Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 97 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ








BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây
dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020
và tầm nhìn đến năm 2025




Chủ nhiệm: TS. Đỗ Thức
P.Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Văn Đoàn
Thư ký: TS. Phạm Đăng Quyết





9517



HÀ NỘI, 12/2010


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CLTK11-20 7
1.1 Một số khái niệm liên quan 7
1.2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của chiến lược phát triển thống kê 11
1.3 Cấu trúc của chiến lược 13
1.4 Phương pháp, nguyên tắc và qui trình xây dựng Chiến lược 15
1.5 Chiến lược phát triển KTXH và các chương trình phát triển quốc gia, bộ, ngành 23
PHẦN 2. CƠ SỞ THỰC TI
ỄN XÂY DỰNG CLTK11-20 26
2.1 Thực trạng thống kê Việt Nam 26
2.1.1 Phạm vi CLTK11-20 26
2.1.2 Đánh giá thực trạng của TKVN 29
2.1.3 Năng lực của Thống kê Việt Nam 38
2.2 Xu hướng phát triển của thống kê trong thế kỷ 21 40
2.3 Bối cảnh quốc tế và trong nước 42
2.4 Cơ hội và thách thức 43
2.5 Kinh nghiệm xây dựng Chiến lược 44
2.5.1 Kinh nghiệm xây dựng chiến lược ở trong nước 44
2.5.2 Kinh nghiệm xây dựng chiến lược của nước ngoài 46
PHẦN 3. ĐỀ XUẤT KHUNG LỘ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ DỰ THẢO CLTK11-20 51
3.1 Khung Lộ trình xây dựng CLTK11-20 51
3.2 Dự thảo CLTK11-20 54
3.2.1 Mở đầu 54
3.2.2 Những thành tự và yếu kém của TKVN 55
3.2.3 Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với TKVN 57

3.2.4 Sứ mệnh, tầ
m nhìn, quan điểm, mục tiêu chiến lược 59
3.2.5 Chương trình hành động 66
3.2.6 Tổ chức thực hiện 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
CÁC PHỤ LỤC 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96



2

Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á
Association of Southeast Asia
Nations
BCHTW Ban chấp hành trung ương
CLPTTK Chiến lược phát triển thống kê
CLPTTKQG Chiến lược phát triển thống kê
quốc gia

CLTK11-20 Chiến lược phát triển Thống kê
Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và
tầm nhìn đến năm 2030

CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
DN Doanh nghiệp
DQAF Khung đánh giá chất lượng dữ

liệu
Data Quality Assessment
Framework
ESCAP Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế
xã hội khu vực châu Á-Thái Bình
Dương
Economic and Social
Commission for Asia and the
Pacific
GDDS Hệ thống phổ biến dữ liệu chung General Data Dissemination
System
GDP Tổng sản phẩm trong nước Gross Domestic Product
GINI Chỉ số Gini Gini Index
GNI Tổng thu nhập quốc gia Gross national income
HDI Chỉ số phát triển con người Human Development Index
HIV/AIDS Vi rút suy giảm miễn dịch /Hội
chứng suy giảm miễn dịch
Human Immunodeficiency
Virus/ Acquired Immune
Deficiency Syndrome
HTTK Hệ thống thống kê
ICOR Tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng
thêm
Incremental Capital - Output
Rate
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund
KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
KHTK Khoa học Thống kê
KTXH Kinh tế xã hội
LAN Mạng máy tính cục bộ Local Area Network

LHQ Liên Hợp Quốc
MDGs Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Millennium Development Goals
NSNN Ngân sách nhà nước
PARIS21 Cơ quan Hợp tác Phát triển
Thống kê thế kỷ 21
Partnership in Statistics for
Development in the 21
st
Centery

3
SDDS Tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu riêng Special Data Dissemination
Standard
SMART Cụ thể, Đo lường, Đạt được, Liên
quan, Thời gian
Specific, Measurable,
Achieavable, Relevant, Time
SNA Hệ thống tài khoản quốc gia System of National Acounts
SWOT Phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức
Strengths, Weaknesses,
Opportunities, and Threats
SX Sản xuất
TCTK Tổng cục Thống kê
TK Thống kê
TKVN Thống kê Việt Nam
TS. Tiến sỹ
VDG Mục tiêu phát triển Việt Nam Vietnam Development Goals
WB Ngân Hàng Thế giới World Bank


4
MỞ ĐẦU
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của thông tin thống kê trong
việc hoạch định các chủ trương, đường lối, chính sách và giám sát, đánh giá
quá trình thực hiện chính sách phát triển đất nước, Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ luôn quan tâm và có các chính sách và giải pháp phát triển ngành
Thống kê phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Các chính sách
và giải pháp của Chính phủ tập trung vào các vấn đề: i) Xây dựng, củ
ng cố hệ
thống tổ chức thống kê Nhà nước (Sắc lệnh số 61/SL ngày 06/05/1946 thành
lập Nha Thống kê Việt Nam; Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 20/2/1956 ban
hành Điều lệ về tổ chức Cục Thống kê Trung ương…, Quyết định số
54/2010/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ
Kế hoạch và Đầu tư,
Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 1 năm 2010 quy định nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ); ii) Quản lý, chỉ đạo về nghiệp vụ thống kê (Quyết định số 183/1992/QĐ-
TTg ngày 25/12/1992 về việc chính thức áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia
(SNA) của Thống kê Liên Hợp Quốc; Quyết đị
nh số 144/2008/QĐ-TTg ngày
29/10/2008 về ban hành Chương trình điều tra quốc gia; Quyết định số
43/2010/QĐ-TTg ngày 03/6/2010 về ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia.v.v.); iii) Tạo dựng môi trường phát lý cho hoạt động thống kê (Pháp lệnh
Kế toán và Thống kê được ban hành ngày 10/5/1958; Luật Thống kê được
Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003; Định hướng phát triển thống kê Việt Nam
đến năm 2010 và các văn bản qui phạm pháp luật về hoạt động thống kê);
Để
ngành Thống kê phát triển một cách bài bản, có lộ trình và bước đi
vững chắc, ngày 21 tháng 10 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

Quyết định số 141/2002/QĐ-TTg về phê duyệt Định hướng phát triển thống kê
Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu là “Thống kê Việt Nam đổi mới cả về
nội dung và hình thức nhằm cung cấp kịp thời thông tin kinh tế - xã hội đầy đủ
về nội dung, toàn diệ
n về phạm vi, tin cậy về chất lượng nhằm phục vụ tốt yêu
cầu của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đáp
ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng
khác; đưa thống kê Việt Nam đạt trình độ thống kê tiên tiến của các nước trong

