Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

Các cuộc vận động dân chủ trong quá trình phi thực dân hóa ở Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 226 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ THANH THỦY




CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG QUÁ
TRÌNH PHI THỰC DÂN HOÁ Ở VIỆT NAM,
GIAI ĐOẠN 1904 - 1945




LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ





Hà Nội 2013







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ THANH THỦY


CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG QUÁ
TRÌNH PHI THỰC DÂN HOÁ Ở VIỆT NAM,
GIAI ĐOẠN 1904 - 1945



CHUYÊN NGÀNH : LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI
MÃ SỐ : 62.22.54.05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. PHẠM HỒNG TUNG

Hà Nội 2013





MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do nghiên cứu đề tài 1
2. Nội dung nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.2. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án . 3
2.2.1. Cơ sở lý luận và nguồn tƣ liệu của Luận án 3
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Luận án 5
2.3. Phạm vi nghiên cứu 6
2.4. Đối tƣợng nghiên cứu 7
2.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Luận án 8
2.5.1. Ý nghĩa khoa học 8
2.5.2.Ý nghĩa thực tiễn 9
3. Kết cấu của Luận án 9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CUỘC VẬN
ĐỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1904 - 1945 10
1.1.Các nghiên cứu ở Việt Nam 10
1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài 20
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 23
CHƢƠNG 2: CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1904 - 1945: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CHÍNH 26
2.1. Khái niệm “dân chủ”, “cuộc vận động dân chủ”, “quá trình phi thực dân
hoá” và một số khía cạnh của vấn đề dân chủ. 26
2.1.1. Khái niệm về “dân chủ”, “cuộc vận động dân chủ” và một số khía cạnh
của vấn đề dân chủ 26
2.1.2. Về khái niệm “Quá trình phi thực dân hóa” 30
2.2. Một số yếu tố tác động chính đến các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam

giai đoạn 1904 - 1945 31
2.2.1.Thiết chế chính trị và truyền thống dân chủ làng xã ở Việt Nam trƣớc
thời cận đại 31
2.2.2. Chính sách cai trị của thực dân Pháp 36
2.2.3. Ảnh hƣởng của tình hình thế giới tới Việt Nam 45



2.2.4. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội và văn hoá tƣ tƣởng ở Việt Nam 48
CHƢƠNG 3: CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM
1904 - 1908 55
3.1. Sự du nhập tƣ tƣởng dân chủ phƣơng Tây vào Việt Nam 55
3.1.1. Khái lƣợc quá trình du nhập tƣ tƣởng dân chủ phƣơng Tây vào
Việt Nam
55
3.1.2. Đặc điểm của nội dung tƣ tƣởng dân chủ đƣợc du nhập từ phƣơng Tây vào Việt
Nam 58
3.2. Nội dung chủ yếu của các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam những năm 1904 -
1908 60
3.2.1. Quan niệm mới của các nhà Nho duy tân về vai trò của ngƣời dân và
sự khởi xƣớng các cuộc vận động dân chủ để duy tân, cứu nƣớc 60
3.2.2. Xác định những mô hình chính trị mới của quốc gia Việt Nam sau khi
giành đƣợc chủ quyền dân tộc 71
3.2.3. Sự gắn kết giữa cuộc vận động duy tân với cuộc vận động cứu nƣớc 77
3.2.4. Tác động thực tiễn của các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam
những năm 1904 - 1908 79
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 81
CHƢƠNG 4: CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1918
ĐẾN NĂM 1939 85
4.1. Vài nét về một số cuộc vận động dân chủ đầu tiên theo xu hƣớng mới 85

4.2. Một số yếu tố quan trọng tác động đến các cuộc vận động dân chủ từ năm1918
đến năm 1939 90
4.3. Các cuộc vận động dân chủ từ năm 1918 đến năm 1939 103
4.3.1. Cuộc vận động dân chủ của Đảng Lập Hiến ở Nam Kỳ những năm 1923 -
1926 103
4.3.2. Cuộc vận động của Nguyễn An Ninh (1923 - 1926) 106
4.3.3. Phong trào đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh và hoạt
động của Đảng Thanh Niên 109
4.3.4. Cuộc vận động qua báo chí của Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong ở Bắc
Kỳ 114
4.3.5. Cuộc vận động chính trị của giáo phái Cao Đài (1926 - 1939) 117
4.3.6.Cuộc vận động nữ quyền trên báo chí công khai 119



4.3.7. Trào lƣu văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán trong cuộc
vận động giải phóng con ngƣời, giải phóng xã hội (1930 - 1939) 124
4.3.8. Cuộc vận động dân tộc, dân chủ của Việt Nam Quốc dân Đảng 128
4.3.9. Các cuộc vận động dân tộc, dân chủ dƣới ngọn cờ của những ngƣời
cộng sản (1925 - 1939) 130
4.4. Tiểu kết chƣơng 4 151
CHƢƠNG 5: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN TỘC, DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM
1939 ĐẾN NĂM 1945 155
5.1. Vài nét về bối cảnh của cuộc vận động dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ năm 1939
đến năm 1945 155
5.2. Nội dung của cuộc vận động dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1939
– 1945 159
5.2.1. Sự chuyển hƣớng chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam dƣới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng 159
5.2.2. Quá trình tập hợp, xây dựng lực lƣợng của cách mạng ở khu vực

nông thôn
162
5.2.3. Quá trình tập hợp xây dựng lực lƣợng cách mạng của Đảng Cộng sản
Đông Dƣơng ở khu vực thành thị 169
5.2.4. Tính chất nhân dân và dân chủ của cuộc giành chính quyền trong
Cách mạng tháng Tám. 184
5.3. Tiểu kết chƣơng 5 189
KẾT LUẬN 192
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 199
TÀI LIỆU THAM KHẢO 200





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH Chủ nghĩa xã hội
CTQG Chính trị Quốc gia
ĐH Đại học
ĐHQG Đại học Quốc gia
GD Giáo dục
H Hà Nội
HVNCMTN Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
KHXH Khoa học xã hội
KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nxb Nhà xuất bản
ST Sự thật
TP Thành phố

TVCMĐ Tân Việt Cách mạng Đảng
VH Văn học
VHTT Văn hoá thông tin
VNQDĐ Việt Nam Quốc dân Đảng
XHCN Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Trang
Bảng 1.1: Biến chuyển cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
48
Bảng 1.2: Biến chuyển cơ cấu xã hội ở Việt Nam
49







