Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Những biện pháp quản lý sinh viên ngoại trú của trường Đại học Hồng Đức trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.19 KB, 31 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM




HÀ NGỌC HÒA






NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN NGOẠI
TRÚ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA





TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC



Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 6014 05




Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN TRỌNG HẬU







Hà Nội 2005




3


MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU

1.
Lý do chọn đề tài.
7
2.
Mục đích nghiên cứu.

9
3.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
9
4.
Giả thuyết khoa học.
9
5.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
9
6.
Phương pháp nghiên cứu.
10
7.
Phạm vi nghiên cứu.
11
8.
Đóng góp mới của đề tài.
11

Chương 1

Cơ sở khoa học của công tác quản lý SV ngoại trú ở trường
ĐH hồng đức.


12
1.1.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
12

1.2.
Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu.
15
1.2.1.
Quản lý giáo dục.
21
1.2.2.
Quản lý trường học.
22
1.2.3.
Quản lý học sinh sinh viên .
25
1.2.4.
Nội dung và biện pháp quản lý SV ngoại trú.
30
1.2.4.1.
Các văn bản chủ yếu quy định về quản lý SV ngoại trú.
30
1.2.4.2.
Các nội dung chủ yếu trong quản lý SV ngoại trú.
30
1.2.4.3.
Xây dựng kế hoặch công tác quản lý sinh viên ngoại
trú.
32
1.2.4.4.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý sinh viên
ngoại trú.

32


Chương 2

Thực trạng quản lý Sinh viên ngoại trú của trường ĐH
Hồng Đức trên địa bàn thành phố thanh hoá.


35


4


2.1.
Khái quát về quản lý công tác hoạt động chung của SV
ngoại trú trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn T.P. Thanh
Hoá.
35
2.1.1.
Điều kiện tự nhiên - xã hội của tỉnh Thanh Hoá.
35
2.1.2.
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - xã hội của TP Thanh
Hoá.
38
2.1.3.
Đặc điểm của các Phường Trường ĐH Hồng Đức cư
trú.
40
2.1.4.

Đặc điểm tình hình của trường Đại học Hồng Đức.
43
2.1.5.
Khái quát về công tác SV ngoại trú của trường ĐH
Hồng Đức từ khi thành lập tới nay.
46
2.2.
Thực trạng các biện pháp quản lý SV ngoại trú của
trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
48
2.2.1.
Thực trạng về hoạt động của SV ngoại trú.
48
2.2.2.
Một số biện pháp quản lý SV ngoại trú của trường
ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
55
2.2.3.
Tổ chức bộ máy quản lý SV ngoại trú ở trường ĐH
Hồng Đức.
56
2.3.
Những vấn đề thực tiễn đặt ra cho công tác quản lý SV
của trường ĐH Hồng Đức.
57

Chương 3

Một số biện pháp quản lý SV ngoại trú ở trường ĐH Hồng
Đức trên địa bàn TP Thanh hoá.


60
3.1.
Cơ sở xuất phát của việc đề ra một số biện pháp quản lý
SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP.
Thanh Hoá.
60
3.1.1
Xuất phát từ mục tiêu GD&ĐT nói chung và mục tiêu
GD ĐH nói riêng.
60


5


3.1.2
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của trường
ĐH Hồng Đức.
61
3.1.3
Xuất phát từ điều kiện địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội
củaTP Thanh Hoá, đặc biệt là vùng dân cư xung quanh
nơi trường đóng.
62
3.1.4
Xuất phát từ những kinh nghiệm tổ chức quản lý SV
ngoại trú của trường ĐH Hồng Đứctừ khi thành lập đến
nay.
63

3.1.5
Xuất phát từ quy chế công tác SV ngoại trú của Bộ
GD&ĐT.
64
3.2.
Đề xuất một số nhóm biện pháp quản lySV ngoại trú.
65
3.2.1.
Nhóm biện pháp 1: Xây dựng và quán triệt những qui
định chung về công tác quản lý SV ngoại trú.
65
3.2.2.
Nhóm biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch công tác quản
lý SV ngoại trú.
66
3.2.3.
Nhóm biện pháp 3: Hoàn chỉnh tổ chức bộ máy và hoàn
thiện cơ chế phối hợp các lực lượng trong việc quản lý
SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP
Thanh Hoá.
67
3.2.4.
Nhóm biện pháp 4: Nâng cao chất lượng tổ chức thực
hiện các hoạt động quản lý SV ngoại trú của trường ĐH
Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
69
3.2.5.
Nhóm biện pháp 5 : Tăng cường giám sát, kiểm tra,
đánh giá công tác cộng quản lý SV ngoại trú của trường
ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.

