Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tiểu luận Sự biến động của giá gạo trên thị trường Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010, nguyên nhân và một số giải pháp của Nhà nước nhằm bình ổn giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.67 KB, 17 trang )

Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

LỜI MỞ ĐẦU
Lúa gạo là lương thực chính liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày của người
dân Việt Nam. Thiếu gạo sinh ra đói kém, đói kém là tác nhân ảnh hưởng đến an ninh
chính trị, xã hội rối ren. Nhận thức được vấn đề này Đảng và Chính Phủ rất chú trọng đến
ngành lúa gạo coi đó là ngành trọng điểm trong chương trình phát triển kinh tế của nước
ta.Việt Nam luôn muốn tăng sản lượng lúa gạo không chỉ để thoả mãn cho nhu cầu tăng
dân số mà còn nhằm mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể.
Song, hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế, ngồi
những mặt tích cực khơng thể phủ nhận thì chúng ta có thể nhận thấy thị trường trong nước
luôn biến động đặc biệt là sự thất thường về giá cả của các mặt hàng thiết yếu trong đó phải
kể đến gạo. Trước tới nay, lương thực mà nhất là gạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của


bất kỳ một quốc gia nào, nước ta cũng không là ngoại lệ. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề này, em xin chọn đề tài: Sự biến động của giá gạo trên thị trường Việt Nam từ
năm 2008 đến năm 2010, nguyên nhân và một số giải pháp của Nhà nước nhằm bình ổn
giá.
Bài tiểu luận này của em tập trung vào những vấn đề sau:
-

Tình hình sản xuẩt gạo tại Việt Nam trong suốt những năm qua.

-

Tình hình tiêu thụ gạo trong nước và xuất khẩu từ năm 2008 đến năm 2010.


-

Sự biến động giá gạo trên thị trường Việt Nam trong năm: 2008, 2009 và 2010.

-

Những nguyên nhân gây nên sự biến động giá gạo trên thị trường Việt Nam.

-

Những biện pháp của Chính Phủ nhằm bình ổn giá gạo.


-

Nhận định của bản thân và đề xuất hướng giải quyết.

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 1


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô


I. Tổng quan về tình hình sản xuất gạo tại Việt Nam (nguồn cung):
Việt Nam ta là một đất nước nông nghiệp với truyền thống trồng lúa lâu đời. Cùng
với những lợi thế trong sản xuất lúa gạo như:
-Truyền thống sản xuất lúa gạo là một thế mạnh, giúp chúng ta có được kinh nghiệm
gieo cấy, chăm sóc, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển đảm bảo được năng xuất tối đa.
Lịch sử sản xuất lúa Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm, nên chúng ta có thể tích tụ được
các phương pháp sản xuất có hiệu quả, khai thác triệt để các lợi thế khác của đất nước ứng
dụng vào phát triển cây lúa.
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi. Tài nguyên đất đai và khí hậu đóng vai trị quan trọng
trong việc cung cấp năng lượng và các yếu tố khác cho cây lúa. Diện tích đất trồng lúa của
Việt Nam rộng, phì nhiêu cao, chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản
phẩm. Bên cạnh đó, hệ sinh thái của ta do kết hợp các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm,

lượng mưa... nên có thể tạo lợi thế thâm canh, tăng vụ cho cây lúa ở cả hai vùng đồng
bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Nghề trồng lúa Việt Nam cịn có một ưu thế nữa về
nguồn nước- yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của cây lúa. Ngoài nguồn nước
sẵn có, chúng ta đã xây dựng một hệ thống thuỷ lợi đảm bảo và đã mang lại những thành
quả bước đầu cho việc năng suất lúa.
-Vị trí địa lý và hệ thống cảng khẩu. Phải nói rằng, Việt Nam có một vị trí địa lý hết
sức thuận lợi cho buôn bán và giao lưu quốc tế, nằm ở cửa ngõ của các con đường nối liền
các nước. Hệ thống đường sắt, đường biển thuận lợi là những thế mạnh nổi bật của chúng
ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo.
Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành những vùng lúa tập trung chuyên sản xuất
gạo xuất khẩu bao gồm cả hai khu vực chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng
sông Hồng. Mỗi vùng phù hợp với những loại giống lúa khác nhau. Hàng năm sản lượng

của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương
4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự
trữ quốc gia.
Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa.

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 2


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô


Ở miền Nam, nơng dân trồng ba vụ một năm: vụ đơng xn (có sản lượng cao nhất và
thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng năm ở
đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất, một phần
nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn
quả, chính quyền đã khuyến cáo nơng dân giảm và chuyển đổi một phần đất trồng lúa vụ
ba.
Sau đây là bảng diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta từ năm 2008 đến năm
2010 do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nơng thơn cung cấp:

Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta
Theo bản phân tích sản lượng gạo thế giới của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), sản
lượng gạo Việt Nam sẽ đạt mức tăng cao thứ 3 thế giới vào năm 2016. Theo USDA, trong

giai đoạn này Ấn Độ sẽ là nước có mức tăng sản lượng kỷ lục trên 10 triệu tấn, tiếp đến là
Thái Lan với mức tăng 2,9 triệu tấn và vị trí thứ 3 là Việt Nam với mức tăng 2,5 triệu tấn.

