Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NUÔI THỦY ĐẶC SẢN (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.04 KB, 40 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
NUÔI THỦY ĐẶC SẢN
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI)
Mã số môn học: CN2228
Số tín chỉ: 02
Lý thuyết: 24 tiết
Thực hành: 06 tiết
Phú Thọ, năm 2012
MỤC LỤC
PHẦN 1. LÝ THUYẾT 1
CHƯƠNG 1 1
Mở đầu 1
1.1. Định nghĩa về thuỷ đặc sản 1
1.2. Vai trò của các loài thuỷ đặc sản với đời sống 1
1.3. Thị trường và tiềm năng phát triển các loài thuỷ đặc sản 1
CHƯƠNG 2 3
Kỹ thuật nuôi tôm Càng xanh 3
2.1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh 3
2.1.1. Vị trí phân loại 3
2.1.2. Phân bố 3
2.1.3. Môi trường sống 3
2.1.4. Hình thái và tăng trưởng 3
2.1.5. Tính ăn 4
2.1.6. Chu kỳ sống và các giai đoạn biến thái 4
2.2. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao 4
2.2.1. Điều kiện ao nuôi 4
2.2.2. Chuẩn bị ao nuôi 4
2.2.3. Mật độ và mùa vụ nuôi 5
2.2.4. Cho ăn và chăm sóc 5
2.2.5. Thời gian nuôi và thu hoạch 5
2.3. Kỹ thuật nuôi sản xuất giống tôm càng xanh 5


2.3.1. Đặc điểm sinh sản tôm càng xanh 5
2.3.2. Chuẩn bị trang trại sản xuất giống tôm càng xanh 6
2.3.3. Nuôi và chuẩn bị tôm bố mẹ 6
2.3.4. Ương nuôi ấu trùng 6
2.3.5. Ương tôm giống 7
2.4. Một số bệnh thường gặp 8
2.4.1. Bệnh đốm nâu 8
2.4.2. Bệnh đóng rong 8
2.4.3. Bệnh mềm vỏ 8
CHƯƠNG 3 10
Kỹ thuật nuôi Lươn 10
3.1. Đặc điểm sinh học Lươn 10
3.1.1. Phân bố và sinh sống 10
3.1.2. Tính ăn 10
3.1.3. Sinh trưởng 10
3.1.4. Sinh sản 11
3.2. Kỹ thuật nuôi Lươn trong bể 11
i
3.2.1. Địa điểm nuôi 11
3.2.2. Xây dựng ao nuôi 11
3.2.3. Lấy giống 12
3.2.4. Thời vụ, mật độ thả 12
3.2.5. Quản lý, chăm sóc 12
3.3. Kỹ thuật nuôi Lươn trong ruộng lúa 13
3.3.1. Chuẩn bị ruộng nuôi 13
3.3.2. Quản lý ruộng nuôi 13
3.4. Bệnh và cách phòng trị 13
3.4.1. Bệnh sốt nóng 13
3.4.2. Bệnh tuyến trùng 13
3.4.3. Bệnh lở loét 13

3.4.4. Bệnh nấm thuỷ mi 14
3.4.5. Bệnh đỉa bám 14
CHƯƠNG 4 15
4.1. Đặc điểm sinh học ba ba 15
4.1.1. Phân bố, cách phân biệt các loài Ba ba 15
4.1.2. Tập tính ăn 15
4.1.3. Sinh trưởng 15
4.1.4. Sinh sản 15
4.1.5. Môi trường sống của Ba ba 16
4.2. Kỹ thuật nuôi Ba ba thương phẩm 16
4.2.1. Địa điểm nuôi 16
4.2.2. Thả giống 17
4.2.3. Mật độ nuôi 17
4.2.4. Quản lý ao nuôi 17
4.2.5. Thu hoạch và vận chuyển 18
4.3. Kỹ thuật sản xuất giống ba ba 18
4.3.1. Phân biệt ba ba đực cái 18
4.3.2. Ao nuôi ba ba bố mẹ 18
4.3.3. Giao phối và đẻ trứng 18
4.3.4. Thu trứng và ấp trứng 18
4.3.5. Ương Ba ba giống 19
4.3.6. Thu hoạch giống 19
4.4. Các bệnh thường gặp của baba 19
4.4.1. Bệnh đỏ cổ 19
4.4.2. Bệnh đốm trắng 19
4.4.3. Bệnh ghẻ lở ở cổ 20
4.4.4. Bệnh nấm thuỷ mi 20
4.4.5. Bệnh phù đỏ ở mai bụng 20
4.4.6. Bệnh di độc tố mỡ 20
CHƯƠNG 5 22

ii
Kỹ thuật nuôi Ếch 22
5.1. Đặc điểm sinh học Ếch 22
5.1.1. Phân bố và sinh sống 22
5.1.2. Tập tính ăn 22
5.1.3. Sinh trưởng 22
5.1.4. Sinh sản 22
5.2. Kỹ thuật nuôi Ếch đồng thương phẩm 23
5.2.1. Địa điểm nuôi 23
5.2.2. Thả giống 23
5.2.3. Quản lý chăm sóc 23
5.2.4. Thu hoạch và vận chuyển 23
5.3. Kỹ thuật sản xuất giống Ếch 24
5.3.1. Nuôi Ếch bố mẹ 24
5.3.2. Cho Ếch đẻ 24
5.3.3. Ương trứng Ếch 24
5.3.4. Nuôi Ếch giống 24
5.3.5. Thu hoạch và vận chuyển Ếch giống 25
5.4. Phòng và chữa bệnh của Ếch đồng 25
5.4.1. Những điều cần phòng tránh khi nuôi Ếch 25
5.4.2. Chữa bệnh 25
CHƯƠNG 6 27
Kỹ thuật nuôi cá quả 27
6.1. Đặc điểm sinh học cá quả 27
6.1.1. Đặc điểm về hình thái 27
6.1.2. Môi trường sống 27
6.1.3. Dinh dưỡng 28
6.1.4. Sinh trưởng 28
6.1.5. Sinh sản 28
6.2. Kỹ thuật nuôi cá quả đồng thương phẩm 28

6.2.1. Chuẩn bị ao nuôi 28
6.2.2. Thả giống 28
6.2.3. Quản lý chăm sóc 28
6.2.4. Thu hoạch 29
6.3. Kỹ thuật sản xuất giống cá quả 29
6.3.1. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ và sinh sản 29
6.3.2. Kỹ thuật cho cá đẻ 29
6.3.3. Kỹ thuật ấp trứng cá 30
6.3.4. Kỹ thuật ương nuôi cá giống 30
PHẦN 2. THỰC HÀNH 32
BÀI 1 32
Học tập tại cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm Ba Ba 32
iii
1. Tham quan cơ sở sản xuất giống 32
2. Tham quan cơ sở sản nuôi 32
BÀI 2 33
Học tập tại cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm Ếch 33
1. Học tập tại cơ sở sản xuất giống 33
2. Học tập tại cơ sở sản nuôi 33
BÀI 3 34
Quan sát đặc điểm hình thái một số loài thủy đặc sản 34
1. Chuẩn bị 34
1.1. Chuẩn bị mẫu vật 34
1.2. Chuẩn bị dụng cụ 34
2. Thực hành 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
iv
PHẦN 1. LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1
Mở đầu

Số tiết: 01 (Lý thuyết: 01 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sinh viên hiểu được về định nghĩa thủy đặc sản, vai trò thủy đặc sản cũng như tiềm
năng phát triển các giống loài này.
- Kỹ năng:Sinh viên ứng dụng hiểu biết về giá trị của các loài thủy đặc sản trong đời sống.
- Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong nghề nghiệp
B) NỘI DUNG:
1.1. Định nghĩa về thuỷ đặc sản
Thủy đặc sản là các giống loài thủy sản quí hiếm có giá trị thực phẩm, y học, kinh tế cao, …
được thị trường trong nước cũng như thế giới ưa chuộng.
1.2. Vai trò của các loài thuỷ đặc sản với đời sống
- Sử dụng các loài thủy sản làm thức ăn mang lại rất nhiều lợi ích cho con người: Cá giúp
mang lại những ích lợi cho hệ thống tim mạch, cá làm giảm cholesteron máu, làm thuốc chữa
bệnh trong y học cổ truyền
- Y học dân gian sử dụng một số loài đặc sản làm thuốc chữa bệnh.
Ví dụ: Chưng Ba ba vói dây tơ hồng để chữa bệnh hen suyễn hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh
như mồ hôi trộm, di tinh, kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm thận mãn tính
- Theo nghiên cứu thịt Ba ba là có giá trị dinh dưỡng cao, trong 100g thịt baba có khoảng 80g
nước, 16,5g protid; 1g lipid; 1,6g carbonhydrat; 107 mg calci; 1,4mg sắt; 3,7 mg acid cotinic,
vitamin B1, B2, vitamin A và iod.
- Phân tích thành phần thịt Lươn cho thấy trong 100g thịt Lươn chứa: Chất đạm: 12,7g; Chất
béo tổng cộng: 25,6g; Năng lượng: 285 calo; Vitamin: Vitamin A và betacaroten: 2000 IU,
Vitamin B1: 0,15mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg,
Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg.
- Theo Đông y, Lươn hay thiện ngư có tác dụng bồi bổ khí huyết, trừ được phong thấp. Theo
y dược Trung Hoa, Lươn có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống,
phong thấp, trĩ nội, bệnh huyết trắng của phụ nữ.
1.3. Thị trường và tiềm năng phát triển các loài thuỷ đặc sản
- Về thị trường cung cấp thủy sản nói chung, lượng cung cấp thực phẩm thuỷ sản cho tiêu thụ
của con người trên toàn cầu tăng từ 53,4 triệu tấn năm 1981 đến hơn 104 triệu tấn năm 2003.

