ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
PHẠM NGỌC THẠCH
Một số biện pháp tổ chức mối liên kết lực lượng giáo
dục và lực lượng truyền hình nhằm nâng cao hiệu
quả truyền thông các chương trình truyền hình giáo
dục
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
Hà nội - 2004
- 1 -
PHẦN I
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ .
Sự thay đổi của nền kinh tế đã kéo theo sự thay đổi trong xã hội và gia
đình .
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng kèm theo sự thay đổi các thành phần
kinh tế đã khiến một số người rơi vào tình trạng thất nghiệp . Hiện tượng này đã
khiến cho trẻ em cũng buộc phải lao động kiếm sống phụ giúp gia đình . Hiện
tượng trẻ em lang thang từ các vùng nông thôn ra thành phố kiếm sống ngày
càng tăng . Nếu như năm 1996 ở Hà Nội có 14.596 trẻ lang thang thì đến tháng 10
năm 1997 đã có 16.263 trẻ lang thang và đến năm 2000 thì con số này đã lên tới
19.000 trẻ và đây chỉ là kết quả điều tra sơ bộ , con số thực tế còn có thể lớn hơn
nhiều .Vấn đề trẻ bỏ đi lang thang là một vấn đề bức xúc , là mối quan tâm của
toàn xã hội .Trẻ sống lang thang xa gia đình , thiếu sự kiểm soát của cha mẹ, lại
trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các tệ nạn xã hội , cùng với đặc diểm
tâm lý dễ bị kích động , thích tỏ ra là người lớn, các em rất dễ dàng bị lô i kéo vào
việc tham gia các tệ nạn xã hội .Đánh giá về những tồn tại ,yếu kém của 5 năm
gần đây và của 15 năm đổi mới ,Đảng ta cũng chỉ rõ "Các tệ nạn xã hội nhất là tệ
nạn ma tuý và mại dâm lan rộng .Số người nhiễm HIV và mắc bệnh AIDS tăng
"(Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, tr.75).Các tổ chức , ủy ban bảo vệ
chăm sóc trẻ em những năm gần đây đã có chương trình hành động , các dự án
hỗ trợ giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn .Tuy nhiên ranh giới giữa trẻ em
lang thang và trẻ phạm pháp rất mỏng manh .Theo thống kê của tổ chức UNICEF
năm 1995 có 275 trẻ lang thang phạm tội ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997
trong số 16.263 trẻ lang thang thì có tới 4000 trẻ nghiện ma túy , 8500 trẻ vi
phạm pháp luật .
- 2 -
Trước tình hình trên Chính phủ đã có chương trình hành động Quốc gia vì
trẻ em , chương trình bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn , trong đó
có đề án 3 là đề án phòng chống tệ nạn sử dụng ma tuý giao cho ủy ban quốc gia
phòng chống ma túy chủ trì , kết hợp với ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em thực
hiện.
Mặc dù tình trạng trẻ em lang thang sử dụng ma túy ngày càng tăng
, nhưng chưa có một nghiên cứu nào dưới góc độ tâm lý học nói chung , cũng
như chưa có một nghiên cứu nào nói riêng quan tâm tới thái độ của trẻ em lang
thang đối với việc sử dụng ma túy . Nghiên cứu thái độ của trẻ em lang thang đối
với việc sử dụng ma túy nhằm tìm hiểu nhận thức , xúc cảm tình cảm , hành động
của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma túy , xác định các yếu tố tác động
nhằm thay đổi thái độ . Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp những số liệu
thực tế cho những người làm công tác chăm sóc , bảo vệ trẻ em .Trên cơ sở đó
giúp cho việc bảo vệ chăm sóc trẻ em có thêm những thông tin cập nhật về
thái độ của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma túy ,và là cơ sở khoa học đề ra
các biện pháp , kiến nghị cần thiết đối với Đảng , nhà nước , các tổ chức xã hội ,
điều chỉnh hoạt động của mình trong việc giáo dục trẻ em nói chung , trẻ em
lang thang nói riêng vì sự tiến bộ , phồn vinh hạnh phúc của đất nước trong
giai đoạn cách mạng mới .
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thái độ của trẻ em lang thang đối với việc sử dụng ma túy
nhằm tìm hiểu nhận thức , cảm xúc , hành động của trẻ lang thang đối với việc sử
dụng ma túy , xác định các yếu tố tác động dẫn tới sự thay đổi thái độ và trên cơ
sở đó đề ra các kiến nghị và giải pháp , góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và
những số liệu thực tiễn cho người làm công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em , đặc
- 3 -
biệt là trẻ em lang thang , thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và nhà nước ta
hiện nay trong vấn đề này .
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
_. Làm rõ thái độ của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma túy .Trên cơ
sở đó chỉ ra cấu trúc tâm lý của thái độ , các tác động xã hội -tâm lý thay đổi thái
độ của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma túy_Vạch ra bức tranh thực trạng về
trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội và vấn đề trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội sử
dụng ma túy hiện nay .
_Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu , chỉ ra một số giải pháp , kiến nghị cần
thiết nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ lang thang nói chung và trẻ lang thang có sử
dụng ma túy nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng . .
IV/ ĐỐI TƢỢNG , KHÁCH THỂ , PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1.Đ ỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ;
Thái độ - một hiện tượng tâm lý quan trọng của con người và
nhóm người. Đề tài làm rõ thái độ của trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội liên
quan đến việc sử dụng ma túy
4.2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
_Các nhóm trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội từ 10 đến 18 tuổi (Tại các
quận Hai Bà Trưng , Ba Đình , Thanh Xuân ) (200trẻ)
Nghiên cứu và so sánh trên nhóm trẻ sống cùng gia đình tại trường THCS
Kim Giang ,và trường THCS Kim liên .(200 trẻ )
Phỏng vấn sâu 05 trường hợp (Có hồ sơ tâm lý kèm theo ).
Nghiên các trên 100 người lớn sống xung quanh nơi trẻ làm việc để tìm
hiểu những yếu tố xã hội -tâm lý tác động tới thái độ của trẻ lang thang .
4.3 . PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên 200 trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội và 200 trẻ đối
chứng là học sinh các trường THCS tại Hà Nội .
