Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

điều tra, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội nghề cá tại huyện đảo phú quý – tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



TRẦN QUỐC TUYỂN







ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
NGHỀ CÁ TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ – TỈNH BÌNH THUẬN






LUẬN VĂN THẠC SĨ







Nha Trang - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





TRẦN QUỐC TUYỂN






ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
NGHỀ CÁ TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ – TỈNH BÌNH THUẬN







LUẬN VĂN THẠC SĨ








Nha Trang - 2011
- 1 -


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






TRẦN QUỐC TUYỂN



ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI NGHỀ CÁ
TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ – TỈNH BÌNH THUẬN


LUẬN VĂN THẠC SĨ




Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản
Mã số: 60.62.70




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM XUÂN THUỶ



Nha Trang - 2011
i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I 3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về biển đảo ở Việt Nam 6
1.2.1. Lịch sử các hoạt động điều tra nghiên cứu tại vùng biển đảo Phú Quý 7
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên, khí tượng - thuỷ văn vùng biển Phú Quý 7
1.2.1.2 Đa dạng sinh học, nguồn lợi và các hệ sinh thái vùng biển Phú Quý 11
1.2.1.3 Tài nguyên nước 13
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quý 14
1.2.2.1. Dân số 14
1.2.2.2. Các ngành kinh tế 14
1.2.2.3 Lực lượng lao động nghề cá 15
1.2.2.4 Số lượng tàu thuyền nghề cá 16
1.2.2.5. Loại nghề khai thác hải sản 16
CHƢƠNG II 20
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢU 20
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 20
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp 21
2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu. 21

2.2.3.1 Xử lý số liệu. 21
2.2.3.2 Phân tích số liệu. 21
2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 22
CHƢƠNG III 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 23
3.1. Hiện trạng dân số, văn hoá - xã hội, giáo dục và y tế 23
3.1.1. Dân cư, lao động 23
3.1.2. Y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội 25
3.1.3. Cơ sở hạ tầng 26
3.2. Hiện trạng hoạt động kinh tế - xã hội cộng đồng cƣ dân đảo Phú Quý 29
3.2.1. Khai thác hải sản: 29
3.2.2. Chế biến hải sản: 31
3.2.3. Nuôi trồng hải sản: 31
3.2.2. Nông Lâm Nghiệp 33
3.2.3. Dịch vụ hậu cần, du lịch 33
3.2.4. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 34
3.2.5. Các giải pháp cho sự phát triển của huyện đảo Phú Quý 35
3.2.6. Một số cơ chế, chính sách ưu đãi đối với huyện đảo Phú Quý 37
ii


3.3. Những tác động chủ yếu đối với môi trƣờng, nguồn lợi và đa dạng sinh học tại Phú
Quý 38
3.3.1. Những tác động chưa tích cực của con người đến môi trường, nguồn lợi và đa
dạng sinh học Phú Quý 38
3.3.1.1. Khai thác hải sản 38
3.3.1.2. Nuôi trồng hải sản 41
3.3.1.3. Du lịch- dịch vụ 42
3.3.1.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng 43
3.3.1.5. Tác động của bão, sóng 43

3.3.1.6. Biến đổi khí hậu 44
3.3.2. Những giải pháp về chính sách và giáo dục 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 46
4.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội nghề cá huyện đảo Phú Quý 46
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội nghề cá Phú Quý 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 48 -
iii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế qua các năm (theo giá so sánh 1994) 15
Bảng 1.2. Lao động nghề cá ở huyện Phú Quý, năm 1999 15
Bảng 1.3. Phân bố tàu thuyền theo địa phƣơng của huyện Phú Quý năm 2001 16
Bảng 1.4. Sản lƣợng khai thác hải sản huyện Phú Quý giai đoạn 1998-2009 17
Bảng 1.5. Giá trị sản xuất thuỷ sản (khai thác) trên địa bàn huyện Phú Quý 17

Bảng 3.1. Số lƣợng tàu thuyền, công suất, lao động tham gia khai thác hải sản 30
Bảng 3.2. Diện tích nuôi qua các năm (m2) 31
Bảng 3.3. Số lƣợng tàu thuyền, công suất và sản lƣợng khai thác thủy sản tại vùng biển Phú
Quý, năm 2005-2009 39

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Biến động nhiệt độ tầng mặt nƣớc biển ở đảo Phú Quý (2002-2008) 9
Hình 1.2. Biến động lƣợng mƣa (mm/ngày) tại đảo Phú Quý, năm 2002-2008 10
Hình 1.3. Dao động mực nƣớc biển theo giờ ở đảo Phú Quý trong năm 2008 11
Hình 1.4. Biến động và cơ cấu giới tính dân số đảo Phú Quý, năm 1991-2001 14
Hình 2.1: Địa điểm nghiên cứu 20

Hình 3.1. Xu hƣớng biến động dân số huyện đảo Phú Quý, năm 2005 – 2009 23
Hình 3.2. Lực lƣợng lao động huyện Phú Quý phân theo ngành nghề năm 2009 24

Hình 3.3. Một số hình ảnh về cơ sở hạ tầng huyện đảo Phú Quý 29
Hình 3.4. Nuôi lồng bè ở Bãi Dù -Phú Quý 31
Hình 3.5. Biến động sản lƣợng cá biển nuôi tại đảo Phú Quý giai đoạn 2006 – 2009 32
Hình 3.6. Biến động sản lƣợng và năng suất khai thác hải sản vùng biển Phú Quý, năm 2005-
2009 40
Hình 3.7. Bờ biển Phú Quý bị sạt lở do biến đổi khí hậu 44

iv


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các số liệu của dự án
“Khảo sát, xây dựng báo cáo Qui hoạch, lập bản đồ Qui hoạch thuộc dự án Xây
dựng qui hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Phú Quý - Bình Thuận. thuộc Nhiệm vụ
số 8 của Đề án 47: Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy, hải sản
vùng biển Việt Nam; Quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển phục
vụ phát triển bền vững” . Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chƣa
đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Tác giả


