iv
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH VẼ iii
DANH MỤC BIỂU iv
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA FDI VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP 7
1.1. Một số khái niệm, vai trò của các KCN và FDI trong KCN 7
1.1.1. Một số khái niệm KCN và FDI trong KCN 7
1.1.1.1. Một số khái niệm về KCN 7
1.1.1.2. Một số khái niệm về FDI 9
1.1.2. Vai trò của FDI trong KCN đối với phát triển kinh tế xã hội 15
1.1.2.1. Những ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế 16
1.1.2.2. Những thách thức và hạn chế của đầu tư FDI vào các KCN 21
1.1.3. Quan hệ giữa việc phát triển các khu công nghiệp và thu hút FDI 23
1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI vào các khu công nghiệp 24
1.2.1. Những nhân tố bên ngoài 24
1.2.1.1. Xu hướ ng hợ p tá c và cạ nh tranh trong khu vự c và quố c tế 24
1.2.1.2. Xu hướ ng tự do hó a thương mạ i và đầ u tư quố c tế 26
1.2.1.3. Cách mạng khoa hc và công nghệ thúc đy đầu tư quốc tế 27
1.2.1.4. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) 28
1.2.2. Những nhân tố bên trong 30
1.2.2.1. Sự ổn định về kinh tế - chính trị 30
1.2.2.2. Môi trường luật pháp thuận lợi 30
1.2.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 31
1.2.2.5. Cải cách thủ tục hành chính và hiệu quả quản lý của nhà nước về
FDI 33
1.3. Kinh nghiệm về thu hút FDI vào các khu công nghiệp của một số nƣớc
và Việt Nam. 33
1.3.1.1. Kinh nghiệm thu hút FDI vào KCN của Thái Lan 33
1.3.1.2. Kinh nghiệm thu hút FDI vào KCN của Ấn Độ 36
v
1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh 37
1.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh 37
1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG FDI VÀO CÁC KCN TỈNH NAM ĐỊNH 39
2.1. Tổng quan về tình hình FDI vào các khu công nghiệp của cả nƣớc 39
2.1.1. Cơ cấu đầu tư FDI 43
2.1.1.1. Về cơ cấu đầu tư theo ngành 43
2.1.1.2. Về địa bàn đầu tư 46
2.1.1.3. Theo đối tác đầu tư 49
2.1.2. Thực hiện đầu tư 50
2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 52
2.1.4. Đánh giá chung 56
2.1.4.1. Một số thành công 58
2.1.4.2. Một số tồn tại 61
2.1.4.3. Nguyên nhân của tồn tại 62
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI vào các KCN tỉnh Nam Định 64
2.2.1. Một số đặc điểm về các KCN Nam Định 64
2.2.2. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các KCN Nam
Định 65
2.2.2.1. Vị trí địa lý kinh tế 65
2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 66
2.2.2.3. Dân số và lao động 69
2.2.2.4. Cơ chế chính sách ưu đãi của Địa phương 70
2.2.2.5. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương 72
2.3. Tình hình FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Nam Định 72
2.3.1. Tình hình FDI vào tỉnh Nam Định 72
2.3.2. Tình hình thu hút FDI vào các KCN Nam Định 73
2.3.2.1. Tình hình thu hút FDI theo cơ cấu đầu tư 73
2.3.2.2. Tình hình FDI vào KCN theo thực hiện đầu tư 82
2.3.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh 84
2.3.2.4. Đánh giá chung 89
vi
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN 2020 93
3.1. Triển vọng thu hút FDI vào các KCN tỉnh Nam Định 93
3.1.1. Định hướng thu hút FDI vào các KCN 93
3.1.1.1. Định hướng ngành 93
3.1.1.2. Định hướng vùng 94
3.1.1.3 Định hướng đối tác 95
3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI vào các KCN đến 2020 98
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng khả năng thu hút FDI vào các
KCN tỉnh Nam Định 100
3.2.1. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư 100
3.2.2. Về cải thiện môi trường đầu tư 103
3.2.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý 105
3.2.4. Khắc phục tình trạng yếu kém về hạ tầng kỹ thuật 107
3.2.5. Dịch vụ hỗ trợ đầu tư 108
3.2.6. Phát triển các KCN phải gắn liền với việc phát triển hệ thống hạ tầng xã
hội ngoài hàng rào KCN 109
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa tiếng việt
1
BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
2
BOT
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh – chuyển giao
3
BT
Hợp đồng xây dựng chuyển giao
4
BTO
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh
5
BQL
Ban quản lý
6
EU
Liên minh châu Âu
7
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
9
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
10
KCN
Khu công nghiệp
11
KKT
Khu kinh tế
12
KCNC
Khu công nghệ cao
13
KCX
Khu chế xuất
14
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
15
TNCs
Các công ty xuyên quốc gia
16
R&D
Nghiên cứu – triển khai
17
UNCTAD
Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc
18
USD
Đô la Mỹ
19
UBND
Ủy ban nhân dân
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Điề u chỉ nh môi trườ ng đầ u tư củ a cá c nướ c giai đoạ n 1991 - 2004 25
