Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sáng kiến kinh nghiệm sinh học một số phương pháp tăng tính tích cực ở một số bài giảng sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.61 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT GIA HỘI
  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bộ môn : Sinh học
Đề tài:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TĂNG TÍNH TÍCH CỰC
Ở MỘT SỐ BÀI GIẢNG SINH HỌC 10
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Mai
Tổ: Sinh học
Trường THPT Gia hội

Huế ,tháng 3/2013
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhằm phát huy tính tích cực,chủ động của học sinh, xuất phát từ ý
tưởng giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, lồng ghép vào các phương
pháp khác giúp các em lĩnh hội kiến thức sâu sắc hơn, lớp học sôi nổi hơn,
tích cực xây dựng bài trong giờ học nên tôi đã có một số phương pháp
nhằm tăng tính tích cực của các em ở một số bài giảng sinh học 10.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1) Thực trạng:
Với nội dung chương trình sinh học 10 có những vấn đề trừu tượng ,
học sinh khó hiểu, học cảm thấy buồn ngủ, chúng ta đã có nhiều phương
pháp đổi mới cách dạy,sao cho học sinh tích cực tham gia xây dựng bài
nhằm tăng tích tích cực , hạn chế thụ động của học sinh trong giờ học.
Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy có vài cách giúp học sinh dễ hiểu và
học sôi nỗi hơn.
Do trong mỗi bài có nhiều phần và nhiều nội dung khác nhau, tôi xin
nêu một số phương pháp cho mỗi bài giúp học sinh dễ hiểu, đặt biệt tôi xin
mở rộng phương pháp lắp ghép các nội dung phù hợp vào bảng mà tôi đã
thực hiện trong thời gian qua.


2) Những sáng kiến:
2.1 - Bài 8, 9: Tế bào nhân thực
Dùng phương pháp lắp ghép các nội dung phù hợp vào bảng, hoặc
ghép các hình phù hợp với nội dung.
2.2 - Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa
vật chất.
Ở phần I.2 Cơ chế tác động: Để diễn tả phần này, ta có thể dùng
những cây bút có nắp khác nhau thay cho hình 14.1, ta dùng nắp làm
enzim, thân làm cơ chất; hoặc chìa khóa làm enzim còn ổ khóa làm cơ chất.
Mỗi nắp (enzim) chỉ tác động phù hợp vào 1 cơ chất (thân bút ) nhất định.
Ở phần I.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim : Nên dùng
ví dụ về quá trình làm sữa chua để kết hợp với các yếu tố để dạy giúp học
sinh dễ nhận ra vấn đề hơn.
Ở phần II- Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất :
Nên dùng ví dụ về tác dụng amylaz, maltaz
Amylaz
2(C
6
H
10
O
5
)
n
(tinh bột) +
n
H
2
O n C
12

H
22
O
11
(maltoz)
maltaz
n C
12
H
22
O
11
+ H
2
O C
6
H
12
O
6
(glucoz)
2.3 - Bài 16(Hô hấp tế bào),17(Quang hợp):
Năng lượng được sử dụng là ATP, (điện tử bắn ra) ta ví dụ như viên
bi , khi di chuyển làm chuyển động các viên bi khác(các phân tử khác) có
cơ hội gặp nhau (dưới tác dụng của dụng của enzim) sẽ xảy ra phản ứng.
2.4 - Phương pháp lắp ghép các nội dung phù hợp vào bảng
2.4.1 - Chuẩn bị:
*Kiến thức: Cô đọng những kiến thức có trong sách giáo khoa thành
những nội dung nhỏ .
*Phần này tôi dựa trên cơ sở các em đã từng làm bài tập ở cấp 1, 2 là

nối hay sắp xếp những ý ở cột A sao cho phù hợp với cột B. Ở đây tôi đã
làm rời các nội dung.Đặt các nội dung vào giấy khổ A4, size 75, cho tất cả
học sinh trong lớp đều thấy, ép nhựa. Khi sử dụng kết hợp với nam châm.
*Ở những bảng có nội dung rời, giáo viên có thể linh động tùy theo
thời gian cho học sinh xây dựng bài theo cách từng phần hay toàn bộ nội
dung của bảng.
2.4.2 - Nội dung
Tên bài Câu hỏi
Các nội dung ( mỗi dấu -) là một nội
dung ở bảng A4) được giáo viên sắp
xếp không theo thứ tự trên bảng.
Bài 1: Các
cấp tổ chức
của thế giới
sống
Hãy sắp xếp các
cấp tổ chức của
thế giới sống từ
thấp đến cao (hoặc
từ cao đến thấp)
-Quần thể
-Tế bào
-Quần xã
-Cơ thể
-Hệ cơ quan
-Mô
-Cơ quan
-Bào quan
-Phân tử
-Hệ sinh thái

-Sinh quyển
Bài 2:Các
giới sinh vật
Đặt vị trí các giới
vào đúng nội dung
của từng giới
-Giới thực vật
- Giới nấm
-Giới động vật
-Giới nguyên sinh
-Giới khởi sinh
-Là những sinh vật nhân sơ rất bé
-Gồm tảo, nấm nhầy, động vật nguyên
sinh
- Gồm những sinh vật nhân thực,cấu
trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào
chứa kitin không có lục lạp
- Có khả năng quang hợp.
Bài 13: Khái
quát về năng
lượng và
chuyển hóa
vật chất
Hãy phân biệt các
quá trình đồng
hóa, dị hóa
-Đồng hóa
-Dị hóa
-Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ
các chất đơn giản.

