Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phát triển giáo dục đại học theo phương thức từ xa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 94 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN DANH TUẤN









PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO
PHƢƠNG THỨC TỪ XA Ở VIỆT NAM









LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


















Hà Nội - Năm 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN DANH TUẤN











PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO
PHƢƠNG THỨC TỪ XA Ở VIỆT NAM




Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH









NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG




Hà Nội – Năm 2014


MỤC LỤC



Trang
Danh mục các từ viết tắt…………………………………………………… i
Danh mục các bảng biểu…………………………………………………….ii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC THEO PHƢƠNG THỨC TỪ XA…………………………5
1.1. Giáo dục đại học từ xa …………………………………………… … 5
1.1.1. Quan niệm và dặc điểm của giáo dục đại học từ xa…… …5
1.1.1.1. Quan niệm về giáo dục đại học từ xa………………………………5
1.1.1.2. Đặc điểm của giáo dục đại học từ xa…………………………… 8
1.1.2. Khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển giáo
dục đại học từ xa ………………………………………………………… 12
1.1.2.1. Khái niệm, nội dung phát triển giáo dục đại học từ xa……….… 12
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển giáo dục đại học từ xa……14
1.1.3. Vai trò của giáo dục đại học từ xa……………………………… 22
1.2. Kinh nghiệm phát triển giáo dục đại học từ xa tại một số nƣớc và
những gợi ý cho Việt Nam…………………………………………………24

1.2.1. Phát triển giáo dục đại học từ xa tại một số nƣớc…………… ……24
1.2.1.1. Đại học Mở Sukhôthai Thammathirat (STOU), Thai Lan……… 24
1.2.1.2. Đại học Mở Indonesia (UT)……………… 27
1.2.1.3. Đại học Phát thanh truyền hình Trung ƣơng Trung Quốc
(CCRTVU) 28
1.2.1.4. Đại học Mở quốc gia Hàn Quốc (KNOU) 29
1.2.1.5. Trƣờng đại học ảo Pakistan (VUP) 31
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm cho phát triển giáo dục đại học từ xa ở
Việt Nam 32
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO
PHƢƠNG THỨC TỪ XA Ở VIỆT NAM………………………… 35
2.1. Tổng quan về phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam 35
2.1.1. Các giai đoạn phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam 35
2.1.1.1. Giai đoạn 1960 – 1975 35
2.1.1.2. Giai đoạn 1975 – 1993 35
2.1.1.3. Giai đoạn từ 1993 đến nay 36
2.1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục đại học từ xa 36
2.2. Tầm quan trọng của giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam hiện nay 38
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt nam 40
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 40
2.3.1.1. Về quy mô, mạng lƣới giáo dục đại học từ xa 40
2.3.1.2. Về số lƣợng và cơ cấu sinh viên theo học đại học từ xa 44
2.3.1.3. Về cơ cấu ngành nghề giáo dục đại học từ xa 46
2.3.1.4. Về công nghệ học liệu đào tạo đại học từ xa 47
2.3.1.5. Về tổ chức quản lý đào tạo đại học từ xa 48
2.3.1.6. Về hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học từ xa 49
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó trong phát triển giáo
dục đại học từ xa 51
2.3.2.1. Những hạn chế và yếu kém 51
2.3.2.2. Nguyên nhân chính của những hạn chế, yếu kém 57

Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC THEO PHƢƠNG THỨC TỪ XA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2014 - 2020……………………… 59
3.1. Định hƣớng phát triển giáo dục đại học từ xa 59
3.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nƣớc và xu thế phát triển giáo dục đại học
trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI 59
3.1.2. Định hƣớng phát triển giáo dục đại học từ xa 64
3.2. Giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam 65
3.2.1. Thúc đẩy tăng trƣởng về quy mô, số lƣợng sản phẩm, đổi mới cơ cấu
hệ thống giáo dục đại học từ xa đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã
hôi 65
3.2.2. Từng bƣớc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Viện Đại học Mở Hà
Nội và ĐH Mở TP Hồ Chí Minh, và thúc đẩy nâng cao chất lƣợng giáo dục
đại học từ xa 67
3.2.3. Tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ giữa các trƣờng trong một số khâu
quan trọng của quá trình đào tạo từ xa dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Giáo
dục & Đào tạo 68
3.2.4. Đổi mới công tác phát triển đội ngũ cán bộ cho giáo dục đại học từ
xa 70
3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội
về giáo dục đại học từ xa 71
3.2.6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút tài trợ và hợp tác quốc tế
trong việc phát triển giáo dục đại học từ xa 72
3.2.7. Đổi mới dịch vụ sản xuất và cung cấp học liệu trong giáo dục đại học
từ xa 72
3.2.8. Đổi mới hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên 76
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
AAOU
CBT
CCRTVU


CNH
CNTT
ĐH
ĐTTX
GD &ĐT
HĐH

ISDN/IP
KH &CN
KNOU
STOU
SV
THCN
THPT
TIVI CODEC
TP
TV
UNDP
UT
VUP

Chữ viết đầy đủ
Hiệp hội các trƣờng đại học Mở châu Á
Chƣơng trình mô phỏng của ký thuật máy tính
Đại học Phát thanh và Truyền hình Trung
ƣơng Trung Quốc
Cao đẳng
Công nghiệp hóa
Công nghệ thông tin
Đại học
Đào tạo từ xa
Giáo dục và đào tạo
Hiện đại hóa
Mạng hội nghị truyền hình trực tuyến
Khoa học và công nghệ
Đại học Mở quốc gia Hàn Quốc
Đại học Mở Sukhôthai Thammathirat

