Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 113 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Vũ Thị Hồng Nghĩa





NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC











Hà Nội - 2011
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Vũ Thị Hồng Nghĩa



NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TSKH ĐẶNG TRUNG THUẬN







Hà Nội - 2011
3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………….
5
CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN…………………………………………
6
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………….
7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ……………………………………………………
8
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….
11
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI…
11

1.1. Điều kiện tự nhiên
11


1.1.1. Vị trí địa lý
11


1.1.2. Đặc điểm địa hình……………………………………………………….
11



1.1.3. Đặc điểm địa chất
16


1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
16


1.1.5. Đặc điểm khí hậu
17


1.1.6. Hệ thống thủy văn
18


1.1.7. Tài nguyên nước
19


1.1.8. Tài nguyên khoáng sản
21


1.1.9. Tài nguyên đất
22


1.1.10. Tài nguyên rừng và thảm thực vật, động vật
23



1.1.11. Tài nguyên du lịch
24

1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
25


1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
25


1.2.2. Dân số, lao động và giải quyết việc làm………………………………
25


1.2.3. Đời sống các tầng lớp dân cư và công tác xoá đói giảm nghèo………….
26
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
28

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
28

2.2. Phạm vi nghiên cứu
28

2.3. Nội dung nghiên cứu
28


2.4. Các tiếp cận trong nghiên cứu
28
4


2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
31
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG CẦU TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ………….
35

3.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông Cầu trên địa bàn tỉnh
35


3.1.1. Chất lượng nước dòng chính sông Cầu…………………………………
35


3.1.2. Chất lượng nước của các phụ lưu cấp 1 đổ vào dòng chính sông Cầu…
60
.
3.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm dòng chính sông Cầu…………………………
64


3.2.1.Phương pháp đánh giá ô nhiễm theo chỉ số WQI
64



3.2.2.Phân đoạn sông Cầu theo mức độ ô nhiễm
66

3.3. Các nguồn gây ô nhiễm nƣớc sông Cầu……………………………………
68


3.3.1. Các nguồn tác động do yếu tố tự nhiên
68


3.3.2. Các nguồn gây ô nhiễm do phát triển kinh tế xã hội ……………………
68

3.4. Đánh giá các thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng nƣớc sông Cầu trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên……………………………………………………………
77


3.4.1. Đối với sức khoẻ cộng đồng…………………………………………….
77


3.4.2. Ảnh hưởng đến nguồn nước cấp………………………………………
77


3.4.3. Ảnh hưởng tới hệ sinh thái ……………………………………………
78


3.5. Đánh giá ngƣỡng chịu tải của sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
78


3.5.1. Tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa……………………………………
78


3.5.2. Tính toán khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm
80


3.5.3. Phân đoạn và đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cầu
đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên……………………………………………
82

3.6. Đề xuất giải pháp quản lý môi trƣờng nƣớc sông Cầu
86


3.6.1. Quy hoạch phát triển KT- XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020………
86


3.6.2. Phân tích các áp lực lên môi trường nước sông
87


3.6.3. Đánh giá sơ bộ các giải pháp kiểm soát ô nhiễm và quản lý môi trường

nước sông Cầu………………………………………………………………….
89


3.6.4. Các thách thức và yêu cầu đặt ra đối với quản lý môi trường nước sông
Cầu…………………………………………………………………………
89


3.6.5.Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông Cầu giai đoạn
2011-2020…………………………………………………………………
91

KẾT LUẬN………………………………………………………………………
96

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….
97

PHỤ LỤC………………………………………………………………………

6

CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CCN: Cụm công nghiệp
KCN: Khu công nghiệp
KT-XH: Kinh tế xã hội
GDP: Thu nhập bình quân đầu người trên một năm.
MK: Mùa khô

MM: Mùa mưa
QCVN: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN
08:2008/BTNMT
WQI: Chỉ số chất lượng nước
7

DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1
Danh mục các điểm lấy mẫu
31
Bảng 2.2
Phương pháp phân tích mẫu
33
Bảng 3.1
Kết quả phân tích nước của các phụ lưu cấp 1 đổ vào sông Cầu
năm 2011
61
Bảng 3.2
Chỉ số WQI sông Cầu mùa khô năm 2010, 2011 tính theo các
chỉ số hữu cơ
65
Bảng 3.3
Chỉ số WQI sông Cầu mùa khô năm 2010, 2011 tính theo các
chỉ số kim loại
65
Bảng 3.4
Phân loại chất lượng nước theo WQI

66
Bảng 3.5
Chất lượng nước tại các điểm quan trắc sông Cầu mùa khô năm
2011
66
Bảng 3.6
Các loại hình, ngành nghề đặc trưng gây ô nhiễm môi trường
nước sông Cầu
68
Bảng 3.7
Giá trị các thông số môi trường trong nước thải của khu gang
thép năm 2008
71
Bảng 3.8
Giá trị các thông số môi trường trong nước thải của xí nghiệp
luyện kim màu 1 và 2 năm 2008
72
Bảng 3.9
Ô nhiễm môi trường và các bệnh liên quan
77
Bảng 3.10
Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cầu
đoạn 1 (kg/giờ)
84
Bảng 3.11
Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cầu
đoạn 2 (kg/giờ)
85
Bảng 3.12
Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cầu

