Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn một vài BIỆN PHÁP THU hút bạn đọc TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.14 KB, 17 trang )

Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
Tên đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP THU HÚT BẠN ĐỌC TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tầm quan trọng của đề tài:
Hiện nay, thư viện có vai trò quan trọng trong mổi trường học. Thư viện không
chỉ là nơi lưu trữ sách, báo, tạp chí và các loại tài liệu, các văn bản chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước, các cấp các ngành… mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá trong nhà
trường góp phần thúc đẩy phong tào giảng dạy và học tập của đông đảo giáo viên và
học sinh, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu trong học sinh và xây dựng nếp
sống văn hoá mới cho mổi thành viên trong nhà trường. Vì vậy, thư viện phải hoạt
động tích cực cụ thể thoả mãn phần nào nhu cầu ngày càng lớn về sách và tài liệu
tham khảo phục vụ cho công tác phục vụ giảng dạy của giáo viên và học tập của học
sinh nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay.
Tôi nghĩ đọc sách là một nền tảng rất vững chắc cho mọi hoạt động dạy và học
trong nhà trường. Nhưng làm sao để cho học sinh hay giáo viên chiếm lĩnh được lĩnh
vực của mình thì tùy thuộc vào cá nhân độc giả và phương pháp tuyên truyền của cán
bộ thư viện.Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần
gủi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa,
sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo
khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không
ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí ,ở Thư viện cũng là nguồn
tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.
“ Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng
kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu
cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư
viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống
văn hóa mới cho các thành viên nhà trường”
Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập
góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học
tập được tốt công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường


xưyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đến với thư viện
ngày càng nhiều.
2.Lí do chọn đề tài:
Trước sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin, nào là games, chat , với
nhiều trò chơi ngày càng da dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ vào tham
gia rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách đọc, báo của các em ngày càng hạn chế.
1
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
Trong nhiều năm qua, thư viện trường THCS nơi tôi làm việc đã luôn đổi mới
công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện ngày
càng đông hơn, song việc ham muôn đọc sách của bạn đọc vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn thực trạng công tác
thu hút bạn đọc ở trường tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một vài biện pháp thu hút
bạn đọc trong thư viện trường học”.
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hinh thu hút bạn đọc ở thư viện của trường THCS nơi
công tác.
- Đối tượng nghiên cứu: Thu hút bạn đọc và một số giải pháp thu hút bạn đọc trong
thư viên trường học.
II - CƠ SỞ LÝ LUẬN
Để đọc và sử dụng nguồn tin có hiệu quả cao thì người thủ thư phải có linh hồn
thư viện. Phải nắm chắc nội dung công tác và nhiệm vụ của người cán bộ thư viện có
phương pháp tuyên truyền trong quá trình giới thiệu sách, phục vụ độc giả một cách
tận tâm và có tính đảng. Đây là hoạt động nhận thức khoa học, nếu giải quyết được
vấn đề này sẽ có tác dụng không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đưa nguồn tin và
sử dụng nguồn tin trong và ngoài thư viện trường học kịp thời và có hiệu quả.
Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn
tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn
đọc là mục tiêu cuối cùng của bất bật kỳ một thư viện nào. Hoạt động của thư viện
nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ

người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích hợp. Công
tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của
việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu.
III. CƠ SỞ THỰC TIỂN
a. Thực tiển:
Theo tôi nghĩ đọc sách là một nền tảng rất vững chắc cho mọi hoạt động dạy và
học trong nhà trường. Nhưng làm sao để cho học sinh hay giáo viên chiếm lĩnh được
lĩnh vực của mình thì tùy thuộc vào cá nhân độc giả và phương pháp tuyên truyền của
cán bộ thư viện. Vì xã hội ngày nay là xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
khoa học phát triển, công nghệ thông tin thông dụng. Nên việc đọc sách không những
ở học sinh và cả ở giáo viên ngày càng tụt hậu. Tôi thấy công nghệ thông tin chưa
phát triển việc đọc sách thư viện hăng say, miệt mài hơn. Bây giờ giáo viên soạn bài
2
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
thì đa số down trên mạng xuống, học sinh thì vào các trò chơi (game) thay cho việc
đọc sách. Giữa cái trào lưu của xã hội và sữ dụng nguồn tin có sẵn trong thư viện thì
tôi mạnh dạn đưa ra hướng khắc phục nguồn dùng tin của thư viện cho triệt để, nhằm
mục đích là nâng cao việc Dạy – Học.
b.Vị trí, vai trò, tầm quan trọng
* Thư viện là chiếc cầu nối.
* Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để phục
vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học sinh
trong việc dạy và học.
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy thầy phải học, đọc.
- Để nâng cao chất lượng học và bổ sung kiến thức trò phải đọc.
Vì vậy công tác tuyên truyền thu hút bạn đọc phải gắn liền với việc dạy và học.
Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và
nhiệm vụ của thư viện nhà trường.
* Là công tác trung tâm của mỗi thư viện nhằm dùng mọi hình thức, nhanh
chóng luân chuyển để thỏa mãn nhu cầu đọc của giáo viên và học sinh.