Sinh viên
Trung học chuyên nghiệp
Trung học phổ thông
Cầu truyền hình
Thành phố
Ti vi
Chƣơng trình phát triển của Liên hợp quốc
Đại học Mở Indonesia
Đại học Ảo Pakistan
i
DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1. Quy mô đào tạo đại học từ xa năm 2012 41
Biểu đồ 2.1. Số lƣợng sinh viên đại học từ xa 2006 – 2012 44
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nghành nghề giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam 46
























ii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nƣớc đang phát triển, trong tiến trình công
nghiệp hoá và hiện đại hoá, cần có nguồn nhân lực chất lƣợng cao qua đào
tạo. Theo Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê xuất bản năm 2013,
cho biết: Năm 2012 nƣớc ta tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo đạt
đƣợc là 16,3%.
Trong những năm gần đây, nhiều trƣờng đại học mới đƣợc thành lập,
số lƣợng tăng rất nhanh nhƣng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đƣợc đào tạo.
Nếu chỉ dựa vào phƣơng thức đào tạo truyền thống giới hạn bởi khuôn viên
nhà trƣờng và những lớp học bị khép kín thì khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu
cầu đó.
Đào tạo từ xa, đƣợc Nhà nƣớc chính thức giao nhiệm vụ cho 2 cơ sở
nghiên cứu và đào tạo là Viện đại học Mở Hà Nội và Đại học Mở Thành
Phố Hồ Chí Minh từ năm 1994. Tính đến năm 2012 cả nƣớc ta đã có 17 cơ
sở đào tạo từ xa thuộc các: (i) Các Trƣờng đại học, (ii) Các Học viện, (iii)
Các Viện, tham gia đào tạo từ xa, với số sinh viên đang theo học là 232.581
sinh viên, số sinh viên đã tốt nghiệp là 188.323 sinh viên. Năm 2012, với 21
trƣờng đại học, học viện và các viện đăng ký đào tạo từ xa, trong đó có 17
cơ sở đào tạo từ xa đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu, tuy nhiên

năm 2012 có 15 cơ sở đào tạo từ xa đã chiêu sinh đƣợc sinh viên, với quy
mô đào tạo từ xa của cả nƣớc năm 2012 là 161.047 sinh viên, với 90 ngành
nghề đƣợc đào tạo. Theo Quyết định số 164/ 2005/ QĐ - TTg ngày 4 tháng 7
năm 2005 của Thủ Tƣớng Chinh phủ phê duyệt đề án “Phát triển giáo dục từ
xa giai đoạn 2005 - 2010” Chính phủ đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm
2010 có 300.000 sinh viên, và đến năm 2020 có 500.000 sinh viên theo học
theo phƣơng thức đào tạo từ xa.
Trong thời gian qua, đào tạo từ xa tại nƣớc ta đã đạt đƣợc những

1
thành công đáng kể, đó là: (i) Góp phần phát triển nguồn nhân lực cho xã
hội, (ii) Tạo cơ hội bình đẳng trong giáo dục, (iii) Tạo cơ hội học tập cho
mọi ngƣời, (iv) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ tại chỗ, (v) Góp phần thay đổi phƣơng thức đào tạo.
Sự phát triển của đào tạo từ xa đã đƣợc chi phối bởi triết lý giáo dục
rằng, sử dụng tài liệu dạy và học đƣợc tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trƣớc để
đạt đƣợc lợi ích kinh tế do quy mô đem lại. Do đó, đào tạo từ xa là việc sử
dụng công nghệ đào tạo cho số đông, về chi phí đầu tƣ ban đầu tƣơng đối
lớn so với loại hình đào tạo trực tiếp, với số lƣợng ngƣời học hiện nay còn
thấp, dẫn đến chi phí đào tạo tính trên đầu ngƣời học còn cao, tính hiệu quả
trong đào tạo từ xa còn thấp.
Giáo dục đại học từ xa ngày nay đã trở thành bộ phận không thể tách
rời của hệ thống giáo dục của nhiều nƣớc trên thế giới; cơ sở lý luận và thực
tiễn của phát triển qua hơn nửa thế kỷ qua đã chứng tỏ đƣợc vai trò và thế
mạnh của giáo dục đại học từ xa trong xã hội đang phát triển của thời kỳ
công nghiệp hóa.
Ở nƣớc ta, giáo dục đại học từ xa đã và đang phát triển nhanh chóng,
và đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn
nhân lực, đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều tầng lớp nhân dân. Trong
những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã có những định hƣớng và chỉ đạo cho

sự phát triển giáo dục mở và từ xa, và thực tế hệ thống giáo dục đại học từ
xa đang là bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ thống giáo dục quốc dân. Để
đánh giá hệ thống một cách toàn diện, cần phải có nhiều công trình nghiên
cứu và khảo sát. Xuất phát từ lý do đó, tác giả chọn đề tài Phát triển giáo
dục đại học theo phương thức từ xa ở Việt Nam với mong muốn đem đến
những phân tích đánh giá về vai trò của giáo dục đại học theo phƣơng thức
từ xa sau đây gọi là giáo dục đại học từ xa trong hệ thống giáo dục quốc dân,
cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để tăng cƣờng phát triển giáo dục

2
đại học từ xa trong điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo và phát triển bền
vững trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục đại học từ
xa từ đó đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển
giáo dục đại học từ xa.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển giáo dục đại học từ xa ở
Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Phát triển giáo dục đại học từ xa ở
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các nội dung của phát triển giáo dục
đại học xa trên toàn lãnh thổ Việt Nam; các số liệu chủ yếu đƣợc tham khảo
từ năm 2006 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp phân tích tổng hợp, thống kê có
chọn lọc, so sánh, kết hợp lôgíc với lịch sử.

