Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THỊ THU THỦY

ĐỀ TÀI: ĐỜI SỐNG TINH THẦN GIA ĐÌNH NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 602285

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Lan Hiền




Hà Nội-2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN THỊ THU THỦY


ĐỀ TÀI: ĐỜI SỐNG TINH THẦN GIA ĐÌNH NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học




Hà Nội-2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Đỗ Lan Hiền, không trùng lặp với bất cứ
một công trình nào đƣợc công bố trong thời gian gần đây, có kế thừa kết quả nghiên cứu
có liên quan đến đề tài đã đƣợc công bố. Những tƣ liệu sử dụng để thực hiện đề tài đƣợc
trích dẫn cụ thể, có xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng khoa học về nội dung luận
văn này của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2013
Tác giả


Trần Thị Thu Thủy







LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị- Đại học Quốc Gia Hà Nội,
Khoa Triết học- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tại Trƣờng trung cấp
xây dựng Thanh Hóa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt,
tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Lan Hiền đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình và
chu đáo trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhƣng chắc chắn luận văn này vẫn còn nhiều
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể
các bạn để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2013
Tác giả


Trần Thị Thu Thủy






NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Cl : Thƣ gửi tín hữu Côlôxê
Êp : Thƣ gửi tín hữu Êphêsô
Lc : Tin mừng Thánh Luca
Mc : Tin Mừng Thánh Máccô
Mt : Tin mừng thánh Matthêu
Hc : Sách Huấn ca
Am : Sách Amốt

Cn : Sách châm ngôn
HTCT: Hệ thống chính trị
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.










MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… 3
CHƢƠNG 1: ĐỜI SỐNG TINH THẦN GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO: MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN……………………………………………………………………….…9
1.1 Gia đình Công giáo: khái niệm, đặc điểm, vai trò……………………….….9
1.1.1Khái niệm gia đình……………………………………………………… ….9
1.1.2 Đặc điểm gia đình Công giáo………………………………………………11
1.1.3Vai trò của gia đình Công giáo trong đời sống Giáo hội……………… …17
1.2 Đời sống tinh thần và đặc trƣng của đời sống tinh thần gia đình ngƣời
Công giáo ở đồng bằng sông Hồng…………………………………………… 20
1.2.1 Khái niệm “đời sống tinh thần”……………………………………………20
1.2.2 Vài nét về địa-văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng………………………25
1.2.3 Đặc trưng đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông
Hồng……………………………………………………………………… 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA GIA ĐÌNH NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG HIỆN NAY……………………………………………………………… …38

2.1 Thực trạng đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông
Hồng hiện nay…………………………………………………………………… …38
2.1.1 Nhu cầu, hoạt động giao lưu và tiêu dùng tinh thần của gia đình người
Công giáo…………………………………………………………………………… 38
2.1.2 Một số hoạt động trong đời sống tinh thần của gia đình người Công giáo ở
đồng bằng sông Hồng……………………………………………………………… 43
2.1.2.1 Hoạt động giáo dục trong gia đình Công giáo……………………… …44
2.1.2.2 Sinh hoạt văn hóa- nghệ thuật……………………………………… …51
2.1.2.3 Sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng………………………………………… 56
2.1.3 Những mặt tích cực và hạn chế trong đời sống tinh thần gia đình người
Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay……………………………………… 68
2.2 Giải pháp để phát huy giá trị tinh thần của gia đình ngƣời Công giáo ở
đồng bằng sông Hồng hiện nay…………………………………………………… 81
2.2.1 Phát triển đời sống tinh thần trên cơ sở phát triển đời sống vật chất và ổn
định chính trị-xã hội………………………………………………………………….81
2.2.2 Tăng cường công tác vận động đối với hàng ngũ giáo sĩ, chức việc Công
giáo……………………………………………………………………………………84
2.2.3 Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị tại vùng đồng bào Công giáo ở
đồng bằng sông Hồng hiện nay………………………………………………… … 87
2.2.4 Cần thay đổi nhận thức trong việc đánh giá vai trò của Công giáo và Giáo
hội trong việc giáo dục và xây dựng mô hình gia đình Công giáo…………………93
KẾT LUẬN………………………………………………………………………97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO








MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Tƣ tƣởng, tinh thần có ảnh hƣởng rất lớn đến lối sống, hoạt động của con ngƣời.
Do vậy nghiên cứu đời sống tinh thần của con ngƣời nói chung và đời sống tinh thần
của ngƣời Công giáo nói riêng rất quan trọng. Đặc biệt, gia đình ngƣời Công giáo nói
chung và gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng là mô hình gia
đình đặc thù bởi đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo không chỉ mang đặc điểm
chung của đời sống tinh thần gia đình ngƣời Việt truyền thống mà còn có đặc điểm
riêng do chịu ảnh hƣởng của thế giới quan tôn giáo.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế hiện nay, gia đình
Việt Nam nói chung và gia đình ở đồng bằng sông Hồng nói riêng đang chứa đựng
nhiều quan hệ đa dạng phức tạp và đang biến chuyển. Sự tác động của kinh tế thị
trƣờng đã làm cho gia đình Việt Nam thay đổi nhanh chóng và đối diện với những
thách thức trong sự tồn tại và phát triển. Tình trạng khủng hoảng về gia đình với những
biểu hiện chính nhƣ tỷ lệ ly hôn và ngƣời sống độc thân cao. Sự gia tăng đáng kể của
các cặp sống với nhau không đăng ký kết hôn và với những đứa con ngoài giá thú.
Quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân, tỷ lệ trẻ em trong những gia đình thiếu vắng bố hoặc
mẹ tăng lên, ngƣời già cô đơn, ít đƣợc quan tâm chăm sóc từ phía gia đình…Tuy
nhiên, qua kết quả khảo sát thấy rằng ở các gia đình ngƣời Công giáo toàn tòng nói
chung và gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng ít chịu ảnh
hƣởng của các tệ nạn xã hội nêu trên. Có đƣợc điều đó là do gia đình ngƣời Công giáo
chịu ảnh hƣởng sâu đậm lối giáo dục đạo đức từ tôn giáo của họ.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở
đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận văn của mình. Luận văn trên cơ sở
nghiên cứu, phân tích thực trạng đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng
bằng sông Hồng hiện nay, chỉ ra những ƣu điểm của nó để phát huy và nhân rộng
những giá trị tinh thần trong đời sống gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông
Hồng.
2.Tình hình nghiên cứu
Đời sống tinh thần là một lĩnh vực hợp thành của đời sống xã hội đã đƣợc các nhà

