Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá tác dụng bài tập Dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng trên đối tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc benzene nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 102 trang )


Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y H Nội
[\


võ LƯU HO


ĐáNH GIá TáC DụNG BI TậP DƯỡNG SINH
của nguyễn văn hởng trên ĐốI tợng CÔNG NHÂN
PHƠI NHIễM XĂNG DầU Có HộI CHứNG NHIễM ĐộC
BENZEN NGHề NGHIệP





luận văn THạC Sỹ y học






H Nội - 2010


Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y H Nội
[\




võ LƯU HO

ĐáNH GIá TáC DụNG BI TậP DƯỡNG SINH
của nguyễn văn hởng TRÊN đối tợng CÔNG NHÂN
PHƠI NHIễM XĂNG DầU Có HộI CHứNG NHIễM ĐộC
BENZEN NGHề NGHIệP



Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số : 60.72.60

luận văn THạC Sỹ y học

Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TH PHNG
2. TS. NGUYN TH VN ANH




H Nội - 2010
Lêi c¶m ¬n


Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá nhân, các thầy cô, gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Với tất cả lòng kính trọng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS-TS.
Nguyễn Nhược Kim - Trưởng Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà
Nội, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Y học cổ truyền là những
người thầy đã tận tâm dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS. Đỗ Thị Phương
- Phó trưởng Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, TS. Nguyễn
Thị Vân Anh - Chủ nhiệm khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương là
những người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tâm giảng dạy, giúp
đỡ và chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm quí báu trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Tường
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo về sức khoẻ môi trường cùng cán
bộ nhân viên trung tâm, Ban chỉ huy, Chủ nhiệm quân Y, cùng toàn thể cán
bộ công nhân viên Tổng kho 190, Cục Xăng dầu, Tổng cục hậu cần đã quan
tâm giúp đỡ động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô những nhà khoa học trong
hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu và khoa
học để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cùng toàn thể cán bộ nhân
viên Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An, là nơi công tác và cũng là nơi hỗ trợ
nhiệt tình về cả vật chất cũng như tinh thần cho tôi.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong
gia đình, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên khích lệ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tác giả
Võ Lưu Hoà


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: những số liệu trong chương trình nghiên cứu này
nằm trong khuôn khổ đề tài “Ứng dụng phương pháp Hubbard để thanh thải
chất độc ra khỏi cơ thể” của cơ quan chủ trì đề tài là Trung tâm nghiên cứu và
đào tạo về sức khoẻ môi trường. Tôi là một nghiên cứu viên chính trong nhóm
tham gia trực tiếp thực hiện đề tài này. Tôi đã được sự cho phép của cơ quan
chủ trì đề tài sử dụng số liệu này cho luận văn Thạc sĩ của mình.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. PHƠI NHIỄM XĂNG DẦU VÀ HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC BENZEN
NGHỀ NGHIỆP 3

1.1.1. Sơ lược về phơi nhiễm xăng dầu 3
1.1.2. Sơ lược về hội chứng nhiễm độc benzen nghề nghiệp 4
1.1.3. Dự phòng và điều trị nhiễm độc benzen nghề nghiệp 10

1.2. PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH CỦA BS NGUYỄN VĂN HƯỞNG 11
1.2.1. Xuất xứ bài tập và một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng PPDS của
Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng ở Việt Nam 11
1.2.2. Nội dung của các bước luyện tập trong bài tập dưỡng sinh của Bác
sỹ Nguyễn Văn Hưởng 13

1.2.3. Sơ lược về cơ chế tác động của PPDS đối với cơ thể 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng 20

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 21
2.2.2. Nội dung phương pháp can thiệp 22
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 25

2.2.4. Quy trình nghiên cứu 25
2.2.5. Phương pháp theo dõi và đánh giá các chỉ số: 26

2.2.6. Xử lý số liệu: 30
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu: 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
3.1.1.Giới tính 32

3.1.2. Nhóm tuổi 32
3.1.3. Một số đặc điểm liên quan đến bệnh. 34
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN LÂM SÀNG 37

3.2.1.Cân nặng 37
3.2.2. Chỉ số BMI 38
3.2.3. Huyết áp tối đa 40
3.2.4. Huyết áp tối thiểu 41
3.2.5.Tần số tim 42
3.2.6. Mức độ cải thiện hội chứng suy nhược 43
3.2.7. Cải thiện mức độ rối loạn giấc ngủ 45
3.3. Đánh giá thay đổi một số chỉ số cận lâm sàng 48


3.3.1. Chỉ số huyết học 48
3.3.2. Chỉ số sinh hóa 49
Chương 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 52

4.1.1. Tuổi 52
4.1.2. Giới tính 53
4.1.3. Thâm niên tiếp xúc với xăng dầu 53
4.2. Kết quả điều trị: 54
4.2.1. Ảnh hưởng của luyện tập lên chỉ số cân nặng và BMI 54
4.2.2. Ảnh hưởng của luyện tập lên hoạt động của hệ tuần hoàn 55
4.2.3. Ảnh hưởng của luyện tập lên sự cải thiện các chỉ tiêu lâm sàng 57
4.2.4. Ảnh hưởng của luyện tập lên một số chỉ số huyết học 59
4.2.5. Ảnh hưởng của luyện tập lên một số chỉ số sinh hoá 60
4.2.6. Ảnh hưởng của luyện tập lên men chống oxy hoá SOD 62
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALT : Alanine Aminotransferase
BC : Bạch cầu
BS : Bác sỹ
BMI : Chỉ số khối cơ thể BMI=Cân nặng(kg)/chiều cao
2
(m)

(Body Mass Index)
C : Chứng
D
0
: Khám lần thứ nhất trước ngày luyện tập

D
7
: Khám lần thứ 2, ngày thứ 7
D
16
: Khám lần thứ 3, ngày thứ 16
DS : Dưỡng sinh
HC : Hồng cầu
HDL-C : High density lipoprotein
LDL-C : Low density lipoprotein
MBTE : Methyl tert Butyl Ethe
NC : Nghiên cứu
TC : Tiểu cầu
PPDS : Phương pháp dưỡng sinh
SOD : Superoxid dismutase (men chống oxy hóa)
YHCT : Y học cổ truyền
YHDT : Y học dân tộc
YHHĐ : Y học hiện đại