5
khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tích cực vào việc thực hiện
lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”. Trong năm 2008 Tổng cục
Thống kê đã tiến hành đánh giá việc thực hiện các chương trình hành động
thực hiện Định hướng phát triển thống kê nói trên.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta trong giai đoạn 2011-2020 và các năm tiếp theo, Thủ tướng
chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) xây dựng
Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê. Ngày 02 tháng 3 năm
2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 312/2010/QĐ-TTg về phê
duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thố
ng chỉ tiêu thống kê với mục tiêu là
“Đổi mới và áp dụng đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê, hình thành hệ thống
thông tin thống kê quốc gia thống nhất, thông suốt và hiệu quả, phù hợp với thông
lệ và tiêu chuẩn quốc tế, nhằm cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các thông tin
thống kê đáp ứng yêu cầu phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội phục vụ
lãnh đạo, chỉ đạo, điề
u hành của các cơ quan Đảng, nhà nước; công tác xây dựng
chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các
Bộ, ngành và địa phương và của tổ chức, cá nhân”. Một trong các kết quả quan
trọng của Đề án là đã ban hành đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê, bao

gồm hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành;
hệ
thống chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã. Trong Quyết định số 312/2010/QĐ-
TTg ngày 02/3/2010 nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (Tổng cục Thống kê) xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt
Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (CLTK11-20).
Nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng
CLTK11-20, trên cơ sở đề xu
ất của Viện Khoa học Thống kê (KHTK) và kết
luận của Hội đồng tư vấn khoa học của Tổng cục, ngày …./2010, Tổng cục
trưởng TCTK đã ban hành QĐ số… đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025” và giao Tiến sỹ Đỗ Thức (khi đó là Phó
Tổng c
ục trưởng) chủ nhiệm đề tài.
Đề tài đã được triển khai nghiên cứu rất khẩn trương và đã hoàn thành
khối lượng công việc theo đề cương đã được phê duyệt. Kết quả nghiên cứu

6
của đề tài đã được các thành viên ban soạn thảo sử dụng tốt đa trong quá trình
dự thảo CLTK11-20. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài, ngoài phần
mở đầu, kết luận kiến nghị, Báo cáo được kết cấu thành 3 phần: Phần I: Cơ sở
lý luận phục vụ việc xây dựng CLTK11-20; Phần II: Cơ sở thực tiễn phục vụ
xây dựng CLTK11-20; Phần III: Đề xuất khung l
ộ trình xây dựng và dự thảo
CLTK11-20.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã gặp một số khó
khăn nhất định, như hạn chế về thời gian nghiên cứu (vừa nghiên cứu, vừa triển
khai các hoạt động xây dựng chiến lược); chưa có kinh nghiệm về xây dựng
chiến lược, vì thống kê là nghiệp vụ chuyên sâu, ít có điều kiện để nghiên cứu

và soạn thảo chính sách dạng như chiế
n lược phát triển ngành; hạn chế về tài
liệu liên quan đến kỹ thuật xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu
đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Tổng cục và sự phối hợp, tham vấn,
góp ý kiến của các đơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành Thống kê trong suốt
quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu
xin trân thành cám ơn Ban lãnh đạo TCTK, cám ơn các đơn vị và cá nhân đã
góp phần hoàn thành kết qu
ả nghiên cứu đề này.

7
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHỤC VỤ VIỆC XÂY DỰNG CLTK11-20
1.1 Một số khái niệm liên quan
Theo Yun Ta Chun và William Hioe [2] Thuật ngữ “chiến lược” xuất
hiện đầu tiên trong nghệ thuật quân sự. Theo đó, chiến lược là phương cách để
chiến thắng một cuộc chiến tranh; chiến thuật là việc sắp đặt và điều động các
đơn vị đến các chiến trường cụ thể. Chiến lược quân s
ự xác định mục tiêu để
đạt được trong một chiến dịch quân sự cụ thể, còn chiến thuật quân sự xác định
phương pháp để đạt được mục tiêu. Chiến lược chuyển sang áp dụng trong điều
hành nghiệp vụ của tổ chức, theo đó, chiến lược là phương hướng và quy mô
của một tổ chức trong dài hạn; chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ ch
ức thông
qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm
đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà quản lý.
Theo Johnson và Scholes [3] “Chiến lược là việc xác định định hướng và
phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được
lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong mộ
t môi trường nhiều thử
thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn

của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”. Theo định nghĩa này, chiến lược
của một tổ chức được hình thành để trả lời các câu hỏi: Hoạt động của tổ chức
sẽ diễn ra ở đâu trong dài hạn (định hướng)?; Hoạt động của tổ chức s
ẽ cạnh
tranh trên thị trường sản phẩm nào và phạm vi các hoạt động (thị trường, phạm
vi hoạt động)?; Bằng cách nào hoạt động được tiến hành tốt hơn so với đối thủ
cạnh tranh trên thị trường (lợi thế)?; Nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính,
nhân sự, công nghệ, thương hiệu…) cần thiết để tạo ra lợi thế cạnh tranh
(nguồn lực)?; Các nhân tố thu
ộc môi trường bên ngoài tác động đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trường)?.
Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa
giữa các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa
vào việc tiến hành tốt nhiều việc… và kết hợp chúng với nhau… cốt lõi của
chiến lược là lựa chọn cái chưa làm" [4]. Theo cách tiếp cận này, chiến lược là
tạ
o ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm (what
not to do). Bản chất của chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh

8
(competitive advantages), chiến lược chỉ tồn tại trong các hoạt động duy nhất
(unique activities). Chiến lược là xây dựng một vị trí duy nhất và có giá trị tác
động một nhóm các hoạt động khác biệt.
Từ điển Amarican Directionary cũng đã đưa ra khái niệm “Chiến lược –
khoa học về nghệ thuật quân sự được áp dụng vào việc kế hoạch hóa tổng thể
và thực hiện trên toàn cục diện”. Một số chiến l
ược gia đưa ra những khái niệm
chiến lược khác nhau, như “Chiến lược là đường hướng hoặc kế hoạch kết hợp
các mục tiêu lớn, chính sách và các chương trình hành động thành một thể
thống nhất (Quinn, 1980) hay “Chiến lược bao gồm mục tiêu, chính sách và

các kế hoạch (Dess and Miller,1993), “Chiến lược là kế hoạch mưu lược mẫu
hình vị thế và tầm nhìn” (Mintzberg, 1987).
Về mặt lý thuyết, chiến lược, cương lĩnh, quy hoạ
ch và kế hoạch đều
thuộc về một dòng kế hoạch hóa, đều đi từ mục tiêu đến các giải pháp thực
hiện, nhưng khác nhau ở độ dài thời gian, ở mức độ khái quát, định tính, ở điều
kiện điều chỉnh, chỉ đạo, những yếu tố này giảm dần từ cương lĩnh đến kế
hoạch, bước sau phụ thuộc vào bước tr
ước đồng thời lại khống chế bước tiếp
theo.
Cương lĩnh là thuật ngữ có trước và có nghĩa rộng lớn, định tính và lâu
dài hơn so với chiến lược; cương lĩnh thường thể hiện ý chí chính trị của giai
cấp và mang tính gia cấp (ví dụ: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (6-1991). Để th
ực
hiện được cương lĩnh đã vạch ra, sẽ có nhiều chiến lược được triển khai thực
hiện theo từng giai đoạn. Chẳng hạn, để thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam,
sẽ có Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991-2000, Chiến lượ
c
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế
-xã hội giai đoạn 2011 – 2020.
Quy hoạch phát triển là việc lựa chọn phương án hợp lý về phát triển dài
hạn trên không gian lãnh thổ nhất định. Kế hoạch dài hạn, ngắn hạn là đề án
tổng thể về mục tiêu cùng các biện pháp, chính sách thực thi nhằm thực hiện
chiến lược, quy hoạch phát triển trong từng thời gian nhất
định, thường là 5
năm hay 1 năm.