đoạn 3 (kg/giờ)
85
8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Trang
Hình 1.1
Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
15
Hình 3.1
Hàm lượng TSS mùa khô năm 2006- 2009 (mg/l)
36
Hình 3.2
Hàm lượng TSS mùa khô năm 2010- 2011 (mg/l)
36
Hình 3.3
Hàm lượng TSS mùa mưa năm 2006-2009 (mg/l)
37
Hình 3.4
Hàm lượng TSS mùa mưa năm 2010-2011 (mg/l)
37
Hình 3.5
Hàm lượng TSS trung bình năm 2006-2009 (mg/l)
38
Hình 3.6
Hàm lượng TSS trung bình năm 2010-2011 (mg/l)
38
Hình 3.7

Hàm lượng BOD5 mùa khô năm 2006-2009 (mg/l)
39
Hình 3.8
Hàm lượng BOD5 mùa khô năm 2010-2011(mg/l)
39
Hình 3.9
Hàm lượng BOD5 mùa mưa năm 2006-2009 (mg/l)
40
Hình 3.10
Hàm lượng BOD5 mùa mưa năm 2010-2011 (mg/l)
40
Hình 3.11
Hàm lượng BOD5 trung bình năm 2006-2009 (mg/l)
40
Hình 3.12
Hàm lượng BOD5 trung bình năm 2010-2011 (mg/l)
41
Hình 3.13
Hàm lượng COD mùa khô năm 2006-2009 (mg/l)
41
Hình 3.14
Hàm lượng COD mùa khô năm 2010-2011(mg/l)
42
Hình 3.15
Hàm lượng COD mùa mưa năm 2006-2009 (mg/l)
42
Hình 3.16
Hàm lượng COD mùa mưa năm 2010-2011 (mg/l)
42
Hình 3.17

Hàm lượng COD trung bình năm 2006-2009 (mg/l)
43
Hình 3.18
Hàm lượng COD trung bình năm 2010-2011(mg/l)
43
Hình 3.19
Hàm lượng NH4- tính theo N mùa khô năm 2006-2009 (mg/l)
44
Hình 3.20
Hàm lượng NH4- tính theo N mùa khô năm 2010-2011 (mg/l)
44
9

Hình 3.21
Hàm lượng NH4-tính theo N mùa mưa năm 2006-2009 (mg/l)
45
Hình 3.22
Hàm lượng NH4-tính theo N mùa mưa năm 2010-2011 (mg/l
45
Hình 3.23
Hàm lượng NH4-tính theo N trung bình năm 2006-2009 (mg/l)
46
Hình 3.24
Hàm lượng NH4-tính theo N trung bình năm 2010-2011 (mg/l)
46
Hình 3.25
Hàm lượng As mùa khô năm 2006-2009 (mg/l)
47
Hình 3.26
Hàm lượng As mùa khô năm 2010-2011 (mg/l)

47
Hình 3.27
Hàm lượng As mùa mưa năm 2006-2009 (mg/l)
47
Hình 3.28
Hàm lượng As mùa mưa năm 2010-2011 (mg/l)
48
Hình 3.29
Hàm lượng As trung bình năm 2006-2009 (mg/l)
48
Hình 3.30
Hàm lượng As trung bình năm 2010-2011 (mg/l)
48
Hình 3.31
Hàm lượng Pb mùa khô năm 2006-2009 (mg/l)
49
Hình 3.32
Hàm lượng Pb mùa khô năm 2010-2011 (mg/l)
49
Hình 3.33
Hàm lượng Pb mùa mưa năm 2006-2009 (mg/l)
50
Hình 3.34
Hàm lượng Pb mùa mưa năm 2010-2011 (mg/l)
50
Hình 3.35
Hàm lượng Pb trung bình năm 2006-2009 (mg/l)
50
Hình 3.36.
Hàm lượng Pb trung bình năm 2010-2011 (mg/l)

51
Hình 3.37
Hàm lượng Zn mùa khô năm 2006-2009 (mg/l)
51
Hình 3.38
Hàm lượng Zn mùa khô năm 2010-2011 (mg/l)
51
Hình 3.39
Hàm lượng Zn mùa mưa năm 2006-2009 (mg/l)
52
Hình 3.40
Hàm lượng Zn mùa mưa năm 2010-2011 (mg/l)
52
Hình 3.41
Hàm lượng Zn trung bình năm 2006-2009 (mg/l)
52
Hình 3.42
Hàm lượng Zn trung bình năm 2010-2011 (mg/l)
53
10

Hình 3.43
Hàm lượng Fe mùa khô năm 2006-2009 (mg/l)
53
Hình 3.44
Hàm lượng Fe mùa khô năm 2009-2011 (mg/l)
54
Hình 3.45
Hàm lượng Fe mùa mưa năm 2006-2009 (mg/l)
54

Hình 3.46
Hàm lượng Fe mùa mưa năm 2009-2011(mg/l)
55
Hình 3.47
Hàm lượng Fe trung bình năm 2006-2009 (mg/l)
55
Hình 3.48
Hàm lượng Fe trung bình năm 2009-2011 (mg/l)
55
Hình 3.49
Hàm lượng Coliform mùa khô năm 2006-2009 (MPN/100ml)
56
Hình 3.50
Hàm lượng Coliform mùa khô năm 2010-2011 (MPN/100ml)
56
Hình 3.51
Hàm lượng Coliform mùa mưa năm 2006-2009 (MPN/100ml)
57
Hình 3.52
Hàm lượng Coliform mùa mưa năm 2010-2011 (MPN/100ml)
57
Hình 3.53
Hàm lượng Coliform trung bình năm 2006-2009 (MPN/100ml)
58
Hình 3.54
Hàm lượng Coliform trung bình năm 2010-2011 (MPN/100ml)
58
Hình 3.55
Bản đồ hiện trạng ô nhiễm BOD5, COD trên sông Cầu
59

