Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 116 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





NGUYỄN THỊ DUYÊN





LẬP LUẬN SO SÁNH VỚI VIỆC
LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG



Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
(Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10



LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUANG NINH















HÀ NỘI - 2012

3
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
8

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
8
5. Phương pháp nghiên cứu
9
6. Giả thiết khoa học
10
7. Cấu trúc của luận văn
10
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA LẬP
LUẬN SO SÁNH VỚI VIỆC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG


11
1.1. Cơ sở lí luận
11
1.1.1. Quan niệm chung về so sánh
11
1.1.2. So sánh và lập luận so sánh trong làm văn nghị luận
13
1.2. Cơ sở thực tiễn
28
1.2.1. Thực tiễn chương trình sách giáo khoa bộ môn.
28
2.2. Thực tiễn dạy học Làm văn của giáo viên
29
1.2.3. Thực tiễn học Làm văn của học sinh Trung học phổ thông
31
Chƣơng 2: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN SO
SÁNH TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


34
2.1. Rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết
35
2.1.1. Mục đích rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học
lý thuyết

35
2.1.2. Yêu cầu rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết
35
2.1.3. Tiến trình lên lớp của giáo viên
38
2.1.4. Lưu ý khi rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết
42

4
2.2. Rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành
43
2.2.1. Mục đích rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học
thực hành

44
2.2.2. Nội dung rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học
thực hành

45
2.2.3. Hình thức rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học
thực hành

47

2.2.4. Quy trình rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học
thực hành

49
2.2.5. Bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học
thực hành

50
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
72
3.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
72
3.1.1. Đối tượng
72
3.1.2. Địa bàn
72
3.1.3. Kế hoạch thực nghiệm
73
3.2. Mục đích thực nghiệm
73
3.3. Tổ chức thực nghiệm
74
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
75
3.4.1. Các tiêu chí đánh giá
75
3.4.2. Các phương tiện đánh giá
76
3.4.3. Kết quả thực nghiệm
77

KẾT LUẬN CHUNG
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
86
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU

2. Lí do chọn đề tài
Một trong những vấn đề cơ bản trong định hướng đổi mới của nền giáo
dục nước ta hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học sao cho vừa trang bị
cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc, hiện đại lại vừa trang bị được
cả những kỹ năng cần thiết để các em vận dụng sáng tạo vào thực tiễn một
cách thuần thục nhất. Trong nhà trường phổ thông, mỗi môn học đều có một
vị trí riêng biệt của mình nhằm cung cấp tri thức và rèn luyện những kỹ năng
nhất định cho học sinh. Môn Ngữ văn nói chung, phân môn Làm văn cũng
không nằm ngoài mục tiêu đó.
Phân môn Làm văn được xem là khoa học nghiên cứu vận dụng ngôn
ngữ về các quy luật nói và viết sao cho đạt được hiệu quả và hiệu lực cao
nhất. Vì vậy, mà phân môn Làm văn có một vị trí quan trọng trong việc đánh
giá kết quả học tập môn Ngữ văn thông qua thực hành sử dụng Tiếng Việt ở
nhà trường phổ thông. Ngoài ra phân môn Làm văn còn có vai trò to lớn trong
việc giáo dục, giáo dưỡng phát triển hoàn thiện năng lực cũng như nhân cách
cho học sinh bởi chính trong quá trình làm văn đó một mặt bộc lộ rõ nhất về
năng khiếu, óc sáng tạo, khả năng tưởng tượng, khả năng vận dụng kiến thức
văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội cùng với những phẩm chất,
tình cảm thái độ của các em. Bên cạnh đó làm văn còn tạo cho học sinh cơ hội
để trau rồi thêm về năng lực tư duy ngôn ngữ giúp các em chủ động hơn trong

việc chiếm lĩnh tri thức và say mê hơn với học văn và làm văn.
Trong nhà trường phổ thông, việc học và rèn luyện viết văn nghị luận
là một yêu cầu rất quan trọng. Văn nghị luận giúp học sinh vận dụng tổng hợp
các tri thức văn học, tri thức đời sống, rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn
ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc phát triển tư duy khoa học, tư duy lí
luận ở họ. Mỗi một yêu cầu nghị luận đều đặt ra một vấn đề tư tưởng và học

2
tập đòi hỏi học sinh phải giải quyết bằng chính những hiểu biết về lí luận và
thực tiễn với một phương pháp khoa học và một tư tưởng đúng đắn nhất. Tuy
nhiên, để học sinh có thể viết được những bài văn hay thì trong quá trình dạy
học làm văn người giáo viên phải chú ý đến việc dạy cho các em sử dụng tốt
các cách lập luận là hết sức quan trọng. Có nhiều cách lập luận khác nhau, có
thể lập luận theo các thao tác lôgíc, có thể lập luận theo các thao tác trình bày
song dù lập luận theo cách nào thì mỗi cách lập luận đều mang lại cho đoạn
văn, bài văn nghị luận một giá trị riêng.
Lập luận so sánh là một trong những thao tác lập luận cơ bản được đưa
vào giảng dạy theo tinh thần đổi mới nên rất khó với giáo viên. Đã có một số
công trình nghiên cứu về thao tác lập luận này song để giúp giáo viên và học
sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hơn nữa chúng tôi mạnh dạn đi nghiên
cứu đề tài “Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở Trung học phổ
thông”. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm đề cập đến việc phải làm thế
nào để học sinh không chỉ nắm vững nội dung lí thuyết về lập luận so sánh
mà quan trọng hơn giúp các em tiến hành vận dụng thao tác lập luận này một
cách độc lập và đặc biệt có thể phối kết hợp được các thao tác lập luận khác
trong bài văn và làm chủ được các kỹ năng để viết được những bài văn nghị
luận chặt chẽ, hoàn chỉnh, giàu sức thuyết phục.
Với mong muốn, những bài văn của học sinh ngày càng ít đi những lỗi
không đáng có trong quá trình lập luận so sánh, chúng tôi đã tìm tòi và mạnh
dạn đề xuất những phương pháp dạy học trong giờ dạy học lý thuyết và trong

giờ học thực hành cùng với những bài luyện tập ứng dụng cụ thể phù hợp với
đặc thù bộ môn làm văn: tính chất tổng hợp, tính chất thực hành. Hy vọng với
hướng đi mới chỉ ở mức độ thực nghiệm ít nhiều góp phần đáng kể vào việc
nâng cao chất lượng dạy và học làm văn ở nhà trường Trung học phổ thông
hiện nay.