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 3


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

II. Tình hình tiêu thụ gạo hiện nay (nhu cầu) :
2.1. Trong nước:

Từ bao đời nay, gạo nấu thành cơm là món ăn chính khơng thể thiếu trong mọi bữa ăn
gia đình người Việt. Hiện nay, 65% năng lượng bữa ăn của người Việt Nam là từ gạo. Vì
vậy cây lúa ln có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia
của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, việc khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới đã có
những ảnh hưởng khơng nhỏ đến Việt Nam trong bối cảnh dân số tăng nhanh, đất nông
nghiệp ngày càng suy giảm, nguồn nước hạn chế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra với tần suất
ngày càng cao và khốc liệt hơn.
Dù là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng có 6,7% dân số Việt Nam vẫn
thiếu lương thực. Trong số đó, nơng dân chiếm 8,7%. Theo Dự thảo đề án an ninh lương
thực cấp quốc gia, khoảng 1 triệu người dân miền núi quanh năm ăn sắn, ngô thay cơm,
khả năng tiếp cận lúa gạo hạn chế do thu nhập thấp và cơ sở hạ tầng kém phát triển.

Một số doanh nghiệp không bán thêm gạo ra thị trường trong nước mà chỉ tập trung
mua để giao cho hợp đồng xuất khẩu đã ký trước đây thì cũng đờng nghĩa với việc lượng
lúa gạo nợi địa có thể sẽ thiếu hụt trong khi số lượng xuất khẩu không ngừng tăng nhanh.

2.2. Xuất khẩu gạo:
Khi đất nước đã có thể đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu gạo trong điều kiện
kinh tế hiện nay có ý nghĩa quyết định đối với quá trình hội nhập của nước ta và được thể
hiện trên nhiều khía cạnh. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần
đây, kim ngạch từ xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng khá lớn. Gạo đã trở thành một mặt
hàng chủ lực của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy xuất khẩu gạo
từ lâu đã mang lại một nguồn vốn khơng nhỏ cho nước ta.


SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 4


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn chủ yếu hưởng tới các nước châu Á, châu
Phi. Ngồi ra, để đa dạng hố thị trường có thể hướng tới khai thác thị trường Nhật Bản,
Trung Quốc, Australia và New Zealand.
Các chuyên gia cho rằng, trong nhiều năm qua, giá trị hạt gạo của Việt Nam trên thị
trường thế giới được nâng cao. Trong đó, năm 2009 được đánh giá là năm xuất khẩu gạo

thành công của Việt Nam (khoảng 6 triệu tấn). Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA), kể từ năm bắt đầu xuất khẩu gạo (1989) cho đến nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng
70 tấn gạo, mang về kim ngạch gần 20 tỷ USD. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA), từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo cả nước đạt 6,042 triệu tấn, trị giá hơn 2,5 tỷ
USD. Riêng hai tuần đầu của tháng 11, lượng gạo xuất khẩu đạt trên 205.000 tấn, trị giá
95,3 triệu USD. Theo VFA, kế hoạch năm 2010 xuất khẩu 6,5 triệu tấn hoàn tồn có thể
đạt được.

Bảng 2: Tổng quan về sản lượng lúa gạo và xuất khẩu từ năm 2008 đến 2010 do
Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) cung cấp.
III. Sự biến động giá gạo trên thị trường Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010:



Năm 2008:

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 5


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

Vào năm 2008, thế giới bắt đầu rơi vào cơn khủng hoảng thiếu gạo. Tuy nhiên, sản
lượng sản xuất gạo tại Việt Nam vẫn rất ổn định.

Nửa đầu tháng 4, giá gạo ở mức ổn định. Theo đó, nàng thơm chợ đào giá 9.80010.000 đồng một kg, gạo tẻ trắng 25% tấm là 7.300-7.500 đồng mỗi kg, gạo thơm Đài
Loan ở mức giá 9.800-10.000 đồng một kg.
Giá gạo tăng đột biến trong 2 ngày 26, 27/4. Cụ thể ngày 27/4, gạo nàng thơm chợ
đào lên 25.000 đồng một kg, thơm Đài Loan là 24.000 đồng/kg, gạo tẻ thường 15-25%
tấm có giá 16.000 đồng một ký lô. So với ngày thường trước khi biến động, giá gạo thơm
tăng 140-150%, gạo thường tăng 90-100%. Nếu so với đầu năm 2008, giá gạo thơm tăng
179-180%, gạo thường tăng 140-150%.
Tuần đầu tiên của tháng 5, giá gạo bắt đầu hạ nhiệt, nhưng vẫn cịn cao. Tuần đó, giá
gạo có sự giảm nhẹ nhưng chưa trở về mức cũ trước khi xảy ra sốt. Trong thời gian đó,
nàng thơm chợ đào 13.500-14.000 đồng một kg, tài nguyên chợ đào có giá 12.500-13.000
đồng/kg, gạo tẻ trắng 15% tấm là 10.500-11.000 đồng/kg.
Sự kiện giá gạo trong nước đột ngột lên cơn sốt có thể coi là một điều khá bất ngờ