Bảng 1.2. Những ưu đãi của KCN Rojana 34
Bảng 2.1. Tổng số dự án FDI đầu tư vào KCN Việt Nam (2003 - 2009) 41
Bảng 2.2. Tổng vốn FDI đầu tư mới và đầu tư mở rộng đăng ký vào các KCN Việt
Nam giai đoạn 2003 – 2009 42
Bảng 2.3. Tổng vốn đầu tư FDI đăng ký và vốn đầu tư thực hiện vào các KCN Việt
Nam giai đoạn 2003 -2009 51
Bảng 2.4. Tổng vốn đầu tư FDI đăng ký và vốn đầu tư thực hiện vào các KCN Việt
Nam theo lĩnh vực đầu tư (2003 - 2009 ) 51
Bảng 2.5. Số dự án FDI đăng ký vào KCN Nam Định (2003 - 30/10/2010) 74
Bảng 2.6. FDI đăng ký vào các KCN Nam Định theo hình thức sở hữu
(2003 - 30/10/2010) 75
Bảng 2.7. FDI đăng ký vào các KCN Nam Định theo lĩnh vực đầu tư (2003 -
30/10/2010) 77
Bảng 2.8. FDI đăng ký vào các KCN Nam Định theo đối tác đầu tư (2003 -
30/10/2010) 82
Bảng 2.9. Các dự án FDI đầu tư vào các KCN Nam Định theo vốn đăng ký và vốn
thực hiện đến 10 /2010 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) 83
iii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tổng số KCN được thành lập và mở rộng giai đoạn 2003 - 2009 40
Hình 2.2: Tổng số dự án đầu tư FDI đang xây dựng cơ bản (lũy kế) giai đoạn
2004 - 2009 44
Hình 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào
các KCN Việt Nam (2003 – 09/2010) 52
Hình 2.4: Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào các KCN
Việt Nam (2003 – 09/2010) 53
Hình 2.5: Lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào các KCN Việt
Nam (2003 – 09/2010) 54
Hình 2.6: Nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào các KCN
Việt Nam (2003 – 09/2010) 55
Hình 2.7: Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào
các KCN Nam Định (2003 – 10/2010) 84
Hình 2.8: Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào các KCN Nam
Định (2003 – 10/2010) 85
Hình 2.9: Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào các KCN
Nam Định (2003 -10/2010) 86
Hình 2.10: Nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào các KCN
Nam Định (2003 – 10/2010) 87
Hình 2.11: Lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào các KCN Nam
Định (2003 – 10/2010) 88
iv
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Tổng vốn FDI đăng ký đầu tư (lũy kế) vào KCN Việt Nam theo lĩnh vực
đầu tư tính đến hết năm 2009 44
Biểu 2.2: Cơ cấu đầu tư FDI vào các KCN Việt Nam theo ngành giai đoạn 2003 -
2009 45
Biểu 2.3: Đầu tư FDI đăng ký vào các KCN Việt Nam theo vùng đến tháng 6/2010
(lũy kế) 47
Biểu 2.4: FDI vào Việt Nam từ 1990 - 2010 49
Biểu 2.5: Cơ cấu đầu tư FDI vào các KCN theo hình thức đầu tư năm 2008 50
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mối quan hệ giữa đầu tư
trong nước với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn được coi là một trong những
vấn đề quan trọng và được bàn bạc nhiều trong quá trình hoạch định chính sách phát
triển trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Mỗi nước cần rất nhiều vốn cho quá trình
phát triển của đất nước mình đặc biệt là các nước đang phát triển. Và Việt Nam
cũng vậy, để thúc đẩy quá trình tăng trưởng nền kinh tế, thực hiện công ngiệp hoá
và hiện đại hoá đất nước thì cần có một nguồn vốn rất lớn để chuyển dịch cơ cấu,
đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật,… Do đó, FDI
đã và đang trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng đóng góp vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Cụ thể, FDI mở ra nhiều ngành nghề, sản
phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất
khẩu, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giúp Việt Nam chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tố góp phần thu hút FDI vào Việt Nam là việc
phát triển các khu công nghiệp.
Khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới, do
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Quá trình phát
triển KCN tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung
tâm công nghiệp gắn với phát triển đô thị, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ sở công nghiệp mới, tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động, tăng thu nhập người dân. Các KCN phát triển đã góp
phần tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư FDI. Điều này càng thúc đẩy các KCN
phát triển, mở rộng và phát huy vai trò của mình đối với phát triển kinh tế. Trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút FDI và phát triển các KCN đã liên tục
phát triển và ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế đất nước.
2
Những kết quả ban đầu đạt được là rất đáng khích lệ nhưng không ít yếu tố
bất lợi xảy ra đối với việc thu hút FDI các KCN như sự yếu kém về cơ sở hạ tầng,
nhất là tình trạng thiếu điện… Do đó, hoạt động thu hút FDI vào các KCN của Việt
Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.
