Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại thị xã cửa lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 138 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


NGUYỄN THÁI HÀ


MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KHÁCH
SẠN NHÀ HÀNG TẠI THỊ XÃ CỬA LÒ


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 05

Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HUY TỰU


NHA TRANG, 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại Thị xã Cửa Lò” là công trình nghiên cứu
của bản thân tôi và chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào. Mọi sự
giúp đỡ để hoàn thành đề tài nghiên cứu này đã được cảm ơn đầy đủ, các thông tin
trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả đề tài
















LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài Luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp
đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Luận văn cũng được hoàn
thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết qủa nghiên cứu liên quan,
các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên
cứu, tổ chức chính trị…Đặc biệt là sự hợp tác của du khách và sự giứp đỡ của các
phòng ban thuộc UBND thị xã Cửa Lò trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu;
đồng thời là sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè
và các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Hồ Huy Tựu -
người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, Khoa kinh tế, Khoa đào tạo SĐH-

Trường Đại học Nha Trang, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân đây, tôi xin chân thành cám ơn tất cả mọi người đã gúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này. Cám ơn tất cả các tác giả của các công trình mà tôi đã tham khảo; cám
ơn sự cộng tác từ phía du khách và sự giúp đỡ của tất cả mọi người.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong Luận văn này không tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến
đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn./.
Tác giả đề tài


Nguyễn Thái Hà
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI GIỚI THIỆU 2
1. Đặt vấn đề 2
1.1. Thông tin chung 2
1.2. Vấn đề nghiên cứu 3
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
2.1. Mục tiêu chung 4
2.2. Mục tiêu cụ thể 4
3. Đối tượng nghiên cứu 5
4. Phương pháp tiếp cận 5
4.1. Các thông tin số liệu thứ cấp 5
4.2. Các thông tin số liệu sơ cấp 5
5. Ý nghĩa đóng góp của đề tài 6
6. Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 1 7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tổng quan tài liệu 7
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước 7
1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài 8
1.1.3. Định vị nghiên cứu của Luận văn 10
1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 12
1.2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Nghệ An 12
1.2.2. Vài nét về thị xã Thị xã Cửa Lò 13
1.2.3. Tổ chức hành chính: 15
1.2.4. Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội 15
1.2.5. Lịch sử tên gọi Cửa Lò 16
1.2.5. Đặc điểm của loại hình kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò 19
1.2.6. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu KD chủ yếu 23
CHƯƠNG 2 30
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 30
2.1. Cơ sở lý thuyết 30
2.1.1. Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) 30
2.1.2. Kết quả kinh doanh 32
2.2 . Một số chỉ tiêu tài chính dùng cho việc phân tích: 38
2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 39
2.3.1. Quy mô doanh nghiệp 39
2.3.2. Số năm hoạt động (kinh nghiệm của doanh nghiệp) 39
2.3.3. Vốn nhân lực 39
2.3.4. Chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (nếu có) 40
2.3.5. Mức độ nâng cao năng lực đội ngũ 41
2.3.6. Quy mô vốn 41
2.3.7. Mức độ quảng bá, quảng cáo: 42
2.3.8. Phong cách phục vụ: 43
2.3.9. Vị trí nhà hàng, khách sạn: 44

2.3.10. Mức độ thay thế đội ngủ nhân viên mới hàng năm: 44
2.3.11. Số lượng chương trình khuyến mãi: 44
2.3.12. Mức độ đào tạo, bổ túc nghiệp vụ cho nhân viên: 45
2.3.13. Chi phí sửa chữa, bảo trì, thay thế cơ sơ vật chất hàng năm: 45
2.3.14. Mức độ hợp lý của giá dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh: 45
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất 46
SƠ KẾT CHƯƠNG 2 53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54
3.1. Thiết kế câu hỏi bảng hỏi điều tra 54
3.1.1. Thang đo và các mục hỏi 54
3.1.2. Cấu trúc nội dung bảng hỏi 56
3.2. Phương pháp thu thập số liệu 57
3.2.1. Phương pháp thu dữ liệu thứ cấp 57
3.2.2. Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp 57
3.3. Mẫu nghiên cứu 58
3.3.1. Xác định cỡ mẫu 58
3.3.2. Xác định quy cách chọn mẫu 58
3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin 58
3.3. Phương pháp phân tích số liệu 59
3.3.1. Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo 59
3.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố 59
3.3.3. Phương pháp phân tích tương quan 62
3.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy 62
3.3.5. Phương pháp thống kê mô tả 65
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 67
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 68
4.1. Mô tả mẫu điều tra 68
4.1.1. Qui mô doanh nghiệp 68
4.1.2. Doanh số 68
4.1.3. Số năm hoạt động 69

