Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Hoạt động thương mại của người phương Tây ở Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







DƢƠNG THỊ HUYỀN





HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI CỦA
NGƢỜI PHƢƠNG TÂY Ở ĐÀNG
TRONG THẾ KỶ XVI- XVIII




LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


















HÀ NỘI- 2014





























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






DƢƠNG THỊ HUYỀN





HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI CỦA
NGƢỜI PHƢƠNG TÂY Ở ĐÀNG
TRONG THẾ KỶ XVI- XVIII




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 602250






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn









HÀ NỘI- 2014

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy - người
hướng dẫn khoa học cho luận văn của tôi - PGS. TS. Hoàng Anh Tuấn. Dù
bận rất nhiều công tác khác nhưng thầy vẫn dành thời gian giúp đỡ, động viên
tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Từ thầy, tôi học được tính
nghiêm túc trong khoa học, sự nỗ lực hết mình và sáng tạo cho những ý tưởng
chuyên môn.
Trở thành học viên cao học của khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học
Xã hội và nhân văn là một niềm vinh dự lớn lao đối với bản thân tôi. Lần đầu
tiên, tôi được tiếp xúc với một môi trường học thuật khoa học và nghiêm túc
như vậy. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Nguyễn Văn Kim, Chủ nhiệm
Bộ môn Lịch sử Thế giới, đã luôn quan tâm đến quá trình học tập của cả nhân
tôi cũng như các học viên chuyên ngành.
Ngoài ra tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện quốc gia Việt Nam, Thư viện
Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Viện nghiên cứu

Đông Nam Á, phòng Tư liệu Khoa Lịch sử đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến bạn bè, người thân, gia
đình, những người luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập.
Hà Nội, tháng 1 năm 2014
Học viên



Dương Thị Huyền
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
6
6. Bố cục
6
CHƢƠNG 1: ĐÀNG TRONG TRONG BỐI CẢNH THÂM NHẬP CỦA
CÁC THẾ LỰC PHƢƠNG TÂY VÀO ĐÔNG Á THẾ KỶ XVI- XVII

7
1.1. Sự thâm nhập của người phương Tây vào Đông Á và những mối liên
hệ đầu tiên với Đàng Trong
7
1.2. Sự hình thành vương quốc Đàng Trong
15
1.3. Chính sách kinh tế thương mại của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong
21
1.4. Tiểu kết
31
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI CỦA NGƢỜI PHƢƠNG TÂY
Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVI- XVIII
33
2.1. Người Bồ Đào Nha ở Đàng Trong thế kỷ XVI-XVII
33
2.2. Người Hà Lan ở Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII
42
2.3. Hoạt động của thương nhân Anh ở Đàng Trong thế kỷ XVII- XVIII
56
2.4. Hoạt động của thương nhân Pháp ở Đàng Trong thế kỷ XVII- XVIII
67
2.5. Tiểu kết
81
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA THƢƠNG MẠI VỚI PHƢƠNG TÂY ĐẾN
XÃ HỘI ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVI- XVIII
85
3.1. Tác động đến chính trị - ngoại giao Đàng Trong
85
3.2. Tác động đến kinh tế Đàng Trong
92

3.3. Tác động đến quân đội Đàng Trong
98
3.4. Một số tác động văn hóa – tôn giáo
104
3.5. Tiểu kết
113
KẾT LUẬN
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
119



THUẬT NGỮ- ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG- CHỮ VIẾT TẮT

Thuật ngữ
- SJ: Sociéte de Jésuit- Dòng tên Bồ Đào Nha
- MEP: Mission É trangere de Paris- Hội truyền giáo nước ngoài Pari
- VOC: Vereenigde Oost-Indische Compagnie - Công ty Đông Ấn Hà Lan
- EIC: The English East India Company- Công ty Đông Ấn Anh
- CIO: Compagnie Française des Indes Orientales - Công ty Đông Ấn Pháp
Tiền tệ
- Cruzado: Đơn vị tiền tệ của Bồ Đào Nha, đồng tiền vàng Bồ Đào Nha.
- 1 tael : = 4,25 guilders
- 1bar (nén) bạc = 10 lạng tael bạc
- 1 quan tiền = 10 tiền = 600 đồng
- reis : đơn vị tiền tệ Bồ Đào Nha, 60 reis tương đương với 1 tael
- peso : đơn vị tiền tệ Bồ Đào Nha, 1 peso tương đương 0.8 tael
- 1 pagoda = 1,12 lạng (năm 1694)
- 1 florins = 1 quan = 1/2 lạng bạc

- 1 sterling = f.12 (tiền của Anh)
- 1 livre = f 0.5 (tiền của Pháp)
Trọng lƣợng
- 1 tael (lạng) = 37,5 gram
- 1 catty (cân) = 16 tael = 600 gram
- 1 picul = 100 catty = 60 kg
- 1 gallon= 4,5 lít
- 1jin = 2kg
Đo lƣờng
- 1 ell tương đương 91 cm
- 1 inch tương đương 2,54 cm
- 1 fathom tương đương 1,8 m
- 1 faccaar : cách tính giá tơ sống của người Hà Lan theo công thức : mỗi lạng
(tael) bạc chuẩn tương đương với X lạng (tael) tơ sống
Chữ viết tắt
- Tr : Trang
- Nxb : Nhà xuất bản
- HN : Hà Nội
- Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh



















MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, nông nghiệp luôn được coi
là ngành kinh tế trọng yếu nhất với ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính,
thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước. Vì vậy, dưới quan niệm “nông vi bản,
thương vi mạt”, nghề buôn và người đi buôn thường bị đặt ở vị trí thấp trong
thang bậc xã hội. Tuy nhiên, có một thời kỳ lịch sử chính quyền cai trị đã lựa
chọn thương nghiệp làm bệ đỡ kinh tế cho thể chế chính trị với những chính
sách khuyến thương mạnh mẽ. Đó chính là thời kỳ cai trị của các chúa Nguyễn
ở Đàng Trong (thế kỷ XVI- XVIII). Nguyễn Hoàng và sau đó là các chúa
Nguyễn kế vị đã xác lập một chiến lược phát triển kinh tế mới với những bước
đi và hình thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn với những bước chuyển
chung của khu vực lúc bấy giờ là hướng ra biển. Đối với Đàng Trong, ngoại
thương không chỉ đơn thuần là vấn đề làm giàu mà là vấn đề tồn vong của một
chính quyền mới xây dựng trên mảnh đất giàu tài nguyên nhưng thiếu nhân lực,
thiếu tiền bạc và thiếu quan hệ bang giao với các nước bên ngoài.
Thế kỷ XVI- XVIII được đánh giá là thời kỳ hoàng kim của thương mại
biển Đông. Làm nên sự hưng thịnh đó không chỉ có sự đóng góp của các
thương nhân khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Giava, Xiêm… mà còn có
sự tham gia của các đế chế trọng thương ở phương Tây: Bồ Đào Nha, Hà Lan,
Anh, Pháp… Sau các cuộc phát kiến địa lý, các nước phương Tây đều tìm
kiếm những cơ hội để có thể tiếp cận được với nền thương mại ở vùng Viễn
Đông giàu mạnh. Đàng Trong là một vùng đất mới giàu tài nguyên nên ngay

