ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ XUÂN
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN GIA
ĐÌNH HẠT NHÂN VIỆT NAM. QUA KHẢO SÁT
Ở HUYỆN ĐÔNG ANH – HÀ NỘI.
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ XUÂN
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN GIA
ĐÌNH HẠT NHÂN VIỆT NAM. QUA KHẢO SÁT Ở
HUYỆN ĐÔNG ANH – HÀ NỘI.
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 60 22 85
Người hướng dẫn khoa học : TS. DƯƠNG VĂN DUYÊN
Hà nội - Năm 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 1
Chương 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH, GIA ĐÌNH HẠT NHÂN,
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐẾN GIA ĐÌNH HẠT NHÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY…….8
1.1. Lí luận chung về gia đình, gia đình hạt nhân và kinh tế thị trường…… 8
1.1.1. Lí luận chung về gia đình, gia đình hạt nhân………………………… 8
1.1.2. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa…………………………………………………………………… … 19
1.2. Những tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường đến gia đình
hạt nhân Việt Nam………………………………………………… ……….26
1.2.1. Tác động tích cực của kinh tế thị trường đến gia đình đình hạt
nhân……………………………………………………………………… 27
1.2.2. Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân hiện
nay:……………………………………………………………………… …35
Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẾN GIA ĐÌNH HẠT NHÂN Ở ĐÔNG ANH-
HÀ NỘI.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP……………………………… 51
2.1. Một số nét khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Đông
Anh………………………………………………………………………… 51
2.2. Gia đình hạt nhân ở Đông Anh và tác động của kinh tế thị trường đến gia
đình hạt nhân ở Đông Anh- Hà Nội……………………………………….…55
2.2.1. Một số nét khái quát về gia đình hạt nhân ở Đông Anh……… …… 55
2.2.2. Tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân ở Đông
Anh……………………………………………………………………… …59
2.3. Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình hạt nhân với điều kiện kinh
tế thị trường ở Đông Anh và những giải pháp để hạn chế mặt tiêu cực, phát
huy mặt tích cực của kinh tế thị trường trong xây dựng gia đình gia hạt
nhân……………………………………………………………………… 77
2.3.1. Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình hạt nhân với điều kiện
kinh tế thị trường ở Đông Anh………………………………………… … 77
2.3.2. Một số giải pháp mang tính định hướng để phát huy những mặt tích
cực, khắc phục những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường trong xây dựng gia
đình hạt nhân ở Đông Anh……………………………………………… …81
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………… 100
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu để nuôi dưỡng, giáo dục
nhân cách con người… Từ xưa đến nay, gia đình luôn được các cá nhân, các
giai cấp, các chế độ xã hội quan tâm. Trong quá trình phát triển của lịch sử,
gia đình có sự tồn tại và biến đổi gắn liền với quá trình vận động, biến đổi của
lịch sử, từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác.
Sự chuyển hướng cơ chế quản lý nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã và đang mang đến những thay đổi tích cực cho sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của đất nước và cho cả từng gia đình, từng con người. Cùng
với những cơ hội đang thúc đẩy sự tiến bộ của gia đình Việt Nam thì quá trình
đổi mới và hội nhập quốc tế cũng đang tạo cho gia đình Việt Nam nhiều thách
thức, biến động và bất trắc, có nguy cơ xâm hại và làm mai một những giá trị
truyền thống tốt đẹp của gia đình truyền thống. Ở nhiều nơi, nhất là ở những
vùng đang trong quá trình đô thị hóa, gia đình có những dấu hiệu của sự
khủng hoảng, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống đang bị lấn át
bởi sự thao túng của đồng tiền, của lối sống lai căng, thiếu văn hóa. Tình
trạng ly hôn có xu hướng tăng cao, sống chung không kết hôn, tình trạng trẻ
em nghiện hút, tệ nạn mại dâm, tình dục đồng giới, bạo lực gia đình, ngoại
tình…đang tấn công vào gia đình từ nhiều phương diện khác nhau. Có một
thực tế đặt ra, nhiều gia đình đang lúng túng trong việc nuôi dạy, giáo dục con
cái, hướng con cái vào các giá trị cổ truyền thì xem ra lỗi thời, không thích
hợp; hướng con cái vào các giá trị hiện đại thì chưa được xác định rõ ràng…
nhiều gia đình chỉ biết dạy con theo kinh nghiệm của mình, bộ phận khác lại
hướng con cái theo suy nghĩ, lối sống hiện đại đang được du nhập vào nước ta
thông qua quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, không ít gia đình lại phó
thác việc giáo dục cho nhà trường và xã hội… dẫn đến những hệ quả tiêu cực
cho việc xây dựng gia đình, giáo dục và định hình cho thế hệ trẻ đang lớn lên
và đang hàng ngày, hàng giờ chịu tác động bởi nền kinh tế thị trường, mở cửa
và hội nhập quốc tế. Đông Anh là một trong những huyện ngoại thành Hà Nội
đang chịu ảnh hưởng của những tác động nêu trên. Đứng trước thực trạng về
những tác động của nền kinh tế thị trường với việc xây dựng gia đình mới xã
hội chủ nghĩa – gia đình hạt nhân ở nước ta hiện nay, thông qua ý kiến của
những nhà khoa học, qua nghị quýết của Đảng, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề
tài: Tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân ở nước ta hiện
nay. Qua khảo sát ở huyện Đông Anh – Hà Nội.