4.1.4. Loại hình 69
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh 70
4.2.1. Phân tích Cronbach và Alpha 70
4.2.2. Phân tích EFA: 77
4.2.3. Phân tích thống kê mô tả các biến số ảnh hưởng 82
4.3. Xét mô hình ước lượng Doanh thu 89
4.4. Xét mô hình ước lượng Lợi nhuận 94
4.5.Xét mô hình ước lượng tỷ suất LN/DT ROS 99
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC GIẢI PHÁP 104
5.1 Bàn luận kết quả 104
5.1.1 Về hiệu quả sản xuất qua các tỉ số tài chính 104
5.2. Bàn luận về các mô hình mô hình 105
5.2.1. Trình độ học vấn: 105
5.2.2. Mức độ quảng cáo của DN nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò: 105
5.2.3.Tuổi của doanh nghiệp: 106
5.2.4.Quy mô doanh nghiệp: 107
5.2.5. Mức độ thay thế đội ngũ nhân viên hàng năm: 107
5.2.6. Tiếp cận chính sách hỗ trợ: 108
5.2.7. Vốn xã hội: 109
5.2.8. Mức độ hợp lý của giá dịch vụ: 109
5.2.9. Vốn nhân lực: 110
5.2.10. Phong cách phục vụ: 111
5.3. Đánh giá tình hình thực tế các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KD 111
5.3.1 Những mặt còn hạn chế 111
5.3.2. Những thuận lợi 112
5.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN 113
5.4.1. Giải pháp đào tạo và quản lý nhân viên 113
5.4.1.1. Đào tạo: 113
5.4.2. Mở rộng quy mô doanh nghiệp 114
5.4.3. Tiếp cận kịp thời các chính sách hỗ trợ của nhà nước 114

5.4.4. Mở rộng quan hệ ngoại giao hợp tác 115
5.4.5. Nghiên cứu và nắm bắt thị trường để đưa ra chiến lược giá hợp lý. 115
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 116
1. Kết luận: 116
1.1. Những đóng góp của đề tài 116
1.1.1. Về lý thuyết 116
1.1.2. Về thực tiễn 116
1.2. Hạn chế của đề tài 117
1.3. Hướng nghiên cứu mới 117
2. Kiến nghị 118
2.1. Đối với ngành du lịch 118
2.2. Đối với tỉnh Nghệ An 119
2.3. Đối với Thị xã Cửa Lò 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC 124

PHỤ LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Hệ thống khách sạn nổi bật tại Cửa Lò 23

Bảng 1.2: Thống kê hệ thống khách sạn nhà hàng 24

Bảng 1.3: Thống kê kết quả kinh doanh các năm từ 2009-2011 26

Bảng 1.4: Thống kê tình hình thực hiện nghĩa vụ NSNN các năm từ 2009-2011 27

Bảng 1.5: Thống kê tình hình sử dụng lao động các năm 2009-2011 29

Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính 48

Bảng 3.1: Cơ cấu chọn mẫu 58


Bảng 4.1 Thống kê quy mô doanh nghiệp 68

Bảng 4.2 Thống kê doanh số doanh nghiệp 68

Bảng 4.3: Thống kê năm hoạt động của các doanh nghiệp 69

Bảng 4.4 Thống kê loại hình doanh nghiệp 69

Bảng 4.5: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố QC 70

Bảng 4.6: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố COCAUNV 71

Bảng 4.7: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố TCCSHT 72

Bảng 4.8: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố VONXAHOI 73

Bảng 4.9: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố HOPLYGIA 74

Bảng 4.10: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố VONNHANLUC 75

Bảng 4.11: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố PHONGCACHPV 76

Bảng 4.12: Kết quả phân tích EFA các nhân tố ảnh hưởng đến ROS 78

Bảng 4.13: các thông số thống kê mô tả các biến nhân tố của mô hình 82

Bảng 4.14. Ma trận tương quan các biến trong mô hình 85
4.3. Các bảng trong mô hình ước lượng Doanh thu 89


