Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 112 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ HƯƠNG HIỀN




VAI TRÕ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM
TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học






Hà Nội - 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ HƯƠNG HIỀN



VAI TRÕ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM
TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60.22.85



Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Duyên




Hà Nội - 2013



MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ XÂY
DỰNG MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA NÔNG THÔN 7
1.1. Giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay 7
1.1.1. Khái niệm giai cấp nông dân 7
1.1.2. Sự biến đổi của giai cấp nông dân Việt Nam 9
1.2. Xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn mới Việt Nam hiện nay 18
1.2.1. Xây dựng nông thôn mới Việt Nam hiện nay 18
1.2.2. Một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa
nông thôn 21
1.2.3. Vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa
nông thôn Việt Nam hiện nay 36
Kết luận chƣơng 1 46
CHƢƠNG 2: VAI TRÕ GIAI CẤP NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG
MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA NÔNG THÔN NƢỚC TA NHỮNG NĂM
ĐỔI MỚI VỪA QUA –THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 47
2.1. Thực trạng và nguyên nhân thực trạng vai trò giai cấp nông dân
Việt Nam trong xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn nƣớc ta
những năm qua 47
2.1.1. Những thành tựu và hạn chế vai trò của giai cấp nông dân trong xây
dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta những năm đổi mới vừa qua 47
2.1.2. Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế vai trò của giai cấp nông
dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay 71
2.2. Những giải pháp chủ yếu để phát huy tốt hơn nữa vai trò của nông
dân trong xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn 73
2.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức 73


2.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục – đào tạo 78

2.2.3. Nhóm giải pháp về văn hóa – xã hội 84
2.2.4. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội 91
Kết luận chƣơng hai 92
KẾT LUẬN CHUNG 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 100


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề nông dân có tầm quan trọng đặc biệt về lý luận và thực tiễn. Đây là
vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô
sản. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nhiều lần chỉ ra rằng, giai cấp
công nhân muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình – xóa bỏ chủ nghĩa tư bản,
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản phải lôi kéo và nắm lấy
một lực lượng cách mạng là giai cấp nông dân. Từ nhận thức đó các nhà kinh điển có
những luận điểm đúng đắn về nông dân, vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa, hình thành tư tưởng kết hợp cách mạng vô sản với phong trào của nông
dân và nêu nguyên lý về liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân, coi đó là nguyên tắc quan trọng của chuyên chính vô sản. Hồ Chí Minh đã vận
dụng sáng tạo học thuyết cách mạng của Mác – Lênin vào thực tiễn nước ta, đã giải
quyết đúng đắn vấn đề nông dân - một vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Khi
tổng kết 30 năm hoạt động của Đảng, Người viết: “Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp
Đảng ta thấy rõ rằng trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì
vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, cách mạng dân tộc thực chất là cách
mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực
chất là chính quyền của công – nông”. Do vậy, Đảng ta đã tiến hành tổ chức, động
viên, tập hợp giai cấp nông dân cùng với giai cấp công nhân nước ta hình thành đội
quân chủ lực hùng mạnh, đóng góp to lớn về sức người, sức của cho sự nghiệp đấu

tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Môi trường văn hóa Việt Nam là thành quả sáng tạo hàng ngàn năm của
nhân dân các tộc người Việt Nam trên các vùng lãnh thổ, là chiếc nôi nuôi dưỡng
biết bao nhiêu thế hệ người trong lao động, giao tiếp, phát triển nhân cách, hình
thành lối sống; là mái nhà chung của cả cộng đồng dân tộc. Môi trường văn hóa
Việt Nam là gắn liền với lối sống lâu đời của nông dân có quan hệ chặt chẽ đến
cách thức sản xuất, xây dựng nơi cư trú, quan hệ huyết tộc, môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội.
Hàng ngàn năm, nước ta là một nước nông nghiệp. Trước đây hơn 90% nhân
dân sống bằng nghề nông và đã kiến tạo thành những môi trường buôn sóc, mường


2
bản, làng xã. Và giờ đây, tuy xã hội ta có lai ghép ít nhiều công nghiệp, song vẫn
còn trên dưới 50 % cư dân sống bằng nghề nông, săn bắt và làm ruộng, làm vườn.
Vì thế lối sống của tuyệt đại bộ phận nhân dân vẫn là lối sống nông dân. Khi đề cập
đến việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Văn kiện Hội nghị Trung ương
lần thứ V khóa VIII đã đặt ra vấn đề xây dựng môi trường văn hóa nông thôn trong
quá trình xây dựng môi trường chung của toàn xã hội.
Chúng ta cần thiết phải xây dựng môi trường văn hóa ở nông thôn bởi vì
nước ta là một nước nông nghiệp, văn hóa ở nông thôn không phát triển thì xã hội
của ta không thể trở thành văn minh và hạnh phúc. Thực trạng văn hóa nông thôn ở
nước ta còn nghèo nàn cần phải được quan tâm đầy đủ. Theo thời gian, nông thôn
Việt - làng Việt giờ đây đã khác xưa. Nền kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn
ra mau lẹ, cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội biến đổi, quỹ thời gian của con người trở
nên eo hẹp, không gian văn hóa làng Việt – nông thôn Việt cũng theo đó mà biến
đổi dần. Vẫn còn hồn xưa trong lễ hội làng, nhưng các khu công nghiệp đã “tràn về”
sát vách; những làng quê yên ả, giờ đang rộn rã công trường xây dựng; những làng
lúa, làng hoa, giờ là những khu đô thị, khu chung cư cao tầng đông người; không
gian kiến trúc của làng mất dần đi, nhiều nơi không còn tìm đâu ra cây đa giếng

nước mái đình; các sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày càng thưa vắng hoặc mai một
dần và tệ nạn xã hội đang có xu hướng thâm nhập vào các tầng lớp dân cư nông
thôn. Mối liên hệ của con người nông thôn đã tăng lên nhiều và trở nên đa dạng
hơn, đặc biệt mối liên hệ với thành thị ngày càng phát triển. Vấn đề con người đặt ra
ngày càng sâu sắc hơn. Hiện nay gia đình nông nghiệp đang trải qua một sự biến đổi
do những nhân tố bên ngoài và bên trong… Trong xã hội nông thôn cũng như ở nơi
khác, một số lĩnh vực trong đó thường xảy ra một sự giảm dần một số giá trị theo
kiểu xói mòn khó nhận thấy, đồng thời với giá trị hoá chậm chạp một số yếu tố mới.
Người ta nhận thấy rằng dù tiến hoá tới đâu, thế giới nông thôn vẫn kế thừa quá khứ
của nó, kiểu văn hoá cổ truyền có thể được duy trì trong chiều sâu.
Nông thôn Việt Nam bao gồm một vùng đất rộng lớn. Ở khu vực miền Bắc
và miền Trung bao gồm ba vùng lãnh thổ: vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven
biển. Ở miền Nam bao gồm hai vùng sinh thái: Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng
sông Cửu Long có các sinh hoạt văn hóa khác nhau. Nói chung các vấn đề cơ bản