bởi các chuyên gia trong ngành đều biết rõ Việt Nam nằm ngồi cơn khủng hoảng lương
thực thế giới.


Năm 2009:

Năm 2009 giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm trên được coi là ổn định hơn so
với năm 2008. Cả năm không xảy ra những hiện tượng như đầu cơ, gom hàng tăng giá gây
nhũng nhiễu thị trường hoặc sốt ảo như năm trước.
Mức giá gạo trong nước liên tục giảm mạnh từ cuối quý II và trong quý III/2009.
Sang quý IV, một số quốc gia trồng lúa bị mất mùa do ảnh hưởng của thiên tai khiến giá
gạo xuất khẩu tăng mạnh từ 20-25% so với mức giá cuối q III. Khơng chỉ có vậy, nhiều

tỉnh thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên nước ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề của cơn
bão số 9 và 11 gây mất mùa, làm giảm sản lượng lúa gạo trên toàn quốc.

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 6


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

Giá gạo xuất khẩu tăng đã tác động trực tiếp tới giá gạo trong nước và trên địa bàn
tỉnh. Hiện cuối năm, giá gạo tại các chợ được bán ra như sau; gạo X, Si 10.000đ/kg, gạo

hương thơm 10.500/kg, gạo nếp thơm 16.000đ/kg. Tuy nhiên giá gạo cuối năm 2009 vẫn rẻ
hơn so với mức giá đầu năm khoảng 10%.


Năm 2010:

Những tháng đầu năm 2010,thông tin giá gạo xuất khẩu tăng cao đã tác động không
nhỏ đến giá gạo bán lẻ trong nước. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số đại lý gạo đã ngay
lập tức điều chỉnh báo giá mỗi bịch 5 kg gạo tẻ tăng 3000 – 10000 đồng. Thậm chí giá nếp
nhập từ Thái Lan lên tới hơn 30.000 đồng/kg, tăng 8000 đồng; nếp thơm giá 60.000
đồng/kg, tăng 12.000 đồng so vơi thời gian trước đây.
Ơng Huỳnh Cơng Thành, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực TP.HCM

(FOOCOSA), cho biết giá gạo trong nước tăng là do giá nguyên liệu tăng, ước chừng tăng
300 đồng/kg so với trước. Cụ thể, gạo nguyên liệu loại một (loại 5% tấm) giá 7.000-7.100
đồng, nay tăng lên 7.450 đồng/kg; gạo thường tăng lên 7.350 đồng/kg. Ngoài ra, hiện nay
nguồn cung gạo trong nước khan trong khi một số nước đẩy nhanh thu mua như Iraq (mua
60.000 tấn), Cuba (mua 200.000 tấn)… Đây cũng là thời điểm mà doanh nghiệp trong
nước phải giao hàng.
Tại buổi họp báo chiều 10/8, Thứ trưởng Bộ công thương Nguyễn Thành Biên khẳng
định, tình hình gạo trong và ngồi nước trong thời gian qua có biến động. Cuối tháng 7,
đầu tháng 8, gạo ở TP HCM tăng từ 500 đồng đến 1.000 đồng mỗi kg. Trong một tuần qua,
gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long từ 3.500 đồng mỗi kg vọt lên 5.500 đồng.
Các đại lý gạo trong thành phố Hà Nội, một số tỉnh phía Bắc và cả phía Nam đồng
loạt nhích giá 500-3.000đồng/kg khiến người dân xuất hiện tâm lý mua gạo về tích trữ. Các

doanh nghiệp kinh doanh gạo và một số tiểu thương cho biết: trong sự gia tăng giá chung
đó, giá gạo tăng cao nhất là gạo thơm, có lúc tăng 3000đồng/kg, cịn lại đều dao động ở
mức 1.000 đến 3.000đồng/kg…

