Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng trường trung học tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.08 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Sư PHẠM
NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỤC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRUdNG TRUNG HỌC TỈNH LẠNG SƠN
NHẰM ĐÁP ÚNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
m
LUẬN VÃN THỢC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: “QUẢN LÝ GIÁO DỤC”
MÃ SỐ: 60 14 05
NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC: GS. TS vũ VĂN TẢO
V. v-ư/iỏê
HÀ NỘI - 2 0 0 3
NHŨNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQL
: Cán bộ quản lý.
CBQL GD : Cán bộ quản lý giáo dục.
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
csvc : Cơ sở vật chất.
CLGD : Chiến lược giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo.
KT- XH : Kinh tế - xã hội.
MTGD : Mục tiêu giáo dục.
NLQL : Năng ỉực quản lý
NXB
: Nhà xuất bản
UBND : Uỷ ban nhân dân.
PCGD
: Phổ cập giáo dục
QLGD


: Quản lý giáo dục
QLNT
: Quản lý nhà trường
QLNN : Quản lý nhà nước.
QLDH : Quản lý dạy học.
QTDH
: Quá trình dạy học.
THCS : Trung học cơ sở.
THPT : Trung học phổ thông.
4
MỤC LỤC
- LÒI CẢM Ơ N 2
- NHŨNG CỤM Từ VIẾT TẮT 3
- MÓ ĐẨU 6
Chương 1: c ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG Lực QUẢN LÝ CỦA HIỆU
TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC NHẰM ĐÁP ÚNG YÊU CẦU Đổi MỚI GIÁO DỤC
1.1. Khái quát vê việc nghiên cứu quản lý giáo dục 14
1.2. Một sô'khái niệm
1.2.1. Quản lý 16
1.2.2. Quản lý giáo d ụ c 18
1.2.3. Quản lý nhà trường
19
1.2.4. Năng lực 20
1.3. Nâng lực quản lý
1.3.1. Khái niệm 21
1.3.2. Mối quan hệ giữa năng lực quản lý và chức năng quản lý

21
1.3.3. Phương pháp luận xác định những yêu cầu về năng lực quản lý 23
1.4. Những yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay 23

1.5. Đặc điểm của trường trung học
1.5.1. Mục tiêu giáo dục trung học 25
1.5.2. Hiệu trưởng trường Trung học

26
Kết luận chương 1 28
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ NĂNG Lực QUẢN LÝ CỦA
ĐÔI NGỦ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC TỈNH LẠNG SON.
2.1. Khái quát vé giáo dục tỉnh Lạng Sơn
2.1.1. Đặc điổm về kinh tế- xã hội 29
2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn

30
2.2. Đội ngủ cán bộ quản lý trường Trung học tỉnh Lạng Sơn
2.2.1. Về số lượng và trình độ đào tạo

39
2.2.2. Về cơ cấu đội ngũ CBQL trường Trung học

41
2.2.3. Về công tác phát triển Đảng trong đội ngũ CBQL trường trung
học hiện nay 41
2.2.4. Về chất lượng đội ngũ CBQL trường trung học

42
2.2.5. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế hiện nay của đội
ngũ CBQL trường trung học tỉnh Lạng Sơn 43
Kết luận chương 2 45
Trang
5

Chương 3: MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NÂNG Lực QUẢN l/Ý HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC TÍNH LẠNG SƠN NHẢM ĐÁP ỦNG YÊU CẦU Đổi MỚI
GIÁO DỤC.
3.1. Nhận thức đầy đủ vê nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng trường Trung
học tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.1.1. Cụ thể hoá nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của Hiệu trưởng
được ghi trong Điều lệ trường trung học

46
3.1.2. Cải tiến ma trận nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của Hiệu
trướng trường trung học cho đầy đủ hơn, hệ thống hơn

54
3.2. Xác định những năng lực quản lý của Hiệu trưởng trường Trung
học phù hợp với những nhiệm vụ quản lý được cải tiến
3.2.1. Những năng lực quản lý cần thiết nhất của Hiệu trưởng trường
Trung học nhằm đáp ứng các nhiệm vụ quản lý đã được cải tiến

59
3.2.2. Những kỹ năng quản lý cần thiết nhất của Hiệu trưởng trường
Trung học nhầm đáp ứng các nhiệm vụ quản lý 62
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý đội ngũ Hiệu trưởng
trường trung học tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn mới
3.3.1. Giải pháp 1: Đào tạo bồi dưỡng tri thức, kỹ năng liên quan đến
quản lý giáo dục và quản lý toàn diện nhà trường