3
của văn hóa, môi trường văn hóa nông thôn Việt Nam đều xoay quanh các vấn đề
gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, các phong tục tập quán, các lễ hội, sự phát triển nhân
cách, hệ tư tưởng và các sinh hoạt văn nghệ.
Nước ta là một nước nông nghiệp, dân số nông thôn chiếm 69,6 % dân số
(năm 2010). Giai cấp nông dân có vai trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Nội dung của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên
tất cả các lĩnh vực, trong đó có tiến hành cách mạng tư tưởng - văn hóa. Vì vậy, giai
cấp nông dân là chủ thể có vai trò to lớn trong xây dựng môi trường văn hóa nông
thôn Việt Nam.
Thế giới ngày nay đang biến đổi hết sức mau lẹ. Các thế lực thù địch có
nhiều âm mưu thủ đoạn xảo quyệt và chưa từ bỏ mục tiêu là xóa bỏ chế độ xã hội
chủ nghĩa trên toàn thế giới. Đối với nước ta chúng tập trung mũi nhọn vào địa bàn
nông thôn nhằm vào các đối tượng nông dân. Trên thực tế ở các địa phương trong

những năm qua, tình hình nông dân diễn biến rất phức tạp đặc biệt là về văn hóa tư
tưởng. Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây
dựng môi trường văn hóa nông thôn để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở
nước ta cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn nữa. Đó là lý do tôi lựa chọn vấn đề
“Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông
thôn nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Do giai cấp nông dân là giai cấp có vai trò quan trọng trong tiến trình chung
của lịch sử dân tộc và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì
vậy đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về nông dân: Nxb Sự thật (1955), Vấn
đề nông dân: Trích dịch tác phẩm của Mác – Ăngghen, Lênin, Sta – lin, Mao
Trạch Đông, Hà Nội; M.A.Ocunhépva, Trần Đoàn dịch (1977), Những quan điểm
lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về tính cách mạng của nông dân, Nxb
Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. Những công trình này nhằm cho người
đọc thấy được vị trí vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng của
giai cấp công nhân; Nguyễn Văn Hiệp (1999), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
nông dân và sự vận dụng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, Học viện Chính trị
Quốc gia, Hà Nội; Hội nông dân Việt Nam (1999), Công tác vận động nông dân


4
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; TS. Đoàn
Minh Duệ (chủ biên) (2002), Giai cấp nông dân Nghệ An trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Nghệ An; Vũ Ngọc Kỳ (2005), Một số vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, nông dân, hội nông dân ở Việt Nam, Nxb nông nghiệp Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về nông dân và vai trò của
nông dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, vai
trò, thực trạng … của nông dân nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nói riêng.
Một số công trình nghiên cứu trực tiếp vai trò của nông dân trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Bùi Thị Thanh Hương
(2000), Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai
đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội; Đặng Thị Phương Duyên (2001),
Phát huy vai trò của nông dân Thái Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Tô Văn Sông (2002), Phát huy vai trò của nông dân tỉnh Hải Dương,
Luận văn thạc sỹ, Hà Nội; Phạm Huỳnh Minh Hùng (2005), Phát huy vai trò của
nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở
Bến Tre hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội; Tô Mạnh Cường (2008), Quan điểm
của V.I. Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và việc
phát huy vai trò đó ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ triết học, Hà Nội; Mai Thị
Mến (2010), Vai trò của nông dân tỉnh Thái Bình trong công cuộc đổi mới đất nước
hiện nay, Luận văn thạc sỹ triết học, Hà Nội. Các công trình trên đều bàn về đặc
điểm, xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân, tâm lý, ý thức, nhu cầu, nguyện
vọng; vai trò, thực trạng, giải pháp việc phát huy vai trò nông dân trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hay một số đề tài nghiên cứu
về vai trò của nông dân trong phạm vi của một địa phương.
Một số bài báo nghiên cứu về nông dân: Đinh Quang Hải (2007), Liên kết
“4 nhà” – Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp trong nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 4; Võ
Tòng Xuân (2008), Nông nghiệp và nông dân Việt Nam phải làm gì để hội nhập
kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản, Số 785; Nguyễn Cúc (2008), Chính sách nhà


5
nước đối với nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản, Số 787; Lê Văn Yên (2009), Quan điểm của
Mác – Lênin về vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng,
Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 1. Các nghiên cứu trên bàn về vị trí, vai trò; thực trạng
và giải pháp đối với nông dân nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Đặc biệt, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vai
trò của nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây
dựng môi trường văn hóa nông thôn ở nước ta một số năm qua, luận văn nêu lên
một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò đó trong xây dựng môi trường
văn hóa nông thôn Việt Nam những năm tới.
Nhiệm vụ:
- Phân tích khái niệm giai cấp nông dân, những sự biến đổi của giai cấp
nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Làm rõ một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa
nông thôn.
- Làm rõ vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường
văn hóa nông thôn nước ta trong những năm đổi mới.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy
hơn nữa vai trò của giai cấp nông dân nước ta trong xây dựng môi trường văn hóa
nông thôn giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây
dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta.
Phạm vi nghiên cứu: Vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi
trường văn hóa nông thôn Việt Nam từ những năm đổi mới đến nay.


6
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về nông dân… Đồng thời, luận văn cũng kế thừa những thành quả của những
công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn trong những năm gần đây.
Cơ sở thực tiễn: Luận văn được thực hiện qua những báo cáo tổng kết, qua
thu thập tài liệu của bản thân tác giả, dựa vào những thống kê của nước ta về vấn đề
nông dân trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận chung của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng các phương pháp
nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh …
6. Ý nghĩa của luận văn
Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận về giai cấp nông dân và
vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa trong đó quan trọng
là trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn ở nước ta hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo trong giảng dạy, nghiên cứu các chủ thể xây dựng nông thôn mới và cung cấp
những luận cứ, luận chứng khoa học để các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng
vận dụng trong thực tiễn xây dựng nông thôn mới Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận
văn gồm 2 chương 4 tiết.



