Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ÁP DỤNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GPPs) CÂY ĂN QUẢ AN TOÀN TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.43 KB, 18 trang )

1
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

D
Ự ÁN XÂY DỰNG VÀ KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN THỰC PHẨM
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG

S
Ở NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TIỀN GIANG
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ÁP DỤNG
QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GPPs)
CÂY ĂN QUẢ AN TOÀN TẠI TỈNH TIỀN GIANG
Đơn vị quản lý: Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm
Đơn vị chủ tr
ì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang
Đơn vị tổ chức
thực hiện:
Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Tiền
Giang
Thời gian thực hiện: Tháng 12/2009 – tháng 12/2010
Tiền Giang, tháng 12 năm 2009
Tài trợ bởi
2
MỤC LỤC
Các từ viết tắt: 4
1. GI


ỚI THIỆU: 5
1.1. Bối cảnh: 5
1.2. Chi
ến lược tiếp cận: 6
1.3. K
ết quả thảo luận để đi đến hợp tác: 7
2. MỤC TIÊU CỦA MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM: 7
3.
ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN: 8
3.1 Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang: 8
3.2 T
ổ sản xuất cam sành xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè: 8
3.3 Ch
ợ, cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn: 8
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM: 9
4.1. Cơ cấu thực hiện dự án: 9
4.2. Th
ời gian thực hiện: 9
5. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM: 12
5.1. Hoạt động đánh giá điều kiện vùng sản xuất 12
5.2.
Đào tạo, tập huấn 12
5.3. Ho
ạt động triển khai thực hiện VietGAP/SOP 12
5.4. Ho
ạt động nâng cấp điều kiện đảm bảo VSATTP 12
5.5. Ho
ạt động kiểm tra, thanh tra 12
5.6. Các ho
ạt động hỗ trợ tiếp cận thị trường/kênh phân phối 13

5.7. H
ỗ trợ chứng nhận VietGAP cho các mô hình thí điểm 13
5.8. Các ho
ạt động giám sát 13
5.9. H
ội thảo đánh giá thực hiện mô hình thí điểm 13
6. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA. 13
6.1 Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang: 13
6.2 Trách nhi
ệm của Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm 14
6.3 Trách nhi
ệm củaBan quản lý Hợp tác xã/Nhóm nông dân tham gia mô hình thí điểm: 15
6.4 Trách nhi
ệm và quyền lợi của hộ nông dân tham gia mô hình thí điểm 15
6.5 Trách nhi
ệm của cơ sở vận chuyển, chợ đầu mối tham gia mô hình thí điểm 16
7. NGÂN SÁCH VÀ GIẢI NGÂN CHO MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM: 16
7.1 Ngân sách: 16
3
7.2 Giải ngân: 17
8. BÁO CÁO, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ: 18
9. CÁC PH
Ụ LỤC: 18
4
Các từ viết tắt:
CCA Cơ quan điều phối dự án phía Canada
CCS Chuyên gia kỹ thuật ngành hàng của Việt Nam
CIDA Cơ quan phát triển quốc tế của Canada
DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
FAPQDCP Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản

thực phẩm
GAP Thực hành sản xuất tốt
GMP Thực hành chế biến tốt.
GPPs Thực hành sản xuất tốt (bao gồm GAP và GMP)
TCs
Nhóm chuyên gia tư vấn kỹ thuật.
VietGAP Thực hành sản xuất tốt của Việt Nam.
VPMU Ban quản lý dự án tại Việt Nam.
5
1. GIỚI THIỆU:
1.1.Bối cảnh:
Thực tế trong thời gian qua tại Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói
riêng, các k
ỹ thuật sản xuất trái cây an toàn vẫn chủ yếu là nhằm nâng cao số
lượng hơn là chất lượng sản phẩm, tập trung v
ào quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia
đ
ình.
Ti
ền Giang là một trong những địa phương có diện tích sản xuất trái cây
l
ớn nhất nước, với tổng diện tích trên 64.950 ha; phân bố ở 11 huyện, thị xã.
T
ổng sản lượng trái cây của Tiền Giang trên 885.000 tấn/ha.
Đ
ã hình thành được các vùng sản xuất tập trung như:
+ Vùng khóm Tân Phước trên 11.000 ha;
+ Vùng thanh Long Ch
ợ Gạo trên 1.700 ha;
+ Vùng vú s

