Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Phân tích các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.29 KB, 61 trang )



BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Khoa: Cảng Hàng Không


BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HÀNG KHÔNG
VÀ PHI HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG
BUÔN MA THUỘT
Giảng viên hướng dẫn: Võ Thị Thúy An
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải Yến
Mã số sinh viên: 0850010396
Lớp: QTC2- K2

Tp.Hồ Chí Minh, năm 2012


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Khoa: Cảng Hàng Không



TÊN ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
HÀNG KHÔNG VÀ PHI HÀNG KHÔNG TẠI
CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT




Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
VÕ THỊ THÚY AN VŨ THỊ HẢI YẾN
Mã số SV: 0850010396
Lớp: QTC2- K2



i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại CHK BMT, cùng với việc tìm hiểu, quan sát, khảo
sát và tham khảo ý kiến của các cấp lãnh đạo, công nhân viên làm việc tại đây sự giúp
đỡ quý báu của các thầy cô giáo Khoa Cảng trường Học Viện Hàng Không Việt Nam,
tác giả đã hoàn thành đề tài “Phân tích các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng
không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột”.
Xin chân thành cảm ơn cô Võ Thị Thúy An - giảng viên trường Học viện hàng
không Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và đưa ra những lời khuyên hữu
ích trong suốt quá trình thực tập để tác giả hoàn thành bài báo cáo này.
Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với anh Lê Trung Bình – Phó
Giám Đốc Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả có
thể tiếp cận thực tế các hoạt động khai thác diễn ra tại Cảng, cùng với việc cung cấp
những tài liệu, số liệu, những thông tin cần thiết và đưa ra những ý kiến, đánh giá, phê
bình, bổ sung, gợi ý giúp tác giả có cái nhìn tổng quan, khách quan hơn trong việc phân
tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc và toàn thể
công nhân viên làm việc tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, đặc biệt là các cô chú,
anh chị làm việc tại Tổ Văn phòng- Kế hoạch đã nhiệt tình chỉ dẫn, cung cấp thông tin
giải đáp những thắc măc và hỗ trợ để bài viết được hoàn chỉnh hơn.

Tuy nhiên mặc dù có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, thu thập tài liệu, trao đổi
thông tin và khảo sát thực tế song vì thời gian có hạn, cùng với tính đặc thù của ngành
cho nên tác giả chưa có nhiều cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động khai thác để
nắm rõ qui trình vận hành của các hoạt động. Đồng thời với sự hiểu biết và kinh nghiệm
còn hạn chế nên bài báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ
của quý thầy cô và những ai quan tâm đề tài này để bài viết được hoàn thiện và nâng cao
hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!


ii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN





















Tp, HCM, ngày , tháng , năm 2012
Giảng viên hướng dẫn
Kí và ghi rõ họ tên



iii

XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Đơn vị CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT
Xác nhận sinh viên: VŨ THỊ HẢI YẾN
Đã thực tập tại đơn vị, từ ngày 06/02/2012 đến ngày 31/03/2012
Nhận xét:























Tp Buôn Ma Thuôt, ngày……,tháng… ,năm……
Giám đốc CHK Buôn Ma Thuột
Ký và ghi rõ họ tên


iv

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phương pháp áp dụng trong báo cáo và giới hạn phạm vi của báo cáo. 2
3.1 Phương pháp áp dụng trong báo cáo 2
3.2 Giới hạn phạm vi báo cáo 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÀNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT 4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột 4
1.1.1. Vị trí - tọa độ 4
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.2 Chức năng nhiệm vụ và định hướng phát triển của Cảng Hàng Không Buôn
Ma Thuột 5

1.2.1 Chức năng nhiệm vụ 5
1.2.2 Định hướng phát triển 5
1.3 Quá trình hoạt động chính 6
1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột 7
1.4.1 Cơ cấu tổ chức 7
1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban 8
1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của CHK BMT trong thời gian gần đây. 12
1.5.1 Các chặng bay đang khai thác tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột 12
1.5.2 Hành khách đi và đến Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột 12
1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của CHK Buôn Ma Thuột từ 2009- 2011.
14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HÀNG KHÔNG VÀ
PHI HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT 16
v