7
CHƢƠNG 1:
GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA NÔNG THÔN

1.1. Giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay
1.1.1. Khái niệm giai cấp nông dân

Giai cấp nông dân hình thành trong quá trình tan rã của chế độ chiếm hữu nô
lệ. Sự tồn tại của giai cấp nông dân gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do
đó, giai cấp nông dân giữ một vai trò quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Đặc biệt, ở nhiều quốc gia, khi công nghiệp và đô thị chưa phát triển, vai
trò của nông dân được quan tâm đặc biệt. Ở xã hội phương Đông, nông dân là giai
cấp đóng vai trò quan trọng nhất (hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ). Ở phương
Tây, giai cấp nông dân dưới con mắt của những nhà lý luận thuộc phái trọng nông
được đánh giá cao.
Tuy nhiên, nhìn chung, trước Mác, trong con mắt của nhiều nhà tư tưởng
thuộc giai cấp thống trị, giai cấp nông dân chỉ là công cụ để sai khiến và bóc lột.
Chỉ đến khi học thuyết Mác được hình thành, bổ sung và phát triển bằng chủ nghĩa
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì quan điểm khoa học về nông dân mới được hình
thành và phát triển.
Theo William Rosberring, nhà nghiên cứu xã hội học Mỹ “ Nông dân được
coi là những người sản xuất lương thực cho bản thân và cho các nhóm xã hội khác
có địa vị cao hơn” [14; tr 30].
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, nông dân là “ người lao động sống bằng nghề làm
ruộng” [38; tr 1283].
Như vậy có thể thấy, nông dân là một bộ phận dân cư lao động gắn liền với
sản xuất nông nghiệp, có thu nhập chính từ lao động nông nghiệp. Xét về bản chất
xã hội và địa vị của giai cấp nông dân thì nông dân vừa là giai cấp những người lao
động, vừa là giai cấp những người sở hữu.
Trong học thuyết của mình, trên cơ sở nghiên cứu về sứ mệnh lịch sử của
giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tập trung chú ý nhiều tới vấn đề các bạn
đồng minh của giai cấp công nhân, đặc biệt là giai cấp nông dân. C.Mác cho rằng,


8
“Nông dân là giai cấp những người tiểu nông” [ 19; tr 263]. “Tiểu nông là một khối
quần chúng đông đảo mà tất cả các thành viên đều sống trong một hoàn cảnh như

nhau, nhưng lại không nằm trong những mối quan hệ nhiều mặt đối với nhau.
Phương thức sản xuất của họ không làm cho họ liên hệ với nhau mà lại làm cho họ
cô lập với nhau” [ 19; tr 264].
Lênin cho rằng, những tầng lớp lao động ở nông thôn bao gồm giai cấp vô
sản nông nghiệp, những người nửa vô sản hay những người nông dân có ít ruộng,
tầng lớp tiểu nông và trung nông gộp lại với nhau cấu thành những tầng lớp khác
nhau của nông dân. Ông khẳng định: “Lực lượng thứ hai – tức là lực lượng đứng
giữa tư bản phát triển và giai cấp vô sản. Đó là giai cấp tiểu tư sản, những người
tiểu sở hữu; đó là những phần tử hợp thành tuyệt đại đa số dân cư ở nước ta, tức là
giai cấp nông dân” [15; tr 160].
Qua các luận điểm của Mác, Ăngghen, Lênin có thể khái quát giai cấp nông
dân như sau:
Một là, giai cấp nông dân là những người tư hữu nhỏ. Họ là những người chủ
sở hữu nhỏ về đất đai, nông cụ và do đó có kinh tế độc lập. Họ có sở hữu tư liệu sản
xuất hoặc đủ hoặc không đủ nuôi sống gia đình họ.
Hai là, giai cấp nông dân không đại diện cho một phương thức sản xuất tiên
tiến. Phương thức lao động của họ là phân tán, tách biệt, riêng lẻ, kỹ thuật lạc hậu,
mang tính tự cấp, tự túc, manh mún.
Ba là, nông dân sản xuất ra lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của
xã hội, sản xuất ra công cụ lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bốn là, nông dân là những người sinh sống ở các vùng nông thôn.
Các văn kiện của Đảng ta tuy không nói đến khái niệm nông dân nhưng qua
các quan điểm về nông dân gắn với nông nghiệp, nông thôn có thể khái quát quan
điểm của Đảng về nông dân như sau: “Nông dân là khái niệm chỉ về thân phận hay
nghề nghiệp của một nhóm dân cư trong xã hội, phân biệt với công nhân, trí thức…
Nông dân theo khái niệm này thường có hai tiêu chí phân biệt: một là, nghề nghiệp
chính là trồng trọt và chăn nuôi; hai là, sinh sống ở nông thôn (phân biệt với thành
thị) [ 4; tr 112].



9
Gần đây có một số công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm nông dân một
cách phù hợp hơn, như : “ Nông dân được coi là những người nuôi mình với tư cách
là người lao động, trồng trọt trên đất đai và sống trong những làng mạc nhỏ bé” [ 2;
tr 7 ], hoặc “ Nông dân ở nước ta hiện nay là những người sống lâu đời ở thôn (làng,
bản, ấp) lấy sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng) làm nguồn sống chính dưới
hình thức hộ gia đình” [ 3; tr 8 ].
Tóm lại, nông dân ở nước ta hiểu theo nghĩa hẹp là những người sống bằng
nghề làm ruộng, sống ở nông thôn, thu nhập chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn
nuôi, sản phẩm của họ là lương thực, thực phẩm và tư liệu sản xuất chủ yếu của họ
là ruộng đất. Theo nghĩa rộng, giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao
động sản xuất nhỏ trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp), nghề
nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp, nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ các
sản phẩm nông nghiệp, trực tiếp canh tác để tạo ra nông sản bằng việc sử dụng tư
liệu sản xuất cơ bản và đặc thù gắn bó với tự nhiên là đất, rừng biển để sản xuất ra
sản phẩm nông – lâm ngư nghiệp.
1.1.2. Sự biến đổi của giai cấp nông dân Việt Nam
Có thể thấy, sự tác động tích cực của nhân tố đất nước đổi mới và mở cửa,
hội nhập quốc tế, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn đã làm cho giai cấp nông dân Việt Nam có sự biến đổi lớn như sau:
Một là, tỷ lệ nông dân trong dân số ngày một giảm
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đã thúc đẩy
nhu cầu lấy đất nông nghiệp để làm khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị, vì
thế những nông dân bị mất đất buộc phải chuyển sang làm nghề mới như buôn bán,
làm công nghiệp, mở doanh nghiệp nông dân… Đồng thời, động lực lợi ích trong
nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, kinh tế nông thôn. Việc giảm tỷ lệ nông dân đã tạo ra cơ hội thúc đẩy việc
chuyển dịch cơ cấu xã hội trong xã hội nông thôn, đã góp phần phát triển nguồn
nhân lực của các lĩnh vực khác.
Hai là, vai trò chủ thể kinh tế và chính trị của người nông dân nước ta đã và

