Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.87 KB, 64 trang )

TÓM LƯỢC
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế Việt Nam có sự mở của sâu
rộng hơn với kinh thế giới làm cho môi trường kinh doanh có biên động liên tục tác
động xấu đến các doanh nghiệp thép Việt nói chung và công ty TNHH Hoàng Vũ nói
riêng. Hoàng Vũ là một doanh nghiệp đứng vững và đi đầu trong ngành thép không gỉ.
Làm thế nào để doanh nghiệp quản trị rủi ro một cách hữu hiệu trong môi trường kinh
doanh đầy thách thức, cam go và quyết liệt, nhận thấy đây là vấn đề cấp bách và cần
thiết với các doanh nghiệp, người viết chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
tại công ty TNHH Hoàng Vũ” để đi nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản
trị rủi ro trong doanh nghiệp Hoàng Vũ. Đề tài được nghiên cứu theo các nội dung sau:
Phần mở đầu:
Giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu, tính cấp thiết, mục tiêu, pham vi, đối
tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài.
Chương 1: Lý luận chung về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh.
Hệ thống hóa về rủi ro, rủi ro trong kinh doanh các đặc trưng của rủi ro, phân
loại rủi ro, lịch sử hình thành quản trị rủi ro, quá trình của quản trị rủi ro và các nhân
tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tại doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ.
Giới thiệu tổng quan công ty TNHH Hoàng Vũ, phân tích ảnh hưởng các yếu tố
bên trong và bên ngoài đến quản trị rủi ro tại công ty. Phân tích thực trạng quá trình
quản trị rủi ro tại công ty đưa ra các hạn chế trong quá trình quản trị rủi ro tại công ty.
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH
Hoàng Vũ.
Từ hệ thống cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại công ty
TNHH Hoàng Vũ để đưa ra đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tấc nhận
dạng, phân tích, kiển soát và tài trợ rủi ro qua đó hoàn thiện công tác quản tị rủi ro tại
công ty.
i
LỜI CẢM ƠN
Để đề tài khóa luận đạt kết quả tốt đẹp, trước hết người viết muồn gửi lời
cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong khoa quản trị doanh nghiệp, bộ môn


nguyên lý quản trị lời chúc sức khỏe, lời chào chân trọng và lời cảm ơn sâu sắc.
với sự quan tâm dạy dỗ chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, sự giúp đỡ nhiệt tình
của các bạn đến nay người viết đã hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ”.
Cho phép người viết bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Trần Hùng đã
tận tình giúp đỡ người viết trong suốt thời gian hoàn thành đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
Xin được cảm ơn công ty TNHH Hoàng Vũ đã tạo điều kiện giúp đỡ người viết
trong quá trình thu thập thông tin cho đề tài.
Mặc dù cố gắng trong học tập và nghiên cứu, nhưng với điều kiện thời gian hạn
hẹp cũng như những hiểu biết trong kinh doanh còn hạn chế. Người viết rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn, những
người quan tâm đến đề tài này, để đề tài được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hồng Phượng
ii
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ix
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ix
DANH MỤC SỞ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC SỞ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 3
iii
5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 4
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 4
5.2.1 Phương pháp so sánh 4
5.2.2 Phương pháp thống kê 4
5.2.3 Phương pháp tổng hợp 4
6 Kết cấu đề tài 5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 6
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1. Rủi ro trong kinh doanh 6
1.1. Rủi ro trong kinh doanh 6
1.1.1. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh 6
1.1.1. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh 6
1.1.2. Đặc trưng của rủi ro 6
1.1.2. Đặc trưng của rủi ro 6
1.1.3. Phân loại rủi ro 7
1.1.3. Phân loại rủi ro 7
1.1.3.1.Phân loại theo nguồn gốc của rủi ro 7
1.1.3.1.Phân loại theo nguồn gốc của rủi ro 7
1.1.3.2. Phân loại theo tính chất của rủi ro 8

1.1.3.2. Phân loại theo tính chất của rủi ro 8
1.1.3.3. Phân loại theo phạm vi của rủi ro 8
iv
1.1.3.3. Phân loại theo phạm vi của rủi ro 8
1.2. Quản trị rủi ro trong doanh nghiêp 8
1.2. Quản trị rủi ro trong doanh nghiêp 8
1.2.1. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro 8
1.2.1. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro 8
1.2.2. Khái niêm và vai trò của quản trị rủi ro 10
1.2.2. Khái niêm và vai trò của quản trị rủi ro 10
1.2.3. Quá trình quản trị rủi ro 11
1.2.3. Quá trình quản trị rủi ro 11
1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro 11
1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro 11
1.2.3.2. Phân tích rủi ro 12
1.2.3.2. Phân tích rủi ro 12
1.2.3.3. Kiểm soát và tài trợ rủi ro 12
1.2.3.3. Kiểm soát và tài trợ rủi ro 12
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro 14
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro 14
1.2.4.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 14
1.2.4.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 14
1.2.4.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp 14
1.2.4.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG
VŨ 17
v
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG
VŨ 17
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hoàng Vũ 17