Hình 3.56
Hàm lượng BOD5 tại các điểm quan trắc nước sông đổ vào
sông Cầu (mg/l)
62
Hình 3.57
Hàm lượng COD tại các điểm quan trắc nước sông đổ vào
sông Cầu (mg/l)
62
Hình 3.58
Sơ đồ phân đoạn sông Cầu dựa trên chỉ số WQI hữu cơ
67
Hình 3.59
Bản đồ phân bố các khu công nghiệp- tổ hợp công ngiệp trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên
70
Hình 3.60
Sơ đồ lưu lượng Sông Cầu và các nguồn thải đổ vào sông Cầu
(tháng 2, giá trị trung bình 1998-2007)
83
11

MỞ ĐẦU

Thái Nguyên là một tỉnh trong vùng trung du miền núi đông bắc- Bắc bộ
Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía nam giáp thành phố Hà Nội, phía đông giáp các tỉnh
Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Vị trí của
Thái Nguyên đối với vùng này ngày càng quan trọng hơn do góp phần ngày càng
lớn vào phát triển công nghiệp và dịch vụ của toàn vùng. Việc đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thái Nguyên sẽ làm tăng năng lực sản xuất công
nghiệp và dịch vụ của tỉnh, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của cả vùng và nâng

cao vai trò của tỉnh trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong vùng và
với các địa phương khác. Trong 10 năm gần đây, kinh tế Thái Nguyên đạt tốc độ
phát triển cao (GDP tăng 8-14%/năm), đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ
có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo quy hoạch phát triển từ nay đến 2020 tốc độ tăng
trưởng GDP của Thái Nguyên đến 12-15%/năm, cao hơn mức tăng trung bình của
cả nước (8-9%/năm).
Thái Nguyên là tỉnh có khu gang thép đầu tiên của cả nước và là địa phương
có nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng. Ở thành phố Thái Nguyên có 2 cụm công
nghiệp chính : Cụm công nghiệp phía nam là lớn nhất, gồm khu công nghiệp gang
thép Thái Nguyên với hơn 20 xí nghiệp thành viên và các cơ sở công nghiệp hỗ trợ;
cụm công nghiệp phía bắc gồm các cơ sở sản xuất giấy, gạch ngói, khai thác than,
nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
những áp lực từ các hoạt động KT- XH đến môi trường, trong đó có môi trường
nước mặt ngày càng lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân và các
hệ sinh thái tự nhiên, cũng như tác động đến năng suất, chất lượng của các sản
phẩm ngành nông- lâm nghiệp- thủy sản.
Trên lãnh thổ Thái Nguyên có dòng sông chính là sông Cầu và sông Công là
phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Cầu. Hệ thống sông Cầu- sông Công có diện tích
lưu vực bao trùm cả lãnh thổ Thái Nguyên, lại là hệ thống liên tỉnh, có ý nghĩa rất
quan trọng về nguồn nước và chất lượng nước đối với các tỉnh ở hạ du. Việc quản lý
12

theo lưu vực là phương thức quản lý tốt nhất nhằm giải quyết tốt những vấn đề về
môi trường nước và các mối liên quan giữa các phần: thượng lưu, trung lưu và hạ
lưu của một dòng sông theo hướng phát triển bền vững chung cho cả lưu vực. Do
đó, đề tài : “Nghiên cứu quản lý chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên” được lựa chọn và thực hiện.

13


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự
nhiên 3.541,1km
2
, chiếm 1,08% diện tích cả nước. Có tọa độ địa lý: 20
0
20’ vĩ độ
Bắc và 105
0
25’ kinh độ Đông.
- Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn,
- Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang,
- Phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang,
- Phía nam giáp thủ đô Hà Nội.
Tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 01 thành phố là Thái Nguyên, 01 thị xã Sông
Công, 7 huyện là Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai, Định Hoá và
Đại Từ, (Hình 1.1). Các huyện, thành phố, thị xã được chia thành 180 xã, phường
và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi cao, còn lại là các xã trung
du, đồng bằng [6].
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thái Nguyên là tỉnh miền núi, độ cao trung bình 200 – 300m so với mực
nước biển. Bề mặt địa hình trên địa phận Thái Nguyên thay đổi trong một khoảng
lớn, từ điểm thấp nhất 20m tại xã Lương Phú huyện Phú Bình đến điểm cao nhất
1.592m trên đỉnh dãy núi Tam Đảo. Phía tây nam Thái Nguyên có dãy núi Tam Đảo
án ngữ, kéo dài theo hướng tây bắc- đông nam. Phía đông bắc và tây bắc có các dãy
núi hình cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn bao quanh. Nhìn chung, bề mặt địa hình
thấp dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam, trong đó hướng bắc - nam là chủ

đạo, dẫn đến hệ quả là hai dòng sông chính là sông Cầu và sông Công có hướng
dòng chảy chung là bắc-tây bắc  nam- đông nam [12].
Trên địa phận tỉnh Thái Nguyên hiện diện nhiều kiểu địa hình, nhưng có thể
gộp chúng thành các dạng sau :
14