khoa học nghiên cứu dƣới nhiều khía cạnh khác nhau: Triết học, chủ nghĩa cộng sản
khoa học, văn hóa, mỹ học, dân tộc học, xã hội học…Chẳng hạn, nhƣ các bài viết:
“Bản chất, quy luật của đời sống tinh thần” của Đào Duy Thanh, Tạp chí triết học số 3,
tháng 6-1996; “Một số ý kiến xung quanh vấn đề tinh thần” của Ngọc Lân, Tạp chí
Triết học số 1, tháng 3-1990; “Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội
trong chủ nghĩa duy vật lịch sử” của Phùng Đông, Tạp chí Triết học số 6, tháng 12-
1997; “Đời sống tinh thần của cá nhân-khái niệm và nguyên tắc nghiên cứu” của Vi
Quang Thọ, Nxb Khoa học xã hội-1998. Có những công trình nghiên cứu đời sống tinh
thần ở từng địa phƣơng nhƣ “Đời sống tinh thần ở Đắk lắk hiện nay-đặc điểm và
phương hướng phát triển” của Trần Khải Định, luận văn thạc sĩ khoa học triết học,
1998…Đặc biệt công trình: “Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh
thần của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” của Trần Khắc
Việt, luận án phó tiến sỹ khoa học triết học, 1993, trong đó đề cập khá đầy đủ các khái
niệm, tính quy luật của sự vận động và những giải pháp nhằm xây dựng đời sống tinh
thần ở nƣớc ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc, trong các sách báo, hội thảo khoa học,
khái niệm đời sống tinh thần bao hàm nghĩa đời sống văn hóa. Ngay trong nghị quyết
Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (khóa VIII)
về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc” đã đề cập văn hóa theo nghĩa là toàn bộ lĩnh vực tinh thần của xã hội.
Về vấn đề đời sống tinh thần gia đình Công giáo có một vị trí đặc biệt quan trọng,
nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu (cả những ngƣời Công giáo và
ngƣời ngoài Công giáo). Có rất nhiều tác phẩm nhƣ:
Tác phẩm “Việt Nam giáo sử” của Phan Phát Huồn, quyển I (1533-1933), xuất bản
năm 1958, quyển II (1933-1960), xuất bản năm 1962. “Nghi lễ và lối sống Công giáo
trong văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Hồng Dƣơng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,
2001 . “Tìm hiểu nét đẹp thiên chúa giáo” của Hà Huy Tú, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội. Đồng bào Công giáo với chính sách kế hoạch gia đình, do Trần Cao Sơn (chủ
biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,1998
Đặc biệt là những công trình nghiên cứu về đạo Công giáo ở Việt Nam của các tác

giả, các tổ chức nƣớc ngoài cũng đề cập đến vấn đề gia đình Công giáo, trong đó đáng
lƣu ý là : Công trình nghiên cứu của Leopold Cadiere (1869-1955) “Gia đình và tôn
giáo tại Việt Nam” trong sách “Về văn hóa tín ngưỡng của người Việt”.
Bên cạnh đó có những công trình của các vị linh mục trong giáo hội Công giáo
nhƣ:
Với “Thập giáo và lưỡi gươm” của Trần Tam Tỉnh, Nxb trẻ Thành phố Hồ Chí
Minh, 1988. “Hôn nhân Kitô giáo” của Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh, Nxb Thuận Hóa,
1995. “Tình yêu hôn nhân”, của Linh mục Anphong Nguyễn Công Vinh, Nxb Tôn
giáo, 2011. “Nền tảng đời sống Kitô hữu”của Lm.Giuse Nguyễn Hữu Triết, Nxb thành
phố Hồ Chí Minh. “Giáo dân với gia đình” của Giêrônimô Nguyễn Văn Hội (2003).
“Gia đình chiếc nôi văn hóa đức tin trong 40 năm sau công đồng Vatican II nhìn lại”
Têrêsa Phạm Thị Oanh, tài liệu lƣu hành nội bộ. “Thông điệp về sự sống con người”
Giáo Hoàng Phaolô VI, tài liệu lƣu hành nội bộ. “Thần học thiêng liêng”, Tòa giám
mục Thành phố Hồ Chí Minh do Hoành Sơn (chủ biên), (1998).”Giáo lý hôn nhân, sổ
tay gia đình Công giáo” của Linh mục Trọng Thu, Tài liệu lƣu hành nội bộ.
Các công trình khoa hoc và bài viết trên đều đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau
của đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên,
vấn đề “Đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện
nay” vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và đầy
đủ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Mục đích của luận văn là làm rõ nét đặc thù và thực trạng trong đời
sống tinh thần gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay. Từ đó phát huy
những giá trị trong đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông
Hồng hiện nay nói riêng và gia đình ngƣời Việt nói chung.
Để đạt đƣợc mục đích đó, luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Xác định khái niệm đời sống tinh thần.
- Phân tích nét đặc thù và thực trạng đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở
đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Trên cơ sở đó, luận văn đề ra giải pháp phát huy giá trị tinh thần của gia đình

ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng của luận văn: Thực trạng đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở
đồng bằng sông Hồng hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở
đồng bằng sông Hồng hiện nay là một vấn đề rộng và phức tạp, nó biểu hiện ở nhiều
phƣơng diện khác nhau. Nhƣng trong phạm vi một luận văn thạc sỹ tôi chỉ tập trung đi
sâu vào lĩnh vực:
- Nhu cầu, hoạt động giao lƣu và tiêu dùng tinh thần của gia đình ngƣời Công giáo.
- Một số hoạt động trong đời sống tinh thần của ngƣời Công giáo (Giáo dục, sinh
hoạt nghệ thuật, sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng)
Luận văn thạc sĩ chỉ giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu về đời sống tinh
thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay. Địa bàn khảo sát ở
các tỉnh, thành phố: Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận
Cơ sở lý luận:
- Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo.
- Kế thừa những thành tựu trong các công trình khoa học có liên quan.
Cơ sở thực tiễn:
-Luận văn dựa trên cơ sở những số liệu, đánh giá của các báo cáo tổng kết thực tiễn
và tình hình thực tế sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngƣỡng của đồng bào Công giáo ở
đồng bằng sông Hồng.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Ngoài phƣơng pháp chung là CNDVBC và CNDVLS, luận văn còn sử dụng
phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, phỏng vấn, thực địa.
6. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo khi tìm hiểu về
đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay. Tìm
hiểu về nhu cầu, hoạt động giao lƣu và tiêu dùng tinh thần của gia đình ngƣời Công

giáo. Tìm hiểu một số hoạt động trong đời sống tinh thần của ngƣời Công giáo (Giáo
dục, sinh hoạt nghệ thuật, sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng)
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn giúp mọi ngƣời thấy đƣợc thực trạng của đời sống
tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay. Từ đó đề ra giải
pháp phát huy những giá trị tinh thần của gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông
Hồng hiện nay. Nhân rộng những giá trị tinh thần trong các gia đình Công giáo ở đồng
bằng sông Hồng. Từ đó xây dựng gia đình Công giáo đáp ứng với sự nghiệp đổi mới
đất nƣớc, tăng cƣờng khối đại đoàn kết dân tộc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 2 chƣơng,
4 tiết.












CHƢƠNG 1: ĐỜI SỐNG TINH THẦN GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO: MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Gia đình Công giáo: khái niệm, đặc điểm, vai trò
1.1.1 Khái niệm
Mọi cá nhân trong xã hội đều có một điểm xuất phát giống nhau, đó là từ gia đình.
Gia đình là nơi con ngƣời đƣợc sinh ra, nuôi dƣỡng, che chở, bảo vệ và trƣởng thành.
Không có nơi nào trên thế giới lại gắn bó thân thiết và ấm áp bằng tổ ấm gia đình. Dù

có đi đến chân trời góc bể, cuối cùng con ngƣời cũng có thiên hƣớng quay trở về nơi
mình đã sinh ra, đó là gia đình. Khi nghiên cứu về gia đình ở những khía cạnh khác
nhau, mỗi cuộc nghiên cứu lại rút ra những khái niệm khác nhau về gia đình.
C.Mác đã đánh giá: “…hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con ngƣời
bắt đầu tạo ra những ngƣời khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha
mẹ và con cái, đó là gia đình” [9, tr.36].
Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn “cơ sở văn hóa Việt Nam” lại cho rằng:
“những ngƣời cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở
là gia đình” [64, tr.89].
Liên hiệp quốc định nghĩa về gia đình nhƣ sau: “Gia đình là đơn vị cơ bản của xã
hội và là môi trƣờng tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất
là trẻ em”.
Theo “Từ điển tâm lý” của Nguyễn Khắc Viện: “Gia đình bao gồm bố mẹ, con và
có hoặc không có một số ngƣời nữa ở chung một nhà”.
Theo “Từ điển triết học” thì “gia đình là đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), hình
thành tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và các quan hệ
huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em
và những ngƣời thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung” [75, tr.204].
Hình thức gia đình phổ biến trên thế giới hiện nay là gia đình một vợ một chồng.
Để có gia đình hiện đại nhƣ vậy gia đình cũng đã trải qua nhiều hình thức. Đồng thời
với việc thay đổi hình thức gia đình là việc phát triển tích cực của mối quan hệ trong
gia đình, các thành viên gắn bó với nhau hơn. Cha mẹ có trách nhiệm hơn với con cái
và ngƣợc lại con cái cũng quan tâm săn sóc, hiếu lễ hơn với cha mẹ. Nhìn một cách
bao quát và tổng thể thì quan hệ trong gia đình ngày càng đƣợc củng cố và phát triển,
kế thừa những nét đẹp của truyền thống và thêm vào những yếu tố của thời đại cho phù
hợp với cuộc sống mới.
Khái niệm gia đình theo giáo lý Công giáo
Theo quan niệm trong Kinh thánh, gia đình đƣợc tiến triển từ gia đình cặp đôi
Ađam và Êva, đây là gia đình khởi thủy của nhân loại. Sau đó đến gia đình gia tộc
Chúa Kitô đó là Ca-in và Ê-ban cùng dòng dõi gia phả, gia tộc A đam, từ ông Sết, E-

