiết rằng quá trình sản xuất là
hoàn toàn hiệu quả do đó TBCN (hay TFP) bằng hiệu giữa tăng trưởng đầu ra và
đầu vào.
Phương pháp mới đo lường TBCN
Giả thiết quá trình sản xuất hiệu quả không hoàn toàn chính xác.
Để khắc phục nhược điểm đó, các phương pháp sau được đề xuất:
- Phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên.
- Phương pháp bao dữ liệu.
- Phương pháp quy hoạch với ràng buộc ngẫu nhiên.
1.3 Vai trò của R&D và mức chi tiêu cho R&D
1 Đối với công nghệ:
- Việc nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu để cho ra đời sản
phẩm (cả cũ lẫn mới) với chất lượng và giá thành tối ưu cũng là một trong những
vai trò quan trọng của bộ phận R&D. Ví dụ, công nghệ lên men tự nhiên khác với
công nghệ thủy phân bằng a-xít trong sản xuất nước tương, công nghệ sản xuất bia
tươi khác với bia “luộc”, công nghệ pha chế hương liệu trong ngành thức uống…
- Nghiên cứu - phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”,
nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ để bắt chước hoặc phát triển công nghệ
mới cho mình.
2 Đối với doanh nghiệp:
Đối với bên trong doanh nghiệp:
Tạo ra sản phẩm mới
Cải thiện năng suất
4
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
Giảm chi phí
Đối với bên ngoài:
Tăng cường khả năng cạnh tranh của DN
Có trách nhiệm với môi trường
Đảm bảo an toàn trong tiêu dùng
Đáp ứng nhanh chóng trước những thay đổi công nghệ, nguồn lực,
chính sách…
Hỗ trợ cho quản trị chiến lược
3 Mức chi tiêu cho R&D:
- Chi tiêu cho R&D công nghiệp chiếm từ 2 đến 3% GDP tại mỗi nước thuộc 5 nước
giàu ( Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật và Anh).
- Khoảng 75% trong số xấp xỉ 1 triệu nhà khoa học và nhà nghiên cứu Hoa Kỳ làm
việc trong lĩnh vực R&D là do các công ty tuyển dụng.
- Chi tiêu R&D của các công ty Hoa Kỳ bằng 20% trong chi tiêu của họ cho đầu tư
gộp và hơn 60% trong chi tiêu của họ cho đầu tư ròng.
1.4 Vai trò của TBCN đối với phát triển kinh tế
- Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mức tăng trưởng dường như phụ thuộc
cứng nhắc vào khả năng tiếp thu và sử dụng một cách hiệu quả công nghệ. Tiếp thu
công nghệ nước ngoài tạo ra một bước rất quan trọng để cải tiến khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước, cũng như quốc tế.
- Hoàn thiện và phát triển công nghệ đã tăng cường khả năng công nghệ của các nước
đang phát triển. Các biện pháp hỗ trợ như khuyến khích tài chính là cần thiết để
thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu và phát triển, nâng cao trình độ
công nghệ thông qua kiểm tra chất lượng, thử nghiệm và huấn luyện công nghệ.
Trong phương diện này, đầu tư đào tạo nhân lực kỹ thuật là quan trọng, đặc biệt là
đầu tư phát triển hệ thống giáo dục khoa học kết hợp với trương trình huấn luyện
thực tế một cách hiệu quả và linh hoạt.
- Trong giai đoạn phát triển tương đối cao, tới một thời điểm nào đó, tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế sẽ phụ thuộc mạnh mẽ vào các tiến bộ khoa học và công nghệ thể hiện qua
số các nhà khoa học và kỹ sư, đặc biệt là số các nhà khoa học và kỹ sư trong khu
vực sản xuất, cũng như mức chi phí cho nghiên cứu và phát triển có thể đáp ứng
được.
5
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
Ngày nay, các công nghệ mới và ngành mới có hàm lượng khoa học và kỹ thuật
cao phát triển theo hướng sau đây:
Tạo ra các loại quy trình sản xuất công nghệ mới được tự động hoá, các hệ thống
quản lý tự động hoá trên cơ sở kết hợp thành tựu của ngành điện tử, vi điện tử, chế
tạo máy tính điện tử, những phân ngành mới của ngành chế tạo máy, gắn liền với kỹ
thuật chế tạo người máy và hệ thống sản xuất tự động hoá linh hoạt, kỹ thuật Laser
và các phương tiện liên lạc, viễn thông, tin học và vi tin học.
Tạo ra vật liệu mới, các vật liệu chuyên dụng, các vật liệu composit hỗn hợp, vật
liệu gốm, vật liệu siêu sạch, vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao.
Mở rộng và hoàn thiện cơ sở năng lượng của nền sản xuất trên cơ sở phất triển năng
lượng nguyên tử, nhiệt hạch, năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt và năng
lượng mặt trời.
Trên cơ sở của các thành tựu của kỹ thuật gen, tạo ra các ngành sản xuất, sử dụng
kỹ thuật và công nghệ sinh học.
Ngày nay công nghệ mới làm thay đổi nhiều đến các chỉ số cơ bản của công
nghiệp, ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược chung, thay đổi cơ cấu, mô hình thương
mại và đầu tư trong sự phát triển công nghiệp của đất nước.