1

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nƣớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời, nền độc lập của dân tộc Việt Nam đƣợc khôi phục
trên một tầm cao mới. Chế độ thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và

cùng với nó là toàn bộ thiết chế chính trị - xã hội quân chủ chuyên chế từ trung
ƣơng đến làng xã bị lật đổ. Những biến đổi vĩ đại đó chính là kết quả của cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc lâu dài và anh dũng của nhân dân ta khởi đầu từ
năm 1858, đặc biệt là kết quả trực tiếp của cuộc đấu tranh yêu nƣớc và cách
mạng của nhân dân Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng (1930 - 1945). Bao trùm hơn, những biến đổi đó chính là kết quả của
toàn bộ quá trình phi thực dân hóa (decolonization) diễn ra ở Việt Nam, là sự tái
sinh của dân tộc Việt Nam trên một tầm cao mới.
Ngay từ khi vừa mới ra đời vào năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam (sau
là Đảng Cộng sản Đông Dƣơng) đã giữ quyền lãnh đạo cuộc vận động yêu nƣớc
và cách mạng ở Việt Nam. Từ năm 1930 đến 1945, trong quá trình lãnh đạo
cuộc cách mạng tƣ sản dân quyền kiểu mới ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng đã giƣơng cao hai ngọn cờ "Dân tộc" và "Dân chủ" hƣớng tới hai mục
tiêu chính là "Phản đế" và "Phản phong". Thực tế, cuộc vận động cách mạng
của nhân dân Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng là
dòng chảy chủ đạo, là yếu tố cốt lõi của toàn bộ quá trình phi thực dân hóa.
Song bên cạnh "Dòng chảy chình" đó còn không ít "Dòng chảy phụ", tùy theo
điều kiện lịch sử cụ thể mà song hành với dòng chảy chính ở những thời điểm
nhất định, nhƣng cuối cùng đều tƣơng tác với dòng chảy chính và hợp chung lại
thành dòng thác cuồn cuộn, tạo nên xung lực tái sinh và phát triển mạnh mẽ của
dân tộc trong giai đoạn 1939 - 1945, với cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại.
Từ trƣớc tới nay ở Việt Nam và nƣớc ngoài đã có nhiều công trình nghiên
cứu về "Dòng chảy chình" và một số "Dòng chảy phụ", nhƣng chƣa có công
trình nào đặt tất cả các trào lƣu đó trong một hệ qui chiếu thống nhất của quá
trình phi thực dân hóa. Vì vậy mối tƣơng tác (xung đột hay hòa hợp) giữa các
dòng mạch, trào lƣu nhiều sắc thái đó còn chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ, và do

2

đó còn chƣa mang lại một cái nhìn toàn diện và biện chứng về lịch sử dân tộc.

Việt Nam cận đại. Với hy vọng góp phần vào việc tìm hiểu một cách sâu sắc và
toàn diện về quá trình phi thực dân hóa ở Việt Nam, tôi quyết định chọn vấn đề
"Các cuộc vận động dân chủ trong quá trính phi thực dân hóa ở Việt Nam, giai
đoạn 1904 - 1945" làm đề tài luận án tiến sĩ sử học của mình.
Nhƣ đã nói ở trên, cho đến nay ở Việt Nam và nƣớc ngoài đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu về các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam từ năm
1904 đến năm 1945. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu đó chỉ đề
cập đến từng phong trào, từng cuộc vận động riêng lẻ, nhƣ các nghiên cứu về
phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, về hoạt động của Đảng Lập Hiến,
của nhóm Nam Phong, về các cuộc đấu tranh thời kỳ 1925 - 1926, về các cuộc
vận động trên báo giới, trên văn đàn công khai, về một số cuộc vận động dân
chủ thời kỳ 1936 - 1939 và về tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám vv…
Cho đến nay ở Việt Nam cũng nhƣ ở nƣớc ngoài chƣa có một nghiên cứu
chuyên sâu nào mang tính hệ thống về các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam
từ năm 1904 đến năm 1945 đặt trên nền của quá trình phi thực dân hóa. Vì vậy
nghiên cứu này của chúng tôi, một mặt sẽ kế thừa đƣợc kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả đi trƣớc nhƣng lại không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã
công bố.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của Luận án là làm sáng tỏ lịch sử của các cuộc vận động dân
chủ trong quá trình phi thực dân hóa ở Việt Nam từ 1904 đến 1945.
Để đạt đƣợc mục tiêu này, trong quá trình nghiên cứu về các cuộc vận
động dân chủ, Luận án có nhiệm vụ làm rõ khái niệm và phạm vi của các thuật
ngữ nhƣ “dân chủ” và “các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam”, “quá trính
phi thực dân hoá”.
Nhiệm vụ của Luận án là đặt các cuộc vận động dân chủ trong mối liên hệ
lịch sử chặt chẽ với các cuộc đấu tranh yêu nƣớc, chống thực dân và giải phóng
dân tộc để nghiên cứu. Luận án còn khẳng định quan điểm coi các cuộc vận


3

động trực tiếp nhắm tới mục đích độc lập dân tộc cũng không nằm ngoài phạm
vi của cuộc vận động dân chủ, bởi vì thứ nhất, nó nhằm đƣa lại quyền tự chủ và
sự giải phóng của toàn thể dân tộc Việt Nam - tức là một quyền dân chủ cao
nhất: quyền dân tộc tự quyết. Thứ hai, bản thân mỗi bƣớc tiến của phong trào
giải phóng dân tộc đều phải dựa trên bệ đỡ là những thành tựu của phong trào
dân chủ. Các cuộc vận động dân chủ cũng còn đƣợc đặt trong mối quan hệ mật
thiết với các cuộc vận động giải phóng con ngƣời, giải phóng xã hội khá rộng
lớn thời cận đại, diễn ra không chỉ trên địa hạt chính trị - xã hội, mà còn cả trên
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tƣ tƣởng…Đây vốn là đặc thù của các cuộc vận động
chính trị xã hội diễn ra trong bối cảnh xã hội thuộc địa nửa phong kiến nhƣ xã
hội Việt Nam cận đại.
Một nhiệm vụ khác của Luận án là đặt các cuộc vận động đó trong bối
cảnh lịch sử cụ thể của nó và trong mối liên hệ xuyên suốt với toàn bộ cuộc vận
động dân chủ nói chung để nghiên cứu và rút ra đƣợc đặc điểm và bƣớc phát
triển của cuộc vận động dân chủ. Trong đó, Luận án chú trọng nghiên cứu về
cuộc vận động dân chủ do Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo, đặc biệt là
trong thời kỳ 1936 - 1939, qua đó chỉ ra vai trò, ý nghĩa to lớn của cuộc vận
động dân chủ thời kỳ này đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thời kỳ
1939 - 1945 cũng đƣợc quan tâm mạnh mẽ, nhằm chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ,
hữu cơ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc với nhiệm vụ giải phóng con ngƣời và
giải phóng xã hội, nhằm luận chứng rõ hơn về tính chất dân tộc, dân chủ và nhân
dân của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2.2. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của Luận án
2.2.1. Cơ sở lý luận và nguồn tư liệu của Luận án
Luận án dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề
cách mạng xã hội, về cách mạng dân chủ tƣ sản kiểu mới. Luận án cũng dựa trên
các quan điểm lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về cách mạng Việt Nam. Các văn kiện của Đảng và các tác phẩm của Hồ Chí

Minh về các vấn đề liên quan đến đề tài Luận án vừa là nguồn tƣ liệu quan
trọng, đồng thời vừa là cơ sở lý luận của Luận án.