Theo FAO dự báo, nhu cầu thuỷ sản còn có thể tăng mạnh nữa trong tương lai và mức tiêu thụ sẽ
có thể lên đến 18,4 kg/người/năm vào năm 2010 và 19,1 kg/người/năm vào năm 2015.
Với các loại thủy đặc sản ngoài nhu cầu trong nước, các loại thủy đặc sản còn được thu mua
chế biến xuất sang các nước trong khu vực và thế giới.
Ví dụ: Hiện nay, các công ty thủy sản trong nước đã tiến hành thu mua Ếch với số lượng lớn
để chế biến xuất khẩu đùi Ếch, Ba ba thịt còn được xuất khẩu sang Đài Loan, Nhật, Trung Quốc,
Hàn Quốc, trong số một số công ty của Hàn Quốc mua Ba ba để bào chế dược phẩm.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Phan Thị Yến (2009), Bài giảng nuôi thủy đặc sản. Trường Đại học Hùng Vương
1
2. Phan Quốc Bảo, Hà Kim Sinh (2005), 140 câu hỏi về phòng trị bệnh cho Ba ba, Ếch, tôm,
cá, Lươn, cua. Nhà xuất bản Hải Phòng.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
1. Tầm quan trọng của thủy đặc sản trong đời sống?
2. Tiềm năng phát triển của các đối tượng đặc sản?
2
CHƯƠNG 2
Kỹ thuật nuôi tôm Càng xanh
Số tiết: 07(Lý thuyết: 07 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Sinh viên hiểu được đặc điểm của Tôm càng xanh, đặc biệt các đặc điểm về môi trường
sống, tính ăn.
+ Biết được các khâu trong kỹ thuật nuôi tôm càng xanh.
+ Hiểu được đặc điểm sinh sản của tôm và các đặc điểm phát triển của ấu trùng tôm càng
xanh, từ đó hiểu được nguyên tắc trong quá trình sản xuất giống tôm càng xanh.
- Kỹ năng:
+ Ứng dụng các kiến thức đã học để chuẩn bị ao nuôi, phòng trị những bệnh thường gặp trong
quá trình nuôi tôm càng xanh.
+ Ứng dụng các kiến thức về quá trình phát triển của ấu trùng tôm càng xanh vào ương nuôi.

- Thái độ:
+ Sử dụng các kiến thức đã học vào quá trình nuôi của gia đình.
+ Tích cực tìm hiểu các tài liệu liên quan về đặc điểm sinh học của tôm và kỹ thuật nuôi trong
thực tế.
B) NỘI DUNG:
2.1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh
2.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Arthorpoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Rosenbergii
Tên tiếng Anh: Giant prawn
Tên tiếng Việt: Tôm càng xanh
2.1.2. Phân bố
Tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
2.1.3. Môi trường sống
Tôm càng xanh thích hợp với môi trường sống:
- Nhiệt độ từ 22 đến 32
0
C
- Sạch, giàu ôxy (từ 5-6mg/l trở lên)
- Hàm lượng Fe
2+
, Fe
3+
từ 0,02 mg/l là có hại cho tôm.
- Tôm càng xanh thích hợp với môi trường kiềm yếu, nước có trị số pH từ 7-8,5.
2.1.4. Hình thái và tăng trưởng

- Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con dực đạt tới 450g/cá thể, sau 7 tháng nuôi, cá thể
đực lớn nhất đạt 110g, cái lớn nhất chỉ đạt 50g.
- Tôm trưởng thành có màu xanh dương đậm, màu sắc thay đổi theo môi trường nước.
3
- Chủy phát triển nhọn và cong lên1/2 bề dài tận cùng của chủy, trên mắt chủy có 11-15
răng,3-4 răng sau hốc mắt. Mặt dưới thường 12-15 răng.
2.1.5. Tính ăn
- Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật.
- Tôm bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, tôm bò trên mặt đáy ao, dùng càng nhỏ đưa
mồi vào miệng.
- Tôm càng xanh chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác.
2.1.6. Chu kỳ sống và các giai đoạn biến thái
- Tôm càng xanh lột xác để tăng trưởng, thời gian lột xác phụ thuộc vào tuổi và dinh dưỡng
(xem bảng 2.1). Khi tôm đã trưởng thành, còn có dạng lột xác sinh sản (xảy ra ở con cái).
Bảng 2. 1: Quan hệ trọng lượng và thời gian lột xác
Trọng lượng cá thể (g) Thời gian lột xác (ngày)
2,0 - 5,8 9,0
6,0 – 10,0 13,5
11,0 – 15,0 17,0
16,0 – 20,0 18,5
21,0 – 25,0 20,0
26,0 – 35,0 22,0
36,0 – 60,0 23 – 24
Trên 60 25 – 40
Vòng đời của tôm càng xanh có 5 giai đoạn biến thái chủ yếu sau: Trứng - ấu trùng - tôm bột
(Postlarvae) - tôm giống (Juvenile) - tôm trưởng thành (Adult).
2.2. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao
2.2.1. Điều kiện ao nuôi
2.2.1.1. Vị trí, chất đất
- Vi trí xây dựng ao nuôi bằng phẳng

- Vùng đất sét hay sét pha cát là tốt nhất, pH của đất > 4
- Vùng xây dựng ao không bị che khuất, có hướng gió thổi nhiều quanh năm
Có nguồn nước không bị ô nhiễm. Nguồn nước cần bảo đảm:
+ Nhiệt độ nước 24 - 31
0
C, tối ưu 28 - 31
0
C
+ Độ cứng tổng cộng > 15mg/l
+ Độ kiềm tổng cộng 15 mg/l
+ pH 6,0 – 8,5
+ Độ mặn 0‰ – 10‰
+ Ôxy hoà tan > 3mg/l
+ Fe < 0,2mg/l
2.2.1.2. Xây dựng ao nuôi
Ao nuôi: Ao nuôi tôm có tốt nhất là hình chữ nhật
+ Ao ương: Diện tích 500 – 1.000m
2
, độ sâu 1,5m
+ Ao nuôi 3.000 – 5.000m
2
độ sâu 2,0m
Bờ ao 1,5 –2m, hệ số mái bờ 1/2. Đáy ao bằng phẳng, hướng dốc về phía cống thoát 0,1 – 1%;
mỗi ao có cống cấp, cống thoát và cống thay nước đáy.
2.2.2. Chuẩn bị ao nuôi
- Vét bỏ bớt lớp bùn đáy ao (hoặc cày 1 lớp đáy) dày khoảng 15cm.
- Tẩy ao bằng vôi bột.
- Bón lót gây màu nước ao bằng phân chuồng ủ mục 10-15kg và 8-10kg phân xanh cho100m
2
.

- Sau khi cải tạo ao nuôi, tiến hành cắm giá thể.
4
- Sau 2-3 ngày lọc nước vào ao, mực nước 1m ao ương và 1,2m ao nuôi;
- Nuôi tôm thâm canh trang bị thêm quạt nước.
2.2.3. Mật độ và mùa vụ nuôi
Ở các tỉnh phía Nam có thể nuôi tôm quanh năm, ở các tỉnh phía Bắc chỉ có thể nuôi từ 4 – 11
dương lịch. Mật độ nuôi tôm bột có thể điều chỉnh 100-300 con/m
2
.
- Nuôi tôm bán thâm canh: Tôm giống 7-8con/m
2
, tôm bột 10-12con/m
2
- Nuôi tôm thâm canh nên thả nuôi trực tiếp tôm bột 10 ngày tuổi, mật độ 15-20con/m
2
2.2.4. Cho ăn và chăm sóc
2.2.4.1. Cho ăn
- Cho ăn thức ăn công nghiệp dạng viên hàm lượng Protein từ 20 –30 %.
- Làm 4 cái vó, diện tích mỗi vó 1m
2
, đặt 4 góc ao để kiểm tra lượng thức ăn thừa thiếu.
- Lượng thức ăn cho tôm từ tháng 1 đến tháng thứ 5 giảm dần là: 10%-7,5%-5,5%-3,5%-2,5%
khối lượng tôm trong ao.
- Cho ăn 2 - 4 lần trong ngày, khi cho ăn nên rải đều thức ăn trong ao.
Bảng 2. 2: Thời gian cho ăn và % lượng thức ăn một lần cho ăn
Hình thức nuôi
Giờ cho ăn và lượng thức ăn cho một lần
6 - 7 giờ 10 - 11 giờ 17-18 giờ 20-22 giờ
Bán thâm canh, ruộng lúa 60% 0 40% 0
Thâm canh 40% 15% 30% 15%

