Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.62 KB, 45 trang )

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
MỤC LỤC
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu Ý nghĩa
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HĐQT Hội đồng quản trị
KQKD Kết quả kinh doanh
LNTT Lợi nhuận trước thuế
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản 7
Bảng 1.2: Danh sách thành viên HĐQT của công ty nhiệm kỳ 2014-2018 10
Bảng 2.1: Một số hạng mục công trình hoàn thành năm 2014 17
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính 18
Bảng 2.3: So sánh doanh thu với TSCĐ bình quân 19
Bảng 2.4: Hệ số trang bị TSCĐ 20
Bảng 2.5: Cơ cấu số lượng máy móc – thiết bị hiện có của công ty 20
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động (tính đến ngày 31/12/2014) 21
Bảng 2.7: Tổng quỹ tiền lương 22
Bảng 2.8: Phân tích chi phí 24
Bảng 2.9: Phân tích doanh thu 26
Bảng 2.10: Lợi nhuận của doanh nghiệp 27
Bảng 2.11: Cơ cấu vốn lưu động 28
Bảng 2.12: Cơ cấu vốn cố định 29
Bảng 2.13: Phân tích cơ cấu nguồn vốn 29
Bảng 2.14: Các tỷ số về khả năng thanh toán 30


Bảng 2.15: Hệ số vốn nợ và vốn chủ sở hữu 31
Bảng 2.16: Số vòng quay hàng tồn kho 31
Bảng 2.17: Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân 32

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
Bảng 2.18: Vòng quay khoản phải trả 32
Bảng 2.19: Vòng quay tổng tài sản 33
Bảng 2.20: Các tỷ số về khả năng sinh lời 33
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 9
Hình 1.2: Sơ đồ phòng kế toán 12
Hình 1.3: Quy trình sản xuất kinh doanh 15
Hình 1.4: Quy trình công nghệ xây lắp 16
LỜI MỞ ĐẦU
Học tập đi đôi với thực thực hành là một phương pháp đã và đang được áp dụng
tại các trường Đại học tại Việt Nam, không những chỉ trong các ngành kỹ thuật mà cả
trong các ngành kinh tế xã hội khác. Đối với sinh viên các ngành kinh tế thì việc tổ
chức các đợt thực tập tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp…là một việc rất cần thiết
giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học tập ở nhà trường vào điều kiện làm việc
thực tế một cách linh hoạt sáng tạo. Đồng thời cũng giúp nhà trường nhìn nhận đánh
giá được đúng, khách quan hiệu quả đào tạo của mình cũng như đánh giá được trình
độ, khả năng tiếp thu, học lực của mỗi sinh viên.
Là một sinh viên năm thứ 4 ngành Tài chính - Ngân hàng, được học tập và
nghiên cứu tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội dưới sự hướng dẫn, giảng dạy tận
tình của đội ngũ các thầy cô giáo tràn đầy nhiệt huyết, đặc biệt là các thầy cô Khoa
Quản lý kinh doanh. Chúng em được học, được trao đổi, chia sẻ và tiếp cận với các lý
luận, các học thuyết, nắm bắt một cách tổng quan các kiến thức cơ bản về kinh tế - văn
hóa - xã hội, kiến thức chuyên sâu của ngành Tài chính - Ngân hàng. Để áp dụng các
kiến thức đó vào thực tiễn, chúng em đã được nhà trường tạo điều kiện có được một
bài học thực tế khi được thực tập tại các doanh nghiệp. Qua phân tích và tìm hiểu, em

quyết định chọn Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên để tập trung nghiên cứu.
Trong 2 tuần thực tập vừa qua, em rất cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể các anh
chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Em
cũng xin cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của giảng viên, Th.s Nguyễn Thị Hải Yến là người
trực tiếp hướng dẫn, góp ý và chỉnh sửa báo cáo để em có thể hoàn thành báo cáo thực
tập tốt nghiệp này.
Nội dung báo cáo này gồm ba phần chính:
Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của Công ty CP xây lắp Hưng Yên.

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
Phần 2: Thực trạng một số hoạt động tại Công ty CP xây lắp Hưng Yên.
Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do trình độ nhận thức về lý luận và thực tế còn
hạn chế, báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót và
khuyết điểm. Vì vậy, em rất mong được sự quan tâm, góp ý kiến của cô để bài báo cáo
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP HƯNG YÊN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây lắp Hưng
Yên
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
 Giới thiệu tóm tắt về công ty:
• Tên gọi: Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên.
• Trụ sở chính: Số 44, Nguyễn Thiện Thuật, Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng
Yên, Tỉnh Hưng Yên.
• Giám đốc: Nguyễn Văn Hoan.
• Hình thức: Công ty cổ phần.
• Mã số thuế: 0900107179

• Điện thoại: 0321 3862 349
• Số ĐKKD: 0503000069. Cấp ngày 20/10/2004
• Chính thức đi vào hoạt động: ngày 10/11/2004
• Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng công trình, hạng mục công trình.
 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:
• Ngày 23/4/1998 Công ty được thành lập với tên Công ty gạch Tuynel Bảo Khê
theo quyết định số 734/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên.
• Ngày 06/11/1998, đổi tên thành Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và xây lắp
Bảo Khê.
• Năm 2002, Công ty tiếp tục đổi tên thành Công ty đầu tư và xây dựng Hưng
Yên.
• Ngày 20/10/2004 Công ty chính thức được nhận giấy phép đăng ký kinh doanh