3
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về Làm văn
và phương pháp dạy học Làm văn
Với vai trò vị trí vô cùng qua trọng của phân môn Làm văn trong việc
đánh giá học sinh nên bên cạnh việc biên soạn các bộ sách dạy lý thuyết làm
văn, các tư liệu về lý thuyết Làm văn ở nhà trường phổ thông, còn có rất
nhiều các công trình nghiên cứu đồ sộ, các bài viết của các giáo sư, các nhà
nghiên cứu đầu ngành giàu tâm huyết với môn làm văn nói chung trong nhà
trường phổ thông.
Các tác giả Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần
Thế Phiệt trong cuốn Phương pháp dạy học văn bên cạnh việc đánh giá
toàn diện, chính xác và sâu sắc về vị trí riêng, phương pháp dạy học và tình
hình dạy học phân môn Làm văn trong nhà trường thì các tác giả còn chỉ ra
các vấn đề có tính nguyên tắc và phương pháp trong dạy học làm văn, ở
những việc cụ thể như dạy lý thuyết, việc ra đề kiểm tra, việc chấm, trả bài
cho học sinh. Bên cạnh đó các tác giả cũng nêu ra những khó khăn, những
hạn chế còn tồn tại khiến việc dạy và học làm văn nghị luận chưa đạt được
kết quả như mong muốn.
Cũng trong giáo trình dạy học phương pháp bộ môn, các tác giả Lê A,
Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán đã đi vào xác định vị trí và mục tiêu
chương trình của sách giáo khoa cũng như môn Làm văn trong nhà trường
phổ thông, chỉ ra những tiền đề lý thuyết của việc dạy làm văn từ góc độ ngôn

ngữ văn bản, lý thuyết giao tiếp, lôgíc học, lý luận văn học. Các tác giả khẳng
định “Trên con đường xác định một lý thuyết thực sự khoa học cho môn Làm
văn, ta gặp nhiều vấn đề gắn với lôgíc. Từ khâu ra đề, chấm bài, rèn luyện kỹ
năng, giảng dạy lý thuyết của giáo viên, đến việc lập ý, dựng đoạn, viết bài
của học sinh. Ở đâu cũng cần sử dụng những hiểu biết về lôgíc học. Các thao
tác về tư duy được nghiên cứu trong lôgíc học như: suy diễn, chứng minh, bác
bỏ đã và đang được sử dụng triệt để trong làm văn. Không nắm được các

4
thao tác của tư duy, không nắm được các quy luật cơ bản của lôgíc học
không thể tạo dựng được những bài văn chặt chẽ mạch lạc về nội dung và
rõ ràng, trong sáng về diễn đạt”[3,tr.197]. Về phương pháp dạy học, các
tác giả đã nêu cụ thể về phương pháp dạy lý thuyết, phương pháp thực
hành, phương pháp ra đề, phương pháp chấm và trả bài và một số kỹ năng
cần rèn luyện cho học sinh.
Với quan niệm “Tập làm văn là tập viết thành câu, thành đoạn, thành
bài những cảm xúc, kinh nghiệm, suy nghĩ, nhận xét, ý kiến…của mình để cho
người khác cảm được, hiểu được một cách đầy đủ, đúng đắn. Do đó, tập làm
văn là rèn luyện ngôn ngữ, ngôn từ. Đồng thời, tập làm văn là phát triển các
năng lực trí tuệ, tâm hồn, góp phần phát triển nhân cách của con
người”[6,tr.4], bộ sách Làm văn 10,11,12 (Trần Thanh Đạm chủ biên) đã
trình bày nhất quán những vấn đề khái khát về lý thuyết làm văn và làm văn
nghị luận, xây dựng bài văn nghị luận, nghị luận xã hội, nghị luận văn học,
các bài làm văn tự do sáng tạo…phù hợp với đối tượng học sinh, thể hiện rõ ý
đồ đổi mới về tư tưởng dạy học.
2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn nghị luận và lập
luận trong văn nghị luận
Từ việc khẳng định vị trí quan trọng và những đặc trưng của văn nghị
luận, các tác giả của nhóm này đi sâu vào quy trình làm một bài văn nghị
luận; phân tích đề, lập dàn ý, viết nhập đề và kết luận…

Trong Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông, tác giả Nguyễn Quốc
Siêu đã khẳng định “Văn nghị luận là một thể loại thường dùng trong đời
sống xã hội. Hiểu và nắm vững quá trình, phương pháp làm văn nghị luận sẽ
giúp ta có được một tư duy sắc bén, chuẩn xác; đồng thời có thể trình bày
luận điểm của mình một cách hoàn thiện, có sức thuyết phục mạnh mẽ”[23].
Với cơ sở đó, tác giả đã trình bày một cách hệ thống kiến thức cơ bản về văn
nghị luận, những kỹ năng, kỹ xảo làm văn theo thể loại này, đồng thời giới

5
thiệu một số kiểu bài nghị luận thường gặp. Ngoài ra, tác giả cũng đã hướng
dẫn phương pháp làm văn nghị luận, kỹ năng xây dựng đoạn và liên kết đoạn,
dẫn chứng – cách sử dụng dẫn chứng trong văn nghị luận.
Dạy học làm văn nghị luận nói chung là một công việc vô cùng quan
trọng trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông vì thế trong cuốn Rèn
luyện kỹ năng làm văn nghị luận tác giả Bảo Quyến đã nhấn mạnh rằng:“Văn
nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi người học sinh phải
giải quyết từ đó giúp các em vận dụng tổng hợp các trí thức đã học được từ tự
nhiên đến xã hội rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khả năng tư duy
lôgic khoa học nghĩa là có phương pháp tư duy đúng để tìm hiểu đúng đắn vấn
đề và có thái độ đúng trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống” [22, tr.34]. Như
vậy, để đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình dạy học làm văn nghị luận
ngoài việc chú trọng vào việc cung cấp lý thuyết làm văn, rèn kĩ năng thực
hành cho học sinh như: xác định luận đề, luận điểm, luận cứ… thì việc rèn
luyện các kỹ năng lập luận không được xem nhẹ. Vì thế tác giả Trần Hữu
Phong trong luận án tiến sĩ của mình đã đưa ra hệ thống bài tập rèn luyện cho
học sinh Trung học phổ thông cách lập luận trong đoạn văn nghị luận. Theo
đó, tác giả đề xuất hệ thống bài tập luyện nhận biết cách yếu tố của lập luận,
luyện lựa chọn và sắp xếp các yếu tố của lập luận, luyện xây dựng lập luận,
luyện chữa lỗi lập luận. Phương hướng tổ chức luyện tập ứng dụng trong luận
án của tác giả phù hợp với con đường hình thành kỹ năng làm văn, phù hợp