2.1 Tình hình chung 16
2.1.1 Các đơn vị phối hợp hoạt động tại cảng 16
2.1.2 Đặc điểm đội ngũ lao động tại cảng 17
2.2 Phân tích các hoạt động khai thác hàng không tại CHK Buôn Ma Thuột 18
2.2.1 Các hoạt động khai thác tại khu bay CHK Buôn Ma Thuột 18
2.2.2 Các hoạt động tại khu vực nhà ga hành khách 21
2.3 Phân tích các hoạt động khai thác phi hàng không tại CH Buôn Ma Thuột. 27
2.3.1 Hoạt động cho thuê 28
2.3.2 Hoạt động kinh doanh thương mại do cảng trực tiếp khai thác 29
2.2.3 Hoạt động nhượng quyền 31
2.3 Phân tích môi trường ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác hàng không và
phi hàng không CHKBMT qua ma trận SWOT. 32
2.4 Kết quả khảo sát khách hàng tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PH
ÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN

MA THUỘT 37
3.1 Ưu điểm và nhược điểm 37
3.1.1 Các hoạt động khai thác hàng không 37
3.1.2 Các dịch vụ thương mại phi hàng không 39
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác 41
Các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác: 41
PHẦN KẾT LUẬN 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.
PHẦN PHỤ LỤC 48


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHK : Cảng Hàng Không
CHK BMT : Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
QLHC : Quản lí hành chính
TTXH : Trật tự xã hội
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
CHC : Cất hạ cánh
HCC : Hạ cất cánh
DVTH : Dịch vụ tổng hợp
VCHK : Vận chuyển hành khách
ĐH : Đại học
TC : Trung cấp
SC : Sơ cấp
LĐPT : Lao động phổ thông









vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp số lao động
Bảng 1.2: Lưu lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Buôn Ma Thuột qua các
năm từ 2003- 2011 và dự báo tăng trưởng đến 2012:
Bảng 1.3: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh CHK BMT từ 2009- 2011
Bảng 2.1: Số lần máy bay CHC qua các năm từ 2009- 2011 tại cảng hàng không BMT
Bảng 2.2:Tổng lưu lượng hành khách thông qua CHK BMT từ 2009- 2011
Bảng 2.3: Tổng khối lượng hàng hóa thông qua CHK BMT từ 2009-2012
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát nhu cầu của khách hàng tại CHK BMT.














viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột
Hình 2.1 Sơ đồ luồng hành khách tại nhà ga CHK Buôn Ma Thuột
Hình 2.2: Sơ đồ luồng hành lý tại nhà ga CHK Buôn Ma Thuột

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay hoạt động hàng không và phi hàng không là hai hoạt động chủ đạo
trong hàng không dân dụng. Khi cảng hàng không ra đời thì các hoạt động hàng không
cũng diễn ra song song và khi xã hội phát triển, nhu cầu con người ngày càng đòi hỏi
cao thì cảng hàng không còn được tổ chức ngày càng nhiều các hoạt động phi hàng
không nhằm đáp ứng nhu cầu của con người đồng thời tăng nguồn thu cho các cảng
hàng không.

Xu hướng hiện nay của các cảng hàng không trên thế giới là gia tăng các loại
hình dịch vụ phi hàng không vì nó đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu mà cảng
hàng không đó thu được, thực tế cho thấy những cảng hàng không phát triển nhất trên
thế giới thì các dịch vụ phi hàng không lại càng phát triển và hết sức đa dạng.

Tuy nhiên ở Việt Nam thì vì những yếu tố chủ quan và khách quan nên dịch
vụ phi hàng không chưa có nhiều cơ hội, chưa được chú trọng và chưa phong phú.
Đặc biệt là đối với các cảng hàng không địa phương thì còn rất nhiều hạn chế và khó
khăn vì những vấn đề như thiếu vốn, ít nhu cầu, khai thác chưa hiệu quả….


Cảng hàng không Buôn Ma Thuột vừa được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt
động nhà ga mới khá khang trang và rộng rãi, có điều kiện hơn để phát triển các loại
hình dịch vụ hàng không và phi hàng không. Mặc dù vậy cũng như những cảng hàng
không địa phương khác việc đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ tại CHK BMT không phải vấn đề đơn giản vì nhu cầu sử dụng
dịch vụ phi hàng không còn ít và bài toán về doanh thu, chi phí cũng cần phải cân
nhắc rất kĩ lưỡng. Bên cạnh đó ngành hàng không là ngành đặc thù, chịu sự quản lí
chặt chẽ của nhà nước, đặc biệt là các quy định về giá nên không thể nào thực hiện
theo ý muốn chủ quan được.

