Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thông tin trong quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.67 KB, 8 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TT ĐÀO TẠO SĐH- BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
o0o
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Học phần: Thông tin trong quản lý và quản lý giáo dục
GV hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Quang Sơn
Học viên thực hiện: Đậu Thị Hồng Thắm
Lớp: CHK9B-QLGD
Hà nội, 11/2013
Câu 1: Có người nói: Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông
tin và giáo án dạy học tích cực điện tử vừa là giáo án vừa là một loại hình thiết bị
dạy học hiện đại.
Anh/chị hãy phân tích để thống nhất hay phản đối quan điểm đó.
Bài làm
Quan niệm “Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và
giáo án dạy học tích cực điện tử vừa là giáo án vừa là một loại hình thiết bị dạy học
hiện đại” là một quan niệm đúng đắn, tích cực. Tác giả rất đồng tình với quan niệm
này.
Để thấy được tính đúng đắn của quan niệm, trước hết chúng ta cần hiểu thế
nào là giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và giáo án dạy
học tích cực điện tử.
Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin là kế hoạch bài
học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi đến lớp, thể
hiện được mối quan hệ sư phạm tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và
học sinh (thiết kế giáo án dạy học tích cực) và một số nội dung kiến thức, kỹ năng
quan trọng cần hình thành cho học sinh trong quá trình dạy học nhưng nó lại quá
trừu tượng đối với các em mà các phương tiện dạy học truyền thống (như tranh ảnh
giáo khoa, bản đồ, biểu đồ, mô hình) không thể hiện nổi thì sẽ được số hóa (Thiết
kế ứng dụng CNTT&TT) và trở thành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô
hình mô phỏng đơn giản, đoạn video để trình chiếu cho học sinh xem trong một
thời gian ngắn đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của học sinh, giúp cho học


sinh tự mình lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng mới.
Giáo án dạy học tích cưc điện tử là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã
được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ sư
phạm tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh (thiết kế giáo án
dạy học tích cực) và một số nội dung, kiến thức, kỹ năng quan trọng cần hình
thành cho học sinh trong quá trình dạy học lại quá trừu tượng đối với các em mà
các loại hình thiết bị truyền thống (tranh ảnh giáo khoa, bản đồ, biểu đồ…) không
thể hiện được thì sẽ được số hóa (thiết kế ứng dụng CNTT & TT) và trở thành các
thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng (tư liệu điện tử) tạo được
sự tương tác cao giữa học sinh với các nội dung tư liệu này… để cho mỗi học sinh
được thay đổi dữ liệu và sẽ thu được các kết quả khác nhau (tạo môi trường tương
tác ảo cho học sinh) trong một thời gian rất ngắn đảm bảo phù hợp với nhu cầu
nhận thức của mỗi học sinh, giúp cho học sinh tự mình lĩnh hỗi các kiến thức và kỹ
năng mới.
Như vậy, giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và giáo
án dạy học tích cực điện tử về bản chất là giống nhau: đều là giáo án dạy học tích
cực có ứng dụng công nghệ thông tin song khác nhau ở mức độ ứng dụng công
nghệ thông tin.
Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT ứng dụng CNTT ở mức độ thấp,
mức độ phổ biến, đại trà, bước đầu có sự tích hợp của ảnh, biểu đồ kỹ thuật số,
video clip… vào giáo án (gọi là mức độ 1). Mức độ nào hầu hết các giáo viên,
CBQL đều có thể làm được.
Giáo án dạy học tích cực điện tử có ứng dụng CNTT ở mức độ cao (được gọi
là mức độ 2). Tích hợp được các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng vào trong
giáo án tích cực. Ứng dụng CNTT ở mức độ này đã tạo được sự tương tác cao giữa
người học với máy tính, người học với người dạy, người học với người học thông
qua mạng máy tính Lan của nhà trường, biến quá trình dạy học thành quá trình dạy
học điện tử.
Như vậy, thông qua sự phân tích ở trên chúng ta thấy, giáo án dạy học tích
cực có ứng dụng CNTT và giáo án dạy học tích cực điện tử vừa là giáo án ( đều là

kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi
lên lớp) vừa là một loại hình dạy học hiện đại(thiết bị dạy học có ứng dụng
CNTT&TT). Hay nói cách khác, 2 loại giáo án này giáo án dạy học tích cực được
nhúng vào môi trường CNTT&TT./.
Câu 2: Hãy thiết kế kế hoạch chi tiết để hoàn thiện hệ thống thông tin
quản lý cho cơ sở mình đang công tác.
Bài làm
I. Đánh giá thực trạng hệ thống thông tin quản lý giáo dục hiện nay tại
Học viện quản lý giáo dục.
1.1 Vài nét về Học viện quản lý giáo dục.
Tháng 6/1964 thực hiện chủ trương cải cách các trường sư phạm để phục vụ
nhiệm vụ phát triển giáo dục, xây dựng đất nước mà nhiệm vụ trọng tâm là tập
trung vào công tác bồi dưỡng CBQLGD, Bộ Giáo dục ( nay là Bộ Giáo dục và Đào
tạo) đã thành lập tại các tỉnh, thành phố Trường Bồi dưỡng giáo viên và Cán bộ
quản lý giáo dục.
Đến năm 1966 Bộ Giáo dục quyết định thành lập Trường Lý luận nghiệp vụ
giáo dục trực thuộc Bộ để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho CBQLGD
Năm 1976 Trường Cán bộ quản lý Giáo dục được thành lập theo quyết dịnh số
190/TTg ngày 01/10/1976 của Hội đồng Chính phủ.
Năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Giáo
dục với Bộ Đại học, THCN và Dạy nghề thì Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và
Đào tạo được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Cán bộ quản lý Giáo dục,
Trường Cán bộ quản lý Đại học, THCN và Dạy nghề và Trung tâm nghiên cứu tổ
chức quản lý và kinh tế học giáo dục.
Năm 2006 Học viện Quản lý giáo dục được thành lập trên cơ sở Trường Cán
bộ Quản lý giáo dục và Đào tạo, bắt đầu thời kỳ mới.
Học viện hiện tại tập trung đào tạo 3 chuyên ngành : Quản lý giáo dục, Tâm lý học,
Tin học ứng dụng. Học viện cũng mở các lớp Cao học chuyên ngành quản lý giáo
dục. Ngoài ra Học viện còn là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc mở lớp bồi
dưỡng, nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, các

cơ sở giáo dục thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
1.2 Thực trạng hệ thống thông tin quản lý giáo dục tại Học viện quản lý
giáo dục.
Cấu trúc toàn diện của hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong Học viện
Quản lý giáo dục bao gồm các hệ con chức năng sau:
- Hệ thống thông tin quản lý sinh viên,
- Hệ thống thông tin quản lý cán bộ, giảng viên,
- Hệ thống thông tin quản lý quá trình dạy học,
- Hệ thống thông tin quản lý tài chính,
- Hệ thống thông tin quản lý cơ sở vật chất,
- Hệ thống thông tin quản lý về pháp luật, quy chế.
- Hệ thống thông tin kế hoạch và mạng lưới
- Hệ thống thông tin cộng đồng và xã hội,
- Hệ thống thông tin về nghiên cứu khoa học,
- Hệ thống thông tin về quan hệ quốc tế.
Các điều kiện đảm bảo hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục.
- Nguồn dữ liệu.
- Nguồn nhân lực,
- Hệ thống máy tính,
- Các phần mềm
- Hệ thống mạng viễn thông.
1.2.1 Mặt mạnh:
- Về mặt tư duy: Đã có nhận thức nhất định về vai trò của ứng dụng công
nghệ thông tin vào quản lý từ cấp cao nhất là Ban giám đốc Học viện, thể hiện qua
nhiều quyết định quản lý: Mua phần mềm quản lý hành chính nội bộ EGOV,
chương trình Moodle hỗ trợ quản lý đào tạo bồi dưỡng, mua các phần mềm quản lý
điểm, quản lý sinh viên , thiết kế trang Web của Học viện….
- Về mặt cơ sở hạ tầng: Học viện đã mạnh dạn đầu tư vào mua sắm máy móc,
trang thiết bị và mạng viễn thông tạo ra một cơ sở khá tốt cho việc tin học hóa
quản lý. Cũng nhờ quan tâm đầu tư, hiện nay Trường đã xây dựng được một số

