Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Bài giảng Quản trị doanh nghiệp Chương 2 và 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.68 KB, 63 trang )

Chương 2
Hoạt động quản trị doanh nghiệp
trong môi trường toàn cầu
2.1 Môi trường toàn cầu là gì?
2.2 Môi trường tác nghiệp
2.3 Môi trường tổng thể
2.4 Sự thay đổi môi trường toàn cầu
2.5 Vai trò của văn hóa dân tộc
Đế chế đồ ăn toàn cầu của Nestle
Tại sao ngày nay việc quản lý môi trường toàn cầu lại rất phức tạp?
 Nestle công ty đồ ăn lớn nhất thế giới, doanh số hơn 100 tỷ $ năm 2007, trên toàn cầu có hơn
200.000 nhân viên và 600 nhà máy ở 83 quốc gia; hơn 8.000 loại SP đồ ăn,thương hiệu phổ biến như
sô cô la Kit–Kat, café Taster Choice, sữa Carnation Instant, và đồ ăn của Stouffer. CEO Peter
Brabeck – Latmathe, 2008 đối mặt và quản lý nhiều thách thức toàn cầu.
 Thâm nhập nhiều thị trường quốc gia hấp dẫn mới khi rào cản TM bãi bỏ; những năm 1990, mua
công ty đồ ăn của Mỹ Carnation và Buitoni Pasta, nhà SX sô cô la của Anh Rowntree, công ty nước
đóng chai của Pháp Perrier, nhà SX đồ ăn của Mexico Ortega; mua lại công ty Mỹ Ralston Purina,
Dreyer’s Ice–cream, Chef America 18 tỉ $; làm những SP phù hợp thị hiếu khách hàng khắp thế giới.
 Tăng hiệu quả, giảm chi phí quản lý, giảm 20% LLLĐ, đóng cửa 150 nhà máy và giảm chi phí hơn
12%; sử dụng CNTT tiên tiến để giảm số lượng nhà cung cấp toàn cầu giảm đáng kể chi phí mua
hàng. Mục tiêu là lợi dụng nguồn lực chủ yếu về lợi thế cạnh tranh của công ty: sự sáng tạo cao hơn.
 Chiến lược toàn cầu với ba mục tiêu chính: (1) Mở rộng phạm vi các SP Nestle khắp thế giới;
(2) Chi phí thấp hơn để SX và bán SP;
(3) Đẩy nhanh tốc độ đổi mới SP, tạo ra SP đồ ăn hấp dẫn hơn nữa, tăng thị phần toàn cầu, chấp nhận tiếp
cận mới “cách tiếp cận hữu cơ” tham gia “chuyển giao” để thành công ty đồ ăn “dẫn đầu thế giới về chất
dinh dưỡng, sức khỏe và sự tốt lành” cho khách hàng có sức khỏe và sự an toàn là mối quan tâm hàng đầu
của công ty.
2.1 Môi trường toàn cầu là gì?
• Môi trường toàn cầu là một tập hợp các lực lượng và các điều kiện trên thế
giới bên ngoài ranh giới của một doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến cách thức
nó hoạt động và hình thành nên hành vi của nó.


• Đặt ra trước các nhà quản trị những cơ hội và những thách thức.
• Bao gồm môi trường tác nghiệp và môi trường tổng thể
Các lực lượng trong môi trường toàn cầu

2.2 Môi trường tác nghiệp
là tập hợp những lực lượng và điều kiện từ các nhà cung cấp, nhà phân phối,
khách hàng và đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu; những lực lượng và điều kiện
này tác động đến khả năng nhận được đầu vào và bố trí đầu ra của DN, có ảnh
hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến các nhà quản trị vì chúng gây áp lực và
ảnh hưởng đến các nhà quản trị hàng ngày.
Nhà cung cấp
• Nhà cung cấp là cá nhân, công ty cung cấp cho DN nguồn lực đầu vào (nguyên liệu thô,
linh kiện, nhân công) DN cần để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
• DN cần đảm bảo việc cung cấp nguồn lực đầu vào đáng tin cậy.
• Nghiệp đoàn đại diện cho lợi ích của người lao động, kiểm soát cung ứng lao động (bãi
công, thời hạn và điều kiện tuyển dụng).
• Thay đổi về bản chất, số lượng, kiểu nhà cung cấp tạo ra cơ hội và thách thức mà nhà quản
trị phải ứng phó nếu DN của họ muốn thịnh vượng.
• Vị thế mặc cả của nhà cung cấp rất mạnh có thể tăng giá đầu vào khi:
1) Nhà cung cấp là nguồn đầu vào duy nhất,
2) Đầu vào này là sống còn với DN.
- DN có nhiều nhà cung cấp một đầu vào, nó ở vị thế mặc cả mạnh so với nhà cung cấp, có
thể yêu cầu đầu vào chi phí thấp, chất lượng cao.
- Nhà quản trị cần nhận ra cơ hội và thách thức liên quan tới quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
- Chuyển giao nguồn lực toàn cầu là quá trình DN mua đầu vào từ công ty khác hoặc tự sản
xuất đầu vào cho chính họ trên thế giới để hạ chi phí SX, cải tiến chất lượng hoặc thiết kế
SP.
Nhà phân phối
• Nhà phân phối là tổ chức giúp DN bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng.
• Quyết định nhà quản trị đưa ra để phân phối sản phẩm cho khách hàng có ảnh

