Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu sinh thái cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 104 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Thùy Dƣơng



NGHIÊN CỨU SINH THÁI CẢNH QUAN HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM
ĐỊNH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG-LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC








Hà Nội – Năm 2012

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Thùy Dƣơng



NGHIÊN CỨU SINH THÁI CẢNH QUAN HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM
ĐỊNH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG-LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH


Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số : 608502



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

PGS.TS NGUYỄN KHANH VÂN


Hà Nội – Năm 2012

3
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của nghiên cứu sinh thái cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài
nguyên, bảo vệ môi trƣờng 4
1.1.1. Nghiên cứu sinh thái cảnh quan, đánh giá cảnh quan 4
1.1.2. Vai trò của nghiên cứu sinh thái cảnh quan và việc sử dụng hợp lý tài nguyên,
phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng 12
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định . 22
CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Phƣơng pháp điều tra tổng hợp 23
2.2.2. Phƣơng pháp viên thám, hệ thống thông tin địa lý 24
2.2.3. Phƣơng pháp phân loại cảnh quan 24
2.2.4. Phƣơng pháp thành lập bản đồ cảnh quan 33
2.2.5. Phƣơng pháp khảo sát thực địa kiểm chứng 34
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên và môi
trƣờng - cơ sở để phát triển sản xuất huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định 35
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 52
3.1.3. Hiện trạng môi trƣờng huyện Giao Thủy 59
3.2. Đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững sản xuất nông -
lâm nghiệp và du lịch huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 63
3.2.1. Xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 63
3.2.2. Đánh giá cảnh quan sinh thái huyện Giao Thủy cho phát triển sản xuất nông –
lâm nghiệp và du lịch 71
3.2.3. Định hƣớng sử dụng hợp lý cảnh quan, đề xuất giải pháp phát triển sản xuất
nông-lâm nghiệp và du lịch bền vững, bảo vệ môi trƣờng huyện Giao Thủy, tỉnh Nam

Định 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

4
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94





























5
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CN-TTCN-XD : Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
CQ : Cảnh quan
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
HST : Hệ sinh thái
IALE : Hiệp hội sinh thái cảnh quan quốc tế
KT-XH : Kinh tế xã hội
PTBV : Phát triển bền vững
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TB : Trung bình
STCQ : Sinh thái cảnh quan
VQG : Vƣờn Quốc Gia
















6
DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Hệ thống phân loại cảnh quan
Bảng 3.1: Thống kê dân số và mật độ dân số của toàn huyện Giao Thủy (2010)
Bảng 3.2: Lao động và cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế huyện Giao Thủy
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định
Bảng 3.4: Lƣợng gia súc gia cầm và chăn nuôi khác của huyện Giao Thủy
Bảng 3.5: Số khách đến du lịch trên địa bàn huyện Giao Thủy năm 2010
Bảng 3.6: Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định
Bảng 3.7: Chú thích cho bản đồ cảnh quan huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định
Bảng 3.8: Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích trồng trọt
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá cảnh quan cho mục đích trồng trọt
Bảng 3.10: Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích nuôi trồng thủy hải sản
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho định hƣớng phát triển
nuôi trồng thủy hải sản
Bảng 3.12: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá cho định hƣớng phát triển lâm nghiệp
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho mục đích định hƣớng
phát triển lâm nghiệp
Bảng 3.14: Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích định hƣớng phát triển du
lịch
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển du lịch
Bảng 3.16: Tổng hợp kết quả đánh giá cho nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch
Bảng 3.17: Bản đồ tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thích hợp các cảnh quan
cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp và du lịch huyện Giao Thủy, tỷ lệ
1:50.000

32
52
53
55
58
58
65
68
75
75
77

77
79

79

81
82
83


86




7
DANH MỤC HÌNH


Trang
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống phân loại nhiều cấp của Vũ Tƣ Lập (1974)
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy tỷ lệ 1:50.000
Hình 3.2: Bản đồ địa hình huyện Giao Thủy tỷ lệ 1: 50.000
Hình 3.3: Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Giao Thủy tỷ lệ 1: 50.000
Hình 3.4: Bản đồ lớp phủ thực vật, tổ hợp cây trồng và một số HST huyện
Giao Thủy tỷ lệ 1:50.000
Hình 3.5: Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Giao Thủy – Nam Định
Hình 3.6: Bản đồ cảnh quan huyện Giao Thủy tỷ lệ 1 : 50.000
Hình 3.7: Bản đồ tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thích hợp các cảnh quan
cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp và du lịch huyện Giao Thủy, tỷ lệ
1:50.000
28
36
37
44

51
65
67


85



8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi một vùng lãnh thổ theo

hƣớng phát triển bền vững, vấn đề sử dụng hợp lý tiềm năng tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng và phát
triển nguồn nhân lực luôn là những vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa quan trọng,
cấp thiết.
Để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến sử dụng hợp lý tài nguyên gắn với
bảo vệ môi trƣờng lãnh thổ thì việc áp dụng phƣơng pháp tiếp cận địa lý tổng hợp,
tiếp cận cảnh quan học, nghiên cứu ứng dụng cảnh quan có vai trò hết sức quan
trọng và luôn có cơ sở khoa học và tính hợp lý, tính hiệu quả cao. Điều này đƣợc
luận giải vì các cảnh quan - các đơn vị tổng hợp tự nhiên của mỗi một lãnh thổ luôn
có những thay đổi và sự phân hoá theo không gian khá đa dạng, phức tạp. Các thành
phần cấu tạo cảnh quan có tính độc lập tƣơng đối, song giữa chúng có mối quan hệ
chặt chẽ tạo thành một hệ thống động lực. Hệ thống đó tồn tại trong trạng thái cân
bằng động, một thành phần nào đó trong hệ thống thay đổi có thể sẽ dẫn đến sự thay
đổi của các thành phần khác và phá vỡ hệ thống cũ tạo nên một hệ thống mới. Nếu
khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tức là tác động vào toàn hệ thống tự
nhiên một cách phù hợp với đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển của chúng thì sẽ
bảo vệ, tái tạo đƣợc nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo đƣợc sự phát triển
bền vững của lãnh thổ. Ngƣợc lại, nếu con ngƣời trong khai thác, sử dụng tự nhiên
không tuân theo những quy luật của tự nhiên thì sẽ mang lại những hậu quả lâu dài
và không lƣờng trƣớc đƣợc. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra những đặc điểm đặc
trƣng, quy luật phát sinh, phát triển của một lãnh thổ tự nhiên là rất quan trọng, giúp
cho việc sử dụng lãnh thổ một cách hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và
môi trƣờng, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững.
Huyện Giao Thủy là một huyện ven biển thuộc tỉnh Nam Định. Huyện Giao
Thủy có đồng bằng, có vùng tiếp giáp biển với bờ biển dài hơn 30km, do đó tiềm
năng vốn có của huyện có thể phát triển một nền kinh tế tổng hợp nông nghiệp - lâm