phần mềm phục vụ công tác quản lý ở phần lớn các phân hệ chức năng dựa trên cơ
sở tổ chức các hệ thống cơ sở dữ liệu công tác quản lý như: phần mềm quản lý
điểm, xếp thời khóa biểu… Nhờ vậy, việc quản lý trong Nhà trường được cải tiến
và hiệu quả hơn.
- Về mặt con người: Học viện có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có trình
độ của Khoa công nghệ thông tin và Trung tâm tin học vừa có năng lực vừa có tinh
thần trách nhiệm. Trợ lý các khoa, các phòng ban cũng có sự am hiểu tối thiểu về
mạng máy tính và công nghệ thông tin.
1.2.2 Mặt hạn chế:
- Hệ thống thông tin quản lý chưa phát huy tối đa hiệu quả đối với công tác
quản lý đào tạo của Học viện. Biểu hiện: Hầu hết các máy tính ở các phòng ban
chủ yếu được dùng để soạn thảo văn bản, bảng tính thù lao giảng dạy hoặc thiết kế
lịch trình, kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án và lưu trữ ở các thư mục riêng lẻ, chưa
xử lý công phu thành những thông tin mang tính hữu dụng. Khi lãnh đạo cần số
liệu báo cáo cấp trên, các trợ lý và chuyên viên thường mất rất nhiều công sức tập
hợp số liệu từ các file độc lập. Tình trạng này khiến cho quá trình thực thi các hoạt
động quản lý như lập kế hoạch, ra quyết định chỉ đạo hay kiểm tra báo cáo bị chậm
trễ và nhiều khi thiếu chính xác. Trong hoạt động khai thác thông tin, các nhà quản
lý hầu như chỉ sử dụng khi cần con số thống kê, phục vụ báo cáo hay tổng kết.
Những thông tin khai thác từ EMIS để lập kế hoạch chiến lược, định hướng đào tạo
nhờ thông tin ngành nghề và nhu cầu xã hội, thông tin chỉ đạo và phản hồi trong
quá trình lãnh đạo và tổ chức thực thi vẫn còn nhiều khiêm tốn.
- Ban giám đốc đã giao nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin và truyền đi trong
nội bộ, kết nối thông tin với bên ngoài trường cho trung tâm Tin học nhưng hoạt
động của nó vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra: Về lý thuyết thì tổ chức hệ thống thông
tin quản lý giáo dục của Trường như hiện nay, với cơ sở mạng máy tính và những
hệ thống cơ sở dữ liệu cơ bản có thể cho phép các khoa, phòng ban, cán bộ, giảng
viên và sinh viên có thể truy cập vào trang WEB, dùng mã số riêng và lấy thông tin
để sử dụng cho hoạt động chuyên môn của mình. Vấn đề là chưa có sự tham gia,
hợp tác từ các đơn vị trong việc khai thác thông tin, cung câp số liệu và xử lý, lưu