Do đó việc phân tích tình hoạt động tại cảng Buôn Ma Thuột là một vấn đề hết
sức cần thiết để từ đó biết được những khó khăn, thuận lợi cũng như những mặt mạnh,
mặt yếu, cơ hội và thách thức nhằm đưa ra các biện pháp và xây dựng phương án phát
triển để vừa bảo đảm về doanh thu vừa phù hợp với xu hướng tương lai.

2

Chính vì những lí do trên tác giả chọn đề tài “Phân tích các hoạt động khai
thác hàng không và phi hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột” làm đề tài
báo cáo thực tập.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng các hoạt động hàng không và phi hàng không tại CHKBMT
hiện nay.
- Tìm hiểu các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến các hoạt động khai thác.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng những năng lực sẵn có, đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ và xây dựng một số loại hình dịch vụ mới cần thiết cho sự phát triển
của cảng hàng không Buôn Ma Thuột trong tương lai.


3. Phương pháp áp dụng trong báo cáo và giới hạn phạm vi của báo cáo.

3.1 Phương pháp áp dụng trong báo cáo

- Khảo sát thực tế: Đi thực tế tại cảng, quan sát các hoạt động, tham khảo ý kiến các
nhân viên, các chuyên gia và ban lãnh đạo nhằm tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt
động đang diễn ra.
- Phân tích dữ liệu và số liệu: Thông qua các chỉ số và số liệu thu thập được tiến hành
phân tích, so sánh, nhận xét và đánh giá.
- Vận dụng ma trận SWOT trong quá trình phân tích: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức đối với việc phát triển các hoạt động hàng không và phi hàng không
tại cảng.
- Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát nhằm tìm hiều nhu cầu của khách hàng tại cảng hàng
không Buôn Ma Thuột, đồng thời qua đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động khai thác.

3.2 Giới hạn phạm vi báo cáo
Không gian: Tìm hiểu thực tế tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, với các khu vực
chính là văn phòng cảng, khu bay và nhà ga hành khách.
Thời gian: Thông qua 2 tháng thực tập tại cảng sẽ phân tích tình hình hoạt động hàng
không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột từ 2009-2012.
3


4. Kết cấu báo cáo thực tập
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan về cảng hàng không Buôn Ma Thuột.
Chương 2: Phân tính tình hình hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại
cảng hàng không Buôn Ma Thuột.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác tại Cảng hàng
không Buôn Ma Thuột.
Phần kết luận


















4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÀNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Cảng hàng không Buôn Ma
Thuột
1.1.1. Vị trí - tọa độ
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Tên giao dịch tiếng Anh là : Buon Ma
Thuot Airport. Tên viết tắt là: BMV) nằm ở 12

o
40’ 07” Vĩ Bắc. 108
o
06’ 41” Kinh
Đông. Cảng hàng không thuộc địa phận xã Hoà Thắng, tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm
thành phố Buôn Ma Thuột 7km về phía Đông Nam (tại km7 quốc lộ 27).
Cảng hàng không BMT nằm ở độ cao 529,9m so với mực nước biển, nằm
trong khu vực tương đối bằng phẳng và cao hơn các khu vực xung quanh với độ dốc
tự nhiên từ 2% đến 5%, là một trong những đầu mối giao thông quan trọng liên vùng,
gắn Tây Nguyên với miền Đông Nam bộ, miền Trung, duyên hải miền Nam Trung
Bộ.
Khoảng cách từ Cảng hàng không Buôn Ma Thuột tới Cảng hàng không Nội
Bài: 970 km. Đà nẵng: 367 km. Tân Sơn Nhất: 254 km.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Mã IATA: BMV, Mã ICAO: VVBM) được
xây dựng từ năm 1968 và đưa vào hoạt động từ 26-09-1972 với chức năng là Cảng
hàng không căn cứ chỉ huy của không quân. Đây là Cảng hàng không phục vụ cho
các loại máy bay quân sự. Trước đây, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được gọi là
Cảng hàng không Phụng Dực (Phượng Hoàng bay). Ngoài ra, do vị trí của cảng nằm
gần quận hành chính Hòa Bình gần Cảng hàng không nên Cảng hàng không này cũng
có tên là Phi trường Hòa Bình.
Năm 1975, bộ đội ta tiếp quản Cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Đến ngày
10/3/1977 Nhà nước đã khôi phục và mở lại các đường bay: Buôn Ma Thuột đi
Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và ngược lại với chức năng là sân bay dân
dụng chủ yếu phục vụ để cán bộ đi công tác. Hoạt động khai thác tại Cảng hàng
không Buôn Ma Thuột thực sự nhộn nhịp là từ năm 2000 trở lại đây cùng với chủ
trương mở cửa và đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Ngày 12/5/03 Cảng hàng không BMT đóng cửa để nâng cấp, sửa chữa.
Ngày 1/9/2003 Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được đưa vào khai thác trở
lại.

