Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

thực trạng và giải pháp đẩy nhanh lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.65 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG










ĐẶNG THỊ KIM LOAN





THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN






LUẬN VĂN THẠC SĨ









NHA TRANG – 04/2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG









ĐẶNG THỊ KIM LOAN





THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05


LUẬN VĂN THẠC SĨ






Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM XUÂN THỦY
ThS. THÁI NINH



NHA TRANG – 04/2013
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Có sự hỗ trợ từ thầy hƣớng
dẫn và các anh chị đồng nghiệp trong BHXH
tỉnh Khánh Hòa. Các số liệu trong luận văn là
trung thực, nội dung trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc. Những kết luận khoa học của luận
văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.


Nha Trang, tháng 04 năm 2013
Tác giả luận văn


Đặng Thị Kim Loan




- i -
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN
DÂN 6
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về BHYT 6
1.1.1. Khái niệm về BHYT 6
1.1.2. Tính chất của BHYT 7
1.1.3. Sự cần thiết của BHYT 8
1.1.4. Vai trò của BHYT đối với xã hội 10
1.2. Những nguyên tắc và những đặc trƣng cơ bản của BHYT 13
1.2.1. Phân phối lại theo thời điểm 13
1.2.2. Phân phối lại theo thời kỳ 13
1.3. Đối tƣợng tham gia BHYT 15
1.4. Bảo hiểm y tế toàn dân 17
1.4.1. Khái niệm về BHYT toàn dân 17
1.4.2. Lộ trình thực hiện BHYT 17
1.4.3. Hệ thống văn bản về bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế toàn dân 19
1.5. Kinh nghiệm thực hiện BHYT và BHYT toàn dân một số quốc gia 20
1.5.1. Kinh nghiệm thực hiện BHYT một số quốc gia 20
1.5.2. Thời gian thực hiện BHYT toàn dân một số quốc gia 27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 29

- ii -
CHƢƠNG 2 32
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN BHYT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KHÁNH HÒA 32
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc cơ cấu tổ chức, các chức năng, nhiệm vụ chính của
ngành BHXH tỉnh Khánh Hòa 32
2.1.1. Sự hình thành bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện tại 33
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, của BHXH tỉnh Khánh Hòa 33
2.3. Thực trạng thực hiện BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thời gian qua 34
2.3.1. Nhận xét chung 34
2.3.2. Công tác chỉ đạo triển khai 36
2.3.3. Công tác phối hợp, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về
BHYT 37
2.4. Phƣơng pháp quản lý thực hiện chế độ BHYT 38
2.4.1. Tình hình thu và phát hành thẻ BHYT 38
Bảng 2.1. Tình hình thu và phát thẻ bảo hiểm y tế tại tỉnh Khánh Hòa, năm
2009-2011 38
2.4.2. Tình hình thu, chi và cân đối quỹ BHYT qua các năm 39
2.4.3. Về sử dụng quỹ khám bệnh, chữa bệnh do BHXH tỉnh Khánh Hòa
quản lý 40
2.4.4. Về hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế 42
2.4.5. Về giám định bảo hiểm y tế 43
2.4.6. Phân cấp chi và giám định BHYT 45
2.4.7. Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT giữa cơ quan BHXH và
cơ sở y tế 46
2.5. Thực trạng hệ thống cơ sở KCB BHYT của ngành y tế Khánh Hòa 49
2.5.1. Hệ thống bệnh viện 49
- iii -
2.5.2. Hạn chế về hệ thống cơ sở y tế và nhân lực y tế 52

2.6. Bao phủ về dân số tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 55
2.6.1. Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT 55
Năm 2009-2011 55
2.6.2. Cơ cấu và tỷ lệ tham gia BHYT 56
2.6.3. Nhóm Nhà nước đóng 100% 56
2.6.4. Nhóm Nhà nước hỗ trợ đóng một phần 57
2.6.5. Nhóm tự đóng 59
năm 2009-2011 59
2.6.6. Nhóm đối tượng bắt buộc đóng 60
2.6.7. Ngân sách đóng, hỗ trợ đóng mua thẻ BHYT 64
Đơn vị tính: Người, ngàn đồng 64
2.7. Những khó khăn và tồn tại trong mở rộng đối tƣợng tham gia BHYT tại
Khánh Hòa thời gian qua 66
2.7.1. Những khó khăn và tồn tại 66
2.7.2. Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại 69
2.8. Các yếu tố tác động đến việc tham gia BHYT của ngƣời dân 77
2.8.1. Vấn đề chế tài trong quy định về tham gia BHYT của luật định 77
2.8.2. Mức hưởng và quyền lợi được hưởng khi tham gia BHYT theo quy
định của Nhà nước 78
2.8.3. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước, của các cấp, ngành 78
2.8.4. Cơ cấu tổ chức hoàn thiện và sự hoạt động hiệu quả của cơ quan
BHXH các cấp đáp ứng được yêu cầu thực hiện BHYT toàn dân 79
2.8.5. Cơ sở vật chất, phương tiện và chất lượng dịch vụ cho khám chữa
bệnh BHYT 80
2.8.6. Điều kiện kinh tế xã hội và nhận thức của người dân 82
- iv -
CHƢƠNG 3 84
GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH LỘ TRÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ
TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA 84

