2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
2.1. Ý nghĩa khoa học 5
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6
3.1. Mục đích nghiên cứu 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 7
5. Câu hỏi nghiên cứu 7
6. Giả thuyết nghiên cứu 7
7. Phương pháp nghiên cứu 8
NỘI DUNG CHÍNH 11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 11
1.1. Cơ sở lý luận 11
1.1.1.Các khái niệm công cụ 11
1.1.2. Chợ nông thôn dưới góc nhìn từ lý thuyết về lĩnh vực công cộng của Jürgen
Habermas 15
1.2. Cơ sở thực tiễn 17
1.2.1. Lược sử tình hình nghiên cứu 17
1.2.2. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu 22
1.2.2.1. Huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An 22
1.2.2.2. Xã Nghi Xuân và xã Nghi Thái – huyện Nghi Lộc 23
CHƢƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH DƢ LUẬN XÃ HỘI THÔNG QUA
KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG LÀ CHỢ NÔNG THÔN 24
2.1. Một số nét về chợ nông thôn ở hai xã Nghi Xuân – xã Nghi Thái 25
2.2. Quá trình hình thành Dư luận xã hội tại chợ nông thôn 27
2.2.1. Chủ thể của Dư luận xã hội 33
2.2.2. Khách thể của Dư luận xã hội 48
2.2.3. Khuynh hướng, cường độ của Dư luận xã hội và con đường lan truyền
thông tin 59
2.2.4. Nguồn thông tin cho các thảo luận 72
2.2.5. Vấn đề tin đồn 80
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 91
3
DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP
Bảng
Bảng 2.1: Đặc điểm chợ Mai Trang và chợ Mộc 25
Bảng 2.2: So sánh quá trình hình thành DLXH tại chợ Mai Trang và chợ Mộc 29
Bảng 2.3: Sự phân bố chủ đề thảo luận theo trình độ học vấn ở chợ Mai Trang 40
Bảng 2.4: Sự phân bố chủ đề thảo luận theo trình độ học vấn ở chợ Mộc 42
Bảng 2.5: Các chủ đề thảo luận ở hai chợ 51
Bảng 2.6: Nguồn thông tin của các chủ đề thảo luận ở hai chợ 75
Hộp
Hộp 1: Trường hợp 1 67
Hộp 2: Trường hợp 2 70
Hộp 3: Một số trường hợp về sự trao đổi tin đồn tại hai chợ 82
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biều đồ
Biểu đồ 2.1: Chủ đề thảo luận của nam và nữ ở chợ Mai Trang 35
Biểu đồ 2.2: Chủ đề thảo luận của nam và nữ ở chợ Mộc 37
Biểu đồ 2.3: Sự phân bố chủ đề thảo luận theo độ tuổi ở chợ Mai Trang 43
Biểu đồ 2.4: Sự phân bố chủ đề thảo luận theo độ tuổi ở chợ Mộc 45
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Các chủ đề thảo luận của người dân ở chợ Mai Trang và chợ Mộc 50
Sơ đồ 2.2: Mô hình dòng truyền thông hai bậc của Elihu Katz 60
Sơ đồ 2.3: Mô hình khái quát về sự trao đổi thông tin ở chợ nông thôn 62
Sơ đồ 2.4: Con đường lan truyền thông tin trong chợ nông thôn (1) 63
Sơ đồ 2.5: Con đường lan truyền thông tin trong chợ nông thôn (2) 64
Sơ đồ 2.6: Con đường lan truyền thông tin trong chợ nông thôn (3) 65
Sơ đồ 2.7: Con đường đi chợ và trao đổi thông tin của bác B.T.Đ 68
Sơ đồ 2.8: Con đường đi chợ và trao đổi thông tin của chị N.T.D 71
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không gian công cộng (public space) là nơi chốn mà mọi người có thể tự
do thoải mái đến đó không phân biệt giới tính, độ tuổi, học vấn, dân tộc, mức
sống. Ở đó công chúng có thể tự do bàn luận những vấn đề xã hội hay riêng tư
mà họ quan tâm. Nói cách khác các không gian công cộng có thể được xem như
là “không gian phc v chung cho nhu cu ca nhi
công ci s dng vi quan sát, li vi tham gia các
hong chung. Hình thc hay hong ca mi trong không gian công
cng gây ng ti nhi khác, vì th, không gian công cng
t xã ha các hòa gii xã
hi gia các t chc cá nhân [43]. Các không gian công cộng có thể kể đến như
là: công viên, đường phố, quảng trường, chợ,…
Trong số đó, chợ cũng là một không gian công cộng quan trọng của nước
ta, khi mà các siêu thị, trung tâm mua sắm dù được xây dựng nhiều nhưng chưa
thể thay thế vai trò của chợ trong đời sống người dân Việt Nam. Chợ là bộ phận
quan trọng trong hạ tầng kinh tế - xã hội, trong phát triển thương mại - dịch vụ tại
địa phương, đặc biệt là đối với vùng nông thôn. Chợ nông thôn gắn liền với việc
phát triển thương mại nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực
nông thôn, là nơi tập trung buôn bán, trao đổi, giao lưu rất quan trọng. Chợ nông
thôn có vị trí, vai trò to lớn trong việc giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hoá của
người dân và giữa các địa phương; là động lực thúc đẩy sản xuất, kinh tế nông
nghiệp, nông thôn phát triển. Khác với chợ ở đô thị - sự trao đổi ý kiến giữa
người với người rất ít, chợ ở vùng nông thôn ngoài chức năng chính của mình
còn là nơi người dân gặp gỡ, trao đổi thông tin, hình thành các mối quan hệ xã
hội,… Do đó chợ nông thôn là một không gian công cộng giúp cho sự hình thành
dư luận xã hội (public opinion) diễn ra một cách dễ dàng.
Dư luận xã hội (DLXH) chính là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị
sự phán xét, đánh giá, thái độ của các cá nhân, các nhóm xã hội về những vấn đề
5
họ quan tâm. Hay DLXH chính là kết quả còn lại sau quá trình thảo luận ngoài xã
hội, và có thể đi đến một sự thống nhất và hành động chung.
DLXH có vai trò to lớn đối với sự phát triển vị thế của người dân trong
đời sống thời sự, trong khi đó không gian công cộng góp phần rất lớn vào sự hình
thành DLXH. Song những nghiên cứu về không gian công cộng ở nước ta chủ
yếu là về mảng kiến trúc, quy hoạch và quản lý đô thị. Có rất ít nghiên cứu về
không gian công cộng ở góc độ khoa học xã hội. Hơn nữa, về vai trò của chợ
nông thôn như một không gian công cộng đối với sự hình thành DLXH thì hầu
như chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đề cập đến. Chợ ở nông thôn là một
không gian quan trọng, nó không chỉ là một thiết chế kinh tế - xã hội mà còn giúp
cho người dân gặp gỡ, thảo luận, trao đổi những vấn đề họ cùng quan tâm.