Bảng 4.15a: Các biến số trong mô hình 89

Bảng 4.15b: Model Summary 89

Bảng 4.15c: - Anova : 90

Bảng 4.15d: Coefficients 91

4.4. Các bảng trong mô hình ước lượng Lợi nhuận 94

Bảng 4.17a: Các biến số trong mô hình lợi nhuận 94

Bảng 4.17b: Model Summary 94

Bảng 4.17c: - Anova : 95

Bảng 4.17d: Coefficients 96

4.5. Các bảng trong mô hình ước lượng tỷ suất LN/DT ROS 99

Bảng 4.18a : Các biến số trong mô hình lợi nhuận 99

Bảng 4.18b: Model Summary 99

Bảng 4.18c: - Anova : 100

Bảng 4.18d: Coefficients 101


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Biểu đồ 1.1. Thống kê doanh nghiệp qua các năm 24
Biểu đồ 1.2. Thống kê hộ kinh doanh các năm 24
Biểu đồ 1.3. Doanh thu qua các năm 25
Biểu đồ 1.4. Chi phí qua các năm 25
Biểu đồ 1.5. Năm sử dụng lao động 28
Biểu đồ 2.1. Biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất 30
Hình 3.1. Mô hình hồi quy tuyến tính thuận 63
Hình 3.2. Mô hình hồi quy tuyến tính nghịch 63
Hình 3.3. Mối liên hệ không tuyến tính 63
Hình 3.4. Mô hình không có mối liên hệ giữa các biến 64
Hình 4.1. Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán chuẩn hóa 92
Hình 4.2. Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán chuẩn hóa 102
Hình 4.3. Biểu đồ Histogram để khảo sát phân phối của phần dư 102




1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KH-DT: Kế hoạch - Đầu tư
UBND: Uỷ ban nhân dân
VH-TT-DT: Văn hoá - Thể thao – Du lịch
NN: Nhà Nước
THHH: Trách nhiệm hửu hạn
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
CP: Cổ phần
LN/CP: Lợi nhuận/Chi phí
LN/DT: Lợi nhuận/ Doanh thu

DT/CP: Doanh thu/Chi phí















2

LỜI GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
1.1. Thông tin chung
Du lịch Việt Nam, trong những năm gần đây, ngày càng được cải thiện về mọi
mặt. Hoạt động du lịch cũng được xem là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Việt Nam
được xem là vùng đất an toàn, thân thiện và một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn
nhất trên thế giới. Với bề dày lịch sử, văn hoá truyền thống cùng với những lợi thế do
thiên nhiên ban tặng, những món ăn hấp dẫn, các làng nghề truyền thống, lễ hội văn
hoá đặc sắc, những bãi biển đẹp…, Việt Nam đã thu hút du khách từ khắp nơi trên thế
giới. Bên cạnh môi trường chính trị - kinh tế ổn định, Chính phủ Việt Nam luôn ưu
tiên khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch, mặc dù vẫn gặp những khó khăn về
kinh tế hiện nay (BC phân tích KS – NH Việt Nam của Công ty CP xếp hạng tín nhiệm

doanh nghiệp Viêt Nam CRV-JSC).
Tại miền trung Việt Nam, Cửa Lò – Nghệ An là một địa điểm du lịch đặc sắc và
nổi tiếng của nước ta, thu hút khách lượng lớn du lịch từ khắp nơi cả trong và ngoài
nước. Để có thể đáp ứng nhu cầu ăn ở, vui chơi vô cùng lớn của du khách vào các mùa
du lịch, ngành du lịch Cửa Lò đã rất nổ lực trong khâu tổ chức xây dựng, nâng cấp các
ở sở lưu trú cũng như nguồn thực phẩm dồi dào. Hệ thống khách sạn, nhà hàng, nhà
nghỉ… tại Cửa Lò không chỉ được các chủ doanh nghiệp khách sạn nhà hàng quan tâm
chú trọng mà còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ chính phủ, các cơ quan ban ngành
địa phương. Chính vì thế, du khách đến với Cửa Lò không chỉ vì "cái duyên quyến rũ"
của bãi tắm cát mịn, nước trong, sóng lặng, mà còn do sự tiện lợi từ hệ thống nhà hàng
khách sạn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của họ.
Theo như đánh giá của phòng Văn hóa Thị xã Cửa Lò mùa du lịch năm 2011 là
tất cả 433 cơ sở lưu trú với gần 6.000 phòng nghỉ trên địa bàn, các nhà hàng ăn uống,
dịch vụ vui chơi - đều được nâng cao hơn về chất lượng phục vụ gắn với yêu cầu văn
hóa. Trong năm này, dù kinh tế khó khăn nhưng trên địa bàn thị xã đã xây thêm 10 cơ
sở lưu trú mới, góp phần giải tỏa tâm lý "cháy phòng" thời kỳ cao điểm như những
năm trước, vượt xa kế hoạch 6.096 phòng nghỉ, với 12.192 giường để phục vụ khoảng
16.000 khách lưu trú/ngày đêm.


