Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Pháp tại các trường Trung học phổ thông Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 120 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
*&*


NGUYỄN THỊ OANH


MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG PHÁP TẠI CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẮC
GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Đức


HÀ NỘI- 2006






5
MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
3
Những cụm từ viết tắt
4
MỞ ĐẦU
7
1. Lý do chọn đề tài
7
2. Mục đích nghiên cứu
9
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
9
4. Giả thuyết khoa học
9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
10
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
10
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
10
8. Cấu trúc của đề tài
10
CHUƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. S¬ l-îc lÞch sö cña vÊn ®Ò nghiªn cøu
11

2. Một số khái niệm cơ bản.
14
2.1. Quản lý
14
2.2. Phát triển
17
2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên
19
2.4. Quản lý phát triển
20
2.5. Quản lý nguồn nhân lực
21
2.6. Giáo viên và đội ngũ giáo viên
24
3. Quản lý và quản lý nhân sự trong giáo dục

3.1.Chức năng của quản lý
27
3.2.Nội dung quản lý
29
3.3.Phƣơng pháp quản lý
30
3.4.Quản lý nhân sự trong giáo dục
32
3.5.Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
33
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÔNG




6
TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG PHÁP TỈNH BẮC
GIANG
1. Khát quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế- Chính trị - Văn hoá -
Xã hội của tỉnh Bắc Giang
39
2. Khái quát sự nghiệp phát triển giáo dục THPT của tỉnh Bắc
Giang
40
3.Thực trạng hoạt động dạy học và đội ngũ giáo viên dạy tiếng
Pháp tại các trường THPT tỉnh Bắc Giang.
42
3.1. Nhận thức của học sinh và phụ huynh học sinh, của xã hội về tiếng
Pháp
42
3.2. Mạng lƣới các cơ sở dạy học tiếng Pháp ở các trƣờng THPT và ở
Bắc Giang
44
3.3. Qui mô, số lƣợng học sinh THPT học tiếng Pháp
50
3.4. Loại hình đào tạo và các điều kiện bảo đảm(giáo viên, cơ sở vật
chất)
51
3.5. Chất lƣợng dạy- học tiếng Pháp ở các trƣờng THPT
54
4. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên dạy tiếng Pháp
bậc THPT tỉnh Bắc Giang.
56
4.1. Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý
56

4.2.Chính sách, chế độ.
57
4.3. Cơ chế tuyển dụng, sử dụng
58
4.4. Đào tạo, bồi duỡng
59
5. Đánh giá chung (SWOT): Mạnh- Yếu- Thời cơ- Thách thức
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG PHÁP Ở CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH
BẮC GIANG
62
1. Cơ sở và các nguyên tắc đề xuất biện pháp
66
1.1. Một số quan điểm của Đảng và của ngành GD&ĐT trong sự
nghiệp CNH-HĐH.
67
1.2. Định hƣớng phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Pháp của tỉnh Bắc
Giang
68


7
1.3. Các nguyên tắc
71
2.Một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiếng Pháp ở các
trường THPT Bắc Giang

2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách giáo viên tiếng Pháp.
2.2. Lập kế hoạch phát triển cho đôi ngũ giáo viên tiếng Pháp ở BG.
72

74
2.3. Tổ chức bồi dƣỡng thƣờng xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho
đội ngũ giáo viên tiếng Pháp ở Bắc Giang.
76
2.4. Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học tiếng Pháp ở trƣờng THPT
82
2.5. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện nâng cao trình
độ và chất lƣợng chuyên môn đội ngũ giáo viên.
87
2.6. Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá chất lƣợng chuyên môn và khen
thƣởng đội ngũ giáo viên tiếng Pháp.
89
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp
92
3.1. Tổ chức thực hiện đồng bộ và phối hợp giữa các biện pháp.
92
3.2. Khảo nghiệm tính hiện thực và tính khả thi của một số biện pháp
quản lý đội ngũ giáo viện dạy tiếng Pháp.
94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
96
2. Khuyến nghị
98
2.1. Với Bộ GD&ĐT

2.2. Với các cấp quản lý GD&ĐT địa phƣơng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

100
PHỤ LỤC
103








4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
THPT
THCS
THCN
DN
QLGD
QLPT
NNL
BD
CTBDGV
KT- XH
CNH- HĐH
CNXH
GVTP
ĐNGV
PPGD

GD&ĐT
UBND
NXB
SPNN
Viết đầy đủ
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Trung học chuyên nghiệp
Dạy nghề
Quản lý giáo dục
Quản lý phát triển
Nguồn nhân lực
Bồi dưỡng
Công tác bồi dưỡng giáo viên
Kinh tế- Xã hội
Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
Chủ nghĩa xã hội
Giáo viên tiếng Pháp
Đội ngũ giáo viên
Phương pháp giảng dạy
Giáo dục- Đào tạo
Uỷ ban nhân dân
Nhà xuất bản
Sư phạm ngoại ngữ