Những người dân dễ dàng trao đổi ý kiến với nhau bởi đa phần trong số họ đều
quen biết, có mối quan hệ lâu dài. Vì vậy, chợ nông thôn là một trong những
không gian giúp cho DLXH hình thành. Ngoài ra, ở nước ta có tới 60,4 triệu
người chiếm 70,5% (trong tổng số 85,7 triệu người) sinh sống tại nông thôn
[42], cho nên việc điều tra, nắm bắt những ý kiến người dân nông thôn, cũng như
xem xét việc hình thành DLXH từ những luồng ý kiến trên là rất quan trọng. Đó
là những lý do khiến tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ch nông thôn mt
không gian công cng cho s n xã hi” (nghiên cứu tại chợ
Mai Trang và chợ Mộc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Đề tài này tập trung làm
rõ vai trò của chợ nông thôn với tư cách là không gian công cộng cho sự hình
thành DLXH như thế nào? Chợ có phải là một trung tâm giao tiếp, trao đổi thông
tin, bàn bạc thảo luận của người dân không? Quá trình hình thành DLXH về một
vấn đề chung diễn ra ở không gian công cộng là chợ nông thôn diễn ra như thế
nào?
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tiếp cận từ góc độ lý thuyết về c công cng của
Habermas để nhìn nhận, đánh giá sự hình thành DLXH ở các chợ khu vực nông
6
thôn. Tìm hiểu quá trình hình thành DLXH về những vấn đề xã hội cụ thể, ngoài
ra còn tìm hiểu chủ đề, thời gian, nguồn thông tin,… thảo luận của người dân.
Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm hiểu được vai trò của chợ nông thôn
như là trung tâm giao tiếp, thảo luận, trao đổi ý kiến từ đó hình thành nên DLXH.
Hơn nữa, tác giả còn hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ vào việc bổ sung
phần thực tiễn của lý thuyết về lĩnh vực công cộng.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu quá trình hình thành DLXH ở các chợ thuộc
khu vực nông thôn tỉnh Nghệ An qua đó tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu
sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu về DLXH, các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ
vai trò, tầm quan trọng của chợ nông thôn trong việc tạo môi trường cho sự giao
tiếp, thảo luận, trao đổi thông tin để từ đó hình thành nên những luồng ý kiến
thống nhất về một vấn đề chung; sự khác biệt trong sự hình thành DLXH ở chợ
nông thôn và chợ đô thị, từ đó sẽ có những chính sách thiết thực nhằm định
hướng DLXH đi theo chiều hướng đúng đắn góp phần vào việc phát triển kinh tế
- xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thành phần người dân tham gia vào quá trình
trao đổi, thảo luận ở chợ nông thôn; các vấn đề mà người dân quan tâm, thảo
luận; nguồn thông tin cho các thảo luận; tác động của truyền thông đại chúng đối
với quá trình hình thành DLXH. Đặc biệt, nghiên cứu nhằm tìm hiểu mô hình,
con đường lan truyền của một số vấn đề xã hội cụ thể giữa các cá nhân thông qua
giao tiếp, thảo luận tại chợ tạo thành ý kiến chung và tạo cơ sở hình thành nên
DLXH. Tìm hiểu tại sao người dân nông thôn lại lựa chọn chợ là nơi thảo luận?
Tiếp đến đánh giá xem DLXH hình thành thông qua không gian công cộng là chợ
nông thôn có tác động như thế nào đến đời sống của bản thân người dân và tới sự
ổn định thời sự - xã hội của địa phương.
7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ cấu, thành phần của người dân tham gia vào các cuộc
thảo luận.
- Xác định được những chủ đề được người dân quan tâm chú ý và đem ra
thảo luận.
- Đưa ra nguồn thông tin của những chủ đề trên.
- Tìm hiểu con đường lan truyền thông tin từ cá nhân này đến cá nhân
khác trong quá trình thảo luận ở chợ.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự hình thành Dư luận xã hội ở nông thôn
thông qua không gian công cộng là chợ nông thôn
4.2. Khách thể nghiên cứu:
+ Những người kinh doanh ở chợ.
+ Những người mua hàng, sử dụng dịch vụ ở chợ.
+ Nhóm cán bộ quản lý chợ.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: nghiên cứu tại chợ Mai Trang và chợ Mộc của huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An.
+ Thời gian: từ tháng 05/2011 đến tháng 04/2012.
5. Câu hỏi nghiên cứu
: Đặc điểm xã hội của những người tham gia thảo luận
ở hai chợ Mai Trang và chợ Mộc?
:
- Người dân thường quan tâm, thảo luận những vấn đề nào? Có sự khác nhau
về vấn đề thảo luận giữa hai chợ của hai xã hay không?
- Nguồn thông tin của các vấn đề thảo luận là từ đâu?
3. Quá trình hình thành DLXH: Con đường lan truyền thông tin trong cuộc thảo
luận, trao đổi giữa các cá nhân dẫn đến hình thành DLXH diễn ra như thế nào? Có sự khác
nhau giữa chợ Mai Trang và chợ Mộc không?
8
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Người dân có giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn khác nhau thì sự tham gia
thảo luận khi đi chợ Mai Trang và chợ Mộc của họ cũng khác nhau.
- Khi thảo luận tại hai chợ, người dân quan tâm đến nhiều chủ đề, trong đó
có: giá cả hàng hóa, sự kiện trong xóm làng, thời sự,… Mức độ quan tâm tới các
chủ đề này của người dân ở chợ Mai Trang khác với người dân ở chợ Mộc.
- Nguồn thông tin cho các chủ đề thảo luận từ truyền thông đại chúng,
giao tiếp cá nhân và từ việc bản thân trực tiếp chứng kiến hay xảy ra trong đời
sống gia đình.
- Con đường lan truyền thông tin tại chợ diễn ra khá phức tạp, đan chéo và
khó kiểm soát.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Các tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Báo cáo tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương; niên giám thống kê của huyện Nghi Lộc –
tỉnh Nghệ An; số liệu từ ban quản lý chợ hai xã Nghi Xuân và Nghi Thái;…
7.2. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này để quan sát, thu thập những thông tin liên quan
đến việc người dân tham gia trao đổi, thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội.
