Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

Những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 262 trang )



3
MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa 1
Lời cam đoan 2
Mục lục 3
Danh mục các chữ viết tắt 5
Danh mục các bảng 6
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ 7
Mở đầu 8
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 15
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 15
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 20
1.3. Tầm quan trọng của phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay 30
1.4. Vai trò của nhân tố giáo viên, đội ngũ giáo viên đối với thực
hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở 40
1.5. Đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 48
1.6. Quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 62
1.7. Tiểu kết chương 1 68
Chương 2: Thực trạng chất lƣợng đội ngũ giáo viên trung học cơ
sở ở Tây Nguyên trƣớc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ
cập giáo dục trung học cơ sở. 70
2.1. Giới thiệu việc tổ chức khảo sát ĐNGV THCS các tỉnh Tây Nguyên. 70
2.2. Đặc trưng kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên 73
2.3. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở Tây Nguyên 79
2.4. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS 92


2.5. Nhận định tổng quát về chất lượng đội ngũ giáo viên trung học
cơ sở Tây Nguyên theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS 127
2.6 Tiểu kết chương 2 135




4
Chƣơng 3: Các biện pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu
phổ cập giáo dục trung học cơ sở
137
3.1 Định hướng phát triển giáo dục Tây Nguyên trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá 137
3.2. Một số nguyên tắc chỉ đạo xây dựng biện pháp 141
3.3. Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ
sở ở các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục
trung học cơ sở 142
3.3.1 Nhóm biện pháp tác động vào số lượng và cơ cấu 142
3.3.2 Nhóm biện pháp thực hiện nâng cao trình độ, năng lực,
phẩm chất đội ngũ giáo viên 152
3.3.3 Nhóm biện pháp cải thiện điều kiện sống và làm việc của
đội ngũ giáo viên 166
3.3.4 Nhóm biện pháp xây dựng tập thể giáo viên các nhà trường
thành tổ chức biết học hỏi 170
3.3.5. Nhóm biện pháp hoàn thiện cơ chế quản lí giáo viên, đội
ngũ giáo viên 175
3.4. Thử nghiệm tác dụng thực tế của các biện pháp 182
3.4.1. Lấy ý kiến của chuyên gia và các nhà quản lý thực tiễn về
tính hợp lý và khả thi của các nhóm biện pháp và việc thử

nghiệm thực tế của một số biện pháp 182
3.4.2. Tổ chức thử nghiệm một số biện pháp 184
3.5. Tiểu kết chương 3 193
Kết luận và khuyến nghị 195
Danh mục công trình của tác giả liên quan đến đề tài
200

Danh mục tài liệu tham khảo
201

Phụ lục 209


5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ

BCH Ban chấp hành
BDTX Bồi dưỡng thường xuyên
BGH Ban giám hiệu
BTVH Bổ túc văn hoá
CBGD Cán bộ giảng dạy
CBQL Cán bộ quản lý
CĐSP Cao đẳng sư phạm
CNTT Công nghệ thông tin
CMC Chống mù chữ
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNV Công nhân viên
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CSVC Cơ sở vật chất

DH Dạy học
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐHSP Đại học sư phạm
ĐNGV Đội ngũ giáo viên
GD-ĐT Giáo dục-Đào tạo
GV Giáo viên
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
KT-ĐG Kiểm tra-đánh giá
KT-XH-VH Kinh tế-Xã hội-Văn hoá
NCKH Nghiên cứu khoa học
NVSP Nghiệp vụ sư phạm
PCGD Phổ cập giáo dục
PHHS Phụ huynh học sinh
SBT Sách bài tập
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
TC Tiêu chí
TH Tiểu học
THCN Trung học chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TN Tây Nguyên
TNCS Thanh niên cộng sản
TW Trung ương
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên các bảng
Trang


6

Bảng 1.1: Chuẩn đánh giá giáo viên THCS
49
Bảng 2.1: Tiêu chí đặc trưng của giáo viên THCS ở Tây Nguyên
70
Bảng 2.2: Kết quả số phiếu khảo sát ĐNGV THCS
72
Bảng 2.3: Trạng thái chỉ số phát triển giáo dục và chỉ số phát triển kinh tế
các vùng kinh tế- xã hội của nước ta
77
Bảng 2.4: Chỉ số phát triển giáo dục và kinh tế các tỉnh Tây Nguyên
78
Bảng 2.5: Dân số và học sinh mẫu giáo, phổ thông các tỉnh Tây Nguyên
233
Bảng 2.6:
Số lượng trường, lớp, học sinh phổ thông trên địa bàn Tây
Nguyên

233
Bảng 2.7: Tỷ lệ đạt chuẩn, tỷ lệ đứng lớp của giáo viên phổ thông
234
Bảng 2.8: Tỷ lệ giáo viên người DTTS ở Tây Nguyên
234
Bảng 2.9: Tỷ lệ học sinh người DTTS ở Tây Nguyên
234
Bảng 2.10:Số lượng giáo viên THCS ở Tây Nguyên
234
Bảng 2.11, 2.12, 2.13, 2 .14: Các năng lực 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 thuộc lĩnh vực
phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức
235
Bảng 2.15:Trình độ chuyên môn ĐNGV THCS Tây Nguyên

236
Bảng 2.16, 2.17, 2.18: Các năng lực 2.1, 2.2, 2.3 thuộc lĩnh vực kiến thức

236
Bảng 2.19: Thống kê xếp loại hồ sơ chuyên môn của ĐNGV THCS
237
Bảng 2.20, 2.21: Các năng lực 3.1, 3.2 thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm

237
Bảng 2.22: Kết quả học tập của học sinh THCS Tây Nguyên
238
Bảng 2.23, 2.24, 2.25, 2.26: Các năng lực 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 thuộc lĩnh vực
kỹ năng sư phạm
238,
239
Bảng 2.27: Năng lực tổ chức biết học hỏi của ĐNGV THCS Tây Nguyên
239
Bảng 2.28: Cơ cấu chuyên môn của ĐNGV THCS Tây Nguyên
240
Bảng 2.29:
Tổng hợp về độ tuổi, tuổi nghề của ĐNGV THCS Tây Nguyên
241
Bảng 2.30: Thống kê ĐNGV THCS Tây Nguyên theo giới tính, chính trị,
dân tộc
241
Bảng 3.1, 3.2: Mẫu thống kê số lượng, cơ cấu giáo viên
242
Bảng 3.3: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính hợp lý và khả thi của các nhóm
giải pháp
183

Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả đánh giá của GV, tổ chuyên môn, BGH về
việc tự bồi dưỡng
243
Bảng 3.5: Kết quả thanh tra giáo viên THCS tỉnh Kon Tum 2001-2004
244
Bảng 3.6: Kết quả thử nghiệm dạy tiếng dân tộc
245
Bảng 3.7: Kết quả thử nghiệm về xây dựng tổ chức biết học hỏi
245

Danh môc c¸c biÓu ®å, s¬ ®å



7
Tên các biểu đồ, sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1: Chất lượng ĐNGV THCS với yêu cầu PCGD THCS
48
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu hợp lý cuả đội ngũ giáo viên
60
Biểu đồ 2.1: So sánh tỷ lệ % các mức độ của lĩnh vực phẩm chất
chính trị, tư cách đạo đức
119
Biểu đồ 2.2: So sánh tỷ lệ % các mức độ của lĩnh vực kiến thức
119
Biểu đồ 2.3: So sánh tỷ lệ % các mức độ của lĩnh vực kỹ năng
119




8
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Luận án này nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
THCS ở các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục THCS xuất phát từ
yêu cầu thực tiễn và yêu cầu phát triển lý luận.
Tây Nguyên có diện tích chiếm gần 18% lãnh thổ quốc gia, dân số
chiếm 6,4% tổng dân số cả nước. Tây Nguyên đất rộng, người thưa, đất đai
màu mỡ, giàu tiềm năng về khoáng sản và thuỷ điện. Tây Nguyên không
những là một vùng kinh tế giàu tiềm năng mà còn là một địa bàn chiến lược
quan trọng. Trong hai cuộc kháng chiến, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã chú
ý đến Tây Nguyên và xây dựng Tây Nguyên trở thành một địa bàn chiến lược
quan trọng của chúng. Để mở màn cho chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền
Nam, chúng ta đã thực hiện chiến lược đột phá tiến công giải phóng Tây
Nguyên, đập tan tuyến phòng thủ của bọn tay sai và đế quốc ở miền Nam, tạo
đà thắng lợi để tiến công vào sào huyệt cuối cùng của chúng. Sau ngày miền
Nam giải phóng, Tây nguyên bị các thế lực phản động trong và ngoài nước sử
dụng làm địa bàn hoạt động, lợi dụng tôn giáo, dân tộc vì những mục đích
chính trị để quấy phá gây mất ổn định trật tự đời sống xã hội, đe doạ an ninh
quốc phòng.
Tây Nguyên còn là nơi có nhiều dân tộc thiểu số khác nhau sinh sống,
núi rừng trùng điệp, giao thông hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn. Phát triển kinh tế - xã hội không chỉ để phát huy lợi thế về tiềm năng,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc ở Tây Nguyên
mà còn để ngăn chặn những âm mưu chống phá cách mạng của bọn phản
động, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của Tổ
quốc. Tập quán sản xuất lạc hậu sẽ duy trì tình trạng đói nghèo. Nhân dân các
dân tộc thiểu số bị kẻ thù lôi kéo vào thực hiện những mục đích chính trị của
chúng một phần cũng do trình độ dân trí thấp. Khi trình độ hiểu biết còn thấp

thì một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số dễ bị những lời phỉnh nịnh của kẻ


9
xấu làm cho mù quáng. Phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên phải gắn liền
với giữ vững an ninh, quốc phòng. Để phát triển Tây Nguyên trở thành vùng
biên cương của Tổ quốc có kết cấu hạ tầng và đảm bảo đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân một cách bền vững thì phải lấy việc phát triển giáo dục là khâu
then chốt, trong đó phải thực hiện đồng bộ "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”. Sự nghiệp này vừa giải quyết được nhiệm vụ trước mắt vừa thực
hiện có hiệu quả chiến lược kinh tế - xã hội - chính trị lâu dài ở Tây Nguyên.
Do đặc điểm địa lí, dân cư, cùng với những khó khăn về kinh tế - xã hội
nên giáo dục Tây Nguyên cho đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Những
vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên,
mạng lưới trường lớp còn phân tán, chất lượng giáo dục còn thấp. Nhiều nơi
trường lớp còn tạm bợ, đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu. Phát triển giáo
dục Tây Nguyên phải lấy "giáo dục cơ sở" làm trọng điểm. Đẩy mạnh phát
triển giáo dục ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay không chỉ để góp phần thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà còn thực hiện công bằng xã hội, hướng
đến một xã hội học tập, đồng thời còn thực hiện các chính sách dân tộc và
miền núi hiện nay.
Trong thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên đã hoàn thành công tác xoá
mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Mặc dù kết quả của công tác này chưa
thật sự bền vững nhưng cũng là điều kiện cần thiết để thực hiện phổ cập giáo
dục THCS và phát triển giáo dục ở các vùng khó khăn. Theo mục tiêu cả
nước phải hoàn thành PCGD THCS vào năm 2010. Chất lượng giáo dục thấp
như ở các tỉnh Tây Nguyên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ PCGD THCS. Khó khăn
của công tác PCGD THCS ở Tây Nguyên hiện nay không chỉ là việc huy
động số người trong độ tuổi ra lớp mà ở chỗ đội ngũ làm công tác phổ cập
chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đáp ứng

mục tiêu chung của toàn xã hội. Trong yêu cầu phát triển giáo dục nói chung,
thực hiện PCGD THCS nói riêng, cần phải nâng cao chất lượng ĐNGV, một


