ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
TẠ THỊ HẰNG
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ QUAN HỆ
TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 80
Hà Nội - 2011
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Xin đọc là
ĐHKHTN
Đại học Khoa học Tự nhiên
ĐHKHXH&NV
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
QHTD
Quan hệ tình dục
QHTDTHN
Quan hệ tình dục trước hôn nhân
LTQĐTD
Lây truyền quan đường tình dục
TNCS
Thanh niên cộng sản
NXB
Nhà xuất bản
SD
Độ lệch chuẩn
ĐTB
Điểm trung bình
P
Mức ý nghĩa
X2
Hệ số tương quan
AIDS
Acquired Immune Deficiency Syndrom (Hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải)
HIV
Human Immune Deficiency Virus (Siêu vi khuẩn gây
suy giảm miễn dịch ở người)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể.
Bảng 3.1: Các nguồn thông tin của sinh viên về QHTDTHN.
Bảng 3.2: Sinh viên xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm.
Bảng 3.3: Nhận thức của sinh viên về bệnh LTQĐTD và HIV-AIDS.
Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về kiến thức sức khỏe sinh sản của bản thân.
Bảng 3.5: Nhận thức của sinh viên về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục.
Bảng 3.6 : Sinh viên hiểu về quan hệ tình dục.
Bảng 3.7: Nhận thức của sinh viên về QHTD trước khi hứa hôn.
Bảng 3.8: Nhận thức về QHTD sau khi hứa hôn.
Bảng 3.9: Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN đối với nam.
Bảng 3.10: Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN đối với nữ.
Bảng 3.11: Nhận thức của sinh viên về đạo đức của nữ giới.
Bảng 3.12: Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết lên án của xã hội đối với
QHTDTHN.
Bảng 3.13: Nhận thức về nhóm có QHTDTHN trong sinh viên.
Bảng 3.14: Đối tượng QHTDTHN.
Bảng 3.15: Nhận thức về biện pháp tránh thai trong QHTDTHN của sinh viên.
Bảng 3.16: Nhận thức của sinh viên về một số đặc điểm của sinh viên nam có
QHTDTHN.
Bảng 3.17: Nhận thức của sinh viên về một số đặc điểm của sinh viên nữ có
QHTDTHN.
Bảng 3.18: Biểu hiện nhu cầu của QHTDTHN.
Bảng 3.19: Hoàn cảnh QHTDTHN của sinh viên.
Bảng 3.20: Địa điểm tiến hành QHTD của sinh viên.
Bảng 3.21: Lựa chọn của sinh viên khi QHTDTHN dẫn đến mang thai.
Bảng 3.22: Nguyên nhân sinh viên không QHTDTHN.
Bảng 3.23: Nguyên nhân khách quan QHTTHN của sinh viên.
Bảng 3.24: Nguyên nhân chủ quan QHTDTHN.
Bảng 3.25: Nhận thức của sinh viên về hậu quả QHTDTHN.
Bảng 3.26: Những cảm xúc của QHTDTHN theo đánh giá của sinh viên.
Biểu đồ 3.5: Thái độ của sinh viên đối với người yêu có QHTDTHN với người khác.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của sinh viên về mức độ hiểu biết tình dục của thanh niên.
Biểu đồ 3.2: Nhận thức của sinh viên về trinh tiết của người yêu trước khi kết hôn.
Biểu đồ 3.3: Lý do sinh viên không dùng biện pháp tránh thai khi QHTD lần đầu tiên.
Biểu đồ 3.4: Thái độ của sinh viên với bạn bè có QHTDTHN.
Biểu đồ 3.5: Thái độ của sinh viên đối với người yêu có QHTDTHN với người khác
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 4
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân của thanh
niên ...................................................................................................................... 4
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quan hệ tình dục trước hôn nhân của
thanh niên ở nước ngoài. ..................................................................... 4
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quan hệ tình dục trước hôn nhân của
thanh niên ở trong nước. ..................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 10
1.2.1. Nhận thức .......................................................................................... 10
1.2.2. Sinh viên ........................................................................................... 14
1.2.3. Quan hệ tình dục................................................................................ 19
1.2.4. Quan hệ tình dục trước hôn nhân ....................................................... 25
1.2.5. Nhận thức về quan hệ tình dục trước hôn nhân .................................. 30
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ..................................................... 36
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 36
2.1. Nghiên cứu lý luận ..................................................................................... 36
2.2. Nghiên cứu thực tiễn.................................................................................. 36
2.2.1. Mẫu nghiên cứu ................................................................................. 36
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................. 39
2.2.3. Các giai đoạn nghiên cứu ................................................................... 42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 43
3.1. Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN ................................................... 43
3.1.1. Các nguồn thông tin của sinh viên về QHTDTHN ............................. 43
3.1.2. Nhận thức của sinh viên về mối quan hệ tình yêu và tình dục ............ 50
3.1.3. Nhận thức của sinh viên về thực trạng QHTDTHN ............................ 63
3.2. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân và hậu quả QHTDTHN. ........ 79
3.2.1. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân QHTDTHN ....................... 79
3.2.2. Nhận thức của sinh viên về hậu quả QHTDTHN ............................... 90
3.3. Cảm xúc và thái độ của sinh viên về QHTDTHN .................................... 92
3.3.1. Cảm xúc sau khi QHTDTHN ............................................................. 92
3.3.2. Thái độ của sinh viên đối với bạn bè và người yêu có QHTDTHN .... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 100
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 100
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 106
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường, sự phát triển vượt bậc của
Kinh tế - Văn hoá – Chính trị đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ
thông tin đã đem lại những thành tựu đáng ghi nhận cho nước ta. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu ấy chúng ta phải đối diện với mặt trái của nó đó là sự du nhập
của nhiều quan niệm, khuynh hướng phát triển khác nhau từ Phương Tây. Các vấn
đề xung quanh lối sống của thanh niên đang được nhiều nhà nghiên cứu, các nhà
giáo dục quan tâm, xem xét.
Xã hội có nhiều sự biến đổi theo hướng hiện đại đòi hỏi thế hệ trẻ cũng
phải thay đổi để thích ứng được với sự biến đổi đó. Những quan điểm, lối sống,
thái độ của giới trẻ đã thay đổi rất nhiều so với lối sống truyền thống. Những cái
mới đã xuất hiện, len lỏi vào đời sống của con người. Thậm chí những quan
điểm, lối sống mới du nhập, đan xen ngay cả khi những cái cũ vẫn còn đang tồn
tại, tạo ra những mâu thuẫn trong lòng con người. Trong thời buổi hiện nay,
những quan điểm về quan hệ nam nữ, tình yêu, hôn nhân và gia đình đã có nhiều
sự thay đổi. Dường như mọi cái không còn khắt khe như trước, không phải chịu
nhiều quy định, lễ giáo như trước, mọi người có thể tự do, thoải mái hơn trong
các mối quan hệ. Đó cũng là một lý do khiến cho các giá trị bị bào mòn và mất
đi, không còn được tôn trọng và giữ gìn như trước.
Thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên, đang có những cách nhìn
nhận sai lệch về sự hiện đại của những lối sống mới. Đây cũng là nhóm dễ chịu sự
ảnh hưởng, tác động của những biến đổi nhất định. Hiện nay, do có sự biến đổi
nhanh chóng về nhận thức và tư duy dẫn đến việc nảy sinh nhiều hiện tượng ở giới
trẻ như: Sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, hiện tượng nạo phá thai…
Quan hệ tình dục của học sinh, sinh viên hiện nay đang có xu hướng gia tăng
và trở thành vấn đề được xã hội hết sức quan tâm bởi những hậu quả mà nó gây ra
cho một bộ phận không nhỏ sinh viên. Một thực tế đang được chứng minh, đó là
giới trẻ hiện nay quan hệ tình dục khá sớm, có khi chỉ ở độ tuổi 15 - 16, các em đã
rất “sành điệu” trong lĩnh vực này. Quan hệ tình dục sớm dẫn đến cuộc sống không
an toàn, bỏ học, khép mình, dễ buồn chán, lo lắng, bất an, sức khỏe suy giảm, hung
1
bạo, có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, vô sinh… Đó là những hậu quả không tốt
để bản thân mỗi người bước vào ngưỡng cửa cuộc đời.
Những tác động khách quan bên ngoài của đời sống xã hội là nguyên nhân
chính dẫn đến nhiều sinh viên sớm có quan hệ tình dục với bạn khác giới. Ảnh
hưởng từ sách báo, phim ảnh và nhất là internet có nội dung đồi trụy đối với mọi
người là rất lớn. Việc xem những cảnh phim “nóng” không còn lén lút như trước mà
có thể xem công khai trên các website. Công tác giáo dục giới tính vào trong nhà
trường còn thiếu về sức khoẻ sinh sản của thanh thiếu niên.
Như vậy, quan hệ tình dục trước hôn nhân đang là vấn đề cần được quan tâm,
xem xét vì nó dẫn tới gia tăng hiện tượng có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai, ảnh
hưởng đến sức khoẻ thể chất, gây ra lo âu, tổn thương tinh thần của thanh niên.
Những thông tin thu được từ việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về quan hệ tình
dục trước hôn nhân sẽ giúp nâng cao sự hiểu biết của họ về tình dục, giúp họ lựa
chọn lối sống lành mạnh trong tình yêu và có biện pháp phòng tránh các nguy cơ
quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung về lý luận nhận thức của lứa
tuổi thanh niên, sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Chính vì vậy, tôi đã
lựa chọn đề tài: “Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân”
để làm đề tài luận văn cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phát hiện thực trạng nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, giúp sinh viên lựa chọn
lối sống lành mạnh trong tình yêu, biết cách phòng tránh QHTDTHN.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể là 368 người bao gồm
- Trường ĐHKHXH&NV (184 sinh viên) bao gồm: Khoa Tâm lý học (92
sinh viên), Khoa Du lịch (92 sinh viên).
- Trường ĐHKHTN (184 sinh viên) bao gồm: Khoa Môi trường (92 sinh
viên), Khoa Toán tin (92 sinh viên).
2
+ Trong 368 sinh viên có 184 khách thể là nam, 184 khách thể là nữ. Trong
368 sinh viên có 64 sinh viên đã QHTD.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Quan hệ tình dục trước hôn nhân diễn ra tương đối phổ biến trong sinh viên.
- Không có sự khác biệt trong nhận thức giữa sinh viên bốn năm học, giữa
sinh viên nam và nữ. QHTDTHN ở nam giới cao hơn nữ giới. QHTDTHN chịu tác
động của các đặc điểm cá nhân sinh viên và các yếu tố bên ngoài như gia đình,
nhóm bạn bè, nhà trường và các phương tiện truyền thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về quan hệ tình dục.
- Làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài: Nhận thức, quan hệ
tình dục trước hôn nhân, sinh viên, hôn nhân.
- Nghiên cứu thực trạng nhận thức của sinh viên về QHTDTHN và một số
yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức giúp sinh viên lựa chọn
lối sống lành mạnh trong tình yêu, biết cách phòng tránh QHTDTHN.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi địa bàn: Quận Thanh Xuân – Hà Nội.
- Giới hạn phạm vi nội dung:
+ Nghiên cứu thực trạng QHTDTHN ở sinh viên.
+ Nhận thức về QHTDTHN.
+ Nhận thức về biểu hiện tâm lý của thanh niên sinh viên có QHTDTHN.
+ Nhận thức về hậu quả QHTDTHN.
+ Nhận thức về các yếu tố tác động đến QHTDTHN.
- Giới hạn phạm vi khách thể: Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu 368 sinh
viên thuộc 2 Trường Đại học: Trường Đại học KHXH & NV, Trường Đại học KHTN.
7 . Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp thống kê toán học.
3
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân của thanh niên
Nguồn gốc của các nghiên cứu về hoạt động tình dục đã có từ xa xưa trong
lịch sử văn mình của loài người. Có thể kể đến các tác phẩm thần thoại, truyền
thuyết cổ đại và các khảo luận về tình yêu như “Kama – Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ
thuật yêu” của Ovidius, “Bữa tiệc” của Platon…không những đặt cơ sở các chuẩn
mực về đạo đức và tôn giáo cho tình yêu mà còn cung cấp những kiến thức nhất
định về sinh học và tâm lý học trong hoạt động tình dục.
Việc nghiên cứu một cách khách quan các vấn đề tình dục chỉ thực sự được tiến
hành ở thời kỳ Phục Hưng khi mà bộ môn giải phẫu sinh lý người bắt đầu phát triển.
Phương diện đạo đức và giáo dục của tình dục đã được người ta nghiên cứu tới.
Vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, các đề tài nghiên cứu được mở rộng. Các nhà
xã hội học nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 như J.J. Bachofen (Thụy Sĩ), J. Mac –
Lenan (Anh), E. Westermack (Phần Lan), A. Espinas (Pháp), L.H. Morgan (Mỹ), X.M.
Kovalevsky (Nga)…không những đã gắn sự phát triển quan hệ tình dục với các dạng
hôn nhân, mà còn gắn với những yếu tố khác của chế độ xã hội và văn hoá.
Tuy vậy, ngay đến giữa thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu về tình dục vẫn
còn vấp phải sự đối kháng của các nhà cầm quyền như ở Nga, Anh và kể cả ở Mỹ.