* Phƣơng pháp thu thập thông tin: thu thập và kế thừa có chọn lọc các
tài liệu về phát triển giáo dục đại học theo phƣơng thức từ xa ở Việt Nam
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sách, giáo trình về quản lý kinh tế, các văn
bản pháp lý, công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài.
* Phƣơng pháp xử lý thông tin:
- Hệ thống lý thuyết về phát triển giáo dục đại học theo phƣơng thức
từ xa;
- Đối với các thông tin định lƣợng: sử dụng phƣơng pháp thống kê,

3
phân tích, trình bày dƣới dạng đồ thị, bảng biểu để đƣa ra nhận xét, đánh
giá.
* Phƣơng pháp lôgíc và lịch sử:
Nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra thực trạng phát triển giáo
dục đại học theo phƣơng thức từ xa ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến thực
trạng đó.
* Phƣơng pháp so sánh và đối chƣng, dự báo:
Đây là phƣơng pháp thu thập và so sánh các thông tin cùng loại giữa
hai hay nhiều đối tƣợng đƣợc nghiên cứu với nhau để từ đó có thể tổng hợp
các thông tin ở mức độ khái quát cao làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá
với độ tin cậy cao và phù hợp với công trình nghiên cứu.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam trong thời gian qua đã
đạt đƣợc những thành tựu gì? Và những thách thức gì đang đặt ra cho phát
triển giáo dục ĐHTX?
- Đánh giá phát triển đại học từ xa cần đƣợc tiếp cận nhƣ thế nào dƣới
góc độ của các nhà quản lý?
- Cần có những giải pháp nào có tính khả thi cho việc phát triển giáo
dục đại học từ xa?
6. Kết cấu của đề tài

Đề tài luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển giáo dục đại học
theo phương thức từ xa
Chương 2: Thực trạng phát triển giáo dục đại học theo phương thức
từ xa ở Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển giáo dục đại học theo
phương thức từ xa ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020


4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC THEO PHƢƠNG THỨC TỪ XA
1.1. Giáo dục đại học từ xa
1.1.1. Quan niệm và đặc điểm của giáo dục đại học từ xa
1.1.1.1. Quan niệm về giáo dục đại học từ xa
Xét về hình thức chuyển tải thông tin giữa ngƣời dạy và ngƣời học,
các học giả trên thế giới phân ra thành 2 loại hình: giáo dục tập trung mặt-
giáp -mặt (face-to-face) và giáo dục từ xa (distance education). Giáo dục đại
học đƣợc cung cấp bằng phƣơng thức “mặt đối mặt” (face-to-face mode)
hay phƣơng thức “qua phòng học” (classroom mode), vốn đã tồn tại từ hàng
trăm năm nay, đƣợc gọi là đào tạo đại học truyền thống (traditional higher
education) hay là đào tạo đại học "mặt đối mặt" (face-to-face higher
education). Trong khi đó, Giáo dục đại học đƣợc cung cấp bằng phƣơng
thức từ xa (distance mode), mới xuất hiện trong khoảng 100 năm qua, đƣợc
gọi là giáo dục đại học từ xa (distance higher education).
Moore (1990) nêu ra định nghĩa: " Giáo dục từ xa là quá trình mà
trong đó thầy và trò xa cách nhau, do đó công nghệ và phƣơng tiện chuyển
tải thông tin phải làm cầu nối cho quá trình dạy và học ”.
Hiện nay, có nhiều thuật ngữ đƣợc sử dụng để mô tả khái niệm giáo

dục - đào tạo đại học từ xa, chẳng hạn nhƣ Giáo dục mở, Giáo dục từ xa,
Dạy từ xa, Học từ xa, Đào tạo từ xa hoặc Giáo dục ở xa Cho dù với khái
niệm nào thì bản chất quá trình dạy và học phải bao hàm yếu tố có sự tách
biệt, ngăn cách về mặt không gian hoặc/và thời gian. Triết lý của giáo dục
mở là “mở cơ hội học tập cho mọi ngƣời", nhấn mạnh tính mềm dẻo và linh
hoạt của hệ thống, giảm thiểu những rào cản gây ra do tuổi tác, vị trí địa lý,
ràng buộc về thời gian, tình trạng kinh tế, và hoàn cảnh cá nhân. Ngày nay,
cụm từ giáo dục mở và từ xa “Open and Distance Learning” đƣợc sử dụng

5
rộng rãi. Khái niệm giáo dục từ xa có yếu tố mở. Nói cách khác, giáo dục từ
xa là công cụ để thực hiện giáo dục mở.
Theo nhiều học giả trên thế giới thì “Giáo dục từ xa là một quá trình
giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục -
đào tạo có sự tách biệt giữa ngƣời dạy và ngƣời học về mặt không gian
hoặc/và thời gian”. Nhìn chung, để giáo dục từ xa thực sự có hiệu quả đòi
hỏi ngƣời học phải ở một mức độ tự nhận thức nhất định.
Có thể nói rằng, cho đến nay, chƣa có một định nghĩa nào duy nhất
chính xác về giáo dục đại học từ xa . Tuy nhiên, một cách tổng quát, giáo
dục đại học từ xa là hoạt động dạy học diễn ra một cách gián tiếp theo
phƣơng pháp dạy học từ xa. Giáo dục đại học từ xa đƣợc hiểu bao hàm các
yếu tố dƣới đây:
+ Giảng viên và sinh viên ở một khoảng cách xa (tức là có sự ngăn
cách về mặt không gian: khoảng cách này là tƣơng đối, có thể là cùng
trƣờng học nhƣng khác phòng học hoặc khác nhau về vị trí địa lý, có thể vài
kilômét hoặc hàng ngàn kilômét).
+ Nội dung dạy học trong quá trình dạy học đƣợc truyền thụ, phân
phối tới cho sinh viên chủ yếu thông qua các hình thức thể hiện gián tiếp
nhƣ văn bản in, âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu máy tính.
+ Sự liên hệ, tƣơng tác giữa giảng viên và sinh viên (nếu có) trong

quá trình dạy học có thể đƣợc thực hiện tức thời hoặc trễ sau một khoảng
thời gian nào đó (có sự ngăn cách về mặt thời gian).
Tùy theo phƣơng thức phân phối các nội dung dạy học và sự liên hệ,
tƣơng tác giữa giảng viên và sinh viên mà có các hình thức tổ chức, thực
hiện giáo dục từ xa khác nhau.
Về cơ bản ngƣời ta phân loại giáo dục đại học từ xa dựa trên cơ sở
mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học, đó là giáo
dục đại học từ xa tƣơng tác và giáo dục đại học từ xa không tƣơng tác.