đang có sự biến đổi mạnh mẽ.
Sự tác động tích cực của nhân tố đất nước đổi mới và mở cửa, hội nhập quốc
tế nhất là của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến nông nghiệp – nông thôn – nông


10
dân đã làm cho vị thế và vai trò chủ thể kinh tế, chính trị của người nông dân biến
đổi mạnh mẽ. Lúc này, tác động của yếu tố khoa học công nghệ hiện đại trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của yếu tố động lực lợi ích trong nền kinh tế thị
trường và của sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế đến
người nông dân đã làm cho họ trở thành một chủ thể kinh tế độc lập đích thực trong
cuộc sống và mọi hoạt động của mình. Đồng thời, sự tác động tích cực của nhân tố
trên cũng đã giúp người nông dân thời kỳ đổi mới trở thành chủ thể chính trị thực
sự, mà trước hết là bắt đầu từ chính hộ gia đình, trang trại doanh nghiệp của mình.
Ba là, sự hình thành những chủ thể sản xuất kinh doanh trong kinh tế hộ
nông dân và trong các hợp tác xã kiểu mới.
Với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ trong hoạt động sản xuất theo cơ chế thị
trường, các hộ nông dân đã và đang tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất một cách
năng động, đa dạng phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của từng hộ, tạo ra một
thị trường hàng hóa phong phú và dồi dào. Trong quá trình chuyển sang kinh tế hộ,
nhiều hộ có vốn, có kinh nghiệm sản xuất đã năng động, mạnh dạn đầu tư cho sản
xuất, phát triển ngành nghề, dịch vụ sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.
Quá trình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp ở nông thôn đã phát sinh
nhu cầu phải liên kết, hợp tác giữa các hộ nông dân để thực hiện nhiều khâu, nhiều
công đoạn, nhiều dịch vụ mà từng hộ nông dân không làm được, hoặc làm không
tốt. Từ đó nhiều hợp tác xã kiểu mới, trên cơ sở tự nguyện hoàn toàn của nông dân
đã xuất hiện. Sản xuất ở nông thôn một khi càng được chuyên môn hóa, càng phát
triển thì nhu cầu hợp tác càng tăng và trở thành nhu cầu của các hộ nông dân. Lợi
ích của hợp tác xã và từng hộ xã viên gắn chặt với nhau nên trong sản xuất, hộ nông
dân cá thể hay hộ xã viên của hợp tác xã mạnh dạn đầu tư khoa học – kỹ thuật, vốn

vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn nữa với sự nhạy bén, am hiểu
thị trường, biết định hướng kinh doanh, nên thu nhập của họ ngày càng cao. Ở nông
thôn đã xuất hiện những chủ thể sản xuất, kinh doanh giỏi. Đây là điểm sáng động
viên và kích thích những hộ nông dân làm ăn yếu kém, là những nhân tố mới trong
việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn nhằm cung cấp nông sản
hàng hóa có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Sự hình thành những chủ thể sản xuất, kinh doanh giỏi trong kinh tế hộ và
trong các hợp tác xã là bước phát triển mới do quá trình đổi mới đem lại. Đây là sự


11
phát triển mới về chất của người nông dân ở nông thôn. Nó gắn liền với bước
chuyển tất yếu từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Đây là dấu hiệu phát triển của lực
lượng sản xuất. Hơn nữa, những chủ thể sản xuất, kinh doanh mới được đặc trưng
bởi lớp trẻ là những người có trình độ văn hóa khá, có kỹ thuật trong sản xuất, là lực
lượng luôn thành công trong sản xuất và kinh doanh nên họ đều là những người
giàu có ở nông thôn.
Bốn là, mối quan hệ giữa người nông dân với Nhà nước, với nhà doanh
nghiệp, với nhà khoa học đã có sự gắn kết mật thiết hơn.
Sự tác động của nhân tố đất nước đổi mới và mở cửa, hội nhập quốc tế, của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến nông nghiệp –
nông thôn – nông dân đã làm cho mối quan hệ giữa nông dân với Nhà nước, với
doanh nghiệp và nhà khoa học có sự gắn kết mật thiết hơn. Nhờ sự tác động trên mà
mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với nông dân đã có bước chuyển biến mới theo
hướng mọi mối quan hệ trao đổi giữa các tổ chức kinh tế của Nhà nước với hợp tác
xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và hộ nông dân phải theo nguyên tắc biến đổi,
thuận mua vừa bán, bảo đảm củng cố liên minh công – nông. Đồng thời sự tác động
của động lực lợi ích trong nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhu cầu gắn kết giữa nhà
nông với nhà doanh nghiệp và nhà khoa học.
Năm là, biến đổi tích cực trong tâm lý, ý thức và lối sống của nông dân nhờ

sự tăng tiến của học vấn, của giao lưu văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa và
đô thị hóa
Nhờ trình độ học vấn được nâng cao, người nông dân đã thích ứng với cơ
chế mới, tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó, tư
duy kinh tế của người nông dân đã có sự thay đổi. Chuyển sang kinh tế hàng hóa, là
bước ngoặt về tâm lý và tư duy nền kinh tế hiện vật sang tư duy kinh tế bằng giá trị.
Nó làm thay đổi đời sống ý thức của người nông dân. Đô thị hóa nông thôn là một
hiện tượng tất yếu. Quá trình này sẽ chuyển dần lao động từ sản xuất nông nghiệp
sang các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Việc biến một số vùng nông thôn thành
các khu đô thị mới làm cho người nông dân có những thay đổi về mặt tâm lý, ý thức
và lối sống.