Thực tiễn vai trò của TBCN đối với các nước đang phát triển:
- Giai đoạn 1970 – 1987, một số nước châu Á tham gia thị trường xuất khẩu sản
phẩm chế tạo có hàm lượng khoa học – công nghệ cao của các nước đang phát triển
sang các nước phát triển tăng liên tục (trừ dược phẩm và thuốc chữa bệnh). Khối
lượng mặt hàng này tham gia thị trường tăng 2,6% trong năm 1970 lên 13,1% trong
năm 1987.
- Trong những năm gần đây, các tiến bộ công nghệ quan trọng nhất đã đạt được trong
lĩnh vực vi điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới, công nghệ vũ trụ và công nghệ hạt nhân.
Lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gồm cả tự động hoá viễn thông máy tính hoá các
hệ thống quản lý và tự động hoá thiết bị cũng như sản xuất (CAD/CAM). Ở những
nước Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan thị trường bán dẫn mở rộng rất
nhanh. Ấn Độ đã đạt được thành công nổi bật trong lĩnh vực phát triển phần mềm,
6
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
trong khoảng thời gian ngắn với giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD và đạt mức
tăng hàng năm 40%.
Lĩnh vực công nghệ vật liệu mới, bao gồm hợp kim, kim loại phủ chất dẻo, nhựa
nhiệt dẻo, thuỷ tinh tấm mỏng, gốm cường hoá bằng sợi. Các vật liệu này đều có
ứng dụng trong hầu hết các hoạt động công nghiệp. Ở châu Á, Nhật Bản là nước
dẫn đầu về công nghệ nổi bật này với phạm vi thị trường gần 24 tỷ USD vào cuối
thế kỷ này. Một loạt các nước Châu Á đã bắt tay vào nghiên cứu và phát triển trong
lĩnh vực hợp kim, polime và Composit có những vật liệu xây dựng rẻ tiền, kim loại
hiếm và kim loại đất hiếm, vật liệu bán dẫn tổ hợp, chất dẻo và gốm và những vật
liệu mà ở đó một số nước châu Á và Thái Bình Dương có những hứa hẹn tốt đẹp.
Lĩnh vực công nghệ sinh học, những kết quả mới đã có một loạt ứng dụng trong sản
xuất nông nghiệp và thực phẩm, năng lượng tái sinh và y học điều trị. Các nước như
Thái Lan, Malaixia đã sử dụng công nghệ Sinh học để sản xuất những loại cây dầu
cọ và dầu dừa mới. Thái Lan đã đạt được những tiến bộ trong công nghệ lên men,
đặc biệt trong hóa chất công nghiệp.
Tóm lại công nghệ chiếm vai trò quyết định trong việc đưa các nước chậm
phát triển đuổi kịp các nước phát triển.
1.5 Xu hướng quốc tế hóa hoạt động R&D công nghệ
- Đi đôi xu thế toàn cầu hóa kinh tế
- Tính đa quốc gia các công ty ngày càng tăng (mở rộng đầu tư).
Ưu điểm
Chia sẽ tài nguyên (nhân lực, vốn), rủi ro; trong đó có chia sẽ thế mạnh về công
nghệ.
Tận dụng nguồn lực công nghệ từ các quốc gia đã và đang phát triển (đã phát triển
-chuyển giao công nghệ; đang phát triển -nhân lực giá rẻ)
Hạn chế: Giảm tính độc lập về công nghệ và kinh tế.
1.6 Hạn chế R&D công nghệ tại các nước đang phát triển
- Không gắn nghiên cứu với thực tiễn sản xuất.
- Thiếu định hướng thương mại.
7
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
- Các nhà khoa học quan tâm việc công bố công trình hơn là đóng góp nâng cao trình
độ công nghệ.
- Thiếu biện pháp khuyến khích R&D.
- Hệ thống quản lý cồng kềnh, thiếu hiệu quả .
CHƯƠNG 2.CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ
Các số chỉ số được sử dụng phổ biến nhất để đo những thay đổi trong các mức
của các biến kinh tế khác nhau. Tuy nhiên hiện nay còn vắng bóng một loại chỉ số
đo lường sự tiến bộ công nghệ. Chỉ số tiến bộ công nghệ phản ánh những thay đổi
trong mức của tiến bộ công nghệ của một quốc gia, của một tỉnh, của một ngành
hay của một doanh nghiệp.
2.1 Định nghĩa
Chỉ số tiến bộ công nghệ của quốc gia tại một thời điểm được định nghĩa là một
số thực bằng với trung bình nhân của tiến bộ công nghệ của một quốc gia trong thời
kỳ đó và thời kỳ trước.
2.2 Các phương pháp đo lường tiến bộ công nghệ
Theo truyền thống thường dùng phương pháp hạch toán tăng trưởng từ mô
hình Solow để đo lường tiến bộ công nghệ.
Hạch toán tăng trưởng kinh tế
8
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
Mô hình Solow cho ta một khung hạch toán nguồn gốc tăng trưởng. Lấy vi phân
hàm sản xuất Y=F(K, AL) = Kα (AL)1-α với 0<α<1 và biến đổi ta được:
Phương trình (21) là phương trình hạch toán tăng trưởng tiêu chuẩn, phương
trình này phát biểu rằng tăng trưởng sản lượng là bình quân có trọng số của tăng
trưởng các nhập lượng vốn và lao động hiệu dụng.