hưởng đến hoạt động của DN.
• Sự thay đổi bản chất của nhà phân phối và phương pháp phân phối mang lại cơ
hội và thách thức cho nhà quản trị.
- Nếu nhà phân phối rất lớn và mạnh có thể kiểm soát việc tiếp cận của khách
hàng đến hàng hóa và dịch vụ của DN, thì có thể đe dọa DN bằng cách yêu cầu
DN giảm giá hàng và dịch vụ của nó.
- Sức mạnh của các nhà phân phối có thể bị yếu đi nếu như có nhiều lựa chọn.
- Sẽ là bất hợp pháp cho các nhà phân phối cấu kết với nhau để giữ giá cao và
duy trì sức mạnh của họ với người mua
Khách hàng
• Khách hàng là cá nhân, tập thể mua hàng hóa và dịch vụ DN sản xuất.
• Sự thay đổi số lượng và loại khách hàng hoặc sở thích và nhu cầu khách
hàng mang lại những cơ hội và thách thức.
• Thành công của DN phụ thuộc vào việc đáp ứng khách hàng. Khả năng xác
định khách hàng chính cho DN và sản xuất mặt hàng và dịch vụ khách muốn là
nhân tố quyết định thành công về quản lý và tổ chức.

Nhiều sản phẩm đang trở thành sản phẩm toàn cầu và được chấp nhận từ
khách hàng trên toàn thế giới
Đối thủ cạnh tranh
• Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức sản xuất mặt hàng và dịch vụ tương tự
hàng hóa và dịch vụ của một DN. Đó là những tổ chức ganh đua để có khách
hàng.
• Sự ganh đua giữa các đối thủ cạnh tranh là lực lượng đe dọa lớn nhất đầy
tiềm năng mà các nhà quản trị phải đối mặt.
• Mức độ cạnh tranh cao thường dẫn đến giá cả cạnh tranh, việc giảm giá làm
giảm sự tiếp cận nguồn lực và làm giảm lợi nhuận.
• Do cạnh tranh quyết liệt ép giá và lợi nhuận xuống, nên các công ty vô đạo
đức thường cố tìm cách cấu kết với đối thủ cạnh tranh để giữ giá cao.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