3

Từ trước đến nay, nguồn thu từ dịch vụ "ăn, nghỉ" thường chiếm vị trí quan
trọng trong doanh thu toàn ngành Du lịch. Năm 2011, doanh thu toàn ngành đạt 920 tỷ
đồng thì thu từ nhà hàng, khách sạn ước khoảng 80%. Điều mừng là trong số
1.305.000 lượt khách lưu trú, qua nhiều kênh thông tin đã phản ánh khá hài lòng về
chất lượng dịch vụ. Ngay cả khách du lịch nước ngoài yêu cầu rất cao cũng đáp ứng
được. Do vậy, khách nước ngoài đến với Cửa Lò ngày càng tăng (năm 2011 đạt trên
5.000 lựợt người, tăng gần 12% so với năm 2010). Nhiều du khách đã trở lại với Thị
xã biển này lần thứ hai (Phòng VH-TT-DL Cửa Lò, 2011).

Cửa Lò trong năm kinh tế cả nước gặp khó khăn này vẫn dành ra hơn 100 tỷ
đồng, để hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông nước sinh hoạt, điện chiếu sáng và
nâng cấp các khu vui chơi giải trí. Nhiều doanh nghiệp đầu tư thêm vốn để "tân trang
bên ngoài" và mua sắm thiết bị bên trong. Về dịch vụ ăn uống trên bãi biển, từ giữa
tháng Tư, các nhà hàng đã trang trí, bày biện bàn ghế, nơi trông xe, bể tắm nước ngọt
và khoang chứa thực phẩm tươi sống chu tất. Được biết, trên địa bàn có trên 300 khách
sạn nhà hàng thì trên 200 cơ sở đã bắt đầu chỉnh trang, bổ sung nhân lực, làm vệ sinh,
trang trí tranh ảnh bắt mắt. Phong cách phục vụ chu đáo, thể hiện sự mến khách và
than thiện để lại nhiều ấn tượng tốt trong long du thực khách.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Mặc dù trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại Cửa
Lò có rất nhiều lợi thế để phát triển và thu lợi nhuận lớn từ nhu cầu lưu trú, ăn uống
vui chơi của khách du lịch nhưng khó khăn và những vấn đề nan giải trong kinh doanh
là không thể tránh khỏi. Có thể nói, trong điều kiện hiện tại, những ông chủ, những đại
gia với vốn lớn trong tay tại Cửa Lò nếu chọn hướng đầu tư vào kinh doanh khách sạn
nhà hàng là có thể thu lại lợi nhuận lớn. Nhưng việc đầu tư, sử dụng vốn như thế nào
để đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cao nhất không phải là vấn đề muốn hay
chỉ dám nghĩ, dám làm là có thể làm được mà phải có sự tính toán, nghiên cứu và căn
nhắc rất kỹ càng. Trước sự phát triển và mọc lên nhanh chóng của các doanh nghiệp
khác sạn, nhà hàng tại Cửa Lò như thế thì thực trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
là một cuộc chiến cam go, ác liệt. Trong trận chiến ấy, chỉ những doanh nghiệp có
chiến lược kinh doanh hiệu quả, đúng đắn mới có thể tồn tại lâu dài và vững chắc.
Chính vì thế, mà việc đánh giá và theo dõi kết quả, hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp khách sạn nhà hàng tại Cửa lò là một vấn đề tất yếu và cấp thiệt. Các doanh


4

nghiệp cần phải nắm rõ các nhân tố nào tại địa phương Cửa Lò và các nhân tố nào của
chính các doanh nghiệp cũng như các nhân tố nào từ phía khách du lịch ảnh hưởng

mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Để từ đó có những đối sách,
kế hoạch và chiến lược đúng đắn.
Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của ngành kinh doanh khách sạn,
nhà hàng và du lịch tại Cửa Lò và cũng ý thức được tâm quan trọng của vấn đề đã nói
ở trên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Một số nhân tố ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng tại thị xã Cửa Lò” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trước sự phát triển của ngành khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò nhưng lại tiềm
tàng nguy cơ phát triển tràn lan và kinh doanh thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp
khách sạn nhà hàng tại đây, tác giả tiến hành đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu
tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp qua đó kiểm chứng sự hiệu quả của các mô
hình kinh doanh mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Cũng thông qua đó, tác giả
nghiên cứu và tìm hiểu sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của các doanh nghiệp và xây dựng ra một mô hình các nhân tố ảnh hưởng chung có thể
áp dụng và thực tiễn tại thị xã Cửa lò.
Cũng thông qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn góp một phần công sức
nhỏ trong việc phát triển ngành khách sạn nhà hàng không chỉ tại Cửa Lò mà còn mở
rộng ra áp dụng đối với các doanh nghiệp trên qui mô tỉnh Nghê An và các tỉnh, thành
phố du lịch khác trong cả nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kết quả KD của loại hình KD dịch vụ
- Xây dựng mô hình lý thuyết và các giả thuyết về mối quan hệ giữa Doanh thu,
Chi phí, Lợi nhuận và các tác động của những yếu tố thuộc môi trường vi mô, vĩ mô
trong hoạt động của của kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò.
- Xây dựng và điều chỉnh các thang đo cho các biến số liên quan.