Quan sát được thực hiện chủ yếu ở hai chợ: chợ Mai Trang của xã Nghi Xuân và
chợ Mộc của xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Quan sát có sự ghi chép nhằm xây dựng ý tưởng cho nghiên cứu cũng như
hiểu rõ cách thức, nguồn thông tin, thành phần tham gia thảo luận trong quá trình
hình thành DLXH tại chợ nông thôn.
Các loại quan sát được sử dụng trong nghiên cứu:
- Quan sát thành phần của những người tham gia thảo luận ở chợ.
- Quan sát cách thức trao đổi bàn bạc, thái độ của người dân khi thảo luận.
9
- Quan sát quá trình trao đổi, thảo luận, chuyển tải thông tin về một vấn đề
xã hội từ cá nhân này sang cá nhân khác.
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp chủ yếu, quan trọng nhất của nghiên cứu. Tác giả tiến
hành điều tra, thu thập thông tin bằng đề cương các nội dung cần thu thập với
mẫu thuận tiện. Tiến hành phỏng vấn 40 trường hợp gồm:
- Những người kinh doanh ở chợ:
Chợ Mai Trang: 6 người; Chợ Mộc: 8 người.
- Những người mua hàng, sử dụng dịch vụ ở chợ
Chợ Mai Trang: 13 người; Chợ Mộc: 11 người.
- Những người trông xe, cán bộ quản lý chợ
Chợ Mai Trang: 1 người; Chợ Mộc: 1 người.
Cơ cấu giới tính của mẫu định tính:
- Chợ Mai Trang: 4 nam; 16 nữ
- Chợ Mộc : 3 nam; 17 nữ.
7.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Những thông tin thu thập được từ phương pháp trưng cầu ý kiến bằng
bảng hỏi mang tính định lượng sẽ bổ sung bằng chứng cho việc chứng minh
những luận điểm của đề tài. Số người được hỏi: 120 người (60 trường hợp ở xã
Nghi Xuân, 60 trường hợp ở xã Nghi Thái). Mẫu bảng hỏi được trình bày trong
mục Phụ lục.
Cơ cấu mẫu khảo sát định lượng (đơn vị tính: %)
Chợ Mai Trang
Chợ Mộc
Giới tính
Nam
31,7
6,7
Nữ
68,3
93,3
Tuổi
Dưới 25 – 35 tuổi
16,7
20,0
Từ 35 – 45 tuổi
25,0
28,3
10
Từ 45 – 55 tuổi
23,3
30,0
Trên 55 tuổi
35,0
21,7
Trình độ học vấn
Tiểu học
8,3
5,0
Trung học cơ sở
36,7
48,3
Trung học phổ thông
35,0
35,0
Trên trung học phổ thông
20,0
11,7
Tình trạng hôn nhân
Hiện có vợ/chồng
85,0
95,0
Hiện không có vợ/chồng
15,0
5,0
Nghề nghiệp
Công nhân và thợ thủ công
5,0
8,3
Nông dân
26,7
26,7
Công chức và viên chức
18,3
5,0
Buôn bán và dịch vụ
40,0
48,3
Lao động tự do
3,3
3,3
Nội trợ
6,7
8,3
11
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1n xã hi
- DLXH chính là ý kiến còn lại sau quá trình thảo luận trao đổi trong xã
hội. Nói cách khác nó là kết quả của quá trình thảo luận xã hội. Quá trình thảo
luận này dài hoặc ngắn và theo hình thức nào tùy theo bối cảnh thời sự - kinh tế -
xã hội và đặc điểm văn hóa và tính thuần nhất của mỗi quốc gia [32, tr.46].
- DLXH là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá,
thái độ của các cá nhân, các nhóm xã hội trước các sự kiện, hiện tượng, quá trình
diễn ra trong xã hội có liên quan đến lợi ích mà họ quan tâm [30, tr.159].
Tóm lại, theo tác giả DLXH chính là trạng thái ý thức xã hội, là quá trình
thảo luận xã hội và kết quả là ý kiến chung, là sự đánh giá, phán xét của các cá
nhân, các nhóm xã hội về các sự kiện, hiện tượng, quá trình, vấn đề xã hội có liên
quan đến lợi ích mà họ quan tâm.
n
Theo Allport và Postman, hai nhà tâm lý học xã hội người Mỹ thì tin đồn
là “một sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm mà không có đủ bằng chứng
đáng tin cậy được đưa ra”… tốc độ lan truyền của tin đồn “về một chủ đề lan
truyền trong một nhóm, tỷ lệ thuận với tầm quan trọng và sự mập mờ của chủ đề
này trong cuộc sống các thành viên đó” (tức là tầm quan trọng và sự mập mờ của
chủ đề càng lớn thì tốc độ lan truyền càng nhanh và ngược lại). Nói cách khác,
vấn đề mà tin đồn đề cập đến càng quan trọng, càng hấp dẫn với cá nhân bao
nhiêu, càng mơ hồ bao nhiêu thì càng nhiều tin đồn xuất hiện bấy nhiêu [32,
tr.54-55].
12
1.1.1.3. Quá trình hình thành cn xã hi
Quá trình phát triển DLXH là một quá trình biện chứng. Quá trình hình
thành DLXH có các giai đoạn sau:
1. Các cá nhân biết đến sự kiện/vấn đề.
2. Hình thành ý kiến cá nhân trên cơ sở tâm thế và tiền tâm thế của họ. Có
thể nhận thấy rằng giai đoạn 1 và 2 diễn ra gần như đồng thời.
3. Sự tương tác các ý kiến, tạo thành ý kiến chung của nhóm nhỏ rối tới
nhóm lớn.
4. Hình thành ý kiến chung gọi là DLXH.
Tuy nhiên, đến đây, sự phát triển DLXH không phải đã dừng lại mà tiếp
tục. Nó phụ thuộc cách thức giải quyết (những vấn đề mà DLXH đề cập đến).
5.1. Nếu vấn đề DLXH đề cập tới được giải quyết triệt để và thoả đáng,
DLXH sẽ theo hướng bị triệt tiêu, hình thành DLXH mới ủng hộ cách giải quyết.
5.2. Nếu vấn đề không được giải quyết triệt để và thoả đáng, thì một mặt,
DLXH cũ vẫn tồn tại và cường độ được tăng cường, mặt khác, xuất hiện DLXH
mới về cách thức giải quyết [32, tr.191-192].
