Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong công ty TNHH thực phẩm Ân Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.1 KB, 43 trang )


1
1

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương mại cũng như kỳ thực
tập tại công ty TNHH thực phẩm Ân Nam, em đã được các Thầy Cô trong khoa
quản trị doanh nghiệp và ban giám đốc cùng các anh chị nhân viên trong công ty
giúp đỡ. Vì vậy, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả mọi người,
những người đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô khoa Quản trị doanh nghiệp
trường Đại học Thương mại, cảm ơn các Thầy Cô đã tận tình chỉ dạy những
kiến thức cơ bản và hữu ích trong công việc thực tế tại nơi em thực tập cũng như
trong quá trình nghiên cứu, phân tích và viết khóa luận.Và em xin gửi lời cảm
ơn đặc biệt tới PGS.TS Trần Hùng người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành
khóa luận này.
Qua đây, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo công ty
TNHH thực phẩm Ân Nam, cùng toàn thể các anh chị nhân viên trong công ty
đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập thực tế và làm khóa luận.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thoa

2
2

 !"#$%
Những năm gần đây, khi mà sự khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến tất cả
mọi nền kinh tế, mọi lĩnh vưc trong cuộc sống đương đại. Kèm theo những liên
lụy ảnh hưởng của sự khủng hoảng đó chính là các rủi ro trong kinh doanh, tài
chính cũng nhưng cũng rủi ro về sự phát triển của các doanh nghiệp trong thời
kỳ này.Để khắc phục được điều này thì các doanh nghiệp có các sản phẩm với
chất lượng tốt, công tác bán hàng tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả mà bên cạnh đó


cần thực hiện tốt các công tác quản trị trong đó có hoạt động quản trị rủi ro.
Rủi ro luôn luôn song hành cùng với hoạt động của các doanh nghiệp.
Trong bất cứ thị trường nào ở bất cứ đâu luôn tiền ẩn các yếu tố bất lợi có thể
xảy ra cho doanh nghiệp mà những bất lợi đó nếu không được phân tích và nhận
dạng một cách thường xuyên chi tiết có thể đem lại những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa chú trọng mấy đến các
hoạt động quản trong rủi ro.Tư duy quản tri rủi ro của công ty chỉ mang tính đối
phó chưa có sự chủ động để tận dụng các cơ hội từ trong rủi ro.
Tại công ty TNHH thực phẩm Ân Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại, một ngành mà luôn luôn có những biến động những rủi ro có
thể xảy ra. Nhưng thực tế thì công tác quản trị rủi ro cuả công ty chưa được chú
trọng nhiều, các rủi ro xảy ra công ty mới có những biện pháp để giải quyết.
Trong quá trình thực tập tại công ty thấy được thực tế và những tư tưởng
của công ty về rủi ro và quản trị rủi ro. Vì thế em lựa chon đề tài : “ Hoàn thiện
công tác quản trị rủi ro trong công ty TNHH thực phẩm Ân Nam” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.
&'"(%))"#$% !
Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm của hệ thống
quản trị doanh nghiệp và quản trị chiến lược hiệu quả. Nếu hệ thống quản trị rủi
ro được thiết lập, có cơ cấu phù hợp, và được xác lập liên tục trong toàn hệ
thống doanh nghiệp từ việc xác định, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi,
tổng hợp thông tin về các cơ hội cũng như mối đe dọa ảnh hưởng đến việc đạt
3
được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quản
trị rủi ro xem xét đến những khía cạnh tích cực và tiêu cực của rủi ro. Nói cách
khác, quản trị rủi ro được sử dụng để đánh giá các cơ hội có thể đem lại các lợi
ích cho doanh nghiệp (tác động tích cực) cũng như quản trị những nguy cơ có
thể có tác động bất lợi đến doanh nghiệp (tác động tiêu cực). Điều này có nghĩa
là quản trị rủi ro có thể không chỉ được áp dụng theo một cách chung chung mà

nó có thể được sử dụng từ việc đưa ra các chiến lược ban đầu, đến các dự án và
các quyết định đầu tư cho đến các quy trình và các hoạt động thực hiện.
Quá trình thực tập ở công ty TNHH thực phẩm Ân Nam e nhận thấy công
ty chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng hàng hóa,đảm bảo được mục
tiêu lợi nhuận … mà lại bỏ quên một vấn đề cũng ảnh hưởng lớn đến công việc
kinh doanh của mình, đó là Quản trị rủi ro.
*+"#$% !
Thông qua đề tài cho ta cái nhìn tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro các
nguyên tắc áp dụng trong quản trị rủi ro. Các quan niệm về rủi ro, các hoạt động
trong quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp…Việc ứng dụng các lý thuyết
đó trong công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH thực phẩm
Ân Nam để thấy được những mặt đạt được và những điểm hạn chế trong công
tác quản trị rủi ro của công ty.Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản trị rủi ro của công ty.
,-."#$% !
Về thời gian: Nghiên cứu các số liệu 3 năm trở lại đây ( 2010-2011-2012)
và đưa ra các ý kiến đề xuất để hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro cho công
ty TNHH thực phẩm Ân Nam
Về không gian: Đề tài có không gian nghiên cứu là khu vực Hà Nội
Về nội dung: Khóa Luận tập trung vào việc phân tích, đánh giá và đưa ra
các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho công ty.
/0"1"#$% !
Trong đề tài sử dụng một số phường pháp ngiên cứu:
4
Phương pháp ngiên cứu thu thập tài liệu: thu thập các tài liệu liên quan đến
việc thực hiện và đảm bảo chất lượng tại doanh nghiệp từ các số liệu thứ cấp của
công ty
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các cá nhân tổ chưc có liên quan đến
việc thực hiện chât lượng trong doanh nghiệp, phỏng vấn lãnh đạo cộng nhân