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 7


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

Hiện nay, tháng 12 năm 2010, dù nguồn cung lúa gạo đã được các doanh nghiệp

khẳng định hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước, tuy nhiên, trong những ngày vừa qua
trên thị trường TP.HCM giá gạo vẫn luôn tăng từ 5 – 10%.
Anh Nguyễn Bá Sơn, chủ đại lý gạo Tư Châu tại Chợ Tân Định, Q.1, TP.HCM cho
biết, trong vòng chưa đầy 1 tháng trở lại đây, hơn 3 lần đại lý của anh nhận được thông
báo thay đổi giá gạo mới. Và theo những thông báo từ các nhà cung cấp thì giá gạo ln
biến động theo chiều hướng tăng lên.
Ghi nhận giá bán gạo tại một số đại lý bán lẻ và các chợ cho thấy mức tăng đối với
các loại gạo như jasmine, thơm Thái, chợ Đào,…đều có mức tăng từ 1000 – 2000/kg so với
trước đây. Theo các tiểu thương tại các chợ như Bến Thành, Tân Định, Đakao thì giá bán ở
thị trường tự do đang ở mức cao hơn so với giá gạo thuộc các doanh nghiệp nhà nước và
các điểm phân phối hàng bình ổn từ 15 – 25%.
IV. Nguyên nhân sự biến động giá gạo trên thị trường Việt Nam:

Sự biến động giá gạo trên thị trường nước ta trong thời gian qua xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau. Ngoài nguyên nhân biến động từ thị trường thế giới, xu thế tăng
lên do thiếu hụt lương thực cịn có yếu tố từ thị trường. Trong nước, do tổ chức ngành
hàng, tâm lý người tiêu dùng, điều hành xuất nhập khẩu… cũng tác động đến giá cả lúa
gạo trong nước.trong đó phải kể đến những ngun nhân chính:
4.1. Quan hệ cung – cầu có sự mất cân đối
Nếu Cung < Cầu thì Giá cả > Giá trị
Trong những năm đó, việc cầu tăng vọt trong khi nguồn cung vẫn giữ mức ổn định.
Khi cầu lớn hơn cung gấp nhiều lần thì chắc chắn giá buộc phải tăng để cân bằng cung cầu.


Cầu tăng vọt:


SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 8


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

“Cầu” là nhu cầu có khả năng thanh tốn, nhu cầu được đảm bảo bằng số lượng tiền
lương ứng. Quy mô của cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, lãi suất, thị hiếu của
người tiêu dùng,… mà trong đó giá cả hàng hóa là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
- Nguyên nhân cầu gạo tăng vọt bởi vì tin đồn đã tích tụ đủ năng lượng cần thiết:

những thông tin về khủng hoảng lương thực trên thế giới được báo chí đăng tải liên tục
trong thời gian vừa qua đã khiến cho người dân tin rằng thế giới bị thiếu gạo, cho đến khi
báo Tuổi Trẻ đăng tải thông tin hai siêu thị của Mỹ phải hạn chế lượng gạo bán ra thì
“niềm tin thiếu gạo” mới thật sự bùng nổ, nói cách khác đó là năng lượng dể tin đồn xảy ra
đã vượt ngưỡng cần thiết.
- Khi mà một lượng không nhỏ các bà nội trở biến nỗi lo sợ thiếu gạo thành hành
động tích trữ gạo bằng cách đổ xô đi mua gạo ở các siêu thị khiến cho cầu về gạo tăng vọt
buộc các siêu thị phải hạn chế lượng gạo mỗi người được mua.
- Nếu xét về quy luật cung - cầu của kinh tế học thì khơng có gì ngạc nhiên khi những
người bán gạo liên tục tăng giá. Đơn giản bởi vì việc tăng giá sẽ giúp hạn chế cầu và
khuyến khích cung. Thử giả sử nếu khơng tăng giá thì ngay lập tức lượng gạo trong kho sẽ
bị vét sạch sành sanh.



Cung ổn định, có phần giảm:

- Diễn biến thất thường của thời tiết là một yếu tố tạo nên sự mất cân bằng này. Hoạt
động sản xuất bị chi phối trực tiếp bởi thiên tai, nhất là hạn hán và lũ lụt. Ở nước ta hiện
nay, diện tích đất bị khơ hạn ước tính đã lên tới trên 100.000 ha, năng suất vụ hè thu năm
nay dự đoán sẽ thấp hơn so với vụ trước. Hơn nữa, vì lo ngại trước những thiệt hại do thiên
tai gây ra, dẫn đến xu hướng thu mua, tích trữ gạo dẫn đến biến động giá gạo, tăng bất
thường trong thời gian ngắn. Nếu năm đó được mùa thì gạo mất giá, nếu mất mùa thì y như
rằng giá cả tăng vọt.