ữa Lò Rèn Vĩnh Kim Châu Thành trên 2.500 ha;
+ Vùng xoài cát Hoà L
ộc ở Cái Bè, Cai Lậy trên 5.300 ha;
+ Vùng s
ầu riêng ở Cai Lậy trên 5.100 ha…
Xác định được tầm quan trọng trong việc quản lý chất lượng và đối với các
sản phẩm nông, thủy sản an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong những năm qua tỉnh
Tiền Giang đã tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng VSATTP nhằm đảm bảo
sức khoẻ cho người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản tỉnh
nhà; cụ thể, nhiều tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất an toàn đã được chuyển giao
và được nông dân áp dụng một cách hiệu quả như: áp dụng quy tr
ình thực hành
s
ản xuất theo hướng GAP, ba giảm – ba tăng, khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ,
chương tr
ình IPM trên cây trồng, áp dụng các biện pháp sinh học như các loại
nấm ký sinh trên côn trùng để phòng trừ dịch hại trên cây ăn trái,…Việc ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, qui trình, tiêu chuẩn đã đem lại những kết quả
khả quan về mặt kinh tế, chất lượng sản phẩm nông sản. đặc biệt việc áp dụng
và đạt chứng nhận GlobalGAP đối với vú sữa, lúa,… đ
ã tạo nên danh tiếng cho
sản phẩm của tỉnh, xây dựng thương hiệu với thị trường thế giới.
Trên địa b
àn tỉnh có 4 chợ buôn bán trái cây ở các vùng nguyên liệu tập
trung như
chợ Vĩnh kim, chợ phường 4 TP Mỹ Tho, Chợ Long Trung và Trung
tâm thương mại trái cây Hoà Khánh; các thương lái, chủ vựa thu mua, sơ chế và
v
ận chuyển bằng xe lạnh để tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc.
Ngoài việc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu qua Trung Quốc bằng đường tiểu

ngạch, trái cây Tiền Giang còn xuất sang một số thị trường như: Bỉ, Đức, Thụy
Sĩ, Mỹ,…và các nước trong khu vực như Singapore, Trung Quốc, Đài Loan,
Hàn Qu
ốc, Nhật Bản…
6
Bên cạnh đó, vẫn còn tiềm ẩn những tác nhân làm ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng nông sản, các đối tượng dịch bệnh là vấn đề đáng lo ngại nhất
hiện nay trên cây ăn trái, gây tổn thất không ít cho nông dân, làm giảm năng suất
cây trồng và ảnh hưởng chất lượng trái. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có đầu tư nhưng
còn ít và chưa hoàn thiện, thiếu hệ thống thông tin giá cả, thị trường và sự liên
k
ết của các hộ nông dân để hình thành nên các tổ hợp tác và hợp tác xã còn rời
rạc, trình độ quản lý của lãnh đạo HTX còn yếu nên hoạt động chưa hiệu quả.
Mức độ liên kết từ khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ của các của
các tác nhân chưa chặt chẽ.
Vì thế hỗ trợ để cải thiện điều kiện sản xuất trái cây an toàn tại Tiền Giang
là một yêu cầu cấp thiết. Các vấn đề được đặt ra để cải thiện điều kiện ATVSTP
trong sản xuất trái cây tại Tiền Giang là:
 Tăng cường áp dụng các Thực hành sản xuất tốt (GPPs) bao gồm Thực
hành nông nghiệp tốt (GAP) và Qui trình thực hành chuẩn (SOP) áp dụng đối
với sản xuất và sơ chế trái cây an toàn tại trang trại.
 Mở rộng việc áp dụng các GPPs thực hành chế biến tốt (GMP) và Qui
trình th
ực hành chuẩn (SOP) trong các khâu: sơ chế, vận chuyển, phân phối trái
cây an toàn trong chu
ỗi cung ứng sản phẩm từ trang trại tới các chợ đầu mối bán
buôn.
 Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm trái cây an
toàn thông qua các ho
ạt động truyền thông, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu

dùng.
1.2. Chiến lược tiếp cận:
Chiến lược tiếp cận của Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng an toàn
th
ực phẩm do CIDA (sau đây gọi là Dự án) tài trợ sẽ dựa trên:
i.) Xây dựng các thực hành sản xuất tốt mới (GPPs) cho toàn bộ chuỗi cung
ứng sản phẩm theo nguy
ên tắc “từ trang trại đến bàn ăn” bao gồm
(VietGAP, GMP) và các Qui trình thực hành chuẩn (SOP) tuân thủ các
tiêu chu
ẩn quốc tế và kết hợp phương pháp phân tích mối nguy và kiểm
soát theo nguyên tắc HACCP.
ii.) Thử nghiệm và đánh giá tính phù hợp của các GPPs mới (VietGAP và
GMP) theo t
ừng chuỗi ngành hàng trong bối cảnh của Việt Nam thông
qua các mô hình thí điểm.
iii.) Hỗ trợ việc xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát an toàn và chất
lượng ph
ù hợp bằng các tài liệu hướng dẫn thanh tra, kiểm tra (ví dụ:
Bảng kiểm tra đánh giá, v.v.) nhằm tăng cường Hệ thống kiểm soát thực
phẩm quốc gia.
iv.) Xây dựng kế hoạch hoạt động về khả năng tiếp cận thị trường của hàng
hoá nông s
ản có chất lượng áp dụng GPPs thông qua các chiến dịch tuyên
truy
ền, nâng cao nhận thức của công chúng.
7
Có thể thấy rằng xây dựng các mô hình thí điểm là cần thiết để đảm bảo các
VietGAP, GMP mới và các quy trình SOP tương ứng thích ứng và áp dụng tốt
trong bối cảnh của Việt Nam, nhằm làm giảm lượng ô nhiễm vi sinh vật và tồn