5


- Phân tích các nhân tố Doanh thu, Lợi nhuận, Tỷ suất LN/DT thuần các tác
động của những yếu tố thuộc môi trường vi mô, vĩ mô trong hoạt động của kinh doanh
khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của loại hình kinh doanh này
tại Thị xã Cửa Lò.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò. Cụ thể, về mặt không gian là các doanh nghiệp
khách sạn, nhà hàng tại Cửa Lò, về mặt không gian là các kết quả kinh doanh nghiệp
khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò đến năm 2011.
4. Phương pháp tiếp cận
4.1. Các thông tin số liệu thứ cấp
Đây là các số liệu phản ánh tình hình hoạt động của các DN kinh doanh khách
sạn nhà hàng tại Cửa Lò
- Sở KH-DT tỉnh Nghệ An
- Chi cục Thuế thị xã Cửa Lò
- Phòng Kinh tế thị xã
- Phong VH-TT-DL thị xã
- UBND thị xã Cửa Lò
4.2. Các thông tin số liệu sơ cấp
Sẽ tổ chức điều tra khảo sát để thu thập số liệu sơ cấp như sau:
Do đề tài nghiên cứu được chấp nhận là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
nhà hàng tại Thị xã Cửa Lò nên nghiên cứu sẽ lấy mẫu bằng 70 – 78% trên số doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng là 280 DN. cụ thể:
Loại hình DN Số lượng Tỷ lệ
Doanh nghiệp NN 30 75%
Cty TNHH 70 77.7%
Cty Cổ phần 60 75%
DNTN 50 71%

Tổng số 210



6

Với tổng thể và kích cở mẫu như trên, thì đây có thể giải quyết một phần lớn số
liệu cho các nghiên cứu của các đề tài sau này khi phạm vi mở ra cho toàn địa bàn thị
xã Cửa Lò nói riêng và Tỉnh Nghệ An nói chung.
Các số liệu này sẽ được tổng hợp trên các phần mềm Excel và SPSS. Quá trình
phân tích số liệu sẽ chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích thống kê, đối chiếu và
tính toán nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế chung của hệ thống khách sạn nhà hàng;
Dùng phương pháp phân tích hồi qui để xác định mối tương quan và mức độ tác động
của các yếu tố này đối với biến số đang được nghiên cứu là hiệu quả kinh tế để trên cơ
sở này sẽ đề xuất các giải pháp chính sách với mục tiêu phát triển một cách bền vững.
5. Ý nghĩa đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ vận dụng các lý thuyết về kinh tế học, để đánh giá hiệu quả kinh tế của
các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng. Quan trọng hơn, đề tài hướng tới
một mô hình tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng, vì vậy được kỳ vọng một bức tranh tổng quát
hơn về ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng với các nghiên cứu trước đây.
Về mặt thực tiễn, nhằm đưa ra các đề xuất đối với các doanh nghiệp với mục
tiêu cải thiện lợi nhuận, nghiên cứu sẽ tìm ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế doanh nghiệp khách sạn nhà hàng, cũng như xác định mức độ tác động của
chúng. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong những cơ sở để các cơ quan chức
năng, cũng như chính quyền địa phương có được một cách nhìn tổng quan và cập nhật
hơn, về hiệu quả sản xuất của ngành kinh doanh khách sạn, nhà hàng nói riêng và kinh
doanh dịch vụ dụ lich tại Thị xã Cửa lò nói chung.
6. Kết cấu của đề tài
Nhất quán với phần lời mở đầu và mục lục, đề tài gồm 6 phần:

- LỜI GIỚI THIỆU
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
- CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



7

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1
.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
- Công trình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DNNVV ở Tp. Cần Thơ” của Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam
(09/2011). Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Tp.
Cần Thơ. Cỡ mẫu được chọn là 389 DNNVV. Tác gia dùng phương pháp thống kê mô
tả và phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ,
trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội
của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DNNVV ở Tp. Cần Thơ.
- Công trình nghiên cứu “phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
du khách khi đến du lịch ở kiên giang” của Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng
Giang (2011). Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tần số) và Wilingness To

