Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Xác định quy mô tối ưu của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản trên địa bàn Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.51 KB, 82 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC KINH T QUC DN
*****
Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp bộ
Xác định quy mô tối u của các doanh nghiệp
nuôi trồng hải sản trên địa bàn Thanh Hóa
Mó s: B2010 06 - 144
Cỏc thnh viờn:
1. TS. Hong Th Thỳy Nga Th ký
2. Ths. on Vit Dng Thnh viờn
3. TS. Tụ Trung Thnh Thnh viờn
xác nhận cơ quan quản lý chủ nhiệm đề tài
TS. ĐINH THIệN ĐứC
HÀ NỘI - 2012
2
MỤC LỤC
HÀ NỘI - 2012 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 12
VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUI MÔ 12
Nguồn: Số liệu điều tra 44
DANH MỤC BẢNG BIỂU
HÀ NỘI - 2012 2
HÀ NỘI - 2012 2
MỤC LỤC 3
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4


PHẦN MỞ ĐẦU 5
PHẦN MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 12
CHƯƠNG 1 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 12
VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUI MÔ 12
VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUI MÔ 12
Nguồn: Số liệu điều tra 44
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008.
Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó
nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt
Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản
lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Cũng trong năm này, Việt Nam xuất
khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu
thủy sản.
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành
Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng.
Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng.
Sản lượng khai thác hải sản tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm
khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Tuy
nhiên, nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai
thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản
xuất. Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, sản lượng nuôi
trồng thủy sản lần đầu tiên đã vượt sản lượng khai thác và đạt 2,1 triệu tấn.
Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó
nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp
mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến
năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để
nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465
ha. Gần đây, mô hình nuôi cá tra ao đã đạt đến diện tích trên dưới 6.000 ha,
với sản lượng xuất khẩu đạt gần 600.000 tấn trong năm 2008 (gấp 3 lần sản
lượng tôm xuất khẩu).
5
Tôm đông lạnh, cá tra và mực, bạch tuộc đông lạnh là 3 mặt hàng xuất
khẩu chính của thủy sản Việt Nam trong năm 2008. Trong tổng kim ngạch
xuất khẩu hơn 4,5 tỷ USD của ngành thủy sản, tôm đông lạnh đạt hơn 1,5 tỷ
USD còn cá tra cũng xấp xỉ 1,5 tỷ USD. Hiện nay ngành thủy sản có quan hệ
thương mại với hơn 100 nước trên thế giới, góp phần mở ra những còn
đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam
hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
Ngành thuỷ sản còn giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việc
làm và góp phần xoá đói giảm nghèo. Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung
cấp chính đạm động vật cho người dân Việt Nam. Năm 2001, mức tiêu thụ
trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao
hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt heo (17,1 kg/người) và thịt gia
cầm (3,9 kg/người). Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12
triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động
thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người.
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủy
sản chủ yếu là ở qui mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng
lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo.
Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm
chủ yếu do lao động nữ thực hiện đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế
kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng
trong các hoạt động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm tỉ lệ đến 90%.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn thì tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ở cả 3 lĩnh vực nước
mặn, lợ, ngọt của tỉnh là 17.730 ha. Trong đó nuôi mặn-lợ chiếm 7.700 ha,
nuôi nước ngọt 10.030 ha. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân
trắng, cua xanh đối với vùng nuôi mặn lợ. Vùng nuôi nước ngọt là đối tượng
nuôi cá rô phi đơn tính đực.
6
Thông qua nhiều hội thảo, tỉnh Thanh Hóa đã thảo luận và đưa ra
những giải pháp phát triển và xác định được những đối tượng nuôi phù hợp
với từng vùng đất sinh thái khác nhau như: xây dựng các đề án phát triển
nuôi các đối tượng chủ lực; đề án về chuyển đổi vùng sản xuất nông nghiệp
kém hiệu quả sang phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Theo đó, trong năm 2010 sẽ hoàn chỉnh đề án phát triển nuôi một số
đối tượng chủ lực là tôm thẻ chân trắng, tôm sú cùng một số đối tượng nuôi
nước ngọt khác nhằm tạo sản phẩm hàng hoá an toàn vệ sinh thực phẩm và
mang tính bền vững phù hợp với cơ cấu đối tượng nuôi. Đồng thời, đầu tư cơ
sở hạ tầng xây dựng trung tâm giống thuỷ sản có chất lượng, các vùng nuôi
tôm thẻ chân trắng cần được đầu tư đồng bộ đủ điều kiện nuôi thâm canh với
năng suất cao, vùng nuôi tôm sú tiếp tục cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng để
phát triển theo hướng bền vững.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Thanh Hóa sẽ xây dựng cơ chế hỗ
trợ phát triển các đối tượng nuôi chủ lực bao gồm chính sách giống, đất đai,
hỗ trợ rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; đồng thời tập trung nghiên cứu và tiếp
nhận chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống, nuôi
thương phẩm và quản lý chất lượng giống thuỷ sản.
Từ những đặc điểm và vai trò quan trọng kể trên, nhóm tác giả tập
trung phân tích những vấn đề liên quan đến các lý luận về tính kinh tế theo
qui mô của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản ở vùng mặn-lợ, sử dụng
phương pháp về mặt định lượng để đánh giá tính kinh tế theo qui mô của các
doanh nghiệp nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa giai đoạn 2004-2010 và đưa