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính từng nhóm 32

Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 33
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh theo thâm niên nghề nghiệp 34
Bảng 3.4: Phân loại đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI trước thời điểm
nghiên cứu 35
Bảng 3.5: Phân loại theo mức độ rối loạn giấc ngủ trước thời điểm NC 35
Bảng 3.6: Phân loại theo các triệu ch
ứng lâm sàng trước thời điểm NC 36
Bảng 3.7: Thay đổi chỉ số cân nặng tại các thời điểm nghiên cứu 37
Bảng 3.8: Thay đổi chỉ số BMI tại các thời điểm nghiên cứu 38
Bảng 3.9: Thay đổi chỉ số huyết áp tối đa tại các thời điểm nghiên cứu 40
Bảng 3.10: Thay đổi chỉ số huyết áp tối thiểu tại các thời điểm nghiên cứu 41
B
ảng 3.11: Thay đổi chỉ số nhịp tim tại các thời điểm nghiên cứu 42
Bảng 3.12: Thay đổi thang điểm Bugard-crocq tại các thời điểm NC 40
Bảng 3.13: Thay đổi thang điểm Pittsburgh tại các thời điểm nghiên cứu 45
Bảng 3.14: Thay đổi về mức độ rối loạn giấc ngủ sau điều trị 47
Bảng 3.15: Thay đổi chỉ số HC, BC tại các thời điểm nghiên cứu 48
B
ảng 3.16: Thay đổi chỉ số Tiểu cầu tại các thời điểm nghiên cứu 49
Bảng 3.17: Thay đổi chỉ số Cholesterol, Triglycerit tại các thời điểm nghiên cứu 49
Bảng 3.18: Thay đổi chỉ số ALT tại các thời điểm nghiên cứu 50
Bảng 3.19: Thay đổi men chống oxy hóa SOD tại các thời điểm nghiên cứu . 51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố tổng số đối tượng nghiên cứu theo giới tính 32
Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả về chỉ số BMI trước và sau luyện tập ở nhóm NC.39
Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả về chỉ số BMI trước và sau luyện tập ở nhóm C 39
Biểu đồ 3.4: So sánh theo mức độ cải thiện hội chứng suy nhược sau luyện tập

giữa nhóm NC và nhóm C 44
Biểu đồ 3.5: So sánh kết qu
ả về mức độ rối loạn giấc ngủ trước và sau luyện
tập ở nhóm NC 46
Biểu đồ 3.6: So sánh kết quả về mức độ rối loạn giấc ngủ trước và sau luyện tập ở
nhóm C 46


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ những năm đầu của thập kỷ 90 xăng, dầu đã là nguồn nguyên liệu
chính của nền công nghiệp thế giới, việc khai thác và sử dụng xăng dầu ngày
càng được đẩy mạnh.
Ở Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu
cầu sử dụng xăng dầu ngày càng tăng, mạng lưới cung cấp, giao nhận, bán lẻ
và đội ngũ nhân viên tiếp xúc với x
ăng dầu ngày càng nhiều, không thể tránh
khỏi các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp như: nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi
trường và một vấn đề rất đáng quan tâm đó là nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Từ những năm 1920 Tetraethyl chì được pha vào xăng với mục đích đảm
bảo hệ số cháy nổ của xăng. Sau 50 năm người ta đã chứng minh Tetraethyl
chì là một chất gây
ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ con
người. Hàm lượng chì đã được giảm dần trong xăng từ năm 1975 và được
thay thế bằng hợp chất khác mà vẫn đảm bảo hệ số cháy nổ như đối với xăng
pha chì. Hợp chất được sử dụng là: Dung môi hữu cơ có nhân thơm (benzen,
toluene, xylene…).
Để đạt được chỉ số octan 91-96 thì thành phần chất hữu cơ
có chứa nhân

thơm trong xăng phải là 36,4% và benzene là 3,3%.
Theo tài liệu quản lý độc tính của benzen (ATSDR-1997) cho thấy công
nhân bán xăng dầu có nguy cơ tiếp xúc với benzen. Một công nhân bơm xăng
70 phút/ngày liên tục trong vòng một năm ước tính lượng benzen hấp thụ là
10 µg/ngày. Với lượng tiếp xúc như vậy dần dần sẽ có các rối loạn chức phận
như nhức đầu, chóng mặt, thay đổi thể chất và tâm thần đối với công nhân
làm
ảnh hưởng đến khả năng lao động, lâu dần làm thay đổi số lượng các tế
bào máu và có thể dẫn đến ung thư máu nếu tiếp xúc trong thời gian dài.
Do vậy, việc tìm kiếm các biện pháp dự phòng giảm thiểu nguy cơ phơi
nhiễm benzen như các biện pháp dự phòng cho đối tượng tiếp xúc, cũng như
các biện pháp nhằm tăng cường thải độc benzen trên các đối tượng có nhiễm