Trần Quốc Tuyển















v



LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Trƣờng Đại học Nha
Trang, Khoa Nuôi trồng thủy sản -Trƣờng Đại học Nha Trang.
Xin chân thành cảm ơn Chủ nhiệm dự án “Xây dựng qui hoạch chi tiết
khu bảo tồn biển Phú Quý - Bình Thuận” đã cho tôi là thành viên của dự án và
cho tôi đƣợc phép sử dụng số liệu của dự án để thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Xuân Thủy đã tận tình hƣớng dẫn tôi
để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thành viên của dự án “Xây dựng qui hoạch
chi tiết khu bảo tồn biển Phú Quý - Bình Thuận” đã góp ý để tôi hoàn thành nội
dung luận văn.
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
TVPD: Thực vật phù du
ĐVPD: Động vật phù du
CV: Công suất
PGS: Phó giáo sƣ

TS: Tiến sĩ
USD: Đơn vị tính tiền đô la
WB: World Bacnk





















1


MỞ ĐẦU
Trên thế giới, thế kỷ XXI đƣợc coi là thế kỷ của nền kinh tế biển. Các quốc gia
có biển trên thế giới đã và đang xúc tiến các kế hoạch hành động khai thác biển, ven

biển và hải đảo một cách mạnh mẽ. Các quốc gia có biển, đảo trong khu vực nhƣ Thái
Lan, Philippin, Inđônêxia, Malaysia cũng đang tăng cƣờng sức mạnh kinh tế trên
biển. Họ đang nỗ lực khai thác những ƣu thế vƣợt trội về vận tải hàng hoá bằng đƣờng
biển với chi phí rẻ hơn nhiều lần so với các phƣơng tiện vận tải, giao thông khác, cũng
nhƣ đang có những chiến lƣợc, kế hoạch và quan tâm đặc biệt trong khai thác tài
nguyên biển, đảo nói chung phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Có thể
thấy rằng do có những ƣu thế đặc biệt về tài nguyên biển, các điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho phát triển đa dạng các ngành sản xuất, kinh tế, hệ thống các đảo ven bờ biển
của các quốc gia có biển hiện đang đƣợc quan tâm và đầu tƣ khá mạnh mẽ cho nhiều
mục đích khác nhau đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể và đƣa đến những hiệu quả
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên biển, đảo.
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên biển Phú Quý
rất phong phú và đa dạng. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội của huyện đảo. Bên cạnh đó, những năm gần đây, cùng với sự phát triển
của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là yếu tố giao thƣơng giữa Bình Thuận với các địa
phƣơng trong nƣớc và với các quốc gia trong khu vực, đảo Phú Quý đã đƣợc nhìn
nhận nhƣ một hòn đảo có giá trị lớn lao về du lịch, dịch vụ, tham quan, nghỉ dƣỡng…
Tuy nhiên, môi trƣờng sinh thái, tính đa dạng sinh học và nguồn lợi tài nguyên
biển tại Phú Quý hiện nay đang chịu những tác động có hại do sử dụng không hợp lý
và bị khai thác quá mức. Vì vậy, vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên biển đang đƣợc
các nhà quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng địa phƣơng rất quan tâm. Do đó, việc
thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội nghề cá tại huyện
đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận” là hết sức cần thiết. Kết quả của hiện trạng và xu thế
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội mới giúp cho những nhà quản lý lựa chọn đƣợc
những vấn đề cốt yếu và tập trung cho ƣu tiên quản lý, tạo tiền đề cho việc bảo vệ và
sử dụng nguồn lợi tài nguyên một cách bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội huyện đảo.
2



Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá đƣợc hiện trạng kinh tế - xã hội nghề cá trong cộng đồng ngƣ dân
huyện đảo Phú Quý.
Đề xuất các giải pháp kinh tế - xã hội để phát triển nghề cá nhằm cải thiện đời
sống cho cộng đồng ngƣ dân huyện đảo Phú Quý.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đào tạo nâng cao trình độ, kinh nghiệm và khả năng nghiên cứu khoa học cho
bản thân học viên.
Giúp cho các nhà quản lý có đƣợc những thông tin chính xác về cơ cấu kinh tế-
xã hội nghề cá tại huyện đảo Phú Quý là cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nghề cá tại huyện đảo Phú Quý một cách bền
vững.
Trên cơ sở điều tra, đánh giá đƣợc thực trạng kinh tế-xã hội nghề cá tại đảo Phú
Quý giúp các nhà khoa học đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm quản lý, khai thác hợp lý
nguồn tài nguyên biển, đảo phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung nghiên cứu
1. Điều tra, nghiên cứu hiện trạng và xu thế phát triển kinh tế - xã hội nghề cá
huyện đảo Phú Quý.
2. Đề xuất một số giải pháp khoa học, kỹ thuật nhằm cải thiện cuộc sống cộng
đồng ngƣ dân huyện đảo Phú Quý.
3


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về biển đảo ở một số quốc gia trên thế giới
Ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhất là một số nƣớc có trình độ phát triển kinh - tế xã
hội cao nhƣ Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Hà Lan, Na Uy, Nhật Bản, vấn đề quản lý tổng hợp
và khai thác hợp lý nguồn lợi các vùng lãnh thổ ven biển, đảo kết hợp phát triển kinh