trong công ty.
23% !
Kết cấu đề tài của em gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
của công ty TNHH thực phẩm Ân Nam”
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng “Hoàn thiện công tác quản trị
rủi ro của công ty TNHH thực phẩm Ân Nam”.
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị để “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
của công ty TNHH thực phẩm Ân Nam”
5
456789:;<=>>?@6@AB
31C.!DEF-GGF
1.1.1 31CGGF
Theo từ điển Tiếng việt: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ
xảy đến”.
Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn,
thiệt hại”.
Theo George Rejda: “Rủi ro được hiểu là sự không chắc chắn, gây ra
những mất mát thiệt hại”.
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện
trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự
đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy
cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc
mất không thể đoán trước” (C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith).
Như vậy, rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra sẽ có ảnh hưởng đến
việc đạt được các mục tiêu. Như vậy: “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc
chắn có thể xảy ra cho con người”.
Theo nhiều nhà phân tích, rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không chắc
chắn về mất mát sẽ xảy ra. Với khái niệm về rủi ro này, nếu xác suất mất mát là

0 hoặc 1, thì không có rủi ro.
Rủi ro là sự kết hợp giữa các điểm dễ tổn thương của hệ thống và các
nguồn phát sinh nguy cơ đến từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống.
&DEF-GGF.
Có nhiều cách phân loại rủi ro và nhiều lọai rủi ro, sau đây là một số loại
rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
6
1.1.2.1. Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội
Như chúng ta đã biết : Rủi ro sự cố là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài
dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi nó gắn liền với các yếu
tố bên ngoài
Rủi ro cơ hội là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Xét
theo quá trình ra quyết định của chủ thể thì rủi ro cơ hội bao gồm:
Rủi ro liên quan đến quan giai đoạn trước khi ra quyết định (thu thập xử lý
thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định) và rủi ro trong quá trình ra quyết
định(rủi ro phát sinh do ta chọn quyết định này mà không chọn quyết định khác)
Rủi ro liên quan đến việc sau khi ra quyết định: rủi ro liên quan đến sự
tương hợp giữa kết quả thu được với dự kiến ban đầu.
1.1.2.2. Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.
Rủi ro thuần túy là rủi ro tồn tại khi có một nguy cơ xảy ra tổn thất nhưng
không có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác rủi ro đó không có khả năng có lợi
cho chủ thể. Với loại rủi ro này các doanh nghiệp phải né tránh nó.
Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơ
tổn thất hay nói cách khác là rủi ro này vừa có khả năng đem lại lợi nhuận vừa
có khả năng tổn thất. Trong nhiều trường hợp các nhà quản trị doanh nghiệp
mạo hiểm, đủ dũng cảm để có biện pháp đối phó với rủi ro trên cơ sở tính toán
lợi ích và tổn thất mà rủi ro mang lại.
1.1.2.3. Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Bao gồm có 3 giai đoạn:
Giai đoạn khởi sự: rủi ro không được thị trường chấp nhận do mục tiêu của

giai đoạn này là được thị trường chấp nhận
Giai đoạn trưởng thành: rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả giá lớn nhất
không tương xứng với tốc độ phát triển của chi phí nhỏ nhất. Doanh nghiệp phải
tìm cách để kéo dài giai đoạn này.
Giai đoạn suy vong: rủi ro phá sản
1.1.2.4. Rủi ro do tác động của các yếu tố của môi trường kinh doanh.
7
Rủi ro pháp luật: là những rủi ro từ các chính sách pháp luật các quy đinh
của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp
Rủi ro kinh tế: là rủi ro do các yếu tố của các hoạt động kinh tế mang lại:
do lãi suất, đầu tư, tiền tệ…
Rủi ro văn hóa- xã hội: là rủi ro do những biến động của yếu tố văn hóa,
các tác động của các giá trị văn hóa, các lối sống, trào lưu, của dân cư và các
phong tục, tập quán
Rủi ro do yếu tố điều kiện tự nhiên: đây là rủi ro do các tác động của tự
nhiên như động đất, thời tiết khí hậu, mưa, gió, bão
1.1.2.5. Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán.
Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những
thỏa hiệp đóng góp và chia sẻ rủi ro giữa các chủ thể có liên quan.
Rủi ro không thể phân tán là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng vai trò tiền
bạc hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho nhũng người
tham gia vào quỹ đóng góp chung.Nhà quan tâm đến việc phân tán rủi ro bằng
cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.1.2.6. Rủi ro theo chiều dọc và chiều ngang của rủi ro
Rủi ro theo chiều dọc là rủi ro theo các chức năng chuyên môn truyền
thống của doanh nghiệp ví dụ từ nghiên cứu thị trường đến thiết kế sản phẩm,
nhập nguyên vật liệu, sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.
Rủi ro theo chiều ngang là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như:
nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu thị trường…
&H%IJ. (%GKGGF