4

Để hoàn thành Luận án, tác giả đã sử dụng nguồn tƣ liệu thành văn là chủ
yếu, bao gồm hai nhóm tƣ liệu chính: tƣ liệu sơ cấp (primary sources) và tƣ liệu
thứ cấp (secondary).
Nhóm tƣ liệu thành văn sơ cấp bao gồm những tài liệu thành văn do các
tác nhân có liên quan đến quá trình lịch sử của các vận động dân chủ trong quá
trình phi thực dân hoá ở Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945 sản sinh ra, đƣợc lƣu
giữ trong các cơ quan nhƣ Trung tâm lƣu trữ Quốc gia I, Thƣ viện Quốc gia
Việt Nam, Viện nghiên cứu Lịch sử Đảng và Viện nghiên cứu về Hồ Chí Minh
và các lãnh tụ của Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam, Khoa Lịch sử, Trƣờng ĐH KHXH &NV (ĐHQG Hà Nội)… Thƣ viện
Khoa học tổng hợp và Trung tâm lƣu trữ tại các địa phƣơng cũng là nơi lƣu giữ
các tài liệu sơ cấp có giá trị. Đó là các bài viết, các tác phẩm của các nhân vật
lịch sử tham gia hoặc giữ vai trò lãnh đạo của các cuộc vận động dân chủ và
đƣợc viết ra trong quá trình diễn ra các cuộc vận động đó.
Có giá trị lớn đối với đề tài Luận án là một số bộ tài liệu sơ cấp đã đƣợc
sƣu tầm, tập hợp và xuất bản. Trong những năm 1955 - 1960, nhóm nghiên cứu
do Trần Huy Liệu đứng đầu đã sƣu tập và công bố bộ “Tài liệu tham khảo lịch
sử cách mạng cận đại Việt Nam” với nhiều tƣ liệu quí trong đó có liên quan đến
cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 là từ tập 4 đến tập 12. Đó là các bộ
Văn kiện Đảng đã đƣợc các cơ quan có thẩm quyền sƣu tầm và công bố. Gần
đây nhất là bộ Văn kiện Đảng toàn tập (tập hợp các văn bản nghị quyết và các
tài liệu khác sinh ra trong quá trình hoạt động của Đảng) do Nxb CTQG công bố
lần đầu từ năm 1998. Bên cạnh đó là các bộ tài liệu Hồ Chì Minh toàn tập (bao
gồm các tác phẩm trong quá trình hoạt động cách mạng của Ngƣời) cũng có giá
trị to lớn đối với việc nghiên cứu về các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam từ

sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Nhóm tƣ liệu thành văn thứ cấp bao gồm toàn bộ những tƣ liệu thành văn
khác có liên quan đến lịch sử các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam mà không
do các tác nhân của quá trình này sản sinh ra trong khoảng thời gian diễn ra các
cuộc vận động đó hoặc do các tác nhân đó viết về sự kiện hoặc quá trình của

5

cuộc vận động dân chủ mà họ đã tham gia sau khi sự kiện hoặc quá trình đó đã
kết thúc.
Trong nhóm tài liệu này đặc biệt lƣu ý đến những tác phẩm do chính
những tác nhân của sự kiện hay quá trình lịch sử đó viết về sự kiện hay quá
trình lịch sử mà họ tham gia sau khi sự kiện hoặc quá trình đó đã kết thúc . Đó là
tài liệu đƣợc biểu hiện dƣới dạng hồi ký, hồi tưởng, phát ngôn của các nhân vật
lịch sử được ghi lại… Trong Luận án đã sử dụng khá nhiều hồi ký của các nhân
vật lịch sử có liên quan đến quá trình vận động của các cuộc vận động dân chủ ở
Việt Nam nhƣ Hồi ký của Phan Bội Châu, Võ Nguyên Giáp,Trần Huy Liệu,
Trần Trọng Kim, Phạm Khắc Hoè, Vũ Đình Hoè…Để sử dụng nguồn tài liệu
này, tác giả Luận án phải tuân thủ nghiêm túc những nguyên tắc phê phán sử
liệu để giảm thiểu ảnh hƣởng của những quan điểm cá nhân từ phía các tác giả.
Tuy một số nhân vật lịch sử quan trọng đã không để lại hồi ký cá nhân ví
dụ nhƣ Hồ Chí Minh , nhƣng họ cũng có dịp chia sẻ hồi ức của mình trong các
cuộc phỏng vấn và sau đó đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp cận.
Ngoài các hồi ký của những nhân vật giữ vai trò lãnh đạo quan trọng nhất
trong các cuộc vận động dân chủ lớn ở Việt Nam, thì còn không ít các hồi ức,
hồi ký của các nhân chứng lịch sử từng giữ vai trò “ít quan trọng” trong diễn
trình lịch sử có liên quan đến các cuộc vận động dân chủ đó cũng đã đƣợc công
bố và đƣợc tác giả Luận án xem xét bổ sung vào cơ sở tƣ liệu.
Bộ phận lớn nhất trong nhóm tƣ liệu thành văn thứ cấp là các công trình
của các nhà nghiên cứu Việt Nam và nƣớc ngoài có liên quan đến các cuộc vận

động dân chủ ở Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945. Những công trình này chúng
tôi sẽ tổng thuật kỹ hơn ở chƣơng Tổng quan tình hình nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận án
Trên cơ sở phƣơng pháp luận sử học Mácxít, chủ nghĩa duy vật lịch sử,
tác giả đã sử dụng phƣơng pháp lịch sử trong nghiên cứu đề tài Luận án. Nội
dung của phƣơng pháp lịch sử mà tác giả vận dụng là:

6

- Luôn nhìn nhận các vấn đề của đề tài trong các điều kiện lịch sử cụ thể,
không hiện đại hóa lịch sử, sử dụng phƣơng pháp mô tả lịch sử để khôi phục
diễn trình lịch sử của các cuộc vận động dân chủ trong thời gian 1904 - 1945.
- Trình bày sự kiện lịch sử trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại của nó, chỉ
ra những mối tƣơng tác lịch sử đa chiều giữa các cuộc vận động dân chủ với các
trào lƣu chính trị xã hội khác.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu nhằm bao quát, khai thác các nguồn tài liệu
khác nhau, phê phán các nguồn sử liệu và sử dụng chúng một cách thích hợp;
phƣơng pháp mô tả, so sánh, phân tích lôgic và phân tích tổng hợp; phƣơng
pháp liên ngành… để hoàn thành Luận án.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Về nguyên tắc, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là toàn bộ
lãnh thổ của nƣớc Việt Nam ngày nay, tƣơng ứng với cả ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung
Kỳ và Nam Kỳ) của Liên bang Đông Dƣơng thuộc Pháp thời cận đại. Tuy nhiên,
địa bàn trọng điểm mà Luận án đề cập sẽ là những khu vực của Việt Nam vốn là
những nơi từng diễn ra các cuộc vận động dân chủ tiêu biểu nhƣ: thành phố Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thái Bình…
Thời gian: Từ năm 1904 đến năm 1945.
Chúng tôi chọn mốc khởi đầu cho khoảng thời gian nghiên cứu của mình
là năm 1904, năm Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội. Phan Bội Châu -

ngƣời sáng lập và linh hồn của Duy Tân hội, thực chất cũng là một nhà Nho duy
tân lớn, trƣớc khi ông trở thành thủ lĩnh của cái gọi là “phái bạo động”. Bệ đỡ
và mục đích tối hậu của Duy Tân hội không chỉ nhằm khôi phục độc lập cho
Việt Nam mà còn hƣớng tới việc đổi mới để phú nƣớc, cƣờng dân nhƣ chính cái
tên mà hội tự đặt. Một minh chứng rõ ràng cho tính chất đổi mới của Duy Tân
hội là khi Phan Bội Châu sang Nhật“cầu viện”, do tình hình thực tế, ông đã
nhanh chóng chuyển sang“cầu học” và phát động phong trào Đông Du, thì Duy
Tân hội đã ủng hộ mạnh mẽ và trực tiếp góp phần tổ chức, tuyên truyền cho
phong trào. Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn Duy Tân hội và

7

phong trào Đông Du có ảnh hƣởng trong cả nƣớc là mốc khởi đầu tiêu biểu cho
cuộc vận động dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong quá trình phi thực dân hoá.
Chúng tôi cũng có cân nhắc: nếu lấy mốc bắt đầu là sự ra đời của một số trƣờng
Tân học ở Quảng Nam tuy có sớm hơn (1903) nhƣng cũng không ổn, bởi lẽ
những sự kiện này không có đƣợc tầm mức ảnh hƣởng rộng trên phạm vi cả
nƣớc. Còn nếu lấy mốc thành lập Đông Kinh nghĩa thục (1907) thì quá muộn và
phải gạt bỏ cả phong trào Duy Tân và phong trào Đông Du khỏi phạm vi nghiên
cứu.
Cuộc vận động phi thực dân hóa vẫn còn tiếp tục diễn ra sau thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhƣng với tính chất và đặc điểm hoàn toàn
khác. Vì thế chúng tôi chọn mốc kết thúc cho phạm vi nghiên cứu về mặt thời
gian là tháng 9 năm1945.
Về nội dung nghiên cứu:
Do phạm vi nghiên cứu về không gian tƣơng đối rộng, thời gian cũng khá
dài mà khuôn khổ của Luận án thì có hạn nên chúng tôi không có tham vọng
trình bày một cách đầy đủ chi tiết những cuộc vận động dân chủ đƣợc chọn lựa
để nghiên cứu trong Luận án (kể cả những cuộc vận động dân chủ đƣợc coi là
quan trọng nhƣ cuộc vận động dân chủ 1936 -1939). Thực tế những cuộc vận

động đó đã đƣợc những công trình đi trƣớc tái hiện khá đầy đủ khi đi sâu nghiên
cứu ở góc độ đơn lẻ, nhất là các cuộc vận động dân chủ từ khi có Đảng Cộng
sản Đông Dƣơng lãnh đạo. Vấn đề quan tâm của Luận án là đặt tất cả các cuộc
vận động dân chủ trong một hệ qui chiếu là quá trình phi thực dân hóa để phân
tích và luận giải và khẳng định cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam
cũng bao hàm tính chất dân chủ sâu sắc cũng nhƣ sự thống nhất giữa giải phóng
dân tộc và giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời trong đƣờng lối của Đảng
Cộng sản Đông Dƣơng đã làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám với
tính chất dân tộc, dân chủ và nhân dân sâu sắc.
2.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng bao trùm của Luận án là các cuộc vận động dân chủ trong quá
trình phi thực dân hóa ở Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945 mà theo cách hiểu của
chúng tôi, thì nội dung của các cuộc vận động dân chủ không chỉ bó gọn trong

8

vấn đề nông dân và ruộng đất mà bao gồm tất cả các cuộc vận động đấu tranh
cho giải phóng con ngƣời, giải phóng xã hội diễn ra trong các lĩnh vực nhƣ:
chính trị, xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng và biểu hiện ở cấp độ cao nhất là giải phóng
dân tộc để giành quyền độc lập tự chủ cho cả cộng đồng - nền tảng cho quyền
làm chủ của mỗi ngƣời dân. Vì các cuộc vận động dân chủ diễn ra trong nhiều
địa hạt nên đối tƣợng nghiên cứu của Luận án khá rộng lớn, do khuôn khổ có
hạn của Luận án, nên chúng tôi chỉ có thể chọn lựa những cuộc vận động tiêu
biểu trong các giai đoạn tiêu biểu để nghiên cứu. Những cuộc vận động dân chủ
tiêu biểu diễn ra ở Việt Nam từ 1904 - 1945 là:
- Giai đoạn 1904 - 1908: Phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, Đông
Kinh nghĩa thục.
- Giai đoạn 1918 - 1939: Các cuộc vận động của Đảng Lập Hiến ở Nam kỳ,
hoạt động của Nguyễn An Ninh, Đảng Thanh Niên, các cuộc đấu tranh đòi ân xá
Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh.