Đây là vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn. Nhận thức được những
tác động của kinh tế thị trường tới gia đình, mỗi người, mỗi cá nhân huyện
Đông Anh nói riêng và toàn xã hội nói chung phải làm thế nào để loại bỏ tác
động xấu của nền kinh tế thị trường tới gia đình, để xây dựng một gia đình
thực sự ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Tuy nhiên, gia đình là vấn đề lớn và hết sức khó khăn, vì vậy trong quá
trình nghiên cứu, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong sự
góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn
thiện hơn nữa.
2. Tình hình nghiên cứu
Gia đình là một vấn đề không mới nhưng không bao giờ cũ. Đặc biệt, từ
khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới tác động hai mặt của nền
kinh tế thị trường thì chủ đề gia đình lại thu hút nhiều người nghiên cứu hơn
nữa. Liên quan đến đề tài của luận văn có thể phân chia các công trình này
thành các nhóm cơ bản sau:
Nhóm vấn đề chung về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam có một
số công trình như:“Gia đình Việt Nam ngày nay” NXB Khoa học xã
hội,1996; “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” của GS. Lê
Thi, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002;“Suy nghĩ về việc xây dựng chiến
lược phát triển gia đình hiện nay” của Lê Thị Quý, tạp chí cộng sản, số 30-
2003;“Cuộc sống và biến động của hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay”
của GS. Lê Thi, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007;“Gia đình học” của
Đặng Cảnh Khanh- Lê Thị Quý, NXB. Chính trị- hành chính, Hà Nội, 2009…
Qua các công trình này, các tác giả đã khái quát một cách có hệ thống về sự
biến đổi quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình…trong công cuộc đổi mới
và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
Nhóm vấn đề quan hệ giới và sự bất bình đẳng, bạo lực gia đình, có một
số công trình như:“Một số vấn đề về bạo lực gia đình hiện nay” của Lê Thị
Quý, tạp chí khoa học và phụ nữ, số 4-1991;“Bất bình đẳng nam nữ nhìn từ
góc độ lịch sử” của Lê Thị Quý, tạp chí khoa học về phụ nữ, số 32-
1998;“Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới Việt Nam”. NXB. Phụ nữ, Hà
Nội, 1998;“Bạo lực gia đình- bất bình đẳng trong quan hệ giới ” của Lê Thị
Quý, tạp chí khoa học về phụ nữ, số 42- 2000; “Bạo lực gia đình- một sự sai
lệch giá trị”, NXB. Khoa học xã hội, 2007…Qua các công trình này, các tác
giả đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng và hậu quả của sự bất bình
đẳng giữa các thành viên, nạn bạo lực đang diễn biến nghiêm trọng, tác động
xấu đến gia đình và xã hội ở nước ta hiện nay.
Nhóm vấn đề tiếp cận và nghiên cứu gia đình dưới góc độ văn hóa, đạo
đức có một số công trình như:“Nho giáo và gia đình”, NXB.Khoa học xã hội,
Hà Nội,1995;“Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới”,
NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997;“Văn hóa gia đình và xây dựng gia
đình văn hóa trong thời kì hội nhập quốc tế” của thạc sĩ Trần Thị Tuyết Mai,
tạp chí cộng sản, số 161-2008… Qua các công trình này, các tác giả đã khái
quát được những giá trị văn hóa của gia đình, chỉ ra sự cần thiết phải xây
dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài một số công trình nêu trên còn có các luận án, luận văn nghiên
cứu về gia đình, về đạo đức gia đình và giáo dục đạo đức trong gia đình
như:“Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay”
của TS. Lê Ngọc Văn;“Sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đến đạo đức gia đình truyền thống ở Việt Nam” của Th.s Nguyễn
Thị Thọ…Tác giả Hồng Hà – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với
chuyên khảo:“Gia đình trong công cuộc đổi mới hiện nay”. Cuốn “Hôn nhân
gia đình trong xã hội hiện đại” của tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, nhà xuất bản trẻ
tháng 12/2000; “Văn hóa – giáo dục gia đình” của Thanh Lê trong cuốn “Xã
hội học hiện đại Việt Nam” NXB Khoa học xã hội tháng 1/2001. Tác giả
Nguyễn Thị Khoa( trung tâm khoa học nghiên cứu về phụ nữ) với bài viết “
Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường”, tạp chí Triết học số 4/2002.
Tác giả Lê Thị Ánh Tuyết với bài viết “ Thách thức đối với gia đình hiện nay
và chính sách hỗ trợ gia đình”, tạp chí Giáo dục lí luận số 19,10/2001…Các
công trình nêu trên chỉ đề cập một cách khái quát hoặc một số khía cạnh của
gia đình, cho đến nay còn rất nhiều công trình nghiên cứu cơ bản và hệ thống
về gia đình, vị trí và vai trò của gia đình Việt Nam trong thời kì đổi mới và
hội nhập quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích, làm rõ sự tác động của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đến gia đình hạt nhân ở Việt Nam, luận văn đề xuất
một số giải pháp có tính định hướng nhằm xây dựng gia đình hạt nhân hiện
nay ở nước ta, đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu xây dựng và phát triển của đất
nước.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau đây:
Luận văn làm rõ những tác động của kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đến gia đình hạt nhân ở Việt Nam
Khảo sát những tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đến gia đình hạt nhân ở huyện Đông Anh- Hà Nội
Nêu lên một số giải pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
của kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, để xây dựng gia đình hạt nhân
ngày càng tốt đẹp.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước về vấn đề gia đình, xây dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa.