dư hóa chất độc hại một cách hiệu quả v
à có thể cung cấp cho người tiêu dùng
nh
ững sản phẩm có chất lượng cao. Mỗi một mô hình thí điểm sẽ bao gồm toàn
b
ộ một chuỗi công đoạn từ sản xuất đến lưu thông phân phối. Tiền Giang là một
trong 03 địa điểm tr
ên toàn quốc được chọn để thực hiện mô hình thí điểm.
1.3.Kết quả thảo luận để đi đến hợp tác:
Tại cuộc họp ngày 10/9/2009 giữa Ban Quản lý dự án và Sở NN&PTNT
Ti
ền Giang và các bên liên quan với dự án, 02 bên đã thống nhất về các bước
thực hiện mô hình thí điểm áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt (GPPs) cho cây ăn quả an toàn tại Tiền Giang cụ thể như sau:
 Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Tiền Giang sẽ thành lập tổ công tác
triển khai mô hình thí điểm đối với trái cây ở cấp tỉnh gồm những cán bộ kỹ
thuật có chuyên môn phù hợp trong các các lĩnh vực khác nhau ở tất cả các
khâu từ sản xuất, thanh tra, giám sát an toàn thực phẩm, Quá trình thực
hiện mô hình thí điểm sẽ có sự tham gia phối hợp với Sở Y tế và các Ban
ngành liên quan khác (n
ếu cần thiết).
 Dự án và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thảo luận, ký kết Kế
hoạch triển khai mô hình thí điểm áp dụng Quy trình Thực hành sản xuất tốt
VietGAP cây ăn quả an toàn từ tháng 12/2009 đến tháng 12/2010.
 Cơ chế thực hiện dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là cơ
quan chủ trì thực hiện dự án và VPMU sẽ là cơ quan giám sát tiến độ thực
hiện và hỗ trợ kỹ thuật.
Dựa trên đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kết quả
khảo sát, đánh giá trên thực tế của VPMU và nhóm tư vấn kỹ thuật gồm các
chuyên gia Canada và Việt Nam, 02 bên nhất trí chọn 02 nhóm/HTX dưới đây

để
triển khai mô hình thí điểm, gồm:
- Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang;
- Nông dân xã M
ỹ Lợi A, Mỹ Lợi B – huyện Cái Bè, Tiền Giang (Trước mắt Sở
Nông nghiệp và PTNT sẽ chỉ đạo đơn vị chức năng vận động nông dân để thành
lâp T
ổ hợp tác sản xuất cam tại địa điểm thực hiện dự án và khi đủ điều kiện sẽ
tiến hành thành lập Hợp tác xã).
2. MỤC TIÊU CỦA MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM:
Mục tiêu của mô hình thí điểm là nhằm đưa vào áp dụng thử nghiệm và
đánh giá tính phù hợp của các thực hành sản xuất tốt (GPPs), Thực hành nông
nghi
ệp tốt (GAP), Thực hành chế biến tốt (GMP) và các Qui trình thực hành
chu
ẩn (SOP) tương ứng tại các mô hình thí điểm nhằm tìm ra phương thức phù
h
ợp để đảm bảo tính khả thi, tính thực tế và khả năng đem lại hiệu quả kinh tế,
từ đó nhân rộng việc áp dụng GPPs tại các vùng trồng trái cây khác của tỉnh.
K
ết quả mong muốn từ việc áp dụng GPPs trong Pha 1 như sau:
8
 3 SOP dưới GAP (bao gồm: SOP về nước trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ
thực vật, thu hoạch) và nhật ký theo dõi quá trình áp dụng được thực hiện;
 Tài liệu hướng dẫn GMP và SOP tương ứng, trong đó bao gồm nhật ký theo
dõi quá trình áp dụng được thực hiện;
 Tất cả các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thanh tra, kiểm
tra theo đúng kế hoạch đề xuất v
à sử dụng các bảng kiểm tra đánh giá liên
quan;

 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành lấy mẫu theo kế hoạch;
 Thanh tra, kiểm tra viên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập hồ
sơ nếu có vấn đề hoặc tuân thủ không đúng trong quá trình thực hiện hướng
dẫn GMP và SOP và lập hồ sơ về tất cả các biện pháp đã thực hiện;
 Việc tuân thủ các qui định của Việt Nam về hoá học và vi sinh vật trên trái
cây ph
ải đạt ít nhất 50% so với chỉ tiêu tham chiếu được xây dựng trong khảo
sát đánh giá, và;
 Nước dùng pha chế thuốc bảo vệ thực vật và rửa trái cây phải đáp ứng được
các qui định về ti
êu chuẩn nước của Việt Nam.
3. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN:
3.1 Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang:
Hợp tác xã Hòa Lộc hiện đang sản xuất theo mô hình GAP khoảng 15 ha
(Tổng diện tích của HTX 32 ha/74xã viên). Là vùng sản xuất chuyên canh, tập
trung, chuyên sản xuất xoài cát Hòa Lộc. Hợp tác xã có địa điểm sơ chế trái cây
an toàn v
ới diện tích 200 m
2
và có kho mát bảo quản trái cây (2 tấn). Hợp tác xã
đã hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một số siêu thị, quầy hàng ở TP. Hồ Chí
Minh, tuy nhiên sản lượng trái cây tiêu thụ thông qua các hợp đồng này chỉ đạt
15-20% sản lượng trái cây.
3.2 Tổ sản xuất cam sành xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè:
Tổ sản xuất được hình thành từ các nông dân chuyên trồng cây cam sành,
trên cơ sở hoạt động của Chi hội làm vườn. Diện tích trồng cam sành của toàn
xã M
ỹ Lợi A là 714 ha, diện tích của tổ sản xuất là 22,8 ha, các hộ nông dân nầy
đ
ã được Hội làm vườn huyện Cái Bè tập huấn về kỹ thuật sản xuất theo