Quá trình hình thành DLXH là quá trình biện chứng, tức là các giai đoạn
có quan hệ mật thiết, gắn kết với nhau. Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn
sau, có những giai đoạn diễn ra dường như đồng thời với nhau. Giai đoạn đầu
tiên là việc cá nhân biết đến các sự kiện, vấn đề. Thực tế có rất nhiều sự kiện, vấn
đề xảy ra trong một khoảng thời gian, tuy nhiên cá nhân chỉ chú ý đến những vấn
đề, sự kiện có liên quan đến tính “tư lợi” của họ, hoặc được họ “nội tâm hóa”,
chuyển những vấn đề của người khác thành vấn đề của mình. Khi cá nhân biết
vấn đề, sự kiện và thực sự quan tâm sâu sắc tới vấn đề thì cá nhân sẽ đưa ra ý
kiến của mình. Hai giai đoạn này diễn ra gần như đồng thời. Giai đoạn thứ ba là
tương tác ý kiến giữa các cá nhân với nhau, hình thành ý kiến chung trong nhóm
nhỏ, rồi đến nhóm lớn, giai đoạn này diễn ra không giới hạn thời gian. Nhanh hay
13
chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tiếp đến là sự hình thành ý kiến chung, ý kiến
của công chúng, gọi là DLXH. Sau khi DLXH được hình thành nó sẽ đi theo hai
hướng: nếu vấn đề DLXH đề cập tới được giải quyết triệt để và thoả đáng,
DLXH sẽ đi theo đúng hướng bị triệt tiêu, hình thành DLXH mới ủng hộ cách
giải quyết; còn nếu vấn đề không được giải quyết triệt để và thoả đáng, thì một
mặt, DLXH cũ vẫn tồn tại và cường độ được tăng cường, mặt khác, xuất hiện
DLXH mới về cách thức giải quyết.
1.1.1.4. Không gian công cng
Không gian công cộng là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của
nhiều người. Có hai thể loại không gian công cộng chính:
- Không gian “vật thể” ví dụ như quảng trường, đường phố, công viên;
- Không gian “phi vật thể” ví dụ như các diễn đàn trên Internet, hay các cuộc
đối thoại tranh luận trên báo chí, tivi.
Sự hình thành, phát triển, và thay đổi của không gian công cộng phụ thuộc
vào sự phát triển và đặc điểm của đời sống công cộng, vốn không giống nhau
giữa các nền văn hóa khác nhau và ở các thời điểm khác nhau.
Trong không gian công cộng, người sử dụng vừa là người quan sát, lại vừa
là người tham gia các hoạt động chung. Hình thức hay hoạt động của mỗi người
trong không gian công cộng thường gây ảnh hưởng tới những người khác, vì thế,
không gian công cộng được xem là nơi diễn ra các xung đột xã hội cũng như là
nơi của các hòa giải xã hội giữa các tổ chức cá nhân [43].
Theo tác giả không gian công cộng có đặc điểm:
- Là không gian chung, tất cả mọi người không phân biệt giới tính, độ tuổi,
học vấn, nghề nghiệp,… có thể tự do ra vào.
- Tập trung đông người, mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp.
- Con người tìm đến không gian công cộng để thỏa mãn một số nhu cầu
của mình.
14
- Các cá nhân có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình, tham gia thảo luận,
tranh luận về các vấn đề mà mình quan tâm.
- Có thể là nơi diễn ra xung đột hoặc sự hòa giải, kết quả có thể hình thành
các ý kiến chung.
1.1.1.5. Ch nông thôn
- Chợ là “nơi gặp nhau giữa cung và cầu các hàng hoá, dịch vụ, vốn; là nơi
tập trung hoạt động mua bán hàng hoá giữa người sản xuất, người buôn bán và
người tiêu dùng. Quy mô, tính chất của chợ phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế. Chợ có vai trò chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng hoá, đồng thời cũng có ảnh
hưởng kích thích ngược lại đối với sản xuất. Quy mô và tính chất của chợ rất đa
dạng: có chợ nông thôn tự sản tự tiêu, có loại chợ mang tính chất khu vực hay
một vùng rộng lớn. Thông thường, mặt hàng mua bán ở chợ rất phong phú, nhiều
loại. Nhưng cũng có chợ chỉ mua bán những mặt hàng nhất định như chợ trâu bò,
chợ gạo, chợ vải, Tuỳ theo điều kiện, địa điểm và nhu cầu, Chợ có thể họp
hằng ngày, nhưng cũng có chợ chỉ họp theo phiên nhất định trong tháng, có chợ
một năm chỉ họp mấy ngày Tết. Vì vậy, có thể xem chợ là sự phản ánh trình độ
phát triển và nếp sống kinh tế - xã hội của một địa phương” [36, tr.486].
Chợ là nơi mà diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ
bằng tiền tệ hoặc hiện vật (hàng đổi hàng). Chức năng chính của chợ là nơi diễn
ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa
trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày
của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác [44].
- Chợ nông thôn là chợ xã của các huyện và ở khu vực ngoại thành, ngoại
thị [18, tr.1].
Chợ quê là nơi người mua và người bán cùng một loại sản phẩm hoặc dịch
vụ tụ họp lại với nhau tại một địa điểm nhất định. Đây là nơi diễn ra hoạt động
kinh doanh hàng hóa và dịch vụ ở khu vực nông thôn [17, tr.51]. Ở khu vực nông
thôn, chợ là một thị trường với tư cách như một thể chế đưa những người tiểu
15
nông, thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ và những thương nhân chuyên
nghiệp từ những làng xã hoặc những vùng, miền, đô thị,… lại với nhau. Đây là
một thể chế tổ chức và phối hợp các tương tác xã hội như các hành vi kinh
doanh, thương mại,… của nhiều người ở nhiều địa điểm khác nhau trong một
hoạt động chung [17, tr.52].
1.1.2. Chợ nông thôn dƣới góc nhìn từ lý thuyết về lĩnh vực công cộng của
Jürgen Habermas
Trong nghiên cứu này, tác giả có sử dụng quan điểm của Jürgen Habermas
về Lĩnh vực công cộng để tìm hiểu sự hình thành DLXH thông qua chợ nông
thôn ở xã Nghi Xuân và xã Nghi Thái – Huyện Nghi Lộc – Nghệ An.
Jürgen Habermas (sinh 18/06/1929) là một nhà xã hội học và triết học
người Đức, nổi tiếng với các đóng góp về thuyết phê phán và chủ nghĩa thực
dụng. Ông được biết đến với nghiên cứu khái niệm lĩnh vực công cộng trong tác
phẩm The Structural Transformation of the Public Sphere (Sự biến đổi cấu trúc
của lĩnh vực công cộng). Các tác phẩm của ông tập trung vào cơ sở của lý thuyết
xã hội và nhận thức luận, những phân tích về các xã hội tư bản tiên tiến và nền
dân chủ, pháp quyền trong phạm vi phát triển văn hóa - xã hội và thời sự đương
thời, đặc biệt là thời sự Đức [45].