với tính chất đặc thù của môn làm văn: Tính chất tổng hợp, tính chất thực
hành cho nên đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng luyện tập các
kỹ năng nói riêng và chất lượng dạy học làm văn nói chung.
2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu chuyên sâu về so sánh và lập luận so
sánh trong làm văn nghị luận
So sánh là một thao tác của hoạt động tư duy lôgíc nhằm giúp con
người tìm ra những điểm tương đồng và điểm khác biệt khi đưa đối tượng này

6
ra đối chiếu với đối tượng khác dựa trên một tiêu chí nào đó, từ đó nhận thức
sâu sắc và làm nổi bật đối tượng. So sánh là “nhìn vào cái này để mà xem xét
cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [21,tr.1331]
Trong giáo trình Làm văn của Lê A- Đình Cao cũng quan niệm “tính
chất cơ bản của so sánh là đối chiếu một cách tường minh các đối tượng, các
sự kiện, các vấn đề phát hiện ra những nét giống nhau và khác nhau giữa
chúng” [1, tr.221] và “thực chất của nội dung so sánh là phân tích (phân tích
bằng cách sóng đôi, đặt sóng đôi) hai đối tượng, hai vấn đề, thường là đối
chiếu không biết hoặc ít biết với một sự vật quen thuộc cốt làm cho ý nghĩa
của chúng rõ hơn, dễ nhận biết hơn”[1,tr. 222]. Yêu cầu cơ bản của phép so
sánh này là tính chính xác của các đối tượng, các sự kiện và chúng phải nằm
trong một phạm trù, một bản chất tự nhiên nào đó, nếu không sự so sánh sẽ
không có tính xác định và không có giá trị.
Khi bàn về so sánh nhóm các tác giả Nguyễn Quang Ninh (chủ biên),
Trần Hữu Phong, Nguyễn Thị Ban trong cuốn Luyện tập cách lập luận trong
đoạn văn nghị luận đã phân chia so sánh thành hai loại đó là so sánh tương
đồng và so sánh tương phản và khẳng định “so sánh tương đồng là đi từ cái
đã biết để suy ra cái chưa biết mà mọi người đều phải thừa nhận cái chưa
biết vì giữa cái chưa biết với cái đã biết có những nét tương tự nhau.”
[20,tr.66]. Ngược lại, lập luận bằng cách “so sánh tương phản là cách lập
luận theo kiểu đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác trong sự tương

phản lẫn nhau nhằm khẳng định một trong hai đối tượng mà lập luận cần
hướng tới” [20,tr.67]. Đây là một cách phân chia cụ thể về việc dùng so sánh
để lập luận trong làm văn nghị luận. Trên cơ sở của cách phân chia này sẽ
giúp cho người viết văn có được một định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn,
sử dụng lập luận so sánh theo cách nào vào nghị luận một vấn đề cụ thể nhằm đạt
đến đích của nghị luận. Cùng quan niệm đó sách giáo khoa Làm văn 12 do Trần
Đình Sử (chủ biên) chương trình cải cách giáo dục, cũng đưa ra cách luận
chứng trong nghị luận bằng cách: “so sánh tương đồng là từ một chân lí đã

7
biết suy ra một chân lí tương tự, có chung một lôgíc bên trong, so sánh tương
phản là đối chiếu các mặt đối lập nhau để làm nổi bật luận điểm”.
Trong làm văn,“So sánh là một biện pháp hết sức cần thiết trong văn nghị
luận. Một mặt nó làm sáng tỏ vấn đề đang nghị luận, mặt khác nó chứng tỏ
người viết có kiến thức phong phú, rộng rãi”. Đó là ý kiến nhấn mạnh trong
cuốn “Muốn viết được bài văn hay” của các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ
Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh về vai trò, tác dụng và sự cần thiết của việc sử
dụng thao tác lập luận so sánh trong làm văn nghị luận. Tuy nhiên, các tác giả
cũng cho rằng “ nếu căn cứ vào hình thức nghị luận để chia ra các kiểu bài thì
so sánh cũng là kiểu bài tương đương với chứng minh, giải thích, bình luận…
Bởi vì so sánh văn học không đơn thuần chỉ là một thao tác tư duy lôgíc mà trên
cơ sở của thao tác nó phát triển thành nghị luận, tức hàm chứa trong nó nhiều
thao tác nhỏ nữa như giải thích, đối chiếu, liên hệ…” [15,tr 16-17].
Như vậy, trong làm văn nghị luận so sánh là một thao tác lập luận, lập
luận so sánh có tác dụng to lớn nó nhấn mạnh những nét độc đáo, đặc sắc
trong ý kiến của mình để tăng thêm sức hấp dẫn, thuyết phục của bài văn.
Việc phân chia các kiểu bài nghị luận theo thao tác (theo quan niệm
trước đây) là hết sức phức tạp thậm chí là không thoả đáng. Trên thực tế
không một bài nghị luận nào chỉ vận dụng một thao tác lập luận mà nó là một
sự vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận.Vì thế hiện nay, các tác giả sách

giáo khoa Ngữ văn biên soạn đã tách các thao tác lập luận thành từng bài
riêng với mục đích giúp học sinh nắm bản chất của từng thao tác, từ đó có
cách hiểu rộng, hiểu sâu hơn về mỗi thao tác, đồng thời giúp các em vận dụng
linh hoạt các thao tác này vào quá trình viết bài văn nghị luận. Cụ thể chương
trình và sách giáo khoa Ngữ văn 11 do tác giả Lê A- chủ biên phần Làm văn
(Bộ cơ bản), Đỗ Ngọc Thống- chủ biên phần Làm văn (Bộ nâng cao) đã thống
nhất quan điểm không dựa vào thao tác lập luận để chia nhỏ văn bản nghị
luận thành các loại như: chứng minh, phân tích, bình giảng, bình luận…và