2.2.4.2. Quản lý chăm sóc
- Thay nước: Thay nước 2-3 ngày một lần, mỗi lần 10-30% lượng nước trong ao
- Kiểm tra một số chỉ tiêu thủy hoá
+ pH kiểm tra một lần sáng 7giờ và chiều 16giờ. Tốt nhất nằm trong khoảng 7-8. Khi pH cao
làm tăng độc tính NH
3
.
+ Ôxy kiểm tra nếu thấp hơn 4mg/l cần thay nước, tốt nhất lớn hơn hoặc bằng 5mg/l;
+ Độ trong 35 – 45 cm là phù hợp nhất.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ có ảnh hưởng tới oxy hoà tan, ảnh hưởng tới độc tính NH
3
. Nhiệt độ
nước giới hạn 25 – 30
0
C, thích hợp nhất 27 –29
0
C.
+ Độ cứng và độ kiềm trong ao khi có độ cứng và độ kiềm hơn 30mg/l, sẽ giúp ổn định pH.
2.2.5. Thời gian nuôi và thu hoạch
Thời gian nuôi từ 4-5 tháng, khi trọng lượng trung bình tôm nuôi đạt trên 30g/con thì tiến
hành thu hoạch.
Thu hoạch tỉa dần vào tháng nuôi thứ 4 đến thứ 5 bằng kéo lưới, hoặc thu hết một lần.
2.3. Kỹ thuật nuôi sản xuất giống tôm càng xanh
2.3.1. Đặc điểm sinh sản tôm càng xanh
Con cái khi trứng chín sẽ lột xác, con đực và con cái tiến hành giao vỹ. Sau 2 giờ tôm cái đẻ
trứng, trứng được chứa ở khoang bụng bằng 4 đôi chân bụng. Quá trình ấp trứng, các đôi chân
bụng hoạt động liên tục, những trứng không phát triển sẽ bị loại ra bằng đôi chân ngực thứ 2.
Tôm càng xanh có thể đẻ 4-6 lần trong năm. Khi tôm đang ấp trứng, buồng trứng vẫn phát
triển, phóng thích ấu trùng ở bụng xong, sau 2-5 ngày tôm lại lột xác, giao vỹ và đẻ tiếp.
Ấu trùng nở vào ban đêm, sau 1-2 đêm mới nở hết. Ấu trùng thường sống trong môi trường

nước có độ mặn 7-18‰ để tồn tại và phát triển. Nếu ở vùng nước ngọt thì ấu trùng phải di
chuyển ra vùng nước lợ để sống, nếu không sau 3-15 ngày sẽ chết hết.
5
2.3.2. Chuẩn bị trang trại sản xuất giống tôm càng xanh
Vị trí xây dựng trại cần có các yếu tố sau:
- Có nguồn nước ngọt tốt, không ô nhiễm
- Nguồn nước lợ trên 12‰ và gần nơi cung cấp nước mặn 25-33‰, nước ót 100 - 150‰.
- Có nguồn điện chủ động
- Thuận tiện đường giao thông
- Gần vùng nuôi tôm thương phẩm
Yêu cầu cần có: 1 bể nước ngọt,1 bể nước mặn,1 bể nước lợ, 6 bể đẻ và ương tôm bột, bể
nuôi ấu trùng – diện tích các bể từ 25-33m
3
. Mái nhà phải đủ ánh sáng.
2.3.3. Nuôi và chuẩn bị tôm bố mẹ
Tôm cái cỡ 25-40g, tôm đực cỡ 50-70g khỏe mạnh không bị tổn thương hay mất các phụ bộ,
màu sắc sáng bóng, tỷ lệ đực cái là ¼.
Tôm bố mẹ được nuôi với mật độ 3-4 con/m
2
nuôi trong bể có mật độ 30 con/m
2
.
2.3.4. Ương nuôi ấu trùng
2.3.4.1. Cho tôm nở
Tôm trứng chọn cho nở phải khỏe mạnh, không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh (đốm
đen, đốm nâu, đóng rong,. . . ), có trọng lượng tốt nhất là 50-80 g và trứng có màu xám đen.
- Sau khi chọn, xử lý tôm mẹ trước khi cho nở bằng formaline 20-25 mg/l trong 30 phút.
- Tôm sau khi xử lý xong được cho vào bể nở. Bể nhỏ 50 lít có thể thả 2-3 con tôm trứng, sục
khí liên tục cho bể nở. Bể nở có độ mặn khoảng 5-7 ‰ để tránh gây sốc cho tôm mẹ, trứng tôm
cũng như ấu trùng ít bị sốc khi chuyển vào bể ương với độ mặn cao 12 ‰.

2.3.4.2. Thu và bố trí ấu trùng vào bể ương
Sau khi ấu trùng nở, thu ấu trùng vào buổi sáng. Ngừng sục khí bể, che tối bể, chừa một góc
để có ánh sáng hoặc dùng đèn để tập trung ấu trùng lại một góc để hút ra bằng ống hút.
Ấu trùng thu được xử lý với Formol 200 ppm trong 30 giây, sau đó chuyển vào bể ương.
2.3.4.3. Chăm sóc, cho ăn
Trong ương ấu trùng tôm càng xanh, có thể cho ấu trùng ăn bằng các loại Artemia, Moina,
thịt cá, thịt mực, Artemia tiền trưởng thành, trùng chỉ (giun đỏ).
Ngày đầu tiên không cần cho ấu trùng ăn.
Ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, ấu trùng được cho ăn bằng Artermia mới nở, ít nhất 2 lần mỗi ngày
vào lúc sáng và chiều. Mật độ cho ăn trung bình mỗi lần là 1-2 Artemia/ml nước.
Từ ngày thứ 5, mỗi ngày cho ấu trùng ăn Artemia 1 lần vào chiều tối, ban ngày cho ăn thức ăn
chế biến 4 lần/ngày.
2.3.4.4. Quản lý môi trường nước ương ấu trùng
Tùy qui trình ương nuôi ấu trùng mà các phương pháp quản lý nước khác nhau.
Đối với mô hình nước trong-hở, cần thay nước bể ương hằng ngày 30-50% tùy giai đoạn bằng
nước trong sạch. Hằng ngày, cần hút cặn đáy bể sau khi cho tôm ăn và trước khi thay nước.
Đối với hệ thống nước trong - tuần hoàn, từ ngày thứ 4 sau khi ương ấu trùng, nên cho nước
luân chuyển giữa bể ương và bể lọc sinh học. Tỷ lệ nước luân chuyển khoảng 100-400 % thể tích
bể ương/ngày. Hệ thống bể ương cần được hút cặn 2 lần mỗi ngày.
Trong qui trình nước xanh, phải thay nước mới thường xuyên và bổ sung tảo mới. Trong quá
trình nuôi cũng thường xuyên hút cặn để loại bỏ tảo chết và lắng ở đáy bể.
6
Đối với qui trình nước xanh cải tiến, cơ bản không phải thay nước, thêm tảo hay hút cặn trong
suốt thời gian ương.
Mức nước bể ương duy trì 0,8-1m đối với hệ thống nước trong hở và nước trong tuần hoàn;
và 0,6-0,7m đối với hệ thống nước xanh và nước xanh cải tiến.
- Quản lý các yếu môi trường nước:
+ Nhiệt độ nước 26-31
0
C.

+ Độ mặn nước duy trì trong phạm vi 12±2 ‰. Với mô hình nước xanh cải tiến và mô hình
nước trong tuần hoàn do không thay nước, vì thế độ mặn có thể vượt 14 ‰ về cuối chu kỳ ương,
nhất là vào những tháng nóng nên phải điều chỉnh độ mặn xuống 10-12 ‰.
+ Nước bể ương ấu trùng nên có pH trong khoảng 7-8,5. pH không nên vượt quá 9. Trong qui
trình nước xanh và nước xanh cải tiến, khi mật độ tảo quá cao làm biến dộng lớn pH trong ngày.
Cần sục khi 1 mạnh hay thay bớt nước khi nước quá xanh.
+ Ánh sáng cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh. Tuy nhiên, không nên
ương ấu trùng dưới ánh nắng trực tiếp.
+ Thường xuyên theo dõi các yếu tố đạm hàng ngày và đảm bảo nitrite dưới 0,1 mg/l, nitrate
dưới 20 mg/l, đạm a-môn (N-NH
4

+
) dưới 1,5 mg/l, N-NH
3
dưới 0,1 mg/l.
2.3.4.5. Chăm sóc bể ương trong giai đoạn chuyển sang tôm bột
Ấu trùng sẽ bắt đầu chuyển sang hậu ấu trùng (Postlarvae) sau 17-35 ngày tùy điều kiện ương.
Giai đoạn này, cần phải đặt thêm các vật bám nhằm hạn chế tôm bột ăn lẫn nhau.
Khi hầu hết ấu trùng đã chuyển sang tôm bột, cần phải hạ dần độ mặn để chuyển tôm sang
nước ngọt trong 3-4 ngày. Sau 30-35 ngày thu hoạch tôm để chuyển sang ương tôm giống hoặc
nuôi trực tiếp lên tôm thịt.
2.3.5. Ương tôm giống
2.3.5.1. Hình thức ương
- Để hạn chế tổn thất cho người nuôi thì việc chọn hình thức ao “ương sang” (ương ngay
trong ao nuôi thịt) sẽ khắc phục được khó khăn lúc thu hoạch và vận chuyển tôm đến ao nuôi.
- Lợi điểm chính của ao ương sang là tôm tập trung nên có thể theo dõi chính xác hơn và cho
ăn dễ dàng hơn.
2.3.5.2. Công trình ương
- Diện tích ao ương: Tùy vào nhu cầu tôm giống để quyết định diện tích phần ương trong ao,