là các tổ chức chưa có trong môi trường tác nghiệp nhưng có thể vào nếu họ muốn
Rào cản nhập ngành là nhân tố gây tốn kém cho DN tham gia vào ngành. Càng khó khăn
nhập ngành rào cản nhập ngành càng cao; càng có ít đối thủ cạnh tranh, nguy cơ cạnh
tranh càng thấp, càng dễ có khách hàng và giữ giá cao. Nó xuất phát từ 3 nguồn chính:
1.Tính kinh tế theo quy mô: lợi thế về chi phí liên quan đến sản xuất lớn.
2. Sự trung thành với thương hiệu: sở thích khách hàng với sản phẩm của DN. Hãng
mới nhập ngành phải chịu chi phí quảng cáo khổng lồ để có khách hàng về hàng hóa
hoặc dịch vụ mà họ định cung cấp.
3. Qui định của Chính phủ có chức năng như rào cản nhập ngành ở cả mức độ ngành và
mức độ quốc gia. Nhiều ngành công nghiệp được phi điều tiết (hàng không, vận tải,
dịch vụ công và viễn thông) diễn ra nhập ngành mới ở mức độ cao, khiến DN hiện tại
trong ngành phải hoạt động hiệu quả hơn nếu không sẽ bị đẩy ra khỏi ngành.
Ở mức độ quốc gia và quốc tế, rào cản hành chính là các chính sách của chính phủ tạo ra
rào cản nhập ngành và hạn chế nhập khẩu hàng hóa của nước ngoài.
2.3 Môi trường tổng thể
- Bao gồm các lực lượng kinh tế, công nghệ, văn hóa- xã hội, nhân khẩu học,
chính trị và pháp luật thuộc thế giới rộng lớn tác động đến DN và môi
trường tác nghiệp của nó.
- Các nhà quản trị phải liên tục phân tích các lực lượng trong môi trường tổng
thể vì các lực lượng này tác động liên tục đến việc ra quyết định và lập kế
hoạch.
Lực lượng kinh tế
bao gồm lãi suất, lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
• Chúng tác động đến thể trạng và phúc lợi của quốc gia hay một vùng trên thế giới; tạo ra
nhiều cơ hội và mối đe dọa cho các nhà quản trị.
• Thất nghiệp thấp, giảm lãi suất làm mọi người có nhiều tiền hơn, dẫn đến DN có cơ hội
bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Thời kỳ kinh tế tốt tác động đến cung: nguồn lực
dễ kiếm hơn, DN có cơ hội phát đạt. Công nghệ cao mang lại lợi nhuận kỷ lục khi nền kinh
tế bùng nổ trên diện rộng do tiến bộ của CNTT và phát triển thương mại toàn cầu.
• Điều kiện kinh tế vĩ mô xấu đặt ra mối đe dọa lớn, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn lực

DN cần; DN có ít khách hàng hơn, lợi nhuận giảm sút. Điều kiện kinh tế kém làm môi
trường phức tạp hơn, DN khó khăn hơn và yêu cầu khắt khe hơn (giảm nhân viên, tăng
động cơ của nhân viên còn lại, nhà quản trị và người lao động cần xác định cách thức để
đạt các nguồn lực và sử dụng chúng hiệu quả hơn.)
• Nhà quản trị thành công nhận ra ảnh hưởng của lực lượng kinh tế lên DN, chú ý chặt chẽ
đến những gì xảy ra trong nền kinh tế của đất nước và khu vực để ứng phó phù hợp.
Lực lượng công nghệ
• Công nghệ sự kết hợp của công cụ, máy móc, máy tính, kỹ năng, thông tin,
và kiến thức mà nhà quản trị sử dụng trong thiết kế, sản xuất, phân phối hàng
hóa và dịch vụ.
• Lực lượng công nghệ là kết quả của thay đổi công nghệ mà các nhà quản trị
sử dụng để thiết kế, sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ. Nhịp độ của
thay đổi công nghệ đang tăng tốc rất lớn do tiến bộ trong bộ vi xử lý, phần
cứng, phần mềm máy tính, và lực lượng công nghệ đã tăng lên về quy mô.
• Lực lượng công nghệ có hàm ý sâu sắc với nhà quản trị và DN. Thay đổi
công nghệ làm sản phẩm trở nên lỗi thời (máy chữ, ti vi đen trắng) buộc nhà
quản trị tìm ra cách thức mới để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Dù sự thay
đổi công nghệ có thể đe dọa DN, nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội mới về thiết
kế, sản xuất, phân phối mới và tốt hơn các loại hàng hóa và dịch vụ.

Sự thay đổi trong CNTT tự nó làm biến đổi bản chất công việc của nó trong
phạm vi của DN, bản chất công việc của các nhà quản trị.
Lực lượng văn hóa – xã hội
• Là áp lực bắt nguồn từ cấu trúc xã hội của một nước hoặc xã hội hay từ
văn hóa dân tộc. Những áp lực hoặc vừa là nguồn có thể kiềm chế hoặc vừa
là nguồn tạo điều kiện cho cách thức DN vận hành và nhà quản trị hành xử.
• Cấu trúc xã hội là sự sắp xếp các mối quan hệ giữa các cá nhân và các
nhóm trong xã hội. Các xã hội khác nhau đáng kể về cấu trúc xã hội. Trong
các xã hội có sự phân tầng xã hội ở mức độ cao thì có nhiều sự phân biệt
giữa các cá nhân và các nhóm