&31C(%GKGGF
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo
lường đánh giá rủi ro và tìm các biện pháp, tài trợ khắc phục các hiệu quả của
rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng các nguồn lực trong doanh
nghiệp.
Nói cách khác, Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách
quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát, đó là quá
8
trình xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ đó. Từ đó có
sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó mức thấp nhất.
Vậy quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ
thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất,
mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
&&=GL(%GKGGF
Quản trị rủi ro có vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị của doanh
nghiệp cụ thể hóa các lợi ích mà hoạt động quản trị rủi ro mang lại cho các
doanh nghiệp khi thực hiện tốt là.
Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai
có tính nhất quán và có thể kiểm soát, đặc biệt là xây dựng và thực hiện kế
hoạch, chiến lược kinh doanh.
Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ
tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh
doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
Góp phần bổ xung và sử dụng có hiệu quả những nguồn lực quan trong
doanh nghiệp. Giảm thiểu những sai xót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp
Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh doanh nghiệp. Xác định và
quản lý những rủi ro bao trùm toàn công ty. Liên kết mức giữa tăng trưởng, rủi
ro, và lợi nhuận.
Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp,
nắm bắt thời cơ xác định mức vốn cần huy động trong hoạt động sản xuất kinh

doanh
Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động tối thiểu hóa những bất ngờ trong hoạt
động kinh doanh và do đó là thua lỗ
Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là vấn đề của hệ thống quản trị
doanh nghiệp và quản trị chiến lược hiệu quả. Nếu hệ thống quản trị rủi ro được
thiết lập, có cơ cấu phù hợp và được xác lập liên tục trong toàn hệ thống doanh
nghiệp từ việc xác định, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi, tổng hợp
9
thông tin về các cơ hội cũng như mối đe doạ ảnh hưởng đến việc đạt được mục
tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quản trị rủi ro xem xét đến những khía
cạnh tích cực và tiêu cực của rủi ro. Nói cách khác, quản tri rủi ro được sử dụng
để đánh giá các cơ hội có thể đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp (tác động tích
cực) cũng như quản trị những nguy cơ có thể tác động bất lợi đến doanh nghiệp
(tác động tiêu cực). Điều này có nghĩa là quản trị rủi ro có thể không chỉ được
áp dụng theo một cách chung chung mà nó có thể được sử dụng từ việc đưa ra
các chiến lược ban đầu, đến các dự án và quyết định đầu tư cho đến các quy
trình và các hoạt động thực hiện.
&*"%I#M%(%GKGGF
Trong hoạt động quản trị nào cũng cần có các nguyên tắc, việc áp dụng các
nguyên tắc một cách nhất quán đảm bảo cho sự thành công của hoạt động quản
trị đó. Trong quản trị rủi ro áp dung các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Quản trị rủi ro phải hướng đến việc đạt được mục tiêu là
phòng ngừa và khắc phục hậu quả của rủi ro.
Nguyên tắc 2: Quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà quản trị, đầu tiên
nhà quản trị phải có tư duy đúng đắn về quản trị rủi ro và phải gắn trách nhiệm
của mình để đạt được mục tiêu quản trị đó.
Nguyên tắc 3: Quản trị rủi ro gắn với tổ chức hay gắn với doanh nghiệp,
hoạt đông quản trị rủi ro phải được phổ biến tới toàn bộ các nhân viên, bộ phận
trong doanh nghiệp, huy động tất cả mọi người đều tham gia.

&,N%IG)(%GKGGF
Để hoạt động quản trị rủi ro đạt hiệu quả thì công tác quản trị rủi ro phải áp
dụng theo một quy trình cụ thể bao gồm các nội dung: nhận dạng rủi ro, phân
tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Nội dung cụ thể của từng
hoạt động trong quy trình như sau
1.2.4.1. Nhận dạng rủi ro
10
Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có
hệ thống các rủi ro có thể xảy trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm các thông tin về tên và loại rủi ro, các mối
hiểm họa, các mối nguy hiểm sẽ xảy ra với doanh nghiệp.
Mối hiểm họa: gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng mức độ tổn thất của
rủi ro
Mối nguy: là một điều kiện thực hay tiềm năng có thể là nguyên nhân của
các tai nạn gây tử vong hoặc thương tật cho con người, gây hư hỏng các loại
máy móc thiết bị, tài sản, hoặc gây tổn thất về tài chính cho một tổ chức.
Cơ sở nhận dạng rủi ro: tập trung vào 2 vấn đề chính
Thứ nhất là nguồn rủi ro: là phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm
thường được tiếp cận là ở yếu tố của môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Môi trường chung( Môi trường chính trị luật pháp, môi trường kinh tế, môi
trường KH KTCN, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường tự nhiên);Môi
trường đặc thù( Khách hàng, Nhà cung cấp, Đối thủ cạnh tranh, Các cơ quan
hữu quan) và môi trường bên trong(Nhận thức của con người nói chung và của
nhà quản trị nói riêng).
Thứ hai là nhóm đối tượng rủi ro: là nguồn phát sinh nguy cơ rủi ro
Nguy cơ rủi ro về tài sản: là khả năng được hay mất đối với tài sản hữu
hình hay tài sản vô hình ( danh tiếng, hỗ trợ về chính trị, quyền tác giả ) và các
kết quả này xảy ra do các mối hiểm họa hoặc rủi ro. Tài sản có thể bị hư hỏng,
bị hủy hoại hay tàn phá, mất mát hoặc giảm giá theo nhiều cách khác nhau. Việc