Bên cạnh đó, FDI vẫn tập trung chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm với
những lợi thế về kết cấu hạ tầng và thị trường tiêu thụ, đầu tư nước ngoài vào các
địa phương chưa khởi sắc, nhất là các tỉnh xa, điều kiện hạ tầng còn thấp.
Cùng với thành tựu chung của cả nước, hoạt động FDI vào các KCN Nam
Định trong những năm gần đây bước đầu có những khởi sắc, đã xuất hiện các nhà
đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,…đến tìm hiểu
và đầu tư tại Nam Định. FDI vào các KCN Nam Định đã góp phần tích cực vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng công nghiệp và
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định.
Tuy nhiên, FDI vào các KCN Nam Định mới chỉ là bước khởi đầu. Mặc dù,
trong những năm vừa qua, tỉnh Nam Định đã có nhiều cố gắng song do nhiều yếu tố
tác động nên số dự án FDI tại các KCN Nam Định còn rất hạn chế, nhỏ bé cả về số
lượng, quy mô, chưa tương xứng với tiềm năng và đòi hỏi của nền kinh tế của tỉnh
và thực sự vấn đề kêu gọi, thu hút FDI vào các KCN đã và đang là một trong những
nội dung, công tác trọng tâm nhằm khai thác lợi thế của tỉnh, khai thác các nguồn
vốn đầu tư phát triển để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tìm ra giải pháp để thu hút FDI
vào các KCN Nam Định ngày càng trở lên cần thiết. Nam Định cần thấy rõ: Những
khó khăn còn tồn tại trong công tác thu hút FDI vào các KCN là gì và qua đó để làm
thế nào để tăng cường thu hút FDI vào các KCN Nam Định cho phù hợp với mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chính vì những lý do trên, em chọn đề tài:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Nam Định: Thực
trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là đầu tư FDI vào các khu công nghiệp đã có
nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, nhà quản lý, các nhà hoạch định
chính sách và đã có nhiều công trình được công bố như:
1, Sách: “Phát triển các KCN, KCX trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá” của Nguyễn Chơn Trung và Trương Giang Long (Nxb Chính trị quốc gia
– năm 2004).
2, Sách: “Hướng dẫn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao ở Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Đức, Lê Quang Anh (Nxb Thống kê
-2000 ).
Các cuốn sách này đã làm rõ được một số lý luận về khu công nghiệp và
các thủ tục hướng dẫn, các thủ tục đầu tư vào các khu công nghiệp nói chung. Tuy
nhiên, trong sách chỉ trình bày những vấn đề cơ bản chưa đi nghiên cứu đến công
tác thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
3, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát
triển các khu công nghiệp ở Việt Nam” - tác giả Nguyễn Thị Thu Hương ( Đại học
Kinh tế Quốc dân - 2004).
Tác giả đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các khu công
nghiệp, làm rõ tác động của hoạt động xúc tiến đầu tư đến việc thu hút đầu tư phát
triển các khu công nghiệp. Qua đó, đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến
đầu tư của Việt Nam nói chung.
4, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Thu hút đầu tư phát triển khu công nghệ cao
thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung (Học viện Ngân Hàng –
2009).
5, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Những giải pháp nhằm phát triển các khu công
nghệ và khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” tác giả Nguyễn
Quyết Chiến (Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - 2003).
Hai tác giả này nghiên cứu những vấn đề chung về khu công nghệ cao, tình
hình hoạt động đầu tư vào phát triển các khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí
4
Minh, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm thu hút đầu tư phát triển khu công nghệ
cao của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên,
các luận án mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh.
6, Bài trích: “Phát triển các KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc - Những vấn đề
lý luận và thực tiễn” (Kỷ yếu hội thảo khoa học, Thanh Hoá, tháng 6/2004).
7, Bài trích: “15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam
(1991-2006)” (Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia, Long An, tháng 7/2006).
Các tác giả hệ thống hóa những lý luận về khu công nghiệp, khu chế xuất,
tình hình phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất của Việt Nam nói chung,
qua đó đánh giá những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong quá trình phát
triển các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng.
8, Báo cáo: “Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định 5 năm xây
dựng và phát triển” tác giả Nguyên Xuân Tuyển (2009).
9, Báo cáo: “Báo cáo tổng kết công tác quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Nam Định năm 2009 phương hướng nhiệm vụ năm 2010” – Ban quản lý các khu
công nghiệp tỉnh Nam Định (2009).
Ngoài ra, còn một số bài báo phân tích trên tạp chí chuyên ngành khác,
nhưng do mục đích khác nhau nên các công trình mới chỉ nghiên cứu ở một số khía
cạnh nhất định của tình hình FDI vào các khu công nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích tình hình FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam
Định để qua đó đề xuất những giải pháp và đưa ra những kiến nghị nhằm tăng
cường thu hút FDI vào các khu công nghiệp Nam Định.