64
3.3.2. Giải pháp 2: Nâng cao trình độ nhận thức của Hiệu trưởng về
chức năng, nhiệm vụ, về những năng lực và kỹ năng quản lý nhà trường,
trên cơ sở chấp hành pháp luật và phát huy tinh thán tự chủ, tự chịu trách

nhiệm xã hội của nhà trường

66
3.3.3. Giải pháp 3: Nâng cao trình độ thực tiễn của Hiệu trưởng, về
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, năng lực và kỹ năng quản lý nhà
trường 68
3.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng những chính sách, cơ chế tạo điều kiện
cho Hiệu trưởng phấn đấu tự nâng cao năng lực quản lý nhà trường 70
3.3.5. Giải pháp 5: Khuyến khích Hiệu trưởng tự học, tự bổi dưỡng
nâng cao năng lực quản lý nhà trường 72
3.4. Lấy ý kiến chuyên gia về tính hợp lý và tính khả thi của các giải
pháp 73
- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
- PHỤ LỤC 86
6
MỞ ĐẨU
1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đáng khoá VIII tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đánh giá: “Chất lượng giáo dục
còn thấp so với yêu cầu. Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp
dạy và học, sách giáo khoa, thi cử, cơ cáu đào tạo, trình độ quản lý có
nhiều thiếu sót; trong giáo dục và đào tạo có những biểu hiện tiêu cực đáng
lo ngại.” [20, tr.74]. Vì vậy việc tiếp tục đổi mới giáo dục là hết sức cần thiết
của sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4/2001) đã đề ra chủ
trương: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội
dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý
giáo dục; thực hiện “chuẩn hoáy hiện đại hoá, xã hội hoá”[20, tr. 109J .
Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, với

mục tiêu chiến lược là: “Đôi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương
trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà
giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả
và đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở
pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục” [14, tr. 11].
Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, xây
dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng, cần phải thực hiện đồng bộ 7 giải pháp lớn đã nêu
trong Chiến lược, trong đó lấy: “đổi mới chương trình giáo dục, phát triển
đội ngũ nhà giáo là các giải pháp trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là
khâu đột phá”[ 14, tr. 14].
1.2. Công tác quản lý giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng
quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp phát triển giáo dục. Chủ tịch Hồ
7
Chí Minh đã dạy: “A/hôm việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt
hoặc kém” [35, tr.240 ]. Điều đó đòi hỏi cán bộ quản lý các cấp, các ngành
đều phải có năng lực quản lý. Đối với giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), hiệu quả
công tác quản lý của Hiệu trưởng một phần quan trọng là nhờ ở năng lực quản
lý nhà irường của họ. Đổ đổi mới và thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý trường học
trong điều kiện mới, người cán bộ quán lý (CBQL) giáo dục phải được đào tạo
cũng như bồi dưỡng để nâng cao năng lực về công tác quản lý ngang tầm
nhiệm vụ, từ các vấn đề pháp luật liên quan đến giáo dục, vấn đề quản lý cán
bộ, quản lý học sinh, đến quản lý quá trình dạy học và quá trình đảm bảo các
điều kiện thực hiện chất lượng như: về nhân lực, tài lực, vật lực, các quá trình
phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng, môi trường xung quanh.
Trước bối cảnh đổi mới của xã hội và đổi mới giáo dục, Hiệu trưởng cần thêm
năng lực tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ, cần biết sử
dụng ngoại ngữ, những phương tiện hiện đại như máy vi tính trong công tác
quản lý,
Hiện nay đội ngũ Hiệu trưởng các trường trung học nói chung và đội ngũ

Hiệu trướng các trường trung học thuộc tỉnh Lạng Sơn nói riêng còn nhiều bất
cập về năng lực điều hành và tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Sự bất
cập đó thể hiện ở trình độ cán bộ quản lý chưa theo kịp với yêu cầu của thực
tiễn giáo dục, trong bối cảnh của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và
xã hội; chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý, Hầu hết các cán
bộ quản lý giáo dục chưa được qua trường lớp đào tạo cơ bản về kiến thức, kỹ
năng quản lý. Chính vì vậy cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ Hiệu
trưởng mới có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhưng vấn đề nâng
cao năng lực quản lý cho CBQL trường học nói chung và cho đội ngũ Hiệu
trưởng các trường trung học trong tỉnh Lạng Sơn nói ricng còn có rất ít công
trình nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Một số giải pháp
nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng trường trung học tỉnh Lạng
8
Son nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” để góp phần giải quyết những
vấn đc bức xúc của Ngành và của giáo dục tính Lạng Sơn trong giai đoạn hiện
n a y .
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứ u
Đề xuất được một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Hiệu
trưởng các trường trung học trong tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục. Những đề xuất này trước hết là đối với các cấp lãnh đạo ƯBND
tỉnh Lạng Sơn, Sở GD&ĐT Lạng Sơn, các phòng GD&ĐT huyện (thị), thành
phố nghicn cứu sử dụng; tiếp theo là đề xuất với Hiệu trướng các trường trung
học trong Tỉnh để nghiên cứu sử dụng trong việc tự bồi dưỡng, nâng cao năng
lực quản lý của mình.
3. KHÁCH THỂ VÀ Đốl TƯỢNG NGHIÊN c ứ u
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý các trường trung học của tỉnh Lạng Sơn trong bối cảnh
và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2. Đôi tượng nghiên cứu

Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường trung
học trong tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường trung học của tỉnh Lạng
Sơn có thể sẽ được nâng cao để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nếu thực
hiện tốt những vấn đề sau đây: Nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý của
Hiệu trưởng thông qua việc đào tạo bồi dưỡng, tăng cường ý thức tự học, tự
rèn luyện thường xuyên của họ.Tinh thần cốt lõ i của nâng cao năng lực quản
lý là “phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương,
9
các cơ sở giáo dục” như đã ghi trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-
2010, do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 28/12/2001.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN c ứ u
5.1. Hệ thống hoá mộl số vấn đề về cơ sở lý luận của việc nâng cao
năng lực quản lý của Hiệu trưởng trường trung học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục.
5.2. Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý và năng lực quản lý của đội
ngũ Hiệu trưởng các trường trung học trong tỉnh Lạng Sơn.
5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Hiệu
trưởng các trường trung học thuộc tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
6. GIỚI HẠN ĐỂ TÀI
Vì điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, trong khi đó công tác
QLGD là một phạm trù rất rộng, luận vãn chỉ tập trung nghiên cứu để đề xuất
một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao náng lực quản lý của Hiệu trưởng
các trường trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) trong tỉnh
Lạng Sơn; trong đó, tập trung nghiên cứu chủ trương xây dựng đội ngũ CBQL
nhà trường, đặc biệt về mặt năng lực quản lý, phù hợp với điều kiện kinh tế-
xã hội (KT-XH) của Tỉnh.
7. NHỮNG LUẬN ĐIEM b ả o vệ

Trcn cơ sở kế thừa các nội dung đã có về năng lực quản lý của Hiệu
trưởng các trường trung học, luận văn phát triển một số yếu tố theo hướng vận
dụng chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước vào điều kiện cụ thể
của giáo dục trung học ở tỉnh Lạng Sơn, nhằm đề ra một số nội dung bổ sung.
Theo hướng chỉ đạo chung về phân cấp cho cơ sở, nội dung chính là: Hiệu
10
trướng cần có năng lực làm cho nhà trường thực hiện tốt quyền tự chủ và tự
chịu trách nhiệm trước xã hội theo những quy định của pháp luật, thể hiện ở
các giải pháp tổng thổ sau đây:
7.1. Hiệu trưởng với tư cách là người dẫn dắt, tổ chức việc thực hiện chủ
trương đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước, cần phải có năng lực quản lý
ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, chủ yếu là:
- Năng lực chủ động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Năng lực quản lý toàn diện nhà trường theo pháp luật.
- Năng lực quản lý việc đổi mới quá trình giáo dục.
- Năng lực quản lý việc thực hiện các chính sách về tổ chức, nhân
lực, tài lực và vật lực trong hoạt động của nhà trường, coi như những điều kiện
đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Năng lực quản lý các quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng,
môi trường xung quanh nhà trường.
- Năng lực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, cập nhật kiến thức.
7.2. Để nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường trung
học trong tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay luận văn đề xuất với các cấp
quản lý trên nhà trường 5 giải pháp sau đây:
1 ) Đào tạo bồi dưỡng tri thức, kỹ năng liôn quan đến quản lý giáo
dục và quản lý toàn diện nhà trường.
2) Nâng cao trình độ nhận thức của Hiệu trưởng về chức năng và
nhiộm vụ, về năng lực và kỹ năng quản lý nhà trường, trên cơ sở chấp hành
pháp luật và phát huy tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của nhà

trường.
3) Nâng cao trình độ thực tiễn cúa Hiệu trưởng về việc thực hiện
chức năng và nhiệm vụ, về năng lực và kỹ năng quản lý nhà trường.
4) Xây dựng những chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho Hiệu
trướng phấn đấu tự nâng cao năng lực quán lý nhà trường.
5) Khuyến khích Hiệu trưởng tự học, tự hồi dưỡng nâng cao năng
lực quán lý nhà trường.
8. CÁI MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đề xuất 3 điểm mới sau đây:
1) Phát hiện một số điểm chưa hợp lý trong hệ thống 7 nhiệm vụ,
quyền hạn của Hiệu trưởng trường trung học (nêu trong Điều 17 của Điều lệ
Trường trung học), cải tiến bằng cách sắp xếp lại 7 nhiệm vụ thành 4 nhiệm
vụ, quyền hạn, đầy đủ hơn và hệ thống hơti mà vẫn bảo đảm sự phù hợp với
những quy định đã ghi trong điều lệ, có những nội dung phát triển nhất định.
2) Đề ra hệ thống 6 năng lực chủ yếu của Hiệu trưởng để hoàn thành 4
nhiệm vụ nói trên.
3) Đề ra hệ thống 5 giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Hiệu
trưởng các trường trung học tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục.
9. Cơ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ử u .
Trên cơ sở của quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của
Chủ nghĩa Mác-Lênin, trong luận văn này chúng tôi đã phối hợp sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau :
9.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu,
nghicn cứu các văn bản về quản lý để phân tích các quan điểm lý luận liên
quan đến chủ trương đổi mới giáo dục, năng lực quản lý, chức năng, nhiệm vụ
của nhà trường, của Hiệu trưởng trường trung học.
9.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra,
khảo sát, đúc kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia,
11