VietGAP và hiện tại đang áp dụng tiêu chuẩn này vào quá trình sản xuất.
3.3 Chợ, cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn:
Trong khuôn khổ triển khai mô hình thí điểm áp dụng GMPs và SOPs, Dự
án sẽ chọn 1 -2 cửa hàng, chợ đầu mối bán trái cây an toàn tại địa bàn tỉnh để
tham gia thực hiện mô hình thí điểm.
Hiện tại sản phẩm trái cây của 02 mô hình thí điểm được tiêu thụ tại các
cửa hàng, chợ đầu mối hiện đang phân phối trái cây an toàn cho người tiêu dùng
Ti
ền Giang, gồm:
9
- Vựa trái cây Mười Hoà Khánh, Chợ đầu mối trái cây An Hữu,
huyện Cái Bè.
- V
ựa trái cây Hùng Hai, xã An Hữu, huyện Cái Bè.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM:
4.1. Cơ cấu thực hiện dự án:
Mô hình thí điểm sẽ được tiến hành trên tất cả các khâu trong chuỗi ngành
hàng trái cây
để thử nghiệm và đánh giá tính phù hợp của GPPs. Tại mô hình thí
điểm sẽ có một chuyên gia về chuỗi ngành hàng là cán bộ của Dự án chịu trách
nhiệm hỗ trợ cho các bên tham gia trong việc thực hiện mô hình thí điểm và áp
d
ụng GPPs. Bên cạnh đó mô hình thí điểm cũng được sự hỗ trợ thường xuyên
c
ủa các nhóm chuyên gia tư vấn kỹ thuật của Việt Nam và Canada.
S
ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang sẽ thành lập tổ công tác
bao gồm đại diện của các Sở, Chi cục liên quan (Sở Y Tế, Sở Công Thương, Sở
Khoa học Công nghệ, v.v.) để tham gia vào các hoạt động của mô hình thí điểm.
Tổ Công tác sẽ tiến hành tổ chức các cuộc họp liên quan đến các hoạt động như:

đào tạo tập huấn, lấy mẫu/thanh kiểm tra, thực hiện áp dụng SOP, theo dõi giám
sát/đánh giá và hưởng thù lao theo quy định của Hướng dẫn quản lý thực hiện
mô hình thí điểm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang chỉ định 3 cán bộ tham
gia vào hoạt động của mô hình thí điểm như sau:
- M
ột Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang
chịu trách nhiệm quản lý chung về các hoạt động thực hiện mô hình thí
điểm tại địa phương, thời gian làm việc sẽ tính theo tháng và làm kiêm
nhi
ệm (xem phần trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tại mục 6.1).
- M
ột cán bộ kỹ sư bậc cao làm việc cho Chi Cục Quản lý chất lượng Nông
Lâm sản và Thủy sản sẽ chịu trách nhiệm trong công tác phối hợp với các
Sở, Chi cục liên quan khác tại địa phương, thời gian làm việc tính theo
tháng và làm kiệm nhiệm.
- Một cán bộ làm chuyên trách chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi giám
sát các ho
ạt động thực tế thực hiện tại mô hình thí điểm.
Ba cán bộ nói trên sẽ đóng vai trò nòng cốt của Tổ công tác và được hưởng
thù lao theo quy định của Hướng dẫn quản lý thực hiện mô hình thí điểm.
Đối với nguồn nhân lực bổ sung theo y
êu cầu của công việc như: thanh tra
viên, v.v. s
ẽ được hưởng thù lao tính theo ngày làm việc dựa trên quy định của
Hướng dẫn quản lý thực hiện mô hình thí điểm. Thù lao đã bao gồm chi phí đi
lại, ăn uống và chi phí liên lạc.
4.2.Thời gian thực hiện:
Mô hình thí điểm thực hiện từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010.