12
Người nông dân ở các khu vực mới đô thị hóa đã biết tính toán về giá trị sức
lao động, lợi ích của việc sử dụng sức lao động cho thật hợp lý. Theo đó, quan hệ
thuê mướn nhân công và các công cụ sản xuất cũng phát triển mạnh. Tâm lý sử
dụng dịch vụ xã hội của người nông dân đã thay thế tâm lý tự cấp, tự túc trước đây.
Người nông dân tuy không bỏ thói quen trồng trọt và chăn nuôi, nhưng họ đã
có những thay đổi trong nhận thức về hướng đầu tư vào sản xuất và cơ cấu sản
phẩm. Trong xu hướng này, hoạt động sản xuất của nông dân mang tính chất hàng
hóa rõ rệt.
Trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn, tâm lý, ý thức, lối
sống của bản thân người nông dân thay đổi theo hướng tích cực, góp phần đẩy
mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong điều kiện
mới, người nông dân đã và đang kiên quyết khắc phục những tập quán lạc hậu,
những mặt hạn chế, thiếu sót, phát huy những truyền thống tốt, những ưu điểm của
người lao động, kết hợp hài hòa giữa những giá trị truyền thống với những phẩm
chất tiên tiến của thời đại.
Tuy nhiên, dưới sự tác động mặt trái của nhân tố đổi mới đất nước và mở

cửa, hội nhập quốc tế, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, giai cấp nông dân nước ta đã và đang phải đối mặt với những vấn đề,
khó khăn thách thức sau đây:
Một là, quá trình phân hóa giàu nghèo nông dân diễn ra ngày càng mạnh mẽ
và khoảng cách giàu nghèo trong nội bộ nông dân ngày càng doãng thêm.
Sự tác động của mặt tích cực của nhân tố đất nước đổi mới và mở cửa, hội
nhập quốc tế, nhất là của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn đã đem đến những chuyển biến tích cực, lớn lao cho giai cấp nông dân. Ngược
lại, sự tác động mặt trái của chúng đã tạo ra sự phân hóa thành các tầng lớp trong
giai cấp nông dân, thành các bộ phận có địa vị kinh tế - xã hội rất khác nhau trong
quá trình sản xuất nông nghiệp; đã làm xuất hiện các chủ trang trại, các chủ doanh
nghiệp nông dân và những người làm thuê cho họ. Như vậy, trong nội bộ giai cấp
nông dân đã xuất hiện sự phân hóa thành người chủ và người làm thuê, đã xuất hiện
quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Đây là sự phân hóa tất yếu trong nội bộ giai cấp nông
dân, khi nước ta quyết định đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ


13
nghĩa. Tuy nhiên, với bản chất là một nước định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta
cần phải làm hết sức mình để góp phần lành mạnh hóa sự phân hóa giàu nghèo
trong nội bộ giai cấp nông dân.
Hệ quả của sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ nông dân đã dẫn đến xuất
hiện sự phân tầng về thu nhập, đã tạo ra khoảng cách giàu nghèo giữa người nông
dân có thu nhập cao với người nông dân có thu nhập thấp, đã tạo ra sự bất bình
đẳng về thu nhập ngay chính nội bộ giai cấp nông dân. Thực tế cho thấy, sự tác
động của động lực lợi ích trong nền kinh tế thị trường, rất nhiều nông dân đã mạnh
dạn làm giàu chính đáng và họ đã trở thành những tỷ phú nông dân, có thu nhập và
mức sống cao. Trái ngược với sự giàu có của họ là sự thu nhập thấp và khó khăn
của những người nông dân nghèo. Nguyên nhân nghèo đói của nông dân có thể là
do không biết cách làm kinh tế, hoặc là do đông con, ốm đau, bệnh tật, thiếu lao

động, hoặc là mất mùa, thiên tai bệnh dịch, hoặc do thói chây lười lao động, nghiện
hút, rượu chè, cờ bạc… Hậu quả là những người nông dân này đã rơi vào tình cảnh
nợ nần, phá sản… phải bán đất, nhà cửa để trả nợ.
Đáng buồn là hiện nay, khoảng cách giàu nghèo không chỉ diễn ra giữa các
hộ nông dân, mà nó còn diễn ra giữa nông dân miền núi và nông thôn đồng bằng,
giữa nông thôn vùng ven đô thị với nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng có đông
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Điều này đã đặt ra một nhiệm vụ hết sức nặng
nề cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể là phải thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo lại.
Hai là, tình trạng nông dân phải chịu quá nhiều tài khoản đóng góp và hậu
quả nặng nề của chiến tranh, thiên tai.
Khi báo Nông thôn ngày nay (của Hội nông dân) cho ra loạt phóng sự “Một
hạt thóc cõng 40 khoản lệ phí” đã tạo ra sự ngỡ ngàng, thậm chí bàng hoàng cho
không ít người. Có thể thấy, khi chưa có thông tin trên thì nhiều người không thể
ngờ được là hàng ngày người nông dân đã phải oằn mình để gánh chịu nhiều khoản
đóng góp đến như vậy, mà không biết kêu với ai. Các khoản đó gồm quỹ quốc
phòng – an ninh, quỹ phòng chống bão lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ đền ơn đáp
nghĩa,… các loại phí thủy lợi, phí bảo vệ đồn điền, học phí cho con em…, các loại
quỹ của các đoàn thể Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội chữ thập đỏ…, có khoản đóng


14
góp do Trung ương quy định, có khoản do địa phương quy định. Tổng các khoản
đóng góp khoảng 40 đến 46, thậm chí cá biệt có nơi lên tới gần 50 khoản khác nhau,
trong khi mọi thu nhập chủ yếu của người nông dân đều chỉ nhờ vào hạt thóc. Với
gánh nặng đóng góp của người nông dân như vậy, nếu có thêm yếu tố mất dân chủ,
hống hách, cửa quyền, tham ô, tham nhũng của cán bộ cơ sở thì tất yếu sẽ tiềm ẩn
nguy cơ xảy ra điểm nóng trên địa bàn nông thôn. Thực tế cho thấy, do các khoản
đóng góp quá sức dân, cộng với tình trạng tham ô, cửa quyền, mất dân chủ của cán
bộ xã… đã dẫn tới sự kiện nông dân khiếu tố đông người ở Thái Bình vào những năm

