Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Giải pháp phát triển nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.55 KB, 75 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên sinh viên: Lưu Thị Huyền Trang
Mă sinh viên: CQ523762
Lớp: Quản trị kinh doanh thương mại 52A
Khoá: 52
Viện: Thương mại và kinh tế quốc tế
Trường: Đại học Kinh tế Quốc Dân
Em xin cam đoan nội dung chuyên đề với đề tài: “Giải pháp phát triển nhập
khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm” hoàn toàn là
công trình nghiên cứu của cá nhân em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Thạc sỹ Nguyễn Thanh Phong.
Các thông tin, số liệu, tài liệu trích dẫn, các bảng kết quả tính toán trình bày
trong bài viết này đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và được thu thập trong
quá trình nghiên cứu tại cơ quan thực tập. Những tài liệu, bài viết mà em sử dụng
chỉ mang tính chất tham khảo.
Em xin cam đoan bài luận này hoàn toàn không sao chép từ nội dung của các
chuyên đề, luận văn tốt nghiệp của khóa trước. Nếu vi phạm, em xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước nhà trường và Viện Thương mại & kinh tế quốc tế.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lưu Thị Huyền Trang
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
MỤC LỤC
Bảng 1.1. Cơ cấu vốn theo sở hữu của công ty 16 5
Bảng 1.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2012 16 5
Bảng 1.3. Hạn mức tín dụng của công ty năm 201319 18 5
Bảng 1.4. Các thị trường nhập khẩu TBYT chủ yếu của Việt Nam năm 2009, so sánh với
năm 2008 21 5
Bảng 2.1. Doanh thu của công ty giai đoạn 2008 – 2012 23 5


Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2008 – 2012 23 5
Bảng 2.3. Các khoản mục chi phí chính của công ty giai đoạn 2008 – 2012 24 5
Bảng 2.4. Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2008 – 2012 25 5
Bảng 2.5. Số lượng thiết bị y tế nhập khẩu theo từng nhóm hàng của công ty từ năm 2006
đến nay 28 5
Bảng 2.6. Cơ cấu mặt hàng thiết bị y tế theo giá trị của từng nhóm hàng giai đoạn 2006
đến nay 28 5
Bảng 2.7. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế theo nhóm hàng của công ty từ năm 2006
đến nay 30 5
Bảng 2.8. Thị trường nhập khẩu thiết bị y tế của công ty giai đoạn từ năm 2006 đến nay
35 5
Bảng 2.9. Tỷ trọng một số thị trường nhập khẩu thiết bị y tế lớn của công ty từ năm 2006
đến nay 36 5
Biểu đồ 2.2. Các loại thuế nộp ngân sách của công ty giai đoạn 2006 – 2012 26 5
Biểu đồ 2.3. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế của công ty từ năm 2006 đến nay 30 5
Các nhóm hàng chính hiện công ty đang kinh doanh: 4
Tổng công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm 6
Công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm 8
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm 8
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm 10
1.4.1. Đặc điểm về vốn của công ty 15
Bảng 1.1. Cơ cấu vốn theo sở hữu của công ty 16
Bảng 1.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2012 16
Bảng 1.3. Hạn mức tín dụng của công ty năm 2013 18
1.4.2. Đặc điểm nhân sự của công ty 18
1.4.3. Đặc điểm của mặt hàng thiết bị y tế 19
1.4.4. Đặc điểm thị trường đầu vào thiết bị y tế 20
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
Bảng 1.4. Các thị trường nhập khẩu TBYT chủ yếu của Việt Nam năm 2009, so sánh với

năm 2008 22
1.4.5. Đặc điểm khách hàng thiết bị y tế của công ty 23
2.1.1. Doanh thu 24
Bảng 2.1. Doanh thu của công ty giai đoạn 2008 – 2012 24
Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2008 – 2012 24
2.1.2. Chi phí 25
Các khoản mục chi phí chính của công ty được thống kê trong bảng 2.3 25
Bảng 2.3. Các khoản mục chi phí chính của công ty 25
giai đoạn 2008 – 2012 25
2.1.3. Lợi nhuận 25
Bảng 2.4. Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2008 – 2012 25
2.1.4. Thuế nộp ngân sách 26
27
Biểu đồ 2.2. Các loại thuế nộp ngân sách của công ty giai đoạn 2006 - 2012 27
2.2.1. Số lượng và cơ cấu hàng nhập khẩu 28
Bảng 2.5. Số lượng thiết bị y tế nhập khẩu theo từng nhóm hàng của 29
công ty giai đoạn từ năm 2006 đến nay 29
Bảng 2.6. Cơ cấu mặt hàng TBYT theo giá trị của từng nhóm hàng giai đoạn từ năm 2006
đến nay 29
2.2.2. Kim ngạch nhập khẩu 30
Bảng 2.7. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế theo nhóm hàng của công ty từ năm 2006
đến nay 31
Biểu đồ 2.3. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế của công ty từ năm 2006 đến nay 32
2.2.3. Giá nhập khẩu 33
2.2.4. Thị trường nhập khẩu 35
Bảng 2.8. Thị trường nhập khẩu thiết bị y tế của công ty 37
giai đoạn 2006 đến nay 37
Bảng 2.9. Tỷ trọng một số thị trường nhập khẩu thiết bị y tế lớn của công ty từ năm 2006
đến nay 38
2.2.5. Quy trình nhập khẩu 39