8

MỞ ĐẦU
1-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang bƣớc vào những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của nền
văn minh trí tuệ, xã hội thông tin và kinh tế tri thức- thế kỉ của hội nhập khu
vực và quốc tế. Trong mối quan hệ toàn cầu hoá, đa phƣơng hoá thì lợi thế
cũng nhƣ những hạn chế của một dân tộc, một đất nƣớc luôn luôn ảnh hƣởng
trực tiếp đến vị thế của dân tộc đó trên phạm vi toàn thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã dạy” Một
dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh cũng từng
khẳng định” Lợi thế sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực trí tuệ
cao”. Xác định đƣợc vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của Giáo dục và Đào
tạo trong thời kì đổi mới đất nƣớc, Nghị quyết TW 4 khoá VII và Nghị quyết
TW 2 khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ:” Chất lƣợng và hiệu
quả giáo dục và đào tạo phụ thuộc chủ yếu vào việc xây dựng một đội ngũ
giáo viên năng động, sáng tạo, tinh thông nghề nghiệp, có năng lực và phẩm
chất cách mạng vững vàng”.
Trong những năm qua, chúng ta đă đạt đuợc những thành tựu quan trọng
trong sự nghiệp đổi mới, cùng với những thành công về chính sách đối ngoại,
Việt Nam hiện nay đã sẵn sàng và vững bƣớc trong giai đoạn mới, giai đoạn
mà Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào các thể chế và hoạt động đa phƣơng
với tƣ cách là một chủ thể chứ không phải là một khán giả trong các cuộc hội
họp quốc tế lớn. Chính vì vậy mà việc sử dụng thành thạo một hay nhiều
ngoại ngữ có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự hợp tác, phát triển của đất
nƣớc. Chƣa bao giờ nhu cầu học tập, nghiên cứu ngoại ngữ lại cấp thiết nhƣ
hịện nay. Chúng ta không còn bằng lòng khi chỉ biết có tiếng mẹ đẻ, chỉ giao
tiếp trong một cộng đồng duy nhất, cùng với tiếng Anh, tiếng Pháp là một
trong 6 ngôn ngữ chính thức và một trong 2 ngôn ngữ làm việc của Liên hiệp
quốc. Việt Nam nằm trong một khu vực chủ yếu sử dụng tiếng Anh, việc sử
dụng tiếng Anh là một yêu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại



9
hoá đất nƣớc. Việc sử dụng tiếng Pháp -Một di sản văn hoá tích cực- bên
cạnh tiếng Anh và các ngoại ngữ khác góp phần mở rộng khả năng của Việt
Nam trong việc hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật và trao đổi văn hoá với bên
ngoài. Phát triển giảng dạy tiếng Pháp sẽ tạo cho lớp trẻ Việt Nam tìm thấy
một“ Lợi thế bổ sung” trong chính sách đối ngoại, tự chủ, rộng mở, đa
phƣơng hoá và đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, vì hoà bình, độc lập, phát
triển, góp phần nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam, đánh dấu
bƣớc trƣởng thành trong hoạt động quốc tế của nƣớc ta.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngoại ngữ trong thời kỳ đổi mới của
đất nƣớc, những năm qua, trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, nhất là đào
tạo ngoại ngữ- chìa khoá của sự hội nhập và phát triển- đã đặc biệt đƣợc
quan tâm. Cùng với tiếng Anh, tiếng Pháp( với ƣu thế riêng của mình) đã hiện
diện ở các cấp học trong hệ thống Giáo dục quốc dân: Trong các lớp song ngữ
(Classes billingues), ở các trƣờng tiểu học(Ecoles primaires), THCS(
Collèges), THPT( Lycées) và trong các trƣờng Đại học( Universités). Chƣơng
trình giảng dạy tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp(Programme de l’enseignement
intensif du/ en francais) có ở mọi miền của đất nƣớc, từ miền Bắc đến miền
Nam.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi với cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội còn thấp. Trình độ dân trí cũng nhƣ nguồn thu nhập ngân
sách còn nhiều hạn chế và điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến sự nghiệp GD-
ĐT của tỉnh nhà. Trên thực tế việc đầu tƣ cho giáo dục nói chung và bộ môn
ngoại ngữ nói riêng còn rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, thói quen suy nghĩ rằng
môn ngoại ngữ không quan trọng, đến tiếng mẹ đẻ còn chƣa thông thì cần gì
đến dạy và học ngoại ngữ ăn sâu, cắm chặt vào đầu ngƣời dân ngay cả với
một số lãnh đạo đã ảnh hƣởng không ít tới các nhà quản lý, đến đội ngũ giáo
viên giảng dạy ngoại ngữ ở các trƣờng THPT.
Nhƣ vậy nâng cao chất luợng dạy học môn ngoại ngữ là một nhu cầu

cấp thiết đòi hỏi các nhà quản lý phải có các biện pháp tích cực tác động đến


10
giáo viên dạy bộ môn này để họ thực sự là những nhà sƣ phạm vừa có tâm,
vừa có trí, làm cho” ngọn lửa” còn đang tiềm ẩn trong mỗi học sinh sẽ rực
sáng lên nhƣ ánh đèn trong đêm hội hoa đăng.
Tất cả những yếu tố trên chính là lý do khiến tôi chọn: “Một số biện
pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Pháp tại các trường
trung học phổ thông tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu .

2-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý giáo dục, thực trạng
công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
dạy ngoại ngữ, đề xuất một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
dạy tiếng Pháp, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học tiếng Pháp nói
riêng và môn ngoại ngữ nói chung tại tỉnh Bắc Giang.

3-KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn tiếng Pháp ở các trƣờng THPT tỉnh Bắc Giang.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác quản lý đội ngũ giáo viên dạy tiếng Pháp tại các trƣờng THPT
tỉnh Bắc Giang.

4- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chất lƣợng dạy và học tiếng Pháp ở Bắc Giang còn nhiều hạn chế và bất
cập do những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nếu tìm ra
nguyên nhân và đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý phù hợp, sẽ góp phần
khắc phục, hạn chế yếu kém, phát triển đội ngũ giáo viên, nâng cao chất

lƣợng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiếng Pháp qua đó góp phần nâng
cao chất lƣợng GD-ĐT ở Bắc Giang, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời kỳ đổi


11
mới, hội nhập khu vực và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay của
đất nƣớc.