9

Như vậy, trước hết chiến lược liên quan tới các mục tiêu của tổ chức,
chiến lược đưa ra là hướng đến giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra; thứ hai,
chiến lược đưa ra những định hướng giải pháp, chính sách thực hiện chiến
lược; thứ ba là để chiến lược thành công cần phải xây dựng chiến lược có cơ sở
khoa học và thực tiễn, t
ức là chiến lược của tổ chức phải phát huy những thế
mạnh, khai thác được tiềm năng, tranh thủ được cơ hội, thấy được những thách
thức, yếu kém.
Xây dựng và thực hiện chiến lược là một nhiệm vụ quan trọng của người
lãnh đạo. Với tư cách là “nghệ thuật của việc đặt kế hoạch và định hướng hoạt
động”, việc sử
dụng công cụ chiến lược luôn mang tính chủ quan, tùy thuộc
vào cách thức sử dụng của chủ thể lãnh đạo, trong đó có việc xác định tầm vóc
của chiến lược. Có thể quan niệm rằng, chiến lược phát triển là hệ thống tư
tưởng, quan điểm chủ đạo và chỉ đạo về phát triển một tổ chức/ một đất nước
cho một thời kỳ nhất
định. Một chiến lược tốt phải dựa trên tầm nhìn, những
giá trị cốt lõi và sứ mệnh của tổ chức/đất nước đó, trong đó thể hiện rõ hệ
thống tư tưởng, quan điểm chủ đạo và chỉ đạo phát triển tổ chức/ đất nước một
cách thích hợp, khả thi với giai đoạn phát triển nhất định (10-15 năm).
Đề tài sẽ không bình lu
ận cách thể hiện khái niệm nào trong số các khái
niệm nói trên là khoa học nhất, bởi vì bản thân chiến lược mang tính chủ quan,
tùy thuộc vào chủ thể lãnh đạo của tổ chức. Trên cơ sở xem xét các khái niệm
nói trên, đề tài đưa ra khái niệm về chiến lược như sau “Chiến lược là một định
hướng dài hạn (10 đến 15 năm) mà tổ chức/quốc gia theo đuổi, chiến lược được
xây dựng trên cơ s
ở phân tích tốt các thông tin và nhãn quan chiến lược của
quản lý, lựa chọn có căn cứ khoa học các mục tiêu căn bản, chủ yếu để phát
triển tổ chức/quốc gia, đồng thời chiến lược xác định các nguồn lực, phương

tiện, chọn lựa các phương án thích hợp để đạt các mục tiêu căn bản đó”.

Chiến lược phát triển thống kê quốc gia: Theo Cơ quan Hợp tác phát
triển thống kê Thế kỷ 21 (
P
ARIS21) (2007) [5], Chiến lược phát triển thống
kê quốc gia
là thuật ngữ chuyên ngành dùng cho bất cứ kế hoạch phát triển
thống kê mang tính chiến lược nào, và chiến lược phát triển thống kê quốc gia
có thể dưới nhiều hình thức (phụ thuộc tình hình của mỗi nước) và có nhiều
tên khác nhau, như: Kế hoạch tổng thể thống kê, Kế hoạch phát triển thống kê

10
quốc gia, Chiến lược phát triển thống kê quốc gia Điều quan trong hơn vấn
đề hình thức và tên gọi là chất lượng của bản thân chiến lược. Điều này lại
phụ thuộc nhiều vào quá trình thiết kế và cũng phụ thuộc vào vấn đề thực hiện
có đúng như thiết kế hay không, mà quá trình thực hiện lại phụ thuộc vào
thiết kế. Văn bản PARIS21 về nhữ
ng vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển
thống kê quốc gia và Hướng dẫn Thiết kế Chiến lược phát triển thống kê quốc
gia đã đưa ra một số vấn đề trong quá trình thiết kế chiến lược, gồm: Vai trò
quan trọng của sự ủng hộ chính trị ở cấp cao, người đứng đầu việc xây dựng
CLPTTKQG phải được xác định rõ, thường là thủ tr
ưởng cơ quan thống kê
quốc gia; Lộ trình xây dựng CLPTTKQG phải được thiết kế cụ thể, tỷ mỉ và
rõ ràng; xác định được những ưu tiên của người sử dụng, đánh giá được
những khoảng trống và những chỗ yếu của dữ liệu; đánh giá quá trình thống
kê, năng lực, khuôn khổ pháp lý và sự phối hợp giữa các bên liên quan; sự
đồng thuận của các nhà chính trị ở mộ
t mức độ thích hợp về kết quả sẽ đạt

được dựa trên những cái hiện có và những cái đang trong quá trình thực hiện,
ví dụ: trong việc theo dõi chiến lược giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu
Thiên niên kỷ (MDGs), sự tham gia của nhiều nước trong chương trình củng
cố Hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS); đặt ra các ưu tiên và chiến lược
thực hiện các ưu tiên; quản lý được các thay đổi; t
ập trung và khuyến khích
nhân viên.
Tóm lại: Có nhiều cách thể hiện khái niệm, định nghĩa về chiến lược
của quốc gia, tổ chức hay cá nhân. Cương lĩnh, chiến lược, kế hoạch phát triển
đều thuộc dòng kế hoạch hóa, điểm khác nhau cơ bản là độ dài thời gian và
mức độ khái quát hóa của từng văn bản nói trên. Cương lĩnh có mức độ khái
quát hóa cao nhất với khoảng thời gian dài nhất, k
ế hoạch (dài hạn, trung hạn,
ngắn hạn) có mức độ cụ thể, chi tiết và khoảng thời gian ngắn nhất, còn chiến
lược là cầu nối giữa cương lĩnh với kế hoạch. Tuy hình thức và nội dung, cách
thể hiện có những điểm khác nhau, nhưng có điểm chung là thể hiện khát vọng
thực hiện ước mơ của quốc gia, tổ chức hay cá nhân.
Chiến lược phát triển
thống kê quốc gia
là thuật ngữ chuyên ngành dùng cho bất cứ kế hoạch phát
triển thống kê mang tính chiến lược nào, và chiến lược phát triển thống kê quốc
gia có thể dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau, nhưng điều quan trong

11
hơn vấn đề hình thức và tên gọi là chất lượng của bản thân chiến lược hay kế
hoạch.
1.2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của chiến lược phát triển thống kê
Chiến lược phát triển có vai trò rất quan trọng đối với bất cứ cá nhân, tổ
chức, quốc gia nào, theo Michael E. Porter [4] chiến lược là một trong bốn yếu
tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của một tổ