* Là công tác kỷ thuật, nghiệp vụ trong thư viện như: bổ sung, đăng ký, phân
loại… đều có mục đích cuối cùng là phục vụ bạn đọc.
* Là công tác để đánh giá hoạt động của thư viện. Để đánh giá đúng phải xem
xét bạn đọc được phục vụ như thế nào, sách báo để mượn đọc có dễ dàng và đúng
yêu cầu hay không. Đặc biệt là xem thư viện đã có tác dụng như thế nào đến việc
nâng cao chất lượng dạy học, đã góp phần vào việc giáo dục và gây thói quen đọc
sách ra sao.
Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông cần đảm bảo các nội dung công
tác phục vụ bạn đọc:
- Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc.
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện
- Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện
- Tuyên truyền giới thiệu các loại hình tài liệu
- Hướng dẫn cách tra cứu tài liệu
- Hướng dẫn phương pháp đọc sách
- Phục vụ thông tin theo yêu cầu bạn đọc
3
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
“Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học”.
1.Biện pháp 1: Người cán bộ thư viện phải là người thầy, nguời cô thứ hai đích
thực, là người cha, người mẹ, là bạn là anh, là chị: (Bao trò trong trường đều là của
mình). Phải biết lắng nghe và chia sẽ về phía bạn đọc. Thi thoảng phải đến từng
nhà học sinh, nhũng bạn nào có hoàn cảnh khó khăn thì mình phải quan tâm và giúp
đỡ về cả tinh thần lẫn vật chất.
Về tinh thần thì có sẵn, nhưng về vật chất với đồng lương ít ỏi của mình, thì mình
không đủ để làm hết điều đó. Nên mình phải vận dụng, tham mưu với lãnh đạo địa
phương, hội khuyến học địa phương và chi tộc từng họ. Hay lãnh đạo trường và cùng
toàn bộ cán bộ giáo viên trong trường bằng cách tiền mặt hoặc sách cũ. Luôn luôn
lắng nghe và thấu hiểu được bạn đọc. Mình là cấu nối giữa nguồn tin và người dùng

tin. Những gì vướng mắc không giải quyết được thì phải thông qua nhà trường.
2.Biện pháp 2: Người cán bộ thư viện phải làm cho độc giả hiểu: thư viện là trung
tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo
viên, học tập của học sinh. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói
quen tự học cho học sinh. Tạo cơ sở từng bước đổi mới dạy và học. Cùng với nhà
trường nâng cao chất lượng giáo dục cho xã hội.
3.Biện pháp 3: Người cán bộ thư viện phải biết có bốn yếu tố tạo thành thư viện:
+ Yếu tố thứ nhất: Vốn tài liệu
Vốn tài liệu là yếu tố đầu tiên tạo thành thư viện. Vốn tài liệu tạo nên giá trị của
một thư viện. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu đọc sách
càng lớn, do vậy càng thu hút bạn đọc tới sử dụng thư viện. Mặt khác vốn tài liệu thư
viện lại chính là đối tượng làm việc của cán bộ thư viện: bổ sung, xử lý nghiệp vụ tổ
chức kho, tuyên truyền giới thiệu cho bạn đọc và đưa chúng ra sử dụng. Đồng thời
vốn tài liệu thư viện lại là đối tượng lưu giữ và bảo quản của cơ sở vật chất kỷ thuật.
Theo quy định ngành Giáo dục – Đào tạo, thì vốn tài liệu trong thư viện trường phổ
thông phải bao gồm ba loại sách cơ bản: Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ cho giáo
viên và sách tham khảo.
Bổ sung tài liệu khởi đầu được áp dụng đối với thư viện ít tài liệu nhằm từng bước
ổn định và đi vào hoạt động phục vụ đông đảo bạn đọc. Bổ sung tài liệu cũng là công
đoạn đầu tiên và rất quan trọng trong qui trình nghiệp vụ thư viện. Nếu bổ sung tài
liệu không hợp lý sẽ dần đến tình trạng sách bị chết hoặc bị lãng quyên trong thư viện
vì không phù hợp với chương trình của giáo viên cũng như không phù hợp với lứa
tuổi và bậc học của học sinh. Việc xây dựng vốn tài liệu có thể tiến hành bằng nhiều
4
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
cách khác nhau nhưng dù bổ sung bằng cách nào thì việc phải tuân thủ đúng theo
danh mục và sách tham khảo dùng cho thư viện trường phổ thông do Bộ giáo dục và
đào tạo qui định
Để xây dựng được vốn tài liệu hạt nhân ban đầu cho thư viện khi nhà trường chưa
có kinh phí hỗ trợ, tôi đã áp dụng các phương pháp sau :