9
nghiệp - du lịch. Tuy nhiên vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
của tỉnh phục vụ cho phát triển bền vững đang là vấn đề cấp bách cần đƣợc quan

tâm. Việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên - đánh
giá cảnh quan huyện Giao Thủy sẽ làm sáng tỏ đƣợc tiềm năng của huyện, làm cơ
sở khoa học nhằm đề xuất đƣợc định hƣớng phát triển lãnh thổ theo hƣớng bền
vững.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sinh thái
cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho phát triển bền vững nông - lâm
nghiệp và du lịch”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, sự phân hoá không
gian của tài nguyên, phân tích hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động
khai thác tài nguyên ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Xác lập những luận cứ khoa học, đề xuất những định hƣớng sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở phân tích, đánh giá sinh thái mức độ thích
hợp của cảnh quan cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, đề tài cần phải giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Tổng quan tình hình phát triển của khoa học cảnh quan trong và ngoài nƣớc
và xu thế nghiên cứu các sinh thái cảnh quan ở Việt Nam
- Thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu, tƣ liệu hiện có liên quan tới
vùng nghiên cứu
- Phân tích các yếu tố thành tạo cảnh quan khu vực huyện Giao Thủy - tỉnh
Nam Định
- Xây dựng bản đồ cảnh quan cho khu vực nghiên cứu, tỷ lệ 1: 50.000

10
- Phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định
phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch

- Đề xuất một số định hƣớng sử dụng hợp lý cảnh quan huyện Gia Thủy - tỉnh
Nam Định cho phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi lãnh thổ: Đề tài nghiên cứu đƣợc giới hạn trong toàn bộ lãnh thổ
hành chính huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định
- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu, đánh giá sinh thái cảnh quan một huyện cho
phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ về tiềm năng tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ sự phân hoá không gian
lãnh thổ và các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của vùng nghiên cứu.
Những vấn đề lý luận, thực tiễn trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ góp phần
hoàn thiện phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan
nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo hƣớng địa lý tổng hợp
và bảo vệ môi trƣờng lãnh thổ nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở kết quả của việc phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan đề tài sẽ
đƣa ra một số định hƣớng và giải pháp phát triển nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi
trƣờng, góp phần xác lập định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững kinh tế - xã hội
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

11
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của nghiên cứu sinh thái cảnh quan phục vụ sử dụng
hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng
1.1.1. Nghiên cứu sinh thái cảnh quan, đánh giá cảnh quan
Những luận điểm về Cảnh quan học (Landscape science) và Sinh thái học
(Ecology) và Sinh địa quần lạc học (Biogeocenology) đƣợc coi là cơ sở khoa học
cho sự hình thành Sinh thái học cảnh quan (Landscape ecology).
1.1.1.1. Cảnh quan học
Hiện nay, khái niệm về “cảnh quan” đang đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau nhƣ: địa lý, môi trƣờng, hội họa… Tùy vào từng lĩnh vực mà khái niệm
này đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tổng quát lại, khái niệm “cảnh quan” có
thể đƣợc hiểu theo nghĩa nhƣ sau:
+ Khái niệm cảnh quan đƣợc hiểu theo nghĩa rộng:
Theo từ điển Webster’s (1963) và The Oxford English Dictionary (1933) khái
niệm cảnh quan đƣợc hiểu nhƣ sau:
- Là một bức tranh miêu tả lãnh thổ thiên nhiên (sông, suối, rừng, núi )
- Chỉ tổng thể địa hình của một vùng nào đó
- Chỉ phong cảnh thiên nhiên của một vùng, một dải đất nào đó có thể quan sát
đƣợc.
“Cấu trúc cảnh quan là sự sắp xếp và thay đổi phong cảnh thiên nhiên qua
các miền đất khác nhau tạo ra các tác động thẩm mỹ”. Khái niệm này mang tính
cảm nhận của con ngƣời với môi trƣờng xung quanh, hiện đƣợc mở rộng và sử dụng
rộng rãi trong kiến trúc cảnh quan.
+ Khái niệm cảnh quan bao hàm nội dung khoa học:
Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thông qua các công trình nghiên cứu tự
nhiên của các nhà nghiên cứu Nga và Đức, nội dung khoa học đã bắt đầu đƣa vào
khái niệm cảnh quan. Cơ sở khoa học quan trọng của học thuyết này là sự nhận thức
sâu sắc về tính toàn vẹn lãnh thổ, tính thống nhất nội tại của mối quan hệ nhân quả
giữa các hợp phần tự nhiên cấu thành các “thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên” tồn tại