- Dạng địa hình gò đồi gồm các đồi xen kẽ những khu đất bằng, nhỏ hẹp,
phân bố chủ yếu ở phần phía nam của tỉnh, trên địa bàn các huyện Phú Bình, Phổ
Yên
- Dạng địa hình đồi gồm chủ yếu là những đồi bóc mòn dạng bát úp, độ cao
100-200m, độ dốc sườn 15- 20 độ, xen các thung lũng nhỏ. Điển hình của dạng địa
hình này là khu vực sông Công, thành phố Thái Nguyên.
- Dạng địa hình đồi - núi thấp gồm chủ yếu là các đồi xen kẽ một số đỉnh và
dãy núi thấp, độ cao trung bình 200-400m, thường thấy trên địa phận các huyện Đại
Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ
- Dạng địa hình núi thấp- trung bình, gồm chủ yếu là các núi có độ cao dưới
1000m, phân bố ở vùng cao, đồng thời là ranh giới tự nhiên của tỉnh phía tây bắc,
bắc, và đông bắc, giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
- Dạng địa hình núi đá vôi - một dạng địa hình đặc biệt do hoạt động castơ
tạo nên, rất đặc trưng ở Thái Nguyên tại các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ
- Dạng thung lũng giữa núi. Đó có thể là thung lũng castơ, hoặc hình thành
theo các đứt gãy kiến tạo địa chất như dọc theo quốc lộ 1B, từ Thái Nguyên đi Lạng
Sơn.
Nhìn chung các dạng địa hình này phân bố kế tiếp nhau theo chiều từ vùng
thấp phía nam tỉnh lên vùng cao phía bắc tỉnh, tạo thành các bậc địa hình đặc trưng:
gò đồi  đồi  đồi- núi thấp  núi thấp - trung bình, biểu thị cho sự phân hoá về
địa hình của tỉnh Thái Nguyên.

15



Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
16

1.1.3. Đặc điểm địa chất
Cấu trúc địa chất lãnh thổ Thái Nguyên khá phức tạp, gồm nhiều hệ tầng,
phức hệ địa chất với các loại đá khác nhau: đá macma xâm nhập (gabro Núi Chúa,
granit Núi Pháo, Đá Liền, đá phun trào ryolit Tam Đảo ); các đá trầm tích lục
nguyên và trầm tích chứa than (hệ tầng Phú Ngữ, hệ tầng Hà Cối ), đặc biệt phổ
biến đá vôi (hệ tầng Bắc Sơn, Đồng Đăng ), liên quan với các hệ tầng và phức hệ
địa chất nói trên là các dạng khoáng sản nhiên liệu, kim loại, phi kim loại.
Trên bình đồ cấu trúc nhận thấy các hệ tầng, phức hệ địa chất kéo dài dạng
tuyến, hình cánh cung, nhưng ở nhiều nơi chúng phân bố mang tính quy luật rõ rệt:
Dãy núi Tam Đảo cấu thành từ đá phun trào ryolit chạy dài theo phương tây bắc -
đông nam, tạo thành ranh giới tự nhiên phía tây của tỉnh. Ở phía tây bắc (huyện
Định Hóa) phổ biến các loại đá trầm tích phiến sét, sét silic, cát bột kết , phía đông
bắc của tỉnh (khu vực Đồng Hỷ, Võ Nhai) các dãy núi hình cánh cung cấu thành
chủ yếu từ đá vôi, đây cũng là nơi có nhiều mỏ kim loại. Đá vôi vừa là vật liệu xây
dựng, vừa là nguyên liệu cho ngành công nghiệp xi măng có nhiều ở núi Voi, La
Giang, La Hiên Phần trung tâm tỉnh, hơi lệch về phía nam, là dải trầm tích
Mezozoi chứa than đá chạy theo phương tây bắc - đông nam với các mỏ than: Núi
Hồng, Phấn Mễ, Làng Cẩm, Quán Triều [13]
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Trên địa bàn Thái Nguyên có nhiều loại đất khác nhau, nhưng có thể gộp lại
thành 5 nhóm chính : đất xám laterit, đất xám có tầng loang lổ, đất phù sa chua, đất
nâu đỏ và núi đá [13].
Nhóm đất xám laterit chiếm phần lớn (khoảng 80%) diện tích tự nhiên
(DTTN) của tỉnh, phân bố ở khắp nơi, từ vùng gò đồi thấp đến vùng núi thấp - trung
bình. Loại đất này nghèo dinh dưỡng, nhưng sử dụng được cho canh tác cây công
nghiệp và cả hoa màu, lúa.

Các nhóm đất khác thường phân bố tập trung ở một số vùng, tuỳ thuộc vào
nguồn gốc phát sinh và mức cao địa hình, trong đó :
17

- Đất phù sa chua có diện tích dưới 2% DTTN, tập trung chủ yếu ven sông
Cầu và các phụ lưu chính của chúng. Đây là loại đất khá phổ biến ở vùng gò đồi
Phú Bình, thị xã Sông Công, thích hợp cho lúa và hoa màu.
- Đất xám có tầng loang lổ chiếm khoảng 6% DTTN, tập trung nhiều ở các
vùng gò đồi thấp phía nam của tỉnh, điển hình là ở Phổ Yên, Phú Bình. Đất này
thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu, cây ăn quả.
- Đất nâu đỏ chiếm khoảng 6% DTTN, tập trung ở những vùng thuộc bậc địa
hình đồi - núi thấp của các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá. Nhóm
đất này thích hợp cho cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Núi đá chiếm diện tích khoảng 8% DTTN, chủ yếu là các vùng núi đá vôi
thuộc huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai ở phía đông bắc, và một phần thuộc huyện Định
Hoá ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên.
1.1.5. Đặc điểm khí hậu
Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt,
mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
Tuy nằm ở vùng đông bắc, nhưng do có các dãy núi cao ở phía bắc và đông
bắc che chắn gió mùa đông bắc trong mùa lạnh nên Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng
lớn của gió mùa đông bắc so với các tỉnh khác thuộc vùng núi đông bắc. Mặt khác,
do sự chi phối của địa hình nên trong mùa đông khí hậu của Thái Nguyên được chia
thành 3 tiểu vùng rõ rệt:
- Tiểu vùng lạnh nhất là phía bắc huyện Võ Nhai,
- Tiểu vùng lạnh vừa là các huyện Định Hoá, Phú Lương và nam Võ Nhai,
- Tiểu vùng lạnh ít là vùng thấp thuộc về các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, thành
phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phú Bình và huyện Phổ Yên.
a. Về chế độ nhiệt:

Nhìn chung nhiệt độ bình quân năm không có sự khác biệt nhiều giữa các
khu vực trong tỉnh. Nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc và phía Nam tỉnh chỉ chênh
lệch nhau khoảng 0,5- 1,0
0
C. Nhiệt độ trung bình tháng ở Thái Nguyên dao động
18

trong khoảng 15,2
0
C (tháng 1) đến 28,9
0
C (tháng 6). Vào mùa đông, nhiệt độ thấp
nhất tuyệt đối chênh nhau khá nhiều, biên độ nhiệt khá cao từ 7,0 - 7,3
0
C.
b. Về chế độ mưa:
Mưa ở Thái Nguyên thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa
trung bình của Thái Nguyên là 1.500- 2.500mm/năm, nhưng lại khác nhau ở từng
khu vực. Mưa nhiều nhất ở huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên; mưa ít nhất ở
huyện Võ Nhai và Phú Lương.
c. Về bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình năm (thời kỳ 2005- 2008) trong khoảng 1.092 -
1.255mm và cũng có sự khác nhau giữa các khu vực, nhưng nhìn chung lượng bốc
hơi ở khu vực phía nam lớn hơn khu vực phía bắc của tỉnh. Thường từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau, ở tất cả các khu vực lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, gây nên
tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
1.1.6. Hệ thống thủy văn
Cấu trúc độc đáo của địa hình đã chi phối mạng lưới thuỷ văn của Thái
Nguyên. Trên địa bàn tỉnh này có sông chính là sông Cầu và các phụ lưu cấp I là:
Nghinh Tường, sông Đu, sông Công, sông Linh Nham, trong đó sông Công là phụ

lưu cấp I lớn nhất bên hữu ngạn, nhập vào sông Cầu tại Thuận Thành, huyện Phổ
Yên.
Sông Cầu là sông liên tỉnh, bắt nguồn từ Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, có diện tích
bồn lưu vực lớn, mật độ sông suối dày, lưu lượng dòng chảy lớn, với tổng lượng
nước lớn (4,5 tỷ m
3
).
a. Chế độ thủy văn mùa lũ
Mùa lũ trên các sông ở Thái Nguyên bắt đầu tương đối đồng nhất về thời
gian xuất hiện, từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10, đầu tháng 11, thời gian xuất hiện
lũ nhiều vào các tháng 6, 7, 8 và 9. Số trận lũ trung bình một năm từ 1,5- 2,0 trận,
năm nhiều có tới 4 trận lũ xuất hiện. Thời gian duy trì mực nước lũ ở cấp báo động
3 trung bình 25- 34 ngày, cấp báo động 2 là 30- 35 ngày đối với sông Cầu.
19

Lượng nước trên các sông trong mùa lũ thường chiếm khoảng trên 75%
lượng mưa cả năm, phân phối dòng chảy lũ của các tháng không đều. Lũ lớn trên
sông Cầu thường xuất hiện vào giữa mùa lũ và ba tháng có lượng dòng chảy lớn
nhất là các tháng 6, 7, 8. Lưu lượng dòng chảy tháng lớn nhất trên sông Cầu là vào
tháng 8 với 138m
3
/s tại thác Bưởi.
b. Chế độ thủy văn mùa cạn
Mùa cạn trên các sông ở Thái Nguyên thường từ đầu tháng 11 đến cuối tháng
4 năm sau. Chế độ thủy văn trên các sông suối của Thái Nguyên trong mùa cạn có
quan hệ mật thiết với dòng chảy năm, lượng mưa năm và các điều kiện khác của lưu
vực như diện tích hứng nước, thổ nhưỡng, thảm thực vật. Những yếu tố này có tác
dụng điều tiết dòng chảy mùa cạn nhanh hay chậm. Ở Thái Nguyên có một số khu
vực đá vôi, làm phức tạp thêm quá trình hình thành nước sông trong mùa cạn.
Lượng nước sông mùa cạn chiếm không quá ¼ tổng lượng nước cả năm, do

vậy có tháng không đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt, đồng
thời cũng làm gia tăng nồng độ chất ô nhiễm ở một số đoạn của sông Cầu.
1.1.7. Tài nguyên nước
a. Tài nguyên nước mặt
Nguồn nước mặt của Thái Nguyên chủ yếu do sông Cầu và các phụ lưu của
nó cung cấp.
- Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có diện tích lưu vực 6.030
km
2
bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng bắc - đông nam. Tổng lượng
nước sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m
3
. Hệ thống thuỷ nông đã xây dựng trên sông này
này có khả năng tưới cho 24 nghìn ha lúa hai vụ của huyện Phú Bình và các huyện
Hiệp Hoà, Tân Yên của tỉnh Bắc Giang.
- Sông Công là phụ lưu lớn có diện tích lưu vực 951 km
2
bắt nguồn từ vùng
núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa
lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ
Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km
2
với sức chứa lên tới 175 triệu m
3
nước.
Hồ này có thể chủ động điều hoà dòng chảy, chủ động tưới tiêu cho 12 nghìn ha lúa
20

hai vụ, màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái
Nguyên và thị xã Sông Công.

Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác đổ vào hệ thống sông
Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì trên
các sông nhánh thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng thuỷ điện kết hợp với
thuỷ lợi quy mô nhỏ.
b. Tài nguyên nước ngầm
Theo các tài liệu khảo sát địa chất thủy văn và tìm kiếm thăm dò trên địa
phận tỉnh Thái Nguyên, nước dưới đất tồn tại dưới dạng lỗ hổng các trầm tích Đệ
Tứ (Q) và phức hệ chứa nước khe nứt.
Nước lỗ hổng: phân bố ven sông Cầu, sông Công, chủ yếu phần nam của tỉnh
gồm huyện Phổ Yên và Phú Bình. Phần trên chủ yếu là các thành phần hạt mịn, khả
năng chứa nước kém, bề dầy 4  5 m, ở ven các sông nhỏ 15  20 m. Phần dưới là
cát, cuội, sỏi khả năng chứa nước tốt hơn, bề dầy 4  5 m có khi 10  15 m. Ven các
sông, tầng nước này có quan hệ thuỷ lực với nước sông.
Nước khe nứt thuộc loại trung tính có thể dùng làm nguồn cấp nước cho dân
sinh, cho công nghiệp. Nhưng hàm lượng sắt cao, cần phải được xử lý.
- Huyện Đại Từ trầm tích Đệ Tứ 8 - 9,5 m, trong đó chiều dày lớp cuội cát
chứa nước 4,9 - 7,3 m. Nguồn gốc chủ yếu là lũ tích, tàn tích của các trầm tích T
3
n-r vl,
độ chọn lọc kém, lượng cát, sét trong lớp cuội, sạn khá cao làm hạn chế khả năng
chứa nước của phức hệ, tầng chứa nước nằm nông, phương thức khai thác tốt nhất
là đào giếng; ở những vị trí thuận lợi lưu lượng một giếng khoảng 100m
3
/ngày.
- Dải Phú Bình - Phổ Yên - Thái Nguyên là khoảnh trầm tích Đệ Tứ rộng
nhất, được xếp vào dạng bồi tích trước núi, có mức độ chứa nước tốt.
Nước khe nứt và khe nứt castơ: Chiếm 70% diện tích toàn tỉnh.
Các thành tạo cacbonat có mức độ chứa nước tốt, độ cứng cao, nhiều mạch
lộ có lưu lượng rất lớn như Hồ Mắt Rồng lưu lượng vài trăm l/s.
Nước khe nứt đều nhạt, thuộc loại nước trung tính có thể làm nguồn cấp

nước.
21

Điều kiện ở Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho khai thác nước ngầm, nhìn
chung nước ngầm chất lượng tốt, có trữ lượng khá lớn, khoảng 3 tỷ m
3
, đảm bảo
phục vụ cho yêu cầu sinh hoạt của nhân dân.
1.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam. Hiện đã phát
hiện 177 điểm quặng và mỏ khoáng sản với hơn 30 loại hình khoáng sản khác nhau,
phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai… Tài
nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên có thể chia thành bốn nhóm:
Nhóm nguyên liệu cháy gồm than đá và than mỡ với tổng trữ lượng gần 100
triệu tấn (hiện còn lại khoảng 68 triệu tấn), chất lượng tương đối tốt. Các mỏ có trữ
lượng lớn là Khánh Hòa (46 triệu tấn), Núi Hồng (15,1 triệu tấn); hai mỏ Làng Cẩm
và Âm Hồn mỗi mỏ có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn than mỡ. Thái Nguyên được đánh
giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước (riêng trữ lượng than mỡ
trong ngành luyện kim đứng đầu trong cả nước), đủ đáp ứng các nhu cầu về luyện
kim, sản xuất nhiệt điện và các nhu cầu khác không chỉ đối với riêng tỉnh.
Nhóm khoáng sản kim loại gồm cả kim loại đen như sắt, mangan, titan và
kim loại mầu như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, antimon, thuỷ ngân,
vàng. Khoáng sản kim loại là một trong những ưu thế của Thái Nguyên không chỉ
so với các tỉnh trong vùng, mà còn có ý nghĩa đối với cả nước.
- Quặng sắt: trữ lượng khoảng gần 34,6 triệu tấn với hàm lượng Fe 58,8-
61,8%, được xếp vào loại chất lượng tốt.
- Quặng titan gốc: Là mỏ duy nhất ở Việt Nam được phát hiện tính đến thời
điểm hiện nay với trữ lượng trên 1 triệu tấn
- Quặng mangan - sắt có hàm lượng Mn+Fe khoảng 40-60%, trữ lượng thăm
dò khoảng 5 triệu tấn.

- Quặng thiếc, vonfram: Đây là các loại khoáng sản có tiềm năng ở Thái
Nguyên, tổng trữ lượng SnO
2
còn lại của cả ba mỏ chính là 16.648 tấn. Quặng
vonfram - đa kim có trữ lượng trên 100 triệu tấn, thuộc loại mỏ lớn của thế giới.
Riêng mỏ vonfram ở khu vực Đá Liền được đánh giá là mỏ có quy mô lớn với trữ
22

lượng khoảng 227.584 tấn.
- Chì, kẽm: Tổng trữ lượng chì, kẽm còn lại ước khoảng 27,2 triệu tấn, hàm
lượng chì kẽm trong quặng đạt từ 8% đến 30%.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh ở nhiều nơi còn tìm thấy vàng, bạc, đồng, niken,
thuỷ ngân, trữ lượng các loại này tuy không lớn, nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Nhóm khoáng sản phi kim loại gồm pyrit, barit, phốt-pho-rít, graphit, trong
đó đáng chú ý nhất là phốt-pho-rít với tổng trữ lượng khoảng 89.500 tấn.
Khoáng sản vật liệu xây dựng: Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu
xây dựng như đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, trong đó sét xi măng có trữ
lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Sét ở đây có hàm lượng các chất dao động như SiO
2
từ
51,9 đến 65,9%, Al
2
O
3
khoảng từ 7-8%, Fe
2
O
3
khoảng 7-8%. Ngoài ra, Thái
Nguyên còn có sét làm gạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng. Đáng chú ý nhất trong

