Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sử dụng hiệu quả hình thức hoạt động nhóm trong giảng dạy sinh học lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.96 KB, 15 trang )

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuộc sống của chúng ta biết bao điều kì thú sảy ra mà đôi khi ta không thể
giải thích hết. Bộ môn Sinh học có tác dụng trợ giúp chúng ta trong vấn đề đó, tuy
nhiên ở mỗi cấp học, mỗi lớp học chỉ dừng lại ở mức độ nào đó. Ví dụ: Sinh học 6
giúp ta giải thích về thế giới thực vật, Sinh học 7 giải thích cho ta về thế giới động
vật, Sinh học 8, 9 giúp chúng ta có những kiến thức bổ ích về con người.
Bộ môn Sinh học sẽ giúp các em học sinh hiểu và trả lời được các câu hỏi
“Tại sao” diễn ra trong cuộc sống liên quan đến thế giới sinh vật.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học lớp 6 ở bậc THCS tôi hiểu
rằng để học sinh hiểu nội dung bài học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì việc giảng dạy phải xuất phát từ
việc xác định phương pháp dạy, trong đó hình thức tổ chức hoạt động nhóm sẽ giúp
từng cá nhân học sinh trong nhóm hợp tác để cùng nhau giải quyết vấn đề, đồng
thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tổng hợp kiến thức.
Mặt khác định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được pháp chế hoá
trong luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh”
Trong thực tế khi lên lớp nhiều giáo viên vẫn còn lạm dụng phương pháp
thuyết trình, vấn đáp là chủ yếu do vậy chưa phát huy hết trí lực của học sinh. Kiến
thức môn Sinh học lớp 6 rất gần với đời sống thực tiễn, kênh hình, kênh chữ sách
giáo khoa mới cũng đã thể hiện rất cụ thể, vì vậy nếu trong quá trình giảng dạy giáo
viên không biết sử dụng tối đa hiệu quả của hình thức hoạt động nhóm thì học sinh
chỉ tiếp nhận kiến thức một chiều hoặc chỉ nhìn sách giáo khoa để trả lời, không
nắm vững và hiểu được bản chất của kiến thức trọng tâm và đặc biệt sẽ không giải
thích được một số hiện tượng sinh học trong đời sống thường ngày

1
Việc sử dụng hiệu quả hình thức hoạt động nhóm sẽ tạo cơ hội cho học sinh


hợp tác thảo luận để học hỏi, tiếp thu kiến thức lẫn nhau, đồng thời giúp các em có
điều kiện thi đua học tập, tạo không khí học tập thoải mái, tự nhiên, không gò bó.
Xuất phát từ thực tế khách quan và những lý do trên tôi mạnh dạn nghiên
cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng hiệu quả hình thức hoạt động
nhóm trong giảng dạy sinh học lớp 6”

2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
2.1.1. Một số khái niệm về phương pháp dạy học liên quan:
* Quan niệm về phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ
đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu
dạy học
* Khái niệm về phương pháp tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động
Để nhấn mạnh điều này có tác giả dùng “Phương pháp tích cực” đòi hỏi phát
huy tính tích cực của cả người dạy và người học. Thực chất phương pháp tích cực
đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực chủ động của người học
2.1.2. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở trường
THCS:
* Phương pháp quan sát tìm tòi:
Là phương pháp tổ chức cho học sinh tự quan sát, mô tả, phân tích đối
tượng, thu thập thông tin, các số liệu … sau đó tự thực hiện các bài tập để xử lý
thông tin đã thu được (Đối chiếu, so sánh, phân tích, nhận xét, khái quát hoá …)
nhằm rút ra các đặc tính chung và riêng, các đặc điểm bản chất của đối tượng, hiện
tượng đã quan sát
*Phương pháp biểu diễn thí nghiệm:
Là phương pháp quan trọng trong việc tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu

các hiện tượng sinh học
Trong trường hợp thí nghiệm biểu diễn hoặc trình bày theo lô gic nghiên cứu
(Thí nghiệm nghiên cứu) thì bản thân nó là nguồn tri thức mới cho học sinh.
Bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập định hướng , giáo viêncó thể
kích thích khả năng tìm tòi độc lập, chủ động của học sinh trong việc thu thập và