Sau thời điểm này, căn cứ theo tình hình thực tế triển khai, hai bên sẽ xem xét
10
đến khả năng gia hạn thời gian thực hiện các mô hình thí điểm trên địa bàn Tiền
Giang.
Ban Qu
ản lý Dự án và đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền
Giang có thể cùng thảo luận để tiếp tục thực hiện mô hình thí điểm cho ngành
hàng nông s
ản khác trong thời gian thực hiện Thoả thuận này, tuy nhiên cần phải
xây dựng mới kế hoạch và ngân sách chi tiết để thực hiện mô hình thí điểm cho
ngành hàng nông sản mới.
11
Ban Quản
lý dự án
Hội thảo, thảo luận
SỞ NN&PTNT
Tiền Giang
1. Nghiên cứu khảo sát
đánh giá
2. Hội thảo khởi động
3. Đào tạo giảng viên
4. Xây d
ựng KH thực hiện
5. Hỗ trợ triển khai thực
hiện và tài chính
TỔ CÔNG TÁC
THỰC HIỆN
MÔ HÌNH
K
ế hoạch triển khai

THỰC HIỆN QUY TRÌNH
V
ẬN HÀNH CHUẨN (SOP)
CHẤT LƯỢNG / KINH TẾ
AN TOÀN
Tại trang
trại sản
xuất
Bán
buôn,
Bán l

Vận
chuyển
Đóng gói
Giám sát quá trình th
ực
hiện mô hình thí điểm
Chuyên gia kỹ
thuật
Tổ chức chứng
nhận
Phòng kiểm
nghiệm
1. ÁP D
ỤNG SOP: NÔNG DÂN + CÁC KHÂU
NGOÀI TRANG TRẠI
2. LẤY MẪU KIỂM TRA
3. KIỂM TRA AN TOÀN SẢN PHẨM TẠI
PHÒNG KIỂM NGHIỆM

4. CH
ỨNG NHẬN SẢN PHẨM AN TO
ÀN
CHẤT LƯỢNG
Thanh tra viên,
kiểm tra viên
Sơ đồ cơ cấu thực hiện mô hình thí điểm
12
5. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM:
(Xem chi tiết tại Phụ lục 1)
5.1. Hoạt động đánh giá điều kiện vùng sản xuất
- Khảo sát đánh giá quy mô, cơ cấu tổ chức của HTX/nhóm thực hiện mô
hình thí điểm thông qua bảng kiểm tra đánh giá.
- Khảo sát đánh giá điều kiện sản xuất (đất, nước, môi trường, v.v.) tại
các địa điểm thực hiện mô h
ình thí điểm sử dụng phương pháp lấy mẫu.
- Lấy mẫu sản phẩm để kiểm tra theo dõi chất lượng và an toàn vệ sinh
thực phẩm của sản phẩm trong quá trình sản xuất và sau thu hoạch.
5.2. Đào tạo, tập huấn
- Tập huấn TOT cho các cán bộ kỹ thuật về VietGAP do Dự án tổ chức
và tiến hành đào tạo.
- Tập huấn TOF cho nông dân về VietGAP
- Tập huấn về GMP trong vận chuyển, kinh doanh tại chợ bán buôn, siêu
th
ị.
- Tập huấn cho thanh tra, kiểm tra viên do Dự án tổ chức và tiến hành đào
tạo.
5.3.Hoạt động triển khai thực hiện VietGAP/SOP
- Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tại nhóm/HTX
- Thực hiện áp dụng 3 qui trình SOP của VietGAP (nước, thuốc bảo vệ

thực vật, thu hoạch) tại mô hình thí điểm.
- Hướng dẫn thực hiện GMP và qui trình SOPs của GMP tại các cơ sở
đóng gói, cơ
sở bán buôn, cửa hàng.
- Giám sát n
ội bộ và hướng dẫn thực hiện hành động khắc phục sai lỗi.
- Theo dõi th
ực hiện và lập hồ sơ về hành động khắc phục sai lỗi.
5.4. Hoạt động nâng cấp điều kiện đảm bảo VSATTP
- Tiến hành khảo sát chi tiết, xây dựng kế hoạch nâng cấp điều kiện đảm
bảo VSATTP tại khu vực sản xuất, sơ chế, chợ đầu mối, cửa hàng
- Xây d
ựng danh sách thiết bị và vật liệu cần sử dụng, hỗ trợ tài chính và
đảm bảo lắp đặt và vận hành sử dụng theo đúng kế hoạch nâng cấp.
- Đánh giá mức độ cải thiện điều kiện đảm bảo VSATTP.
5.5.Hoạt động kiểm tra, thanh tra
- Hoạt động này được tiến hành bởi một nhóm các cán bộ được chỉ định
của Sở đã được tập huấn về thanh tra giám sát. Nhóm cán bộ này sẽ xây
dựng kế hoạch thanh tra, giám sát, đánh giá nội bộ và tiến hành giám sát
mô hình thí
điểm thực hiện sản xuất theo quy định hướng dẫn của GAP,
GMP và các qui trình SOP t
ương ứng. Tất cả các báo cáo thanh tra,
13
kiểm tra sẽ nộp cho BQL Dự án sau khi thực hiện các đợt thanh kiểm
tra nội bộ.
5.6.Các hoạt động hỗ trợ tiếp cận thị trường/kênh phân phối
- Hỗ trợ thiết kế và in ấn bao bì, nhãn mác sản phẩm cho các nhóm/HTX
tham gia mô hình thí điểm.
- Giới thiệu mô hình thí điểm sản xuất áp dụng GPPs trên phương tiện