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên thì nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về các khu công nghiệp, FDI, những nhân
tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào các khu công nghiệp Nam Định.
5
- Phân tích thực trạng tình hình FDI vào các khu công nghiệp Nam Định.
Tìm ra những thành công, hạn chế trong quá trình thu hút và sử dụng FDI vào các
khu công nghiệp và những nguyên nhân tồn tại.
- Nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm tăng
cường thu hút FDI vào các KCN Nam Định.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình thu hút và sử dụng FDI vào
các khu công nghiệp Nam Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Nội dung nghiên cứu: FDI và tình hình thu hút FDI vào các KCN Nam
Định.
- Phạm vi không gian:: Các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định
- Phạm vi thời gian:: Từ năm 2003 đến năm 2009.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn này áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, sử
dụng dữ liệu thu thập chủ yếu từ các nguồn tài liệu: Luật đầu tư năm 2005, Báo cáo
của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định, Báo cáo của Sở Kế hoạch &
Đầu tư tỉnh Nam Định, nghiên cứu khoa học, tạp chí để làm rõ tình hình FDI vào
các khu công nghiệp Nam Định.
- Ngoài ra luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: kế thừa, tổng
hợp, bảng biểu để minh họa các nội dung trong luận văn, phân tích, so sánh để đánh
giá tình hình FDI vào các KCN Nam Định và đưa ra những kết luận.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu hút FDI vào các khu
công nghiệp và đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định.
- Phân tích tình hình FDI vào các khu công nghiệp Nam Định thời gian qua,
qua đó đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình FDI vào khu công
nghiệp tỉnh Nam Định.
6
- Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào
các khu công nghiệp Nam Định, các kiến nghị đối với nhà nước.
7. Kết cấu và nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của FDI vào các khu công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng FDI vào các khu công nghiệp của tỉnh Nam Định.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh
Nam Định.
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA FDI VÀO
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm, vai trò của các KCN và FDI trong KCN
1.1.1. Một số khái niệm KCN và FDI trong KCN
1.1.1.1. Một số khái niệm về KCN
Từ những năm cuối thế kỷ 20, mô hình KCX đã hình thành, tồn tại và phát
triển cho đến ngày nay. Cùng với KCN, khu công nghệ cao, khu vực kinh tế tự do
hay đặc khu kinh tế… , mô hình này đã góp phần vào phát triển kinh tế của nhiều
quốc gia trên thế giới.
Theo hiệp hội KCX trên thế giới (WEPZA), KCX bao gồm cảng tự do, khu
mậu dịch tự do, khu miễn thuế hải quan (Custom Free Zone)…
Theo tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), KCX là một
khu vực phân cách về địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu phát triển công
nghiệp, phục vụ xuất khẩu bằng những ưu đãi điều kiện về đầu tư so với các doanh
nghiệp của nước chủ nhà. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong KCX được miễn thuế
nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu thông qua
hình thức kho quá cảnh.
Bên cạnh, các khái niệm về KCX là các khái niệm về KCN. Trên thế giới,
KCN là một khu đất được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch
tổng thể để cung cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết kể cả hạ tầng cơ sở, tiện ích
công cộng đầy đủ cho một cộng đồng các ngành công nghiệp tương ứng.
Tại Việt Nam, trong quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị
định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, khái niệm KCN, KCX được quy định
tại Điều 2, khoản 2,3 như sau:
- Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới
8
địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.
- Khu chế xuất là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động
xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
- Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật
cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu
– triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa
lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Thực tế hình thành các KCN trong những năm trước đây có thể hiểu: KCN là
một khu vực có ranh giới xác định, có những thuận lợi về mặt tự nhiên, xây dựng
kết cấu hạ tầng, về xã hội và nhân văn để thu hút đầu tư và hoạt động theo một cơ
cấu hợp lý các doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ có liên quan
thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao cho từng doanh nghiệp và cả
cơ cấu doanh nghiệp trong khu.
Trong thời gian qua, Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư
vào KCN, KCX, KCNC gọi chung và tắt là KCN. Như vậ y, KCN nó i chung có đặ c
điể m sau:
- KCN là khu vự c tậ p trung cá c doanh nghiệ p công nghiệ p trong mộ t khu
vự c có ranh giớ i xá c định, sử dụ ng chung kế t cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Về nguyên lý thì cá c doanh nghiệ p trong KCN có ưu thế tiế t kiệ m tố i đa chi phí sả n
xuấ t, hạ giá thành sản phẩm. Nên giá thuê hạ tầ ng kỹ thuậ t, hạ tầng xã hội r hơn so
vớ i đầ u tư ở khu vự c khá c.
- Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng một số quy chế riêng của Nhà
nướ c và củ a đị a phương sở tạ i cho nhữ ng ngà nh và doanh nghiệ p loạ i nà o đượ c
khuyế n khí ch phá t triể n.