12

một cách khách quan theo một trật tự phân cấp trong lớp vỏ địa lý. Thứ hai là có thể
xác định đƣợc ranh giới các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên trên thực địa. Việc
nghiên cứu cấu trúc cũng nhƣ sự phát triển của các tổng hợp thể tự nhiên đƣợc tiến
hành dƣới góc độ khác nhau. Dƣới góc độ địa lý có các hƣớng nghiên cứu địa lý
cảnh quan, dƣới góc độ địa hóa học có các hƣớng nghiên cứu địa hóa học cảnh quan
và dƣới góc độ sinh thái có hƣớng nghiên cứu sinh thái cảnh quan.
Thuật ngữ cảnh quan có thể đƣợc hiểu theo một trong các nội dung sau đây:
- “Cảnh quan là những các thể địa lý không lặp lại trong không gian, là đơn vị
cơ bản trong hệ thống phân vùng địa lý tự nhiên”
Quan niệm này cho rằng cảnh quan là đơn vị cơ bản của phân vùng địa lý tự
nhiên. Các đơn vị cá thể cảnh quan đƣợc xác định theo nguyên tắc, phƣơng pháp
phân vùng địa lý tự nhiên với hệ thống phân vị từ trên xuống dƣới thể hiện bằng
phƣơng pháp họa đồ cảnh quan thực địa. Theo quan điểm này: “Cảnh quan địa lý là
một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền tảng địa
chất đồng nhất, có một kiểu địa hình, có một kiểu khí hậu đồng nhất và bao gồm
một tập hợp dạng địa lý, chủ yếu và thứ yếu liên kết với nhau về mặt động lực và
lặp lại một cách có quy luật trong không gian, tập hợp này chỉ thuộc riêng cho cảnh
quan địa lý đó…”
Với định nghĩa trên, N.A.Xolsev đã xác định đƣợc cấu trúc không gian thẳng
đứng của cảnh quan thông qua việc xác định các hợp phần địa chất, địa hình, khí
hậu cũng nhƣ cấu trúc ngang của cấp cảnh địa lý nhƣ là một tập hợp có quy luật.
A.G.Ixatrenko (1965) định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một bộ phận được tách ra
trong quá trình phát sinh của một miền, một đới địa lý và nói chung là của bất kì
một đơn vị lãnh thổ nào lớn hơn, có đặc điểm là đồng nhất cả về mặt địa đới và phi
địa đới và có một cấu trúc riêng, một cấu tạo hình thái riêng”.
Khi nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, GS. Vũ Tƣ Lập (1976)
đã đƣa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thế, được phân hóa ra
trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng, và một đai cao ở miền núi, có một cấu
trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu thủy văn, về đại tổ


13
hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật những
dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng
nhất”[16].
- Cảnh quan đồng nghĩa với khái niệm thể tổng hợp tự nhiên lãnh thổ ở các
cấp
Tác giả D.L.Armand tán thành quan điểm này và cho rằng “Tổng hợp thể lãnh
thổ tự nhiên là một phần lãnh thổ hay khu vực được phân chia một cách ước lệ
bằng các ranh giới thẳng đứng theo nguyên tắc đồng nhất tương đối và các ranh
giới nằm ngang theo nguyên tắc mất dần ảnh hưởng của nhân tố mà theo đó tổng
thể được định ra… vì thuật ngữ tổng thể lãnh thổ hay khu vực tự nhiên rất dài, tuy
chính xác nhưng không thuận tiện nên tôi thay nó bằng thuật ngữ ngắn gọn là cảnh
quan”.
- Quan niệm cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại:
Những ngƣời theo quan niệm này cho rằng: các thể tổng hợp địa lý tự nhiên
chứa đựng trong nó các đặc tính phản ánh tính chất của tổ hợp các thành phần cấu
tạo nên chúng. Nhờ vào việc nghiên cứu các đặc tính chung nào đó mà ngƣời ta có
thể phát hiện các thể tổng hợp tự nhiên bằng con đƣờng phân loại cảnh quan theo
các cấp loại nhƣ hệ cảnh quan- phụ hệ cảnh quan - kiểu cảnh quan - phụ kiểu cảnh
quan - loại cảnh quan - hạng cảnh quan…
Nhƣ vậy, CQ đƣợc hiểu và áp dụng khác nhau phụ thuộc vào quan điểm của
ngƣời nghiên cứu. Theo quan điểm của Phạm Hoàng Hải và nhóm nghiên cứu, thuật
ngữ này có thể hiểu theo một trong các nội dung sau [6]:
1. Cảnh quan đƣợc coi là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên ở bất kỳ một cấp
phân chia nào, đó là quan niệm chung.
2. Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị lãnh thổ tự nhiên, trong
đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu đƣợc xem xét đến những biến đổi do tác động của
con ngƣời. Quan niệm cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại.
3. Cảnh quan là những cá thể địa lý, là một phần nào đó riêng biệt của lớp vỏ
địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất.


