Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

Đặc trưng ngôn ngữ của Pantun tiếng Melayu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 283 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN THÚY ANH





ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA PANTUN
TIẾNG MELAYU





CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62 22 01 01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC





Tập thể hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Đức Dương
GS.TS. Mai Ngọc Chừ











Hà Nội, 2008
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2
3. Cái mới của luận án
5
4. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
5
5. Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của luận án
6
6. Phương pháp nghiên cứu

7
Chương 1
TỔNG QUAN PANTUN TIẾNG MELAYU
VÀ KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT TIẾNG MELAYU


9
1. Tổng quan pantun tiếng Melayu
9
1.1. Khái niệm pantun
9
1.1.1.Nguồn gốc của từ pantun
9
1.1.2. Quan niệm về pantun
10
1.2. Vị trí của pantun trong văn học truyền thống Malaysia
11
1.2.1. Pantun trong hệ thống thể loại văn học
11
1.2.2. Pantun trong văn học viết
14
1.3. Phân loại pantun
16
1.3.1. Phân loại theo cấu tạo
16
1.3.2. Phân loại theo đối tượng độc giả
18
1.3.3. Phân loại theo chủ đề
19
1.3.4. Phân loại của luận án

20
1.3.4.1. Pantun giáo huấn
21
1.3.4.2. Pantun chiến đấu
22
1.3.4.3. Pantun tình yêu
22
1.3.4.4. Pantun hài hước
23
1.4. Hình thức tổ chức và diễn xướng
23
1.5. Mối quan hệ giữa phần gợi ý và phần nghĩa của bài pantun
25
2. Khái quát lý thuyết tiếng Melayu
29
2.1. Ngữ âm
29
2.1.1. Nguyên âm
29
2.1.1.1. Nguyên âm đơn
29
2.1.1.2. Nguyên âm đôi
30
2.1.2. Phụ âm
31
2.2. Từ vựng
33
2.3. Ngữ pháp
35
3. Cách tiếp cận pantun

37
3.1. Cách tiếp cận pantun từ trước tới nay
37
3.1.1. Cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu Malaysia
38
3.1.1.1. Cách tiếp cận theo góc độ ngôn ngữ
38
3.1.1.2. Cách tiếp cận theo góc độ văn học
39
3.1.1.3. Cách tiếp cận theo góc độ văn hoá
39
3.1.2. Cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu phương Tây
40
3.1.3. Cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu Việt Nam
41
3.2. Cách tiếp cận của luận án
41
4. Tiểu kết

43
Chương 2.
ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM CỦA PANTUN TIẾNG MELAYU

45
1. Nhịp điệu
45
1.1. Quan niệm nhịp điệu
45
1.2. Các yếu tố cấu thành nhịp điệu
47

1.3. Các tiêu chí nhận diện nhịp điệu
47
1.4. Phân loại nhịp điệu trong pantun
51
1.4.1. Nhịp điệu đối xứng
51
1.4.2. Nhịp điệu trùng điệp
52
1.4.3. Nhịp điệu tự do
53
1.5. Giá trị của nhịp điệu
53
1.5.1. Giá trị diễn đạt ngữ nghĩa của nhịp điệu
54
1.5.2. Giá trị nghệ thuật âm thanh của nhịp điệu
58
1.5.3. Giá trị liên kết của nhịp điệu
63
1.6. Nhận xét
68
2. Vần trong pantun Melayu
69
2.1. Đơn vị hiệp vần
69
2.1.1. Định nghĩa
69
2.1.2. Đơn vị hiệp vần trong pantun Melayu
70
2.2. Phân loại vần
70

2.2.1. Vần chân
70
2.2.2. Vần lưng
71
2.3. Giá trị của vần
71
2.3.1. Giá trị liên kết của vần
72
2.3.2. Giá trị hoà âm của vần
77
2.4. Nhận xét
87
3. Tiểu kết

88
Chương 3
ĐẶC TRƯNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA
CỦA PANTUN TIẾNG MELAYU


91
1. Từ phái sinh
91
1.1. Quan niệm từ phái sinh
91
1.2. Phân loại
91
1.2.1. Từ phái sinh danh từ
92
1.2.2. Từ phái sinh động từ