2
độc benzen đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một số biện pháp thải độc
của Y học hiện đại (YHHĐ) được áp dụng như dùng thuốc, luyện tập…
Nhưng trên thực tiễn còn nhiều bất cập về hiệu quả, cũng như tính thuận tiện
và giá thành.
Phương pháp dưỡng sinh (PPDS) của Bác sỹ (BS) Nguyễn Văn Hưởng
đã được đúc rút từ nhiều năm nay, phươ
ng pháp luyện tập có cơ sở khoa học,
tăng cường được sức khoẻ, phòng và trị bệnh mạn tính có kết quả. Có nhiều
nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng của PPDS này tuy nhiên
tập trung chủ yếu đánh giá tác dụng tăng cường sức khỏe trên người cao tuổi
và tác dụng điều trị hỗ trợ đối với một số bệnh mạn tính liên quan đến giảm
thông khí phổi như hen phế quản, bụi phổi, lao phổi…hoặc thiểu năng tuần
hoàn não. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về tác dụng của bài
tập dưỡng sinh (DS) này trên đối tượng nhiễm độc nói chung và nhiễm độc
benzen nghề nghiệp nói riêng.
Thực hiện phương châm phòng bệnh là chính, chữa bệnh là quan trọng

và biến quá trình chữa bệnh thành quá trình tự chữa bệnh. Chúng tôi tiến hành
đề tài: “Đánh giá tác dụng bài tập Dưỡng sinh của Nguy
ễn Văn Hưởng
trên đối tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc
benzene nghề nghiệp” với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Đánh giá tác dụng bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng trên
đối tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc
benzen nghề nghiệp trên một số chỉ tiêu lâm sàng.
2. Đánh giá sự biến đổi một số ch
ỉ số huyết học và sinh hoá trên đối
tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc
benzen nghề nghiệp sau luyện tập bằng bài tập dưỡng sinh của
Nguyễn Văn Hưởng.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. PHƠI NHIỄM XĂNG DẦU VÀ HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC
BENZEN NGHỀ NGHIỆP
1.1.1. Sơ lược về phơi nhiễm xăng dầu
1.1.1.1.Thành phần và chất lượng xăng không pha chì
Ở Việt Nam, xăng không pha chì được sử dụng từ năm 2001 với tên
thương mại MOSGA90, MOSGA92, MOSGA95. Thành phần của xăng
không pha chì được biết đến nhờ các phân tích hoá học và các tiêu chuẩn quy
định về chất lượng xăng [3]
Thành ph
ần của xăng không pha chì chủ yếu là: các hydrocacbon cấu trúc
mạch thẳng, mạch nhánh và các hợp chất chứa O
2,

N
2,
S. Các hợp chất của lưu
huỳnh thường ở dạng mecaptan, những dạng có chứa N
2
thường rất ít, nếu có thì
chứa một nguyên tử Nitơ mang tính base như piridin còn hợp chất chứa oxy
thường ở dạng acid béo. Ngoài các thành phần chính ra trong xăng còn chứa một
số chất khác như Benzen, Methyl Tert Butyl Ethe (MTBE)…[3]; [29]; [46].
1.1.1.2. Các ảnh hưởng của xăng đối với công nhân tiếp xúc
* Các ảnh hưởng của xăng đã được tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) và Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) công nhận, các tác hại chính củ
a xăng đối với
cơ thể con người có thể kể đến là [3]:
- Tiếp xúc xăng có thể gây phản ứng niêm mạc mắt, có thể nguy hiểm tới
mắt, gây phản ứng mũi họng. Xăng có thể gây tổn thương tới thận. Đối với
phụ nữ có thai nếu tiếp xúc với xăng nhiều có thể nguy hiểm tới thai nhi.
- Tiếp xúc với xăng ở nồng độ
cao sẽ gây một số triệu chứng: đau đầu,
buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, giảm điều hoà thân nhiệt,
hôn mê, thậm chí tử vong.
- Tiếp xúc với nồng độ cao lặp đi lặp lại có thể dẫn đến tổn thương phổi và
não. Có thể sẽ gây phản ứng với da như nổi mụn, viêm da, phát ban hoặc nứt da.

4
* Một số chất chủ yếu trong xăng gây hại tới cơ thể được đề cập tới là
Benzen, Methyl Tert Buthyl Ethe…[8];[32];[34];[48].
Trong đó:
• Methyl Tert Buthyl Ethe [3]; [36]; [47]
- MTBE được biết đến là một chất oxy hoá nó có khả năng tồn tại rất lâu trong

môi trường không khí, nước, đất và đã được coi là chất gây ô nhiễm môi trường,
một số bang của Mỹ đã cấm không được sử dụng MTBE để
pha vào xăng.
- Có rất ít thông tin về ảnh hưởng cấp tính của MTBE và khả năng gây
chết, ở động vật thí nghiệm cũng không được công bố cũng như chưa có
nghiên cứu nào về nhiễm độc mạn tính của MTBE với con người. Tuy nhiên
nghiên cứu trên chuột, động vật gặm nhấm cho thấy tiếp xúc liều cao liên tục
với MTBE sẽ gây thay đổi về công thức máu và bất thường ở thận.
● Benzen: là chất rất độc, nhiễm độc benzen nghề nghiệp được xếp vào hàng
thứ hai sau nhiễm độc chì trong danh sách bệnh nghề nghiệp của thế giới [59].
1.1.2. Sơ lược về hội chứng nhiễm độc benzen nghề nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm
Benzen thuộc nhóm hydrocacbon thơm gồm: benzen và đồng đẳng của
benzen là toluen, xylen.
* Tính chất lý hoá [35]
Benzen là một chất lỏng không màu, có mùi thơm đặc biệt, dễ bay hơi,
nóng chả
y ở nhiệt độ +5,48
0
C, sôi ở nhiệt độ +80,2
0
C và ở nhiệt độ bình
thường có trọng lượng phân tử nhỏ hơn nước (0,879). Hơi benzen nặng hơn
không khí, một lít benzen ở điều kiện chuẩn nặng 3,25g, khi hỗn hợp với
không khí tới tỷ lệ 1,4-6% có thể nổ. Benzen ít tan trong nước, nhưng lại rất
dễ hoà tan trong các dung môi hữu cơ, trong dầu khoáng cũng như trong dầu
thực vật, động vật.
* Độc tính của benzen
+ Đối v
ới đường tiêu hoá: ít nguy hiểm hơn do các hàng rào bảo vệ ở

gan và ruột. Cứ 10-15g benzen hấp thu một lần có thể gây tử vong, mỗi ngày
uống 50-100 giọt có thể nhanh chóng dẫn đến bệnh bạch cầu [35]; [52]; [59].