9
- Nhà nước chỉ quy định những ngành và doanh nghiệp loại nào được khuyến
khích phát triển và loại nào không được đặt trong khu do yêu cầu bả o vệ môi trườ ng
và quốc phòng an ninh.
- Khả năng hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp rất
thuậ n lợ i vì nằ m trên mộ t tiể u vù ng.
- KCN có Ban quả n lý chung thố ng nhấ t , thự c hiệ n quy chế quả n lý thí ch
hợ p, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
- Vớ i nhữ ng đặ c điể m cơ bả n trên đây c ó thể thấy về thực chất là một khu
công nghiệ p đặ c biệ t để thu hú t đầ u tư nướ c ngoà i , áp dụng công nghệ mới , nâng
cao khả năng cạ nh tranh củ a sả n phẩ m , thúc đẩy xuất khẩu , sử dụ ng có hiệ u quả
nguồ n vố n đầ u tư và o nhữ ng ngà nh và nhữ ng vù ng trọ ng điể m.
Vớ i nhữ ng ưu đã i nổ i bậ t như trên cá c KCN đã thu hú t mộ t số lượ ng lớ n cá c
dự á n FDI. Ngoài ra, các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN sẽ giảm được nhiều chi
phí như: chi phí mua đất, xây dựng đường dây tải điện, đường vận tải vào nhà máy.
Các KCN với những khuyến khích và ưu đãi thuận lợi hơn so với các địa điểm
khác trong nước đã thu hút một số lượng lớn các dự án FDI.
1.1.1.2. Một số khái niệm về FDI
Để có thể thu hút càng nhiều các dự án FDI đầu tư vào trong nước và đặc
biệt là đầu tư vào các KCN thì đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ về FDI. Khái niệm đầ u
tư FDI đã đượ c nhiề u tổ chứ c kinh tế quố c tế đưa ra nhằ m mụ c đí ch giú p cá c quố c
gia hoạ ch định chính sá ch kinh tế vĩ mô về FDI , tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự
do hó a thương mạ i và đầ u tư quố c tế . Quỹ tiền tệ thế giới (International Moneytary
Fund - IMF), trong bá o cá o cá n cân thanh toá n hà ng năm đã đưa ra định nghĩ a về
đầ u tư trự c tiế p nướ c ngoà i như sau:
“Đầ u tư trự c tiế p nướ c ngoà i là đầ u tư có lợ i í ch lâu dà i củ a mộ t doanh
nghiệ p tạ i mộ t nướ c khá c (nướ c nhậ n đầ u tư - hosting country), không phả i tạ i nướ c
mà doanh nghiệp đang hoạt động (nướ c đi đầ u tư - source country) vớ i mụ c đí ch
quản lý một cách hiệu quả doanh nghiệp”.
10
Tổ chứ c hợ p tá c và phá t triể n kinh tế (Organisation for Economic
Cooperation and development - OECD) cũng đưa ra nhận định về đầu tư trực tiếp
nướ c ngoà i tương tự như IMF. Tuy vậ y, OECD có quan niệ m rấ t rộ ng về nhà đầu tư
nướ c ngoà i. Theo quan điể m củ a OECD , nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ
chứ c có thể thuộ c cơ quan Chí nh phủ hoặ c không thuộ c cơ quan Chí nh phủ đầ u tư
tại nước ngoài.
Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) trong Bá o
cáo đầu tư thế giới năm 1996 đã đưa ra định nghĩ a về đầ u tư trự c tiế p nướ c ngoà i
như sau:
“Đầ u tư trự c tiế p nướ c ngoà i là đầ u tư có mố i liên hệ , lợi ích và sự kiểm soát
lâu dà i củ a mộ t phá p nhân hoặ c thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công
ty mẹ ) đố i vớ i mộ t doanh nghiệ p ở mộ t nề n kinh tế khá c (doanh nghiệ p FDI hoặ c
chi nhá nh nướ c ngoà i hoặ c chi nhá nh doanh nghiệ p)”.
Quan điể m về FDI củ a Việ t Nam theo quy định tạ i khoản 2 Điề u 3 Luậ t đầ u
tư năm 2005:
“Đầ u tư trự c tiế p nướ c ngoà i là việ c nhà đầ u tư nướ c ngoà i đưa và o Việ t
Nam vố n bằ ng tiề n và cá c tà i sả n hợ p phá p khá c để tiến hành hoạt động đầu tư và
tham gia và o hoạt động quản lý đầu tư” [6,tr.2-3], trong đó nhà đầu tư được hiểu là
tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật
Việt Nam, bao gồm:
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanh
nghiệp.
- Hợp tác xã, liên hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này
có hiệu lực.
- Hộ kinh doanh, cá nhân.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người
nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
11
Còn vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động
đầu tư theo các hình thức đầu tư khác nhau. Trong đó, các hình thức đầu tư trực tiếp
được quy định tại Điều 21 tại Luật đầu tư năm 2005 bao gồm:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100%
vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp
đồng BT.