12
• Phương pháp quan sát.
Phưưng pháp này được thổ hiện bằng việc xem xét hoạt động quản lý cúa
Hiệu trưởng trường trung học ngay tại trường của họ, nhằm tìm hicu thực trạng
về công tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng trường trung học.
• Phương pháp điều tra
Bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi đicu tra theo những nguyên tắc và
nội dung chủ định của người nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng với
mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm nhận định khách quan thực
trạng quản lý và năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng các trường trung
học.
• Phương pháp tổng kết kinh nghiêm
Phương pháp này được sử dụng với mục đích chủ yếu là đánh giá mức
độ khả thi của các giải pháp quản lý đã đề xuất, nhờ vào kinh nghiệm quản lý
của đội ngũ Hiệu trưởng các trường trung học.
• Phương pháp chuyên gia
Bằng việc tổ chức gặp gỡ các chuyên gia (các CBQL đương nhiệm, lãnh
đạo các tổ chức, đoàn thể và các giáo viên có kinh nghiệm) ở sở GD&ĐT, các
phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học: Xin ý kiến đánh giá về các
năng lực quản lý cần có của CBQL trường học trong giai đoạn hiện nay, và về
các giải pháp nâng cao năng lực quản lý mà chúng tôi đề xuất nhằm xem xét
tính hợp lý và khả thi của các giải pháp đó.
10. DÀN Ý NỘI DUNG LUẬN VĂN
Luận văn này được bố cục gồm các phần và chương chủ yếu sau:
- MỞ ĐẨU (8 trang từ trang 6 đến trang 13)
- CHƯƠNG 1:
Cơ sở lý luận vê nâng cao năng lực quản lý của Hiệu
trưởng trường trung học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục(gồm 15
trang, từ trang 14 đến trang 28).
13

- CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác quàn lý và năng lực quản lý của
Hiệu trưởng các trường trung học tỉnh Lạng Son(gồm 17 trang, từ trang
29 đến trang 45)
- CHƯƠNCỈ 3: Một số giải pháp nàng cao năng lực quản lý của Hiệu
trưởng trường trung học tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục (gồm 30 trang, từ trang 46 đến trang 75).
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (gồm 5 trang, từ trang 76 đến trang 80).
- TẢI LIỆU THAM KHẢO (gồm 5 trang, từ trang 81 đến trang 85).
- PHỤ LỤC (gồm 8 trang, từ trang 86 đến trang 94).
14
Chương 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VỂ NÂNG CAO NÂNG Lực QUẢN LÝ
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC
NHẰM ĐÁP ÚNG YÊU CẨU Đ ổi MỚI GIÁO DỤC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆC NGHIÊN cứ u QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hoạt động quản lý được hình thành và phát triển cùng với lịch sử hình
thành và phát triển của các hình thái KT-XH. Lúc đầu cơ sở lý luận về quản lý
giáo dục chỉ thể hiện dưới dạng một số ý tướng của những nhà triết học (đồng
thời cũng là những nhà giáo dục), sau đó dần dần phát triển và hoàn thiện hơn.
Từ vài thập kỷ gần đây, người ta mới thực sự chú ý vấn để QLGD ở cả tầm vĩ
mô và vi mô.
Từ khoảng những năm 50 của thế kỷ XX đến nay, khi mà thế giới đang
chuyển dần từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển
kinh tế tri thức, vấn đề quản lý nói chung ngày càng được chú trọng nghiên
cứu và phát triển. Vấn để quản lý giáo dục tuy được quan tâm muộn hơn,
nhưng cũng đã có những bước tiến mới và dđn dần phát triển để trở thành
khoa học quản lý giáo dục. Theo hướng này, khoa học quản lý nói chung và
khoa học quản lý giáo dục nói riêng đã nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn của quản lý và quản lý giáo dục, trong đó vấn đề năng lực của CBQL
giáo dục đã được nhiều nhà khoa học về giáo dục thực sự quan tâm.

Các nhà khoa học trong và ngoài nước tiếp cận quản lý giáo dục, quản
lý trường học chủ yếu trên nền tảng lý luận giáo dục học. Hầu hết các sách vẻ
giáo dục học của các nhà khoa học giáo dục Việt Nam thường có một chương
về công tác quản lý trường học. Vận dụng các tri thức của giáo dục học, tâm
lý học, xã hội học, kinh tế học, các tác giả đã đề ra trong công trình nghiên
cứu của mình một cách khoa học, các khái niệm quản lý giáo dục và quản lý
trường học, chức năng quản lý, nguyên tắc và phương pháp quản lý, thông tin
15
và môi trường quản lý; đồng thời qua đó ncu lên một số nét khái quát nhất về
nghiệp vụ quản lý trường học và những vấn đề cơ bản về năng lực của người
quán lý trường học.
Đối với người CBQL giáo dục nói chung và đặc biệt là Hiệu trưởng các
nhà trường phổ thông, trọng tâm của công tác quản lý là quản lý quá trình dạy
học và giáo dục. Các chức năng cơ bản của công tác quản lý là: Xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm tra giám sát các nhiệm vụ
đã được quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ trường trung học. Để thực hiện
tốt chức năng và nhiệm vụ quản lý trường phổ thông, thì năng lực quản lý của
Hiệu trưởng có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác
quán lý.
vể các công trình đề cập tới năng lực và năng lực quản lý của CBQL
nói chung, có thể nêu công trình tập thể như: Tập thể tác giả (1999), Khoa
học tổ chức và quản lý; Viện Khoa học Giáo dục (1978), Đào tạo cán bộ
quản lý - kinh nghiệm và triển vọng, Nhiều tác giả (2002), bộ Giáo trình bồi
dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo
của Bộ GD&ĐT. Các công trình của một số nhà khoa học như: Nguyễn Ngọc
Quang, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quang uẩn, Trần Quốc Thành, về tài liệu
nước ngoài, có thể kể một số tác giả như: H.KOONTZ và các tác giả khác,
Những vấn đề cốt yếu của quản lý\ Pôpốp G.Kh, ( 1998), Những vấn dề về lý
luận quản lỷ\ JACQUES DELORS (2002), Học tập một kho báu tiềm ẩn,
(Người dịch: Trịnh Đức Thắng, hiệu đính Vũ Văn Tảo).