6
Giáo dục đại học từ xa tƣơng tác (interactive/synchronous) là có sự
tƣơng tác theo thời gian thực, trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong
quá trình dạy học. Trong giáo dục đại học từ xa tƣơng tác, có một số phƣơng
thức tổ chức đào tạo sử dụng các công nghệ điển hình nhƣ ở dƣới đây:
+ Radio hai chiều; Thoại hội nghị : Công nghệ này đƣợc dùng nhiều
cho các chƣơng trình giáo dục phổ cập hơn là đào tạo cho ngƣời
trƣởng thành. Nó cũng đƣợc dùng nhiều nhƣ là hình thức bổ trợ cho
các công nghệ đào tạo khác, ƣu điểm nổi bật là giá thành rẻ.
+ Cầu truyền hình: Sử dụng các bộ TIVI CODEC hoạt động ở tốc độ
cao (2, 34Mbit/s), giống nhƣ các cầu truyền hình, giá thành của công
nghệ này là đắt, thƣờng chỉ sử dụng cho nghiên cứu, cho các hoạt
động cần có chất lƣợng âm thanh và hình ảnh rất cao.
+ Hội nghị truyền hình ISDN/IP: Sử dụng kết hợp công nghệ máy
tính, viễn thông và truyền hình. Vấn đề trọng tâm của hội nghị truyền hình
ISDN/IP là các bộ mã hoá âm thanh và hình ảnh với hệ số nén rất cao. Giá
thành của công nghệ này phụ thuộc vào yêu cầu chất lƣợng hình ảnh, âm
thanh. Nhƣng nhìn chung là phù hợp với các doanh nghiệp, hoặc cá nhân có
khả năng tài chính nhất định.
Giáo dục đại học từ xa không tƣơng tác(non-interactive/
asynchronous) là không có sự tƣơng tác theo thời gian thực, trực tiếp giữa

giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học. Trong giáo dục đại học từ
xa không tƣơng tác, có các phƣơng thức đƣợc sử dụng điển hình nhƣ:
+ Tài liệu, bài giảng in (print): Đây là công nghệ cổ điển, truyền
thống nhất, dễ thực hiện nhất và đặc biệt là rẻ tiền nhất. Tài liệu, bài giảng in
sẽ tồn tại lâu dài dù cho các công nghệ nào khác chăng nữa sẽ đƣợc sử dụng
cho giáo dục đại học từ xa trong tƣơng lai.
+ Băng/đĩa hình, băng/đĩa tiếng (audio/video tape, disk): Đây cũng là
một công nghệ phổ biến trong những thập niên trƣớc, trong tƣơng lai

7
công nghệ này sẽ không phát triển nhiều, hoặc nếu có chỉ đƣợc sử
dụng là một hình thức bổ trợ cho các công nghệ khác.
+ Các chƣơng trình CBT, các công cụ mô phỏng (đĩa mềm, CD-
ROM, Multimedia ): Công nghệ này dựa vào các ứng dụng mô
phỏng của kỹ thuật máy tính.
+ Phƣơng tiện phát thanh, truyền hình quảng bá (broadcasting): Công
nghệ này sử dụng các đài phát thanh, truyền hình để thực hiện giáo dục đại
học từ xa. Ƣu điểm của công nghệ này là cùng lúc có thể giảng dạy cho số
lƣợng rất lớn sinh viên. Khả năng tiếp cận của ngƣời học cũng rất phong
phú, tiện lợi.
+ Mạng Intranet, Internet (web, mail, e-learning ): Đây đƣợc coi là
công nghệ giáo dục từ xa của thế kỷ 21.
Có thể thấy các công nghệ sử dụng cho giáo dục đại học từ xa là rất
đa dạng và phong phú. Trên cơ sở các quan niệm và phƣơng thức giáo dục
đại học từ xa nêu trên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, có thể diễn giải
một cách tổng quát về giáo dục đại học từ xa nhƣ sau: “ giáo dục đại học từ
xa là một phƣơng thức giáo dục - đào tạo dựa trên cơ sở của kỹ thuật nghe
nhìn, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Giáo dục đại học từ xa
lấy tự học là chủ yếu, có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, tài liệu hƣớng
dẫn, băng hình/tiếng, phƣơng tiện truyền thanh/truyền hình, công nghệ

thông tin và viễn thông; có thể đồng thời có sự hƣớng dẫn và hỗ trợ của
giảng viên của cơ sở đào tạo”.
1.1.1.2. Đặc điểm của giáo dục đại học từ xa
* Xa cách về mặt không gian và thời gian
Sự xa cách về mặt không gian hoặc thời gian giữa giảng viên (ngƣời
biên soạn giáo trình, ngƣời phụ đạo hay hƣớng dẫn học tập, giải đáp thắc
mắc) và sinh viên; giữa sinh viên với nhau là đặc trƣng đầu tiên của giáo dục
đại học từ xa. Trong học tập truyền thống, khi quá trình truyền đạt diễn ra

8
trực tiếp giữa thầy và trò, việc dạy và học diễn ra cùng thời điểm và cùng địa
điểm, và diễn ra cùng một nhịp độ. Với phƣơng thức học tập từ xa, thời
điểm và địa điểm dạy có thể sẽ khác với thời điểm và địa điểm học, và nhịp
độ dạy có thể khác nhịp độ học.
Sự giãn cách, xa cách (distance) về mặt không gian giữa giảng viên và
sinh viên; giữa sinh viên với nhau có thể là khoảng cách từ quốc gia này đến
quốc gia khác, nhƣng cũng có thể là khoảng cách từ ngồi nhà này đến ngôi
nhà khác trong một khu dân cƣ hoặc từ căn phòng này đến căn phòng khác
trong cùng một toà nhà.v.v nhƣng các hoạt động dạy và học có thể xảy ra
đồng thời hay không đồng thời.
Sự xa cách (distance) về mặt thời gian giữa giảng viên và sinh viên;
giữa sinh viên với nhau là các hoạt động dạy và học không xảy ra đồng thời
trong cùng hay không trong cùng một không gian.
* Dựa nhiều vào công nghệ và phương tiện
Khác với các phƣơng thức giáo dục đào tạo truyền thống thông
thƣờng, giáo dục đại học từ xa dựa nhiều vào công nghệ và phƣơng tiện.
Các công nghệ bao gồm: cồng nghệ in ấn, công nghệ truyền thông và công
nghệ thông tin. Các phƣơng tiện bao gồm: học liệu in ấn (giáo trình, sách
giáo khoa in trên giấy), học liệu điện tử, băng đĩa hình tiếng, đầu băng đĩa,
radio cassette, TV, máy tính nối mạng.v.v

