Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.55 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC
~~~ *** ~~~
BẢN CAM ĐOAN
Kính gửi: Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa Đầu Tư
Tên Sinh Viên : Đỗ Thị Thu Hương
Lớp : Kinh tế Đầu tư 51D
Khóa : 51

Em xin cam đoan bài chuyên đề dưới đây là sản phẩm của bản thân em, dựa vào
quá trình thực tập thực tế tại đơn vị, các tài liệu, ý kiến chuyên môn của các cán bộ
tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Ninh. Hoàn toàn không sao chép của các cá nhân
khác. Nếu có vi phạm xảy ra em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung chuyên
đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10/05/2013
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Thu Hương
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: Kinh tế đầu tư 51D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: Kinh tế đầu tư 51D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC VIẾT TẮT
XDCB : Xây dựng cơ bản


NSNN : Ngân sách Nhà nước
VĐT : Vốn đầu tư
UBND : Ủy ban nhân dân
TP : Thành phố
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
KT- XH : Kinh tế - xã hội
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
KCN : Khu công nghiệp
KHCN : Khoa học công nghệ
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: Kinh tế đầu tư 51D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG:
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: Kinh tế đầu tư 51D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hoạt động đầu tư
xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo ra hệ thống cơ sở
hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản
có ý nghĩa to lớn đối với đất nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Bắc Ninh là một tỉnh mới tái lập năm 1997, nền kinh tế có xuất phát điểm
thấp, mặc dù vậy tỉnh lại có tốc độ tăng trưởng nhanh, môi trường đầu tư sôi động.
Với những chủ trương, chính sách của Nhà nước đang từng bước đưa công tác đầu
tư xây dựng cơ bản nước ta đi vào ổn định, công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại
tỉnh Bắc Ninh đã và đang không ngừng phát triển, góp phần quan trong trong việc
mở rộng và nâng cao tiềm lực của nền kinh tế, tiềm lực sản xuất kinh doanh của
từng địa phương, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và từ nhân dân được khuyến khích và
huy động với quy mô ngày càng tăng dưới nhiều hình thức phong phú, tuy nhiên

không thể phủ nhận sự quan trọng của nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong tổng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Bắc Ninh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do khủng hoảng kinh tế thế giới cũng
như những biến động kinh tế đất nước, tỉnh Bắc Ninh cũng không tránh khỏi việc
gặp khó khăn trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nói chung và công
tác đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Mặt khác, tình trạng thất thoát, lãng phí trong
hoạt động đầu tư XDCB còn diễn ra khá phổ biến, công tác quản lý vốn đầu tư còn
bộc lộ nhiều nhược điểm, làm cho vốn đầu tư sử dụng đạt hiệu quả thấp. Đây là
một vấn đề bức xúc và cần được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp, các
ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Vì vậy, em chọn đề tài “Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà
nước tại tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp” để làm rõ thực trạng đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2008- 2012,
đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ
bản trong thời gian tới của tỉnh.
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Nội dung chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại Tỉnh
Bắc Ninh.
Chương II: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản
từ vốn ngân sách nhà nước tại Tỉnh Bắc Ninh.
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH BẮC NINH
1.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

1.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ
Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền
văn hóa lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía
Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội. Là tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Bắc Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi kết
nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn;
Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38
nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc
Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông
Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng
tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định
hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây
là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh
với bên ngoài.
1.1.1.2.Các yếu tố khí hậu, địa chất, thủy văn
- Về khí hậu. Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông
lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng
- Về địa hình - địa chất. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng
dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng
chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không
lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi
có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so
với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình,
Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của
cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh

hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.
- Về đặc điểm thuỷ văn. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật
độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km
2
, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua
gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước
bình quân 31,6 tỷ m
3
. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao
hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa
mưa trung bình cứ 1 m
3
nước có 2,8 kg phù sa.
Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc
Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m
3
. Sông Cầu có mực nước
trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong mùa cạn
mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m ).
Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km,
đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các
vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm
lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình
là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ
lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu
lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m
3
/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông

Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng
Khởi, sông Đại Quảng Bình.
1.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là
rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng khoảng 619,8 ha, phân bố tập trung ở Tiên Du,
thành phố Bắc Ninh và Quế Võ.
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về
chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với
trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị
xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá
sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m
3
. Ngoài ra còn có
than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71
km
2
, trong đó đất nông nghiệp chiếm 53,12%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 6,16%,
đất lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 39,2%, đất chưa sử
dụng còn 0,77%.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.2.1.Đặc điểm dân số
Năm 2010, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1034,8 ngàn người, cơ cấu dân số
Bắc Ninh thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15-64 tuổi khoảng
66% và 6,3%số người trên 65 tuổi. Do đó, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc còn cao (0,59).