lập tức trở thành một điểm đến lý tưởng của các thương nhân phương Tây.
Hoạt động thương mại của người phương Tây ở Đàng Trong rất phong
phú và đa dạng không chỉ mang lại những món lời rất lớn cho bản thân họ mà
còn góp phần tạo nên sự sôi động của kinh tế ngoại thương Đàng Trong. Nhờ
vậy, Đàng Trong mặc dù mới hình thành đã bứt phá vượt lên, không những
đủ sức đương đầu với Đàng Ngoài của họ Trịnh mà còn đẩy nhanh tiến trình
chinh phục xuống phía Nam trong xu thế mở rộng ảnh hưởng ra ngoài của thế
giới và khu vực.
Lần đầu tiên trong lịch sử, sự tiếp xúc giữa một quốc gia phong kiến
nông nghiệp truyền thống với nền văn minh phương Tây có trình độ khoa học
kỹ thuật cao đã có tác động không nhỏ tới mọi mặt của đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa của Đàng Trong. Đây là vấn đề lớn, đòi hỏi nghiên cứu sâu
rộng về nhiều khía cạnh. Do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Hoạt động thương mại
của người phương Tây ở Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII” làm luận văn thạc sĩ
của mình. Trên cơ sở tập hợp tư liệu, tác giả luận văn cố gắng phân tích để
đưa ra một cách tương đối toàn cảnh về hai khu vực châu Âu và châu Á, để từ
đó làm rõ quá trình hoạt động thương mại của người phương Tây như thế
nào? Chính sách của các chúa Nguyễn như thế nào trước thời đại mở cửa của
khu vực và thế giới? Nhân tố phương Tây đã ảnh hưởng gì đến kinh tế, chính
trị, xã hội Đàng Trong?
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tài liệu viết về quá trình xâm nhập của người phương Tây vào Đàng
Trong thế kỷ XVI- XVII không ít nhưng lại khá tản mạn.
Về tài liệu của người phương Tây phải kể đến những bút ký, những cuốn
sách của các giáo sĩ và lái buôn phương Tây khi đặt chân đến Đàng Trong
như: Xứ Đàng Trong năm 1621 (Cristophoro Borri) [60], Những người châu
Âu ở nước An Nam (Charles Maybon) [63], Một chuyến du hành đến xứ Nam
Hà (Barrow) [8], Hành trình và truyền giáo (Alexandre de Rhodes) [74]…
Những tài liệu này không chỉ cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin về
vấn đề giao lưu buôn bán mà còn hé mở những khía cạnh khác về đời sống

kinh tế, xã hội của Đàng Trong thời bấy giờ. Đó là một trong những nguồn
cung cấp tài liệu rất quan trọng bổ khuyết cho những hạn chế từ các bộ thông
sử của nước ta vốn ít đề cập đến các lĩnh vực ngoại thương. Do đó vấn đề tìm
hiểu quá trình xâm nhập của người phương Tây vào Đàng Trong được một số
học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Về sử liệu gốc có thể kể đến một số tác phẩm sau:
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê có ghi
chép về bang giao và giao thương giữa nước ta với các quốc gia bên ngoài
cho đến gần cuối thế kỷ XVII. Tuy nhiên, do lối chép sử biên niên, các sự
kiện giao thương không được ghi chép một cách có hệ thống mà được lồng
vào các sự kiện chính trị, ngoại giao theo thứ tự thời gian từng triều đại [59].
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có chương IV và VI ghi chép về hoạt
động buôn bán trao đổi hàng hóa với một số nước phương Tây ở hai tỉnh
Quảng Nam và Thuận Hóa vào thế kỷ XVII-XVIII dưới sự quản lý của chính
quyền chúa Nguyễn (Đàng Trong) [27].
Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên do Quốc sử Quán triều Nguyễn
biên soạn, có nhiều ghi chép về một số sự kiện giao thương với nước ngoài
thời các chúa Nguyễn. Các sự kiện bang giao cũng không được ghi chép tập
trung mà đan xen vào các sự kiện chính trị, kinh tế…[24].
Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập 2, do Quốc Sử quán triều
Nguyễn biên soạn đã ghi chép một cách toàn diện những sự kiện lịch sử, các
chính sách cai trị, phong tục tập quán của Việt Nam từ thế kỉ XV đến cuối thế
kỉ XVIII. Những sự kiện liên quan đến kinh tế thương nghiệp cũng đã được
đề cập trong công trình nhưng còn khá ít và tản mạn [75].
Bên cạnh các nguồn tài liệu gốc là các công trình nghiên cứu hiện đại.
Tác giả Thành Thế Vỹ với cuốn sách “Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ
XVII, XVIII và đầu XIX” đã giúp chúng ta thấy được phần nào tính chất của
ngoại thương thời phong kiến Việt Nam khi tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản
phương Tây. Sách gồm hai phần chính. Phần thứ nhất đề cập đến: hoàn cảnh
trong nước, thế giới trong giai đoạn này ảnh hưởng và tác động của nó đến sự