chức/quốc gia. Việc xây
dựng một chiến lược đúng đắn sẽ cung cấp cho tổ chức/quốc gia một tầm nhìn
bao quát, lâu dài để phát triển, hướng tới mục tiêu để lựa chọn; tối ưu hoá việc
sử dụng các nguồn lực hiện có trong điều kiện thực tế; khắc phục những hạn
chế hiện có, định hướng mục tiêu, bảo đảm s
ự cân đối trong hệ thống kinh tế và
các mục tiêu xã hội; cuối cùng là cung cấp một tầm nhìn và khuôn khổ tổng
quát cho việc thiết lập các quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế một cách chủ
động, hiệu quả.
CLPTTKQG không chỉ có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với lĩnh vực
thống kê, mà còn đối với các ngành, lĩnh vực khác của mỗi quốc gia và cộng
đồng quốc tế. Vì CLPTTKQG được xây dự
ng và thực hiện tốt sẽ cung cấp các
bằng chứng tốt - Số liệu thống kê có chất lượng cho các nhà hoạch định chính
sách phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển quốc gia và cộng đồng quốc tế. Do
vậy, tất cả các quốc gia cần số liệu thống kê tốt để quản lý hoạt động của chính
phủ cũng như cung cấp cho xã hội nói chung các thông tin về những gì đang
diễn ra. Tuy nhiên, ở
nhiều quốc gia đang phát triển, các hệ thống thống kê rất
yếu kém và chịu nhiều áp lực ngày càng tăng. Cơ quan thống kê cần phải đưa
ra các quyết định khó khăn về việc cần sản xuất những số liệu gì, nên sử dụng
phương pháp gì và số liệu sẽ được phổ biến và sử dụng như thế nào trong khi
các nguồn lực tài chính và con người thì hạn chế. Ngày nay nhiều qu
ốc gia
nhận thấy việc xây dựng CLPTTKQG phục vụ phát triển số liệu thống kê là
bước thiết yếu ưu tiên trong việc cải thiện năng lực thống kê của mình.
Việc xây dựng chiến lược là phần quyết định để đảm bảo các hoạt động
thống kê đang được quản lý càng hiệu quả và hiệu lực càng tốt nhằm đáp ứng
hầu hết các nhu c
ầu cấp thiết về số liệu. Tất cả các cơ quan thống kê có hiệu

quả cần phải lập kế hoạch và quản lý các hoạt động của mình một cách có
chiến lược. Đối với nước ta, một trong những nội dung quan trọng của quản lý

12
nhà nước về thống kê được quy định tại khoản 1, Điều 34 Luật Thống kê là
“xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển công
tác thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chương trình điều tra thống
kê quốc gia”.
Việc xây dựng một CLPTTKQG đúng đắn là rất quan trọng và nó sẽ
cung cấp cho Chính phủ một tầm nhìn bao quát, lâu dài để phát triển ngành
Th
ống kê, hướng tới các mục tiêu ưu tiên lựa chọn; tối ưu hoá việc sử dụng các
nguồn lực hiện có trong điều kiện thực tế nước ta đang chuyển nền kinh tế từ
cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự
quản lý của Nhà nước.
CLPTTKQG sẽ cung cấp một khuôn khổ và kế hoạch hành động thiế
t
thực cho việc xây dựng năng lực thống kê nhằm đáp ứng nhu cầu số liệu hiện
tại và trong tương lai. Chiến lược đưa ra một tầm nhìn trong vòng 10 đến 15
năm cho hệ thống thống kê quốc gia và đặt ra những bước đi quan trọng để đạt
đến đó. Chiến lược sẽ giới thiệu một khuôn khổ toàn diện và thống nhất cho
việc đánh giá liên tục nhu c
ầu tiến triển của người dùng tin và các ưu tiên đối
với số liệu thống kê và với việc xây dựng năng lực cần thiết để đáp ứng những
nhu cầu đó một cách phối hợp, có điều phối và hiệu quả hơn. Chiến lược cũng
sẽ cung cấp một khuôn khổ cho việc huy động, khai thác và thúc đẩy các nguồn
lực (cả của quốc gia và quố
c tế) và một nền tảng cho việc quản lý chiến lược
theo định hướng đầu ra của hệ thống thống kê quốc gia một cách hiệu quả. Nói
riêng, mục đích của nó là hướng chiến lược phát triển thống kê quốc gia đồng

hành cùng các chiến lược và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia.
CLPTTKQG sẽ đưa ra cho quốc gia một chiến lược tăng cường năng lực
th
ống kê trong toàn bộ hệ thống thống kê quốc gia. Chiến lược sẽ đưa ra tầm
nhìn về vị trí của hệ thống thống kê quốc gia trong 10 đến 15 năm và đặt ra các
cột mốc để đạt được vị trí đó. Chiến lược sẽ trình bày một khuôn khổ toàn diện
và thống nhất để đánh gia liên tục nhu cầu ngày càng tăng của người dùng tin
và các ưu tiên về thống kê, xây dựng năng lự
c cần thiết để đáp ứng các ưu tiên
này theo phương thức hợp tác và có hiệu quả hơn. Chiến lược cũng sẽ đưa ra
một khuôn khổ huy động và thúc đẩy các nguồn lực (cả quốc gia và quốc tế) và

13
đưa ra cơ sở cho việc quản lý chiến lược hệ thống thống kê quốc gia và dựa
trên kết quả.
Đứng trên góc độ cụ thể, CLPTTKQG là văn kiện thể hiện hướng đi,
quan điểm, mục tiêu, giải pháp về phát triển hệ thống thống kê của quốc gia
trong thời kỳ dài hạn nhằm thực hiện thành công cương lĩnh và đường lối phát
triển của quốc gia. Việ
c soạn thảo chiến lược phát triển thống kê quốc gia là
một công tác của thời kỳ tiền kế hoạch, nó có ý nghĩa to lớn, có vai trò quyết
định quan trọng cho việc định hướng cụ thể, cho việc xây dựng kế hoạch dài
hạn, ngắn hạn cũng như việc xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội trước mắt, khắc
phục những khó khăn.

1.3. Cấu trúc của chiế
n lược
Theo tài liệu hướng dẫn thiết kế chiến lược phát triển thống kê của
Paris21, hình thức của CLPTTKQG, gồm các nội dung: i) Quá trình xây dựng

chiến lược, nhất là quá trình tham vấn các đối tác chính trong hệ thống thống
kê, bao gồm, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp và các nhà dùng tin; ii) Đánh
giá thực trạng hệ thống, bao gồm từ góc độ của người dùng tin và có tính đến
các chương trình cải tiến hiện có; iii) Tầm nhìn, đưa ra tuyên bố thống nhất về

các mong muốn của chính phủ và các bên từ hệ thống thống kê ở một số điểm
trong tương lai, tầm nhìn đưa ra mục tiêu mà mọi người đều thống nhất (một
tuyên bố về vị trí của thống kê); iv) Xác định các hoạt động chiến lược yêu cầu
để giải quyết các khó khăn và đạt được tầm nhìn; v) Kế hoạch hành động chi
tiết với thời gian biểu và kế ho
ạch tài chính để làm cho các hoạt động chiến
lược có hiệu quả nhằm đạt được các kết quả mong muốn; vi) Xác định các cơ
chế giám sát quá trình, tiêu và hệ thống báo cáo để thông báo về việc cập nhật
và điều chỉnh chiến lược. Chiến lược phát triển thống kê của nhiều quốc gia về
cơ bản tuân theo cấu trúc của Paris21 nói trên Tuy nhiên, một số nước ( Úc,
Mỹ ) cấu trúc chiến lược phát tri
ển thống kê quốc gia còn bổ sung 2 nội dung
a) Các giá trị cốt lõi, b) Các nguyên tắc không thay đổi.
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến xây dựng chiến lược và nhiều văn bản
chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực ở tầm quốc gia đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt năm 2009, 2010 cho thấy không có một khuôn mẫu chung qui