3
xử lý thông tin, tự thiết lập được các mối quan hệ nhân quả để tìm ra bản chất, tính
quy luật của hiện tượng
* Phương pháp thí nghiệm thực hành:
Phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh được tự lực, chủ
động, sáng tạo trong việc tìm kiếm tri thức.
Học sinh được đóng vai trò của người nghiên cứu, chủ động phát hiện, tìm
hiểu các hiện tượng, thay đổi điều kiện thí nghiệm từ đó tạo cho học sinh khả năng
tự lực đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện tượng sinh học trong thí nghiệm
* Phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề”
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề” gồm 3 bước:
+ Bước 1: Nêu vấn đề
Tạo tình huống có vấn đề
Phát hiện vấn đề nảy sinh
Phát biểu vấn đề cần giải quyết
+ Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra
Đề xuất các giả thuyết
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Thực hiện kế hoạch giải quyết
+ Bước 3: Kết luận
Thảo luận và đánh giá kết quả
Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu
Phát biểu kết luận
Đề xuất vấn đề mới

* Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm:
Sự hợp tác trong nhóm phải dựa vào sự đóng góp của mỗi thành viên trong
nhóm, không được ỷ lại vào người khác, mỗi người đều phải tư duy một cách tích
cực. Do vậy phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm gồm các bước:
- Làm việc chung cả lớp:

4
+ Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
+ Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
+ Hướng dẫn cách làm việc của các nhóm
- Làm việc theo nhóm:
+ Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc rồi trao đổi trong nhóm
+ Cử nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm, cử thư kí ghi chép
+ Thư kí đại diện cho nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm
- Thảo luận tổng kết trước lớp
+ Đại diện nhóm lần lượt báo cáo kết quả
+ Thảo luận chung
+ Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện và đặt vấn đề tiếp theo
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Cùng với việc thay đổi nội dung sách giáo khoa dẫn đến việc thay đổi
phương pháp, phương tiện cho quá trình dạy học phù hợp với nội dung đổi mới. Cơ
sở vật chất góp phần quan trọng trong quá trình dạy và học và nó được thể hiện ở
các mặt:
- Trường lớp học được xây dựng đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
dạy và học, nhà trường có đủ phòng cho việc tổ chức dạy – học một ca
- Cơ sở vật chất quan trọng để phục vụ cho công tác giảng dạy là phương
tiện, thiết bị dạy học. Nhà trường được đầu tư, trang sắm tương đối đầy đủ đồ dùng
thiết bị, các phương tiện dụng cụ thí nghiệm. Song bên cạnh đó còn một số khó
khăn như: Chưa có phòng học bộ môn nên công tác bảo quản và khai thác triệt để
vai trò của đồ dùng thiết bị còn hạn chế

Đối tượng học sinh: Học sinh của nhà trường gồm nhiều thành phần dân tộc
khác nhau (Kinh, Thái, H.Mông ), Chủ yếu gia đình làm nông nghiệp, điều kiện gia
đình còn nhiều khó khăn, thời gian học tập không nhiều mức độ và năng lực nhận
thức không đồng đều.

5
Đặc biệt với đối tượng học sinh lớp 6 mới được làm quen với phương pháp
mới ở trường THCS nên bước đầu việc tổ chức hoạt động nhóm gặp không ít khó
khăn:
- Lúng túng khi giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm.
- Mất nhiều thời gian cho việc ổn định nhóm
- Hợp tác làm việc giữa các thành viên không hiệu quả, một số em có thái độ
ỷ lại vào các thành viên khác trong nhóm.
- Trong quá trình hoạt động thường chỉ nhóm trưởng và một số thành viên
học khá tích cực.
- Thư kí chưa biết cách ghi chép tổng hợp các ý kiến làm ý kiến chung cho
nhóm.
- Còn rụt rè khi đại diện cho nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
Kết quả thăm dò thái độ học sinh lớp 6 với hình thức hoạt động nhóm
- Tháng 9/2009
Tên lớp TS HS
Số HS có
thái độ hào
hứng
Số HS có thái độ
bình thường
Ít quan
tâm
Ghi chú
TS % TS % TS %