ra một số kết luận và kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp khai thác được
tính kinh tế theo qui mô tối ưu.
Tính kinh tế theo qui mô hay còn gọi là lợi thế kinh tế nhờ qui mô
(Economies of scale-EOS) chỉ ra mức độ giữa sự thay đổi của chi phí trung
bình khi có sự thay đổi của sản lượng đầu ra.
7
Tính kinh tế theo quy mô là một trong hai nguồn gốc tạo ra lợi ích
thương mại của việc hội nhập (nguồn gốc thứ nhất của lợi ích thương mại
là lợi thế so sánh). Tuy nhiên, theo thời gian, lợi thế so sánh giữa các quốc
gia trên thế giới sẽ dần bị biến mất nhưng trao đổi mậu dịch giữa Mỹ,
Nhật, và Tây Âu cũng như các quốc gia ở Đông Á và Trung Quốc hiện
nay thì đang càng ngày tăng vọt. Nền tảng của ích lợi trao đổi thương mại
giữa các quốc gia này không còn chủ yếu là dựa trên lợi thế so sánh một
cách đơn thuần. Trao đổi hai chiều giữa các quốc gia này bây giờ không
phải mang tính bổ trợ nhau, mà chủ yếu là những hàng hóa tương tự nhau.
Điều đó diễn ra mạnh mẽ vì nguồn lợi thứ hai của trao đổi thương mại.
Đó là lợi thế về quy mô của sản xuất công nghiệp lớn (mass production).
Vấn đề là ở chỗ, cả hai sẽ có lợi hơn, nếu từng bên tập trung vào chỉ một
ngách hẹp (niche) mà mỗi hãng đạt được hiệu quả cao nhất về quy mô. Cả
hai hãng cùng bán ra những sản phẩm tương tự nhau, nhưng đáp ứng thị hiếu
của những lớp người tiêu dùng khác nhau.
Đối với một doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất, tính kinh tế và
phi kinh tế theo qui mô đóng vai trò quan trọng trong các quyết định về sản
xuất dài hạn, cụ thể là xác định hình dạng của các đường tổng chi phí trung
bình dài hạn. Đây là cơ sở để xác định bài toán của doanh nghiệp là có nên
tiếp tục tăng qui mô sản xuất hay không.
Các phân tích trên cho thấy, tính kinh tế theo qui mô có ý nghĩa quan
trọng bởi vì đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến xác định qui mô tối ưu, sản
lượng và giá bán của một hãng nói riêng và của một ngành nói chung. Đặc
biệt khái niệm này có một ứng dụng nhất định đối với các ngành trong nền

kinh tế hội nhập nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đặc biệt là
ngành nuôi trồng hải sản với hoạt động chủ yếu là xuất khẩu và chiếm vị trí
quan trọng trong nền kinh tế Việt nam.
Từ những phân tích trên, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu về các
doanh nghiệp nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa và chọn đề tài “Xác định quy
8
mô tối ưu của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản trên địa bàn Thanh
Hóa” làm đề tài nghiên cứu.
2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
Với các lý do và lợi ích của tính kinh tế theo qui mô và các nghiên
cứu khác về các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản, đề tài bao gồm các nội
dung sau:
• Tìm hiểu các phương pháp đo lường tính kinh tế theo qui mô và lựa chọn
phương pháp phù hợp với thực trạng các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản
hiện nay.
• Nghiên cứu tổng quan ngành nuôi trồng hải sản và thực trạng tính kinh tế
theo qui mô của một số các doanh nghiệp đó giai đoạn 2004-2010 bằng
các nghiên cứu về mặt định lượng.
• Xác định các nguyên nhân dẫn đến thực trạng về tính kinh tế theo qui mô
của các nhóm doanh nghiệp nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa hiện nay.
• Đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan chính quyền liên quan; kiến
nghị đối với bản thân các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa
nhằm khai thác lợi ích của tính kinh tế theo qui mô.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tất cả các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản tại
Thanh Hóa thuộc các thành phần kinh tế và được chia thành 2 loại hình:
- Loại hình doanh nghiệp lớn (Nuôi công nghiệp)
- Loại hình doanh nghiệp hộ gia đình (tư nhân)
Trong mỗi loại hình, tác giả chia ra thành các nhóm nhỏ như sau:

- Doanh nghiệp có qui mô nhỏ
- Doanh nghiệp có qui mô vừa
- Doanh nghiệp có qui mô lớn
Cách phân loại doanh nghiệp theo qui mô này phụ thuộc vào các tiêu
thức sau:
9
- Số lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp, bình quân theo năm
- Qui mô vốn của doanh nghiệp (tương đương tổng tài sản được xác
định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
Trong đề tài này, do đặc trưng của ngành nuôi trồng hải sản chủ yếu là
dựa vào điều kiện tự nhiên và khí hậu từng vùng nên vốn không quá lớn như
các doanh nghiệp trong các ngành khác do đó các doanh nghiệp được phân
loại nhỏ, vừa, lớn theo tiêu chí sau:
- Các doanh nghiệp nhỏ: có vốn < 2 tỉ VND
- Các doanh nghiệp vừa: có vốn từ 2 tỉ đ đến dưới 5 tỉ VND
- Các doanh nghiệp lớn: có vốn > 5 tỉ VND
3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Sử dụng phương pháp nào để đánh giá, định vị tính kinh tế theo qui
mô cho các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản?
2. Từ kết quả đánh giá tính kinh tế theo qui mô và phân tích thực trạng
các doanh nghiệp ở Thanh Hóa có thể đưa ra những nguyên nhân
riêng biệt nào ảnh hưởng đến mức độ tính kinh tế theo qui mô của các
doanh nghiệp nuôi trồng hải sản?
3. Xem xét xu thế phát triển của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản tại
Thanh Hóa và kết hợp các phân tích trên, có thể đưa ra các giải pháp
nào cho việc định hướng phát triển nhằm khai thác tính kinh tế theo
qui mô?
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả áp dụng cách tiếp cận khảo sát có sự tham gia trong
tất cả các phương pháp thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu. Các