5-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định
triển khai các nhiệm vụ sau:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý giáo dục nói chung và quản
lý phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng.
5.2.Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý đội ngũ giáo
viên dạy tiếng Pháp tại các trƣờng THPT tỉnh Bắc Giang
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Pháp
các trƣờng THPT tỉnh Bắc Giang

6- PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đội ngũ giáo viên tiếng Pháp các trƣờng THPT tỉnh Bắc Giang trong 3
năm lại đây.

7- CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.3. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia
7.4. Phƣơng pháp thống kê toán học

8- CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chƣơng:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
- Chương 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý đội ngũ
giáo viên dạy tiếng Pháp tại các trƣờng THPT tỉnh Bắc Giang.


12
- Chương 3: Một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng
Pháp ở các trƣờng THPT tỉnh Bắc Giang.

CHUƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thực tiễn lịch sử loài ngƣời cho thấy, từ khi con ngƣời biết hợp sức nhau
lại để tự vệ hoặc mƣu sinh thì bên cạnh lao động chung của mọi ngƣời đã xuất
hiện nhƣ một tất yếu khách quan những hoạt động tổ chức, phối hợp, điều
khiển vv. Hoạt động của mọi ngƣời nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu chung đã
định. Khi nghiên cứu về hiện trong này C. Mác đã viết:“ Bất cứ lao động xã
hội hay cộng đồng trực tiếp nào, được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều
cần một chừng mực nhất định đến sự quản lý, quản lý xác lập sự tương hợp
giữa công việc cá thể và hoàn thành chức năng chung xuất hiện trong sự vận
động của các bộ phận riêng rẽ của nó” (1; tr 58). Nghiên cứu về khoa học
quản lý chúng ta đều nhận thấy khoa học quản lý có lịch sử lâu đời và phong
phú, với những học thuyết quản lý đƣợc hình thành từ các yếu tố kinh tế, văn
hoá, xã hội khác nhau. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi xin điểm qua một
số tác giả các học thuyết tiêu biểu, đặc biệt là các học thuyết còn ảnh hƣởng
tới ngày nay.
*Tư tưởng quản lý phương Đông cổ đại: Ở phƣơng Đông cổ đại, nhất là
ở Trung Hoa và Ấn độ đã sớm xuất hiện những tƣ tƣởng về quản lý. Đó là

những tƣ tƣởng về đức trị của Khổng Tử( 551- 479 TCN); Mạnh tử( 372- 289
TCN); và pháp trị của Hàn Phi Tử( 280- 233 TCN) mà theo đánh giá của
nhiều nhà nghiên cứu hiện đại những tƣ tƣởng này vẫn còn ảnh hƣởng sâu sắc
và đậm nét trong phong cách quản lý và văn hoá của nhiều nƣớc Châu Á, nhất
là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên Trong các học thuyết về
quản lý phƣơng Đông cổ đại Khổng Tử, Mạnh Tử và một số ngƣời khác chủ


13
trƣơng dùng “ Đức trị” để cai trị dân. Các học thuyết của Khổng Tử là học
thuyết trị quốc, quản lý đất nƣớc lấy chữ “ Nhân” làm cốt lõi. Còn Hàn Phi
Tử, Thƣơng Ƣởng( 390- 338 TCN) và một số ngƣời khác lại chủ trƣơng quản
lý xã hội bằng“ Pháp trị”( tức là bằng quyền lực, bằng pháp luật). Nếu loại bỏ
những yếu tố cực đoan tàn nhẫn trong học thuyết pháp trị của ông sẽ còn
trong đó những tƣ tƣởng rất sắc bén về thực tế, những biện pháp quản lý có
tính khả thi.
*Tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại: Điển hình là Xôcrat và Platôn.
vào cuối thế kỷ IV- III TCN nhà triết học nổi tiếng Xôcrat trong tập nghị luận
của mình viết rằng: Những ngƣời nào biết cách sử dụng con ngƣòi sẽ điều
khiển công việc, hoặc cá nhân hay tập thể một cách sáng suốt. Trong khi
những ngƣời không biết làm nhƣ vậy sẽ mắc sai lầm trong việc tiến hành cả
hai công việc này.
Tƣ tƣởng về quản lý con ngƣời và những yêu cầu về ngƣời đứng đầu- cai
trị dân còn tìm thấy trong quan điểm của triết học Hy Lạp Plantôn( 427-347).
Theo ông, muốn trị nƣớc phải biết đoàn kết dân lại, phải vì dân. Ngƣời đứng
đầu phải ham chuộng hiểu biết, thành thật, tự chủ, biết điều độ, ít tham vọng
về vật chất và đặc biệt là phải đƣợc đào tạo kỹ lƣỡng. Vào thế kỷ thứ XVI ở
phƣơng Tây có những nhà nghiên cứu về quản lý tiêu biểu nhƣ:
F.Taylor(1771- 1858) Charles Babbage( 1792- 1871); F.Taylor ( 1856- 1951)
ngƣời đƣợc coi là“ Cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học”; H. Fayol(

1841- 1925); Enton Mayol( 1880-1949); M. Folet …
Do những lợi ích lớn lao của quản lý mà cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
xuất hiện hàng loại công trình với nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý.
Kết quả của những công trình nghiên cứu đã góp phần làm cho khoa học quản
lý ngày càng hoàn thiện.
Các nhà nghiên cứu đã quan tâm giải quyết vấn đề: Quản lý là gì? Bản
chất của hoạt động quản lý. Tính khoa học và nghệ thuật quản lý. Những