Lực lượng nhân khẩu học
• Là kết quả thay đổi bên trong, thay đổi thái độ về các đặc trưng của dân số
như tuổi, giới tính, nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, định hướng giới tính, và
tầng lớp xã hội.
• Nhân khẩu học đặt ra cho các nhà quản trị những cơ hội và thách thức, và
có thể có những hàm ý đối với các DN.
• Hầu hết các nước công nghiệp đang trải qua sự già đi về dân số, số người
già tăng lên làm tăng cơ hội cho DN dịch vụ chăm sóc người già.
• Nó cũng có hàm ý tới nơi làm việc: suy giảm tương đối về giới trẻ ra nhập
LLLĐ, tăng số lượng nhân viên muốn trì hoãn nghỉ hưu. DN cần tìm cách
thúc đẩy và sử dụng những kỹ năng và kiến thức của các nhân viên già.
Lực lượng chính trị và pháp luật
• Là kết quả thay đổi luật pháp và qui định, xuất phát từ phát triển chính trị và pháp luật trong
một nước, một vùng, hay thế giới, tác động lớn đến nhà quản trị và DN ở bất cứ đâu.
• Các quá trình chính trị hình thành nên luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế để điều khiển
các mối quan hệ giữa các quốc gia. Luật pháp ràng buộc hoạt động của DN và nhà quản trị,
và do đó tạo ra cả cơ hội và thách thức.
• Sự liên kết chính trị của các nước, các liên minh chính trị cho phép trao đổi tự do vốn và các
nguồn lực. Các hiệp định quốc tế hủy bỏ các điều luật và qui định hạn chế và giảm thương
mại giữa các nước ảnh hưởng sâu sắc đến DN toàn cầu. Tạo cơ hội lớn cho DN bán hàng
hóa và dịch vụ sang nước khác. Đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng vì chúng làm gia tăng sự
cạnh tranh trong môi trường tác nghiệp.
• Phi điều tiết, tư nhân hóa, và xóa bỏ rào cản hợp pháp với thương mại là một trong rất nhiều
cách thay đổi lực lượng chính trị và pháp luật thách thức DN và nhà quản trị.
• Những thách thức bao gồm việc tăng cường nhấn mạnh đến bảo vệ môi trường và bảo tồn
các loài đang gặp nguy hiểm, việc tăng cường nhấn mạnh đến an toàn lao động, và các rào
cản pháp lý chống lại sự phân biệt đối xử dựa vào chủng tộc, giới tính hay lứa tuổi
2.4 Sự thay đổi môi trường toàn cầu
• Sự tách biệt giữa các nước, các thị trường về địa lý, kinh tế và văn hóa đều biến
mất. Các DN tồn tại và cạnh tranh trong một môi trường thực sự mang tính toàn

cầu; ứng phó cơ hội và thách thức, hoạt động ở nước ngoài, nhận đầu vào từ nhà
cung cấp nước ngoài, quản lý trong một nền văn hóa dân tộc khác.
• Bản chất môi trường toàn cầu là mở (DN tự do mua hàng hóa, dịch vụ từ đó, bán
hàng hóa và dịch vụ tới đó, tự do cạnh tranh thu hút khách hàng khắp thế giới, thiết
lập mạng lưới hoạt động và các DN phụ trợ quốc tế để xây dựng lợi thế cạnh tranh
toàn cầu)
• Toàn cầu hóa và dòng vốn lưu chuyển trên toàn thế giới.
• Việc giảm dần rào cản về khoảng cách và văn hóa làm tăng nhịp độ toàn cầu hóa,
hàm ý cụ thể với các nhà quản trị và các DN.

Lưu ý các quốc gia vẫn còn khác biệt lớn về giá trị và chuẩn mực văn hóa, nhà
quản trị phải đánh giá khác biệt này nếu họ muốn cạnh tranh thành công ở nước
ngoài.
Toàn cầu hóa
• Là tập hợp các lực lượng tổng quát và cụ thể vận hành cùng nhau để hợp nhất và
móc nối các hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội giữa các nước, các nền văn hóa,
các vùng địa lý. Kết quả là các quốc gia và mọi người trở nên ngày càng phụ
thuộc lẫn nhau .
• Toàn cầu hóa được định hình bởi sự lên và xuống của dòng vốn, Bốn dạng cơ bản
của vốn được lưu chuyển giữa các nước là:
- Vốn nhân lực: dòng người trên khắp thế giới thông qua nhập cư, di cư và di trú.
- Vốn tài chính: dòng tiền vốn trên thị trường thế giới thông qua đầu tư nước
ngoài, gửi tín dụng, cho vay và viện trợ.
- Vốn tài nguyên: dòng tài nguyên thiên nhiên và các bán th ành phẩm giữa các
công ty và các nước như kim loại, khoáng sản, gỗ xẻ, năng lượng, thực phẩm, bộ
vi xử lý và các cấu kiện ô tô.
-
Vốn chính trị: dòng quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới bằng cách sử dụng
ngoại giao, thuyết phục, xâm lược và lực lượng quân đội để bảo vệ sự tiếp cận
các dạng vốn khác của một nước, một vùng trên thế giới, hay một khối chính trị.