Dựa trên những công trình của những học giả khác nhau về vấn đề gia
đình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phương pháp logic- lịch sử,
phân tích- tổng hợp, đối chiếu- so sánh. Đồng thời sử dụng một số phương
pháp cụ thể, riêng biệt của xã hội học, tâm lý học, đạo đức học trong những
trường hợp tương ứng, cần thiết.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân Việt
Nam.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn làm rõ tác động của kinh tế thị trường
đến gia đình hạt nhân Việt Nam hiện nay. Sở dĩ tôi chọn gia đình hạt nhân ở
Việt Nam để nghiên cứu với lý do:
Thứ nhất, gia đình hạt nhân ở Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng.
Ở Đông Anh, gia đình hạt nhân chiếm 70 đến 75%.
Thứ hai, gia đình hạt nhân thuận tiện cho việc nghiên cứu vì chỉ đề cấp
đến hai mối quan hệ là quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con cái. Nếu
nghiên cứu gia đình nói chung, sẽ phải nghiên cứu nhiều mối quan hệ và do
vậy việc nghiên cứu sẽ trở nên phức tạp hơn.
* Giới hạn nghiên cứu: Luận văn khảo sát số liệu và phân tích ở huyện
Đông Anh trong thời kỳ đổi mới đến nay.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trên quan điểm Macxit luận văn làm rõ và sâu sắc hơn sự tác động của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến việc xây dựng gia
đình hạt nhân ở Việt Nam hiện nay.
Đề xuất một số định hướng nhằm xây dựng gia đình hạt nhân phù hợp
với sự phát triển của gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển xã hội ở
nước ta hiện nay trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của gia đình truyền
thống.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập bộ môn chủ nghĩa xã hội khoa học.
Luận văn nêu kiến nghị đối với công tác xây dựng đạo đức gia đình hiện
nay
Luận văn có thể dùng làm tài liệu cho các cơ quan nghiên cứu để xây
dựng chính sách, pháp luật về gia đình .
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được chia làm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1. Lý luận chung về gia đình, gia đình hạt nhân, kinh tế thị
trường và tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân ở nước ta hiện
nay
1.1 Lý luận chung về gia đình, gia đình hạt nhân và kinh tế thị trường
1.2 Tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân ở Việt Nam
hiện nay.
Chương 2. Tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân ở Đông
Anh- Hà Nội. Thực trạng và giải pháp.
2.1 Một số nét khái quát đặc điểm kinh tế- xã hội của huyện Đông Anh.
2.2 Gia đình hạt nhân ở Đông Anh và tác động của kinh tế thị trường đến
gia đình hạt nhân ở Đông Anh.
2.3 Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình hạt nhân với điều kiện
kinh tế thị trường ở Đông Anh và những giải pháp để hạn chế mặt tiêu cực,
phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường trong xây dựng gia đình hạt nhân
ở Đông Anh.
Chương 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH, GIA ĐÌNH HẠT NHÂN, KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐẾN GIA ĐÌNH HẠT NHÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1.1. Lí luận chung về gia đình, gia đình hạt nhân và kinh tế thị trường
1.1.1. Lí luận chung về gia đình, gia đình hạt nhân
* Khái niệm gia đình
Gia đình là một phạm trù lịch sử, thay đổi và phát triển cùng với sự thay
đổi và phát triển của lịch sử. Vì vậy, từ cổ chí kim, từ đông sang tây, có rất
nhiều định nghĩa về gia đình. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”(1845), khi
luận chứng về những điều kiện tiền đề cho sự tồn tại của con người C.Mác đã
đưa ra định nghĩa về gia đình: “Hàng ngày, tái tạo ra đời sống bản thân mình,
con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở- đó là quan hệ giữa
chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”[22, tr.41]
Với quan niệm đó, khái niệm gia đình được làm rõ: Thứ nhất, gia đình ra
đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội loài người, cùng với quá
trình tái tạo ra bản thân con người. Thứ hai, gia đình được tạo ra chủ yếu bởi
hai quan hệ hôn nhân và huyết thống.
Tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc đã quyết định lấy năm 1994 là
năm quốc tế về gia đình và thống nhất khẳng định: “Gia đình là một yếu tố tự
nhiên cơ bản, một đơn vị kinh tế xã hội. Gia đình được coi như một giá trị vô
cùng quý báu của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy”, trên tinh thần đó
UNESCO đã đưa ra định nghĩa về gia đình: “Gia đình là một nhóm người có
quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung với các thành viên
trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt được
pháp luật thừa nhận”.
Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về gia đình:
Nghiêng về góc độ triết học: gia đình là một nhóm xã hội có quan hệ gắn
bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có chung những giá trị vật
chất, tinh thần, ổn định trong các thời điểm lịch sử. Gia đình là một đơn vị
nhỏ nhất của xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với xã hội và là tấm gương phản
chiếu mọi thành tựu cũng như mâu thuẫn xã hội.