14
động cơ nào dễ thúc đẩy một tổ chức phát triển? Làm thế nào để phân tích đ-
ƣợc các sự kiện và các hoạt động trong quản lý thực hành?
*Ở phƣơng Tây: Các nhà nghiên cứu có đóng góp tiêu biểu nhƣ: Harold
Kontz, Cyrio Donell, Heinz Weihrich, Thomasr J.Ro, Wayned. Morrison,
Herog Hirsch vv Hai nhà nghiên cứu Henry Fayol( Pháp) và Max Webber(
Đức) đều khẳng định “ Quản lý là khoa học đồng thời là một nghệ thuật thúc
đẩy sự phát triển xã hội”
*Ở Đông âu cũ : Có thể kể tên các nhà nghiên cứu về quản lý nhƣ F.F.
Aunapu, VI Mikheev, V. G. Afanaxev, A.I Kitov, E.X.Cudơmin, Voncov,
Iu.N.Êmêlianov, S.Kovalépki ….vv.
*Ở các quốc gia khu vực Đông- Đông nam châu Á: Sự thành công
trong quản lý kinh tế tạo ra một hiện tƣợng thần kỳ của nền kinh tế châu Á.
Khi nghiên cứu, ngƣời ta thấy do biết vận dụng tính nhân bản trong kinh
doanh và quản lý, phân tích sâu sắc kinh nghiệm của Trung Quốc về bản chất
thể chế, quyết sách, chiến lƣợc và sách lƣợc hành động trong quản lý, ngƣời
ta đã tìm ra bí quyết thành công của đất nƣớc này trong nửa cuối thế kỷ XX
và đầu thế kỷ XXI. Một trong các nhà lãnh đạo quốc gia có những thành công
nhất trong quản lý ở đất nƣớc trong thời kỳ cải cách và mở của ở các quốc gia
khu vực Đông- Đông Nam châu Á phải nói tới Đặng Tiểu Bình( Trung Quốc)
*Ở Việt Nam: Khoa học quản lý ở Việt Nam tuy đƣợc nghiên cứu muộn

nhƣng tƣ tƣởng về quản lý cũng nhƣ “ Phép trị nƣớc an dân” đã có từ lâu đời.
Trong“ Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi(1380-1442) đã viết“ Việc nhân nghĩa
cốt ở yên dân” đủ thấy rằng các minh quân nƣớc Việt Nam từ xa đã biết lấy
dân làm gốc trong quản lý đất nƣớc.
Đến nay, tuy khoa học quản lý ở Việt Nam còn non trẻ nhƣng là một
vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, suy ngẫm, tổng kết và vận dụng, luôn
mang tính thời sự đi liền với các bƣớc thăng trầm của các doanh nghiệp, tổ
chức, nhà nuớc. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây về khoa học quản lý
của các nhà nghiên cứu và các giảng viên đại học, các cán bộ Viện nghiên cứu


15
dƣới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinh nghiệm đã đƣợc công
bố. Đó là các tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Ngô Quốc Chí, Nguyễn Gia Quý,
Nguyễn Đình Am, Nguyễn Bình, Nguyễn Bá Dƣơng, Phạm Thanh Nghi,
Hoàng Hữu Đạo, Nguyễn Tấn, Trần Hữu Lam, Vũ Thế Phú Các công trình
trên đã giải quyết đƣợc các vấn đề lý luận rất cơ bản về khoa học quản lý nhƣ
bản chất của hoạt động quản lý, đồng thời chỉ ra các phƣơng pháp và nghệ
thuật quản lý. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở phƣơng diện
lý luận là chủ yếu hoặc triển khai ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh sản xuất.

2. Một số khái niệm cơ bản
2.1. Quản lý
2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một hiện tƣợng xã hội xuất hiện cùng với xã hội loài ngƣời,
đƣợc ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội. Chính sự phân công
và hợp tác lao động để có hiệu quả nhiều hơn, năng xuất cao hơn trong công
việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra và chỉnh lý
tức là phải có ngƣời đứng đầu- ngƣời quản lý. Quản lý vừa là khoa học, vừa là
nghệ thuật bởi quản lý nghiên cứu các luật lệ, các nguyên tắc và phải linh hoạt

trƣớc nhiều tình huống, phải đƣơng đầu với cách ứng xử của con ngƣời:
Thƣơng lƣợng, thuyết phục, vận động sao cho đạt tới mục tiêu. Có rất nhiều
định nghĩa khác nhau về quản lý, trong phạm vi nghiên cứu này, luận văn chỉ
đề cập đến một số định nghĩa tiêu biểu, có liên quan đến hoạt động quản lý.
-Thuật ngữ " Quản lý" thể hiện đƣợc bản chất hoạt động này trong
thực tiễn, nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau:" Quản" chỉ sự coi sóc, gìn
giữ, duy trì ở trạng thái “ổn định” và quá trình“Lý " chỉ sự sửa sang, sắp xếp,
đổi mới hệ, đƣa hệ vào thế “Phát triển”.
- C. Mác viết :”Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến
hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu cần có một sự chỉ đạo để điều hoà


16
sự hoạt động Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một
dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”( 1; tr 29,30)
- F.W.Taylor khẳng định: “Quản lý là biết đựơc chính xác điều bạn
muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc
một cách tốt nhất và rẻ nhất” (36 ; tr 89)
- Còn H.Koontz thì lại khẳng định:" Quản lý làhoạt động thiết yếu bảo
đảm sự nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức” (42;
tr31). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trƣờng mà trong đó con
ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất
mãn cá nhân ít nhất"
Ở Việt Nam, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý, có thể nêu ra
một số định nghĩa nhƣ sau:
- Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của chủ thế quản lý
lên khách thể quản lý về mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng một hệ
thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và biện
pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự nghiệp phát triển của
đối tƣợng.