Dân số nữ chiếm tới 51,11% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với tỉ lệ tương ứng của cả
nước (50,05%). Kết quả này có thể do nguyên nhân kinh tế - xã hội là chủ yếu.

Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với
tỉ lệ 72,8%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 27,2%, thấp hơn so tỉ lệ
dân đô thị của cả nước (29,6%). Mật độ dân số trung bình năm 2010 của tỉnh là
1257 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố. Mật độ
dân số của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của
thành phố Bắc Ninh.
1.1.2.2.Đặc điểm nguồn nhân lực
Ước tính 2010, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm
67,01% tổng dân số, tương đương với khoảng 693,4 ngàn người, trung bình mỗi
năm lao động có khả năng lao động tăng thêm khoảng 4,094 ngàn người, tốc độ
tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 1,33%/năm. Nguồn nhân lực chủ yếu tập
trung ở khu vực nông thôn.
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn
và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực
Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung
bình của Đồng bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tuy chỉ còn
0,39% nguồn nhân lực mù chữ, 5,79% chưa tốt nghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp
tiểu học và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ 27,2%.
Năm 2010, tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là
45,01%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84%. Như vậy,
chất lượng nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nước (30,0% &
12,4%).
1.1.2.3.Đặc điểm kinh tế
Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với nguồn thu ngân sách
năm 2011 đạt trên 7.100 tỷ đồng (gấp 41 lần so với năm 1997); chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh năm 2011 xếp thứ 2 trong 63 tỉnh, thành. Chính những kết quả quan
trọng trong phát triển kinh tế đã đưa Bắc Ninh trở thành một trong 13 tỉnh tự cân

đối và có điều tiết ngân sách về Trung ương.
Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997 cho đến nay, Bắc Ninh luôn là một trong
những địa phương đi đầu trong cả nước về tốc độ đô thị hóa cũng như phát triển
công nghiệp. Mức độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn giữ ở mức ổn định 14,5%.
Hàng loạt các khu công nghiệp mới với qui mô lớn được hình thành, nhiều tập đoàn
kinh tế có tên tuổi trên thế giới cũng chọn nơi đây làm điểm dừng chân.
Khi mới tái lập, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông gặp muôn vàn khó khăn
thách thức như điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng vừa yếu vừa thiếu (sản xuất
nông nghiệp chiếm 45% GDP của tỉnh) Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
chính quyền các cấp, sự nỗ lực của nhân dân, 15 năm qua, kinh tế của Bắc Ninh đã
liên tục đạt mức tăng trưởng cao (khoảng 14% năm). Sự tăng trưởng của nền kinh tế
còn thể hiện ở những chuyển biến không ngừng về qui mô (năm 2011 gấp 6,6 lần so
với 1977), cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại.
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Quy mô công nghiệp tăng nhanh, công nghiệp trở thành động lực phát triển
kinh tế của tỉnh, tính chung toàn ngành tăng bình quân 38%/năm. Hiện, Bắc Ninh là
một trong 10 tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất toàn quốc, với quy mô
công nghiệp năm 2011 tăng 107 lần so với năm 1997. Giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2011 đạt 62.722 tỷ đồng. Hình thành và phát triển 15 khu công nghiệp tập
trung, 27 khu, cụm công nghiệp, thu hút hơn 87.000 lao động; triển khai mô hình
khu công nghiệp - đô thị.
Bên cạnh đó, kinh tế đối ngoại của tỉnh cũng đạt được những kết quả rất
đáng khích lệ: năm 1997 có 1 dự án, với tổng vốn đần tư 120 triệu USD, đến năm
2011 đã có 317 dự án với tổng số vốn đăng ký 3.430 triệu USD, đặc biệt, tỉnh đã thu
hút được sự đầu tư của những tập đoàn kinh tế đa quốc gia như: Canon, Sam sung,
Nokia, ABB Cùng với đó, năm 2011 tỉnh đã thu hút được 546 dự án đầu tư trong
nước với tổng số vốn đăng ký là 62.900 tỷ đồng, từ 76 doanh nghiệp, với tổng vốn
đăng ký là 475 tỷ đồng, đến nay đã cấp giấy chứng nhận đăng ký 4.820 doanh

nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 34.700 tỷ đồng.
Đồng thời, tỉnh cũng được biết đến là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai xây
dựng khu công nghiệp hỗ trợ và gắn khu công nghiệp - đô thị và hình thành khu
công nghiệp công nghệ cao; đưa 15 khu công nghiệp tập trung vào hoạt động, rà
soát, điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng
nghề đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đô thị trong những năm tới.