- Đầu tư phát triển kinh doanh.
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư .
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Trong đó, các hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp
đồng BT thì được hiểu như sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư
được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân
chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là
hình thức được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời
hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BTO) là
hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao
công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận.
12
- Hợp đồng xây dựng chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư
được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó
cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án
khác để thu hòi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả
thuận trong hợp đồng BT.
- Doanh nghiệ p liên doanh : Là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế do hai
bên hoặ c cá c bên nướ c ngoà i cù ng hợ p tá c vớ i nướ c chủ nhà trên cơ ở gó p vố n ,
cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia s rủi ro theo tỷ lệ góp vốn . Doanh
nghiệ p liên doanh đượ c thà nh lậ p theo hình thứ c công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phầ n có tư cá ch phá p nhân theo luậ t phá p củ a nướ c nhậ n đầ u tư.
- Doanh nghiệ p 100% vố n nướ c ngoà i: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầ u tư nướ c ngoà i (tổ chứ c hoặ c cá nhân ngườ i nướ c ngoà i ) do nhà đầ u tư nướ c
ngoài thành lập tại nước chủ nhà , tự quả n lý và tự chị u trá ch nhiệ m về kế t quả sả n
xuấ t kinh doanh nhưng vẫ n là phá p nhân củ a nướ c chủ nhà và chị u sự kiể m soát của
luậ t phá p nướ c chủ nhà [6,20,30].
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
chủ yếu sử dụng các hình thức : Hợ p đồ ng hợ p tá c kinh doanh , doanh nghiệ p liên
doanh, doanh nghiệ p 100% vố n nướ c ngoà i. Bởi vì, hầ u hế t cá c doanh nghiệ p liên
doanh khi đầ u tư, kinh doanh ở nướ c chủ nhà, họ thường phải mang theo các thiết bị
khoa họ c kỹ thuậ t tiên tiế n , kinh nghiệ m quả n lý hiệ n đạ i . Còn doanh nghiệ p 100%
vố n nướ c ngoà i ngày càng được các chủ đầu tư ưa thích vì họ được toàn quyền quản
lý và hưởng lợi nhuận do kết quả đầu tư tạo ra (chủ đầu tư chỉ phải làm tròn nghĩa
vụ tài chính với nước chủ nhà ) còn nước chủ nhà không phải lúc nà o cũ ng có thể
tham gia gó p vố n thà nh lậ p doanh nghiệ p liên doanh . Do vậ y, đố i vớ i nhữ ng dự á n
đầ u tư vố n lớ n , thờ i hạ n thu hồ i vố n lâu , mứ c độ mạ o hiể m cao và không đò i hỏ i
phải tham gia quản lý sát sao quá trình vận hàn h cá c kế t quả đầ u tư (như dự á n dầ u
khí, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật) thì thường để nhà đầu tư nước ngoài
đầ u tư 100% vố n.
13
Ngoài ra, còn một số hình thức đầu tư khác như hình thứ c đầ u tư mớ i , mua lạ i
và sáp nhậ p, cổ phầ n hó a doanh nghiệ p đầ u tư nướ c ngoà i , hợ p đồ ng phân chia sả n
phẩ m, hợ p đồ ng cấ p giấ y phé p công nghệ
Qua một vài quy định nêu trong Luật đầu tư năm 2005 đã phần nào giúp các
nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ được đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, bản
chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các khái niệm FDI khác nhau nhưng đều thống nhất ở các điểm sau : FDI là
hình thức đầu tư quốc tế , cho phé p cá c nhà đầ u tư nướ c ngoà i tham gia đi ều hành
hoạt động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư tùy theo mức góp vốn của nhà đầu tư .
Trong đầ u tư trự c tiế p nướ c ngoà i , quyề n sở hữ u gắ n liề n vớ i quyề n sử dụ ng tà i sả n
đầ u tư, nghĩa là nhà đầu tư có thể có lợi hơn khi đầ u tư thu đượ c lợ i nhuậ n cao và
chịu rủi ro hơn khi đầu tư thua lỗ.
Từ nhữ ng khá i niệ m trên , có thể hiểu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như
sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là biểu hiện bằng tiền hoặc tài sản do t ổ chức hoặc
các nhân người nước ngoài mang vào nước khác (nướ c tiế p nhậ n) để thực hiện kinh
doanh theo luậ t phá p củ a nướ c tiế p nhậ n nhằ m thu đượ c lợ i ích . Các nhà đầu tư có
quyề n điề u hà nh doanh nghiệ p tù y theo tỷ lệ gó p vố n củ a mì nh.
Theo khá i niệ m nà y , các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư bằng tài sản ở
nướ c tiế p nhậ n đầ u tư nhưng phả i là nhữ ng loạ i tà i sả n do nướ c tiế p nhậ n đầ u tư quy
định trong luậ t phá p chứ không phả i bấ t k loại tài sản nào.