tế biển đã đƣợc quan tâm nghiên cứu và tổ chức khai thác tƣơng đối có hiệu quả. Ví dụ
ở Hà Lan, một nƣớc có độ cao tuyệt đối của địa hình phần đồng bằng thấp hơn so với
mực nƣớc biển. Từ lâu họ đã chú trọng quy hoạch, xây dựng các công trình ngăn chặn
các tai biến môi trƣờng, cũng nhƣ các công trình kỹ thuật sinh học khác phục vụ mục
đích quản lý tổng hợp vùng ven biển và kết hợp với chúng là để khai thác hiệu quả,
bền vững các nguồn lực tài nguyên tự nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc
mình.
Mĩ, đất nƣớc có vùng biển nằm trong quyền tài phán quốc gia lớn nhất trên thế
giới, cũng chính là nƣớc đã có nhiều họat động đi tiên phong trong cộng đồng quốc tế
trong công tác xây dựng, ban hành chính sách, chiến lƣợc liên quan đến biển. Là một
mắt xích quan trọng trong tiến trình phát triển khoa học kĩ thuật, nghiên cứu, điều tra
về biển cả bao la và đại dƣơng mênh mông đƣợc Mĩ hết sức quan tâm đầu tƣ cả nhân
lực và tài lực. Trong bối cảnh này, vào năm 1966 Ủy ban của tổng thống về tài nguyên
và khoa học kĩ thuật biển (thƣờng đƣợc gọi là Ủy ban Stratton) đã đƣợc thành lập theo
nhƣ quy định của Luật Phát triển Kĩ thuật và Các nguồn tài nguyên biển (Marine
Resources and Engineering Development Act) do tổng thống Lyndon Johnson kí ban
hành năm đó. Sau đó, đến năm 1969, Ủy ban đã hoàn thành báo cáo “Our nation and
the Sea” (Biển và Đất nƣớc chúng ta). Đây là báo cáo đƣợc đánh giá là báo cáo nghiên
cứu đầu tiên thuần túy về chính sách biển của Mĩ với 126 khuyến nghị chính sách và
trong đó nhiều nội dung đã đƣợc chuyển thể thành hành động thực tế. Một trong các ví
dụ điển hình là việc thành lập Cục khí tƣợng- hải dƣơng (NOOA) năm 1970 và việc
thực thi chính sách quản lý đới bờ vào năm 1972. So với các quốc gia khác, chính sách
biển của Mĩ ngay trong thập niên những năm 60-70 của thế kỉ trƣớc cơ bản đã đƣợc
hình thành và có hình thái cụ thể. Bƣớc vào những thập niên tiếp theo, nƣớc Mĩ mặc
4


dù trải qua nhiều nhiệm kì của các tổng thống khác nhau, nhƣng nhìn chung các chính
sách, pháp luật liên quan đến biển của Mĩ ngày càng đƣợc hòan thiện.
Tiếp sau Mĩ, Úc cũng là quốc gia có diện tích thủy vực lớn trong phạm vi quyền

tài phán quốc gia trên thế giới, ngay từ những năm 1998, Úc đã hòan thành báo cáo
chính sách với tiêu đề "Chính sách biển của Úc: Chăm sóc, hiểu và sử dụng khôn
ngoan (Australia’s Ocean policy: caring, understanding, using wisely)" với nguyên tắc
phát triển bền vững sinh thái, Úc cũng đã và đang rất nỗ lực quản lý tổng hợp biển
thông qua các hành động cụ thể đó là: Thành lập Ủy ban Bộ trƣởng Biển Quốc gia,
trong đó Bộ trƣởng Bộ Môi trƣờng và Di sản làm chủ tịch để giám sát phân chia vùng
biển quản lý rộng lớn theo hệ sinh thái biển, rồi lựa chọn các khu vực để triển khai qui
hoạch biển theo khu vực đã đƣợc đông đảo các cơ quan ban ngành và các bên có liên
quan tham gia xây dựng với sự tham vấn nhiều tầng lớp xã hội nhằm quản lý tổng hợp
biển. Đến nay, qui họach cho khu vực Đông Nam trong vùng thuộc quyền tài phán của
Úc đã đƣợc hòan tất và kế họach cho khu vực khác cũng đƣợc triển khai.
Canada, hiện là quốc gia giữ vị trí số 5 về diện tích thủy vực trong 200 hải lý,
cũng đã sớm triển khai công tác quản lý tổng hợp biển thông qua việc sớm giao cho
Bộ Ngƣ nghiệp đảm nhiệm, phụ trách công tác liên quan đến an ninh/an toàn trên biển,
giao thông trên biển, thủy sản và vấn đề môi trƣờng biển. Năm 1997, Canada đã xây
dựng và ban hành Luật biển, đây là bộ Luật phổ quát liên quan đến biển của Canada,
trong đó điều 30 của Luật qui định nguyên tắc cơ bản của chiến lƣợc biển quốc gia bao
gồm (1) Nguyên tắc phát triển bền vững, (2) Nguyên tắc quản lý tổng hợp các họat
động và (3) Nguyên tắc dựa trên cách tiếp cận phòng ngừa (Precaution approach). Dựa
trên cơ sở của bô Luật này đến tháng 7 năm 2002, Bộ Ngƣ nghiệp của Canada cũng đã
xây dựng chiến lƣợc và chƣơng trình hành động biển.
Một số quốc gia khác, bên cạnh những nỗ lực của các quốc gia hiện đang sở hữu
vùng biển rộng lớn nhƣ Mĩ, Úc, Canada vừa kể trên, thực tế cho thấy rằng đối với các
quốc gia có biển khác, việc khai thác, sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên môi
trƣờng biển đều là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, hiện tại các quốc gia này cũng
đang rất nỗ lực trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên môi trƣờng biển.
5