- 4 -
V/ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ;
Tiếp thu các kết quả nghiên cứu từ hệ thống các tài liệu có sẵn, chúng tôi
khái quát làm rõ cơ sở lý luận của đề tài, làm rõ khái niệm có liên quan tới đề tài
nghiên cứu .
5.2 . PHƢƠNG PHÁP QUAN SÁT.
_Quan sát tìm hiểu cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ
lang thang cũng như thái độ của chúng liên quan đến việc sử dụng ma túy nhằm
rút ra các kết luận cần thiết. .
5.3 PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI .
Dựa trên ý kiến thu thập được qua trò chuyện ,xây dựng bảng hỏi điều tra
tìm hiểu thái độ của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma túy .
5.4.PHƢƠNG PHÁP TOẠ ĐÀM, PHỎNG VẤN.
Tiến hành toạ đàm phỏng vấn với trẻ em lang thang để phát hiện những
khía cạnh tâm lý liên quan tới cấu trúc tâm lý của thái độ ,đến thái độ của trẻ đối
với việc sử dụng ma tuý.
Toạ đàm phỏng vấn đối với một số người lớn tuổi xung quanh khu vực trẻ
lang thang sinh sống nhằm tìm hiểu các khía cạnh tâm lý của trẻ trước Tiến tác
hại của tệ nạn xã hội .
Đặc biệt chúng tôi có tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng (cả trẻ em
và người lớn ) trong khách thể nghiên cứu nhằm tìm ra những lời giải đáp cần
thiết minh hoạ thêm cho những con số thu được qua các khoả sát, điều tra bằng
bảng hỏi.
5.4. PHƢƠNG PHÁP THỐNG KÊ TOÁN HỌC
Sử dụng những tri thức về toán học thống kê để xử lý số liệu điều tra .
- 5 -
VI/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .
Có thể giả định rằng thái độ của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma túy
có một cấu trúc tâm lý phức tạp bao gồm các thành tố nhận thức ,cảm xúc và ý
chí . Nếu chỉ ra các thành tố tâm lý này cũng như các yếu tố tham gia làm thay
đổi thái độ của trẻ (Các đặc điểm nhân cách liên quan ,môi trường ,hoàn cảnh
kinh tế xã hội ,các mối quan hệ nhóm xã hội ) thì có cơ sở khoa học đề xuất
các giải pháp , kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ lang thang sử dụng ma
túy trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện hiện nay , góp phần to lớn vào việc nâng
cao hiệu quả các chương trình chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong
giai đoạn cách mạng mới .
- 6 -
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .
Thái độ và sự thay đổi thái độ là một trong những đề tài được nghiên
cứu nhiều nhất trong tâm lý học . Các nhà tâm lý học đã cố gắng nghiên cứu
nhằm đưa ra những định nghĩa , quan điểm , cấu trúc của thái độ và mối quan hệ
giữa thái độ và hành vi nhằm hiểu rõ , dự đoán , kiểm soát và thay đổi hành vi
của con người .
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến thái độ.
Thái độ là một hiện tượng tâm lý khá phức tạp trong đời sống tâm lý
của con người và của các nhóm người ,và đã được các nhà tâm lý học phương
Tây quan tâm nghiên cứu từ rất sớm ;từ đầu thế kỷ XX gắn với tên tuổi của hai
nhà tâm lý học Mỹ là Thomas.W.I và Znaniecki. F một công trình nghiên cứu về
người nông dân Ba Lan sống ở Châu Âu và di cư sang Mỹ.Hai ông đã đặc biệt
chú ý đến sự thích ứng cũng như thái độ của những người nông dân này trước
những thay đổi về giá trị của cuộc sống và đưa đến nhận địmh :thái độ là trạng
thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị nào đó.
Về sau ,các công trình nghiên cứu về thái độ ngày càng nhiều gắn với tên
tuổi của nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng như La Piere,G.W.Allport,Leon
Festinger, Daryl Bem ,W.Mc .Guire bởi lẽ hiện tượng này đã đụng chạm đến
nhiều hiện tượng khác của cuộc sống xã hội ,đụng chạm dến các quan hệ xã hội
như dư luận xã hội ,tâm trạng xã hội truyền thông đại chúng.
Năm 1934 ,La Piere trong một công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng
những điều con người nói và trên thực tế không phải lúc nào cũng luôn đồng nhất.
- 7 -
Kết luận này sau này được mang tên là "nghịch lý LaPiere".Điều này đã cho con
người ta suy nghĩ về mối quan hệ giữa thái độ bên trong và hành vi biểu hiện ra
bên ngoài.Việc giải quyết về mối quan hệ này có ý nghĩa to lớn cho giáo dục đạo
đức và điều chỉnh hành vi của con người trong cuộc sống cộng đồng. Điều này
cho đến nay vẫn được nhiều nhà tâm lý học của nhiều nước trên thế giới tiếp tục
khám phá. Về sau này ,vào năm 1957 Leon Festinger với thuyết " Bất đồng nhận
thức " đã đi đến quan điểm cho rằng con người có thể xuất hiện trạng thái khó
chịu ,căng thẳng khi thái độ và hành vi của bản thân có sự mâu thuẫn.Cần phải
nhận thấy là theo ý hướng của Festinger đã có rất nhiều các công trình trong
nhiều năm từ thập kỷ 60 đến 80 của thế kỷ tập trung vào làm rõ thêm vấn đề này:
Các nghiên cứu về những " công nhân quý tộc "ở Anh doGoldthorpe và
Lockwood tiến hành đã cho thấy thái độ trong công việc của người công nhân
liên quan đến các định hướng mà người công nhân này đem đến lao động của họ.
Các định hướng có thể được biến đổi từ người này sang người khác trong cùng
một công việc ,theo một cung cách mà nếu chỉ quy chiếu vào những chỉnh hợp kỹ
thuật và các điều kiện lao động khác thì sẽ không đủ để giải thích sự thoả mãn
hay bất mãn của người công nhân đối với lao động nghề nghiệp mà họ thực hiện
hàng ngày.
Năm 1985, William MC Guire cũng đi sâu nghiên cứu về "thái độ và sự
thay đổi thái độ "và đã đi đến nhận định rằng thái độ và và các vấn đề liên quan
đến sự thay đổi thái độ ,kiểm soát và thay đổi hành vi người thuộc loại đề tài
được quan tâm nhiều nhất trong tâm lý học nói chung và tâm lý học xã hội nói
riêng. Đây là vấn đề rất khó vì bản thân phạm trù này còn nhiều khía cạnh cần
phải tiếp tục bàn cãi.