10
trong những yếu tố nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện nhiệm vụ
PCGD.
Chất lượng đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng đối với chất lượng
giáo dục. Trong lĩnh vực giáo dục, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể
của hoạt động giáo dục. Giáo dục không trực tiếp sản sinh ra vật chất nhưng
những tác động và kết quả của nó lại tạo ra sức mạnh vật chất vô cùng lớn
lao. Giáo viên là nhân tố then chốt của quá trình giáo dục, quyết định chất
lượng giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo viên là nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT. Quan điểm của Đảng từ trước đến nay đặc
biệt từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII coi nguồn lực con người, nhân
tố quyết định của quá trình phát triển. Nguồn lực này đảm bảo cho sự thành
công của CNH, HĐH đất nước.
Hiện nay, phổ cập giáo dục đang là xu thế phát triển giáo dục của nhiều
quốc gia trên thế giới. Chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta đang thực hiện
hai nhiệm vụ: đổi mới giáo dục và phổ cập giáo dục. Phổ cập giáo dục ở Tây
Nguyên cũng cần phải xem xét trên bình diện quốc tế, quốc gia và mối tương
quan giữa các vùng miền trong phạm vi toàn quốc. Mặt khác, phổ cập giáo
dục còn được đặt trong mối tương quan của các điều kiện kinh tế. Nhiệm vụ
trước mắt của công tác phổ cập giáo dục ở Tây Nguyên là sự huy động trẻ đến
trường. Nhưng về lâu dài, phổ cập giáo dục phải vươn lên với trình độ quốc
tế. Cũng như trong tương lai, Tây Nguyên sẽ trở thành vùng kinh tế trọng
điểm của đất nước, vùng thương mại quốc tế.
Thực hiện công tác phổ cập giáo dục là nhiệm vụ thường xuyên và lâu
dài, PCGD không đơn thuần chỉ là huy động số trẻ ra lớp, tạo điều kiện cho
nhiều người được đi học. Quan trọng hơn của PCGD là đưa đến chất lượng

mới, nhân cách mới, sức lao động mới. Chính vì vậy mà "phổ cập giáo dục có
bước khởi đầu mà không có kết thúc"[39, tr.1]. Mục tiêu PCGD THCS là để
nâng cao dân trí, làm cho hầu hết công dân đến độ tuổi 18 đều tốt nghiệp
THCS, tạo cơ sở đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối


11
với Tây Nguyên PCGD THCS còn tác động vào quá trình chuyển đổi nền
kinh tế tự cung, tự cấp với những tập quán làm ăn, sinh hoạt lạc hậu sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu phổ cập giáo dục phải gắn liền với các mục tiêu kinh tế - xã
hội. Không thể nâng cao chất lượng giáo dục trong điều kiện vật chất không
đảm bảo và ĐNGV không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Nâng cao chất
lượng ĐNGV là yếu tố cần thiết để thực hiện phổ cập giáo dục, đồng thời
nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần phát triển giáo dục. Chất lượng
ĐNGV chưa đảm bảo thì việc thực hiện phổ cập giáo dục nói chung, phổ cập
giáo dục THCS nói riêng sẽ vô cùng khó khăn, và những mục tiêu phát triển
giáo dục ở Tây Nguyên khó mà thực hiện được. Vì vậy, nâng cao chất lượng
ĐNGV THCS là để nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này, đồng thời
góp phần phát triển giáo dục ở các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH, HĐH.
Nâng cao chất lượng ĐNGV phục vụ cho yêu cầu phổ cập giáo dục
THCS ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa đối với thực tiễn mà còn có ý
nghĩa đối với lí luận. Đội ngũ giáo viên là phạm trù của khoa học giáo dục và
khoa học quản lí giáo dục.
Giáo dục học lấy quá trình giáo dục- đào tạo con người làm đối tượng
nghiên cứu. Nhân tố GV, ĐNGV là thành tố của quá trình đào tạo. Không thể
có giáo dục mà không có vai trò của người thầy. Trong quá trình giáo dục,
ĐNGV đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Một
khi nhà giáo dục biết tổ chức quá trình giáo dục đảm bảo tính khoa học và sư

phạm đến đối tượng giáo dục thì mới tạo nên hiệu quả giáo dục. Chất lượng
ĐNGV trở thành yếu tố để tạo nên các yếu tố khác về chất lượng giáo dục.
Tác động vào chất lượng ĐNGV tức là tác động đến quá trình giáo dục làm
cho quá trình này diễn ra theo đúng yêu cầu, mục tiêu phát triển.
Quản lí giáo dục thể hiện trên nhiều phương diện và nội dung khác
nhau, trong đó quản lí ĐNGV là nội dung then chốt. Nâng cao chất lượng


12
ĐNGV là nội dung quan trọng của quản lí giáo dục. Trong mối tương quan
của các nhân tố tham gia vào quá trình giáo dục, chất lượng ĐNGV tạo nên
chất lượng giáo dục và quá trình nâng cao chất lượng giáo dục thúc đẩy sự
nâng cao chất lượng ĐNGV. Nội dung này phải được xem xét trong từng điều
kiện, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, tương ứng với từng vùng và từng thời điểm
cụ thể. Vì vậy, việc đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở Tây
Nguyên đáp ứng yêu cầu PCGD THCS sẽ có những đóng góp nhất định làm
phát triển phong phú khoa học giáo dục nói chung và quản lí giáo dục nói
riêng.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV THCS các tỉnh
Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu.
Chất lượng của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở các tỉnh Tây
Nguyên nhằm đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
Để hoàn thành PCGD THCS đòi hỏi phải có nhiều nhân tố đồng bộ,
trong đó nhân tố giáo viên là quyết định. Nếu có các biện pháp quản lý phù

hợp, có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên cả về số lượng, trình độ, cơ cấu và tính gắn kết các thành viên của tổ chức
nhà trường theo tiêu chí tổ chức biết học hỏi phù hợp với hoàn cảnh Tây
Nguyên thì sẽ góp phần thực hiện tốt yêu cầu PCGD THCS ở các tỉnh Tây
Nguyên
.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
5.1. Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phân tích được thực trạng chất lượng ĐNGV THCS trên địa bàn các


13
tỉnh Tây Nguyên trong quá trình thực hiện PCGD THCS.
5.3. Tổng kết một số kinh nghiệm thực tiễn làm tốt việc nâng cao chất
lượng ĐNGV THCS ở Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu PCGD THCS.
5.4. Đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV THCS các
tỉnh Tây Nguyên để thực hiện PCGD THCS một cách bền vững.
5.5. Thử nghiệm, kiểm chứng tính hợp lý và khả thi của một số biện pháp.