5

Để đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, trong các năm qua Tổng công
ty Cảng hàng không miền Nam đã đầu tư nhiều kinh phí để xây dựng cơ sở hạ
tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bay hàng ngày tại Cảng hàng
không Buôn Ma Thuột.
Đặc biệt Buôn Ma Thuột được xác định là thủ phủ của Tây nguyên nên Sân bay
vừa phục vụ hàng không dân dụng vừa đảm nhiệm công tác an ninh quốc gia. Do
đó tháng 6 năm 2006 Bộ trưởng bộ giao thông vận tải đã phê duyệt đề án quy
hoạch tổng thể Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2025 tại quyết định số 977/QĐ-BGTVT, mở rộng diện tích Sân bay là
448 ha với chức năng dùng chung cho hàng không dân dụng và Quốc phòng.
1.2 Chức năng nhiệm vụ và định hướng phát triển của Cảng Hàng
Không Buôn Ma Thuột.
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là sân bay nội địa vừa phục vụ hàng không
dân dụng vừa đảm nhiệm công tác An ninh quốc phòng và luôn đảm bảo mục tiêu
chính trị - xã hội trong quá trình hoạt động.
Hiện nay, CHK BMT đang đảm trách những nhiệm vụ chính sau:
- Thực hiện theo chỉ thị, công văn do Tổng công ty Cảng Hàng Không Miền Nam
giao phó và báo cáo lên Tổng Công Ty những kết quả hoạt động và những thay đổi
diễn ra tại Cảng.
- Quản lí tất cả các tài sản tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột
- Cung cấp các dịch vụ hàng không, bảo đảm an ninh an toàn hàng không, kí kết hợp
đồng với các tổ chức cá nhân sử dụng mặt bằng nhà ga, bến bãi ô tô…
- Trực tiếp cung cấp các dịch vụ mặt đất cho các hãng hàng không đến khai thác
- Tổ chức các dịch vụ quảng cáo

1.2.2 Định hướng phát triển
Trong thời gian tới cảng hàng không Buôn Ma Thuột tập trung nâng cao chất

lượng, khai thác tối đa năng lực của nhà ga mới, đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ đặc biệt là dịch vụ phi hàng không.
6

Cảng hàng không Buôn Ma Thuột định hướng đến năm 2015 là cảng hàng
không cấp 4C (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và
sân bay quân sự cấp I, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như A320/A321,ATR-72,
F70 và tương đương, lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt hành khách/năm,
lượng khách giờ cao điểm: 220 hành khách/giờ cao điểm.
Đến giai đoạn 2015-2025, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột sẽ xây dựng
thêm đường lăn song song kích thước 3000m x 18m, đảm bảo khai thác máy bay
A320/A321, ATR-72, F70 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm
là 7, Lượng hành khách tiếp nhận là 800.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ
cao điểm 420 hành khách/giờ cao điểm.
Đồng thời cảng hàng không Buôn Ma Thuột phấn đấu sau khoảng 20 năm nữa
sẽ trở thành cảng hàng không quốc tế trong khu vực Đông Nam Á.
1.3 Quá trình hoạt động chính
Hoạt động khai thác của Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột tăng trưởng mạnh
từ những năm 2000 trở lại đây cùng với chủ trương đổi mới và mở cửa của Đảng và
Nhà nước.
Bắt đầu từ ngày 23/5/2006, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột phục vụ các
chuyến bay quốc nội với tuyến bay chính là Buôn Ma Thuột – Thành phố Hồ Chí
Minh – Buôn Ma Thuột, khai thác chủ yếu bằng máy bay ATR-72. Mỗi tuần 3 chuyến
vào các tối thứ ba, thứ sáu và chủ nhật. Bên cạnh đó đường bay Buôn Ma Thuột – Đà
nẵng – Buôn Ma Thuột cũng đang được khai thác khá hiệu quả.
Năm 2009, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã phục vụ an toàn 2754 lần
chuyến cất hạ cánh (tăng 36,60% so với năm 2008) – phục vụ 204.030 lượt hành
khách đi đến – (tăng 28,45% so với năm 2008).
Năm 2010, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã phục vụ an toàn 3920 lần
chuyến cất hạ cánh (tăng 42,33% so với năm 2009) – phục vụ 262.490 lượt hành