Phương trình (22) là dạng tính theo đầu người, phương trình này phát biểu rằng
thu nhập trên đầu người là bình quân có trọng số của tăng trưởng tỷ số vốn-lao động
và tỷ lệ tăng trưởng kiến thức ( cải thiện công nghệ).
Phương trình (23) không phải là một phương trình hạch toán tăng trưởng; mà nó
chỉ đơn giản khẳng định lại rằng trong dài hạn, khi tỷ số vốn-sản lượng không đổi,
toàn bộ tăng trưởng thu nhập trên đầu người được qui cho sự tích luỹ kiến thức.
Khung hạch toán trong phương trình (21) và phương trình (22) đã được áp dụng
cho nhiều quốc gia và nhiều thời đoạn. Chẳng hạn như với Hoa Kỳ, Edward
Dennison (1985) đã nhận thấy rằng chỉ khoảng 25 phần trăm tăng trưởng thu nhập
trên đầu người ở Hoa Kỳ từ năm 1929 đến 1982 là do gia tăng tỷ số vốn-lao động.
9
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
Phần còn lại chủ yếu là do "tiến bộ công nghệ". Vì không thể đo lường được những
tiến bộ công nghệ nên đóng góp của tiến bộ công nghệ suy ra như một số dư, nghĩa
là phần tăng trưởng sản lượng (g) mà không thể giải thích được bằng sự tăng trưởng
của các yếu tố vốn và lao động:
Vì vế phải của phương trình (24) là tỷ lệ thay đổi của tỷ số giữa sản lượng trên
bình quân có trọng số của các nhập lượng lao động và vốn, nên nó thường được gọi
là tăng trưởng năng suất của tổng các yếu tố sản xuất (TFPG), một đại lượng nắm
bắt toàn bộ sự thay đổi kỹ thuật và tất cả những yếu tố sản xuất khác làm gia tăng
năng suất.
► Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là giả thiết rằng quá trình sản xuất là
hoàn toàn hiệu quả. Giả thiết này là hoàn toàn không chính xác. Để khắc phục
nhược điểm này, ta có các phương pháp sau đây:
• Phương pháp sản xuất biên ngẫu nhiên.
Mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên được giới thiệu bởi Aigner, Lovell and
Schmindt (1977) và Meeusen và Van Den Broeck (1977). Từ đó, nó trở thành 1
lĩnh vực nhỏ phổ biến trong kinh tế lượng; xem Kumbhakar và Lovell (2000) như là
một sự giới thiệu.
Xem xét bản chất của vấn đề biên ngẫu nhiên. Giả sử rằng 1 nhà sản xuất có 1
hàm sản xuất f (z
it
, β). Trong một thế giới không có sai lệch hay không hiệu quả, tại
thời điểm t, công ty thứ i sẽ sản xuất
q
it
= f (z
it
, β)
Một yếu tố cơ bản của phân tích biên ngẫu nhiên là mỗi hàng có khả năng sản
xuất ít hơn nó có thể bởi vì mức độ không hiệu quả. Cụ thể
qit = f (z
it
, β)ξ
it
10
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
Trong đó ξ
it
là mức độ hiệu quả của hãng i tại thời điểm t, ξ
it
phải nằm trong nửa
khoảng (0,1]. Nếu ξ
it
=1, hãng đạt được mức sản lượng tối ưu với công nghệ thể hiện
ở hàm sản xuất f (z
it
, β). Khi ξ
it
<1, hãng không sử dụng hết đầu vào zit cung cấp cho
công nghệ thể hiện trong hàm f (z
it
, β). Bởi vì đầu ra giả sử được giới hạn luôn
dương (i.e., q
it
> 0), mức độ hiệu quả kỹ thuật giả sử được giới hạn
dương (i.e., ξ
it
> 0).
Đầu ra được giả định là một biên ngâu nhiên, ngụ ý rằng
q
it
= f (z
it
, β)ξ
it
exp(v
it
)
Lấy logarit tự nhiên cả 2 vế
ln(q
it
) = lnnf (z
it
, β))+ ln(ξ
it
) + v
it
Giả sử rằng có k đầu vào và hàm sản xuất là tuyến tính với logs, định nghĩa u
it
= -
ln (ξ
it
).
ln(q
it
) = β0 + βj ln(z
jit
) + v
it
− u
it
(1)
j=1
u
it
mang dấu trừ vì từ u
it
= − ln(ξ
it
), giới hạn u
it
≥ 0 ngụ ý rằng 0 < ξ
it
≤ 1 như
đã chỉ rõ bên trên.
Kumbhakar và Lovell (2000) cung cập chi tiết một hàm theo hàm trên, và họ chỉ
ra rằng thực hiện 1 phân tích dẫn suất trong hàm đôi chi phí cho phép chúng ta chỉ
rõ vấn đề
ln(c
it
) = β0 + βq ln(q
it
) + βj ln(p
jit
) + v
it
− su
it
(2)
j=1
Trong đó q
it
là đầu ra, z
jit
là lượng đầu vào, c
it
là chi phí,
pjit
là giá đầu vào và
s= 1 cho sản xuất
s= -1 cho hàm chi phí
Bằng trực quan, ảnh hưởng không hiệu quả yêu cầu mức sản lượng thấp hay chi
phí tăng, phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật
11
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
Phương trình (2) là một biến thể của một panel-data model trong đó v
it
là một
sai số riêng và u
it
là một ảnh hưởng thay đối theo thời gian.