6a 27 9 33,3 12 44,5 6 22,2
6b 26 11 42,3 8 30,8 7 26,9
Kết quả khảo sát chất lượng bộ môn Sinh học lớp 6- Tháng 9/2009
Tên lớp TS HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém
Ghi
chú
TS % TS % TS % TS % TS %
6a 27 0 5
18,
5
14
51,
8
8 29,7 0
6b 26 1 3,8 4
15,
4
11 42,3 9 34,7 1 3,8

6
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP “SỬ DỤNG HIỆU QUẢ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS "
2.3.1. Biện pháp 1: Đa dạng hoá các hình thức hoạt động nhóm
Xuất phát từ thực trạng trong quá trình thảo luận nhóm một số ít học sinh
còn ỉ lại vào các thành viên khác, vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động thảo
luận nhóm tuỳ thuộc vào nội dung, yêu cầu của từng bài cụ thể tôi thường thay đổi
các hình thức thảo luận, hợp tác theo nhóm nhỏ( từ 2 đến 4 học sinh), hay nhóm lớn
( Từ 5 đến 10 học sinh)
* Hoạt động nhóm lớn

Thường áp dụng những nội dung kiến thức khó, phức tạp hoặc có nhiều câu
hỏi dài hay nội dung kiến thức tổng hợp thì có thể tổ chức cho học sinh thảo luận
theo dãy bàn, theo tổ.
Trong quá trình thảo luận nhóm tôi có thể giao nhiệm vụ khác nhau cho các
nhóm hoặc các nhóm cùng chung một nhiệm vụ ( Tuỳ thheo nội dung kiến thức của
bài hoặc của phần).
Ví dụ 1: Khi dạy bài ôn tập (Tiết 20), ở 4 nội dung đầu giáo viên sử dụng
hình thức thảo luận theo nhóm lớn với nội dung khác nhau cho mỗi nhóm :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trũ - Nội dung
* Tổ chức HS thảo luận nhúm(4 nhúm =
4 tổ thảo luận 4 nội dung tương ứng) (5’)
- Nhúm 1: Cơ thể sống có những đặc
điểm nào?
- Nhúm 2: Kể tờn cỏc nhúm SV, nờu
nhiệm vụ của sinh học?
- Nhúm 3: Nêu đặc điểm chung của TV?
Cho VD minh hoạ?
- Nhúm 4: Nờu cỏch phõn biệt TV cú
* Thảo luận nhúm, thực hiện theo yờu
cầu của giỏo viờn.

7
hoa và TV khụng cú hoa?
* Y/cầu lần lượt từng nhóm báo cáo kết
quả.
* Cỏc nhúm khỏc nhận xột, bổ xung .
GV. Chuẩn kiến thức:
- Cỏc nhúm bỏo cỏo, nhận xột, bổ
sung.
1. Đặc điểm của cơ thể sống:

* TĐC, lớn lên, sinh sản.
2. Nhiệm vụ của sinh học:
* 4 nhóm: nấm, vi khuẩn,TV, ĐV…
3. Đặc điểm chung của thực vật:
* Tự tổng hợp chất hữu cơ.
* Phần lớn không có khả năng D/C.
* Phản ứng chậm với cỏc kớch thớch
từ bờn ngoài.
4. Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
* Lấy VD.
* Phân biệt dựa vào cơ quan sinh sản.
Ví dụ 2: Khi dạy mục 2- Bài 15: Cấu tạo trong của thân non giáo viên tổ
chức hoạt động các nhóm lớn với cùng một nội dung thảo luận:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trũ - Nội dung
* Treo tranh H10.1 và H15.1. Y/cầu HS
quan sỏt tranh(2’).
* Tổ chức HS thảo luận nhúm hoàn
thành ∇ SGK Tr.50 (4’)
- So sỏnh cấu tạo trong của rễ (miền
hỳt) và thõn non chỳng cú đặc điểm gỡ
giống nhau.?
- Sự khỏc nhau về bú mạch của rễ và
thõn?
2. So sỏnh cấu tạo trong thõn non với
miền hỳt của rễ:
* Quan sỏt tranh H10.1 và H15.1.
* Thảo luận nhúm hoàn thành ∇ SGK
Tr.50.