Nghiêng về góc độ luật học, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn cho
rằng: “Gia đình là tập hợp những người dựa trên các quan hệ hôn nhân và
huyết thống, nuôi dưỡng đã gắn bó nhiều người có quan hệ với nhau bởi các
quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạo đức và
vật chất, để tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái”[40,
tr.15- 16]
Nghiêng về góc độ tâm lý, học Ngô Công Hoàn đã đưa ra định nghĩa:
“gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết
thống, tâm sinh lý, có chung các giá trị vật chất, tinh thần, ổn định trong các
thời điểm lịch sử”[13, tr.269]
Tổng hợp và toàn diện hơn, tác giả Lê Thi cho rằng: “khái niệm gia đình
được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và
quan hệ huyết thống, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung
sống(cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại). Đồng thời, gia đình cũng có
thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ
huyết thống. Các thành viên gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và
quyền lợi( kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những ràng buộc về mặt
pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ(được ghi rõ trong luật hôn nhân
và gia đình của nước ta). Đồng thời, trong gia đình có những quy định rõ ràng
về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các
thành viên”[37, tr.20- 21]
Khái niệm gia đình được ban hành trong Luật hôn nhân gia đình năm
2000 nước ta xác định: “gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát
sinh quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo luật định”[21, tr.12]
Có lẽ, nghiên cứu về gia đình nói chung, định nghĩa gia đình nói riêng
còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu thêm. Nhìn nhận gia đình từ phương diện của
chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, theo tôi, gia đình là một cộng đồng
người đặc biệt được hình thành, phát triển và củng cố bởi các mối quan hệ cơ
bản là hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Các thành viên của gia đình có
những giá trị vật chất, tinh thần chung, gắn bó với nhau bởi trách nhiệm,
quyền lợi, nghĩa vụ nhằm đạt mục tiêu cao nhất là nuôi dưỡng các thành viên,
xây dựng gia đình bền chặt, phát triển kinh tế gia đình.
Gia đình với tính cách là cộng đồng xã hội, có lịch sử phát triển lâu dài,
song hành với sự phát triển của loài người. Sự phát triển của xã hội loài người
đã tạo ra, làm xuất hiện các hình thức, các sắc thái gia đình khác nhau. Những
tính chất, quy mô của gia đình luôn gắn liền với đặc trưng và trình độ của
phương thức sản xuất của một xã hội nhất định. Lịch sử đã chứng minh rằng,
trong quá trình vận động của mình, mỗi hình thái kinh tế- xã hội có những
hình thức gia đình tương ứng. Theo quan điểm của Moocgan(nhà xã hội học
người Mỹ) và được Ph.Ăngghen tán thành thì: “Gia đình là một yếu tố năng
động, nó không bao giờ đứng nguyên một chỗ, mà nó chuyển từ hình thức
thấp lên hình thức cao, như xã hội phát triển từ một giai đoạn thấp lên một
giai đoạn cao”[23, tr.59].
Quan hệ giữa gia đình và xã hội được thể hiện tập trung ở hình ảnh “gia
đình là tế bào của xã hội”. Bác Hồ đã nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành
xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân
của xã hội chính là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tốt mà
phải chú ý hạt nhân cho tốt”[26, tr.111]. Điều này trước hết, chỉ ra rằng, gia
đình và xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ đó giống như sự tương
tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống giữa tế bào và một cơ
thể sinh vật. Trong mối quan hệ mật thiết ấy, trình độ phát triển về mọi mặt
của xã hội quyết định đến hình thức, tính chất, kết cấu và cả quy mô gia đình.
Trình độ phát triển kinh tế- xã hội quy định các hình thức gia đình trong lịch
sử và gia đình có tác động tới sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Vì
vậy các chế độ xã hội đều xây dựng gia đình theo hình mẫu của mình để
nhằm bảo vệ chế độ xã hội đó. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy trình độ
lực lượng sản xuất rất thấp, cá nhân không tách rời tập thể, cuộc sống cộng
đồng về nhiều mặt…đã tạo nên kiểu gia đình tập thể - quần hôn. Mỗi bước
tiến của xã hội công xã nguyên thủy và kết quả của đào thải tự nhiên lần lượt
đưa đến những hình thức mang sắc thái tiến bộ hơn cho gia đình. (gia đình
cùng dòng máu, gia đình pu-na-lu-an, gia đình cặp đôi…). Bước sang xã hội
có chế độ tư hữu và giai cấp, hình thức gia đình một vợ một chồng ra đời. Các
xã hội có đối kháng giai cấp (chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa)
đã làm cho gia đình một vợ một chồng “không được trọn vẹn” và có những
sắc thái khác nhau. Quá trình xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa,
dần tạo nên những gia đình mớimột vợ một chồng “trọn vẹn”, có khả năng thể
hiện đầy đủ vị trí xứng đáng của mình đối với sự phát triển của xã hội
Như vậy, gia đình là sản phẩm của lịch sử. Nhưng với tư cách là tế bào
của xã hội, gia đình tác động tích cực đến tiến trình phát triển của xã hội.
Đúng như Ph.Ăngghen nhận định: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết
định trong lịch sử, quy cho cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực
tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt, là sản xuất ra tư
liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo; mặt khác, là sự sản xuất ra bản thân con
người, là sự truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội, trong đó những con
người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang
sống, là do hai loại của sản xuất đó quyết định: một mặt là do trình độ sự phát
triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”[22,
tr.26]. Nhận định đó cho thấy rõ vai trò rất to lớn của gia đình đối với xã hội.
Như vậy có thể thấy mối quan hệ giữa gia đình và xã hội là mối quan hệ
biện chứng. Muốn xây dựng gia đình tiến bộ chúng ta phải quan tâm đến các
chính sách kinh tế, chính sách xã hội, ngược lại để xã hội phát triển chúng ta
không thể không chú ý đến vai trò và tác động của gia đình.
* Khái niệm gia đình hạt nhân
Gia đình Việt Nam hiện nay có thể có hai thế hệ cùng chung sống, cũng
có thể có nhiều thế hệ cùng chung sống. Trong điều kiện của nền kinh tế thị
trường hiện nay, về nhiều phương diện khác nhau, ở nước ta gia đình có hai
thế hệ cùng chung sống chiếm tỷ lệ khá lớn trong dân cư. Gia đình hai thế hệ
cùng chung
sống được gọi là gia đình hạt nhân.