*Vận động giáo viên và học sinh quyên góp sách cho thư viện taoj tủ sách
giáo khoa dùng chung
- Đối với giáo viên :
Tham mưu và tranh thủ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, công đoàn nhà trường
trong phiên họp hội đồng và họp công đoàn đầu năm, cán bộ thư viện vận động,
thuyết phục mổi giáo viên góp từ 1 đến 3 cuốn sách cho thư viện.
- Đối với học sinh :
Cán bộ thư viện tổ chức tuyên truyền “ Góp một cuốn sách để đọc nhiều cuốn
sách hay và thú vị hơn “. Vận động các em góp truyện tranh, truyện thiếu nhi, sách
tham khảo và các loại sách có nội dung và hình thức phù hợp với lứa tuổi và bậc học
của các em. Cụ thể : Em nào góp từ 5 cuốn trở lên sẽ được tuyên dương trước cờ vào
sáng thứ 2 hàng tuần, em nào góp từ 10 cuốn trở lên sẽ được tuyên dương trước cờ và
được cấp thẻ thư viện.
Riêng đối với học sinh khối 9 sắp ra trường, cán bộ thư viện vận động các em
trước khi ra trường góp lại những cuốn sách đã học mà các em không cần thiết sử
dụng nữa đóng góp vào cho thư viện nhà trường. Những học sinh có đóng góp tích
cực phong trào quyên góp sách cho thư viện sẽ được tuyên dương và ghi tên trong sổ
truyền thống của nhà trường.
+ Yếu tố thứ 2: Cán bộ thư viện - Cán bộ thư viện là người giữ vai trò đặc
biệt quan trọng, là chiếc cầu nối giữa vốn tài liệu thư viện và bạn đọc. Là người giữ
gìn và bảo quản kho tàng tri thức của nhân loại, đồng thời tổ chức việc khai thác và
sử dụng chúng trong xã hội, cho nên người cán bộ thư viện phải có một kiến thức
tổng hợp và phải được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn – nghiệp vụ thư
viện. Ngoài các tiêu chí chung nói trên, do đặc thù của ngành Giáo dục – Đào tạo,
người cán bộ thư viện phải được đào tạo bồi dưỡng về kiến thức sư phạm phù hợp
với từng cấp học, bậc học, môn học. Có như vậy cán bộ thư viện mới có đủ trình độ
để tổ chức hoạt động thư viện phù hợp với từng đối tượng phục vụ của mình.
Tranh thủ các buổi họp hội đồng sư phạm, cán bộ thư viện giới thiệu những cuốn
sách mới có liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ mà giáo viên quan tâm như : Các
5

Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
sách bồi dưỡng, phương pháp giãng dạy, các sách tham khảo mới xuất bản hay
những cuốn truyện hay của các nhà văn nổi tiếng thế giới… Ngoài ra, cán bộ thư viện
có thể sử dụng hình thức giới thiệu thông qua các bản thư mục để giáo viên và học
sinh biết và tìm đọc
+ Yếu tố thứ 3: Bạn đọc - Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các
yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị, khi nó được
bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào.
Mọi khâu công tác của thư viện từ việc tổ chức hoạt động nghiệp vụ cũng như công
tác quản lý thư viện đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện, tăng
cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất… cũng đều nhằm phục vụ tốt nhất cho bạn
đọc. Trong thư viện trường học, bạn đọc là toàn thể giáo viên, cán bộ, công nhân
viên và học sinh của nhà trường.
+ Yếu tố thứ 4: Cơ sở vật chất – kỹ thật: cơ sở vật chất và kỹ thuật của thư
viện bao gồm: trụ sở với toàn bộ các trang thiết bị cần thiết. Chúng có vai trò cực kỳ
quan trọng. Đối với vốn tài liệu thì cơ sở vật chất chính là nơi để chứa đựng và bảo
quản tài sản để có thể phục vụ được lâu dài, đối với bạn đọc thì đây chính là nơi họ
tiếp xúc trực tiếp với sách báo, với nguồn tri thức, thông tin ở trong nước cũng như
trên thế giới để phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí. Đối
với cán bộ thư viện thì cơ sở vật chất cũng chính là nơi họ làm việc hàng ngày, nơi cả
cuộc đời người cán bộ thư viện gắn bó với nó để làm tốt các nhiệm vụ của mình.
Như vậy, chúng ta có thể nói bốn yếu tố trên có mối quan hệ gắn bó mật thiết với
nhau tác động và hỗ trợ lẫn cho nhau để thư viện thực hiện tốt nhất các chức năng
nhiệm vụ của mình.
4.Biện pháp 4: Người cán bộ thư viện phải nắm được các nhiệm vụ của thư
viện.
+ Nhiệm vụ thứ nhất: Cung ứng cho giáo viên và học sinh dầy đủ các loại sách
giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, các loại từ điển, các loại kinh điển để tra
cứu, các loại sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần năng cao chất lượng dạy và
học và tự bồi dưỡng thường xuyên của học sinh và giáo viên.

+ Nhiệm vụ thứ hai: Sưu tầm giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học
sinh những sách báo cần thiết của Đảng của Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào
tạo, phục vụ giảng dạy và học tập nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức
của bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
6
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
+ Nhiệm vụ thứ ba: Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh
hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với các chương trình và kế hoạch học,
tìm kiếm nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống,
biết cách sữ dụng bộ máy tra cứu, sách tra cứu thư mục, nhằm sử dụng triệt để kho
sách, nhất là các sách nghiệp vụ và sách tham khảo.
+ Nhiệm vụ thứ tư: Phối hợp với các hoạt động trong ngành và các thư viện địa
phương nhằm chủ động khai thác, sử dụng vốn sách báo, trang thiết bị chuyên dùng,
giúp đỡ kinh nghiệm, tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, liên hệ
với các cơ quan phát hành sách trong và ngoài ngành, các tổ chức chính trị, kinh tế,
xã hội, các nhà tài trợ …nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các
loại sách báo, tạp chí, tư liệu để đảm bảo nguồn bổ sung, làm phong phú nội dung
kho sách và tăng cường cơ sỡ vật chất kỹ thuật thư viện.
+ Nhiệm vụ thứ năm: Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ quản lý
chặt chẽ, bảo quản giữi gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát, thường xuyên thanh lọc
sách báo củ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu, tư liệu mới (kể
cả băng hình, băng đĩa, đĩa CD-ROM, tranh ảnh và bản đồ giáo dục) sữ dụng và quản
lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục đích, có kế hoạch chủ động đón
đầu tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thông tin - thư viện điện tử, từng bước đưa
trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện và phục bạn đọc. Nhằm
tránh được phong trào chơi gamer của học sinh và tình trạng giáo viên down bài.
5.Biện pháp 5: Người cán bộ thư viện phải biết được các phương pháp tuyên
truyền sách báo(tài liệu) trong thư viện. Có hai phương pháp tuyên truyền:
+ Phương pháp thứ nhất là: Tuyên truyền bằng miệng là hình thức phổ biến nhất
trong hoạt động tuyên truyền. Đây là hình thức tuyên truyền được tiến hành thông