14
định kết cấu của một bản chiến lược, nhưng tựu chung lại văn bản chiến lược
đã được phê duyệt ở nước ta có 2 dạng sau:
Dạng thứ nhất, nội dung của chiến lược nằm trong quyết định phê duyệt
chiến lược. Theo đó, nội dung của chiến lược được trình bầy tại Điều 1 của
quyết đinh, gồm: i) Quan đi
ểm; ii) Mục tiêu (Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ
thể); iii) Các nhiệm vụ; iv) Giải pháp, và danh mục các chương trình thực hiện

chiến lược. Văn bản Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010
cũng theo kết cấu dạng này.
Dạng thứ hai, văn bản chiến lược tách riêng Quyết định phê duyệt. Theo
đó, kết cấu văn bản chiến lược gồm các nội dung: i) Mở đầ
u; ii) Thực trạng; iii)
Bối cảnh quốc tế và trong nước; iv) Quan điểm và mục tiêu; v) Giải pháp thực
hiện; vi) Phân công thực hiện.
Kết cấu chiến lược theo dạng thứ 2 có ưu điểm là thể hiện được toàn bộ
nội dung của Chiến lược theo trật tự logic của quá trình xây dựng Chiến lược từ
khâu đánh giá hiện trạng đến bối cảnh, quan điểm, mụ
c tiêu, giải pháp và tổ
chức thực hiện chiến lược.
Điểm khác biệt căn bản nhất giữa văn bản chiến lược đã được phê duyệt
ở nước ta so với văn bản chiến lược của nước ngoài là không trình bầy Sứ
mệnh, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi của tổ chức và không dự toán kinh phí để triển
khai thực hiện chiến lược.
Đề xuất kế
t cấu CLTK11-20: Trên cơ sở nghiên cứu kết cấu của văn bản
chiến lược phát triển của một số ngành, lĩnh vực đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và kết cấu văn bản chiến lược của Paris21 và một số nước, Đề tài đề
xuất kết cấu của CLTK11-20, gồm các nội dung: i) Mở đầu (trình bầy sự cần
thiết và quá trình xây dựng chi
ến lược); ii) Thực trạng Thống kê Việt Nam
(trình bầy điểm mạnh, điểm yếu của TKVN); iii) Bối cảnh quốc tế và trong
nước (trình bầy bối cảnh quốc tế, trong nước tác động đến hoạt động thống kê
và những cơ hội, thách thức đối với phát triển thống kê); iv) Sứ mệnh, Tầm
nhìn, Quan điểm và Mục tiêu phát triển (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
); v)
Giải pháp thực hiện (hay các chương trình hành động); vi) Tổ chức thực hiện
(phân công các Bộ, ngành thực hiện chiến lược); và phụ lục về Danh mục các


15
chương trình hành động của CLTK11-20 và phụ lục về khung giám sát, đánh
giá thực hiện chiến lược.
1.4 Phương pháp, nguyên tắc và qui trình xây dựng Chiến lược
1.4.1 Phương pháp xây dựng chiến lược
Về mặt lý thuyết có 3 cách tiếp cận xây dựng chiến lược. Thứ nhất, xây
dựng chiến lược để khắc phục những điểm yếu của tổ chức. Trên cơ sở phân
tích nh
ững điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức (sử dụng công cụ phân tích
SWOT), chiến lược xác định cách thức giải quyết các điểm yếu hiện tại của tổ
chức. Thứ hai, hướng tới những điểm mới trong tương lai của tổ chức, theo
cách tiếp cận này, nhà hoạch định chiến lược phải “quên” hiện tại để có t
ư duy
mới, ý tưởng mới mang tính đột phá, ví dụ, kinh tế thị trường của Chủ nghĩa tư
bản, còn kinh tế kế hoạch hóa là của Chủ nghĩa xã hội – Đó là tư duy truyền
thống của rất nhiều người, kể cả các chính trị gia trên thế giới. Đặng Tiểu Bình
là người có tư duy đột phá về vấn đề này “không phải chỉ có chủ nghĩa tư bản
m
ới có kinh tế thị trường, mà chủ nghĩa xã hội cũng có kinh tế thị trường;
ngược lại không phải chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có kinh tế kế hoạch hóa, mà
chủ nghĩa tư bản cũng có kinh tế kế hoạch hóa”[7]. Ưu điểm của cách tiếp cận
thứ nhất đối với tổ chức là “an toàn” hay “từ từ mà tiến”, nhưng có nhược điểm
là không tạo ra bước nhẩy vọt, cách tiếp cận thứ 2 sẽ khắc phục được nhược
điểm của cách tiếp cận thứ nhất, nhưng sẽ có nhiều rủi ro, mạo hiểm hơn. Thứ
ba, kết hợp cả 2 cách tiếp cận nói trên sẽ dung hòa được cả ưu điểm và nhược
điểm của cách tiếp cận thứ nhất và thứ 2 nói trên. Chiến lượ
c phát triển thống
kê quốc gia cũng có thể tiếp cận theo 3 cách. Tuy nhiên, trong thực tế, các tổ
chức thường chọn cách tiếp cận thứ 3 để xây dựng chiến lược phát triển, nhất là

cơ quan thống kê cần phải đảm bảo tính kế thừa, tính so sách theo thời gian.
1.4.2 Nguyên tắc xây dựng chiến lược phát triển thống kê
Theo Tomat Africa (2010), có 4 nguyên tắc chính xây dựng chiến lược
phát triển thống kê quốc gia như sau:
- Chi
ến lược phát triển thống kê quốc gia được tích hợp vào trong các
quy trình chính sách phát triển quốc gia và dựa trên bối cảnh, có tính đến các
cam kết khu vực và quốc tế.

16
- Chiến lược phát triển thống kê quốc gia được xây dựng dựa trên kết
quả và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
- Chiến lược phát triển thống kê quốc gia nên phải toàn diện về phạm vi
bao phủ cả hệ thống và lĩnh vực thống kê; chặt chẽ và cung cấp nền tảng để
phát triển thống kê bền vững với chất lượng.
- Chiế
n lược phát triển thống kê quốc gia thể hiện vị trí hiện nay của hệ
thống thống kê và xem hệ thống đó cần được xây dựng thế nào và làm thế nào
để đạt được điều đó.
Bốn nguyên tắc trên cần được đảm bảo trong suốt quá trình xây dựng
chiến lược phát triển thống kê quốc gia, mỗi nguyên tắc đều có vị trí như nhau,
không được coi nhẹ nguyên tắc nào.
1.4.3 Qui trình xây dự
ng chiến lược
Chiến lược có thể được xây dựng theo qui trình từ dưới lên hoặc từ trên
xuống. Qui trình xây dựng chiến lược từ dưới lên được mô tả như sau: Tất cả
các đơn vị trong một tổ chức đều phải xây dựng chiến lược phát triển của đơn
vị mình, chiến lược chung của tổ chức được tổng hợp từ các chiến lược của các
đơn vị trong tổ
chức. Qui trình từ dưới lên có ưu điểm là lôi cuốn được các đơn

vị, cá nhân của tổ chức cùng tham gia xây dựng chiến lược và chính các đơn vị
và cá nhân sẽ là những người thực hiện chiến lược do mình xây dựng lên.
Nhược điểm của qui trình xây dựng chiến lược từ dưới lên là tính bao quát và
tính đột phá trong chiến lược bị hạn chế, trùng lắp và kéo dài thời gian xây
dựng chiến lược.
Qui trình xây dựng chi
ến lược từ trên xuống được hiểu là chiến lược
chung của một tổ chức được xây dựng trước, sau đó, các đơn vị của tổ chức căn
cứ vào chiến lược chung đó để xây dựng, cụ thể hóa thành chiến lược riêng của
từng đơn vị trong tổ chức. Qui trình xây dựng chiến lược từ trên xuống sẽ khắc
phục được hạn chế
của qui trình xây dựng chiến lược từ dưới lên, nhưng có hạn
chế là không thu hút được tất cả các thành viên trong tổ chức tham gia xây
dựng chiến lược. Cơ quan Thống kê Hungary cho biết: Chiến lược phát triển
thống kê Hungary giai đoạn 2005 - 2008 được xây dựng theo qui trình từ dưới