- Bên cạnh đó, diện tích đất nơng nghiệp của nước ta những năm gần đây càng ngày

càng bị thu hẹp. Tỉ lệ mất đất nông nghiệp lên đến 0.4%; dự báo trong năm 2010 nước ta

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 9


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

mất khoảng 170.000 ha đất nơng nghiệp. Diện tích đất đất trồng lúa chiếm 4 triệu ha trên

tổng số hơn 9 triệu ha đất nơng nghiệp nhưng diện tích này đang ngày càng bị thu hẹp với
tỉ lệ rất cao 1% / năm.
- Còn trên thế giới, những biến động về giá lương thực ở các nước xuất khẩu lương

thực lớn ( Trung Quốc, Thái Lan…) cũng như các nước khác đã gây ảnh hưởng không
nhỏ cho giá gạo ở Việt Nam. Trong quý I/2010, tại Trung Quốc hạn hán đã xảy ra trên địa
bàn ba tỉnh Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu. Sau hạn hán, lại tiếp tục gánh chịu đợt lũ
lụt diễn ra trong tháng 7 tại 8 tỉnh thành phố, trong đó có vựa lúa tại tỉnh Hồ Nam và
Giang Tây đã làm giảm sản lượng lúa. Các thương lái Trung Quốc chủ động thu mua gạo
từ Việt Nam và một số nước khác để đáp ứng giải quyết nhu cầu lương thực đồng thời
người nơng dân nước ta, vì cuộc sống nghèo đói bấp bênh cũng bán gạo tràn lan sang
Trung Quốc để được giá cao.

-Lương thực sản xuất ra trước hết phải đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước rồi phần
dư mới dành để xuất khẩu. Việc gạo Việt Nam bị bán tràn lan sang Trung Quốc gây nguy
cơ cho trình trạng mất ổn định lương khố quốc gia, làm cho giá gạo trên thị trường Việt
Nam biến động liên tục.
4.2. Ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh.
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm
giành được những yếu tố thuận lợi để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận
kinh tế cao nhất. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có hai kiểu là phi giá cả và cạnh
tranh giá cả.
Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến cạnh tranh giá cả, đó chính là việc các doanh
nghiệp giảm giá cả của các mặt hàng để tăng sức mua của người tiêu dùng. Trong khi giá
trị, giá trị sử dụng của các mặt hàng là như nhau thì doanh nghiệp nào bán bán hàng với giá

rẻ hơn sẽ thu hút khách hàng và vì thế lợi nhuận thu về vẫn cao. Để có thể cạnh tranh được,
các doanh nghiệp sẽ nâng cao chất lượng máy móc, cải tiến kỹ thuật, cơng nghệ từ đó hạ
giá thành sản phẩm để thu hút người mua. Ngược lại, nếu như khơng có chiến lược hạ giá

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 10


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

phù hợp thì sẽ làm cho người mua không yên tâm về chất lượng sản phẩm, sức mua có thể

giảm sút.
Trong nội bộ ngành một số cá nhân, tổ chức vì lợi ích riêng trước mắt mà cố tình tung
tin đồn gây tâm lý hoang mang cho người dân, làm xáo trộn thị trường. Các doanh nghiệp
thu mua tranh nhau đầu cơ tích trữ gạo, đợi thời điểm giá gạo tăng cao bán ra nhằm thu lợi
nhuận lớn. Việc làm này góp phần làm cho thị trường gạo càng trở nên “loạn” hơn.
4.3. Ảnh hưởng từ sức mua của đồng tiền.
Sức mua của đồng tiền là giá trị của đồng tiền, là đồng tiền mất giá hay có giá, điều
này ảnh hưởng khơng nhỏ đến giá cả của hàng hóa. Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng
tiền của giá trị hàng hóa. Chỉ số giá tiêu dùng CPI gần đây tăng cao, đặc biệt trong tháng
11/2010 chỉ số CPI tăng 1,86% so với tháng 10, tăng 11,9% so với tháng 9/2009. Giá vàng
có nhiều biến động mạnh làm các mặt hàng tăng giá kéo theo sự tăng của giá gạo.
Nếu như số lượng tiền giấy đưa vào vượt quá lượng tiền lưu thông cần thiết sẽ dẫn

đến hiện tượng lạm phát và biểu hiện của lạm phát là mức giá chung của toàn bộ nền kinh
tế tăng lên đặc biệt là giá cả của mọi hàng hóa đều tăng cao. Tình trạng lạm phát của nước
ta hiện nay cũng đang ở mức cao, dự báo năm nay sẽ lên đến 2 con số .Tiền Việt Nam thời
gian gần đây xuống giá nghiêm trọng so với các đồng tiền khác trên thế giới (tỉ giá USD
tháng 11/2010 đã tăng 6,63% so với tháng 10 ).
4.4. Ảnh hưởng của giá các loại mặt hàng khác.
• Giá xăng dầu tăng cao:

Mức tăng gây “sốc” của nhiên liệu quan trọng này đã kéo theo hàng loạt sản phẩm,
dịch vụ tăng giá theo và giá gạo cũng không là ngoại lệ. Trong tháng 8 năm 2010, giá bán
lẻ các loại xăng tăng 410 đồng/lít; diezel tăng 350 đồng/lít; dầu hoả tăng 400 đồng/lít. Với
mức điều chỉnh này, giá mới của các mặt hàng xăng dầu như sau: xăng khơng chì A95 là

16.900 đồng/lít, xăng khơng chì A92 là 16.400 đồng/lít; diezel 0,05S là 14.750 đồng/lít;
diezel 0,25S là 14.700 đồng/lít; dầu hoả là 15.100 đồng/lít. Giá năng lượng tăng cao dẫn

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 11


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

đến chi phí vận tải cũng tăng theo, để đến được tay người tiêu dùng, giá gạo cũng đã bị ảnh
hưởng rất nhiều.