2.3.1. Những kết quả đạt được 45
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 46
3.1.1. Mục tiêu 48
3.1.2. Phương hướng 48
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
3.2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu và tìm kiếm thị trýờng 49
3.2.2. Tăng cường công tác dịch vụ kỹ thuật thiết bị y tế 51
3.2.3. Đầu tư cho nhân lực 52
3.2.4. Giải pháp sử dụng vốn 53
3.2.5. Đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng 54
3.2.6. Thống nhất trong quản lý và phân chia rõ ràng trách nhiệm các phòng ban 55
3.3.1. Chính sách thuế 55
3.3.2. Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp 56
3.3.3. Cải cách thủ tục hành chính 57
3.3.4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông, có kế hoạch hỗ trợ các bệnh viện chính xác 57
3.2.5. Hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp 58
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Cơ cấu vốn theo sở hữu của công ty 16
Bảng 1.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2012 16
Bảng 1.3. Hạn mức tín dụng của công ty năm 201319 18
Bảng 1.4. Các thị trường nhập khẩu TBYT chủ yếu của Việt Nam năm 2009, so
sánh với năm 2008 21
Bảng 2.1. Doanh thu của công ty giai đoạn 2008 – 2012 23
Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2008 – 2012 23
Bảng 2.3. Các khoản mục chi phí chính của công ty giai đoạn 2008 – 2012 24
Bảng 2.4. Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2008 – 2012 25
Bảng 2.5. Số lượng thiết bị y tế nhập khẩu theo từng nhóm hàng của công ty từ

năm 2006 đến nay 28
Bảng 2.6. Cơ cấu mặt hàng thiết bị y tế theo giá trị của từng nhóm hàng giai đoạn
2006 đến nay 28
Bảng 2.7. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế theo nhóm hàng của công ty từ năm
2006 đến nay 30
Bảng 2.8. Thị trường nhập khẩu thiết bị y tế của công ty giai đoạn từ năm 2006
đến nay 35
Bảng 2.9. Tỷ trọng một số thị trường nhập khẩu thiết bị y tế lớn của công ty từ
năm 2006 đến nay 36
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm 10
Biểu đồ 2.1. Xu hướng lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2008 – 2012 25
Biểu đồ 2.2. Các loại thuế nộp ngân sách của công ty giai đoạn 2006 – 2012 26
Biểu đồ 2.3. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế của công ty từ năm 2006 đến nay
30
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt tiếng Việt
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 TBYT Thiết bị y tế
2 TOCONTAP
HANOI
Tên viết tắt của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp
phẩm
3 GTGT Giá trị gia tăng
4 XNK Xuất nhập khẩu
5 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
7 TNCN Thu nhập cá nhân
8 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

9 MB Ngân hàng Quân đội
Từ viết tắt tiếng Anh
STT Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
1 WB Would Bank Ngân hàng thế giới
2 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
3 HS Harmonized System Hệ thống hài hòa mô tả và mã
hóa hàng hóa
4 L/C Letter of Credit Thư tín dụng (hình thức thanh
toán tín dụng chứng từ)
5 T/T Telegraphic Transfer Điện chuyển tiền
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài viết này, đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới các thầy cô, các bộ môn, các khoa viện của trường Đại học Kinh tế quốc dân
và đặc biệt là các thầy cô giáo trong Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế đã giảng
dạy và chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình học tập tại trường, giúp em trau dồi
thêm kiến thức và hiểu biết làm nền tảng lý luận cho bài chuyên đề thực tập này.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo ThS. Nguyễn Thanh
Phong, người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện chuyên đề thực tập cuối khóa.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới đội ngũ cán bộ Công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu Tạp phẩm đã tạo điều kiện cho em được tham gia thực tập và hoàn
thành chuyên đề, đặc biệt là các cán bộ phòng Xuất nhập khẩu 5 đã tạo điều kiện
giúp em thu thập tài liệu cũng như chỉ bảo, hướng dẫn em tận tình cho em những
hiểu biết và kinh nghiệm đáng quý trong suốt thời gian thực tập.
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2013
Sinh viên
Lưu Thị Huyền Trang
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
LỜI MỞ ĐẦU
Dịch vụ y tế là dịch vụ xã hội đặc biệt, phản ánh năng lực chăm sóc sức khỏe
người dân của Chính phủ. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước,
đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, nhu cầu chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng.
Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất
lượng, hiệu quả của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong
công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Trang thiết bị y tế được coi là thước đo mức
độ hiện đại của cơ sở y tế, thể hiện trình độ y học của một quốc gia, là cánh tay
nối dài của người thầy thuốc, mở rộng tầm nhìn cho các nhà khoa học. Đặc biệt
với một đất nước theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, trang bị
thiết bị y tế hiện đại cho các cơ sở khám chữa bệnh công tạo điều kiện cho các
bệnh nhân nghèo được hưởng thành quả của khoa học, nâng cao đời sống là thể
hiện sự ưu việt của xã hội.
Hiện nay cả nước có khoảng hơn 1000 bệnh viện, số giường bệnh/vạn dân là
21.5, nhu cầu về trang thiết bị y tế là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay cả nước mới
chỉ có hơn 50 đơn vị sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế đáp ứng 20% nhu cầu
trong nước trong đó chủ yếu là dụng cụ cầm tay, giường bệnh, dây chuyền dịch,
bơm kim tiêm, găng tay cao su, nồi hấp tiệt trùng hay các máy vật lý trị liệu ứng
dụng công nghệ laser ứng dụng công nghệ hiện đại còn thấp. Do đó 80% trang
thiết bị y tế đang sử dụng hiện nay là do con đường nhập khẩu. Mặc dù Chính
phủ vẫn đang tích cực khuyến khích sản xuất trong nước để thay thế hàng ngoại
nhập tuy nhiên, trước mắt về trung hạn, việc nhập khẩu trang thiết bị y tế vẫn là
việc làm vô cùng cần thiết.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm là một trong những đơn vị có kinh
nghiệm và uy tín lâu năm trong lĩnh vực nhập khẩu trang thiết bị y tế. Công ty
không chỉ xây dựng được hình ảnh tin cậy đối với các đối tác nước ngoài mà còn
xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với Bộ Y tế cũng như các bệnh
viện, cơ sở y tế lớn trong cả nước.