Trong giáo dục đại học từ xa, không thể “bê” nguyên bộ giáo trình sử
dụng trong đào tạo đại học „mặt đối mặt‟ và/ hoặc sử dụng các buổi học tập
trung tại trƣờng hay trung tâm. Thay vào đó là bộ học liệu đƣợc biên soạn
công phu có chức năng thông tin hai chiều cao, kết hợp với các hoạt động
dạy và học qua thƣ, qua sóng phát thanh và truyền hình, qua điện thoại, qua
mạng Internet.v.v
Nếu nhƣ công việc biên soạn học liệu một môn học hay học phần nào
đó trong đào tạo đại học „mặt đối mặt" thƣờng thƣờng là do một hay vài cá

9
nhân trực liếp đảm nhiệm, ít phải nghiên cứu để viết phần hƣớng dẫn tự học,
thì những công việc nhƣ thế trong giáo dục đại học từ xa đƣợc giao cho một
ê kíp sƣ phạm bao gồm: Các giảng viên có nghiên cứu về giáo dục đại học
từ xa, các biên tập viên dày dạn kinh nghiệm; các kỹ thuật viên lành
nghề với nhiệm vụ thiết kế và thi công phần hƣớng dẫn tự học, thiết lập
thông tin hai chiều ngay cả trong quá trình in ấn.
* Yêu cầu khả năng tự học của sinh viên cao nhất
Giáo dục đại học từ xa thực sự kỳ vọng vào khả năng tự học của sinh
viên. Do là “xa thầy”, cho nên khả năng tự học của sinh viên đƣợc yêu cầu
phát huy cao độ. Địa điểm và thời gian học tập trong giáo dục đại học từ xa
không còn bị áp đặt cho sinh viên. Giáo dục đại học từ xa cho phép sinh
viên điều chỉnh diễn biến các hoạt động học tập của mình, trả lại cho sinh
viên trách nhiệm và vai trò chủ động đối với việc tự học tập, đào tạo của
mình.
Khả năng tự học đƣợc thể hiện ở chỗ, sinh viên tự xác định nhu cầu
của riêng mình và lựa chọn cách thức để thoả mãn nhu cầu đó. Sinh viên
phải biết tạo ra thói quen tự học của mình, phải biết tổ chức các giai đoạn
học tập và sắp xếp chúng trong khuôn khổ đời sống riêng. Tính độc lập và
tích cực trong học tập, nghiên cứu của sinh viên ở đây đòi hỏi cao hơn nhiều
so với trong đào tạo đại học truyền thống.

* Có tính mềm dẻo và liên thông cao
Tính mềm dẻo thể hiện ở chỗ sinh viên học đại học chính quy tập
trung có thể tích luỹ tín chỉ một số môn học cung cấp qua phƣơng thức từ xa
(chủ yếu qua mạng Internet). Tính liên thông thể hiện ở chỗ chƣơng trình,
nội dung và chuẩn đầu ra của giáo dục đại học từ xa phải tƣơng đƣơng với
đào tạo đại học „mặt đối măt‟, kết quả học tập trong giáo dục đại học từ xa
của sinh viên đƣợc liên thông và công nhận ở đào tạo đại học „mặt đối mặt‟
và ngƣợc lại.

10
* Có sự mở rộng về hình thức đào tạo, chương trình đào tạo và bằng
cấp.
Do đối tƣợng học tập đƣợc mở rộng, địa điểm và thời gian học tập
đƣợc mở rộng và trở nên linh hoạt hơn, sẽ có nhu cầu gia tăng về các hình
thức đào tạo khác nhau về chƣơng trình đào tạo, bên cạnh các nhu cầu học
tập để đạt đƣợc các bằng cấp trong hệ thống chính quy theo truyền thống, sẽ
xuất hiện nhiều nhu cầu học tập để đạt đƣợc các kỹ năng hay nhóm kỹ năng
riêng biệt cần thiết cho công việc và nghề nghiệp, hay để đạt đƣợc các
chứng chỉ (diploma) ngắn hạn có tính chất nghề nghiệp. Đối với hệ thống
bằng cấp chính quy, sẽ dần dần hình thành hai nhóm nhu cầu riêng biệt là
nhu cầu học tập định hƣớng nghiên cứu-hàn lâm và các nhu cầu học tập theo
định hƣớng thực hành nghề nghiệp.
* Có tính công nghiệp
Giáo dục đại học từ xa diễn ra nhƣ một dây chuyền công nghiệp. Do
giáo dục đại học từ xa thƣờng gắn liền với một quy mô lớn và một khối
lƣơng công việc khổng lồ, cho nên các công việc đƣợc phân công theo
hƣớng chuyên môn hoá và theo dây chuyền từ khâu phát triển khóa học; tổ
chức biên soạn, sản xuất và phân phối học liệu; tƣ vấn thể chế, phụ đạo môn
học, kiểm tra đánh giá v.v , đến khâu cấp văn bằng chứng chỉ. Bất kỳ có
một sự trục trặc nào trong dây chuyền đó đều tạo ra hiệu ứng domino cho cả

quá trình giáo dục đại học từ xa . Ví dụ, chuyển phát học liệu chậm trễ sẽ
làm trì hoãn kế hoạch phụ đạo, thi cử. v.v của toàn khóa học.
Keegan cũng khẳng định rằng, tính công nghiệp của giáo dục đại học
từ xa có ngay cả trong những hệ thống có quy mô nhỏ.
* Có tính kinh tế và hiệu quả
Keegan và Moore đều cho rằng giáo dục đại học từ xa gắn với tính
kinh tế và hiệu quả. Chi phí trong giáo dục đại học từ xa chủ yếu dựa trên sự
tập trung vốn đầu tƣ ban đầu vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, biên soạn