Nhìn qua Châu Á, công tác xây dựng pháp luật, chính sách biển và thành lập các

cơ quan chủ quản về biển cũng đang đƣợc triển khai tích cực ở nhiều quốc gia. Tại
Trung Quốc, vào năm 1964, dƣới sự chỉ đạo của Quốc vụ viện Trung quốc, Cục hải
dƣơng quốc gia đã đƣợc thành lập và đƣợc trao nhiệm vụ trọng tâm trong việc họach
định chính sách biển của Trung quốc bao gồm công tác phát triển chiến lƣợc phát triển
biển, quản lý tổng hợp biển, quản lý phát triển tài nguyên biển, xây dựng chƣơng trình,
nhiệm vụ phát triển khoa học kĩ thuật biển quốc gia kể từ đó, hàng lọat các chính sách
của Trung quốc đã đƣợc xây dựng và ban hành tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc
hƣớng đến việc sử dụng và khai thác biển bền vững.
Kế bên với Trung quốc, vào năm 1996, Hàn quốc đã thống nhất công tác quản lý
biển và đới bờ thuộc quyền quản lý của các Bộ riêng biệt, kể từ đó chính sách biển của
Hàn quốc đã có bƣớc phát triển rõ rệt. Sau Luật quản lý đới bờ ban hành năm 1999,
Hàn quốc đã xây dựng và ban hành chính sách biển và đới bờ quốc gia với tựa đề
"Biển Hàn Quốc 21" vào năm 2000. Ngoài ra, vào năm 2002, Hàn quốc cũng đã xây
dựng Luật cơ bản phát triển thủy sản biển và chuẩn bị xây dựng hệ thống pháp luật
liên quan đến việc quản lý, sử dụng, phát triển và bảo vệ hiệu quả tài nguyên, môi
trƣờng biển. Với các kết quả đã đạt đƣợc này, vào năm 2002, Hàn quốc đã đƣợc tuyên
dƣơng trong báo cáo tổng hợp liên quan đến luật biển và biển của Liên Hiệp quốc khi
đề cập đến tầm quan trọng của việc quản lý tổng hợp biển đối với vấn đề biển mang
tính liên ngành, nhƣ là một quốc gia tiêu biểu trong nỗ lực quản lý tổng hợp biển.
Tại Nhật Bản, ngay từ những năm 1960 đến 1970 việc cần thiết ban hành luật cơ
bản về biển của Nhật bản đƣợc thảo luận khá sôi nổi. Tuy nhiên sau đó một thời gian
dài vấn đề bị lãng quên và mãi đến những năm đầu thế kỉ này, nhiều đề xuất về chính
sách biển mới xuất hiện và thảo luận. Một bƣớc đi quan trọng dẫn đến việc ban hành
chính sách cơ bản về biển đó là việc Quỹ Nghiên cứu Chính sách Biển biên tập và xuất
bản báo cáo “Biển và Đề xuất Nhật bản cho chính sách biển thế kỉ 21” (The Oceans
and Japan-proposal for a 21st century ocean policy) vào năm 2005, báo cáo đƣợc đệ
trình cho Chủ tịch Quỹ Nippon Foundation và một số cơ quan chức năng có liên quan.
Đến năm 2006, báo cáo đƣợc gửi tới Tổng thƣ kí nội các của thủ tƣớng Abe. Trong
báo cáo đề xuất này, các đề xuất cụ thể đã đƣợc đƣa ra liên quan đến việc xây dựng
các mục tiêu của chính sách biển, xây dựng một khung (thể chế) để ban hành một luật

6


cơ bản về biển, tăng cƣờng quản lý lãnh hải đƣợc mở rộng của quốc gia và hợp tác
quốc tế. Có thể nói báo cáo đề xuất này là cơ sở quan trọng cho Luật cơ bản về biển
của Nhật bản. Báo cáo này đã nhận đƣợc sự quan tâm của hầu hết các đảng chính trị
của Nhật bản, trong không gian chính trị vào thời gian đó, các cuộc thảo luận và mối
quan tâm đến chính sách biển ngày càng tăng, kết quả một nhóm nghiên cứu về Luật
cơ bản về biển đƣợc thành lập vào tháng 4 năm 2006. Nhóm nghiên cứu này đã có
nhiều cuộc hội thảo trong đó có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội từ các bộ
ngành đến các chuyên gia liên quan về lĩnh vực biển, công nghiệp…và đi đến đƣợc kết
luận cuối cùng trong báo cáo “Hƣớng dẫn chính sách sách biển” (Guideline for Ocean
Policy) và “Khung của Luật cơ sở về biển” (Outline for a Basic Ocean Law).
Các quốc gia khu vực châu Á khác có biển, đảo nhƣ Thái Lan, Singapore,
Malaysia Philippin, Indonesia, họ cũng đã có những công trình nghiên cứu và triển
khai quản lý, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên biển, đảo phục vụ cho mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội. Trung Quốc là một ví dụ điển hình, trong nhiều năm qua họ đã
tích cực khai thác tiềm lực kinh tế biển, sự ƣu tiên trong đầu tƣ và những kế hoạch cụ
thể trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên hải và các đảo ven biển.
Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hƣớng ra biển, họ đã cho xây dựng nhiều
trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế mở nhƣ đảo Hải Nam,
Hồng Kông hiệu quả của chúng đã đƣợc khẳng định hết sức rõ nét.
Có thể thấy rằng do có những ƣu thế đặc biệt về tài nguyên biển, các điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phát triển đa dạng các ngành sản xuất, kinh tế, hệ thống các đảo
ven bờ biển của các quốc gia có biển hiện đang đƣợc quan tâm và đầu tƣ khá mạnh mẽ
cho nhiều mục đích kinh tế khác nhau.
1.2. Tình hình nghiên cứu về biển đảo ở Việt Nam
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề cá Việt Nam trong những năm qua đã có
những bƣớc phát triển đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế -
xã hội của đất nƣớc. Sự phát triển của nghề cá Việt Nam dựa trên 2 lĩnh vực chính đó

là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó lĩnh vực khai thác hải sản có vai
trò rất quan trọng trong sự phát triển của nghề cá. Khai thác thuỷ sản đã tạo ra việc làm
và thu nhập cho hàng triệu lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho
đất nƣớc và bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển của tổ quốc.
7


Sản lƣợng khai thác thuỷ sản năm 2006 đạt 2.026.600 tấn, trong đó sản lƣợng
khai thác từ biển đạt 1.808.120 tấn. Đến năm 2009, sản lƣợng khai thác thủy sản đạt
2.217.000 tấn, trong đó sản lƣợng khai thác biển đạt 2.014.000 tấn.
Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc đang chú trọng phát triển kinh tế biển đảo,
tại các huyện đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
chống sự suy thoái môi trƣờng, mất cân bằng sinh thái, an sinh xã hội và bảo vệ chủ
quyền lãnh hải Việt Nam.
1.2.1. Lịch sử các hoạt động điều tra nghiên cứu tại vùng biển đảo Phú Quý
Các hoạt động nghiên cứu tại khu vực vùng biển đảo Phú Quý đƣợc thực hiện
khá sớm. Từ những năm 1922, sau khi ngƣời Pháp thành lập nghề cá Đông Dƣơng,
sau này là Viện Hải dƣơng học Nha Trang, các hoạt động điều tra, thu thập số liệu về
các yếu tố khí tƣợng, thuỷ văn, địa chất, sinh vật nổi và sinh vật đáy tại vùng biển
miền Trung Việt Nam (trong đó có vùng ven biển Phú Quý) đã đƣợc thực hiện. Các
kết quả bƣớc đầu đã đƣợc công bố tại một số công trình nhƣ K. Wyrtki [24]; P.
Chevey [20]; Krempf [21]; Latypov [22].v.v.
Trong những năm 1959-1961, Viện Hải dƣơng học Califonia, Hoa Kỳ đã hợp
tác với chính quyền Nam Việt Nam tiến hành chƣơng trình điều tra tổng hợp về điều
kiện tự nhiên và tài nguyên biển vùng biển phía Đông Nam Việt Nam nói chung và
ven biển Phú Quý nói riêng (chƣơng trình NAGA). Kết quả của chƣơng trình NAGA
rất phong phú với nhiều số liệu mới về khí tƣợng, thuỷ văn, môi trƣờng năng suất
sinh học và nguồn lợi sinh vật biển. Kết quả của chƣơng trình này đã đƣợc công bố
trong giai đoạn 1962-1967 trong các công trình công bố của US.Navy [23]; Barias
[19].