trữ chúng dưới dạng dễ sử dụng và khoa học, theo những tiêu chí, bảng biểu được
quy định thống nhất.
- Về hệ thống cơ sở dữ liệu:
Công tác quản lý cán bộ, quản lý tài chính hiện nay vẫn chưa có phần mềm
quản lý riêng nên các hoạt động chuyên môn của phòng đều đang được thực hiện
trên những bảng biểu thô sơ, độc lập, chưa có tính liên kết chặt chẽ (chủ yếu dùng
Excel).
Về công tác thông tin thư viện, tổ chức cơ sở dữ liệu về các loại tài liệu tham
khảo: tạp chí, luận văn, sách chuyên khảo… liên quan đến các lĩnh vực còn hạn
chế. Thông qua hệ thống tra cứu trên máy tính đặt tại thư viện của Trường, sinh
viên có thể truy cập và tìm tài liệu nhanh chóng. Tuy nhiên, ngân hàng cơ sở dữ
liệu này Trường vẫn mang tính cục bộ là chủ yếu, chưa được kết nối với hệ thống
dữ liệu từ các thư viện của Hà Nội, cũng như các trường đại học có liên kết với
Học viện.
Các phân hệ chức năng quản lý khác như: quản lý cơ sở vật chất, quản lý
nghiên cứu khoa học, … chưa xây dựng phần mềm quản lý, do đó cơ sở dữ liệu
vẫn chỉ là những số liệu lưu trữ thô sơ, tản mạn và rời rạc trên máy tính, sổ sách,
chưa thành một tổ chức có định dạng cho quản lý tổng thể. Đặc biệt, đối với kho
tàng khổng lồ các công văn đi và đến, những quyết định và thông báo nội bộ vẫn
được lưu trữ thủ công rất cồng kềnh và tốn công sức, tốn diện tích và mất nhiều
thời gian.
Một vấn đề còn chưa được quan tâm tổ chức thành ngân hàng cơ sở dữ liệu là
những thông tin liên quan đến ngành, đến nhu cầu đào tạo và định hướng của xã
hội, đến những kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý giáo dục hiện đại…
- Về đội ngũ cán bộ chuyên trách cho hệ thống thông tin quản lý giáo dục và
đội ngũ giảng viên: Thực trạng nguồn nhân lực tham gia vào quá trình vận hành,
duy trì hệ thống thông tin quản lý giáo dục ở các khâu: thu thập, xử lý và khai thác
thông tin còn rất kém về chuyên môn. Mặc dù hầu hết các cán bộ, trợ lý, chuyên
viên và giảng viên đều thành thạo khi sử dụng máy tính nhưng họ chưa có thói
quen cập nhật thông tin vấn đề mình phụ trách lên mạng đồng thời cũng ít sử dụng

tới hệ thống mạng thông tin cho công việc của mình.
- Về cơ sở hạ tầng: Mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng hệ thống máy
tính, hệ thống mạng viễn thông và phần mềm quản lý đều chưa đảm bảo: Máy tính
nhanh hỏng, mạng hay trục trặc và phần mềm chưa đầy đủ, toàn diện.
II. Định hướng hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục tại Học
viện quản lý giáo dục.
Sự nghiệp giáo dục đại học của Việt Nam nói chung và của Học viện quản lý
giáo dục nói riêng đang diễn những chuyển biến mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu mới
của kinh tế xã hội trong thời đại tiếp cận nền kinh tế tri thức. Do đó hệ thống thông
tin quản lý giáo dục cần phát triển một cách tương xứng và phù hợp với chiến lược
phát triển của Nhà trường.
Trước hết, cần xác định những tiêu chuẩn cần đạt được để có một hệ thống
thông tin quản lý giáo dục hiệu quả. Những tiêu chuẩn đó cần được cụ thể hóa trên
các mặt tương ứng với những điều kiện đảm bảo cho hoạt động của hệ thống thông
tin quản lý giáo dục: trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách, cơ sở hạ tầng bao gồm
máy móc, thiết bị, mạng viễn thông,…
Từ đó, sắp xếp lại, tuyển chọn hoặc đào tạo đội ngũ nhân lực cho hệ thống đạt
trình độ yêu cầu. Mặt khác, rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất để có kế hoạch đầu tư
một cách đồng bộ và hiệu quả, trang bị lại các phòng học, thư viện điện tử, tăng
cường hoạt động của trang WEB, hoàn thiện mạng Lan của Học viện cũng như tạo
ra các phần mềm quản lý tiên tiến phù hợp cho công tác giảng dạy, quản lý.
III. Kế hoạch chi tiết hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục tại
Học viện quản lý giáo dục.
Mục tiêu chung: Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục
phục vụ hiệu quả công tác quản lý của Học viện quản lý giáo dục.
Mục tiêu cụ thể: Đến 30 tháng 07 năm 2014, khắc phục những hạn chế, bất
cập đang tồn tại, hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục phục
vụ hiệu quả công tác quản lý của Học viện quản lý giáo dục.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 11 năm 2013 đến ngày 30 tháng 07 năm 2014.
NỘI DUNG KẾ HOẠCH CHI TIẾT (…)

×