qua ngôn ngữ sống động để thuyết phục người nghe. Tuyên truyền bằng miệng được
loài người sữ dụng từ thời xã xưa. Ngay trong xã hội phong kiến ông cha đã sữ dụng
hình thức tuyên truyền này để động viên người dân tham gia chống giặc ngoại xâm,
bảo vệ đất nước. Từ xa xưa, người sản xuất đã biết quảng bá cho các sản phẩm của
mình. Khi khoa học kỹ thuật phát triển, các hình thức tuyên truyền quảng cáo cũng
phát triển theo nhiều hình thức đa dạng thông qua báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền
hình, mạng interner,… Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền miệng vẫn được sử dụng
một cách rất phổ biến bởi tính hiệu quả và sự tiện ích của nó. Trong phương pháp này
có tám cách tuyên truyền: kể chuyện theo sách, điểm sách, giới thiệu sách, thi vui đọc
sách, câu lạc bộ bạn đọc, tổ chức các buổi nói chuyện về sách, đọc to nghe chung, đố
7
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
vui, qua chương trình phát thanh măng non vào sáng thứ 5 và thứ 7 hàng tuần tuyên
truyền cách tìm đọc và đọc sách trong thư viện. Giới thiệu một số sách mới và trích
đọc và đoạn hay trong nội dung sách qua mục “ tủ sách vàng “ hay mục em tìm đọc,
giới thiệu các em những bài thơ hay, những gương người tốt việc tốt để các em tìm
đọc.
+Phương pháp thứ hai là: Phương pháp tuyên truyền trực quan: Đây là phương pháp
tuyên truyền quan trọng trong thư viện là việc giới thiệu rất quan trọng hoặc khai thác
nội dung các ấn phẩm trong các hình thức cảm thụ bằng mắt để lại dấu ấn trong tâm
trí người xem. Trong công tác thư viện, thường dùng các hình thức tuyên truyền trực
quan như: Cuộc triễn lãm, trưng bày sách báo, pano thư viện, bảng treo báo tường,
bảng cắt dán các bài báo, triển lãm tranh ảnh, các ấn phẩm định kỳ.
6.Biện pháp 6: Tổ chức tốt việc đọc và mượn sách :
- Đây là công việc giúp cho thư viện đi vào hoạt động một cách chủ động có nề
nếp và hiệu quả hơn. Để làm được điều đó, đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có óc
quan sát thực tế tại thư viện mình, việc sắp xếp tài liệu sao cho hợp lý và dễ nhìn, dễ
quản lý và dễ dàng trong việc lấy tài liệu phục vụ bạn đọc là một việc rất cần thiết,
đối với sắp xếp này giúp thư viện tiết kiệm được diện tích kho giá, không tốn mấy
thời gian sắp xếp chuyển tài liệu khi bổ sung tài liệu mới.

- Phân chia lịch đọc rỏ ràng cho từng khối lớp để thu hút đông đảo bạn đọc đến
với thư viện.
Thư viện luôn đảm bảo được không gian yên tĩnh, thoáng mát, với thái đô ân cần
khi phục vụ, chúng tôi đã tạo nên một môi trường văn hoá để giáo viên và học sinh có
thể nghiên cứu, học tập và giải trí một cách lành mạnh và thuận tiện.
Bằng cách áp dụng các hình thức trên, thư viện trường THCS nơi tooi làm việc đã
thu được kết quả như sau: Qua thực tế quan sát, thời gian đầu tiên, số lượng giáo viên
và học sinh đến thư viện rất thưa thớt vì chưa hình thành được thói quen tự đọc, tự
học, tự nghiên cứu tại thư viện. Đối với học sinh, không phải đến thư viện đọc sách
mà vì trí tò mò…
V - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi sữ dụng phương thức truyền tin cho bạn đọc. Tôi thấy khá là thành
công trong công việc thu hút bạn đọc và nguồn tin của thư viện đã sữ dụng một cách
triệt để.Trước khi sữ dụng phương pháp này: Cán bộ giáo viên sữ dụng tài liệu thư
viên: 50 %– 70%. Học sinh: 40% - 50% . Sau khi sữ dụng thì CBGV là 100%. HS là
8
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
70% - 80% không những CBGV, HS mà còn có một số phụ huynh nữa. Hàng năm
khuyên góp được tủ sách khoa dùng chung, chia sẽ cho các em có hoàn cảnh khó
khăn, con chính sách đủ sách để học, qua các nhà tài trợ, toàn thể các em học sinh có
hoàn cảnh khá giả và toàn bộ tập thể sư phạm nhà trường. Bổ sung được các nguồn
sách báo do trích ngân sách từ phía kinh phí nhà trường. Khá là thú vị.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thực sự việc làm cán bộ thư viện đang còn nhiều khó khăn và kiêm nhiệm nhiều
việc. Nên mình phải có kế hoạch, có khoa học và có tâm, sẵn sàng đi theo đường lối
của Đảng và pháp luật của nhà nước. Đừng xem nhẹ việc của mình, phải nghĩ rằng
không có việc gì là nhỏ hay nặng nề cả. Hãy nghĩ mình rất cần thiết cho xã hội ắt bạn
sẽ có giá trị của mình. Vì vậy nên trong quá trình làm nghề mang tính phục vụ cho
bạn đọc mình cần phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, đặc biệt phải luôn
luôn tìm tòi ra các phương pháp : Bảo vệ nguồn tin, tuyên truyền nguồn tin, người