phương pháp nghiên cứu chính bao gồm:
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến chủ đề định điều tra
- Phỏng vấn trực tiếp sử dụng câu hỏi bán cấu trúc
- Gửi phiếu điều tra
- Thăm và quan sát thực địa
10
- Tổng hợp, phân tích dữ liệu từ các cuộc điều tra của Tổng cục thống
kê cũng như điều tra của bản thân tác giả
Tất cả các kết quả trả lời các câu hỏi trong quá trình điều tra được tổng
hợp và được xử lý bởi các chương trình của Microsoft Office 2007 bao gồm:
- Loại hình doanh nghiệp
- Quy mô vốn của các doanh nghiệp
- Thông tin về giá trị sản xuất, doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp
giai đoạn 2004-2010
- Khó khăn của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản hiện nay
- Đánh giá về hiệu quả theo qui mô của các doanh nghiệp nuôi trồng hải
sản hiện nay
- Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố tạo nên hiệu quả theo qui mô của
các doanh nghiệp
- Đánh giá về quan điểm giảm các khoản mục chi phí
- Đánh giá về quan điểm thay đổi qui mô nuôi trồng
5. Kết cấu của đề tài
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu về tính kinh tế theo
qui mô
Chương 2: Phương pháp đánh giá tính kinh tế theo qui mô tối ưu của các
doanh nghiệp nuôi trồng hải sản Thanh Hóa giai đoạn 2000-2010
Chương 3: Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUI MÔ
1.1. Cơ sở lý luận về tính kinh tế theo qui mô (Economies of scale)
1.1.1. Các khái niệm về tính kinh tế theo qui mô
Khái niệm tính kinh tế theo qui mô (Economies of Scale) được Reem
Heakal định nghĩa như sau: khi hãng sản xuất ngày càng nhiều số lượng
hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó thì chi phí trung bình cho một đơn vị sản
phẩm càng ngày càng giảm xuống, tức là hãng đạt được hiệu quả kinh tế nhờ
qui mô. Điều này có nghĩa là, khi hãng tăng trưởng và sản xuất nhiều hơn,
hãng sẽ có cơ hội tốt để giảm giá. Theo lý thuyết này, một ngành có thể có
tăng trưởng nếu các hãng trong ngành đạt được tính kinh tế theo qui mô.
Tính kinh tế theo qui mô được các nhà Kinh tế học hiểu là nếu một
doanh nghiệp tăng qui mô sản xuất sẽ dẫn đến chi phí sản xuất giảm. Hay có
thể hiểu một cách khác là % tăng lên trong các yếu tố đầu vào dẫn đến % tăng
nhiều hơn trong sản lượng đầu ra.
Adam Smith

- nhà kinh tế học trong lý thuyết của mình về kinh tế học
là người đầu tiên xác định phân công lao động và chuyên môn hóa cao là hai
yếu tố giúp doanh nghiệp đạt được tính kinh tế theo qui mô. Nếu hai hoạt
động này được thực hiện, người công nhân sẽ chỉ tập trung vào một công
việc cụ thể, và theo thời gian họ sẽ có ảnh hưởng học hỏi để hoàn thành công
việc đó ít thời gian hơn. Tức là, theo thời gian, thời gian và tiền bạc được tiết
kiệm khi mức sản lượng sản xuất tăng lên. Ông cũng nói rằng, bên cạnh tính
kinh tế theo qui mô còn tồn tại phi tính kinh tế theo qui mô. Nó xảy ra khi
sản lượng tăng nhưng chi phí bình quân cũng tăng theo. Điều này thể hiện
hãng họat động không hiệu quả làm cho chi phí bình quân tăng lên.
Alfred Marshall cũng là một nhà kinh tế học tiến một bước cao hơn

khi phân biệt sự khác nhau giữa tính kinh tế theo qui mô bên trong và tính
12
kinh tế theo qui mô bên ngoài (internal and external economies of scale). Khi
một hãng tăng sản lượng dẫn đến giảm chi phí bình quân, đấy là tính kinh tế
theo qui mô bên trong. Tính kinh tế theo qui mô bên ngoài xảy ra bên ngoài
hãng, trong một ngành. Ví dụ, khi các hãng mở rộng qui mô sản xuất kinh
doanh thì qui mô của ngành cũng sẽ tăng lên. Khi qui mô hoạt động của
ngành tăng lên sẽ tạo ra mạng lưới vận chuyển tốt hơn, dẫn đến giảm chi phí
cho các công ty đang hoạt động trong ngành, tức là cả ngành đạt được hiệu
quả theo qui mô bên ngoài. Khi đó, tất cả các hãng trong ngành đều được lợi.
Marshall còn đưa ra nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tính kinh tế theo
qui mô ngoài nguyên nhân phân công lao động và chuyên môn hóa sâu. Nếu
một hãng sản xuất nhiều, họ sẽ mua nhiều yếu tố đầu vào thì sẽ được hưởng
chiết khấu, tức là chi phí sản xuất sẽ giảm. Hoặc một vài chi phí khác như
chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí quảng cáo, chi phí về lao động kỹ
năng là đắt nhưng nếu sản xuất với qui mô lớn thì có được sự dàn trải chi phí
dẫn đến chi phí trung bình giảm khi sản xuất nhiều. Ngoài ra, nếu có sự
chuyên môn hóa người lao động thì cũng có thể có sự chuyên môn hóa máy
móc làm cho quá trình khấu hao của máy lâu hơn nên chi phí thấp hơn….khi
các hãng trong ngành đạt được các yếu tố này thì sẽ tao ra một tiêu chuẩn
cho cả ngành, các hãng khác có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm quản lý, kinh
nghiệm sử dụng đầu vào từ các hãng đi đầu trong ngành, tức là ngành đạt
được hiệu quả theo kinh tế bên ngoài.
Marshall cũng đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tính phi kinh tế theo
qui mô. Đó là do chính sách lao động, chính sách quản lý không tốt, thuê quá
nhiều lao động. Khi qui mô của hãng tăng lên, sự phân tán của hãng càng
ngày càng lớn làm cho chi phí của hãng càng ngày càng cao.
Việc phân loại thành tính kinh tế theo qui mô bên trong hay bên ngoài
được các tác giả hiểu khác nhau. Một số tác giả cho rằng, tính kinh tế theo
qui mô bên trong phát sinh trong một ngành thì tính kinh tế theo qui mô bên