Các cuộc điều tra tính dục lớn trong sinh viên hầu như đều gặp những trở ngại, điển
hình như việc sáu nghìn bản điều tra do một uỷ ban dưới sự điều khiển của
D.N.Zabanov và V.I. Iakovenko phân phát cho nữ sinh các trường đại học và cao
đẳng ở Maxcơva, phần lớn đã bị cảnh sát tịch thu [17, tr 48].
Ngày nay, trước sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hoạt động tình dục đã được
nghiên cứu phổ biến hơn và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, xuất phát từ
những mục đích khác nhau.
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân của
thanh niên ở nƣớc ngoài.
Ở nước ngoài, ngay từ những năm 1930, giáo dục giới tính, giáo dục tính dục
đã được đưa vào nhà trường. Hầu hết các nước châu Âu đều coi vấn đề QHTD thuộc
quyền tự do cá nhân của mỗi người, và điều đó cần phải được tôn trọng. Khi nói đến
4
vấn đề QHTDTHN, điều mà các nước quan tâm trước nhất chính là vấn đề sức khoẻ
chứ không phải là các chuẩn mực, định kiến của xã hội. Các nghiên cứu gần đây
thường đề cập đến kiến thức, thái độ, hành vi tình dục của giới trẻ, các ảnh hưởng
tác hại của QHTD sớm, hiểu biết và việc sử dụng các biện pháp tránh thai, các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, nhu cầu cung cấp thông tin về lĩnh vực giới tính, tình
dục cho giới trẻ…Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như:
- “Hành vi tình dục và sử dụng thuốc tránh thai trong độ tuổi 15 – 24 ở
Uganda” – 1992 của Agyei W.K.A và Elizabeth J. Epema.
- “Thái độ, hành vi tính dục và sử dụng thuốc tránh thai của nữ thanh niên ở
Bangkok”-1996 của Amara Soonthorndhada.
-“Tôn giáo, AIDS và kiến thức, thái độ, niềm tin và thói quen tình dục của
sinh viên đại học năm thứ nhất ở Nam phi” – 1995 của Lionel Nicholas và Kevin
Durrheim…
Từ đó hầu như các nước phát triển đều coi giáo dục tính dục là một vấn đề
lành mạnh, đem lại tự do cho con người, vì thế cần phải nói rõ cho mọi người hiểu
biết những quy luật hoạt động tình dục.
- Nghiên cứu “Giáo dục tình dục đạt tới sức khoẻ trong các trường công ở
Mêxicô” – 1994 của Field Briefings, nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục giới tính
đối với sức khoẻ cộng đồng.
- “Giáo dục giới tính: Những khái niệm và chương trình giảng dạy”- 1970 của
John T.Burt và Linda Brower Meeks định hướng cho giáo dục giới tính và giáo dục
tình dục trong nhà trường, đề cập chủ yếu đến giới tính, quan hệ giới tính, định
hướng giá trị về tình dục.
Ngoài ra còn có một số sách viết về đề tài có liên quan, qua đó các tác giả thể
hiện quan điểm thái độ của mình.
- Khi hai người yêu nhau thực sự và tự nguyện trao thân cho nhau, họ không
có lỗi gì cả. Điều đó mang lại hạnh phúc cho cả hai, anh ấy và cô ấy. Nếu anh ấy
thương yêu săn sóc cô ta, tại sao lại lên án họ. Bởi vậy bản thân hoạt động sinh lý
không phải là xấu. Nó chỉ xấu và thiếu đạo đức khi là kết quả của những cuộc chia
lìa, yêu đương phóng túng. Nó nặng nề cho kẻ chiến bại và không vinh quang cho kẻ
5
chiến thắng. Điều này thể hiện tác giả có thái độ chấp nhận QHTDTHN nếu như đó
là kết quả của tình yêu mãnh liệt.
- Cuốn sách “Đừng dại dột trong tình yêu” dày 275 trang của Dr. Laura
Schlessinger – 1997 là những lời trò chuyện của một bác sĩ tâm lý học dành cho phụ
nữ, đặc biệt là phụ nữ đang yêu trong đó nhà Tâm lí học chỉ ra 10 điều nên tránh bao
gồm những điều như: Sự dâng hiến dại dột, những quyết định mù quáng, sự thụ thai,
sự khuất phục ngu ngốc. Tác giả cho thấy những yếu đuối, dại dột, sai lầm người
phụ nữ thuờng mắc phải và từ đó họ tự làm hỏng cuộc đời của mình. Tác giả muốn
người phụ nữ phải can đảm đối mặt với những yếu đuối hiện tại để rèn luyện trở nên
mạnh mẽ và hạnh phúc trong tương lai.
Như vậy, nếu như trước kia vấn đề tình dục dường như bị người ta kiêng kỵ,
né tránh, coi nó như một cái gì đó rất xấu xa phàm tục thì ngày nay, với sự phát triển
của khoa học, vấn đề tình dục đã được nghiên cứu một cách công khai trên các
phương diện sinh lý, tâm lý và đạo đức. Tuy vậy, xoay quanh vấn đề QHTDTHN đã
có những nhận thức, thái độ đánh giá khác nhau tuỳ theo góc độ và điều kiện khác
nhau. Xã hội ngày nay đã có cách nhìn thoáng hơn về QHTDTHN, nhất là ở các
nước Phương Tây, vấn đề tình dục trong tình yêu nam nữ gần như đã trở thành bình
thường, và ngay cả ở nước ta cũng dần trở nên phổ biến. Nhưng nhìn chung, rất
nhiều người, nhiều tác giả có thái độ không chấp nhận QHTDTHN vì những lý do
như: chuẩn mực đạo đức, giữ gìn hạnh phúc trong hôn nhân sau này…và đặc biệt là
vấn đề sức khoẻ đang được quan tâm hàng đầu. Ở Việt Nam hiện nay, giới trẻ thanh niên sinh viên dường như còn rất thờ ơ, chưa quan tâm đúng đắn đến những gì
liên quan đến sức khoẻ tình dục của mình vì họ chưa nhận thức đầy đủ và hiểu biết
còn rất mơ hồ. Mảng đề tài nhận thức nói chung và nhận thức về QHTDTHN của
sinh viên cần phải được nghiên cứu thêm.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân của
thanh niên ở trong nƣớc.
Cho đến thời điểm này, nghiên cứu nhận thức về QHTDTHN hầu như rất ít.
Các đề tài nghiên cứu về nhận thức của sinh viên thường hướng vào nghiên cứu
nhận thức liên quan đến học tập, nghề nghiệp.
6
Riêng đối với việc nghiên cứu nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục
trước hôn nhân còn rất ít, thường chỉ là một phần nhỏ trong các nghiên cứu xã hội
học, tâm lý học.
Do bị ảnh hưởng của một số quan niệm Á Đông nào đó, những vấn đề liên
quan đến hoạt động tình dục, sức khoẻ tình dục, giáo dục giới tính theo đúng nghĩa
của nó trước đây hầu như bị né tránh hoặc thả nổi hoặc lãng quên hoặc có đề cập đến
nhưng rất sơ lược, qua loa.