có thể chiếm từ 15-20% diện tích ao nuôi.
- Hệ thống cấp thoát nước và mực nước: Cống cấp và thoát nước đặt chìm, riêng biệt với tổng
đường kính cống từ 30-50 cm/1000m
2
đặt ở đầu và cuối ao nuôi.
- Giá thể: Dùng chà thả xuống ao để tạo nơi trú ẩn cho tôm (5% diện tích mặt nước)
2.3.5.3. Các biện pháp kỹ thuật
- Chất lượng nước ao: Nhiệt độ:28- 30
0
C; Độ trong: 25- 40 cm; Oxy hòa tan: 4- 7 mg/l ; Độ
pH: 7- 8; H
2
S: 0,01- 0,05 mg/l; NO
2
-: 0,01- 0,3 mg/l; NH
3
+
: 0,05- 0,7 mg/l
- Chuẩn bị ao ương:
+ Vét bùn đáy, tu sửa ao
+ Bón vôi: Dùng vôi sống CaO với liều lượng liều lượng 10-15 kg/100 m
2
.
+ Lấy nước vào ao ương 0,3- 0,5 m qua cống cấp.
+ Gây màu nước bằng phân chuồng đã ủ hoai với liều lượng 100 - 150g/m
3
nước.
7
-Thả giống:
+ Chọn giống: 12 -15 ngày tuổi, kích cỡ đồng đều, không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn, màu

sắc đặc trưng;
+ Mật độ thả: ương với mật độ vừa phải từ150 - 200con/m
2

+ Thời điểm thả ương: Từ tháng 4 - 6 và từ tháng 8-10 dương lịch;
- Chăm sóc và quản lý
+ Cho ăn: Thức ăn công nghiệp dạng viên dành cho tôm càng xanh giống với hàm lượng đạm
từ 30 - 35%, cho ăn 20% trọng lượng tôm có trong ao.
+ Chăm sóc: Thường xuyên kiểm tra bờ, lưới, cống để tránh thất thoát, không cần thay nước,
chỉ bổ sung lượng nước bốc hơi, các thông số như pH và độ trong nên kiểm tra hàng ngày để
theo dõi sự biến động của môi trường ương.
2.3.5.4. Thu hoạch tôm ương
Sau một tháng ương, bung vèo hoặc giai cho tôm ra ao. Tỉ lệ sống từ 70 - 85%. Trọng lượng
bình quân 0,5 - 1,0g/con, có thể đạt kích cỡ từ 3-5 cm.
Cách vận chuyển tôm giống: Dùng bao nilon cỡ 60 x 90 cm có bơm oxy chuyển từ 1000 -
1500 con/bao cho vào khoảng 5-10 lít nước của bể chứa tôm vận chuyển trong 8-10 giờ.
2.4. Một số bệnh thường gặp
2.4.1. Bệnh đốm nâu
- Dấu hiệu bệnh: Sau khi nuôi 2- 3 tháng cơ thể tôm xuất hiện các đốm màu nâu và từ từ
chuyển sang màu đen, thường xuất hiện ăn mòn các phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân
tôm. Tôm bị bệnh yếu, hoạt đông chậm chạp, con bị nặng sẽ chết.
- Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp. , Aeromonas sp.
- Phòng và trị bệnh:
+ Điều trị: Thay dần nước ao, trộn thuốc Oxytetracylin với nồng độ 0,1g/ kg thức ăn, ngày
một lần, cho ăn 5-10 ngày.
+ Phòng bệnh: Cải thiện môi trường nuôi thông qua sự chăm sóc, quản lý và đầy đủ dinh
dưỡng, đáy ao phải bằng phẳng, tăng cường chỗ trú ẩn cho tôm, hạn chế tối đa sự tụ tập của tôm.
2.4.2. Bệnh đóng rong
- Dấu hiệu và mùa vụ xuất hiện: Từ tháng nuôi thứ 3 trở đi, khi quan sát trên vỏ tôm có bám
nhiều rong, tỷ lệ khoảng trên 10%.

- Nguyên nhân: Chủ yếu do nguồn thức ăn thiếu dinh dưỡng, thời gian lột xác kéo dài
- Phòng và trị bện: Bổ sung thức ăn có dinh dưỡng cao hơn giúp tôm nhanh lột xác.
2.4.3. Bệnh mềm vỏ
- Dấu hiệu: Thườn xuất hiện trong nuôi thâm canh, tôm lột xác xong vỏ chậm cứng kéo dài 5-
6 giờ (bình thường sau khi lột 1-2 giờ vỏ cứng).
- Nguyên nhân: Do nguồn nước có độ cứng thấp, trong thức ăn thiệu hụt can xi và photpho.
- Phòng và trị bệnh: Bón CaCO
3
200 –300kg/ha giúp tôm lột xác nhanh cứng vỏ.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Phan Thị Yến (2009), Bài giảng nuôi thủy đặc sản. Trường Đại học Hùng Vương
2. Phan Quốc Bảo, Hà Kim Sinh (2005), 140 câu hỏi về phòng trị bệnh cho Ba ba, Ếch, tôm,
cá, Lươn, cua. Nhà xuất bản Hải Phòng.
8
3. Bộ Thuỷ sản - Vụ nghề cá (2001) Kỹ thuật nuôi đặc sản, tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Hà Nội.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
1. Trong các đặc điểm sinh học của Tôm càng xanh, theo anh chị đặc điểm nào người nuôi
cần lưu ý, tại sao?
2. Trình bày đặc điểm về chu kỳ sống và các giai đoạn biến thái của tôm càng xanh, đặc điểm
về sinh sản của tôm càng xanh cần lưu ý trong quá trình nuôi?
3. Thiết kế 1 ao nuôi tôm càng xanh, phân tích các yêu cầu kỹ thuật?
4. Ao nuôi tôm càng xanh có đặc điểm, yêu cầu gì khác với ao nuôi cá?
9
CHƯƠNG 3
Kỹ thuật nuôi Lươn
Số tiết: 04 (Lý thuyết: 04 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Sinh viên sau khi học xong hiểu được kỹ thuật nuôi thương phẩm nuôi lươn trong ao xi

măng, ao đất và bể lót bạt, cơ sở của những yêu cầu xây dựng ao nuôi.
+ Hiểu rõ đặc điểm, triệu chứng các bệnh thường gặp.
- Kỹ năng:
+ Sinh viên có thể ứng dụng các kiến thức về mùa vụ thu Lươn bột để vớt Lươn bột về nuôi.
+ Sau khi học xong sinh viên có thể áp dụng nuôi Lươn tại gia đình.
+ Sinh viên có thể phát hiện, điều trị những bệnh thường gặp ở Lươn.
- Thái độ:
+ Tích cực tìm hiểu các tài liệu liên quan đến Lươn và kỹ thuật nuôi Lươn.
+ Áp dụng kiến thức đã học để chăn nuôi tại gia đình mang lại hiệu quả kinh tế.
B) NỘI DUNG:
3.1. Đặc điểm sinh học Lươn
3.1.1. Phân bố và sinh sống
Lươn là một loại cá hình rắn, gặp ở ấn Độ, quần đảo Malaixia, Ở miền Bắc Việt Nam chỉ
có một loài Lươn có tên khoa học là Fluta albus thuộc họ Flutidae. Lươn miền Nam cũng giống
như Lươn miền Bắc nhưng có kích cỡ lớn hơn.
Lươn sống ở vùng nước nông, ven bờ, chui rúc bùn hoặc đất pha sét, nơi có nhiều xác bã động
vật, có thể sống ở nơi thiếu ôxy (hàm lượng ôxy nhỏ hơn 2mg/l). Lươn hoạt động mạnh vào mùa
hè và mùa thu, thường đi kiếm ăn khi có mưa rào. Mùa đông Lươn chui sâu xuống bùn. Lươn hoạt
động nhiều vào ban đêm.
Nhiệt độ sống thích hợp của Lươn từ 22-28
0
c, ở nhiệt độ trên 36
0
c Lươn chết. Lươn có thể
chịu được môi trường có độ pH nhỏ hơn 6.
3.1.2. Tính ăn
Lươn ăn tạp, thiên về động vật có chất tanh là chủ yếu, còn thực vật chúng ăn ít và không lựa
chọn khắt khe.
Thức ăn chính của Lươn chủ yếu là giun nước, giáp xác, các loại côn trùng, ốc, cá con,. . còn
nhỏ Lươn ăn động vật phù du. Lươn kiếm mồi bằng khứu giác.