không thể sử dụng tài sản trong một thời gian – tổn thất về mặt thời gian – là ví
dụ cho một loại tổn thất thường bị bỏ qua.Nguy cơ về tài sản cũng có thể tạo ra
các kết quả tích cực.
Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: là nguy cơ có thể xảy ra các tổn thất
về trách nhiệm pháp lý đó được quy định. Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý
thực sự là một bộ phận của nguy cơ rủi ro về tài sản.Thật ra nguy cơ rủi ro trách
nhiệm pháp lý có những đặc trưng khác hẳn với các nguy cơ rủi ro về tài sản vì
nó là nguy cơ rủi ro thuần túy.
11
Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực: là nguy cơ rủi ro có liên quan đến tài
sản con người của tổ chức ( rủi ro xảy ra liên quan tới nguồn nhân lực ). Rủi ro
có thể gây tổn thương hoặc tử vong cho các nhà quản lý, công nhân viên hay các
đối tượng có liên quan đến tổ chức như khách hàng, người cung cấp, người cho
vay, các cổ đông…
Phương pháp nhận dạng rủi ro: Để nhận dạng được rủi ro cần lập được
bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện đối với tổ chức,
có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Bằng cách phân tích bản báo cáo
hoạt động kinh doanh, bản dự báo về tài chính và dự báo ngân sách, kết hợp với
các tài liệu bổ trợ khác, nhà quản trị có thể xác định được các nguy cơ rủi ro của
doanh nghiệp về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực hoặc bằng
cách kết hợp các báo cáo này với các dự báo về tài chính và dự toán ngân sách,
ta cũng có thể phát hiện các rủi ro trong tương lai. Lý do là vì các hoạt động của
tổ chức cuối cùng rồi cũng gắn liền với tiền hay tài sản.Theo phương pháp này,
từng tài khoản sẽ được nghiên cứu kỹ để phát hiện các rủi ro tiềm năng có thể
phát sinh. Kết quả nghiên cứu được dự báo cáo cho từng tài khoản. Phương
pháp này đáng tin cậy, khách quan, dựa trên các số liệu sẵn có, có thể dung được
cho cả nhà quản trị rủi ro và các nhà tư vấn chuyên nghiệp…Cũng nên lưu ý là
phương pháp này không loại trừ việc nhận dạng các rủi ro suy đoán. Cuối cùng,
ngoài việc giúp nhận dạng rủi ro, phương pháp này cũng hữu ích cho việc đo

lường và định ra cách quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi ro.
Phương pháp lưu đồ: Trên cơ sở xây dựng một hay một dãy các lưu đồ diễn
tả các hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh
cụ thể của doanh nghiệp, nhà quản trị có điều kiện phân tích những nguyên
nhân, liệt kê các tổn thất tiềm tàng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về
nguồn nhân lực.Trước tiên ta xây dựng một hay một dãy các lưu đồ trình bày tất
cả các hoạt động của tổ chức, bắt đầu từ khâu nguyên vật liệu, nguồn năng
lượng, và tất cả các đầu vào khác từ người cung cấp, và kết thúc với thành phẩm
trong tay người tiêu thụ.Kế đó, một bảng liệt kê các nguồn rủi ro về tài sản,
12
trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực có thể được sử dụng cho từng khâu trong
lưu đồ để nhận dạng các rủi ro mà tổ chức có thể gặp.
Phương pháp thanh tra hiện trường: Bằng cách quan sát trực tiếp các hoạt
động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp và các
hoạt động tiếp theo sau đó của nó, nhà quản trị tìm hiểu được các mối hiểm họa,
nguyên nhân và các đối tượng rủi ro. Qua đó, họ có thể rút ra các nhận định
khách quan về rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp: Nhà quản trị có
thể nhận dạng các rủi ro thông qua việc giao tiếp trao đổi với các cá nhân và các
bộ phận khác trong doanh nghiệp; hoặc thông qua hệ thống tổ chức không chính
thức. Với phương pháp này, thông tin có thể được thu thập bằng văn bản hoặc
bằng miệng.
Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài: Thông qua sự tiếp xúc,
trao đổi, bàn luận với các cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp, có mối quan
hệ với doanh nghiệp ( như là các cơ quan thuế, các cơ quan thông tin quảng cáo
các văn phòng luật), nhà quản trị có điều kiện bổ xung các rủi ro mà bản thân
nhà quản trị có thể bỏ sót, đồng thời có thể phát hiện ra các nguy cơ rủi ro từ
chính các đối tượng này.
Để bổ xung cho việc giao tiếp với các bộ phận khác trong tổ chức, nhà
quản trị rủi ro nên trao đổi thêm với những người có quan hệ với tổ chức như