3.1. Mục tiêu của đề án 84
3.1.1. Thực hiện BHYT toàn dân 84
3.1.2. Bình đẳng về quyền lợi khi khám chữa bệnh BHYT 86
3.2. Những yêu cầu cần thiết nhằm tiến tới thực hiện BHYT toàn dân 86
3.2.1. Người tham gia BHYT phải có trách nhiệm với sức khỏe của chính
bản thân mình 86
3.2.2. Cần coi trọng loại hình BHYT bắt buộc 87
3.2.3. Sự đóng góp của Nhà nước đối với một số đối tượng chính sách xã
hội 88
3.3. Chỉ tiêu phấn đấu thực hiện bao phủ BHYT tại tỉnh Khánh Hòa 89
3.4. Nhóm giải pháp chung 89
3.4.1. Rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện chính sách BHYT 89
3.4.2. Đổi mới cơ chế tài chính y tế thông qua BHYT 90
3.4.3. Cam kết chính trị mạnh mẽ và sự tham gia của hệ thống chính trị 90
3.4.4. Tăng cường sự lãnh đạo công tác thực hiện BHYT trên địa bàn tỉnh 91
3.4.5. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện BHYT cho
người lao động 92
3.4.6. Cải tiến và thay đổi mạnh mẽ phương thức và tư duy quản lý điều
hành của cơ quan BHXH 92
3.4.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và công tác quản lý
của ngành y tế 94
3.4.8. Nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh BHYT 97
3.4.9. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động tham gia BHYT 98
- v -
3.4.10. Các giải pháp khác 99
3.5. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ THEO NHÓM ĐỐI TƢỢNG 99
3.5.1. Nhóm do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đóng BHYT 99
3.5.2. Nhóm do bảo hiểm xã hội đóng 101
3.5.3. Nhóm do ngân sách Nhà nƣớc đóng 101

3.5.4. Nhóm tự đóng và đƣợc ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ 101
3.5.5. Nhóm tự đóng BHYT 104
3.6. Hiệu quả kinh tế xã hội của đề án 105
3.6.1. Về chính trị và tác động xã hội 105
3.6.2. Hiệu quả kinh tế 106
3.7. Dự toán ngân sách tỉnh thực hiện 108
3.7.1. Dự báo số người tham gia BHYT 108
3.7.2. Dự toán ngân sách tỉnh đóng, hỗ trợ đóng BHYT cho một số nhóm
đối tượng tham gia BHYT 108
năm 2012-2014 109
theo nhóm đối tƣợng, năm 2012-2014 109
3.8. Ngân sách triển khai các hoạt động của đề án và hoạt động liên quan 110
3.8.1. Nguồn kinh phí thực hiện đề án 110
3.8.2. Chi thực hiện đề án 110
3.8.3. Chi cho hoạt động liên quan 110
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115




- vi -
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2. Số thu, chi và cân đối quỹ BHYT tại Khánh Hòa, năm 2009-201139
năm 2010-2011 41
Bảng 2.4. Số cơ sở ký hợp đồng KCB BHYT tại Khánh Hòa, năm 2009-2011
43
Bảng 2.5. Giám định bảo hiểm y tế tại tỉnh Khánh Hòa, năm 2009-2011 44
Bảng 2.6. Chi phí KCB BHYT theo tuyến tại tỉnh Khánh Hòa, năm 2009-201147
Bảng 2.7. Tổng số đối tượng thực tế tham gia BHYTtại Khánh Hòa, 55

Bảng 2.8. Cơ cấu và tỷ lệ tham gia BHYTtại tỉnh Khánh Hòa, năm 2011 56
Bảng 2.9. Các đối tƣợng cận nghèo tham gia BHYT tại tỉnh Khánh Hòa, năm
2009-2011 57
Bảng 2.10. Số học sinh - sinh viên tham gia BHYT tại tỉnh Khánh Hòa, năm
2011 58
Bảng 2.11. Số đối tượng tham gia BHYT tự nguyện tại tỉnh Khánh Hòa, 59
Bảng 2.11. Số ngƣời lao động tham gia BHYT bắt buộc tại tỉnh Khánh Hòa,
năm 2009-2011 61
Bảng 2.12. Số tiền do ngân sách đóng, hỗ trợ đóng mua thẻ BHYT tại tỉnh
Khánh Hòa, năm 2009-2011 64
Bảng 3.1. Chỉ tiêu bao phủ BHYT tại tỉnh Khánh Hòa, năm 2012-2014 89
Bảng 3.2. Số ngƣời đƣợc ngân sách tỉnh Khánh hòa đóng và hỗ trợ đóng
BHYT, năm 2012-2014 108
Bảng 3.3. Số tiền do ngân sách tỉnh Khánh Hòa đóng, hỗ trợ đóng BHYT, 109
Bảng 3.4. Ngân sách tỉnh Khánh Hòa đóng và hỗ trợ đóng BHYT 109



- vii -
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- BHYT: Bảo hiểm y tế
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
- Sở LĐTB&XH: Sở lao động thƣơng binh và xã hội
- KCBBĐ: Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu
- CCVC: Công chức viên chức
- PKĐKKV: Phòng khám đa khoa khu vực
- KCB: Khám chữa bệnh
- HSSV: Học sinh sinh viên
- UBND: Ủy ban nhân dân





- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 20 năm thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT và 03 năm
Luật BHYT có hiệu lực, BHYT đã bao phủ 63,7% dân số cả nƣớc và tại tỉnh
Khánh Hòa là 58% dân số, trong đó ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách
xã hội đã đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ hoàn toàn mức đóng BHYT. Mặc dù, kết quả
thực hiện BHYT là rất quan trọng, song với tỷ lệ 58% dân số toàn tỉnh tham
gia tại thời điểm 2011 cho thấy thách thức để tiến tới BHYT toàn dân là rất
lớn. Qua thực tế triển khai thực hiện BHYT trong thời gian qua (1992-2011)
cho thấy, mặc dù đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn, các định hƣớng
chính sách tài chính y tế đƣợc xác định nhất quán và rõ ràng, công tác tuyên
truyền đã đƣợc đẩy mạnh và tăng cƣờng, những kết quả tích cực và rất quan
trọng của chính sách BHYT đã đƣợc khẳng định, song năm 2010 tỷ lệ tăng
tham gia BHYT chỉ tăng thêm 1,17% so với năm 2009; năm 2011 tỷ lệ tham
gia BHYT chỉ tăng thêm 1,04% so với năm 2010, vẫn còn nhiều khó khăn
thách thức liên quan đến việc tham gia BHYT của các đối tƣợng có trách
nhiệm theo quy định, cũng nhƣ ngƣời tự nguyện tham gia BHYT.
Để đạt đƣợc mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014 theo chủ trƣơng
của Đảng và Nhà nƣớc thì còn rất nhiều thách thức, đó là việc bao phủ BHYT
cho khu vực lao động tự do, ngƣời lao động trong các hộ gia đình, nông
nghiệp, ngƣ nghiệp, lâm nghiệp… còn rất thấp. Cùng với đó, khả năng tài
chính của quỹ BHYT đối với nhu cầu chi phí y tế cũng là vấn đề lớn.
Vấn đề bức thiết và quan trọng trên còn nhiều hạn chế trong tổ chức
thực hiện, phải chăng do ý thức chấp hành pháp luật BHYT của một bộ phận
nhân dân, chế tài xử phạt trong các lĩnh vực BHYT chƣa đủ mạnh? Chất

lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT chƣa đƣợc cải thiện, nâng cao và đáp
ứng nhu cầu của ngƣời dân? Công tác nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực
- 2 -
trạng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và còn yếu kém? Chƣa có sự nghiên cứu
một cách khoa học để đƣa ra các giải pháp, biện pháp thích hợp, nhằm thúc
đẩy và tăng cƣờng, thu hút sự tham gia BHYT của dân? Hay là công tác tuyên
truyền, phổ biến chính sách BHYT chƣa đƣợc rộng khắp, dàn trải không
chuyên sâu, chƣa phù hợp và không đạt mục đích tuyên truyền vận động cao?
Hoặc là công tác tổ chức thực hiện của ngành BHXH, của cơ quan y tế và các
ban ngành liên quan chƣa đƣợc hiệu quả và thiếu tính phối hợp chặt chẽ vì mục
tiêu chung? Và vấn đề quan trọng nữa là cải cách hành chính theo lộ trình cải
cách của Chính phủ đã đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của ngƣời dân hay chƣa?
Tất cả các nguyên nhân tồn tại và cả nguyên nhân tiềm ẩn đều phải
đƣợc làm rõ, cụ thể, với một kế hoạch thống nhất, đồng bộ, mang tính khoa
học cao, áp dụng các biện pháp, phƣơng pháp nghiên cứu từ lý luận đến thực
tiễn, mới mong có đƣợc chính sách, phƣơng pháp phù hợp thúc đẩy đƣợc lộ
trình tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014.
Để làm rõ những vấn đề trên, thu hút sự tham gia BHYT của ngƣời
dân, mở rộng độ bao phủ, đảm bảo lộ trình BHYT toàn dân vào năm 2014
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc nghiên cứu: “Thực trạng và các giải pháp
đẩy nhanh lộ trình thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa”
là yêu cầu cần thực hiện ngay từ bây giờ để đảm bảo các quy định của Luật
Bảo hiểm y tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn
và ổn định an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay có một số công trình nghiên cứu về Bảo hiểm y tế tại Việt Nam.
Điển hình trong số đó là nghiên cứu của các tác giả ở Viện chiến lƣợc
chính sách y tế, “Báo cáo đánh giá và thực hiện chính sách BHYT ở Việt
Nam” (2006). Nhìn chung nghiên cứu chỉ tiến hành phân tích, đánh giá kết
quả thực hiện chính sách BHYT, những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình

- 3 -
thực hiện chính sách BHYT, khả năng đáp ứng của chính sách BHYT đối với
định hƣớng phát triển một nền y tế công bằng, hiệu quả và phát triển, những
bất cập về mặt chính sách BHYT cần sửa đổi, bổ sung….
Phạm Đình Thành (2004) “Các giải pháp cơ bản để tiến tới thực hiện
Bảo hiểm y tế toàn dân” đƣa ra các giải pháp để từng bƣớc mở rộng phạm vi
tham gia bảo hiểm y tế theo điều kiện và khả năng của từng nhóm đối tƣợng
tiến tới bao phủ tới mọi tầng lớp dân cƣ, và đề xuất các điều kiện cần thiết và
đồng bộ về vật chất kỹ thuật, về luật pháp. Tuy nhiên vai trò chủ động của
BHXH còn lu mờ, tác giã cũng đã chƣa đƣa ra một giải pháp cụ thể cho đối
tƣợng là nông dân chiếm 70% dân số Việt Nam.
Trần Ngọc Duyến (2004) “………………” tập hợp một cách có hệ
thống số liệu tham gia BHYT tự nguyện những năm qua ở Lâm Đồng để tìm
ra những mặt đƣợc, những mặc tồn tại và nguyên nhân của tồn tại về thực
hiện BHYT tự nguyện, đề tài cũng phân tích tình hình phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là các số liệu về thu nhập, việc làm, dự báo
phát triển kinh tế, phát triển ngành y tế tỉnh để đƣa ra các giải pháp mở rộng
BHYT tự nguyện tại tỉnh Lâm Đồng.
Nguyễn Thị Tứ (2007) “Phát triển và hoàn thiện hệ thống Bảo hiểm y
tế tại Việt Nam” làm rõ sự cần thiết, bản chất, vai trò của BHYT, tìm hiểu
kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới từ đó xây dựng tốt hơn chính sách
BHYT tại Việt Nam, đánh giá thực trạng thực hiện BHYT tại Việt Nam thời
gian qua và cuối cùng là rút ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
BHYT. Các nghiên cứu trên đây chỉ dừng lại ở mức độ: kiến nghị, đề xuất xây
dựng chính sách bảo hiểm y tế tại Việt Nam. Nó chỉ giới hạn hoàn thiện chính
sách nên thiếu tính chất thực tế và khó có thể tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
- 4 -
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện BHYT qua đó rút ra đƣợc các

kinh nghiệm, đề ra các giải pháp thực hiện chính sách BHYT, mở rộng phạm
vi bao phủ của BHYT về tỷ lệ dân số tham gia BHYT, tiến tới mục tiêu
BHYT toàn dân vào năm 2014 để bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giữ vững
an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn và ổn định an sinh xã hội trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện
BHYT toàn dân;
- Thực trạng tổ chức thực hiện chế độ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc tham gia BHYT của ngƣời dân;
- Đề xuất các giải pháp thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân vào
năm 2014 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Nhóm do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đóng BHYT
(Lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức; lao động trong các cơ quan hành
chính sự nghiệp, cán bộ không chuyên trách cấp xã);
- Nhóm do bảo hiểm xã hội đóng (hƣu trí, ngƣời hƣởng trợ cấp BHXH
hàng tháng);
- Nhóm do ngân sách Nhà nƣớc đóng (cán bộ xã hƣởng lƣơng ngân
sách, ngƣời tham gia kháng chiến, trẻ em dƣới 6 tuổi, bảo trợ xã hội, ngƣời
nghèo, dân tộc thiểu số, thân nhân ngƣời có công, đại biểu HĐND, Quốc hội);
- Nhóm tự đóng và đƣợc ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ (cận nghèo, học
sinh, sinh viên, nông dân có mức sống trung bình);
- 5 -
- Nhóm tự đóng ( tham gia BHYT tự nguyện).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: Đề tài chỉ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu
các đối tƣợng tham gia BHYT tại tỉnh Khánh Hòa
Về mặt thời gian: Đề tài phân tích số liệu thống kê về thực trạng tham

gia BHYT trong giai đoạn 2008-2011 qua Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu thông dụng nhƣ: phƣơng pháp điều tra thống kê, phƣơng pháp
thống kê tổng hợp, phƣơng pháp thống thống kê phân tích…Sử dụng các phần
mềm xử lý số liệu thống kê nhƣ: excel, SPSS.
6. Những đóng góp của đề tài
Về ý nghĩa lý thuyết: Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về
BHYT, đồng thời làm rõ bản chất của BHYT toàn dân;
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn làm phong phú thêm thực tế và kinh
nghiệm nghiên cứu về vấn đề BHYT, đặc biệt là vấn đề BHYT toàn dân. Các
kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
sinh viên, giảng viên và những nhà hoạch định chính sách.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo đề tài gồm
3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về Bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế toàn dân
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động và phát triển Bảo hiểm y tế trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa.
Chƣơng 3: Giải pháp đẩy nhanh lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn
dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

- 6 -
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
VÀ BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về BHYT
1.1.1. Khái niệm về BHYT
Bảo hiểm và BHYT đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển

của xã hội loài ngƣời và đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu sâu sắc dƣới
nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay, chƣa có một
định nghĩa thống nhất về BHYT. Bởi lẽ, BHYT là đối tƣợng nghiên cứu của
nhiều môn khoa học khác nhau nhƣ kinh tế, xã hội, pháp lý, …Do đó, hiện
nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về BHYT, tùy thuộc vào góc độ
nghiên cứu của các nhà khoa học.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam 1 xuất bản năm 1995: “BHYT: loại
bảo hiểm do Nhà nƣớc tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá
nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa
bệnh cho nhân dân”
Các nƣớc công nghiệp phát triển: BHYT trƣớc hết là một tổ chức cộng
đồng đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau, nó có nhiệm vụ giữ gìn sức khỏe, khôi
phục lại sức khỏe hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe của ngƣời tham gia
BHYT” Nếu nhìn nhận dƣới giác độ kinh tế thì BHYT trƣớc hết là đƣợc hiểu
là sự hợp nhất kinh tế của số lƣợng lớn những ngƣời trƣớc cùng một loại hiểm
nguy do bệnh tật gây nên mà trong từng trƣờng hợp cá biệt không thể tính
toán trƣớc và lo liệu đƣợc. Bảo hiểm y tế toàn dân đƣợc hiểu là toàn bộ mọi
ngƣời dân của một quốc gia đều đƣợc tham gia vào hệ thống Bảo hiểm xã hội
về y tế của một quốc gia đó hoặc là mạng lƣới BHYT quốc gia bao trùm toàn
bộ dân cƣ của quốc gia.
- 7 -
Ở nƣớc ta, BHYT trƣớc hết là một nội dung của BHXH (BHXH) – một
trong những bộ phận quan trọng của hệ thống BHXH. Hoạt động của BHYT
nói riêng và hoạt động của BHXH nói chung đã thực sự trở thành những hòn
đá tảng xây dựng nên nền móng vững chắc cho sự bình ổn xã hội. Chính vì
vai trò cực kỳ quan trọng của BHXH nhƣ vậy nên ở mọi quốc gia trên thế giới
hoạt động của BHXH luôn do Nhà nƣớc đứng ra tổ chức thực hiện theo hệ
thống pháp luật về BHXH. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nói
đến BHYT ở đây thì chúng ta hiểu là đang đề cập đến BHXH về y tế hay nói
cách khác là BHYT theo pháp luật.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam: BHYT là một loại hình bảo hiểm mà
cơ quan bảo hiểm chi trả các chi phí y tế do các nguyên nhân hoặc tai nạn đã
đƣợc bảo hiểm cho ngƣời đƣợc BHYT khi ngƣời đƣợc BHYT bị ốm đau.
Theo Luật bảo hiểm y tế: “ Bảo hiểm y tế: là hình thức bảo hiểm được
áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận,
do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia
theo quy định của Luật này”.
1.1.2. Tính chất của BHYT
BHYT ra đời trên cơ sở chia sẻ rủi ro. Do vậy, tính chất cộng đồng xã
hội tƣơng ái, tƣơng thân, đùm bọc lẫn nhau đƣợc đặt lên hàng đầu. Ngoài ra
để phát triển hệ thống y tế, chia bớt gánh nặng về bệnh tật của bản thân mỗi
ngƣời và xã hội thì sự ra đời của chính sách BHYT là bức thiết. Nhƣng nhìn
từ góc độ sản phẩm BHYT thì BHYT có những tính chất sau:
+ BHYT là một loại hàng hóa: Dƣới góc độ kinh tế học thì BHYT là
một loại hàng hóa có giá trị sử dụng giúp con ngƣời bảo vệ sức khỏe, giảm
gánh nặng tài chính. Mặt khác BHYT cũng có tính cạnh tranh.
+ Về mặt kinh tế, xã hội: Các quốc gia trên thế giới phải công nhận
rằng sự nghèo khổ của ngƣời dân do ốm đau, tai nạn rủi ro,…gây ra không chỉ
- 8 -
là trách nhiệm của bản thân cá nhân, gia đình của họ mà còn là trách nhiệm
của Nhà nƣớc, của cộng đồng xã hội. Vì vậy, BHYT là công cụ quan trọng để
quản lý xã hội và là kênh phân phối thu nhập hiệu quả nếu xét trên phƣơng
diện kinh tế.
1.1.3. Sự cần thiết của BHYT
Trong quá trình sinh tồn và trƣởng thành của mỗi con ngƣời, nhằm thỏa
mãn những nhu cầu thiết yếu nhất là ăn, ở, mặc, sinh hoạt…, con ngƣời phải
lao động để làm ra những của cải, vật chất cần thiết. Nhƣng trong thực tế,
không phải lúc nào con ngƣời cũng gặp may mắn, thuận lợi, có đầy đủ thu
nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thƣờng. Trái lại, có rất nhiều trƣờng
hợp khó khăn , trắc trở, rủi ro xảy ra do điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sống,