8

*Yờu cầu đại diện 1 nhúm bỏo cỏo kết
quả .
* GV. Nhận xột , Chuẩn kiến thức.
* Đại diện 1 nhóm bỏo cỏo kết quả, cỏc
nhúm khỏc nhận xột, bổ sung
* Giống:
+ Đều có cấu tạo bằng TB
+ Gồm cỏc bộ:
Vỏ(Biểu bỡ, thịt vỏ)
Trụ giữa(Bú mạch, ruột)
* Khỏc:
Rễ (miền hỳt) Thõn (non)
- Biểu bỡ cú
lụng hỳt
- Bú mạch rõy,
mạch gỗ xếp
xen kẽ
- Biểu bỡ cú
lụng hỳt.
- Một vũng bú
mạch(mạch gỗ
ở trong, mạch
rõy ở ngoài)
* Hoạt động nhóm nhỏ
Những nội dung kiến thức đơn giản, câu hỏi ngắn hay hoàn thiện các phiếu
học tập giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ gồm từ 2
đến 4 học sinh/nhóm với cùng một nhiệm vụ:
Hiện nay đa số các nhà trường được đầu tư bàn ghế loại hai chỗ ngồi nên
thông thường nhóm nhỏ là nhóm theo bàn hoặc hai bàn một nhóm.
Ví dụ: Khi dạy mục 2 – Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá - giáo viên cho

học sinh hoạt động nhóm nhỏ
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò – Nội dung cần đạt
* Y/cầu HS quan sát mẫu + H19.5. Trao
đổi thảo luận theo nhóm bàn để hoàn
thành bảng SGK (2’)
* Y/cầu đại diện báo cáo.
2. Cỏc kiểu xếp lỏ trờn thõn và cành
(Bài 19-Sinh học 6):
* Quan sát mẫu + H19.5. Trao đổi hoàn
thành bảng SGK

9
- Cỏc nhúm khỏc nhận xột, bổ sung.
* GV. Chốt kiến thức bằng cõu hỏi:
? Cú mấy kiểu xếp lỏ trờn thõn, cành?
Đú là những kiểu nào?
* Yờu cầu HS kể thêm các loại cây có
kiểu xếp lá như trên để khắc sõu kiến
thức
* Đại diện nhóm báo cáo. Nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
* Lỏ xếp trờn cõy theo 3 kiểu:
+ Mọc cỏch
+ Mọc đối
+ Mọc vũng
* Lấy vớ dụ minh hoạ
2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng hệ thống câu hỏi phục vụ hoạt động nhóm
Nếu giáo viên chỉ yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, yêu cầu học sinh
quan sát tranh, mẫu vật một cách chung chung rồi tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm thì hiệu quả làm việc không cao

Một kinh nghiệm cho thấy để phát huy tính tích cực của học sinh thông qua
làm việc hợp tác trong nhóm học sinh phải được nghĩ, được làm và được trình bày-
chia sẻ. Vì vậy trước khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm giáo viên cần đưa ra
hệ thống câu hỏi mang tính định hướng giúp học sinh có hướng nghiên cứu đúng và
sát với mục tiêu
Đối với những nội dung thông tin SGK dài, không có yêu cầu trả lời các lệnh
cụ thể thì giáo viên phải dựa vào mục tiêu cần đạt để nêu ra một số câu hỏi để định
hướng cho học sinh trả lời sau khi nghiên cứu thông tin
Hệ thống câu hỏi cho họat động thảo luận nhóm cần ngắn gọn, dễ hiểu.
2.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi trong quá trình thảo luận nhóm
Để tạo hứng thú, tăng tốc độ làm việc cho các nhóm trong quá trình thảo luận
nhóm giáo viên nên tổ chức các trò chơi như giải ô chữ, tìm – gắn thông tin nhanh
hoặc, giải thích các câu tục ngữ ca dao… để thi đua giữa các nhóm.