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận.
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá các tri thức chủ yếu
trong các công trình nghiên cứu, các tác phẩm kinh điển trong và ngoài nước,
văn kiện của Đảng và Nhà nước ta liên quan đến đề tài để xây dựng được cơ
sở lý luận chủ yếu của vấn đề nghiên cứu.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.
Tác giả sử dụng một số phương pháp chủ đạo sau:
- Nghiên cứu các kinh nghiệm tiên tiến: Tổng kết những kinh nghiệm
tiên tiến trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong sự so sánh với các vùng của
đất nước, có chú ý kinh nghiệm quốc tế. Mục đích chủ yếu là đánh giá mức

độ khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV THCS.
- Phiếu hỏi (ankét) : Bằng việc xây dựng phiếu ankét để thu thập ý kiến
của các đối tượng khảo sát nhằm minh chứng được thực trạng ĐNGV THCS
ở các tỉnh Tây Nguyên về mặt chất lượng.
- Lấy ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý thực tiễn (qua phỏng vấn,
toạ đàm) về đánh giá chất lượng GVTHCS và ĐNGV THCS, đồng thời tìm
hiểu mức độ tán thành của chuyên gia về các biện pháp đề xuất.
- Thử nghiệm qua thực tiễn: Để thử nghiệm một số biện pháp nâng cao
chất lượng ĐNGV THCS ở các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng mục tiêu PCGD
THCS
trong thực tiễn, từ đó xác định tính khả thi, hiệu quả của các sản phẩm
này.


14
Ngoài ra, còn sử dụng một số công thức thống kê áp dụng trong nghiên
cứu giáo dục; phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết quả
điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy
của phương pháp điều tra, phương pháp thử nghiệm.
7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
- Đi sâu vào những biện pháp về mặt quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong 3 tỉnh : KonTum,
Gia Lai và Đắk Lắk (nay là tỉnh Đắk Lắk và Đăk Nông). Các tỉnh này có
nhiều đặc điểm tương đồng về KT-XH và những vấn đề đặt ra cho phổ cập
giáo dục THCS và nâng cao chất lượng ĐNGV THCS.
- Thử nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở ở một số trường tiêu biểu.
8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ.
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở hiện nay theo hướng bảo đảm chất
lượng và bền vững ở Tây Nguyên có ý nghĩa quyết định đến việc ổn định và

phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.
- Chất lượng ĐNGV THCS ở Tây Nguyên là nhân tố có ý nghĩa then
chốt cho việc thực hiện thành công nhiệm vụ PCGD THCS.
- Chất lượng ĐNGV THCS ở Tây Nguyên không ngừng được nâng cao
khi có các biện pháp quản lý tác động đồng bộ vào quy mô, vào trình độ, vào
cơ cấu, vào sự gắn kết của các thành viên trong đội ngũ theo các tiêu chí của
một tổ chức biết học hỏi.
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.
9.1. Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về giáo viên, chất lượng
ĐNGV và vấn đề này được đặt vào hoàn cảnh PCGD THCS trên địa bàn các
tỉnh Tây Nguyên.
9.2. Đưa ra quan điểm, tiêu chuẩn và phương thức đánh giá chất lượng giáo
viên THCS và ĐNGV THCS ở Tây Nguyên phục vụ PCGD THCS.
9.3. Đưa ra các biện pháp thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng ĐNGV


15
THCS ở Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu PCGD THCS.
9.4. Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc đề xuất các chính
sách và cơ chế quản lý đối với GV THCS ở Tây Nguyên, xây dựng tài liệu
bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS ở các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời có
thể áp dụng cho các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trong việc PCGD
THCS.


16
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu

cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên cần phải xem
xét nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến đề tài như: chất lượng người giáo
viên, chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục
trung học cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên.
Nhân loại ngày nay trong đó có nước ta coi sự phát triển giáo dục-đào
tạo là cơ sở để phát triển kinh tế-xã hội. Trong những năm đầu của chính quyền
Xô Viết, trên quan điểm coi giáo dục xã hội chủ nghĩa vừa là mục đích kinh tế
vừa là sức mạnh của kinh tế, Lê-nin đã coi đội ngũ giáo viên Xô-Viết có vai trò
quan trọng trong tiến trình xây dựng chính quyền Xô-Viết. Người căn dặn:
"Chúng ta phải làm cho giáo viên ở nước ta có một địa vị mà trước đây họ
chưa từng có, hiện nay vẫn không có và không thể có được trong xã hội tư
sản". Vì vậy, Người yêu cầu Bộ dân uỷ giáo dục phải: "Nâng cao một cách có
hệ thống, kiên nhẫn, liên tục trình độ tinh thần của giáo viên ( ) nhưng điều
chủ yếu, chủ yếu và chủ yếu là cải thiện đời sống vật chất cho họ " [97,
tr.241]
.
Ở các nước phát triển, yêu cầu và tiêu chí của chất lượng giáo viên
cũng được đặt ra theo yêu cầu của sự phát triển giáo dục- đào tạo và nhu cầu
tăng trưởng kinh tế. Vì thế, chất lượng đội ngũ giáo viên đã nhiều nước trên
thế giới quan tâm. Ở Mỹ, người ta coi chất lượng người thầy quyết định chất
lượng giáo dục. Trong diễn văn trình Quốc hội cuối năm 1998, Bill Clinton
tuyên bố: "Cần phải sát hạch lại giáo viên mới ra trường. Nhất thiết không
cho tốt nghiệp những trường hợp không đạt yêu cầu". Ngay khi nhậm chức
được vài tháng, tổng thống Bush (nhiệm kì 2000-2004) đã kí ngay một sắc
lệnh trong đó nêu rõ: "Từ nay cho đến năm 2005, ngành giáo dục tất cả các