khách đi đến – (tăng 28,65% so với năm 2009).
Ngày 22/1/2010, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam đã khởi công xây
dựng Nhà ga hành khách Cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Dự án có tổng mức đầu
tư khoảng 221 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có công suất 1 triệu hành khách/năm, đáp ứng 4
chuyến bay giờ cao điểm với loại máy bay A321 trở xuống và các công trình tiện ích
phụ trợ như trạm cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, sân đậu ô tô.
7

Trước đây tại CHK BMT chỉ có hãng hàng không VietnamAirlines hoạt động,
năm 2011 hãng hàng không AirMekong đã kí kết hợp đồng và khai thác các chuyến
bay từ thành phố Buôn Ma Thuột đi các vùng khác và ngược lại, trong đó có mở thêm
tuyến bay mới từ Buôn Ma Thuột - Vinh - Buôn Ma Thuột nhằm đáp ứng nhu cầu
hành khách trong và ngoài tỉnh.
Hiện nay, mỗi ngày có 4 chuyến bay thường nhật từ thành phố Hồ Chí Minh
đi Buôn Ma Thuột, 2 chuyến đi Hà Nội, 1 chuyến từ Buôn Ma Thuột đi Đà Nẵng và
ngược lại. Riêng cuối tuần vào các ngày thứ 6 và thứ 7 có 5 chuyến từ Thành phố Hồ
Chí Minh đi Buôn Ma Thuột và ngược lại.
Đặc biệt trong những năm gần đây thì cảng hàng không Buôn Ma Thuột chú
trọng phát triển các dịch vụ phi hàng không để đáp ứng nhu cầu hành khách đồng thời
nâng cao doanh thu cho cảng.
Các dịch vụ đó bao gồm:
- Phục vụ hành khách
- Phục vụ hạ cất cánh
- Phục vụ mặt đất đối với các Hãng hàng không
- Đại lý bán vé máy bay cho 2 Hãng hàng không
- Giữ xe Ô tô, xe máy
- Vận chuyển hành khách
- Cho thuê văn phòng
- Cho thuê mặt bằng đặt bảng quảng cáo trong và ngoài nhà ga

- Cho thuê khách sạn…
Ngoài ra cũng chú trọng đến hoạt động y tế để phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột
1.4.1 Cơ cấu tổ chức
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là công ty TNHH một thành viên hoạt động dưới
sự chỉ đạo của Tổng công ty Cảng Hàng Không Miền Nam. Cơ cấu tổ chức bao gồm
Giám Đốc, Phó Giám Đốc và 5 Tổ chức năng: Tổ Văn Phòng- Kế Hoạch, Tổ An Ninh
An Toàn, Tổ Phục Vụ Hành Khách, Tổ Dịch Vụ Kĩ Thuât, Tổ Dịch Vụ Tổng Hợp.
Hình 1.1 dưới đây sẽ thể hiện rõ sơ đồ cơ cấu tổ chức của CHKBMT.
8

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột










Nguồn: Đề án nhà ga CHKBMT từ Tổ Văn phòng kế hoạch

Qua sơ đồ trên có thể thấy rằng cơ cấu tổ chức của Cảng hàng không Buôn Ma
Thuột khá đơn giản, không cồng kềnh, mỗi tổ sẽ phụ trách một mảng riêng nên trách
nhiệm rõ ràng, dễ dàng trong quản lí và phân công công việc.