72
3.3.
Thử nghiệm một số biện pháp đã áp dụng ở trường ĐH
Hồng Đức.
75
3.4.
Khảo sát tính khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất.
77


6


3.5
Nhn thc v ỏnh giỏ ca cỏn b khi ph (thụn),
v mc thc hin cỏc bin phỏp qun lý SV ngoi
trỳ ca trng H Hng c.
80

Kt lun & kin ngh
83
1.
Kt lun
83
2.
Kin ngh.
84

danh mc cỏc ti liu tham kho
85


Ph lc
88

- Qui định của Tr-ờng ĐH Hồng Đức đối với HSSV
ngoại trú.
88

- Bản cam kết giữa chủ hộ và SV tạm trú.
91

- Mẫu sổ theo dõi SV nội, ngoại trú.
94

- Các mẫu phiếu tr-ng cầu ý kiến.
102

















1


1. Lý do chọn đề tài
Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX chỉ rõ: “Phát triển
Giáo dục và Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con
người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững”. Đại hội chủ trương: “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới
nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý
giáo dục; thực hiện: Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá ” (văn kiện Đại hội
Đảng IX). Đổi mới công tác quản lý giáo dục được xem như một giải pháp
quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Trong những năm qua, các trường đại học nói chung, trường ĐH Hồng
Đức nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định. Song, nhìn chung chất
lượng và hiệu quả giáo dục còn chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách
mạng mới. Nguyên nhân đầu tiên của sự yếu kém đó đã được chỉ ra từ Nghị
quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ II
(khoá VIII) là: “Công tác quản lý giáo dục - đào tạo còn những mặt yếu kém,
bất cập”. Cho đến nay nguyên nhân này vẫn chậm được khắc phục.
Đứng trước đòi hỏi và yêu cầu bức xúc của vấn đề quản lý SV ngoại trú,
ngày 22/10/2002 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có Quyết định số 43/2002/QĐ-
BGD&ĐT về việc ban hành quy chế công tác SV ngoại trú trong các trường
ĐH. Đưa công tác quản lý SV ngoại trú vào nền nếp bằng những biện pháp có
đầy đủ cơ sở khoa học, gắn với thực tế địa phương nơi trường đóng chính là
góp phần thực hiện có hiệu quả quy chế nêu trên.
Hiện tại, UBND TP Thanh Hoá chưa có một văn bản riêng, cụ thể nào
đối với việc quản lý HSSV ngoại trú của các trường trên địa bàn TP Thanh

Hoá, mặt khác sự phối hợp giữa các nhà trường nói chung, trường ĐH Hồng


2


Đức nói riêng với chính quyền và công an các phường, xã thuộc địa bàn TP
Thanh Hoá chưa có sự thống nhất, cần thiết phải có sự khắc phục bất cập này.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là:
“Những biện pháp quản lý sinh viên ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức
trên địa bàn TP Thanh Hoá”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng của quản lý SV ngoại trú ở
trường, từ đó đề xuất một số nhóm biện pháp quản lý SV ngoại trú, nhằm góp
phần nâng cao chất lượng công tác quản lý SV nói riêng và chất lượng giáo dục
toàn diện nói chung của nhà trường ĐH Hồng Đức - Thanh Hoá.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý SV trong các trường ĐH.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Những biện pháp quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên
địa bàn TP Thanh Hoá.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tìm ra được những biện pháp quản lý SV ngoại trú của trường ĐH
Hồng Đức phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác quản lý nhà trường, thì hiệu
quả quản lý và quả trình đào tạo của trường sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở và lý luận về quản lý SV ngoại trú trong công tác SV của
trường ĐH Hồng Đức.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức

trên địa bàn TP Thanh Hoá
5.3. Đề xuất một số nhóm biện pháp quản lý SV ngoại trú ở trường ĐH Hồng
Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.


3


5.4. Thử nghiệm tác động một vài nhóm biện pháp quản lý SV ngoại trú đã đề
xuất ở một vài khu phố, thôn thuộc địa bàn TP Thanh Hoá.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết:
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học:
7. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp
quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
Việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về các biện pháp quản lý SV ngoại
trú của trường ĐH Hồng Đức được tiến hành ở các phường: Đông Sơn, Trường
Thi, Đông Vệ - TP Thanh Hoá và một số khoa của trường ĐH Hồng Đức.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản và thực trạng các biện pháp quản lý
SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
- Đề xuất những biện pháp quản lý SV ngoại trú có khả năng thực thi của
trường, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý SV của trường ĐH Hồng Đức. Đồng
thời góp phần vào việc phổ biến kinh nghiệm quản lý SV ngoại trú cho các nhà
trường chuyên nghiệp trên địa bàn TP Thanh Hoá.

CẤU TRÚC LUẬN VĂN GỒM:
Ngoài mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:


Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của công tác quản lý SV ngoại trú ở Trường
ĐH Hồng Đức.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức
trên địa bàn TP Thanh Hoá.


4


Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý SV ngoại trú ở trường ĐH Hồng
Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.

Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH
VIÊN
SINH VIÊN NGOẠI TRÚ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Quản lý giáo dục
1.2.2. Quản lý trường học
1.2.3. Quản lý HSSV
1.2.3.1.Sinh viên:
Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ xin đề cập đến SV
trong các trường đào tạo. Theo quy chế công tác HSSV trong các trường đào
tạo thì khái niệm SV được hiểu như sau:
“Người đang học trong đại học và cao đẳng gọi là sinh viên”.
1.2.3.2. Sinh viên ngoại trú:
 Khái niệm SV ngoại trú:
 Đặc điểm điều kiện sống và hoạt động của SV ngoại trú:

1.2.4. Nội dung và biện pháp quản lý SV ngoại trú
1.2.4.1. Văn bản quy định về quản lý SV ngoại trú:
Quy chế công tác SV ngoại trú (ban hành kèm theo Quyết định số
43/2002-QĐ-BGD&ĐT, ngày 22.10.2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) nêu rõ
trách nhiệm của nhà trường trong công tác HSSV ngoại trú
1.2.4.2. Xây dựng lực lượng quản lý quản lý SV ngoại trú.
1.2.4.3. Xây dựng kế hoạch công tác công tác QL SV ngoại trú:


5


1.2.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác QL SV ngoại trú;



Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SV NGOẠI TRÚ
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
THANH HOÁ

2.1 khái quát về quản lý công tác hoạt động chung của sinh viên ngoại trú
trƣờng Đại học Hồng Đức trên địa bàn Thành PhốThanh Hoá.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của tỉnh Thanh Hoá :
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - xã hội của TP Thanh Hoá:
2.1.4. Đặc điểm tình hình của trường ĐH Hồng Đức:
Bảng 1: Quy mô đào tạo từ năm học 1997-1998 đến 2003-2004 của
ĐH Hồng Đức:
TT
Năm học
CQTT

Tại chức
Tổng
1.
1997-1998
6161
3714
9875
2.
1998-1999
4249
3885
8134
3.
1999-2000
5466
3977
9443
4.
2000-2001
4847
3968
8815
5.
2001-2002
4441
3991
8432
6.
2002-2003
4842

5185
10.027
7.
2003-2004
5324
6273
11.597

2.1.5. Khái quát về công tác SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức từ khi
thành lập tới nay


6


+ Từ tháng 1 năm 2001 trường ĐH Hồng Đức ban hành văn bản quy
định đối với SV ngoại trú (10 điểm; phụ lục số 1). Quy định được quán triệt
đến SV toàn trường.
+ Căn cứ kết quả nghiên cứu và thí điểm của đề tài này: Từ học kỳ II
năm học 2002-2003, trường ĐH Hồng Đức ban hành và đưa vào sử dụng “Sổ
theo dõi SV nội, ngoại trú” đối với SV hệ chính quy trong toàn trường (mẫu sổ
ở phụ lục 3).
+ Trường ĐH Hồng Đức đã dự thảo “Quy định đối với SV ngoại trú trên
địa bàn TP Thanh Hoá”, từ tháng 4.2002 nhưng đến nay chưa có phản hồi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác quản lý SV ngoại trú của
trường ĐH Hồng Đức hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn về lực lượng cán
bộ, trang thiết bị, kinh phí và đặc biệt là hệ thống các biện pháp nhằm đổi mới
và thực sự mang lại hiệu quả cho công tác quản lý SV ngoại trú trong tình hình
mới.
2.2. Thực trạng công tác quản lý SV ngoại trú của trƣờng ĐH Hồng đức

trên địa bàn TP thanh hoá
2.2.1. Tình hình về hoạt động của SV ngoại trú
Qua nghiên cứu thực tế chúng tôi nhận thấy; hoạt động ngoài giờ của SV
có thể phân thành 10 hoạt động chủ yếu gồm: Đọc sách chuyên môn, tự học;
xem phim, tivi, đọc truyện; giao lưu với bạn bè; làm thêm để tăng thu nhập
hoặc lao động giúp đỡ gia đình, chơi thể thao; hoạt động văn hoá, văn nghệ;
tham quan du lịch; hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện; nghỉ ngơi (xem bảng 2)
Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy: Trong nhóm “Dành nhiều thời
gian” thì SV vẫn tập trung hướng vào hoạt động đọc sách chuyên môn, tự học,
lao động giúp đỡ gia đình, chơi thể thao, giao lưu với bạn bè. Việc dành thời
gian vừa phải cho các hoạt động ngoài giờ chính khoá vẫn chiếm đa số trong
SV, trong đó họ “điều độ ” nhất cho việc nghỉ ngơi (73,53 %), giao lưu với bạn


7


bè (65,93%), hoạt động văn hoá-văn nghệ (56,04%) và đọc sách chuyên môn,
tự học (54,21%).



Bảng 2: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng sử dụng quỹ thời
gian cho hoạt động ngoài giờ học chính khoá của SV trƣờng ĐH Hồng
Đức.
T
T
Hoạt động
Dành thời gian
Nhiều

Vừa phải
ít
SL
%
SL
%
SL
%
1
Đọc sách chuyên môn, tự
học
105
38,46
148
54,21
9
3,30
2
Xem phim, tivi, đọc truyện
23
8,43
113
41,39
123
45,06
3
Giao lưu với bạn nè
31
11,36
180

65,93
49
17,95
4
Làm thêm để tăng thu nhập
8
2,93
63
23,08
174
63,37
5
Chơi thể thao
37
13,55
137
50,18
86
31,50
6
Văn hoá-Văn nghệ
17
6,23
153
56,04
91
33,33
7
Thăm quan, du lịch
8

2,93
53
19,41
195
71,43
8
Xã hội, từ thiện, nhân đạo
27
9,89
142
52,02
86
31,50
9
Lao động giúp đỡ gia đình
53
19,41
107
39,19
89
32,60
10
Nghỉ ngơi
27
9,89
198
72,53
28
10,26


Kết quả trên có được từ điều tra xã hội học ở 273 SV chính quy tập trung
thuộc 9 khoa (trừ khoa Tại chức) tại thời điểm tháng 4/2003.