14
Trong đó quan niệm kiểu loại và quan niệm cá thể đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
cảnh quan sử dụng, phổ biến là quan niệm kiểu loại. Trong nghiên cứu cảnh quan có
nhiều hƣớng khác nhau, cần phải hiểu cảnh quan theo đúng bản chất của nó, không
thể hiểu theo tên gọi vì chƣa có một định nghĩa cảnh quan thống nhất.
1.1.1.2. Sinh thái học
Sinh thái học đƣợc nhà động vật học Đức Haeckel (1866) đề xuất, nhƣng mãi
đến đầu thế kỷ XX mới có một số công trình sinh thái học tích hợp các vấn đề địa lý
nhƣ: nghiên cứu diễn thế sinh thái trên dải cồn cát hồ Michigan (Cowles, 1899); quy
luật phát triển của sinh quần lạc trong mối quan hệ với nhân tố thổ nhƣỡng
(Clements, 1916). Hệ sinh thái do nhà sinh thái học Anh Tansley (1935) đề xuất là
một tập hợp các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trƣờng vô cơ nơi
chúng sinh sống (khí hậu, đất), sau đó đƣợc các nhà sinh thái học Mỹ kế thừa và
phát triển (Linderman, 1942; Odum, 1971; Whittaker, 1975). Khái niệm này tạo ra
mối liên hệ giữa các yếu tố vô sinh với các yếu tố hữu sinh đã gây ấn tƣợng sâu sắc
cho nhà địa vật lý C.Troll nhìn nhận sinh thái cảnh quan nhƣ là khoa học nghiên
cứu tổng hợp các hiện tƣợng tự nhiên phức tạp. Các nghiên cứu của Holling (1992)
cũng đƣa ra kết luận: mọi hệ sinh thái đều đƣợc điều khiển và tổ chức bởi các loài
sinh vật ƣu thế và các quá trình vô sinh đặc thù để tạo thành cấu trúc cảnh quan ở tỷ
lệ khác nhau.
1.1.1.3. Sinh địa quần lạc học
Cũng trong thời gian này, trên cơ sở kế thừa học thuyết Hệ sinh thái rừng của
GF Morozov (1912), nhà khoa học Nga Sucasov (1942) đã đề xƣớng học thuyết
Sinh địa quần lạc học (Biogeocenology) với đối tƣợng nghiên cứu khác đi. Sinh địa
quần lạc đƣợc quan niệm là “Tổng hợp trên bề mặt nhất định các hiện tượng tự
nhiên theo kiểu chỉnh hợp với 1 dòng trao đổi và chuyển hóa vật chất giữa các điều
kiện tự nhiên đó (đá mẹ, thảm thực vật, thế giới động vật, thế giới sinh vật, đất và
điều kiện khí hậu - thủy văn)”. Theo đó, bản chất quan hệ giữa các thành phần sinh
địa quần lạc là quá trình tích lũy, chuyển hóa vật chất và năng lƣợng, quyết định sự

phát sinh, phát triển và biến đổi của các hệ sinh thái rừng. Khái niệm sinh địa quần

15
lạc học đƣợc các nhà sinh thái cảnh quan Bắc Mỹ đánh giá là gần tƣơng tự với khái
niệm sinh thái cảnh quan của Troll.
Ngoài ra còn phải kể đến sự ảnh hƣởng rất lớn của Khoa học lập địa (Site
science), xã hội thực vật học (Phytosociology) và địa sinh học (Biogeography).
Khoa học lập địa với phƣơng pháp luận xây dựng bản đồ lập địa rừng đƣợc đánh giá
là một nhận tố quan trọng của sinh thái cảnh quan tại Đức.
Tại Bắc Mỹ, thực vật học đã nghiên cứu sâu quy luật phân bố không gian của
các quần thể thực vật ƣu thế (Braun -Blanquet, 1932), thậm chí còn sử dụng cả
phƣơng pháp luận của Von Humboldt (1807) về hệ thống sinh thái tƣơng tác với
nhân tố môi trƣờng trong không gian lãnh thổ để giải thích sự phát sinh các kiểu
thảm thực vật khác nhau (Bakker, 1979); Whittaker, 1965. Địa sinh học nghiên cứu
quan hệ giữa quần xã sinh vật với sự phân hóa không gian, cơ sở hình thành luận
điểm địa sinh học đảo giải thích tƣơng quan số loài - diện tích đảo (McArthur và
Wilson, 1976). Luận điểm này ứng dụng để dự báo số lƣợng loài có thể bị tuyệt
chủng khi hủy hoại nơi cƣ trú (Simberloff, 1986), hoặc thiết kế các khu bảo tồn
thiên nhiên (Gorman, 1979). Mặc dù không có vai trò trong việc hình thành sinh
thái cảnh quan nhƣng thực vật học và địa sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong xác định cách tiếp cận nghiên cứu của trƣờng phái Bắc Mỹ.
Nhƣ vậy, đặc điểm của cảnh quan học, sinh thái học và sinh địa quần lạc học
là:
- Các nghiên cứu phát sinh chú trọng nhiều đến các hợp phần vô sinh và coi
vai trò của các hợp phần trong cảnh quan nhƣ nhau. Thảm thực vật có vai trò tạo
năng suất hữu cơ, vai trò của nhân tố con ngƣời trong cảnh quan chƣa đƣợc chú
trọng. Trong sinh thái cảnh quan, các hợp phần vật chất và dinh dƣỡng, hợp phần
nền tảng nhiệt ẩm và cả tác động của con ngƣời đƣợc coi là những nhân tố sinh thái
phát sinh quần thể thực vật
- Sinh địa quần lạc có không gian xác định chỉ ra quy luật tƣơng tác tƣơng đối

hoàn chỉnh song lại chƣa quan tâm đến yếu tố nhân văn trong lãnh thổ (hình 1.1b).
Tiếp cận hệ sinh thái không xác định đƣợc tính thứ bậc về không gian của lãnh thổ

16
nghiên cứu. Trong khi các địa tổng thể (geo - complex) của cảnh quan học thuộc cấp
phân vi cụ thể, có ranh giới rõ ràng.
- Các đơn vị cảnh quan, đơn vị đất đai, đơn vị lập địa đƣợc coi là những địa
tổng thể để nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ sử dụng
hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Cảnh quan có thể đánh giá cho nhiều mục
đích nhƣ nông, lâm, ngƣ nghiệp, nghỉ dƣỡng, xây dựng; còn đánh giá đất đai và lập
địa chỉ phục vụ cho phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp.
Đó là lý do cần phải sinh thái hóa cảnh quan (Ixatrenko, 1976; Armand, 1983;
Phạm Hoàng Hải, 1992). Các nhà sinh thái rất quan tâm đến cách tiếp cận không
gian của địa lý học với hệ thống phân vị lãnh thổ chặt chẽ có ý nghĩa thực tiễn cao
trong nghiên cứu sinh thái học.
Sự hội tụ của cảnh quan học và sinh thái học là tất yếu thể hiện sự phân hóa tự
nhiên và sự tƣơng tác giữa thế giới vô cơ và hữu cơ (Nguyễn Thành Long, 1992)
1.1.1.4. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan
+ Khái niệm về đánh giá cảnh quan:
Trong địa lý, cảnh quan là một tổng hợp thể tự nhiên phức tạp với các cấp
phân vị khác nhau. Nhƣ vậy, thực chất đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các
điều kiện tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, thủy sản, du lịch, tái
định cƣ…)
Đánh giá cảnh quan là một nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu địa lý ứng
dụng, có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi
trƣờng, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đƣa ra quyết định phù hợp với từng đơn vị
lãnh thổ cụ thể. Cho nên, đánh giá cảnh quan là bƣớc trung gian giữa nghiên cứu cơ
bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.
+ Hƣớng đánh giá cảnh quan cho phát triển sản xuất (nông - lâm nghiệp và du
lịch)