- Hoạt động quản lý còn đƣợc định nghĩa nhƣ là quá trình đạt đến mục
tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ
đạo và kiểm tra.
- Quản lý là quá trình lập kế hoạch tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công
việc các thành viên thuộc hệ thống đơn vị và sử dụng các nguồn lực phù hợp
để đạt đƣợc các mục tiêu quản đã định.
Các định nghĩa trên tuy nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhƣng điểm
chung thống nhất đều coi quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm
đạt tới mục tiêu xác định.
Nói một cách tổng quát nhất, có thể xem quản lý là một phạm trù chứa
trong mình những khái niệm đặc trƣng nhƣ chủ thể quản lý, khách thể quản lý
và mục tiêu quản lý. Trong một chu trình quản lý cả bốn chức năng: Kế- Tổ-


17
Chỉ- Kiểm phải đƣợc thực hiện liên tiếp và đan xen vào nhau, phối hợp bổ
sung cho nhau tạo sự kết nối giữa chu trình này sang chu trình khác theo
hƣớng phát triển trong đó các thông tin luôn là yếu tố xuyên suốt, không thể
thiếu trong việc thực hiện các chức năng quản lý và là cơ sở cho việc ra quyết
định quản lý. ( Xem hình 1)


18












Hình 1: Sơ đồ chu trình quản lý

2.1.2.Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một chuyên ngành của khoa học quản lý nói chung
nhƣng là một khoa học tƣơng đối độc lập.
Quản lý giáo dục là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo
đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc các tính chất của
nhà trƣờng XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo
dục thế hệ trẻ, đƣa thế hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái
mới về chất.
Quản lý giáo dục còn là hoạt động lôi cuốn tất cả các thành viên trong
nhà trƣờng cùng tham gia từ Ban giám hiệu cho đến tập thể đội ngũ giáo viên,
công nhân viên, học sinh và sinh viên. Quản lý giáo dục là công việc chung
của toàn bộ tổ chức. Quá trình này diễn ra ở mọi tình huống trong nhà trƣờng
khi mọi ngƣời cùng nhau hoạt động vì mục đích chung là đạt đƣợc mục tiêu
đề ra.
Thông tin
Kế hoạch

Kiểm tra đánh giá
Tổ chức
Chỉ đạo


19

Theo lý luận của giáo dục hiện đại thì cụm từ quản lý giáo dục đƣợc
hiểu nhƣ việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo
và kiểm tra đối với toàn bộ các hoạt động giáo dục. Quá trình của hệ quản lý
này dựa trên cơ sở của việc ra quyết định đúng đắn, việc điều chỉnh linh hoạt
và việc xử lý thông tin về các hoạt động giáo dục một cách kịp thời. Quan hệ
cơ bản của quản lý giáo dục là quan hệ của ngƣòi quản lý với ngƣời dạy và
ngƣòi học trong hoạt động giáo dục. Các mối quan hệ khác biểu hiện trong
quan hệ giữa các cấp bậc quản lý, giữa ngƣời với ngƣời( giáo viên với học
sinh); giữa ngƣời với việc( hoạt động giáo dục); giữa ngƣời với vật( cơ sở vật
chất, điều kiện cho giáo dục).
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối
hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu
cầu phát triển của xã hội hiện nay.
Vậy QLGD về thực chất là quản lý quá trình giáo dục- đào tạo. Quản lý
quá trình GD- ĐT là quản lý hoạt động của ngƣời dạy, ngƣời học và quản lý
các tổ chức sƣ phạm ở các cơ sở khác nhau trong việc thực hiện các kế hoạch
và chƣơng trình GD- ĐT nhằm đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục đã đặt ra.
Quản lý giáo dục chính là một quá trình tác động có định hƣớng của các nhà
quản lý giáo dục trong việc vận dụng những nguyên lý, phƣơng pháp chung
nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo
dục đã đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến
nhà trƣờng, làm cho nhà trƣờng tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá
trình dạy học- giáo dục theo mục tiêu đào tạo.
Trƣờng học là tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính pháp lý, vừa là
một tổ chức xã hội trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ. Nó là tế bào chủ
chốt của bất cứ hệ thống quản lý giáo dục nào từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
Nhƣ vậy, quản lý giáo dục ở trƣờng học là quản lý mục tiêu, chƣơng trình
giáo dục đào tạo, cơ sở vật chất, chất lƣợng giáo dục đào tạo và đặc biệt là
việc quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên.