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hoàng Vũ 17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hoàng Vũ 17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hoàng Vũ 17
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ 17
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ 17
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Hoàng Vũ 18
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Hoàng Vũ 18
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ 19
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ 19
2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 20
2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 20
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH
Hoàng Vũ 20
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ.
20
2.2.2. Các phòng ban trực tiếp tham gia vào công tác quản trị rủi ro của công ty
TNHH Hoàng Vũ 23
2.2.2. Các phòng ban trực tiếp tham gia vào công tác quản trị rủi ro của công ty
TNHH Hoàng Vũ 23
2.2.3. Quá trình quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 24
2.2.3. Quá trình quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 24
2.2.3.1. Nhận dạng rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 24
vi
2.2.3.1. Nhận dạng rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 24
2.2.3.2. Phân tích rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 29
2.2.3.2. Phân tích rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 29
2.2.3.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 32
2.2.3.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 32
2.3. Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng
Vũ 34

2.3. Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ.
34
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI
RO TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ 35
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI
RO TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ 35
3.1. Phương hướng quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ trong thời gian tới.
35
3.1. Phương hướng quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ trong thời gian tới 35
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 38
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 38
3.2.1. Nhận dạng rủi ro tại công ty 38
3.2.1. Nhận dạng rủi ro tại công ty 38
3.2.2. Phân tích rủi ro tại công ty 39
3.2.2. Phân tích rủi ro tại công ty 39
3.2.3. Kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro tại công ty 41
3.2.3. Kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro tại công ty 41
KẾT LUẬN 44
vii
KẾT LUẬN 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 47
PHỤ LỤC 47
PHIẾU ĐIỀU TRA 47
PHIẾU ĐIỀU TRA 47
viii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Danh mục số liệu Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ

18
Bảng 2: Trình độ nhà quản trị công ty TNHH Hoàng Vũ
20
Bảng 3: Thống kê thăm dò về sự hiểu biết về quản trị rủi ro và sự cần
thiết của quản trị rủi ro đối với công ty Hoàng Vũ
20
Bảng 4: Thống kê các loại rủi ro đã gặp của công ty Hoàng Vũ trong năm
2010 và 2011
23
Bảng 5: Thống kê mức độ tổn thất của rủi ro tại công ty TNHH Hoàng
Vũ.
29
Bảng 6: Kết quả thăm dò những biện pháp kiểm soát và tài trợ được
công ty Hoàng Vũ sử dụng
31
DANH MỤC SỞ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
ix
Danh mục sơ đồ, biểu đồ Trang
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro 11
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Hoàng Vũ 17
Biểu đồ 1.1: Mức độ tổn thất của các rủi ro tại công ty Hoàng Vũ. 29
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
x
Danh mục từ viết tắt Từ đầy đủ
TNHH Trách nghiệm hữu hạn
WTO World Trade Organization
(Tổ chức thương mại thế giới)
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)
ISO International Organization for Standardization

(Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá)
NHNN Ngân hàng Nhà nước
CPI Consumer Price Index
(Chỉ số giá tiêu dùng)
USD United States dollar
(Đô la Mỹ: đơn vị tiền tệ của Mỹ)
VND Viet Nam Dong
(Đồng: đơn vị tiền tệ của Việt Nam)
xi
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế hiện đại đang chứng chứng kiến nhiều sự thay đổi, từ sự thay đổi trong
cách thức kinh doanh đến cách thức tổ chức và quản trị. Cùng với bùng nổ của công
nghệ thông tin mang đến bước đột phá cho nền kinh tế xóa mọi khoảng cách địa lý,
văn hóa, chính trị kéo thế giới xích lại gần nhau trong xu hướng toàn cầu hóa. Chính từ
sự phát triển đó tạo ra một môi trường kinh tế đầy biến động tiền ẩn nhiều rủi ro và có
sự tác động trên diện toàn cầu. Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ
bong bóng nhà đất của Mỹ lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều
định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Các nền kinh tế lớn
trên thế giới cũng lao đao với nền tài chính mong manh,tỷ lệ thất nghiệp và phá sản
doanh nghiêp ra tăng. Đến năm 2012 tình hình kinh tế vẵn khá u ám còn có chiều
hướng đi xuống với nhiều cú sốc lớn tác động đến môi trường kinh tế với kinh tế Mỹ
chưa lấy lại đã phục hồi, kinh tế khối Eurozone vẫn đang đối mặt với tình trạng nợ
công của các nước thành viên như Hy Lạp, Italia…Ở châu Á sự mâu thuẫn của hai
cường quốc Nhật Bản và Trung Quốc gây ra thiệt hại lớn về mặt thương mại tác động
xấu đến sự phát triển của kinh tế thế giới.
Việt Nam sau hơn 25 năm đổi mới, kinh tế đã có nhiều thành công đưa đất nước
tiến lên tầm cao mới. Sau khi mở của nền kinh tế Việt Nam có được sự biến chuyển
chung cùng với sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế đa thành phần sở hữu,
các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu. Năm 2007