92
1.2.3. Từ phái sinh tính từ
93
1.3. Giá trị của từ phái sinh
93
2. Từ láy
93
2.1. Quan niệm từ láy
94
2.1.1. Quan niệm của Asmah Haji Omar
94
2.1.2. Quan niệm của Nik Safiah Karim
94
2.2. Phân loại
94
2.2.1. Từ láy hoàn toàn (từ lặp)
94
2.2.2. Từ láy bộ phận
95
2.2.2.1. Từ láy bộ phận điệp vần
95
2.2.2.2. Từ láy bộ phận đối vần theo khuôn
95
2.2.3. Láy với các tiền tố, song tố và hậu tố
96
2.2.4. Láy với trung tố
97
2.2.5. Nghĩa của từ láy
98
2.3. Vị trí của từ láy

99
2.3.1. Từ láy đầu dòng
100
2.3.2. Từ láy giữa dòng
101
2.3.3. Từ láy cuối dòng
102
2.4. Giá trị của từ láy
103
2.4.1. Giá trị hoà âm của từ láy
103
2.4.2. Giá trị gợi tả của từ láy
109
2.4.2.1. Giá trị tượng thanh
109
2.4.2.2. Giá trị tạo hình
110
a. Từ láy với việc miêu tả ngoại cảnh
111
b. Từ láy với việc miêu tả con người
113
2.4.3. Giá trị biểu cảm
116
2.5. Nhận xét
118
3. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong pantun Melayu
119
3.1. Từ đồng nghĩa
119
3.1.1. Quan niệm từ đồng nghĩa

119
3.1.2. Từ đồng nghĩa trong pantun Melayu
119
3.2. Từ trái nghĩa
121
3.2.1. Quan niệm từ trái nghĩa
121
3.2.2. Từ trái nghĩa trong pantun Melayu
121
3.2.3. Giá trị liên kết của từ trái nghĩa
121
3.2.3.1. Đối trái nghĩa
122
a. Đối trái nghĩa trực tiếp
122
b.Đối trái nghĩa gián tiếp
126
3.2.3.2. Từ trái nghĩa ngữ cảnh hay đối nghĩa lâm thời
128
3.3. Nhận xét
132
4. Tiểu kết

133
Chương 4
ĐẶC TRƯNG NGỮ PHÁP CỦA PANTUN TIẾNG MELAYU

136
1. Phép tỉnh lược
138

1.1. Quan niệm phép tỉnh lược
138
1.2. Phân loại phát ngôn tỉnh lược
138
1.2.1. Tỉnh lược đồng sở chỉ
139
1.2.2. Tỉnh lược chủ ngữ chuyển tiếp theo lối móc xích
139
1.2.3. Tỉnh lược chủ ngữ hiểu ngầm
140
1.3. Giá trị của phép tỉnh lược
140
1.3.1. Giá trị tạo mạch lạc của phép tỉnh lược
140
1.3.1.1. Sự thống nhất về đề tài và chủ đề
141
1.3.1.2. Tính hợp lí logic của sự triển khai mệnh đề
142
1.3.1.3. Trình tự hợp lí logic giữa các mệnh đề
143
1.3.2. Giá trị hàm ẩn của phép tỉnh lược
145
1.3.3. Giá trị liên kết của phép tỉnh lược
149
1.4. Nhận xét
153
2. Đảo ngữ
153
2.1. Quan niệm đảo ngữ
153

2.1.1. Quan niệm của Nik Safiah Karim
154
2.1.2. Quan niệm của Asmah Haji Omar
155
2.2. Phân loại
156
2.2.1. Đảo toàn bộ vị ngữ trước chủ ngữ
157
2.2.1.1.Đảo vị ngữ - cụm động từ đứng trước chủ ngữ
157
2.2.1.2.Đảo vị ngữ - cụm tính từ đứng trước chủ ngữ
157
2.2.1.3. Đảo vị ngữ - cụm danh từ đứng trước chủ ngữ
157
2.2.2. Đảo bổ ngữ lên trước chủ ngữ
158
2.2.3. Đảo trạng ngữ lên trước chủ ngữ
158
2.3. Giá trị câu đảo ngữ
159
2.3.1. Giá trị giới thiệu thực thể trong pantun
159
2.3.1.1. Những đối tượng được giới thiệu trong pantun là
các thực thể động vật hoặc bất động vật
160
2.3.1.2 Các mô hình câu đảo ngữ trong pantun Melayu
có giá trị giới thiệu thực thể
161
2.3.2. Giá trị nhấn mạnh của đảo ngữ
162