Tuy vậy, còn ít công trình nghiên cứu tập trung vào năng lực quản lý
của Hiệu trưởng trường các trường phổ thông.
Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở cấp trường phổ thông, việc
tập trung nâng cao năng lực của Hiệu trướng là rất quan trọng và cấp thiết.
Việc cụ thể hoá vấn đề nâng cao năng lực này vào bối cảnh tỉnh Lạng Sơn, nơi
16
chúng tôi công tác nhiều năm, cũng rất cấp bách nhằm thực hiện tốt Chiến
lược phát triển Giáo dục 2001-2010 của Tỉnh.
Những vấn đề bức xúc nêu trên, sẽ được chúng tôi tiếp tục nghiên cứu
trong luận văn này.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.2.1. Quản lý
Khái niệm quản lý đã xuất hiện từ lâu và ngày càng được hoàn thiện và
phát triển cùng với lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Trước hết, quản lý được hiểu như sự thiết kế và duy trì một môi trường
trong đó các cá nhân làm việc riêng hoặc theo các nhóm nhằm hoàn thành các
nhiệm vụ và các mục tiêu đã định. Bất luận một tổ chức, một nhóm người có
mục đích nào, có cơ cấu và quy mô ra sao cũng đều cần phải có sự quản lý để
tổ chức hoạt động có kết quả. Hoạt động quản lý thường được định nghĩa khác
nhau. Theo PGS. TS. Nguyễn Mỹ Lộc và TS. Nguyễn Quốc Chí thì định nghĩa
kinh điển nhất về quản lý là: “7ữc động có định hướng có chủ đích của chủ
thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong
một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích tổ
chức”[ 16,ir. 1 ]. Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn:
“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các
hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức
y
chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm
/ra”[ 16, tr.l].
Như vậy, bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức

và điều khiển) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm
thực hiện có hiệu quả những mục tiêu của tổ chức (đơn vị) đã đề ra. Từ đó có
thể hiểu quản lý bao gồm các yếu tố:
- Chủ thể quản lý: Người (hoặc tổ chức) tạo ra những tác động quản
lý, trả lời câu hỏi “ai quản lý”? (chủ thể quản lý có thể là người hoặc tổ chức
quản lý).
17
- Khách thể quản lý: Là đối tượng quản lý, đối tượng này có thể là
người (quản lý ai?), vật (quán lý cái gì ?) hay sự việc (quản lý sự việc).
Người quản lv là nhân vật có trách nhiệm bố trí nhân lực và các nguồn
lực khác, sử dụng các công cụ quản lý để chí đạo, hướng dẫn, điều hành một
bộ phận hay toàn bộ tổ chức (đơn vị) nhằm tổ chức hoạt động có hiệu quả
và đạt được mục đích. Trong quá trình quản lý, người quản lý phải phát huy
các năng lực của mình để áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các lý
thuyết quản lý và các kinh nghiệm quản lý thì mới đạt được hiệu quả tối ưu,
mới đạt được mục đích mong muốn, mới đưa được tổ chức của mình phát
triển vững chắc và phát triển không ngừng về mọi phương diện theo mục
tiêu quản lý.
Ngày nay, trước yêu cầu đổi mới, người quản lý phải biết quản lý, tổ
chức một cách khoa học, có nghĩa là người quản lý phải có hiểu biết sâu sắc
về bốn chức năng cơ bản của công tác quản lý, đó là: chức năng kế hoạch hoá,
chức năng tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực; chức nãng chỉ đạo, điều hành
tổ chức và chức năng kiểm tra; đồng thời biết thiết lập và vận hành có hiệu
quả hệ thống thông tin quản lý.
Đổ quản lý được một tổ chức, người CBQL phải có năng lực vận dụng
một cách khôn khéo và hiệu quả các quy luật tự nhiên, xã hội, sử dụng các
phương pháp thích hợp, mềm dẻo, sáng tạo để xử lý các tình huống cụ thể
trong một môi trường luôn luôn biến đổi. Như vậy việc quản lý một tổ chức
vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và phải phát huy hết năng
lực của người quản lý. Như vậy, có thể hiểu:

Quản lý là những tác động có định hướng có chủ định của chủ thể
quản lỷ (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một
tổ chức bằng cách phát huy các nâng lực của người quản lý để đưa tổ chức
đạt tới mục tiêu mong muốn.
■ V-Lĩ/£í6
18
1.2.2. Quản lý giáo dục
Khoa học quản lý giáo dục là một khoa học khá còn non trẻ, nên hệ
thống khái niệm và phạm trù nghiên cứu của nó cũng còn mang tính chất mới
mẻ, biến đổi và phát triển không ngừng.
Hiện nay ở nước ta các nhà nghiên cứu lý luận giáo dục cho rằng: quản
lý giáo dục là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý tới
khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới
kết quả mong muốn một cách có hiệu quả nhất. Hay: “Quản lý giáo dục,
quản lý trường học là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, có hệ thống,
có kế hoạch) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thê quản lý đến tập thể
giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt
động của nhà trường, làm cho quá trình này vận hành một cách tối ưu tới
việc hoàn thành các mục tiêu dự kiến.”[45, tr.l 1 ].
Quản lý giáo dục còn được hiểu một cách cụ thể là quản lý một hệ
thống giáo dục, một trường học, một cơ sở giáo dục có thể là một trung tâm
hướng nghiệp dạy nghề, một tập hợp các cơ sở giáo dục, trên địa bàn dân cư,
Theo PGS. TS. Đặng Quốc Bảo, thì quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là:
“Hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công
tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [4, tr.l ].
Mạng lưới nhà trường là một bộ phận các kết cấu hạ tầng xã hội, do
vậy, QLGD là: '‘'‘Quản lý một loại quá trình kỉnh tế - xã hội đặc biệt nhằm
thực hiện đồng bộ, hài hoà sự phàn hoá và xã hội hoá để tái sản xuất sức
lao động có kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển KT-XH”[A ,tr. 1 ].