• Phương pháp bao dữ liệu (DEA) – Tiếp cận phi tham số.
DEA ( Data Envelopment Analysis ) là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để
đánh giá một đơn vị ra quyết định hoạt động tương đối so với các đơn vị khác trong
mẫu như thế nào. các đơn vị phi hiệu quả được tính bằng việc chiếu các đơn vị phi
hiệu quả lên trên biên hiệu quả. Đối với mỗi đơn vị phi hiệu quả, DEA đều đưa ra
một tập các điểm chuẩn của các đơn vị khác để giá trị của đơn vị được đánh giá có
thể so sánh được, bởi vậy những thông tin thu được qua phân tích DEA rất có ích
cho các nhà quản lý trong việc nhận diện được thực tế hoạt động của đơn vị mình
như thế nào so với các đơn vị khác.
2.3 Các nhân tố tác động đến CRVI
(Những nhân tố làm ảnh hưởng đến CRVI của một quốc gia)
+Môi trường pháp lý: sự minh bạch trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và
tư pháp. Môi trường pháp lý càng trong sạch sẽ tạo tiền đề phát triển công nghệ.
+Đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ của một quốc gia: tiến bộ công nghệ
luôn đi kèm với mức đầu tư vào khoa học công nghệ. Do đó muốn tăng chỉ số tiến
bộ công nghệ, ta phải tăng cường đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ nhằm đạt
được những thành tựu thúc đẩy chỉ số tiến bộ công nghệ.
+ Các phát minh sáng chế, các cải tiến kỹ thuật của một quốc gia: mức độ phát
triển của tiến bộ công nghệ có thể do lường bằng lượng phát minh sáng chế và các
cải tiến kỹ thuật. Các phát minh và cải tiến này sẽ được áp dụng vào các ngành công
nghiệp công nghệ, tăng cường chỉ số tiến bộ công nghệ quốc gia.
+ Ảnh hưởng lan toả: Các phát minh, sáng chế nối tiếp nhau phát triển tạo thành
một làn sóng mạnh mẽ thúc đẩy công nghệ phát triển.
12
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
+ Thái độ đối với công nghệ mới: Mạnh dạn áp dụng các công nghệ mới sẽ làm
tăng quá trình biến đổi kỹ thuật, tăng
DEA cho phép xác định hiệu quả tương đối của các đơn vị hoạt động trong một
hệ thống phức tạp. Theo DEA thì một đơn vị hoạt động tốt nhất sẽ có chỉ số là 1,
trong khi đó chỉ số của
cường cải tiến máy móc công nghệ.
Chỉ số CRVI cung cấp các thông tin:
(i) CRVI góp phần phản ánh được hiệu quả đầu tư của các ngành
(ii) Nó cho phép so sánh theo thời gian của mỗi đối tượng nghiên cứu để thấy
được độ trễ của đầu tư cũng như các nhân tố bên ngoài có khả năng cản trở đầu tư.
(iii) Nó cho phép xác định ảnh hưởng lan toả của các đầu tư khác đến đối tượng
xem xét.
(iv) CRVI cũng là chỉ số cung cấp thông tin tham khảo cho các nhà đầu tư, doanh
nghiệp, cho chính quyền trung ương trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách
đầu tư vào KHCN cho các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cũng như tiếp nhận loại
hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các ngành cũng như các địa phương.
13
Chi êu cho R&D
Có thêm nhiều sản phẩm mới
Việc nghiên cứu có khả năng sinh sôiCông ty khuyến khích thực hiện R&D
Các điều kiện khác không đổi
R&D; ến bộ công nghệ tăng cao
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
CHƯƠNG 3.CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ
Như chúng ta đã phân tích qua Chương 1, Tiến bộ công nghệ phụ thuộc rất
nhiều vào chi tiêu cho R&D. Vì vậy, các yêu tố xác định mức chi tiêu R&D cũng là
các yếu tố xác định tiến bộ công nghệ, gồm: Khả năng sinh sôi của quá trình nghiên
cứu và Khả năng chiếm hữu các kết quả nghiên cứu.
3.1 Khả năng sinh sôi của quá trình nghiên cứu
Khả năng sinh sôi ám chỉ làm thế nào để việc chi tiêu cho R&D được chuyển
thành những ý tưởng mới và sản phẩm phẩm mới.
14
Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu triển khai
Nghiên cứu cơ bản thuần túy
Nghiên cứu chuyên đề
Nghiên cứu nền tảng
Nghiên cứu cơ bản định hướng
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
Nếu việc nghiên cứu rất có khả năng sinh sôi, tức việc chi tiêu cho R&D dẫn
tới nhiều sản phẩm mới, thì khi các điều kiện khác không đổi, công ty sẽ có nhiều
động cơ khuyến khích họ thực hiện R&D hơn, dẫn tới R&D và tiến bộ công nghệ sẽ
cao hơn. Các yếu tố xác định khả năng sinh sôi của nghiên cứu chủ yếu nằm ở bên
ngoài lĩnh vực kinh tế học
3.1.1 Sự tương tác nghiên cứu
Khả năng sinh sôi của nghiên cứu tùy thuộc vào sự tương tác thành công
giữa các giai đoạn nghiên cứu. Nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn chính, bao
gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai.