17
tiểu bang phải hoàn thành việc sát hạch trình độ giáo viên. Giáo viên nào

không đủ trình độ chuyên môn nhất thiết không được giảng dạy". Ông Bush
coi giáo viên là những chuyên gia cao cấp, yêu cầu trả cho họ những đồng
lương xứng đáng, đồng thời ông cũng đòi hỏi giáo viên trau dồi trình độ
chuyên môn thường xuyên.
Công trình nghiên cứu chung của các nước thành viên OECD đã chỉ ra
chất lượng giáo viên gồm năm mặt sau:
- Kiến thức phong phú về phạm vi chương trình và nội dung bộ môn
mình dạy.
- Kĩ năng sư phạm, kể cả việc có được "kho kiến thức" về phương pháp
giảng dạy, về năng lực sử dụng những phương pháp đó.
- Có tư duy phản ánh trước mỗi vấn đề và có năng lực tự phê, nét rất
đặc trưng của nghề dạy học.
- Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác.
- Có năng lực quản lí, kể cả trách nhiệm quản lí trong và ngoài lớp
học.
Trong báo cáo tại hội thảo ASD Armidele năm 1985 - do UNESCO tổ
chức đã nói đến những vai trò của người giáo viên trong thời đại mới là: vai
trò người thiết kế, vai trò người tổ chức, vai trò người cổ vũ, vai trò người
canh tân. Để thực hiện những vai trò này thì phải nâng cao chất lượng người
giáo viên như sau:
- Các chương trình đào tạo giáo viên cần triệt để sử dụng các thiết bị
và phương pháp giảng dạy mới nhất.
- Giáo viên phải được đào tạo để trở thành nhà giáo dục hơn là người
thợ dạy (chuyên gia truyền đạt kiến thức).
- Việc dạy học phải thích nghi với người học chứ không phải buộc
người học tuân theo những qui định đặt sẵn từ trước theo thông lệ cổ truyền.
Diễn đàn giáo dục cho mọi người do UNESCO tổ chức tại Dakar,
Senégal tháng 4 năm 2000, đã coi chất lượng giáo viên là một trong mười yếu



18
tố cấu thành chất lượng giáo dục, tức là giáo viên có động cơ tốt, được động
viên tốt và có năng lực chuyên môn cao. Năng lực chuyên môn cần phải có để
đảm bảo chất lượng giáo dục: hiểu biết sâu sắc về nội dung môn học, có tri
thức sư phạm, có tri thức về sự phát triển, có sự hiểu biết về sự khác biệt,
hiểu biết về động cơ, có tri thức về việc học tập, làm chủ được các chiến lược
dạy học, hiểu biết về việc đánh giá học sinh, hiểu biết về các nguồn của
chương trình và công nghệ, am hiểu và sự đánh giá cao về sự cộng tác, có khả
năng phân tích và phản ánh trong thực tiễn dạy học [99, tr.3].
Ở nước ta, vấn đề chất lượng đội ngũ giáo viên và vấn đề phổ cập giáo
dục được đề cập từ lâu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu". Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ sau ngày
dành được chính quyền, Người nói: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm
cho nước mạnh, dân giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của
mình, bổn phân của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công
cuộc xây dựng nước nhà và trước hết là phải biết đọc, biết viết chữ quốc
ngữ”. Người dạy: "Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo
cán bộ cho dân tộc Thầy thi đua dạy, trò thi đua học." [72, tr.114]. Bác đã
tâm sự với các thầy cô giáo: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học…
công việc có tiến triển, không học thì không theo kịp, công việc sẽ gạt mình ra
phía sau”. Hồ chủ tịch có nhiều thư chúc mừng, căn dặn các thầy giáo, Bác
thường nhắc nhở "các cô, các chú đã thấy trách nhiệm to lớn của mình, đồng
thời cũng thấy khả năng của mình cần được nâng cao thêm lên mãi mới làm
tròn nhiệm vụ"[72, tr.144], trong thư gửi đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ ngày
24/1/1947, Người viết:"Mở mang giáo dục để ai nấy đều biết đọc, biết viết"
[73, tr.30].
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: "Có giáo dục phổ thông
tốt, đi đến chỗ phổ cập giáo dục phổ thông, đến lúc nào đó, tất cả mọi người
Việt Nam đều có trình độ hiểu biết phổ thông đến mức cần thiết, thì như vậy
ta sẽ có tất cả. Nhất định dân tộc Việt Nam sẽ có những bước tiến phi thường



19
về mọi mặt"[43, tr.170].
Về vấn đề phổ cập giáo dục trung học cơ sở, Phan Nam đã nêu ra các
giải pháp để thực hiện PCGD THCS trong đề tài "Thực trạng và giải pháp
cho việc phổ cập trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Huế". Một số bài
nghiên cứu đăng trên các báo như bài "Phổ cập giáo dục trung học cơ sở -
những giá trị và thách thức"[38, tr.1] của Nguyễn Văn Đản, bài " Phổ cập
trung học cơ sở ở Việt Nam-thực trạng và những thách thức"[1, tr.24] của
Phạm Thị Kim Anh, bài "Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện
phổ cập giáo dục trung học cơ sở"[77, tr.95] của Lê Văn Phớt… đều nêu lên
những khó khăn của phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đặt ra vấn đề: làm
sao giải quyết những khó khăn như cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ giáo viên
để vừa đảm bảo tiếp tục thực hiện tốt chương trình chống mù chữ, phổ cập
giáo dục tiểu học vừa thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng tiến
độ, đảm bảo chất lượng. Để thực hiện đúng tiến độ và đạt được hiệu quả của
công tác phổ cập giáo dục nói chung, PCGD THCS nói riêng, nhiều người đã
đều cho rằng: chất lượng ĐNGV là yếu tố quan trọng.
Những nhà nghiên cứu giáo dục và quản lí giáo dục thực tiễn rất quan
tâm vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV. Trần Bá Hoành có bài Chất lượng
giáo viên đăng trên tạp chí Giáo dục tháng 11/2001. Ở bài này, tác giả đã đề
xuất cách tiếp cận chất lượng giáo viên từ các góc độ: đặc điểm lao động của
người giáo viên, sự thay đổi chức năng của người giáo viên trước yêu cầu đổi
mới giáo dục, mục tiêu sử dụng giáo viên, chất lượng từng giáo viên và chất
lượng đội ngũ giáo viên. Các thành tố tạo nên chất lượng giáo viên là phẩm
chất và năng lực. Theo Trần Bá Hoành, phẩm chất của giáo viên biểu hiện ở
thế giới quan, lòng yêu trẻ và lòng yêu nghề; năng lực người giáo viên bao
gồm: năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học- giáo dục,
năng lực thiết kế kế hoạch DH/GD, năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch

DH/GD, năng lực quan sát, đánh giá kết quả các hoạt động DH/GD, năng lực
giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế DH/GD. Ba nhân tố ảnh hưởng