Việc bỏ dần các rào cản thương mại và đầu tư
• Biểu thuế quan là một loại thuế áp đặt cho hàng hóa nhập khẩu, xuất
khẩu. Mục đích để bảo vệ các ngành và việc làm trong nước những biểu
thuế quan này đã giảm đáng kể vào năm 2003.
• Lý do để xóa bỏ biểu thuế quan nhập khẩu là hoạt động trả đũa khi các
nước liên tục tăng các rào cản thuế quan chống lại lẫn nhau. Thay vì bảo hộ
việc làm và thúc đẩy thể trạng kinh tế, chính phủ các nước viện đến tăng
cường hàng rào thuế quan cao cuối cùng lại làm giảm việc làm và làm xói
mòn sự tăng trưởng kinh tế.

GATT và sự xuất hiện thương mại tự do. Học thuyết tự do thương mại
cho rằng khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất loại hàng
hóa và dịch vụ mà nó có thể sản xuất hiệu quả nhất, thì làm cho nguồn lực
vốn toàn cầu được sử dụng tốt nhất và dẫn tới giá cả thấp hơn.
Việc bỏ dần các rào cản về khoảng cách và văn hóa
• Rào cản về khoảng cách và văn hóa đóng lại môi trường toàn cầu và giữ các nhà
quản trị tập trung vào thị trường trong nước
• Hơn 30 năm qua, thông tin liên lạc toàn cầu được cách mạng hóa bằng những phát
triển về vệ tinh, công nghệ kỹ thuật số, internet và mạng lưới máy tính toàn cầu,
truyền hình từ xa cho phép chuyển một lượng thông tin khổng lồ và bảo đảm thông
tin tin cậy, an toàn và nhanh chóng giữa mọi người và các công ty ở bất cứ đâu trên
thế giới. Nó tạo ra khả năng cho các DN toàn cầu tiến hành hoạt động kinh doanh
ở bất cứ nơi nào, khi nào, tìm kiếm khách hàng và nhà cung cấp trên khắp thế giới.
• CNTT liên lạc và vận tải hiện đại còn giúp làm giảm khoảng cách văn hóa giữa các
nước. Internet và hàng triệu trang web tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạng
lưới thông tin liên lạc và truyền thông toàn cầu, góp phần tạo ra một nền văn hóa
toàn cầu vượt qua các nền văn hóa dân tộc riêng
Các ảnh hưởng của tự do thương mại tới nhà quản trị
• Hạ thấp rào cản thương mại và đầu tư, giảm dần rào cản về khoảng cách và văn
hóa tạo ra cơ hội to lớn cho DN mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của

họ thông qua xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài.
• Công việc của các nhà quản trị ngày càng thách thức hơn trong môi trường toàn
cầu đầy năng động vì cường độ cạnh tranh gia tăng đi liền với việc hạ thấp rào
cản thương mại và đầu tư.

Sự phát triển các hiệp định thương mại khu vực mang lại cơ hội và mối đe dọa
cho các nhà quản trị và DN. Thành lập khu vực thương mại tự do tạo cơ hội cho
các DN sản xuất, cho phép giảm chi phí bằng cách chuyển hoạt động SX tới nơi
có chi phí thấp nhất trong khu vực thương mại tự do. Hiệp định thương mại tự
do khu vực tạo ra mối đe dọa vì họ đặt một công ty đặt tại một nước thành viên
để gia tăng cạnh tranh với những DN đặt tại những nước thành viên khác.
2.5 Vai trò của văn hóa dân tộc
• Dù các quốc gia ngày càng có nhiều điểm tương đồng do toàn cầu hóa,
thế giới gần trở thành một ngôi làng chung toàn cầu, nhưng các nền văn hóa
của các quốc gia vẫn có sự khác biệt rất lớn do có sự khác biệt trong giá trị,
chuẩn mực, và thái độ của các nước.
• Văn hóa dân tộc bao gồm những giá trị, chuẩn mực, tri thức, lòng tin, các
nguyên tắc đạo đức, luật pháp, phong tục tập quán, và những thông lệ khác
liên kết các công dân trong một quốc gia.