Pay để đánh giá và thấy rằng dịch vụ của khách sạn đã làm hài lòng khách hàng. Kết
hợp với phương pháp tần số để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ra những hạn chế
làm ảnh hưởng chất lượng dịch vụ của khách sạn. như: nhân viên phục vụ chưa được
đào tạo chuyên nghiệp, các dịch vụ chưa đa dạng, kiến trúc chưa hấp dẫn được khách,
quảng bá còn yếu kém….
- Công trình nghiên cứu “Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du
lịch biển Cửa Lò” của tác giả Phạm Thị Hường (2010). Công trình đã nghiên cứu và
hệ thống hoá một số vấn đề lí luận về tính mùa vụ du lịch, cung và cầu du lịch, xác
dịnh được các yếu tố hình thành nên tính mùa vụ du lịch và mức độ ảnh hưởng của
tính mùa vụ du lịch lên hoạt động du lịch đặc biệt là các tác động của tính mùa vụ đến
hoạt động du lịch biển. Đánh giá khách quan về tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến
hoạt động du lịch biển Cửa Lò, đặc biệt nhấn mạnh các tác động tiêu cực của tính mùa
vụ đến tài nguyên và hiệu quả kinh doanh du lịch, tác động đến kinh tê xã hội địa
phương, đến môi trường du lịch và đến khách du lịch. Từ dây rút ra những lợi thế và
khó khăn trong phát triển du lịch biển Cửa Lò. Trên cơ sở đó, công trình đã đề xuất


8

một số nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của tính
mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò
- Trần Tuấn An (2008) với đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty
Khách sạn Khánh Hưng”. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt
đối để phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty. Đồng thời sử dụng
một số chỉ tiêu tài chính: khả năng thu hồi nợ, tỷ số khả năng sinh lợi để đánh giá hiệu
quả kinh doanh của công ty. Sau khi phân tích, tác giả tổng hợp các kết quả trên đưa ra
những thuận lợi, khó khăn của công ty từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Các công trình trên là cơ sở để tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại thị xã Cửa Lò. Dựa trên các

nhân tố đã được nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu trên, tác giả phân tích các
sự ảnh hưởng của chúng đối với các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại thị Xã Cửa
Lò.
1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài
- Công trình nghiên cứu “The Effect of Customers’ Emotional Responses to
Service Failures on Their Recovery Effort Evaluations and Satisfaction Judgments”
của Amy K. Smith và Ruth N. Bolton.(Tầm ảnh hưởng của những phản ứng cảm tính
của khách hàng đến việc đánh giá những nỗ lực trong việc khắc phục lỗi dịch vụ và
thẩm định sự hài lòng của khách hàng ) Nghiên cứu thấy rằng những phản ứng cảm
tính của khách hàng về những lỗi dịch vụ có ảnh hưởng đến việc đánh giá nỗ lực phục
hồi của các công ty kinh doanh khách sạn và việc phán đoán sự hài lòng trong một số
trường hợp và các ảnh hưởng của cảm xúc khác nhau giữa các ngành công nghiệp
thiết lập. Nghiên cứu này xác định ra nhiều loại của các nỗ lực hiệu quả nhất trong
việc giúp đỡ khách hàng "phục hồi" từ những cảm xúc tiêu cực gây ra bởi những lỗi
dịch vụ.
- Công trình nghiên cứu “Improvement of Hotel Service Quality: An Empirical
Research in Pakistan” của Afshan Naseem, Sadia Ejaz và Prof. Khusro P. Malik
GPHR. (Cải thiện chất lượng dịch vụ khách sạn: Một nghiên cứu thực nghiệm ở
Pakistan ) Trong nghiên cứu này, cả hai nghiên cứu định tính và định lượng đều được
sử dụng. Các dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi trong đó có nhiều lựa chọn
câu hỏi. Kết quả của những mối tương quan khác nhau, qua kiểm định T (T- test) và


9

các đồ thị đã thể hiện được nhiều dịch vụ hiện có và sự hài lòng của khách hàng. Cái
chính là sự lịch sự, nhã nhặn của nhân viên phục vụ, sự thoải mái trong phòng nghỉ, sự
sạch sẽ và môi trường của khách sạn đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng sự
thoải mái và sự hài lòng nối tiếp trong lòng khách hàng.
- Công trình nghiên cứu “A Review of Research on Information Technology in