10
Thông thường trò chơi giải ô chữ thường tổ chức để phục vụ hoạt động củng
cố – Luyện tập trong bài.
Ví dụ: Sau khi dạy bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật giáo viên cho HS chơi trũ chơi
giải ô chữ SGK. Tr-26
- Ô số 1: Bảy chữ cái: Nhóm sinh vật lớn nhất có khả năng tự tạo chất hữu cơ
ngoài ánh sáng.
- Ô số 2: Chín chữ cái: Một thành phần của tế bào có chức năng điều khiển
mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ô số 3: Tám chữ cái Một thành phần của tế bào, chứa dịch tế bào.
- Ô số 4: Mười hai chữ cái: Bao bọc ngoài chất tế bào.
- Ô số 5: Chín chữ cái: Chất keo lỏng có chứa nhân, không bào và các thành
phần khác.
1 T H Ư C V Â T
2 N H Â N T ấ B A O
3 K H ễ N G B A O

4 M A N G S I N H C H Â T
5 C H Â T T ấ B A O
Trong quá trình thảo luận về nội dung kiến thức mới giáo viên nên tổ chức
các trò chơi như: Tìm – gắn thông tin nhanh (các nội dung kiến thức về giải phẫu),
thi viết nhanh (các nội dung kiến thức về hình thái)
Ví dụ khi dạy về các loại rễ: Sau khi học sinh tìm hiểu xong đặc điểm của rễ
cọc và rễ chùm giáo viên tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi thi viết nhanh:
- Bước 1: Thành lập đội chơi : Chia lớp thành hai hoặc ba nhóm lớn ( Theo
dãy bàn hoặc theo tổ)
- Bước 2: Tuyên bố thể lệ và nội dung thi:
+ Mỗi nhóm có 30 giây để chuẩn bị tên các loại rễ cọc, rễ chùm.

11
+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng viết nhanh và xác định rõ các loại
cây có rễ cọc, rễ chùm vào phần bảng đã được chia trong thời gian là 1 phút.
- Bước 3: Tổ chức thi: Đội thắng cuộc là đội ghi được nhiều tên cây và xac
định rõ có rễ cọc hay rễ chùm trong khoảng thời gian quy định.
Hay khi dạy các nội dung kiến thức về: Các bộ phận của hoa: giáo viên tổ
chức cho học sinh chơi trò chơi thi gắn nhanh thông tin:
- Bước 1: Thành lập đội chơi : Chia lớp thành hai nhóm lớn ( Theo dãy
bàn)
- Bước 2: Tuyên bố thể lệ và nội dung thi:
+ Cho các đội nghiên cứu và ghi nhớ thông tin trong khoảng thời gian
30 giây.
+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng gắn nhanh các tấm bìa có ghi sẵn
tên các bộ phận của hoa vào tranh câm các bộ phận của hoa.
- Bước 3: Tổ chức cho các đội lựa chọn và gắn thông tin/tranh câm: Đội
thắng cuộc là đội gắn chính xác thông tin trong khoảng thời gian ngắn nhất.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau khi nghiên cứu lý luận, thực tiễn của vẩ vấn đề này tôiđã áp dụng trong

quá trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6 ở trường THCS xxx tôi đã tìm được ra một
số kinh nghiệm mà tôi nhận thấy đã đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng hình thức
hoạt động nhóm trong giảng dạy sinh học lớp 6, Sinh học 7,8,9 nói riêng cũng như
các môn học khác nói chung.
Tôi bắt đầu đi vào thực nghiệm những sáng kiến trên. Vừa làm tôi vừa đánh
giá rút kinh nghiệm và vận dụng linh hoạt – sáng tạo.
Sau một thời gian áp dụng một số kinh nghiệm “Sử dụng hình thức hoạt
động nhóm trong giảng dạy Sinh học lớp 6 ở trường THCS xxx” đã thu được kết
quả tương đối khả quan, chất lượng học tập bộ môn sinh học lớp 6 được nâng lên,
nhiều học sinh hứng thú học tập, học sinh hiểu bài – nắm bản chất vấn đề, chất

12
lượng bộ môn và thái độ tích cực trong học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt,
cụ thể như sau:
Kết quả thăm dò thái độ học sinh lớp 6 với hình thức hoạt động nhóm sau khi
áp dụng SKKN

Tên lớp TS HS
Số HS có
thái độ hào
hứng
Số HS có thái độ
bình thường
Ít quan
tâm
Ghi chú
TS % TS % TS %
6a 27 19 70,3 8 29,7 0
6b 26 21 80,7 5 19.3 0
Kết quả học tập bộ môn sau khi áp dụmg SKKN

