Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiểu luận kỹ năng dạy học- GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.68 KB, 7 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Giao tiếp
• Khái niệm:
Giao tiếp là quá trình trao đổi và tiếp xúc giữa con người với môi trường của mình,
trong quá trình đó nó sử dụng tất cả các phương thức cảm giác, đa kênh truyền.
Giao tiếp là một nghệ thuật. Giống như bất kỳ năng lực nghệ thuật khác, nó đòi hỏi huấn
luyện và kỷ luật.

1.1.2. Giao tiếp ngôn ngữ (GTNN)
• Khái niệm:
Giao tiếp ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con
người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu
tả sự vật biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và cũng còn có thể để che
giấu, đánh lạc hướng người khác. Vì ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó được sử dụng một
cách có chủ định của ý thức.
• Phân loại
1.1.3. Giao tiếp phi ngôn ngữ (GTPNN)
• Khái niệm:
Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn
từ, có nghĩa là không được mã hoá bằng từ ngữ, nhưng có thể thuộc về cả hai kênh ngôn
thanh và phi ngôn thanh. Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn (phi ngôn từ_ngôn thanh) như
tốc độ, cường độ, ngữ lưu và các yếu tố ngoại ngôn (phi ngôn từ_phi ngôn thanh)
2
thuộc ngôn ngữ thân thể như cử chỉ, dáng điệu, diện hiện , thuộc ngôn ngữ vật thể như
áo quần, trang sức , và thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa
điểm giao tiếp
• Phân loại:
1.2.Mối quan hệ giữa giao tiếp phi ngôn ngữ với ngôn ngữ
1.2.1. Đặc điểm
GTNN và GTPNN đều là phương tiện giao tiếp của con người.


Ngôn ngữ Phi ngôn ngữ
Đơn kênh Đa kênh
Không liên tục Liên tục
Kiểm soát được Khó kiểm soát
Rõ ràng Khó hiểu
3
1.2.2. Chức năng
 GTPNN thay thế GTNN
 GTPNN hỗ trợ GTNN
 TPNN mâu thuẫn với GTNN
CHƯƠNG 2.KĨ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
2.1. Cận ngôn
Cận ngôn bao gồm các yếu tố ngôn thanh và các yếu tố xen ngôn thanh.
• Các yếu tố ngôn thanh :
-Âm lượng -Phát âm
-Độ cao -Chất lượng
-Tốc độ -Điểm dừng
-Nhấn mạnh -Phân nhịp

• Các yếu tố xen ngôn thanh như sự im lặng.
2.2. Ngoại ngôn
Hữu thanh Vô thanh
Phi
ngôn
ngữ
Giọng nói (chất
giọng, âm lượng, độ
cao…), tiếng thở
dài, kêu la…
Điệu bộ, dáng

vẻ, trang phục, nét
mặt, ánh mắt, di
chuyển, mùi…
Ng
ôn
ngữ
Từ nói Từ viết
4
Ngoại ngôn bao gồm ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ vật thể và yếu tố môi trường.
2.2.1. Ngôn ngữ thân thể
 Khuôn mặt:
Sự biểu cảm ở khuôn mặt thể hiện chính mình, biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi. Khi
giao tiếp bạn nên giữ vẻ mặt thanh thản, tươi tắn, dịu dàng, thân thiện,bình tĩnh; bạn
không nên biểu hiện sự căng thẳng lo lắng thái quá hay vẻ mặt ủ dột.
 Mắt:
Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói
Ánh mắt thay thế lời nói
-Không giao tiếp mắt: Người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi
nói dối.
-Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện
hoặc liếc nhìn xung quanh phòng.
-Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh
thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn
-Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự
trung thực và đáng tin cậy.
 Nụ cười: Khi giao tiếp, hãy cười thật tươi và niềm nở, và quan trọng nhất là cười
đúng lúc đúng chỗ.
Trong việc học cười, cần tránh bốn điều tối kỵ:
1. Cười hô hố
2. Cười liên tục