J.Habermas là người phát triển khái niệm lĩnh vực công cộng (public
spheres). Theo Habermas, lĩnh vực công cộng là “mn thoi
các công dân tranh lun, cân nhc thi thun thng nht và
ng” [32, tr.87]. Tại đây, các cá nhân có thể chia sẻ quan điểm của mình
một cách tự do với nhau. Các lĩnh vực công cộng là một khu vực trong đời sống
xã hội nơi mọi người có thể gặp gỡ nhau và tự do thảo luận và xác định các vấn
đề xã hội, và qua đó ảnh hưởng đến cuộc thảo luận về hành động thời sự. Các
lĩnh vực công cộng có thể được xem như là “mt nhà hát trong các xã hi hin
tham gia thi s c th hin nói chuyn”
và “mc ci sng xã hn công chúng có th c
16
hình thành” [46]. Lĩnh vực công cộng đóng vai trò làm trung gian giữa các công
dân với tổ chức công quyền, thông qua nó nhà nước biết được nhu cầu xã hội.
Không gian công cộng (public space) là không gian mà ở đó các cá nhân
có thể thảo luận về các vấn đề thuộc địa hạt “lĩnh vực công cộng” (public
sphere), tức là không gian công cộng chính là môi trường thuận lợi, là nơi chốn
lý tưởng cho các cá nhân đến, gặp gỡ và bàn luận về các chủ đề thuộc lĩnh vực
công cộng. Chợ nông thôn là một không gian công cộng khá rộng lớn với đầy đủ
các thành phần dân cư. Mọi người có thể tự do đi vào mua bán cũng như bàn bạc,
trao đổi thông tin. Mức độ tiếp xúc, giao lưu ở chợ nông thôn rất lớn, vì hầu hết
những người mua và người bán quen biết nhau, thậm chí thân thiết, là họ hàng,
anh em cho nên họ có thể bỏ qua cảm giác ngại ngùng, xa lạ để trao đổi rất nhiều
về những câu chuyện liên quan đến đời sống cá nhân hay những vấn đề xã hội
mang tính chung cho cả cộng đồng. Mỗi một cá nhân trong môi trường chợ nông
thôn được tự do bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề chung nào đó, sau đó có sự
thảo luận xã hội giữa những người mua, người bán hay đúng hơn là những người
thường xuyên có mặt ở chợ, cuối cùng sẽ có sự đồng thuận xã hội – đây chính là
cơ sở cho sự hình thành DLXH. Theo quan điểm của Habermas thì chợ chính là
không gian công cộng cho các cá nhân thảo luận các vấn đề thuộc địa hạt của lĩnh
vực công cộng.
Khi bàn về xã hội nông thôn, các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua không
gian công cộng là chợ nông thôn. Ở nông thôn, chợ đóng vai trò rất quan trọng
cho việc giao thương buôn bán của người dân, ngoài ra nó còn đóng vai trò như
là không gian thuận lợi cho các cá nhân trao đổi, thảo luận các vấn đề thuộc “lĩnh
vực công cộng” theo quan điểm của Habermas. Người dân có thể tự do ra vào
chợ, tự do trao đổi, thảo luận để đưa ra ý kiến chung.
Trong tác phẩm “The Structural Transformation of the Public Sphere”,
Habermas chỉ ra ba cái gọi là “tiêu chuẩn về thể chế” như là điều kiện tiên quyết
cho sự xuất hiện của lĩnh vực công cộng mới. Những nơi chốn thảo luận, như
17
quán cà phê của nước Anh, tiệm ở nước Pháp và nhà hàng của nước Đức “có thể
có khác nhau về kích thước và thành phần của công chúng, phong cách của thảo
luận, không khí của các cuộc tranh luận, và chủ đề hướng tới”, nhưng “tất cả
cuộc thảo luận giữa mọi người có xu hướng tiếp diễn, vì vậy họ đã có một số tiêu
chuẩn về thể chế chung” . Tiêu chuẩn thể chế đó là: a) Không quan tâm đến địa
vị xã hội; b) Lĩnh vực quan tâm thảo luận; c) Giới hạn tham gia [46].
Theo quan điểm của Habermas thì chợ nông thôn là một không gian công
cộng giúp cho các cá nhân có thể tự do thảo luận các vấn đề thuộc địa hạt của
lĩnh vực công cộng, từ đó có thể hình thành ý kiến chung, hình thành DLXH.
Chợ nông thôn là một không gian công cộng đặc biệt quan trọng của xã hội nông
thôn. Ngoài việc đóng vai trò là tổ chức kinh tế, chợ nông thôn còn thể hiện
những nét văn hóa – xã hội, ngoài ra nó còn là một trung tâm trao đổi thông tin,
giao tiếp giữa các cá nhân với nhau, do đó chợ nông thôn là môi trường thuận lợi
tạo điều kiện cho sự hình thành DLXH.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Lƣợc sử tình hình nghiên cứu
- Nghiên cu v không gian công cng
Các nghiên cứu về không gian công cộng hiện nay chủ yếu là những
nghiên cứu thuộc lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, quy hoạch quản lý đô thị. Nghiên
cứu về không gian theo hướng khoa học xã hội rất ít. Trước tiên, phải kể đến
nghiên cứu của Nguyễn Quý Thanh – Trịnh Ngọc Hà với đề tài: “Không gian bán
công cng và s hình thành DLXH: nghiên cng hp quán cà phê Hà Ni”.
Nghiên cứu này tập trung vào sự hình thành DLXH thông qua không gian bán
công cộng là quán cà phê. Quán cà phê – không gian bán công cộng là nơi chốn
mà công chúng có thể đến thảo luận về các vấn đề chung của xã hội. Không gian
này có sự “sàng lọc” đối với các nhóm công chúng khiến cho những người tham
gia thảo luận xã hội có xu hướng là các nhóm “tinh hoa” hơn là đại chúng. Các
chủ đề thảo luận tại quán cà phê khá đa dạng, phương tiện truyền thông là một
18
nguồn cung cấp thông tin quan trọng. Khi những không gian công cộng thu hẹp
cùng với quá trình đô thị hóa, các không gian bán công cộng sẽ đóng vai trò là
những diễn đàn thay thế để cá nhóm xã hội thảo luận về những vấn đề công cộng.
Đây chính là địa hạt đề từ đó quan điểm chung, DLXH được thảo luận và hình
thành [31, tr.72-81]. Nghiên cứu này là nghiên cứu định tính và tập trung vào
không gian bán công cộng là quán cà phê – nghiên cứu tại một số quán cà phê ở
Hà Nội.