Khi nói về gia đình hạt nhân, tác giả Vũ Hồng Tiến quan niệm như sau:
“Gia đình hạt nhân là gia đình chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và con cái, thường
là con cái chưa thành niên”.
Có nhiều loại gia đình hạt nhân: Gia đình hạt nhân đầy đủ, gia đình hạt
nhân không đầy đủ và gia đình hạt nhân đặc thù. Gia đình hạt nhân đầy đủ là
gia đình gồm bố mẹ và con cái. Gia đình hạt nhân không đầy đủ là gia đình
chỉ có bố hoặc mẹ và con cái. Gia đình hạt nhân đặc thù là gia đình gồm cha
với mẹ kế và các con, hoặc mẹ với chú dượng và các con.
Nhìn chung, có nhiều cách tiếp cận khác nhau xoay quanh khái niệm gia
đình hạt nhân, song có thể khẳng định rằng gia đình hạt nhân vẫn là hình thức
gia đình tiến bộ nhất hiện nay và theo ý kiến của nhiều nhà xã hội học, đó là
hình thức gia đình phổ biến nhất trong các xã hội công nghiệp hiện đại.
Nghiên cứu về gia đình, chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm “gia
đình” và khái niệm “ hộ”.
Theo giáo sư Lê Thi: “Hộ” được hiểu như một nhóm người sống chung
một nhà, có quỹ thu chi chung. Ở Việt Nam hiện nay, một gia đình thường
trùng hợp với một hộ trong đại đa số trường hợp (Hộ ở Việt Nam được hiểu
như một gia đình, còn gọi là hộ gia đình)
Theo nhà nghiên cứu Hồng Hà: “Hộ” (menage, household) là một đơn vị
cùng chung sống trong một chỗ ở: một người sống riêng lẻ, cũng được coi là
một hộ; Bố mẹ già sống chung với con trai hoặc con gái thì thuộc về hộ của
con trai, con gái nhưng không phải thuộc gia đình con trai, con gái. Hộ là đơn
vị thống kê số học, là một đơn vị để quản lý về mặt hành chính. Trong kế
hoạch kinh tế- xã hội, đơn vị được tính toán là hộ (để tính thu nhập chi tiêu,
chỗ ở…), không phải là gia đình, (hộ ở Việt Nam chỉ là một đơn vị thống kê
số học, không hoàn toàn trùng với gia đình).
Có thể rút ra: “Hộ” không phải là gia đình nhưng có thể đại diện cho gia
đình về mặt số học trong tính toán thống kê, điều tra xã hội về gia đình. Nhìn
chung trong tuyệt đại đa số các trường hợp thì hộ và gia đình là trùng hợp.
Song cũng còn nhiều trường hợp hộ và gia đình không phải là một. Ví dụ hiện
nay có những hộ mà con cái đã trưởng thành, đã có kinh tế riêng, sinh hoạt
riêng nhưng vẫn đăng ký chung trong một hộ khẩu. Hoặc hiện nay, nhiều
người ở nông thôn lên các thành phố lớn làm việc, chưa có nhà vì vậy chưa
đăng ký được hộ khẩu, do vậy họ có thể đăng ký vào hộ khẩu của người thân
như: cô, dì, chú, bác…Trong trường hợp này, hộ trùng với hộ khẩu nhưng
không phải là một gia đình.
* Ưu thế của gia đình hạt nhân
Sự chuyển tiếp từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại đã bắt đầu
từ lâu, trước hết ở các thành thị. Trong thời gian gần đây quá trình này được
đẩy nhanh chưa từng thấy và lan ra cả các vùng nông thôn rộng lớn; từ chỗ
gia đình là một đơn vị sản xuất nhỏ( chủ yếu là nông nghiệp và thủ công
nghiệp), chỉ duy trì chức năng kinh tế trong lĩnh vực thu nhập và tiêu dùng; từ
chỗ gia đình lớn kiểu gia trưởng, dần dần chuyển sang gia đình hạt nhân.
Trong những năm qua kinh tế xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi, ảnh hưởng
đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam. Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở
Việt Nam có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó. Sự gia
tăng của gia đình hạt nhân có thể lý giải do một số nguyên nhân sau:
Một là, điều kiện kinh tế- xã hội đã thay đổi, tư liệu sản xuất đã phần lớn
thuộc về xã hội, nên sự ràng buộc về kinh tế gia đình không còn chặt chẽ như
trước. Trong kinh tế thị trường, tính trách nhiệm trong công việc tăng lên, sự
nhạy bén trong sản xuất kinh doanh được đặt ra, do vậy quy mô gia đình nhỏ
lẻ tỏ ra thích hợp hơn. Trước đây, các gia đình truyền thống rất trọng các gia
đình lớn- nhiều thế hệ sinh sống. Điều này không chỉ được coi là phúc, là
vượng, là sự hòa thuận mà sâu xa hơn còn do yêu cầu của kinh tế- nền sản
xuất nông nghiệp tự cung tự cấp, gia đình rất cần đông người, đông lao động.
Truyền thống này còn được duy trì trong điều kiện chiến tranh chống Pháp,
chống Mỹ vừa qua, vì có thêm lý do gia đình thường thiếu vắng thanh niên đi
làm nhiệm vụ chung phục vụ cho cuộc chiến đấu của dân tộc (công tác, chiến
đấu…). Nay trong hoàn cảnh thời bình, đồng thời có sự tác động từ bên ngoài
về nhiều phương diện, gia đình nhỏ- gia đình hạt nhân ở nước ta có xu hướng
tăng lên. Từ đó ngày nhiều các gia đình lớn tách ra thành các gia đình nhỏ.