5
+ Benzen dễ gây nhiễm độc qua đường hô hấp, với nồng độ hơi benzen
trong không khí trên 200mg/l gây nhiễm độc tối cấp, chết ngay; với trên
60mg/l gây nhiễm độc chết người; từ 20-30 mg/l gây nhiễm độc cấp (ngất sau
20-30 phút); với 10 mg/l gây nhiễm độc bán cấp; với trên 0,5 mg/l gây nhiễm
độc mãn; dưới 0,1 mg/l thì không nhiễm độc [35]; [59].
1.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Những trường hợp nhiễm độc nghề nghiệp do Benzen hấp thu vào cơ thể

chủ yếu qua đường hô hấp, benzen có mùi thơm dễ chịu và không có tác dụng
kích thích hô hấp nên dễ nhiễm độc. Qua đường tiêu hoá hiếm gặp, có thể gặp
ở những trường hợp uống nhầm hoặc tự tử bằng benzen. Còn qua đường da,
liều lượng thường nhỏ không đủ gây bệnh [35]; [59].
Sau khi vào cơ thể, phần lớn benzen khoảng 30-60% thải theo phổi trong
khoảng 30 phút. Phần còn lại khoảng 15-60% tuỳ theo bệnh nhân và đ
iều kiện
nhiễm độc, bị oxy hoá trực tiếp thành phenol thường, pyrocatechol,
hydroquynol và cả trihydroxy 1.2.4 benzen. Giai đoạn oxy hoá này diễn ra
chủ yếu ở gan và được đào thải ra nước tiểu dưới dạng muối kiềm. Hiện
tượng oxy hoá diễn ra mạnh hay yếu tuỳ theo từng người.[4]; [9]; [35]
Phần benzen không bị oxy hoá còn lại tích luỹ vào phủ tạng và các tổ
chức giàu mỡ (tuỷ xương, não, gan…) và từ đó, benzen lại được
đào thải ra
rất chậm và lâu dài, sau khi được oxy hoá. Sự tác động vào tuỷ xương, benzen
gây nhiễm độc mạn tính; tác động vào não gây nhiễm độc cấp tính.[9]; [35]
Theo Duvoir, Fabre và Derobert, có hai cơ chế của sự rối loạn huyết học
trong nhiễm độc benzen mạn tính.[9]; [35]

+ Benzen tác động trực tiếp lên tuỷ xương theo kiểu các chất độc phá
huỷ nhân tế bào, gây nên tình trạng tăng bạch cầu tạm thời.
+ Liên kết sulfo của các phenol làm giảm giữ tr
ữ kiềm của cơ thể
(glutathion) và sau đó làm giảm sút acid ascorbic, gây nên sự rối loạn oxy hoá
khử tế bào, dẫn đến tình trạng xuất huyết và gây ra các tình trạng suy nhược
cơ thể, suy nhược thần kinh.

6
1.1.2.3. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng
1.1.2.3.1. Nhiễm độc cấp tính
Diễn biến của nhiễm độc cấp tính thay đổi theo lượng benzen hít vào cơ
thể. Với liều cao, hàm lượng benzen trên 65mg/lít, nạn nhân chết sau vài phút
trong tình trạng hôn mê, có thể kèm theo co giật. Với liều thấp hơn, hàm
lượng khoảng 20-30 mg/l không khí, thường thấy có giai đoạn kích thích thần
kinh, tiếp đến giai đoạn suy sụp cơ thể dẫn đến tình trạng truỵ tim m
ạch. Nói
chung, sau 20-30 phút, nạn nhân mê man.
Hàm lượng benzen trên 10 mg/l gây nhiễm độc bán cấp, sau vài giờ nạn
nhân thấy khó chịu, nhức đầu, chóng mặt, nôn.
Thể nhiểm độc nhẹ như người say rượu, niêm mạc màu đỏ tươi là một dấu
hiệu cổ điển. Trong nhiểm độc cấp tính, benzen ảnh hưởng chủ yếu đến não.
Mổ tử thi nạn nhân thấy xung huyết các phủ tạng, kèm theo xuất huyết
và nhồi máu,
đặc biệt ở phổi. Đây là hình ảnh chung cho cả các bệnh nhiễm
độc khác.
1.1.2.3.2. Nhiễm độc mạn tính
Nhiễm độc benzen mạn tính thường là do nghề nghiệp thấy ở công nhân
tiếp xúc lâu ngày với nồng độ benzen hơi cao hơn tiêu chuẩn cho phép, trong
khi các trang thiết bị phòng hộ lại thiếu thốn hoặc không được chú ý đúng

mức. Các triệu chứng chủ yếu là biểu hiện của các tổn thương ở các h
ệ thống
tạo huyết và gây ra các tình trạng suy nhược lâu dần làm mất dần khả năng
lao động.
A. Thể nhiễm độc tiềm tàng:
• Lâm sàng:
Thể tiềm tàng có các rối loạn chức phận như mệt mỏi, nhức đầu, chóng
mặt, ăn kém ngon, buồn nôn, nôn, gầy, da xanh, huyết áp giảm nhẹ, sốt về
chiều, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Ở thể nặng h
ơn nhưng hiếm gặp thì có
thể chảy máu cam, máu lợi, có thể rong kinh, có đốm xuất huyết và bầm tím
dưới da.