Nghiên cứu của Mai Văn Hai – Nguyễn Hồng Giang với đề tài: “Không
gian công ci góc nhìn c mi xây Hà Ni
g” (Nghiên cứu trường hợp khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội).
Qua việc khảo sát ở khu đô thị mới Văn Quán, Hà Nội đề tài đã mô tả thực trạng
của việc xây dựng, sử dụng cũng như tâm tư, nguyện vọng của cư dân đối với
không gian công cộng trong các khu cư trú của họ. Sự cần thiết của không gian
công cộng và những giải pháp để duy trì và phát huy giá trị tích cực của không
gian đó. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào sự thiếu hụt các không gian công cộng
trong đời sống người dân tại khu đô thị mới Văn Quán và cần những giải pháp để
khắc phục thực trạng đó.
Những nghiên cứu của ngành xây dựng, kiến trúc về không gian công
cộng có thể kể đến nghiên cứu của Phạm Trọng Thuật (2002): “T chc không
gian công c ti Hà Ni”, luận án tiến sĩ kiến trúc, trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội. Trên cơ sở khảo sát thực tế, luận án đã xác định thực
trạng cụ thể của hệ thống không gian công cộng tại đơn vị xây dựng có quy
hoạch từ trước đến nay. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình mang tính mềm dẻo cho
cấu trúc hệ thống không gian công cộng tại các đơn vị ở Hà Nội. Nghiên cứu này
chỉ tập trung vào lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị.
19
- Nghiên cu v s hình thành DLXH
DLXH có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế - xã hội. Cho nên đây là
một vấn đề được khá nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam hiện
nay, có một số nghiên cứu về DLXH:
Đề tài nghiên cứu cấp viện năm 2008 của Viện Xã hội học trực thuộc
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam do Trần Cao Sơn làm chủ nhiệm: “u
tìm hin xã hi nông thôn” (trường hợp Tân Hồng – Phù Lưu, huyện
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Nghiên cứu DLXH nông thôn để nhận biết suy nghĩ,
nguyện vọng, quan điểm của người nông dân là khâu không thể thiếu trong xây
dựng chính sách. Nông thôn chiếm 75,0% dân số, họ có chung dư luận với toàn
xã hội, đồng thời có riêng mảng dư luận nông thôn của người sống trong khu vực
nông thôn, gắn với ruộng đồng, làng quê. Đề tài tập trung tìm hiểu tác động của
kinh tế thị trường đến sự thay đổi văn hóa, lối sống truyền thống; Việc di chuyển
đi các địa bản khác để tìm hiểu điều kiện sống mới của người nông dân, chuyển
đổi nhân khẩu và lao động nông thôn; Vấn đề thu hồi đất canh tác và những vấn
đề đặt ra; Cách quản lý của các chính quyền địa phương (thôn, xã, huyện) đối với
người nông dân; Những mong muốn của người nông dân trên một số mục tiêu cơ
bản nông thôn. Tất cả những vấn đề này được tìm hiểu qua ý kiến người dân và
lãnh đạo địa phương, nhằm mục đích chính là nhận biết ý kiến của người dân
trước các tác động của kinh tế thị trường và đô thị hóa đối với khu vực nông thôn
(từ một địa bàn cụ thể) [29].
Đề tài nghiên cứu khoa học do Nguyễn Đình Tấn làm chủ biên “
u tra DLXH v ci cách hành chính theo mô hình t c c Lc”
đã đưa ra những ý kiến, đánh giá của người dân với các thủ tục hành chính. Cụ
thể là sự phản ánh, nhận xét của người dân về thái độ và hành vi của các cán bộ
hành chính trong quá trình tiếp dân để giải quyết các thủ tục hành chính. Dư luận
đông đảo quần chúng đều có những nhận xét và đánh giá tích cực về mô hình
giao dịch “một cửa”. Những thông tin thu được từ nghiên cứu DLXH đối với cải
cách hành chính góp phần tìm kiếm, khám phá những vấn đề hết sức có giá trị
trong hệ thống hành chính, mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính
20
[30]. Hướng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là về DLXH đối với cải cách hành
chính, và trên cơ sở đó đưa ra các tác động của cải cách hành chính một cửa và
những phương hướng tăng cường cải cách hành chính chứ chưa quan tâm đến
quá trình hình thành DLXH.
Đề tài của Trần Thị Hồng Thúy –Ngọ Văn Nhân làm chủ nhiệm: “Tác
ng ci vi ý thc pháp lut c cng trên
a bàn HN” đã phân tích thực trạng, tác động của DLXH đối với ý thức pháp
luật của đội ngũ cán bộ cấp xã, bao gồm tác động tích cực và tiêu cực và các giải
pháp sử dụng DLXH để nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ cấp xã trên địa bàn
HN.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu: Phạm Văn Quyết – Lê Thị Tuyền: “Tác
ng ca DLXH ti hành vi x lý công vic ca cán b, công chc cp xã
nghiên cng hp huy”; Hoàng Thu Hương – Trần
Thị Hiên: “DLXH v tính thiêng ca các di tích lch s i vi vic bo
tn giá tr ca các di tích này Hà Ni hin nay Nghiên cng hp Ph
Tây H n Th ”; Vũ Hào Quang – Trần Thị Hồng: “DLXH v
vic gii quyt khiu ni, t cáo cng hin nay Nghiên cng
h ng Minh Khai, Qu
Ni”. Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào mảng tác động của DLXH
hoặc là DLXH đánh giá về một vấn đề nào đó, đã cho thấy tầm quan trọng của
DLXH trong đời sống, những tác động của nó đối với đời sống người dân cũng
như hoạt động quản lý của cán bộ, việc bảo tồn các di tích văn hóa. Song các
nghiên cứu này chưa đi vào tìm hiểu quá trình hình thành DLXH ở một không
gian nhất định.
- Nghiên cu v ch nông thôn
Hiện nay, có một số nghiên cứu về chợ nông thôn, tuy nhiên những nghiên
cứu này tập trung vào chức năng kinh tế của chợ, chứ chưa chú ý tới chức năng
văn hóa – xã hội của chợ.