Nghiên cứu về thái độ ở Liên Xô trước đây chủ yếu dựa trên nền tảng của
tâm lý học hoạt động và trường phái tâm thế ,hoặc trong tâm lý học nhân cách .
- 8 -
Khái niệm thái độ chủ quan của cá nhân lần đầu tiên được đặt ra trong tâm lý học
A.F.Laguski đề xuất khi nghiên cứu tính cách .Trong những bài viết năm 1909 -
1910 về năng lực và trong những cuốn sách sau đó của ông như ""Công trình
nghiên cứu nhân cách trong quan hệ với môi trường""(1912)và trong cuốn" Phân
loại nhân cách " (1917-1924) ,"Bút ký khoa học về tính cách "(1916) ông đã đưa
ra quan niệm về thái độ chủ quan của con người với môi trường .Theo ông khi
phân tích nhân cách không chỉ dừng lại ở góc độ tâm lý tâm sinh lý mà còn phải
lưu ý cả góc độ tâm lý -xã hội. Ông cho rằng thái độ là khía cạnh quan trọng của
nhân cách .Ông đặc biệt quan tâm tới thái độ của cá nhân đối với nghề nghiệp
với sở hữu và với người khác , với xã hội . Sau này dựa trên tư tưởng của ông và
xuất phát từ lập trường Mác xit nhà tâm lý học V.N.Miasixex đã đề ra học thuyết
"Thái độ nhân cách " .Từ đó vấn đề thái độ của con người trong xã hội được
nhiều nhà tâm lý học khác chú ý nghiên cứu và đề cao như: A.I.Gecxen,
N.G.Checnưsevski,N.A.Đobrôliubôv,I.M.Xechenov, V.M.Becherev.
Nghiên cứu của trường phái tâm thế. Người mở đầu là D. N.Udơnate đã
đưa vào những thực nghiệm để đề ra thuyết tâm thế nhằm khắc phục tính đơn
giản, cơ học và quan điểm tính trực tiếp của hành vi. Theo ông tâm thế là cơ sở
của tính tích cực có chọn lọc, có định hướng của chủ thể là trạng thái trọn vẹn của
chủ thể, sẵn sàng tri giác các sự kiện và thực hiện các hành động theo hướng xác
định. Tâm thế là trạng thái vô thức xuất hiện khi có sự gặp gỡ của nhu cầu và tình
huống thoả mãn nhu cầu, quy định mọi biểu hiện của tâm lý và hành vi của các
nhân, giúp cá nhân thích ứng với điều kiện bên ngoài. Sau này, thuyết tâm thế đã
được các đồng nghiệp khác của ông phát triển, ứng dụng trong Tâm lý học tuyên
truyền. Dựa vào đó, người ta đưa ra khái niệm Tâm thế xã hội tương đương với
khái niệm Thái độ - Attitude để giải thích hành vi xã hội của con người.
- 9 -
Ngoài trường phái tâm thế, thái độ còn được nghiên cứu trong tâm lý học
nhân cách và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhà tâm lý học MỹV.N.Miasiev
đã đưa ra thuyết thái độ nhân cách coi nhân cách là một hệ thống thái độ. Ông là
một trong những người đặt nền móng cho Tâm lý học thái độ theo quan điểm
Macxit. Ông đã khẳng định cơ sở sinh lý học của thái độ có ý thức của con người
hiện thực là phản xạ có điều kiện. Dưới góc độ Tâm lý học,thì theo ông thái độ là
một trong những hình thức thể hiện tâm lý người, là điều kiện khái quát bên trong
các hành động của con người. Ông quy nhu cầu, hứng thú, tình cảm, tính cách, sự
đánh giá đều là thái độ. Ông coi tất cả các dạng hoạt động tâm lý hiểu theo nghĩa
rộng có thể xem là một dạng nào đó của thái độ như vậy điểm hạn chế của thuyết
này chính là chỗ xếp ngang hàng quan hệ xã hội với thái độ và nhận thức, xúc
cảm ý chí, thị hiếu, nét tính cách.
Nhà tâm lý hoc V.A. Iadov đã phát triển khái niệm tâm thế, đưa ra lý
thuyết hệ thống định vị điều chỉnh hoạt động xã hội của cá nhân , khắc phục các
sai lầm của các phương pháp nghiên cứu thái độ và tâm thế như chỉ nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm, trong nhóm nhỏ. Thuyết này đã đưa ra cách tiếp cận hệ
thống vào các công trình nghiên cứu thái độ . Theo thuyết này thì hành vi xã hội
của cá nhân dược điều chỉnh bởi hệ thống định vị (Tâm thế, tâm thế xã hội , xu
hướng cơ bản của hứng thú, hệ thống định hướng giá trị). Hệ thống định vị này
được xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao, điều chỉnh hành vi xã hội của cá nhân
tương ứng với các điều kiện hoạt động ngày càng được mở rộng và ổn định như
các định vị ở thứ bậc cao hơn sẽ quy định các định vị ở thứ bậc thấp hơn.
Gần đây khi nghiên cứu nhân cách như một phạm trù cơ bản của tâm lý
học, các nhà tâm lý học Xô viết đã đề cập tới thái độ sử dụng chủ quan của
nhân cách, sự hình thành thái độ chủ quan qua hoạt động và giao tiếp.
- 10 -
Ở Việt Nam cũng có các công trình nghiên cứu về thái độ . Thái độ là
khái niệm tâm lý khó xác định và gây nhiều tranh cãi, do đó cũng là khái niệm
được quan tâm nghiên cứu nhiều. Các tác giả đã nghiên cứu theo nhiều quan
điểm và hướng đi khác nhau nhằm : chỉ ra cấu trúc tâm lý của thái độ , mối quan
hệ giữa thái độ và hành vi, những yếu tố tác động tới thái độ,tuy nhiên phần lớn
lại tập trung nghiên cứu thái độ học tập của học sinh , sinh viên.Những nghiên
cứu này đã xác định được một số quan hệ cơ bản về vị trí vai trò của thái độ trong
hoạt động dạy và học tại các nhà trường . Đồng thời cũng đã khẳng định thái độ
học tập là bộ phận cấu thành , cũng là thuộc tính cơ bản của ý thức học tập , là
yếu tố qui định tính tự giác học tập và biểu hiện bằng cảm xúc và hành động
tương ứng. Có thể kể tới một số đề tài nghiên cứuvề thái độ như :
+ Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hoa :"Nghiên cứu thái độ đối
với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng mầm non Thanh
Hoá." Trong luận án , ngoài việc chỉ ra thái độ của sinh viên đối với việc rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm , tác giả đã làm rõ các mối quan hệ của thái độ và các
thuộc tính tâm lí khác của nhân cách như : ý thức , nhu cầu , hứng thú và đặc
biệt là với hoạt động.