phát triển của nền ngoại thương nước nhà. Phần thứ hai đi vào nội dung chính,
dựng lại bức tranh ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hồi thế kỷ XVII,
XVIII và đầu thế kỷ XIX với các mục nghiên cứu về quá trình phát triển và suy
tàn của ngoại thương: tính chất ngoại thương, các mặt hàng, thể lệ, thủ tục, bộ
máy, thuế khóa, cách thức mua bán, phương tiện vị trí địa lý, màu buôn bán…
[93].
Từ đầu những năm 1990, trong khuôn khổ cuốn kỷ yếu hội thảo khoa
học Đô thị cổ Hội An, nhiều bài viết liên quan đến xứ Đàng Trong thế kỷ XVI
– XVIII đã được thực hiện, tiêu biểu như các chuyên luận của Trương Văn
Bình và John Kleinen, Shigeru Ikuta, Vũ Minh Giang… Đây chính là cơ sở
đầu tiên cho những nghiên cứu tiếp theo về Hội An và xứ Đàng Trong thời kỳ
thương mại sôi động của khu vực Đông Á [26].
Cuốn chuyên khảo “Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E Hall là công trình
nghiên cứu được trích dẫn khá nhiều về hoạt động của người Âu tại Đông
Nam Á, trong đó có hoạt động của người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp
[30]. Gần đây, cuốn Lịch sử Đông Nam Á tân biên (A New History of
Southeast Asia) do nhóm các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Singapore
tổ chức đã bổ sung và cập nhật thêm nhiều nội dung và quan điểm mới về
Lịch sử Đông Nam Á nói chung, Đại Việt và Đàng Trong nói riêng.
Li Tana qua tác phẩm Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam
thế kỷ XVII- XVIII đã dành trọn chương 3 để nói về các thương gia nước
ngoài ở Đàng Trong: quá trình từng bước thiết lập quan hệ với chúa Nguyễn
của các nước phương Tây, những kết quả đạt được của những mối quan hệ
đó. Trong chương 4, tác giả đi sâu phân tích vấn đề tiền tệ và thương mại ở
Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn; những phương thức buôn bán của
Đàng Trong với người phương Tây [60].
Phan Khoang trong cuốn Việt sử xứ Đàng Trong đã trình bày khá rõ về
lịch sử của vùng đất Đàng Trong và những chính sách thống trị của chúa
Nguyễn ở Đàng Trong. Bên cạnh đó tác giả còn đi sâu phân tích quá trình
thâm nhập của những thế lực phương Tây vào Đàng Trong thông qua con

đường thương mại và truyền giáo [45].
Bên cạnh các công trình chuyên khảo là một số lượng không nhỏ các
chuyên luận đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành có giá trị khoa học cao.
Trong số rất nhiều bài viết về chủ đề này, có thể kể đến các tham luận của các
tác giả như Nguyễn Thừa Hỷ [38],[41], Nguyễn Văn Kim [46], [47], [50],
[53], Dương Văn Huy [34], [35], Đỗ Bang [5], [6], [7], Nguyễn Mạnh Dũng
[18], [19], [20], [22], Hoàng Anh Tuấn [85], [86], [87]…
Đó là những tài liệu tham khảo vô cùng quý báu giúp tôi hoàn thành đề
tài luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của khu vực
Đông Á và thế giới, từ đó thấy được những tác động của bối cảnh khu vực và
quốc tế đối với Đàng Trong ở thế kỷ XVI-XVIII.
- Làm rõ quá trình thâm nhập của các nước phương Tây: Bồ Đào Nha, Hà
Lan, Anh, Pháp vào Đàng Trong thông qua buôn bán giữa Đàng Trong với các
nước.
- Phân tích những chuyển biến căn bản về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã
hội của Đàng Trong dưới tác động của mối quan hệ với phương Tây và những
đóng góp không nhỏ của Đàng Trong vào việc duy trì hoạt động thương mại
nội Á của các nước phương Tây thế kỷ XVI-XVIII.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp những nguồn tài liệu có liên quan đến hoạt động của từng
nước phương Tây vào Đàng Trong. Từ đó, phân tích mối quan hệ đa chiều
của người phương Tây với Đàng Trong để làm sáng rõ những mục đích
nghiên cứu đã đề cập ở trên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: hoạt động thương mại của các nước phương Tây (Bồ Đào
Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…) ở Đàng Trong.
- Phạm vi thời gian: thế kỷ XVI- XVIII.

- Phạm vi không gian: Đàng Trong đặt trong bối cảnh bang giao và
thương mại khu vực Đông Á thời kỳ này.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu chính:
- Các tư liệu gốc bao gồm thông sử, các nhật ký kinh doanh, du ký của
người phương Tây
- Tư liệu thứ sinh bao gồm các sách chuyên khảo và bài báo khoa học có
liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài nghiên cứu có sử dụng phương pháp: phương pháp lịch sử,
phương pháp logic…Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp khác như:
phân tích, tổng hợp, so sánh…
6. Bố cục
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Đàng Trong trong bối cảnh thâm nhập của các thế lực phương
Tây vào Đông Á thế kỷ XVI- XVIII
Chương 2: Hoạt động kinh tế thương mại của người phương Tây ở Đàng
Trong thế kỷ XVI- XVIII
Chương 3: Tác động của thương mại với phương Tây đến xã hội Đàng
Trong thế kỷ XVI- XVII
CHƢƠNG I
ĐÀNG TRONG TRONG BỐI CẢNH THÂM NHẬP CỦA CÁC THẾ
LỰC PHƢƠNG TÂY VÀO ĐÔNG Á THẾ KỶ XVI- XVII
1.1. Sự thâm nhập của ngƣời phƣơng Tây vào Đông Á và những mối
liên hệ đầu tiên với Đàng Trong
Trong hai thế kỷ XV, XVI, những biến chuyển về kinh tế - xã hội trên
phạm vi thế giới nói chung, ở khu vực Đông Á nói riêng có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế xã hội Đại Việt. Ở châu Âu, một số nước
phương Tây bước vào thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy và chuẩn bị những