21
Cuốn sách “Ch quê trong quá trình chuyi” của Lê Thị Mai là một
trong những nghiên cứu tiêu biểu về chợ nông thôn, là công trình được biên soạn
trên cơ sở luận án tiến sĩ xã hội học năm 2003 với đề tài “Ch nông thôn châu
th Sông Hng trong quá trình chuyi kinh t - xã h. Nghiên cứu này tập
trung vào việc tìm hiểu nguồn gốc xã hội của chợ quê; cấu trúc xã hội các quan
hệ thương mại và hành vi ứng xử của chủ thể kinh tế tại chợ quê; tìm hiểu những
kiểu/ mô hình hành vi kinh tế khác nhau trước tác động của những yếu tố can
thiệp (giá trị xã hội, chuẩn mực, thể chế, tập quán, tâm lý xã hội,…); sự vận
động, xu hướng phát triển của chợ quê và những điều chỉnh hành vi của chủ thể
kinh tế tại chợ có tác động như thế nào đối với từng cá nhân và cộng đồng? Tác
giả nghiên cứu chợ quê dưới góc độ tìm hiểu vai trò của nó trong hoạt động sản
xuất hàng hóa và đối với sự chuyển đổi xã hội của cộng đồng làng - xã nông
thôn; sự thay đổi cấu trúc xã hội các quan hệ thương mại tại chợ quê trong quá
trình mở cửa thị trường nông thôn [17, tr.12].
Nghiên cứu của Lê Thái Thị Băng Tâm và Phạm Thị Thanh Huyền: “Ch
nông thôn Bc B trong phát trin kinh t th ng nông thôn Vit Nam
Nghiên c ng hp ti ch cây s 6 ng ng H - Thái
Nguyên”. Trong giai đoạn kinh tế thị trường, chợ nông thôn Bắc Bộ có sự thay
đổi lớn về kinh tế - văn hóa – xã hội. Sự thay đổi diện mạo của chợ nông thôn
Bắc Bộ hiện nay chịu ảnh hưởng của các yếu tố: đặc điểm cá nhân của thương
nhân và các chính sách kinh tế xã hội. Chợ nông thôn Bắc Bộ có ảnh hưởng rất
lớn làm biến đổi quá trình sản xuất – lưu thông hàng hóa và lối sống của cộng
đồng địa phương [13].
Những nghiên cứu trên tập trung vào những vấn đề: vai trò, tác động của
DLXH đối với một lĩnh vực cụ thể; không gian công cộng dưới góc độ quản lý
đô thị; không gian bán công cộng và sự hình thành DLXH; vai trò của chợ quê
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tức là quan tâm tới chức năng kinh tế của
chợ còn chức năng văn hóa – xã hội chưa được quan tâm nhiều,… chưa có
nghiên cứu nào tập trung vào nghiên cứu quá trình hình thành DLXH thông qua
22
không gian công cộng là chợ nông thôn. Trong khi đó chợ ở nông thôn khác với
chợ ở đô thị, đây là một nơi chốn, một địa hạt quan trọng cho công chúng tụ họp
không phân biệt già – trẻ, trai – gái, nghề nghiệp. Ở đó họ có thể tự do thảo luận,
bàn bạc những vấn đề mà họ quan tâm, trên cơ sở đó sẽ hình thành những ý kiến
chung và có thể phát triển thành DLXH. Do vậy, chúng tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài nghiên cứu với tiêu đề: “Ch nông thôn mt không gian công cng
cho s hình thành DLXH nghiên cng hp ch Mai Trang và ch Mc,
Huyn Nghi Lc, Tnh Ngh An”.
1.2.2. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu
1.2.2.1. Huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An
Nghi Lộc là một huyện ven biển ở tỉnh Nghệ An. Huyện lỵ là thị trấn
Quán Hành. Huyện Nghi Lộc phía Đông trông ra biển Đông và giáp thị xã Cửa
Lò, phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp thành phố
Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây
giáp huyện Đô Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, và phía Bắc giáp
huyện Diễn Châu. Năm 2008: diện tích tự nhiên trên 34.000 ha, dân số hơn
200.000 nhân khẩu.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm gần đây đạt 12,01 %,
tổng giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 1.944 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu
người ước đạt 13,7 triệu đồng. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm ước đạt
80.000 tấn. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn 2005 –
2010 tăng bình quân 21,29 % / năm. Tỷ trọng dịch vụ đạt 37,5 – 38 % trong cơ
cấu kinh tế.
Hệ thống truyền thông đại chúng khá phát triển. Các phương tiện phổ
biến: truyền hình, radio, báo in, hệ thống loa truyền thanh của khối xóm…
Internet phát triển, ở các khu thị tứ có khá nhiều quán internet, đã có nhiều hộ gia
đình lắp mạng internet cá nhân.
23
Huyện Nghi Lộc hiện nay có 27 chợ, với mức độ sầm uất và phát triển
khác nhau. Hiện tại trên địa bàn huyện chưa có siêu thị, hoạt động mua bán của
người dân chủ yếu diễn ra tại chợ.
1.2.2.2. Xã Nghi Xuân và xã Nghi Thái – huyện Nghi Lộc
* Xã Nghi Xuân
Nghi Xuân là xã nằm phía Đông Nam của huyện Nghi Lộc. Phía Đông giáp
Phường Nghi Hòa, Nghi Hải – thị xã Cửa Lò, phía Tây giáp xã Nghi Phong, phía
Nam giáp xã Phúc Thọ, phía Bắc giáp xã Nghi Thạch. Xã được chia thành 16 đơn vị
xóm hành chính, với nhiều ngành nghề khác nhau, là địa danh có truyền thống cách
mạng kiên cường, có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, đã hai lần được Nhà
nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Diện tích toàn xã 631 ha. Năm: 2010 số hộ là 2039, số khẩu là 9921. Trong
đó nữ là hơn 4800 người, nam hơn 5000 người. Đồng bào giáo dân có 410 hộ, hơn
2200 khẩu.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,8%, tổng giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt
96 tỷ đồng. Giá trị nông lâm ngư nghiệp đạt 17 tỷ đồng, chiếm 17,7%. Cơ cấu kinh
tế, công nghiệp xây dựng, tiểu thủ công nghiệp 26,2 tỷ đồng, chiếm 27,29%. Dịch
vụ thương mại 53 tỷ đồng, chiếm 55,2%. Bình quân thu nhập đầu người 1.480.000
đồng/tháng. Tổng thu ngân sách 11 tháng hơn 5,6 tỷ đồng.
Mức sống người dân nhìn chung khá cao, đặc biệt là khu vực thị tứ của xã
(mặt đường Vinh – Cửa Hội), truyền thông đại chúng phát triển với hệ thống loa
phát thanh của xóm, truyền hình cáp – kỹ thuật số, mạng internet phổ biến ở các
hộ dân khu vực này. Chợ Mai Trang có diện tích nằm toàn bộ trên địa bàn xã
Nghi Xuân.