Con ngƣời và tự nhiên luôn luôn có mối quan hệ, tác động qua lại tới nhau,
đặc biệt là mối liên quan đặc trƣng các tổng thể tự nhiên và các hoạt động sản xuất
của con ngƣời đƣợc thể hiện qua nhiều kiểu, nhiều hình thức khác nhau. Kết quả

17
phân tích, đánh giá cho thấy các cảnh quan tự nhiên luôn có đủ những điều kiện
thuận lợi về chức năng cho đời sống con ngƣời, phát triển của ngành sản xuất, kinh
tế, cũng nhƣ các mức độ đa dạng trong sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
Một trong những nội dung thiết thực nghiên cứu, đánh giá cảnh quan với các mức
độ khác nhau của công tác sử dụng tài nguyên lãnh thổ mỗi vùng cần phải đề cập
đến là việc phân định các loại hình sản xuất chính nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp,
công nghiệp, du lịch và nghỉ dƣỡng, theo lãnh thổ.
Phƣơng pháp tiếp cận tổng hợp trong nghiên cứu vùng để giải quyết các vấn
đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và phát triển môi trƣờng bền vững
về thực chất sự bao gồm việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống đặc điểm
của các tổng hợp thể tự nhiên ở các cấp bậc khác nhau; việc phân tích tổng hợp
cảnh quan và cùng với nó là sự sắp xếp, kiến nghị và xây dựng các định hƣớng về
các dạng sử dụng tài nguyên, phát triển sản xuất, kinh tế vùng. Vì vậy, những cơ sở
và nội dung quan trọng trƣớc hết phải là việc nghiên cứu các đặc điểm của cảnh
quan, phân định rõ mức độ “phù hợp” hay “thích hợp” của các vùng cảnh quan hay
từng tổng hợp thể tự nhiên cho phát triển một hay một vài ngành sản xuất, kinh tế,
cho đời sống con ngƣời, cho các nhu cầu xã hội và những vấn đề liên quan khác
nhƣ bảo vệ, tái tạo và phát triển tài nguyên, môi trƣờng.
Trong nghiên cứu tổng hợp vùng cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thì
một trong những phƣơng pháp quan trọng thƣờng đƣợc áp dụng là phƣơng pháp
đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích
thực tiễn. Với phƣơng pháp này có thể dễ dàng xác định mối quan hệ và tác động
tƣơng hỗ của các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng nhƣ giữa các tổng hợp thể
tự nhiên với nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, cấu
trúc, động lực của cảnh quan, với đặc trƣng phân hóa của các dạng sử dụng tài

nguyên một cách có quy luật và hiệu quả trên lãnh thổ. Với phƣơng pháp này một
mặt sự xác định rõ bản chất các đơn vị cảnh quan trong một hệ thống tự nhiên
chung và đồng thời đƣa ra đƣợc những kết luận chính xác về việc bố trí các ngành
sản xuất, kinh tế phù hợp theo từng vùng, Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng

18
phƣơng pháp này cần có thêm những lý giải, cũng nhƣ xem xét kỹ những vấn đề lý
thuyết đánh giá, phƣơng pháp luận, các thủ pháp tiến hành đối với mỗi đối tƣợng
cũng nhƣ ở mỗi một đơn vị lãnh thổ riêng biệt khác nhau.
+ Phƣơng pháp đánh giá cảnh quan
Theo các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn thì đánh giá tổng hợp
gồm: lý thuyết đánh giá chung và thủ pháp tiến hành. Trong lý luận chung của đánh
giá tổng hợp, quan trọng nhất là xác định đối tƣợng, mục đích, nội dung, lựa chọn
chỉ tiêu, phƣơng pháp đánh giá.
- Đối tƣợng đánh giá là các hệ địa lý, đặc điểm cấu trúc chức năng, động lực
của các thể tổng hợp tự nhiên, các quá trình và hiện tƣợng tự nhiên chung, tổng hòa
các mối quan hệ, các tác động qua lại giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế -
xã hội để đƣa ra các biện pháp tác động đúng đắn. Đây là cơ sở khoa học của công
tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
- Mục đích của đánh giá là xác định tính phù hợp, mức độ thuận lợi hoặc khó
khăn về mặt tự nhiên của cảnh quan đối với mục tiêu nhất định; đảm bảo hiệu quả
về mặt kinh tế; không gây ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo tính bền vững. Một điều
kiện tự nhiên có thể tốt cho mục đích này nhƣng không tốt cho mục đích khác. Hoạt
động đánh giá cần xác định đƣợc giá trị của đơn vị cảnh quan. Mức độ sử dụng điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích rất khác nhau nên kết quả
đánh giá tổng hợp cũng biểu thị mức độ thích hợp khác nhau cho việc sử dụng
chúng.
- Nhiệm vụ của việc đánh giá thƣờng gắn liền với mục đích đánh giá cho các
thể tổng hợp tài nguyên riêng biệt. Có hai kiểu đánh giá là: Đánh giá về mặt chất
lƣợng và đánh giá kinh tế. Đánh giá chất lƣợng: đánh giá định tính, phân loại mức

độ tốt xấu theo cấp, theo mức độ thuận lợi nhiều hay ít.
Đánh giá kinh tế: hiệu quả kinh tế đánh giá bằng tiền, nhƣng phải xem xét toàn
diện các mặt vì sự phát triển bền vững của môi trƣờng sinh thái
- Nguyên tắc của đánh giá tổng hợp là thông qua đặc điểm, tính chất của đơn
vị cảnh quan, tƣơng ứng với chúng là đặc tính thành phần của đối tƣợng sử dụng để