bạn đồng hành cùng bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác, có tính đảng, có
hồn, trong khi làm việc cũng đừng căng thẳng, tốt nhất nhớ được tên học sinh và lớp
nào. Và đôi khi trao đổ, giao tiếp xưng tên của học sinh thì có thêm sự trừu mến hơn.
Phải mang tính giải trì cho phù hợp từng phần xây thêm giữa người làm cán bộ thư
viện và học sinh gần gũi hơn. Là người đầy tớ trung thành nhất của bạn đọc. Tất cả
với mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục cùng với nhà trường, ngành Giáo dục
Việt Nam. Phải khen ngợi những người dùng đúng nguồn tin. Đối với giáo viên thì
đưa vào mục chấm điểm, trong thang điểm TIÊU CHUẨN PHẤN ĐẤU CỦA GIÁO
VIÊN, còn đối với học sinh hay tập thể lớp thì khen ngợi và có phần thưởng khích lệ
bằng ngững quyển báo, hay mượn sách được ưu tiên hơn. Những CBGV hay học sinh
mà ít sữ dụng nguồn tin thì cũng có phần khiển trách nhưng khiễn trách nhẹ thôi.Phải
trao đổi những kế hoạch, nội dung, kết quả thực hiện nhiệm vụ thư viện thường
xuyên cho hiệu trưởng nắm bắt và tiếp tục chỉ đạo.
VII – KẾT LUẬN
Trên đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc rút từ thực tế làm công tác
thư viện của nhiêu trường qua nhiều năm. Kinh nghiệm này áp dụng vào thực tiển đã
có những hiệu quả đáng kể. Song vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý từ phía
bạn đọc và ban khoa học. Xin chân thành cảm ơn.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc trong trường THCS có hiệu quả, tôi
có một số kiến nghị như sau:
9
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
- Đầu tư kinh phí cho hoạt động thư viện.
- Cho cán bộ thư viện trường học được hưởng chế độ độc hại
- Thường xuyên mở lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện cho cán bộ phụ trách thư viện
để các cán bộ thư viện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.


IX. PHẦN PHỤ LỤC:

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỨNG THÚ ĐỌC CỦA HỌC SINH
Em hãy đánh dấu x vào ô trống các thể loại truyện mà em thích
 Cổ tích
 Truyện tranh
10
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
 Truyện Bác Hồ
 Truyện danh nhân
 Truyện lịch sử
 Truyện KHTN
 Truyện văn học
 Báo chí
Em hãy giải thích vì sao em thích các truyện đó ?














X. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trường phổ thông - Vũ Bá Hòa (Chủ biên)
2. Bảng phân loại Tác giả: Đỗ Hưu Dư

XI. MỤC LỤC:
TT TÊN ĐỀ TÀI TRANG
11
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
I Tên đề tài
Đặt vấn đề
1
II Cơ sở lí luận 2
III Cơ sở thực +ễn 2 -> 4
IV Nội dung nghiên cứu 4 -> 9
V Kết quả nghiên cứu 9
VI Bài học kimh nghiệm 9
VII Kết luận 10
VIII Kiến nghị 10
IX Phụ lục 11
X Tài liệu tham khảo 12
XI Mục lục 12
Hình ảnh bạn đọc 13-14
12
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
13
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học

14
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
15
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
16
Một vài biện pháp thu hút bạn đọc trong thư viện trường học
17

×