nốt, Kê-nan, Nô-ê. Đó là những con trai Thiên Chúa kết hợp với con gái loài ngƣời. Từ
đó, con ngƣời bắt đầu thêm đông đúc trên mặt đất và ham muốn, sự gian ác cũng bắt
đầu nảy sinh. Chúa rầu lòng và phạt loài ngƣời nạn “đại hồng thủy” nhƣng Thiên Chúa
đã chọn gia đình Nô-ê là hạt giống để nhân lòng bác ái, sự hiệp thông với Thiên Chúa
và nhằm tạo ra một cộng đoàn đức tin, đức cậy, đức mến cho sau này. Cũng từ đó, giao
ƣớc của Thiên Chúa đã lập ra giữa Chúa với mọi phàm nhân ở trên trái đất, đồng thời
Thiên Chúa nghĩ ra một trật tự mới của thế giới. Chúa lại ban cho loài ngƣời “hãy sinh
sôi, nảy nở thật nhiều, hãy lan tràn và nảy nở thật nhiều trên mặt đất” [St 9,7].Các gia
đình tổ phụ sau nạn “đại hồng thủy” đƣợc lan rộng nhanh chóng từ gia đình Nô-ê đến
gia đình Ap-ran-han, Ha-kho, It-na-en, I-xa-ác và Gia-cop đến gia đình Giuse.
Nhƣ vậy, gia đình Công giáo thời tổ phụ bao gồm những ngƣời con trai của Thiên
Chúa và những ngƣời con gái của loài ngƣời đƣợc giao hòa với nhau nhằm thực hiện
chức năng tái tạo sự sống của bản thân, cũng nhƣ sự truyền sinh cho con cái thông qua
quan hệ vợ-chồng.
Ngƣời Công giáo quan niệm gia đình giáo dân là tập hợp những ngƣời cùng chung
sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong cộng đồng xã hội. Cha mẹ là một cặp bất khả
phân ly, gắn bó với nhau thông qua Bí tích hôn phối. Một gia đình Công giáo có vài thế
hệ chung sống nhƣ: ông bà, cha mẹ và con cái. Họ cũng bình đẳng về phẩm giá và thực
hiện Đức tin, Đức cậy và Đức mến trong sự hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và
Chúa Thánh Thần. Gia đình Công giáo đƣợc coi là Hội Thánh tại gia, là Giáo hội thu
nhỏ.
Nhƣ vậy, gia đình trong quan niệm Công giáo đƣợc các nhà thần học đánh giá là
vô cùng quan trọng mà “Không ai có thể chối bỏ đƣợc tầm quan trọng của gia đình
trong đời sống giáo hội Công giáo”, “Gia đình là tế bào đầu tiên, là vƣờn ƣơm hạt
giống đức tin, là viên đá thứ nhất xây dựng nên tòa nhà Giáo hội” [ 31, tr.149].
1.1.2 Đặc điểm gia đình Công giáo
Gia đình Công giáo nói chung và gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện
nay nói riêng trƣớc hết là gia đình ngƣời Việt nên nó mang đầy đủ đặc điểm của gia
đình truyền thống của ngƣời Việt. Tuy nhiên, do tính chất tôn giáo quy định nên gia
đình Công giáo cũng có nét khác biệt so với gia đình truyền thống của ngƣời Việt.

Thứ nhất, đề cao tính cố kết cộng đồng.
Tính cộng đồng của gia đình ngƣời Việt là sản phẩm của lịch sử và có quan hệ mật
thiết với tính cộng đồng của xã hội Việt Nam. Từ xƣa xã hội Việt Nam đã mang đậm
tính cộng đồng do phát triển từ những cộng đồng canh tác nhỏ và định cƣ tại một địa
bàn nhất định, tức là làng. Ngƣời trong làng phải thƣờng xuyên đoàn kết với nhau làm
các công việc đắp đê, giữ đê, chống lụt, chống hạn vì “ lụt thì lút cả làng”. Bên cạnh
đó, công việc trồng lúa nƣớc cũng đòi hỏi tính cộng đồng cao. Bởi trồng lúa nƣớc thì
phải tháo nƣớc, tát nƣớc. Trƣớc khi nƣớc vào ruộng nhà này phải qua ruộng nhà khác,
cho nên những ngƣời cùng làng có mối quan hệ gắn bó với nhau.
Tính cộng đồng đã đƣợc tô đậm thêm do ảnh hƣởng của Nho giáo. Nho giáo tác
động đến gia đình không chỉ bằng những nội dung nhƣ đạo hiếu mà xuyên suốt một
tinh thần chủ đạo là tính cộng đồng. Theo Nho giáo, con ngƣời không thể sống tách rời
nhau mà có muôn ngàn mối quan hệ gắn bó với nhau trong những cộng đồng nhất định.
Các cộng đồng từ nhỏ đến lớn là gia đình-nƣớc (quốc gia) và thiên hạ. Gia đình là chỗ
đứng phải giữ vững mọi quan hệ giữa ngƣời và ngƣời. Trong quan hệ giữa cá nhân-đất
nƣớc và thiên hạ không bao giờ thoát ly khỏi gia đình. Đó là đặc điểm rất cơ bản. Theo
Nho giáo, đau khổ nhất là những ngƣời không thuộc một cộng đồng gia đình nào,
không có nhà để gắn mình vào. Đó là bốn loại ngƣời:
Quan: Đàn ông lớn tuổi không có vợ hoặc góa vợ.
Quả: Đàn bà lớn tuổi không có chồng hoặc góa chồng.
Cô: Trẻ con mồ côi cha mẹ.
Độc : Ngƣời già không con.
Tính cộng đồng còn thể hiện ở địa vị thống trị của gia đình đối với các thành viên.
Cá nhân không thể tồn tại nhƣ một thực thể độc lập, không có quyền tự do cá nhân mà
mọi mặt của đời sống đều gắn chặt với gia đình, phải hoàn toàn phục vụ gia đình. Tính
cộng đồng trong gia đình chống lại, kìm hãm những mong muốn riêng tƣ, coi mục tiêu
sống của cá nhân là duy trì sự tồn tại, êm ấm, hài hòa của gia đình. Chủ trƣơng hòa tan
tất cả những gì của riêng cá nhân vào gia đình. Cá nhân giao tiếp với xã hội thông qua
gia đình, xã hội kiểm soát hành vi của cá nhân cũng thông qua gia đình. Khi tiếp xúc
với một đứa trẻ ngƣời ta không quan tâm đứa trẻ đó là ai mà hỏi xem nó là con nhà ai.