7
• Xét nghiệm máu:
Trong thể này người ta thấy bệnh nhân bị thiếu máu nhẹ. Hồng cầu giảm
từ 3-3,5 triệu trong một ml máu, thường là thiếu máu đa sắc có nhiều hồng
cầu không đều và đa dạng. Giảm bạch cầu nhẹ là dấu hiệu tốt để chẩn đoán
bệnh, thường bạch cầu giảm từ 3000-4000 trong một ml máu. Giảm bạch cầu
đa nhân trung tính từ 35-45%. Có th
ể có tăng bạch cầu ái toan từ 3-7% và có
thể cao hơn nhưng không có giá trị chẩn đoán. Dấu hiệu dây thắt đôi khi
dương tính. Đôi khi có giảm tiểu cầu nhẹ, khoảng từ 110.000-150.000 tiểu
cầu trong một ml máu, nhiều tác giả cho đây là dấu hiệu báo sớm của suy tuỷ.
Nghiên cứu huyết đồ đều đặn cho công nhân là biện pháp tốt nhất để phát
hiện sớm các dấu hiệu nhiễm
độc.
• Xét nghiệm sinh hoá:
+ Định lượng benzen trong máu: Khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm
benzen, thì hàm lượng chất cacbuahydro trong máu cao hơn trong không khí

khoảng 7 lần. Thí dụ: khi tiếp xúc với nồng độ benzen tối đa cho phép ở Việt
Nam là 15mg/m
3
, thì lượng benzen huyết sẽ là 105 mg/lít.
Khi ngừng tiếp xúc, lượng benzen sẽ giảm nhanh hay chậm tuỳ thuộc
mức độ thâm nhiễm nhiều hay ít.
Định lượng benzen trong máu có thể cho những chỉ định có ích trong
nhiều ngày sau khi ngừng tiếp xúc. Định lượng benzen trong máu được coi là
biện pháp tiếp xúc có giá trị, nhưng nó không phải là nhân tố quyết định cho
việc chẩn đoán. Ngoài ra định lượng benzen huyết còn có một sự bất lợi. Nếu
lấ
y một mẫu liều lượng benzen thấp thì việc định lượng khó khăn và kéo dài,
phải làm hết sức thận trọng nếu không dễ có nhiều sai lầm.
+ Định lượng benzen trong không khí thở ra:
Do dễ bay hơi, benzen được thải ra trừ một phần qua phổi. Người ta đã
thiết lập một sự cân bằng giữa máu và không khí phế nang và nồng độ benzen
trong không khí thở ra là một phản ánh trung thành benzen trong máu.

8
+ Định lượng phenol:
Định lượng phenol niệu (nước tiểu 24 giờ) là một phương pháp gián tiếp
đánh giá sự thâm nhiễm benzen (15 – 30% benzen trong máu được oxy hoá
thành phenol). Tuy nhiên sự tương ứng này chỉ có giá trị nếu những mẫu
nước tiểu được lấy ngay vào cuối ngày làm việc. Bởi vì sự thải phenol theo
nước tiểu xẩy ra rất nhanh. Một nửa tổng số lượng được thải ra trong 4 giờ
sau khi ngừng tiếp xúc, và sau 24 giờ
phenol sẽ được thải trừ hoàn toàn.
+ Định lượng liên kết sulfo và sulfat vô cơ trong nước tiểu
Một phần phenol đào thải tự nhiên ra nước tiểu, còn phần khác nhiều
hơn được giải độc trong các tổ chức, nhất là gan, tạo thành liên kết glucuro và

đặc biệt là liên kết sulfo. Sự trung hoà phenol này làm giảm lưu huỳnh vô cơ;
bình thường lượng lưu huỳnh vô cơ là 80-95% các sulfat vô cơ. Khi thấy
giảm trên 20% sulfat vô cơ trong nước tiểu 24 giờ
, lấy trong ngày lao động
bình thường, là dấu hiệu thâm nhiễm benzen cần lưu ý.
B.Thể nhiễm độc benzen rõ rệt
Ở thời kỳ này, bệnh được thể hiện qua hội chứng xuất huyết, thiếu máu
giảm bạch cầu. Thể trạng bệnh nhân suy sụp nhanh buộc phải ngừng công
việc. Những rối loạn tiêu hoá có thể xuất hiện, bệnh nhân gầy và có sốt ngày
càng tăng.
Ở giai
đoạn này, hội chứng xuất huyết chiếm hàng đầu. Ngoài những
triệu chứng chảy máu cam, máu lợi, xuất huyết dưới da còn thấy thổ huyết,
đại tiện ra máu, khái huyết, niệu huyết. Tiên lượng rất xấu đôi khi còn có xuất
huyết võng mạc, xuất huyết màng não và xuất huyết não.
Da và niêm mạc nhợt nhạt là biểu hiện của thiếu máu nặng kèm theo khó
thở khi gắng sức, đau vùng trước ngự
c, phù chỗ thấp. Đôi khi thấy viêm lưỡi,
viêm miệng có loét, hoại tử, chảy máu và hơi thở rất hôi. Dấu hiệu này chứng
tỏ có một ổ nhiểm trùng cục bộ cần được điều trị ngay.

9
Khi làm xét nghiệm bổ sung thấy thiếu máu nặng, hồng cầu đôi khi chỉ
còn trên một triệu trong một ml máu. Chọc dò não tuỷ nếu thấy tăng sinh
hồng cầu và có hồng cầu là tiên lượng xấu.
Giảm bạch cầu và giảm bạch cầu đa nhân trung tính là rối loạn chính rất
khó chữa. Số lượng bạch cầu có thể nhỏ hơn một nghìn trong một ml máu. Tỷ
lệ bạch cầ
u đa nhân trung tính có khi chỉ còn 15-20% trong khi đó bạch cầu ái
toan lại tương đối cao.