* Xã Nghi Thái
Nghi Thái là một xã thuộc vùng biển nằm ở phía Đông Nam huyện Nghi
Lộc, cách thành phố Vinh 15km, phía Bắc và phía Nam xã có đường tỉnh lộ 535 và
đường Sinh Thái Nam Đàn – Cửa Hội chạy qua thuận lợi cho việc lưu thông, phát
24
triển kinh tế - xã hội, dịch vụ, thương mại, du lịch, thu hút lao động trong giai đoạn
mới. Phía Đông giáp xã Phúc Thọ huyện Nghi Lộc, phía Tây giáp xã Hưng Lộc –
thành phố Vinh, phía Nam giáp xã Hưng Hòa – thành phố Vinh, phía Bắc giáp xã
Nghi Phong.
Diện tích đất tự nhiên trên toàn xã là 950,46 ha. Dân số toàn xã đến tháng
10/2009 là 1861 hộ, 8841 nhân khẩu, trong đó nam là 4308 người, nữ là 4533
người. Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 15.113.000 đồng/người/năm;
1.255.00 đồng/người/tháng. Lao động nông nghiệp 6146 người chiếm 94%, chủ yếu
là lao động nông nghiệp kiêm tiểu thủ công nghiệp.
Năm 2010: Tổng giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 31.352
triệu đồng. Tổng giá trị từ các ngành của nông nghiệp là 51.545 triệu đồng. Tổng
giá trị thương mại – dịch vụ đạt 51.612 triệu đồng. Lao động nước ngoài đạt
6.762 triệu đồng.
Hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng ở mức trung bình, chủ yếu là:
truyền hình, radio, báo in,… internet chưa phát triển, quán internet ít, không có
nhiều hộ gia đình nối mạng cá nhân. Chợ Mộc có diện tích nằm toàn bộ trên địa bàn
xã Nghi Thái.
25
CHƢƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH DƢ LUẬN XÃ HỘI
THÔNG QUA KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG LÀ CHỢ NÔNG THÔN
2.1. Một số nét về chợ nông thôn ở hai xã Nghi Xuân – xã Nghi Thái
Chợ Việt Nam có lẽ được hình thành từ thời lập quốc, theo truyền thuyết từ
thời Hùng Vương, người Việt đã biết giao lưu buôn bán với nước ngoài, chợ là nơi
trao đổi hàng hóa, sản phẩm giữa các cộng đồng người khác nhau. Cùng với tiến
trình của lịch sử dân tộc chợ Việt Nam còn mang đậm dấu ấn văn hóa. Chợ là bộ
phận quan trọng trong hạ tầng kinh - tế xã hội, trong phát triển thương mại - dịch vụ
tại địa phương, đặc biệt là đối với vùng nông thôn. Chợ nông thôn gắn liền với việc
phát triển thương mại nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực
nông thôn. Chợ nông thôn có đặc điểm chung là đều ở vị trí thuận lợi về giao thông
thủy, bộ, phục vụ thiết thực cho nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân
trong khu vực, cung ứng hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng hàng ngày và sản xuất của nhân dân; được phân bố tương đối đều trên hầu
hết các xã vùng nông thôn. Người đến chợ không chỉ để trao đổi các sản phẩm và
tìm kiếm những sản phẩm thiết yếu của mình, mà còn để gặp gỡ, trao đổi thông tin
và tình cảm.
Huyện Nghi Lộc có 27 chợ đóng trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Trong đó chỉ có
3 chợ bán kiên cố (tương đương chợ loại 3, số còn lại đều đang là chợ tạm. Hàng
năm, các tổ quản lý chợ thu lệ phí nộp ngân sách đạt bình quân trên 150 triệu
đồng/chợ. Nghi Lộc là huyện có nhiều chợ truyền thống như chợ Quán (Nghi Hoa),
chợ Cầu (Nghi Phương), chợ Mộc (Nghi Thái) Hiện chợ Mai Trang được xem là
một trong số chợ sầm uất nhất huyện, có quy mô vùng thuộc xã Nghi Xuân.
26
Bảng 2.1: Đặc điểm chợ Mai Trang và chợ Mộc
Chợ Mai Trang
Chợ Mộc
- Là một trong số chợ sầm uất nhất
huyện, có quy mô vùng thuộc xã Nghi
Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Năm 2008 xã đầu tư kinh phí xây
tường bao, nhà giữ xe, có hệ thống
cống thoát nước, hệ thống phòng cháy
chữa cháy, đồng thời kiện toàn Ban
quản lý chợ, đội bảo vệ an ninh trật tự.
Chợ được xây dựng khang trang hơn
nhiều so với những chợ nông thôn
thuộc các xã khác của huyện Nghi Lộc,
trong đó có chợ Mộc.
- Diện tích 8.000 m
2
. Số hộ kinh doanh
thường xuyên khoảng 750 – 800 hộ.
- Chợ họp 30 phiên/tháng, họp cả ngày.
- Ước tính mỗi phiên chợ có khoảng
2000 người đến trao đổi, mua bán hàng
hóa.
- Trong khuôn viên nhiều dãy hàng
quán, có mái che với hàng trăm chỗ
ngồi kinh doanh cố định. Có đình chợ
kiên cố cho người dân kinh doanh các
mặt hàng: quần áo, giày dép, hoa quả,
hàng khô,…
- Là một chợ truyền thống của xã Nghi
Thái, chợ được xây dựng từ trước khi
thành lập xã (năm 1946).
- Cơ sở hạ tầng của chợ Mộc khá sơ
sài, không khang trang, rộng rãi như
chợ Mai Trang, chủ yếu là các mái che
tạm bợ, rất đông những người bán
hàng ở ngoài trời, không có mái che.
Dù vậy, đây là chợ đầu mối khá quan
trọng cho các xã Nghi Phong, Phúc
Thọ của huyện Nghi Lộc, và xã Hưng
Lộc, Nghi Đức, Hưng Hòa của thành
phố Vinh.
- Diện tích 4.542 m
2
. Số hộ kinh doanh
thường xuyên từ 350 – 500 hộ.
- Chợ chỉ họp một buổi, vào buổi sáng,
khoảng từ 4 – 5 giờ sáng đến 10 – 11
giờ trưa.
- Mỗi phiên có hơn 1000 lượt người
đến trao đổi, mua bán hàng hóa.
- Không có đình chợ, chỉ có nhiều dãy
hàng với mái che tạm bợ, nhiều dãy
hàng không có mái che, quần áo, giày
dép ít mà chủ yếu là các mặt hàng
lương thực thực phẩm.