1997 – 1998. Hiện nay, địa bàn nông thôn và người nông dân không chỉ phải đối mặt
với những khó khăn vốn có của mình mà còn phải đối mặt với những hậu quả nặng
nề do chiến tranh để lại. Chiến tranh đã đi qua, đã lùi vào quá khứ nhưng hậu quả của
nó để lại cho nông dân là rất nặng nề, rất thương tâm. Đó là bom, mìn còn sót lại, là
hậu quả của chất độc điôxin, là những thương tật do chiến tranh, nhất là những đứa
trẻ mồ côi, những thương binh và gia đình liệt sỹ…
Bên cạnh đó, nông dân còn phải đối mặt với hậu quả nặng nề do thiên tai,
bệnh dịch, hạn hán, lụt lội, thị trường bấp bênh v.v… nên nguy cơ nghèo đói luôn
xảy ra và nguy cơ tái nghèo luôn thường trực đối với nông dân.
Ba là, tình trạng xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận nông
dân, tình trạng tệ nạn xã hội và mất dân chủ ở nông thôn ngày càng nghiêm trọng.
Có thể thấy, dưới tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, của công
nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, của quá trình đô thị hóa nên xã hội nông thôn
và người nông dân Việt Nam hiện đang phải đối mặt với thực trạng xuống cấp đạo
đức nghiêm trọng, của một bộ phận nông dân, với tình trạng các hệ giá trị truyền
thống ở nông thôn bị đảo lộn và bị đánh mất, với tình trạng mất dân chủ và lối sống
hưởng thụ, với xu thế lan nhanh của thói lười lao động, lối sùng bái giá trị vật chất,
với xu thế phát triển của tệ nạn xã hội đã lan tỏa vào đời sống nông thôn v.v…. Cố
nhiên, trước sự tấn công mạnh mẽ của mặt trái kinh tế thị trường, của công nghiệp
hóa, đô thị hóa và các tệ nạn xã hội, thì nông nghiệp – nông dân – nông thôn luôn là
những bộ phận chịu thiệt thòi nhất, luôn là những bộ phận có sự chống đỡ thụ động
và yếu ớt nhất, dễ bị tổn thương nhất.


15
Bốn là tình trạng học vấn, nhận thức và trình độ khoa học – kỹ thuật thấp,
thất nghiệp ngày một tăng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông dân vừa chậm,
vừa tự phát.
Hiện nay, nông dân là giai cấp có trình độ học vấn, trình độ nhận thức, nhất
là nhận thức xã hội và trình độ khoa học – kỹ thuật rất thấp. Điều này một mặt đã,

đang và sẽ gây ra nhiều khó khăn cho họ trong việc tiếp cận với những thành tựu
khoa học, công nghệ hiện đại để ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra
năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; mặt khác, điều này cũng là một trong những
tác nhân làm cho tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng trong nông dân. Tình
trạng nông dân thất nghiệp gia tăng đã làm cho dòng người từ nông thôn đổ xô vào
các đô thị để kiếm việc làm gây khó khăn cho quản lý đô thị. Bên cạnh đó, việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của người nông dân còn rất chậm chạp và có tính tự
phát. Nguyên nhân của tình trạng này là lâu nay người nông dân nước ta nhất là
nông dân Bắc Bộ thường có lối tư duy kinh tế có tính hai mặt trái ngược nhau. Một
mặt, là thói bảo thủ, ngại đổi mới, thói do dự, chần chừ, không mạnh dạn làm ăn
lớn, ngại tiên phong, ngại đi đầu để làm một cái gì mới vì sợ gặp phải rủi ro, thất
bại. Mặt khác là thói quen bốc đồng thiếu tính toán, là thói quen a dua, tính tự phát
bắt chước nhau trong làm kinh tế, ít khi nghĩ đến hậu quả của hành động đó. Vì có
sự tương phản trên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông dân nước ta vừa
chậm vừa có tính tự phát. Điều này một mặt đã vô tình dẫn tới mất cơ hội làm ăn
lớn, có hiệu quả cao do thiếu tính thời cơ; mặt khác, nó lại tạo ra tình trạng đua
nhau làm ăn để rồi tự dẫm lên chân nhau, tự kìm hãm sự phát triển chung, đã dẫn tới
sản xuất không tuân theo quy hoạch, hoặc phá vỡ quy hoạch vì không tôn trọng quy
luật cung – cầu của thị trường. Hậu quả của tình hình này đã tạo ra điệp khúc của
một nghịch cảnh đối với nông dân nước ta trong nhiều năm gần đây là được mùa lại
mất giá. Việc phá cây tràm, cây mía để trồng lúa và ngược lai, việc phá cây cà phê
để trồng cao su và ngược lại, cứ diễn ra mãi không thể chấm dứt chính là biểu hiện
của lối tư duy kinh tế nói trên. Gần đây một số nông sản của nông dân Trung Quốc
ép giá cũng do những hậu quả trên.
Có thể nhận thấy rằng, dưới tác động của nhân tố trên, chân dung hiện thực
của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn này là có tính mâu thuẫn, bởi vì trong


16
họ đang có sự đấu tranh quyết liệt giữa những yếu tố tiến bộ, tích cực của thời kỳ