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp.
• Ngày 10/11/2004 Công ty chính thức đi vào hoạt động.
Trải qua hơn 10 năm hoạt động kinh doanh liên tục, công ty luôn phát triển
không ngừng. Ngoài kế thừa tiếp nhận về tài sản, tài chính còn được tiếp nhận
một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề. Từ đó có
thể giúp công ty ngày càng phát triền trong tương lai.
1.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
160.451.874.901 158.782.149.802 99.680.961.103

2
Lợi nhuận:
- Lợi nhuận gộp
- Lợi nhuận trước thuế
- Lợi nhuận sau thuế
6.663.877.913
2.260.630.702
1.695.473.027
6.521.772.405
754.562.905
565.922.179
4.150.639.734
60.076.491
46.859.663
3
Tổng vốn:
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
118.657.724.719
7.982.269.260
110.675.455.459
94.638.980.988
5.571.894.917
89.067.086.071
82.585.003.480
3.248.804.390
79.336.199.090
4
Tổng số công nhân
viên (người):

- Đai học, Cao đẳng
- Trung cấp
- Lao động phổ thông
305
40
15
250
356
48
24
291
302
58
54
190
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo KQKD năm 2012, 2013 và 2014)
Từ bảng số liệu trên cho thấy:
- Về doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Liên tục giảm qua 3 năm.
Năm 2014, doanh thu giảm so với năm 2013 là hơn 59 tỷ đồng với tỷ lệ giảm tương

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
đối là 37,22%. => Năm 2014 công ty nhận được giá trị hợp đồng xây dựng ít.
- Về lợi nhuận: Năm 2014, công ty có lợi nhuận gộp là 4.150.639.734 đồng, lợi
nhuận trước thuế 60.076.491 đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là
46.859.663 đồng, giảm mạnh so với năm 2013 (91,72%), so với năm 2012 (97,24%).
- Về tổng vốn: Tổng vốn đầu tư của công ty năm 2013 giảm 20,24% so với 2012.
Sang năm 2014 tổng vốn giảm 12,68% so với năm 2013. Tổng vốn của công ty liên
tục giảm qua 3 năm cho ta thấy công ty có thể đang bị mất nhiều hợp đồng nên vốn
cần cho xây dựng bị giảm.

- Về số lượng lao động: Số lượng lao động năm 2014 giảm so với năm 2013. Tuy
nhiên lao động phổ thông vẫn chiếm đa số trong tổng số công nhân viên.
1.2. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của công ty
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm:
- Xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng
kỹ thuật vừa và nhỏ.
- Tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế.
1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ mà công ty đang kinh doanh
 Hàng hóa:
- Các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
- Xây dựng các công trình hạ tầng kĩ thuật.
 Dịch vụ:
- Tư vấn giám sát công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- Tư vấn thiết kế công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty
1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đại hội đồng cổ
đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Kế hoạch –

Kỹ thuật
Phòng Tài chính
– Kế toán
Phòng Tổ chức –
Hành chính
Ban Chỉ huy
công trình
Kiến trúc sưKỹ thuật KH-TCGiám sát
kỹ thuật
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
1.3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
 Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm
tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ đông có quyền biểu quyết
uỷ quyền. ĐHĐCĐ có các quyền sau:
- Thông qua sửa đổi, bổ sung điều lệ.
- Thông qua kế hoạch phát triển của công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm,
các báo cáo của ban kiểm soát, của HĐQT và của các kiểm toán viên.
- Quyết định số lượng thành viên của HĐQT .
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT.
 Hội đồng quản trị:
Số thành viên HĐQT của công ty gồm 05 thành viên, nhiệm kỳ HĐQT là 5 năm.
HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công
ty, trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ. HĐQT có các quyền sau:
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty.
- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của công ty trên cơ sở các mục đích chiến
lược do ĐHĐCĐ thông qua.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban giám đốc và các cán bộ
quản lý công ty.

- Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài
chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương hướng
phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của công ty
trình ĐHĐCĐ.
- Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ
- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty.
- Các quyền khác được quy định tại điều lệ.
Bảng 1.2: Danh sách thành viên HĐQT của Công ty nhiệm kỳ 2014-2018
STT Họ và tên Chức vụ
1 Bùi Đăng Đáng Chủ tịch HĐQT

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tổ xây
dựng số 4
Tổ xây
dựng số 3
Tổ xây
dựng số 2
Tổ xây
dựng số 1
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
2 Nguyễn Tiến Dũng Phó chủ tịch HĐQT
3 Phạm Thị Thanh Hoa Phó chủ tịch HĐQT
4 Lê Hải Đăng Thành viên HĐQT
5 Vũ Quang Huy Thành viên HĐQT
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
 Ban Kiểm soát:
Ban kiểm soát do đại hội cổ đông bầu ra và bãi miễn. Số lượng thành viên 3
người. Trong đó 1 trưởng ban kiểm soát bầu cử, thành viên ban kiểm soát là cổ đông
trong công ty. Nhiệm vụ ban kiểm soát là kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất

kinh doanh và tài chính của công ty, giám sát HĐQT và giám đốc trong việc điều hành
điều lệ công ty, nghị quyết đại hội cổ đông và pháp luật Nhà nước. Báo cáo trước đại
hội về công tác kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, ưu khuyết điểm trong
quản lý điều hành của HĐQT thẩm tra báo cáo quyết toán năm tài chính của công ty.
 Giám đốc công ty:
Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, người có quyền hành cao nhất trong
tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo chế độ thủ
trưởng là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về hoạt động, tồn tại và
phát triển của công ty, phụ trách chung chỉ đạo các phó giám đốc phụ trách thi công và
các phòng ban chức năng làm tốt công tác quản lý nghiệp vụ và chỉ đạo chỉ huy trưởng
công trình thi công đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, đúng tiến độ và an toàn lao
động.
 Phó giám đốc:
Là người tham mưu trực tiếp cho giám đốc, điều hành một số lĩnh vực được giám
đốc phân công, uỷ quyền và thay mặt cho giám đốc khi giám đốc đi vắng. Ngoài ra còn
quản lý chung tại hiện trường. Là kỹ sư có trình độ chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm
chỉ đạo thi công các công trình. Chịu trách nhiệm trước công ty về việc chỉ đạo, kiểm tra
giám sát, đôn đốc chỉ huy trưởng công trình tổ chức thi công đảm bảo đúng tiến độ.
 Các phòng ban chức năng:
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Tham mưu cho ban giám đốc công ty về công tác
tổ chức các cán bộ, đào tạo, tuyển chọn và bố trí lao động trong sản xuất có hiệu quả.
Tổ chức quản lý nhân sự, quản lý lao động tiền lương và thực hiện các chế độ chính
sách về tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.
Duy trì chế độ nội vụ và các công tác hành chính văn thư lưu trữ. Thực hiện công tác
quản lý hành chính tại trụ sở và hiện trường. Đảm bảo đủ nhân lực cho thi công.
- Phòng Tài chính – Kế toán: Hướng dẫn đội thi công làm tốt các công tác nghiệp
vụ kế toán có liên quan. Phản ánh xử lý các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh

quản lý. Ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời, liên tục và hệ thống tình
hình sử dụng các nguồn vốn, lập kế hoạch tài chính, chi phí sản xuất theo đúng chế độ
kế toán. Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, tính toán xác
định kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, theo dõi và thực hiện chế độ chính sách
tiền lương, tiền thưởng đối với cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Lập kế hoạch, thực hiện tốt công tác tổ chức hoạt
động sản xuất và theo dõi việc cung ứng vật tư thiết bị cho công trình.
+ Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật tại trụ sở và trên công trường. Thực hiện
kiểm tra giám sát chất lượng từng phần việc thi công trên công trường, phát hiện và xử
lý kịp thời các sai phạm kỹ thuật trong quá trình thi công.
+ Nhiệm vụ: Xây dựng các kế hoạch đầu tư ngắn hạn, dài hạn cho toàn công ty.
 Ban Chỉ huy công trình:
Trực tiếp chỉ đạo cán bộ phụ trách kỹ thuật điều hành thi công, chỉ đạo cán bộ
giám sát kiểm tra giám sát công việc thi công nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
Trực tiếp chỉ đạo các tổ thi công đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, đúng
tiến độ và an toàn lao động.
Trực tiếp chỉ đạo các tổ cung ứng vật tư và xưởng cơ khí + tổ xe máy thi công
đáp ứng kịp thời và đầy đủ mọi yêu cầu cho các tổ thi công.
 Giám sát kỹ thuật:
Trong suốt quá trình thi công công trình thường xuyên có mặt một cán bộ kỹ
thuật của công ty giám sát chất lượng thi công có mặt tại hiện trường để cùng các đơn
vị thi công và cán bộ giám sát giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá
trình thi công. Các đơn vị thi công phải có sổ nhật ký công trình, lập các văn bản
nghiệm thu, kết thúc mỗi ca làm việc phải lập ngay thống kê khối lượng hoàn thành,
chất lượng kỹ thuật các xác nhận của giám sát.
1.4. Tổ chức và hạch toán kế toán tại công ty
1.4.1. Tổ chức mô hình kế toán và bộ máy kế toán
Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên áp dụng hình thức kế toán tập trung, phòng
kế toán đặt trực tiếp dưới sự lãnh đạo của giám đốc, đứng đầu là kế toán truởng, sau đó
là kế toán viên. Mọi công việc được hạch toán tại phòng kế toán. Trên các số liệu đã

thu thập được thì kế toán công ty phải làm toàn bộ công việc từ lập chứng từ cho đến
khâu cuối cùng là tổng hợp về báo cáo tài chính.
Để việc tổ chức có hiệu quả và đảm bảo thống nhất, chuyên môn hoá của đội ngũ
cán bộ kế toán của công ty, công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán như
sau:
Hình 1.2: Sơ đồ phòng kế toán