Nghiên cứu cơ bản: nhằm phát hiện bản chất, quy luật của sự vật hoặc
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người; có thể thực hiện trên cơ sở
những nghiên cứu thuần túy lý thuyết hoặc trên cơ sở những quan sát, thí
nghiệm. Sản phẩm là các phát kiến, công thức, phát minh. Nghiên cứu cơ
bản chia làm 2 loại là nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản
định hướng. UNESCO chia nghiên cứu cơ bản định hướng thành nghiên
cứu nền tảng và chuyên đề.
15
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
Nghiên cứu ứng dụng: là sự vận dụng các qui luật từ nghiên cứu cơ bản
để giải thích một sự vật, hiện tượng hoặc để đưa ra nguyên lý về các giải
pháp.
Nghiên cứu triển khai: là sự vận dụng các qui luật, các nguyên lý để đưa
ra các hình mẫu với những tham số có tính khả thi về kỹ thuật.
Bản thân nghiên cứu cơ bản không dẫn đến tiến bộ công nghệ, nhưng thành
công của nghiên cứu ứng dụng và triển khai lại phụ thuộc rất nhiều vào nghiên cứu
cơ bản. Nghiên cứu cơ bản đặt nền tảng cho nghiên cứu ứng dụng, và nghiên cứu
ứng dụng cho ta thấy được lợi ích và thành quả thực sự của nghiên cứu cơ bản.
Chính vì thế, sự tương tác, quan hệ giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng
là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự ra đời và thành công của một
nghiên cứu. Trên thế giới, rất nhiều thiết bị điện tử ngày nay (đài radio, máy phát
điện ) được phát triển từ nghiên cứu cơ bản của nhà bác học Michael Faraday vào
năm 1831. Ông ta khám phá ra nguyên lý điện từ trường, đó là mối liên hệ giữa điện
và từ. Hay 1 trường hợp khác, tại viện nghiên cứu cao cấp về nguồn sáng LBNL, tia
X đã được sử dụng để dò bên trong mẫu vật liệu rất nhỏ; nhưng hiểu biết của chúng
ta về tính chất của tia X đã được bắt đầu với những nghiên cứu cơ bản của Wilhelm
Rontgen vào năm 1895.
Tại Việt Nam, việc tương tác thành công giữa nghiên cứu ứng dụng, triển
khai với nghiên cứu cơ bản đã đem lại nhiều thành cựu công nghệ đột phá.
Điển hình là quá trình nghiên cứu và sản xuất vacxin cúm A/H5N1. Việt
Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng kỹ thuật di truyền ngược trong việc
chế tạo vacxin. Và rồi quy trình sản xuất lại theo một nghiên cứu mới bằng công
nghệ sản xuất nuôi tế bào, khác biệt hẳn với công nghệ sản xuất truyền thống (nuôi
phôi). Hay một minh chứng rõ ràng trong việc ứng dụng được nghiên cứu cơ bản ở
Việt Nam, đó là việc khử trùng bằng khí ozone. Nắm bắt những lợi ích và đặc trưng
của khí ozone, đặc biệt là sát khuẩn, đã được nghiên cứu từ thế kỉ 19, các nhà khoa
học tại Việt Nam đã ứng dụng và thành công trong việc chế tạo tủ khử khuẩn dụng
cụ y tế bằng khí ozone.
16
Tư duy trừu tượng
Tư duy cụ thể
Tư duy sáng tạo
Tư duy logic
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu ứng dụng và triển khai
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
Khả năng nảy sinh ý tưởng, sinh sôi trong quá trình nghiên cứu tại Việt Nam
cũng như trên thế giới là phụ thuộc khá nhiều vào việc áp dụng được những thành
tựu nghiên cứu cơ bản đã có vào quá trình nghiên cứu ứng dụng thực tiễn.
3.1.2 Hệ thống giáo dục
Hệ thống giáo dục, hay nói cụ thể là giáo dục nhận thức và tư duy cũng đóng
vai trò to lớn trong tiến bộ công nghệ.
Người ta thường phân tư duy thành 2 loại chính:
Tư duy trừu tượng: là những suy nghĩ mà chỉ cần một gợi ý, một cái tên
thì ta sẽ biết đó là cái gì.
Tư duy cụ thể: là phải có một vật ( người/con vật/ đồ dùng ) trước mắt
ta mới hình dung hay nhận biết được.
Ngoài ra còn có cách phân loại khác:
Tư duy sáng tạo: Đây là loại tư duy mang tính bẩm sinh, nhưng nếu
không có điều kiện thuận lợi thì sẽ dần dần bị lãng quên. Tư duy này
được phát triển bởi sự hòa trộn các hình ảnh, các nhận thức trong đầu để
nghĩ ra một điều mới lạ mà từ trước đến nay chưa có.
Tư duy logic: (hay tư duy liên tưởng, tư duy nhân - quả) từ điều A nghĩ
đến điều B, từ điều B lại nghĩ đến điều C.
17
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
Thông thường, tư duy trừu tượng, và đặc biệt là tư duy sáng tạo sẽ giúp ích
và tác động trực tiếp tới nghiên cứu cơ bản; còn nghiên cứu ứng dụng và triển khai
lại dung nhiều tư duy cụ thể hay tư duy logic.