Đồng thời các định nghĩa trên cũng cho ta thấy: muốn quản lý một cách
khoa học thì người CBQL giáo dục phải có năng lực nắm được các quy luật
khách quan đang chi phối sự vận hành của đối tượng quản lý và cần có năng
lực thực hiện quá trình quản lý để đạt hiệu quả cao nhất.
19
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác đào
tạo, thực hiện việc giáo dục toàn diện đối với thế hộ trẻ. Thành tích tập trung
nhất của trường học là chấl lượng và hiệu quả giáo dục, được thể hiện ở sự tiến
bộ của học sinh, ớ việc đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Quản lý nhà
Irường là một yếu tố rất cơ bản và hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tổ chức
tốt công tác giảng dạy, học tập và các công việc khác phải thực hiện trong nhà
trường.
Theo GS. VS. Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện
đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là
đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo
dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học
sinh. Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy học tức
là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần
dần tiến tới mục tiêu giáo dục.”[25 ,tr.34].
Thực chất của quản lý quá trình dạy học, giáo dục là: tổ chức, chỉ đạo,
điều hành việc dạy học của thầy và hoạt động học tập của trò, đồng thời quản
lý những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và tinh thần cho dạy và học, nhằm
đạt được mục đích giáo dục đào tạo. Quá trình giáo dục đào tạo trong nhà
trường có thể coi là một hệ thống gồm các thành lố cơ bản: mục tiêu, nội
dung, phương pháp, người dạy (Thầy), người học (Trò), cơ sở vật chất, môi
trường nhà trường, môi trường sư phạm, môi trường xã hội, mối quan hệ,
thông tin, Quá trình này được vận hành đồng bộ trong sự kết hợp chặt chẽ
các thành tố chủ yếu đã nêu trên với nhau trong môi trường nhà trường và môi
trường xã hội. (xem sơ đồ 1.1 dưới đây).

20
• Mục lièu (M ì')
- Nội dung giáo (iục (ND)
Phươne pháp giáo dục (PP)
- Cơ sớ vật chất nhà trường (CSVC)
Mối quan hệ (M QH)
- Thống lin (TT)
- Mòi trường sư phạm ( MTSP)
Sơ DỎ 1.1: Hộ thống những đối tượng quản lý cùa Hiệu trường trong quá trình QLNT
Quản lý nhà trường có nhiệm vụ làm cho các thành tố trên, vận hành,
liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm đưa những kết quả quản lý đạt được mục đích
chất lượng và hiệu quả mong muốn. Người CBQL giáo dục phải có phương
pháp tổ chức, quản lý, điều hành cơ sở giáo dục một cách hợp lý, có nội dung
chỉ đạo cụ thể, phù hợp, tác động vào từng yếu tố và tạo ra kết quả tổng hợp
của những tác động đó. Các thành tố thầy, trò (tức là những yếu tố con người)
phải được nhận thức là những thành tố quyết định nliấl đến kết quả giáo dục,
đào tạo.
Trong các thành tố đã được phân tích trcn, đều có chứa đựng các yếu tố
về năng lực của người quản lý. Yếu tố năng lực của người quản lý thể hiện ở
việc phối hợp để các thành tố trên cùng vận động và phát triển.
1.2.4. Năng lực
1.2.4.1 .Theo GS. TS. Nguyễn Quang uẩn: “Năng lực là tổ hợp các
thuộc tính độc đáo của cá nhàn, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt
động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả”[51, tr 193). Năng lực
là một tổ hợp những đặc điểm tâm lý và sinh lý cá nhân đang là những điểu
kiện chủ quan để cá nhân đó thực hiộn có kết quả một hoạt động. Như vậy, khi
nói đến năng lực của một cá nhân có nghĩa là ta xem xét nhân cách của nó
21
theo một hiệu suất hoạt động. Một khi cá nhân chưa bắt đầu thực hiện một
hoạt động thì năng lực ở dạng tiềm tàng. Tiềm năng chỉ trở thành hiện thực