the Hospitality Industry” của các tác giả Peter O’Connor, Ph.D. (Corresponding
author) và Jamie Murphy, Ph.D.("Một đánh giá của Nghiên cứu Công nghệ thông tin
trong ngành công nghiệp Khách sạn"). Các phân tích cho thấy khái quát ba lĩnh vực
nghiên cứu chính: tác động của internet lên hệ thống phân phối, giá cả và sự tương
tác với khách hàng. Tương tự như hậu quả của sự bùng nổ dấu chấm com, ngành kinh
doanh khách sạn cũng đã nhận ra rằng công nghệ thông tin cũng đã mang lại những
hiệu ứng không mong muốn và cũng có những tiên đoán không chính xác.
- Công trình nghiên cứu “The Effects of social media networks in the
hospitality industry” của tác giả Wendy Lim đại học Nevada, Las Vegas.(Những ảnh
hưởng của các phương tiện truyền thông mạng xã hội trong ngành công nghiệp khách
sạn). Ngành công nghiệp khách sạn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã
hội để thu hút khách hàng và khuyến khích khách hàng nói lên những suy nghĩ của
mình để họ có thể nhận ra được những nhu cầu thực sự của khách hàng. Thông qua các
trang web mạng, ngành công nghiệp khách sạn có sự tương tác với khách hàng trước,
trong và sau khi khách hàng đã tận hưởng kỳ nghỉ. Phương tiện truyền thông xã hội là
tương đối mới và có nhiều thuận lợi như là giá cả phải chăng, nó như là virus và có
tiềm năng phát triển để mở rộng nhận biết thương hiệu một cách nhanh chóng và cho
đến nay và nó được cho là có thể phát triển, chủ động tìm kiếm, thu hút được nhiều
chú ý của khách hàng và số lượng lưu lượng truy cập lớn.
- Công trình nghiên cứu “Enterprise Grouth and survival in Vietnam: Does
Government support matter?” của các tác giả Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar
cùng với các công trình nghiên cứu của Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Ari
Kokko và Fredrik Sjöholm (2004) đã chỉ ra quy mô doanh nghiệp tác động đến kết quả
kinh doanh.


10

1.1.3. Định vị nghiên cứu của Luận văn
Tên công trình Tác giả Biến ảnh hưởng Kết quả kinh doanh

Các nghiên cứu trong nước
1. “Các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của
DNNVV ở Tp. Cần Thơ”
Nguyễn Quốc
Nghi và Mai
Văn Nam
(09/2011)
Mức độ tiếp cận
chính sách hỗ trợ
của Chính phủ,
trình độ học vấn
của chủ doanh
nghiệp, quy mô
doanh nghiệp, tốc
độ tăng doanh thu
Hiệu quả hoạt động
kinh doanh của
doanh nghiệp vừa
và nhỏ
2.“Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài
lòng của du khách khi đến
du lịch ở Kiên giang”
Lưu Thanh Đức
Hải và Nguyễn
Hồng Giang
(2011)
Tuổi doanh

nghiệp, trình độ
học vấn của chủ
DN
Sự hài lòng của du
khách đối với khách
sạn
3.“Các giải pháp hạn chế
tính mùa vụ của hoạt
động du lịch biển Cửa
Lò”
Phạm Thị
Hường (2010).
Tính mùa vụ
Hoạt động kinh
doanh các dịch vụ
du lịch
4.“Phân tích hiệu quả
kinh doanh tại Công ty
Khách sạn Khánh Hưng”
Trần Tuấn An
(2008)
N/A
Kết quả của hoạt
động kinh doanh
khách sạn
Các nghiên cứu ngoài nước
1.“The Effect of
Customers’ Emotional
Responses to Service
Failures on Their

Recovery Effort
Evaluations and
Satisfaction Judgments”
Tác giả: Amy K.
Smith và Ruth
N. Bolton
Chất lượng dịch
vụ, Quan hệ xã
hội
Kết quả của hoạt
động kinh doanh
khách sạn (Sự thỏa
mãn khách hàng)
2. “Improvement of Hotel
Service Quality: An
Empirical Research in
Pakistan”
Afshan Naseem,
Sadia Ejaz và
Prof. Khusro P.
Malik GPHR
Chất lượng dịch
vụ, Quan hệ xã
hội
Kết quả của hoạt
động kinh doanh
khách sạn (Sự thỏa
mãn khách hàng)



11

3.“A Review of Research
on Information
Technology in the
Hospitality Industry”
tác giả Peter
O’Connor, Ph.D.
(Corresponding
author) và Jamie
Murphy, Ph.D
Áp dụng công
nghệ thông tin
Kết quả của hoạt
động kinh doanh
ngành du lịch
4.“The Effects of social
media networks in the
hospitality industry
Wendy Lim đại
học Nevada, Las
Vegas
Mạng truyền
thông
Quan hệ xã hội
Kết quả của hoạt
động kinh doanh
ngành du lịch
5.“Enterprise Grouth and
survival in Vietnam: Does

Government support
matter?”
Henrik Hansen,
John Rand và
Finn Tar
Qui mô doanh
nghiệp
Hỗ trợ của Chính
phủ

Tăng trưởng doanh
thu
Định vị nghiên cứu của luận văn
Một số nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp khách
sạn, nhà hàng tại thị xã
Cửa Lò

Qui mô DN, Học
vấn chủ DN, Tuổi
của DN, Hỗ trợ
của CP, Mức độ
quảng cáo, Đào
tạo nhân viên, Chi
phí bảo trì sửa
chữa CSVC, Mức
độ thay thế nhân
viên, Vốn xã hội,
khuyến mãi, hợp

lý giá, Vôn nhân
lưc, phong cách
phục vụ, Vị trí
Kết quả kinh doanh
của DN khách sạn –
Nhà hàng



12

1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Nghệ An

Hình 1.1 Bản đồ Tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía
bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp Lào, phía đông
giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô
Hà Nội 291 km về phía nam. Trước đây cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên là Nghệ
Tĩnh (năm 1976 đến 1991), từ năm 1991 tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Điều kiện tự nhiên & xã hội
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ,
thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, chịu ảnh hưởng của gió phơn


13

tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và
ẩm ướt.
- Diện tích: 16.490km².