đánh dấu một bước phát triển mới của nền kinh tế khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức
WTO(tổ chức thương mại quốc tế) đưa kinh tế Việt Nam chính thức hội nhập kinh tế
thế giới hòa chung cùng xu hướng thương mại hóa toàn cầu. Tuy nhiên, điều đó tạo ra
nhiều cơ hội đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức. Trước hết kinh tế Việt Nam sẽ có
nhiều biến động đặc biệt sẽ chịu nhiều tác động từ sự biến động của nền kinh tế thế
giới. Trong một môi trường luôn thay đổi như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần có
nhận thức đúng đắn về quản trị rủi ro cũng như những nỗ lực để hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả của công tác quản trị rủi ro để phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất của rủi
ro, tìm ra cơ hội năng cao khả năng canh tranh hơn nữa tạo sự phát triển bền vững.
1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong thực hiện hợp đồng
nhập khẩu tại Công ty TNHH Vạn Lợi.”. Luận văn tốt nghiệp, Đào Thị Thu Phương,
K39E, Khoa Thương Mại Quốc Tế, Trường ĐHTM năm 2007.
Tác giả đưa ra một số lý thuyết về rủi ro và tổn thất, tác giả đề xuất một số giải
pháp ngăn ngừa rủi ro và giảm thiểu tổn thất trong thực hiện khâu thực hiện hợp đồng.
Đề tài: “ Giải pháp kiểm soát rủi ro trong công tác mua mặt hàng dầu ăn của
Công ty cổ phần tập đoàn A-Z”. Luận văn tốt nghiệp, Ngô Thu Trang, Khoa Quản Trị
Doanh Nghiệp Thương Mại, Trường ĐHTM, năm 2008.
Tác giả tập trung phân tích những rủi ro và đưa ra các kết luận và đề xuất kiểm soát
rủi ro trong công tác mua hàng mặt hàng dầu ăn của Công ty cổ phần tập đoàn A-Z.
Đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua thiết bị
viễn thông của Công ty cổ phần Viễn Tin”. Luận văn tốt nghiệp, Trịnh Trung Đức,
Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại, Trường ĐHTM, năm 2009.
Tác giả đã đưa ra một số lý luận về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn
thất trong quá trình mua thiết bị viễn thông tại Công ty cổ phần Viễn Tin.
Toàn bộ những bài viết, luận văn trên đã đóng góp cho em cơ sở lý luận về
phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên chưa có bài viết nào, đề tài nào nghiên cứu
về “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ”.
3 Mục đích nghiên cứu.

Thứ nhất: Hệ thống lý luận cơ bản về rủi ro và quy trình quản trị rủi ro trong
kinh doanh.
Thứ hai: Tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện công tác quản trị rủi ro trong
công ty Hoàng Vũ, những hạn chế trong quá trình quản trị rủi ro mà công ty Hoàng vũ
đang gặp phải.
Thứ ba: Từ cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện công tác rủi ro trong công ty
Hoàng Vũ và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại doanh
nghiệp trong tương lai.
2
4 Phạm vi nghiên cứu.
Thời gian: Đề tài nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi ro của công ty Hoàng Vũ từ
năm 2009 đến năm 2011 và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại
công ty Hoàng Vũ đến năm 2016.
Không gian: Đề tài nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi rotrong kinh doanh tại công
ty TNHH Hoàng Vũ.
Nội dung: Tập trung nghiên cứu những rủi ro chủ yếu công ty thường gặp phải
và quy trình quản trị rủi ro của công ty Hoàng Vũ để đối phó với những rủi ro trên. Đề
xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Hoàng Vũ.
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu.
Để nắm bắt thực trạng về rủi ro và quản trị rủi ro trong công ty TNHH Hoàng Vũ
và hoàn thành đề tài nghiên cứu khóa luận của mình, em đã tiến hành thu thạp thông
tin có liên quan quản trị rủi ro tại công ty Hoàng Vũ. Việc thu thập thông tin được tiến
hành theo 2 hướng:
Thứ nhất: phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Thứ hai: phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra: phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở các câu hỏi bám
sát vấn đề nghiên cứu, cụ thể là:
Số phiếu: 30 phiếu.