nhóm khoáng sản phi kim loại của tỉnh là đá carbonat bao gồm đá vôi xây dựng có
trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m
3
, đá vôi xi măng ở Núi Voi, La Giang, La Hiên có trữ
lượng 194,7 triệu tấn.
Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủng
loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nước như quặng sắt, than
(đặc biệt là than mỡ). Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển các ngành
công nghiệp như luyện kim, khai khoáng, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng
1.1.9. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 354.110 ha, trong đó:
- Đất núi chiếm 43,83% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành
do sự phong hoá trên các đá macma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất núi thích hợp
cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh
doanh, nhưng cũng thích hợp để trồng các cây đặc sản, cây ăn quả.
- Đất đồi chiếm 24,57% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết,
bột kết, phiến sét và một phần phù sa. Đây là vùng đất xen kẽ giữa nông và lâm
nghiệp. Đất đồi phân bố ở một số vùng như Đại Từ, Phú Lương… với độ cao từ 50
đến 200m, có độ dốc từ 5 đến 20 độ, rất phù hợp đối với cây công nghiệp, đặc biệt
23

là cây chè và cây ăn quả lâu năm.
- Đất ruộng chiếm 12,11% diện tích đất tự nhiên. Tuy phần lớn diện tích có
độ phì thấp, song các cây lương thực như lúa, ngô, cây mầu như khoai, lạc đỗ đủ
đảm bảo cung cấp lương thực trong nội tỉnh.
- Đất chưa sử dụng hiện còn khoảng 49.050 ha (chiếm 13,85% diện tích tự
nhiên), phần lớn trong số này có khả năng sử dụng cho mục đích nông, lâm nghiệp.
Mặc dù là một tỉnh trung du miền núi, nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên
không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây cũng là một thuận
lợi của tỉnh trong việc canh tác nông, lâm nghiệp, phát triển KT- XH nói chung mà

nhiều tỉnh trung du miền núi khác không có.
1.1.10. Tài nguyên rừng và thảm thực vật, động vật
Thái Nguyên có trên 165,13 nghìn ha đất lâm nghiệp (chiếm khoảng
46,6 % diện tích tự nhiên của tỉnh), trong đó diện tích đất rừng tự nhiên khoảng
104,8 nghìn ha, rừng trồng có trên 60 nghìn ha. Trong tổng diện tích rừng, rừng
phòng hộ có gần 55,6 nghìn ha, rừng đặc dụng 28,1 nghìn ha và rừng kinh tế 81,4
nghìn ha. Tổng diện tích đất chưa sử dụng có 49.049 ha (phần lớn là diện tích rừng
tự nhiên đã bị tàn phá), trong số này có trên 39 nghìn ha có khả năng phục vụ mục
đích lâm nghiệp.
Từ những tài liệu lịch sử và các dấu tích còn lại, có thể thấy phần lớn diện
tích đồi núi của Thái Nguyên trước đây là những thảm rừng dầy. Sau những năm
chiến tranh và do khai thác sử dụng không hợp lý, lớp phủ thực vật của Thái
Nguyên đã suy giảm cả về diện tích và sinh khối. Điều này gây ảnh hưởng xấu
đến tài nguyên sinh vật, suy thoái môi trường và tác động tiêu cực đến khả năng
phát triển KT- XH của tỉnh. Trong vòng 10 năm nay với hiệu quả của các chương
trình phục hồi rừng, diện tích rừng ở Thái Nguyên tăng đáng kể so với các năm
1980. Tuy nhiên phần lớn thực vật ở rừng mới trồng là các loại cây keo, bạch đàn,
thông ít có giá trị về đa dạng sinh học.
Thảm thực vật của Thái Nguyên hiện nay được chia thành ba kiểu chính:
- Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới cây lá rộng trên đất hình thành từ đá
24

vôi và các trạng thái thứ sinh thay thế: Kiểu này phân bố chính ở các hệ tầng đá vôi
thuộc hai huyện Võ Nhai và Định Hoá, những năm gần đây do khai thác không hợp
lý, kiểu thảm thực vật này bị suy thoái.
- Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới trên đất hình thành từ các loại đá
gốc khác nhau và trạng thái thứ sinh thay thế: Kiểu rừng này chủ yếu ở vùng đồi
núi phía tây của tỉnh, một phần ở phía bắc và đông bắc, đôi khi xen kẽ với kiểu rừng
trên đất hình thành từ đá vôi. Ở đây còn thấy một số loài cây lá rộng, cây gỗ với
thành phần ưu thế: dẻ gai, chò, trường, ngát, trám trắng, sao, gội, long não, dẻ, sa