8
khẳng định mỗi thao tác lập luận có thể sử dụng ở nhiều kiểu bài nghị luận
khác nhau, và ở một bài nghị luận có thể sử dụng nhiều thao tác lập luận khác
nhau nhằm đạt đến đích cuối cùng của hoạt động nghị luận. Đây cũng là quan
điểm hoàn toàn phù hợp với thực tế viết văn hiện nay vừa tạo điều kiện để
luyện tập cho học sinh sử dụng thành thạo các thao tác lập luận vào việc làm
văn nghị luận vừa ứng dụng vào hoạt động giao tiếp hàng ngày.
Từ tất cả hệ thống các lý thuyết phương pháp làm văn, những tư liệu
tham khảo cũng như các công trình nghiên cứu tầm cỡ của các nhà nghiên
cứu hàng đầu, những tác giả tâm huyết với phân môn làm văn đặc biệt là văn
nghị luận trong nhà trường đã giúp tôi có cơ sở lý luận vững chắc, hệ thống lý
thuyết hoàn chỉnh cụ thể để triển khai tốt đề tài này cũng như mạnh dạn thử
nghiệm một hướng tiếp cận mới trong quá trình rèn luyện thao tác lập luận so
sánh trong làm văn nghị luận nói chung ở nhà trường Trung học phổ thông.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu quá trình dạy và học thao tác lập
luận so sánh cho học sinh Trung học phổ thông.
Phạm vi: các bài học thao tác lập luận so sánh và các bài có quan hệ
với bài học này như: Các thao tác nghị luận, thao tác lập luận so sánh, luyện
tập thao tác lập luận so sánh, luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
phân tích và so sánh, các bài làm văn nghị luận…ở chương trình sách giáo

khoa cơ bản có liên hệ với chương trình sách giáo khoa nâng cao.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở Trung
học phổ thông” nhằm hệ thống lại cơ sở lí thuyết và thực tiễn của thao tác lập luận
so sánh. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất cách thức tổ chức rèn luyện kỹ năng lập
luận so sánh vào viết các đoạn văn, bài văn một cách linh hoạt, sáng tạo theo yêu
cầu nghị luận cụ thể trong quá trình dạy học làm văn nghị luận.

9
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở
Trung học phổ thông” nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu và hệ thống hoá cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho việc dạy học
thao tác lập luận so sánh.
- Đề xuất nội dung, cách thức tổ chức việc rèn luyện kỹ năng lập luận so
sánh trong giờ dạy học lý thuyết và trong giờ dạy học thực hành ở
Trung học phổ thông qua hệ thống bài tập thực hành cụ thể.
- Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của những đề xuất trong
luận văn đề ra.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở Trung
học phổ thông” chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp phân tích
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích nhằm hiểu rõ hơn tâm sinh
lý, nhận thức năng lực cá nhân của đối tượng học sinh trung học phổ thông,
phân tích những đặc trưng của so sánh và việc sử dụng lập luận so sánh trong
làm văn nghị luận
5.2. Phương pháp thống kê
Đây là một trong những phương pháp của toán học. Chúng tôi dùng

phương pháp này để xử lí các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra
thực nghiệm.
5.3. Phương pháp điều tra khảo sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để điều tra tình hình học tập và
rèn luyện thao tác lập luập so sánh trong làm văn nghị luận ở trường Trung
học phổ thông. Từ việc nắm bắt được tình hình thực tế chúng tôi đi nghiên
cứu đề tài một cách tích cực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học
Làm văn ở nhà trường Trung học phổ thông.

10
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này giúp làm văn:
- Xây dựng cơ sở thực nghiệm sư phạm thông qua các bài thiết kế nội dung
dạy học. Cơ sở thực nghiệm xây dựng dựa vào các tri thức giáo dục, tâm
lý học, trình độ nhận thức của từng đối tượng và căn cứ vào hệ thống tri
thức của thao tác lập luận so sánh trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
- Thông qua quá trình thực nghiệm giảng dạy, đánh giá nhận thức của
học sinh từ đó đưa ra những đề xuất về việc giảng dạy thao tác lập luận
so sánh và việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh, đồng thời khẳng định
mức độ thành công của đề tài.
6. Giả thiết khoa học
Kỹ năng sử dụng lập luận so sánh trong bài văn của học sinh hiện nay là
chưa tốt. Nếu xuất phát từ những cơ sở tin cậy để đề xuất được cách thức tổ
chức rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong làm văn cho học sinh thì sẽ
nâng cao được năng lực viết văn cho học sinh và năng cao chất lượng dạy học
Ngữ văn ở Trung học phổ thông lên một bước đáng kể.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của lập luận so sánh với việc

làm văn nghị luận ở Trung học phổ thông
- Chương 2: Rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong làm văn nghị luận ở
trung học phổ thông
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm





11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA LẬP LUẬN SO SÁNH
VỚI VIỆC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm chung về so sánh
Trong thế giới khách quan, nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm chung
và liên quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có nét riêng. Bởi vậy, trong quá trình
nhận thức, người ta thường so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa
các đối tượng để có những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng.
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2007 do Hoàng Phê
(chủ biên) đã đưa ra cách hiểu về so sánh là “nhìn vào cái này mà xem xét cái
kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”[21, tr.1331]. Cuốn
Giáo trình Tâm lí học đại cương của Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) cũng cho
rằng so sánh “là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác
nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau
giữa các đối tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng) [33, tr.116]. Còn cuốn
Phong cách học Tiếng Việt hiện đại của tác giả Hữu Đạt cùng đưa ra khái
niệm so sánh là “việc đặt hai hay nhiều sự vật hiện tượng vào các mối quan
hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng”[7, tr.294].