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Kế toán trưởng
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Mỗi kế toán viên vận hành trong bộ máy kế toán đều có chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao.
Cụ thể:
- Kế toán trưởng:
+Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán tài chính, tổ chức điều hành bộ
máy kế toán.
+ Chỉ đạo nhiệm vụ kinh tế tài chính của văn phòng công ty và các xí nghiệp trực
thuộc.
+ Hàng ngày kế toán truởng phê duyệt các chứng từ thu, chi, vay trước khi giám
đốc duyệt, kiểm tra việc lập báo cáo quyết toán.
+ Hoàn thiện các thủ tục để đảm bảo an toàn về tài chính, đảm bảo tính chính
xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ về các số liệu trên sổ sách kế toán của công ty.
+ Định kỳ có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và lập kế hoạch tài chính tổng
hợp gửi cho giám đốc và các bộ phận liên quan.
+ Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và ban quản lý công ty về những
sai sót trong quản lý tài chính.
- Kế toán tổng hợp:
+ Phụ trách tiền lương: căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày và mức lương quy
định để tính ra lương và các khoản phải nộp, phải trả công nhân viên theo hình thức trả

lương, trả thưởng.
+ Phụ trách các việc thanh toán với khách hàng, thanh toán với Nhà nước, theo
dõi doanh thu, báo cáo của công ty hàng tháng.
Cuối tháng báo cáo kê khai thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập của công ty
và cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp.
- Kế toán vật tư: Hạch toán các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn vật liệu, công cụ, dụng
cụ, TSCĐ… Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư hàng hóa của
công ty. Hàng ngày kế toán vật tư hàng hóa phải ghi chép chi tiết cho từng loại vật tư
hàng hóa, phải mở số chi tiết vật tư hàng hóa. Cuối tháng lập bảng tổng hợp về vật tư
hàng hóa gửi cho các bộ phận liên quan và kế toán trưởng.

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Kế toán
vật tư
Kế toán
ngân hàng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
công trình
THỦ QŨY
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
- Kế toán ngân hàng: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh đến tiền gửi, tiền vay
ngân hàng phụ trách các sổ kế toán, gồm sổ theo dõi tiền gửi, sổ theo dõi tiền vay.
- Kế toán công trình: Theo dõi và tổng hợp các chứng từ của từng đội xây lắp về
công ty.
1.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ kế toán được ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Công
ty sử dụng đầy đủ các loại chứng từ bắt buộc và lựa chọn một số chứng từ mang tính

hướng dẫn để phục vụ cho việc hạch toán ban đầu. Quy định luân chuyển chứng từ
được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ
1.4.3. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và sổ kế toán
Hình thức kế toán, sổ kế toán được sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng
hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất
định. Vì vậy, việc lựa chọn hình thức kế toán áp dụng vào công ty là một khâu rất quan
trọng. Vận dụng hình thức kế toán, sổ kế toán phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong
việc kiểm tra, quản lý và đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng phần
hành kế toán. Hiện nay có các hình thức sổ kế toán:
- Hình thức Nhật ký chung.
- Hình thức Nhật ký - chứng từ.
- Hình thức Chứng từ ghi sổ.
- Hình thức Nhật ký - sổ cái.
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
1.4.4. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Trên cơ sở hệ thống Tài khoản mà Bộ Tài Chính đã ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính, công ty đã tiến hành
loại bỏ những tài khoản không phù hợp với hoạt động sản xuất và kinh doanh của đơn
vị, lựa chọn những tài khoản phù hợp bao gồm tài khoản cấp I, cấp II và cấp III. Từ đó
công ty đã xây dựng riêng cho mình một hệ thống tài khoản được phê duyệt và áp
dụng vào đơn vị để tiến hành tổ chức hạch toán.
1.4.5. Tổ chức hệ thống kế toán máy
Công ty lựa chọn phần mềm kế toán FAST dành riêng cho doanh nghiệp tư vấn
thiết kếnổi trội với 3 ưu điểm sau:
- Người dùng có thể làm việc, truy cập mọi lúc mọi nơi và bằng bất kỳ thiết bị nào.
- Giúp quản trị tập trung, với các máy trạm không đòi hỏi phải cài đặt, tải phần mềm
nên giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.
- Xử lý số liệu nhanh, nhiều chức năng thông minh, đáp ứng nhu cầu của các doanh
nghiệp vừa và lớn.


Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
1.4.6. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
Sản phẩm xây lắp của công ty mang tính đơn chiếc, kết cấu phức tạp và có giá trị
lớn lên công ty tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trực tiếp cho các
công trình, các hạng mục.
 Phương pháp tập hợp chi phí: theo công trình, hạng mục.
 Phương pháp tính giá thành thực tế: theo phương pháp trực tiếp.
Đối với công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản
xuất tập hợp theo đó đều coi đó là sản phẩm dở dang .
1.5. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
 Các nhóm sản phẩm chính của công ty:
+ Các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
+ Các báo cáo, dự án về các hạng mục công trình.
 Quy trình sản xuất một loại sản phẩm chính:
Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm SXKD mà có quy trình sản xuất kinh doanh khác
nhau. Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên là đơn vị hoạt dộng trong lĩnh vực xây
dựng, vì vậy sản phẩm tạo ra những công trình đã hoàn thành.
 Sau đây là quy trình SXKD của doanh nghiệp:
Hình 1.3: Quy trình sản xuất kinh doanh
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Bất kể một công ty xây dựng nào cũng đều có quá trình hoạt động với bước khởi
đầu là tham gia đấu thầu công trình. Vì thế mà Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên
không phải là ngoại lệ. Công ty có quá trình hoạt động với bước 1 là tham gia đấu thầu
công trình, bước 2 là làm hợp đồng giữa hai bên, sau khi hợp đồng đã được ký kết thì
công ty có thể tiến hành khởi công xây dựng công trình. Qua quá trình hoạt động, xúc
tiến thi công công trình, với thời gian thi công mà hợp đồng hai bên đã ký kết và quy
định thì công ty có trách nhiệm nghiệm thu công trình để có thể bàn giao công trình
cho bên tham gia đấu thầu công trình. Đơn vị thi công làm hồ sơ quyết toán công trình
trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt quyết toán công trình. Đơn vị thi

công có trách nhiệm bảo hành công trình trong một thời gian nhất định tùy theo quy
mô công trình, loại hình công trình.