Nó hình thành nên hành vi cá nhân, chỉ rõ hành vi phù hợp và không phù
hợp cũng như sự tương tác giữa con người với nhau. Con người học hỏi văn
hóa dân tộc trong đời sống hàng ngày thông qua giao tiếp. Việc học hỏi này
bắt đầu từ khi họ còn rất nhỏ và tiếp tục trong suốt cuộc đời mình.
Giá trị và chuẩn mực văn hóa
• Giá trị là ý tưởng về những gì xã hội cho là tốt, đúng, đáng mong muốn và đẹp,
nền tảng cho khái niệm tự do cá nhân, dân chủ, chân lý, công lý, sự trung thực, lòng
trung thành, nghĩa vụ xã hội, trách nhiệm tập thể, vai trò thích đáng của giới, tình
yêu, tình dục, hôn nhân, vân vân. Nó vượt qua các khái niệm trìu tượng thuần túy,
mang ý nghĩa cảm xúc đáng kể. Con người tranh luận, đánh nhau, và thậm chí chết

vì những giá trị chẳng hạn như sự tự do.
• Giá trị lại không tĩnh tại. Sự thay đổi giá trị của một quốc gia xảy ra rất chậm và
khó khăn. Biến động xã hội thường diễn ra khi có thay đổi lớn về giá trị.
• Chuẩn mực là quy tắc ứng xử không chính thức, không viết ra mô tả hành vi
thích hợp trong tình huống cụ thể được hầu hết thành viên trong một nhóm hay một
tổ chức xem là quan trọng. Chuẩn mực hình thành nên hành vi của người này đối
với người khác.
• Có hai loại chuẩn mực đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa dân tộc, đó là:
tập quán và phong tục.
• Tập quán là những qui ước xã hội theo thói quen trong đời sống hàng ngày
(ăn mặc phù hợp trong những tình huống cụ thể, thái độ đúng đắn, ăn uống đúng
dụng cụ, cách cư xử với hàng xóm láng giềng). Việc vi phạm tập quán không
phải là vấn đề nghiêm trọng hay mang tính đạo đức. Những người vi phạm tập
quán thường bị cho là lập dị hay thô lỗ, không bị cho là kẻ xấu xa hay độc ác,
tuy nhiên vi phạm nhiều lần sẽ không được tha thứ .

Phong tục là những chuẩn mực xã hội và cuộc sống xã hội, có ý nghĩa quan
trọng hơn nhiều so với tập quán. Việc vi phạm phong tục có thể bị trừng phạt
nghiêm khắc. Phong tục gồm những điều nghiêm cấm (trộm cắp, ngoại tình,
loạn luân). Ở nhiều quốc gia, phong tục được ban hành thành luật. Tuy nhiên, có
rất nhiều khác biệt giữa phong tục của nước này với nước khác.
Mô hình văn hóa dân tộc của Hofstede
• Chủ nghĩa cá nhân khác với chủ nghĩa tập thể. Nó là thế giới quan đề cao tự
do cá nhân, tự thể hiện bản thân và tôn trọng triệt để nguyên tắc phán xét theo
thành quả cá nhân không theo nền tảng xã hội. Ở các nước phương tây, chủ
nghĩa cá nhân luôn bao gồm sự ngưỡng mộ thành công cá nhân, lòng tin mạnh
mẽ vào quyền cá nhân, và đề cao cá nhân các doanh nhân.
Chủ nghĩa tập thể là thế giới quan đánh giá thấp cá nhân trước những mục tiêu
của nhóm, tôn trọng triệt để nguyên tắc phán xét theo đóng góp của họ vào tổ
chức. Chủ nghĩa tập thể được truyền bá rộng rãi ở các nước theo chủ nghĩa cộng

sản. Nhật Bản là một nước không theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng rất đề cao chủ
nghĩa tập thể, sự gắn kết mạnh mẽ theo nhóm, tương đối ít vai trò cá nhân.
Nhà quản trị phải nhận ra DN của họ nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa
tập thể.

×