Sự ra đời và đƣờng lối cách mạng dân tộc dân chủ của Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng, các cuộc vận động cải cách trên báo chí công khai, phong trào giải
phóng phụ nữ, cuộc vận động dân chủ do Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo.
- Giai đoạn 1939 - 1945: Cuộc vận động hợp lƣu các phong trào dân chủ yêu
nƣớc khác nhau tập hợp dƣới ngọn cờ giải phóng dân tộc của Đảng và Mặt trận
Việt Minh từ nông thôn tới thành thị, từ Bắc vào Nam làm nên dòng thác cách
mạng, lật đổ chính quyền thực dân và chế độ quân chủ giành lại chủ quyền độc
lập trong Cách mạng tháng Tám 1945.
Trong đó, trọng tâm nghiên cứu của Luận án là cuộc vận động dân chủ do
Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo giai đoạn 1936 - 1939 và cuộc vận động
dân tộc dân chủ thời kỳ 1939 - 1945.
2.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Luận án
2.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án sẽ góp phần mang lại những nhận thức mới về nội dung của vấn
đề dân chủ và lịch sử của các cuộc vận động dân chủ một cách toàn diện, kể cả

9

trƣớc và sau khi có Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo nhân dân thực hiện
những mục tiêu dân chủ trong cách mạng tƣ sản dân quyền.
Luận án cũng đƣa ra kiến giải về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân chủ và
nhiệm vụ giải phóng dân tộc và làm rõ ý nghĩa của toàn bộ cuộc vận động dân
chủ trong quá trình phi thực dân hóa ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án cũng
đúc kết lại những bài học kinh nghiệm lịch sử để liên hệ với giai đoạn hiện nay.
2.5.2.Ý nghĩa thực tiễn
Luận án hoàn thành sẽ đóng góp một công trình nghiên cứu mới về các
cuộc vận động dân chủ trong quá trình phi thực dân hoá ở Việt Nam thời cận
đại. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể dùng để phục vụ nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử Việt Nam từ bậc phổ thông đến đại học, ở Việt Nam và cả ở
nƣớc ngoài.

3. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án đƣợc kết cấu làm 5 chƣơng
Chƣơng 1: Tổng quan tính hính nghiên cứu về các cuộc vận động dân chủ ở
Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945
Chƣơng 2: Các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1904 - 1945: Một
số khái niệm cơ bản và yếu tố tác động chình
Chƣơng 3: Các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam những năm 1904 - 1908
Chƣơng 4: Các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam từ năm 1918 đến 1939
Chƣơng 5: Cuộc vận động dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ năm1939 đến 1945


10

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CUỘC
VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1904 - 1945

1.1.Các nghiên cứu ở Việt Nam
Thời gian qua, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về các cuộc
vận động dân chủ, giai đoạn 1904 - 1945 đƣợc công bố ở Việt Nam. Liên quan
đến đề tài Luận án là những công trình có đề cập đến vấn đề dân chủ với tƣ cách
là một thể chế chính trị, các nội dung của nền dân chủ tƣ sản và nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó là các công trình trực tiếp đề cập đến các nội dung
khác nhau của các cuôc vận động dân chủ ở Việt Nam trong các giai đoạn khác
nhau từ năm 1904 đến 1945. Nội dung này rất rộng lớn và phong phú nên có đến
hàng trăm công trình đề cập đến. Tuy nhiên trong khuôn khổ Luận án, chúng tôi
không có điều kiện trình bày cụ thể.
Ở đây, chúng tôi chỉ xin tổng quan về một số nhóm công trình quan
trọng nhất.
Trƣớc hết phải kể đến nhóm công trính lý luận của các nhà lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là nhóm công trình có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất cả về phƣơng diện lý
luận và học thuật đối với công cuộc nghiên cứu về các cuộc vận động dân tộc và
dân chủ ở Việt Nam.
Tiêu biểu nhất là các công trình của Hồ Chí Minh, bao gồm nhiều tác
phẩm quan trọng nhƣ Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Cách mệnh và
nhiều bài viết và nói của Ngƣời trong các thời kỳ cách mạng khác nhau cho đến
khi Cách mạng tháng Tám thành công. Phần lớn các tác phẩm này đã đƣợc công
bố trong bộ Hồ Chì Minh toàn tập (Nxb CTQG, Hà Nội, 1995), phần liên quan
đến phạm vi nghiên cứu của Luận án là từ tập 1 đến tập 3.
Tiếp đó là các công trình của Trƣờng Chinh, trong đó đặc biệt quan trọng
là bộ công trình Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam (2 tập, Nxb Sự
Thật, Hà Nội, 1975).

11

Các công trình của Lê Duẩn, đặc biệt là cuốn Dưới lá cờ vẻ vang của
Đảng ví độc lập, tự do, ví chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới
(Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970) cũng có ảnh hƣởng rất rộng lớn trong giới nghiên
cứu về đề tài này.
Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là bộ Văn kiện Đảng
toàn tập do Nxb. Chính trị Quốc gia xuất bản gần đây (từ năm 2000) cũng có giá
trị sử liệu, giá trị lý luận quan trọng. Trong đó liên quan đến đề tài Luận án chủ
yếu là các tập từ 1 đến 7.
Nhóm các công trính nghiên cứu, lý luận về vấn đề dân chủ nói chung, đề
cập đến những nội dung của nền dân chủ tƣ sản phƣơng Tây và nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa trong đó đề cập cả đến việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam
hiện nay. Một số công trình đáng chú ý nhất là:
Đinh Ngọc Vƣợng (Chủ biên): Thuyết "Tam quyền phân lập" và nhà nước
tư sản hiện đại. Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội, 1992.

Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo: Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.
Đỗ Trung Hiếu: Nhà nước XHCN với việc xây dựng nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ triết học bảo vệ năm 2003 lƣu tại Thƣ viện quốc
gia Việt Nam.
Các công trình nói trên đã nêu ra và đi sâu phân tích các nội dung của nền
dân chủ tƣ sản với mặt tiến bộ và hạn chế của nó, bên cạnh đó, khẳng định
những yếu tố tiến bộ của nền dân chủ XHCN.
Nhóm các công trính nghiên cứu về sự xuất hiện và phát triển tư tưởng
dân chủ tư sản ở Việt Nam và các nhân vật, phong trào dân chủ yêu nước tiêu
biểu ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX có các tác phẩm nhƣ:
Năm 1973, Nxb KHXH xuất bản tác phẩm Sự phát triển của tư tưởng ở
Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám của tác giả Trần Văn Giàu
(tập 1, 2) và sau đó năm 1993 thì tập 3 đƣợc xuất bản. Đây là một công trình
nghiên cứu về lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam đồ sộ và mẫu mực, trong đó đã đề cập
đến sự xuất hiện và phát triển của tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản ở Việt Nam đƣợc biểu