Sau giai đoạn 1975 đến nay, các hoạt động điều tra khảo sát vùng biển này
đƣợc tăng cƣờng hơn. Trong giai đoạn này việc điều tra khảo sát về tài nguyên, môi
trƣờng, khí tƣợng, thuỷ văn, nguồn lợi, đa dạng sinh học tại đây đƣợc thực hiện chủ
yếu bởi các cơ quan, tổ chức đầu ngành nhƣ: Tổng cục Khí tƣợng thuỷ văn, Viện
Khoa học Việt Nam, chƣơng trình Thuận Hải - Minh Hải (1977-1980), chƣơng trình
48-06 (1986-1990), chƣơng trình KT-03 (1991-1995) v.v. Những kết quả nghiên cứu
chủ yếu qua các giai đoạn đƣợc khái quát nhƣ sau:
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên, khí tượng - thuỷ văn vùng biển Phú Quý
8


1.2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất
Cụm đảo Phú Quý gồm 10 đảo lớn nhỏ, trong đó thuộc nhóm Phú Quý có đảo
Phú Quý (10
o
29'N - 10
o
33'N, 108
o
55'E - 108
o
58'E) và 5 đảo nhỏ khác; thuộc nhóm
Hòn Tranh có Hòn Hải và 3 đảo nhỏ khác. Đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết
(Bình Thuận) trên 100km về phía Đông Nam. Huyện đảo Phú Quý có tổng diện tích
1.808,06 ha ≈ 18 km
2
[1]. Đƣờng bờ đảo Phú Quý cấu tạo phức tạp, cấu tạo đất đá chủ
yếu là vành đai đá đen (huyền nham) cùng lớp đá san hô và xâm nhập. Đƣờng bờ là
đƣờng phân cắt giữa bề mặt biển và lục địa. Sự phân bố và vị trí đƣờng bờ thƣờng
không cố định, phụ thuộc vào thuỷ triều, bồi tụ và xói lở [11] và đƣợc chia làm 5 dạng

chính [11]:
- Bãi triều rạn đá gốc điển hình: bãi triều đƣợc hình thành do các lớp đá gốc nằm
chồng chất lên nhau;
- Bãi triều rạn đá - cát: là loại hình có cấu trúc phần cao triều là đá gốc điển hình,
phần giáp ranh là vùng trung - cao triều là cát và đá gốc;
- Bãi đá tảng - cát: gồm các tảng đá lớn nhỏ có nguồn gốc từ các bãi đá gốc;
- Bãi cát - san hô;
- Bãi cỏ biển - san hô.
Địa hình của đảo không bằng phẳng, nổi lên có 3 ngọn núi chính là núi Cấm
(108m), núi Cao Cát (85m) và núi Ông Đụn (44.9m).
Về mặt địa chất, Phú Quý là dấu tích của một núi lửa cổ đang ngừng hoạt động,
các hoạt động núi lửa từ xa xƣa đã hình thành núi Cao Cát lộ khỏi mặt biển nhƣ ngày
nay và các vụng nhỏ (lagoon) ven bờ đảo Phú Quý. Hoạt động còn sót lại của núi lửa ở
khu vực này đƣợc ghi nhận vào năm 1923, với sự hình thành Hòn Tro (Hòn Đồ Lớn)
Hiện nay hình thành một bãi đá ngầm dài 700m và rộng gần 500m [11].
Địa tầng Phú Quý đƣợc xác định gồm 5 thềm nối tiếp đã để lại những dấu ấn
trầm tích trong giai đoạn lịch sử phát triển địa chất cách đây 3 triệu năm. Đảo đƣợc
bao quanh bằng một vành đai đá đen (huyền nham) cùng lớp đá san hô rộng và dày
[11]. Chính vành đai này đã góp phần chắn những cơn sóng mạnh xâm thực giữ cho
đảo tồn tại đến ngày nay.
Trên đảo Phú Quý không có sông, suối. Tài nguyên nƣớc ngọt duy nhất là nƣớc
ngầm. Trữ lƣợng nƣớc ngầm trên đảo tập trung chủ yếu ở tầng chứa nƣớc có áp lực
9


cục bộ - cát chứa sỏi sạn, nguồn gốc biển, phân bố chủ yếu ở ven biển Triều Dƣơng,
Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải [12]. Đây là tầng chứa nƣớc phong phú nhất trên
đảo. Trữ lƣợng nƣớc cung cấp cho toàn đảo ƣớc tính khoảng 22.950 m
3
/ngày, trữ

lƣợng nƣớc khai thác cấp khoảng 1.200 m
3
/ngày. Lƣợng nƣớc dƣới đất trên đảo có thể
cung cấp nƣớc sinh hoạt cho 24.000 ngƣời với mức sử dụng 50 lít/ngày/ngƣời.
1.2.1.1.2 Khí tượng - thuỷ văn
Phú Quý có chế độ gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa gió Nam bắt đầu từ tháng 6
đến tháng 9, mùa gió Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. So với nhiều vùng ở đất
liền, khí hậu ở đây do chịu ảnh hƣởng trực tiếp của không khí biển nên quanh năm mát
mẻ, nhiệt độ trung bình từ 26,9 – 27,3
0
C [11].
Từ năm 2002 đến năm 2008, nhiệt độ nước biển dao động trong khoảng từ 23,8-
30,6
0
C. Sự tăng dần nhiệt độ nước biển hàng năm thể hiện rõ trên đường biến trình
nhiệt độ ở khu vực này (hình 1.1).
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10
2003
2002
2008

2007
2005
2004
2006

Hình 1.1. Biến động nhiệt độ tầng mặt nước biển ở đảo Phú Quý (2002-2008)
Nguồn:

Sự xuất hiện hai cực trị nhiệt với nhiệt độ nƣớc cao là một đặc trƣng rõ rệt ở
vùng biển Phú Quý. Nhiệt độ nƣớc biển cao nhất thƣờng xảy ra từ tháng 5-9 hàng
năm, bao gồm hai đỉnh: đỉnh tháng 5-6 và đỉnh tháng 9, trong đó đỉnh tháng 5-6
thƣờng là cực trị chính. Nhiệt độ nƣớc biển cao nhất ghi nhận đƣợc là 30,8
0
C (tháng 8
năm 2008). Nhiệt độ nƣớc giảm thấp vào tháng 1-3 hàng năm, nhiệt độ thấp nhất ghi
t
0
C
10


nhận đƣợc vào tháng 1 năm 2006 là 23,6
0
C. Độ ẩm không khí trung bình từ 82-84%
[10].
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa cao nhất thường xảy ra vào
tháng 10-11. Lượng mưa năm trung bình ở Phú Quý thấp (1.170 mm/năm). Trong
khoảng thời gian từ 2002-2008, lượng mưa cao nhất được ghi nhận vào tháng 10 năm
2003 (13,8 mm/ngày). Ngoài ra lượng mưa còn có một đỉnh phụ thứ hai xảy ra vào
tháng 5-6 hàng năm, được gọi là mưa tiểu mản (hình 1.2). Mặc dù được gọi là mưa

tiểu mản, nhưng đôi khi lượng mưa vào thời kỳ này cũng khá lớn. Tổng lượng bốc hơi
năm xấp xỉ bằng tổng lượng mưa (1.059 mm). Mùa khô ở Phú Quý kéo dài từ tháng 12
đến tháng 4.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10
2003
2002
2008
2007
2005
2004
2006

Hình 1.2. Biến động lượng mưa (mm/ngày) tại đảo Phú Quý, năm 2002-2008
Nguồn:
Vùng biển đảo Phú Quý ít bị bão (trung bình 0,66 cơn bão/năm), nhƣng gió mạnh
nhất là vào mùa gió Tây Nam có thể gây sóng lớn làm phá huỷ bờ biển, các công trình
cảng, các đầm nuôi cũng nhƣ gây khó khăn cho việc nuôi lồng trên biển. Ở phía Đông
Bắc đảo thƣờng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, lại chỉ có các đảo
nhỏ chắn sóng, nên hiện tƣợng xói lở bờ đảo cũng diễn ra khá mạnh [11].
Chế độ thuỷ triều mang tính chất chung của vùng biển Bình Thuận là nhật triều
không đều. Số ngày nhật triều chiếm khoảng 18 ngày và bán nhật triều chiếm khoảng

12 ngày. Biên độ triều cực đại đạt 2,4m. Triều sóc vọng (triều cƣờng) thƣờng có biên
11


độ từ 2,4-2,6 m, trong khi đó triều trực thế (triều kiệt) hàng tháng thƣờng có biên độ là
0,3-0,4m. Kết quả phân tích dao động thuỷ triều hàng giờ trong toàn năm (2008) cho ta
bức tranh toàn cảnh về biến động thuỷ triều ở vùng biển Phú Quý (hình 1.3).
0.5
1
1.5
2
2.5
3

Hình 1.3. Dao động mực nước biển theo giờ ở đảo Phú Quý trong năm 2008
Nguồn:
Vùng quanh đảo Phú Quý chịu ảnh hƣởng của 2 dòng biển ven bờ giao nhau:
dòng biển ấm từ vùng biển Đông Nam Bộ trong mùa gió Tây Nam mang lên nhiều
chất dinh dƣỡng gặp dòng chảy lạnh ven bờ có nhiệt độ thấp hơn và độ muối cao hơn,
tạo ra môi trƣờng thuận lợi. Ngoài ra, nƣớc biển quanh đảo Phú Quý còn chịu ảnh
hƣởng của vùng nƣớc trồi vào thời kỳ gió mùa Tây Nam. Vì vậy, môi trƣờng nƣớc
quanh đảo Phú Quý có những nét đặc trƣng riêng biệt, thể hiện rõ nhất là yếu tố nhiệt
độ nƣớc thấp hơn so với các đảo khác trong cùng khu vực Trung Bộ [7].
1.2.1.2 Đa dạng sinh học, nguồn lợi và các hệ sinh thái vùng biển Phú Quý
Công tác điều tra nghiên cứu nguồn lợi, đa dạng sinh học vùng biển đảo Phú
Quý đƣợc tiến hành chủ yếu từ năm 1993 trở lại đây. Năm 1993, trong khuôn khổ của
chƣơng trình KT.03.12 [12] các đợt điều tra khảo sát về rong cỏ biển, động vật đáy, hệ
sinh thái rạn san hô đã đƣợc thực hiện. Năm 1996 - 1997, Viện Địa lý đã phối hợp với
Phân Viện Hải dƣơng học tại Hải Phòng (nay là Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển)
tiến hành các chuyến điều tra tổng hợp với nhiều chuyên ngành khác nhau (nguồn lợi

sinh vật biển, khí tƣợng - thuỷ văn, điều kiện kinh tế - xã hội v.v.) nhằm xây dựng quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tại Phú Quý. Năm 2005 - 2007, Viện Nghiên
12