• Giá các loại phân bón tăng:

Trước và trong khi gieo trồng, để đảm bảo sản phẩm có năng suất cao cũng có những
tính năng ưu việt chống chịu thiên tai, sâu bệnh, người nơng dân cần chọn giống, phân bón,
lo dẫn nước tưới tiêu… Tiền vốn bỏ ra mua giống mới, phân bón tốt… đương nhiên khơng
hề nhỏ, hơn nữa những mặt hàng này gần đây cũng thường xuyên tăng giá. Như vậy vơ
hình chung, giá gạo ngay từ khi gạo chưa thu hoạch đã được dự tính sẽ có sự biến động.
Chi phí đầu vào cho sản xuất nơng nghiệp tăng làm cho giá nông sản phải tăng lên để đảm
bảo lợi nhuận cho người nông dân.
V. Những biện pháp của Chính Phủ nhằm bình ổn giá gạo:
Bộ Tài chính đã xây dựng đề án hỗ trợ người sản xuất lúa gạo. Theo kiến nghị của Bộ
Tài chính, Nhà nước can thiệp vào thị trường bằng những biện pháp gián tiếp, hỗ trợ thị

trường để giá thị trường vận động theo mục tiêu định hướng, ngăn ngừa giá hạ thấp quá
mức hoặc tăng quá cao một cách không hợp lý. Cụ thể là những biện pháp sau:
5.1. Ban hành các nghị định về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo:
Đảm bảo sự kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh bằng những bộ luật quy định rõ ràng
quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng tới
lợi ích của xã hội mà trước hết là của người tiêu dùng, phát triển kinh tế để nâng cao năng
lực, thế mạnh của đồng tiền. Theo đó, Liên Bộ yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố
tăng cường kiểm tra, giám sát không để các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh lợi dụng
sự biến động của thị trường để đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý. Trong trường hợp
phát hiện các đơn vị, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật về giá (không niêm yết, niêm yết
sai hoặc kê khai đăng ký cao hơn chi phí…) sẽ kiên quyết xử lý nghiêm.
Bộ Tài chính ban hành Thơng tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2008/NĐ-CP

ngày 9/6/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp Lệnh Giá và kịp
thời triển khai thực hiện để đưa công tác quản lý giá vào nề nếp. Mặt khác, Bộ Tài chính

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 12


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

cịn phối hợp với các Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương rà sốt, tính tốn giá thành các sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế, kể

cả các chi phí liên quan tới cước, cảng biển, vận tải, kho hàng... nhằm tăng cường công tác
quản lý kinh tế có hiệu quả).
Một trong những quy định trong Nghị định số 109/2010/NĐ-CP vừa ban hành, từ
1.1.2011, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có ít nhất một kho chuyên dùng với
sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, đồng thời duy trì mức dự trữ lưu thơng tối thiểu tương
đương 10% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó. Biện pháp này được kỳ
vọng giúp kiểm soát tốt hơn cung cầu và giá cả lúa gạo.
5.2. Lập quỹ bình ổn lúa gạo:
Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ cho phép hình thành quỹ bình ổn giá lúa gạo từ
một phần lợi nhuận của gạo xuất khẩu để có nguồn lực hỗ trợ bình ổn giá lúa gạo ở trị
trường trong nước, để trực tiếp bù đắp phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá sàn định
hướng. Theo tính tốn, một năm mức hỗ trợ của quỹ cần khoảng 1.000 tỉ đồng. Năm đầu

hình thành quỹ mà doanh nghiệp bị lỗ thì cần phải có đề nghị tạm vay ngân sách để bù lỗ,
khi quỹ hình thành thì hồn trả ngân sách nhằm bảo đảm giá lúa có lợi cho nơng dân.
Trong điều kiện thị trường lúa, gạo ln có những biến động thì chính sách trợ giúp
người sản xuất và lập quỹ bình ổn giá lúa, gạo là cần thiết nhằm giúp người nông dân yên
tâm sản xuất, doanh nghiệp yên tâm thu mua. Từ đó, nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam và
tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực này, bảo đảm nhiều mục tiêu, cả ngắn hạn và
dài hạn.
5.3. Hỗ trợ vốn cho người nơng dân:
• Hỗ trợ qua giá “đầu vào”: hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để mua giống lúa,
phân bón… Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các hộ trồng lúa vụ hè thu. Nhà nước lựa
chọn một số vật tư nông nghiệp chủ yếu quy định giá bán cho nông dân không lấy lãi,
thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp kinh doanh các loại vật tư này để các doanh

nghiệp bán hàng cho nông dân theo giá thấp hơn giá thị trường.