20
2.2. Phát triển
Phát triển là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhƣ
phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội
ngũ Khái niệm phát triển theo từ điển tiếng Việt là: ” Biến đổi hoặc làm
cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức
tạp”( 6, tr 56). Còn theo quan điểm triết học, phát triển là khái niệm biểu hiện
sự thay đổi tăng tiến cả về chất, cả về không gian lẫn thời gian của sự vật hiện
tƣợng và con ngƣời trong xã hội. Nhƣ vậy, phát triển đƣợc hiểu là sự tăng
trƣởng, là sự chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực, tiến lên.
Quan điểm biện chứng về sự phát triển đem lại cho chúng ta một quan
điểm khoa học để nhận thức thế giới khách quan, tức là phải xem xét sự vật
và hiện tƣợng của thế giới trong sự vận động, biến đổi từ dạng này sang dạng
khác, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Nó chỉ cho chúng ta thấy tính
chất tạm thời của cái cũ, cái mới sẽ nhất định thay thế cái cũ, dù rằng trong
một lúc nào đó cái cũ còn vững chắc, đồng thời nó chỉ rõ sức sống mãnh liệt
của cái mới, cái mới là cái tất thắng, dù rằng lúc đầu còn non yếu.
Nhƣ vậy, phát triển là quá trình cái mới ra đời, cái cũ mất đi, cái mới
chiến thắng cái cũ.
Quan điểm biện chứng về sự phát triển nói rõ rằng mọi sự vật, hiện
tƣợng không phải chỉ là tăng lên hay giảm đi về mặt số lƣợng, mà cái chính là
chúng luôn luôn biến đổi, chuyển hoá từ sự vật, hiện tƣợng này thành sự vật
hiện tƣợng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trƣớc,
tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi mãi. Nguyên nhân của sự phát triển
là ở sự liên hệ tác động qua lại của các mặt đối lập vốn có bên trong các sự
vật, hiện tƣợng, còn hình thái, cách thức của sự phát triển là đi từ những biến
đổi về lƣợng( tăng dần lên hay giảm đi) dẫn tới những biến đổi, chuyển hoá
về chất và ngƣợc lại: Con đƣờng xu hƣớng của sự phát triển không phải theo
đƣờng thẳng tắp, cũng không theo vòng tròn khép kín mà theo đƣờng“ xoáy

ốc”, tạo thành xu thế phát triển tiến lên từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến


21
cao, từ kém hiệu hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn. Phát triển chính là
qúa trình càng hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn của tự nhiên, xã hội
và tƣ duy.
Có tác giả cho rằng“ Phát triển là làm cho số lƣợng và chất lƣợng vận
động theo hƣớng đi lên trong mối hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên một hệ
thống bền vững”.
Thuật ngữ ” Phát triển" xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX,
với cách hiểu đơn giản là phát triển kinh tế, khái niệm này đƣợc bổ sung thêm
nội hàm và ngày nay đƣợc hiểu một cách toàn diện hơn. Phát triển nhằm vào
3 mục tiêu cơ bản: Phát triển con ngƣời toàn diện, bảo vệ môi trƣờng, tạo ra
hoà bình và ổn định chính trị. Sự phát triển giáo dục không những bao chứa
các đặc thù tƣơng tự mà còn bao hàm cả ý nghĩa chính trị và liên quan mật
thiết với thể chế chính trị quốc gia.
Mọi sự vật hiện tƣợng, con ngƣời, xã hội hoặc là biến đổi để tăng tiến
số lƣợng thay đổi chất lƣợng hoặc dƣới tác động của bên ngoài làm cho biến
đổi tăng tiến đều đƣợc coi là phát triển. Xét đặc trƣng của phát triển là cơ sở
nền tảng cho một chu kỳ mới, chu kỳ mới chính là sự lặp lại một số đặc điểm
của chu kỳ trƣớc đó" Phát triển là một quá trình nội tại, bước chuyển từ thấp
đến cao trong cái thấp đã chứa đựng dưới nền tảng những khuynh hướng dẫn
đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển”.
2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên là nhân lực của ngành giáo dục: Phát triển đội ngũ
giáo viên là phát triển nguồn nhân lực trong ngành giáo dục.
Có rất nhiều khái niệm về phát triển nguồn nhân lực, hiểu theo nghĩa
hẹp mà giáo sƣ Nguyễn Minh Đƣờng đã định nghĩa: “ Phát triển nguồn nhân
lực là quá trình đào tạo và đào tạo lại, trang bị hoặc bổ sung thêm những

kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để người lao động có thể hoàn thành
tốt nhiệm vụ mà họ đang làm hoặc để tìm một việc làm mới”(32, tr 12). Theo
GS- TS Trần Kiều, PGS- TS Nguyễn Viết Sự, khái niệm phát triển nguồn


22
nhân lực đƣợc hiểu với ý nghĩa rộng lớn hơn:” Phát triển nguồn nhân lực
được hiểu là làm tăng giá trị con người về mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực và
thẩm mỹ làm cho con người trở thành những người lao động có năng lực và
có phẩm chất mới cao hơn”( 37, tr 243; 244).
Một ý kiến khác của GS- TS Đỗ Minh Cƣơng, PGS- TS Nguyễn Thị
Doan: ” Phát triển nhân lực là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu
năng của mỗi thành viên người lao động và hiệu quả chung của tổ chức gắn
liền với việc không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng của đội ngũ”
( 24; tr 7)
Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, nƣớc ta đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá- hiện đại hoá, nhân tố quyết định thắng lợi chính là chất
lƣợng nguồn nhân lực, nhƣ vậy phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục- phát
triển đội ngũ giáo viên chính là tạo ra một đội ngũ( một tổ chức) các nhà giáo,
đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng( có trình độ, đƣợc đào tạo theo quy
định, có phẩm chất đạo đức trong sáng lành mạnh, có năng lực trong các hoạt
động dạy học- giáo dục) , trên cơ sở đó đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện
tốt các yêu cầu của giáo dục- đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu chiến
lƣợc phát triển giáo dục trong từng giai đoạn, nhất là trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nƣớc ta hiện nay.
Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực chính là tăng giá trị vật chất, giá trị
tinh thần, giá trị đạo đức và giá trị thể chất của con ngƣời làm cho họ có năng
lực, thái độ lao động tốt hơn phục vụ cho mục tiêu của tổ chức.
2.4. Quản lý phát triển
Trong giai đoạn hiện nay có nhiều sự biến đổi để tăng tiến số lƣợng hay

chất lƣợng diễn ra trong nhà trƣờng. Sự phát triển này có thể do yêu cầu của
nhà nƣớc và xã hội đặt ra cho nhà trƣờng, cũng có thể do tự bản thân nhà
trƣờng thấy muốn tồn tại đƣợc thì phải thay đổi và phát triển. Ví dụ nhƣ việc
tăng số biên chế và nâng cao chất lƣợng giờ dạy vừa là để đáp ứng đƣợc với
việc số học sinh và số lớp học cứ tăng lên hàng năm trong nhà trƣờng, vừa là