ngoài phát sinh trong phạm vi một khu vực.
13
Trong đề tài này, nhóm tác giả theo quan điểm như sau:
- Tính kinh tế theo qui mô hay còn gọi lợi thế kinh tế nhờ qui mô
(Economies of scale) chỉ ra mức độ giữa sự thay đổi của chi phí trung bình
của doanh nghiệp khi có sự thay đổi của sản lượng đầu ra.
- Tính kinh tế theo qui mô bên trong sẽ phát sinh do các yếu tố thuộc
bản thân một doanh nghiệp, còn Tính kinh tế theo qui mô bên ngoài phát
sinh trong phạm vi một ngành- tức là các yếu tố thuộc ngành và tất cả các
doanh nghiệp trong ngành đều được hưởng lợi từ các yếu tố đó.
- Tính kinh tế theo qui mô bên trong bao gồm 2 loại:
o Thứ nhất là xảy ra khi chi phí sản xuất trung bình của sản phẩm giảm
xuống nếu số lượng sản phẩm đó tăng lên. Điều này dẫn đến sự vận động
xuống dưới dọc theo đường chi phí trung bình do sản lượng tăng ở 1 thời
điểm nào đó.
o Thứ hai là xảy ra khi chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống nếu
số lượng sản phẩm tích lũy tăng lên - được gọi là ảnh hưởng của đường cong
kinh nghiệm. Điều này dẫn đến sự dịch chuyển của toàn bộ đường chi phí
trung bình xuống phía dưới.
- Tính kinh tế theo qui mô bên ngoài là chi phí trung bình của 1 hãng
sẽ giảm xuống khi sản lượng của cả ngành tăng lên (không có sản lượng của
hãng đang xét).
1.1.2. Những yếu tố tác động đến tính kinh tế theo qui mô
1.1.2.1. Những yếu tố tác động đến tính kinh tế theo qui mô bên trong
• Khả năng dàn trải của chi phí cố định cho một khối lượng sản xuất
lớn hơn: các chi phí cố định là những chi phí mà hãng phải chịu để sản xuất
sản phẩm bất kể ở mức sản lượng nào. Những chi phí này bao gồm chi phí
mua máy móc, chi phí lắp đặt máy móc cho các công đoạn sản xuất riêng
biệt và những chi phí cho quảng cáo, nghiên cứu và phát triển. Việc dàn trải
chi phí cố định cho một khối lượng đầu ra lớn hơn dẫn đến chi phí trung bình

của một doanh nghiệp sẽ giảm xuống.
14
• Chuyên môn hóa và phân công lao động
Trong các doanh nghiệp lớn, các công nhân thường được phân công
làm một công đoạn cụ thể trong dây chuyền sản xuất. Sự chuyên môn hóa
dẫn đến một cá nhân trở nên thành thục hơn khi làm công việc cụ thể của họ,
năng suất của mỗi người sẽ tăng lên dẫn đến chi phí sản xuất thấp hơn.
• Tính kinh tế theo phạm vi (Economies of Scope)
Tính kinh tế theo phạm vi xuất hiện khi cùng một khoản đầu tư có thể
hỗ trợ cho nhiều hoạt động sản xuất khác nhau mà nếu gộp chung lại thì ít
tốn kém hơn so với từng hoạt động riêng lẻ. Đây là học thuyết kinh tế phát
biểu rằng chi phí sản xuất trung bình sẽ giảm khi doanh nghiệp mở rộng
chủng loại hàng hóa mà nó sản xuất ra. Doanh nghiệp thông thường sẽ mở
rộng dây chuyền sản xuất đối với những sản phẩm có liên quan, tận dụng hệ
thống phân phối và marketing sẵn có. Vậy khi đạt được tính kinh tế theo
phạm vi đồng nghĩa với hãng sẽ sản xuất mỗi loại sản phẩm nhiều hơn và chi
phí trung bình cho mỗi loại sản phẩm lại ít hơn so với trước đây.
• Mối quan hệ sản xuất kỹ thuật:
Một số doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất lớn. Nếu họ sản xuất ít,
chưa khai thác hết công suất của dây chuyền thì sẽ không có hiệu quả. Tuy
nhiên, khi tăng sản lượng, họ khai thác hết công suất của máy móc dẫn đến
chi phí sản xuất trung bình sẽ giảm.
• Chi phí các yếu tố đầu vào thấp : khi một doanh nghiệp mua các đầu
vào trung gian ở một nhà cung cấp với số lượng lớn, doanh nghiệp sẽ được
chiết khấu tức là chi phí đầu vào thấp. Ngoài ra, chi phí vận tải và bao gói
cũng sẽ giảm xuống vì đều cùng một lần vận chuyển.
• Các chi phí liên quan khác : Một số các yếu tố đầu vào khác như chi
phí nghiên cứu và phát triển, các chi phí về các chuyên gia là rất cao. Tuy
nhiên khi sản xuất nhiều thì các chi phí này cho từng đơn vị sản phẩm dường
như được dàn trải ra cho nên lại có xu hướng giảm. Vì vậy nếu một công ty

định tăng đầu tư vào máy móc thiết bị để tăng hiệu quả sản xuất, công ty đó
15
nên tăng sản xuất để bù đắp phần tăng lên về khoản đầu tư cải tiến công nghệ
này và do đó chi phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm sản xuất sẽ giảm.
• Ảnh hưởng của kinh nghiệm : Nếu quy mô sản xuất tăng lên, ở một số
hãng, chi phí sản xuất trung bình dài hạn có thể giảm theo thời gian do công
nhân và Ban giám đốc tiếp thu được thông tin công nghệ mới khi họ có kinh
nghiệm hơn trong công việc của mình.
Do đội ngũ quản lý và công nhân có thêm kinh nghiệm sản xuất, chi
phí cận biên và chi phí trung bình của hãng giảm vì bốn lý do sau:
- Một là trong một thời gian ngắn ban đầu khi mới vào làm việc, những
người lao động thường mất nhiều thời gian hơn để hòan thành một
công việc định trước. Khi họ thạo việc hơn, tốc độ làm việc của họ
tăng lên.
- Hai là, những người quản lý học được cách lập kế hoạch quá trình sản
xuất một cách hiệu quả hơn, từ việc cung ứng nguyên vật liệu tới việc
tổ chức bản thân để họat động sản xuất.
- Ba là, các kỹ sư, những người ban đầu hết sức thận trọng trong việc
thiết kế các sản phẩm của họ, có thể thu được đủ kinh nghiệm để cho
phép có một số điều chỉnh trong thiết kế, sao cho tiết kiệm được chi
phí mà không tăng lượng phế phẩm.
- Bốn là, những người cung ứng nguyên vật liệu có thể học được cách
làm thế nào cung ứng những nguyên liệu mà hãng đòi hỏi một cách
hiệu quả hơn và có thể chuyển cho hãng một phần lợi thế ấy dưới
hình thức giá nguyên liệu rẻ hơn….
1.1.2.2. Những yếu tố tác động đến tính kinh tế theo qui mô bên ngoài
Tính kinh tế theo qui mô của 1 ngành cũng có thể nảy sinh từ các yếu
tố như trên nhưng với cách hiểu là phạm vi địa lý của doanh nghiệp rộng hơn
so với trước đây. Vì vậy, các doanh nghiệp trong 1 ngành trên cùng 1 địa bàn
sẽ có lợi từ chi phí vận chuyển thấp hơn và lực lượng lao động có kỹ năng