Tiêu chuẩn đánh giá hành vi của mỗi thành viên là có đúng và tốt cho gia đình không?
Có đƣợc mọi ngƣời trong gia đình tán thành không? Nét khác biệt giữa gia đình truyền
thống của ngƣời Việt với gia đình phƣơng Tây là ở chỗ này. Nếu nhƣ gia đình phƣơng
Tây tồn tại để nâng đỡ cá nhân, tạo ra môi trƣờng thích hợp để nuôi dạy cá nhân. Khi
cá nhân trƣởng thành và gia nhập vào đời sống xã hội thì gia đình đạt đƣợc mục tiêu
của nó. Trong khi đó ở Việt Nam mỗi ngƣời sống để tiếp nối, duy trì, phục vụ gia đình.
Xuất phát từ tính cộng đồng mà dẫn đến sự mở rộng của gia đình thành đại gia
đình, gia tộc. Có những gia đình có ba đến bốn thế hệ chung sống rất đông đúc, đầm
ấm gọi là tam đại đồng đƣờng, tứ đại đồng đƣờng. Sức mạnh của gia tộc thể hiện ở tinh
thần đùm bọc, yêu thƣơng lẫn nhau. Ngƣời trong họ có trách nhiệm cƣu mang về vật
chất, giúp đỡ về tinh thần, dìu dắt làm chỗ dựa cho nhau về chính trị. Những dòng họ
lớn trong làng rất có thế lực, thƣờng có xu hƣớng lấn át dòng họ nhỏ, đƣợc các dòng họ
nhỏ nể trọng hơn. Trong dòng họ tính tôn ti, trật tự đƣợc quy định rất nghiêm ngặt.
Chính vì vậy, dẫn đến mặt trái của nó là tính gia trƣởng. Trong gia đình, ngƣời đàn ông
có vai trò, vị trí rất quan trọng, họ có quyền quyết định các công việc mà các thành
viên khác phải nghe theo.
Tính cộng đồng của gia đình Công giáo, ngoài những biểu hiện nêu trên, còn đƣợc
củng cố hơn bởi họ còn là cộng đồng cùng chung một đức tin, nên sự liên kết, gắn kết
chặt chẽ đến mức trở thành co cụm, biệt lập. Trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945,
giáo dân bị gom vào xứ, họ đạo – làng Công giáo biệt lập, tạo thành những “ốc đảo”,
co cụm trong “giáo tộc” – họ đạo. Hiện nay, họ vẫn là những cộng đồng khá biệt lập
với các cộng đồng cƣ dân khác. Lối sống của giáo dân vừa dựa trên tín lý Công giáo,
vừa dựa trên những tập tục truyền thống của dân tộc. Nhƣng do bị khu biệt thành
những cộng đồng riêng có phần kép kín và tách biệt so với các cộng đồng cƣ dân khác
dƣới sự chăm sóc “phần hồn” của các linh mục đã tạo nên tâm lý của giáo dân luôn sợ
bị khô nhạt đạo và co cụm trong tƣ thế tự vệ cộng đồng. Điều đó giúp cho giáo dân có
thể sống đạo, giữ đạo và phát triển đạo trong những điều kiện không mấy thuận lợi, đôi
khi rất gay gắt. Song nó cũng dễ bị các thế lực xấu lợi dụng thần quyền lôi kéo giáo
dân gây chia rẽ lƣơng-giáo phá vỡ khối đoàn kết toàn dân.
Thứ hai, đề cao tính cội nguồn