+ Tác giả Lê Ngọc Lan đã có nghiên cứu về :"Quan hệ giữa khả năng tự
đánh giá phù hợp của học sinh với thái độ học tập và động cơ hoạt động."Trong
đó tác giả nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng tự đánh giá năng lực với
thái độ học tập. Khả năng đánh giá đúng sẽ dẫn tới một thái độ và động cơ học
tập đúng đắn. Thái độ , quan niệm của gia đình đối với việc học tập của con cũng
có ảnh hưởng nhiều tới thái độ và động cơ học tập.
+ Luận văn thạc sỹ của tác gỉa Lâm Thị Sang nghiên cứu :" Thực trạng thái
độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm Bạc
Liêu." Bên cạnh việc chỉ ra thực trạng thái độ của sinh viên với việc rèn luyện
- 11 -
nghiệp vụ sư phạm, tác giả đã tập hợp được nhiều quan hệ khác nhau về thái độ ,
chỉ ra được những đặc điểm , chức năng của thái độ.Ngoài ra còn có một số
nghiên cứu về thái độ học tập như :Tác giả Lê Thị Bừng với đề tài :"Tự đánh giá
thái độ học tập của sinh viên sư phạm trong điều kiện có phân cấp học bổng'.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Đức Hưởng ."Nghiên cứu thái độ học tập
của sinh viên đại học an ninh nhân dân"." Nghiên cứu về tính tích cực nhận thức
như là thái độ" của tác giả Nguyễn Ngọc Bảo . Ngoài ra còn có nghiên cứu :"vận
dụng các chỉ báo của Frank nghiên cứu tự đánh giá thái độ học tập môn Toán của
sinh viên sư phạm" của tác giả Đào Lan Hương.
Về phương pháp nghiên cứu thái độ , tác giả Trần Trọng Thuỷ có nghiên
cứu :" Phương pháp đo thái độ ,tinh thần trách nhiệm đối với lao động, sự thống
nhất về định hướng giá trị của tập thể học sinh"
Tóm lại: Đã có một số công trình nghiên cứu về thái độ ở Việt Nam, nhưng
phần lớn tập trung vào nghiên cứu thái độ học tập của học sinh ,sinh viên . Điều
đáng lưu ý ở đây là chưa có nghiên cứu nào đề cập tới thái độ đối với hiện tượng
sử dụng ma tuý nói chung và của trẻ em lang thang nói riêng. Vì vậy việc chọn
đề tài nghiên cứu thái độ đối với việc dùng ma tuý ở trẻ lang thang là cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt trong điều kiện hiện nay .
1.1.2 Nghiên cứu về vấn đề trẻ lang thang .
Đề tài của luận văn là nghiên cứu của trẻ lang thang trên địa bàn Hà nội
đối với vấn dề sử dụng ma tuý, do đó ngoài việc tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu
thái độ, cũng cần làm rõ các nghiên cứu vấn đề trẻ lang thang và thái độ của trẻ
lang thang đối với việc sử dụng ma tuý.
Đã có rất nhiều nghiên cứu, khảo sát về vấn đề trẻ lang thang của các tổ
chức phi chính phủ như UNICEF. Plan của các cơ quan làm công tác chăm sóc,
bảo vệ trẻ em của các viện nghiên cứu như viện nghiên cứu Thanh niên Như
- 12 -
nghiên cứu về đặc điểm của trẻ lao động sớm tại Thành phố Hồ Chí Minh của
Viện nghiên cứu Thanh niên, trong đó đã đề cập tới nguyên nhân, hoàn cảnh, kinh
tế xã hội và điều kiện lao động của trẻ lang thang lao động sớm.
Nghiên cứu về hành vi giao tiếp của trẻ lang thang do nhóm tác giả Viện
Khoa học Giáo dục kết hợp với Uỷ ban chăm sóc – bảo vệ trẻ em Hà Nội tiến
hành. Nghiên cứu này đã chỉ ra những đặc điểm trong quan hệ giao tiếp của trẻ
lang thang. Trên cơ sở đó đề ra những nội dung và biện pháp giáo dục hành vi
giao tiếp có văn hoá cho trẻ lang thang. Từ nghiên cứu này tác giả Hoàng Bích
Hường – chuyên viên UB bảo vệ chăm sóc trẻ em Hà Nội đã phát triển và bảo vệ
thành công Luận án tiến sĩ của mình.
Khảo sát về thực trang trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội do Unicep
tài trợ kinh phí năm 1998. Khảo sát này đã đợc tổng kết số trẻ, độ tuổi, trình độ
văn hoá, quê quán, giới tính, nghề nghiệp…. của trẻ lang thang tại địa bàn Hà
Nội.
Nghiên cứu xã hội học về tình trạng trẻ em lang thang sử dụng ma tuý do
Viện Nghiên cứu thanh niên tiến hành.
Khảo sát về tình trạng trẻ em lang thang và lao động sớm trên địa bàn
Quận Hai Bà Trưng do UB dân số – gia đình và trẻ em Quận Hai Bà Trưng thực
hiện với sự giúp đỡ về kinh phí của tổ chức nhân đạo Quốc tế Plan International .
Khảo sát này đã chỉ ra thực trạng về số trẻ em lang thang và lao động sớm trên
đại bàn Quận Hai Bà Trưng ( về độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, nghề nghiệp).
Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu chỉ tập trung tìm hiểu nguyên
nhân để trẻ đi lang thang , đặc điểm tâm lý của trẻ lang thang và tình trạng trẻ
lang thang phải lao động sớm hoặc có nguy cơ vướng vào các TNXH chứ chưa
đề cập tới thái độ của trẻ lang thang đối với vấn đề sử dụng ma tuý.