Giảm tiểu cầu đôi khi rất nặng nhưng đôi khi hội chứng xuất huyết
không phụ thuộc vào sự giảm tiểu cầu. Thời gian máu chảy thường kéo dài,
dấu hiệu dây thắt dương tính. Thời gian máu đông biến đổi không rõ rệt.
Làm xét nghiệm tuỷ đồ có giá trị tiên lượng bệnh, thấy tuỷ xương giàu
ho
ặc nghèo loại tế bào tuỷ.
Nói chung, đứng trước tình trạng này bệnh nhân sẽ chết sau vài tuần do
xuất huyết lan tràn hoặc do bội nhiễm nặng, trong một bệnh cảnh suy toàn tuỷ
không hồi phục.
Nhiễm độc benzen mạn tính có thể điều trị khỏi nhưng lâu. Có thể trở
nên nặng nếu bệnh nhân bị suy nhược, có thai hoặc bị các bệnh nhiễm trùng
khác. Đôi khi nhiễm độc xuất hiệ
n muộn, có công nhân sau hai mươi tháng
nghỉ việc mới thấy xuất hiện bệnh, có biến đổi về máu (vì benzen ở rất lâu
trong tuỷ xương)
Nếu hồng cầu dưới một triệu, bạch cầu dưới hai nghìn trong một ml
máu, bạch cầu đa nhân trung tính dưới 15% thì tiên lượng rất xấu. Trước khi
chết có sốt tới 40-41%. Phụ nữ thường bị nặng hơn, dễ sẩy thai hoặc đẻ non.
1.1.2.4. Ch
ẩn đoán
* Chẩn đoán nhiễm độc benzen cấp dựa vào hơi thở có mùi benzen, có
benzen trong máu, trong phủ tạng và trong chất chứa dạ dày.
* Chẩn đoán nhiễm độc benzen nghề nghiệp phải đảm bảo 3 tiêu chuẩn sau:
• Tiền sử nghề nghiệp
Công nhân phải có tiếp xúc với benzen. Nồng độ hơi benzen trong không
khí nơi làm việc vượt quá giới hạn tối đa cho phép là 0,05 mg/l.

10
• Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn sớm hoàn toàn không đặc hiệu:

mệt mỏi, ăn kém ngon, nhức đầu, chóng mặt….
Ở giai đoạn bệnh tiến triển thì thấy triệu chứng xuất hiện rõ rệt. Các dấu
hiệu xuất huyết sớm có thể thấy là chảy máu cam, chảy máu lợi, rong kinh,
bầm máu dưới da…
• Cận lâm sàng:
- Định lượng benzen trong máu
- Định lượng phenol trong nước tiểu
- Xét nghiệm huyết học: tìm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,
huyết sắc tố, công thức bạch cầu, thời gian máu chảy, dấu hiệu dây
thắt, thời gian co cục máu đông.
1.1.3. Dự phòng và điều trị nhiễm độc benzen nghề nghiệp
Ở đây chúng tôi đề cập đến nhiễm độc benzen ở giai đo
ạn sớm hay là
nhiễm độc tiềm tàng, ở thể này có dấu hiệu suy nhược như mệt mỏi, nhức
đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ăn kém, ngủ kém, gầy, .… Đối tượng này chủ
yếu còn đang tham gia công tác. Còn ở thể nhiễm độc rõ rệt thì đối tượng đã
biểu hiện bệnh bằng hội chứng xuất huyết nên phải nghỉ ngơi, cho ngừng tiếp
xúc với benzen và tùy theo m
ức độ cần nhập viện để điều trị cụ thể. Vì vậy
vấn đề đặt ra ở đây là để dự phòng nhiễm độc benzen nghề nghiệp, cần thiết
áp dụng tích cực và toàn diện nhiều biện pháp dự phòng như: dự phòng về
môi trường làm việc đảm bảo an toàn; các biện pháp bảo hộ cá nhân đối với
đối tượng trực tiếp tiếp xúc; các biện pháp v
ề y tế như thăm khám định kỳ để
pháp hiện đối tượng nhiễm độc cần được nghỉ ngơi và điều trị; bên cạnh đó là
các phương pháp tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe và tăng cường giải độc.
Một phương pháp thanh thải chất độc đang được áp dụng rộng rãi trên
thế giới là phương pháp Hubbard nhằm đào thải các loại chất độ
c khác nhau
ra khỏi cơ thể như các hoá chất bảo vệ thực vật, các kim loại…Một số nghiên

cứu của Giáo sư Sudakov và Giáo sư Fudin (Liên Xô cũ) vào năm 1991 trên

11
nam giới bị nhiễm xạ trong vụ nổ Chernobyl đã được chứng minh là có hiệu
quả. Năm 1995 tại Mỹ, khoảng gần 2000 trẻ em dưới 5 tuổi đã bị nhiễm độc
chì do hậu quả của ô nhiễm môi trường bởi các chất độc hoá học đã được áp
dụng phương pháp Hubbard cho hiệu quả tương đối cao, những nhiễm độc đã
được thải trừ kị
p thời, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và hệ
thống thần kinh của trẻ [62]. Hiện tại, phương pháp này đang được ứng dụng
tại Việt Nam nhằm thanh thải nhiễm độc benzen nghề nghiệp đối với đối
tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu [37].
1.2. PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH CỦA BS NGUYỄN VĂN HƯỞNG
1.2.1. Xuất xứ bài tập và một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng PPDS của
Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng ở Việt Nam.
Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông
y đã nhiều năm nghiên cứu về phương pháp dưỡng sinh YHCT. Từ kinh
nghiệm của bản thân bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Ông và tập
thể đã nghiên cứu và xây dự
ng bài tập dưỡng sinh kết hợp giữa kinh nghiệm
của dưỡng sinh YHCT với YHHĐ [23]:
- Kế thừa truyền thống dưỡng sinh có từ lâu đời của cha ông ta, đồng
thời tiếp thu có chọn lọc các phương pháp luyện tập của các dân tộc khác trên
thế giới như: Khí công, Xoa bóp của Trung Quốc, Yoga của Ấn Độ, phương
pháp thư giãn của Schultz của Đức…
- Lấy học thuyết Páp Lốp làm cơ sở khoa h
ọc hiện đại để giải thích cơ
chế của các thủ thuật, động tác.
Đây là một phương pháp tổng hợp, toàn diện bao gồm luyện thư giãn,
luyện thở, vận động (xoa bóp, các động tác chống xơ cứng), ăn đúng cách,

biết cách nghỉ ngơi, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Ông đã vận dụng thành công
trong bảo vệ sức khoẻ của bản thân mình và hướng dẫn cho nhiều người
luyện tập đạt kết quả tốt.
¾ Cho đến hiện nay, PPDS của BS Nguyễn Văn Hưởng là một trong các
phương pháp được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.