17
lên, nhưng chiến lược phát triển thống kê Hungary giai đoạn 2009-2012 được
xây dựng theo qui trình từ trên xuống.
Dù xây dựng chiến lược từ trên xuống (Top down) hay từ dưới lên
(bottom up) cũng đều thực hiện theo qui trình chặt chẽ như Hình 1 dưới đây:
Hình 1: Qui trình xây dựng chiến lược









Nguồn: hptt://www.Paris21

Theo Hình 1, qui trình xây dựng chiến lược, gồm 5 giai đoạn: i) Giai
đoạn khởi động việc xây dựng chiến lược; ii) Giai đoạn đánh giá toàn diện thực
trạng của tổ chức (chúng ta đang ở đâu?); iii) Giai đoạn xác định tầm nhìn của
tổ chức trong tương lai (chúng ta muốn đi tới đâu?); iv) Giai đoạn xây dựng các
chương trình hành động để
đạt được tầm nhìn (chúng ta đi tới đó bằng cách
nào?); v) Giai đoạn tổ chức thực hiện chiến lược (Ở đó như thế nào?). Quá
trình này tất nhiên là không thẳng và việc quản lý có hiệu quả phải là một quá
trình liên tục với phản hồi, giám sát và hiệu chỉnh thường xuyên khi các điều
kiện và yêu cầu thay đổi.
Dưới đây sẽ đề cập chi tiết hơn nội dung t
ừng giai đoạn của qui trình xây
dựng chiến lược.
(i) Giai đoạn Khởi động xây dựng chiến lược: Khởi động xây dựng chiến
lược là lập kế hoạch (lộ trình) xây dựng chiến lược, huy động các nguồn lực,
Khởi đ

n
g
Thực hiện:
Ở đó như thế nào
Năng lực thống kê
Cam kết chính trị
Tầm nhìn:
Chúng ta muốn đi tới đâu
K
ế hoạch hành động:
Tới đó bằn

g
cách nào
Đánh giá:
Chúng ta đang ở đâu
Sở hữu quốc gia

18
hình thành các đơn vị xây dựng chiến lược. Sản phẩm chính của giai đoạn này
là kế hoạch xây dựng chiến lược được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hình
thành được các đơn vị xây dựng chiến lược (Ban soạn thảo, Tổ kỹ thuật) và
nguồn lực xây dựng chiến lược. Một trong các hoạt động quan trọng của giai
đoạn này là làm thế nào để nhận được sự cam kế
t ủng hộ chính trị về việc xây
dựng chiến lược, ít nhất cũng phải cấp Bộ trưởng Bộ Kinh tế hoặc Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
(ii) Giai đoạn đánh giá thực trạng hệ thống: Mục tiêu chính của giai đoạn
này là nhận dạng được tình hình thực tế của hệ thống và xác định chúng ta
đang đứng ở đâu trong quá trình phát triển. Trên cơ sở
đó tìm thấy những mặt
mạnh, yếu, các yếu tố cơ hội, thách thức trong giai đoạn kế hoạch tương lai là
như thế nào. Đối với việc xây dựng một chiến lược, điều quan trọng bậc nhất là
chúng ta phải xác định được chúng ta đang ở đâu? và chúng ta định đi đâu?
Phân tích để xác định có vấn đề gì không ổn trong hệ thống.
Yêu cầu đặ
t ra cho giai đoạn này là phải có sự đánh giá hiện trạng một
cách đúng đắn và toàn diện, có so sánh với quá khứ và tương lai, với hệ thống
thống kê quốc gia khác của các nước trên thế giới trong bối cảnh hội nhập. Để
đạt được yêu cầu trên, những nội dung sau đây cần được thực hiện: Phân tích
tiềm năng của chúng ta; đánh giá thực trạng phát triển hệ thống thống kê; phân
tích các nhân t

ố tác động đến hiện tại và triển vọng phát triển của hệ thống;
cuối cùng là mô tả bức tranh toàn cảnh của thống kê ở điểm khởi đầu của kế
hoạch. Phân tích tình hình thống kê hiện nay (Chúng ta đang ở đâu?) sẽ được
đặt trong bối cảnh của toàn cầu, bối cảnh của Châu lục và vị thế hiện tại trên
của Việt Nam. Sử dụng công c
ụ phân tích SWOT để tìm ra những điểm mạnh,
điểm yếu của tổ chức.
(iii) Giai đoạn Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược
Sứ mệnh trả lời các câu hỏi: Hoạt động của chúng ta là gì? và tại sao
chúng ta tồn tại như một cơ quan hoặc hệ thống? Sứ mệnh đưa ra cơ sở cho các
ưu tiên, chiến lược, kế hoạch và phân công công vi
ệc. Tuyên bố sứ mệnh sẽ mô
tả mục đích, khách hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ, thị trường, triết lý và công
nghệ cơ bản mà hệ thống thống kê sử dụng để xác định tầm nhìn của mình.
Tuyên bố về sứ mệnh nên có tính truyền cảm hứng, cung cấp năng lượng, thúc

19
đẩy và khuyến khích cán bộ và các đối tượng khách hàng. Sứ mệnh nên tạo ra
sự tương đồng về quan tâm và tạo ra “sự gắn bó chặt chẽ về cảm xúc” và “ý
nghĩa của sứ mệnh” cho cán bộ và lãnh đạo của tổ chức. Đối với hệ thống
thống kê nhà nước đặc biệt là cơ quan thống kê trung ương, sứ mệnh sẽ có xuất
phát từ Luật Thống kê hoặc bất kỳ
luật pháp nào khác đưa ra quy định cho các
hoạt động thống kê.
Tầm nhìn là một bức tranh tốt về tương lai mong muốn của một tổ chức.
Tầm nhìn thường trình bày một bước nhảy lớn từ quá khứ đến hiện tại, trả lời
câu hỏi: Chúng ta muốn trở nên như thế nào trong dài hạn (5 năm, 10 năm) tính
từ mốc hiện tại? Tổ chức có tham vọng gì trong tương lai? Lợi ích mà mộ
t tầm
nhìn mang lại bao gồm tư duy về việc “phá vỡ ranh giới”, xác định mục đích và