Lươn có hai cách bắt mồi: Bắt mồi thụ động và bắt mồi chủ động.
Lươn ăn mạnh vào mùa hè và mùa thu, kiếm ăn nhiều vào lúc trời mát. Nhiệt độ dưới 15
0
c
Lươn ngừng ăn.
3.1.3. Sinh trưởng
Lươn 1 năm tuổi nặng 200g. Lươn sinh trưởng nhanh vào mùa hè và mùa thu. Dưới 10
0
C
Lươn dừng sinh trưởng và đi trú đông.
Lươn đực cùng lứa thường béo hơn Lươn cái. Lươn có hiện tượng phân giới tính, Lươn lúc
đầu luôn là Lươn cái. Sau khi đẻ Lươn cái biến dần thành Lươn đực. Lươn có chiều dài nhỏ hơn
10
26 cm hoàn toàn là Lươn cái, Lươn có từ 26-54cm có thể là Lươn đực, cái hoặc lưỡng tính, Lươn
cỡ trên 54 cm là Lươn đực.
3.1.4. Sinh sản
Lươn là loài lưỡng tính. Lươn đẻ 1 lần trong năm. Lươn đực phun bọt vào tổ đẻ, sau đó Lươn
cái vào đẻ trứng trên đám bọt. Toàn bộ quá trình đào hang, chuẩn bị tổ đẻ từ 7-8 ngày, ấp trứng
7-10 ngày, trứng nở và biến thái thành Lươn con 10 ngày.
3.2. Kỹ thuật nuôi Lươn trong bể
3.2.1. Địa điểm nuôi
-Chọn nơi đất thấp, có độ ẩm cao, không bị ngập lụt, không bị nắng hạn, tiện nguồn nước.
- Nuôi Lươn nơi có bóng mát, ít bị nắng chiếu trực tiếp, gần chuồng trâu, bò, hố giác.
3.2.2. Xây dựng ao nuôi
3.2.2.1. Ao xi măng, ao đất
Kích thước ao: Từ vài m
2
đến 100m
2
(từ 10 - 20m

2
là thích hợp) độ sâu từ 0,7 - 1m.
Có 2 kiểu ao nuôi Lươn chủ yếu:
- Ao xi măng: Bờ ao xây bằng gạch đá trát xi măng. Cách đáy ao khoảng 40 cm có một lỗ
cống thoát nước hình tròn, dưới đáy là 1 lớp bùn mỏng 20 - 30cm hoặc bùn nhão với cỏ. Mức
nước trong ao 7 - 15cm, bờ ao cao hơn mực nước 30 cm.
Hình 3.1. Mô hình bể nuôi Lươn
- Ao đất: Chọn nơi đất cứng, đào sâu xuống 20 - 40cm, lấy đất đào ao đắp bờ cao 40 - 60 cm,
rộng 1m, bờ phải nện chặt từng tầng lớp một, đáy ao sau khi đào xong cũng phải nện và lót chặt.
Sau đó tạo 1 lớp bùn hoặc trộn cỏ như ao xi măng.
Trong ao có thể thả một ít bèo tây hoặc bèo cái làm nơi trú ẩn cho Lươn và giảm bớt nhiệt độ
nước ao.
3.2.2.2. Bể lót bạt
Chọn vị trí yên tĩnh, ít người qua lại, có bóng mát, dễ lấy nước vào và thoát nước ra, làm mái
che hoặc làm giàn trồng cây leo che nắng, gió.
Cắm trụ, dùng bạt ni lông tạo thành bể. Bể nhỏ có kích thước 6-10 m
2
, bể lớn: 30-80m
2
. Chiều
cao mỗi bể 1 - 1,2 m
Đất, bùn: Lấy đất sạch, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, phơi nắng kỹ, rải 1 lớp dày 20-
30 cm ở đáy bể. Nếu bể to, có thể rải 2/3 diện tích bể bằng lớp đất cao 40cm.
- Bể nuôi không nên để trống ngoài trời vì Lươn không ưa ánh sáng mạnh và ánh nắng sẽ
làm nóng nước.
- Mực nước trong bể: 20 - 30 cm.
- Có thể bố trí vài bóng đèn điện màu cách mặt nước 5 cm để thu hút côn trùng.
- Rào lưới xung quanh để phòng Lươn trốn đi.
11
- Sau thời gian nuôi khoảng 3 - 4 tháng tiến hành lọc những con Lươn nhỏ.

3.2.3. Lấy giống
Hiện nay chủ yếu vẫn là thu giống tự nhiên hoặc vớt Lươn bột, vớt trứng về ấp.
3.2.3.1. Vớt Lươn bột
Vào mùa xuân khi nhiệt độ nước lên trên 15
0
C, Lươn con ra khỏi hang để kiếm mồi, lúc đó là
mùa vớt Lươn con đem về nuôi. Nếu mua giống ở các chợ phải chọn giống cẩn thận Lươn con
(mỗi kg khoảng 30 - 40 con), khoẻ mạnh, không bị thương.
3.2.3.2. Vớt trứng về ấp
Mùa hè từ tháng 5 - 9 là mua Lươn sinh sản, ở bờ ruộng bờ mương, ao, hồ nơi có nhiều cây cỏ
mọc có những đám bọt khí nổi lên, vớt các ổ trứng đưa về ao ấp. Nhiệt độ từ 25 – 30
0
C sau một
tuần trứng nở thành Lươn con, vớt Lươn con đem ra ương ở ao ương. Thức ăn dùng để nuôi là
lòng đỏ trứng gà luộc chín, tảo, giun ít tơ, dòi, giun, ốc băm nhỏ. . .
3.2.4. Thời vụ, mật độ thả
Lươn giống cỡ 30 - 40 con/kg, phải chọn cỡ đồng đều nhau.
- Mật độ thả: Tùy thuộc vào điều kiện môi trường và trình độ quản lý của người nuôi, thường
mật độ thả 60 - 160 con/m
2
.
- Thời gian thả cuối tháng 3 đầu tháng 4. Trước khi thả nuôi dùng dung dịch nước muối 4%
tắm cho Lươn trong khoảng 5 phút.
- Ao được tẩy dọn trước khi thả Lươn 10 ngày.
- Vận chuyển khô không nên vận chuyển mật độ dày. Giữ da Lươn luôn ẩm ướt bằng cách
thường xuyên tưới nước lên mình Lươn.
- Vận chuyển ướt: Tỷ lệ trọng lượng Lươn giống và trọng lượng nước nên theo tỷ lệ 1:1. Cần
bố trí thêm rơm mục hoặc cỏ ướt, mềm để hạn chế Lươn cuốn vào nhau.
-Tắm Lươn bằng nước muối 3-5% trong 3-5 phút trước khi thả.
- Mật độ thả nuôi Lươn thịt bình quân 20-25 con/m

2
3.2.5. Quản lý, chăm sóc
3.2.5.1. Cho ăn
Thức ăn động vật, ăn cám, bã đậu, các loại rau quả băm vụn.
Sau khi thả giống 3 - 5 ngày mới bắt đầu cho ăn. Mới đầu cho ăn giun, sau cho ăn lẫn với thức
ăn hỗn hợp đến khi Lươn đã quen thì cho ăn hoàn toàn thức ăn hỗn hợp. Lươn có tính lựa chọn
thức ăn rất cao.
Khi cho Lươn ăn phải nắm vững nguyên tắc "4 định": Định chất, định lượng, định thời gian,
định vị trí. Cỡ mồi quá lớn Lươn ăn sẽ bị chết do thức ăn không tiêu hóa.
3.2.5.2. Quản lý ao nuôi
- Phòng chất nước bị ô nhiễm: Ao nuôi Lươn yêu cầu nước béo, lưu thông, sạch, hàm lượng
ôxy trên 2mg/l. Thay nước 5 - 7 ngày 1 lần.
- Phòng nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp:
+ Mùa hè nhiệt độ cao phải che hoặc làm dàn, 1 tuần lễ thay nước 1 lần, thường xuyên vớt bỏ
thức ăn thừa, rác bẩn. . .
+ Mùa đông quá rét che chắn gió mùa đông bắc. Khi nhiệt độ dưới 10
0
C tháo cạn nước bể, chỉ
giữ lại một ít và phủ lên 1 lớp rơm.
12
- Phòng Lươn bò trốn: Lươn rất hay bò trốn đi nơi khác nhất là lúc trời mưa liên tục phải
thường xuyên kiểm tra phát hiện có những khe hở phải kịp thời sửa chữa.
Trong ao, bể nuôi thả thêm một ít chạch bùn vừa để tạo không khí cho ao và để cho Lươn
khỏi lẫn hang. Số chạch bùn thả lẫn nhiều nhất 8 - 16 con/m
2

3.3. Kỹ thuật nuôi Lươn trong ruộng lúa
3.3.1. Chuẩn bị ruộng nuôi
Ruộng nuôi có kích thước 100-500m
3

, chia ruộng thành nhiều luống. Quanh ruộng có mương,
từ giữa ruộng có xẻ mương chữ thập. Mương ruộng rộng 50 cm, sâu 25 - 30 cm.
Giống lúa nên sử dụng loại kháng bệnh tốt. Khi lúa bắt đầu xanh thì thả Lươn giống, mật độ
thả trung bình 20 con/m
2
.
3.3.2. Quản lý ruộng nuôi
- Độ nước sâu: Căn cứ vào nhu cầu sinh trưởng của lúa có chú ý đến tập tính sống của Lươn.
- Thời kỳ tháo cạn ruộng, luôn giữ mức nước ở mương 5cm. Kiểm tra cống thường xuyên.
- Cho ăn: Hai tháng đầu thức ăn chính gồm có thịt ốc bươu, phế phẩm lò mổ, sau tháng thứ 3
cho ăn giun, phế phẩm lò mổ. Thức ăn cho ăn thả vào các mương.
- Bón phân: Đổ phân bón lót khi chưa cày ruộng, sau khi lúa lên xanh thì bón thúc thêm phân
đạm, lân. Thời kỳ có đòng đến lúa trổ đòng bón thúc một lần bằng phân chuồng với 1kg phân
lợn/m
2
, phân bắc 0,5kg/m
2
.
3.4. Bệnh và cách phòng trị
3.4.1. Bệnh sốt nóng
- Triệu chứng: Đầu Lươn sưng to, Lươn chết hàng loạt.
- Nguyên nhân: Nuôi Lươn với mật độ quá dày, dịch nhầy của Lươn tiết ra môi trường nước,
khi nhiệt độ môi trường tăng dịch nhớt lên men làm hàm lượng oxy giảm.
- Phòng bệnh: Giảm mật độ nuôi, thay nước, thả cá Trê lai ăn thức ăn thừa để đảm bảo chất
lượng nước.
- Phòng trị: Dùng dung dịch CuSO
4
nồng độ 0,07%/1m
3
tưới toàn bể.