12
¾ Nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm đánh giá tác dụng tăng
cường sức khoẻ nói chung và tăng cường thải độc cơ thể nói riêng của PPDS
này. Sau đây xin giới thiệu nội dung và kết quả một số nghiên cứu liên quan
đến đánh giá tác dụng bài tập dưỡng sinh của BS Nguyễn Văn Hưởng:
+ Năm 1987, Viện YHCT kết hợp với Trường Đại học Y Hà Nội, Họ
c
viện Quân y, Bệnh viện Công ty Than 3, Viện Quân y 108 đã tiến hành một
công trình nghiên cứu 10 năm về PPDS của BS Nguyễn Văn Hưởng. Nghiên
cứu đã đánh giá nhiều chỉ tiêu của bài tập này: Kết quả chung cho thấy: tình
trạng ăn ngủ, đại tiểu tiện của người tập được cải thiện như ăn ngon hơn, ngủ
tốt hơn, đại tiểu tiện điều hoà hơ
n. Về hô hấp: Dung tích sống, VEMS, chỉ số
Tiffeneau đều tăng. Thành phần khí máu thay đổi PaO
2
và SaO
2
đều tăng. Đối
với tuần hoàn: Huyết áp có xu hướng trở về bình thường chứng tỏ tác dụng
điều hoà huyết áp của bài tập này [6].
+ Nguyễn Văn Tường, Võ Mộng Lan, Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Tấn Gi
Trọng và cộng sự cũng nghiên cứu những thay đổi về huyết động học trước
và sau đợt tập bài tập DS. Kết quả cho thấy sau tập lưu lượng tim từ 3038,2
ml tăng lên 3154ml [6].

+ Phạm Huy Hùng với đề tài “ Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số lâm
sàng và cận lâm sàng ở người tập DS theo phương pháp của BS Nguyễn Văn
Hưởng” cho biết độ dẻo cột sống được cải thiện, độ giãn nở lồng ngực tăng có
ý nghĩa thống kê so với trước tập. Các chỉ số về hô hấp như dung tích sống,
thể tích khí thở ra tối đa giây, chỉ s
ố Tiffeneau đều được cải thiện [22].
+ Vũ Đăng Nguyên và cộng sự nghiên cứu biến đổi điện não đồ và lưu
huyết não đồ trên tất cả các đối tượng luyện tập tại Viện YHCT Việt Nam.
Kết quả cho thấy: về điện não đồ, chỉ số phần trăm và biên độ sóng Alpha
tăng có ý nghĩa thống kê với P < 0,001. Thể tích máu bán cầu não tăng rõ rệt
với P<0,001. Ch
ỉ số trên cho thấy tuần hoàn não được cải thiện tốt [6].
+ Nguyễn Thị Vân Anh với đề tài: “ Nghiên cứu tác dụng bài tập DS của
BS Nguyễn Văn Hưởng trên bệnh nhân có hội chứng thiểu năng tuần hoàn
não mạn tính” cho thấy sau 45 ngày luyện tập nhịp Alpha tăng cả tần số, biên
độ và chỉ số; nhịp theta có tần số không đổi, chỉ số và biên độ giảm [1].

13
+ Đào Bích Vân với đề tài: “Nghiên cứu tác dụng bài luyện thở bốn thì theo
phương pháp Nguyễn Văn Hưởng điều trị cho bệnh nhân sau phẩu thuật cắt thuỳ
phổi ở giai đoạn sớm”, sau 15 ngày luyện tập thấy chức năng thông khí phổi của
nhóm can thiệp tăng so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với P<0,01. Các
triệu chứng lâm sàng như đau, ho, sốt, khó thở giảm rõ rệt, cân n
ặng tăng [40].
+ Vương Thị Kim Chi với đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của dưỡng sinh
góp phần điều chỉnh chứng rối loạn Lipid máu”, sau hai tháng điều trị thấy nồng
độ Triglycerid giảm được nhiều nhất (34,29%), có ý nghĩa thống kê với
p<0,001; nồng độ Cholesterol giảm được (15,76%), có ý nghĩa thống kê với
p<0,01; nồng độ LDL-C máu giảm được ít (13,77%), có ý nghĩa thống kê với
p<0,01; nồng độ HDL-C máu (yếu tố ch

ống Vữa xơ động mạch) tăng được
23,68%, có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [12].
+ Năm 2003, tác giả Lê Thị Hiền với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
luyện tập thư giãn cổ truyền lên một số chỉ số sinh học”. Kết quả sau 8 tuần
luyện tập thấy trên điện não đồ, chỉ số sóng Alpha tăng; sóng bêta, thêta, delta
giảm; lưu huyết chi tăng, các chỉ số sinh hoá nh
ư Glucose, cholesterol,
triglycerit, cortizol, cathecholamin, acetylcholin đều giảm có ý nghĩa thống kê
cả ba nhóm người trưởng thành bình thường, người tăng huyết áp và người có
hội chứng suy nhược thần kinh [18].
Kết quả các nghiên cứu trên đã cho những minh chứng khoa học về tác
dụng phương pháp luyện tập dưỡng sinh của BS Nguyễn Văn Hưởng đối với
việc tăng cường sức khoẻ, phòng và điều trị một số bệ
nh mạn tính như tăng
huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, hen phế quản, suy hô hấp mạn, bụi phổi,
suy nhược cơ thể…
1.2.2. Nội dung của các bước luyện tập trong bài tập dưỡng sinh của Bác sỹ
Nguyễn Văn Hưởng
Bước 1: Luyện Thư giãn [18]; [23].
Thư giãn là phép luyện ức chế bằng cánh làm giãn, làm mềm, buông
lỏng các cơ vân và cơ trơn để làm bớt căng thẳ
ng thần kinh để phòng bệnh
suy nhược thần kinh.