các chuyên viên kế toán, luật sư, các nhà tư vấn về rủi ro, chuyên viên thống kê
hay các chuyên gia kiểm soát tổn thất. Mục đích của các trao đổi là nhằm tìm
hiểu xem những người này có nhận ra được các rủi ro nào mà mình đa bỏ sót
không, hoặc chính những người này có tạo ra các rủi ro mới cho tổ chức không.
Phương pháp phân tích hợp đồng: Do có nhiều rủi ro phát sinh từ các mối
quan hệ hợp đồng với những người khác. Nhà quản trị rủi ro cần nghiên cứu
từng điều khoản trong các hợp đồng, phát hiện những sai sót, những nguy cơ rủi
ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời có thể biết được các rủi ro tăng
lên hay giảm đi thông qua việc thực hiện các hợp đồng này.
Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ: Bằng cách tham
khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự
13
báo được các xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.Các số liệu thống
kê cho phép nhà quản trị rủi ro đánh giá các xu hướng của tổn thất mà tổ chức
đã trải qua và so sánh kinh nghiệm này với các tổ chức khác. Hơn nữa, các số
liệu này cho phép nhà quản trị rủi ro phân tích các vấn đề như nguyên nhân, thời
điểm và vị trí tai nạn, đặc điểm của người bị nạn và người quản đốc, và tất cả
các yếu tố hiểm họa hoặc các yếu tố đặc biệt nào ảnh hưởng đến bản chất của tai
nạn. Các nét chung hoặc nhóm các tình huống thường xảy ra sẽ gợi sự quan tâm
đặc biệt.
1.2.4.2. Phân tích rủi ro
Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác
định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.
Nội dung phân tích rủi ro bao gồm:
Phân tích hiểm họa: là việc phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi
ro hoặc những điều kiện những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy
ra. Để phân tích các điều kiện, yếu tố, có thể sử dụng phương pháp điều tra bằng
các mẫu điều tra khác nhau, tùy thuộc vào từng tình huống của các đối tượng rủi
ro hoặc là thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau
để phát hiện ra mối hiểm họa.

Phân tích nguyên nhân rủi ro: là việc phân tích được yếu tố trực tiếp tạo
nên rủi ro, đây là công việc khá phức tạp bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một
nguyên nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có
những nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần, nguyên
nhân xa…Nguyên nhân chủ quan như: Sai lầm của tổ chức, doanh nghiệp về
chiến lược kinh doanh. Sai lầm trong việc lựa chọn chính sách, cơ chế quản lý
của tổ chức hay do sơ xuất, bất cẩn, chủ quan hay mất tập trung trong hoạt động.
Do thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất, sức khỏe, tinh thần… của
nhân viên.
Phân tích tổn thất, hậu quả:
Phân tích những tổn thất đã xảy ra : Dựa trên sự đo lường để đánh giá
những tổn thất đã xảy ra.
14
Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro người ta dự đoán những tổn thất
có thể có.
Các phương pháp phân tích rủi ro.
- Phương pháp phân tích thống kê kinh nghiệm
- Phương pháp xác xuất thống kê
- Phương pháp phân tích cảm quan
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động
1.2.4.3 Đo lường rủi ro.
Khái niệm: Đo lường rủi ro là việc đo lường khả năng xảy ra và tổn thất
khi rủi ro xảy ra
Mục đích của đo lường, đánh giá rủi ro.
Thực chất của việc đo lường, đánh giá rủi ro là tính toán xác định tần suất
rủi ro và biên độ rủi ro, từ đó phân nhóm rủi ro
Thông qua 2 yếu tố đó, xây dựng ma trận về tần số và biên độ rủi ro.
)&: Ma trận về tần số và biên độ rủi ro.
Tần suất xuất hiện

RR
Biên độ RR
Cao Thấp
Cao I II
Thấp III IV
Nguồn: Bài giảng môn Quản trị rủi ro – Trường ĐH Thương Mại
Ô số I diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng đều cao ; tổn thất xảy
ra thường xuyên và mỗi lần đều nghiêm trọng.
Ô số II diễn tả các rủi ro có tần số thấp và độ nghiêm trọng thấp ; Tổn thất
ít khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nghiêm trọng.
Ô số III diễn tả các rủi ro có tần số cao và độ nghiêm trọng thấp ; Tổn thất
thường xảy ra nhưng từng tổn thất thì tương đối thấp.
Ô số IV diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng thấp ; Những rủi ro
này ít khi gây ra tổn thất và nếu tổn thất có xảy ra cũng tương đối thấp.rủi ro.
Các phương pháp đo lường, đánh giá rủi ro
Phương pháp định lượng
15
- Phương pháp trực tiếp : là phương pháp xác định tổn thất bằng các công
cụ đo lường trực tiếp như cân đong, đo đếm
- Phương pháp gián tiếp : Là phương pháp đánh giá tổn thất thông
qua việc suy đoán tổn thất, thường được áp dụng đối với những thiệt hại vô hình
(như là các chi phí cơ hội, sự giảm sút về sức khỏe, tinh thần người lao động…)
- Phương pháp xác suất thống kê : Xác định tổn thất bằng cách xác định
các mẫu đại diện, tính tỉ lệ tổn thất trung bình qua đó xác định được tổng số tổn
thất.
Phương pháp định tính: Là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các
chuyên gia để xác định tỷ lệ tổn thất, qua đó ước lượng tổng số tổn thất.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp sử dụng tổng hợp các
công cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất.
Phương pháp dự báo tổn thất: Là phương pháp người ta dự đoán những tổn