Với những kết quả trên có thể thấy cơ cấu kinh tế Bắc Ninh đang phát triển
đúng hướng, trong đó công nghiệp có sự tăng trưởng ngoạn mục, đây chính là thành
công lớn của Bắc Ninh sau 15 năm tái lập.
1.1.2.4.Đặc điểm văn hóa, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế
Về lĩnh vực này, Bắc Ninh có sự phát triển nhanh cả về quy mô và chất
lượng.Toàn tỉnh đã phổ cập trung học cơ sở. Trường học các cấp ngày càng được
nâng cấp, trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ giảng dạy và nâng cao trình độ giáo viên.
Các hoạt động khoa học, kĩ thuật, công nghệ ngày càng tiến bộ.
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Về y tế, đến nay, 100% số xã và trên 90% số thôn đã có nhân viên y tế hoạt
động; 99% xã có nhà trạm; 72% số xã có bác sỹ hoạt động; 80% xã đạt chuẩn quốc
gia về y tế xã; 78,8% trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.
Đặc biệt, ngành đã tiến hành kiểm soát tốt các dịch bệnh mới nổi, giảm tỷ lệ tử vong
do bệnh tay chân miệng hơn 4 lần so với năm 2011. Ứng dụng thành công nhiều kỹ
thuật hiện đại trong y học như: ghép tủy đồng loại, ghép gan, tim, thận.
1.1.3. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến hoạt
động đầu tư phát triển
Bắc Ninh có vị trí địa lý rất thuận lợi: cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km;
có hệ thống đường cao tốc nối Bắc Ninh với sân bay Quốc tế Nội Bài (40km), với
cảng biển Hải Phòng và cảng biển Quảng Ninh 110km, với cửa khẩu Lạng Sơn-
Trung Quốc 115Km, có trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn
và Trung Quốc; mạng đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình nối Bắc

Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng. Vị trí địa - kinh tế thuận lợi sẽ
là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát
huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình
đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các
điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập
trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ
thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với vị trí địa kinh tế liền
kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn hàng thứ hai
trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị
lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp
thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp
các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu
dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua
xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô
trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tận dụng đặc điểm thuận lợi này,
Bắc Ninh không ngừng đầu tư phát triển về tất cả các ngành nghề, nâng cao cả về
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
quy mô và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đáp ứng
nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, đồng thời đầu tư xây dựng, cải thiện mạng
lưới giao thông nhằm phục vụ cho việc giao lưu với các vùng lân cận. Tuy nhiên, vị
trí địa lý này cũng vừa là cơ hội, vừa là thách thức, đòi hỏi tính cạnh tranh cao để
duy trì và phát triển trên thị trường.
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.
Khí hậu của Bắc Ninh khá thuận lợi hơn so với một số tỉnh ven biển khác, do đó
xác suất các công trình xây dựng phải chịu những rủi ro bất khả kháng như thiên tai,
lũ lụt,… là ít.
Với đặc điểm địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội

và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình. Bên
cạnh đó có một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái
đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch.
Với đặc điểm mạng lưới sông ngòi dày đặc, nếu biết khai thác trị thuỷ và
điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh.
Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m
3
, trong
đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m
3
; được đánh giá là khá dồi
dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá
lớn, trung bình 400.000 m
3
/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3-5 m và
có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai
thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các
hoạt động của đô thị.
Với đặc điểm tài nguyên không dồi dào, lượng khoáng sản ít, nên các hoạt
động đầu tư liên quan đến khai thác khoáng sản cũng hạn chế.
Với đặc điểm dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cao hơn
mức trung bình cả nước, đây là lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng
thời cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục – đào tạo và giải quyết việc làm. Đây
cũng là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu đối với chính quyền địa phương trong việc
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục – đào tạo, y tế để nâng cao trình độ và chăm sóc sức
khỏe cho cộng đồng, đồng thời xây dựng các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất…
tạo việc làm cho nhân dân.

Có thể thấy, tất cả những đặc điểm vị trí địa-kinh tế và khí hậu thuận lợi,
nguồn nhân lực dồi dào và có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện
đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, đồng thời
điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện, hệ
thống giao thông rộng khắp, hệ thống điện nước đầy đủ, hệ thống ngân hàng tài
chính và bảo hiểm hoàn thiện và đồng bộ đáp ứng yêu cầu thanh toán liên ngân
hàng, thanh toán quốc tế, đảm bảo an toàn và hiệu quả, đã khiến cho Bắc Ninh trở
thành một điểm thu hút đầu tư giàu tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh
1.2.1. Quy mô vốn đầu tư
Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng tại Bắc Ninh phát triển
mạnh mẽ và sôi động, phạm vi đầu tư rộng khắp ở tất cả các địa bàn thành phố và
các huyện. Nguồn vốn đầu tư và đối tượng đầu tư cũng khá đa dạng.