Từ đầu thập niên 90, hoà nhập vào chương trình của Quỹ Dân Số Liên Hiệp
Quốc (UNFPA) về vấn đề dân số, sức khoẻ sinh sản, Đảng và Nhà nước ta đã xem
chiến lược dân số, giáo dục dân số là công tác thuộc chiến lược con người. Từ đó,
những vấn đề liên quan đến nhận thức, thái độ, hành vi tính dục được quan tâm
nghiên cứu nhiều hơn.
+ Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quý Thanh “Về hiện tượng mang thai
ngoài hôn nhân” trên sinh viên Hà Nội năm 1994 (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số
1/1997) ghi nhận một tỷ lệ chấp nhận QHTDTHN lên đến 40 % trong đó khối sinh
viên ngành khoa học xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn sinh viên khối ngành khoa học tự
nhiên (49,3% so với 34 %). Và nghiên cứu này cũng cho thấy tiêu chuẩn “chữ trinh”
trong vấn đề chọn bạn đời được đặt sau những tiêu chuẩn khác như thông minh,
khoẻ mạnh, hiền, đẹp, trung thực…
+ Nghiên cứu “Tình bạn, tình yêu và tình dục tuổi vị thành niên” của Nguyễn
Linh Khiếu (Trung tâm nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ) năm 1998 cho
thấy quan hệ tình dục vị thành niên nhìn chung là chưa phổ biến nhưng không phải
là hiện tượng hiếm như trước đây. Ở nông thôn thì đa số rơi vào nhóm thôi học, ở
thành phố thì mang tính phổ biến hơn và bước đầu đã có biểu hiện của QHTD lệch
lạc.
+ Luận văn thạc sĩ khoa học y dược của tác giả Nguyễn Đăng Hanh “Nghiên
cứu kiến thức, thái độ, hành vi tính dục của sinh viên lứa tuổi 18 – 24 chưa lập gia
đình tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 1999. Qua nghiên cứu này, kết quả đáng chú
ý là sự tồn tại một thái độ khá cởi mở về mối QHTDTHN và tỷ lệ các sinh viên có
tham gia vào QHTDTHN trong nghiên cứu này so với trước đây là cao hơn khá rõ.
Tuổi tham gia hoạt động tình dục sớm nhất cho cả nam và nữ là 16 tuổi.
7
+ Báo cáo “Vấn đề tình dục trong thanh thiếu niên” của Phạm Thị Nguyệt
Lãng (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2 – 1995) nêu lên một số hậu quả trong
QHTD của thanh thiếu niên như: Nạo hút thai, phạm tội hiếp dâm của nam thanh
thiếu niên, tình hình yêu đương ở tuổi học sinh, sinh viên. Sau đó đưa ra một số
nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng trên. Tuy nhiên chưa có số liệu để chứng
minh cụ thể.
+ Nguyễn Quang Lập, Phạm Khắc Chương có bài viết “Quan hệ giới tính,
tình dục đối với lớp trẻ - nỗi lo của gia đình và xã hội” (Tạp chí Khoa học về phụ
nữ, số 4 – 1995) đã so sánh tuổi dậy thì trong cơ chế thị trường hiện nay với tuổi nữ
thập tam, nam thập lục trước đây. Cuộc sống văn minh tiến bộ, khoa học kỹ thuật
phát triển, kinh tế thị trường du nhập nền văn minh Âu Mỹ mới lạ vào, cùng với
những yếu tố có mục đích hay tự giác đều làm tăng thêm nỗi bùng cháy quan hệ giới
tính và ham muốn tình dục ở tuổi dậy thì nói riêng và ở giới trẻ nói chung. Đây là
vấn đề nổi cộm làm nhiều quốc gia quan tâm lo ngại. Tác giả đã đưa ra một vài kiến
nghị phải kiên quyết loại trừ văn hoá phẩm khiêu dâm kích dục. Cần phải tạo dư
luận xã hội phê phán gay gắt hiện tượng QHTDTHN dù dưới bất kỳ hình thức nào.
+ “Hành vi tình dục ở tuổi vị thành niên”, báo cáo khoa học của Bác sĩ Huỳnh
Thị Trong tại Hội thảo giới và sức khoẻ - 1997. Tác giả nêu lên kinh nghiệm nghiên
cứu của bác sĩ ở Mỹ, đưa ra một vài lý thuyết về tỉ lệ hoạt động tình dục của thanh
thiếu niên Mỹ. Đáng lưu ý, những thanh thiếu niên đã trải qua quá trình giáo dục
tình dục ít có khả năng quan hệ tình dục hơn những người không được giáo dục tình
dục (17% so với 26%). Sự giáo dục ở nhà thờ, bởi cha mẹ và xã hội là những yếu tố
quyết định ảnh hưởng đến thanh thiếu niên nhiều hơn là nhà trường. Hầu hết thanh
thiếu niên QHTD chỉ nghĩ đến hậu quả thai kỳ, không chú ý nhiều đến hậu quả các
bệnh lây truyền qua đường tình dục trong khi những bệnh đó vẫn tang nhanh chưa
từng thấy.
+ Đặc biệt đáng chú ý còn có nghiên cứu “Tình yêu của chúng em không có
giới hạn” (năm 2000), là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu
Thông tin Tư liệu Dân số (CPSI) thuộc Uỷ ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hoá Gia
đình với trường Đại học Copenhagen, về những vấn đề liên quan tới nạo thai trước
hôn nhân. Những kết quả chính của nghiên cứu là:
8
- Nhiều cô gái trẻ chưa lập gia đình đã có quan hệ tình dục, mà lại không sử
dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả.
- Thanh niên chưa lập gia đình không được giúp đỡ, hướng dẫn về các vấn đề
liên quan đến tình dục và sinh sản.
- Để thanh niên Việt Nam có khả năng tiếp cận quan hệ tình dục an toàn và
có trách nhiệm mà họ cảm thấy đã đầy đủ điều kiện, thì cần phải có được thái độ tích
cực hơn về mặt đạo lý đối với quan hệ tình dục.
- Việc sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại không được khuyến khích do
quan niệm đạo đức chiếm ưu thế hiện nay đối với vấn đề tình dục.
- Các cô gái có nguy cơ gặp rủi ro do hoạt động tình dục trước hôn nhân gây
ra nhiều hơn.
+ Tài liệu “Tổ chức Y Tế thế giới thúc đẩy việc giáo dục giới tính trong nhà
trường nhằm ngăn chặn AIDS” của Tổ chức Y Tế thế giới (1998) đề cập đến mối
quan hệ giữa thái độ đối với tình dục và việc lây nhiễm HIV.