khi cá nhân bắt đầu hoạt động.
Năng lực chỉ được hình thành và phát triển
trong hoạt động và được thẻ hiện trong hoạt động. Kết quả cao hay thấp còn
tuỳ thuộc vào nhiều yếu lố như: kiến thức, kỹ năng, và thái độ với công việc
trong hoạt động đó.
1.2.4.2. Kỹ năng là cách thức hoàn thành hành động được chủ thể lĩnh
hội, kỹ năng được đặc trưng bằng một tổ hợp những tri thức và kỹ xảo đã có.
Luyện tập là con đường hình thành kỹ năng. Khi dã có kỹ năng con người ta
hoàn thành tốt các hành động không chỉ trong điều kiện bình thường mà cả
trong những điều kiện thay đổi. Kỹ năng thực hiện các chức năng quản lý là
cách thức hoàn thành hành động thực hiện các chức năng quản lý của người
CBQL[45, tr.45].
1.3. NĂNG Lự c QUẢN LÝ
1.3.1. Khái niệm
“Năng lực quản lý là sự tương ứng giữa khả năng tâm lý và yêu cầu
của nhiệm vụ quản lý” [3, tr.3]. Tuỳ theo mức độ đáp ứng giữa khả năng và
yêu cầu, chúng ta có thể phân định rõ các mức độ năng lực khác nhau. Năng
lực quản lý nhà trường thể hiện ở kết quả thực hiện những chức năng, nhiệm
vụ quản lý.
1.3.2. Mối quan hệ giữa năng lực quản lý và chức năng quản lý
Năng lực quản lý thể hiện qua việc thực hiện 4 chức năng chủ yếu của
người quản lý: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Nội dung cơ bản
của các chức năng đó như sau:
- Kế hoạch hoá
Muốn tiến hành bất kỳ một hoạt động nào, trước hết người quản lý cần
đề ra được kế hoạch: Cụ thể hoá các mục tiêu chung thành những mục tiêu
hoạt động thực tiễn; định ra những chỉ tiêu phấn đấu, chỉ số chuyên môn - kỹ
22
thuật và những mẫu thiết kế tương ứng (đc ra những phưưng pháp, biện pháp,
điều kiện đổ thực hiện, ).

Muốn thực hiện tốt chức năng kế hoạch hoá, người quản lý trước hết
phải nắm chắc các quy định pháp luật, phải có bộ máy tổ chức và đội ngũ
nhân lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, các điều kiện về tài lực, vật lực đổ
thực hiện nhiệm vụ; phải có các mối quan hệ tốt trong môi trường xã hội luôn
luôn thay đổi và cần có nguồn thông tin cần thiết.
-Tổ chức
Chức nãng tổ chức bao gồm: bố trí người và việc làm sao cho chính xác,
chủ yếu là: phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người, mỗi nhóm, phù
hợp với các quy định pháp luật; về phẩm chất và khả năng để làm tốt công tác
tổ chức và nhân sự . Mặt khác luôn luôn tìm cách nâng cao trình độ chuyên
môn và nghiệp vụ cho họ, đặc biệt là nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL
trong tổ chức.
- Lãnh đạo, chỉ đạo
Lãnh đạo, chỉ đạo là mối quan hệ mang tính điều khiển của người ở cấp
quán lý đối với người bị quản lý, nhằm tạo nên những thay đổi thực sự, phù
hợp với mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo, chỉ đạo bao hàm các việc chỉ dẫn,
động viên, thúc đẩy, giám sát, những người dưới quyển thi hành nhiệm vụ
được giao. Vì vậy người quản lý phải thông suốt đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, phải nắm được các quy định pháp luật để điều
hành các hoạt động của tổ chức, phải có bộ máy tổ chức đủ mạnh để thực thi
các nhiệm vụ, phải có các điều kiện về tài lực và vật lực cần thiết đổ bộ máy
hoạt động và đặc biệt là phải có mối quan hệ tốt với môi trường xung quanh,
có hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy để ra các quyết định
chính xác, kịp thời.
- Kiểm tra
23
Mục đích là xem xét kỹ toàn bộ hoạt dộng của tổ chức, để đánh giá mức
độ thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Chức năng kiểm tra bao gồm việc: phát
hiện những sai lệch, đề xuất uốn nắn, sửa chữa kịp thời đảm bảo thực hiện kế
hoạch. Đê làm tốt công tác này, người quản lý phải nấm chắc pháp luật và các

văn bản pháp quy, để vận dụng, am hiểu công tác tổ chức và nhân sự, có khả
năng điều hành, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác có hiệu quả, trong
đó cần biết huy động và phối hợp các tổ chức, cộng đồng tham gia việc kiểm
tra, đánh giá.
1.3.3. Phương pháp luận xác định những yêu cầu về năng lực của
người quản lý
Qua việc phân tích trên, có thể rút ra phương pháp luận sau đây:
Những yêu cầu về năng lực của người quản lý phải xuất phát từ hệ
thống những nhiệm vụ chức năng quản lý nhà trường. Những nhiệm vụ chức
năng này được xác định càng rõ ràng, đầy đủ và có hệ thống thì việc đề ra
các yêu cầu về năng lực càng có cơ sở vững chắc, từ đó các giải pháp nâng cao
năng lực cũng có tính khách quan và thuyết phục. Theo phương pháp luận
này, luận văn sẽ: đề xuất việc cải tiến hệ thống nhiệm vụ, quyền hạn và chức
năng của Hiệu trưởng trường trung học (đã được quy định ở điều 17 của Điều
lệ trường trung học). Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống những năng lực cần có
của Hiệu trưởng; từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực này.
1.4. NHỮNG YÊU CẦU Đ ổl MỚI GIÁO DỤC TRONG GIA! ĐOẠN HIỆN NAY
• I •
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, trong luận văn này
chúng tôi xin trích một số nội dung chủ yếu có liên quan được nêu ở trong
một số Văn kiện của Đảng và Nhà nước về giáo dục
• Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng
sản Việt Nam (tháng 4-2001) về giáo dục và đào tạo khẳng định: “Tiếp tục
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đối mới nội dung, phương pháp
24
day và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quấn lý giáo dục; thực hiện
“Chuẩn hoá, hiện đại hoáy xã hội hoá”\20, tr. 109 ị
• Chiến lược giáo dục 2001 - 2010 đã ghi rõ:
1) Thực hiện phổ cập giáo dục THCS, hoàn thành vào năm 2010;
2) Mở rộng trung học phổ thông, (từ 38% năm 2000, lén 45% nám