Phát triển mảng hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế không chỉ làm tăng nguồn
thu cho công ty mà còn góp phần bổ sung, đồng bộ các thiết bị, máy móc, vật tư
hiện đại (những sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc hiệu quả, chất
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
lượng chưa đáp ứng) cho các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là các tỉnh còn khó
khăn tạo điều kiện nâng cao đời sống người dân.
Tuy là công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có nhiều
kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ nhưng thời gian gần đây,
TOCONTAP luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ mới
trong nước cũng như sức ép từ các nhà cung cấp nước ngoài. Bởi vậy, cần có
những nghiên cứu cụ thể về mặt mạnh, hạn chế của công ty cũng như những tác
động tích cực, tiêu cực từ các yếu tố ngoài công ty đến hoạt động nhập khẩu
trang thiết bị y tế. Từ đó, tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả, quy mô hoạt
động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty. Chính vì lý do trên em đã lựa chọn đề
tài: “Giải pháp phát triển nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Tạp phẩm”.
Ngoài lời mở đầu, bảng chữ cái viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm
Chương 2: Thực trạng nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Tạp phẩm
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm
Bài viết này được thực hiện dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, do
trình độ và kinh nghiệm thực tế có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót, em rất
mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ
của công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Qua bài viết này em muốn gửi đến lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ
làm việc tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm, đặc biệt là tại phòng

XNK số 5 nơi em trực tiếp thực tập. Đồng thời, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến thầy giáo ThS. Nguyễn Thanh Phong đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp
đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập, nghiên cứu để hoàn thành bài viết này.
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU TẠP PHẨM
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM
Tên tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL SUNDRIES IMPORT AND
EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch: TOCONTAP HANOI
Tên viết tắt: TOCONTAP HANOI
Logo:
Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện
hành của Việt Nam.
Địa chỉ trụ sở chính Số 36 phố Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội
Điện thoại (04) 38254191/ (04) 38254795
Fax (04) 38255917
E-mail
Website www.tocontaphanoi.com
Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng: Địa chỉ số 96A, phố Nguyễn Đức Cảnh,
thành phố Hải Phòng.
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ số 129, phố Cô Bắc, Quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh.
Khi cần thiết công ty có thể thành lập thêm hoặc giải thể các chi nhánh, văn
phòng đại diện, đơn vị trực thuộc và góp vốn để thành lập các đơn vị liên doanh,

liên kết kinh tế ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các mục tiêu hoạt động
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
của Công ty phù hợp với nghị quyết của Hội đồng quản trị và trong phạm vi luật
pháp cho phép.
Theo điều lệ hoạt động, công ty không chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng
mà trải rộng kinh doanh nhiều mặt hàng từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch
vụ. Cụ thể như sau:
- Kinh doanh hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ
nghệ, tạp phẩm, công nghệ phẩm, sản phẩm dệt, may, da giầy (trừ loại lâm sản
Nhà nước cấm);
- Kinh doanh phân bón, máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp (không
bao gồm thuốc bảo vệ thực vật);
- Kinh doanh gỗ ép định hình;
- Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xây dựng,
hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), kim khí điện máy, phương tiện vận tải;
- Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị và máy móc trong ngành dịch vụ;
- Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn;
- Kinh doanh máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị
ngành in;
- Mua bán sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu biển cũ làm phế liệu để tiêu thụ
trong nước;
- Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn, đại lý bán buôn, bán lẻ
hàng hóa (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường);
- Kinh doanh đồ uống, rượu, bia, nước giải khát (không bao gồm kinh
doanh quán bar);
- Tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các
tổ chức trong và ngoài nước;
- Sản xuất và mua bán hàng thêu, hàng may măc.

Các nhóm hàng chính hiện công ty đang kinh doanh:
A – Xuất khẩu
a, Các mặt hàng dệt, may mặc.
b, Da và các sản phẩm da giầy bao gồm các sản phẩm hoàn chỉnh và bán thành
phẩm như găng tay, giầy, dép, mũi giầy…
c, Các sản phẩm chế biến từ gỗ.
d, Hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre, thêu ren…
e, Hàng nông sản như gạo, tôm, cá, rau, quả, thịt gia súc gia cầm, cao su, chè,
cà phê, hạt tiêu, hạt điều…
f, Các mặt hàng thể thao và quần áo thể thao
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
g, Hàng bách hóa tiêu dùng.
h, Hàng kim khí điện máy, thiết bị dụng cụ trường học.
B – Nhập khẩu
a, Máy móc, trang thiết bị, vật tư cho công nghiệp dệt, may mặc.
b, Máy móc, trang thiết bị, vật tư cho công nghiệp xây dựng và vận tải.
c, Máy móc, trang thiết bị, vật tư cho công nghiệp đóng tàu và trang thiết bị
lắp đặt trên tàu thuyền.
d, Máy móc, trang thiết bị, vật tư cho công nghiệp da giầy.
e, Máy móc, trang thiết bị, vật tư cho công nghiệp giấy và sản phẩm giấy.
f, Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, mô hình học tập cho các trường trung học,
các trường đại học và dạy nghề…
g, Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cho ngành điện ảnh.
h, Các thiết bị điện dân dụng như radio, vô tuyến, băng cát xét, máy ảnh và
máy quay phim, máy photocopy, phim kỹ thuật, phim X-quang, phim cho ngành
khí tượng thủy văn, ngành hàng không, hàng hải…
i, Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư điện tử công nghiệp cho bưu chính
và viễn thông, thông tin và vận tải, điện lực và chiếu sáng…

k, Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cho y tế, nghiên cứu y học.
l, Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất cho xét nghiệm và phòng thí
nghiệm thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy
điện, khí tượng, y tế, giáo dục…
m, Máy móc, trang thiết bị, vật tư cho nông nghiệp (kể cả phân bón), lâm
nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp chế biến thực phẩm.
n, Gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
o, Hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống.
p, Các thiết bị, dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động cho công nhân tại các nhà
máy, công trường dưới nước và trên không.
q, Thiết bị và đồ gia dụng dùng trong khách sạn, nhà hàng, hộ gia đình…
r, Kinh doanh khí đốt (xăng, dầu, gas) và các sản phẩm liên quan.
C – Sản xuất
a, Sản xuất đồ gỗ công nghiệp, gỗ định hình, dụng cụ quét sơn.
b, Hàng may, thêu, hàng may mặc.
D – Các lĩnh vực khác
Phá dỡ tàu biển cũ
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
1.2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm đang hoạt động hiện nay là kết
quả của quá trình chuyển đổi từ một doanh nghiệp Nhà nước thành lập từ năm
1956. Từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm thành Công ty Xuất nhập khẩu
Tạp phẩm và cuối cùng là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm như hiện
nay. Phân tích hoạt động của những tổ chức tiền thân, những lần chuyển đổi của
công ty ta sẽ có cái nhìn tổng thể về quá trình phát triển của công ty từ khi thành
lập đến nay.
• Tổng công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm
Tổng công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm (VIETNAM NATIONAL

SUNDRIES IMPORT AND EXPORT CORPORATION) – gọi tắt là
TOCONTAP tiền thân của Công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm, thành lập ngày 05
tháng 03 năm 1956 theo quyết định số 62/BTng-NĐ-KD của Bộ Thương nghiệp.
Cơ quan chủ quản
Từ năm 1956 – 1960, Tổng công ty nằm dưới sự quản lý của Bộ Công thương,
Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa;
Từ năm 1960 – 1976, cơ quan chủ quản của Tổng công ty là Bộ Ngoại thương,
Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và
Từ năm 1976 – 1993, công ty hoạt động với tư cách là đơn vị trực thuộc Bộ
Ngoại thương, Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chi nhánh và văn phòng đại diện
Là một trong những doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được thành lập, hoạt
động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tạp
phẩm có quy mô rất lớn với hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và
ngoài nước.
Chi nhánh trong nước:
- Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh và văn phòng đại diện ngoài nước:
- Công ty TNHH TOCONTAP Handelsgesellschaft GmbH tại Bremen CHLB
Đức
- Đại diện thương mại tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Philipin,
Thái Lan, Liên Xô, CHDC Đức, Pháp, Anh, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani,
Bungari, Ba Lan, Cu Ba.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của công ty, một số bộ phận
thuộc công ty đã tách ra để hình thành những doanh nghiệp chuyên doanh theo
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
mặt hàng hoặc theo vùng lãnh thổ và trở thành những doanh nghiệp mạnh trong

hoạt động xuất nhập khẩu của riêng mình. Có thể kể đến như:
Năm 1964, bộ phận thủ công mỹ nghệ của công ty tách ra để thành lập Công
ty Xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ, viết tắt là ARTEXPORT.
Năm 1977, toàn bộ bộ phận phụ trách xuất nhập khẩu hàng may mặc của Tổng
công ty tách ra hình thành Tổng công ty xuất nhập khẩu dệt Việt Nam, viết tắt là
TEXTIMEX.
Năm 1985, bộ phận dụng cụ kim khí và thiết bị cầm tay tách ra thành lập Công
ty Mecanimex.
Năm 1987, bộ phận chuyên doanh da, giả da và giầy dép được tách để thành
lập Công ty Xuất nhập khẩu Da giầy – LEAPRODEXIM.
Năm 1975, nhiều cán bộ cốt cán của công ty đã vào miền Nam hình thành nên
chi nhánh TOCONTAP tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian phát triển
lớn mạnh, đến năm 1990, theo chủ trương quản lý và hoạt động theo vùng lãnh
thổ, chi nhánh này đã tách hẳn ra thành công ty độc lập trực thuộc Bộ Thương
mại mang tên TOCOTAP SÀI GÒN.
Các kho tàng, bến bãi của công ty trong quá trình hoạt động cũng được chuyển
giao cho Công ty giao nhận kho vận ngoại thương.
Hoạt động kinh doanh
Từ năm 1956 - 1977, xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng trừ thiết bị toàn bộ
(không trừ thiết bị đồng bộ), khoáng sản, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật, vũ khí, xăng dầu.
Từ năm 1978 – 1987, xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng trừ thiết bị toàn bộ
(không trừ thiết bị đồng bộ), khoáng sản, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật, vũ khí, xăng dầu, dệt may.
Từ năm 1987 – 1993, xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng trừ thiết bị toàn bộ
(không trừ thiết bị đồng bộ), khoáng sản, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật, vũ khí, xăng dầu.
Sau Đại hội Đảng VI năm 1986, nước ta bước vào thời kỳ Đổi Mới, nền kinh
tế chuyển dịch dần theo cơ chế quản lý mới. Năm 1993, theo chủ trương sắp xếp
lại Doanh nghiệp Nhà nước trên toàn quốc, một phần cũng do quy mô công ty đã