2.3.2.1. Tiêu điểm thông báo là vị ngữ đảo
164
2.3.2.2. Tiêu điểm thông báo là bổ ngữ đảo
165
2.3.2.3. Tiêu điểm thông báo là trạng ngữ đảo
167
2.4. Nhận xét
168
3. Câu bị động
168
3.1. Quan niệm câu bị động
168
3.2. Giá trị câu bị động
171
3.2.1. Giá trị nhấn mạnh của câu bị động
171
3.2.2. Giá trị liên kết của câu bị động
174
3.3. Nhận xét
174
4. Sóng đôi cú pháp
175
4.1. Khái niệm
175
4.2. Phân loại
175
4.2.1.Xét về mặt ngữ pháp
175
4.2.1.1. Sóng đôi đầy đủ
175

4.2.1.2. Sóng đôi không đầy đủ
176
4.2.1.3. Sóng đôi bộ phận
177
4.2.2. Xét về mặt từ vựng
177
4.2.2.1. Sóng đôi có quan hệ đối chiếu
177
4.2.1.2.Sóng đôi có quan hệ đối lập
177
4.3. Giá trị của sóng đôi cú pháp
178
4.3.1. Giá trị liên kết của sóng đôi cú pháp
178
4.3.1.1. Lặp đủ
178
4.3.1.2. Lặp bắc cầu
180
4.3.2. Giá trị tạo âm hưởng và tạo nhịp điệu của sóng đôi cú pháp
182
4.4. Nhận xét
184
5. Tiểu kết
184
KẾT LUẬN
187
TÀI LIỆU THAM KHẢO
194
PHỤ LỤC





1
MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
1.1. Khi nghiên cứu về văn hoá dân gian nói chung, văn học dân gian nói riêng, ở
các quốc gia hải đảo Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Bruney và Singapore),
người ta thường đặc biệt chú ý đến một loại hình văn học dân gian rất đặc biệt, đó
là pantun. Pantun có giá trị cao về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện
tinh tế hiện thực cuộc sống, phản ánh sinh động nguyện vọng của người Melayu
về đời sống của mình.
1.2. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần dễ nhớ nên pantun luôn
được người Melayu vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ.Vẻ đẹp của tiếng
Melayu đã được thể hiện rất rõ thông qua các đặc trưng ngôn ngữ trong pantun
Melayu. Đó là những viên ngọc chói ngời trong kho tàng văn hoá Melayu.
1.3.Trong bối cảnh Việt Nam là một thành viên của ASEAN và đang tích cực
tham gia hội nhập với khu vực nói riêng và thế giới nói chung, việc giảng dạy,
nghiên cứu ngôn ngữ, văn học và văn hoá các nước Đông Nam Á hải đảo ngày
càng cấp thiết, giúp cho sinh viên hiểu được ngôn ngữ và văn hoá các nước trong
khối ASEAN và góp phần giúp cho Việt Nam hội nhập nhanh hơn trong các tổ
chức của ASEAN.
1.4 Tính đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên cứu về
pantun Melayu. Xuất phát từ thực tế nói trên, luận án của chúng tôi “Đặc trưng
ngôn ngữ của pantun tiếng Melayu” nhắm đến việc nghiên cứu để có hiểu biết
sâu hơn về pantun Melayu và tiếng Melayu nói riêng, cũng như văn hoá dân tộc
Melayu nói chung.
Những điều trình bày trên đây là một số lý do chính khiến chúng tôi lựa
chọn “Đặc trưng ngôn ngữ của pantun tiếng Melayu” làm đề tài nghiên cứu của

mình.