Theo kết quả của một cuộc thăm dò cho chương trình toàn cầu về AIDS của
Tổ chức Y Tế thế giới tiến hành, việc giáo dục giới tính trong trường học không hề
đưa đến hoạt động tình dục trước tuổi hay gia tăng hoạt động tình dục ở giới trẻ mà
giúp cho họ tự bảo vệ mình không bị nhiễm HIV.
Bác sĩ Merson nói: “Chúng ta có thể có một thay đổi thực sự và ngăn chặn
đúng đường dây lây nhiễm HIV nếu chúng ta biết cởi mở và thẳng thắn về vấn đề
này cho giới trẻ. Những quốc gia nào thẳng thắn nhất khi nói về tình dục thường có
tỉ lệ sinh sản thấp nhất và số người có thai ở thanh thiếu niên cũng ít hơn…Việc phổ
biến rộng khắp chương trình giáo dục giới tính sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ
con em chúng ta khỏi nguy cơ nhiễm HIV hiện nay”.
+ Năm 1998, Trung tâm Tư vấn tình yêu – tình bạn – hôn nhân – gia đình đã
tiến hành điều tra xã hội học về “Tình bạn – tình yêu – hôn nhân – gia đình” trong
đó có một phần nghiên cứu về nhận thức của thanh niên về quan hệ tình dục trước
hôn nhân. Đề tài này đã rút ra được kết luận là: Trong điều kiện hiện nay, đã có một
sự biến đổi trong nhận thức và thái độ của giới trẻ về QHTDTHN, biến đổi theo
chiều hướng “thoáng” hơn, nhưng không phải họ hoàn toàn buông thả, nhận thức về
9
quan hệ tình dục trước hôn nhân còn chưa đầy đủ, các hiểu biết về giới tính và an
toàn tình dục của họ còn hạn chế.
+ Ngô Đặng Minh Hằng và các cộng sự thuộc Viện nghiên cứu giáo dục Việt
Nam đã “giới thiệu việc nghiên cứu đưa chương trình giáo dục đời sống gia đình vào
giảng dạy ở nhà trường phổ thông” trong chương trình VIE 88/P09. Tác giả đã trình
bày một số lý luận của việc nghiên cứu để đưa giáo dục đời sống gia đình vào giảng
dạy ở nhà trường. Trong đó có bốn phần nhỏ nói về hiện tượng QHTDTHN, có thai
ngoài ý muốn, tốc độ lây lan các bệnh tình dục như lậu, giang mai, AIDS…Điều
đáng quan tâm là tác giả đưa ra được số liệu nói lên nguyện vọng tha thiết của giới
trẻ (90%) muốn học hỏi chính thức những thông tin về quan hệ lứa đôi.
Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước mới chỉ đề cập được một số
khía cạnh về QHTDTHN. Hầu hết các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phạm vi
khảo sát thực tiễn. Mặc dù số lượng chưa nhiều nhưng những công trình nghiên cứu
này đã có nhiều đóng góp trong giai đoạn bước đầu nghiên cứu tìm hiểu thực trạng
nhận thức về QHTDTHN của thanh niên, sinh viên ở Việt Nam. Vì vậy, việc tiếp tục
nghiên cứu vấn đề này là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Nhận thức
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận
thức, tình cảm và hành động). Nó quan hệ chặt chẽ với các mặt kia nhưng không
ngang bằng về nguyên tắc. Nó cũng có quan hệ mật thiết với các hiện với các hiện
tượng tâm lý khác của con người. Một đời sống tâm lý được coi là cân bằng khi có
sự thống nhất giữa nhận thức, tình cảm và hoạt động.
Theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động thì hoạt động có đối tượng là khái
niệm cơ bản của Tâm lý học, và chính hoạt động có đối tượng cấu thành nên các quá
trình tâm lý trong đó có quá trình nhận thức. Nhận thức là một trong những yếu tố
cấu thành nên ý thức con người. Đó là quá trình khám phá, lĩnh hội, hiểu biết về
những đặc điểm của đối tượng và làm chủ hoạt động cũng như bản thân mình.
Platônôp cho rằng: “Nhận thức là quá trình thu nhận những tri thức chân thực từ thế
giới khách quan thông qua quá trình hoạt động xã hội”.
10
Theo từ điển Tiếng việt: “Nhận thức là sự hiểu biết sự vật ở bên ngoài hay
điều người ta nhận được ở ngoại giới”[16, Tr774].
Dưới góc độ Tâm lý học nhìn nhận khái niệm “nhận thức” như sau: Theo
quan điểm của K.K. Platônôp – nhà Tâm lý học Liên xô: “Nhận thức là quá trình thu
nhận những tri thức chân thực trong thế giới khách quan trong quá trình hoạt động
xã hội” [11]. Nói đến nhận thức tức là nói đến tính tích cực của con người, nói đến
khả năng phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tượng, mối quan hệ của chúng
trong hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Con người
sống trong những điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội nhất định, đòi hỏi con
người phải nhận thức được các quy luật của tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ cho mục
đích của con người.
Tóm lại, nhận thức là quá trình phản ánh, tái hiện hiện thực khách quan
vào đầu óc con người trong quá trình hoạt động, giao tiếp xã hội, qua đó con
người biểu thị thái độ, tình cảm và hành động của mình.
1.2.1.1. Các mức độ của nhận thức
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận
thức khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ trừu tượng đến cụ thể. Hoạt động nhận
thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, ở những mức độ phản ánh khác nhau như:
Cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng… Những quá trình này sẽ cho chúng ta sản
phẩm khác nhau như: hình ảnh, biểu tượng, khái niệm [ 7, tr67]. Có thể chia hoạt
động nhận thức thành hai mức độ, nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) và nhận
thức lý tính (tư duy và tưởng tượng).
a. Nhận thức cảm tính
Quá trình nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) là mức độ nhận thức đầu
tiên, sơ đẳng của con người, sản phẩm của nhận thức cảm tính là những hình ảnh
trực quan, cụ thể về thế giới. Cảm giác là cơ sở của hoạt động tâm lý. Sự nhận thức
hiện thực xung quanh bắt đầu từ cảm giác [18, tr144].
Theo Phạm Minh Hạc, cảm giác được hiểu “là một quá trình tâm lý phản ánh
từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động
vào các giác quan của ta”[12].
11
“Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta” [12, tr119].
Tri giác không phải là số cộng đơn giản các cảm giác, vì tri giác còn bị chế
ước bởi các kinh nghiệm đã có. Chính dựa vào các kinh nghiệm đã có mà người ta
mới có thể kết hợp các thuộc tính riêng lẻ đã cảm giác được thành hình ảnh hoàn
chỉnh. Từ đó, mới xác định được đối tượng hiện có là sự vật gì. Vì thế tri giác không
chỉ là quá trình tạo ra hình ảnh cảm tính về sự vật, hiện tượng mà còn là hoạt động
tích cực của con người. Tuy nhiên, tri giác cũng chỉ là cảm tính. Vì vậy, nó cũng
thiếu chính xác và không sâu sắc. Khi tri giác một sự vật, hiện tượng nào đó là ta tạo
ra trong đầu một hình ảnh về nó. Tuy nhiên, hình ảnh đó không phải là hoàn toàn
khách quan, mà nó được chụp thông qua lăng kính “đời sống tâm lý của ta”.
b. Nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính phản ánh những thuộc tính bên trong những mối liên hệ
bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết.