12

hiện bằng sự xuất hiện và phát triển của các nhóm xã hội, các đảng phái chính
trị, các nhà dân chủ tiêu biểu… đi theo các trào lƣu tƣ tƣởng dân chủ khác nhau
nhƣ tƣ tƣởng dân chủ phƣơng Tây qua Tân thƣ, Tân văn, tƣ tƣởng dân chủ tƣ
sản Pháp, chủ nghĩa Tam dân, chủ nghĩa Mác - Lê nin…. Trong đó tác giả nêu
cao vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dƣơng với
ngọn cờ tƣ tƣởng Mác - Lê nin và đƣờng lối giải phóng dân tộc đúng đắn và
sáng tạo, đã đƣa dân tộc tới nền độc lập và tự do.
Tác phẩm Nguyễn Trường Tộ, thời thế và tư duy cách tân của tác giả
Hoàng Thanh Đạm đã nghiên cứu khá kỹ lƣỡng về cuộc đời và tƣ tƣởng canh
tân của nhân vật lịch sử Nguyễn Trƣờng Tộ và đƣa ra những đánh giá về ông.
Đó là một nhân vật có tƣ duy sáng suốt, trí tuệ canh tân lỗi lạc, là ngƣời có nhân

cách yêu nƣớc, đem kiến thức của mình ra góp phần cứu nƣớc bằng việc học hỏi
mô hình phát triển của phƣơng Tây để củng cố và xây dựng đất nƣớc. Nguyễn
Trƣờng Tộ là đại diện tiêu biểu của thế hệ thức giả Việt Nam đầu tiên có tƣ duy
dân chủ và đổi mới vào cuối thế kỷ XIX.
Năm 1982, Nxb Hà Nội ấn hành tác phẩm Đông Kinh nghĩa thục và
phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX của Chƣơng Thâu. Tác giả đã đánh
giá đây là một phong trào cải cách văn hoá, thông qua những hoạt động văn hoá,
giáo dục để nâng cao dân trí, chấn dân khí nhằm chuẩn bị về tinh thần tƣ tƣởng
cho cuộc đấu tranh cách mạng nhằm giải phóng dân tộc.
Đông Kinh nghĩa thục cũng là một đề tài vẫn đƣợc giới nghiên cứu tiếp
tục quan tâm trong thời gian gần đây. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập
trƣờng Đông Kinh nghĩa thục, năm 2007, Nxb Tri thức đã ấn hành tác phẩm Một
trăm năm Đông Kinh nghĩa thục gồm những công trình nghiên cứu về Đông
Kinh nghĩa thục của nhiều tác giả. Các công trình này đã bàn thảo và đánh giá
về Đông Kinh nghĩa thục ở nhiều góc độ khác nhau nhƣng tựu chung lại đều
đánh giá về Đông Kinh nghĩa thục nhƣ một mô hình giáo dục kiểu mới nhằm
khai trí cho dân Việt, để tự cƣờng, phát triển và hi vọng nhờ đó mà giành đƣợc
độc lập.
Cũng theo chiều hƣớng đó, tác giả Phạm Hồng Tung có bài nghiên cứu
đăng trên Tạp chì nghiên cứu Lịch sử số 9. 2007 với nhan đề: “Tìm hiểu thêm về

13

triết lý giáo dục của trƣờng Đông Kinh nghĩa thục” đã tóm lƣợc triết lý giáo dục
mới của Đông Kinh nghĩa thục. Đó là: Nền giáo dục mới phải là một nền giáo
dục yêu nƣớc, dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá, hƣớng tới mục tiêu
khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, làm cơ sở cho việc thực hiện hai mục
tiêu tối hậu gắn chặt với nhau là chấn hƣng, hiện đại hoá đất nƣớc và khôi phục
chủ quyền quốc gia - dân tộc.
Chƣơng Thâu cũng là một tác giả chuyên nghiên cứu về Phan Bội Châu

với những tác phẩm nhƣ: Nghiên cứu Phan Bội Châu (Nxb Chính trị Quốc gia
ấn hành năm 2004), Phan Bội Châu, nhà yêu nước, nhà văn hoá lớn (Nxb Nghệ
An và trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây ấn hành năm 2005).
Về Phan Bội Châu, cũng có khá nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên
cứu và đánh giá về ông, tiêu biểu là một số tác phẩm nhƣ:
Phan Bội Châu và một giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt
Nam (Nxb Văn hoá 1958) của Tôn Quang Phiệt.
Phan Bội Châu (1867- 1940). Con người và sự nghiệp. Kỷ yếu Hội thảo
khoa học kỷ niệm 130 năm ngày sinh Phan Bội Châu của trƣờng ĐH KHXH&
NV, ĐHQG Hà Nội, 1997.
Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu (Nxb Nghệ An - Trung tâm văn
hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2005).
Về phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh, một nhà nho cải cách xƣớng
xuất, cũng có khá nhiều tác giả nghiên cứu. Sớm nhất phải kể đến tác phẩm
Phong trào Duy tân của Nguyễn Văn Xuân đƣợc viết từ những năm 1937,1938.
Nghiên cứu về các nhân vật tiêu biểu của phong trào Duy Tân, Nguyễn
Q.Thắng là một tác giả có nhiều đóng góp với các tác phẩm nhƣ: Phan Châu
Trinh, cuộc đời và tác phẩm (Nxb Văn học, Hà Nội, 2006), Huỳnh Thúc Kháng,
con người và thơ văn (Nxb Văn học, Hà Nội, 2006) trong đó có nhiều đánh giá
xác đáng về tƣ tƣởng dân chủ của các nhà chí sĩ đấu tranh cho Duy tân này.
Năm 1996, Nxb KHXH ấn hành tác phẩm Tím hiểu tư tưởng dân chủ của
Phan Châu Trinh của Đỗ Thị Hoà Hới. Tác phẩm đã đánh giá và làm rõ những
nguồn ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh nhƣ: ảnh hƣởng

14

của truyền thống dân tộc, ảnh hƣởng của văn minh phƣơng Tây, ảnh hƣởng của
văn hoá Trung Hoa, ảnh hƣởng của tƣ tƣởng canh tân của Nhật Bản. Đồng thời
tác giả cũng khảo sát và đặt tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh vào trong
tiến trình hình thành và phát triển dòng tƣ tƣỏng canh tân đất nƣớc và chỉ ra