2005 và 50% năm 2010).
• Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg, ngày 11
tháng 6 năm 2001:
- Khẩn trương thực hiện việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa
phổ thông, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục để
nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng và của hệ thống giáo dục
đào tạo nói chung;
- Thực hiện đồng bộ đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp
dạy và học với việc đổi mới về cơ bản phương pháp đánh giá, thi cử, đổi mới
đào tạo và bổi dưỡng đội ngũ giáo viên; đổi mới công tác quản lý giáo dục,
nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng chuẩn hoá, bảo đảm đủ
trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, đổi mới QLGD được
coi là khâu đột phá. Nội dung đổi mới QLGD bao gồm: “Đổi mới về tư duy,
phương thức và cơ chế quản lý giáo dục theo hướng một mặt nâng cao hiệu lực
quản lý Nhà nước, mặt khác phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động
và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, các cơ sở giáo dục, giải quyết
một cách có hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng
tiêu cực hiện nay”[ 14, tr.17], tạo thế và đà cho sự chuyển động tích cực của cả
hệ thống giáo dục.
Hội nghị Trung ương 6 khoá IX đã chủ trương có một chương trình về:
“Xáy dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn
25
diện" nhằm đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục,
bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
1.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC
1.5.1. Mục tiêu giáo dục trung học
Ngoài các mục tiêu chung về giáo dục phổ thông, mục tiêu của giáo dục
trung học được xác định như sau:
Luật Giáo dục Điều 23 đã khẳng định: “Giáo dục THCS nhằm giúp

học sinh củng cố và phát triển những kết quả của Giáo dục Tiểu học; có
trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu vé kỹ thuật và
hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên
nghiệp, học nghê hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát
triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ
thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp
tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghê hoặc đi
vào cuộc sống lao động"[39, tr. 18].
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã chỉ rõ: “Thực hiện
chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ
thông, cơ bản theo một chuẩn mực thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho
sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp cho học sinh có những hiểu
biết về kỹ thuật, chú trọng trong hướng nghiệp để tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho việc phán luồng sau trung học phổ thông, để học sinh vào đòi hoặc
chọn ngành nghê học tiếp sau khi tốt nghỉệp”[ỉ4, tr.12].
Mục tiêu phát triển giáo dục nêu trên được thực hiện bằng con đường
giáo dục cơ bản nhất là dạy học. Việc tổ chức hoạt động này ở trường trung
học phải thích ứng với các đặc điểm về: mối quan hệ giữa nhà trường với xã
hội; xu hướng phát triển KT-XH của đất nước và của thời đại; với nhiệm vụ
26
quyền hạn và tổ chức sư phạm của nhà trường; với khá năng và nguyện vọng
của hạc sinh cũng như cha mẹ học sinh, Như vậy hoại động giáo dục - dạy
học ở trường trung học phải tập trung vào việc trang bị cho học sinh có đủ tri
Ihức, kỹ năng để các em: Biết định hướng nghé nghiệp, tiếp tục học lén, sẵn
sàng bước vào cuộc sông lao động hoặc tiếp tục học và học suốt đời. Những
năng lực đó phải được hình thành ngay khi họ hoàn Ihành chương trình đào
tạo ở trường trung học. Tóm lại hoạt động quản lý ở trường trung học phải đạt
được những mục tiêu là:
+ Hoàn thiện kiến thức phổ thông cho học sình để các em có đủ năng

lực tiếp tục học lên (Đại học, Cao đẳng hoặc học nghề), trong đó chú trọng
trang bị cho học sinh năng lực thích ứng với sự biến đổi của xã hội.
+ Chuẩn bị đủ điều kiện cho một bộ phận không nhỏ học sinh có thể
hoà nhập vào thị trường lao động để mưu sinh và tiếp tục chuẩn bị để học
lên và học tập suốt đòi.
1.5.2. Hiệu trưởng trường trung học
1.5.2.1. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường
trung học
Về mặt pháp lý, Hiệu trưởng trường trung học là người được Nhà nước
bổ nhiệm, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên
môn trong trường; chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cấp trên vẻ tổ
chức, chỉ đạo, điều hành toàn bộ các hoạt động của nhà trường để thực hiện có
hiệu quả các mục tiêu giáo dục đặt ra.
Tại Điều 17 của Điều lệ trường trung học ban hành theo Quyết định
SỐ:23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 đã ghi: “//ỉệíể trưởng trường
trung học có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1) Tổ chức bộ máy nhà trườtig;
2) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nám học;

×