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 13


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

• Hỗ trợ giá “đầu ra”: khi vào vụ thu hoạch, nếu giá thị trường xuống, Chính phủ
giao cho Ngân hàng NN&PTNT thơng qua các cơng ty lương thực và chính quyền địa
phương tính toán cấp cho người trồng lúa vay số tiền nhất định (khoảng 50% tổng chi phí

sản xuất) với mức lãi suất chỉ bù đắp đủ chi phí hoạt động của ngân hàng (khơng tính
thuế, lãi…) để lấy tiền chi dùng phục vụ đời sống và chu kỳ sản xuất tiếp theo. Khi giá thị
trường lúa xuống thấp hơn giá sàn là nhà nước công bố và yêu cầu doanh nghiệp mua theo
giá sàn định hướng với hỗ trợ 100% lãi suất. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tìm đầu ra cho
lúa gạo. Hiện nay trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo, cần thực hiện tốt việc liên kết bốn
nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp).
5.4. Giúp nơng dân trong q trình sản xuất:
Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ khác để bảo đảm tính bền vững
trong sản xuất lúa gạo: giúp nông dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư hợp
lý để có lãi ngay cả khi giá lúa, gạo trên thị trường xuống thấp. Hiệp hội lương thực và các
cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường cho nông dân, giúp họ xem
xét "mua gì, bán gì", ở đâu có lợi nhất... Về phía doanh nghiệp, cần sắp xếp hệ thống thu

mua lúa của người sản xuất và đẩy nhanh tiến độ xây kho tạm trữ lúa để chế biến gạo xuất
khẩu, tạm trữ cho đến khi xuất khẩu hết số lúa hàng hóa, khơng để xảy ra tình trạng mà
người nông dân thường gặp là mất mùa được giá, cịn được mùa thì rớt giá.
VI. Ý kiến của bản thân về việc bình ổn giá gạo:
6.1. Nhận định vấn đề:
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp tích cực, hành
động cụ thể về việc cân bằng cung – cầu, điều tiết mặt hàng gạo trong nước và đã đạt được
nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm tư liệu để thực hiện bài
tiểu luận này, em đã thấy được một số bức xúc của người dân về việc Chính phủ đã khơng
thực sự quan tâm tới lợi ích của người nông dân như:
-Nhà nước điều hành xuất khẩu gạo phải theo nguyên tắc “bảo đảm về an ninh lương
thực”, thế nhưng Chính phủ khơng hề định nghĩa an ninh lương thực là gì? Trong những

điều kiện cụ thể nào xuất khẩu gạo phải “bảo đảm về an ninh lương thực”? Năm nào cũng
SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 14


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

vậy, khi giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới lên cao, Việt Nam điều ngừng xuất
khẩu gạo vì lý do an ninh lương thực. Điều này đã gây ra nhiều thiệt hại cho nơng dân.
-Chính sách “đảo đảm giá lúa có lợi cho nông dân” vẫn chưa thực sự đúng đắn và cụ
thể. Nông dân lời 1 đồng một kg lúa là “có lợi”. Nơng dân lời 10 đồng một kg lúa là “có

lợi”. Nơng dân lời 1000 đồng một kg lúa là “có lợi”. Nơng dân lời 2.000 đồng một kg lúa
cũng là “có lợi”
-Chính phủ ra lệnh mua lúa tạm trữ mà không đưa ra giá thu mua tối thiểu thì lấy gì
làm căn cứ rằng Cục An Tồn Vệ Sinh Thực PhẩmVFA sẽ tăng giá thu mua cho nông
dân? Chính phủ ra lệnh mua lúa tạm trữ khi phần lớn nơng dân đã bán hết lúa thì làm sao
nơng dân hưởng được? Cụ thể năm 2010 này đầu tháng 6 nông dân đã bắt đầu thu hoạch
rộ lúa đông xuân nhưng lệnh mua lúa tạm trữ thực hiện vào ngày 15/7, lúc này đa số nông
dân đã bán hết lúa.
6.2. Đề xuất hướng giải quyết:
-Các doanh nghiệp trước hết cần thống nhất, đoàn kết dưới sự điều phối của Hiệp hội
Lương thực Việt Nam, theo sự chỉ đạo và điều hành của Chính phủ, kiên quyết đấu tranh
với hiện tượng tiêu cực, bán phá giá, gây thiệt hại đến quyền lợi của người sản xuất, của