Như vậy có thể nói rằng, các cách hiểu trên về so sánh đều có chung
một quan điểm là: so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau của sự
vật, hiện tượng, từ đó thấy được rõ nhất về giá trị và đặc điểm nổi bật của mỗi
sự vật hiện tượng.
Trong Tiếng Việt, so sánh được xem xét trên hai góc độ: so sánh
thường và so sánh tu từ. So sánh thường là những so sánh giúp người ta hình
dung ra sự vật dễ dàng hơn bằng cách lấy một sự vật làm tiêu chí rồi từ đó so
với sự vật khác. Ví dụ: Lan học giỏi như Phương – so sánh ngang bằng; hay

12
Tôi cao hơn Hoa hoặc Nó nặng hơn Nam – so sánh hơn kém. So sánh tu từ là
những so sánh mang tính nghệ thuật. Chúng ta thường gặp kiểu so sánh này
rất nhiều trong các tác phẩm văn học. Những so sánh này nhằm tạo nên tính
bất ngờ, thể hiện độc đáo và có hiệu quả diễn đạt cao, chẳng hạn khi Trần
Đăng Khoa viết:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi nghe mỏng như là rơi nghiêng
Hay khi Hồ Chí Minh viết:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Cảnh khuya)
Mô hình đầy đủ của so sánh trong ngôn ngữ thường được diễn đạt bởi
các yếu tố sau: Cái được so sánh (vế A)- phương tiện so sánh – từ so sánh –
cái dùng để so sánh (vế B). Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, cấu tạo mô hình
so sánh trên đây có thể biến đổi ít nhiều như các từ chỉ phương tiện so sánh
hay ý chỉ so sánh có thể bớt, vế B có thể đảo ngược lên trước vế A cùng với
từ so sánh…
Trong Làm văn, so sánh được xem là một thao tác tư duy, một thao

nghị luận vì để nhận thức thấu đáo về sự vật, hiện tượng, con người không chỉ
cần biết phân tích, tổng hợp, diễn dịch hay quy nạp mà người ta còn phải
thường xuyên đối chiếu từ hai trở lên những sự vật, hiện tượng có liên quan,
trên căn cứ xác định, để tìm ra những chỗ giống nhau và khác nhau, hơn hoặc
kém nhau. Có thể nói, rõ ràng hơn thông qua so sánh giá trị của sự vật hiện
tượng có thể xác định được, hoặc nổi bật hơn.
Tóm lại, dù ở bất cứ bình diện nào thì so sánh cũng có một vị trí và vai
trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, trong giao tiếp (nói và viết) chúng ta nên tận

13
dụng lợi thế triệt để của cách thức này vì nhiều khi chỉ cần so sánh đã làm nổi
bật vấn đề.
1.1.2. So sánh và lập luận so sánh trong làm văn nghị luận
1.1.2.1. So sánh là một thao tác tư duy
Thao tác là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của con người
bởi nó nảy sinh ra từ chính nhu cầu hành động. Nhu cầu ấy chi phối việc con
người hành động ra sao để đạt được mục tiêu đề ra trong cuộc sống. Thao tác
là một quá trình và một phương pháp để làm nên nội dung cho hành động.
Vậy thao tác là gì? Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) đã
định nghĩa thao tác là: “thực hiện những động tác kỹ thuật để hoàn thành một
công việc gì đó”[21,tr.1418]. Từ định nghĩa trên ta thấy, thao tác có tính chất
kĩ thuật, có thể lắp ghép trong chuỗi hành động miễn sao phù hợp với mục
tiêu đề ra của hành động.
“Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự việc, hiện tượng trong thế
giới khách quan mà trước đó ta chưa biết”[33, tr.106]. Như vậy tư duy chính
là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra
tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm,
phán đoán và suy lí. Tính giai đoạn chỉ phản ánh được cấu trúc bên ngoài của
tư duy, còn nội dung bên trong của mỗi giai đoạn tư duy lại là một quá trình

phức tạp, diễn ra trên cơ sở của các thao tác tư duy đặc biệt.
Xét về bản chất, tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện thao tác trí
tuệ để giải quyết vấn đề được đặt ra. Việc cá nhân có giải quyết được vấn đề
đó theo hướng nào phụ thuộc vào cá nhân đó tiến hành các thao tác tư duy
trong đầu ra sao. Thông thường để nhận thức thế giới chúng ta có các thao tác
tư duy cơ bản như: phân tích – tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát
hoá. Các thao tác tư duy có mối liên hệ mật thiết với nhau, thống nhất với
nhau theo một hướng nhất định.

14
Như vậy, so sánh vốn là một thao tác cơ bản của tư duy lôgic. Khi tìm
hiểu một đối tượng cụ thể, muốn xây dựng được một khái niệm, tìm ra được
những đặc điểm và giá trị thực của nó thì ta phải tiến hành so sánh. Đó là thao
tác đem sự vật này đối chiếu với các sự vật khác để thấy sự tương đồng và sự
khác biệt giữa chúng. Người ta thường đối chiếu một vật không biết hoặc ít
biết với một sự vật quen thuộc, cốt làm cho ý nghĩa của chúng trở lên rõ ràng
hơn, dễ nhận biết hơn. Có thể thấy rằng chính những thao tác này đã thúc đẩy
quá trình vận động của tư duy để tìm ra cái mới.
So sánh thực chất cũng là phân tích bởi vì trong thế giới khách quan khi
muốn tìm hiểu sâu sắc các sự vật, hiện tượng xem chúng có điểm tương đồng
nào đó nhằm tìm ra cái chung và cái riêng thì người ta phải đặt sóng đôi với
sự vật, hiện tượng khác, dùng trí óc để khám phá, tìm hiểu và đem ra so sánh
để chỉ ra điểm chung nào thuộc tính bên ngoài hay bản chất bên trong. Muốn
vậy thì phải tiến hành phân tích, chia nhỏ đối tượng ra để so sánh chúng trong
sự thống nhất, trong các mối quan hệ qua lại, trong sự phụ thuộc lẫn nhau. Từ
đó, ta mới có kết luận chính xác về sự tương đồng và sự khác biệt của các dấu
hiệu được so sánh.
Với các nghiên cứu dựa trên cơ sở tính khoa học, lôgic học đã đưa ra
định nghĩa khái quát về so sánh như sau: “So sánh là thao tác lôgic nhờ đó
mà nêu lên được dấu hiệu đối tượng bằng cách chỉ ra dấu hiệu tương tự với