yếu tố cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản. Một mặt, giai cấp tư sản tăng
cường bóc lột nhân dân lao động chính quốc, mặt khác tăng cường hoạt động
giao thương tìm kiếm các nguồn lợi về thương phẩm và trao đổi hàng hóa với
các nước bên ngoài. Những cuộc đại phát kiến địa lý đã mở ra một cuộc “cách
mạng thương mại” thực sự ở châu Âu và đưa đến việc thiết lập mạng lưới
giao thông mậu dịch hàng hải xuyên đại dương nối liền châu Âu với phương
Đông.
Mạng lưới thương mại này được hình thành đã thúc đẩy mạnh mẽ các
hoạt động kiếm lời của thương nhân nhiều quốc gia Tây Âu có nền kinh tế
công thương nghiệp phát triển như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Họ tìm đến
nhiều vùng đất ở phương Đông để thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên
và xâm chiếm thuộc địa. Sự tham gia đồng thời của nhiều nước phương Tây
vào thị trường phương Đông đã làm cho hoạt động thương mại của các nước
trong khu vực đổi sắc.
Với khu vực Đông Á, thế kỷ XIV- XVI là thời kỳ hưng thịnh nền kinh tế
thương mại trong khu vực với những hoạt động thương mại đường biển sôi
động của người Trung Hoa dưới triều Minh, Thanh; của người Nhật dưới thời
Mạc phủ Đức Xuyên và trong một chừng mực nhất định là hoạt động của
người Đông Nam Á, tạo nên một hệ thống mậu dịch châu Á. Với tài nguyên
thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, khu vực địa chính trị, địa kinh tế
quan trọng trên thế giới, dân số khá đông, Đông Á có sức hấp dẫn đặc biệt các
nước châu Âu đang bước vào kỷ nguyên cận đại hóa khao khát tìm kiếm
những nguồn thương phẩm có giá trị của phương Đông.
Ở Trung Quốc, nhà Minh (Minh Thành Tổ) đã thi hành chính sách “Hải
cấm” (1371- 1567) nhưng thực chất không phải đóng cửa đất nước một cách
tuyệt đối mà thông qua đó chính quyền đã thay đổi cách thức quản lý hoạt
động kinh tế đối ngoại. Trên thực tế, chính quyền trung ương đã thâu tóm
những hoạt động thương mại từ tay thương nhân qua đó kiểm soát chặt chẽ
vùng duyên hải, diệt trừ họa Wako (cướp biển), ngăn chặn sự liên kết giữa các
thế lực chống đối. Một số Hoa thương không được quyền trở lại Trung Hoa

lục địa, phải cư trú vĩnh viễn ở nước ngoài. Đây chính là một trong những lực
lượng làm nên sự nhộn nhịp của thương mại châu Á trước khi chủ nghĩa thực
dân phương Tây đến. Cùng với chính sách này, nhà Minh đã nhiều lần phái
nhà hàng hải nổi tiếng Trịnh Hoà tổ chức thám hiểm vùng biển Đông Nam Á,
Nam Á, Tây Á để phô trương thanh thế, nâng cao vị thế chính trị của mình và
thực hiện chế độ thương mại triều cống. Chính sách này còn nhằm đảm bảo
nguồn cung cấp hàng hóa từ các nước nhất là hương liệu từ thị trường Đông
Nam Á đồng thời tiêu thụ những sản phẩm của Trung Quốc như gốm, sứ, tơ
lụa và nhiều mặt hàng thủ công. Năm 1567, Trung Quốc bãi bỏ “Hải cấm”,
cho thương nhân xuất dương ra nước ngoài, nhưng vẫn cấm giao dịch trực
tiếp với Nhật Bản một số mặt hàng, chủ yếu là nguyên liệu. Tuy nhiên, hoạt
động thương nghiệp vẫn không ngừng phát triển do cả thương nhân Trung
Quốc và thương nhân Nhật Bản đều tìm cho mình một thị trường trung gian
để buôn bán và trao đổi những mặt hàng cần thiết [83, tr.70].
Thế kỷ XV- XVI, lịch sử Nhật Bản chứng kiến nhiều biến động sâu sắc
trên tất cả mọi phương diện đặc biệt là kinh tế thương mại. Nhật Bản chủ
động mở cửa, thiết lập quan hệ thương mại với các đối tác, cử nhiều đoàn
thuyền buôn ra nước ngoài buôn bán đồng thời tích cực phối hợp với các quốc
gia trong khu vực tiễu trừ hải tặc đang hoành hành trong vùng biển Đông Á.
Sự năng động của giới cầm quyền Nhật Bản dưới thời Mạc phủ Đức Xuyên là
những tiền đề tiên quyết tạo ra sức mạnh mới cho Nhật Bản. Năm 1592, Mạc
phủ thực hiện chủ trương “Châu ấn thuyền” (Shuinsen), cấp giấy phép cho
thuyền Nhật Bản xuống các nước Đông Nam Á buôn bán và thu mua hàng
của Trung Quốc từ các nước này. Chủ trương này nhằm tập trung quyền kiểm
soát mậu dịch hàng hải vào tay Mạc phủ. Chính vì vậy, chính sách “Châu ấn
thuyền” tạo điều kiện cho tàu bè Nhật Bản đến buôn bán ở hầu khắp các
thương cảng trong vùng biển Tây Nam Thái Bình Dương và tạo sự an toàn, tự
do cho tàu bè từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới buôn bán với Nhật Bản.
Những chính sách thương mại của Trung Quốc và Nhật Bản đã góp phần
làm sôi động nền thương mại của các nước phương Đông. Nhu cầu về đồng,

bạc, vũ khí của Trung Quốc và thị trường Đông Nam Á đã được Nhật Bản đáp
ứng; hương liệu, đường, tơ lụa và sản vật nhiệt đới mà thương nhân Nhật Bản
tìm kiếm được người Hoa và thương nhân Đông Nam Á cung cấp. Các cảng thị
ở vùng biển Đông Nam Á trở thành nơi trung chuyển hàng hóa trong vùng biển
Thái Bình Dương và là mắt xích quan trọng trong mạng lưới giao thương
đường biển nối liền Á – Âu. Theo học giả Shigeru Ikuta, vào cuối thế kỷ XVI -
đầu thế kỷ XVII “một mạng lưới thương mại hàng hải quốc tế mới được mở ra,
nó xuất phát từ Hirado hay Nagasaki (Nhật) hoặc thẳng tới Ma Cao hoặc qua
một số cảng thị nằm ở phía Bắc của vĩ tuyến 10
0
bắc tới Trung Hoa. Trên con
đường này đoạn giữa Nhật và các cảng thị được các tàu Nhật phụ trách, còn
đoạn từ cảng thị tới Trung Hoa do thuyền bè của người Hoa đảm nhiệm. Các
cảng thị như Ayuthaya, Pinhalu hay Hội An và các cảng cận kề khác đều nằm
ở rìa bắc của mạng lưới đường hàng hải quốc tế và đóng vai trò trung gian giữa
các vùng biển Đông Nam Á và Trung Hoa cũng như giữa Nhật Bản và Trung
Hoa” [42; tr.257]. Điều này đã tạo nên sự nhộn nhịp, sôi động của tuyến
thương mại Bắc- Nam. Kết quả của sự sôi động trên đã tạo dựng nên “hệ thống
mậu dịch Châu Á” hay “kỷ nguyên thương mại Châu Á”. Cũng có thể gọi như
cách gọi của Anthony Reid về thời kỳ này là “thời kỳ hoàng kim của hoạt động
thương mại Đông Nam Á 1450- 1680 [104]. Trên cơ sở của tuyến thương mại
chủ yếu này, khi người phương Tây xâm nhập vào khu vực Đông Á đã hình
thành nên trục tuyến Đông – Tây nối liền thị trường khu vực và thế giới [36;
tr.13]
Với thế giới Tây Âu, sau chuyến đi vòng qua mũi Hảo vọng của Vasco da
Gama cuối thế kỷ XV, con đường giao thương trực tiếp sang thị trường Đông
Á đã thực sự khai mở. Với con đường biển thần kỳ qua mũi Hảo Vọng (Nam
Phi), người Bồ Đào Nha đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên mở cánh cửa
thương mại, truyền giáo… giữa phương Tây với phương Đông, mở đầu cho
quá trình toàn cầu hóa. Sau khi chiếm được vùng Goa (phía bắc Caliut- Ấn Độ)