Tính cội nguồn trong gia đình Công giáo biểu hiện ở đạo hiếu và nhớ ơn tổ tiên. Ở
đặc điểm này có sự tƣơng đồng và khác biệt rất rõ nét giữa gia đình Công giáo và gia
đình truyền thống của ngƣời Việt.
Trong gia đình truyền thống quan niệm đạo hiếu là điều hết sức thiêng liêng. Đạo
hiếu bao trùm mọi đức tính, là gốc rễ của điều nhân, làm nền tảng cho mọi mối quan hệ
cả trong gia đình lẫn quốc gia. Chính vì thế, xã hội nhập cuộc để trừng trị tội bất hiếu.
Bất hiếu là phạm một trong mƣời tội ác lớn (thập ác) và bị xử nặng nhất, thậm chí phải
xử tử. Luật Hồng Đức thiết định rằng con cháu đánh ông bà thì phải lƣu đày, thậm chí
xử giảo (điều 475).
Theo Khổng giáo con cháu phải ghi lòng tạc dạ công ơn của cha mẹ, hết lòng, hết
sức báo hiếu, đền đáp cha mẹ. Khi cha mẹ còn sống phải nuôi dƣỡng, tôn kính và vâng
lời cha mẹ, con cái không đƣợc nhận xét, đánh gia hành vi của cha mẹ mà phải mặc
nhiên thừa nhận cha mẹ đúng. Ngƣời con có hiếu còn phải sinh đƣợc con trai để nối
dõi cho gia đình, dòng họ. Chỉ có những ngƣời con hiếu thảo thì sau này mới xây dựng
gia đình riêng tốt đẹp, mới biết cƣ xử có nhân với đời. Xuất phát từ tầm quan trọng của
đạo hiếu mà các gia đình luôn chú trọng giáo dục đạo hiếu cho con cái.
Đạo hiếu không chỉ thể hiện với ông bà, cha mẹ khi còn sống mà cả khi ông bà,
cha mẹ mất đi. Đạo hiếu đƣợc thể hiện ở chỗ con cháu phải thờ phụng tổ tiên. Chính vì
thế, mục đích lớn nhất của hôn nhân là sinh con để nối dõi tông đƣờng, gìn giữ trên bàn
thờ tổ tiên. Do đó, việc có con trai rất đƣợc coi trọng vì Khổng giáo coi việc có con trai
nhƣ một chuẩn mực đạo đức “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” không có con trai là
điều bất hiếu. Nối dõi tông đƣờng quan trọng nhƣ vậy vì do tín ngƣỡng của ngƣời Á-
Đông khác hẳn với ngƣời phƣơng Tây. Theo quan niệm của ngƣời Á-Đông, chết chƣa
phải là hết mà cha mẹ, ông bà tổ tiên chết nhƣng quan hệ với con cháu theo hình thức
khác. Sự lệ thuộc cha mẹ với con cái vẫn tiếp tục sau khi cha mẹ qua đời. Cái chết
không giải phóng đƣợc ngƣời con trai khỏi trách nhiệm với cha mẹ mà chỉ thay đổi
hình thức trách nhiệm của ông ta. Khi cha mẹ còn sống, họ đƣợc phụng dƣỡng và kính
trọng, khi chết họ đƣợc cung phụng và thờ cúng. Trong quan niệm của ngƣời Việt, mỗi
khi gia đình có điều vui, điều buồn đều thống báo với tổ tiên.
Theo nhà sử học Đào Duy Anh: “Sự thờ phụng tổ tiên vốn xƣa ngƣời Việt vẫn có

nhƣng nó chỉ có ý nghĩa là làm cho linh hồn tổ tiên khỏi khổ và cầu nguyện tổ tiên phù
hộ cho con cháu. Trải qua cuộc Hán hóa nó lại thêm một ý nghĩa thâm thúy hơn là nhớ
ơn sinh thành của tổ tiên và lƣu truyền nòi giống” [1, tr.47]. Theo nghĩa đó, con trai có
tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nối dõi tông đƣờng, kế thừa gia đình. Một ngƣời
chết không có con trai, dòng dõi coi nhƣ tuyệt diệt. Chính vì thế, ngƣời phụ nữ phải
sinh nở cho đến khi có con trai. Nếu không có con trai, ngƣời vợ phải đi hỏi vợ lẽ cho
chồng mình. Lấy vợ lẽ là một biện pháp để duy trì dòng dõi. Mục đích của hôn nhân là
để sinh con nối dõi, phục vụ lợi ích của cộng đồng lịch đại chứ không phải lợi ích của
cá nhân nên việc kết hôn hoàn toàn do gia tộc quyết định. Ngày nay, xã hội không còn
khắt khe nhƣ thời phong kiến nhƣng nối dõi tông đƣờng với hai nội dung cụ thể là thờ
phụng tổ tiên và lƣu truyền nòi giống (dòng dõi) vẫn còn một số gia đình coi trọng.
Tuy nhiên, trong gia đình Công giáo, “hiếu đạo” và “nhớ ơn tổ tiên” còn có sự
khác biệt rõ nét do chịu sự chi phối bởi thế giới quan tôn giáo của họ.
Đạo hiếu chính là nơi gặp gặp gỡ những giáo lý của Kitô giáo và truyền thống của
ngƣời Việt. Trong mƣời điều răn của Thiên Chúa, điều răn thứ tƣ nói về bổn phận của
con cái “ thảo kính cha mẹ”. Hiếu thảo với cha mẹ là nét đẹp truyền thống lâu đời của
ngƣời Việt. Các làng Công giáo ở đồng bằng sông Hồng xây dựng hƣơng ƣớc, khoán
ƣớc đều có những điều khoản quy định bổn phận của con cái đối với ông bà, cha mẹ.
Do vậy, ngƣời con trong gia đình Công giáo luôn thấm nhuần đạo hiếu và thể hiện lòng
hiếu thảo với cha mẹ bằng những suy nghĩ và hành động cụ thể.
Bên cạnh việc biểu hiện đạo hiếu của con cháu với ông bà, cha mẹ giống nhƣ quan
niệm truyền thống nhƣ: ngoan ngoãn, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ những công việc
trong gia đình (vì ở đồng bằng sông Hồng có rất nhiều những làng nghề truyền thống),
chăm sóc ông bà cha mẹ khi trái gió trở trời, sống trở thành ngƣời công dân tốt làm ông
bà, cha mẹ vui lòng. Mặt khác, có điểm khác biệt chỉ có ở những làng Công giáo nói
chung và làng Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng là con cái thể hiện lòng
hiếu thảo ở chỗ chăm chỉ đi lễ, siêng năng học đạo, giữ vững đức tin và không làm
những việc lỗi đạo. Bởi cha mẹ luôn mong muốn con cái của mình nên ngƣời và trở
thành ngƣời con của Chúa. Bên cạnh đó, con cái còn cầu nguyện cho cha mẹ.
Trong gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng, con cái vẫn thể hiện đạo hiếu