đóng góp đặc sắc của Phan Châu Trinh với tƣ tƣởng "Khai dân trì, chấn dân khì,
hậu dân sinh".
Đề tài về phong trào Duy tân ở Việt Nam trong thời gian gần đây vẫn tiếp
tục đƣợc quan tâm nghiên cứu.
Năm 2009, Trần Thị Thu Lƣơng đã công bố bài nghiên cứu trên Tạp chì
phát triển Khoa học và công nghệ (tập 12, số 1), tại trƣờng ĐH KHXH&NV,
ĐH QG – TP Hồ Chí Minh với nhan đề: “Cuộc vận động Duy tân đầu thế kỷ
XX ở Việt Nam, những đặc điểm và bài học cho hiện tại”. Tác giả đã trình bày
hai nội dung chính gồm: Phân tích đặc điểm của phong trào vận động Duy Tân ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX trong đó nhấn mạnh động cơ yêu nƣớc, sự nhạy cảm
và năng động của ngƣời Việt đã kịp thời hội nhập vào dòng chảy hƣớng về hiện
đại, đã thức tỉnh cùng châu Á thức tỉnh đầu thế kỷ XX và nêu những bài học
kinh nghiệm của hoạt động đổi mới của phong trào Duy Tân với đổi mới giáo
dục ở Việt Nam hiện tại.
Tiếp theo, một công trình nghiên cứu mới đã đƣợc công bố là Luận án
tiến sĩ lịch sử của Trƣơng Thị Dƣơng tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội năm
2012 với tên gọi:“Phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (1903 -
1908)”. Trên cơ sở có kế thừa các công trình nghiên cứu đi trƣớc về phong trào
Duy Tân, tác giả đã đƣa ra những đánh giá tƣơng đối toàn diện về phong trào
Duy Tân Việt Nam và nêu rõ ý nghĩa quan trọng của phong trào này. Tác giả
cho rằng đây là phong trào đã tạo đƣợc tâm lý cởi mở trong tiếp xúc văn hoá
Đông Tây của dân tộc Việt Nam và chuyển từ việc đụng độ đối đầu sang tiếp
nhận văn minh phƣơng Tây một cách tự nguyện.
Nhóm các công trính nghiên cứu chuyên khảo về các phong trào dân chủ
yêu nước và các nhân vật, các nhóm, đảng phái hoạt động trong xã hội Việt
Nam giai đoạn từ năm 1918 đến năm 1945 có các tác phẩm tiêu biểu sau:

15

Chuyên luận “Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng

tư tưởng Hồ Chì Minh” của Lê Mậu Hãn (Nxb CTQG xuất bản lần đầu năm
2000) trình bày khái quát những vấn đề cơ bản của sức mạnh dân tộc Việt Nam
dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh từ khi Ngƣời ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc,
đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc rồi bắt
tay vào sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến ngày nay.
Tác phẩm Nguyễn An Ninh gồm các nghiên cứu, đánh giá về sự nghiệp
của Nguyễn An Ninh và phần tƣ liệu gốc tập hợp hầu hết các bài diễn thuyết, bài
báo của ông đăng trên báo "La cloche fêlée" và "La Lutte" do tác giả Nguyễn An
Tịnh - con trai của nhà chí sĩ sƣu tầm và đƣợc Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh xuất
bản năm 1996. Qua tác phẩm có thể nắm đƣợc tƣ tƣởng yêu nƣớc của Nguyễn
An Ninh chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tƣ tƣởng cách mạng dân chủ tƣ sản Pháp,
đó là tƣ tƣởng cách mạng ôn hoà, giành độc lập bằng cải cách dân chủ và xây
dựng một nền văn hoá độc lập trên cơ sở kết hợp tinh hoa Đông Tây.
Viết về Nguyễn An Ninh, còn các tác phẩm Nguyễn An Ninh "Tôi chỉ làm
cơn gió thổi" của Nguyễn Thị Minh đƣợc Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh ấn hành
năm 2001, Sự tiến hoá liên tục của Nguyễn An Ninh, một lãnh tụ cách mạng
hùng biện của tác giả Hà Huy Giáp do Nxb TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 1989.
Nghiên cứu chung về lịch sử xuất hiện và phát triển của báo chí Việt Nam
vào thời cận đại có công trình Lịch sử báo chì Việt Nam: 1865 - 1945 do Đỗ
Quang Hƣng chủ biên (Nxb ĐHQG 2002).
Về đóng góp của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh trong việc phát triển văn hoá
Việt Nam đầu thế kỷ XX, tác giả Nguyễn Thị Lệ Hà có công trình "Những đóng
góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chì tiếng Việt và truyền bá
chữ Quốc ngữ" đăng trên Tạp chì nghiên cứu Lịch sử số 5. 2004.
Về Phạm Quỳnh và đóng góp của tờ Nam Phong tạp chí, trƣớc đây có
Dƣơng Quảng Hàm đã đánh giá ông trong tác phẩm"Việt Nam văn học sử yếu"
xuất bản trƣớc năm 1945, khá coi trọng công lao của Phạm Quỳnh trong việc
phát triển Tiếng Việt và xây đắp nền Quốc văn.

16


Gần đây, trong hoàn cảnh lịch sử mới, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá lại
Phạm Quỳnh và tạp chí Nam Phong, trong đó nổi bật có công trình: "Văn trên
Nam Phong tạp chì, diện mạo và thành tựu" của Nguyễn Đức Thuận (2008).
Trong các tổ chức yêu nƣớc và cách mạng hoạt động ở Việt Nam từ sau
chiến tranh thế giới lần thứ nhất, VNQDĐ đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu, tiêu
biểu có tác phẩm Việt Nam Quốc Dân Đảng trong lịch sử cách mạng Việt Nam
của Nguyễn Văn Khánh đƣợc Nxb KHXH ấn hành năm 2005. Trong tác phẩm,
tác giả đã nêu nhận định về tính chất dân chủ tƣ sản của tổ chức yêu nƣớc Việt
Nam Quốc dân Đảng và những bài học kinh nghiệm quí giá mà Việt Nam Quốc
dân Đảng đã để lại cho lịch sử cách mạng Việt Nam. Trƣớc đó, công trình Việt
Nam quốc dân Đảng, 1927 - 1954 của Hoàng Văn Đào gồm hai tập (1965) đã
đƣợc công bố, thể hiện cách nhìn nhận khác về lịch sử chính trị của tổ chức này.
Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Khánh cũng đã cho công bố tác phẩm “Cơ
cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc đia (1858 - 1945)” (Nxb Đại học QG Hà
Nội tái bản lần thứ ba năm 2008) thể hiện cách nhìn toàn diện về biến chuyển
kinh tế và xã hội Việt Nam do tác động của chính sách cai trị của thực dân Pháp,
đánh giá ảnh hƣởng tích cực và hạn chế của quá trình tƣ bản hoá của thực dân
Pháp ở Việt Nam.
Năm 1990, tác giả Phạm Xanh công bố công trình “Nguyễn Ái Quốc với
việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam”(Nxb Thông tin Lý luận ấn
hành) đã đánh giá một cách toàn diện về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá
trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam những năm 1920.
Thời gian gần đây, đề tài về vai trò và các vấn đề liên quan đến trí thức,
một tác nhân quan trọng của các phong trào dân chủ và tiến bộ xã hội đã đƣợc
quan tâm nghiên cứu, trong đó có tác phẩm của Nguyễn Văn Khánh (2004)“Trì
thức với Đảng, Đảng với trì thức”, Luận án tiến sĩ sử học“Trì thức Việt Nam đối
diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc” của Trần Viết Nghĩa tại trƣờng
ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội (2011).
Về phong trào vận động nữ quyền ở Việt Nam, công trình của Đặng Thị