hoặc điều kiện xã hội làm con ngƣời bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều
kiện sống khác nhau nhƣ ốm đau, tai nạn, mất việc làm, mất ngƣời nuôi
dƣỡng, già yếu, tử vong…Khi rơi vào các trƣờng hợp này , các nhu cầu cần
thiết của cuộc sống không những không giảm đi mà còn tăng thêm, thậm chí
còn phát sinh nhu cầu mới nhƣ thuốc men, chữa trị…Vì vậy, để vƣợt qua
những khó khăn, để tồn tại và phát triển con ngƣời đã tìm ra nhiều cách giải
quyết khác nhau.
Từ xa xƣa, con ngƣời đã có ý thức san sẻ, cƣu mang, đùm bọc lẫn nhau
trong họ hàng, trong cộng đồng làng xóm, thôn, bản… theo tinh thần tƣơng
thân tƣơng ái, “nhƣờng cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, “tích cốc phòng cơ,
tích y phòng hàn”. Sự tƣơng trợ cộng đồng dần dần đƣợc mở rộng và phát
triển dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ việc lập quỹ tƣơng tế, các hội đoàn
bằng tiền hoặc bằng hiện vật để trợ giúp lẫn nhau. Những hình thức trợ giúp
tự nguyện của cá nhân, của cộng đồng đã góp phần đảm bảo nguồn vật chất
cần thiết cho những ngƣời hoạn nạn vƣợt qua khó khăn, thiếu thốn. Đây chính
- 9 -
là hình thức manh nha của bảo hiểm, nhƣng sự tƣơng hỗ này vẫn chỉ mang
tính tự phát và chỉ đƣợc thực hiện trong cộng đồng nhỏ.
Sự trợ giúp này là thụ động, cục bộ, không ổn định và không chắc chắn.
Vì vậy, đòi hỏi phải có sự trợ giúp có tổ chức, có quan hệ ràng buộc. Nhu cầu
này là bức bách, đặc biệt sau cuộc cách mạng công nghiệp. Quá trình công
nghiệp hóa ở các nƣớc công nghiệp phát triển đã làm đội ngũ làm công ăn
lƣơng tăng nhanh, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu từ thu nhập do lao
động làm thuê mang lại. Sự hẫng hụt về tiền lƣơng do bị ốm đau, già yếu,
luôn đe dọa những ngƣời không có thu nhập nào khác ngoài lƣơng. Cuộc đấu
tranh của những ngƣời lao động đòi giảm giờ làm, tăng lƣơng, trợ cấp khi bị
ốm đau,…diễn ra ngày càng gay gắt ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh,
trật tự và an toàn xã hội.
Trƣớc những nhu cầu của ngƣời lao động về các khoản trợ cấp khi ốm
đau, già yếu,…và sự hà khắc về lƣơng, thƣởng của giới chủ đã xảy ra những

mâu thuẫn. Và đấu tranh là kết quả tất yếu. Những cuộc đấu tranh này càng
lan rộng nhiều nơi và ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình kinh tế của một quốc
gia. Do đó, Nhà nƣớc đã đứng ra can thiệp và điều hòa mâu thuẫn. Số tiền cả
ngƣời lao động và ngƣời chủ sử dụng lao động cùng đóng góp tạo nên một
quỹ tiền tệ tập trung có phạm vi toàn quốc gia. Quỹ này còn đƣợc bổ sung từ
Ngân sách Nhà nƣớc khi cần thiết nhằm đảm bảo cuộc sống cho ngƣời lao
động khi gặp những biến cố bất lợi nhƣ bệnh tật, ốm đau,…
Chính nhờ những mối quan hệ đã đƣợc cải thiện đó mà cuộc sống của
ngƣời lao động và gia đình họ đƣợc cải thiện, những bất trắc về bệnh tật xảy
ra cũng đã đƣợc chia sẻ. Còn ngƣời sử dụng lao động đã không còn gặp
những cuộc đình công, ổn định đƣợc lực lƣợng lao động để phát triển sản
xuất, tránh những xáo trộn. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung đƣợc thiết lập
- 10 -
ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết phát sinh lớn của quỹ
ngày càng đảm bảo.
Toàn bộ những hoạt động và mối quan hệ chặt chẽ đƣợc thế giới quan
niệm là BHYT đối với ngƣời lao động. Nhƣ vậy, BHYT ra đời và phát triển là
một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển cùng sự phát triển của mỗi
quốc gia, mọi thành viên trong xã hội đều thấy sự cần thiết phải tham gia
BHYT vì nhu cầu và quyền lợi của bản thân nói riêng và sự ổn định của đất
nƣớc nói chung.
1.1.4. Vai trò của BHYT đối với xã hội
BHYT là một phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, nó đóng
vai trò quan trọng không những đối với ngƣời tham gia bảo hiểm, các cơ sở y
tế mà còn là thành tố quan trọng trong việc thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa
công tác y tế nhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng các
thành phần tham gia khám, chữa bệnh cho nhân dân.
a. Phục vụ xã hội
Với mục tiêu là chính sách an sinh xã hội nên tất yếu là phục vụ xã hội,
phục vụ ngƣời dân trong cả nƣớc, những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, tƣơng