với ông bà cha mẹ khi họ qua đời. Trƣớc Công đồng Vatican II, ngƣời Công giáo
không đƣợc phép thờ cúng tổ tiên, điều đó không có nghĩa là ngƣời Công giáo nói
chung và ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng không nhớ tới tổ tiên của
mình mà họ thực hiện những nghi thức khác để tƣởng nhớ tổ tiên nhƣ: cầu nguyện cho
ông bà cha mẹ, xin Thánh lễ ở nhà thờ vào ngày giỗ. Do đó, việc có con trai trong gia
đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng không quá nặng nề so với gia đình truyền
thống. Hơn nữa, con trai hay con gái đều bình đẳng trƣớc Thiên Chúa. Nhƣ vậy các gia
đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng vẫn giữ đƣợc chữ hiếu theo truyền thống mà
vẫn hài hòa trong việc giữ giới răn. Một điểm khác biệt rất căn bản trong gia đình
truyền thống và gia đình Công giáo là: Nếu ở gia đình truyền thống, có con trai có tầm
quan trọng đặc biệt đối với việc nối dõi tông đƣờng do đó ngƣời vợ phải sinh nở cho
đến khi có con trai, nếu không ngƣời chồng sẽ lấy vợ lẽ. Do đó, cơ cấu gia đình truyền
thống, ngƣời đàn ông có thể đa thê nhƣng trong gia đình Công giáo do bí tích Hôn phối
của ngƣời Công giáo có tính chất đơn nhất (một vợ, một chồng) và bất khả phân ly nên
khi ngƣời phụ nữ không sinh đƣợc con trai thì ngƣời đàn ông họ cũng không lấy thêm
vợ lẽ. Cơ cấu trong gia đình Công giáo chỉ một vợ, một chồng. Bởi con trai hay con gái
đều bình đẳng trƣớc Thiên Chúa. Đây là điểm tiến bộ hơn so với gia đình truyền thống
và phù hợp với luật hôn nhân và gia đình của nƣớc ta hiện nay.
Gia đình Công giáo nói chung và gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói
riêng ảnh hƣởng sâu đậm bởi thế giới quan Kitô giáo, điều này tạo ra sự khác biệt giữa
gia đình Công giáo và gia đình không Công giáo. Ở một khía cạnh nhất định, do thế
giới quan Kitô giáo quy định nên gia đình Công giáo có một số điểm khắc phục đƣợc
những hạn chế của gia đình truyền thống.
1.1.3 Vai trò của gia đình Công giáo trong đời sống Giáo hội
Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với con ngƣời, với xã hội cũng nhƣ đối với
Giáo hội. Giáo hoàng Gioan Phao lô II khẳng định “tƣơng lai của thế giới và Giáo hội
đi qua các gia đình” [31, tr.3]. Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhận định nhƣ vậy vì :
Đối với con ngƣời, gia đình là cái nôi trong đó họ sịnh ra và lớn lên. Gia đình là
mái ấm, là trƣờng học đầu tiên.
Đối với xã hội, gia đình cũng chính là tế bào đầu tiên, là nền tảng của xã hội, gia

đình tốt tạo nên xã hội tốt. Gia đình và xã hội có mối tƣơng quan mật thiết với nhau.
Đối với Giáo hội, gia đình là Hội Thánh tại gia, là viên gạch đầu tiên xây nên tòa
nhà Giáo hội, gia đình còn là trƣờng học cho đời sống đạo của các Kitô hữu, là chiếc
nôi văn hóa đức tin, là cộng đoàn đón nhận, sống, làm chứng và rao giảng Tin Mừng
cứu độ.
Gia đình có vai trò hết sức to lớn nhƣng trong phần này chúng tôi chỉ xin phép đi
sâu phân tích vai trò của gia đình trong đời sống Giáo hội.
Thứ nhất, gia đình Kitô hữu là Hội Thánh tại gia
Trƣớc hết, chúng ta cần phải hiểu thế nào là Hội Thánh? Hội Thánh thƣờng đƣợc
hiểu là cộng đoàn những kẻ tin vào Chúa Giêsu Kitô là con Thiên Chúa gửi xuống trần
gian thể hiện sự hiệp thông sâu xa giữa Thiên Chúa với con ngƣời và giữa con ngƣời
với nhau.
Hội thánh tại gia là hội thánh đƣợc thu nhỏ về số lƣợng, về thời gian và không gian
hoạt động của các thành viên. Nhƣng không thu nhỏ và giảm thiểu về bản chất và sứ
mạng. Thật vậy, Hội thánh có đời sống nhƣ thế nào thì gia đình có đời sống nhƣ thế ấy.
Ngoài ra, gia đình là trƣờng học đức tin đầu tiên, là môi trƣờng sống các Bí tích và
thực hành các nhân đức Kitô giáo, gia đình Ki tô hữu là Hội thánh tại gia ý muốn nói
rằng:
- Gia đình là cộng đoàn hiệp thông liên đới chặt chẽ giữa các ngôi vị. Nghĩa là các
thành viên trong gia đình đƣợc bình đẳng về phẩm giá, về ơn gọi. Vì thế, nét nổi bật
của gia đình Kitô hữu là một cuộc sống thuận hòa, yêu thƣơng, đầm ấm, san sẻ giúp đỡ
lẫn nhau và bình đẳng với nhau trƣớc Chúa.
- Gia đình là cộng đoàn thờ phƣợng Thiên Chúa: Gia đình trở thành cộng đoàn thờ
phƣợng Thiên Chúa thông qua đời sống cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích. Một gia
đình nhƣ thế không chạy theo những danh vọng mà luôn tìm kiếm những giá trị nhân
bản và tâm linh chân chính.
- Gia đình là cộng đoàn phục vụ con ngƣời và xã hội: Cùng với Bí tích Truyền
chức thánh, Bí tích Hôn phối là Bí tích có mục đích phục vụ cộng đoàn, (tức là phục vụ
xã hội). Bởi gia đình Kitô hữu đã tạo ra những con ngƣời mới trong xã hội. Gia đình là
môi trƣờng đầu tiên đào tạo con ngƣời trƣởng thành, hoàn thiện về nhân phẩm và đức