Một lý do nữa làm cho gia đình hạt nhân ở nước ta tăng lên là do những
năm qua, sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được nhiều thành tựu, đời sống kinh
tế của xã hội đã tăng lên, các gia đình giàu có hơn, nên có điều kiện làm nhà
riêng cho con cái, nên sau khi lấy vợ, lấy chồng con cái có điều kiện tách hộ
ra ở riêng. Đồng thời với tinh thần đổi mới, Đảng và Nhà nước khuyến khích
các nguồn lực tạo nhà ở: “nhà ở là một trong những vấn đề cơ bản trong chính
sách xã hội của Nhà nước ta. Xây dựng một chính sách toàn diện về vấn đề
nhà ở, huy động nhiều hơn vốn đầu tư của nhà nước, của các đơn vị tập thể và
nhân dân để phát triển vật tư xây dựng, xây thêm nhà ở ở các thành phố, thị
xã”[8, tr.96]. Nhà cửa được phép mua bán thị trường bất động sản rộng mở.
Nhà nước giao đất giao rừng cho các hộ nông dân- các hộ nông dân trở thành
các đơn vị kinh tế tự chủ. Ở các vùng miền núi, Nhà nước động viên các gia
đình tách hộ, nhận đất, định canh định cư…Tất cả các điều kiện mới mẻ trên-
khác hẳn thời bao cấp (nhà cửa không phải là hàng hóa )- đã là cơ sở quyết
định để hình thành nhiều gia đình hạt nhân.
Những năm vừa qua số gia đình hạt nhân ở Việt Nam không ngừng tăng
lên. Ở thành phố gia đình hạt nhân chiếm 65%, ở đồng bằng chiếm 81,7%; ở
miền núi- trung du chiếm 80,6% [36, tr.55]. Kết cấu gia đình ở Việt Nam có
xu hướng nhỏ đi. Điều đó được lý giải bởi xu hướng gia tăng số lượng gia
đình hạt nhân, ngoài ra đây còn là kết quả của công tác kế hoạch hóa gia đình
nói riêng và chính sách dân số nói chung của Đảng và Nhà nước ta. Với tinh
thần không đẻ sớm, không đẻ dày, độ tuổi kết hôn có xu hướng gia tăng, cùng
với giới hạn của quy luật sinh học thì khó có thể có tới năm hoặc sáu thế hệ
cùng chung sống trong một gia đình. Thời đại hiện nay với sự phát triển của
kinh tế thị trường, của đời sống tâm sinh lý thì gia đình hạt nhân với hai thế
hệ cùng chung sống là phù hợp.
Hai là, dưới tác động của công cuộc đổi mới, các thành viên gia đình
cũng ngày càng đa dạng hóa với nhiều giai cấp, tham gia lao động trong nhiều
thành phần kinh tế…do đó thu nhập, sở thích, giờ giấc sinh hoạt khác nhau.
Vì vậy quy mô gia đình lớn với nhiều thế hệ sinh sống là không thích hợp. Ví
dụ như bố mẹ làm nông nghiệp thường mùa hè phải dậy thật sớm đi làm để
tránh nắng, trong khi đó con cháu lại đi làm xí nghiệp, làm ca kíp hay đi học,
thời gian làm việc nghỉ ngơi khác nhau, do vậy gây phiền phức cho nhau. Hơn
nữa hiện nay các thành viên trong gia đình có thể có mức thu nhập khác nhau,
thậm chí có khi chênh nhau nhiều lần. Khi mức thu nhập khác nhau, nếu trong
gia đình nhiều có thế hệ hai, ba anh em trai đều có gia đình rồi sống chung
trong sự quản lý điều hành của cha mẹ cũng vô cùng phiền toái, thậm chí có
thể nảy sinh mâu thuẫn. Vì vậy quy mô gia đình nhỏ có một hoặc hai thế hệ là
phù hợp.
Ba là, gia đình hai thế hệ là phù hợp với quy luật tâm sinh lý. Ông bà,
cha mẹ, con cái có lứa tuổi khác nhau do vậy tâm sinh lý cũng có sự khác
nhau. Thế hệ những người lớn tuổi cần có sự yên tĩnh, trong khi đó thế hệ trẻ
lại sôi nổi, năng động, vì vậy sống chung dễ tạo nên sự xung đột.Ví dụ các cụ
già thích những chương trình dân ca, nhưng thế hệ trẻ lại thích nhạc rock,
những phim ảnh về tình yêu, phim hành động, phim kinh dị…Vì thế, gia đình
lớn khó có thể đáp ứng được sự phong phú của các thành viên, hơn nữa có thể
làm nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột không đáng có. Gia đình nhỏ tỏ ra là
mô hình gia đình có nhiều ưu điểm hơn gia đình lớn. Gia đình ít thế hệ sẽ đáp
ứng tốt hơn những nhu cầu mọi mặt ngày càng tăng, những hoạt động riêng tư
tế nhị ngày càng nhiều của con người .
Bốn là, hiện nay giáo dục xã hội đã dần thay thế cho giáo dục theo kiểu
truyền thống gia đình. Các gia đình hiện nay có xu hướng chuyển từ giáo dục
truyền thống sang lối giáo dục công nghệ thông qua hệ thống trường học và
các phương tiện thông tin đại chúng. Cha mẹ có thể gửi con cái ở các nhà trẻ,
không cần sự giúp đỡ chăm sóc nhiều của ông bà, vì vậy ông bà có thể làm
việc khác. Tối về cha mẹ lại phải chăm lo tới việc kèm cặp, dạy bảo con cái,
điều đó có thể phá vỡ sự yên tĩnh của những người lớn tuổi. Mặt khác việc
giáo dục chăm lo cho con cái, khiến cho các bậc cha mẹ mất nhiều thời gian.