- 13 -
1.2.TÌNH TRẠNG TRẺ LANG THANG VÀ TRẺ LANG THANG TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI CÓ SỬ DỤNG MA TUÝ .
1.2.1.Một số vấn đề khái quát về tình hình trẻ lang thang trên địa bàn
Hà Nội .
Khái niệm trẻ lang thang thường được coi là những trẻ em phải kiếm
tiền bằng các hoạt động thường xuyên trên đường phố như đánh giày , bán
báo , nhặt rác trẻ lang thang là hậu quả của sự phân hoá giàu nghèo và quá trình
đô thị hoá nhanh chóng .Thực trạng trẻ lang thang ở nước ta ngày càng tănng
với tốc độ chóng mặt . Năm 1996 cả nước có 14.596 trẻ lang thang , tới
năm 1997 đã có 16.263 em và tới năm 2000 đã có khoảng 50 000 trẻ lang thang .
Số trẻ lang thang chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn .Theo số liệu
khảo sát của Bộ lao động thương binh và xã hội và UB Bảo vệ và chăm sóc trẻ
em thành phố Hà Nội thì số trẻ lang thang tại Hà Nội ngày càng tăng theo cấp
số nhân . Năm 1996 cả thành phố có 1054 em thì năm 1997 đã là 2772 em , và
tới năm 1999 là 4558 em và năm 2000 con số này đã là khoảng 6000 em .
Qua khảo sát số trẻ lang thang kiếm sống do nghèo đói là 46,2% ,do bố mẹ
ly dị , bạn bè rủ rê , do gia đình bỏ rơi là 53,8% .Số trẻ lang thang ở Hà Nội chủ
yếu có nguồn gốc xuất thân từ các tỉnh Thanh Hoá (21%), Hà tây(14%)và Nam
Định (9,4%), trong đó có hơn 27.000em liên tục ở Hà Nội .
-Xét về cơ cấu giới và độ tuổi thì số trẻ nam gần bằng số trẻ em nữ (nam
59%, nữ 47%) và độ tuổi chủ yếu là từ 12 đến16 tuổi (65,3%).
-Xét về trình độ văn hóa , đa số các em đều có trình độ văn hoá thấp, chỉ
học hết câp I (34%), cấp II(58%)và cá biệt có 4,7% trẻ mù trữ. Tuy nhiên 80% số
trẻ lang thang đã bỏ học hẳn, số còn lại được học trong các lớp học linh hoạt.
- 14 -
- Về cơ cấu nghề nghiệp có 24.2% giúp việc gia đình, có 24.2% làm nghề
đánh giầy, 11.2% bán hàng rong, 2.3% ăn xin (có giảm 3.9% so với năm 1997).
Số trẻ bán hàng rong và giúp việc gia đình, bán hàng chủ yếu là trẻ gái.
- Tỷ lệ trẻ em lang thang làm việc quá sức mình khá lớn:46.4% trẻ làm việc
trên 8 giờ/ngày, tập trung ở nhóm trẻ ngủ vỉa hè, chợ, bến xe. Tuy phải lao động
vất vả, nặng nhọc như vậy nhưng thu nhập của các em lại không cao, khoảng
44.2% có thu nhập thấp hơn 5.000 đồng/ngày. Mức thu nhập từ 5.000-10.000
đồng/ngày khoảng 41.2%, từ 10.000-20.000 đồng/ngày khoảng 6.1%, trên 20.000
đồng/ngày khoảng 0.8%. Tuy thu nhập của các em còn quá ít ỏi nhưng do nhu
cầu sinh hoạt thấp nên đa phần các em đủ ăn và một số còn để dành tiền giúp đỡ
gia đình. Phần đông các em có thu nhập sau khi đã trừ ăn uống còn lại 500
0đồng/ngày. Đây là mức thu nhập các em chấp nhận vì dẫu sao cũng không thể có
thu nhập như thể ở quê. Vì vậy khi hỏi nguyện vọng đã có 94.3% trẻ em muốn ở
lại Hà Nội và có việc làm ổn định.
Các em sống xa gia đình, ban ngày lang thang kiếm sống bằng đủ mọi nghề
trên đường phố, buổi tối thì ngủ ở nhà trọ, hoặc ngủ ở vỉa hè, bến tàu bến xe. Đa
số các em ngủ ở nhà trọ hay nhà chủ thuê làm việc (76.6%) số trẻ được thu hút
vào các mái ấm tình thương chỉ có 5.1%. Trẻ lang thang và trẻ vi phạm pháp luật
có ranh giới rất mỏng manh. Tuy nhiên theo thống kê, tỷ lệ trẻ em lang thang bị
mắc các tệ nạn xã hội chưa nhiều (11%) song cũng đáng báo động do môi trường
sống và làm việc của trẻ luôn tiếp xúc với các tệ nạn xã hội. Số trẻ hút thuốc lá là
8,6%, đánh cờ bạc 1,39%, sử dụng ma tuý: 0,4%, trộm cắp: 0,5%, số trẻ vi phạm
pháp luật và đã bị xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền, giam giữ là 3,3%.
Tóm lại số trẻ lang thang ở Hà nội ngày càng gia tăng và tập trung chủ yếu
là các nghề như đánh giầy, bán báo, bán hàng rong, giúp việc. Các em đều có
trình độ văn hoá thấp và có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Các em thường trọ và
- 15 -
làm việc ở những môi trường có nguy cơ cao, mắc phải các tệ nạn xã hội. Mặt
khác, các em ít có cơ hội tiếp xúc với các thông tin tuyên truyền, giáo dục về
quyền trẻ em, và về các tệ nạn xâm hại đến trẻ em. Vì vậy đã có một số các em đã
tham gia vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc và đặc biệt là sử dụng, vận
chuyển, mua bán chất ma tuý.
2.2.2 Những kết luận bƣớc đầu:
- Tình hình trẻ lang thang kiếm sống ngày càng gia tăng theo cấp số nhân.
Các trẻ em lang thang trên dịa bàn Hà Nội chủ yếu sống và làm việc trong những
môi trường có nguy cơ cao tham gia vào các tệ nạn xã hội.
- Tình hình thanh thiếu niên sử dụng ma tuý ngày càng gia tăng và đã có
một số trẻ lang thang tham gia vào việc sử dụng, mua bán, vận chuyển ma tuý.