23
do yêu cầu của các cấp quản lý, sự tác động của bên ngoài làm cho biến đổi
tăng tiến. Dù sự phát triển xuất phát từ đâu thì vẫn gây áp lực lên vai ngƣời
quản lý bởi vì chức năng chính của một người quản lý phát triển là làm sao
để phát triển đó diễn ra một cách hiệu quả nhất và ít bị xáo trộn nhất và phải
là sự phát triển một quá trình nội tại, bước chuyển từ thấp đến cao về cả số
và chất lượng. Quản lý sự phát triển thực chất là kế hoạch hoá, điều hành và
chỉ đạo triển khai phù hợp với qui luật khách quan để đạt đƣợc mục tiêu đề ra
cho sự phát triển đó. Sự phát triển có thể có cả sự tăng lên hay giảm đi về mặt
số lƣợng nhƣng không loại trừ khả năng chúng luôn biến đổi, chuyển hoá từ
sự vật hiện tƣợng này thành sự vật hiện tƣợng khác, cái mới kế tiếp cái cũ,
giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trƣớc và dẫn đến sự biến đổi về chất theo
chiều hƣớng tăng hoặc giảm. Khác với việc lập kế hoạch quản lí thông
thƣờng, quy trình quản lý phát triển diễn ra theo xu hƣớng của sự phát triển,
không phải theo đƣờng thẳng tắp, cũng không phải theo vòng tròn khép kín
mà theo đƣờng" xoáy ốc". Cũng lƣu ý rằng QLPT không phải là " Phát triển
quản lý", tuy nhiên muốn quản lý sự phát triển cần phải đi từ đơn giản đến
phức tạp, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn
theo hƣớng đi lên trong mối hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên một hệ thống
bền vững.
2.5. Quản lý nguồn nhân lực
2.5.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Trong tất cả các nguồn nhân lực thì nguồn lực con ngƣời là quan trọng

nhất vì nó tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng, phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội. Bởi vì thông qua hoạt động của con ngƣời các nguồn
lực khác mới có thể phát huy đƣợc tác dụng, mới có thể biến tiềm năng thành
hiện thực.
Nguồn nhân lực là chỉ những ngƣời đang và sẽ bổ sung vào lực lƣợng
lao động xã hội đa dạng và phong phú, bao gồm các thế hệ trẻ đang đƣợc nuôi
dƣỡng, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và cao


24
đẳng, đại học. Nói đến nguồn nhân lực là mới nói đến tiềm lực; còn khi tiến
hành đào tạo, sử dụng, phát huy, phát triển nguồn nhân lực mới trở thành lực
tác động tới phát triển kinh tế- xã hội.
Nói đến nguồn lực con ngƣời tức là nói đến những gì cấu thành khả
năng, năng lực, sức mạnh sáng tạo của con ngƣời. Nhƣng điều quan trọng
nhất trong nguồn lực con ngƣời là chất lƣợng chứ không phải số lƣợng. Nói
đến chất lƣợng nguồn lực con ngƣời là nói đến hàm lƣợng trí tuệ trong đó(
Ngƣời lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có đạo đức tốt đẹp)
Theo quan điểm của Đảng ta thì“ Nguồn lực con ngƣời là nguồn lực
của mọi nguồn lực”. Nguồn lực con ngƣời có trí tuệ là nguồn tài nguyên quý
giá nhất.
Nguồn lực con ngƣời là sự kết hợp hài hoà giữa trí lực, thể lực, nhân
cách và kinh nghiệm sống. Nói cách khác, nguồn lực con ngƣời là một tập
hợp các chỉ số phát triển con ngƣời và đƣợc xem xét ở hai phƣơng diện: Cá
nhân và xã hội.
Cấu trúc nguồn nhân lực bao gồm ba yếu tố: Thể lực- Trí lực- Đạo
đức. Cấu trúc này ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng phát triển kinh tế, xã
hội.
Phát triển nguồn nhân lực( Human Resource Development) đƣợc hiểu
cơ bản là làm gia tăng giá trị của con ngƣời về mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực và

thẩm mỹ; làm cho con ngƣời trở thành những ngƣời lao động có năng lực và
phẩm chất mới, cao hơn. Phát triển nguồn nhân lực chịu tác động bởi năm
nhân tố là: Giáo dục và đào tạo; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi trường; việc
làm và sự giải phóng con người. Trong đó giáo dục và đào tạo là nhân tố cốt
lõi, là cơ sở quan trọng nhất cho sự phát triển nền kinh tế- xã hội bền vững.
2.5.2. Quan niệm chung về phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực có thể coi là một lĩnh vực của" quản lý
nguồn nhân lực" với các thành tố ở sơ đồ sau: (Xem hình 2)