3.4.2. Bệnh tuyến trùng
- Triệu chứng: Lươn yếu, nếu ký sinh nhiều sẽ làm hậu môn sưng đỏ, chết từ từ.
- Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đường ruột gây ra, tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1
cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành các nang bào gây viêm ruột sưng đỏ.
- Trị bệnh: Có thể điều trị bằng Bio Benzol và phòng bệnh bằng Bio Green Cut lppm cần diệt
mầm bệnh, ấu trùng ký sinh trước khi thay nước
- Phòng bệnh: Thay nước.
3.4.3. Bệnh lở loét
- Triệu chứng: Mình Lươn xuất hiện nhiều lở loét hình tròn, hoặc bầu dục nếu bị bệnh nặng
thì đuôi Lươn rụng bơi lội khó khăn, Lươn nổi đầu (Bệnh thường xuất hiện vào tháng 5-tháng 9).
- Nguyên nhân: Do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương.
- Xử lý, điều trị: Khi mắc bệnh phun thuốc diệt khuẩn (streptomycin) toàn bể với lượng 250.
000 UI/m
3
và trộn 0,01g sulfamidine cho 1 kg Lươn vào thức ăn. Bôi thuốc tím vào vết loét trong
5-7 ngày liên tục.
- Phòng bệnh: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi.
13
3.4.4. Bệnh nấm thuỷ mi
- Triệu chứng: Các đám sợi hình bông bám vào mình hay trứng
- Nguyên nhân: Do ký sinh trùng làm tổn thương Lươn tạo điều kiện nấm thủy mi gây hại
- Xử lý, điều trị: Tắm Lươn bằng nước muối có nồng độ 5% trong 10 phút, sau đó thả lại bể.
Ngâm trứng Lươn vào dung dịch xanh Methylen.
- Phòng bệnh: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Hoà Sodium bicarbonate với nước tỉ lệ
0,4 phần ngàn, tưới khắp bể nuôi.
3.4.5. Bệnh đỉa bám
- Triệu chứng: Lươn yếu, kém ăn
- Nguyên nhân chính: Do đỉa bám vào phần đầu Lươn và hút máu làm vi trùng xâm nhập gây
viêm nhiễm.
- Phòng, trị: Dùng dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 100 ppm ngâm rửa 5-10 phút. Dùng

các sản phẩm phòng trị ngoại ký sinh trùng
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Phan Thị Yến (2009), Bài giảng nuôi thủy đặc sản. Trường Đại học Hùng Vương
2. Phan Quốc Bảo, Hà Kim Sinh (2005), 140 câu hỏi về phòng trị bệnh cho Ba ba, Ếch, tôm,
cá, Lươn, cua. Nhà xuất bản Hải Phòng.
3. Bộ Thuỷ sản - Vụ nghề cá (2001) Kỹ thuật nuôi đặc sản, tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Hà Nội.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
1. Nêu các đặc điểm cần lưu ý về môi trường sống, hình thái và tăng trưởng, tính ăn của Lươn
có liên quan đến quá trình nuôi.
2. Đặc điểm giới tính của Lươn có gì khác so với các loai khác?
3. Sự khác biệt giữa yêu cầu địa điểm nuôi Lươn và yêu cầu địa điểm nuôi tôm càng xanh?
4. Các loại bệnh thường gặp của Lươn, nguyên nhân và cách phòng trị?
14
CHƯƠNG 4
Kỹ thuật nuôi Ba ba
Số tiết: 06 (Lý thuyết: 06 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Sinh viên hiểu được:
+ Đặc điểm của Ba ba, từ đó hiểu được những lưu ý trong quá trình nuôi Ba ba.
+ Đặc điểm các bệnh gây thiệt hại lớn trong quá trình ương nuôi Ba ba và cách khắc phục.
+ Cách ương ấp trứng Ba ba.
- Kỹ năng:
+ Ứng dụng các kiến thức đã học vào thiết kế ao nuôi Ba ba thịt, Ba ba bố mẹ.
+ Phát hiện và điều trị được những bệnh thường gặp ở Ba ba.
+ Biết cách thu gom trứng và ấp nở Ba ba.
- Thái độ:
+ Tích cực tìm hiểu các kỹ thuật nuôi Ba ba trong thực tế.
+ Có thái độ tích cực trong học tập và thực hành.

B) NỘI DUNG
4.1. Đặc điểm sinh học ba ba
4.1.1. Phân bố, cách phân biệt các loài Ba ba
Ba ba là loài thuộc lớp bò sát bộ rùa, họ Ba ba Tryonychidae, sống lưỡng tính, phân bố ở các
loại hình thủy vực khác nhau. Ở nước ta có 4 loài Ba ba gồm:
- Ba ba hoa (Trionyx sinensis) còn gọi là Ba ba trơn, phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng
nước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng. Phân biệt Ba ba hoa dựa vào da bụng, da bụng Ba ba hoa
lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2 kg trở lên gần như màu trắng.
- Ba ba gai (Tryonyx steinachderi) phân bố chủ yếu thủy vực tự nhiên miền núi phía Bắc. Da
bụng Ba ba gai lúc nhỏ màu xám đen, lớn màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ.
- Lẹp suối, còn gọi là Ba ba suối, thấy ở các suối nhỏ miền núi phía Bắc, số lượng ít hơn Ba
ba gai, cỡ nhỏ hơn hai loài Ba ba trên. Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen.
- Cua đinh hay còn gọi Ba ba Nam bộ (Trionyx cartilagineus), phân bố tự nhiên ở vùng Tây
Nguyên, Đông và Tây Nam bộ. Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen.
4.1.2. Tập tính ăn
Ba ba ăn thức ăn động vật. Khi mới nở là động vật phù du, giun nước và giun đất loại nhỏ.
Khi lớn Ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến. . . Trong điều kiện nuôi, có thể cho Ba ba ăn
thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác và ăn thức ăn công nghiệp từ nhỏ.
4.1.3. Sinh trưởng
Ba ba hoa lúc mới nở có quy cỡ từ 3-6g/ con; Ba ba gai và Ba ba Nam bộ cỡ lớn hơn. Tốc độ
lớn của Ba ba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường nuôi.
4.1.4. Sinh sản
Ba ba hoa cỡ 0,5kg (2 tuổi) mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu. Ba ba gai cỡ 2 kg trở lên mới bắt đầu
đẻ trứng. Trứng Ba ba thụ tinh trong. Ba ba có thể đẻ từ 2-5 lứa trong 1 năm, mỗi lứa cách nhau từ
25-30 ngày.
15
Ba ba tìm nơi đất cát ẩm và tơi xốp bới tổ đẻ trứng, đẻ xong chúng dùng 2 chân trước cào đất
lắp kín trứng, dùng bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng, sau 50-60 ngày nở. Trong điều kiện tự nhiên
tỷ lệ nở rất thấp, ở điều kiện nuôi, tỷ lệ nở khoảng 90%.
Trứng Ba ba phần lớn hình tròn, màu trắng. Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to và càng nhiều.

Ba ba hoa cỡ khoảng 500g đẻ 1 lứa từ 4-6 trứng. Ba ba hoa cỡ 1-1,5kg mỗi lứa đẻ từ 8-15 trứng;
Ba ba cỡ 2-3kg có thể đẻ 20-30 trứng một lứa. Trứng Ba ba gai lớn hơn trứng Ba ba hoa. Ba ba
Nam bộ cỡ 4-4,5kg/con, đẻ trứng nặng từ 20-25g/quả.
4.1.5. Môi trường sống của Ba ba
- Ba ba có một số tập tính sinh sống đặc biệt: Sống dưới nước là chính, thở bằng phổi là chính
nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít thở không khí.
- Mùa đông lạnh, Ba ba dựa vào cơ quan hô hấp phụ trong cổ họng để thở.
- Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo.
4.2. Kỹ thuật nuôi Ba ba thương phẩm
4.2.1. Địa điểm nuôi
4.2.1.1. Các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng ao nuôi
- Có nguồn nước cấp bảo đảm đủ nước nuôi quanh năm trong trường hợp nắng kéo dài, ao
nuôi Ba ba vẫn giữ được mức nước nuôi ở độ sâu thích hợp.
- Nguồn nước cấp cần sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải hoặc thuốc trừ sâu, pH từ 6,5 - 8,
hàm lượng oxy cao 4mg/l trở lên, độ mặn không quá 3-4‰
.
4.2.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng ao nuôi
a. Diện tích, vị trí ao nuôi
- Xây dựng ao nuôi ở nơi yên tĩnh, kín đáo, không bị cớm rợp, dễ thoát nước, không bị úng
ngập, có nguồn nước cấp độc lập để bảo đảm cấp nước sạch.
- Diện tích ao rộng hẹp vừa phải. Ao nuôi Ba ba thịt từ 100-200m
2
/ao, lớn nhất không quá
1000m
2
.
Bể ương Ba ba giống từ mới nở đến 1 tháng tuổi: 1-10m
2
/bể.
Ao, bể ương Ba ba giống từ 2-3 tháng tuổi: 10-50m