Nếu sống chung trong gia đình nhiều thế hệ, khi những người cha người mẹ
vì bận dạy dỗ con cái không làm được những công việc chung trong gia đình
cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn. Do đó, sinh hoạt trong một gia đình có phạm vi
nhỏ thuận lợi hơn.
Năm là, gia đình hạt nhân phù hợp hơn với nhu cầu mua sắm, ăn uống.
Nhu cầu mua sắm và ăn uống của các thế hệ khác nhau cũng có sự khác nhau.
Cha mẹ với điều kiện lao động nông nghiệp nên nhu cầu may mặc, ăn uống
khác với thế hệ trẻ, nhất là họ lại là cán bộ công chức, viên chức hay công
nhân. Thông thường cha mẹ sống trong điều kiện bao cấp đầy khó khăn, cùng
với tâm lý người già thường tiêu dùng và ăn uống tiết kiệm hơn những người
trẻ. Những người sinh ra sau khi đất nước thống nhất, hay thời kỳ kinh tế đã
bớt khó khăn nên chi tiêu rộng rãi hơn, nhiều người còn chạy theo mốt này
mốt nọ, nên sống chung trong một gia đình lớn dễ dẫn tới mâu thuẫn thế hệ.
Trong sinh hoạt ăn uống, hiện nay thế hệ trẻ hoặc đi làm ở các cơ quan, hoặc
làm ở các doanh nghiệp, con cái đi học, vì vậy phần lớn chỉ gặp nhau trong
các bữa ăn tối, thậm chí không ít các gia đình thường xuyên không có những
bữa ăn chung, tất cả những điều đó sống trong một gia đình lớn là bất tiện, vì
vậy gia đình hạt nhân là hợp lý hơn.
Sáu là, gia đình hạt nhân khuyến khích con người tích cực lao động hơn.
Trước đây, ở Việt Nam cũng như những nước kém phát triển, với nền kinh tế
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tổ chức gia đình phổ biến là gia đình
mở rộng “tam, tứ, ngũ đại đồng đường”, trong đó tồn tại nhiều thế hệ các
thành viên cùng sống và làm việc với nhau. Sự phân công lao động trong gia
đình truyền thống là hết sức chặt chẽ. Mỗi người được phân công một nhiệm
vụ nào đó trong chuỗi sản xuất phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe…Ví dụ, đàn bà
gặt lúa, đàn ông bó và vận chuyển lúa, trẻ con trông em, chăn trâu trong lúc
chờ kéo xe, hoặc mò cua bắt ốc, người già trông nhà, bếp núc, phơi phóng…
Có thể nói, câu ca dao: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày, vợ cấy,
con trâu đi bừa” đã phản ánh khá chân thực và sinh động đời sống cũng như
sự phân công lao động trong gia đình Việt Nam xưa. Những quan hệ gần gũi
đó đã góp phần vào việc duy trì sự ổn định lâu dài của kiểu gia đình truyền
thống. Nhưng mặt hạn chế là tham gia vào quá trình kìm hãm năng lực phát
triển của cá nhân cả về trí tuệ và sự tham gia công việc xã hội. Hiện nay,
trong cơ chế thị trường các ngành nghề, các doanh nghiệp khác nhau có mức
thu nhập khác nhau, thậm chí là chênh lệch nhau nhiều lần, có khi hàng chục
lần. Để có thu nhập cao cần phải có sự nỗ lực, phấn đấu của mỗi người trong
tìm kiếm việc làm phù hợp nhu cầu, khả năng của mình, sự năng động, nhạy
bén với những biến đổi nhanh chóng của thị trường. Vì vậy gia đình hạt nhân
là phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Số lượng các thành viên trong gia đình ngày càng ít đi- nghĩa là quy mô
gia đình ngày càng nhỏ dần, điều này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố. Về sự
lựa chọn hình thức gia đình, như trình bày trên, bên cạnh gia đình lớn, thì hiện
nay xu hướng hình thành các gia đình nhỏ- gia đình hạt nhân ở nước ta ngày
càng nhiều và quy mô gia đình hiện nay còn trung bình 3 đến 4 người trong
một gia đình thành phố; 4 đến 5 người trong một gia đình đồng bằng; 4 đến 7
người trong một gia đình trung du- miền núi. Nhìn chung và cụ thể hơn thì số
gia đình từ 1-2 người chiếm 0,7%; từ 2-3 người chiếm 19,6%; từ 4-5 người
chiếm 57,4%; từ 6-7 người chiếm 19,4%; từ 8 người trở lên chỉ chiếm 2,8%.
Như vậy những điểm vừa nêu trên về số lượng gia đình Việt Nam tăng nhanh,
kết cấu và quy mô ngày càng nhỏ đi, nói chung là biểu hiện sự tiến bộ của gia
đình Việt Nam, tạo điều kiện để các gia đình phát huy nội lực vươn lên, nâng
cao đời sống, đáp ứng nhiều hơn những nhu cầu ngày càng phong phú của các
thành viên.
1.1.2. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
* Khái niệm kinh tế thị trường
Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội cho thấy, hình thái kinh tế
đầu tiên của loài người là kinh tế tự nhiên, kế tiếp là nền kinh tế tự cung tự
cấp, đó là nền kinh tế mà trong đó sản phẩm làm ra nhằm thỏa mãn chủ yếu
nhu cầu cá nhân của người sản xuất. Người sản xuất tự quyết định các loại sản
phẩm(do các yếu tố tự nhiên tập quán quy định), số lượng sản phẩm theo nhu
cầu của bản thân họ. Sự trao đổi sản phẩm giữa người sản xuất với nhau rất
hạn chế, chủ yếu dưới các hình thức đơn giản nhất, trao đổi trực tiếp hàng lấy
hàng. Người sản xuất chỉ bán những sản phẩm dư thừa hay khi họ cần tiền.