đổi mới với những yếu tố lạc hậu, hạn chế vốn có của quá khứ. Vì thế, một mặt họ
vừa có khát vọng đổi mới để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu
và chậm phát triển nông nghiệp – nông dân – nông thôn; mặt khác họ lại vừa không
dám dứt khoát chia tay với những hạn chế, bất cập vốn có trong con người của một
nước nông nghiệp lạc hậu, của xã hội nông thôn cổ truyền, vốn là những tác nhân
luôn kìm hãm họ thực hiện thành công khát vọng đổi mới của mình.
Năm là thiếu vốn sản xuất, nạn hàng giả, sự thiếu hiểu biết pháp luật, tiêu
thụ sản phẩm khó khăn, tư duy về kinh tế hợp tác và hợp tác xã còn chậm đổi mới.
Thực tế cho thấy, thiếu vốn sản xuất là một trong những vấn đề khó khăn
nhất hiện nay của nông dân nước ta. Mặc dù đã có nhiều kênh cung cấp vốn cho
nông dân như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách
xã hội, kho bạc v.v… Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng thương mại còn có quá
nhiều thủ tục rườm rà, bất hợp lý trong việc cung ứng vốn cho nông dân, vì thế
trong khi nông dân còn thiếu vốn sản xuất, thì ngân hàng lại không thể giải ngân
được vốn cho vay của mình. Thực tế cho thấy, chủ trương cho nông dân vay vốn
không cần thế chấp tối đa 10 triệu đồng, đã được ngân hàng đưa ra, nhưng rất ít
nông dân được vay theo chủ trương này. Ngoài ra, ngân hàng nông nghiệp thường
cho nông dân vay theo định kỳ 3 tháng, hoặc 6 tháng, tối đa là một năm, trong khi
chu kỳ sinh trưởng của một số cây trồng, vật nuôi lại kéo dài từ hai năm trở lên đã
gây khó khăn thêm cho nông dân, đã buộc nông dân hoặc phải bán nông sản để rồi
bị tư thương ép giá, hoặc phải vay nặng lãi để trả vốn cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, người nông dân luôn phải đối mặt với nạn hàng giả như lúa và
ngô giống giả, nạn gà, vịt giống chưa được tiêm phòng, thuốc bảo vệ thực vật giả,
phân bón giả v.v… trôi nổi trên thị trường. Nạn hàng giả, nhất là giống giả nói trên
là một thảm họa đối với người nông dân, vì nó đã gây ra cảnh thất bát, mất mùa rất
đau lòng không ít hộ nông dân. Ngoài ra, nông dân nước ta còn luôn phải đối phó
với khó khăn về tiêu thụ sản phẩm. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự khó khăn về
tiêu thụ sản phẩm, nhưng sau đây là hai nguyên nhân quan trọng đã gây ra tình
trạng này: một là về phía người nông dân, đó là hậu quả của lối tư duy kinh tế bốc
đồng, a dua, tự phát, thiếu tính toán, không tôn trọng quy luật cung - cầu của trị



17
trường, phá vỡ quy hoạch như đã nói ở trên. Hai là về phía Nhà nước, đó là sự yếu
kém trong tổ chức điều hành nền kinh tế nông nghiệp theo cơ chế thị trường, mà cụ
thể là yếu kém trong quy hoạch, trong dự báo thị trường, về thông tin thị trường và
xúc tiến thương mại, về cảnh báo rủi ro trong kinh tế thị trường nói chung, trong thị
trường xuất khẩu nói riêng v.v…
Cuối cùng, nông dân hiện đang phải đối mặt với tình trạng chậm đổi mới tư
duy về kinh tế hợp tác của chính họ. Nguyên nhân sâu xa của điều này là người nông
dân đã quá chán chường với hợp tác xã kiểu cũ, mà một thời đã làm cho lao động của
họ bị tha hóa. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường thời kỳ đất nước mở cửa, hội
nhập quốc tế thì kinh tế hợp tác là hợp tác xã, phải trở thành một tất yếu đối với
người nông dân. Vì thế nông sản trở thành hàng hóa đòi hỏi phải sản xuất lớn để giảm
giá thành sản phẩm. Để giảm chi phí sản xuất người nông dân không thể tự mình làm
tất cả các khâu, mà phải liên kết, hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất dưới các
hình thức tổ hợp tác, hoặc các hợp tác xã kiểu mới để tiến hành sự phân công lao
động hợp lý và sự hợp tác, góp vốn, góp tư liệu sản xuất lại v.v… Tuy nhiên, hiện
nay tư duy về kinh tế hợp tác và hợp tác xã kiểu mới của người nông dân còn chậm
đổi mới, vì thế sản xuất của họ vẫn manh mún, hiệu quả thấp. Như vậy, có thể thấy
những vấn đề trên tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của giai cấp nông dân.
Sáu là, sự gia tăng tự phát luồng di dân ở nông thôn ra thành thị và các hậu
quả xã hội của nó
Để vượt lên, thoát đói, giảm nghèo những người nông dân làm thuê phải ra
sức tìm kiếm công việc. Khi môi trường sản xuất ở nông thôn ngày một hạn chế,
nhu cầu lao động ở thành thị ngày càng lớn, những người nông dân làm thuê đã dần
di chuyển ra thành thị. Di dân là một hiện tượng tất yếu, góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội, nhưng sự di dân tự phát đã đưa lại những hậu quả cần giải
quyết cả những nơi xuất cư và nhập cư. Sự mất cân đối về lực lượng lao động ở
nông thôn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của những ngành nghề truyền thống;

gây nên sự cạnh tranh lao động và những tệ nạn xã hội ở nơi nhập cư. Do vậy, Đảng
và Nhà nước cần có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời. Hiện tượng di dân ở đây là
thanh niên có xu hướng rời bỏ nông thôn và nông nghiệp ngày càng nhiều.


18
Tóm lại, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai cấp
nông dân có những biến đổi theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Những biến đổi của giai
cấp nông dân ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của họ trong quá trình xây dựng môi trường
văn hóa nông thôn ở nước ta hiện nay.
1.2. Xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn mới Việt Nam hiện nay
1.2.1. Xây dựng nông thôn mới Việt Nam hiện nay
Xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung trong đường lối và
chính sách phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta. Việc tổ chức các hoạt
động cho nông dân như tăng cường liên minh công – nông – trí thức, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao dân trí, đoàn kết nhân dân v.v… chính là những yếu tố để tạo nên
nông thôn mới ở nhiều thôn, xóm, bản làng nước ta. Nông thôn mới là một trong
những môi trường mang tính văn hóa, mà ở đó người nông dân có được những điều
kiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất định và qua đó hình thành được những nét
đặc trưng của con người mới và gia đình mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trưng sau:
1- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn
được nâng cao;
2- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội
hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
3- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
4- An ninh tốt, quản lý dân chủ
5- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang

trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);
có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời
sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của
cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề
kinh tế - chính trị tổng hợp.