1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban
a. Ban Giám đốc

Ban giám đốc bao gồm:
- Giám đốc
- Phó giám đốc phụ trách tài chính
- Phó giám đốc phụ trách an ninh an toàn
Chức năng nhiệm vụ: Quản lý điều hành các hoạt động của đơn vị
Kế hoạch sử dụng: Phân công trực Cán bộ điều hành hoạt động bay, trực tiếp tại nhà
ga mới theo sát các chuyến bay trong ngày. Thực hiện công tác khác để giải quyết
các vấn đề khác theo sự phân công tại nhà ga cũ.
b. Tổ Văn phòng- kế hoạch
- Nhân viên thủ quỹ.
TỔNG CÔNG TY CẢNG
HÀNG KHÔNG MIỀN NAM
TỔ AN NINH
AN TOÀN
TOLTOÀN
TỔ PHỤC VỤ
HÀNH KHÁCH
TỔ DỊCH VỤ
KĨ THUẬT
TỔ KẾ HOẠCH
VĂN PHÒNG
TỔ DỊCH VỤ
TÔNG HỢP
CẢNG HÀNG KHÔNG
BUÔN MA THUỘT
BAN GIÁM ĐỐC
9

- Chuyên viên kế hoạch.
- Kỹ sư xây dựng.

- Chuyên viên văn phòng.
- Nhân viên Tài chính kế toán
Nhiệm vụ:
- Xây dựng các văn bản hành chính phục vụ cho các hoạt động của Cảng hàng không
Buôn Ma Thuột theo ý kiến chỉ đạo của ban giám đốc.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch huấn luyện đào tạo, tuyển dụng nhân
sự hàng năm.
- Theo dõi công tác thu chi tài chính đảm bảo đúng quy định của pháp luật và Tổng
công ty Cảng hàng không miền Nam.
- Theo dõi, kiểm tra các công trình, cơ sở hạ tầng để sửa chữa chống xuống cấp.
- Thực hiện công tác văn thư, thủ quỹ.
- Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác đối nội, đối ngoại để duy trì tốt các
hoạt động phục vụ hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột.
- Làm việc chuyên môn theo giờ hành chính tại nhà ga cũ.
- Lao động kiêm nhiệm trực ngày, đêm tại đường HCC, trực ngày tại nhà ga thì thời
gian làm việc do kíp trực phân công (một tuần trực đêm một buổi, trực ngày 1 buổi.
Sau khi trực đêm xong được nghỉ bù vào ngày kế tiếp).

c. Tổ dịch vụ kỹ thuật
Chức năng nhiệm vụ:
- Thực hiện các thủ tục phục vụ bay như kế hoạch bay.
- Cung cấp thông tin, khí tượng phục vụ cho máy bay cất hạ cánh tại sân bay
- Quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kỹ thuật nhà ga, sân đỗ, đường băng, hệ thống
đèn hạ cất cánh, các đài tiếp cận, trạm, cơ sở hạ tầng của Cảng.
- Quản lý khai thác trang thiết bị mặt đất.
- Trực vận hành khai thác thiết bị dẫn đường bay (trực đài K1, K2).
10

- Quản lý khai thác vận hành hệ thống trang thiết bị kỹ thuật nhà ga, trang thiết bị kỹ
thuật phục vụ bay.

- Quản lý khai thác hệ thống máy tính của Cảng Hàng không.
- Trực xe điều hành, trực cứu hỏa.
- Hiện nay, tổ kỹ thuật là lực lượng quan trọng trong quá trình bảo vệ nhà ga, khu bay
cả ngày lẫn đêm trong thời gian qua (một tuần trực đêm một buổi, trực ngày 1 buổi,
sau khi trực đêm xong được nghỉ bù vào ngày kế tiếp).
- Bộ phận này vừa phải lái xe tuần tra canh gác khu bay và vừa trực bảo vệ nhà ga
vào ban đêm.
- Việc thực hiện công tác chủ yếu làm việc theo lịch bay, có mặt trước giờ chuyến
bay cất cánh 40 phút, nếu các chuyến bay không liền kề nhau thì được nghỉ giữa buổi.