8


Khảo sát lý do SV ở nội trú hoặc ngoại trú thông qua điều tra xã hội học ở 273
SV (nêu trên), trong đó 63 SV đang ở nội trú và 210 SV đang ở ngoại trú cho
thấy quan niệm của SV rất đa dạng và phong phú (xem bảng 3).


9


Bảng 3: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra lý do SV ở nội trú hoặc ngoại trú
T
T
Lý do
ở nội trú hoặc ngoại trú
SV nội trú
SV ngoại trú
Rất đồng ý
Đồng ý
Không
đồng ý
Không
trả lời
Rất đồng

ý
Đồng ý
Không đồng
ý
Không trả
lời
S
L
%
S
L
%
S
L
%
S
L
%
S
L
%
SL
%
SL
%
S
L
%
1
.

Có điều kiện học tập,
rèn luyện tốt hơn
14
22,22
40
63,49
3
4,76
1
0,16
10
2
48,57
102
48,57
4
1,91
7
0,33
2
Được tự do thoải mái
7
11,11
38
60,32
14
22,22
3
0,48
36

17,14
101
48,10
65
30,95
9
0,43
3
Tiết kiệm chi phí hơn
28
44,44
26
41,27
5
7,94
0
0
26
12,38
88
41,91
93
42,29
7
0,33
4
.
Có cuộc sống vui hơn,
thú vị hơn
15

23,81
34
53,97
11
17,46
1
0,16
30
14,29
109
51,91
66
31,43
7
0,33
5
.
An ninh, trật tự tốt hơn

21
33,33
23
36,51
15
23,81
0
0
58
27,62
108

51,43
43
20,48
5
0,24
6
Có người thân ở cùng
6
9,52
14
22,22
32
50,79
2
032
42
20
78
31,14
78
31,14
21
0,10
7
.
Gia đình, nhà trường,
điều kiện bắt buộc
1
1,59
3

47,6
53
81,13
3
0,48
5
2,38
12
5,71
185
88,10
11
0,52



10


Như vậy có tới 85,71% SV đang ở nội trú được hỏi cho rằng ở nội trú tiết kiệm
được chi phí hơn (trong đó có 44,44% nhất trí cao với quan điểm này), 85,71% trong
số họ cho rằng ở nội trú có điều kiện học tập, rèn luyện tốt hơn, 77,78% cho rằng ở
nội trú có cuộc sống vui hơn.
Trong số 210 SV được hỏi: có tới có tới 97,14% cho rằng ở ngoại trú có điều
kiện học tập, rèn luyện tốt hơn; 79,05% cho rằng ở ngoại trú đảm bảo an ninh, trật tự
tốt hơn; 66,2% cho rằng ở ngoại trú có cuộc sống vui hơn, thi vị hơn
Có tới 81,13% số SV nội trú và 88,1% số SV ngoại trú hoàn toàn không vì bắt
buộc - họ được thoải mái lựa chọn việc ở nội trú hoặc ngoại trú theo sở thích và quan
niệm của chính mình.
Nhìn chung : Hoạt động của SV ngoại trú, ngoài giờ chính khoá, trên địa bàn

như TP Thanh Hoá hết sức phức tạp, đa dạng và rất khó khăn trong công tác quản lý
của nhà trường mà trực tiếp là Phòng Quản lý HSSV.
2.2.2. Một số biện pháp quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên địa
bàn TP Thanh Hoá
* Những biện pháp quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức tập trung
vào 3 nhóm biện pháp, gồm:
+ Nhóm I (tuyên truyền): Quán triệt cho SV về chủ trương của nhà trường
trong công tác SV ngoại trú, quy định (10 điểm) của trường đối với SV ngoại trú,
hướng dẫn các thủ tục để SV được ở ngoại trú và nội dung bản cam đoan giữa gia
đình chủ trọ và SV trọ (ngoại trú).
+ Nhóm II (thủ tục) : Bao gồm:
- Ký cam kết giữa SV ngoại trú và chủ hộ cho SV tạm trú (theo mẫu mà trường
và ngành công an thống nhất ).
- Khai và xin xác nhận vào bản khai nơi ở ngoại trú (từ đó đăng ký tạm trú có
thời hạn cho SV)
- Thống kê số lượng và địa chỉ SV ngoại trú tại từng phường (xã) theo đơn vị
lớp, khoa (bộ môn).
- Đăng ký lại khi di chuyển nơi ở .
+ Nhóm III (kiểm tra đánh giá): Bao gồm:


11


- Nắm tình hình SV ngoại trú hàng tháng tại các phố có đông SV ngoại trú (qua
Trưởng phố và Cảnh sát khu vực).
- Định kỳ kiểm tra và sơ, tổng kết các hoạt động của SV ngoại trú và sơ
Nhìn chung, các nhóm biện pháp quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng
Đức tuy chưa hoàn thiện, nhưng đã bước đầu tạo được nền nếp, làm tiền đề cho việc
thực hiện Quy chế công tác SV ngoại trú của Bộ GD&ĐT ban hành, mặt khác cũng

làm thay đổi quan niệm của nhiều người kể cả trong và ngoài trường về việc phối hợp
giữa nhà trường-gia đình-xã hội trong việc quản lý SV ngoại trú của các trường ĐH.
2.2.3. Thực trạng tổ chúc bộ máy quản lý SV ngoại trú ở trường ĐH Hồng Đức
2.3. Những vấn đề thực tiễn đặt ra cho công tác quản lý sv ở trƣờng ĐH Hồng
Đức
+ Lãnh đạo nhà trường ĐH Hồng Đức sớm nhận thấy tầm quan trọng của công
tác quản lý SV ngoại trú ngay từ khi mới thành lập trường.
+ Có những cán bộ quản lý tâm huyết, có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, đội
ngũ cán bộ lớp, Đoàn TN, Hội SV nhiệt tình , năng nổ trong công tác quản lý SV
ngoại trú .
+ SV được quán triệt kỹ qui định của trường đối với SV ngoại trú ngay từ lúc
vừa nhập học xong.
+ Bước đầu nhà trường đã tạo được mối quan hệ tốt với địa phương, đặc biệt là
với 3 phường sở tại, cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn.
Việc nghiên cứu thực trạng những biện pháp quản lý SV ngoại trú của trường
ĐH Hồng Đức tạo cơ sở, tiền đề cho việc đề xuất những biện pháp quản lý SV ngoại
trú của trường trên địa bàn TP Thanh Hoá.









12




Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH
HOÁ

3.1. Cơ sở xuất phát của việc đề ra một số biện pháp quản lý HSSV ngoại trú ở
trƣờng ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá
3.1.1. Xuất phát từ mục tiêu GD&ĐT nói chung và mục tiêu giáo dục đại học nói
riêng:
Trong Luật Giáo dục, điều 35 nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục đào tạo đại học
và sau đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị đạo đức, có ý thức phục vụ
nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ
đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng xây dựng và bảo vệ tổ quốc ” [19,tr25].
Đối với SV ngoại trú, xét cho cùng: họ có đến 4/5 thời gian sống ngoài kỷ
cương học đường, nghĩa là SV ngoại trú, chỉ có 1/5 lượng thời gian trực tiếp được
quan tâm quản lý, giáo dục của nhà trường. Như vậy, tăng cường quản lý SV ngoại
trú chính là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo bậc đại học của bất kỳ trường Đại
học nào.
3.1.2. Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của trường ĐH Hồng Đức.
Đào tạo cán bộ ngành khoa học và công nghệ có trình độ đại học và thấp hơn,
tạo tiềm lực tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh
của tỉnh; nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH của tỉnh; tích cực chuẩn bị đội ngũ cán bộ, giáo viên và các điều
kiện để đáp ứng yêu cầu đào tạo ngày càng cao và xây dựng trường ĐH Hồng Đức
trở thành một trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hoá”.
Mặt khác, quan điểm chung của nhà trường là:
+ Xác định công tác quản lý giáo dục SV ngoại trú là quyền lợi rất thiết thực
của SV, cần được nhà trường quan tâm.


13



+ SV ngoại trú phải được quan tâm quản lý chặt chẽ. Trách nhiệm đó không
chỉ có nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp và
nhân dân địa phương.
+ Nhà trường phải thường xuyên quan tâm đầu tư cán bộ, kinh phí thích đáng
cho hoạt động quản lý SV ngoại trú.
3.1.3. Xuất phát từ điều kiện địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội của TP Thanh Hoá,
đặc biệt là vùng dân cư xung quanh nơi trường đóng
+ TP Thanh Hoá là một thành phố thuộc quốc lộ 1A, quốc lộ 47 chạy qua, là
điểm nút giao thông lớn nhất, là đô thị lớn nhất, lâu đời nhất của tỉnh Thanh Hoá. Tốc
độ đô thị hoá nhanh. Ngoài các mặt tích cực, các mặt tiêu cực đang len lỏi vào đời
sống của từng người dân TP. Đặc biệt là các tệ nạn xã hội, đã và đang có nhiều biểu
hiện và diễn biến hết sức phức tạp.
Công tác quản lý SV là tạo ra một môi trường giáo dục trong lành đối với SV
ngoại trú của trường trên địa bàn TP Thanh Hoá, đó là một tất yếu khách quan và là
việc làm cấp bách trong điều kiện hiện nay.
3.1.4. Xuất phát từ những kinh nghiệm tổ chức quản lý SV ngoại trú của trường
ĐH Hồng Đức từ khi thành lập đến nay
+ Phải bằng chính các hoạt động của nhà trường để tự khẳng định vai trò, vị
thế và tác dụng quan trọng của nhà trường đối với địa phương.
+ Phải làm cho địa phương thông suốt, cùng chia sẻ với nhà trường về trách
nhiệm và quyền quản lý, giáo dục đối với SV ngoại trú. Từ đó, phối hợp chặt chẽ với
địa phương để ban hành các quy định, tạo hành lang pháp lý SV ngoại trú.
+ Lãnh đạo nhà trường phải thực sự quan tâm đến công tác quản lý SV ngoại
trú. Phải xác định đó là trách nhiệm của nhà trường để có đầu tư thích đáng về cán
bộ, kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị cho công tác quản lý SV ngoại trú.
+ Đoàn thanh niên nhà trường quan hệ với tổ chức Đoàn Thanh niên các
phường, xã, khối phố nhằm tạo điều kiện cho SV ngoại trú tham gia công tác xã hội,
các hoạt động văn hoá, thể thao, vệ sinh môi trường ở địa phương.