bị thu hẹp sau nhiều lần chia tách, Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm
chuyển tên thành Công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm.
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
• Công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm
Công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm (VIETNAM NATIONAL SUNDRIES
IMPORT AND EXPORT CORPORATION) gọi tắt là TOCONTAP HANOI –
tiền thân của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm.
Ngày 31 tháng 03 năm 1993, theo quyết định số 284/TM-TCCB của Bộ
Thương mại Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm đổi tên thành Công ty Xuất
nhập khẩu Tạp phẩm với số vốn kinh doanh tại thời điểm đó là 47.199.110.042
VND, thuộc sự quản lý của Bộ Thương mại – Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm một Tổng giám đốc, một Phó Tổng giám
đốc, 3 phòng quản lý chức năng, 7 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên
doanh và bộ phận dịch vụ sau bán hàng.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, xí nghiệp sản xuất
- Chi nhánh trong nước gồm 2 chi nhánh tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh từ
Tổng công ty tiền thân và mở thêm 1 chi nhánh tại Hưng Yên.
Chi nhánh và văn phòng đại diện tại nước ngoài:
- Công ty TNHH TOCONTAP Handelsgesellschaft GmbH tại Bremen CHLB
Đức
- Đại diện thương mại tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Philipin,
Thái Lan, CHLB Nga, CHLB Đức, Pháp, Anh, Hungary, Czech, Achentina, Cu
Ba, Iraq, Chile.
Xí nghiệp sản xuất trong nước:
- Xí nghiệp liên kết kinh tế TOCAN (với Canada) tại quận Thanh Xuân – Hà
Nội.
- Xí nghiệp bia Kiến An, Hải Phòng.

- Công ty liên doanh Đông Hải Phúc (với Trung Quốc) tại Khu công nghiệp
Hưng Yên, xã Chi Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Xí nghiệp sản xuất ngoài nước:
- Xí nghiệp liên doanh sản xuất mỳ ăn liền tại nước CHDCND Lào
Hoạt động kinh doanh
Xuất nhập khẩu tổng hợp trừ dược phẩm, vũ khí, xăng dầu.
• Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm
Sau một thời gian hoạt động, đến năm 2006, cùng với tiến trình cổ phần hóa
Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm tiến hành cổ phần
hóa hình thành nên Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm.
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm thành lập ngày 01 tháng 06 năm
2006 theo quyết định số 2537/QĐ-BTM ngày 18/10/2005 và số 0206/QĐ-BTM
ngày 13/2/2006 của bộ trưởng Bộ Thương mại với vốn điều lệ là 34.000.000.000
(ba mươi tư tỷ đồng VN). Cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty gồm một Tổng
giám đốc, một Phó Tổng giám đốc, 3 phòng quản lý chức năng, 7 phòng kinh
doanh xuất nhập khẩu chuyên doanh và bộ phận dịch vụ sau bán hàng.
Chi nhánh và nhà máy:
Chi nhánh:
- Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng – 96A, phố Nguyễn Đức Cảnh, TP Hải
Phòng.
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh – A75/28, đường Bạch Đằng, phường
2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh tại tỉnh Hưng Yên – xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên.
- Chi nhánh tại tỉnh Đồng Tháp – tổ 2, ấp An Hòa, xã An Bình, thị xã Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Xí nghiệp trong nước:

- Xí nghiệp liên kết kinh tế TOCAN (với Canada) tại quận Thanh Xuân, Hà
Nội.
- Công ty liên doanh Đông Hải Phúc (với Trung Quốc) tại Khu công nghiệp
Hưng Yên, xã Chi Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Ghi chú: Cả hai liên danh này đã hết hạn liên danh và dừng hoạt động từ ngày
01/01/2009.
Hoạt động kinh doanh
Từ tháng 6/2006 – tháng 8/2009 xuất nhập khẩu tổng hợp trừ dược phẩm, vũ
khí, xăng dầu.
Từ tháng 8/2009 – nay xuất nhập khẩu tổng hợp trừ dược phẩm, vũ khí.
Như vậy, từ một Tổng công ty Nhà nước trải qua bao giai đoạn thăng trầm
cùng nền kinh tế đất nước, TOCONTAP HANOI ngày nay không chỉ thừa hưởng
uy tín, kinh nghiệm cũng như mạng lưới các thị trường, bạn hàng trải dài hơn 40
nước và khu vực trên toàn cầu từ các đơn vị tiền thân mà còn từng ngày đổi mới
cơ chế quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp
phẩm
Nguồn: Website của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm
Sau khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, cơ quan điều
hành cao nhất của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm là Hội đồng quản
trị trực tiếp thừa lệnh từ Đại hội đồng cổ đông. Bộ máy quản lý của công ty gồm
có: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc,
Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tổng hợp. Mỗi phòng ban
chuyên trách những chức năng và nhiệm vụ riêng rẽ khác nhau nhưng vẫn phải
phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo sự vận hành nhịp nhàng và hiệu quả mọi
hoạt động của công ty.

Công ty có tất cả 7 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, mỗi phòng thực hiện
chuyên doanh xuất nhập khẩu một số mặt hàng, một số lĩnh vực riêng. Ngoài ra
Công ty còn xây dựng 2 chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và có
phòng kho vận riêng.
• Đại Hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả cổ đông có
quyền biểu quyết. Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần.
Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày
kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông có quyền thảo luận và thông qua:
Báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm; Báo cáo của Ban kiểm soát; Báo cáo của
Hội đồng quản trị; Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty. Hơn
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
thế, cơ quan này có quyền quyết định bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát và phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm
Tổng giám đốc; bổ sung và sửa đổi Điều lệ công ty; chia, tách, hợp nhất, sáp
nhập hoặc chuyển đổi công ty; tổ chức lại và giải thể (thanh lý) công ty và chỉ
định người thanh lý; kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị hoặc
Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông của công ty và một số
vấn đề quan trọng khác.
• Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra với chức năng giám sát mọi hoạt động của
công ty, có quyền đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán
và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc
lập; thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước
khi bắt đầu việc kiểm toán; kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng
và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị; thảo luận về những vấn đề khó
khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như
mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc; xem xét thư quản lý của

kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban quản lý công ty; xem xét báo
cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản trị
chấp thuận; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh, ghi chép và lập sổ sách kế toán.
• Hội đồng quản trị
Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các
quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ. Mọi hoạt
động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự chỉ đạo hoặc quản lý
của Hội đồng quản trị. Cơ quan này có những quyền hạn và nhiệm vụ sau: quyết
định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm; bổ nhiệm
và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc và
quyết định mức lương của họ; quyết định cơ cấu tổ chức của công ty; bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc chi
nhánh, Kế toán trưởng hay cán bộ quản lý hoặc người đại diện của công ty khi
Hội đồng quản trị cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của công ty. Việc bãi nhiệm
nói trên không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi
nhiệm (nếu có). Ngoài ra, có một số vấn đề chỉ được thông qua khi có sự phê
chuẩn của Hội đồng quản trị như: thành lập chi nhánh hoặc các văn phòng đại
diện của công ty; thành lập các công ty con của công ty; chỉ định và bãi nhiệm
những người được công ty uỷ nhiệm là đại diện thương mại và Luật sư của công
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
ty; vay nợ và việc thực hiện các khoản thế chấp, bảo đảm, bảo lãnh và bồi
thường của công ty. Hội đồng quản trị phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông về hoạt
động của mình, cụ thể là về việc giám sát của Hội đồng quản trị đối với Tổng
giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong năm tài chính. Trường hợp Hội
đồng quản trị không trình báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông, báo cáo tài chính
hàng năm của công ty sẽ bị coi là không có giá trị và chưa được Hội đồng quản
trị thông qua. Ở công ty cổ phần XNK Tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) chủ

tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc quản lí và điều hành mọi hoạt động công ty.
Ban Giám đốc Công ty gồm có một Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng Giám
đốc.
• Tổng Giám đốc
Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Hội đồng hoặc một người
khác làm Tổng giám đốc. Tổng Giám đốc là người đứng đầu công ty, điều hành
mọi hoạt động kinh doanh của công ty; thực hiện các nghị quyết của Hội đồng
quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của
công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua; quyết
định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao
gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức
và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những
thông lệ quản lý tốt nhất; trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh
chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách
phù hợp cũng như kế hoạch tài chính năm năm; thực thi kế hoạch kinh doanh
hàng năm được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua; chuẩn bị
các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của công ty (sau đây gọi là bản
dự toán) phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của công ty
theo kế hoạch kinh doanh. Bản dự toán hàng năm (bao gồm cả bản cân đối kế
toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự
kiến) cho từng năm tài chính sẽ phải được trình để Hội đồng quản trị thông qua
và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của công ty; báo cáo
lên Hội đồng quản trị và các cổ đông. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
được giao và phải báo cáo các cơ quan này khi được yêu cầu.
• Phó Tổng Giám đốc
Là người chịu sự phân công công việc của Tổng Giám đốc, hoàn thành những
công việc mà Tổng Giám đốc giao phó. Đồng thời hỗ trợ Tổng Giám đốc trong
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
12

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
công tác quản lý công ty, trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty (trong phạm vi nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn được ủy quyền).
• Phòng Tổng hợp
Bộ phận có nhiệm vụ thống kê, tổng hợp, tính toán phân tích số liệu về các
vấn đề đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích số liệu,
chính sách, thông tin mới nhất ở trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động
của công ty, cung cấp cho Tổng giám đốc và các phòng quản lý, phòng kinh
doanh để kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; phiên
dịch và biên dịch các tài liệu giúp Tổng giám đốc nắm chắc tình hình và các vấn
đề mới phát sinh; thống kê tình hình thực hiện kế hoạch của từng bộ phận kinh
doanh, từng cá nhân để thực hiện trả lương theo quy chế khoán; lập báo cáo định
kỳ để thông báo cho từng phòng ban và báo cáo lên các cơ quan hữu quan. Theo
dõi, đôn đốc các bộ phận kinh doanh nộp thuế tại các cửa khẩu đúng hạn. Ngoài
ra, Phòng Tổng hợp có nhiệm vụ quan trọng trong việc kiểm tra các phương án
kinh doanh và dự thảo hợp đồng do các bộ phận kinh doanh trình trước khi
chuyển cho Phòng Kế toán kiểm tra tiếp theo. Phòng Tổng hợp phải kiểm tra số
liệu tính toán, kiểm tra các điều khoản của hợp đồng xem có phù hợp với quy
định của công ty, luật pháp của Việt Nam và thông lệ quốc tế hay không. Nếu có
sai sót, không phù hợp thì yêu cầu phòng kinh doanh sửa đổi. Khi phương án
được phê duyệt và hợp đồng được uỷ quyền ký thì phòng tổng hợp vào sổ theo
dõi của công ty. Thời gian kiểm tra phương án và hợp đồng của phòng tổng hợp
là không quá 3 giờ làm việc kể từ lúc nhận được từ các bộ phận kinh doanh, trừ
trường hợp phương án hoặc hợp đồng cần phải chuyển lại bộ phận kinh doanh để
sửa đổi. Phòng tổng hợp có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về khách hàng và
hàng hoá. Trường hợp phòng tổng hợp vi phạm thời gian kiểm tra phương án
hoặc hợp đồng hoặc tiếp lộ thông tin về khách hàng, hàng hoá thì trưởng phòng
và cán bộ có liên quan đến phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi tổn thất do việc
làm của mình gây ra.
• Phòng Kế toán

Phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về việc lập kế hoạch và kiểm
tra việc thực hiện kế hoạch tài chính của các phòng kinh doanh; cập nhật và báo
cáo cho Tổng giám đốc tình hình cân đối tài chính của công ty; hướng dẫn các bộ
phận kinh doanh lập số sách, theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán, hạch toán
nội bộ theo quy định của công ty, chế độ chính sách của Nhà nước; kiểm tra các
hoá đơn, các chứng từ sao cho hợp pháp, đúng nội dung công việc, đúng mục
đích. Phòng Kế toán chỉ được chi tiền khi có sự đồng ý phê duyệt của Tổng giám
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
đốc hoặc Phó tổng giám khi được Tổng giám đốc uỷ quyền. Đây cũng là bộ phận
thẩm định các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do phòng tổng hợp
chuyển tới. Kiểm tra điều khoản thanh toán của hợp đồng có phù hợp không và
thống kê tình hình nợ của khách hàng. Sau khi phương án được thông qua, phòng
sẽ lập sổ theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu chứng từ với các bộ phận kinh
doanh để đảm bảo các bộ phận kinh doanh thu chi, hạch toán đúng, đủ theo
phương án đã phê duyệt; viết hoá đơn bán hàng hoặc dịch vụ theo đề nghị của bộ
phận kinh doanh. Ngoài ra, Phòng Kế toán là nơi làm thủ tục bảo lãnh vay vốn
ngân hàng hoặc các hình thức huy động vốn khác khi công ty cần vay vốn kinh
doanh. Và cuối cùng, lập báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý theo quy định
của Nhà nước và báo cáo nhanh khi cần thiết, tuân thủ các chế độ chính sách của
Nhà nước và quy định của công ty.
• Phòng Tổ chức hành chính
Bộ phận có chức năng quản lý về văn thư, lưu trữ, điện thoại, Fax, telex, văn
phòng phẩm, điều động các phương tiện, sử dụng thiết bị đã mua sắm để phục vụ
cho các hoạt động của công ty một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Đề xuất việc mua
sắm phương tiện làm việc, các nhu cầu sinh hoạt của công ty. Ngoài ra, phòng
còn có nhiệm vụ tổ chức và quản lý lao động trong công ty; lập quy hoạch đào
tạo, tuyển dụng lao động, nghiên cứu đề xuất việc bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức
danh quản lý trong công ty; giải quyết các vấn đề về lao động, tiền lương, bảo

hiểm xă hội cho người lao động trong công ty.
• Phòng kho vận
Thực hiện chức năng làm nơi gom, giao nhận, cất trữ, bảo quản hàng hóa và
thực hiện vận chuyển hàng tới cảng và từ cảng về kho.
• Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Bao gồm 7 phòng xuất nhập khẩu hoạt động tương đối độc lập với nhau. Các
phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ xuất nhập khẩu như tìm kiếm khách hàng, đàm phán kí kết, thực hiện
hợp đồng. Công ty hoạt động theo cơ chế “khoán” giao chỉ tiêu cho các phòng
kinh doanh. Trong từng phòng, mỗi thành viên cũng có nhiệm vụ, trách nhiệm
riêng.
- Trưởng phòng: là người đại diện cao nhất trong các phòng kinh doanh, được
chủ động giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước trong giới hạn ngành
nghề kinh doanh; được phép sử dụng vốn của công ty theo phương án kinh doanh
đã duyệt. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước công ty về việc bảo toàn
vốn vay để sử dụng kinh doanh. Được huy động vốn nhàn rỗi của cá nhân, tập
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
thể trong phòng để thực hiện các thương vụ kinh doanh của phòng mình. Phân
công công việc cho nhân viên trong phòng một cách hợp lý, khoa học. Có quyền
đề nghị công ty bổ sung lao động khi cần thiết và chấm dứt hợp đồng lao động
khi cán bộ trong phòng vi phạm kỷ luật lao động, không tuân thủ theo sự phân
công của trưởng phòng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của phòng, công ty. Chỉ đạo
hoặc trực tiếp thực hiện các phương án và hợp đồng đã được phê duyệt. Trong
quá trình thực hiện phương án phải thực hiện đúng quy trình thao tác nghiệp vụ
chuyên môn để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, chủ động phát hiên kịp thời và
ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Được quyền tự quyết định giá cả mua bán,
các khoản chi phí trong kinh doanh như chi phí vận tải, thuê kho, bốc dỡ hàng
hoá, chi phí vận tải, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi…trên cơ sở chứng từ tài

chính thu chi hợp lệ.
- Phó phòng: là người hỗ trợ trưởng phòng trong việc xử lý các công việc của
phòng cũng như thay mặt trưởng phòng trong thời gian trưởng phòng vắng mặt.
- Nhân viên kinh doanh: số lượng tùy thuộc vào quy mô phòng kinh doanh, có
nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, tìm kiếm đối tác,
lập phương án kinh doanh. Đặc biệt, tại TOCONTAP các nhân viên kinh doanh
được khuyến khích tự phát triển danh mục sản phẩm kinh doanh riêng nếu
phương án kinh doanh được duyệt. Điều này góp phần phát huy năng lực của cán
bộ, nhân viên trong công ty.
• Hai chi nhánh của công ty tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh trước
đây chỉ hoạt động như đơn vị kho vận nhưng giờ đây đã tập trung vào công tác
kinh doanh và hoạt động theo cơ chế “khoán” tương tự các phòng kinh doanh.
1.4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY
1.4.1. Đặc điểm về vốn của công ty
1.4.1.1. Cơ cấu vốn
• Theo sở hữu
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm hiện có vốn điều lệ là 34 tỷ VND,
tổng số cổ phần là 3.400.000 thuộc sở hữu của các cổ đông.
Bảng 1.1 cho thấy, phần vốn điều lệ có sở hữu ngoài Nhà nước hiện đang
chiếm đa số với 70,55%. Trong đó, hai cổ đông chiến lược của công ty là Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân đội và Tập đoàn Phú Thái. Phát triển từ 1 công ty
Nhà nước cổ phần hóa, hiện số vốn Nhà nước tại TOCOTAP chỉ gần 30%, việc
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
trở thành công ty cổ phần cho phép phát huy năng lực cán bộ công nhân viên do
họ được làm chủ 1 phần công ty.
Bảng 1.1. Cơ cấu vốn theo sở hữu của công ty
Đơn vị: VNĐ