doanh nghiệp và của người tiêu dùng.
-Những chính sách Nhà nước đã ban hành cần phải chi tiết, cụ thể hơn. Ngồi việc
bình ổn thị trường lúa gạo trong nước còn phải lưu ý hơn về lợi ích của người nơng dân
trong việc sản xuất lúa.
-Chính phủ ngồi việc tổ chức dự trữ, cần phải tạo ra những yếu tố cạnh tranh trong
xuất khẩu và thu mua lúa gạo. Việc dự trữ đã làm, và cũng có tác dụng nhất định bình ổn
thị trường. Nhưng, khi tiến hành dự trữ, cũng ít nhiều tạo biến động cung cầu trên thị
trường. Nhà nước cần đóng vai trò chủ động hơn trong điều tiết cung cầu. Mà yếu tố mấu
chốt vẫn là tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng trong ngành hàng, để xuất khẩu hay
thu mua không tập trung vào một đầu mối tập trung, độc quyền. Do đó, cần tổ chức ngành
hàng để tạo sự cạnh tranh, minh bạch hơn. Chống độc quyền của các công ty lớn, doanh
nghiệp lớn, các thành phần kinh tế có trọng lượng thương mại quá lớn.


SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 15


Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

-Ngồi ra, cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới để hồn thiện và
đa dạng hóa các phương pháp bình ổn giá gạo. Như kinh nghiệm tại Thái Lan – nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới: đối với đầu ra của sản xuất lúa gạo, Thái Lan đã thực hiện
chương trình can thiệp giá gạo để hỗ trợ nơng dân trong nước nhằm vừa tránh cho nông

dân khỏi bị mua ép giá vào vụ thu hoạch, vừa đảm bảo cho chính phủ chủ động trong điều
tiết thị trường nội địa và xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan ấn định giá sàn thỏa đáng và sử
dụng ngân sách mua lúa, gạo cho nông dân vào các vụ thu hoạch để tạm trữ. Sau đó chính
phủ sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để mở kho tạm trữ, bán đấu giá cho các doanh nghiệp
kinh doanh, xuất khẩu gạo. Các ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã thuộc sở hữu nhà
nước cam kết cung ứng các khoản vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp mua lúa gạo tạm
trữ theo mức giá do chính phủ quy định.

KẾT LUẬN
Như vậy, việc phân tích sự biến động giá gạo từ năm 2008 đến năm 2010 đã góp phần
giúp chúng ta tìm ra được nguyên nhân chủ yếu nhất của việc biến động giá cả và từ đó đề
ra những giải pháp để bình ổn thị trường. Để có giải pháp ổn định giá lương thực, có lẽ

khơng đơn giản chỉ là chuyện tích trữ hay giải bài tốn cung cầu đơn thuần, mà phải tổng
hợp nhiều giải pháp.
Một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay là an ninh lương thực đặc biệt
là gạo. Chính vì thế, việc khảo sát và tìm ra biện pháp bình ổn giá gạo đặc biệt là trong
thời điểm chúng ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới như hiện nay sẽ góp phần quan trọng
đưa nền kinh tế từng bước phát triển vững chắc để đảm bảo an ninh lương thực cho một đất
nước được coi là đơng dân cũng như có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên
toàn thế giới.

SVTH : Phạm Thị Kim Khánh

Trang 16



Bàài tiểu luận Kinh Tế Vi Mô

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................1
I. Tổng quan về tình hình sản xuất gạo tại Việt Nam (nguồn cung):................................................................2
II. Tình hình tiêu thụ gạo hiện nay (nhu cầu) :.................................................................................................4
2.1. Trong nước:.........................................................................................................................................4
2.2. Xuất khẩu gạo:.....................................................................................................................................4
III. Sự biến động giá gạo trên thị trường Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010:...........................................5
IV. Nguyên nhân sự biến động giá gạo trên thị trường Việt Nam:..............................................................8

4.1. Quan hệ cung – cầu có sự mất cân đối................................................................................................8
4.2. Ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh. .................................................................................................10
4.3. Ảnh hưởng từ sức mua của đồng tiền................................................................................................11
4.4. Ảnh hưởng của giá các loại mặt hàng khác........................................................................................11
V. Những biện pháp của Chính Phủ nhằm bình ổn giá gạo:..........................................................................12
5.1. Ban hành các nghị định về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo:.................................................................12
5.2. Lập quỹ bình ổn lúa gạo:....................................................................................................................13
5.3. Hỗ trợ vốn cho người nông dân:........................................................................................................13
5.4. Giúp nông dân trong quá trình sản xuất:...........................................................................................14
VI. Ý kiến của bản thân về việc bình ổn giá gạo:............................................................................................14
6.1. Nhận định vấn đề:..............................................................................................................................14
6.2. Đề xuất hướng giải quyết:..................................................................................................................15

KẾT LUẬN......................................................................................................................................................16

SVTH : Phạm Thị Kim Khaùnh

Trang 17



×