thất có thể có khi rủi ro xảy ra. Phương pháp này dựa trên cơ sở đo lường xác
suất rủi ro, mức độ tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.
1.2.4.4 Kiểm soát và tài trợ rủi ro.
Khái niệm kiểm soát rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công
cụ, chiến lược, chính sách, để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất,
ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra.
Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn
thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của kiểm soát: Kiểm soát giúp cho doanh nghiệp tăng độ
an toàn trong kinh doanh, giảm được cho phí hoạt động kinh doanh chung, hạn
chế được những tổn thất xảy ra đối với con người. Tăng cường uy tín của doanh
nghiệp trên thương trường, tìm kiếm được những cơ hội và biến cơ hội thành
hiện thực.
Nội dung của kiểm soát rủi ro: nội dung của kiểm soát rủi ro bao gồm
- Né tránh rủi ro: là việc né tránh những hoạt động, hoặc loại bỏ những nguyên
nhân gây ra rủi ro
16
- Ngăn ngừa rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức
độ rủi ro khi chúng xảy ra.
- Giảm thiểu tổn thất: các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro
bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra.
- Đa dạng hóa rủi ro: là việc phân chia các rủi ro hoạt động thành các dạng khác
nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp hoạt động
khác.
- Quản trị thông tin: thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị rủi ro của một tổ chức
có sự ảnh hưởng quan trọng đến việc giảm thiểu những bất định của những
người có quyền lợi gắn liền với tổ chức. Phòng quản trj rủi ro của một tổ chức
phải cung cấp thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro
và những mục tiêu tương lai họ cần đạt được.
Khái niệm tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền

bù tổn thất xẩy ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để để
bớt tổn thất.
Biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro: bao gồm các biện pháp sau
- Tự khắc phục rủi ro là biện pháp mà cá nhân tổ chức bị rủi ro tự thanh toán các
chi phí tổn thất ( chủ động khắc phục, bị động khắc phục)
- Tài trợ bằng biện pháp chuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát rủi ro tạo ra
nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Chuyển
giao rủi ro có thể được thực hiện bằng nhiều cách như bảo hiểm, chuyển giao tài
sản và hoạt động có rủi ro đến một hay một nhóm người, chuyển giao bằng hợp
đồng giao ước.
&,/' $JO1IDPQQCR"1(%GKGGF
Công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp được chỉ đạo bởi ban lãnh đạo
công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm về hoạt động quản trị rủi ro trong
doanh nghiệp
17
Với các doanh nghiệp có phòng quản trị rủi ro thì trưởng phòng chịu trách
nhiệm về việc lập kế hoach quản trị rủi ro, phân tích, nhận dạng rủi ro có thể xảy
ra, lập các kế hoạch kiểm soát và tài trợ rủi ro trình lên ban giám đốc phê duyết,
Truyền đạt xuống cho nhân viên thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro của
công ty. Thống nhất hoạt động từ trên xuống dưới
Bộ phận thu thập thông tin thu thập và phân tích thông tin về các bất lợi có
thể xẩy ra với các hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin này thu thập từ các
bộ phận trong toàn doanh nghiệp và từ môi trường bên ngoài để có thể phân tích
cơ hội và hiểm họa mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Các bộ phận thường xuyên lập báo cáo để báo cáo lên trưởng phòng và
giám đốc công ty để có các giải pháp kịp thời cho phù hợp với hoàn cảnh của
công ty
*1DS0T"U(%GKGGF
Hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bị tác động bởi
nhiều yếu tố trong đó có thể tập hợp thành hai nhóm yếu tố là nhân tố khách

quan và nhân tố chủ quan, cụ thể như sau:
*DSV1(%
Những nhân tố của môi trường kinh tế pháp luật chính trị tác động vào
doanh nghệp mà doanh nghiệp không thể tác động và điều khiển được như.
Tình hình kinh tế như suy thoái kinh tế, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, lạm
phát
Sự không ổn định của chính trị: sự thay đổi của thể chế chính trị, chính
sách, pháp luật theo hướng bất lợi hay cơ hội cho doanh nghiệp.
Nhân tố môi trường văn hóa, xã hội, định chế xã hội truyền thống,
phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, thói quen mua xắm, văn hóa ứng xử
của người người tiêu dùng, sự phát triển của khoa học kĩ thuất và sự phát triển
của khoa học quản lý.
*&DS(%
18
Nhận thức của nhà quản trị trong quản trị rủi ro giúp cho hoạt động quản trị
rủi ro đạt đươc thành công hoặc có thể làm cho hoạt động quản trị rủi ro không
đạt kết quả.
Trình độ, kiến thức kỹ năng kinh nghiệm của những người thực hiện công
tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
Thái độ của những người thực hiện công tác quản trị rủi trong doanh
nghiệp cũng ảnh hửng tới hoạt động này: sự sơ xuất bất cẩn thiếu trách nhiệm sẽ
dẫn đến những rủi ro trong kinh doanh cu công ty.
Việc áp dung công nghệ thông tin, ứng dung công nghệ vào thu thập và xử
lý thông tin trong công tác quản trị rủi ro của công ty.
19
456&7WX=?Y6@YZ[\6N]
[^[_@[`_ab6cZdWa
&31(%1. R"I
&N%1G))!.!1GeR"I
Tiền thân của công ty TNHH thực phẩm Ân Nam là cửa hàng Ân