Đối tượng đầu tư xây dựng bao gồm :
- Các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông của Trung ương trên địa bàn.
- Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông tỉnh
- Dự án đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước thuộc
tỉnh và huyện
- Dự án đầu tư xây dựng các khu nhà ở
- Dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung, dự án xây dựng
các khu cụm công nghiệp làng nghề.
- Dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nông nghiệp
- Dự án đầu tư xây dựng các trường học, bệnh viện,…
- Dự án đầu tư xây dựng các công trình công cộng khác.
Quy mô vốn đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-2012 được thể
hiện ở bảng 1.1:
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên

BẢNG 1.1: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 2008- 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng 12.694 16.695,
8
21.388,
6
22.267,
1
23.457
-Vốn trong nước 8.691,
9
12.569,
2
15.225,5 16.459,
7
14.107
+NSNN 1.131,6 1.680,2 1.861,7 2.675,2 2167,1
+Tín dụng đầu tư 47,5 95,2 62,6 30,6 35,6
+Doanh nghiệp nhà nước 19,9 399,2 173,9 7,5 8,9
+Doanh nghiệp tư nhân 3.921,3 5.971,4 4.738,7 5.165,2 4327,8
+Vốn dân cư 3.510,4 4.324,5 8.101,4 8.523,5 7545,3
+ Vốn Bộ, ngành TW đầu tư
trên địa bàn tỉnh (vốn khác)
61,2 98,7 287,2 57,7 22,3
-Vốn nước ngoài 4.002,1 4.126,6 6.163,1 5.807,4 9.350
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Bắc Ninh
Tổng vốn đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008- 2012 tăng dần qua các
năm, tuy nhiên mức độ tăng chậm dần trong 2 năm gần đây. Tổng vốn đầu tư năm

2009 so với 2008 tăng 31,5%, năm 2010 so với 2009 tăng 28,1%, tuy nhiên năm
2011 so với năm 2010 tốc độ tăng giảm mạnh xuống còn 4,1% và đến năm 2012 so
với 2011 tăng 5,3%. Trong đó nguồn vốn trong nước tăng dần từ năm 2008 đến
2011, sau đó đến năm 2012 vừa qua đã giảm 2352,7 tỷ đồng tương ứng 14,3% so
với năm 2011. Ngược lại, nguồn vốn nước ngoài năm 2012 lại tăng đột biến so với
năm 2011, cụ thể là 3542,6 tỷ đồng tương ứng 61% so với năm 2011. Như vậy có
thể thấy có sự thay đổi trong cơ cấu tổng vốn đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh trong năm
vừa qua.Vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh tăng lên đáng kể như vậy cho thấy
Bắc Ninh là một tỉnh ngày càng có sức hút đầu tư nước ngoài lớn. Nhiều tập đoàn
xuyên quốc gia lớn trên thế giới đã đầu tư tại Bắc Ninh như: Samsung, Nokia, Hồng
Hải, Canon, Pepsi Co,…Khu vực kinh tế FDI đã có vai trò quan trọng, có nhiều
đóng góp đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Nguồn vốn đầu tư trong nước chủ yếu huy động từ dân cư và các doanh
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư của dân cư chiếm tỷ lệ cao thể hiện khả năng huy động
vốn của tỉnh, phục vụ cho mục tiêu phát triển dài hạn, nhằm tạo ra cơ sở vật chất lâu
dài cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Vốn NSNN chiếm khoảng 13-16%
nguồn vốn đầu tư trong nước. Vốn NSNN tăng dần đến năm 2011 nhưng năm 2012
vừa qua lại giảm 19% so với năm 2011. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, do tình hình
kinh tế khó khăn chung của cả nước, thể hiện trên tất cả các ngành, các lĩnh vực,
nên sự hỗ trợ vốn đầu tư từ phía Trung ương cũng bị hạn chế, do đó vốn ngân sách
đầu tư cho các địa phương bị cắt giảm, đồng thời vốn đầu tư của các doanh nghiệp
tư nhân và của dân cư cũng bị giảm đi, dẫn đến nguồn vốn đầu tư trong nước giảm.