19
xác định mức độ thích nghi của các thể tổng hợp tài nguyên cho từng mục tiêu riêng
biệt. Đa phần khi đánh giá cần tính đến khả năng sử dụng vào nhiều mục đích của
lãnh thổ.
Tính thích hợp đƣợc đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của của loại
hình sử dụng đất và đặc điểm tự nhiên của các dạng cảnh quan. Điểm đánh giá đƣợc
tính theo một trong các phƣơng pháp sau [11]:
- Phƣơng pháp tính tổng hoặc trung bình cộng các điểm thành phần.
- Phƣơng pháp tính tích hoặc trung bình nhân các điểm thành phần.
- Phƣơng pháp phân tích nhân tố.
- Phƣơng pháp tích hợp đánh giá đất đai tự động và hệ thông tin địa lý (gọi tắt
là phƣơng pháp tích hợp ALES - GIS).
1.1.2. Vai trò của nghiên cứu sinh thái cảnh quan và việc sử dụng hợp lý
tài nguyên, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
1.1.2.1. Sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, do đó nếu chúng ta không biết
cách sử dụng tài nguyên một cách hợp lý thì tài nguyên sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng.
Khái niệm chung nhất về sử dụng hợp lý tài nguyên đƣợc hiểu nhƣ sau: “Sử
dụng hợp lý tài nguyên được hiểu là hình thức sử dụng vừa đáp ứng được nhu cầu
sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài
nguyên cho thế hệ mai sau”
+ Phát triển bền vững
- Khái niệm

Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trƣờng đều bắt nguồn từ phát triển. Nhƣng
con ngƣời cũng nhƣ tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng
sự phát triển của mình. Con đƣờng để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trƣờng và phát
triển là phải chấp nhận phát triển, nhƣng giữ sao cho phát triển không tác động một
cách tiêu cực tới môi trƣờng. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển của
Liên Hợp Quốc đã đƣa ra khái niệm Phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự

20
phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà không gây ra những
khả năng nguy hại đến các thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn nhu cầu riêng và
trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ" [10]:
Nhƣ vậy, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên thiên, bảo vệ môi trƣờng là khai thác
sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội sao cho phù
hợp với chức năng, khả năng của tự nhiên (ở đây là các đơn vị CQ); vừa đáp ứng
đƣợc nhu cầu, nhƣng đồng thời đảm bảo đƣợc sức tái tạo, phục hồi của tự nhiên.
Giảm thiểu đến mức tối đa các nguồn phát thải có nguy cơ gây ô nhiễm cho môi
trƣờng và có biện pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm. Đảm bảo bền vững tài nguyên
và môi trƣờng cho cả hiện tại và trong tƣơng lai.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở Việt Nam và trên Thế
Giới
+ Trên Thế Giới
Đối với lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và phân tích, đánh giá cảnh quan để
phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội thì từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều
công trình của các tác giả thuộc nhiều trƣờng phái khác nhau. Trƣớc hết phải kể đến
những công trình của các nhà cảnh quan học Nga và một số nƣớc thuộc Liên Xô
trƣớc đây. Học thuyết về cảnh quan đƣợc sáng lập ra bởi nhà bác học Nga L.S. Berg
với tiền đề là học thuyết của V.V. Dokutsaev về địa tổng thể và các đới thiên nhiên.
Năm 1913, L.S. Berg đã đƣa khái niệm cảnh quan vào trong địa lí học và ông cho
rằng chính cảnh quan là đối tƣợng nghiên cứu của địa lí học. Đến năm 1931, L.S.
Berg công bố tác phẩm “Các đới cảnh quan địa lí Liên Xô” (tập 1) - công trình nổi

tiếng là cơ sở để hoàn thiện lí luận cảnh quan.
- Giai đoạn từ năm 1939 đến 1980: đây là giai đoạn sinh thái cảnh quan ra đời
và phát triển ở Tây Âu, nhƣng “hoàn toàn vắng bóng trong các công trình nghiên
cứu ở Bắc Mỹ”.
Nhà địa lý sinh vật ngƣời Đức Carl Troll là ngƣời đầu tiên đề xuất thuật ngữ
“Sinh thái cảnh quan” (Landscape ecology) vào năm 1939. Năm 1963, định nghĩa
sinh thái cảnh quan đƣợc Troll đƣa ra trong một báo cáo tại hội thảo “Quần xã thực

21
vật và sinh thái cảnh quan” tại Stolzenau - Weser (Đức). Năm 1968, ông đã thay
thế thuật ngữ sinh thái cảnh quan bằng thuật ngữ địa sinh thái (eco-geography).
Một nhà cảnh quan tiêu biểu khác của Nga là A.G. Ixatxenko với nhiều công
trình có giá trị. Năm 1961, ông đã hoàn thành công trình “Bản đồ cảnh quan Liên
Xô, tỉ lệ 1: 4.000.000 và vấn đề phƣơng pháp nghiên cứu cảnh quan”. Năm 1969,
ông cho ra đời tác phẩm “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự nhiên”, trong
đó ông đã trình bày những cơ sở lí thuyết và các nguyên tắc cơ bản trong phân vùng
địa lí tự nhiên, 5 năm sau (1974), ông cùng với A.A. Shliapnikov công bố công
trình “Về những nội dung của bản đồ cảnh quan địa lí”. Năm 1976, ông tiếp tục
xuất bản cuốn “Cảnh quan học ứng dụng” - công trình thể hiện tầm nhìn và khả
năng nắm bắt thực tiễn rất nhạy bén của ông khi đƣa quan điểm ứng dụng vào cảnh
quan học. Những năm sau, một loạt các công trình về cảnh quan ứng dụng cũng
đƣợc hoàn thành nhƣ: “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các sơ đồ quy hoạch
vùng” (E.M. Rakovskaia, I.R. Dorphman - 1980); “Phương pháp đánh giá cảnh
quan sinh thái nhằm mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ” (M. Ruzichka, M. Miklas
- 1980).
Trong giai đoạn này, sinh thái cảnh quan ứng dụng đƣợc phát triển mạnh trong
cộng đồng các nƣớc nổi tiếng Đức và Hà Lan, phục vụ quy hoạch cảnh quan tại Tây
Đức (năm 1968) và Hà Lan (1974). Tại Hà Lan, hiệp hội sinh thái cảnh quan thành
lập năm 1972 với đa số hội viên là các nhà khoa học bảo tồn và chuyên gia quy
hoạch.