Nam.Trong các cửa hàng trực thuộc công ty Ân Nam thì cửa hàng Ân Nam đang
đóng tại địa chỉ hiện nay luôn thể hiện sự vượt trội hơn hẳn về doanh số, dần dần
cửa hàng đã kết nối được với các kênh bán hàng lớn như các siêu thị, shop, đại
lý, công ty doanh nghiệp khác. Từ những sự lớn mạnh đó, cửa hàng đã có những
thay đổi đáng kể để thích nghi với thương trường và đến năm 2010 cửa hàng
quyết định thành lập Chi nhánh tại Hà Nội.
- Cửa hàng Ân Nam bắt đầu được thành lập vào năm 1999 đóng tại đường
Mai Hắc Đế với sản phẩm phân phối chủ yếu là bánh kẹo và các đồ dùng thực
phẩm khác.
- Năm 2003 cửa hàng chuyển sang đóng tại Lô 1 – Trung Yên cùng với các
dòng sản phẩm chuyên về đồ ăn thì mở rộng thêm đồ uống nhập khẩu chuyên về
dòng rượu vang….
- Tháng 3 năm 2007 cửa hàng chuyển sang đóng tại số 31 đường Láng Hạ
– Quận Ba Đình (nằm trong Trung tâm dược MeGa3) và đến tháng 6 cửa hàng
hoàn tất thủ tục chuyển thành Chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Ân Nam (tên
thường gọi là công ty Ân Nam) với trụ sở chính đóng tại đường Hai Bà Trưng –
TP.Hồ Chí Minh .
- Kf: 31 Láng Hạ – P. Thành Công – Q. Ba Đình – Hà Nội
- CF-: (84-4) 3 514 0671
&&$g".!C.+R"I
$g"7Tổ chức thực hiện lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động trong
hoạt động kinh doanh là chủ yếu. Đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ và kế
hoạch mà ban lãnh đạo phòng ban ở trụ sở chính( ở Sài Gòn) giao cho.
20
C.+7
Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý,
hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời đề xuất
với Ban Tổng Giám đốc công ty điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình
thực tế.
Củng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục mở rộng thị trường và tăng

cường mức tiêu thụ sản phẩm
Hạch toán phân tích kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả
kinh tế.
Về văn hóa – xã hội: công ty có nhiệm vụ đảm bảo việc làm và đời sống
vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ nhân viên, đảm bảo ổn định chính trị, trật
tự an ninh, an toàn trong công ty.
Công ty còn có nghĩa vụ thực hiện chế độ chính sách của nhà nước, thực
hiện các hoạt động của địa phương theo điều kiện thực tế cho phép của công ty.
&*hO1I'$R"I
Căn cứ vào nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của công ty, bộ máy quản lý của
công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Cơ cấu quản lý bộ máy được mô tả
như hình 1.1. Đứng đầu bộ máy quản lý là giám đốc, dưới quyền giám đốc là
các phòng ban bao gồm: Phòng kế toán – tài chính, phòng hành chính, phòng
kinh doanh và phòng tổ chức kế hoạch.
)79i%'$
( Nguồn: Phòng hành chính)
21
Giám đốc là người đứng đầu công ty, có toàn quyền nhân danh công ty
đưa ra các quyết định, chịu trách nhiệm toàn bộ những hoạt động của công ty.
Giám đốc cũng là người quyết định hầu hết mọi hoạt động và chiến lược kinh
doanh, điều hành và giám sát mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty.
Công ty có 4 phòng ban chính, các bộ phận này có nhiệm vụ hợp tác, hỗ
trợ lẫn nhau. Nhìn chung cơ cấu tổ chức này khá phù hợp với quy mô và đặc
điểm kinh doanh của công ty.
&,"!" VjFR"I
Công ty thực hiện hoạt động là nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và thực
hiện phân phối hàng hóa trong nước. Sản phẩm của công ty chủ yếu được nhập
khẩu từ nhiều nước như: Đức, Mỹ, Úc, Bỉ, Canada, Anh, Pháp với những
dòng sản phẩm có tiếng lâu đời và khẳng định được chất lượng trong nhiều năm
có mặt trên thị trường các nước bạn.

&/3(%F-O"Pk%VjFR"I(%*g
l&mmn&mn&m&o
h"73(%F-O"R"I=7GC%i"
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu BH & CCDV 2.540 2.993,850 3.415,783
Các khoản giảm trừ DT 120,367 113,145 115,146
DTT từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ
2.419,633 2.880,705 3.302,637
Giá vốn háng bán 1.098,75 1.177,486 1.472,930
Lợi nhuận từ BH & CCDV 1.320,883 1.703,219 1.829,707
Doanh thu từ HĐTC 753,059 816,794 889,753
Chi phí quản lý kinh doanh 502,23 532,795 589,720
22
Chi phí tài chính 85,513 83,125 90,307
Chi phí bán hàng 115,254 128,467 157,286
LN thuần từ hoạt động KD 1.370,945 1.775,626 1.882,147
LN khác 0 0 0
Lợi nhuận trước thuế 1.370,945 1.775,626 1.882,147
Thuế TNDN 383.864 497,175 527,001
Lợi nhuận sau thuế 987,080 1.278,450 1.355,145
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính )
Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
tăng trưởng qua các năm:
Năm 2010 là một năm hoạt động với nhiều cung bậc biến động bất
thường của tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước. Các ảnh hưởng từ
khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như sự bất thường của kinh tế thế giới năm
2009 và đầu năm 2010 dẫn đến những ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của
công ty. Và năm 2012 là năm có nhiều biến động lớn sự ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế và tình hình lạm phát gia tăng, với sự biến động như vậy dẫn đến