2
.
Ao, bể ương Ba ba giống lớn ( 4-6 tháng tuổi ) từ 50-150m
2
.
b. Độ sâu thích hợp (tính từ đáy ao lên đỉnh bờ )
- Ao nuôi Ba ba thịt từ 1,5-2m, có mức nước chứa thường xuyên 1-1,2m.
- Bể ương Ba ba mới nở: Từ 0,5-0,6m, chứa nước sâu từ 10cm (lúc đầu) đến 40cm (cuối giai
đoạn ương).
4.2.1.3. Xây dựng ao nuôi
- Mỗi ao có cống cấp nước và thoát nước riêng, cấp nước vào ao nên cho chảy ngầm, không
xối mạnh trên mặt nước.
Có chỗ cho Ba ba nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ. Tạo lối cho Ba ba bò từ ao lên bờ, có thể là
một luống đất ria ao hoặc cả một vườn cây cạnh ao (ao nuôi Ba ba bố mẹ không làm kiểu này).
- Đắp ụ trong ao hoặc xây bệ nổi trên mặt ao, có cầu cho Ba ba lên xuống.
Cách tạo chỗ cho Ba ba rúc nằm dưới đáy ao: Vét hết bùn bẩn trong ao, để đáy trơ, sau đó đổ
lớp cát non.
16
Có chỗ cố định cho Ba ba ăn để dễ theo dõi sức ăn của Ba ba và để làm vệ sinh khu vực ăn.
Chọn vị trí gần cửa cống tháo nước để dễ tháo hút chất cặn bẩn thức ăn thừa hàng ngày. Có thể
luyện cho Ba ba quen ăn ở ngay sát mép nước.
Các chỗ Ba ba hay bò leo như đáy bể, sườn ao, bể các gốc tường xây nên xây phẳng.
Chống Ba ba vượt ao ra ngoài đi mất: Ao nuôi Ba ba bố mẹ cần xây bờ từ đáy lên, đỉnh bờ
xây cao hơn mặt nước chứa trong bể từ 0,2-0,5m. Đỉnh tường và các góc tường xây gờ chắn rộng
5-10cm nhô về phía lòng ao. Ao nuôi Ba ba thịt cần xây tường hoặc rào chắn xung quanh.
4.2.2. Thả giống
Cỡ giống nuôi không dưới 50g/con, tốt nhất là cỡ trên 100g/con. Giống thả nên đồng cỡ, nên
thả giống sớm. Các tỉnh phía Bắc thả từ tháng 2-4, các tỉnh phía Nam thả từ tháng 1, tháng 2
nuôi đến cuối năm thu hoạch.
4.2.3. Mật độ nuôi

Cỡ giống 50 - 100g thả 10 -15 con/m
2
.
Cỡ giống 200 g thả 4-7 con/ m
2
.
Tùy điều kiện nuôi chăm sóc mà có thể nuôi mật độ cho phù hợp. Trong một ao thả cùng cỡ
chọn Ba ba giống khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh. Mật độ nuôi từ 1-5 con/m
2
, tối đa 1kg/m
2
.
4.2.4. Quản lý ao nuôi
- Cho ăn:
+ Ba ba ăn ở các bệ, máng đặt cố định trong ao.
+ Ba ba ăn thức ăn động vật là chính. Thức ăn nuôi Ba ba có thể chia 3 loại chủ yếu: Thức ăn
động vật tươi sống, Thức ăn động vật khô, Thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp.
+ Cách cho ăn: Cho ăn ở địa điểm qui định. Rửa sạch thức ăn trước khi cho ăn. Nên cho ăn
nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau. Thức ăn cho Ba ba ăn phải vừa cỡ
miệng Ba ba.
+ Điều chỉnh thức ăn theo thời tiết để tránh bị lãng phí ảnh hưởng đến chất nước. Ở nhiệt độ
trên 35
o
C ít ăn hoặc ngừng ăn, dưới 12
o
C ngừng ăn.
+ Ở miền Bắc, trước khi vào mùa đông cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và có độ béo cao như
mỡ trâu, mỡ bò. . . để Ba ba tích lũy mỡ dùng trong mùa đông.
+ Ba ba thịt và Ba ba bố mẹ 1-2 lần/ ngày, lượng cho ăn buổi tối nhiều hơn buổi sáng.
- Quản lý ao nuôi:

+ Kiểm tra phát hiện, đề phòng các khả năng mất mát Ba ba.
+ Cho ăn đều đặn, no đủ, thức ăn sạch, theo dõi điều chỉnh mức cho ăn hợp lý hàng ngày.
+ Giữ sạch sẽ khu vực cho ăn, không để có rác bẩn, thức ăn thừa.
+ Khống chế độ sâu, màu nước và chất nước ao nuôi trong phạm vi thích hợp.
+ Mùa hè nhiệt độ cao cần chống nóng cho Ba ba, không để nhiệt độ nước ao, bể nuôi vượt
quá 33
o
C. Mùa lạnh cần chống rét cho Ba ba (các tỉnh phía Bắc), cố gắng giữ cho nhiệt độ nước
ao nuôi luôn trên 15
o
C.
- Phòng bệnh cho Ba ba:
+ Chọn và vận chuyển Ba ba giống: Tránh mua phải loại Ba ba đang có bệnh. Không để Ba
ba cắn nhau, cào móng vào lưng nhau, bài tiết nước tiểu lên nhau, đè lên nhau ngạt thở trong lúc
bắt và vận chuyển từ nơi mua về nơi nuôi.
17
+ Tẩy dọn ao trước khi nuôi: Ao, bể mới xây cần ngâm nước thau rửa nhiều lần cho sạch, thử
độ pH còn 7-8 hoặc thả thử Ba ba vào thấy an toàn mới chính thức thả toàn bộ. Ba ba đưa vào tới
nhà nên tắm khử trùng trước khi thả.
+ Thay nước: Không để nước ao nuôi có màu đen, không có mùi tanh thối bẩn. Trường hợp
nước ao bẩn nhưng khó bơm tát, khó có đủ nước thay thì nên định kỳ 20-30 ngày một lần khử
trùng nước ao bằng rắc vôi bột.
+ Xử lý lớp bùn đáy: Bùn cát đáy ao bị bẩn, cuối mỗi vụ nuôi hoặc trước vụ nuôi cần xử lý
lớp bùn cát bẩn ở đáy ao, khử trùng triệt để.
+ Khi thấy Ba ba bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần bắt nhốt riêng theo dõi, chữa trị, đồng thời có
biện pháp tăng cường xử lý vệ sinh môi trường ao để ngăn những con khoẻ không bị lây bệnh.
4.2.5. Thu hoạch và vận chuyển
Thu tỉa hoặc thu toàn bộ. Mùa thu hoạch chủ yếu vào tháng 11- 12 và tháng 1 dương lịch,
mùa này nhiệt độ thấp, tỉ lệ sống cao.
Vận chuyển ba ba: Quá trình vận chuyển thao tác cần nhẹ nhàng, tráng sây sát.

4.3. Kỹ thuật sản xuất giống ba ba
4.3.1. Phân biệt ba ba đực cái
- Ba ba đực: Sống mai hơi lõm xuống, sau mai có hình tròn. Đuôi dài cuống đuôi dầy hơn ba
ba cái. Yếm lõm để khi giao phối áp sát vào mai con cái. Cổ và đuôi dài hơn con cái, có thể vươn
tận cuối mai của nó.
- Ba ba cái: Mai gồ nhiều, có hình bầu dục, cuống đuôi mỏng hơn ba ba đực, yếm phía dưới
gần như vòng cung. Đuôi và cổ mập hơn con đực, bầu con, dầy mình hơn. Khoảng cách giữa hai
chân sau con cái rộng hơn con đực. Khi bắt đầu thành thục con đực thường lớn hơn con cái.
4.3.2. Ao nuôi ba ba bố mẹ
Ao chuyên nuôi Ba ba bố mẹ sinh sản cần xây “ nhà đẻ” hoặc “ phòng đẻ” cho Ba ba ở rìa ao
để Ba ba tập trung đẻ nhanh, không mất trứng, giảm tỷ lệ trứng hư hỏng.
4.3.3. Giao phối và đẻ trứng
4.3.3.1. Giao phối
Hàng năm cứ đến tháng 4-9 là mùa đẻ trứng, ba ba hay giao phối vào đêm sáng trời.
Khi giao phối con đực chủ động quay tròn quanh con cái, có con dùng đầu dúi vào đầu con
cái, có con dùng chân trước giữ con cái lại không cho bò đi. . . tiến hành giao phối.
4.3.3.2. Đẻ trứng
Khi nhiệt độ không khí 20(
o
C), kéo dài 5-10 ngày con cái bắt đầu đẻ. Trước lúc đẻ ba ba bò tìm
nơi có đất xốp, kín đáo ở các bụi cỏ rậm. Ba ba dùng hai chân sau hoặc có khi dùng mõm để hất
đất lên thành hố sâu, khoảng 5-10cm.
Ba ba dùng chân sau xếp trứng đúng vào lỗ, trứng vừa đẻ vỏ mềm có tính đàn hồi, sau đó
trứng cứng dần, thời gian đẻ trứng thứ nhất cách trứng thứ hai là 5-10 phút.
Trứng chứa nhiều noãn hoàng, mỗi trứng nặng từ 2-3gr. Trong tự nhiên sau 60-70 ngày trứng
nở ra con.
4.3.4. Thu trứng và ấp trứng
Sau khi Ba ba đẻ 7-10 ngày nhặt trứng đưa về ổ ấp ở trong nhà. Trứng sau khi thụ tinh ngả màu
hơi vàng nhìn rõ thấy vòng túi hơi. Trứng không thụ tinh vỏ bị loang lổ, không rõ túi hơi.
18