phương hướng, thúc đẩy sự quan tâm và cam kết, khuyến khích và xây dựng
niềm tin cũng như tạo ra lòng trung thành với tổ chức. Xác định Tầm nhìn là
bước khởi đầu cho một kế hoạch hành động của một tổ chức, đúng như Alfred
A. Montapert đã viết “Để làm được những điều lớ
n lao, đầu tiên chúng ta phải
biết mơ ước, sau đó trực quan hóa, tiếp theo là lập kế hoạch tin tưởng Hành
động!”. Nếu tổ chức không có Tầm nhìn sẽ không có được kế hoạch hành động
có ý nghĩa và tác động cho tương lai, cũng giống như những người điều khiển
các phương tiện giao thông (ô tô, tầu thủy, máy bay ) bị che khuất tầm nhìn sẽ
gây ra các tai nạn giao thông là điều không trách khỏi. Xây dựng Tầm nhìn,
chính là tìm câu trả
lời cho các câu hỏi: Tại sao chúng ta cần Tầm nhìn? Mục
tiêu của Tầm nhìn là gì? Chúng ta muốn ai quan tâm đến Tầm nhìn? Một tuyên
bố về Tầm nhìn nên được chuẩn bị để có được bức tranh chính xác. Tuyên bố
Tầm nhìn nên chính xác, tích cực, gây cảm hứng và tạo ra sự mạnh mẽ. Tầm
nhìn nên ngắn gọn, thường không dài quá một hoặc hai câu và nên bao gồm các
mục tiêu, giá trị, niềm tin và các kết quả dự kiến (xem them Phụ lục 1).
Một s
ố lưu ý về tầm nhìn: Tuyên bố Tầm nhìn và Sứ mệnh không phải
chỉ là khẩu hiệu và không có mục đích sử dụng. Các tuyên bố này nên tạo ra
sức mạnh cho các cơ quan trong các hoạt động được cải tiến đặc biệt là nếu
việc quản lý các cơ quan đó “thực hiện những gì mình nói”. Có một số nhân tố
“giết chết tầm nhìn” bao gồm tập quán, các nhà lãnh đạo yếu đuối, nhữ
ng
người có suy nghị cực đoan, những người có tư duy ngắn hạn và những người

20
không nói gì. Đối thoại tốt có thể giúp giảm tác động/ảnh hưởng của những
nhân tố này tới quá trình.
Mục tiêu chung là đặt định hướng đi chung và xác định đích mà chúng ta

có thể đạt tới trong một thời kỳ nhất định. Các mục tiêu thường được phân loại
theo thời gian thực hiện hoặc định ra các điểm mốc thực hiện trong lộ trình
thực hiện chiến lược. Mục tiêu thườ
ng được chia thành mục tiêu dài hạn, trung
hạn và ngắn hạn. Thông thường các mục tiêu dài hạn không có tính định lượng
rõ ràng, nó thường gắn với và đặt ra nhiệm vụ hành động; các mục tiêu trung
hạn và ngắn hạn thường có tính định lượng cụ thể hơn. Các mục tiêu chiến lược
có mục đích nhằm giải quyết các vấn đề có tính chiến lược và các vấn đề quan
trọng đã được xác định trong giai đoạ
n đánh giá. Các mục tiêu nên có tính sáng
tạo và hướng về tương lai. Các mục tiêu này cần phải được xác định càng rõ
ràng càng tốt và phải đảm bảo SMART
1
, có nghĩa là mục tiêu phải cụ thể, có
thể đo lường được, có thể đạt được, có tính liên quan và có giới hạn thời gian.
Dựa vào những mục tiêu này, việc thực hiện chiến lược sẽ được đo lường và
đánh giá và từ đó xây dựng các chỉ tiêu cụ thể.
(iv) Giai đoạn Xây dựng các chương trình hành động và khung theo dõi
đánh giá:
Sau khi đã xác định được Sứ mệnh, Tầm nhìn, Mụ
c tiêu của chiến
lược, bước tiếp theo phải xác định được các chương trình hành động thực hiện
chiến lược. Tầm nhìn và chương trình hành động phải được gắn kết với nhau.
Tầm nhìn là cơ sở để xác định các chương trình hành động, ngược lại các
chương trình hành động là phương tiện để tiếp cận tầm nhìn. Ngạn ngữ cổ đã
viết “Tầm nhìn mà thiếu Kế hoạ
ch thì chỉ là giấc mơ Kế hoạch mà thiếu tầm
nhìn chẳng khác nào lao dịch, nhưng tầm nhìn và kế hoạch có thể làm thay đổi
cả thế giới”.
Xây dựng các chương trình hành động, trước hết cần phải trả lời câu

hỏi: Làm thế nào để đến được đích? Hay nói khác là chúng ta phải xây dựng
các phương án chiến lược thể hiện cách đi, thông qua những hành động cụ thể
để đến đượ
c mục tiêu và chi tiêu kế hoạch đặt ra. Phương án chiến lược phải

1
SMART là từ viết tắt từ 5 chữ cái đầu tiên của các từ: Specific, Measurable, Achievable,
Relevant and Time


21
thể hiện cách thức đạt được các mục tiêu ưu tiên, nội dung cụ thể của các hành
động trong chuỗi hành động của phương án, những kết quả kỳ vọng sẽ đạt
được từ những hành động. Sau khi có kế hoạch chiến lược, lập kế hoạch hành
động mô tả tỉ mỉ các nhiệm vụ và hành động cụ thể, các bước thực hiện kế
hoạch chiến lượ
c, yêu cầu và những cam kết về nguồn lực và công tác tổ chức
thực hiện từng bước: những việc cần làm, thứ tự thực hiện, thời gian làm, các
bên tham gia trực tiếp, nguồn lực cần có và các đơn vị bảo đảm.
Xây dựng khung theo dõi đánh giá quá trình thực hiện chiến lược là hoạt
động hết sức quan trong trong giai đoạn này. Theo dõi và đánh giá là các công
cụ quản lý quan trọng để theo dõi tiến độ th
ực hiện và hỗ trợ quá trình ra quyết
định. Theo dõi là việc thu thập có hệ thống các dữ liệu về những chỉ tiêu nhất
định để cung cấp thông tin cho những nhà quản lý và các bên có liên quan của
một chính sách, chương trình hay kế hoạch về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề
ra và tiến độ sử dụng kinh phí đã được phân bổ.
Đánh giá là việc nhận định một cách có hệ thống về một k
ế hoạch chiến
lược đang được thực hiện hoặc đã thực hiện xong. Đánh giá nhằm xem xét tính

thích hợp của các mục tiêu đề ra, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động
và tính bền vững. Đánh giá cũng nhằm thẩm định việc hoàn thành mục tiêu.
Đánh giá nhằm cung cấp thông tin quan trọng để làm cơ sở rút kinh nghiệm
cho xây dựng kế hoạch chiến lược giai đoạ
n tiếp sau, thúc đẩy việc thực hiện
mục tiêu một cách có hiệu quả cao nhất.
Kết thúc 4 giai đoạn nói trên, văn bản chiến lược phải được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và trở thành văn bản pháp lý, tất cả mọi thành viên của tổ
chức phải có trách nhiệm thực hiện.
(v) Giai đoạn Tổ chức thực hiện chiến lược: Xây dựng chiến l
ược được
thực hiện qua 4 giai đoạn kế tiếp nhau, kết quả của giai đoạn trước là tiền đề
cho giai đoạn sau. Chất lượng của giai đoạn trước sẽ ảnh hướng lớn và trực
tiếp đến giai đoạn tiếp theo và ảnh hưởng chung đến chất lượng của toàn bộ
chiến lược. Tuy nhiên, xây dựng được chiến lược tốt mớ
i chỉ là bước đầu, điều
quan trọng hơn cả là tổ chức thực hiện chiến lược. Robert S. Kaplan và David
P. Norton, 2001) [8] đã viết “Khả năng thực hiện chiến lược quan trọng hơn so
với chất lượng của chiến lược”. Hoạt động đầu tiên của giai đoạn này là phải