Đối tượng điều tra: 30 người, 10 câu hỏi. giám đốc, phó giám đốc kinh doanh,
trưởng các bộ phận, nhân viên, người lao động trực tiếp.
Nội dung phiếu điều tra: chỉ ra những rủi ro thường xảy ra trong hoạt đông kinh
daonh của doanh nghiệp, mức độ tổn thất, nguyên nhân, các biện pháp công ty kiểm
soát và tài trợ rủi ro.
Phương pháp phỏng vấn:
Số phiếu: 15 phiếu.
Đối tượng phỏng vấn: là giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, trưởng các bộ
phận, nhân viên.
3
Nội dung phiếu phỏng vấn: các câu hỏi không trùng lặp với câu hỏi trong phiếu
điều tra trắc nghiệm mà chuyên sâu vào công tác phòng quản trị rủi ro.
5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm
2009, 2010, 2011. Các tài liệu về biện pháp đối phó và phòng ngừa rủi ro của công ty.
Tài liệu ở phòng kinh doanh và phòng kế toán của công ty cung cấp. Các luận văn liên
quan đến đề tài nghiên cứu của khóa trước.
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
5.2.1 Phương pháp so sánh.
Thứ nhất so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giữa kỳ thực hiện với
kỳ kế hoạch, so sánh giữa các năm với nhau.
Thứ hai trên cơ sở so sánh kết quả kinh doanh qua các năm 2009, 2010, 2011
đồng thời đối chiếu các chỉ tiêu tiến hành đánh giá các mặt mạnh, yếu, hiệu quả cà
không hiệu quả để tìm ra biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty.
5.2.2 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để thống kê trình độ của các nhà quản trị trong
công ty Hoàng Vũ để làm rõ nhận thức và thái độ của nhà quản trị với rủi ro và quản
trị rủi ro. Ngoài ra, thông kê các kết quả điều tra được từ bản điều tra như thống kê
thực trạng rủi ro tại công ty, thông kê thăm dò về sự hiểu biết về quản trị rủi ro và sự
cần thiết của quản trị rủi ro đối với công ty, thống kê thăm dò loại rủi ro thường gặp

của công ty, Thống kê ý kiến mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với công ty, các yếu tố
tác động đến công tác quản trị rủi ro của công ty Hoàng Vũ.
5.2.3 Phương pháp tổng hợp.
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các thông tin đã thu thập cũng như
các kết quả đã xử lý để đưa ra kết quả kết quả điều tra những loại rủi ro mà công ty
Hoàng Vũ quan ngại nhất, kết quả thăm dò những biện pháp kiểm soát và tài trợ được
công ty Hoàng Vũ sử dụng. Khái quát rủi ro chính mà công ty gặp phải trong hoạt
động kinh doanh của công ty. Nguyên nhân gây ra rui ro mức tổn thất, thiệt hại cụ thể.
Tổng hợp các biện pháp đã áp dụng để đối phó và phòng ngừa rủi ro.
4
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ,
danh mục từ viết tắt và phần mở đầu. Khóa luận đươc trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty
TNHH Hoàng Vũ
5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Rủi ro trong kinh doanh.
1.1.1. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh
Trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong hoạt động kinh tế của con người
thường có những tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây thiệt hại về người và
tài sản. Những tai họa, tai nạn, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên như vậy gọi
là rủi ro. Như vậy, theo quan điểm này có thể định nghĩa “rủi ro là những sự kiện bất
lợi, bất ngờ xảy ra và gây tổn thất cho con người’.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy
đến”.
Như vậy, rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro hiện diện trong

hầu hết hoạt động của con người, sự tồn tại khách quan của rủi ro do sự vận động ngẫu
nhiên và bất ngờ của sự vận hiện tượng, hạn chế trong nhận thức con người, so sự bất
cẩn của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả.
Sự hiện diện của rủi ro gây ra sự bất định. Như vậy, sự bất định là sự nghi ngờ về khả
năng của chúng ta trong tiên đoán kết quả nó xuất hiện khi một cá nhân nhận thức
được nguy cơ về rủi ro. Nguy cơ rủi ro có thể phát sinh bất cứ khi nào và không thể dự
đoán trước được. Và một khi xảy ra thì hậu quả thường thấy là mang lại nhiều tổn thất
cho người gánh chịu rủi ro đó.
Khái niệm rủi ro trong kinh doanh là:
Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinh
doanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục đích kinh
doanh, tàn phá những thành quả hiện có, bắt buộc các chủ thể phải chi nhiều chi phí
hơn về nhân lực, tài lực, vật lực trong quá trình kinh doanh hoặc trong quá trình phát
triển của mình.
1.1.2. Đặc trưng của rủi ro.
Rủi ro có tính đối xứng có tính đối xứng hoặc không đối xứng tùy thuộc vào
quan điểm cá nhân
Tần số xuất hiện rủi ro là thông số phản ánh việc rủi ro có thể xảy ra hay không.
Xảy ra nhiều hoặc ít trong một koản thời gian nhất định .
6
Biên độ rủi ro là thông số phản ánh mức độ thiệt hại mà rủi ro gây ra cảu mỗi lần
xảy ra rủi ro.
1.1.3. Phân loại rủi ro.
1.1.3.1.Phân loại theo nguồn gốc của rủi ro.
a. Rủi ro bắt nguồn từ bên ngoài doanh nghiệp gồm:
Thứ nhất: Rủi ro từ môi trường kinh tế là rủi ro đến từ các yếu tố thuộc nền kinh
tế như nhu cầu giảm, tình trạng ứ đọng hàng hóa, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thất
nghiệp, nợ xấu, phá sản của doanh nghiêp, khủng hoảng tài chính…. Các rủi ro này
ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh như mất khách hàng, hàng tồn kho
cao, giảm doanh thu, giảm lợi nhuận gây ra tổn thất lớn cho doanh nghiệp.