thông tin đại chúng: truyền h
ình, báo viết, v.v.
- Tăng cường liên kết giữa người sản xuất và người kinh doanh trái cây
an toàn.
5.7. Hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho các mô hình thí điểm
Mô hình thí điểm sẽ được hỗ trợ:
- Đăng ký chứng nhận GPP với các tổ chức chứng nhận
- Đánh giá, cấp chứng nhận.
5.8.Các hoạt động giám sát
- Giám sát tiến độ thực hiện của mô hình thí điểm.
5.9. Hội thảo đánh giá thực hiện mô hình thí điểm
- Tổ chức hội thảo đánh giá, phân tích kết quả và kinh nghiệm thực hiện
Pha 1 của mô hình thí điểm.
- Sửa đổi nâng cao: các thực hành GPP, chiến lược, phương pháp và mục
tiêu.
- L
ập kế hoạch thực hiện Pha 2 của mô hình thí điểm: kế hoạch và kinh
phí ho
ạt động.
6. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA.
6.1 Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang:
Trách nhi
ệm:
i.) Thành lập Tổ công tác thực hiện mô hình thí điểm áp dụng Quy
trình Thực hành sản xuất tốt (GPPs) và cử cán bộ trực tiếp tham gia
triển khai các mô hình thí điểm. Phối hợp với các Sở, Ngành liên
quan tri
ển khai các hoạt động thanh kiểm tra và chứng nhận.
ii.) Tổ công tác chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động trong
mô hình thí điểm từ khâu sản xuất tại trang trại đến thị trường (chợ

đầu mối, cửa h
àng), bao gồm các hoạt động tập huấn, trực tiếp tư
vấn, hướng dẫn kỹ thuật và giám sát nội bộ và lập báo cáo nội bộ.
iii.) Phối hợp với Dự án tổ chức hội thảo tổng kết để đánh giá phân tích
và rút kinh nghiệm để mở rộng các mô hình thí điểm trên địa bàn
thành ph
ố.
14
iv.) Quản lý nguồn kinh phí do dự án cung cấp cho các hoạt động thực
hiện mô hình thí điểm theo quy định của CIDA và phù hợp với quy
định t
ài chính của Việt Nam.
v.) Kiểm tra và theo dõi tiến độ thực hiện mô hình thí điểm của Tổ
công tác và các nhóm tham gia. Có báo cáo đánh giá về số lượng v
à
ch
ất lượng.
vi.) Có báo cáo tiến độ theo kế hoạch và theo yêu cầu, cung cấp tất cả
các thông tin thích hợp đảm bảo các hoạt động được kiểm tra theo
dõi
đầy đủ.
vii.) Tạo điều kiện để Tổ công tác, cán bộ kỹ thuật và các bên tham gia
liên quan th
ực hiện mô hình thí điểm liên lạc trực tiếp với cán bộ
của Dự án.
Một số quyền lợi:
i.) Nâng cao năng lực về quản lý ATVSTP cho một số cán bộ thông
qua các ho
ạt động đào tạo tập huấn, các hoạt động triển khai mô
hình thí điểm.

ii.) Nhận sự hỗ trợ từ Dự án để phối hợp thực hiện mô hình thí điểm từ
đó nhân rộng việc áp dụng GPPs tại các v
ùng trồng cây ăn quả khác
c
ủa thành phố.
6.2 Trách nhiệm của Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản
thực phẩm
Trách nhiệm:
i.) Hỗ trợ kỹ thuật cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
đơn vị liên quan trong quá trình triển khai các hoạt động từ khâu sản
xuất đến thị trường bao gồm các hoạt động đào tạo tập huấn, trực
tiếp tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, thanh tra, giám sát an toàn thực
phẩm và hoạt động chứng nhận.
ii.) Tổ chức các khoá đào tạo giảng viên (TOT) về GPP, khoá tập huấn
về thanh tra và kiểm tra cho các cán bộ của Sở NN&PTNT, kỹ thuật
viên tại các mô hình thí điểm. Hỗ trợ tư vấn cho Sở Nông nghiệp và
Phát tri
ển nông thôn trong việc tổ chức các khoá tập huấn cho nông
dân (TOF) và tổ chức tập huấn áp dụng GPP cho các đơn vị tham
gia liên quan trong các khâu sơ chế, đóng gói, vận chuẩn, bán buôn,
bán lẻ.
iii.) Hỗ trợ cung cấp thiết bị để cải thiện điều kiện đảm bảo VSATTP
trong các khâu s
ản xuất, chế biến, đóng gói của các cơ sở sản xuất,
cơ sở sơ chế, đóng gói và chợ đầu mối bán buôn.
iv.) Hỗ trợ các công cụ quảng bá sản phẩm trái cây an toàn như quảng
bá trên các phươn
g thiện thông tin đại chúng, poster, tờ rơi, ;
15
v.) Hỗ trợ dụng cụ thiết bị phục vụ công tác lấy mẫu phân tích, thanh

kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
vi.) Trong khuôn khổ giới hạn ngân sách dự án hỗ trợ thực hiện cho mỗi
mô hình thí điểm sẽ chi trả các hoạt động được đề cập trong Phụ lục
1 - Kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình thí điểm bao gồm hỗ trợ kỹ
thuật và chi phí cho các cán bộ của Sở tham gia thực hiện mô hình
thí điểm trong suốt giai đoạn này.
Một số quyền lợi:
i.) Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nhóm tham
gia cung c
ấp thông tin và gửi kế hoạch, báo cáo tiến độ thực hiện
mô hình thí điểm.
ii.) Kiểm tra, giám sát chất lượng, tiến độ thực hiện mô hình thí điểm
của Tổ công tác thực hiện mô hình thí điểm và các nhóm tham gia.
iii.) Trực tiếp liên hệ với tổ công tác thực hiện mô hình thí điểm, cán bộ
kỹ thuật để thực hiện các hoạt động mô hình thí điểm.
6.3 Trách nhiệm củaBan quản lý Hợp tác xã/Nhóm nông dân tham gia mô
hình thí
điểm:
Trách nhiệm:
i.) Làm cầu nối liên hệ với cán bộ kỹ thuật phụ trách để tổ chức các lớp
tập huấn cho nông dân về 03 quy trình SOP (nước, thuốc bảo vệ
thực vật, thu hoạch).
ii.) Tổ chức thực hiện hoạt động và giám sát các hoạt động này để đảm
bảo đúng về thời gian và tuân thủ kỹ thuật.
iii.) Hỗ trợ các cán bộ kỹ thuật và chuyên gia bên ngoài trong khi tư
vấn, giám sát và đánh giá tại nhóm/hợp tác xã.
iv.) Tổ chức nhóm tự giám sát và thực hiện giám sát theo qui trình
hướng dẫn của dự án.
v.) Thực hiện và tuân thủ đúng yêu cầu và các bước thực hiện theo 3
quy trình SOP.

Một số quyền lợi:
i.) Nâng cao năng lực về quản lý ATVSTP cho một số cán bộ HTX
thông qua các khoá tập huấn, các hoạt động triển khai mô hình thí
điểm.
ii.) Nhận hỗ trợ của Dự án để phối hợp thực hiện mô hình thí điểm và
nâng c
ấp điều kiện đảm bảo VSATTP nơi sơ chế, đóng gói sản
phẩm của HTX.
iii.) Được hỗ trợ kinh phí chứng nhận VietGAP và hỗ trợ quảng bá sản
phẩm
6.4 Trách nhiệm và quyền lợi của hộ nông dân tham gia mô hình thí điểm
16
Trách nhiệm:
i.) Tham gia vào các hoạt động của mô hình thí điểm.
ii.) Tuân thủ đúng theo yêu cầu và các bước thực hiện của
VietGAP/GMP áp dụng trong mô hình thí điểm.
iii.) Cung cấp các thông tin liên quan về cây ăn quả an toàn.
iv.) Phối hợp với các cơ quan liên quan để tiến hành các hoạt động
Một số quyền lợi:
i.) Được tập huấn kiến thức và hướng dẫn áp dụng Thực hành sản xuất
tốt (VietGAP).
ii.) Cùng với HTX/ Nhóm nông dân được hỗ trợ kinh phí chứng nhận
VietGAP và hỗ trợ quảng bá sản phẩm
6.5 Trách nhiệm của cơ sở vận chuyển, chợ đầu mối tham gia mô hình thí
điểm
Trách nhiệm:
i.) Tham gia tích cực vào các hoạt động của dự án và;
ii.) Tuân thủ đúng theo yêu cầu và các bước trong GMP và Quy trình
SOP t
ương ứng thực hiện trong mô hình thí điểm.

iii.) Đảm bảo có khu riêng biệt (phân biệt rõ và truy nguyên nguồn gốc)
để bán
trái cây an toàn do mô hình thí điểm sản xuất.
iv.) Cung cấp các thông tin liên quan về trái cây an toàn.
v.) Phối hợp với các cơ quan liên quan để tiến hành các hoạt động
Một số quyền lợi:
i.) Được tập huấn kiến thức về GMP trong vận chuyển, kinh doanh
buôn bán trái cây.
ii.) Nhận sự hỗ trợ nâng cấp điều kiện đảm bảo VSATTP tại nơi sơ chế,
đóng gói, kinh doanh.
7. NGÂN SÁCH VÀ GIẢI NGÂN CHO MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM:
Các quy định và thủ tục dưới đây là nội dung nằm trong Hướng dẫn quản
lý thực hiện mô hình thí điểm đã được CIDA thông qua. Trong trường hợp có
sự khác biệt về quy định giữa tài liệu này và Hướng dẫn quản lý thực hiện mô
hình thí điểm thì Hướng dẫn quản lý thực hiện mô hình thí điểm sẽ là tài liệu
được sử dụng để làm căn cứ đối chiếu, t
rừ trường hợp sự khác biệt đó đã được
thống nhất bằng văn bản thoả thuận bởi Ban giám đốc của Dự án.
7.1 Ngân sách:
17
Ngân sách cho các hoạt động của mô hình thí điểm tại tỉnh Tiền Giang sẽ
lấy từ ngân sách hỗ trợ của CIDA (Cơ quan phát triển quốc tế Canada) do Dự
án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDCP) quản
lý. Chi tiết hoạt động và kinh phí sẽ được xây dựng và thống nhất trong Kế
hoạch triển khai mô hình thí điểm. Cụ thể như sau:
7.1.1. Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm sẽ
đóng góp kinh phí hoạt động cho mô h
ình thí điểm bao gồm thù lao cho cán
b
ộ đối tác, kinh phí thực hiện cho từng hoạt động cụ thể như ghi trong Kế