19
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,
văn minh.
Vì vậy xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay thực chất và trước hết là
xây dựng những người nông dân mới, con người mới ở nông thôn – người nông dân
xã hội chủ nghĩa. Người nông dân mới được hình thành cũng hướng theo những
chuẩn mực của con người mới Việt Nam nói chung mà Đảng ta đã xác định là “ có
ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi;
sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”
[ 6; tr15 ]. Người nông dân mới, ngoài những chuẩn mực đạo đức chung của con
người Việt Nam còn có những nét riêng của người nông dân Việt Nam như: đôn
hậu, chất phác, thật thà.
Nông thôn mới còn là nông thôn của những người lao động, của những con
người “cần cù”, không chấp nhận sự lười biếng; là nơi thể hiện đậm đà bản sắc văn
hóa truyền thống: tình nghĩa vợ chồng sâu đậm, chung thủy; cha mẹ con cái yêu
thương sống có trách nhiệm với nhau; tình làng nghĩa xóm đậm đà, tối lửa tắt đèn
có nhau. Nét đẹp của đại gia đình nông thôn là ở chỗ “trên kính dưới nhường”,
thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ vui buồn có nhau. Nét đẹp trong làng, trong xã
là ở chỗ mọi người luôn luôn giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt đối với những gia đình neo
đơn, người già yếu, gia đình thương binh, liệt sĩ v.v…
Như vậy, để xây dựng nông thôn mới trước hết vấn đề căn bản và lâu dài là

mọi người nông dân phải tự xác định mình đã trở thành người chủ và phải luôn luôn
nâng cao tinh thần làm chủ quê hương, đất nước mình. Tham gia ý kiến vào đề án
xây dựng nông thôn mới và đồ án quy hoạch nông thôn mới cấp xã; tham gia lập kế
hoạch thực hiện Chương trình (thôn, xã); Tham gia và lựa chọn những công việc gì
cần làm trước và việc gì làm sau thật thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã
và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương; quyết định mức độ đóng góp
trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã; trực tiếp tổ chức thi công
hoặc tham gia thi công xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội của xã, thôn
theo kế hoạch hàng năm; cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát
các công trình xây dựng của xã, thôn; tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các
công trình sau khi hoàn thành.


20
Đây chính là bước ngoặt căn bản, sự chuyển biến về chất, nâng lên một trình
độ mới, một tầm cao mới từ nông thôn cũ dưới thời thực dân - phong kiến thời bao
cấp lên nông thôn mới thời kỳ đổi mới. Các hợp tác xã, các hội nông dân phải đoàn
kết chặt chẽ được giữa bà con nông dân với nhau, phải thực hành dân chủ. Cán bộ
không được quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch mà phải gắn bó máu thịt với nhân dân,
sống trong lòng nhân dân. Có như vậy thì nông thôn mới thực sự mang một chất
mới của chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nông thôn mới còn được tạo lập bởi nhiều gia đình mới. Nhiều gia đình cộng
lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình mới tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt.
Hạt nhân của xã hội là gia đình. Xây dựng gia đình mới ở nông thôn chính là xây
dựng gia đình văn hóa, là phải nâng cao truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
trong đời sống gia đình. Xây dựng gia đình văn hóa mới không có nghĩa là phá bỏ
mọi cái cũ và cái gì cũng làm mới, mà những truyền thống và những phong tục tốt
đẹp như tôn ti trật tự trong gia đình, cúng bái tổ tiên, kính già, yêu trẻ, trọng nghĩa,
trọng tình, v.v… cần phải phát triển thêm.
Muốn xây dựng nông thôn còn phải xây dựng đời sống mới ở nông thôn xây

dựng nếp sống mới lành mạnh, vui tươi – nếp sống xã hội chủ nghĩa, chấm dứt
những tệ nạn xấu như: thói lười biếng, cờ bạc, buôn bán gian lận, tiêu xài xa xỉ, ép
duyên, ma chay phiền toái, mê tín, dị đoan v.v…
Xây dựng nông thôn mới tất yếu phải gắn liền với việc xây dựng Đảng ở
nông thôn bởi việc gì cũng phải có Đảng lãnh đạo thì mới thành công. Cần phải
chăm lo xây dựng từng đảng viên trong sạch vững mạnh, có phẩm chất đạo đức, có
năng lực, có uy tín trong nhân dân, có bản lĩnh chính trị vững vàng; xây dựng từng
chi bộ, từng Đảng bộ ở nông thôn thật sự là trung tâm đoàn kết, có sức chiến đấu,
đủ năng lực lãnh đạo mọi hoạt động ở địa phương.
Chi bộ ở nông thôn tuy có những nhiệm vụ cụ thể, thiết thực ở cơ sở khác
nhau, có sự khác nhau, nhưng những tiêu chuẩn chung của một chi bộ trong sạch,
vững mạnh vẫn mang tính phổ biến là đoàn kết gắn bó, giàu sức chiến đấu. Chi bộ
Đảng phải phát huy được vai trò quản lý của chính quyền thôn, xã; phải phát huy
mạnh mẽ được hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh trong đóng


21
góp xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn mới, trong huy động sức người sức
của, tài năng, trí tuệ để xây dựng nông thôn mới v.v… Có như vậy mới tạo được
sức mạnh tổng hợp, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, của từng
đảng viên, đoàn viên, từng người nông dân. Đây chính là điều kiện cần thiết để
chúng ta ngày càng có nhiều vùng nông thôn mới giàu về vật chất, mạnh về chính
trị, phong phú về tinh thần, những xóm làng văn minh, tiến bộ.
Trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay ở nước ta, hạ tầng kinh tế - xã hội của nông
thôn mới chỉ “khiêm tốn” là: điện – đường – trường – trạm (có điện để sinh hoạt và
sản xuất; có đường ô tô – đường nhựa hoặc cấp phối, đất; có trường học cho trẻ em,
có trạm xá khám chữa bệnh cho mọi người). Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy
của Đại hội X đề ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “ Có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn

nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi
trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường” [ 8; tr.126].
Tiếp theo là Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta tiếp tục chủ trương về xây dựng
nông thôn mới là “ Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với ðặc
ðiểm cụ thể từng vùng theo các býớc ði cụ thể, vững chắc trong từng giai ðoạn; giữ gìn
và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Tạo môi
trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất
là đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa” [ 9; tr 197 – 198].
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông thôn, hiện cả
nước đang thực hiện 11 Chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều chương trình, dự
án lớn khác liên quan đến phát triển nông thôn. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban
hành “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn” được ban hành theo Quyết định số
491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 gồm 5 nhóm tiêu chí, cụ thể [ xem phụ lục 1]
1.2.2. Một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa
nông thôn
*Khái niệm văn hóa
Văn hóa là đề tài rộng lớn xa xưa, từ các bậc hiền triết đến những người bình
thường đã bàn luận khá nhiều về nó và đưa ra những định nghĩa khác nhau về văn

×