20
đến chất lượng giáo viên theo ông là: quá trình đào tạo- sử dụng- bồi dưỡng
giáo viên, hoàn cảnh, điều kiện lao động sư phạm của giáo viên, ý chí thói
quen và năng lực tự học của giáo viên. Tác giả cũng đề ra ba giải pháp cho
vấn đề giáo viên: phải đổi mới đào tạo GV, đổi mới công tác bồi dưỡng giáo
viên, đổi mới sử dụng giáo viên [58, tr.10].
Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã đề cập tính chất nghề nghiệp của người giáo
viên. Trong bài "Nghề và Nghiệp của người giáo viên" [71, tr.29] tác giả đã
nhấn mạnh đến vấn đề "lý tưởng sư phạm", cái tạo nên động cơ cho việc thực
hành nghề dạy học cuả giáo viên. Nếu không có lý tưởng sư phạm thì không
có sự thôi thúc người giáo viên sáng tạo, không thúc đẩy người giáo viên
không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ. Từ đó, tác giả đặt ra yêu cầu cần
phải xây dựng tập thể sư phạm theo mô hình "đồng thuận" mà ở đó giáo viên
trong quan hệ với nhau có sự chia sẻ "bí quyết nhà nghề"; đồng thời, những
yêu cầu về năng lực chuyên môn của người giáo viên là nền tảng của mô hình
đào tạo giáo viên thế kỷ XXI: sáng tạo và hiệu quả [70, tr.6].
Nguyễn Thanh Hoàn đề cập: "chất lượng giáo viên và những chính
sách cải thiện chất lượng giáo viên"[56, tr.6]. Bài viết đã trình bày khái niệm
chất lượng giáo viên bằng cách phân tích kết quả nghiên cứu về chất lượng
giáo viên của các nước thành viên OECD. Tác giả đưa ra những đặc điểm và
năng lực đặc trưng của một giáo viên có năng lực qua sự phân tích 22 năng
lực cụ thể trên góc độ tiếp cận năng lực giảng dạy và giáo dục. Tác giả cũng
đề cập những chính sách cải thiện và duy trì chất lượng giáo viên ở cấp vĩ mô
và vi mô; từ đó tác giả nhấn mạnh đến ba vấn đề nguồn quyết định chất lượng
giáo viên là: bản thân người giáo viên, nhà trường, môi trường chính sách bên
ngoài [56, tr.6-9].

Trong thời kì đổi mới, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
được Đảng coi là một trong các giải pháp cho việc phát triển giáo dục- đào
tạo. Để giáo dục trở thành "quốc sách hàng đầu" trong sự nghiệp đổi mới đất
nước, Đảng coi "Phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu
và chuẩn về chất lượng" [25, tr.30] là nhiệm vụ và giải pháp để đáp ứng yêu


21
cầu của sự nghiệp phát triển đất nước vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục. Trước yêu cầu có tính cấp thiết này, đã có nhiều luận cứ về chất
lượng ĐNGV. Vấn đề chất lượng ĐNGV và nâng cao chất lượng ĐNGV
nhằm tăng cường chất lượng giáo dục - đào tạo là yêu cầu cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay. Trần Kiều bàn về chất lượng giáo dục đã coi chất lượng đội
ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu đối với chất lượng giáo dục và đặt ra vần đề
nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể không chú ý trước hết về chất
lượng đội ngũ giáo viên là đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và tay nghề
ngày càng được nâng cao [63, tr.7].
Trần Như Tỉnh trong công trình "Một số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và phổ
cập giáo dục trung học cơ sở [90, tr.349-361] đã phân tích về thực trạng của
đội ngũ giáo viên THCS trên cả nước, trình bày phương hướng đào tạo bồi
dưỡng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông và PCGD THCS.
Tuy vậy, sự nghiên cứu về chất lượng đội ngũ giáo viên ở nước ta còn
thiếu những công trình phân tích mối quan hệ chất lượng giáo viên và chất
lượng ĐNGV, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT và chất
lượng nguồn lực con người nói chung, chất lượng ĐNGV và yêu cầu nâng
cao chất lượng ĐNGV. Đặc biệt còn quá ít những công trình nghiên cứu vấn
đề giáo viên gắn với sự phát triển giáo dục và phát triển kinh tế-xã hội của
từng vùng như Tây Nguyên.

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI.
1.2.1. Biện pháp.
Trong đời sống hàng ngày, khi thực hiện một công việc nào đó, cùng
với nội dung phải có cách thức tiến hành. Cách thức tốt thì tiến độ thực hiện
nhanh, kết quả đạt được như mong muốn và ngược lại. Cách thực hiện công
việc mang tính xã hội cao thường được gọi là biện pháp.
Từ "biện pháp" có những cách giải nghĩa khác nhau. Biện pháp là
"phương pháp làm việc"[2,tr.30]; là "cách thức giải quyết một vấn đề hoặc


22
thực hiện một chủ trương"[68, tr.61]; là "cách làm, cách thức tiến hành, giải
quyết một vấn đề cụ thể"[101, tr.161]. Tựu trung lại từ "biện pháp" có nghĩa
giống nhau là: cách làm, cách thức thực hiện một công việc, một chủ trương.
Luận án sử dụng từ "biện pháp" có hàm ý nêu ra cách làm, cách thức
thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng ĐNGV THCS ở các tỉnh Tây
Nguyên theo yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu PCGD THCS.
1.2.2. Giáo viên.
Từ xưa, với truyền thống "tôn sư trọng đạo", nhân dân ta luôn nghĩ về
người thầy và dành cho đối tượng này với tất cả tình yêu mến và thái độ trân
trọng kính phục. Câu nói "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" và tinh thần "phi sư bất
thành" đã ăn sâu vào tâm trí cũng như đời sống của mỗi người dân Việt Nam,
trở thành một bài học giáo dục cho mọi thế hệ. Điều đó cho chúng ta thấy
nhân dân quan niệm thầy giáo là người làm nghề dạy học, truyền thụ cho con
người biết chữ và đạo đức tư tưởng của các bậc "thánh hiền" mà không có
người thầy thì con người không đủ "đức" và "tài" để tồn tại và phát triển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục truyền thống của dân tộc đã đánh giá rất
cao về vai trò của người giáo viên. Người dạy: "Các thầy giáo có nhiệm vụ
nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc Thầy thi đua dạy, trò thi
đua học. Thầy và trò thật thà đoàn kết và dùng cách dân chủ (thật thà tự phê