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thi
công
Đấu
thầu
Kí hợp đồng Nghiệm thu
Công tác bảo
hành công trình
Bàn giao
công trình
Quyết toán
công trình
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
 Quy trình công nghệ xây lắp:
Hình 1.4: Quy trình công nghệ xây lắp
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Sơ đồ quy trình xây lắp gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thi công phần móng và nền
Giai đoạn này phải làm những phần việc như: Giác móng, đào móng, đổ bê tông
đế cột, xây móng, đổ bê tông dầm chịu lực, xây dựng công trình ngầm
- Giai đoạn 2: Thi công phần thô
Đổ bê tông cột, đổ bê tông sàn, xây tường bao che, làm các công việc phần mái
- Giai đoạn 3: Hoàn thiện
Trát, sơn vôi, lắp đặt hệ thống cửa, lắp đặt thiết bị, vệ sinh công nghiệp

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thi công

phần thô
Thi công
phần nền
Thi công
hoàn thiện
Hoàn
thiện
Thi công phần
móng
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
PHẦN 2: THỰC TRẠNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY LẮP HƯNG YÊN
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.1.1. Các hạng mục công trình hoàn thành trong những năm gần đây
 Một số hạng mục công trình đã hoàn thành trong năm 2014:
Năm 2014 vừa qua công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên đã hoàn thành nhiệm vụ
và đạt được một số hạng mục như sau:
Bảng 2.1: Một số hạng mục công trình hoàn thành năm 2014
T
T
Ký hiệu Tên công trình
1 14HD01TSĐB Trụ sở Đường Bộ tỉnh Hưng Yên
2 14HD02ĐCT
Đường bê tông Cầu Trâu thị trấn Trần Cao, huyện Phù
Cừ, tỉnh Hưng Yên.
3 14HD04TCHY Nhà lớp học trường chuyên Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
4 13HD06TBTH
Nhà quản lý trạm bơm Tây Hồ, huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên
5 13HD07ĐBSHB

Đường bờ sông Hoà Bình, thị trấn Trần Cao, huyện Phù
Cừ, tỉnh Hưng Yên.
6 13HD08XĐĐ UBND xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
7 13HD13TTH
Trường Trung học cơ sở Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên.
8 13HD08BTTT
Trường Tiểu học xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng
Yên
9 12HD11VĐK
Bệnh viện Đa khoa II tỉnh Hưng Yên - Thành phố Hưng
Yên, tỉnh Hưng Yên
10 12HĐ10TNVT Tòa nhà Viettel chi nhánh tỉnh Hưng Yên
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
\

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
 Một số chỉ tiêu tài chính:
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính
ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Doanh thu thuần
160.451.874.901 158.782.149.802 99.680.961.103
2 Giá vốn hàng bán
153.787.996.988 152.260.377.397 95.530.321.369
3 Lợi nhuận gộp
6.663.877.913 6.521.772.405 4.150.639.734
4 Doanh thu từ hoạt động
tài chính

5.835.152.133 1.374.509.631 88.315.717
5 Chi phí tài chính
5.635.985.892 2.025.888.441 523.552.384
6 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
4.803.004.466 5.321.808.563 3.655.326.576
7 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
2.060.039.688 548.585.032 60.076.491
8 Thu nhập khác
819.828.182 885.020.455 -
9 Chi phí khác
619.237.168 679.042.582 -
10 Lợi nhuận khác
200.591.014 205.977.873 -
11 Tổng LNTT
2.260.630.702 754.562.905 60.076.491
12 Lợi nhuận sau thuế
1.695.473.027 565.922.179 46.859.663
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
2.1.2. Phân tích kết quả công tác tiêu thụ và các giải pháp
 Những thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Để có kết quả như ngày nay, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, Công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh, các sở ban ngành
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư mở rộng sản xuất, trang thiết bị máy
móc hiện đại phục vụ cho thi công.
+ Công ty đã thực hiện các công trình cho các huyện thị trong tỉnh, được các chủ
đầu tư đánh giá cao. Về năng lực thi công của công ty đạt tiến độ nhanh, chất lượng
công trình đảm bảo, thủ tục hồ sơ đáp ứng nhanh đầy đủ trước khi đưa công trình vào

sử dụng.
+ Công ty hoạt động ở trong tỉnh nên chi phí thanh quyết toán dễ dàng hơn.
- Khó khăn:

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
+ Là doanh nghiệp thi công xây dựng, do đặc thù kinh doanh phải dùng vốn lớn,
mà Nhà nước cấp vốn cho các công trình thi công lại chậm, đơn vị còn thiếu vốn để
tăng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác tiếp xúc và vay vốn ngân hàng
chưa được tổ chức thực hiện tốt.
+ Thiên tai hàng năm vẫn thường xuyên ảnh hưởng đến việc thi công xây dựng.
 Phân tích kết quả công tác tiêu thụ:
- Trong 3 năm gần đây doanh thu và lợi nhuận của công ty đang có xu hướng
giảm khá nhiều. Nguyên nhân có thể là do công ty nhận được hợp đồng ít hơn, giá trị
của các công trình xây dựng không lớn. Công ty cần phải có biện pháp trong việc đảm
bảo uy tín, tìm kiếm hợp đồng để duy trì doanh thu, lợi nhuận.
 Giải pháp đẩy mạnh công tác thi công công trình, hạng mục công trình:
- Cần phải chủ động nguồn vốn đảm bảo cho các công trình được thi công, hoàn
thiện theo đúng kế hoạch, không quá lệ thuộc vào nguồn giải ngân của Nhà nước hay
chủ đầu tư.
- Tiếp cận linh hoạt với nguồn vốn vay ngân hàng.
- Đưa ra chỉ tiêu khối lượng công vệc cụ thể cho các đội thi công hoàn thành theo
đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Từ đó nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc.
2.2. Công tác quản lý tài sản cố định trong công ty
2.2.1. Khả năng sản xuất, phục vụ của TSCĐ
 Tình trạng tài sản cố định:
- Nguyên giá TSCĐ năm 2013 tăng 12,95 trđ so với năm 2011.
- Nguyên giá tài sản cố định năm 2014 không thay đổi so với năm 2013. Tổng
giá trị nguyên giá là 8.481.427.172 đồng.
=> Công ty ít đầu tư mới TSCĐ mà chủ yếu sử dụng tài sản hiện có vào sản

xuất.
 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
 So sánh doanh thu của công ty với tổng giá trị TSCĐ bình quân trong năm:
Bảng 2.3: So sánh doanh thu với TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh thu thuần đồng 160.451.874.901 158.782.149.802 99.680.961.103
TSCĐ bình quân đồng 5.364.460.284 4.796.980.564 3.612.291.390
DTT/TSCĐ bình quân lần 29,91 33,10 27,59
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo KQKD năm 2011, 2012, 2013, 2014)
 Nhận xét:

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
Doanh thu thuần/TSCĐ bình quân của công ty không ổn định. Năm 2013 tăng
3,19 lần so với năm 2012. Tuy nhiên sang năm 2014 giảm 5,51 lần so với năm 2013.
Năm 2013 là 33,1 lần và năm 2014 là 27,59 lần. Tuy nhiên tốc độ giảm của doanh thu
chậm hơn tốc độ giảm của TSCĐ bình quân. Cho thấy hiệu quả của sử dụng tài sản cố
định vẫn duy trì không hề giảm.
 Hệ số trang bị TSCĐ:
Bảng 2.4: Hệ số trang bị TSCĐ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
TSCĐ bình quân đồng 5.364.460.284 4.796.980.564 3.612.291.390
Số lượng công nhân công nhân 305 356 302
Hệ số trang bị
TSCĐ
đồng/công
nhân
17.588.394 13.474.665 11.961.230
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
 Nhận xét:

Cứ 1 công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm thì giá trị TSCĐ được trang bị tương
ứng là gần 17,6 triệu đồng/công nhân năm 2012, gần 13,5 triệu đồng/công nhân năm
2013 và gần 12 triệu đồng/công nhân năm 2014. Số công nhân giảm cùng với đó hệ số
này giảm.
2.2.2. Số lượng máy móc - thiết bị sản xuất
Bảng 2.5: Cấu thành số lượng máy móc - thiết bị hiện có của công ty
ĐVT: Chiếc
Số máy móc - thiết bị hiện có
Số máy móc - thiết bị (MM - TB) đã lắp
Số MM -
TB chưa lắp
Số MM -
TB thực tế
làm việc
Số MM -
TB sửa chữa
theo kế
hoạch
Số MM -
TB dự
phòng
Số MM -
TB bảo
dưỡng
Số MM -
TB ngừng
việc
115 12 20 15 7 5
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
 Nhận xét:

Số MM – TB thực tế làm việc chiếm 66,1% trong tổng số máy móc – thiết bị
hiện có của công ty. Cho thấy số MM – TB của công ty đang hoạt động khá tốt.

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
2.3. Công tác quản lý lao động, tiền lương trong công ty
2.3.1 Cơ cấu lao động trong công ty
Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên là công ty chuyên về xây dựng nên số lượng
lao động , nhân viên của công ty là không tập trung ở một chỗ mà được phân tán ở các
phòng ban, công trình mà công ty thi công. Chính vì vậy việc bố trí sử dụng lao động
một cách hợp lý, chặt chẽ là vấn đề được công ty rất quan tâm. Khi có nhu cầu lao
động phục vụ xây dựng thi công công ty mới tiến hành tổ chức thuê lao động ở bên
ngoài. Công ty tổ chức cơ cấu lao động theo 3 hình thức: theo trình độ, theo giới tính
và theo thời hạn hợp đồng.
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động (tính đến ngày 31/12/2014)
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số
lượng
(người)
%
Số
lượng
(người)
%
Số
lượng
(người)
%
Trình độ:

Đại học, Cao đẳng 40 13,11 48 13,48 58 19,21
Trung cấp 15 4,92 24 6,74 54 17,88
Lao động phổ thông 250 81,97 291 79,78 190 62,91
Giới tính:
Nam 257 84,26 296 83,14 222 73,51
Nữ 48 15,74 60 16,86 80 26,49
Hợp đồng:
Ngắn hạn 200 65,57 229 64,33 175 57,95
Dài hạn 105 34,43 127 35,67 127 42,05
Tổng cộng: 305 100 356 100 302 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy:
- Số lao động giảm tuy nhiên lại tăng về chất lượng điều này được thể hiện rõ:
năm 2012 tỷ lệ lao động phổ thông chiếm 81,97% nhưng đến năm 2014 tỷ lệ này giảm
xuống còn 62,91%. Bên cạnh đó thì tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng
từ 13,11% năm 2012 lên 19,21% năm 2014. Qua đây có thể nhận thấy công ty đã dần
chú trọng đến nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Và ngoài ra việc nâng cao nguồn nhân lực giúp công ty ngày càng đáp ứng nhu cầu
các công trình kỹ thuật cao trong tương lai.

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
- Cơ cấu lao động về tỷ lệ nam nữ cũng có những thay đổi đáng kể. Trong đó thì
tỷ lệ lao động nam vẫn chiếm chủ yếu do đặc thù của ngành xây dựng cần nhiều lao
động nam hơn, không như các ngành sản xuất khác.
- Cơ cấu theo thời hạn hợp đồng cũng không biến động nhiều. Hợp đồng ngắn
hạn chiếm đa số khoảng 65%.
2.3.2. Hình thức trả lương của công ty
Trong lĩnh vực kinh tế tiền lương, tiền công là một phạm trù kinh tế. Nó gắn liền
với hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh thù lao lao động mà người sử dụng lao

động phải trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công
việc đã hoàn thành của họ.
Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên trả lương theo thời gian và trả lương khoán:
+ Trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào
thời gian làm việc thực tế, hệ số cấp bậc kỹ thuật và đơn giá tiền lương theo thời gian.
Công ty trả lương cố định theo tháng trên cơ sở hợp đồng lao động.
Công thức: Lương nhân viên = Thời gian làm việc thực tế x Mức lương theo thời gian
+ Trả lương khoán: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và
chất lượng công việc đã khoán cho người lao động. Giá cả thông qua thương lượng
giữa người khoán và người nhận khoán.
Bảng 2.7: Tổng quỹ tiền lương
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Mức (đồng) Tỷ lệ
(%)
Mức (đồng) Tỷ lệ
(%)
Mức (đồng) Tỷ lệ
(%)
Lương
tính theo
khoán
18.518.892.490 54,12 16.846.984.719 46,47 11.388.756.728 42,25
Lương
tính theo
thời gian
15.699.312.407 45,88 19.406.479.278 53,53 15.566.880.497 57,75
Tổng
34.218.204.897 100 36.253.463.997 100
26.955.637.22

5
100
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
 Nhận xét:
Ta nhận thấy tổng quỹ tiền lương gồm: lương công nhân và lương thuê ngoài
năm 2013 tăng so với 2012 là hơn 2 tỷ đồng , tương ứng tăng 6%. Tốc độ tăng số
công nhân cao hơn tốc độ tăng tổng quỹ lương => mức lương trung bình của một công
nhân giảm. Cơ cấu lương khá cân bằng. Năm 2014 lại giảm khá nhanh, giảm 25,65%
(gần 9,3 tỷ đồng).

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 20 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
+ Năm 2012: Tỷ lệ lương khoán lớn hơn với lương trả theo thời gian. Cho thấy
công ty đang sử dụng lợi thế của hình thức khoán của công ty dưới sự quản lý của các
công nhân thuộc biên chế của công ty trong quá trình thi công công trình.
+ Năm 2013: Tỷ lệ lương tính theo thời gian đã là 53,53% và lương khoán
46,47% do công ty thuê ít công nhân giao khoán hơn năm 2013.
+ Năm 2014: Lương tính theo thời gian vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn lương tính
theo khoán
 Đánh giá công tác trả lương trong công ty:
- Ưu điểm:
+ Việc áp dụng các hình thức trả lương khác nhau cho các đối tượng như vậy đã
có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả
không những giữa các công nhân thi công công trình mà còn cả với công nhân phục vụ
hỗ trợ ở các bộ phận văn phòng công ty, giữa các công nhân làm việc trong đội, xí
nghiệp, khuyến khích làm theo mô hình tự quản.
Ngoài ra cách tính lương như vậy còn khuyến khích công nhân tự giác trong lao
động, tích cực học hỏi nâng cao tay nghề, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm
việc.
- Những mặt tồn tại:

+ Do khối lượng các công trình thi công lớn trong khi đó số lượng kiểm tra chất
lượng sản phẩm công trình hoàn thành lại ít nên hiện nay công ty chỉ tiến hành kiểm
tra khảo sát các công trình đã hoàn thành mà không có bộ phận khảo sát các công đoạn
thi công công trình. Điều này ảnh hưởng đến tình trạng lãng phí thời gian và tiền của
đồng thời dẫn đến tình trạng công nhân chỉ chạy theo số lượng đơn thuần mà không
chú ý đến chất lượng sản phẩm hoàn thành như thế tiền lương chỉ phản ánh được số
lượng mà chưa phản ánh được chất lượng sản phẩm.
2.4. Công tác quản lý chi phí, tính giá thành sản phẩm, doanh thu và lợi
nhuận
2.4.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Để phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản của sản phẩm xây lắp cũng
như tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của công ty thì đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất mà công ty xác định là từng công trình, hạng mục riêng lẻ.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp là hệ thống các phương pháp
được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi giới hạn
của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp hạch toán chi phí tại công ty là hạch
toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình.
Đối với công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản
xuất tập hợp theo đó đều coi đó là sản phẩm dở dang.