dấu hiệu ấy trong dấu hiệu khác đã biết là dấu hiệu đặc trưng nhất”[8, tr.40].
Từ định nghĩa trên, ta thấy so sánh chính là quá trình chia tách đối tượng, đặt
chúng sóng đôi, nghiên cứu chúng trên cơ sở các dấu hiệu đặc trưng đã biết
của đối tượng, tìm ra dấu hiệu tương tự với nó ở đối tượng khác từ đó tìm ra
cái chung, cái riêng của đối tượng được so sánh.
Trong so sánh lôgic, cấu trúc của so sánh thường có hai vế cái so sánh
và cái được so sánh, có từ chỉ quan hệ so sánh và có các tiêu chí so sánh. Cái
so sánh là sự vật, hiện tượng có những dấu hiệu đặc trưng đã biết để làm

15
chuẩn, cái được so sánh là sự vật, hiện tượng chưa biết được đem ra để đối
chiếu với những sự vật, hiện tượng đã biết, từ dùng để so sánh thể hiện quan
hệ so sánh thường được diễn đạt bằng các từ: như, tựa, giống như, bằng, gần
bằng, hơn, kém…
Ví dụ: Có câu “Trên trời mây trắng như bông”. Khi đem ví dụ này ra
phân tích theo cấu trúc của so sánh lôgic ta có: Sự vật được so sánh là mây, sự
vật so sánh là bông, từ chỉ quan hệ so sánh là như, tiêu chí so sánh của sự vật
là màu sắc trắng. Cách so sánh như vậy giúp người ta dễ dàng hình dung màu
sắc của mây trắng giống như màu sắc của bông.
Để so sánh được chính xác và không khập khiễng thì trong quá trình
so sánh phải luôn dựa trên cùng một tiêu chí, có vậy so sánh mới cụ thể và
mới rút ra được kết luận chính xác được.
Tóm lại, so sánh theo lôgic có tác động rất lớn tới quá trình nhận thức
của con người, nó luôn làm mới tư duy, làm tư duy có hình ảnh.
1.1.2.2. So sánh là một thao tác lập luận
Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2 (cơ bản) do Lê A ( Chủ biên phần
Làm văn) đã đưa ra khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận như sau:
“Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến
một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới ”. Nói cách khác, lập
luận có thể được hiểu là chiến lược trình bày vấn đề, là quá trình liên kết, xâu

chuỗi, là cách thức sắp xếp luận điểm, luận cứ nhằm làm rõ luận đề theo một
chính kiến, một quan niệm nhất định để dẫn dắt người đọc, người nghe đi đến
kết luận và thuyết phục họ chấp nhận các kết luận đó mà người viết thực sự
muốn đạt tới. Lập luận là sản phẩm của của tư duy, do vậy, lập luận phải có lí
lẽ, bằng chứng thuyết phục, lại phải biết trình bày, dẫn dắt sao cho lập luận
chặt chẽ nếu không thì dù cho luận điểm và luận cứ đưa ra có hay đến mấy
chăng nữa thì cũng không tạo nên hiệu quả tốt. Mặt khác lập luận phải có
đích, đích của lập luận là tìm ra những chân lí mới, rút ra tri thức này từ

16
những tri thức khác, đó cũng chính là con đường đi đến nhận thức chân lí một
cách khoa học, biện chứng.
Trong làm văn nghị luận, lập luận gồm các yếu tố như luận cứ, kết
luận, cách thức lập luận. Luận cứ là những lí lẽ, những dẫn chứng được rút ra
từ thực tiễn của đời sống xã hội, đời sống văn học hoặc những chân lí được
nhiều người thừa nhận…dùng để làm chỗ dựa, làm cơ sở cho việc dẫn tới kết
luận. Trong bất kì một bài viết, bài nói nào, kết luận bao giờ cũng đòi hỏi cần
phải được giải thích, phân tích, chứng minh. Không có sự phân tích, giải
thích, chứng minh thì kết luận không có giá trị. Những lí lẽ, dẫn chứng đưa ra
nhằm mục đích giải thích, phân tích, chứng minh cho kết luận ấy chính là
luận cứ trong một lập luận. Kết luận lập luận là điều rút ra được sau khi đã
giải thích, chứng minh trong quá trình lập luận, kết luận là cái đích của lập
luận. Đây là điều người viết người nói muốn người đọc chấp nhận. Cách thức
lập luận là sự phối hợp, tổ chức, liên kết các luận cứ theo những cách thức suy
luận nào đấy để dẫn đến kết luận và làm nổi bật kết luận.
Để lập luận người ta phải sử dụng các thao tác lập luận. Có nhiều thao
tác lập luận như: chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
Đặc điểm của các thao tác này là người viết sử dụng ngôn ngữ để trình bày lí
lẽ và qua đó đánh giá sự đúng - sai, đưa ra các phán đoán, nêu ra các kiến
giải, thể hiện rõ lập trường tư tưởng, quan điểm của mình. Vậy thao tác lập

luận chính là thao tác được sử dụng để thực hiện một hành động lập luận. Các
thao tác lập luận trong văn nghị luận đã được chia thành các bài học riêng và
được giảng dạy trong nhà trường từ cấp Trung học cơ sở đến cấp Trung học
phổ thông.
Thao tác lập luận so sánh được xem là một thao tác rất quan trọng
trong làm văn nghị luận vì nhờ có thao tác lập luận này mà luận điểm của
người viết được làm sáng rõ và vững chắc hơn. Thông thường để hướng tới
một kết luận (tức một luận điểm trong bài văn nghị luận: một ý kiến, một