bình và phê bình) để giúp nhau tiến bộ mạnh, tiến bộ mãi"[72, tr.114].
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong dịp đến thăm trường ĐHSP Hà
Nội vào năm 1971, đã nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những
nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo. Vì nó tạo ra những
con người, sáng tạo ra của cải cho xã hội" và đồng chí khẳng định thầy giáo là
"kỹ sư tâm hồn".
Hiểu theo nghĩa chính thống thì giáo viên là "chức danh nghề nghiệp
của người dạy học trong các trường phổ thông, trường nghề và trường mầm
non, đã tốt nghiệp các trường sư phạm sơ cấp, trung cấp, đại học hoặc sư
phạm mẫu giáo" [55, tr.169]. Nhiệm vụ của người giáo viên là truyền thụ


23
toàn bộ các kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình bộ môn của
bậc học, cấp học, ngoài ra còn có trách nhiệm phụ đạo cho học sinh kém và
bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng khiếu. Người giáo viên không chỉ dạy tốt
các kiến thức chuyên môn mà còn phải chú ý dạy người, bồi dưỡng tư tưởng,
tình cảm, đạo đức để học sinh mình phát triển toàn diện [55, tr.169].
"Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường
hoặc các cơ sở giáo dục khác" và "Nhà giáo dạy ở các cơ sở giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên"[76, tr.43].
Điều lệ trường Trung học, một văn bản dưới luật xác định một cách cụ thể :
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, GV bộ môn, GV tổng phụ trách Đội thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh cũng được gọi chung là giáo viên [14, tr.11].
Những quan niệm dẫn ra trên đây về giáo viên trong nghĩa rộng, hẹp có
khác nhau song đều có sự thống nhất cơ bản: Giáo viên là người làm nhiệm
vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường phổ thông, trường nghề và
trường mầm non, hoặc các cơ sở giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục là xây dựng và hình thành nhân cách cho người học đáp ứng yêu
cầu phát triển của xã hội.

1.2.3. Đội ngũ giáo viên.
Phạm trù "Đội ngũ" được dùng khá rộng rãi trong các tổ chức xã hội
như: đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ
quản lý… Đại Từ điển Tiếng Việt đưa ra khái niệm: "Đội ngũ là tập hợp số
đông người cùng chức năng, nghề nghiệp" [101, tr.659].
Trong từ điển Giáo dục học định nghĩa: ĐNGV là tập hợp những người
đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên
môn và nghiệp vụ quy định [55, tr.95]. Trong nhà trường ĐNGV là lực lượng
quyết định hoạt động giáo dục của nhà trường, cho nên cần được đặc biệt
quan tâm xây dựng mọi mặt, phải có đủ số lượng phù hợp với cơ cấu giảng
dạy của các bộ môn, phải đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa nam và nữ, giữa lớp già
và lớp trẻ. Muốn có ĐNGV có chất lượng cần có chế độ, chính sách thoả


24
đáng, nhất là ở các trường thuộc các vùng khó khăn, để phát huy hết tiềm
năng của từng người, để đoàn kết gắn bó mọi thành viên thành một khối
thống nhất của những nhà sư phạm.
Tiếp cận quan niệm của các chuyên gia và các văn bản khác nhau của
ngành, chúng tôi đưa ra định nghĩa về đội ngũ giáo viên: ĐNGV là tập hợp
những người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường hoặc
các cơ sở giáo dục khác bao gồm CBQL, GV có đủ tiêu chuẩn, đạo đức,
chuyên môn và nghiệp vụ quy định. Tập thể này quyết định chất lượng hoạt
động giáo dục của nhà trường bằng việc cống hiến toàn bộ tài năng và sức
lực của họ. Ngày nay, khi xu thế phát triển của xã hội đòi hỏi hoạt động của
từng cá nhân đều phải trên tinh thần cộng tác, tương tác thì ĐNGV là tập hợp
những người có tinh thần đoàn kết gắn bó tạo thành một khối thống nhất
và mỗi hoạt động của từng thành viên luôn có mối liên hệ, tác động qua lại
lẫn nhau trên cơ sở gắn kết với nhau theo lý tưởng chung, có cùng chung
quyền lợi và nghĩa vụ, quy chế làm việc nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.

1.2.4. Chất lƣợng.
Dưới góc độ triết học, bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng bao gồm mặt
chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ trong sự vật hiện tượng.
Trong quá trình phát triển tư tưởng triết học, chất lượng được xem là thuộc
tính tồn tại của sự vật. Triết học duy vật coi chất là “một phạm trù triết học
dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu
cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác”
[17, tr.264]. Chất của sự vật được biểu hiện qua “những thuộc tính”. Thuộc
tính chính là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật.
Đó là cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành
trong quá trình vận động và phát triển của nó giúp chúng ta phân biệt sự vật
này với sự vật khác. Những thuộc tính đó của sự vật chỉ được bộc lộ qua các
mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Lượng cũng là một phạm trù triết học.
Nó dùng để chỉ “tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô,
trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của


25
sự vật” [17, tr.266]. Lượng cũng là cái vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy
là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người.
Đồng thời lượng tồn tại cùng với chất của sự vật, nó mang tính khách quan.
Chất và lượng luôn có sự thống nhất trong bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào.
Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy
định về chất và ngược lại. Sự biến đổi về chất là kết quả của quá trình tích luỹ
về lượng tạo nên những bước nhảy vọt về chất của sự vật hiện tượng. Chính
sự thống nhất và chuyển hoá này của mặt chất và mặt lượng đã làm cho sự
vật tồn tại trong sự vận động và phát triển không ngừng.
Để diễn đạt một cách phổ thông thì: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm
chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc, cái tạo nên bản chất sự vật,
làm cho vự vật này khác với sự vật kia” [101, tr.331].