- Giai đoạn từ 1980 - 1990: mặc dù chỉ trong thời gian 10 năm, nhƣng đây lại
là giai đoạn đáng chú ý nhất trong lịch sử phát triển sinh thái cảnh quan thế giới,
đƣợc đánh dấu bằng sự kiện ra đời Hiệp hội sinh thái cảnh quan Quốc tế (IALE) và
sự hình thành trƣờng phái nghiên cứu sinh thái cảnh quan Bắc Mỹ.
Tháng 10/1982, Hiệp hội sinh thái cảnh quan Quốc tế (The International
Association of Landscape Ecology) đƣợc thành lập tại Hội thảo quốc tế lần thứ VI ở
Piestany (Tiệp Khắc cũ), là mốc quan trọng chứng minh sinh thái cảnh quan phát
triển với tƣ cách là một khoa học liên ngành và có tầm ảnh hƣởng quốc tế. Năm

22
1983, hội thảo đầu tiên về sinh thái cảnh quan đƣợc tổ chức ở VQG Allerton
(Illinois, Hoa Kỳ) thể hiện xu hƣớng phát triển độc lập về lĩnh vực khoa học này ở
Bắc Mỹ.
Năm 1987, tạp chí sinh thái cảnh quan ra đời đã tạo nên một diễn đàn lâu dài
cho các nhà sinh thái cảnh quan toàn thế giới.
- Giai đoạn từ 1990 đến những năm đầu thế kỉ XXI: là giai đoạn phát triển
mạnh mẽ của sinh thái cảnh quan trên thế giới, đƣợc đánh dấu bằng sự kiện tái
thành lập các chi hội IALE có truyền thống lâu đời của Châu Âu là Đức, Cộng hòa
Séc và Slovakia; sự phát triển nổi bật của các trung tâm sinh thái cảnh quan Đông
Á, Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi. Chi hội IALE của Việt Nam cũng đƣợc thành lập
trong giai đoạn này (1992).
Cho đến nay đã có sáu hội nghị sinh thái cảnh quan thế giới đƣợc tổ chức. Ý
tƣởng về IALE đƣợc xây dựng tại hội nghị lần thứ nhất (Veldhoven, Hà Lan 1981),
đƣợc cụ thể hóa bằng tuyên bố thành lập IALE tại hội nghị lần thứ 2 (Piestany, Tiệp
Khắc 1982). Sau đó là những tổng kết hoạt động các nhóm nghiên cứu của IALE tại
hội nghị lần thứ 3 (Roskilde, Đan Mạch 1984), hội nghị Châu Âu (Tartu, Estonia
2001), hội nghị Châu Á Thái Bình Dƣơng (2001) và hội nghị Thế giới (Darwin,
Australia, 2003). Năm 2007, hội nghị IALE thế giới lần thứ 7 tổ chức tại
Wageningen (Hà Lan) với chủ đề tổng kết 25 hoạt động cả IALE.
+ Tại Việt Nam

Đi tiên phong trong lĩnh vực này là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập. Năm
1963, các ông công bố tác phẩm “Địa lí tự nhiên Việt Nam”, trong đó trình bày rõ
về các nguyên tắc cơ bản của phân vùng cảnh quan và áp dụng cho lãnh thổ Việt
Nam. Đến năm 1976, Vũ Tự Lập với sự giúp đỡ của E.M. Murzaev và V.G. Zavriev
đã hoàn thành công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam” - đƣợc xem là một
công trình tổng hợp hết sức công phu có giá trị học thuật lớn lao đối với khoa học
địa lí Việt Nam hiện đại. [16]
Đối với hƣớng nghiên cứu địa hóa và sinh thái cảnh quan thì ở Việt Nam, tuy
ra đời muộn hơn các nƣớc phƣơng Tây nhƣng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể,

23
tiêu biểu là Nguyễn Văn Vinh. Năm 1983, ông có bài “Những yếu tố chính cấu
thành cảnh quan địa hóa Việt Nam” - chứng tỏ sự có mặt của hƣớng nghiên cứu địa
hóa trong cảnh quan tại Việt Nam. Tiếp đó, tại Hội thảo về cảnh quan sinh thái (Hà
Nội - 1992), ông và Nguyễn Thành Long đánh dấu sự mở đầu hƣớng nghiên cứu
sinh thái trong cảnh quan học Việt Nam với bài “Tiếp cận sinh thái trong nghiên
cứu cảnh quan”. Năm 1994, ông và Huỳnh Nhung hoàn thành “Quan niệm về cảnh
quan, hệ sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan” -
làm rõ hơn mối quan hệ giữa cảnh quan và sinh thái học.
Ngoài các hƣớng nghiên cứu truyền thống, Việt Nam cũng tiếp cận rất nhanh
các hƣớng nghiên cứu cảnh quan có ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin.
Sự kiện đáng chủ ý nhất là Phân hội sinh thái cảnh quan thế giới tại Việt Nam (VN-
IALE) thuộc Hội địa lý Việt Nam ra đời năm 1992, góp phần phát triển hƣớng
nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở Việt Nam và trao đổi thông tin khoa học với
IALE. Các báo cáo trong hội thảo lần thứ nhất (và là duy nhất cho tới nay) có ý
nghĩa định hƣớng cho phát triển sinh thái cảnh quan ở Việt Nam: phƣơng pháp luận
nghiên cứu sinh thái cảnh quan; vai trò của các hợp phần trong cấu trúc sinh thái
cảnh quan: thảm thực vật, thủy văn, khí hậu; sinh thái cảnh quan dứng dụng: ảnh
hƣởng của cấu trúc trinh thái cảnh quan đối với phân bố động vật, khía cạnh địa lý y
học trong đánh giá sinh thái cảnh quan. Có thể kể đến là Phạm Hoàng Hải với công