14
+ Thư: nghĩa là thư thái trong đầu lúc nào cũng thư thái.
+ Giãn: nghĩa là nới ra, giãn ra như dây xích giãn ra.
+ Thư giãn: nghĩa là gốc trung tâm võ não thì phải thư thái, ở ngọn các
cơ vân và cơ trơn thì phải giãn ra. Gốc thư thái tốt thì ngọn sẽ giản tốt, mà
ngọn giãn tốt thì sẽ giúp cho gốc thư thái. Nếu thư giãn tốt thì không có cơ

vân nào căng thẳng, tay chân mặt mày, cổ lưng, thân mình đều phải buông
xuôi, buông x
ụi. Gương mặt phải rất bình thản như “mặt nước hồ”, như
“gương mặt Đức Phật trên toà sen”.
Bước 2: Luyện thở
Là luyện kỹ năng Thở 4 thì có hai thì dương và hai thì âm, có kê mông
và giơ chân.
Thở bốn thì có hai thì dương và hai thì âm để luyện thần kinh, có kê
mông và giơ chân giao động là để luyện tổng hợp về thần kinh, khí và huyết,
trọng tâm là luyện thần kinh, chủ động về ức chế
và hưng phấn nhằm mục
đích ngủ tốt, đồng thời cũng làm cho khí huyết lưu thông.
Trong đó thì 1 và thì 2 là hai thì dương vì hai thì này các cơ hô hấp phải
co thắt tối đa để hít vào, thì 3 và thì 4 là hai thì âm vì hai thì này các cơ hô
hấp giãn ra. Thở bốn thì có dương có âm chủ yếu là luyện quá trình hoạt động
của thần kinh gồm hai quá trình hưng phấn và ức chế, luyện sự linh hoạt thay
đổi giữa hai quá trình ấy. Trong bốn thì thở, thì hai giữ hơ
i là rất quan trọng vì
nó chỉnh luyện ý chí làm chủ hơi thở [23]
Bước 3. Luyện ở tư thế động
Tập luyện bước này phải nắm vững quy luật biện chứng: [23]; [42].
• Tập luyện nhằm mục đích nâng cao sức khoẻ lên tới mức tối đa mà cơ
thể có thể đạt được.
• Phải tập thế nào cho phù hợp với tuổ
i tác, sức khoẻ, bệnh tật cơ thể, đặc
điểm, giới tính của mỗi người cụ thể là:
+ Phải tập cho vừa sức, không thái quá, không bất cập.
+ Phải tập luyện theo đặc điểm cá nhân.

15

+ Việc tập nhiều hay ít phải tuỳ theo tình hình bệnh.
+ Phải tuần tự từng bước, từ nhẹ đến nặng, từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp.
a. Tự xoa bóp [11]; [23].
- Tự xoa bóp theo phương pháp YHCT có đặc điểm là nó xoa bóp cả
tạng phủ bên trong (thông qua cách thở sâu) cả ngũ quan ở bên ngoài (tai,
mặt, mũi, lưỡi, da) với cả tay, cả chân. Nói chung là nó vận động không bỏ

sót một nơi nào, cả sau lưng mà tay chân không sờ tới. Tất cả các bộ phận của
cơ thể để vận chuyển khí huyết đi khắp nơi trong cơ thể.
- Xoa bóp phải làm cho có ảnh hưởng ít nhiều đến các bộ phận sâu ở mỗi
vùng. Do đó phải xoa bóp trong tư thế phù hợp, với tay nắm lại hoặc bàn tay
ngay ra, các ngón khít lại hay xoè ra (ngón tay tách rời nhau), ấn mạnh hay ấn
nhẹ tuỳ vùng, không làm t
ổn thương bên trong hoặc phớt nhẹ ở ngoài mà phải
xoa cho đúng mức.
b.Tập vận động chi trên, chi dưới và toàn thân [25]; [42].
B1: Tập đơn
Tập đơn trong đó chú trọng vận động quay khớp chi trên, chi dưới và
toàn thân mang tính chất đối kháng tại chỗ nhằm thông qua vận động các
khớp của cơ thể làm giảm quá trình xơ thoái hoá khớp, tăng khả năng hô hấp.
B2: Tập đôi:
Tập đôi trong đ
ó chú trọng vận động các khớp chi trên, chi dưới và toàn
thân và mang tính đối kháng nhằm: 1)Thông qua vận động của các khớp vừa
chủ động vừa thụ động có tải trọng làm cho các khớp mềm dẻo linh hoạt,
chống thoái khớp và 2) thông qua vận động kéo đẩy đối kháng tại chỗ làm
tăng độ linh hoạt, sự phối hợp các động tác toàn thân với hơi thở qua đó làm
cho khí huyết lưu thông, tăng cường thể lự
c và sức bền của cơ thể.


16
1.2.3. Sơ lược về cơ chế tác động của PPDS đối với cơ thể

Sơ đồ 1.1. Hình tam giác [23]

* Giới thiệu sơ đồ ba góc
- Góc trên của hình tam giác là bộ phận thần kinh kèm theo ngũ quan là
bộ phận chỉ huy toàn bộ cơ thể.
- Góc trái của tam giác là các bộ phận đảm bảo cái khí trong cơ thể,
nghĩa là khí hơi (thở) và khí lực tạo ra năng lượng trong cơ thể (nhiệt năng, cơ
năng, điện năng, hóa năng…).
- Góc phải của tam giác là các bộ phận sinh ra huyết và các chất nuôi
dưỡng cơ
thể.
* Ý nghĩa của sơ đồ
+ Phải có một bộ thần kinh biết chủ động về quá trình hưng phấn và ức
chế thì mới có thể ngủ tốt được. Ta dùng phương pháp thư giãn và thở bốn
thì, tập luyện thật nhuần nhuyễn, thì ta có thể chủ động được về ức chế và
hưng phấn, để rồi ngủ tốt.
+ Để đảm b
ảo cái khí trong cơ thể thì ta phải tập thở tốt và vận động tốt:
ta tập các cơ thở để thở ngực và thở bụng có cố gắng đem ôxy vào cơ thể đến
mức tối đa và thải cho tốt thán khí ra ngoài. Ta tập các cơ khác của cơ thể để
các cơ ấy hoạt động đều, thúc đẩy toàn bộ cơ thể sản xuất ra các hình thức

ng lượng cần thiết, làm cho sức lực của cơ thể ngày càng vươn lên.

×