thân, tƣơng ái lẫn nhau, chia sẻ ,…
b. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
BHYT là một chính sách an sinh xã hội, góp phần bảo vệ sức khỏe cho
nhân dân: BHYT sẽ đảm bảo cho những ngƣời tham gia BHYT và các thành
viên gia đình họ những khả năng để đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật, phát hiện
sớm bệnh tật để chữa trị và khôi phục lại sức khỏe sau bệnh tật. Vì khi lâm
bệnh ngƣời bệnh buộc phải đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Từ những
bệnh chƣa nghiêm trọng đến những bệnh tật kinh niên, mãn tính hoặc bệnh
hiểm nghèo đã dẫn đến các khoản chi phí khám chữa bệnh cực kỳ lớn. Có
những ngƣời bệnh đƣợc sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao trong việc chẩn
- 11 -
đoán và chữa trị bệnh, sử dụng loại thuốc đắt tiền và lƣu trú dài ngày tại bệnh
viện. Những khoản chi phí này không phải ai cũng có thể tự lo liệu đƣợc. Đối
với những ngƣời bệnh có hoàn cảnh nghèo túng thì phải vay mƣợn để chữa
bệnh và sau đó trả nợ; nhƣng bên cạnh đó cũng có những ngƣời không có khả
năng vay mƣợn để tiếp tục chữa trị. Những ngƣời có điều kiện kinh tế khá
hơn hoặc cận nghèo thì sau những đợt bệnh cũng có thể bị đẩy vào tình cảnh
nghèo khó. Đồng thời, bệnh tật cũng kéo theo sự mất mát về thu nhập do
ngƣời bệnh không đủ sức khỏe để làm việc. Từ đó đe dọa đến cơ sở kinh tế và
sự tồn tại của ngƣời lao động, kế đến là các thành viên ăn theo trong gia đình;
cuối cùng là ảnh hƣởng đến sự ổn định của xã hội. Do vậy, ngƣời ta phải cần
đến BHYT. BHYT phải chi trả toàn bộ hoặc từng phần những chi phí khám
chữa bệnh khổng lồ nói trên, giúp ngƣời bệnh vƣợt qua cơn hoạn nạn về bệnh
tật, sớm phục hồi sức khỏe và ổn định cuộc sống.
c. Góp phần thực hiện chính sách an sinh
Khi đề ra chính sách nào đó Nhà nƣớc sẽ thông qua nó để thực hiện
những mục đích chính trị tùy theo điều kiện từng quốc gia. Vì vậy, chính sách
khám chữa bệnh cho nhân dân hay chính sách BHYT là chính sách thông qua
đó Nhà nƣớc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của mình. Thông qua chính
sách BHYT, những đối tƣợng ngƣời lao động gặp khó khăn nhƣ ngƣời nghèo,

cận nghèo, học sinh, thƣơng bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những
ngƣời có công, thân nhân sỹ quan, lực lƣợng vũ trang,…cũng nhận đƣợc
những phần ƣu đãi về chế độ quyền lợi, hoặc hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT.
d. Góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế
Ngoài việc giúp Nhà nƣớc thực hiện chính sách an sinh xã hội, BHYT
còn góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa lĩnh vực
y tế. Chính sách này tạo khả năng huy động các nguồn lực tài chính cho y tế
đồng thời phát triển đa dạng các thành phần tham gia khám chữa bệnh. Đối
- 12 -
tƣợng tham gia BHYT đƣợc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, không phân biệt
trong hay ngoài công lập và đƣợc Quỹ BHYT thanh toán với mức phí tƣơng
đƣơng.
e. Điều tiết thu nhập
Nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro với ý tƣởng nhân văn cao cả của
nó đã loại trừ mục tiêu lợi nhuận, thƣơng mại của cộng đồng những ngƣời
tham gia BHYT. Do vậy, BHYT không có khoản thu lợi nhuận và không vì
mục đích lợi nhuận.
Phƣơng thức đoàn kết, tƣơng trợ, chia sẻ rủi ro phải đƣợc thực hiện
bằng sự điều tiết nhằm cân bằng và mang tính xã hội. Việc lập ra quỹ khám
chữa bệnh và từng bƣớc mở rộng phạm vi đối tƣợng tham gia là từng bƣớc
mở rộng phạm vi cân bằng, chia sẻ rủi ro trong cộng đồng ngƣời tham gia
BHYT; về mặt kỹ thuật bảo hiểm thì nguyên tắc đoàn kết, tƣơng trợ, chia sẻ
rủi ro chính là quy trình phân phối lại giữa ngƣời khỏe mạnh với ngƣời ốm
đau, ngƣời trẻ với ngƣời già và đặc biệt ngƣời giàu với ngƣời nghèo. Do thế,
đối tƣợng tham gia BHYT không ngừng đƣợc mở rộng, phát triển và định
hƣớng cho những đối tƣợng khác nhau, không phân biệt giữa ngƣời lao động
có thu nhập cao với ngƣời lao động có thu nhập thấp, giữa ngƣời đi làm việc
với ngƣời thất nghiệp hoặc đã nghỉ hƣu.
f. Nguồn cung cấp tài chính ổn định cho các cơ sở y tế
Trong những năm qua, nguồn thu viện phí do Quỹ BHYT thanh toán

chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn chi thƣờng xuyên của các cơ sở y tế
(khoảng trên 30%). Nguồn thu này đã góp phần cho các cơ sở y tế chủ động
trong việc phục vụ ngƣời bệnh, nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế. Hiện nay,
thực hiện quy định của Luật BHYT, sau khi quyết toán chi phí KCB BHYT
nếu còn kết dƣ, một phần lớn nguồn kinh phí kết dƣ sẽ đƣợc cấp cho ngành y
tế để đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực cho các cơ sở y tế
- 13 -
trên địa bàn để nâng cao chất lƣợng phục vụ ngƣời bệnh. Vì vậy, hiện nay
ngoài cơ sở y tế công lập ký hợp đồng với cơ quan BHYT, còn cả các cở sở y
tế dân lập cũng tham gia.
1.2. Những nguyên tắc và những đặc trƣng cơ bản của BHYT
Khi gặp rủi ro ốm đau thì hoạt động BHYT sẽ đền bù hậu họa của rủi
ro về mặt kinh tế bằng hai phƣơng pháp phân phối lại nhƣ sau:
1.2.1. Phân phối lại theo thời điểm
Phân phối từ những ngƣời khỏe mạnh cho những ngƣời ốm đau (thông
thƣờng là những ngƣời trẻ khỏe cho những ngƣời già yếu, nam giới cho nữ
giới…). Tại một thời điểm nhất định phải có sự đóng góp của một số lƣợng
ngƣời đủ lớn, đủ để chi trả chi phí KCB cho một nhóm ngƣời hiện đang ốm
đau. Vào thời điểm đó những ngƣời khỏe mạnh vẫn phải đóng góp cho cộng
đồng những ngƣời tham gia BHYT.
1.2.2. Phân phối lại theo thời kỳ
Phân phối từ thời kỳ có tình trạng sức khỏe tốt cho thời kỳ sức khỏe
xấu. Những ngƣời khỏe mạnh vẫn phải đóng góp BHYT để dự phòng cho
những khi ốm đau, những lúc trẻ khỏe còn làm việc đƣợc để đóng góp cho
chính bản thân mình khi về già nhiều bệnh tật, không có thu nhập.
Xuất phát từ hai phƣơng thức phân phối lại trong BHYT mà có những
nguyên tắc và những đặc trƣng sau:
- Ngƣời tham gia BHYT đóng góp bằng tiền nhƣng khi KCB lại nhận
đƣợc chế độ hay có thể gọi là quyền lợi bằng hiện vật. Những quyền lợi này
đƣợc bao gồm các dịch vụ y tế nhƣ: khám bệnh bằng các thiết bị y tế, chẩn