1.3. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3.1 Khái niệm về thái độ:
A. Một số khái niệm về thái độ:
Ngay từ năm 1935, trong "Sổ tay Tâm lý học xã hội", G.W. Allport đã cho
rằng khái niệm thái độ là khái niệm phân biệt nhất và quan trọng nhất trong tâm
lý học hiện đại Mỹ.
Có rất nhiều định nghĩa về thái độ. Năm 1935 trong một bài viết tổng kết
các nghiên cứu về thái độ, Allport đã liệt kê ra 17 định nghĩa về thái độ trong
tiếng Anh từ "thái độ" là Attitude và được dịch là tư thế - thái độ. Trong đời
thường khái niệm: "thái độ" được dùng gần với nghĩa" mối quan hệ" dùng để dự
báo hay giải thích hành vi của con người như " thái độ học tập"," Thái độ nghiêm
túc". Trong tâm lý học khái niệm "thái độ" có một ý nghĩa chặt chẽ hơn và có lịch
sử nghiên cứu khá lâu. Sự cố gắng của các nhà tâm lý học trong các nghiên cứu
về thái độ nhằm hiểu rõ, dự đoán, kiểm soát và thay đổi thái độ, hành vi của con
người. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng thái độ là một khái niệm tâm lý học khó
xác định một cách chính xác. Chính vì vậy mặc dù được nghiên cứu nhiều, nhất là
- 16 -
về mặt xã hội nhưng những thang bậc đo lường thái độ còn gây ra nhiều tranh
cãi.G.W.Allport cho rằng"Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần
kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, sử dụng sự điều chỉnh hoặc ảnh hưởng
năng động trong phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà
nó có mối quan hệ".
Như vậy trong định nghĩa này Allport đã quy thái độ về trạng thái sẵn sàng
về mặt tâm thần kinh cho hoạt động của chủ thể, thái độ là sự định hướng, chuẩn
bị cho hoạt động của chủ thể? Theo quan niệm này thì một thái độ tích cực đối
với việc phòng tránh ma tuý của một cá nhân sẽ làm cho cá nhân đó có thiên
hướng tham gia tích cực vào các hoạt động mà ở đó thái độ tích cực trên được thể
hiện.
Đồng tình với quan niệm trên, Newcome cho rằng thái độ bao giờ cũng có
đối tượng cụ thể. Thái độ của một cá nhân là “thiên hướng, hành động, nhận thức,
tư duy, cảm nhận của chủ thể với khách thể có liên quan”. Định nghĩa này cũng
quy thái độ về sự sẵn sàng phản ứng.
Uznatze cũng cho rằng thái độ là trạng thái sẵn sàng hướng tới một hoạt
động nhất định, là cơ sở của tính tích cực có sự lựa chọn của chủ thể. Theo ông
thái độ là phản ứng cơ bản đầu tiên của chủ thể đối với tác động của tình huống,
trong đó chủ thể phải đặt ta và giải quyết nhiệm vụ. Thái độ là trạng thái toàn vẹn
nhất định của chủ thể, không phải là nội dung riêng nào đó của tâm lý bị tách rời
khỏi các trạng thái tâm lý khác. Theo ông, tâm thế hay thái độ chỉ xuất hiện khi
có nhu cầu và hoàn cảnh thoả mãn nhu cầu. Cá nhân chỉ có thái độ đối với một
đối tượng nào đó khi anh ta có nhu cầu với đối tượng đó và ở trong hoàn cảnh có
thể thoả mãn nhu cầu đó.
Cho dù có nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ do sự khác nhau khi xuất
phát, nhưng những quan điểm trên đều khẳng định:
- 17 -
*Thái độ là trạng thái tinh thần có tính chất đặc trưng của con người.
*Thái độ thể hiện sự sẵn sàng phản ứng và là trạng thái luôn gắn bó với
một đối tượng, một tình huống nào đó có liên quan tới chủ thể.
* Thái độ có được dựa trên kinh nghiệm có trước.
*Thái độ có chức năng điều khiển, tác động tới hành vi con người.
Qua những quan điểm ,định nghĩa nói trên theo chúng tôi quan niệm thì
thái độ là trạng thái tâm lý của cá nhân về một đối tượng nào đó quy định tình
sẵn sàng biểu hiện hành động của cá nhân theo một hướng nhất định nào đó .
B. Những đặc điểm cơ bản của thái độ:
Theo các nhà tâm lý học, không phải tất cả các thái độ đều giống nhau mà
giữa các chủ thể khác nhau có thái độ khác nhau về cùng một đối tượng, hoặc
cùng một chủ thể nhưng lại có thái độ rất khác nhau về các đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên mỗi thái độ đều có những đặc điểm quan trọng như sau:
Tính phân cực: Thái độ với cùng một đối tượng nhưng với các chủ thể
khác nhau, mỗi người có thể có thái độ hoặc tiêu cực, ủng hộ hay phản đối.
Tính mức độ: ủng hộ hay phản ứng đối nhiều hay ít. Một nhóm chủ thể
cùng có thái độ ủng hộ với đối tượng nào đó, nhưng mức độ nhiều hay ít ở một
chủ thể lại rất khác nhau.
Cƣờng độ: Có liên quan tới tính mức độ và sự thể hiện hành vi. Một chủ
thể có cường độ thể hiện thái độ tích cực đối với đối tượng càng nhiều thì mức độ
ủng hộ anh ta càng lớn.
Tính vững chắc: Nhiều nghiên cứu cho thấy các thành tố (nhận thức, cảm
xúc, hành vi) có sự liên hệ khá vững chắc với nhau về mặt trị số.
Tính nổi trội: Mỗi chủ thể có nhiều thái độ với các đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên có những thái độ về đối tượng nào đó nổi trội hẳn lên và khiến chủ thể
- 18 -
đó luôn có xu hướng thể hiện thái độ đó ra ngay cả trong hoàn cảnh không có liên
quan tới đối tượng.
- 19 -
1.3.2. Khái niệm trẻ lang thang.
A. Khái niệm trẻ em:
Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em được liên hợp quốc thông qua năm
1959 thì trẻ em được quy định là “ những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật
pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi vị thành niên sớm hơn”.