Do đó, nhận thức lý tính có vai trò quan trọng trong việc hiểu biết bản chất những
mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng tạo điều kiện để con người làm
chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Phương thức phản ánh của nhận thức lý tính
là phản ánh một cách gián tiếp. Đó không chỉ là sự phản ánh hiện tại mà còn cả quá
khứ và tương lai.
Nhận thức lý tính (tư duy, tưởng tượng) là mức độ nhận thức cao hơn nhận
thức cảm tính, bao gồm hai quá trình tư duy và tưởng tượng. Sản phẩm của nhận
thức lý tính là những khái niệm, những biểu tượng.
“Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng
trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết” [12, tr149. Tư duy là một mức
độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác.
“Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu
tượng đã có” [12, tr167]
c. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ và
tác động lẫn nhau. V.I. Lênin đã từng kết luận rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư
12
duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng
của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” [19, tr189] .
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính lại thống nhất biện chứng với nhau,
liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau, không tách rời nhau.
Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì
không có nhận thức lý tính. Trái lại, nếu chỉ có nhận thức cảm tính mà không có
nhận thức lý tính thì không thể nắm bắt được bản chất và quy luật vận động của sự
vật, hiện tượng. Vì vậy, cần phát triển nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính,
nhận thức lý tính sẽ giúp nhận thức cảm tính trở nên chính xác hơn. Trên thực tế, hai
quá trình này diễn ra đan xen bổ sung cho nhau.
Như vậy, nhận thức mang lại cho con người hiểu biết về thế giới khách quan.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi xem xét nhận thức về vấn đề quan hệ
tình dục trước hôn nhân của sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay. Nhận thức của
sinh viên về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân được đề cập đến như là một quá
trình hiểu biết của họ về thực trạng đó, nhận thức về những hậu quả của việc quan
hệ tình dục trước hôn nhân, cũng như một số biện pháp nâng cao nhận thức để khắc
phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay.
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và các hiện tƣợng tâm lý khác có liên quan
a. Mối quan hệ giữa nhận thức và xúc cảm, tình cảm
Giữa phản ánh nhận thức và phản ánh xúc cảm, tình cảm có mối quan hệ qua
lại chặt chẽ với nhau. Phản ánh nhận thức là tiền đề cho phản ánh xúc cảm, tình
cảm. Ngược lại thì xúc cảm, tình cảm cũng có vai trò tác động, củng cố nhận thức để
nhận thức hoàn thiện và sâu sắc hơn. Xúc cảm, tình cảm là động lực kích thích con
người nhận thức, thúc đẩy mạnh mẽ con người tìm tòi chân lý. Có thể nói, xúc cảm,
tình cảm nảy sinh trên cơ sở nhận thức, nhưng khi đã nảy sinh, hình thành thì xúc
cảm, tình cảm lại tác động trở lại nhận thức, thậm chí có thể làm biến đổi nhận thức.
b. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi
Trong mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi, có thể nói rằng nhận thức có
vai trò quan trọng trong việc hình thành nên thái độ và thực hiện hành vi của con
người. Nhận thức là tiền đề, là sự định hướng và sự điều chỉnh hành vi của cá nhân
13
trong hoạt động thực tiễn. Giữa nhận thức và hành vi luôn luôn tồn tại một mối quan
hệ qua lại hai chiều. Thông thường, khi con người nhận thức đúng về một vấn đề,
một sự vật, hiện tượng nào đó thì nó sẽ định hướng điều chỉnh, thúc đẩy hành động
của con người theo hướng tích cực phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Nhận thức được biểu hiện ra hành vi. Nhận thức về quan hệ tình dục trước
hôn nhân có vai trò quan trọng trong việc định hướng và quy định hành vi của con
người. Nội dung, phương thức hành vi như thế nào là do hiểu biết về quan hệ tình
dục trước hôn nhân quy định. Trên cơ sở nhận thức và tỏ rõ thái độ đối với vấn đề
quan hệ tình dục trước hôn nhân mà con người có ý thức điều khiển, điều chỉnh hành
vi của con người cho phù hợp. Con người không chỉ có ý thức về thế giới mà còn có
khả năng tự ý thức, tự nhận thức về mình. Nhận thức có vai trò quan trọng trong quá
trình tự ý thức và hình thành tự ý thức. Nhận thức đúng về quan hệ tình dục trước
hôn nhân giúp con người có hiểu biết đúng và vận dụng nó, tác động vào tình cảm,
đến sự hình thành thái độ đúng. Từ đó, có khả năng tự đánh giá, tự điều khiển, điều
chỉnh hành vi của mình. Nhận thức sai lệch về quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn
đến hiểu sai lệch. Từ đó dễ có thái độ tiêu cực và hành vi sai lệch trong cuộc sống.
Ngược lại, hành vi cũng có sự tác động trở lại nhận thức. Khi con người thực hiện
nhiều lần hành vi đúng nó sẽ củng cố nhận thức của con người về các vấn đề nào đó
một cách đầy đủ, sâu sắc hơn.
1.2.2. Sinh viên
- Theo quan điểm của các nhà tâm lý học [8, tr113-114], [8 tr48] giai đoạn
lứa tuổi thanh niên được chia thành thời kỳ học sinh phổ thông trung học (thời kỳ
cuối tuổi học đầu tuổi thanh niên : từ 14, 15 đến 17, 18 tuổi) và thời kỳ sinh viên (từ
18 đến 23, 24 tuổi).
- Sinh viên là người học ở bậc đại học [15, 1107]
- Về mặt nhân cách thì sinh viên là giai đoạn quá độ của việc hình thành nhân
cách mà cận dưới của nó là sự chín muồi về sinh lý và cận trên là được đào tạo một
nghề nhất định và bắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động. Nhân cách
sinh viên là nhân cách của những thanh niên đang được chuẩn bị để trở thành người
chuyên gia có trình độ cao, có phẩm chất tốt đẹp, sẵn sàng hoạt động có hiệu quả
trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó.
14
1.2.2.1. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên
- Thế giới nội tâm của sinh viên rất phong phú, phức tạp và nhiều mâu thuẫn.
Trong một nghiên cứu gần đây, tác giả Lê Hương [10, tr13 – 16)] đã kết
luận: “Trên thực tế kết quả học tập của sinh viên chịu sự tác động của nhiều nhân
tố khác nhau”.