Từ tiếp cận triết học, các nhà nghiên cứu lại có các cách diễn đạt khác
nhau về định nghĩa chất lượng. Chúng ta có thể phân thành những nhóm sau
đây
:
Sallis cho rằng khái niệm chất lượng được dùng trong cuộc sống hàng
ngày để nói về những thứ "tuyệt hảo, hoàn mỹ". Theo ông, những thứ được
coi là chất lượng là những thứ có “những chuẩn mực rất cao không thể vượt
qua được” [74, tr.32]. Với cách hiểu này, Sallis đã nhìn nhận sự vật ở thời
điểm chính nó tồn tại. Thế nhưng trong cuộc sống luôn vận động và biến đổi
của chúng ta thì sự vật tồn tại khách quan và vô cùng phong phú đa dạng, có
những thứ dù chưa đạt chuẩn mực tuyệt đối song nó lại có khả năng đáp ứng
yêu cầu của cuộc sống một cách có chất lượng.
Harvey và Green nói về chất lượng theo hướng hệ thống: chất lượng là
một khái niệm gồm hệ thống các “khía cạnh nội dung”. Trong đó có hai “khía
cạnh nội dung” về chất lượng giống như Sallis đó là: “chất lượng là sự xuất
chúng, tuyệt vời, ưu thế, xuất sắc” (quality as excellence), “chất lượng là sự
hoàn hảo” (quality as perfection), "Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu"
(quality as fitness for purpose), "Chất lượng là sự đánh giá với đồng tiền bỏ
ra" ((quality as value for money), "Chất lượng là sự chuyển đổi về chất"
(quality as transformation) [107, tr.9-34].



26
Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu về vấn đề
khoa học có liên quan cũng có quan niệm về chất lượng tương tự. Nguyễn Thị
Mỹ Lộc cho rằng: chất lượng là “sự xuất sắc bẩm sinh”, là “tự nó”. Chất
lượng cùng tồn tại với sự vật, sản phẩm… một cách khách quan không lệ
thuộc ngoại cảnh. Bản thân sự vật, sản phẩm có chất lượng là nó đã đạt đến
đỉnh điểm của “chuẩn”. Hay nói một cách đơn giản nó “là cái tốt nhất”[69,

tr.27]
.
Nguyễn Đức Chính cho rằng: “Một sản phẩm có chất lượng là sản
phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiếm và đắt
tiền. Nó nổi tiếng và tôn vinh thêm người sở hữu nó”[33, tr.27].
Nguyễn Đức Chính còn diễn giải khái niệm chất lượng chi tiết hơn.
Chẳng hạn theo ông chất lượng “là sự phù hợp với các tiêu chuẩn đã được
quy định trước”, chất lượng là “sự phù hợp với mục đích (hay đạt được các
mục đích đã đề ra trước đó)”, chất lượng với tư cách là “hiệu quả của việc đạt
được mục đích” hay là “sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. Những hướng
tiếp cận về chất lượng mà ông đề nghị có thể dẫn đến sự hiểu về chất lượng
tường minh như sau "một khái niệm mang tính tương đối, rộng, đa chiều, và
với những người khác nhau có thể có những ưu tiên khác nhau khi xem xét
nó”[33, tr.32].
Vận dụng quan điểm triết học và các lời bàn về chất lượng của các nhà
khoa học, trong luận án này, chúng tôi coi chất lượng:
1. là thuộc tính bản chất vốn có của sự vật và để phân biệt sự vật này
với sự sự vật khác.
2. là mức độ thể hiện của sản phẩm ấy đối với những chuẩn mực đã qui
định trước.
3. là sự đáp ứng việc thực hiện mục tiêu phát triển của xã hội qui định
với sự vật và thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng.
1.2.5. Chất lƣợng giáo viên, chất lƣợng ĐNGV.
1.2.5.1. Chất lượng giáo viên.


27
Từ tiếp cận chất lượng và khái niệm giáo viên, chúng tôi xây dựng khái
niệm chất lƣợng giáo viên: chất lượng giáo viên là sự tổng hợp những
thuộc tính của giáo viên đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục trong từng

thời điểm nhất định. Những thuộc tính: kiến thức, năng lực sư phạm và phẩm
chất, tư cách, đạo đức nhà giáo là những yếu tố tạo nên năng lực nghề nghiệp
của giáo viên. Kiến thức của giáo viên là những tri thức, kĩ năng do trường sư
phạm đào tạo theo mục tiêu đào tạo và thu nhận trong quá trình hoạt động
thực tiễn mà có được. Năng lực sư phạm của giáo viên là những khả năng về
tư duy, sáng tạo trong việc sử dụng kiến thức của mình để thực hiện nhiệm vụ
giảng dạy, giáo dục có hiệu quả. Phẩm chất của giáo viên là những yếu tố về
nhân cách con người và những qui định về nhân nhân cách nghề nghiệp để
dạy học và giáo dục học sinh có hiệu quả. Theo Richard, nhà nghiên cứu giáo
dục Mỹ, người giáo viên cần phải có những đặc trưng nhân cách sau:
- Người giáo viên phải có phẩm chất, nhân cách nhà giáo để "thực hiện
mối quan hệ nhân văn với học sinh, cha mẹ và đồng nghiệp để tạo ra những
lớp học dân chủ cho trẻ em".
- Người giáo viên phải "có kiến thức cơ bản để giải quyết những vấn đề
của môn học", phải có "vốn kiến thức thực hành về dạy học để kích thích
động cơ người học, tăng cường kĩ năng, phát triển tư duy giúp người học có
thể tự điều chỉnh bản thân trong quá trình học".

- Về năng lực sư phạm, người giáo viên phải "luôn suy nghĩ và giải quyết
vấn đề, khả năng chẩn đoán các tình huống, điều chỉnh và sử dụng kiến thức
chuyên môn phù hợp để tăng cường việc học tập của học sinh"[105, tr. 57].
Khái niệm chất lượng giáo viên vừa "tĩnh" lại vừa "động". Chất lượng
giáo viên ở trạng thái "tĩnh" là những thuộc tính tạo nên năng lực nghề nghiệp
của giáo viên. Chất lượng giáo viên ở trạng thái "động" tức là những thuộc tính
đó phải thay đổi theo những yêu cầu và hoàn cảnh khác nhau; mặt khác những
thuộc tính này có khả năng tương tác với nhau trong quá trình vận động làm
cho giáo viên được phát triển về chất. Một khi mục tiêu giáo dục thay đổi thì

×