14


+ Cung cấp đầy đủ các văn bản, quy định liên quan đến công tác quản lý SV
ngoại trú cho các gia đình chủ trọ, khối phố (thôn), phường (xã) và các tổ SV tự quản
để tuyên truyền và tổ chức thực hiện.
+ Duy trì nền nếp giao ban định kỳ 3 tháng 1 lần giữa nhà trường với Công an
các phường (xã) và trưởng các khối phố (thôn) có SV ngoại trú.
3.1.5. Xuất phát từ Quy chế công tác SV ngoại trú của Bộ GD&ĐT:
“ Để đưa công tác quản lý HSSV ngoại trú vào nền nếp, Bộ GD&ĐT ban hành
“Quy chế công tác HSSV ngoại trú” nhằm quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của
các trường trong việc tổ chức quản lý SV ngoại trú, quyền hạn và nghĩa vụ của SV
ngoại trú trong các khâu liên quan đến việc ăn, ở, đi lại, sinh hoạt tại địa phương nơi
SV ngoại trú.
3.2. Đề xuất một số nhóm biện pháp quản lý SV ngoại trú:
3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Xây dựng và quán triệt những quy định chung về công
tác quản lý SV ngoại trú.
Yêu cầu:
Bổ sung, thay thế và hoàn thiện các văn bản để tạo hành lang pháp lý cho công
tác quản lý SV ngoại trú nói chung và SV ngoại trú trên địa bàn TP Thanh Hoá nói
riêng và tạo cơ chế (mang tính pháp lý) cho công tác quản lý SV ngoại trú của trường
ĐH Hồng Đức.
Các hoạt động cụ thể:
BP1: Phối hợp với các trường chuyên nghiệp trên địa bàn để cùng tham mưu
cho chính quyền địa phương ban hành văn bản pháp quy về công tác quản lý SV
ngoại trú.
BP2: Bổ sung sửa đổi, ban hành quy định của nhà trường ĐH Hồng Đức đối
với SV ngoại trú.

BP3: Ban hành các quy định của nhà trường đối với công tác SV ngoại trú
(chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, định biên, chính sách, cơ chế phối hợp trong
công tác quản lý SV ngoại trú). Giao cho Phòng Quản lý SV làm đầu mối cho công
tác này.


15


BP4: Phối hợp với các địa phương dự thảo, ban hành mẫu cam kết giữa gia
đình chủ trọ và SV tạm trú (cam kết trước địa phương và nhà trường).
BP5: Ký kết quy chế phối hợp giữa nhà trường và UBND TP Thanh Hoá trong
công tác quản lý SV ngoại trú.
Cách tiến hành:
+ Cử cán bộ chuyên trách, biên chế số cán bộ này thành tổ quản lý SV ngoại
trú thuộc phòng quản lý SV, giao nhiệm vụ cụ thể cho họ.
+ Lập kế hoạch thực hiện nội dung, biện pháp.
+ Phối hợp với địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của biện pháp theo
kế hoạch.

Điều kiện thực hiện:
+ Có nhân lực, thời gian, kinh phí đủ để thực hiện biện pháp.
+ Có mối quan hệ và khả năng phối hợp với địa phương.
Yêu cầu cần đạt:
+ Nội dung các văn bản của trường, của địa phương không chồng chéo nhau và
không trái với Quy chế công tác HSSV ngoại trú của Bộ GD&ĐT đã ban hành.
+ Ban hành được các văn bản (kể trên): Kịp thời, phù hợp với thực tế của từng
địa phương và nhà trường, khả thi.
3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch công tác quản lý SV ngoại trú.
Yêu cầu:

Xây dựng được kế hoạch cho công tác quản lý SV ngoại trú từng học kỳ, từng
năm học của trường ĐH Hồng Đức và chuẩn bị tiền đề cho kế hoạch công tác quản lý
SV ngoại trú từng giai đoạn tương ứng với sự phát triển và điều kiện thực tế của
trường.
Các hoạt động cụ thể:
BP1: Xác định cơ sở (căn cứ) để lập kế hoạch quản lý SV ngoại trú.
BP2: Soạn thảo kế hoạch quản lý SV ngoại trú của trường theo năm học, từ đó
xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng học kỳ về công tác này.