Theo chủ trương của tỉnh Bắc Ninh, tỉnh đang phấn đấu trở thành tỉnh có khả
năng tự cân đối ngân sách, không cần sự hỗ trợ từ Trung ương, tuy nhiên tại thời
điểm này thì vốn NSNN vẫn là nguồn vốn khá quan trọng, được sử dụng để đầu tư
cho các công trình giao thông- thủy lợi, xây dựng sơ sở vật chất nhằm phát triển y
tế- giáo dục các cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

Bảng 1.2 thể hiện khối lượng vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư phát
triển tỉnh Bắc Ninh:
BẢNG 1.2: VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRONG TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008-2012
Năm
Vốn đầu tư
XDCB
(Tỷ đồng)
Tốc độ phát triển
liên hoàn VĐT
XDCB (%)
Vốn đầu tư phát
triển toàn tỉnh
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ VĐT
XDCB/ Tổng
VĐT phát
triển (%)
2008 6.972 - 12.694 54,93
2009 10.654,3 52,82 16.695,8 63,81
2010 15.816,7 48,45 21.388,6 73,95
2011 15.914,4 0.62 22.267,1 71,47
2012 17.519 10,08 23.457 74,68
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Bắc Ninh
Tỷ lệ vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2008-2012 là khá cao ( từ trên 50% trở lên), và có xu hướng tăng. Năm 2012 tăng
19,75% so với năm 2008. Đặc biệt từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên

cơ bản trên tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh đều trên 70%. Những con số này
phản ánh tình hình xây dựng diễn ra liên tục, không ngừng cải thiện cơ sở vật chất
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh có chủ trương
phát triển kinh tế ổn định, bền vững, mục tiêu đến năm 2015 trở thành Tỉnh công
nghiệp, quy hoạch và xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để trở thành Thành phố
trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Tốc độ phát triển khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 và 2010 đều
cao, năm 2009 tăng 52,82% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 48,45% so với năm
2009. Ngược lại, tốc độ phát triển khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của 2 năm
gần đây lại giảm, năm 2011 so với năm 2010 không thay đổi nhiều, chỉ tăng 0,62%,
năm 2012 so với năm 2011 tăng 10,08%. Mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư XDCB trên tổng vốn
đầu tư phát triển toàn tỉnh của 2 năm 2011 và 2012 vẫn cao (trên 70%) nhưng do tổng
vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh của 2 năm này không tăng nhiều, dẫn đến tốc độ phát
triển vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại 2 năm này không cao.
Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên tổng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-2012 thể hiện cụ
thể trong bảng 1.3:
BẢNG 1.3: VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008 -2012
Năm Tổng vốn đầu tư
XDCB
( Tỷ đồng)
Vốn đầu tư XDCB từ
NSNN
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ VĐT
XDCB từ
NSNN /
Tổng VĐT
XDCB (%)

2008 6.972 497,80 7,14
2009 10.654,3 621,15 5,83
2010 15.816,7 1538,96 9,73
2011 15.914,4 876,88 5,51
2012 17.519 896,97 5,12
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Bắc Ninh
Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN trên tổng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn này tương đối thấp, chỉ chiếm
khoảng hơn 5 % đến gần 10%. Tuy nhiên, vốn NSNN vẫn đóng một vai trò quan
trọng trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Tỉnh, được sử dụng chủ yếu cho
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
các công trình công cộng, công trình tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh như: đường xá, cầu cống, hệ thống điện nước và các
công trình công cộng khác.
1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN phân theo ngành
Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế nhằm mục đích
quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành kinh tế hiệu quả
hơn, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các ngành kinh tế, qua
đó xem xét tính cân đối của việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với
mục tiêu, định hướng phát triển của Tỉnh.
Giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế có mối liên hệ mật thiết và tác động qua
lại với nhau, điều này thể hiện ở chỗ tỷ lệ các ngành kinh tế được đặc trưng bởi cơ
cấu tổng giá trị sản lượng trong các ngành cũng như trong nội bộ nền kinh tế. Mặt
khác cơ cấu vốn đầu tư không chỉ ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế mà còn
ảnh hưởng đến tính chất của sự phát triển đó. Nghiên cứu cơ cấu đầu tư cho phép
rút ra được những kết luận đối với việc vận dụng các quy luật kinh tế, cũng như các
chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước. Do vậy, việc nghiên cứu cơ cấu
vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành là rất cần thiết.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh sẽ được
phân chia theo 9 lĩnh vực cơ bản trong nền kinh tế: nông nghiệp- thủy lợi, giao
thông, công trình công cộng, cấp thoát nước, y tế- xã hội, giáo dục- đào tạo, văn hóa
thông tin- thể thao, an ninh quốc phòng, quản lý nhà nước, cùng với thiết kế quy
hoạch và trả nợ các công trình hoàn thành.
Khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước phân theo các
lĩnh vực tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008- 2012 thể hiện trong bảng 1.4:
BẢNG 1.4: VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN THEO LĨNH VỰC TẠI TỈNH
BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008-2012
Đơn vị: Triệu đồng
STT Ngành Năm Tổng
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
2008 2009 2010 2011 2012
1
Nông nghiệp
+ Thủy lợi
34.846 39.754 107.720 60.417 53.818 296.555
2 Giao thông 89.604 131.063 412.660 223.894 197,342 1.054.563
3
Công trình
công cộng
29.868 33.542 87.720 49.981 48.974 250.085
4
Cấp thoát
nước
18.866 22.920 46.168 32.444 32.918 153.316
5 Y tế- xã hội 79.648 101.433 246.238 140.308 153.568 721.195
6

Giáo dục-
đào tạo
89.604 108.701 277.013 166.601 159.660 801.579
7
Văn hóa
thông tin, thể
thao
22.451 26.710 75.401 40.161 41.081 205.804
8
Quản lý nhà
nước
27.877 34.840 76.849 50.683 50.329 240.578
9
An ninh-
quốc phòng
18.412 22.981 61.558 34.112 35.878 172.941
10
Thiết kế quy
hoạch
24.890 31.058 75.899 45.082 42.975 219.904
11
Trả nợ các
công trình
hoàn thành
61.734 68.148 71.734 33.197 80.427 315.240
Tổng
497.800 621.150 1.538.96
0
876.880 896.970
4.431.760

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Bắc Ninh
Tỷ lệ vốn đầu tư XDCB từ NSNN phân theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2008-2012 được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 1.1:
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Trong cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn này, các lĩnh vực có số vốn thực hiện chiếm tỉ trọng cao lần lượt là: giao thông
(23,80%), giáo dục- đào tạo (18,09%), y tế - xã hội (16,27%), tiếp đó là các lĩnh vực
còn lại có tỉ lệ nhỏ hơn. Tỷ lệ này cho thấy lĩnh vực đầu tư tập trung của tỉnh trong
giai đoạn này.
Thực hiện phương hướng, chủ trương phát triển KT-XH giai đoạn 2011-
2015, Tỉnh bắc ninh tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng,
nhất là hệ thống giao thông gắn kết với các tỉnh thành lân cận, tạo điều kiện lưu
thông hàng hóa, phát triển thương nghiệp, thu hút các nhà đầu tư. Bắc Ninh là tỉnh
có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Trong
đó, hệ thống đường bộ được đánh giá là tương đối đồng bộ so với các tỉnh khác
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
trong cả nước. Tỉnh có 3 tuyến đường bộ huyết mạch quốc gia chạy qua là tuyến
QL 1 (1A và 1B chạy song song từ Hà Nội lên Lạng Sơn), tuyến QL 18 (Nội Bài -
Hạ Long - Cái Lân - Móng Cái) và tuyến QL 38.
Tỉnh Bắc Ninh đang nỗ lực triển khai để hoàn thành dự án xây dựng giao
thông quan trọng đó là dự án cầu vượt sâu Đuống. Đây là công trình trọng điểm của
tỉnh, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế của
tỉnh về phía nam, tăng cường lưu thông với thủ đô Hà Nội. Dự án được triển khai
thi công từ năm 2011, ban đầu dự án được thực hiện theo hình thức BT (đầu tư-
chuyển giao). Tuy nhiên qua hơn 1 năm, do tình hình suy giảm của nền kinh tế thế
giới ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước, Nhà đầu tư đã không còn đủ

năng lực để triển khai thực hiện dự án. Đến tháng 11 năm 2012, dự án đã thay đổi
hình thức thực hiện, từ hình thức BT chuyển sang thực hiện bằng đầu tư trực tiếp
bằng nguồn vốn đầu tư tập trung của tỉnh.
Bên cạnh đó, Tỉnh cũng chú trọng vấn đề y tế- xã hội, chăm sóc cuộc sống sức
khỏe nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực, tạo mọi tiền đề cho mục tiêu dài hạn phát
triển kinh tế- xã hội theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Rất nhiều bệnh
viện, trung tâm y tế mới được xây dựng trên các địa phương, tập trung nhiều ở
Thành phố Bắc Ninh, tạo điều kiện cho nhân dân đến khám và chữa bệnh nhanh
chóng, tiện lợi, tuy nhiên thì Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh vẫn phát huy tối đa
tác dụng.
Về giáo dục- đào tạo, tỉnh cũng xây dựng rất nhiều trường học các cấp, từ các
trường mầm non đến các bậc tiểu học, THCS, THPT, các trường dạy nghề, cao
đẳng, đại học; đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy ở những trường
học lâu năm, phấn đấu có nhiều trường học kiểu mẫu, đạt tiêu chuẩn quốc gia.