25




Qun lý
Ngun nhõn lc







Phỏt trin NNL

S dng NNL

Mụi trng ca NNL
Dinh dng v sc

kho

Tuyn dng

M rng chng loi vic
lm
Giỏo dc v o to

Sng lc

M rng qui mụ vic lm
Dõn s v KHH gia
ỡnh

B trớ, s dng

Phỏt trin t chc
Vn hoỏ v truyn
thng dõn tc

ỏnh giỏ


Vic lm v phõn phi
thu nhp

ói ng





KHH sc lao ng



Hình 2 : Quản lý nguồn nhân lực
Phát triển NNL liên quan đến giáo dục- đào tạo, sử dụng những tiềm
năng con ng-ời và tiến bộ KT- XH. Các yếu tố tác ng n phỏt trin NNL
l: giỏo dc, sc kho, vic lm v cỏc nhõn t kinh t- xó hi, cỏc yu t ny
xõm nhp vo nhau v ph thuc ln nhau, song giỏo dc l c s cho tt c
nhng yu t khỏc, l nhõn t thit yu ci thin sc kho v dinh dng,
duy trỡ mt mụi trng cú cht lng cao, m rng v ci thin lao
ng, duy trỡ s ỏp ng yờu cu v kinh t v xó hi.
Vn phỏt trin NNL trong chin lc CNH, HH t nc bao gm
ng b c 3 mt ch yu: giỏo dc- o to con ngi, s dng con ngi,
to mụi trng vic lm v ói ng tho ỏng cho con ngi trong ú GD-
T c coi nh l c s s dng con ngi cú hiu qu v m rng v
ci thin mụi trng lm vic


26
Kế hoạch hoá nhân lực về cơ bản xem xét làm thế nào để bảo đảm sự
tƣơng thích cung và cầu lao động trong phạm vi quốc gia nói chung và ở các
vùng, miền, lĩnh vực, ngành kinh tế- xã hội. Mục tiêu của kế hoạch hoá nhân
lực là trách nhiệm dƣ thừa hoặc thiếu hụt lao động chuyên môn kỹ thuật so
với nhu cầu dẫn đến phá vỡ mục tiêu phát triển chung.
Phát triển nguồn nhân lực gắn liền với sự phát triển của kinh tế- xã hội,
đặc biệt là với thị trƣờng lao động mới có hiệu quả.
Ngày nay, ở các nƣớc đang phát triển vấn đề việc làm không chỉ giải
quyết ở khu vực chính quy( formal sector) mà còn cả ở khu vực không chính

quy( no- formal), nơi đang thành một lĩnh vực đầy tiềm năng tạo ra việc làm,
thu hút nhiều nhân lực tƣơng lai. Vì vậy, GD- ĐT và phát triển nguồn nhân
lực ngày nay không chỉ giới hạn ở các chƣơng trình đào tạo chính quy mà còn
phát triển thêm các chƣơng trình đào tạo ngoài chính quy, đào tạo từ xa ngày
càng đƣợc mở rộng ở nhiều nƣớc nhằm phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả
tốt hơn.
2.6. Giáo viên và đội ngũ giáo viên
2.6.1. Khái niệm giáo viên
Hiện nay, có nhiều quan niệm về ngƣời giáo viên. Theo Tiến sĩ Philip
Jachson “ Giáo viên là người ra quyết định có hiểu biết, hiểu được học sinh
và có khả năng cấu trúc lại nội dung giảng dạy để học sinh có thể tiếp thu đ-
ược nội dung đó, đồng thời trong khi dạy biết khi nào phải dạy cái gì” ( 20, tr
25)
Theo từ điển tiếng Việt: “ Giáo viên là người dạy học ở bậc phổ thông
hoặc tương đương”( 6, tr 243). Ngƣời giáo viên là nhân vật trung tâm của nhà
trƣờng, ngƣời chỉ đạo, điều khiển quá trình sƣ phạm. Ngƣời đƣợc nối liền với
xã hội bằng hàng ngàn mối liên hệ, với những quan hệ xã hội cụ thể là thành
phần của tập đoàn nghề nghiệp có tính chất quần chúng nhất của giới trí thức.


27
Ngƣời giáo viên là chuyên gia đặc biệt với lối sống, nội dung và ph-
ƣơng hƣớng lợi ích tinh thần, với những mối quan hệ đặc biệt giữa cá nhân,
với đạo đức nghề nghiệp và hàng loạt những nét khác biệt vốn có của họ.
Giáo viên là ngƣời công chức thuộc ngành giáo dục, là nhà giáo. Theo
điều 16- Luật giáo dục năm 2005.
- Nhà giáo là ngƣời làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các nhà
trƣờng hoặc các cơ sở giáo dục khác.
- Nhà giáo phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Phẩm chất, đạo đức tƣ tƣởng tốt.

+ Đạt trình độ chuẩn đƣợc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp.
+ Lý lịch bản thân rõ ràng.
- Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở các cơ sở giáo dục Đại học và sau Đại học gọi
là giảng viên.(49)
- Mặc dù có sự biểu đạt khác nhau, nhƣng các quan niệm trên đều nhấn
mạnh đến các yếu tố cơ bản tạo nên sắc thái riêng trong lao động nghề nghiệp
của những ngƣời đƣợc xã hội tôn vinh bởi tên gọi : Giáo viên
- Giáo viên THPT là những ngƣời giảng dạy tại các cơ sở, đơn vị giáo
dục cấp TPHT( Cấp 3 ).
Tóm lại: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng giáo dục bởi “
Không có Thày giỏi thì không có trò giỏi” và đƣợc xã hội tôn vinh. Giáo viên
phải hội tụ đầy đủ 2 yếu tố: Đức- Tài. Vì vậy cần thực hiện các biện pháp để
huy động tối đa tiềm lực của đội ngũ giáo viên đã có và từng bƣớc phát tiển
đội ngũ giáo viên về số lƣợng và chất lƣợng đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo
dục là truyền tải tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo, xây dựng và hình thành
nhân cách cho ngƣời học, đáp ứng yêu cầu của mục tiêu chiến lƣợc phát triển
giáo dục, của sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

×