năm 1509, người Bồ Đào Nha mở rộng thế lực sang Đông Nam Á. Năm 1511,
đoàn tàu chiến Bồ Đào Nha đã chiếm thủ đô của vương quốc Hồi giáo
Malacca, xây dựng được chốt thương mại quan trọng ở đây. Malacca không chỉ
là trung tâm thương nghiệp sầm uất mà còn là cửa ngõ đi vào Đông Nam Á. Từ
bàn đạp Malacca, năm 1512, người Bồ Đào Nha tiến ra chiếm Ambon ở
Moluccu - quần đảo hương liệu lớn nhất ở đông nam Inđônêxia [30; tr.193].
Không chỉ dừng lại ở khu vực Đông Nam Á, người Bồ Đào Nha sớm tổ
chức thăm dò thị trường Đông Bắc Á. Đến giữa thế kỷ XVI, người Bồ Đào
Nha đã hoàn thiện tuyến thương mại vùng Viễn Đông, đặt được cơ sở kinh
doanh ở Ma Cao và Nagasaki. Năm 1557, họ được các quan chức Trung Hoa
cho phép định cư tại Ma Cao như một phần thưởng cho sự hợp tác trong việc
tiễu trừ hải tặc. Đến năm 1586, Ma Cao trở thành một thành phố tự trị trực
thuộc Bồ Đào Nha. Ma Cao được xem như “chiếc chìa khóa vàng” trong
tuyến thương mại Á- Âu và là một mắt xích quan trọng đem đến sự phồn vinh
cho đế quốc Bồ Đào Nha tại châu Á. Từ đây, Ma Cao là trọng điểm chiến
lược kết nối quan hệ thương mại giữa người Bồ với các đối tác trong khu vực
trong đó có Đại Việt [16; tr.45].
Ở Nhật, người Bồ Đào Nha đến các cảng khác nhau, nhưng từ năm 1571
khi cảng Nagasaki được mở và hiến cho Hội Jesus, tàu bè Bồ Đào Nha đều
đến đó. Buôn bán giữa Ma Cao và Nagasaki là hoạt động thu lãi nhất của
người Bồ ở Đông Á. Trên con đường hàng hải Malacca - Ma Cao, thuyền
buôn Bồ Đào Nha bắt đầu tiếp xúc với các địa điểm buôn bán của Đại Việt.
Từ nửa sau thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha là cộng đồng phương Tây duy
nhất được buôn bán với Trung Hoa nên đứng ra làm trung gian cho mậu dịch
Nhật – Trung. “Với ưu thế một cường quốc kinh tế và Thiên chúa giáo, trong
thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XVII người Bồ Đào Nha đã đảm nhận vai trò
nới rộng và nối liền thị trường khu vực Đông Á và Đông Nam Á” [80; tr.27].
Hà Lan là nước có nền kinh tế phát triển khá sớm với một nền thương
mại hàng hải hùng hậu. Tuy xâm nhập vào vùng biển Thái Bình Dương sau
người Bồ Đào Nha gần một thế kỷ, người Hà Lan đã nhanh chóng vươn lên

chiếm ưu thế ở vùng này vào thế kỷ XVII. Cuối thế kỷ XVI, nhiều đội thương
thuyền Hà Lan đã đến được Indonesia, Ấn Độ để mua gia vị và hương liệu.
Con đường sang Đông Ấn đã làm giàu nhanh chóng cho giới thương nhân Hà
Lan. Tháng 3 năm 1599, một đoàn thuyền gồm 22 tàu gồm 5 công ty khác
nhau dưới sự chỉ huy của Jacob van Neck đã tới được đảo hạt tiêu Maluku.
Đoàn thuyền trở về châu Âu năm 1599 và 1600, dù cho bị mất tới 8 chiếc
thuyền nhưng họ đã thu được tới 400% lợi nhuận. Hà Lan cũng đã đặt được
những căn cứ vững chắc của mình ở Indonesia: Batavia và Bantam- trung tâm
chỉ huy của VOC ở châu Á. Năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan
(Vereenigde Oost-Indische Compagnie - VOC) được thành lập; Quốc hội Hà
Lan trao cho Công ty 21 năm độc quyền thực hiện hoạt động kinh doanh tại
phương Đông. Từ đây, người Hà Lan tăng cường đẩy mạnh các hoạt động
thương mại với phương Đông.
Mục tiêu thương mại hàng đầu của VOC là thiết lập nền độc quyền
thương mại đối với mặt hàng hương liệu ở châu Á và nhập những mặt hàng
phương Đông về thị trường châu Âu, đặc biệt là hồ tiêu, nhục đậu khấu và
đinh hương ở quần đảo Moluccu. Nhà nghiên cứu D. Caray nhận xét, nếu Hà
Lan không định được việc sản xuất và cung ứng những mặt hàng này, họ sẽ
không kiểm soát được giá cả của nó ở thị trường châu Á và châu Âu [83,
tr.258]. Trong khi phần lớn hương liệu được chuyên chở về châu Âu, một
lượng nhất định được đưa đến bán ở các trung tâm giao dịch khác của phương
Đông như Ấn Độ, Ba Tư, Đài Loan, Nhật Bản… Tơ sống và các loại vải lụa
thu mua từ Bengal, Ba Tư, Trung Quốc và Đàng Ngoài được chuyên chở sang
Nhật Bản để tiến hành trao đổi bạc Nhật (từ đầu thập niên 1670 là đồng và
vàng). Phần lớn số bạc thu mua tại Nhật được phân phối cho các thương điếm
của Công ty ở phương Đông làm vốn kinh doanh; một số lượng nhỏ được
dùng để thu mua vàng ở Đài Loan. Cùng với số vàng đưa từ Hà Lan sang,
vàng thu mua ở Đài Loan và các trung tâm buôn bán khác ở phương Đông
được gửi sang Coromandel (Ấn Độ) để duy trì việc nhập khẩu vải vóc từ Ấn
Độ cho các hoạt động thu mua hương liệu tại vùng quần đảo Đông Nam Á