Kinh tế hàng hóa, là sự phát triển trực tiếp từ kinh tế tự cung tự cấp trên
cơ sở phân công lao động trong nền kinh tế đã phát triển và dần dần mang
tính độc lập với kinh tế tự cung tự cấp. Sản xuất hàng hóa là loại hình sản
xuất không phải để thỏa mãn các nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra hàng
hóa đó, mà để trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua. Vì vậy, loại
sản phẩm, số lượng sản phẩm suy cho cùng do người mua quyết định, việc
trao đổi sản phẩm được thực hiện thông qua quan hệ thị trường(quan hệ hàng-
tiền). Kinh tế hàng hóa hình thành dựa trên sự phát triển của phân công lao
động xã hội, của trao đổi giữa những người sản xuất với nhau. Đó chính là
kiểu tổ chức kinh tế- xã hội trong đó quan hệ giữa người với người thông qua
trao đổi hàng hóa trên thị trường.
Có thể nói, kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển thì thị trường cũng xuất
hiện và phát triển, nhưng không phải hễ có thị trường là có kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong
đó sản xuất chủ yếu để trao đổi, gắn liền với sự phát triển ngày càng cao của
phân công lao động và trình độ chuyên môn hóa. Không gian thị trường đã
được mở rộng cho sự lựa chọn, tư duy giá trị, hiệu quả trở nên phổ biến.
Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự do, bình đẳng giữa mọi thành phần
kinh tế được tôn trọng và các chủ thể kinh tế chịu sự điều tiết của các quy luật
thị trường, thái độ ứng xử của họ là hướng vào tìm kiếm lợi ích của mình trên
thị trường theo sự dẫn dắt của giá cả.
Vậy kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế dựa trên cơ sở đa dạng các
hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh.
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều chọn mô hình kinh tế thị
trường hiện đại phù hợp với những màu sắc riêng cho sự phát triển của mỗi
nước. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã thể hiện rõ những nét đặc
trưng riêng của nó.
Một là, có sự lựa chọn khách quan của thị trường. Trong nền kinh tế thị
trường, có ba vấn đề cơ bản do thị trường quyết định. Sản xuất cái gì? Sản
xuất như thế nào?(do giá cả, lợi nhuận mách bảo). Sản xuất cho ai?(do thu
nhập quyết định). Nguồn lực của xã hội được luân chuyển, không gian thị
trường được mở rộng cho sự lựa chọn. Sự vận động của cung- cầu và cạnh
tranh đã làm bộc lộ một cách thực chất sản phẩm gì cần sản xuất, sản xuất bao
nhiêu và các nguồn lực của xã hội cần được lựa chọn, cần sử dụng như thế
nào để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, hơn nữa
nguồn lực của xã hội được luân chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi có
hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả cao.
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm đều là hàng hóa hoặc mang
tính hàng hóa. Điều này bắt nguồn từ quá trình sản xuất, kinh doanh là sản
xuất để bán. Sản phẩm là hàng hóa không chỉ bao gồm sản phẩm hữu hình mà
còn là sản phẩm vô hình như: các dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ.
Hai là, cung cầu hàng hóa trên thị trường quyết định giá cả của hàng hóa.
Hai đại lượng cung, cầu vận động theo quy luật giá cả của hàng hóa. Hai đại
lượng cung, cầu vận động theo quy luật ngược chiều nhau và ấn định mức giá
cả của người mua và người bán đều chấp nhận được. Hàng hóa sẽ chảy từ nơi
có giá cả thấp tới nơi có giá cả cao.
Ba là, kinh tế thị trường gắn với tự do, tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do kinh doanh do cung- cầu thị trường
tác động và chi phối. Khi có cầu ắt có cung, các chủ thể kinh doanh tiến hành
tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường và tìm
kiếm lợi nhuận(đây là điểm rất khác biệt với mô hình kinh tế kế hoạch hóa,
sản xuất cái gì đều có kế hoạch trước). Tuy vậy, hiểu tự do kinh doanh đúng
nghĩa là hoạt động kinh doanh những gì mà pháp luật và nhà nước không
cấm.
Bốn là, kinh tế thị trường luôn gắn với cạnh tranh. Đặc trưng cạnh tranh
của kinh tế thị trường do nhiều nhân tố quy định. Tự do kinh doanh mưu cầu,
tìm lợi nhuận cao dẫn đến cạnh tranh, muốn chiếm giữ và mở rộng thị phần,
muốn giành chiến thắng trên thương trường cũng cần tới cạnh tranh. Cạnh
tranh chính là động lực của phát triển và hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh. Do vậy, trong quản lý của nhà nước, cần hạn chế độc quyền, mở rộng
cạnh tranh thực sự bình đẳng.
Năm là, một hệ thống các thị trường đồng bộ, thống nhất, ngày càng hiện
đại. Hệ thống thị trường là khách quan. Hệ thống thị trường phải đồng bộ,
thông suốt trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới, gồm tất cả
các loại thị trường.
Sáu là, kinh tế thị trường là kinh tế mở. Nhờ tự do, mở cửa không gian
thị trường được mở rộng, thị trường thống nhất thông suốt, hòa nhập thị
trường thế giới. Nguồn lực của xã hôi được mở rộng không chỉ trong nước mà