cứu Hải sản đã tiến hành đề tài độc lập cấp Bộ để điều tra đánh giá nguồn lợi cá rạn
san hô và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở một số khu vực dự kiến thành lập
khu bảo tồn, trong đó có Phú Quý, nhằm đề xuất các biện pháp sử dụng bền vững
nguồn lợi. Ngoài ra các đề án phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ngành đối với đảo
Phú Quý của UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã đƣợc triển khai thực hiện.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ các công trình trên cho thấy, vùng biển Phú
Quý có nhiều điều kiện thiên nhiên thuận lợi, tạo nên một ngƣ trƣờng có tính đa dạng
sinh học cao, giàu nguồn lợi hải sản. Vùng biển này không có mùa đông lạnh, nhiệt độ
trung bình năm 27
0
C, độ muối ít biến đổi. Đây là khu vực giao nhau của 2 dòng biển
ven bờ: dòng biển ấm từ vùng biển Đông Nam Bộ trong mùa gió Tây Nam mang lên
nhiều chất dinh dƣỡng gặp dòng chảy lạnh ven bờ có nhiệt độ thấp tạo ra môi trƣờng
phù hợp cho các loài sinh vật biển quần tụ sinh sống.
Trong hệ sinh thái thuỷ vực, thực vật phù du (TVPD) là mắt xích đầu tiên trong
chuỗi thức ăn tự nhiên, đồng thời là yếu tố chỉ thị cho đặc tính các chất dinh dƣỡng vô
cơ trong môi trƣờng nƣớc. Theo Nguyễn Dƣơng Thạo (2001), thành phần loài TVPD ở
khu vực miền Nam Việt Nam (trong đó có vùng biển đảo Phú Quý) có 170 loài thuộc
3 ngành: tảo giáp (Pyrrophyta) có 64 loài, tảo silic (Bacillariophyta) 103 loài và tảo
lam (Cyanophyta) 3 loài. Sinh vật lƣợng cao, dao động trên 2 triệu đến trên 5 triệu
tb/m
3
[15]. Về ĐVPD đã xác định đƣợc 168 loài [8], cùng nhiều ấu thể của giáp xác
(Crustacea), giun nhiều tơ (Polychaeta), da gai (Echinodermata), trứng cá và cá con.
Mật độ khá cao, ngƣỡng dao động lớn, từ 0,6 đến trên 5 nghìn cá thể/m

3
[15]. Rong
biển Phú Quý xác định đƣợc 173 loài thuộc 40 họ, 25 bộ, 4 ngành, cỏ biển 8 loài thuộc
2 họ [13]. Động vật đáy có xƣơng sống 91 loài, giun nhiều tơ 13 loài (Polychaeta), 43
loài động vật thân mềm (Mollusca), 27 loài giáp xác (Crustacea) và 6 loài da gai
(Echinodermata) [12]. Cũng theo tài liệu này, phân bố sinh vật lƣợng giữa các vùng
triều khác nhau: nhƣ vùng bãi triều rạn đá, địa hình dốc, nghèo sinh vật đáy; bãi triều
cát thoải rộng, sinh vật lƣợng trung bình 1.014 g/m
2
; vùng triều thấp sinh vật lƣợng
bình quân cao tới 2.201 g/m
2
. Đối với nhóm cá rạn san hô tại vùng biển Phú Quý đã
xác định đƣợc 87 loài thuộc 46 giống và 23 họ, chỉ số đa dạng (H’) đạt mức 1,56, mật
độ trung bình đạt 120 cá thể/500m
2
, sinh khối trung bình đạt 15,6 kg/500m
2
[7]. Nhóm
cá biển khơi phân bố quanh vùng biển Phú Quý đã xác định đƣợc 181 loài thuộc 80 họ
13


3 bãi cá lớn [6]: 1 bãi cá nổi ở xung quanh đảo, 2 bãi cá đáy ở phía Đông - Đông Nam
đảo, cách khoảng 10 km. Trữ lƣợng ƣớc tính 57.612 tấn, khả năng khai thác 14.413
tấn. Các loài cá phổ biến bao gồm cá nục (Decapterus spp), cá mối (Saurida spp), cá
chim ấn Độ (Arioma indica), cá phèn (Mullidae), cá hồng (Lutjanidae), cá lƣợng
(Nemipterus spp), cá khế (Carangidae), cá bạch điều (Gymnocranius griseus). Theo
dẫn liệu của Phạm Thƣợc (1996) trong báo cáo Nguồn lợi Thuỷ sản Việt Nam [2], bãi
cá Nam Phú Quý có độ sâu 50-200 m, chất đáy cát-bùn, diện tích 7.331 km

2
, trữ lƣợng
cá 44.070-62.320 tấn, khả năng khai thác 15.960 tấn; mật độ 7,04 tấn/km
2
.
1.2.1.3 Tài nguyên nước
Trên đảo Phú Quý không có sông suối. Tài nguyên nƣớc ngọt duy nhất là nƣớc
ngầm. Kết quả điều tra bƣớc đầu của Đoàn địa chất 705 (1989) cho thấy rằng trữ lƣợng
nƣớc ngầm tập trung chủ yếu ở:
- Tầng chứa nƣớc có áp lực cục bộ - cát chứa sỏi sạn nguồn gốc biển tuổi
Pleixtoxen sớm-giữa, phân bố chủ yếu ở ven biển Triều Dƣơng, Tam Thanh, Ngũ
Phụng, Long Hải. Đây là tầng chứa nƣớc phong phú nhất trên đảo, nƣớc thuộc loại
bicacbonat-cloruanatri, độ pH = 7,0-7,6, tổng khoáng hoá 0,4-0,6 g/l (nƣớc nhạt).
Động thái của tầng này biến hoá theo mùa với biên độ 1,5 đến 3,0m và chịu ảnh hƣởng
của thuỷ triều về mùa khô. Hiện nay, nƣớc tầng này đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong
sinh hoạt. Tuy vậy, cần đề phòng hiện tƣợng nhiễm mặn vào công trình lấy nƣớc nếu
khai thác nƣớc ở quy mô lớn về mùa khô.
- Đới chứa nƣớc khe nứt trong các thành tạo phun trào bazan tuổi Plioxen-
Pleixtoxen dới. Nƣớc thuộc loại hình bicacbonat, độ pH = 6,5-7,0, tổng khoáng hoá
thấp hơn 1 g/l. Nƣớc ít bị nguy cơ nhiễm mặn. Động thái nƣớc ngầm của đới này thay
đổi theo mùa, biên độ 2-3m. Nƣớc ở tầng này đang đƣợc dùng rộng rãi trong sinh hoạt.
Đới chứa nƣớc khe nứt bazan là đối tƣợng cung cấp nƣớc quan trọng của đảo,
nhƣng việc khai thác nƣớc trong bazan đòi hỏi phải có các thiết bị khoan và bơm hút
cồng kềnh; ở nơi địa hình cao, mực nƣớc nằm sâu, việc khai thác nƣớc khó khăn.
Ngoài hai tầng chứa nƣớc chủ yếu trên, một số phức hệ có khả năng cung cấp
nƣớc cho các cụm dân cƣ nhỏ nhƣ: tầng chứa nƣớc cát đỏ, phức hệ chứa nƣớc các trầm
tích lục nguyên.
14