Tên lớp TS HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém
Ghi
chú
TS % TS % TS % TS % TS %
6a 27 4
14,
8
9 33,3 12 44,4 2 7,4 0 0
6b 26 3
11,
5
11 42,3 11 42,3 1 3,8 0 0
Như vậy việc áp dụng sáng kiến “Sử dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm
trong giảng dạy sinh học lớp 6 ở trường THCS xxx” tôi thấy đã có kết quả tốt hơn,
chất lượng được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu giảm đáng kể, không có học sinh kém.
Nếu cũng những bài học này mà sử dụng phương pháp khác thì chắc chắn kết quả
sẽ không được như mong muốn.

13

14
3. KẾT LUẬN
Việc áp dụng sáng kiến “Sử dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong
giảng dạy sinh học lớp 6 ở trường THCS xxx” là một kinh nghiệm nhỏ của bản
thân tôi đã thực hiện trong thời gian qua về việc giảng dạy sinh học ở trường THCS
và đã đem lại kết quả như mong muốn. Thực hiện sáng kiến này tôi đã phát huy
tính tích cực học tập của học sinh để học tập bộ môn sinh giúp học sinh chủ động
phát hiện tìm tòi tri thức, rèn cho học sinh kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng trình bày.
Tuy nhiên mỗi phương pháp tự bản thân nó sẽ không có hiệu quả cao trong

giảng dạy nếu như không có sự phối hợp với những phương pháp khác. Bởi vì nội
dung bài giảng sinh học ở cấp THCS thường bao gồm nhiều loại kiến thức cho nên
trong một bài giảng phải sử dụng kết hợp nhều phương pháp, không nên quá lạm
dụng phương pháp nào đó, một giáo viên làm việc với óc sáng tạo bao giờ cũng cố
gắng tiến tới chỗ phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt, đồng thời không
vận dụng một cách máy móc những phương pháp. Giáo viên phải thường xuyên
cải tiến, phát triển và làm giàu thêm cho các phương pháp trên cơ sở kinh nghiệm
và nghệ thuật của mình, cũng như trên kinh nghiệm tập thể giáo viên giỏi trong nhà
trường và đồng nghiệp.
Quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài
người chưa biết về bản chất, quy luật của các hiện tượng khách quan và nhằm lĩnh
hội những tri thức loài người đã tích luỹ được, tính tích cực này còn giúp học sinh
khám phá ra những hiểu biết mới đối với bản thân mình dù đó là những khám phá
lại những điều loài người đã biết.
Trong giảng dạy giáo viên còn là người huấn luyện giao nhiệm vụ hướng dẫn
học sinh thực hiện các hoạt động học tập cụ thể hướng dẫn cách quan sát, phát hiện
ra vị trí, hình dạng, màu sắc, kích thước… sau đó giáo viên sử dụng một hệ thống
câu hỏi từ câu hỏi gợi mở đến câu hỏi vì sao? như thế nào? để học sinh quan sát tìm
tòi tư duy và giải thích được bản chất của cấu tạo, sinh lý của sự vật, hiện tượng.
Giáo viên chỉ làm khi trò gặp khó khăn và làm trọng tài cho các cuộc tranh luận để

15
học sinh chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức sinh học. Các em cần phải được tạo
nhu cầu nhận thức, có mong muốn để tìm hiểu các đối tượng, hiện tượng sinh học,
giáo viên cần nêu tình huống có vấn đề để cho học sinh tham gia giải quyết. Từ đó
giúp học sinh chủ động tìm tòi tri thức mới có cơ sở khoa học, có hiểu biết, giải
thích chặt chẽ và chắc chắn.
Đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn Sinh học
ở trường THCS xxxchắc hẳn còn nhiều hạn chế chưa thể giải quyết được trong quá
trình thực hiện phương pháp dạy học.

Rất mong đồng nghiệp và những người làm việc trong ngành giáo dục, có
nhiều sáng kiến sáng tạo để chúng ta cùng trao đổi, học hỏi, cùng nhau xây dựng
phương pháp giảng dạy sinh học tốt hơn và để những tiết học ngày càng thành công
hơn.

16

×