trình “Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1 : 200.000 trên
cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám” (1990); Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Cẩm
Vân với “Thành lập bản đồ cảnh quan đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1 : 250.000 bằng tư
liệu viễn thám” (1992).
Một trong những hƣớng nghiên cứu đƣợc tiến hành rất mạnh thời gian gần đây
là hƣớng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền vững
lãnh thổ, mà tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải. Năm 1988, ông hoàn
thành công trình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho
mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ”. Kế đến vào năm 1990,
trong Chƣơng trình 48B, ông cùng Nguyễn Trọng Tiến và nhiều ngƣời khác đã tiến

24
hành “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven biển
Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm”. Năm 1993, ông cùng Nguyễn
Thƣợng Hùng thực hiện “Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử dụng và khai thác
hợp lí tài nguyên Tây Nguyên”. Vào 1997, Nhà xuất bản Giáo dục đã công bố “Cơ
sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường
lãnh thổ Việt Nam” của ông cùng Nguyễn Thƣợng Hùng và Nguyễn Ngọc Khánh -
công trình đƣợc đánh giá cao bởi những miêu tả chi tiết các quy luật và đặc trƣng
của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thống phân loại
tƣơng đối thống nhất cho toàn lãnh thổ và theo các miền, các vùng cảnh quan riêng
biệt; đồng thời công trình cũng đề cập một cách khá đầy đủ, sâu sắc những biến đổi
của tự nhiên nói chung và cảnh quan nói riêng dƣới tác động của con ngƣời, từ đó
đƣa ra các giải pháp, các hƣớng tiếp cận khoa học tin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài
nguyên, bảo vệ môi trƣờng.
Ngoài ra, còn có thể kể đến một số công trình khác đƣợc thực hiện ở các vùng,
miền của đất nƣớc và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của
cảnh quan học nhƣ: Đoàn Ngọc Nam với “Các thể tổng hợp địa lí tự nhiên trong
cấu trúc cảnh quan ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và hướng cải tạo chúng,
phục vụ phát triển nông nghiệp” (1991); Nguyễn Thế Thôn với “Tổng luận phân

tích nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế”
(1993) và “Tổng luận phân tích những vấn đề cảnh quan sinh thái ứng dụng trong
quy hoạch và quản lí môi trường” (1995); Trần Văn Thành với “Phân vùng địa sinh
thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười” (1993).
Trên các tạp chí chuyên ngành, số lƣợng công trình về sinh thái cảnh quan ở
Việt Nam mặc dù không nhiều, nhƣng nội dung tƣơng đối đa dạng, đề cập cả lý
luận và thực tiễn. Phạm Quang Anh (1996) đã công bố sơ đồ cấu trúc sinh thái cảnh
quan, trong đó mô hình hệ kinh tế sinh thái với 3 phân hệ tự nhiên - xã hội - sản
xuất lấy đơn vị cảnh quan làm cơ sở. Quan điểm này đƣợc ứng dụng nghiên cứu tổ
chức du lịch xanh (1996), hoạch định các vùng chuyên canh cây cà phê ở Việt
Nam. Một số công trình của Nguyễn Văn Vinh đề cập đến sự phát triển của cảnh

25
quan học, sinh thái học dẫn đến sự hội tụ của cảnh quan sinh thái (1984); các quan
điểm về sinh thái cảnh quan (1995); cấu trúc cảnh quan sinh thái quy định hƣớng sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (1999).
Đó là chƣa nói đến một loạt các bản đồ cảnh quan và đánh giá cảnh quan đã
đƣợc các nhà cảnh quan học và các nhà địa lí tổng hợp xây dựng nên trong hơn 30
năm qua, giúp cho lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan của nƣớc ta ngày càng có những
bƣớc phát triển mạnh mẽ và vững chắc.
Đầu thế kỉ XXI, hàng loạt các công bố về sinh thái cảnh quan ứng dụng tập
trung vào hƣớng đánh giá sinh thái cảnh quan và phân tích cấu trúc hệ kinh tế sinh
thái phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng ở các vùng địa lý của Việt
Nam.
Trong thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở
Việt Nam đã hƣớng đến những lĩnh vực ứng dụng trong quy hoạch bảo vệ môi
trƣờng. Những sự kiện mang tính lịch sử của sinh thái cảnh quan đƣợc hệ thống hóa
ở trên cho thấy sinh thái cảnh quan mặc dù ra đời từ năm 1992 nhƣng khoa học này
chƣa đủ chuyên sâu và hoàn chỉnh.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, tìm hiểu sự phân hóa

lãnh thổ, các công trình nghiên cứ cảnh quan ứng dụng hiện nay ở nƣớc ta có xu
hƣớng vận dụng cho từng vùng lãnh thổ cụ thể, vì thế đã xây dựng nhiều hệ thống
phân loại cảnh quan khác nhau. Các công trình này chủ yếu tiến hành theo hƣớng
phân loại cảnh quan không dựa vào cá thể địa tổng thể. Hệ thống phân vị của hầu
hết các công trình này đều sử dụng các cấp phân vị chung nhƣ: Hệ, Phụ hệ, Lớp,
Phụ lớp, Kiểu, Phụ kiểu, Hạng, Loại cảnh quan và có những điểm chung trong việc
lựa chọn các chỉ tiêu phân chia, đây cũng là những cấp phân vị phù hợp trong quá
trình nghiên cứu lãnh thổ cụ thể ở Việt Nam nhƣ một vùng, miền, khu vực hoặc
phạm vi lãnh thổ một tỉnh, một huyện và tác giả cũng đã vận dụng các cấp phân vị
này cho việc nghiên cứu cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.


×