hơn. Ngoài ra, các ngành công nghiệp phụ trợ theo đó cũng sẽ có cơ hội phát
triển mạnh hơn.
16
Nguyên nhân khác dẫn đến đạt tính kinh tế theo qui mô bên ngoài khi
một ngành tăng sản lượng thì các nhà cung ứng đầu vào sẽ có xu hướng giảm
chi phí khi cung ứng các yếu tố đầu vào đó cho tất cả các doanh nghiệp trong
vùng. Ngoài ra, khi ngành tăng sản lượng làm cho chi phí vận chuyển và chi
phí Marketing giảm xuống cho tất cả các doanh nghiệp vì người tiêu dùng và
các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển tăng nhận thức về sản phẩm của ngành.
Lý do khác giúp doanh nghiệp đạt được tính kinh tế theo qui mô bên ngoài
khi một doanh nghiệp ở gần các doanh nghiệp khác bởi vì họ có thể có sự
hợp nhất giữa các doanh nghiệp về sản xuất, mua nguyên vật liệu hay bán
sản phẩm, cơ sở vật chất, sự hiểu biết và sử dụng công nghệ sẽ dẫn đến chi
phí của mỗi doanh nghiệp sẽ giảm.
Tính kinh tế theo qui mô của 1 ngành cũng có thể đạt được từ việc
chia sẻ với nhau các chi phí liên quan đến việc sử dụng chuyên gia, các
hiểu biết về công nghệ và tận dụng các nguồn mua để cải tiến công nghệ
của từng doanh nghiệp trong cùng ngành.
1.1.2.3. Những yếu tố dẫn đến doanh nghiệp không đạt tính kinh tế theo qui mô
Tuy nhiên doanh nghiệp có thể không đạt được tính kinh tế theo qui
mô (hay còn gọi là tính phi kinh tế theo qui mô) do các chính sách sử dụng
lao động và đội ngũ quản lý không hiệu quả, mạng lưới giao thông càng
ngày càng quá tải. Thêm vào đó, doanh nghiệp phải phân phối sản phẩm của
nó đến các nơi với đường đi khó khăn hơn. Điều này làm cho phí trung bình
sẽ tăng lên khi tăng qui mô, tức là tính phi kinh tế theo qui mô xuất hiện.
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tính phi kinh tế theo qui mô
do vị trí địa lý của doanh nghiệp đang kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp
chỉ có nhà máy sản xuất ở một tỉnh trong khi nguồn nguyên vật liệu ở rất xa
thì khi sản lượng tăng chi phí vận chuyển có thể sẽ nhiều lên làm tăng chi
phí sản xuất.

Nguyên nhân khác nữa là do yếu tố quản lý: khi doanh nghiệp sản
xuất ở mức sản lượng cao hơn nó sẽ trở thành một tổ chức lớn hơn và “tình
trạng không kiểm soát nổi” chắc chắn sẽ xảy ra.
17
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính kinh tế theo qui mô
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính kinh tế theo qui mô trong
các ngành
Adam Smith - nhà kinh tế học trong lý thuyết của mình về kinh tế học
là người đầu tiên xác định phân công lao động và chuyên môn hóa cao là hai
yếu tố giúp doanh nghiệp đạt được tính kinh tế theo qui mô.
Tiếp sau quan điểm của Adam Smith, Alfred Marshall, tiến một
bước cao hơn khi phân biệt sự khác nhau giữa tính kinh tế theo qui mô
bên trong và bên ngoài (internal and external economies of scale). Khi
một hãng tăng sản lượng dẫn đến giảm chi phí trung bình, đấy là hiệu quả
kinh tế nội bộ. Hiệu quả kinh tế bên ngoài xảy ra bên ngoài hãng, trong
một ngành. Ông cũng đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tính kinh tế theo
qui mô và phi tính kinh tế theo qui mô.
Như vậy dẫn đến một câu hỏi liệu qui mô lớn có thực sự là tốt cho các
doanh nghiệp hay không? Trên thế giới vẫn luôn có sự tranh luận lớn về ảnh
hưởng của việc mở rộng qui mô kinh doanh, thương mại quốc tế và toàn cầu
hóa nền kinh tế nhằm tìm kiếm tính kinh tế theo qui mô. Những người không
ủng hộ việc toàn cầu hóa đã nói rằng các doanh nghiệp nhỏ sẽ không còn nữa
khi toàn cầu hóa, đồng thời môi trường cũng bị ảnh hưởng, các quốc gia phát
triển sẽ không tăng trưởng nữa và lực lượng lao động sẽ không còn có sự
sáng tạo trong công việc. Khi qui mô kinh doanh tăng lên, cân bằng giữa
cung và cầu sẽ yếu đi, đẩy các doanh nghiệp xa rời việc đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng. Và người ta còn e ngại rằng, cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp sẽ biến mất khi các công ty lớn sát nhập với nhau. Lúc đó, họ không
còn quan tâm đến khách hàng khi xác định giá bán nữa.
Cuối năm 1980, Paul Krugman đã xuất bản cuốn “Scale Economies,