Thứ hai: Rủi ro từ môi trường kỹ thuật – tự nhiên. Đây là nhóm rủi ro như sự
thay đổi công nghệ kỹ thuật hay xuất phát từ tự nhiên như động đất, sóng thần, bão
lũ… những rủi ro này thường dẫn đến thiệt hại to lớn không chỉ về tài sản mà còn thiệt
hại về sức khỏe, tính mạng con người.
Thứ ba: Rủi ro từ môi trường chính trị - phát luật. Nhóm rủi ro này phát sinh do
sự thay đổi của quy phạm các văn bản luật hay sự thay đổi của thể chế chính trị.
Những rủi ro này gây ra khó khăn, cẳn trở trong việc thực hiện các hoạt động kinh
doanh phù hợp với sự thay đổi của chính trị và pháp luật, khiến cho không thể thực
hiện được hoạt động kinh doanh hoặc dẫn đến mất mát về mặt tài chính.
Thứ tư: Rủi ro từ môi trường văn hóa – xã hội. Nhóm rủi ro xuất phát từ sự thiếu
hiểu biết phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật của các dân tộc hay các
quốc gia khác nhau dẫn đến cách hành xử không phù hợp gây ra thiệt hại tài sản đồng
thời mất cơ hội kinh doanh.
b. Rủi ro bắt nguồn từ môi trường bên trong:
Thứ nhất: rủi ro từ hoạt động tác nghiệp. Nhóm rủi ro xuất phát từ các hoạt động
như tài chính, nhân sự, mua hàng, bán hàng, sản xuất… Những rủi ro này thường gây
tác động xáo trộn trong hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp dẫn đến không thực
hiện được mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp.
Thứ hai: rủi ro từ chiến lược của doanh nghiệp. Nhóm rủi ro như rủi ro dự án, rủi
ro chuyển đổi cơ cấu, rủi ro từ đối thủ cạnh tranh, rủi ro ngành, rủi ro thương hiệu…
7
nhóm rủi ro này gây ra những thiệt hại to lớn đến doanh nghiệp đặc biệt có thể dẫn đến
phá sản hoặc chuyển đổi loại hình kinh doanh
1.1.3.2. Phân loại theo tính chất của rủi ro.
Rủi ro suy đoán (rủi ro đầu cơ): đây là rủi ro tồn tại cơ hội kiếm lời cũng như
nguy cơ tổn thất.
Rủi ro thuần túy (rủi ro thuần): là những rủi ro mà chỉ có thể dẫn tới những thiệt
hại mất mát mà không có cơ hội kiếm lời
1.1.3.3. Phân loại theo phạm vi của rủi ro.
Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm

soát của con người.
Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách
quan của từng cá nhân, tổ chức.
1.2. Quản trị rủi ro trong doanh nghiêp.
1.2.1. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro.
Quá trình phát triển của quản trị rủi ro bắt đầu từ quản trị rủi ro không chính thức
cho đến quản trị rủi ro chính thức. Quản trị rủi ro không chính thức là những biện pháp
riêng biệt, không đồng bộ trong việc quản lý, phòng chống, hạn chế rủi ro và tổn thất.
Còn quản trị rủi ro chính thức là tổng hợp các hoạt động có tổ chức chặt chẽ nhằm
phát hiện nguy cơ, xây dựng các biện pháp phòng chống, kiểm tra, xử lý khắc phục
hậu quả của rủi ro một cách có hiệu quả nhất. Quá trình phát triển của quản trị rủi ro
chính thức có thể chia làm 2 giai đoạn như sau:
Thứ nhất : Giai đoạn sau chiến tranh thế giới II đến năm 1960.
Hoạt động của quản trị rủi ro chính thức được đánh dấu bắt đầu từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ II đến những năm 60 của thế kỷ 20. Vào thời kỳ ngay sau chiến
tranh thế giới lần thứ II, các biện pháp phòng chống rủi ro của các tổ chức chủ yếu là
mua bảo hiểm và thực hiện một số biện pháp an toàn khác. Do đó, xuất hiện những
người mua và bán bảo hiểm chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. Tất nhiên việc
mua bảo hiểm không đồng nghĩa với quản trị rủi ro nhưng có thể nói quản trị rủi ro
xuất phát từ hoạt động mua bảo hiểm. Vì lợi ích bảo hiểm mà cả người mua bảo hiểm
và người bán bảo hiểm phải nghiên cứu kỹ về rủi ro và những tổn thất có thể xuất hiện
trong đời sống cũng như quá trình kinh doanh. Đối với người mua bảo hiểm họ phải
8
biết được bản chất của bảo hiểm, rủi ro và quy luật vận động của rủi ro. Từ đó xác
định rủi ro nào cần mua bảo hiểm và rủi ro nào có thể mạo hiểm chấp nhận mà không
mua bảo hiểm. Còn những rủi ro cần mua bảo hiểm thì phải mua ở mức độ nào sao
cho an toàn nhất, với một chi phí có thể chấp nhận được. Đối với các công ty bảo
hiểm, để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh của mình thì họ phải có những biện
pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho khách hàng, qua đó làm giảm trách
nhiệm bồi thường của mình. Những hoạt động trên đây là nguyên nhân, là sự khởi đầu