tin. Từ gia đình Kitô hữu góp phần tạo ra cộng đồng xã hội. Các thành viên trong gia
đình tham gia vào các công việc của xã hội nhƣ làm từ thiện. Nhƣ vậy, chính gia đình
Kitô hữu đã là một cộng đồng phục vụ con ngƣời và xã hội.
Thứ hai, gia đình Kitô hữu là trung tâm loan báo Tin Mừng
Tin Mừng ở đây chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ. Giáo hội Công giáo đã
đón nhận Tin Mừng là Chúa Giêsu Kitô, con một Thiên Chúa mà Chúa Cha gửi đến để
mặc khải Thiên Chúa Tình Yêu và chỉ đƣờng vạch lối cho con ngƣời đƣợc ơn cứu độ.
Khi đón nhận Tin Mừng, Giáo hội không giữ riêng cho mình mà có trách nhiệm loan
báo cho mọi ngƣời.
Gia đình Kitô hữu là trung tâm loan báo Tin Mừng: Gia đình là trung tâm truyền
giáo đầu tiên cho con ngƣời và là trung tâm loan báo Tin Mừng cho nhân loại. Điều
này thể hiện ở chỗ: Bản thân gia đình Kitô hữu là nơi thể hiện sinh động Tin Mừng.
Các bậc cha mẹ luôn chăm lo đời sống cầu nguyện, các giờ thờ phƣợng, tham dự Bí
tích, tĩnh tâm học hỏi và suy niệm lời Chúa. Các thành viên trong gia đình luôn cố gắng
chu toàn bổn phận của mình. Cha mẹ luôn lo việc loan báo Tin Mừng cho các con cái
thông qua việc giáo dục đức tin. Chính vì thế đời sống gia đình Kitô hữu có sức lan tỏa
đến gia đình khác. Các thành viên trong gia đình loan báo Tin Mừng đến những ngƣời
cùng môi trƣờng sinh sống, học tập, làm việc của mình.
Thứ ba, gia đình là trường học đời sống Ki tô hữu, là chiếc nôi văn hóa đức tin
Trong Tông huấn đời sống gia đình, Giáo hoàng Gioan Phao lô II viết “Sứ mạng
của gia đình đòi hỏi cha mẹ Ki tô hữu giới thiệu cho con cái tất cả những gì cần thiết
cho nhân cách để con cái từng bƣớc trƣởng thành theo quan điểm Kitô giáo và Hội
Thánh” [30, tr.23]. Chính gia đình đóng vai trò dẫn con ngƣời vào đời sống Kitô hữu.
Trong gia đình, tất cả mọi thành viên là ngƣời đón nhận và loan báo Tin mừng. Một
trong những lĩnh vực không ai có thể thay thế đƣợc gia đình đó là việc giáo dục đức
tin. Công việc này giúp gia đình phát triển nhƣ là “Hội thánh tại gia”. Gia đình chính là
trƣờng học đức tin đầu tiên, trong đó cha mẹ là thầy cô giáo đầu tiên và cũng là mẫu
ngƣời đời thƣờng của con cái. Cha mẹ giáo dục và nêu gƣơng cho con không chỉ về
mặt đạo đức mà còn nêu gƣơng cả đức tin. Ngay từ khi con bập bẹ biết nói, bên cạnh
việc dạy trẻ bi bô tiếng “ông bà, ba mẹ” thì cha mẹ cũng dạy con bi bô nói “Chúa

Giêsu”, “Lạy Chúa” “A men”…Khi con lớn hơn một chút, cha mẹ cho con học những
lớp giáo lý tƣơng ứng với độ tuổi. Cha mẹ luôn động viên con học hỏi giáo lý, tham dự
thánh lễ, sinh hoạt hội đoàn. Vì thế, bên cạnh việc hình thành nhân cách trẻ cũng hình
thành đức tin, trở thành một ngƣời công dân tốt, một ngƣời Kitô hữu thực sự.
Nhƣ vậy, dù cuộc sống đổi thay nhƣng gia đình Kitô hữu vẫn giữ đƣợc vai trò
trọng đại của mình mà không thể ai thay thế đƣợc. Gia đình không chỉ là nơi con ngƣời
hình thành mà còn là nơi con ngƣời trƣởng thành và hoàn thiện về mặt nhân phẩm cũng
nhƣ về đức tin.

×