Luật pháp củaViệt Nam quy định trẻ em là những công dân Việt Nam dưới
16 tuổi.
a. Khái niệm trẻ lang thang: Trẻ lang thang được hiểu là trẻ em phải
kiếm sống hàng ngày trên đường phố như bán báo, đánh giầy, nhặt rác, ăn xin
Trẻ lang thang bao gồm 3 nhóm:
• Các em bị bỏ rơi, không bố mẹ, gia đình. Các em sống theo băng nhóm,
ăn ngủ trên đường phố.
• Có em hàng ngày kiếm sống trên đường phố, song vẫn có liên hệ với
gia đình.
• Có em ban ngày lang thang trên đường phố, tối lại về với gia đình.
1.3.3. Khái niệm về ma tuý và các chất gây nghiện
Ma tuý là một chât độc gây nghiện tác hại tới hệ thần kinh, tạm thời gây
kích thích tạo cảm giác sảng khoái, kích động tình dục, nhưng sau đó suy kiệt,
khép kín cảm giác, tri giác, cản trở học tập và phát triển trí tuệ cuối cùng
thường là dẫn chủ thể tới tai nạn, phạm tội.
Các chất ma túy thƣờng gặp là :
+Heroin : hay bạch phiến , chất bột trắng kết tinh gây nghiện ,chiết xuất từ
cây thuốc phiện (morphin) đầu tiên được dùng để giảm đau và an thần . Bắt
nguồn từ chữ Hi Lạp Hero nghĩa là anh hùng ,vì nó tạo cảm giác hùng mạnh hân
hoan .
- 20 -
+Cocain: chất kết tinh có vị đắng lấy từ lá cây Coca có tác dụng gây tê cục
bộ và gây kích thích . Ngày nay còn được điều chế thành Crack ,một chất ma túy
có tác dụng cao hơn gây nghiện rất mạnh đang lan tràn trong khắp thành phố Mĩ
.Cocain có tác dụng mạnh ,gây nghịên hơn Heroin.
+Cần sa: lá và hoa cây cần sa được quấn hút như thuốc lá, có tác dụng gây
ảo giác ,được ưa chuộng trong giới sinh viên đại học các nước ,cũng như ở nước
ta các quầy rong đã bán thuốc hút bồ đà cho học sinh phổ thông và cả trẻ nhỏ
dưới 15 tuổi .
+Bụi thiên thần: tiếng lóng của Phecyclidine, một loại an thần dùng cho
gia súc và cũng dùng cho người để gây ảo giác .
+LSD: viết tắt của Lyergic Acia Điethylamie, là một chất kết tinh cho cảm
giác lâng lâng rất mạnh ,gây ảo giác và tâm thần hoang tưởng .
Các chất ma túy trực tiếp hoặc gián tiếp gây hại cho não và thần kinh ,
riêng Methadone ,chất cùng họ với Heroin còn gây tác hại cho xương ,tủy xương
gây tình trạng suy kiệt Canxy nghiêm trọng .Các chất ma túy có tác dụng gây
nghiện rất mạnh , chỉ dùng một vài lần đã có thể mắc nghiện và rất khó cai . Một
số thuốc an thần, giảm đau ,gây ngủ ,xoa dịu lo lắng căng thẳng thần kinh, tâm
thần được sử dụng một cách phổ biến lâu dài ,hoặc lạm dụng đều có thể mắc
nghiện và gây hại không kém gì ma túy . Có một số loại còn
được dùng chung với ma túy để tăng cảm giác mạnh. Có thể kể như:
Valium, Diazepam, Librum, Phenobarbital, Binoctal, Imenoctal.
1.3.4 Khái niệm sử dụng ma tuý
Khi nói về việc sử dụng ma tuý người ta thường nói tới ba cấp độ như sau :
Sử dụng ma tuý với mục đích chữa bệnh theo sự chỉ dẫn kê đơn của bác sỹ ,lạm
dụng ma tuý , nghiện ma tuý .
- 21 -
Sử dụng ma tuý là việc dùng ma tuý với mục đích chữa bệnh, đúng liều
lượng, đúng lúc theo sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. Việc sử dụng như vậy có lợi
cho sức khoẻ người dùng.
Lạm dụng ma tuý là sự sử dụng ma tuý một cách quá liều vào mục đích
tiêu khiển
Nghiện ma tuý là hiện tượng phụ thuộc cả về thể xác và tinh thần vào ma
tuý do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn đến mất khả
năng kiểm soát bản thân ở người nghiện, gây hại cho cá nhân và xã hội.
Trong luận văn này chúng tôi đề cập tới việc dùng ma tuý theo nghĩa là sử
dụng ma tuý với mục đích tiêu khiển và gây nghiện .
1.4. CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA THÁI ĐỘ
1.4.1 Thành tố nhận thức
Nhận thức là kiến thức của cá nhân về đối tượng của thái độ, cho dù kiến
thức đó có đúng hay không.
Nhận thức bao gồm quan điểm và lòng tin của chính ta về đối tượng, cho
phép ta xác định trước mặt ta là gì. Nhận thức là một quá trình và quá trình này
thường gắn với một mục đích nào đó. Vì vậy có thể nói nhận thức là một hoạt
động, và là hoạt động phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động nhận thức trải
qua 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) và nhận thức lý trí (tư
duy, tưởng tượng). Nhận thức cảm tính cho ta biết về những thuộc tính bên ngoài
của sự vật. Nhận thức lý tính cho ta biết bản chất của sự vật. Trí nhớ là quá trình
trung gian giữa 2 quá trình nhận thức. Trí nhớ lưu giữ các kết quả của cảm giác
và tri giác. Nhờ đó nhận thức phân biệt được các tác động trước và sau để có thể
ứng xử thích hợp tức thì với hoàn cảnh sống. Nhận thức đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành thái độ. Có thể nói thái độ được hình thành trên cơ sở nhận
- 22 -
thức đối tượng. Người ta sẽ không có thái độ đối với một đối tượng nào đó nếu
như không có những hiểu biết về đối tượng đó.
Nhận thức về thực chất là quá trình lĩnh hội ,ở đây không đơn giản là sự
tiếp nhận mà còn có cả quá trình nhận biết điều tra, khám phá ra bản chất của vấn
đề. Nhờ những tri thức có được về đối tượng mà chủ thể có cảm xúc, đánh giá về
đối tượng đó. Từ những nhận thức và tình cảm đó, chủ thể sẽ xác định được cách
ứng xử với đối tượng. Quá trình lĩnh hội này phụ thuộc rất nhiều vào các đặc
điểm nhân cách của cá nhân. Loại hình thần kinh, khả năng tư duy, ghi nhớ tái
hiện, khả năng phân tích logic của mỗi người đều khác nhau và dẫn tới sự sâu sắc
của bản chất sự vật hay chỉ là nhận thức cảm tình bề ngoài trước cùng một sự vật
hiện tượng.