Ấp trứng ở khay: Khay ấp đựng cát ẩm dày 15 - 20cm. Xếp trứng hình tròn, quả cách quả 2-
5cm. Để túi hơi của trứng hướng lên trên. Lấp một lớp cát dày 5cm. Giữ độ ẩm cho cát (81-82%)
Có điều kiện giữ nhiệt độ ổn định ấp trứng từ 30 - 34 (
o
C), thì 35 đến 40 ngày nở và cho tỉ lệ nở
cao 80%. Nếu nhiệt độ biến động 25-35% thì tới trên dưới 60 ngày mới nở. Phôi sẽ chết khi nhiệt
độ thấp dưới 20 (
o
C) và cao trên 37 (
o
C). Trong thời gian ấp không đảo trứng.
Ba ba con mới nở ra 15 phút đã biết tìm xuống nước. Nếu không có nước ba ba dễ bị chết khô.
4.3.5. Ương Ba ba giống
Để đảm bảo ương từ Ba ba mới nở thành Ba ba giống có tỷ lệ sống cao, nên chia thành 3 giai
đoạn ương:.
Giai đoạn 1: Ương từ lúc mới nở cỡ 4-6g thành cỡ 15-25g. Thời gian ương từ 25-30 ngày. Ba
ba mới nở ương ở các bể nhỏ có diện tích từ 1m
2
đến 10m
2
. Ao ương không để nước quá sâu.
Mật độ ương trung bình 50 con/m
2
, cho ăn đầy đủ và thay nước. Cho ăn trùng chỉ, giun đất, thả
vào khay đưa xuống bể cho Ba ba ăn vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Giai đoạn 2: Ương từ cỡ giống 15-25g thành cỡ giống 50-80g, thời gian ương nuôi cần 2-3
tháng với Ba ba nở đầu vụ. Mật độ ương trung bình 25-30 con/m
2
. Cho ăn no đủ bằng giun đất,
cá Mè luộc chín cho Ba ba vào sáng, chiều.

Giai đoạn 3: Ương cỡ giống nhỏ 50-80g thành cỡ giống lớn 100-150g, con to trên 200g. Thời
gian ương cần 2-3 tháng, nếu thả qua mùa đông thì mất 5-6 tháng. Diện tích bể ương trên dưới 50m
2
,
diện tích ao ương 100-150m
2
. Mật độ ương trung bình 7-10 con/m
2
, cao nhất 15 con /m
2
. Cho ăn no
đủ bằng cá Mè luộc, gỡ cho ăn, cũng có thể cá băm nhỏ cho ăn vào sáng, chiều.
Cần định kỳ 1 tháng kiểm tra 1 lần để phân cỡ, tách con to con nhỏ nuôi riêng ao. Quá trình
nuôi cần đảm bảo ao bể ương có nhiệt độ thích hợp từ 25-33
o
C.
Ba ba mới nở ngày cho ăn 3-4 lần, Ba ba giống 2-3 lần. Lượng thức ăn cho ăn trong một ngày
đêm: Ba ba mới nở 15-16%, Ba ba giống 10-12% trọng lượng Ba ba nuôi trong ao.
4.3.6. Thu hoạch giống
Vào sáng sớm, nếu nuôi ở bể tháo cạn bắt Ba ba. Nếu nuôi ở ao dùng lưới vét, động tác cần
nhẹ nhàng tránh sây sát
4.4. Các bệnh thường gặp của baba
4.4.1. Bệnh đỏ cổ
- Triệu chứng: Hoạt động chậm chạp, thỉnh thoảng nổi lên mặt nước, thường bò lên bờ bờ cỏ,
đất bùn, không muốn ăn, cổ bị xung huyết sưng lên có màu đỏ, bụng cũng xung huyết có màu đỏ
và có những khoảng loét đỏ. . . Gan, tỳ phù thũng, mồm mũi chảy máu,2 mắt mờ. Bệnh truyền
nhiễm rất nhanh.
- Nguyên nhân: Nguyên nhân do vi rút và nấm.
- Phòng trị: Dùng Oxytetracylin, Chloramphenicol trộn vào thức ăn, mỗi kg trộn 0,1-0,2 mg
thuốc, cho ăn liên tục 10 ngày. Cách ly ba ba bệnh. Dùng vôi tẩy ao, thay nước mới sạch.

Lấy gan, từ ba ba bị bệnh điều chế vắc xin tiêm cho ba ba lành để phòng bệnh.
4.4.2. Bệnh đốm trắng
- Triệu chứng: Bốn chân, diềm áo của Ba ba có đốm lang trắng ngày một rộng ra, biểu bì bị
hoại tử. Ba ba kém ăn, ngứa ngáy khó chịu bệnh này gây chết tương đối it nhưng nếu bệnh phát
sinh ở hầu thì làm cho Ba ba khó thở và dễ dẫn đến chết. Đối với ba ba còn trong thời kỳ ngủ
19
đông mà bệnh phát sinh thì có thể cũng dễ làm chúng chết. Bệnh này thường gặp quanh năm,
nhưng nhiều nhất vào tháng 5 - 7.
- Nguyên nhân: Bệnh do nấm gây ra, khi Ba ba bị thương do sây sát.
- Phòng trị: Dùng vôi tẩy ao. Cách ly con bệnh. Dùng thuốc mỡ Tetracylin bôi lên chỗ bệnh
4.4.3. Bệnh ghẻ lở ở cổ
- Triệu chứng: Cổ sưng phù và có vết lở ở cổ, có nấm thủy mi bám lên. Ba ba kém ăn, cổ không
thể cử động, toàn thân hoạt động chậm chạp. Nếu không điều trị kịp thời, vài ngày sau có thể chết.
- Nguyên nhân: Bệnh này do vi rút và nấm gây ra.
- Phòng trị: Dùng nước muối nồng độ 5% tắm cho ba ba độ 1 giờ, sau đó dùng thuốc tím
(KMnO4) bôi lên, liên tục điều trị 3 - 4 ngày.
4.4.4. Bệnh nấm thuỷ mi
- Triệu chứng: lúc đầu trên da, cổ, chân của Ba ba xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có
các sợi nấm mềm. Sau vài ngày sợi nấm phát triển thành búi trắng như bông, có thể nhìn thấy
bằng mắt thường, để dưới nước nhìn rõ hơn ở trên cạn.
- Nguyên nhân: Khi Ba ba bị viêm loét, trên vết loét có nấm kí sinh phát triển làm cho bệnh
nặng thêm
- Phòng trị: Dùng Formali nồng độ 100ppm hoặc dùng 0,004% sô đa để tẩy ao. Trộn thuốc
kháng sinh vào thức ăn (theo như cách phòng trị bệnh đỏ cổ nói ở phần trên).
4.4.5. Bệnh phù đỏ ở mai bụng
- Triệu chứng: Mai bụng viêm đỏ. Bệnh này thường xảy ra khi vận chuyển, xếp ba ba đè nặng
lên nhau, hoặc cũng có thể di phản ứng của một loại bệnh nào đó trong nội tạng.
- Nguyên nhân: Bệnh do vi rút gây ra.
- Phòng trị: Dùng thuốc kháng sinh tiêm vào cơ thể 10 - 15 vạn đơn vị/con. Khi bắt, vận
chuyển ba ba chú ý bảo vệ không cho chúng cắn nhau. Lúc có bệnh cần cách ly, dùng vôi tiêu

độc cho ao.
4.4.6. Bệnh di độc tố mỡ
- Triệu chứng: Ba ba lờ đờ, hay nổi lên mặt nước, bỏ ăn rồi chết. Khi bệnh nhẹ khó phát hiện.
Khi bệnh nặng, bề ngoài Ba ba bị biến dạng, da bụng bị xám đen và có nhiều vết ban màu xanh
tro, chàm, cổ sưng to, da phù, mình dày hơn lúc bình thường, dưới da có các bọng nước, chân
sưng mỏng và mềm nhũn. Mổ Ba ba ra, thấy bụng có mùi thối, các mô mỡ có màu vàng nâu
hoặc màu vàng đất, gan sưng to và màu đen.
- Nguyên nhân: Bệnh sinh ra do cho ba ba ăn các loại cá, thịt, nhộng tằm có nhiều mỡ bị ươn
ôi, mỡ bị biến chất sinh độc tố axit béo bị tích tụ nhiều trong cơ thể làm cho gan, tụy bị ngộ độc,
hoạt động trao đổi chất không bình thường
- Phòng trị: Không cho ăn thức ăn quá béo hay đã biến chất. Trộn vitamin B,C,E vào thức ăn
cho ba ba ăn. Phối hợp cho ăn cả thức ăn động và thực vật, không cho ăn loại nhộng tằm, cá, thịt.
. . đã để quá lâu bị biến chất sinh ra độc tố.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Phan Thị Yến (2009), Bài giảng nuôi thủy đặc sản. Trường Đại học Hùng Vương
2. Phan Quốc Bảo, Hà Kim Sinh (2005), 140 câu hỏi về phòng trị bệnh cho Ba ba, Ếch, tôm,
cá, Lươn, cua. Nhà xuất bản Hải Phòng.
20

×