Product Differentiation, and the Pattern of Trade” xuất bản bởi Hiệp hội
kinh tế Mỹ (American Economic Association

). Cuốn sách này đề cập đến
3 yếu tố làm thay đổi chi phí sản xuất sản phẩm và tạo lợi thế cho các
18
doanh nghiệp bao gồm tính kinh tế theo qui mô, sự khác biệt sản phẩm và
các kênh phân phối sản phẩm.
Năm 1997, Karsten Junius- Kiev Institute of World Economics- Đức
tiến hành một nghiên cứu về tính kinh tế theo qui mô để tìm ra các yếu tố
ảnh hưởng đến tính kinh tế theo qui mô bên trong và bên ngoài dựa trên các
nghiên cứu đã có về chủ đề này trên thế giới. Kết quả là khi qui mô thay đổi
thì tính kinh tế theo qui mô sẽ khác nhau. Các yếu tố tác động đến tính kinh
tế theo qui mô bên trong bao gồm sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ,
ảnh hưởng học hỏi và đường cong kinh nghiệm. Các yếu tố tác động đến
hiệu quả theo qui mô bên ngoài bao gồm vị trí địa lý, sự chia sẻ các nguồn
lực đầu vào của các DN trong cùng khu vực địa lý.
Năm 2001, Russell Rhine giáo sư của Trường cao đẳng St.Mary của
Maryland, USA đề cập đến vấn đề này trong cuốn “Tính kinh tế theo qui mô
và sử dụng vốn tối ưu trong sản xuất điện và hạt nhân”. Cuốn sách này kiểm
tra tính kinh tế theo qui mô có tồn tại trong ngành sản xuất điện và hạt nhân
hay không với số liệu 5 năm. Bởi vì ngành điện được cấp quá nhiều vốn nên
mô hình tối thiểu hóa chi phí không áp dụng được, vì vậy ông đưa ra hàm
sản xuất chi phí biến đổi chứ không phải hàm sản xuất với tổng chi phí. Tính
kinh tế theo qui mô cũng xuất hiện theo biến về chi phí biến đổi. Các bằng
chứng cho thấy các ngành này hoạt động ở phần dốc xuống của đường chi
phí trung bình dài hạn, có nghĩa là ngành đạt được tính kinh tế theo qui mô.
Năm 2005, Johannes Sauer , một giáo sư thuộc “Trung tâm nghiên
cứu và phát triển, thuộc Trường Đại học Bon (Đức), đã tiến hành một nghiên
cứu về nguồn lực nước của Đức với tiêu đề “Tính kinh tế theo qui mô và qui

mô tối ưu trong việc cung cấp nước nông thôn (Economies of scale and firm
size optimum in rural water supply)”. Nghiên cứu này tập trung vào việc mô
hình hóa và phân tích cơ cấu chi phí của các công ty cung cấp nước. Một
biểu số liệu giữa các công ty trong khu vực cung cấp nước nông thôn vùng
Tây và Đông đức đã được tác giả nghiên cứu và phân tích bằng mô hình
19
SGM do McFadden đưa ra. Kết quả là không công ty được nghiên cứu nào
đạt được hiệu suất không đổi theo qui mô. Qui mô tối ưu của các công ty
được nghiên cứu gấp 3 lần so với qui mô hiện tại của nó. Những nghiên cứu
này đã đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng các quản lý bằng hành
chính của Chính phủ Đức trong ngành này đã không tạo ra hoạt động hiệu
quả cho các doanh nghiệp. Vì vậy, chính phủ cần phải điều chỉnh chính sách
để giúp các doanh nghiệp trong ngành này đạt được tính kinh tế theo qui mô.
Khái niệm về tính kinh tế theo qui mô không chỉ tồn tại ở Châu Âu và
Châu Mỹ mà còn lan sang Châu Á. Năm 2004, trong ngành Công nghệ thông
tin ở Ấn Độ, một trong những nền kinh tế phát triển sớm ở Châu Á, các công
ty đã nhanh chóng đạt được tính kinh tế theo qui mô nhằm giảm bớt áp lực
từ nhu cầu tăng lương cho nhân viên. Chính vì vậy, nhiều công ty trong đó
có Sierra Atlantic, một công ty phát triển các phần mềm ứng dụng dựa vào
Sillicon Valley đã nhanh chóng lựa chọn những chiến lược dài hạn mở rộng
qui mô công ty để tìm cách đạt được tính kinh tế theo qui mô.
Còn ở Việt nam, đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này như
“Diễn đàn phát triển Việt nam” năm 2004, cụ thể trong lĩnh vực sữa và
nghiên cứu này cũng cho thấy, ngành sữa cũng tìm thấy tính kinh tế theo qui
mô khi qui mô sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành tăng lên.
Năm 2003, PGS. TS. Nguyễn Khắc Minh , cựu giảng viên Khoa Kinh
tế học của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã nghiên cứu một đề tài cấp
Bộ có liên quan với vấn đề về hiệu quả theo qui mô và có liên quan đến
ngành Dệt may, đó là “Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất để
xác định ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế của một