sự tăng giảm thất thường, khó lường đối với hoạt động kinh doanh trong những
tháng đầu năm 2012, với việc lập kế hoạch cho năm 2012 và các năm tiếp theo.
Với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và sự chỉ đạo của ban giám đốc, cộng
23
với những nỗ lực của toàn hệ thống trong công ty trong thời gian qua, nên công
ty đã đạt được các kết quả đáng khích lệ.
&&QG-"R"1(%GKGGFR"I
&&QG-"1GGF0""pGF"F-O"VjF
R"I
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2010 đến nay, công
ty ÂN NAM đã gặp không ít những rủi ro và gánh chịu những hậu quả mà
những rủi ro đó mang lại như:
Công ty kênh phân phối các sản phẩm mà chủ yếu là các sản phẩm nhập
khẩu từ nước ngoài nên việc thanh toán các đơn hàng dùng ngoại tệ để thanh
toán. Bởi vậy hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tỷ
giá hối đoái trên thị trường. Trong những năm qua tỷ giá hối đoái thay đổi liên
tục, giá đô la Mỹ luôn ở mức cao gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công
ty. Do việc định giá sản phẩm bán ra phụ thuộc vào giá thành mua vào, khi giá
sản phẩm quá cao khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty gặp khó khăn,
ảnh hưởng tới doanh thu của. Năm 2011,1012 tỷ giá đô la Mỹ luôn ở mức cao
và thị trường liên ngân hàng không thể cung cấp đủ lượng đô la cần thiết cho
nhu cầu của thị trường. Các Doanh nghiệp để có thể đáp ứng các đơn hàng thì
phải giao dich tại thị trường tự do với chi phí cao hơn nhiều, có thế gây nên các
rủi ro thanh toán cho công ty.
Công ty cũng gặp các rủi ro pháp lý như: Danh mục hàng hóa nhập khẩu
có sự thay đổi, thuế suất thuế nhập khẩu thay đổi, các quy định về thông quan
hải quan và tiêu chuẩn đo lường của nhà nước cũng gây ra những rủi ro cho
công ty. Khiến cho hàng hóa bị tồn đọng lâu tại một điểm, gây gián đoạn hoạt
động kinh doanh.
Trong kí kết hợp đồng: đối tác kinh doanh của công ty chủ yếu là các nhà

cung cấp nước ngoài. Nếu công ty không nghiên cứu kỹ các đối tác này có thể
không có các hiểu biết về tư cách pháp nhân của họ, uy tín của đối tác, khả năng
24
tài chính, đặc biệt là văn hóa, phong tục tập quán khác nhau của các nước mà
công ty có hoạt động làm ăn cung như phương thức thanh toán, thời hạn giao
hàng mà hợp đồng quy đinh. Hợp đồng nhiều khi có các sai lỗi do đánh máy
hoặc là do ngôn ngữ chưa được dịch sát, các điều khoản quy định trong hợp
đồng mua bán còn chưa chi tiết, cụ thể, rõ ràng. Điều này cũng gây nên những
rủi ro cho công ty.
Trong thanh toán cũng thường xảy ra các rủi ro như khi mua công ty thanh
toán bằng tiền mặt trước cho nhà cung cấp nhưng họ vẫn chưa hoặc không giao
hàng. Khi bán hàng công ty đã giao hàng nhưng khách hàng chưa giao tiền. Điều
này gây ra những rủi ro về tài sản hoặc ứ đọng vốn kinh doanh.
Nhân viên của công ty thường bỏ việc mà không báo trước cho ban
lãnh đạo công ty khiến công ty rơi vào tình trạng thiếu nhân viên, ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh của công ty, ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty
vì công ty phải mất thời gian cũng như tiền bạc để tuyển dụng nhân viên mới,
đào tạo cho nhân viên mới kĩ năng làm việc và giúp họ họ hòa đồng với môi
trường làm việc của công ty.
Khi các nhân viên kinh doanh của công ty bỏ việc nhưng mang theo danh
sách khách hàng khiến cho công ty mất đi khách hàng hiện tại cũng như tiềm
năng. Điều này gây tổn thất không nhỏ tới hoạt động kinh doanh bán hàng của
doanh nghiệp, khiến cho lượng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp giảm đáng
kể.
&&&QG-"QC"%I#M(%GKGGF
Quản trị rủi ro có ba nguyên tắc đòi hỏi các doanh nghiệp muốn thực hiện
tốt công tác quản tri rủi ro trong các hoạt động của mình thì phải căn cứ vào
thực tế của doanh nghiệp và thực hiện tốt các nguyên tắc đó. Ba nguyên tắc đó
là:
2.2.2.1. Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu phòng ngừa và khắc

phục hậu quả rủi ro.
25

×