cho hoạt động quản trị rủi ro.
Thứ hai: Giai đoạn từ năm 1960 đến nay.
Sau năm 1960, mặc dù bảo hiểm vẫn được sử dụng một cách rộng rãi nhưng các
tổ chức ngày càng muốn giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà bảo hiểm. Hoạt động
nghiên cứu rủi ro ở các tổ chức được đẩy mạnh và các nhà nghiên cứu phát hiện ra
rằng một số rủi ro không thể được bảo hiểm hoặc bảo hiểm không đáp ứng được nhu
cầu của mình, hay một số hoạt động trong nội bộ của tổ chức có thể dự đoán được một
số rủi ro và kiểm soát các tác động của chúng. Điều này dẫn đến quyết định tự bảo
hiểm rủi ro và đầu tư nghiên cứu rủi ro khiến những hoạt động ngăn ngừa tổn thất
trong các tổ chức ngày càng có hiệu quả. Những hoạt động này dần dần được hoàn
thiện và đến giai đoạn này thì khái niệm quản trị rủi ro đã được nhiều người chấp nhận
và biết đến.
Từ nền tảng của hoạt động quản trị rủi ro, lĩnh vực này bắt đầu giành được sự
chấp nhận rộng lớn trong những thập niên tiếp theo. Theo giáo sư H.Wayne Snide
thuộc đại học Temple, hoạt động của quản trị rủi ro chính thức đi vào giai đoạn mang
tính quốc tế từ giữa những năm 1970- giai đoạn này được ông gọi là “giai đoạn toàn
cầu hóa”. Chính trong giai đoạn này, Hiệp hội quản trị rủi ro và bảo hiểm (viết tắt là
RIMS) ra đời và bắt đầu xuất bản định kỳ các tài liệu, các công trình nghiên cứu về
quản trị rủi ro. Hơn nữa, hai cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trên thị trường bảo hiểm
trong những năm 80 đã làm gia tăng nhanh chóng xu hướng tránh sử dụng bảo hiểm
như một phương tiện tài trợ tổn thất duy nhất.
Trong những năm 90, các hoạt động của quản trị rủi ro tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực hoàn thiện như kế toán và tài
chính. Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của quản trị rủi ro thay đổi nhiều đối với từng
9
nhà quản trị rủi ro khác nhau trong các tổ chức khác nhau. Ví dụ, những vấn đề về
trách nhiệm pháp lý có thể quan trọng nhất đối với nhà quản trị của một bệnh viện lớn
nhưng nó lại ít quan trọng hơn đối với nhà quản trị của một tổ chức dịch vụ tài chính
như một tổ chức tín dụng cho vay tiền. Trong giai đoạn này, việc mua bảo hiểm vẫn
đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết trách nhiệm của các nhà quản trị, nhưng tầm

quan trọng của nó đang giảm đi. Hơn nữa, các nguyên tắc của bảo hiểm cũng dần dần
hòa hợp với các hoạt động quản trị rủi ro của tổ chức.
1.2.2. Khái niêm và vai trò của quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro trong kinh doanh là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng,
phân tích đánh giá rủi ro và tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục hậu quả của
của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực của doanh
nghiệp.
Trong xu thế hội nhập ngày nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt, cơ hội mở ra càng
nhiều nhưng bên cạnh đó cũng có không it thách thức cho doanh nghiệp trong nước
bới sự biến động khó lường của môi trường kinh tế kéo theo nhiều rủi ro xuất hiện gây
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro trong doanh
nghiệp là một trong những công cụ hiệu quả để góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu rủi
ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp bởi những lợi ích mà quản trị rủi ro mang lại cho
doanh nghiệp gồm:
Thứ nhất: quản trị rủi ro bảo đảm cho doanh nghiệp có được trạng thái an toàn,
tăng sự tự tin, tập trung cho hoạt động kinh doanh, ra quyết định đầu tư đúng đắn,tránh
đầu tư lệch lạc. Trong một số trường hợp có thể biến rủi ro thành lợi thế để tìm kiếm
lợi nhuận.
Thứ hai: một doanh nghiệp có quá trình quản trị rủi ro có hiệu quả sẽ hoạt
độngổn định, giảm các chi phí trực tiếp và gián tiếp, được các đối tác và các tổ chức
tài trợ vốn tin cậy, giảm rủi ro tín dụng.
Thứ ba: quản trị rủi ro tốt giúp daonh nghiệp đạt được mục tiêu và kết quả kinh
doanh như mong đợi, giúp daonh nghiệp có gia tăng vị thế và uy tín của doanh nghiệp
cũng như nhà quản trị. Làm cơ sở vững chắc cho những quyết định thành công trong
hoạt động kinh daonh mạo hiểm.
10
1.2.3. Quá trình quản trị rủi ro
Sơ đồ 1.1 Quy trình quản trị rủi ro
1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác nhận liên tục và có hệ thống các rủi ro trong

hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm xác nhận những
thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa , đối tượng rủi ro và
nguy cơ rủi ro.
Để nhận dạng rủi ro có các phương pháp sau:
Thứ nhất: Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: Các câu
hỏi có thể sắp xếp theo nguồn rủi ro hoặc môi trường tác động; các câu hỏi thường
xoay quanh những vấn đề như : tổ chức đã gặp phải những loại rủi ro nào? Tổn thất là
bao nhiêu? Số lần xuất hiện của loại rủi ro đó trong thời gian nhất định? Những biện
pháp phòng ngừa, những ý kiến đánh giá, đề xuất công tác quản trị rủi ro.
Thứ hai: Phân tích các báo cáo tài chính, đây là phương pháp thông dụng, mọi tổ
chức đều được thực hiện nhưng ở mức độ và sử dụng vào những mục đích khác nhau.
Trong quản trị rủi ro bằng cách phân tích các báo cáo tài chính, các báo cáo hoạt động
kinh doanh, các tài liệu hổ trợ khác. Chúng ta có thể xác định được mọi nguy cơ rủi ro
của tổ chức về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý.
11
Nhận dạng rủi ro
Kiểm soát và tài trợ rủi ro
Phân tích rủi ro
Thứ ba: Phương pháp lưu đồ, đây là phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi
ro, để thực hiện phương pháp này trước hết cần xây dựng lưu đồ trình bày tất cảcác
hoạt động của tổ chức.
Thứ tư là phương pháp thanh tra hiện trường. đây là phương pháp thông qua việc
quan sát, cảm nhận, đánh giá sự vận động của môi trương bên ngoài và bên trong
doanh nghiêp của bộ phận, cá nhân để nhận dạng rủi ro có thể xảy đến.
1.2.3.2. Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro: là qua trình nnghiên cứu các hiểm họa, xác định nguyên nhân
gây ra rủi ro và định lượng những tổn thất trong hoạt động kinh daonh. Phân tích rủi ro
bao gồm các công việc phân tích hiểm họa, phân tích mối nguyên nhân rủi ro, phân
tích các nhân tố ảnh hưởng, phân tích tổn thất và đo lường rủi ro. Đo lường rủi ro là
tính toán xác định tần số và biên độ rủi ro.

Trong phân tích rủi ro sử dụng các phương pháp gồm:
Thứ nhất là phương pháp thống kê kinh nghiệm. Phương pháp là thu thập được
từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm đưa ra kết quả phân tích.
Thứ hai là phương pháp xác xuất thống kê. Phương pháp là việc thu thập được từ
các tài liệu thống kê để đưa ra kết quả.
Thứ ba la phương pháp chuyên gia. Phương pháp là việc gửi các bảng hỏi liên
quan đến công tác hoặc hoạt động cần tư vấn đến các nhà chuyên môn sau đó tổng hợp
các ý kiến và cứ thực hiện lặp lại quy trình cho các vấn đề khác nhau để đưa ra kết
quả nghiên cứu.
Thứ tư là phương pháp sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng. Phương pháp là biện
pháp sử dụng các kết quả phân tích trong thời gian trước và căn cứ vào các yếu tố ảnh
hưởng trong thời gian tới để đưa ra phân tích rủi ro.
Thứ năm là phương pháp phân tích cảm quan. Phương pháp này đánh giá phân
tích rủi ro dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được nhờ được nhờ được sự phân
tích của các cảm giác của các cơ quan thụ cảm như: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu
giác và vị giác.
1.2.3.3. Kiểm soát và tài trợ rủi ro
a) Kiểm soát rủi ro
12
Kiểm soát rủi ro là sử dụng các công cụ các biện pháp kỹ thuật, chương trình đẻ
né tránh, phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất hoặc những ảnh hưởng không tốt đến cho
doanh nghiệp.
Kiểm soát rủi ro giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, nắm bắt có
hiệu quả những cơ hội kinh doanh, giảm chi phí, đảm bảo an toàn cho tổ chức.
Các công cụ của kiểm soát rủi ro:
Thứ nhất là né tránh rủi ro: là một trong các biện pháp quản trị rủi ro của nhà
quản trị, khi phát hiện có những rủi ro có thể xảy ra thì họ chủ động né tránh các rủi ro
trước khi nó xảy ra (ví dụ như từ bỏ một cơ hội kinh doanh có thể sinh lợi nếu thấy
trong cơ hội đó có tiềm ẩn những nguy cơ thất bại) hoặc loại bỏ những nguyên nhân
gây ra rủi ro đó.Né tránh rủi ro là một biện pháp hữu hiệu, nó đảm bảo rằng người thực