- Sự phát triển mạnh mẽ của tư duy lý luận, của nhu cầu, động cơ và lý tưởng
nghề nghiệp.
- Những phẩm chất ý chí phát triển gắn liền với ý thức về nghề nghiệp tương lai.
+ Khi sinh viên học tập, rèn luyện, phấn đấu trong một khoa cụ thể của một
trường đại học nào đó, nghĩa là họ đã quyết định lựa chọn cho mình một nghề
nghiệp nào đó trong tương lai.
+ Mỗi trường đại học, cao đẳng phải là môi trường tốt nhất tạo điều kiện cho
sinh viên phát triển và thể hiện phẩm chất ý chí của họ. Bằng những số liệu thu được
qua nghiên cứu của mình tác giả Lê Hương đã nhấn mạnh rằng những phẩm chất ý
chí như tính kiên trì, sự quyết tâm, ý thức kỷ luật tự giác…như là những điều kiện
để sinh viên gặt hái được những thành công trong cuộc sống và học tập.
- Tự ý thức của sinh viên phát triển cao
+ Các công trình nghiên cứu về sinh viên đã chỉ ra rằng, hiệu quả của quá trình
giáo dục, đào tạo người chuyên gia tương lai không chỉ phụ thuộc vào khí chất, tính
cách, năng lực, động cơ mà còn phụ thuộc vào đặc điểm tự ý thức của nhân cách. Tự ý
thức giúp sinh viên có những hiểu biết và thái độ đúng đắn đối với bản thân để chủ
động tự rèn luyện, phấn đấu theo yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống và của nghề nghiệp sau
này. Những sinh viên có thành tích cao trong học tập là những sinh viên chủ động, tích
cực trong việc tự giáo dục, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
+ Đối với sinh viên, tự đánh giá có ảnh hưởng rất lớn đến lòng tự trọng và sự
tự tin. Chính khả năng tự đánh giá của mỗi cá nhân sẽ hình thành nên lòng tự trọng,
sự tự tin là những yếu tố phản ánh trạng thái tâm lý, đạo đức của con người và tạo
nên thái độ tốt đối với bản thân.
- Niềm tin, hứng thú nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được hình thành
và phát triển
Qua số liệu nghiên cứu cụ thể trên hai nhóm sinh viên là nhóm sinh viên tài
năng và nhóm bình thường, tác giả Lê Hương, cũng đã khẳng định: Một trong những
15
điều kiện quan trọng để có thể đạt được kết quả tốt trong học tập là sinh viên phải có
niềm tin - niềm tin vào bản thân mình, vào xã hội và hứng thú, say mê với ngành
đang học. Chính niềm tin và hứng thú nghề nghiệp sẽ giúp sinh viên vượt qua mọi
khó khăn, trở ngại để học tập, rèn luyện, qua đó những năng lực cần thiết cho nghề
cũng sẽ được hình thành và phát triển.
- Xu hướng phát triển nhân cách của sinh viên hiện nay
Tác giả Lương Minh Cừ, trong một nghiên cứu của mình đã khẳng định: “Xét
trên nhiều phương diện, sinh viên ngày nay có những đặc điểm mới so với các thế hệ
sinh viên trước đây. Họ có kiến thức và hiểu biết rộng, có tính nhạy bén và năng
động do điều kiện khoa học công nghệ thời đại thông tin tạo ra…”[7, tr7-8].
Bên cạnh những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực, lối sống thực dụng
sa đọa của Phương Tây đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của
sinh viên.
1.2.2.2. Sự trƣởng thành tính dục của sinh viên
Sự trưởng thành tính dục được ghi nhận qua giai đoạn dậy thì. Ở thiếu niên
nam đặc trưng là hiện tượng xuất tinh về đêm, còn gọi là mộng tinh (hay hiện
tượng “giấc mơ ướt”). Ở thiếu niên nữ được đánh dấu bằng kỳ kinh đầu tiên.
Thông thường giai đoạn này được ghi nhận vào lúc 13 – 15 tuổi với nữ và 15 –
17 tuổi với nam.
Từ giai đoạn dậy thì với những biến đổi khác về mặt hình thái học, về tâm
sinh lý, giới trẻ dần dần hoàn thiện để trưởng thành về mặt tính dục, để làm thiên
chức của một người cha hay một người mẹ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
rằng giới trẻ có đủ khả năng để làm cha làm mẹ vào thời điểm này vì nhiều lý do
khác nhau. Do vậy, vào giai đoạn này giới trẻ cần được cung cấp và hướng dẫn đúng
những kiến thức để tránh những nhận thức, thái độ, hành vi sai lầm có thể ảnh
hưởng đến sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản.
Như vậy, có thể nói, sinh viên - những khách thể nghiên cứu vẫn còn có sự thay
đổi toàn diện trong đời sống tâm – sinh lý và tình cảm, thể hiện ở ba đặc điểm sau:
- Thứ nhất, sự thay đổi hành vi tình dục: Nếu ham muốn tình dục trước đây
vẫn còn tồn tại ở dạng tiềm năng thì nay nó trở thành một động lực thực sự và được
biểu hiện ra trong các hành vi trong chủ thể.
16
- Thứ hai, sự thay đổi hành vi tâm lý: Đó là sự biểu hiện cá tính, sự hiện diện
các kiểu dạng tâm lý - thần kinh của cá thể đã được xác định.
- Thứ ba, sự thay đổi tình cảm: Những biến đổi của năng lực tình dục và tâm
lý được thể hiện ra thành các sắc thái khác nhau nơi tình cảm của tuổi sinh viên. Với
sự trưởng thành của mình, lứa tuổi sinh viên đã có thể bắt đầu tham gia vào các mối
quan hệ tình dục. Thường có hai khuynh hướng đối với sự chín muồi tình dục ở lứa
tuổi này, có những em có các mặt thể lực tính dục nổi lên, nhưng cũng có những em
bằng mọi cách lảng tránh các mặt đó. Tuy nhiên, tính dục ở lứa tuổi thanh niên có
một đặc điểm quan trọng là nó mang tính chất thử nghiệm. Khi phát hiện thấy mình
có năng lực tính dục, con người hay tò mò, nghiên cứu, thử nghiệm các năng lực ấy
từ mọi phía. Và điều này dẫn đến những hành vi tình dục của lứa tuổi này, họ bắt
đầu chú ý đến những kiến thức có liên quan đến giới tính, tình dục, sinh sản, họ trở
nên quan tâm hơn với những hiện tượng tính dục và có những hành vi tương ứng thể
hiện ra bên ngoài. Những thử nghiệm của thanh niên vào giai đoạn này là có thể có
quan hệ tình dục với người khác giới hoặc tự giải toả bằng “thủ dâm” - một hiện
tượng phổ biến đối với tuổi thanh niên.