STT Tên cổ đông Số cổ
phần
Giá trị cổ phần
(VNĐ)
Tỷ lệ (%)
1 Vốn Nhà nước
Đại diện: Cao Văn Thủy
1.001.300 10.013.000.000 29,45
2 97 cổ đông sáng lập khác 176.900 1.769.000.000 5,20
3 Cổ đông khác 2.221.800 22.218.000.000 65,35
Tổng 3.400.000 34.000.000.000 100,00
Nguồn: Phòng Kế toán
• Cơ cấu vốn theo tốc độ quay vòng vốn
Vốn lưu động khoảng 900 tỷ VNĐ, vốn cố định khoảng 33 tỷ VNĐ.
Như vậy, vốn lưu động chiếm hầu hết vốn hoạt động của công ty. Điều này
hoàn toàn phù hợp vì TOCONTAP hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế,
vốn hoạt động chủ yếu nằm trong hàng hóa hoặc lưu tại các khâu của hoạt động
mua bán như phải thu khách hàng, trả trước cho người bán.
Tỷ trọng các khoản mục trong vốn lưu động của công ty (số liệu năm 2012)
Bảng 1.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2012
Đơn vị: VNĐ
STT Khoản mục Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)
1 Các khoản phải thu ngắn hạn 670.437.949.409 74,52
2 Hàng tồn kho 159.087.918.280 17,68
3 Tiền và các khoản tương
đương tiền
27.264.905.547 3,03
4 Vốn lưu động khác 42.863.620.885 4,77
Tổng 899.654.394.121 100,00
Nguồn: Phòng Kế toán

Qua bảng 1.2, ta thấy, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ khá lớn trong
vốn lưu động của công ty, gần ¾ vốn lưu động của công ty đang nằm trong tay
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
khách hàng hoặc nhà cung cấp. Nguồn vốn này nếu nằm không thu được ngay sẽ
ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn, cũng như khả năng sử dụng vốn của
công ty. Điều này có thể coi là một trở ngại đối với công ty nhất là trong với thực
trạng kinh doanh hiện nay khi mà rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế khó
khăn, thiếu vốn, việc dây dưa trả nợ trở nên phổ biến. Hoạt động nhập khẩu thiết
bị y tế tại công ty cũng gặp bất lợi khi phải chờ các khoản tiền phải thu của khách
hàng để thanh toán cho nhà cung cấp, ảnh hưởng đến lòng tin của đối tác. Lượng
vốn lưu động nằm trong hàng tồn kho (chiếm 17,68%) cũng là một tham số quan
trọng trong hoạt động sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu
thiết bị y tế của TOCONTAP đều tiến hành sau khi đã có đầu ra cho hàng hóa
(chủ yếu nhập theo gói thầu, một phần nhỏ là nhập khẩu ủy thác) nên hàng không
bị tồn kho. Hàng nằm tại kho chủ yếu do đang trong quá trình kiểm nghiệm hoặc
chờ thông quan.
1.4.1.2. Năng lực tài chính
Số dư tiền và tương đương tiền tại thời điểm 31/12/2012 là 27.264.905.547
VND (Báo cáo tài chính 2012) trong đó tiền mặt là 502.565.538 VND, tiền gửi
ngân hàng là 26.762.340.009 VND.
Tài sản có thể chuyển thành tiền mặt là 191.039.335.863 VND (Báo cáo tài
chính 2012 – Hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác).
Nguồn vốn tín dụng:
Công ty có quan hệ rất tốt với nhiều ngân hàng lớn nên ngoài nguồn vốn hiện
có, hàng năm, TOCONTAP có thể tiếp cận nguồn tín dụng ổn định từ các ngân
hàng uy tín này.
Số liệu thống kê trong bảng 1.3 dưới đây cho thấy số hạn mức mà các ngân
hàng cam kết cho công ty hàng năm lên tới gần 900 tỷ VNĐ. Có thể thấy năng

lực tài chính của TOCONTAP HANOI là khá lớn, đủ sức thực hiện các dự án lớn
có giá trị hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Các dự án liên quan đến thiết bị
y tế hầu hết là những máy móc lớn, công nghệ hiện đại do vậy giá trị mỗi hợp
đồng thường rất lớn. Khả năng bảo lãnh dự thầu hay bảo lãnh thực hiện hợp đồng
cũng là yếu tố làm tăng mức độ tin cậy đối với chủ đầu tư, tăng sức cạnh tranh và
khả năng giành được các hợp đồng nhập khẩu trong nước và quốc tế.
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
Bảng 1.3. Hạn mức tín dụng của công ty năm 2013
Đơn vị: VNĐ
STT Ngân hàng cấp tín dụng Hạn mức cung
cấp/năm
(VNĐ)
1 Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ
phần ngoại thương Việt Nam
120.000.000.000
2 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Hoàn Kiếm
100.000.000.000
3 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Hà Nội
130.000.000.000
4 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Đông Hà Nội
127.000.000.000
5 Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội –
Chi nhánh Hoàn Kiếm
150.000.000.000
6 Ngân hàng công thương – Chi nhánh

Hoàng Mai
164.000.000.000
7 Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế
Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (VIBank
– Cầu Giấy branch)
70.000.000.000
8 Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt
– Chi nhánh Thăng
35.000.000.000
9 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Thăng Long
Cấp hạn mức theo món
Nguồn: Phòng Kế toán
1.4.2. Đặc điểm nhân sự của công ty
Nhân lực là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp. Tại Công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu Tạp phẩm, nguồn nhân lực thực sự là một điểm mạnh góp phần đáng
kể trong sự thành công của công ty ngày hôm nay. Phần lớn đội ngũ nhân sự của
TOCONTAP không chỉ được đào tạo bài bản trong những trường đại học hàng
Lưu Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Thương mại 52A
18

×