16


BP3: Trình bày dự thảo kế hoạch, xin ý kiến đóng góp, từ đó điều chỉnh và
hoàn thiện bản kế hoạch (cả năm và từng học kỳ).
BP4: Trình duyệt với Hiệu trưởng bản kế hoạch quản lý HSSV ngoại trú.

Cách tiến hành:
+ Tổ quản lý SV ngoại trú thu thập thông tin xung quanh vấn đề SV ngoại trú
(số lượng phải ở ngoại trú, địa bàn SV ngoại trú, tình hình từng địa bàn phường, xã
nơi SV ngoại trú, )
+ Dự báo hệ thống mục tiêu cần đạt trong vấn đề quản lý SV ngoại trú và
nguồn lực cần thiết.
+ Lựa chọn hệ thống biện pháp quản lý SV ngoại trú tương ứng (nhằm huy
động được toàn thể lực lượng làm công tác này).
+ Mô hình hoá được quá trình quản lý SV ngoại trú từng học kỳ, năm học, giai
đoạn.
+ Chương trình hoá hoạt động quản lý SV ngoại trú theo kế hoạch.
+ Xin ý kiến đóng góp vào dự thảo kế hoạch và trình duyệt.
Điều kiện thực hiện:

+ Có đầy đủ thông tin về công tác SV ngoại trú.
+ Biết rõ chủ trương và kế hoạch năm học của nhà trường.
Yêu cầu cần đạt:
+ Bản kế hoạch công tác SV ngoại trú từng học kỳ, năm học, giai đoạn đã được
Hiệu trưởng ký duyệt.
+ Kế hoạch mang tính khả thi.
3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Hoàn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý và hoàn thiện cơ chế
phối hợp các lực lượng trong việc quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức
trên địa bàn TP Thanh Hoá.
Yêu cầu:
Huy động được nguồn lực trong và ngoài nhà trường vào công tác quản lý SV
ngoại trú và tạo được mối quan hệ tốt với địa phương, gia đình SV ở trọ.
Các hoạt động cụ thể:


17


BP1: Tổ chức Hội nghị bàn biện pháp, tạo cơ chế phối hợp giữa các lực lượng
làm công tác quản lý SV ngoại trú trong nội bộ trường (Phòng Quản lý HSSV, Đoàn
TN, Hội SV, phòng Đào tạo, Phòng Công tác Chính trị, Khoa, cán bộ quản lý SV
khoa, bộ môn).










Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý SV ngoại trú:











BP2: Tiếp cận, làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, Công an (các
cấp từ thành phố đến khối phố, thôn) trong công tác quản lý SV ngoại trú trên địa bàn
và cơ chế phối hợp trong công tác này.
BP3: Tổ chức Hội nghị chuyên đề quản lý SV ngoại trú cho lực lượng cốt cán
làm công tác này của trường và của địa phương, từ đó lập văn bản như một quy chế
Ban giám hiệu
Phòng QLHS-SV và CB QLHSSV khoa, BM trực thuộc
GVCN lớp
môn
HSSV ngoại trú
Đại diện lớp &Tổ
HSSV ngoại trú tự
quản


18



phối hợp trong công tác quản lý SV ngoại trú, ký song phương và gửi đến các lực
lượng liên quan.
BP4: Ký cam kết thực hiện quy chế phối hợp đảm bảo công tác an ninh giữa
trường với Công an TP Thanh Hoá và Công an 3 phường sở tại.
BP5: Lập kế hoạch phối hợp phòng chống tệ nạn xã hội giữa Đoàn trường,
Thành Đoàn TP Thanh Hoá và 3 Đoàn phường sở tại.
Cách tiến hành:
+ Tổ chức các Hội nghị chuyên đề quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng
Đức trong nội bộ trường; với địa phương.
+ Từ các Hội nghị trên: Làm rõ cơ chế phối hợp trong công tác quản lý SV
ngoại trú của các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
+ Sau học kỳ I, tổ chức sơ kết, tổng kết vào cuối năm học để đánh giá, bổ sung,
hoàn thiện việc phối hợp quản lý SV ngoại trú giữa nhà trường và địa phương.
Điều kiện thực hiện:
+ Có sự quan hệ tốt giữa các lực lượng làm công tác quản lý SV ngoại trú
trong và ngoài trường.
+ Lập được kế hoạch chi tiết, phù hợp cho từng nội dung.
+ Có đủ nguồn lực cho việc thực hiện các nội dung phối hợp.
Yêu cầu cần đạt:
+ Mỗi người trong lực lượng quản lý SV ngoại trú xác định rõ trách nhiệm và
biết việc mình cần làm, phải làm.
+ Tạo được những cơ chế phối hợp phù hợp, khả thi.
+ Tạo được mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa trường và địa phương.
3.2.4. Nhóm biện pháp 4: Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện các hoạt động
quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
Yêu cầu:
Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế công tác HSSV ngoại trú của Bộ
GD&ĐT đối với HSSV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh
Hoá, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của nhà trường.