số ngành sản xuất của Việt nam”. Cụ thể, Giáo sư nghiên cứu thực trạng
ngành Công nghiệp Thành phố Hà Nội giai đoạn 1990-2003 với 3 khu vực:
Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ cũng như 5 ngành kinh tế trọng điểm
của Hà nội là Điện, điện tử, Cơ kim khí, Chế biến thực phẩm, May và Da
giầy. Đến 2006, nghiên cứu này hoàn thành và có ứng dụng trong các ngành
20
đã nêu trên ở địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu này đề cập đến vấn đề nếu công
nghệ được cải tiến, năng suất lao động sẽ tăng lên dẫn đến chi phí sản xuất
thấp hơn nhưng không khẳng định việc doanh nghiệp có mở rộng qui mô sản
xuất hay không.
Gần đây nhất, tháng 10/2008, Stockhom viện khoa học hoàng gia
Thụy Điển đã quyết định trao giải The Sveriges Riksbank kinh tế - Alfred
Nobel 2008 cho Paul Krugman , giáo sư kinh tế và kinh doanh quốc tế của
trường đại học Princeton, Hoa Kì vì những phân tích của ông về các mô hình
thương mại và địa điểm của các hoạt động kinh tế.
Cách tiếp cận của Krugman dựa trên giả thuyết là nhiều hàng hóa và
dịch vụ có thể được sản xuất ra với chi phí rẻ hơn nếu sản xuất hàng loạt,
một khái niệm cơ sở phổ biến được biết đến là tính kinh tế theo quy mô.
Trong khi đó người tiêu dùng lại cầu nhiều loại hàng hóa đa dạng. Do đó sản
xuất theo quy mô nhỏ cho một thị trường địa phương được thay thế bởi sản
xuất quy mô lớn cho thị trường thế giới, nơi mà các hãng sản xuất có cùng
mặt hàng tương tự sẽ cạnh tranh với nhau.
Các học thuyết thương mại truyền thống cho rằng các nước trên thế
giới có đặc điểm khác nhau và giải thích tại sao một số nước xuất khẩu các
sản phẩm nông nghiệp trong khi các nước khác lại xuất khẩu sản phẩm công
nghiệp. Giả thuyết mới của ông đã làm sáng tỏ tại sao thị trường thương mại
quốc tế lại bị xâm chiếm bởi các nước không chỉ có điều kiện giống nhau mà
còn mua bán sản phẩm tương tự nhau - chẳng hạn một nước như Thụy Điển
vừa nhập khẩu nhưng cũng vừa xuất khẩu xe hơi. Kiểu mậu dịch này cho
phép sản xuất chuyên môn hóa và quy mô hóa, hạ thấp giá cả và cung cấp

nhiều mặt hàng đa dạng hơn.
Tính kinh tế theo quy mô và chi phí vận chuyển giảm cũng giúp chúng
ta lý giải tại sao ngày càng nhiều người dân trên thế giới sống ở các thành
phố và tại sao các hoạt động kinh tế tương tự nhau lại tập trung tai cùng địa
điểm. Chi phí chuyên chở thấp hơn có thể là động lực mở đầu cho một quá
21
trình tự cường nhờ đó lượng dân số đô thị đang tăng lên có thể làm tăng hoạt
động sản xuất quy mô lớn, mức tiền lương thực tế cao hơn và cung hàng hóa
đa dạng hơn. Ngược lại, điều này sẽ kích thích nhập cư vào các thành phố.
Những giả thuyết của Krugman đã cho thấy tác động của các quá trình này là
các vùng trên thế giới sẽ phân chia thành trung tâm đô thị công nghệ cao và
các vùng ngoại biên kém phát triển.
1.2.2. Vấn đề về tính kinh tế theo qui mô của các doanh nghiệp nuôi trồng
hải sản
Nhiều tranh cãi liên quan đến bản chất tính kinh tế theo quy mô, cấu
trúc tối ưu và quy mô tối ưu trong nông nghiệp đã tồn tại từ lâu trong kinh tế
nông nghiệp. Hiện tại vấn đề này được đề cập lại về nhận thức trong chuyển
dịch nền kinh tế theo hướng cùng tồn tại quy mô lớn (thường là các doanh
nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã) và quy mô nhỏ (xuất hiện sau cải cách
ruộng đất và sự phát triển kinh tế hộ cá thể). Nghiên cứu đánh giá quy mô
của các hộ theo 4 cách tiếp cận: ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas,
quan sát các chi phí sản xuất hải sản theo quy mô nuôi trồng, ước lượng hàm
chi phí bậc hai và áp dụng phương pháp DEA (phương pháp bao dữ liệu).
Điểm chính của đề tài được thể hiện trong các nghiên cứu, tính kinh tế theo
quy mô phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng. Giả thiết về quy mô
không đổi không bị loại trừ trong một số kết quả. Các kết quả khác cũng thể
hiện những hoạt động tốt nhất mà các hộ gia đình đạt được ở quy mô vừa.
Cấu trúc nuôi trồng của các hộ gia đình và hợp tác xã ở Việt Nam phụ thuộc
vào nhiều yếu tố. Với những ứng dụng của CAP mới, sự khởi đầu của thanh
toán tách riêng có thể làm hạn chế quan điểm cấu trúc hợp tác xã thông qua

việc khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình.
Có rất nhiều học thuyết liên quan đến vấn đề về tính kinh tế theo quy
mô trong nông nghiệp. Những ước lượng kinh tế lượng đầu tiên đã được xây
dựng trong những năm 50 của thế kỷ thứ 20 dưới dạng hàm chi phí bậc hai
(Heady và cộng sự, 1956) hoặc dưới dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas. Theo
22
quan điểm của Chavas (2001) về hàm chi phí, những nghiên cứu chính đều
hướng tới việc ước lượng đường chi phí bình quân dưới dạng chữ L chứ
không phải dạng chữ U như thường được đề cập trong lý thuyết chung. Các
chi phí bình quân thường giảm trong giai đoạn đầu trong quá trình sản xuất
và sau đó sẽ không thay đổi khi quy mô ổn định: Đường chi phí bình quân
giảm trong giai đoạn đầu được giải thích là do dư thừa lao động trong diện
tích sử dụng nhỏ nhất nên lao động được thể hiện như chi phí cố định.
Việc ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas thường dẫn đến hiệu suất
tăng theo quy mô nhưng theo Kislev và Petterson (1996) thì điều đó không
chứng minh tính kinh tế theo quy mô và có thể phản ánh tính phi hiệu quả
của quy mô nhỏ như nó thể hiện trong các hàm chi phí.
Cùng với sự phát triển của cơ sở dữ liệu, những nghiên cứu gần đây
đưa ra tính hiệu quả của trang trại và tính kinh tế theo quy mô cùng song
song tồn tại. Cách tiếp cận toán học đã ước lượng các hàm giới hạn khả
năng sản xuất dựa trên quan điểm mô hình của Cobb-Douglas hoặc các mô
hình khác linh hoạt hơn như dạng hàm Logarit. Một hạn chế của các nghiên
cứu này là thường loại trừ lao động do sự thay đổi của lao động không đáng
kể tại mỗi mức sản lượng và thường cho là cố định (Ahmad và Bravo-
Ureta, 1995, Alvarez và Arias, 2004). Tuy nhiên, những trở ngại trong việc
ước lượng tính kinh tế và phi kinh tế theo quy mô, việc cải thiện năng suất
lao động xuất hiện trong những nghiên cứu của kinh tế học vi mô đã được
coi như nguyên lý xác định những nhân tố làm tăng trưởng năng suất trong
nông nghiệp.
Những phê phán trong cách tiếp cận toán học là xác định dạng hàm cụ