1.2.3.Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN theo vùng
Cách phân loại này thể hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN theo các
địa phương trong tỉnh Bắc Ninh, dựa vào đây ta có thể so sánh được khối lượng vốn
đầu tư XDCB của các huyện, thành phố trong tỉnh Bắc ninh so với tổng vốn đầu tư
XDCB từ NSNN của toàn Tỉnh và so với nhau.
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Đánh giá cơ cấu khối lượng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Thành phố và
các huyện trong Tỉnh bắc Ninh giai đoạn 2008- 2012 nhằm rút ra những nhận xét về
công tác xây dựng của từng vùng, từ đó đánh giá tính đúng đắn, hiệu quả của các
công trình xây dựng trong địa phương, đây cũng là cơ sở cho việc quy hoạch xây
dựng của Tỉnh, xem xét địa phương nào có nhu cầu về quy mô vốn lớn nhất, phần
nào đánh giá được nhu cầu phát triển của từng vùng.
Khối lượng vốn đầu tư XDCB từ NSNN phân theo vùng tại tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2008-2012 được thể hiện qua bảng 1.5:

BẢNG 1.5: VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN PHÂN THEO VÙNG TẠI TỈNH
BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008-2012
Đơn vị: Triệu đồng
STT Địa điểm
Năm
Tổng
2008 2009 2010 2011 2012
1 TP Bắc Ninh 76.660 75.280 177.570 111.733 106.200 547.443
2 Từ Sơn 124.210 134.820 527.960 236.109 220.760 1.243.859
3 Quế Võ 68.450 110.011 386.706 190.040 185.573 940.780
4 Yên Phong 44.350 61.581 144.810 95.378 101.085 447.204
5 Tiên Du 33.30 49.440 68.799 70.670 60.503 282.712
6 Thuận Thành 34.380 45.400 56.107 57.190 53.560 246.637
7 Lương Tài 29.056 32.730 50.350 44.790 45.510 202.436
8 Gia Bình 25.660 43.740 54.924 37.773 43.352 205.449
Tổng
436.066 553.002 1.467.226 843.683 816.543
4.116.520
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Bắc Ninh
Tỷ lệ vốn đầu tư XDCB từ NSNN phân theo vùng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2008- 2012 thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 1.2:
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Trong giai đoạn 2008-2012, tỷ lệ vốn đầu tư XDCB từ vốn NSNN tại huyện
Từ Sơn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn đầu tư, chiếm 30,22% tương ứng
1.243.859 triệu đồng, tiếp đó là huyện Quế Võ, chiếm 22.85% tương ứng 940.780
triệu đồng và thấp hơn là Thành phố Bắc Ninh với 13,30% và huyện Yên Phong
tương ứng 10,86% tổng vốn đầu tư XDCB từ vốn NSNN, còn lại là 4 huyện Tiên
Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài.

Trong giai đoạn này, Thành phố Bắc Ninh về cơ bản đã hoàn thành quá trình
tập trung xây dựng cải cách Thành phố, với mục tiêu đưa Thành phố Bắc Ninh trở
thành Thành Phố vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, vì vậy tỷ lệ vốn đầu tư XDCB từ vốn
NSNN cho Thành phố Bắc Ninh chiếm không nhiều; đây là giai đoạn phát huy tối
đa kết quả xây dựng các công trình hoàn thành từ giai đoạn trước tại Thành phố Bắc
Ninh. Tuy nhiên thì đây là trung tâm kinh tế- chính trị của tỉnh nên vẫn được quan
tâm đầu tư xây dựng một số công trình với quy mô vừa và nhỏ và sửa chữa các
công trình như trường học, bênh viện, bảo tàng, thư viện, nhà thi đấu…
Thay vào đó, ở giai đoạn 2008- 2012 tỉnh Bắc Ninh ưu tiên nguồn vốn NSNN
cho việc XDCB tại các huyện lân cận, nổi bật hơn cả là huyện Từ Sơn và huyện
Quế Võ. Tỉnh có sự ưu tiên tập trung quản lý đầu tư xây dựng và phát triển các khu
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
công nghiệp như khu công nghiệp VSIP (Từ Sơn), khu công nghiệp Quế Võ III,…
VSIP Bắc Ninh có diện tích 700 ha, tọa lạc tại ranh giới của Huyện Gia Lâm, Hà
Nội và Tỉnh Bắc Ninh cách trung tâm Hà Nội khoảng 18 km. Trong đó diện tích
khu công nghiệp 500 ha sẽ là nơi thu hút những ngành công nghiệp sạch, công nghệ
cao, công nghiệp có giá trị đầu tư cao như những ngành điện tử, dược phẩm, cơ khí
chính xác, trong khi đó 200 ha đất khu đô thị cho việc phát triển khu thương mại
,văn phòng, dịch vụ, nhà ở cao cấp và nhà ở cho người lao động. Khu công nghiệp
Quế Võ III do tập đoàn DABACO Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng diện tích là
598 ha, trong đó diện tích khu công nghiệp là 530 ha và diện tích khu đô thị là 68
ha. Bên cạnh đó để tạo điều kiện giao lưu kinh tế với thủ đô và các tỉnh lân cận, tỉnh
cũng chú trọng xây dựng cầu đường, các công trình giao thông, đáng chú ý là dự án
xây dựng cầu vượt sông Đuống. Cũng không thể không kể đến sự đầu tư xây dựng
nhà máy của Samsung vào khu công nghiệp Yên Phong 1, do đó tỷ lệ vốn đầu tư
XDCB từ vốn NSNN tại Yên Phong trong giai đoạn này cũng tăng lên. Ngoài ra, sự
đầu tư xây dựng KCN đô thị Nam Sơn- Hạp Lĩnh (Tiên Du) cũng làm cho khối
lượng vốn đầu tư tại Tiên Du giai đoạn này tăng lên, nhưng do vốn đầu tư giai đoạn

đầu dự án chưa nhiều nên tỷ lệ vốn đầu tư ở huyện Tiên Du vẫn còn thấp hơn so với
huyện Từ Sơn, huyện Quế Võ, TP. Bắc Ninh và huyện Yên Phong.