Các hoạt động cụ thể:


19


BP1: Tuyên truyền cho công tác quản lý SV ngoại trú đối với những đối tượng
có liên quan, cụ thể:
- Đối với SV: Trong “Tuần sinh hoạt công dân HSSV” đầu khoá học, cho SV
học tập Quy chế công tác HSSV ngoại trú của Bộ GD&ĐT, nội dung cam kết giữa
gia đình chủ trọ và SV ngoại trú; hướng dẫn SV các thủ tục để được ở ngoại trú một
cách hợp pháp, thủ tục khi chuyển nơi ở, cách sử dụng sổ theo dõi SV nội, ngoại trú
- Đối với cán bộ làm công tác quản lý SV ngoại trú trong nhà trường: Tổ chức
tập huấn nghiệp vụ quản lý SV ngoại trú, cấp phát các biểu mẫu, tài liệu, văn phòng
phẩm, thiết bị …cho các phòng, ban… có liên quan.
- Đối với chính quyền địa phương và Công an các cấp: Cung cấp đầy đủ các
văn bản, quy định có liên quan đến công tác quản lý SV ngoại trú (từ cấp thành phố
đến khu phố, thôn).
- Đối với gia đình chủ trọ: tham mưu cho địa phương để khi gia đình đăng ký
kinh doanh hoặc cho SV thuê trọ phải mua các văn bản, quy định có liên quan.
BP2: Tổ chức đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định tại Nghị định 51/CP
của Chính phủ, ngay từ lúc HSSV nhập học vào trường (một lần cho cả khoá học).
BP3: Tổ chức cho SV ngoại trú ký cam kết với gia đình chủ trọ.
BP4: Tổ chức cho SV ngoại trú khai và xin các xác nhận ban đầu (của trường)
vào sổ theo dõi SV nội, ngoại trú và đưa sổ vào sử dụng.
BP5: Thống kê địa chỉ và số lượng SV ngoại trú theo đơn vị lớp – khoa, bộ
môn và theo địa bàn phường (xã), khối phố (thôn); nhập số liệu thống kê vào phần
mềm quản lý SV ngoại trú đặt tại phòng Quản lý SV.
BP6: Thành lập tổ tự quản SV ngoại trú tại mỗi khối phố, thôn
BP7: Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác quản lý SV ngoại

trú, từ đó bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý SV cho lực lượng làm công
tác này.
Cách tiến hành:
+ Đưa các nội dung cần tuyên truyền cho công tác SV ngoại trú vào nội dung
“Tuần sinh hoạt công dân HSSV” đầu khoá học hoặc sinh hoạt chính trị đầu năm học


20


đối với SV từ năm thứ 2 trở lên. Pháp quy hoá các nội dung tuyên truyền sẽ mang lại
hiệu quả tuyên truyền cao hơn.
+ Tổ chức Hội nghị tập huấn cho toàn thể cán bộ của trường có liên quan đến
vấn đề quản lý SV ngoại trú vào đầu năm học với các nội dung cụ thể
+ Trực tiếp hoặc qua đường công văn gửi các văn bản, quy định, quy chế về
công tác SV ngoại trú đến UBND và Công an các cấp: TP Thanh Hoá, phường (xã),
đến trưởng khối phố (thôn). Các gia đình đăng ký kinh doanh thuê trọ.
+ Liên hệ Công an TP Thanh Hoá lập văn bản đăng ký tạm trú có thời hạn cho
SV không có hộ khẩu thường trú tại TP Thanh Hoá ngay tại điểm nhập học của thí
sinh trúng tuyển hàng năm.
+ Chỉ xác nhận vào sổ theo dõi SV nội, ngoại trú cho SV ngoại trú khi họ trình
bản cam kết đã ký với gia đình chủ trọ.
+ Xây dựng phần mềm quản lý SV ngoại trú; Tổ quản lý SV ngoại trú chuyên
trách (thuộc phòng Quản lý SV) nhập các số liệu từ sổ theo dõi SV nội, ngoại trú để
có thống kê địa chỉ, số lượng SV ngoại trú theo đơn vị lớp, khoa - bộ môn và theo địa
bàn phường (xã), khối phố (thôn).
+ Cán bộ của trường phối hợp với cán bộ khối phố (thôn) tổ chức họp toàn thể
SV ngoại trú tại phố (thôn): Lập danh sách SV ngoại trú (tiện đối chiếu và quản lý),
bầu tổ tự quản SV ngoại trú (2 đến 3 SV). Quán triệt quy ước (hương ước) để SV
nắm bắt.

+ Cán bộ chuyên trách của trường soạn thảo kế hoạch kiểm tra, đánh giá công
tác quản lý SV ngoại trú, trình duyệt và tổ chức thực hiện.
Điều kiện thực hiện:
+ Có đủ nguồn lực (nhận lực, vật lực, tài lực).
+ Có đầy đủ các văn bản mang tính pháp quy.
+ Có mối quan hệ tốt với địa phương.
Yêu cầu cần đạt:
+ SV nắm vững các văn bản liên quan đến công tác quản lý SV ngoại trú.
+ SV thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ, của trường và địa phương.
+ Có bộ máy làm công tác quản lý SV vận hành thông suốt.

×