- Phân giải các chất hữu cơ phức tạp
thành các chất đơn giản
Bài 18:Chu
kì tế bào và
quá trình
nguyên phân
Giáo viên treo
bảng có các tiêu
đề như bảng 1
( phân chia nhân),
học sinh sắp xếp
các ý bên vào các
cột của bảng này
-Màng nhân , nhân con dần tiêu biến
-Màng nhân xuất hiện
-Thoi phân bào dần xuất hiện
-Nhiễm sắc tử di chuyển trên thoi phân
bào về 2 cực của tế bào
- Thoi phân bào đính vào 2 phía của
NST tại tâm động
-Nhiễm sắc tách nhau ra và di chuyển
trên thoi phân bào
-NST dãn xoắn dần
- NST kép dần co xoắn
- NST kép co xoắn cực đại
-NST kép tập trung 1 hàng ở mặt phẳng
xích đạo
Bảng 1. Phân chia nhân
Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối
Các chỉ tiêu so

sánh
Sự thay đổi các
bào quan
Thay đổi
nhiễm sắc thể
Bài 18:Chu
kì tế bào và
quá trình
nguyên phân
Sắp xếp vào bảng
2: (Phân chia tế
bào chất )các nội
dung bên
-Tế bào chất
-hình thành vách ngăn tế bào ở mặt
phẳng xích đạo
-Thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng
xích đạo
Bảng 2. Phân chia tế bào chất
Các chỉ tiêu so sánh Tế bào động vật Tế bào thực vật
Phân chia tế bào chất
Bài 30:Sự
nhân lên của
virut
Sắp xếp vào bảng
3: (chu trình nhân
lên của virut )các
nội dung bên
-Virut sử dụng enzim và nguyên liệu
của tế bào để tổng hợp axit nucleic và

protein cho riêng mình
-Lắp axit nucleic vào protein vỏ để tạo
virut hoàn chỉnh
-Gai glicoprotein của virut phải đặc
hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì
virut mới bám được vào
-Đối với phage : enzim lizozim phá hủy
thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế
bào chất,vỏ bên ngoài
-Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra
ngoài
Bảng 3. (Chu trình nhân lên của virut )
Sự hấp phụ Xâm nhập Sinh tổng
hợp
Lắp ráp Phóng thích
3) Giải pháp khắc phục:
-Sử dụng phương pháp 2.4 có tốn kém nhưng hiệu quả cao, để hạn
chế chi phí tôi đã sắp xếp trong quá trình ép sao cho 2 mặt là 2 nội dung
của 2 bài tập khác nhau.
- Để phân biệt từng nội dung thuộc bài tập nào,tôi đã làm dấu là một
hình tròn có màu sắc khác nhau theo từng bài.
4) Kết quả:
-Với những giải pháp trên tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài hơn .
- Sau một thời gian thực hiện lắp ghép các nội dung tôi nhận thấy lớp
hoạt động sôi nổi hơn, học sinh tham gia xây dựng bài tốt hơn, giờ học bớt
nhàm chán, lĩnh hội kiến thức vui vẻ, giúp các em yêu thích môn sinh.
- Giáo viên không phải ghi chép phần này, sau khi học sinh sắp xếp
ta có phần nội dung để học sinh ghi chép và ghi nhớ,thực sự với phương
pháp này các em đã hiểu và dể thuộc bài hơn.
-Cụ thể trong năm nay khi tôi dạy phần này cho học sinh lớp

10B1,10B5 có kết quả cao hơn 10B2,10B3.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Với phương pháp trên, đòi hỏi học sinh cả lớp phải tư duy nhiều hơn,
hiểu bài sâu sắc hơn, nhìn toàn bộ một cách tổng quát hơn, phân biệt được
nội dung bài học theo một hướng nhất định.
Nhận thức sâu rộng hơn về thế giới quan duy vật biện chứng.
Riêng về cá nhân, tôi nhận thấy đã đóng góp 1 phần vào việc đổi mới
phương pháp , tăng tính tích cực của các em, việc thực hiện cũng đơn giản ,
tuy có chi phí hơi cao có thể nhờ sự hỗ trợ của phụ huynh để việc học của
em thêm hiệu quả
-Rất mong được sự đóng góp chân tình của đồng nghiệp để việc sử dụng
phương pháp trên của tôi đạt hiệu quả hơn.

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG THPT GIA HỘI
Tp Huế, ngày tháng năm 2013
HIỆU TRƯỞNG
(Chủ tịch hội đồng)

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN SỞ
Tp Huế, ngày tháng năm 2013
(Chủ tịch hội đồng)

×