d. Tổ Phục vụ hành khách
Chức năng nhiệm vụ:
- Cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất như: Làm thủ tục cho hành khách, hành lý, hàng
hóa, vệ sinh máy bay, vệ sinh nhà ga.
- Thực hiện các công việc theo yêu cầu phục vụ bay của hãng hàng không theo đúng
qui định.
- Làm tải cho các chuyến bay thường lệ.
- Phục vụ phòng khách VIP.
- Đại lý bán vé máy bay cho các Hãng hàng không.
- Trực cứu thương, y tế tại nhà ga.
- Bán vé lệ phí bến bãi Ôtô.
- Đối với lực lượng tổ Phục vụ hành khách, ngoài việc làm nhiệm vụ chuyên môn
phục vụ các chuyến bay, bán vé máy bay tại 3 phòng vé.
- Riêng bộ phận vệ sinh, bố trí kiêm nhiệm làm vệ sinh khu vực nhà ga sau khi hoàn
tất việc làm vệ sinh máy bay, đồng thời bố trí 1 nhân viên thu phí giữ xe Ô tô hàng
ngày tại cổng ra vào.
11

- Nhân viên phục vụ bay làm việc theo chuyến bay, có mặt trước giờ máy bay cất
cánh 40 phút, nếu các chuyến bay không liền kề nhau thì được nghỉ giữa thời gian

chờ chuyến bay.
e. Tổ An ninh an toàn
Chức năng nhiệm vụ:
- Tổ chức kiểm tra hành lý, hành khách theo đúng qui trình của chương trình an ninh
hàng không của Tổng công ty và theo các qui định của ICAO.
- Tổ chức bảo vệ an ninh trật tự tại khu vực Cảng hàng không.
- Phối hợp với tổ phục vụ bay thu lệ phí bến bãi Ô tô.
Kế hoạch sử dụng:
- Với nguồn nhân sự hiện nay, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đang bố trí tất cả Tổ
an ninh an toàn (an ninh soi chiếu và an ninh bảo vệ) cùng với các tổ kỹ thuật, phục
vụ hành khách, kế hoạch văn phòng tham gia việc bảo vệ nhà ga, khu bay cả ngày lẫn
đêm.
- Đối với lực lượng An ninh, ngày 10/11/2011 Tổng giám đốc đã phê duyệt bổ sung
cho Cảng hàng không Buôn Ma Thuột 2 nhân viên an ninh soi chiếu và 1 an ninh bảo
vệ tại Tờ trình số 968/TCTCHKMN-TCCB ngày 09 tháng 11 năm 2011 về việc bố
trí sắp xếp lực lượng lao đồng tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột.
f. Tổ dịch vụ Tổng hợp: Hoạt động khai thác chủ yếu về dịch vụ khách sạn hàng
không và cung cấp các thông tin du lịch cho hành khách.
g. Các bộ phận phối hợp:
- Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ vệ sỹ chuyên nghiệp Đại Hải:
Hiện nay, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đang hợp đồng thuê lực lượng vệ sỹ để
thực hiện công tác giữ xe Ô tô, đảm bảo trật tự khu vực sân đỗ Ôtô, xe hai bánh hàng
ngày.
- Phòng cảnh sát QLHC về TTXH công an Tỉnh Đăk Lăk
Hàng ngày khi có chuyến bay A320, A321 lực lượng cảnh sát QLHC về TTXH công
an tỉnh Đăk Lăk tăng cường trật tự tại khu vực sân bay. Số lượng người từ 3- 4, để
đảm bảo trật tự chung tại khu vực nhà ga hàng ngày.


12


h. Tổng hợp số lượng lao động
Bảng 1.1 Tổng hợp số lượng lao động

Stt
Bộ phận

Số
lượng
Giới tính
Trình độ
Đảng
viên
Nam
Nữ
ĐH
TC
SC
LĐPT
1
Ban giám đốc
3
3
0
3
0
0
0
3
2

Tổ Văn
phòng - Kế
Hoạch
4
3
1
2
1
1
0
2
3
Tổ Phục vụ
hành khách
24
7
17
8
5
5
6
1
4
Tổ An ninh
an toàn
16
13
3
3
0

12
1
4
5
Tổ Dịch vụ kĩ
thuật
18
17
1
2
6
10
0
6
6
Tổ DVTH
9
3
6
0
2
0
7
0
7
Tổng cộng
74
46
28
18