Theo đánh giá sơ bộ của Đoàn địa chất 705, thì trữ lƣợng cấp C2 cho toàn đảo
là 22.950 m
3
/ngày, trữ lƣợng khai thác cấp A khoảng 1.200 m
3
/ngày. Lƣợng nƣớc dƣới
đất trên đảo có thể cung cấp nƣớc sinh hoạt cho 24.000 ngƣời với mức sử dụng 50
lít/ngày/ngƣời.
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quý
1.2.2.1. Dân số
Theo số liệu năm 1990 [16], dân số huyện đảo Phú Quý là 14.680 ngƣời, mật
độ dân số trung bình 638 ngƣời/km
2.
Tổng số hộ trên đảo là 2.500 hộ. Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên 2,7%. Sự phát triển dân số trên đảo qua các năm từ 1991 đến 2001 đƣợc thể
hiện qua hình 1.4.
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 huyện Phú Quý, 2/2002
Hình 1.4. Biến động và cơ cấu giới tính dân số đảo Phú Quý, năm 1991-2001
Trình độ dân trí, học vấn ngƣời dân trên đảo thấp. Giai đoạn 1999-2000 toàn
đảo có khoảng trên 10 nghìn ngƣời trong độ tuổi đến trƣờng trong đó có 1,4 nghìn
ngƣời không đƣợc đến trƣờng, còn lại khoảng 8,7 nghìn ngƣời đƣợc đến trƣờng nhƣng
chi có khoảng 69% học hết bậc tiểu học.
1.2.2.2. Các ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế huyện đảo Phú Quý trong những năm 1998-2001 và 2005-2010
tập trung chủ yếu 3 nhóm ngành nghề chính đó là Nông nghiệp, Thuỷ sản và Công
nghiệp. Trong đó giá trị sản xuất của ngành Thuỷ sản luôn chiếm tỷ trọng cao nhất,
sau đó là Công nghiệp và thấp nhất là Nông nghiệp. Giá trị sản xuất của các ngành
15



kinh tế chính ở đảo Phú Quý giai đoạn 1998 -2001 và giai đoạn 2005-2010 đƣợc thể
hiên tại bảng 1.1
Bảng 1.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế qua các năm (theo giá so sánh 1994)
ĐVT: triệu đồng
Ngành nghề chính


Năm
Nông
nghiệp
Thủy sản
Công
nghiệp
Tổng giá trị
sản xuất
1998
13.481
37.978
26.608
78.067
1999
15.098
42.535
27.602
85.235
2000
19.268
48.197
28.461
95.926

2001
19.270
41.173
28.423
88.866
2005
8.779
57.605
40.750
107.134
2006
9.676
68.109
51.390
129.175
2007
10.663
80.529
64.830
156.022
2008
11.752
95.210
81.790
188.752
2009
11.752
112.576
103.200
228.726

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 huyện Phú Quý, 2/2002, Kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015) huyện Phú Quý, 8/2009
1.2.2.3 Lực lượng lao động nghề cá
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, thì năm 1999 toàn huyện
có 3.964 lao động hoạt động chủ yếu các nghề câu mực, nghề câu, vó mành, vây rút
chì, cụ thể số liệu theo các xã của huyện nhƣ sau:


Bảng 1.2. Lao động nghề cá ở huyện Phú Quý, năm 1999

Số ngƣời tham gia khai thác hải sản
Năm 1999
Năm 2009
Long Hải
1.515
1.737
Ngũ Phụng
1.034
1.289
Tam Thanh
1.415
1.814
Tổng số
3.964
4.840
16


Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 huyện Phú Quý, 2/2002. Báo cáo tình hình
thực hiện nhiệm vụ năm 2009, phương hướng thực hiện năm 2010 UBND Phú Quý

1.2.2.4 Số lượng tàu thuyền nghề cá
Theo số liệu thống kê Phòng thống kê huyện đảo Phú Quý thì đầu năm 2002 số
lƣợng tàu thuyền và công suất máy tàu đƣợc thể hiện tại bảng 1.3. Tính trung bình cho
đến năm 2001, công suất máy tàu khoảng 22,93 cv/tàu, số lƣợng tàu thuyền dƣới 20 cv
rất lớn 242 chiếc trong tổng số 596 tàu thuyền. Số lƣợng tàu thuyền trên 45 cv có 20
chiếc, điều này chứng tỏ lƣợng tàu thuyền khai thác xa đảo là rất ít. Việc khai thác
nguồn lợi ven đảo sẽ ảnh hƣởng lớn tới hệ sinh thái vùng ven đảo.
Bảng 1.3. Phân bố tàu thuyền theo địa phương của huyện Phú Quý năm 2001
Đơn vị
Số lƣợng tàu thuyền
Công suất CV
1. Xã Ngũ Phụng
217
3.381
2. Xã Long Hải
153
4.541
3. Xã Tam Thanh
226
5.750
Tổng số
596
13.672
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 huyện Phú Quý, 2/2002.
1.2.2.5. Loại nghề khai thác hải sản
Theo kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ “Nghiên cứu hiện trạng nguồn lợi, điều
kiện môi trƣờng và khả năng phát triển nghề cá của những đảo lớn, vùng gần bờ (Lý
Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc)” tại báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu tổng
hợp huyện đảo Phú Quý năm 2002, do PGS. TS Nguyễn Viết Thịnh và ctv, Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội [15], thì đánh bắt hải sản là hoạt động kinh tế quan trọng

nhất ở huyện Phú Quý, không chỉ vì nó chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP trên địa
bàn huyện, mà còn vì các nguyên liệu từ đánh bắt hải sản là nguyên liệu để cho các
ngành công nghiệp chế biến phát triển. Hoạt động nuôi trồng tuy đã phát triển, nhƣng
chƣa tính đƣợc vào giá trị sản xuất thuỷ sản. Giá trị sản xuất thuỷ sản (chỉ tính riêng
khai thác) đƣợc thể hiện tại bảng 1.5. Sản lƣợng khai thác thuỷ sản của huyện Phú Quý
giai đoạn 1998-2001 và giai đoạn 2005-2009 đƣợc thể hiện tại bảng 1.4.

×