- Dân số: 3.113.055 người (theo điều tra dân số ngày 01/04/2009)
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm.
- Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C.
- Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.
- Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%.
- Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc.
- Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.
Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại I, 02 thị xã và 17 huyện: Thành phố Vinh,
Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa, 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương
Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn;
7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu,
Quỳnh Lưu, Yên Thành.
1.2.2. Vài nét về thị xã Thị xã Cửa Lò



14


Hình 1.2: Hình ảnh và bản đồ về Cửa Lò
Cửa Lò là thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở phía đông của tỉnh Nghệ An; phía
đông giáp Biển Đông, phía tây giáp Nghi Lộc, phía nam giáp thành phố Vinh và huyện
Nghi Xuân-Hà Tĩnh, phía bắc giáp huyện Diễn Châu. Trước đây, Cửa Lò thuộc huyện
Nghi Lộc. Cửa Lò nổi tiếng với bãi biển, khu nghỉ mát và cảng biển sầm uất. Từ ngày
12/3/2009 Bộ Xây dựng đã có quyết định công nhận Cửa Lò là đô thị loại 3.


15

1.2.3. Tổ chức hành chính:

Thị xã Cửa Lò gồm 7 phường: Nghi Thủy, Nghi Tân, Thu Thủy, Nghi Hòa,
Nghi Hải, Nghi Hương, Nghi Thu. Tất cả các phường này đều tiếp giáp với biển. Hiện
nay trung tâm du lịch vẫn tập trung ở phường Thu Thủy, Nghi Hương và Nghi Thu và
đang mở rộng xuống khu vực Cửa Hội (Nghi Hòa và Nghi Hải). Phường Nghi Thủy
còn được biết đến với cái tên làng chài do khách du lịch quen gọi và đây là nơi tập
trung các chợ hải sản phục vụ cho du lịch thị xã
1.2.4. Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội
+ Diện tích & Dân số
* Diện tích 27,81 km².
* Dân số: 70.398 người (2010).
Trong thời gian tới, Cửa Lò sẽ sát nhập thêm 4 xã của huyện Nghi Lộc là Nghi
Thạch, Nghi Khánh, Nghi Xuân và Nghi Hợp nâng tổng diện tích của thị xã lên 49,52
km2, dân số sẽ vượt trên 100.000 người.
+ Vị trí địa lý: Cửa Lò nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, cách Thành phố
Vinh tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An 16km về phía Đông, Sây bay Vinh 10km về phía Tây, Thủ
đô Hà Nội gần 300km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 1.400km về phía Nam,
thủ đô Viên Chăn của lào 400 km. Cửa Lò nằm giữa 2 con sông lớn là Sông Lam ở
phía Nam và Sông Cấm ở phía Bắc.
+ Địa hình: Địa hình Cửa Lò tương đối bằng phẳng. Trong thị xã có nhiều ngọn
núi nhỏ, nhiều đảo và bán đảo tạo nên những cảnh quan kỳ thú. Cửa Lò được bao bọc
bởi hai con sông là Sông Cấm ở phía bắc và Sông Lam ở phía Nam. Nếu như ở phía
Bắc là các ngọn núi nhô ra sát biển, tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ thì ở phía Nam lại có
rừng bần, có Sông Lam tạo nên cảnh hiền hòa, sâu lặng.
+ Kinh tế: Sau 16 năm thành lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt tốc độ
khá cao, đặc biệt trong giai đoạn 2005 đến 2010 đạt 18 -20%. Kinh tế Cửa Lò phát
triển chủ yếu là du lịch, dịch vụ. Lượng khách du lịch đến với Cửa Lò năm 2010 đạt 1
triệu 850 nghìn lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 3 nghìn lượt). Doanh thu từ
hoạt động du lịch, khách sạn năm 2010 đạt 725 tỷ đồng. Năm 2011 với việc khai thác
du lịch đảo Ngư, Cửa Lò hy vọng thu hút trên 2 triệu lượt khách. Ngoài du lịch, cảng
Cửa Lò có tổng lượng hàng hoá thông quan năm 2007 đạt 1 triệu 380 nghìn tấn (Hải

Hưng-skyscrapercity.com, 11/05/2011).

×