22
tuyền truyền, quảng bá chiến lược đến các đối tác có liên quan, nhất là tuyên
truyền đến tất cả các thành viên của tổ chức ở mọi vị trí, cấp độ để họ nhận
thức được chiến lược và thực hiện chiến lược có tầm quan trọng như thế nào
đối với cá nhân họ và với tổ chức. Tiếp theo là phải chuyển hóa các mục tiêu,
nội dung, chương trình hành động thành kế
hoạch cụ thể trong từng đơn vị của
tổ chức. Nếu không, chỉ đưa văn bản chiến lược đã được phê duyệt xuông cho
các cá nhân và các đơn vị của tổ chức, họ sẽ không biết làm cái gì, làm như thế
nào.

Theo dõi, đánh giá là hoạt động hết sức quan trọng làm cho chiến lược
thành công. Căn cứ vào khung theo dõi đánh giá đã được xây dựng ở giai đoạn
4 để theo dõi,
đánh giá quá trình thực hiện chiến lược. Kinh nghiệm cho thấy,
chiến lược thất bại là do không tổ chức theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện
chiến lược.
Đối với chiến lược phát triển thống kê, ở hầu hết các quốc gia, cơ quan
thống kê nhà nước trung ương đóng vai trò đầu mối về thống kê nhà nước. Do
đó, cơ quan này sẽ đóng vai trò chủ chốt cả trong thiết kế và thực hiện chi
ến
lược và có thể cung cấp nhóm thiết kế, điều phối hoạt động thiết kế chiến lược,
liên lạc với các đối tác của hệ thống thống kê quốc gia. Một nhóm hạt nhân linh
hoạt gồm ba đến bốn người với các thành viên bổ sung để xử lý các vấn đề
khác nhau về thiết kế và chuyên môn. Thành viên của nhóm hạt nhân và/hoặc
nhóm mở rộng nên đến từ các bộ phận khác nhau c
ủa hệ thống thống kê, bao
gồm các nhà thống kê, các nhà phân tích và người dùng tin thống kê cũng như
đối tượng khác nhau tham gia vào các quá trình có liên quan như Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược giảm nghèo
Thông thường cần phải có quá trình rà soát/kiểm điểm có sự tham gia
của tất cả các cơ quan quan trọng và người dùng tin bên ngoài chính phủ, ví dụ
có thể có hai nhóm điều hành riêng để tư vấn về các lĩnh vực kỹ thuật và giám
sát ho
ạt động quản lý của quá trình. Nhiều quốc gia thấy sự tham gia của các
chuyên gia quốc tế giúp tư vấn cho nhóm thiết kế là rất hữư ích. Các chuyên
gia có thể cung cấp kinh nghiệm về các phương thức/quá trình tương tự tại các
quốc gia khác, độc lập và có khả năng hỏi các câu hỏi khó, và có danh tiếng tốt
là chuyên gia trong lĩnh vực này bao gồm các kỹ năng hỗ trợ và tổ chức.

23

“Cây chiến lược” là cách thể hiện khác về qui trình xây dựng chiến lược
như Hình 2.
Hình 2: Cây chiến lược













1.5 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình phát triển
quốc gia, bộ, ngành
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình phát triển quốc
gia, bộ, ngành vừa là cơ sở lý luận, vừa là cơ sở thực tiễn quan trọng phục vụ
việ
c xây dựng chiến lược phát triển thống kê. Nghiên cứu kế hoạch, chiến lược
phát triển kinh tế và các chương trình phát triển quốc gia, bộ ngành không chỉ
nắm được nhu cầu sử dụng thông tin thống kê, mà còn cho phép hình dung
được bức tranh khái quát của quốc gia, ngành lĩnh vực trong 10 đến 15 năm tới
để xây dựng chiến lược phát triển thống kê cho phù hợp, đúng hướng. Dưới
đây, trình bầy một số ví dụ điể
n hình cho nghiên cứu này.
Mục tiêu và nhiệm vụ nêu ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
2011-2015 của Việt Nam cho thấy cần dành ưu tiên cho lĩnh vực tài khoản quốc

Sứ
mệnh
Tại sao tổ chức tồn tại?
Tổ chức hướng đến đâui?
Ở đó có những gì?
(Cụ thể hóa tầm nhìn)
Bằng cách nào để
đạt được mục tiêu?

24
gia để đo lường sự chuyển đổi cơ cấu, tài chính, ngân hàng, khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo, nguồn nhân lực, năng lượng và môi trường và tài
nguyên thiên nhiên, giao thông, hạ tầng đô thị, thống kê cơ cấu xã hội, thống kê
quốc tế.
2
Các lĩnh vực thống kê được ưu tiên khác gồm: đăng ký dân số và xây
dựng một cơ sở dữ liệu dân số quốc gia, nâng cao năng lực giám sát, phát hiện
và kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS và các bệnh mới phát sinh (trang
103), tăng cường và từng bước hiện đại hệ thống các cuộc điều tra về tài nguyên
và môi trường và thực hiện có hiệu quả định hướng thương mại hóa các dữ li
ệu
từ điều tra cơ sở về tài nguyên và môi trường, và cập nhật thông tin và những
thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ đang có xu hướng tăng nhanh
3
.
Mục tiêu phát triển đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
tế; 3 đột phá của chiến lược; 24 chỉ số cụ thể của các mục tiêu đặt ra trong
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.
Nhu cầu thông tin thống kê về việc thực hiện các chương trình mục tiêu

quốc gia, trong
đó có 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và 4 Mục tiêu
Phát triển Việt Nam (VDG). Vụ Tổng hợp, Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân và
các Vụ, các đơn vị khác thuộc Văn phòng Chính phủ còn đề xuất thêm nhu cầu
thông tin thống kê nhằm phục vụ cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với 227
chỉ tiêu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Bộ có nhu cầu sử
dụng số liệu kết quả thực hiện Ngh
ị Quyết Trung Ương 7 khóa X của Ủy ban
Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn với 19 tiêu chí về
các tiêu chuẩn của nông thôn mới. Bộ Tài nguyên- Môi trường bày tỏ nhu cầu
sử dụng nhiều số liệu hơn về đất đai; khai thác tài nguyên, khoáng sản và đặc
biệt là biến đổi khí hậu và thiên tai. Các bộ khác cũng cần dùng nhiều số liệu
chuyên ngành hơn nhằm phục vụ cho công tác quản lý của mình.
Một số Bộ
, ngành, lãnh đạo địa phương, các học giả và nhà khoa học yêu
cầu được cung cấp với các số liệu phản ánh chất lượng và hiệu quả của tăng
trưởng kinh tế, chẳng hạn như Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR), Chỉ
số phát triển con người (HDI), Hệ số bất bình đẳng trong phân phối (GINI),

2
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015, các trang 63-69, Bộ KHĐT.
3
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015, các trang 102, 103, 116-117, 137, Bộ KHĐT.

×