Tóm lại, đối với lứa tuổi sinh viên, họ đã có khả năng và trình độ nhận thức
sâu sắc về thế giới xung quanh, họ có tính độc lập, có những suy nghĩ, quan điểm, sự
đánh giá và thái độ riêng. Bên cạnh đó “mỗi cá thể có một số tiềm tàng tình dục tự
nhiên nào đó, nhưng “kịch bản” hành vi tình dục của nó - tức là người đó yêu ai và
yêu như thế nào, thì bị quy định bởi toàn bộ tổ hợp các điều kiện đã hình thành nên
nhân cách người đó” [20, tr18]. Chính vì thế khi đánh giá và nhìn nhận đối với
những vấn đề của quan hệ tình dục trước hôn nhân chắc chắn lần đầu tiên họ phải
dựa trên sự hiểu biết, quan điểm riêng của mình để xem xét nó tích cực hay không
tích cực. Tuy nhiên, sinh viên vẫn còn bị chi phối bởi những yếu tố tâm lý xã hội và
bản thân tính tế nhị của vấn đề.
1.2.2.3. Hoạt động học tập của sinh viên
- Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của sinh viên
+ Để sinh viên nhận thức được hoạt động học tập là hoạt đông chủ đạo của
mình thì cần phải giáo dục, nâng cao nhận thức cho sinh viên. Bên cạnh đó cần tạo
mọi điều kiện để sinh viên tiến hành tốt hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập.
17
Sinh viên cũng phải được tạo mọi cơ hội để phát huy năng lực và khuyến khích động
lực học tập trong các nhà trường cao đẳng, đại học.
- Mục đích và phương pháp học tập của sinh viên
+ Sinh viên phải học giải quyết vấn đề trong những tình huống thực tế, phát
hiện, khảo sát. Học tích cực, chủ động, tự điều chỉnh các quá trình hành động với ý
thức, trách nhiệm của mình.
- Các hoạt động và giao tiếp ngoài giờ lên lớp của sinh viên
+ Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên việc sử dụng thời gian rỗi của
sinh viên hiện nay có nhiều đổi khác so với sinh viên thời bao cấp. Sinh viên ngày
nay rất nhạy bén với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, với đòi hỏi của sự
tuyển chọn lao động xã hội.
+ Đa số sinh viên có ý thức sử dụng thời gian của mình vào những hoạt động
hữu ích để dáp ứng với những đòi hỏi này như: Học thêm tin học, ngoại ngữ, học ở
một cơ sở đào tạo khác, đồng thời cũng học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn.
1.2.2.4. Một số nhu cầu cơ bản của sinh viên
- Nhu cầu về nhận thức: Đó là nhu cầu về thông tin, nhu cầu tri thức. Đây là
nguồn gốc để sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập của mình (học tập,
nghiên cứu khoa học).
- Nhu cầu giao tiếp: Là nhu cầu tiếp xúc, trao đổi thông tin, đặc biệt là việc
chia sẻ tâm tư tình cảm của sinh viên với những người xung quanh.
- Nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội: Là nhu cầu tham gia vào các hoạt
động xã hội ở trường, lớp hay các tổ chức của thành niên, sinh viên. Đây là điều kiện
để sinh viên chứng tỏ sức trẻ của mình đồng thời là điều kiện để họ tự khẳng định
bản thân.
1.2.2.5. Tình yêu nam nữ của sinh viên
+ Quan điểm tương đối thống nhất của các nhà khoa học hiện nay cho rằng,
tình yêu nam nữ là sự hấp dẫn, rung cảm lẫn nhau giữa hai người khác giới cả về
tinh thần – tâm lý lẫn thể xác – sinh lý. Tình yêu là sự gặp gỡ của hai người thuộc
hai giới, trên cơ sở cùng chung ham muốn về tinh thần và thể xác, trên cơ sở sự liên
kết và giúp đỡ lẫn nhau.
18
+ Tác giả Lê Thị Bừng cho rằng: Yếu tố cơ bản đảm bảo cho tình yêu được
bền vững, đó là tình bạn “tình bạn là trường học giáo dục sự sẵn sàng về tâm hồn
cho tình yêu” [1, tr54].
+ Sinh viên, trước hết họ là những thanh niên, vì thế tình yêu của họ có
những đặc điểm cơ bản của tình yêu nam nữ nói chung. Nhưng là những trí thức,
chuyên gia tương lai của đất nước, họ có môi trường hoạt động, giao tiếp riêng, cũng
như có các đặc điểm tâm lý, nhân cách không giống với thanh niên công nhân, thanh
niên nông dân, thanh niên làm nghề buôn bán nhỏ…
+ Sinh viên là những người có tâm hồn lãng mạn, có nhu cầu được quan tâm,
chăm sóc rất cao, vì vậy đây cũng là yếu tố mà sinh viên rất quan tâm khi lựa chọn
người yêu. Tuy nhiên sinh viên là những người sống xa gia đình nên thiếu vắng sự quản
lý của cha mẹ nên yêu tương tương đối tự do. Nhìn chung, sinh viên là những người có
học vấn, có nhận thức rộng và rất nhạy cảm.
1.2.3. Quan hệ tình dục
Hoạt động tình dục cũng như các hoạt động sinh lý khác của con người (ăn,
uống, thở…) đã ra đời cùng lúc với sự khai sinh ra loài người. Theo bản năng, người
tiền sử đã tự do sinh hoạt tình dục với nhau để bảo tồn nòi giống, đó là “giai đoạn
tình dục truyền giống”, kéo dài cho đến cách đây khoảng mười ngàn năm trước công
nguyên. Nhưng không như các động vậy có vú khác, hoạt động tình dục ở con người
không đơn thuần là sự thể hiện của xu hướng thể xác nhằm thoả mãn các nhu cầu
sinh lý cơ bản và sự thèm khát liên quan đến vùng não động vật (não cũ) tương
đương với vùng dưới đồi, điều khiển các chức năng tự trị của cơ thể, mà nó còn
được xem là biểu hiện của cảm xúc tình yêu, bậc cao nhất trong các cảm xúc, được
chi phối bởi phần não biết suy nghĩ và lý luận gọi là vỏ não. Cùng với thể xác và
tinh thần, hoạt động tình dục là một trong yếu tố cơ bản nhất tạo nên con người.
Như vậy, khi nói đến hoạt động tình dục chúng ta cần xem nó như là một
cái lều bao kín các khía cạnh sinh học, sinh lý, tâm lý, văn hoá và cả đạo đức;
không chỉ xét về mặt cá nhân mà cả khía cạnh xã hội trong hành vi tính dục của
con người. [6, tr 78]
Biểu hiện sớm của hoạt động tình dục ở người là hành vi tính dục. Tính dục
xuất hiện một cách tự nhiên theo bản năng ngay từ nhỏ, hình thành dần dần cùng với
19