Quá trình học tập của mỗi học sinh thường diễn ra theo công thức nổi tiếng
của Lê-nin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện
thực khách quan”.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, do không hiểu đúng công thức, hay do cách đặt
mục tiêu khác nhau, dẫn tới cách xây dựng nội dung và sử dụng phương pháp dạy
học khác biệt, có thể đề cao vai trò của tính trực quan sinh động mà xem nhẹ vai trò
của tư duy logic,tư duy trừu tượng, hay ngược lại. Mỗi hệ thống giáo dục khác nhau
tại mỗi quốc gia sẽ quyết định sự thành công riêng, có quốc gia mạnh về nghiên cứu
cơ bản nhờ chú trọng tư duy trừu tượng,… cũng có quốc gia có thế mạnh về nghiên
cứu ứng dụng và phát triển.
Trên thế giới, có thể nói hệ thống giáo dục của Pháp chú trọng nhiều đến tư
duy trừu tượng, ngay từ phổ thông, học sinh đã được định hướng theo đuổi đào tạo
tổng quát (khoa học xã hội) hay đào tạo kỹ thuật (khoa học tự nhiên), nhờ đó đã tạo
ra được những nhà nghiên cứu có khả năng giỏi trong việc nghiên cứu cơ bản.Hay
như giáo dục Hoa Kỳ cũng phát triển khả năng sáng tạo riêng của từng học sinh phổ
thông ở lĩnh vực các môn tự chọn, vì thế, những nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ lại có
khả năng cao trong việc phát minh, sáng chế.
Tại Việt Nam, cái mạnh là tư duy cụ thể, cái chưa mạnh là tư duy trừu tượng.
Ngôn ngữ Việt Nam cũng giàu từ ngữ cụ thể hơn là từ ngữ trừu tượng, hệ thống
giáo dục Việt Nam cũng chưa đề cao khả năng trừu tượng, sáng tạo của học sinh,
chính vì thế, Việt Nam có thể ứng dụng những thành tựu nghiên cứu cơ bản trên thế
giới, nhưng lại rất yếu trong việc tự nghiên cứu những phát minh có sức đột phá.
3.1.3 Nền văn hóa tinh thần kinh doanh
Văn hóa tinh thần là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thần, bao gồm
khoa học ở mức độ áp dụng của thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh hoạt, trình
18
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
độ học vấn, tình trạng giáo dục y tế, nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức trong hành vi,
trình độ phát triển như cầu con người. Văn hóa tinh thần còn bao gồm những phong
tục tập quán, những phương thức giao tiếp ngôn ngữ.
Văn hóa tinh thần trong kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa tinh
thần vào hoạt động kinh doanh của chủ thể, là văn hóa mà chủ thể kinh doạnh tạo ra
trong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc
thù. Các yếu tố văn hóa trong kinh doanh tạo ra sức sống cho sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ trên thị trường, tạo sức mạnh cho cộng đồng phát triển, góp phần nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Một môi trường kinh doanh ổn định, có những yếu tố văn hóa lành mạnh, có
được lãnh đạo biết cách tổ chức, sẽ giảm thiểu áp lực làm việc, kích thích lao động,
sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, qua đó nâng cao tiến bộ công nghệ.
Trên thế giới, Nhật Bản là một trong những quốc gia có một nền văn hóa
kinh doanh đặc sắc. Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp khéo léo, có triết lý vững
chắc, biết cách đối nhân xử thế, phát huy tính tích cực của nhân viên. Người Nhật
Bản quen với điều: sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến quan
trọng không kém gì tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi người
luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của người khác Các doanh nghiệp
Nhật Bản luôn biết tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo, với tinh thần
kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và
hướng tới khách hàng. Với một môi trường làm việc như thế, không khó để lí giải
tại sao Nhật Bản lại là một trong những quốc gia đi đầu về R&D và phát triển tiến
bộ công nghệ.
Tại Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, sau nhiều lần cải cách, đổi
mới, văn hóa kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể. Trình độ chung của quản lý
tăng hơn, đội ngũ nhân viên cũng được trẻ hóa và sung sức hơn. Tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế đã góp phần làm hoạt động kinh doanh ở Việt Nam phát triển mạnh
mẽ. Tiến trình hội nhập đã mở cửa cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng nền
kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh được mở rộng, sôi động, đã tạo điều kiện
19
Thăm dò khảo sátPhát triển sản phẩm mớiỨng dụng đại tràNghiên cứu cơ bảnKhám phá, phát minh lớn
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
cho các doanh nhân Việt Nam có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, nâng cao
trình độ kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường. Những công trình nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ ở Việt Nam cũng ngày càng nhiều và có chất lượng hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn một phần những nhà lãnh đạo bảo thủ và kìm hãm khả
năng sáng tạo ở nhân viên, hay việc chính sách hành chính, trả lương “cào bằng” đã
làm cho người lao động “ỷ lại”, “an phận”, không muốn sáng tạo, nghiên cứu.
3.1.4 Quá trình hiện thực hóa nghiên cứu
Thông thường, phải mất nhiều năm, thậm chí là hàng thập niên mới có thể
hiện thực hóa trọn vẹn được tiềm năng của các khám phá, đặc biệt là những khám
phá lớn.