[107; tr.4].
Đến giữa thế kỷ XVII, Công ty Đông Ấn Hà Lan về cơ bản đã hoàn thiện
quá trình xây dựng mạng lưới thương mại Nội Á ở phương Đông và đi vào
khai thác hiệu quả. Không chỉ thu được lợi nhuận trực tiếp, thông qua hệ
thống buôn bán này, Công ty còn thu mua được các loại thương phẩm cần
thiết nhằm duy trì việc xuất khẩu hàng hóa về châu Âu.
Thế kỷ XVI - XVII, Anh là nước có nền kinh tế công thương nghiệp
hùng hậu nhất ở châu Âu. Sau cuộc cách mạng tư sản, quá trình tích lũy tư
bản nguyên thủy ở Anh diễn ra mạnh mẽ không chỉ dựa vào tước đoạt tài sản
của nhân dân lao động trong nước mà còn được tiến hành bằng cách xâm lược
và bóc lột nhân dân thuộc địa. Ngày 31/12/1600, Nữ hoàng Elizabeth và các
quan đại thần đã ban bố việc thành lập “Công ty của các thương nhân Luân
Đôn buôn bán với miền Đông Ấn” (The Company of Merchants of London,
Trading into the East Indies, gọi tắt là Công ty Đông Ấn EIC).
Sự thành lập công ty Đông Ấn Anh đánh dấu sự thắng thế của tầng lớp tư
sản thương nghiệp Anh và mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của
nước Anh giai đoạn cận đại sơ kỳ. Hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh đã
mang những nét đặc trưng của Công ty thương mại. Chỉ sau khoảng nửa thế
kỷ chịu sự o ép của công ty Đông Ấn Hà Lan, từ những năm cuối thập niên
60 của thế kỷ XVII, Công ty Đông Ấn Anh đã liên tục cải tổ để trở thành một
thế lực thương mại và hàng hải hùng mạnh bậc nhất thế giới.
Văn bản của Nữ hoàng khẳng định Công ty Đông Ấn là một thể chế kinh
doanh thương mại, chỉ tập trung kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận, không chú
trọng vào các sứ mệnh chinh phạt và thuộc địa. Do đó, Công ty được bổ
nhiệm để tổ chức các chuyến buôn bán sang Đông Ấn và được phép giữ độc
quyền buôn bán trong khu vực mũi Hảo Vọng và eo biển Magellan trong 15
năm. Anh đến Ấn Độ muộn hơn các thương nhân khác và thường xuyên bị
thương nhân Hà Lan cạnh tranh gay gắt nhưng quá trình xâm nhập lại hiệu
quả hơn [31; tr.34]. Đến giữa thế kỉ XVII, Anh thông qua công ty Đông Ấn
của mình đã lập nhiều căn cứ ở Madras, Bombay… Những địa điểm này đã

trở thành trung tâm thương mại lớn ở vùng Viễn Đông. Đây chính là cơ sở để
Anh gạt bỏ đối thủ của mình là Bồ Đào Nha và Hà lan, sau này là Pháp ở Ấn
Độ. Bantam (Indonesia) chính là nơi đầu tiên EIC đặt được một cơ quan
thương mại hợp pháp và trở thành trung tâm buôn bán của người Anh tại
vùng Đông Ấn trong nửa thế kỷ XVII. Sau đó, người Anh đã lập được một số
cơ sở chính trị- kinh tế ở châu Á, tại các thành phố Hirado (Nhật Bản),
Calcutta, Madras (Ấn Độ), Đài Loan, Bantam. Việc người Anh đến Đàng
Trong nói riêng và Đại Việt nói chung cũng nằm chung trong chiến lược tìm
kiếm những vùng đất mới. Để làm chủ được các vùng lãnh thổ trù phú ở
Đông Nam Á, thực dân Anh xâm nhập bằng nhiều con đường theo sơ đồ: lập
thương điếm - chiếm các thuộc địa (của các thực dân khác) - chinh phục các
tiểu quốc - sáp nhập thành các vùng thuộc địa. Nhờ đó, Anh đã giành được
nhiều lợi nhuận trong quá trình buôn bán ở phương Đông.
Dự nhập tương đối muộn màng hơn so với các công ty Đông Ấn khác,
triều đình Pháp dưới thời Louis XIV (1643- 1715) đã quyết tâm thực hiện
công cuộc mở rộng và bành trướng sang vùng Đông Ấn. Trước hoạt động
mạnh mẽ và thu được nhiều lợi nhuận của Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công
ty Đông Ấn Anh, nước Pháp đã xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa việc thành lập các
công ty Đông Ấn. Tháng 8 năm 1664 (một năm sau khi thành lập Hội truyền
giáo nước ngoài Paris - MEP), Công ty Đông Ấn Pháp (Companyne Francaise
des Indes Orientales – viết tắt là CIO) được thành lập theo mô hình của công
ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và công ty Đông Ấn Anh (EIC). Để thu hút tài
chính, công ty khuyến khích tất cả giới quý tộc tham gia hùn vốn.
Điểm nổi bật trong quá trình xâm nhập Đông Á của người Pháp là sự liên
hệ chặt chẽ tương hỗ “mang tính chất tự nhiên” giữa CIO và MEP nhằm thực
hiện hai mục đích “hạt tiêu và linh hồn”, tức là tìm kiếm các nguồn tài nguyên
và truyền giáo. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, MEP gần như có mặt trong
tất cả các hoạt động thương mại của CIO ở Viễn Đông. Pallu từng đã từng
nhấn mạnh đến “sự vinh quang của nước Pháp là sứ mệnh truyền giáo lợi ích
buôn bán”. Pallu trong thời gian ở Pháp đã vận động thành lập các công ty