mu. Các loại tre nứa thường là mai, vầu, giang và các cây gỗ nhỏ, cỏ mọc xen.
- Thảm cây trồng: Diện tích cây lâu năm và cây nông nghiệp chiếm gần 1/3
diện tích toàn tỉnh. Diện tích này phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng phía nam và
vùng trung tâm của tỉnh. Cây lương thực, thực phẩm có lúa, sắn, ngô, khoai, đỗ
tương, lạc, rau xanh. Cây lâu năm chủ yếu là chè. Cây ăn quả chủ yếu có vải, nhãn,
hồng.
Về tính đa dạng sinh học có thể thấy Thái Nguyên khá đa dạng về các loài
động thực vật, đặc biệt có nhiều loại cây dược liệu quý có thể phát triển ở quy mô
sản xuất hàng hoá.
Trước đây, theo thống kê Thái Nguyên có tới 71 họ với 522 loài thực vật
hoang dã, nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, chò chỉ, lát và nhiều cây
thuốc quý như sa nhân, ba kích, hà thủ ô Tuy nhiên, đến nay một số loài hầu như
đã tuyệt chủng.
Về hệ động vật, trước đây Thái Nguyên có rất nhiều loài thú, chim, bò sát,
nhưng do săn bắn bừa bãi, môi trường sống bị huỷ hoại nên nhiều loài ở tình trạng
bị đe doạ, khan hiếm và tuyệt chủng.
1.1.11. Tài nguyên du lịch
Thái Nguyên có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo như hồ Núi
Cốc, hang Phượng Hoàng, núi Văn, núi Võ; các bảo tàng văn hoá, lịch sử và các di
tích kiến trúc nghệ thuật đình, đền, chùa, hang động như đình Phương Độ, hang
Thần Sa, đền thờ Đội Cấn, ATK Việt Bắc (khu ATK đã được Chính phủ đặt kế
25

hoạch quy hoạch thành khu du lịch lịch sử quốc gia).
Nhìn chung, tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái
gắn với cảnh quan thiên nhiên và văn hoá dân gian và du lịch gắn với văn hoá, lịch
sử: Thái Nguyên nằm sát Hà Nội nên có nhiều cơ hội nằm trong các tuyến, tour du
lịch quốc gia.
1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng trong những năm qua nền
kinh tế của tỉnh vẫn phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, ổn định và tương đối
đồng đều giữa các khu vực.
Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2009 (theo giá so sánh 1994) đạt 5.732,2 tỷ
đồng, tăng 9% so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây
dựng nhanh và cao hơn mức bình quân chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản có mức tăng chậm hơn, nên cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng công nghiệp và xây dựng và giảm dần nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 39,78% năm 2008 lên 40,42% năm 2009,
tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 23,98% năm 2008 xuống còn
22,85% năm 2009. Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ
tăng trưởng chung, tỷ trọng khu vực này tăng từ 36,24% năm 2008 lên 36,74% năm
2009.
Năm 2009 GDP bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,5 triệu
đồng/người so với năm 2008, tuy nhiên vẫn thấp hơn trung bình cả nước là 19,1
triệu đồng.
1.2.2. Dân số, lao động và giải quyết việc làm
Tổng dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.124.786 người (theo Tổng điều tra dân số
ngày 01 tháng 04 năm 2009), chiếm 1,34% dân số cả nước. Trong đó dân số nam là
559.153 người (chiếm 49,71%); dân số nữ là 565.633 người (chiếm 50,29%). So
với cả nước, dân số tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 33 và đứng thứ 3 các tỉnh trong
vùng trung du và miền núi phía Bắc (sau tỉnh Bắc Giang và tỉnh Phú Thọ). Tỷ lệ
26

tăng dân số bình quân năm trong thời kỳ giữa 2 cuộc tổng điều tra năm 1999 và
2009 là 0,73%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân 1,7%/năm của giai đoạn 1989-
1999 và thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước (cả nước giai đoạn 1999-
2009 tăng bình quân 1,2%/năm). Dân số thành thị của tỉnh Thái Nguyên tại thời
điểm tổng điều tra 2009 là 288 nghìn người, chiếm 25,62% dân số (năm 1999 dân
số khu vực thành thị là 228 nghìn người, chiếm 21,81% dân số) và là tỉnh có tỷ lệ

dân số thành thị cao thứ 22 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh trung du và
miền núi phía Bắc.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng trên 600 nghìn người
trong độ tuổi lao động đang tham gia các hoạt động kinh tế thường xuyên, trong đó,
khoảng 21,5% là thuộc khu vực thành thị. Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động
của tỉnh đã qua đào tạo khá cao, khoảng trên 27%, bình quân mỗi năm có 12 nghìn
lao động được giải quyết việc làm. Số lao động thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ
5,57% năm 2005 xuống còn 4,91% năm 2007. Tuy nhiên với quy mô dân số như
hiện nay, mỗi năm có khoảng gần 20 nghìn người bước vào độ tuổi lao động, cộng
với khoảng gần 8 nghìn lao động thất nghiệp ở thành thị thì nhu cầu phải giải quyết
việc làm mỗi năm khoảng gần 30 nghìn người. Mặt khác, để giảm dần lao động
thuộc khu vực nông thôn xuống còn 55% vào năm 2010 thì mỗi năm có khoảng 25
nghìn lao động nông nghiệp phải chuyển đổi sang các ngành nghề khác. Như vậy số
người trong tuổi lao động ngày càng tăng, mỗi năm phải tạo thêm khoảng trên 50
nghìn chỗ làm việc, đây là yêu cầu hết sức khó khăn trong những năm tới đối với
tỉnh Thái Nguyên.
1.2.3. Đời sống các tầng lớp dân cư và công tác xoá đói giảm nghèo
Công tác xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế
hoạch hoá gia đình và các chính sách với người có công, gia đình chính sách tiếp
tục được tập trung quan tâm, thực hiện thường xuyên, đúng quy định. Các chương
trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT- XH cho các vùng khó khăn và các chính
sách trợ giúp trực tiếp về sản xuất và đời sống cho dân tộc thiểu số, người nghèo

×