3. Cười vô duyên
4. Cười “cà giựt
 Tư thế đầu:
-Nghiêng đầu:là dấu hiệu thể hiện sự thích thú và bị cuốn hút vào câu chuyện của đối
phương. Điệu bộ này thường xuất hiện ở nữ giới.
-Quay đầu
5
Đây chính là một cử chỉ nhằm tạo khoảng cách với đối phương.
-Cúi đầu
Cúi đầu thường là dấu hiệu để nhận biết địa vị và mối quan hệ giữa các cá nhân với
nhau.
-Ngẩng cao đầu
Đầu chúng ta thường ngẩng cao một cách vô thức khi cảm thấy tự tin. Ngược lại, sự
tự ti thường đi kèm với tư thế đầu cúi thấp.
-Gật đầu
Gật đầu được xem là dấu hiệu tán thành, thông cảm hoặc chấp thuận. Gật đầu một
cách chậm rãi thường thể hiện sự quan tâm, thích thú với những gì đối phương đang nói.
Ngược lại, gật đầu nhanh thể hiện sự thiếu kiên nhẫn của người
-Lắc đầu
Thường thể hiện sự không đồng ý, không đồng tình.
 Cử chỉ:
- Giữ mắt phản xạ với tứ chi
-Tay di chuyển trong khoảng cằm đến thắt lưng
-Nên đưa tay theo hướng từ trong ra, từ dưới lên
-Đổi tay tạo sự khác biệt
-Không nên cho tay vào túi quần, khoanh tay hoặc sử dụng ngón tay hay đồ vật
trỏ vào người khác
 Tư thế đứng, chuyển động:
-Điệu bộ . tư thế cần phải phù hợp với phong tục tập quán, nền văn hóa, không bắt
chước điệu bộ của người khác.

- đứng sao cho chân rộng bằng vai.
-đi lại một chút,có mục đích chứ không phải vô nghĩa.
- có những động tác cần thiết để minh họa cho bài nói, nhưng cần kiểm soát
những cử động của cơ thể, hạn chế các động tác thừa.
- Trụ trước, bước sau
 Hành vi động chạm:
6
-Động chạm làm tăng tính bộc bạch, tính chấp thuận
-Đụng chạm trong quan hệ giao tiếp có ý nghĩa như sự đón nhận, an ủi, sự trìu mến, gây
hấn, xúc phạm.
-Đụng chạm chứng tỏ sự hiện hữu và sự đồng hành.
-Đụng chạm thường được sử dụng như là phương cách bày tỏ cảm xúc khi lời không nói
được.
2.2.2. Ngôn ngữ vật thể
 Ăn mặc:
 Quà tặng
2.2.3. Ngôn ngữ môi trường
 Khoảng cách:
 Địa điểm, âm thanh, màu sắc, ánh sáng:
 Thời gian:
 Văn hóa:
2.3. Những điều cần chú ý về giao tiếp phi ngôn ngữ
 Tập trung chú ý vào những đầu mối có lợi nhất
 Hiểu những thông tin không lời trong bối cảnh xảy ra.
 Ghi chú những điều không nhất quán nếu có giữa lời nói và cử chỉ.
 Nhận thức được những cảm nghĩ và phản ứng cơ thể của chính mình.
 Chú ý mối quan hệ giữa giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ
 Tránh chỉ xem xét và diễn giải một hiện tố phi ngôn từ hay một cử chỉ đơn lẻ mà
không lưu tâm tới cảnh huống và các hiện tố/cử chỉ khác.
 Chú ý “tính bản sắc” của các cộng đồng ngôn ngữ‐văn hoá khác nhau trong giao

tiếp phi ngôn từ lại chính là các vi cử chỉ .
7
PHỤ LỤC
Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong dạy học
Một số lưu ý:
• Trang phục cần thích hợp với người nghe với nội dung bài học
• Thái độ và phong cách nên tự nhiên thoải mái.
• Tư thế nên thẳng người và tự nhiên.
• Đi lại nhẹ nhàng, không ngồi lì một chỗ cũng như di chuyển quá nhiều.
• Động tác thật khoan thai, không hấp tấp, hốt hoảng. Cử chỉ tay cần tự
nhiên.
• Nét mặt vui vẻ, thể hiện sự nhiệt tình và tự tin.
Với lớp nên đưa mắt nhìn đều hết mọi người khoảng 1-3 giây. Chậm rãi quan sát từng
nhóm sẽ giúp giáo viên nắm được thái độ học tập, học sinh có hiểu bài hay không từ đó
có sự điều chỉnh phương pháp truyền đạt cho phù hợp ngoài ra còn giúp tăng thêm sự
thiện cảm.

×