17
quan điểm, một nhận định… về đối tượng nghị luận), người ta đem so sánh
với một hay nhiều đối tượng nào đó trên cơ sở những nét tương đồng. Nhờ
có so sánh mà những điểm tương đồng và khác biệt của đối tượng nghị luận
với đối tượng so sánh được cụ thể hoá bởi sự phân tích, lí giải. Cuối cùng
người đọc, người nghe nắm được, hiểu và công nhận tính đúng đắn của kết
luận được khẳng định.
Với vai trò là một thao tác lập luận trong văn nghị luận nhằm đối chiếu
hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật lập luận so sánh
thường có hai cách là: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
Lập luận bằng cách so sánh tương đồng là cách lập luận trình bày hệ
thống lí lẽ và luận chứng một cách chặt chẽ, rành mạch, gẫy gọn bằng cách
đối chiếu đối tượng đem ra nghị luận này bên đối tượng khác, vấn đề này bên
vấn đề khác trên cơ sở có chung một nét nghĩa đồng nhất hay tương tự mà
người đọc đã và dễ chấp nhận để làm nổi rõ vấn đề cần lập luận, làm cho ý
nghĩa của nó thêm bộc lộ rõ nét. Lập luận bằng so sánh tương đồng không có
sự đối lập giữa các ý, trái lại các ý hỗ trợ, bổ sung, thuyết minh làm sáng rõ ý
nghĩa cho nhau. Ví dụ: “Sách giống như thức ăn. Có thứ chỉ nếm, có thứ có
thể ăn nhiều. Chỉ có một ít thứ là cần nhai kĩ, cần ăn chậm để thấy vị ngon.
Cho nên có đọc sách chỉ đọc một phần, có sách chỉ cần đọc sơ lược, còn một
ít sách thì phải đọc hết, đọc kĩ, đọc đi đọc lại” [Ph. Bê-cơn]. So sánh tương

đồng ở đây đã giúp cho cho mọi người hiểu việc đọc sách như thế nào để có
hiệu quả cao nhất. Lập luận so sánh dựa trên sự tương đồng giữa hai đối
tượng sách và thức ăn. Cách so sánh này giúp cho người nói thể hiện được rõ
phương pháp đọc sách và việc lựa chọn phương pháp đọc như thế nào cho
phù hợp với từng loại sách.
Lập luận so sánh tương phản (đối lập) là cách lập luận theo kiểu đối
chiếu đối tượng nghị luận này với đối tượng khác trong sự tương phản lẫn
nhau để khẳng định đối tượng mà lập luận hướng tới. Chẳng hạn: “Làm sao

18
trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và
trong đêm tối ông đã lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho
nhân vật mình đi? Lúc đó, không phải không ai nói về làng xóm dân cày,
nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hương ẩm, người
ta xoa xoa mà ngư ngư, tiều tiều, canh canh, mục mục… Còn Ngô Tất Tố thì
xui người nông dân nổi loạn. cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện
như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống Tây, chống vua thì
còn là cái gì nữa!” [Theo Nguyễn Tuân]. Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm
soi đường của Ngô Tất Tố với hai loại người. Một là loại người chủ trương
cải lương hương ẩm, hai là loại người hoài cổ. Cách so sánh bằng lập luận
dựa trên sự đối chiếu các mặt trái ngược nhau. Thông qua so sánh này tác giả
đã phê phán ảo tưởng của hai loại người trên và khẳng định tính đúng đắn của
Ngô Tất Tố khi kêu gọi người nông dân hãy tự vùng lên cứu mình. Đây là sự
so sánh chỉ ra sự khác nhau về mặt tư tưởng của các nhà văn cùng thời, cùng
viết về đề tài nông thôn và người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Như vậy, mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên
cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh giúp cho người viết văn
nghị luận triển khai và phát triển luận điểm một cách thuận lợi và nổi bật, so
sánh đúng còn làm cho bài văn nghị luận thêm sáng rõ, cụ thể, sinh động và
có giá trị thuyết phục rất cao.

Xét dưới góc độ là một thao tác, thao tác lập luận so sánh trong văn
nghị luận về cơ bản gần giống với thao tác so sánh trong lôgic, tức là cùng
đem đối chiếu trong tư tưởng hai hay nhiều sự vật, hiện tượng để thấy được
sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. Và như vậy thao tác lập luận so sánh
trong văn nghị luận cũng có “cái được so sánh”, “cái so sánh” tiêu chí so
sánh, quan trọng hơn đó là quá trình tác động và tư tưởng, vào nhận thức
trong tư duy của con người. Song trong thao tác lập luận so sánh trong văn
nghị luận thiên về mặt lập luận nhằm làm cho người đọc, người nghe hiểu và

19
tin một cách sâu sắc về đối tượng nghị luận, dẫn đến một kết luận, một nhận
định nào đó và thuyết phục người nghe chấp nhận kết luận mà người viết
muốn hướng tới. Nói cách khác, lập luận so sánh thường đi đôi với nhận xét,
đánh giá, có như vậy thì sự liên hệ so sánh mới trở lên sâu sắc. Ngược lại,
nhận xét, đánh giá phải dựa trên liên hệ, đối chiếu, so sánh thì mới có cơ sở,
có sức thuyết phục.
Trong thực tế sử dụng so sánh, chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ so
sánh là một thao tác lập luận và so sánh tu từ. Cả hai cách này đều có điểm
tương đối giống nhau đó là: về cấu trúc và về mục đích. Tuy nhiên, so sánh tu
từ thiên về diễn đạt, mang tính hình tượng, tính sinh động và tính cụ thể cho
lời văn mà ít có giá trị về lập luận. So sánh tu từ mang tính nghệ thuật. Những
so sánh này thường tạo nên cách nói bất ngờ, cách thể hiện độc đáo và có hiệu
quả diễn đạt cao. Ví dụ:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng


Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
(Đỗ Trung Quân)
Ở đây, Đỗ Trung Quân đã sử dụng so sánh tu từ liên tiếp trong mỗi cặp
thơ bằng những hình ảnh mới mẻ, phong phú, hoàn chỉnh để cuối cùng nêu