thương mại. Ngoài mục đích buôn bán, các công ty đó sẽ chuyên chở miễn
phí thừa sai đi Đông Ấn và núp bóng buôn bán để truyền giảng. “Sự hợp nhất
giữa tôn giáo với quyền lợi thương mại đó của Pháp bắt đầu từ khoảng năm
1650 phải được coi là một hiện tượng đáng ghi nhớ trong lịch sử bành trướng
thuộc địa của phương Tây” [19; tr.30].
Pháp sau khi đến Ấn Độ cũng lập tức chiếm các căn cứ và thiết lập các
thương điếm của mình. CIO thành lập thương điếm ở Surat (1668), sau đó ở
Pondichery (1674). Trên cơ sở đó, người Pháp nhanh chóng hướng tới thị
trường hấp dẫn là Trung Quốc và đã đặt được thương điếm ở Quảng Châu. Từ
Quảng Châu, những mối liên hệ của Pháp với Đại Việt được tiến hành. Tuy
nhiên, các thương điếm của công ty Đông Ấn Pháp ở Ấn Độ nhỏ và tổ chức
kém chặt chẽ hơn Anh, lại bị sự trói buộc của chính quyền phong kiến ở Pháp
nên các hoạt động thương mại không được khởi sắc, hơn nữa Pháp cũng gặp
nhiều khó khăn trong việc xây dựng vị thế ở phương Đông.
Như vậy, đến thế kỉ XVII, hầu hết các thế lực thương mại và hàng hải
lớn của Tây Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp đều có mặt ở phương
Đông nói chung và Đông Á nói riêng, thiết lập được các thương điếm để buôn
bán với các khu vực bản địa. Sự thâm nhập của các nước phương Tây vào khu
vực đã dẫn đến những thay đổi lớn trong hoạt động buôn bán cũng như trong
đời sống chính trị xã hội ở đây. Đó là bối cảnh thương mại thế giới thuận lợi
giúp ngoại thương Đại Việt nói chung, vương quốc Đàng Trong của họ
Nguyễn nói riêng, hưng khởi mạnh mẽ trong các thế kỷ XVI-XVIII.
1.2. Sự hình thành vƣơng quốc Đàng Trong
Cuối thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI, triều Lê sơ (1428- 1527) sau một thời
gian phát triển cực thịnh đã đi vào suy yếu, tình hình chính trị xã hội trở nên
rối loạn, nội bộ triều đình chia thành nhiều phe phái, vua quan ăn chơi sa đọa,
không quan tâm tới triều chính. “Từ vua Lê Uy Mục trở đi, cơ nghiệp nhà Lê
mỗi ngày một suy dần, nhà vua thì say đắm tửu sắc, các quan hà hiếp dân sự,
giặc giã trộm cắp nổi lên khắp nơi” [59; tr.76]. Bối cảnh đó dẫn đến hậu quả
lịch sử tất yếu là mâu thuẫn xã hội trở nên trầm trọng và chiến tranh giữa các

phe phái thường xuyên diễn ra, nhân dân nổi dậy ở khắp nơi mà triều đình
nhà Lê không còn đủ khả năng để dẹp yên.
Năm 1527, một viên quan nhà Lê là Mạc Đăng Dung đã truất ngôi vua Lê,
thâu tóm mọi quyền lực vào tay mình, lập ra nhà Mạc. Ngay sau khi lên ngôi,
Mạc Đăng Dung đã chú trọng thực thi một số chính sách tiến bộ làm tình hình
đất nước tương đối ổn định. Tuy nhiên, sự ổn định đó không tồn tại được lâu
dài do nhà Mạc không thu phục được nhân tâm. Trong khi đó quần thần ủng hộ
nhà Lê vẫn còn khá mạnh nên đã tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc. Tiêu
biểu là thế lực của Nguyễn Kim vốn là hữu vệ điện tiền tướng quân của nhà Lê,
từng được phong tước An Thành Hầu. Ông đã chiêu tập những người trung
dũng hào kiệt và đưa tôn thất nhà Lê là Lê Duy Ninh lên làm vua (1532).
Nguyễn Kim được vua Lê phong là “Thượng phụ Thái Sư Hưng quốc công” để
chủ trương việc trung hưng. Đất nước bấy giờ tồn tại song song hai vương
triều: nhà Mạc đóng đô ở Thăng Long gọi là Bắc triều; nhà Lê (Lê Trung
Hưng) đóng đô ở Thanh Hóa gọi là Nam Triều. Cuộc nội chiến giữa nhà Mạc
và triều Lê Trung Hưng diễn ra gay gắt, quyết liệt, kéo dài trong khoảng 70
năm.
Khi cuộc chiến tranh Nam Bắc triều còn đang tiếp diễn thì trong nội bộ
Nam triều nảy sinh những mâu thuẫn, bất hòa và chia rẽ. Sau khi Nguyễn
Kim mất, con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng còn nhỏ nên binh quyền
trao cho con rể là Trịnh Kiểm,. Để thâu tóm quyền lực, Trịnh Kiểm đã tìm
cách loại bỏ ảnh hưởng của họ Nguyễn, lập mưu giết chết Nguyễn Uông.
Nguyễn Hoàng theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất
đái, vạn đại dung thân” đã nhờ chị Ngọc Bảo - vợ Trịnh Kiểm - xin được vào
trấn thủ đất Thuận Hóa và được triều đình nhà Lê chấp thuận. Trước khi
Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa, Trịnh Kiểm dâng biểu lên vua Lê rằng:
“Đoan quận công là con nhà tướng, có tài năng và mưu lược, nay nên ra lệnh
cho hắn vào trấn áp đất ấy, gây thế ỷ dốc với Bùi Tá Hán ở Quảng Nam, ngõ
hầu không có ai lo phải đoái đến miền Nam” [24; tr. 28].
Năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến, họ hàng, tùy tùng vào trấn