Cũng qua cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN theo vùng ta
thấy cần tập trung đầu tư vào vùng nào cho phù hợp với mục tiêu, định hướng phát
triển trong tương lai, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, gây ra mất cân bằng trong phát
triển kinh tế giữa các vùng.
1.2.4. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN theo nhóm dự án
Việc phân chia vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo nhóm dự án nhằm mục đích
theo dõi, đánh giá khối lượng, việc thực hiện vốn đầu tư theo các tiêu chí phân chia
dự án đầu tư. Việc phân chia dự án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Qua
việc phân chia này giúp nhà quản lý đánh giá được tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ NSNN cho các dự án nhóm A, B, C và tình hình thực hiện dự án các cấp. Cơ cấu
vốn đầu tư XDCB từ NSNN phân theo nhóm dự án tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-
2012 được thể hiện qua bảng 1.6:
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
BẢNG 1.6: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ VỐN NSNN PHÂN
THEO CẤP QUẢN LÝ TẠI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008-1012
Đơn vị: Triệu đồng
Nhóm
dự án
Năm
Tổng
Tỷ lệ
(%)
2008 2009 2010 2011 2012
A 56.690 139.420 427.780 160.290 144.021 928.201 22,55
B 261.880 318.180 973.740 506.210 487.539 2.547.549 61,89
C 117.496 95.402 65.706 177.183 184.983 640.770 15,56

Tổng 436.066 553.002 1.467.226 843.683 816.543 4.116.520 100
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Bắc Ninh
Trong giai đoạn này, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Tỉnh Bắc Ninh đã bước
sang một bước tiến mới, đã có sự đầu tư vào các dự án nhóm A, khác với giai đoạn
trước là chỉ có dự án nhóm B, C. Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN cho
các dự án nhóm A là 22,55% tổng vốn đầu tư,tương ứng 928.201 triệu đồng, đây là con
số thể hiện quy mô vốn đầu tư XDCB tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát triển, nhu cầu vốn
ngày càng lớn. Một số công trình nổi bật như khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh với tổng
mức vốn đầu tư lên tới 300 triệu USD, trong đó xây dựng khu kho vận quốc tế đầu tiên
tại miền Bắc được đặt tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Dự án cầu
vượt sông Đuống với tổng mức đầu tư hơn 1.308 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do điều kiện huy động vốn vẫn còn hạn chế, và do nhu cầu đầu tư
xây dựng trên địa bàn, nên chủ yếu Bắc Ninh vẫn đầu tư vào các dự án nhóm B,
trong đó tỷ lệ vốn đầu tư XDCB từ vốn NSNN cho các dự án nhóm B chiếm đa số,
61,89% tổng vốn đầu tư tương ứng 2.547.549 triệu đồng. Tỷ lệ vốn đầu tư XDCB từ
vốn NSNN cho các dự án nhóm C là 15,56% tổng vốn đầu tư tương ứng 640.770
triệu đồng.
1.3. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN tại Bắc Ninh
1.3.1. Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng
Năm 2012, ngành Xây dựng đã hoàn thành Đồ án Quy hoạch vùng tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nâng cao chất lượng thẩm định các đồ
án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu đô thị theo hướng đồng bộ; rà
soát và đề nghị tỉnh thu hồi chủ trương cho phép khảo sát địa điểm của 104 dự án
SV: Đỗ Thị Thu Hương Lớp: KTĐT 51D
25

×