Vân Chi có thể đƣợc coi là tiêu biểu nhất với tác phẩm: "Vấn đề phụ nữ trên báo
chì tiếng Việt trước năm 1945" (Nxb KHXH, H, 2008). Tác phẩm đã dựa vào tƣ

17

liệu báo chí tiếng Việt trƣớc năm 1945 để khảo cứu về vấn đề phụ nữ, tái hiện
lại cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ vào nửa đầu thế kỷ XX do các nhóm trí
thức tiến bộ bao gồm cả nữ trí thức tiến hành công khai trên báo chí.Tác giả đã
nhận định về phong trào nữ quyền nhƣ một phong trào mang lại sự tiến bộ cho
phụ nữ và gây ra ảnh hƣởng mới cho xã hội. Vận động cho nữ quyền cũng là
vận động cho giải phóng xã hội và giải phóng con ngƣời và do đó đây là một
phong trào vì mục tiêu dân chủ và tiến bộ rõ rệt.
Về phong trào dân chủ giai đoạn1936 - 1939 do Đảng lãnh đạo, đáng chú
ý có công trình chuyên khảo: "Lịch sử cuộc vận động ví các quyền dân sinh, dân
chủ ở Việt Nam (1936 - 1939)" của Phạm Hồng Tung do Nxb Chính trị Quốc gia
ấn hành năm 2008. Công trình đã cố gắng chỉ ra những đặc điểm chính yếu của
cuộc vận động vì dân sinh dân chủ giai đoạn 1936 - 1939 do Đảng Cộng sản
Đông Dƣơng lãnh đạo với một đƣờng lối mới đúng đắn, một bƣớc chuẩn bị quan
trọng cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nhóm các công trính thông sử Việt Nam đã đề cập đến các cuộc vận động
dân chủ ở Việt Nam thời kỳ 1904 - 1945 như:
Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập II) do Đinh Xuân Lâm chủ biên (Nxb
Giáo dục Hà Nội, 2005) trong giai đoạn 1858 - 1918 đã có khoảng 32 trang viết
về các phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục.
Trong giai đoạn 1919 - 1930, giáo trình đã dành 7 trang để đề cập đến các phong
trào dân chủ yêu nƣớc công khai từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến
năm 1930.
Về sự xuất hiện và hoạt động của các tổ chức yêu nƣớc và cách mạng ở
Việt Nam từ sau những năm 1920 nhƣ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
(HVNCMTN), Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ), Tân Việt Cách mạng

Đảng (TVCMĐ), giáo trình cũng đã có khoảng 13 trang để tái hiện.
Về phong trào dân chủ giai đoạn 1936 - 1939 do Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng lãnh đạo, khoảng 10 trang viết đã đƣợc giáo trình dùng để nêu các sự
kiện chính và đánh giá vắn tắt về đặc điểm ý nghĩa của phong trào.

18

Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 mới chỉ đƣợc giáo trình
dành cho 30 trang để lƣợc thuật diễn biến cơ bản và vì vậy cuộc vận động dân
tộc, dân chủ trong giai đoạn này mới chỉ đƣợc phản ánh dƣới góc độ một phong
trào giải phóng dân tộc, tính chất dân chủ của cuộc vận động này chƣa đƣợc
quan tâm khai thác.
Tiến trính lịch sử Việt Nam do Nguyễn Quang Ngọc chủ biên (Nxb Giáo
dục Hà Nội 2002) cũng đã dành một số trang ngắn gọn để lƣợc thuật về các
nhân vật tiêu biểu và các phong trào dân chủ, yêu nƣớc giai đoạn lịch sử từ đầu
thế kỷ XX đến 1945.
Một công trình thông sử xuất bản gần đây nhất, đáng đƣợc lƣu ý là“Lịch
sử Việt Nam” tập 3 (1858 - 1945) (Nxb Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2012)
do Đinh Xuân Lâm chủ biên. Với một hệ thống tƣ liệu khá phong phú và cách
tiếp cận có nhiều đổi mới, có thể nói đây là một công trình công phu và nghiêm
túc, có tính khoa học cao.
Trong giai đoạn 1858 - 1918, công trình đã dành cho phần viết về phong
trào Đông du, phong trào Duy Tân và Đông Kinh nghĩa thục là 34 trang.
Trong giai đoạn 1919 - 1930, công trình đã dành 17 trang đề cập đến các
phong trào đấu tranh dân chủ công khai nhƣ các hoạt động đòi thả Phan Bội
Châu, để tang Phan Châu Trinh, hoạt động của Đảng Lập Hiến và Nguyễn An
Ninh, thể hiện một cách nhìn mới về các phong trào này.
Phần viết về tôn chỉ, mục đích chính trị và hoạt động của các tổ chức yêu
nƣớc và cách mạng nhƣ HVNCMTN, VNQDĐ, TVCMĐ, đã đƣợc công trình
dành ra đến 60 trang, một con số khá ấn tƣợng, để tái hiện lại.

Về phong trào dân chủ giai đoạn 1936 - 1939 do Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng lãnh đạo, với hệ thống tƣ liệu phong phú và quan điểm đổi mới, 85 trang
là một dung lƣợng lựa chọn xứng đáng để có thể tái hiện khá đầy đủ các sự kiện
và đánh giá khá sâu sắc và toàn diện về đặc điểm ý nghĩa lịch sử của phong trào
với vị thế một phong trào có tầm quan trọng đối với thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám.
Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 đã đƣợc dành tới 134
trang viết. Với hệ thống tƣ liệu khá phong phú, công trình đã tái hiện và đánh

×