Nguồ n vố n đầ u tư không chỉ bao gồ m nguồ n vố n đầ u tư ban đầ u củ a chủ đầ u
tư dướ i hình thứ c vố n phá p định mà trong quá trình hoạ t độ ng , nó còn bao gồm cả
vố n vay củ a doanh nghiệ p để triể n khai hoặ c m ở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ
nguồ n lợ i nhuậ n thu đượ c.
Qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước
ngoài qua các thời k có thể nhận thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là
nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận
đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lý
của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư
14
ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muốn đầu tư khi cho rằng khoản đầu
tư đó có thể đem lại lợi ích hoặc lợi nhuận cho họ. Đây là một trong những đặc
điểm cơ bản nhất và là nguyên nhân sâu xa đẫn đến việc hình thành hoạt động FDI
giữa các quốc gia. FDI có một số đặc điểm sau:
- Dự án FDI là một dự án mang tính lâu dài. Đây là đặc điểm phân biệt giữa
nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp thường là các
dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua, bán
chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu). Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao
hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu lại số vốn đầu tư ban đầu khi đem bán
chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển ở những nước tiếp
nhận đầu tư. Chính vì thế nên rất cần những địa điểm như các KCN để tạo niềm tin
cho các nhà đầu tư FDI khi đầu tư.
- Dự án FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước
ngoài. Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp với
đầu tư gián tiếp. Trong khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham gia quản lý doanh
nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua chứng khoán tại cá
doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền tham gia hoạt động
quản lý trong các doanh nghiệp FDI. Tuy vậy, nhà đầu tư nước ngoài phải có bao
nhiêu phần trăm phiếu mới được phép tham gia quản lý doanh nghiệp FDI. Theo
hướng dẫn của OECD và Bộ Thương mại Hoa K thì nhà đầu tư nước ngoài phải
chiếm tối thiểu 10% cổ phiếu thường hoặc quyền bỏ phiếu trong các doanh nghiệp
FDI để cho nhà đầu tư có tiếng nói hay tham gia quản lý trong các doanh nghiệp
FDI.
- Đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu);
chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp
phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI.
- Đầu tư FDI là hình thức kéo dài “chu k tuổi thọ sản xuất”, “chu k tuổi thọ
kỹ thuật” và “nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật”. Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tế
hiện đại có một yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộc nhiều
15
nhà sản xuất phải lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như là một
điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước
ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ở
nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp
phần kéo dài chu k sản xuất.
- FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia là nước
tiếp nhận đầu tư.
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của
mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở và quan điểm hội nhập quốc
tế về đầu tư.
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN là việc các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các KCN. Các hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các KCN là hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào cơ sở hạ tầng
trong KCN. Ngoài mục tiêu tìm kiếm mở rộng thị trường, các nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài còn nhằm hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ và của địa
phương có KCN kinh doanh với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận của mình.
1.1.2. Vai trò của FDI trong KCN đối với phát triển kinh tế xã hội
Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
KCN nói riêng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của một quốc gia, tác
động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội và chính trị của nước tiếp
nhận đầu tư. Về kinh tế, FDI vào các KCN cũng tác động đến tăng trưởng GDP, cán
cân thanh toán, phục lợi xã hội, thu nhập của người lao động và các chỉ tiêu kinh tế
khác. Về chính trị, đối với nhiều nước tác động cụ thể của FDI vào các KCN là
thông qua các công ty đa quốc gia (TNCs) đóng vai trò chi phối, thậm chí tham gia
các bộ máy chính quyền của các nước này. Về mặt xã hội, FDI vào các KCN cũng
có tác động đến văn hoá, đạo đức của nước tiếp nhận đầu tư. Xét về khía cạnh phát
triển kinh tế và căn cứ vào nội dung phát triển kinh tế thì FDI có tác động đến quy
mô và chất lượng phát triển.
16
1.1.2.1. Những ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
a, Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
KCN nói riêng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp cho nước tiếp
nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất. Theo đánh giá của UNCTAD, hoạt
động FDI đầu tư vào các KCN đã trực tiếp đóng góp vào GDP của nước tiếp nhận
đầu tư, tăng thu nhập của người lao động và làm cho sản lượng GDP tăng lên.
Những tác động tích cực từ hoạt động FDI vào các KCN qua hoạt động di chuyển
vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản trị doanh nghiệp đã góp phần nâng cao
năng lực sản xuất và năng xuất lao động của nước tiếp nhận đầu tư. Giống như
những tác động của hoạt động FDI thì hoạt động đầu tư FDI vào các KCN cũng có
những tác động tương tự của hoạt động đầu tư FDI. Sau đây là một số tác động tích
cực của hoạt động FDI vào các KCN đối với tăng trưởng kinh tế:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN bổ sung nguồn vốn cho
phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệ đầu
tư cao. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là
vốn trong nước và vốn ngoài nước. Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết
kiệm và đầu tư. Vốn ngoài nước được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư
gián tiếp và hoạt động FDI. Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một
yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế bởi vì những quốc gia này luôn
lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tư. Vì vậy biện pháp hữu hiệu nhất có thể coi là
bước đột phá để phá vỡ tình trạng này là tăng vốn cho đầu tư, huy động các nguồn
lực để phát triển nền kinh tế để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn đến thu nhập tăng.