Trình tự thông thường là trình tự mà trong đó, một khám phá lớn dẫn đến
việc thăm dò khảo sát các ứng dụng tiềm năng, rồi phát triển các sản phẩm mới, rồi
ứng dụng đại trà.
Tiến bộ công nghệ càng cao khi quá trình hiện thực hóa những nghiên cứu
càng nhanh và hiệu quả, chất lượng, khi đó, khả năng sinh sôi những nghiên cứu
mới càng lớn, vì những nhà nghiên cứu có thêm thời gian và công nghệ mới phục
vụ cho nghiên cứu của mình. Trong khi đó, quá trình hiện thực hóa lại phụ thuộc rất
nhiều vào tiềm lực công nghệ và vốn sẵn có của mỗi quốc gia.
Trên thế giới, có những nghiên cứu phải mất vài chục năm mới có thể ứng
dụng thực tiễn, chẳng hạn như công trình nghiên cứu công nghệ chế tạo bộ phận giả
tương tác được với trí não dành cho người khuyết tật của Todd Kuiken đã mất hơn
20 năm để đưa vào hiện thực. Hay đơn giản hơn là công trình xây dựng sân vận
động quốc gia Bắc Kinh – Trung Quốc cũng đã phải mất gần 7 năm từ lúc bắt đầu
lên ý tưởng tới khi hoàn thành.
Tại Việt Nam, dù lợi thế là nhân lực có thế mạnh trong tư duy cụ thể, nghiên
cứu ứng dụng và triển khai thực tiễn, nhưng lại gặp phải rào cản là tiềm lực sẵn có
20
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
còn non kém. Rất nhiều vấn đề cứ mãi nằm trong tình trạng “đang nghiên cứu” do
yếu kém từ nhiều phía, hay nhiều công trình phải dang dở do không được ủng hộ,
khuyến khích. Thậm chí, nhiều nhà khoa học của Việt Nam phải bỏ ngành, bỏ
nghiên cứu vì không được quan tâm về chế độ, lương bổng.
3.2 Khả năng chiếm hữu các kết quả nghiên cứu
Yếu tố thứ hai xác định tiến bộ công nghệ là Khả năng chiếm hữu các kết
quả nghiên cứu. Yếu tố này cực kỳ quan trọng vì nó tạo động lực để các tổ chức, cá
nhân tham gia nghiên cứu thông qua việc bảo hộ quyền sở hữu của họ đối với kết
quả nghiên cứu. Tuy vậy, yếu tố này cũng cản trở việc tận dụng các kết quả nghiên
cứu đã được bảo hộ để ứng dụng vào sản xuất và nghiên cứu mới. Các yếu tố tác
động gồm: Bản chất của quá trình nghiên cứu và Mức độ bảo hộ của luật pháp cho
một sản phẩm mới.
3.2.1 Bản chất của quá trình nghiên cứu
Nếu người ta tin rằng việc khám phá ra một sản phẩm mới sẽ nhanh chóng
dẫn đến việc khám phá ra một sản phẩm thậm chí còn tốt hơn, thì có thể sẽ chẳng
thu được khoản lợi gì để làm người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này.
Lấy ví dụ trong thị trường điện thoại smart phone, đây là thị trường có tính
cạnh tranh cực kỳ khốc liệt với số mẫu điện thoại mới liên tục ra đời hàng tháng
dưới tên tuổi các ông lớn như Apple, HTC, RIM, Samsung, Nokia… Do vậy, nhà
sản xuất smart phone biết chắc khi mình vừa tung ra sản phẩm mới, khoảng một
tháng sau sẽ có nhà sản xuất khác tung ra thị trường dòng máy còn tốt hơn dựa trên
các đặc tính của sản phẩm mình, điều này sẽ làm chùn bước nhà sản xuất chi tiêu
cho R&D. Nhưng điều này không phải luôn đúng, trong trường hợp của Apple với
sự tiên phong về tính năng cảm ứng điện dung của dòng máy Iphone, các hãng khác
21
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
cũng đã học theo và cho ra đời các dòng máy có tính năng cảm ứng điện dung thậm
chí còn tốt hơn cả. Nhưng với vị thế người tiên phong, Apple đã chiếm vị trí dẫn
đầu về thị phần lẫn doanh số bán.
3.2.2 Mức độ bảo hộ của luật pháp cho sản phẩm mới
Nếu không có sự bảo hộ của luật pháp cho sản phẩm mới, tổ chức và cá nhân
sẽ không có động lực sáng tạo, nghiên cứu cái mới vì sợ thành quả của mình sẽ bị
đánh cắp và được sử dụng miễn phí như vấn đề “free-rider”.
Nhưng cũng cần khôn khéo và linh hoạt trong chính sách bảo hộ, vì: Một
mặt, việc bảo hộ cần thiết để tạo cho các công ty động cơ khuyến khích họ chi tiêu
vào R&D. Mặt khác, một khi công ty đã khám phá ra sản phẩm mới, điều tốt nhất
cho xã hội là các công ty khác và những người khác được tiếp cận để sử dụng kiến
thức bao hàm trong những sản phẩm mới này mà không bị hạn chế.
Luật về sáng chế phát minh phải tìm ra một sự dung hòa thật khó khăn: Bảo
hộ quá ít sẽ dẫn đến không có R&D. Bảo hộ quá nhiều sẽ làm cho việc phát triển
R&D mới dựa trên R&D quá khứ trở nên khó khăn và cũng có thể dẫn đến không
có R&D.