20
bật nên được so sánh chủ đạo : Quê hương và mẹ trong mỗi con người (chỉ có
một) đậm nét và sâu sắc hơn.
So sánh là một thao tác lập luận là so sánh nhằm đối chiếu hai hay
nhiều sự vật, hiện tượng hoặc là các mặt trong cùng một sự vật nhưng không
chỉ cốt để tìm ra cái đồng nhất và khác biệt mà làm sáng tỏ đặc điểm và giá trị
của sự vật, hiện tượng được đem ra nghị luận. Mục đích của so sánh với tư
cách là một thao tác lập luận là tác động vào ý chí (thậm chí là cả tình cảm)
của người đọc, người nghe làm cho họ hiểu, tin vào kết luận của đối tượng
nghị luận và thuyết phục họ đồng tình với kết luận đó.
Ví dụ: “Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ tới bài Đại
cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi,
nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi
chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ
nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng
thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…muôn
kiếp nguyện được trả thù kia…”
[Phạm Văn Đồng]
Tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng lập luận so sánh để chỉ ra sự khác
nhau cơ bản: một bên là khúc ca khải hoàn, ca ngợi chiến công, biểu dương
chiến thắng; một bên là khúc ca của những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên
ngang. Thông qua lập luận so sánh này tác giả đã làm nổi bật đánh giá về giá

trị của hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc.
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa thao tác lập luận so sánh với các thao tác lập luận khác
Trong quá trình làm văn nghị luận, thao tác lập luận so sánh thường
không bao giờ đứng độc lập, tách biệt một cách thuần tuý mà nó luôn kết hợp
với các thao tác khác như: chứng minh, giải thích, phân tích, bác bỏ, bình luận
với mục để làm tăng hiệu quả và sức thuyết phục cho đối tượng nghị luận.

21
Thao tác lập luận so sánh trong mối quan hệ với thao tác chứng
minh, giải thích
Muốn chứng minh một vấn đề ta phải dùng lí lẽ và dẫn chứng để minh
hoạ, xác nhận, khẳng định, bênh vực cho một ý kiến, một nhận định một vấn
đề chắc chắn là đúng đắn. Nhưng để làm cho vấn đề đó được nổi bật người ta
phải lấy dẫn chứng giống như vấn đề rồi tiến hành so sánh đối chiếu chúng
với nhau để vấn đề cần chứng minh được nhận biết dễ dàng hơn. Giải thích
cũng vậy, khi muốn giải thích một vấn đề, người ta dùng lí lẽ là chủ yếu và
dẫn chứng để cắt nghĩa, giảng giải, phân tích sâu và so sánh làm cho vấn đề
sinh động dễ nhận biết, dễ hiểu.
Ví dụ: “Lòng quê là lòng nhớ quê hương, lấy từ hai chữ “hương tâm”,
chứ không phải là tấm lòng chất phác quê mùa. Dợn là gợn lên, như ta nói
sóng dợn, chỉ một chất lỏng xao động, chuyển động dâng lên, uốn xuống. Dơn
dợn là dợn liên tục, nhiều lần, hô ứng với chữ “sóng gợn, “điệp điệp” ở dòng
đầu bài thơ, không phải là dờn dợn, chỉ ở mức độ giao động thấp, Chính vì
vậy mà nhà thơ phiền lòng khi thấy người ta đọc chệch thành “dờn dợn” hay
“rờn rợn”, làm mất ý nghĩa câu thơ.
Cả câu này có nghĩa là lòng nhớ quê hương dâng mãi lên khi phóng tầm
mắt nhìn con nước, Chữ “vời” cũng hay, ta cảm thấy như gặp ý ở câu Kiều:
Bốn phương mây trắng một màu
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà?
Lòng nhớ quê hương được gợn lên từ mây trắng từ cách chim, nhưng

mạnh hơn là từ con nước. Và nhà thơ kết thúc bài thơ bằng câu: “Không khói
hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Viết câu thơ này chứng tỏ Huy Cận đã biết có câu
thơ Thôi Hiệu đời Đường trong bài Hoàng hạc lâu do Tản Đà dịch:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng
ai”. Nhà thơ dựa ý thơ Thôi Hiệu để nói ý mình.

22
Nhiều người, kể cả nhà thơ, khi đọc đến câu này đều nói rằng Huy Cận
buồn hơn Thôi Hiệu. Bởi Thôi Hiệu trông khói sóng mới nhớ nhà, còn Huy
Cận thì ngược lại, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Thực ra ai buồn hơn
ai làm sao mà xác định được. Điều quan trọng là Huy Cận có một ý thơ khác.
Xưa Thôi Hiệu buồn vì cõi tiên mờ mịt, quê nhà cách xa, khói sóng trên sông
gợi lên cảnh mờ mịt mà sầu. Nay Huy Cận buồn trước không gian hoang
vắng, sóng gợn tràng giang khiến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ấm
áp. Xưa Thôi Hiệu tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư vô, lòng khát khao một cõi
quê hương thực tại. Nay Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình,
dợn lên nỗi khát khao quê nhà ấm áp. Một đằng là ý thức về thực tại, một
đằng là ý thức về tình người.
Tràng giang là một bài thơ buồn, dòng nào cũng buồn (…). Cái buồn như
toát ra từ cấu tạo của thế giới, từ cái đẹp thiếu tình người, từ một sự mất liên lạc
có tính phổ quát gây nên. Một cái buồn đậm tính triết lý”[24, tr. 430-431].
Đoạn văn trên đã sử dụng kết hợp thao tác lập luận giải thích cái buồn
trong thơ của Huy Cận với cái buồn trong thơ của Thôi Hiệu có khác nhau,
chứng minh bằng việc trích dẫn thơ của Thôi Hiệu trong bài thơ Đường luật
Hoàng Hạc lâu và thơ của Huy Cận, kết hợp so sánh hai tâm trạng để làm nổi
bật một “nỗi buồn mang tính triết lý” trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
Thao tác lập luận so sánh trong mối quan hệ với thao tác lập luận
phân tích
Trong thực tế giao tiếp, nói năng nói chung và trong quá trình làm văn
nghị luận nói riêng, rất hiếm những trường hợp người nghị luận chỉ sử dụng

một thao tác lập luận duy nhất. Thường trong một bài văn luôn có sự kết hợp
với nhau làm cho bài văn thêm sinh động. Thao tác lập luận phân tích thường
rất hay kết hợp với thao tác lập luận so sánh vì trong quá trình nhận thức của
con người, để tìm ra được sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần
phải tiến hành phân tích từng đối tượng đó ra thành từng yếu tố, từng bộ phận

×