Vậy để có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI thì các quốc gia, đặc biệt là các
quốc gia phát triển đã thành lập các KCN để tăng cường thu hút FDI theo quy hoạch
phát triển của đất nước và của từng vùng miền có KCN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
có thể xem như là một nhân tố hay cú huých lớn để phá vỡ tình trạng thiếu vốn nói
trên. So với các nguồn vốn hình thành từ đầu tư gián tiếp hoặc vay thương mại thì
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN có những lợi thế sau:
17
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN không tạo ra khoản nợ giữa nước
đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
- Lợi nhuận chỉ được chuyển về nước khi dự án đầu tư tạo ra lợi nhuận và một
phần lợi nhuận được các nhà đầu tư sử dụng để tái đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư FDI vào các KCN nói riêng
có sự ổn định cao và không thuận lợi cho việc rút vốn về nước như các khoản vay
thương mại, ngân hàng hoặc đầu tư gián tiếp khác.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN góp phần vào quá trình phát
triển công nghệ. Công nghệ có một vai trò hết sức quan trọng đối với tốc độ tăng
trưởng kinh tế và làm chu k sống của sản phẩm ngắn hơn. Sản phẩm mới được áp
dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, có hàm lượng khoa học cao sẽ kích thích tiêu
dùng (tính mới của sản phẩm và giá thành hạ) dẫn đến kích thích sản xuất và tăng
thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Đối với các nước đang phát triển và kém phát
triển, công nghệ giúp những nước này theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những
nước công nghiệp phát triển dựa trên lợi thế của những nước đi sau (kế thừa những
thành tựu khoa học – công nghệ của nhân loại). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học – công
nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động tại nước tiếp nhận đầu tư
thông qua hiệu ứng tích cực. Vì vậy hoạt động FDI vào các KCN cũng có tác động
đến phát triển công nghệ của một quốc gia thông qua: chuyển giao công nghệ, phổ
biến công nghệ và phát minh công nghệ.
b, Đầu tư FDI vào các KCN góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là cấu trúc
của nền kinh tế hay nói cách khác là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu
tố cấu thành của nền kinh tế. Ba yếu tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh tế của một
quốc gia đó là: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh
tế. Trong đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hình thức
của cơ cấu kinh tế khác. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế sẽ làm thay đổi
18
cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Một cơ cấu kinh tế hợp lý ở nước tiếp nhận đầu tư
sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
KCN đi kèm với các yếu tố vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản lý đã có tác
động mạnh đến cơ cấu ngành kinh tế dẫn đến việc thay đổi và dịch chuyển cơ bản
cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Qua nghiên cứu ở nước tiếp nhận đầu tư,
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN chủ yếu đầu tư vào sản xuất
công nghiệp lắp ráp điện tử, may mặc, lĩnh vực công nghiệp chế biến…
Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN góp phần thúc đẩy xuất
khẩu. Hoạt động đầu tư FDI vào các KCN góp phần thúc đẩy xuất khẩu của nước
tiếp nhận đầu tư thông qua xây dựng năng lực xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất
khẩu. Cụ thể như sau:
- Về xây dựng năng lực xuất khẩu, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hay
các chi nhánh công ty nước ngoài tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu.
- Về mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các nước tiếp nhận đầu tư chủ yếu
thông qua các chi nhánh của các công ty nước ngoài hoặc các công ty xuyên quốc
gia (TNCs). Các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế xuất khẩu hơn so với doanh
nghiệp nước tiếp nhận đầu tư về thị trường, thương hiệu sản phẩm. Thông qua hệ
thống công ty mẹ và công ty con của các TNCs, sản phẩm được xuất khẩu thuận lợi
từ công ty này sang công ty khác ở các quốc gia khác nhau. Những TNCs có mối
liện hệ chặt chẽ với thị trường nước nhập khẩu và có nhiều thị trường xuất khẩu
thông qua quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Xuất khẩu của các chi nhánh trong cùng tập
đoàn TNCs cũng sẽ làm giảm chi phí giao dịch.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN góp phần cải thiện cán cân
thanh toán. Cán cân thanh toán có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của
những nước đang phát triển, là một chỉ tiêu mà các nhà hoạch định chính sách luôn
theo dõi chặt chẽ. Đối với những nước đang phát triển hay những nước đang trong
quá trình tiến hành công nghiệp hoá thì việc thâm hụt cán cân thanh toán là không
đáng báo động. Bởi vì, tại những nước này đang có sự thay đổi lớn về cấu trúc của
ngành công nghiệp thông quan nhập khẩu những thiết bị, dây chuyền công nghệ, bí