thể cho mô hình công nghệ. Giả thiết này được thể hiện trong cách tiếp cận
phi tham số dựa trên phương pháp bao dữ liệu (DEA - Data Envelopment
Analysis) và ngày nay phương pháp này được sử dụng ngày càng nhiều.
Cách tiếp cận này có thể áp dụng cho nhiều sản phẩm đầu ra và nhiều nhân
23
tố, có thể phân tích thống kê hiệu quả của trang trại theo hiệu quả kỹ thuật
(1)
và hiệu quả theo quy mô và có thể có khả năng áp dụng cho quy mô tối ưu
cho từng trang trại. Phương pháp DEA có một số lợi thế sau: (i) DEA sử
dụng quy hoạch tuyến tính trong ước lượng và không yêu cầu dạng hàm sản
xuất cụ thể (Seiford và Thrall, 1990); (ii) DEA có thể dùng trong trường hợp
có nhiều đầu ra và nhiều đầu vào; và (iii) DEA có thể phân tách hiệu quả kỹ
thuật thành hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô.
Những lưu ý mới nhất là so sánh hai phương pháp đánh giá quy mô
lớn và quy mô nhỏ ở Mỹ (Paul và các cộng sự, 2004). Bên cạnh những đặc
thù của mỗi phương pháp, các lưu ý trên quan tâm đến kết quả của sự phát
triển cấu trúc nông nghiệp ở Mỹ. Đây là xu hướng trong việc thiết lập tập
đoàn nông nghiệp ở Mỹ và lập luận rằng quy mô lớn sẽ tốt hơn quy mô nhỏ.
Tác giả cũng đề cập đến khả năng tồn tại loại hình quy mô nhỏ.
Đối với các nền kinh tế chuyển đổi, câu hỏi đặt ra có khi ngược lại: nó
liên quan đến tương lai của hợp tác xã. Do đó, Ngân hàng thế giới (1998)
phát hiện thêm những ưu thế tốt hơn trong trang trại của hộ gia đình so với
trang trại quy mô lớn của hợp tác xã. Minh chứng rõ nhất là những nghiên
cứu được đúc kết trong nghiên cứu 6 quốc gia thuộc liên minh châu Âu
(Gorton và Davidova, 2004) đã làm rõ hơn kết luận trên. Các nghiên cứu này
phụ thuộc vào các phương pháp khác nhau, nhưng hầu hết là cách tiếp cận
theo DEA. Trong đề tài này, nghiên cứu tham số đã đưa ra quá nhiều giả
định về công nghệ và đó là tại sao cách tiếp cận DEA được sử dụng nhiều
hơn. Các nghiên cứu thực nghiệm đó kết luận rằng mối liên hệ giữa quy mô
và hiệu quả không rõ ràng: nó phụ thuộc vào từng quốc gia và sự chuyên

môn hóa trong nông nghiệp.
1.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu này dựa trên bốn phương pháp để đo lường mối quan hệ
giữa quy mô nuôi trồng và hiệu suất của chúng.
1
() Khi giá đầu vào và đầu ra đã biết thì có thể phân tách được hiệu quả phân bổ.
24
Cách tiếp cận đầu tiên là ước lượng hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas.
Sản lượng (Y) được xác định theo giá của năm 2004. Bốn nhân tố sản xuất
được đề cập trong mô hình bao gồm: tiêu dùng trung gian (IC) được tính
theo giá năm 2004, vốn (K) tính theo giá năm 2004, diện tích nuôi trồng (A)
tính theo hecta và lao động (L) tính theo giờ làm việc. Dưới dạng logarit
tuyến tính thì hàm Cobb-Douglas được viết lại như sau:
Y= a + bLOG (IC) + cLOG (K) + dLOG (A) + eLOG (L)
Hàm trên sẽ có hiệu suất không đổi theo quy mô nếu tổng các độ co
giãn theo các nhân tố bằng 1 (các hệ số b, c, d, và e).
Cách tiếp cận thứ hai và thứ ba liên quan đến các quan sát chi phí sản
xuất sản phẩm thông qua sự thay đổi các mức sản lượng khác nhau và cho
rằng hàm chi phí là hàm bậc hai. Giá trị sản lượng hải sản nuôi trồng được
quy đổi tính theo đơn vị tôm (P), theo giá của từng trang trại. Chi phí sản
xuất (C) bao gồm 3 thành phần: (i) giá trị của hàng hoá trung gian ; (ii) Chi
phí lao động, giá trị của lao động được đánh giá theo tiền lương bình quân;
(iii) Chi phí diện tích nuôi trồng, tiền thuê tính theo diện tích; (iv) Chi phí
vốn, bao gồm khấu hao và lãi suất phải trả (được xác định khoảng 5% theo
giá trị của tài sản vô hình). Tất cả các chi phí trên đều được tính theo giá trị
cố định của năm 2004.
Hàm chi phí được thể hiện
C = f + gP + hP
2
Hàm này sẽ có hiệu suất không đổi theo quy mô khi g >0, f=0 và h =

0. Trong trường hợp này, chi phí cận biên và chi phí bình quân bằng nhau và
là hằng số. Hàm chi phí trung bình có dạng chữ L khi f > 0, g > 0 và h = 0.
Chi phí trung bình có dạng chữ U nếu f > 0, g > 0 và h > 0. Trong trường
hợp này, quy mô tối ưu (P*) được xác định cùng với giá trị nhỏ nhất của chi
phí bình quân (C*).
P*= (f/h)
(1/2)
C* = (f + gP* + hP*
2
) / P*
25

×