11
học liệu, phƣơng tiện hóa học liệu, chuyển phát (truyền thống) học liệu,
hƣớng dẫn và phụ đạo học tập, tƣ vấn thể chế.v.v Chi phí trên đầu học
viên giảm đáng kể khi sỹ số của một khóa học tăng lên với quy mô lớn.
Tóm lại, đặc điểm của giáo dục đại học từ xa là sự xa cách về mặt
không gian và thời gian giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với
nhau; trao đổi thông tin dạy - học dựa vào công nghệ và phƣơng tiện; khả
năng tự học của sinh viên đƣợc yêu cầu phát huy cao độ, có tính mềm dẻo
và liên thông, tính công nghiệp, tính kinh tế và hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển giáo dục đại học từ xa
1.1.2.1. Khái niệm, nội dung phát triển giáo dục đại học từ xa
Phát triển là quá trình thay đổi của một hiện tƣợng, sự vật. Phát triển
giáo dục đại học từ xa là quá trình lớn lên, tăng lên, mở rộng ra về mọi mặt
của giáo dục đại học từ xa trong một quốc gia. Nó bao gồm sự tăng trƣởng
về quy mô, sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế và sự tăng tiến về chất lƣợng và
hiệu quả đào tạo đại học từ xa. Có thể nói rằng, khái niệm phát triển giáo
dục đại học từ xa thuộc nội dung của phạm trù phát triển bền vững. Đó
không chỉ là sự phát triển trong hiện tại, mà còn là những đảm bảo cho quá
trình tiếp tục trong tƣơng lai xa. Sự phát triển đòi hỏi phải đạt đƣợc cả về
hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và sự bảo vệ, gìn giữ môi trƣờng, văn

hóa. Một nền giáo dục đại học, trong đó có giáo dục đại học từ xa phát triển
bền vững là mục tiêu hƣớng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới, nhƣng
mỗi quốc gia dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa
riêng để hoạch định chiến lƣợc phát triển phù hợp nhất với quốc gia đó. Phát
triển giáo dục đại học từ xa là một quá trình tiến hóa diễn ra theo thời gian
và do những nhân tố bên trong của hệ thống quyết định đến toàn bộ quá
trình phát triển đó.
Trên cơ sở các quan niệm khác nhau về cơ cấu nội dung của phát triển

12
giáo dục đại học từ xa, trong luận văn này, tác giả quan niệm: phát triển
giáo dục đại học từ xa là sự tăng trưởng về quy mô, sự hoàn chỉnh về cơ
cấu, thể chế và sự tăng tiến về chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học từ xa.
Theo khái niệm trên, phát triển giáo dục đại học từ xa bao gồm các
nội dung: sự tăng trƣởng về quy mô, sự biến đổi, hoàn thiện về cơ cấu và
chất lƣợng giáo dục đại học từ xa.
Tăng trƣởng giáo dục đại học từ xa là tăng quy mô sản phẩm, mạng
lƣới giáo dục đại học từ xa. Nó đƣợc đo lƣờng bằng chỉ tiêu tăng số lƣợng
sinh viên, cơ sở giáo dục đại học từ xa hàng năm.
Sự phát triển về cơ cấu giáo dục đại học từ xa là sự đảm bảo tỷ lệ của
hệ thống giáo dục đại học từ xa. Nó thƣờng đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ tiêu:
tỷ lệ giữa các trình độ, ngành học, địa bàn phát triển giáo dục từ xa.
Sự phát triển về chất lƣợng giáo dục đại học từ xa là sự đảm bảo đáp
ứng nhu cầu và khả năng cung ứng chất lƣợng sản phẩm của hệ thống giáo
dục đại học từ xa.
Giữa các nhóm vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại
thúc đẩy lẫn nhau; vấn đề này vừa là tiền đề, điều kiện, vừa là kết quả của vấn
đề kia. Tăng trƣởng giáo dục đại học từ xa là mục tiêu hàng đầu mà quá trình
phát triển giáo dục đại học từ xa phải hƣớng tới. Bởi lẽ đó là mục tiêu, yêu cầu
tự thân, tiên quyết của sự phát triển. Muốn có phát triển trƣớc hết phải có tăng

trƣởng.
Tuy nhiên, phát triển không chỉ có tăng về quy mô mà còn phải đảm
bảo sự cân đối trong cơ cấu theo những tỷ lệ phù hợp. Theo đó, việc đổi mới
cơ cấu tạo nên một mạng lƣới các cơ sở giáo dục đại học từ xa đa dạng và
phân hóa về mục tiêu, sở hữu; có sự liên thông và liên kết làm cho hệ thống
đƣợc mềm dẻo, vừa đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao, vừa gia
tăng khả năng lựa chọn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của đông
đảo ngƣời dân, kể cả ở những địa phƣơng thuộc vùng sâu, vùng xa, góp

13
phần giải quyết tính công bằng xã hội, sự bình đẳng giới, bình đẳng giữa các
dân tộc về hƣởng thụ giáo dục đại học.
Đồng thời muốn có sự tăng trƣởng lâu dài, bền vững, phải có đƣợc sự
đảm bảo về chất lƣợng giáo dục. Chính vì thế sự đảm bảo về chất lƣợng giáo
dục đại học là nền tảng của phát triển giáo dục đại học từ xa. Nó đƣợc dựa
trên quan điểm: chất lƣợng phải đa dạng và đƣợc chuẩn hóa, hiện đại hóa
cho phƣơng thức giáo dục trên các mặt chƣơng trình, nội dung, khả năng
liên thông, chuyển tiếp; phát triển năng lực tự học, học suốt đời, chú trọng
rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ và giao tiếp ứng
xử. Chất lƣợng giáo dục đại học từ xa có liên quan chặt chẽ đến chƣơng
trình, phƣơng pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá; hệ thống học liệu; chất lƣợng
đội ngũ giảng viên và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng
cho yêu cầu đào tạo. Một trong những nội dung quan trọng trong việc đảm
bảo chất lƣợng giáo dục là triển khai hệ thống đảm bảo chất lƣợng với
những tiêu chí đánh giá và quy trình kiểm định chất lƣợng, đƣợc thực hiện
dựa trên quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các cơ sở đào tạo
đại học. Đi kèm theo nó là các chính sách về tuyển chọn ngƣời học, công
bằng xã hội và xây dựng đội ngũ giảng viên
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giáo dục đại học từ xa
+ Khả năng ứng dụng phƣơng tiện trong đào tạo từ xa