hoạch triển khai mô hình thí điểm kèm theo.
7.1.2. D
ự án sẽ Hỗ trợ dụng cụ, thiết bị và vật liệu cần thiết để nâng
cấp cơ sở sản xuất, đóng gói, kinh doanh nhằm đảm bảo điều kiện VSATTP
của nông sản trong giá trị của chuỗi ngành hàng. Chuyên gia tư vấn kỹ thuật
và đại diện HTX xác định v
à lập danh sách thiết bị và vật liệu cần thiết, ưu
tiên mua s
ắm những thiết bị và vật liệu quan trọng nhất. Căn cứ trên danh
sách thi
ết bị và vật liệu, Ban Quản lý Dự án và các bên tham gia liên quan sẽ
lập dự trù ngân sách
7.1.3. S
ở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang sẽ đóng góp
nguồn kinh phí đối ứng cho việc thực hiện các hoạt động của mô hình thí
điểm tại Tiền Giang. Đóng góp sẽ bao gồm việc cung cấp cán bộ đối tác có đủ
trình độ tham gia thực hiện mô hình thí điểm, phòng họp định kỳ và đột xuất;
chi phí bồi dưỡng hàng tháng cho Ban quản lý dự án của tỉnh, kinh phí thù lao
h
ội họp và các đợt kiểm tra cơ sở; trang thiết bị, phương tiện làm việc, văn
phòng phẩm cho cán bộ đối tác thực hiện mô hình thí điểm.
7.2 Giải ngân:
7.2.1 Điều kiện để giải ngân dựa trên kế hoạch hàng quí do Tổ công
tác thực hiện mô hình thí điểm cấp tỉnh xây dựng trong đó nêu rõ các hoạt
động dự định thực hiện trong quí c
ùng chi phí, nguồn lực đi kèm và cần nêu
rõ các k
ết quả mong đợi khi thực hiện hoạt động đó. Kế hoạch này cần gửi
cho Ban Quản lý dự án ngay trong tuần đầu của quí.
7.2.2 Ban Quản lý dự án sẽ chuyển tiền cho đại diện của các bên tham

gia liên quan theo d
ự trù ngân sách mua sắm thiết bị và vật liệu đã được phê
duy
ệt. Các bên tham gia liên quan cần giữ lại các chứng từ mua sắm hoặc
giấy tờ liên quan. Ban Quản lý dự án có thể yêu cầu nộp các chứng từ mua
s
ắm thiết bị, các hoạt động và công việc liên quan khi cần thiết. Thời hạn mua
sắm thiết bị và vật liệu sẽ được lập theo chương trình lịch trình cụ thể. Ban
Quản lý dự án có thể sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất tiến độ hoàn thành công
tác mua s
ắm và lắp đặt sử dụng thiết bị và vật liệu.
7.2.3 Việc chi trả cho các hoạt động của mô hình thí điểm sẽ dựa trên
nguyên t
ắc trực tiếp và minh bạch. Với các chi phí lớn liên quan đến thiết bị
có nhà cung cấp thì Ban Quản lý dự án sẽ chi trả trực tiếp cho các nhà cung
c
ấp.
18
7.2.4 Liên quan đến các chi phí cho việc thực hiện mô hình thí điểm
tại thực địa, ví dụ như: tập huấn cho nông dân, ngân sách sẽ được chuyển cho
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổ trưởng tổ công tác thực hiện mô
hình cấp thành phố) để tiến hành chi trả. Ngoài ra nếu các hoạt động do dự án
tổ chức sẽ do dự án chi trả (ví dụ: Đào tạo cho giảng viên, đào tạo tập huấn
thanh tra, kiểm tra được thực hiện bởi Nhóm chuyên gia tư vấn kỹ thuật, chi
phí công tác tham quan thực địa ngoài địa phương tỉnh thực hiện mô hình thí
điểm, hội thảo, các hoạt động đặc biệt hoặc bổ sung, v.v.).
8. BÁO CÁO, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ:
8.1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi báo cáo tiến độ hàng
tháng cho Ban Qu
ản lý dự án chậm nhất là tuần thứ 02 của tháng tiếp

theo.
8.2 S
ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi kế hoạch thực hiện hàng
quí cho Ban Qu
ản lý dự án chậm nhất là tuần đầu của quí tiếp theo.
8.3 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi báo cáo quí cho Ban
Quản lý dự án chậm nhất là tuần thứ 02 của quí tiếp theo.
8.4 Ban Quản lý Dự án và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng
ý thống nhất về Kế hoạch hoạt động năm 02 tuần trước năm tài chính
ti
ếp theo.
9. CÁC PHỤ LỤC:
Phụ lục 1. Kế hoạch triển khai mô hình thí điểm
Phụ lục 2. Danh sách Tổ công tác thực hiện Mô hình thí điểm của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Nêu rõ họ tên, đơn vị, chức danh, điện
thoại, email, phân công nhiệm vụ).

×