Những đặc điểm khác nhau về khí chất cũng sẽ tạo nên sự khác nhau trong
hứng thú hoạt động, hứng thú tìm hiểu khám phá ra bản chất sự vật, hiện tượng.
Người có hứng thú sẽ có sự tìm tòi khám phá ra bản chất sự vật hiện tưượng. Như
vậy họ sẽ nhận thức sâu và đúng đắn hơn về sự vật, hiện tượng.
Thái độ được hình thành bởi các thông tin. Muốn có nhận thức về một đối
tượng nào đó thì chủ thể phải có những thông tin về đối tượng đó. Một người sẽ
không thể có thái độ về đối tuợng nào đó nếu người đó không biết được hoặc biết
rất ít về khách thể đó. Nếu một người chưa có hiểu biết gì về tác hại của ma tuý
hoặc chưa bao giờ được tiếp xúc với các thông tin tuyên truyền về tác hại của ma
tuý thì anh ta sẽ không có thái độ với nó. Nhưng khi anh ta được cung cấp thông
tin về tác hại của ma tuý và căn bệnh này tức là đã có nhận thức về nó, thì anh ta
sẽ có thái độ đúng trong việc quyết tâm tự ngăn cản mình không bị lôi kéo các tác
động xấu của ma tuý. Thái độ này có thể là tích cực hay tiêu cực, nhưng rõ ràng
đã có sự nhận thức, đánh giá - tức là đã có thái độ với vấn đề này.
- 23 -
Đối với mọi người nguồn thông tin chính thức qua các phương tiện thông
tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành thái độ, dư luận xã hội
cũng như thay đổi hành vi. Những thông tin cung cấp cho chủ thể sự nhận thức về
khách thể, từ đó xuất hiện những tình cảm, sự đánh giá, có định hướng ban đầu
vào khách thể và từ đó có thái độ tích cực hay tiêu cực. Tác động của thông tin tới
việc thay đổi thái độ và hành vi của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
thông tin ,cách thức mà nó được truyền đi cũng như đối tượng thông tin
nhiều người nhất trí cho rằng các thông tin được thiết kế cho các nhóm đối
tượng nhất định thường là có hiệu quả hơn so với khi nó dành cho cá nhóm đối
tượng chung chung .Để có thái độ với việc sử dụng ma tuý, nhóm trẻ lang thang
trên địa bàn Hà Nội có thể sử dụng những nguồn thông tin sau:
• Nguồn thông tin phổ thông đại chúng (báo, đài, ti vi)
• Nguồn thông tin tuyên truyền, cổ động (tờ rơi, áp phích, panô quảng
cáo, các buổi tuyên truyền).
• Nguồn thông tin cá nhân (gia đình, bạn bè, người quen)
• Nguồn thông tin kinh nghiệm thực tế (cá nhân đã sử dụng ma tuý)
Từ các nguồn thông tin, cá nhân có nhận thức rõ hơn về việc sử dụng ma
tuý và có thái độ đối với việc sử dụng ma tuý.
1.4.2.Thành tố xúc cảm, tình cảm
Xúc cảm, tình cảm là một hình thức đặc thù của sự phản ánh hiện thực
khách quan vào trong não con người qua các thể nghiệm biểu hiện thái độ của chủ
thể đối với các sự vật và hiện tượng của hiện thực xung quanh đối với cái mà họ
nhận thức và hành động. Xúc cảm và tình cảm đều là những thể nghiệm có liên
quan qua lại mật thiết, song giữa xúc cảm và tình cảm có những điểm khác nhau.
- 24 -
Xúc cảm là một trạng thái cụ thể của tình cảm và phụ thuộc vào từng hoàn cảnh
cụ thể.
Cảm xúc diễn ra thường kèm theo các biến đổi nhất định về cơ thể. Cảm
xúc liên quan tới việc thoả mãn nhu cầu của cơ thể, nhưng lại bị chi phối bởi các
điều kiện xã hội. Do đó có thể nói cảm xúc của người về bản chất về bản chất
khác rất xa cảm xúc bản năng của loài vật. Tình cảm là sự phản ánh khái quát của
cảm xúc và được bộc lộ bằng nhiều cảm xúc khác nhau hay thể hiện ở hành vi
bên ngoài. Tình cảm cũng liên quan tới việc thoả mãn nhu cầu, tuy nhiên lại
mang tính ổn định tiềm tàng và lắng sâu hơn xúc cảm. Tuy có sự khác nhau như
vậy song xúc cảm, tình cảm đều là những rung cảm của cá nhân đối với đối
tượng, và trong xúc cảm tình cảm thì các đặc điểm bản chất của cá nhân được bộc
lộ rõ hơn trong các quá trình nhận thức.
Xúc cảm, tình cảm mang tính phân cực và mềm dẻo. Mỗi xúc cảm, tình
cảm đều có những rung cảm đối lập và giữa hai cực đối lập đều có vô số những
bước chuyển tiếp.
Tính lây lan cũng là một nét đặc trưng của xúc cảm, tình cảm.
Rung cảm của người này thường có tác động và ảnh hưởng tới rung
cảmcủa người khác, nhất là trong nhóm nhỏ có nền văn hoá giống nhau.
Quá trình hưng phấn và ức chế là cơ sở sinh lý của xúc cảm, tình cảm.Mọi
rung động qua lại lẫn nhau của các vùng vỏ não và các bộ phận trong cơ thể, nhất
là hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ 2. Hệ thống nay có tác dụng điều chỉnh,
kiềm chế hoặc kích thích mọi xúc cảm, tình cảm của con người.
Xúc cảm, tình cảm là những rung cảm của cá nhân đối với một đối tượng,
và có sự liên quan chặt chẽ tới các quá trình sinh lý. Vì vậy sự biểu hiện ra ngoài
của xúc cảm, tình cảm phụ thuộc phần nào vào kiểu hình thần kinh, nhưng lại có
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện và hoàn cảnh xã hội, lịch sử. Đó là do xúc cảm,