Trong những năm đầu của thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng về
công nghệ, phƣơng tiện đã tạo ra sự kết hợp sáng tạo của các phƣơng tiện
với sự gắn kết quan trọng đối với ngƣời sử dụng trong học tập. Những
phƣơng tiện này bao gồm việc ghép nối của công nghệ không dây, phƣơng
pháp tính toán điện tử, và mạng điện thoại di động dựa trên các dịch vụ tin
nhắn và dịch vụ tin nhắn đa phƣơng tiện. Các thiết bị di động bao gồm cả
điện thoại thông minh, hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân và các tiện ích cầm tay
khác đã tạo ra thế hệ học tập qua mạng, là thời đại học tập di động. Nhƣ vậy

14
phƣơng tiện trong đào tạo từ xa đóng vai trò quan trọng cho việc ngƣời dân
tiếp cận với đào tạo từ xa, đây là điều khác biệt giữa đào tạo truyền thống có
sự tƣơng tác, hỗ trợ trực tiếp giữa ngƣời học và ngƣời giảng dạy, đào tạo từ
xa có sự gián cách giữa ngƣời học và ngƣời giảng dạy. Cho nên phƣơng tiện
đào tạo từ xa càng thuận tiện, dễ tiếp cận ngƣời dân tham gia đào tạo từ xa
càng nhiều.
+ Sự tin tƣởng chất lƣợng đào tạo từ xa của ngƣời học và thị trƣờng
lao động.
Đào tạo từ xa đã phát triển nhanh chóng dẫn đến mối quan tâm của
các khóa học. Và yêu cầu các cơ quan, các nhà tuyển dụng lao động và của
xã hội ngày càng cao, việc ngƣời dân tham gia đào tạo từ xa có kỹ năng,
kiến thức làm việc đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Khả năng tin
tƣởng chất lƣợng đào tạo từ xa của ngƣời học cũng nhƣ của toàn xã hội càng
lớn, số ngƣời tham gia đào tạo từ xa càng nhiều, và ngƣợc lại. Đối với
những ngƣời trƣởng thành, đã có công việc tại các cơ quan công sở, các
doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, việc các nhà sử dụng, tuyển dụng lao động
đánh giá chất lƣợng đào tạo từ xa là mối quan tâm hàng đầu của ngƣời lao
động, có ảnh hƣởng lớn đến việc quyết định theo học đào tạo từ xa, trong
khi công việc không cho phép thƣờng xuyên ngƣời lao động tới trƣờng, lớp
đƣợc.

+ Tâm lý cá nhân
Tâm lý cá nhân của ngƣời dân bao gồm những nhận thức, những hiểu
biết đào tạo từ xa của ngƣời dân và những khả năng của ngƣời dân tham gia
đào tạo từ xa. Tâm lý cá nhân quyết định cơ bản đƣờng hƣớng ngƣời dân
tham gia đào tạo từ xa mang tính chủ quan của mỗi cá nhân. Nếu tâm lý
ngƣời trƣởng thành, ngƣời dân phấn khởi, hào hứng luôn luôn tin tƣởng vào
chất lƣợng đào tạo từ xa, tin tƣởng vào khả năng vừa học vừa tham gia đào
tạo từ xa thông qua phƣơng tiện đào tạo thuận lợi cũng nhƣ khả năng chấp

15
nhận của ngƣời sử dụng lao động và khả năng phấn đấu của bản thân sau khi
tốt nghiệp khóa học đào tạo từ xa chính là động lực quan trọng hƣớng ngƣời
dân, nhất là ngƣời trƣởng thành hƣớng đến đào tạo từ xa và ngƣợc lại.
+ Các quan điểm về việc làm
Đó là sự so sánh các nghề nghiệp khác nhau với các mức thu nhập
khác nhau trong xã hội với mức độ rủi ro khác nhau mà ngƣời lao động cân
nhắc trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo. Hơn thế nữa, công nghệ tiên
tiến và công nghiệp dịch vụ đã làm thay đổi loại hình kỹ năng cần thiết trong
thị trƣờng lao động. Vì vậy ngƣời lao động luôn luôn phải học tập, rèn luyện
và hƣớng đến các công việc mới phù hợp với bản thân mang lại thu nhập
cao, có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp phát triển của bản thân. Do đó, đào
tạo từ xa là cơ hội giúp ngƣời lao động không có khả năng đến lớp theo học
các khóa học truyền thống mặt-giáp- mặt có thể thông qua các phƣơng tiện
đào tạo để thực hiện đƣợc những mơ ƣớc của cá nhân đào tạo liên thông từ
các cấp đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng tiến đến đào tạo đại học thông qua
đào tạo từ xa.
+ Các quan điểm về thị trƣờng lao động trực tiếp ban đầu
Đối với ngƣời dân lao động, nhất là ngƣời lao động ở độ tuổi trƣởng
thành và đối với phụ nữ Việt Nam thuộc khu vực nông thôn và miền núi, do
điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn và các quan niệm xã hội về giáo dục