thủ Thuận Hóa, đặt lị sở tại làng Ái Tử, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị).
Nguyễn Hoàng lo chiêu dân lập ấp, mở mang bờ cõi thành một khu vực
riêng biệt có nhiều tiềm năng “Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu
thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục; bấy giờ thường xưng là chúa Tiên;
nghiệp đế dựng lên, thực là xây nền từ đấy” [24, tr.32]. Năm Canh Ngọ
(1570), Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm) vào đánh úp nhằm tiêu diệt lực lượng
non trẻ của Nguyễn Hoàng. Nhưng với khả năng và trí thông minh của mình,
ông đã khiến quân Trịnh thảm bại. Kể từ đó, hai họ Trịnh - Nguyễn trở nên
thâm thù tuy trên danh nghĩa vẫn tôn phù vua Lê và là bà con cô cậu.
Trong buổi đầu ra đi, ước muốn của Nguyễn Hoàng chỉ là tìm đường
lánh nạn nhưng khi vào Thuận Hóa, một tiềm lực kinh tế đã mở ra, nhất là khi
chúa được kiêm quản vùng đất Quảng Nam năm 1570. Nguyễn Hoàng toàn
tâm, toàn ý chăm lo phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực về mọi mặt, chuẩn
bị những bước đi xa hơn cho các thế hệ con cháu. Vùng đất Thuận Quảng
năm 1572 được sử sách ghi lại như sau “Bấy giờ chúa ở trấn hơn 10 năm.
Chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang nên nhân dân đều an cư lạc nghiệp.
Chợ không bán hai giá, không có trộm cướp, thuyền buôn các nước đến
nhiều. Trấn trở nên một nơi đô hội lớn” [24, tr. 36]. Lê Quý Đôn, người đứng
trên lập trường của họ Trịnh cũng không thể không ca ngợi: “Đoan quận công
có uy lược, xét kỹ nghiêm minh, không ai dám lừa dối… chính sự khoan hòa,
việc gì cũng thường làm ơn cho dân, phép tắc công bằng, nghiêm giữ quân sĩ
có kỷ luật, cấm chấp kẻ hung bạo. Quân dân hai xứ đều mến yêu kính phục;
thay đổi phong tục xấu, ai ai cũng cám ơn và mến đức. Chợ không có hai giá,
trong dân gian không có trộm cướp, đêm không phải đóng cổng, thuyền ngoại
quốc đến buôn bán, việc giao dịch phân minh, ai cũng cố gắng, toàn cõi nhân
dân an cư, lạc nghiệp. Hàng năm nộp thuế má để giúp việc quân, việc nước,
triều đình cũng được nhờ” [27, tr. 50].
Khi cục diện Nam- Bắc triều kết thúc (1592) cũng chính là lúc mâu thuẫn
giữa hai tập đoàn Trịnh- Nguyễn lên đến đỉnh điểm và không thể dung hòa
được. Điều đó càng thôi thúc Nguyễn Hoàng quyết tâm xây dựng một vương

triều độc lập, thoát ly sự lệ thuộc vào triều đình Lê - Trịnh. Trên thực tế, để
tránh mọi sự nghi ngờ của chúa Trịnh, Nguyễn Hoàng vẫn giữ quan hệ lệ
thuộc với chính quyền Lê - Trịnh, làm tướng tiên phong của Nam Triều đi
đánh dẹp các dư đảng của nhà Mạc ở Sơn Nam, Hải Dương, Sơn Tây, Thái
Nguyên. Sự nghiệp xây dựng độc lập của Nguyễn Hoàng tuy đã có cơ sở
bước đầu nhưng vẫn còn hết sức mong manh. Đây chính là điều ông trăn trở
nhất và cũng là sự ủy thác cao nhất cho Nguyễn Phúc Nguyên trước lúc qua
đời: “đất Thuận Quảng phía bắc có núi Ngang (Hoành Sơn) và sông Gianh
(Linh Giang), hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia (Thạch Bi
Sơn) vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của
người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì
đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được thì cố giữ
vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta” [24, tr.37].
Thực hiện di chúc của cha, Nguyễn Phúc Nguyên đã từng bước ly khai
hẳn với triều đình Lê- Trịnh. Năm 1620 lấy lý do chúa Trịnh vô cớ gây chiến,
Nguyễn Phúc Nguyên đã quyết định chấm dứt hoàn toàn việc nộp cống thuế
cho chính quyền Lê - Trịnh. Do đó, những bất hòa vốn có giữa hai họ Trịnh -
Nguyễn càng trở nên căng thẳng. Hệ quả tất yếu là xung đột giữa hai tập đoàn
phong kiến Trịnh- Nguyễn đã nổ ra năm 1627. Năm 1630 chúa Nguyễn Phúc
Nguyên đã làm theo kế của Đào Duy Từ trả lại sắc phong cho chúa Trịnh
Tráng. Đây không chỉ là sự khẳng định dứt khoát chính quyền chúa Nguyễn ở
phía Nam là chính quyền độc lập, cắt đứt mọi quan hệ lệ thuộc với chính
quyền Lê - Trịnh ở phía Bắc, mà còn đánh dấu quá trình chuyển đổi căn bản
từ một chính quyền địa phương, mang nặng tính chất quân sự của nhà Lê -
Trịnh sang một chính quyền dân sự của chúa Nguyễn. Công cuộc cải cách của
Nguyễn Phúc Nguyên đã có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với xã hội đương thời.
Việc chúa Nguyễn Phúc Nguyên tìm mọi cách tách Thuận - Quảng ra khỏi sự
kiểm soát của chính quyền Lê - Trịnh “không phải chỉ là hành động cát cứ
phong kiến đơn thuần vì lợi ích của dòng họ Nguyễn. Nó còn phản ánh ước
muốn thực thi những chính sách cai trị khác với đường lối chính trị của Đàng

Ngoài đang theo xu hướng hoài cổ, rập khuôn thời Lê Sơ, kìm hãm sự phát
triển của xã hội” [28; tr.18].
Trong gần nửa thế kỷ từ 1627 đến 1672, hai họ Trịnh- Nguyễn 7 lần giao
tranh nhưng không mang lại kết quả khiến cho dân tình khổ cực. Do đó, hai
bên đã quyết định ngừng chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt lãnh
thổ. Sự kiện này đã mở đầu cho quá trình phân liệt lâu dài trong lịch sử Việt
Nam. Theo đó, miền Nam sông Gianh (từ tỉnh Quảng Bình trở vào Nam)

×