14
28
14
16

1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
trong thời gian gần đây.
1.5.1 Các chặng bay đang khai thác tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
- Buôn Ma Thuột- Hà Nội và ngược lại (ngày 4 lần HCC)
- Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng và ngược lại (ngày 2 lần HCC)
- Buôn Ma Thuột – Hồ Chí Minh và ngược lại (10-12 lần HCC)
- Buôn Ma Thuột – Vinh và ngược lại (6 lần HCC/tuần)
1.5.2 Hành khách đi và đến Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột
Trong các năm qua, sản lượng vận chuyển hành khách tại Cảng hàng không
Buôn Ma Thuột tăng trưởng nhanh (có năm tăng trưởng hơn 48% như năm 2011).
Bảng 1.1 dưới đây sẽ thể hiện rõ điều này:
13

Bảng 1.2: Lưu lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
qua các năm từ 2003- 2011 và dự báo tăng trưởng đến 2012:


TT

Năm

HK/năm
(1000HK)

Dự kiến

(1000 HK)
Tăng
trưởng (%)

Ghi chú
01
2003
37,4



02
2004
64,8

73,0

03
2005
80,78

24,0

04
2006
97,32

20,0

05

2007
144,47

48,0

06
2008
157,60

10,0

07
2009
204,337

28,0

08
2010
262,433

28,0

09
2011
389,823

47,0

10

2012

439,57
13,0
Từ năm 2012 dự
kiến sản lượng
VCHK năm sau
tăng hơn năm
trước 13%
11
2013

496,71
13,0
12
2014

561,28
13,0
13
2015

634,24
13,0
14
2016

716,69
13,0
15

2017

809,87
13,0
16
2020

1.168,55
13,0
Nguồn : Đề án nhà ga cảng hàng không Buôn Ma Thuột từ Tổ văn phòng – kế hoạch
Ghi chú: Khách Quốc tế chiếm 8-10 % tổng lượng khách.
Qua bảng 1.2 ta thấy rằng lưu lượng hành khách thông qua CHK BMT trong
những năm gần đây ngày càng tăng, dự báo trong những năm tới thì lưu lượng hành
khách cũng tăng và kéo theo đó là mức tăng trưởng về doanh thu của CHK BMT
cũng ngày càng cao.
14


1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của CHK Buôn Ma Thuột từ 2009- 2011.
Bảng 1.3: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh CHK BMT từ 2009- 2011
Đơn vị tính : 1000 VND
Năm
Doanh thu
2009
2010
2011
1.Thu phí CHC


10.421.734

2. Thu hoa hồng đại
lí bán vé
891.439
1.096.229
1.740.949
3. Thu cho thuê mặt
bằng
122.700
192.600
81.700
4.Thu bến bãi giữ
xe
778.240
1.139.825
1.542.741
5.Thu phục vụ vận
chuyển hành khách
1.750
11.150
5.950
6. Thu dịch vụ
quảng cáo
395.134
475.207
381.551
7. Thu khác
69.386
12.245
51.826
8. Thu khác bán

hàng hóa
2.245.210
690.088
2.003.115
9. Thu dịch vụ
TTGD HK
670.876
98.658
710.536
10. Thu từ hoạt
động tài chính
29.080
42.135
51.775
Nguồn :Bảng cân đối phát sinh CHKBMT từ Tổ Văn phòng – Kế hoạch



15

Đối với các CHK địa phương ở Việt Nam bao gồm CHK Buôn Ma Thuột thì hầu như
hàng năm các cảng đều lỗ hàng chục tỉ đồng bởi vì mục đích quan trọng của các cảng
hàng không này là phục vụ công tác chính trị- an ninh quốc phòng, cho nên vấn đề
lợi nhuận hàng năm không phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh này không phản ánh toàn bộ những
khoản doanh thu mà CHK BMT thu được bởi vì một số nguồn thu sẽ được hạch toán
trên Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam, chẳng hạn nguồn thu phục vụ hành
khách trong cả ba năm 2009, 2010, 2011, hoặc nguồn thu cất hạ cánh các năm 2009,
2010….


Tuy nhiên ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng lưu lượng hành khách và doanh
thu qua các năm của CHK BMT có mức tăng trưởng khá cao và rất khả quan. Đây là
những dấu hiệu đáng mừng dự báo trong những năm tới CHK BMT sẽ nâng cao công
suất và phát triển các loại hình dịch vụ đặc biệt là dịch vụ phi hàng không để đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.















×