đào tạo đối với một số vùng kinh tế của Việt Nam còn lạc hậu. Ngƣời dân
chƣa có điều kiện theo học và đào tạo các khóa học truyền thống. Ngày nay
do xã hội thay đổi nhanh chóng, các công nghệ sản xuất mới đƣợc đƣa vào
sản xuất, đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ hiểu biết nhất định và đƣợc
đào tạo tay nghề. Do vậy, ngƣời lao động hƣớng đến đào tạo từ xa thay vì
đào tạo truyền thống phải đến lớp. Ngƣời lao động có thể sử dụng các
phƣơng tiện đào tạo khắc phục đƣợc các trở ngại về thời gian, tuổi tác, điều
kiện kinh tế gia đình tham gia đào tạo từ xa, với kỳ vọng là sau khi kết thúc

16
khóa đào tạo bản thân có đƣợc cơ hội kiếm đƣợc những việc làm mới phù
hợp với bản thân, có mức thu nhập ổn định và có điều kiện thăng tiến trong
tƣơng lai.
+ Kinh tế
Các nhân tố kinh tế đƣợc xem nhƣ có ảnh hƣởng rộng lớn lên cầu đào
tạo từ xa. Theo học thuyết về khả năng con ngƣời, sinh viên đƣợc xem nhƣ
những thực thể cá nhân kinh tế có cầu về đào tạo từ xa nếu nhƣ những lợi
ích mà họ kỳ vọng đạt đƣợc lớn hơn những chi phí mà họ sẽ phải gánh chịu
trong thời gian theo học. Đối với ngƣời lao động, nhất là những ngƣời lao
động thuộc các cơ quan hành chính nhà nƣớc, ngƣời lao động thuộc khu vực
liên doanh, nhu cầu vừa làm vừa tham gia đào tạo từ xa là rất cần thiết, bởi
vì: (i) Theo học đào tạo từ xa thông qua phƣơng tiện đào tạo không phải đến
lớp, công việc vẫn đƣợc đảm bảo, thu nhập hàng tháng ít ảnh hƣởng, (ii)
Thông qua môi trƣờng công sở, văn phòng ngƣời học có thể tận dụng đƣợc
các phƣơng tiện máy móc, thời gian tận dụng đƣợc để tham gia đào tạo từ xa
một cách hợp lý, (iii) Đã từ lâu, ngƣời dân Việt Nam đề cao giá trị của lao
động đã đƣợc đào tạo, vì vậy ngƣời dân sau khi kết thúc khóa đào tạo sẽ có
cơ hội và vị trí trong môi trƣờng làm việc. Vì vậy, từ những lợi ích thu đƣợc
thông qua đào tạo từ xa, làm cho ngƣời lao động ở độ tuổi trƣởng thành có
đƣợc những động cơ hƣớng đến đào tạo và học tập suốt đời.

+ Quan điểm tiêu dùng - sử dụng dịch vụ
Đối với đào tạo đại học nói chung và đào tạo từ xa nói riêng, quan
điểm của ngƣời dân đối với các cơ sở đào tạo từ xa là tƣơng đối đa dạng,
hầu nhƣ quan điểm sử dụng dịch vụ đào tạo của ngƣời dân, nhất là đối với
ngƣời lao động đã tham gia tuyển dụng công việc nay hƣớng đến đào tạo
nghề nghiệp, phụ thuộc vào mức độ uy tín đào tạo của các cơ sở đào tạo từ
xa trong cả nƣớc cũng nhƣ chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng đối với xã hội.
Hay nói cách khác quan điểm sử dụng dịch vụ đào tạo từ xa của ngƣời lao

17
động phụ thuộc nhiều vào quan điểm, cách đánh giá của ngƣời tuyển dụng
lao động tin tƣởng vào cơ sở đào tạo từ xa, nhất là trong giai đoạn hiện nay
một số địa phƣơng không tuyển dụng lao động đƣợc đào tạo phi chính quy,
trong khi Chính phủ vẫn thừa nhận lao động đƣợc đào tạo phi chính quy.
+ Các chủ đề liên quan đến học tập và làm việc trƣớc đây
Các nghề nghiệp, công việc làm và những kiến thức của ngƣời dân,
ngƣời lao động ở độ tuổi trƣởng thành liên quan chặt chẽ đến định hƣớng
đào tạo từ xa với những kỹ năng vốn có và những kiến thức đạt đƣợc từ
trƣờng phổ thông và trung cấp nghề. Tuy nhiên, ngƣời lao động cũng hƣớng
đến những nghề nghiệp mới, việc làm mới với những thu nhập có thể cải
thiện cuộc sống gia đình hơn là theo đuổi những nghề nghiệp hiện có, là
những tác động to lớn hƣớng đến đào tạo từ xa của ngƣời dân. Trong khi ở
nƣớc ta chuyển từ nền kinh tế Kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trƣờng, dần dần thị trƣờng lao động ngày càng đƣợc lành mạnh, ngƣời lao
động nhất là lao động chất lƣợng cao có đƣợc nhiều cơ hội lựa chọn với
những nghề nghiệp mới, vị trí mới trong các tổ chức lao động trong nƣớc
hay tổ chức nƣớc ngoài. Vì vậy, những ngƣời lao động trƣởng thành tham
gia đào tạo từ xa vừa đảm bảo công việc đang làm có phụ thuộc vào nghề
nghiệp đã đƣợc đào tạo và đang làm là tƣơng đối khác so với đào tạo chính
quy của những ngƣời chƣa tham gia thị trƣờng lao động. Những điểm hƣớng

ngƣời dân, ngƣời lao động ở độ tuổi trƣởng thành đến đào tạo từ xa có phụ
thuộc vào nghề nghiệp đã đƣợc đào tạo ở bậc học trung cấp, trung cấp nghề
hay những việc đang làm cũng là một chủ đề cần đƣợc quan tâm của các cơ
sở đào từ xa tại nƣớc ta hiện nay.
+ Ảnh hƣởng bởi những ngƣời quan trọng khác
Đối với những ngƣời trƣởng thành đang đi làm, cố vấn nghề nghiệp
có phần khác nhiều so với học sinh phổ thông đang đi học. Cố vấn nghề đối
với học sinh đang đi học phổ thông chuẩn bị bƣớc vào đào tạo đại học, cố

18

×