hiện sẽ không phải gánh chịu những tổn thất, thiệt hại trong trường hợp rủi ro đó xảy
ra, nhưng nó lại làm mất đi những lợi ích có thể có nếu như chấp nhận rủi ro đó. Hơn
nữa, trong nhiều trường hợp không thể né tránh rủi ro vì rủi ro và cơ hội thường song
song tồn tại. Trong kinh doanh nếu né tránh hoàn toàn các rủi ro thì cũng có nghĩa là
đã từ bỏ hoàn toàn các cơ hội sinh lợi. Một rủi ro lại không tồn tại trong một môi
trường cụ thể nên tránh rủi ro này lại làm tăng hoặc phát sinh những rủi ro khác.
Thứ hai là ngăn ngừa rủi ro: đây là sử dung các biện pháp làm giảm thiểu tần
suất xuất hiện của các rủi ro bằng cách tác động vào đối tượng chịu rủi ro hay tác động
vào môi trường có rủi ro.
Thứ ba là giảm thiểu tổn thất: nghĩa là làm giảm bớt giá trị của hư hại khi tổn
thất xảy ra nói cách khác là làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất. Đây là những
biện pháp được tiến hành sau khi tổn thất đã xảy ra. Các biện pháp này cũng chứng tỏ
một số tổn thất đã xảy ra mặc dù đã có những nỗ lực ngăn chặn nhất định. Do vậy, các
biện pháp này cần được tiến hành một cách nghiêm túc và chặt chẽ.
Thứ tư là chuyển giao rủi ro: là biện pháp tìm các chủ thể khác để cùng gánh chịu
rủi ro.
Thứ năm là đa dạng rủi ro: là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các
dạng khác nhau. Tận dụng sự khác biệt, dùng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất
cho các hoạt động khác.
b) Tài trợ rủi ro
13
Khái niệm: Tài trợ rủi ro là việc cung cấp những phương tiện để bù đắp những
tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Các công cụ của tài trợ rủi ro gồm:
Thứ nhất là tự khắc phực rủi ro: việc các nhân hoặc tổ chức tự thanh toán các chi
phí tổn thất.
Thứ hai là chuyển giao rủi ro: biện pháp chuyển các chi phí tổn thất cho các các
nhân hoặc tổ chức kinh tế khác.
Thứ ba là bảo hiểm: biện pháp trong đó hang bảo hiểm chấp nhận chịu một phân
hoặc toàn bộ các tổn thất tài chính khi rủi ro xảy ra.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro
1.2.4.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài tác động đến quản trị rủi ro trên hai góc độ:
Thứ nhất đó là trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ổn định hoặc có ít
sự thay đổi thì hoạt động của công tác quản trị rủi ro đơn giản hơn, quy trình hoạt động
tinh gọn hơn. Tuy nhiên trong môi trường có nhiều biến động, quy trình quản trị rủi ro
sẽ phức tạp, được quan tâm đầu tư về mặt tài chính cũng như nguồn nhân lực bởi công
tác quản trị rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó như một công cụ tạo cho doanh
nghiệp sự phát triển bền vững.
Thứ hai là trong môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố như
kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa xã hội, kỹ thuật tự nhiên. Mỗi yếu tố sẽ có ảnh
hưởng khác nhau đến doanh nghiệp cũng như công tác quản trị rủi ro trong cách thức,
quy trình hoạt động cũng như hiệu quả của quản trị rủi ro.
1.2.4.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đển quá trình quản trị rủi ro bao gồm:
Thứ nhất là nhận thức và thái độ của nhà quản trị đối với quản trị rủi ro. Ngoài
năng lực quản lý tốt cũng cần phải là những nhà lãnh đạo xuất sắc, có thể cảm nhận,
dự báo và đánh giá những biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài và cả
những mầm mống rủi ro bên trong tổ chức để chủ động đề xuất những thay đổi và trực
tiếp dẫn dắt những quá trình thay đổi này. Do vậy nhận thức của nhà quản trị là một
trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Đồng
thời đối với những chiều hướng thái độ khác nhau như nhà quản trị thích rủi ro, nhà
14

×