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 21 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 22 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
Bảng 2.8 : Phân tích chi phí
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch (2013/2012) Chênh lệch (2014/2013)
Số tiền % Số tiền %

Giá vốn hàng bán 153.787.996.988
152.260.377.397 95.530.321.369
- 1.527.619.591 - 0,99
- 56.730.056.028 - 37,26
Chi phí tài chính 5.635.985.892
2.025.888.441 523.552.384
- 3.610.097.451 - 64,05
- 1.502.336.057 - 74,16
Trong đó : Chi phí
lãi vay
5.635.985.892
2.025.888.441 523.552.384
- 3.610.097.451 - 64,05 -1.502.336.057 - 74,16
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
4.803.004.466
5.321.808.563 3.655.326.576
518.804.097 10,80
-1.666.481.987 - 31,31
Chi phí khác 619.237.168
679.042.582 -
59.805.414 9,66
- 679.042.582 - 100
Tổng chi phí
164.846.224.514 160.287.116.983 99.709.200.329 - 4.559.107.531 - 2,77
- 60.577.916.654 - 58,12
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013 và 2014)
 Nhận xét:
- Giá vốn hàng bán 2013 giảm ít so với năm 2012. Sang đến năm 2014 tỷ lệ giảm khá lớn 37,26% . Nguyên nhân do công ty
nhận được ít hợp đồng, giá trị hợp đồng thấp hơn năm trước, cũng có thể do tiết kiệm được nguyên vật liệu xây dựng.

- Chi phí tài chính cũng giảm khá nhanh. Giảm hơn 64% - 74%. Công ty đang giảm hoặc không có nhu cầu tiếp tục vay vốn.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 giảm 31,31% so với năm 2013. Cho thấy công ty đang quản lý chặt chẽ chi phí quản
lý không cần thiết.
- Chi phí khác năm 2013 tăng 9,66% so với năm 2013 và năm 2014 là không còn, không phát sinh chi phí khác.
=> Chưa thể kết luận được việc giảm chi phí này có tác động tốt hay không bởi vì doanh thu cũng giảm khá mạnh.

Vũ Thị Hằng – TCNH 3 K6 23 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh
2.4.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
Dựa trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí của công ty và đặc điểm của ngành thì
đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty cũng đồng thời là đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất. Giá thành sản phẩm sẽ được tính theo từng công trình, hạng mục công
trình. Từ đó làm cơ sở để chủ đầu tư ứng tiền cho công ty. Khi công trình hoàn thành
bàn giao, chủ đầu tư và công ty quyết toán nghiệm thu công trình đồng thời thanh toán
hết phần còn lại với nhau. Trên cơ sở đó kỳ tính giá thành được xác định theo quý, tùy
theo các phần khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao theo kế hoạch hoặc hợp đồng đã
ký kết.
Phương pháp giá thành mà Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên đang áp dụng là
phương pháp tính giá thành thực tế có nghĩa là giá thành thực tế của công trình, hạng
mục công trình hoàn thành sẽ là tổng chi phí phát sinh được tập hợp kể từ khi khởi
công đến khi hoàn thành bàn giao cho khách hàng (chủ đầu tư).
Việc đánh giá sản phẩm dở dang của Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên được
tiến hành định kỳ theo quý, sản phẩm dở dang của công ty chính là các hạng mục công
trình mà đến cuối kỳ hạch toán vẫn còn đang trong giai đoạn thi công chưa hoàn thành
dựa vào bàn giao, khi đó chi phí dở dang cuối kỳ được xác định là toàn bộ chi phí đã
chi ra để thi công công trình.

Vũ Thị Hằng – TCNH 3 K6 24 Báo cáo thực tập tốt
nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh

2.4.3. Doanh thu của công ty
Bảng 2.9: Phân tích doanh thu
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch (2012-2013) Chênh lệch (2013-2014)
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần 160.451.874.901 158.782.149.802 99.680.961.103 - 1.669.725.099 - 1,04 - 59.101.188.699 - 37,22
Doanh thu từ hoạt
động tài chính
5.835.152.133
1.374.509.631 88.315.717 - 4.460.642.502 - 76,44
- 1.286.193.914 - 93,57
Thu nhập khác
819.828.182
885.020.455 - 65.192.273 7,95
- 885.020.455 - 100,00
Tổng doanh thu 167.106.855.216 161.041.679.888 99.769.276.82
0
- 6.065.175.328 - 3,63
- 61.272.403.068 - 38,05
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012, 2013 và 2014)
 Nhận xét:
+ Tổng doanh thu giảm qua các năm. Năm 2014 giảm 38,05% so với năm 2013. Công ty nhận được giá trị các công trình xây
dựng ít hơn năm 2013. Tuy nhiên tốc độ giảm của doanh thu ít hơn tốc độ giảm của chi phí.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính khác giảm mạnh, giảm lần lượt là 76,44% và 93,57%. Công ty ít đầu tư hoạt động tài chính
mà tập trung vào lĩnh vực chủ yếu là xây dựng công trình.

Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 25 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

×