đoán và điều trị bệnh của bác sĩ, thuốc men và chăm sóc tại bệnh viện…
- Những chế độ đƣợc hƣởng đối với ngƣời tham gia BHYT kể từ khi
lâm bệnh cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn đƣợc đảm bảo đầy đủ mà không
phụ thuộc vào mức đóng góp và thu nhập theo tiền lƣơng, tiền công làm cơ sở
- 14 -
đóng góp BHYT. Những quyền lợi đƣợc nhận này lại phụ thuộc vào mức độ
của bệnh tật và sự cần thiết chăm sóc, chữa trị y tế (bác sĩ, bệnh viện, thuốc
men…)
- Nguyên tắc đoàn kết tƣơng trợ chia sẻ rủi ro quyết định phƣơng thức
hoạt động trong BHYT, ốm đau và thai sản. Nguyên tắc này phải đƣợc qui
định cụ thể trong pháp luật nhằm bảo vệ sức khỏe con ngƣời. Sự chia sẻ rủi ro
trong phạm vi cộng đồng những ngƣời tham gia bảo hiểm với giá trị bằng
nhau khi cùng có bệnh nhƣ nhau và với sự điều tiết của xã hội;
- Phƣơng thức đóng góp căn cứ vào tiền công, tiền lƣơng từ lao động
mà không căn cứ vào tuổi tác, khả năng bệnh tật, giới tính. Vai trò cực kỳ
quan trọng của sự điều tiết, cân bằng xã hội theo nguyên tắc đoàn kết, tƣơng
trợ cùng chia sẻ rủi ro của từng thành viên tham gia BHYT căn cứ vào khả
năng kinh tế của từng cá nhân, mức đóng góp đƣợc thực hiện theo một tỷ lệ
thống nhất trên mức thu nhập;
- Cùng chịu trách nhiệm chung của toàn thể cộng đồng những ngƣời
tham gia BHYT khi đòi hỏi quyền lợi nhằm gắn liền sự giúp đỡ chung của
cộng đồng với ý thức trách nhiệm của từng cá nhân;
- Phải có hợp đồng thỏa thuận giữa ngành BHYT với các đơn vị cung
ứng dịch vụ y tế (cơ sở KCB, bệnh viện, bác sĩ, cửa hàng cung cấp thuốc
men…) về các danh mục về dịch vụ y tế và thuốc men;
- Tiết kiệm về phƣơng tiện tài chính cũng nhƣ sự ổn định mức đóng
góp sẽ mang lại ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế - xã hội và đây là trách nhiệm
của những ngƣời làm công tác quản lý BHYT để giảm nhẹ gánh nặng tài
chính cho ngƣời đóng góp.
- 15 -

1.3. Đối tƣợng tham gia BHYT
Ngƣời lao động, ngƣời đƣợc ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ hoàn toàn hoặc
hỗ trợ một phần kinh phí mua thẻ BHYT. Theo Điều 12 Luật BHYT quy
định, những đối tƣợng tham gia BHYT nhƣ sau:
1) Ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định
của pháp luật về lao động; ngƣời lao động là ngƣời quản lý doanh nghiệp
hƣởng tiền lƣơng, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lƣơng, tiền
công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi
chung là ngƣời lao động);
2) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ
thuật đang công tác trong lực lƣợng Công an nhân dân.;
3) Ngƣời hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
4) Ngƣời đang hƣởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp;
5) Ngƣời đã thôi hƣởng trợ cấp mất sức lao động đang hƣởng trợ cấp
hàng tháng từ ngân sách Nhà nƣớc;
6) Cán bộ xã, phƣờng, thị trấn đã nghỉ việc đang hƣởng trợ cấp bảo
hiểm xã hội hàng tháng;
7) Cán bộ xã, phƣờng, thị trấn đã nghỉ việc đang hƣởng trợ cấp từ ngân
sách Nhà nƣớc hàng tháng;
8) Ngƣời đang hƣởng trợ cấp thất nghiệp;
9) Ngƣời có công với cách mạng;
10) Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh;
11) Ngƣời trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc theo quy
định của Chính phủ;

×