Với tư cách là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã và đang tiêu
chuẩn hoá và thực hiện các cam kết về khung pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Trong đó có 2 vấn đề cơ bản mà Việt Nam phải thực hiện trong hoạt động này đó
là: (i) phải có một khung pháp lý về sở hữu trí tuệ hoàn thiện, đầy đủ và đạt tiêu
chuẩn theo quy định của Hiệp định TRIPS và tham gia một loạt các điều ước quốc
tế khác như bản quyền, sử dụng tín hiệu vệ tinh…; và (ii) Việt Nam phải có một hệ
thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả.
Cho đến hiện nay, nếu so với yêu cầu của TRIPS thì về cơ bản hệ thống bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ của việt nam đã được hình thành tương đối đầy đủ, luật sở
hữu trí tuệ được ban hành năm 2005, có hiệu lực từ 01/7/2007 đã thay thế toàn bộ
các Nghị định và văn bản hướng dẫn về từng lĩnh vực của sở hữu trí tuệ trước đó,
đồng thời cũng thống nhất và tập hợp các quy định riêng lẻ đó vào trong Luật sở
22
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
hữu trí tuệ với sự phân định rõ ràng thành 3 lĩnh vực: bản quyền, sở hữu công
nghiệp và giống cây trồng.
Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế,
hiệu lực của hệ thống các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn thấp, tính
minh bạch và sự nghiêm minh trong thực thi luật còn nhiều vấn đề cần xem xét…
dẫn đến trình trạng vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra khá phổ
biến. Hầu như mọi chủng loại sản phẩm hàng hoá đều có hàng nhái, hàng có chứa
yếu tố vi phạm quyền sở hữu. Đặc biệt, vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam
hết sức nghiêm trọng và khó kiểm soát, Việt Nam chỉ vừa mới thoát khỏi Top 10
nước vi phạm bản quyền phần mềm năm 2009.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
(i). Không phải các doanh nghiệp có doanh số lớn nhất là doanh nghiệp có tỷ
phần đầu tư vào tiến bộ công nghệ cao nhất và cũng không phải các doanh nghiệp
có doanh số lớn nhất là doanh nghiệp có tiến bộ cao nhất.
(ii) Đầu tư vào tiến bộ công nghệ của các doanh nghiệp có thể vẫn chưa phải là
định hướng chiến lược lâu dài.
(iii) Có những doanh nghiệp đầu tư vào tiến bộ công nghệ nhưng không đem lại
hiệu quả (tiến bộ công nghệ dương nhưng thay đổi hiệu quả lại âm).
(iv) Công nghệ lạc hậu, có thể do sự kém hiểu biết hoặc một nguyên nhân nào
khác mà dẫn đến việc người nhập công nghệ lại nhập công nghệ lạc hậu lỗi thời.
(v) Môi trường cạnh tranh càng cao thì đầu tư vào tiến bộ công nghệ càng nhiều.
23
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
Nguyên nhân:
(i) Sự đầu tư không đồng bộ
(ii) Trình độ quả lý yếu kém
(iii) Trình độ của người lao động không phù hợp với đòi hỏi của công nghệ mới.
(iv) Không phát huy được tính chủ động sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân
viên trong việc tiếp thu, học hỏi và chủ động sáng tạo trong việc áp dụng công nghệ
mới.
4.2 Kiến nghị
Đối với quản lý nhà nước:
1 Xác lập quyền sở hữu trí tuệ
2 Cần tạo ra môi trường thể chế lành mạnh để tạo cơ hội bình đẳng trong cạnh tranh.
3 Cần tạo ra môi trường vật chất bình đẳng nghĩa là thay các quyết định trợ cấp cho
các DNNN bằng các quyết định đầu tư vào các cơ sở hạ tầng .
4 Cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng
khoa học và kỹ thuật.
5 Cần có giải pháp huy động vốn hợp lý (ở dưới)
6 Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa trong phân bổ vốn đầu tư và FDI .
Đối với các doanh nghiệp:
24
[CÁC YÊU TỐ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN
KINH TẾ]
1 Cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp đáp ứng với sự
phát triển khoa học và công nghệ
2 Cần phải hướng vào sản phẩm ngang tầm thế giới
3 Thay đổi cách nhìn của doanh nghiệp về việc áp dụng các thành tựu khoa học công
nghệ vào sản xuất, để tạo ra sự chuyển biến mới trong tư duy về việc ứng dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
4 Trước mắt nhanh chóng đổi mới những dây chuyền sản xuất lạc hậu, bồi dưỡng cán
bộp công nhân viên đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật mới.
Giải pháp huy động vốn cho tiến bộ công nghệ
1 Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán và các trung gian tài chính
2 Huy động vốn thông qua phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3 Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS-TS Nguyễn Văn Luân, Đề cương bài giảng Kinh Tế Vĩ Mô, Khoa Kinh Tế -
Trường Đại học Kinh tế - Luật.
2. Nguyễn Văn Diễn, (2009), Đề án “Văn hóa trong kinh doanh ở các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay”.
3. Tạp chí hoạt động khoa học Số 550, 03.2005.
4. GS.TS Hoàng Kiểm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
5. />25