2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những năm trước đây, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ tập trung
nghiên cứu các ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa. Cho đến tận những năm 1990 trở
đi mới xuất hiện các công trình nghiên cứu ngôn ngữ Đông Nam Á hải đảo, trong
đó có tiếng Melayu. Do đó tình hình nghiên cứu pantun cũng chưa được chú ý đến
nhiêu, hiện mới chỉ có 3 bài nghiên cứu đề cập trực tiếp đến pantun.
1. Lê Thanh Hương (1995), “ Pantun và vị trí của nó trong văn hoá Melayu”, Tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, Hà Nội. Trong bài nghiên cứu này Lê Thanh
Hương dẫn dắt người đọc Việt Nam đi theo hai hướng chính đặt pantun trong hệ
thống văn học và pantun trong xã hội truyền thống (văn hoá). Dưới góc độ văn
học, pantun có một ví trí đặc biệt so với các thể loại thơ truyền thống khác như
syair, gurindam, seloka và thơ tự do, vì nó có vần điệu và nội dung được chia ra
làm hai phần vỏ nghĩa và phần nghĩa. Trong xã hội truyền thống pantun được sử
dụng trong rất nhiều nghi lễ của nhà vua, đám hỏi, cưới hay hội họp v.v Mặc dù
trong xã hội hiện nay pantun không được sử dụng nhiều nhưng vẫn được sưu tầm
và gìn giữ bởi lẽ đó là di sản quý báu của cộng đồng Melayu.
2. Võ Thu Nguyệt (2001), “ Bước đầu tìm hiểu việc giảng dạy pantun trong
trường” Kỷ yếu đông phương học lần thứ 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
nội. Tác giả Võ Thu Nguyệt giới thiệu sơ qua đặc điểm của pantun và chính những
đặc điểm này phục vụ cho việc giảng dạy pantun trong trường học.
3. Nguyễn Đức Ninh (2004) “ Pantun Inđônêxia và ca dao dân ca ở Việt Nam” ,
Tuyển tập văn học Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Mục
đích của tác giả muốn giới thiệu người đọc về thể loại thơ pantun, một loại thơ
giống với ca dao, dân ca ở Việt Nam.
Công trình của Nguyên Đức Ninh được xem như một công trình nghiên
cứu pantun sâu hơn so với hai công trình trước dưới góc độ văn học. Người đọc
nắm được hình thái ra đời của pantun, các chủ đề pantun: pantun giáo huấn,


3
pantun tình yêu, pantun nghề nghiệp, pantun vui nhộn và pantun răn khuyên luân
lý hiện đại và giới thiệu sơ lược về một vài đặc điểm của pantun so với các thể loại
thơ truyền thống khác ở Inđônêxia.
Trong thời gian đi sưu tập tư liệu liên quan tới pantun ở Malaysia, chúng
tôi đã thu thập được trên 30 công trình nghiên cứu về pantun Melayu của các nhà
nghiên cứu Malaysia và phương Tây. Vì khuôn khổ hạn hẹp của luận án chúng tôi
chỉ xin nêu một số công trình tiêu biểu nhất:
1. Francoils-Rene Dailie (1990) có cuốn “ Alam pantun Melayu- Study on the
Malay pantun”, (Thế giới pantun Melayu- Nghiên cứu pantun Melayu) xuất bản
năm 1990. Francoil – Rene Dailie tổng hợp một số quan điểm của các nhà nghiên
cứu pantun liên quan tới phân loại pantun, tiết tấu và tính nhạc trong pantun .
Bên cạnh đó Francoils chỉ rõ phần gợi ý thường sử dụng những từ ngữ liên quan
tới cuộc sống vật chất hàng ngày và môi trường của người Melayu; phần biểu đạt
nghĩa có mối liên hệ gần gũi với cộng đồng, xã hội và đời sống tinh thần của
người Melayu. Nói chung, cuốn sách của Francoils – Rene Dailie đem lại nhiều
thông tin mới cho người đọc.
2. Omardin Haji Asha‟ari (1961) cho xuất bản công trình “Kajian pantun Melayu”
(Nghiên cứu pantun Melayu) , Melayu Publication, Singapore. Điểm đáng lưu ý
nhất của công trình nghiên cứu này tác giả muốn đề xuất các điều kiện để sáng tác
một bài pantun hay: phần gợi ý nên sử dụng những từ ngữ mang nét đẹp, vẽ nên
những bức tranh thiên nhiên; phần nghĩa chỉ những mục đích, suy nghĩ của con
người, đồng thời giữa phần gợi ý và phần nghĩa có sự đối ứng về âm thanh ở
những từ cuối dòng.
3. Mohamad Azmi AB.Rahman (1998) với bài viết “ Simbolism dalam pantun
cinta Melayu” ( Biểu tượng trong pantun tình yêu Melayu) giới thiệu các loại biểu
tượng được sử dụng trong pantun tình yêu: biểu tượng từ thế giới thực vật, biểu
tượng từ thế giới động vật, biểu tượng từ hiện tượng thiên nhiên và biểu tượng


4
màu sắc. Mỗi một loại biểu tượng đều tượng trưng cho con người, tình yêu và
cuộc sống của người Melayu.
4. Richard James Wilkinsson (1967) trong “Pantun Melayu” (Pantun Melayu) đưa
ra cách phân loại pantun theo độc giả gồm pantun cho trẻ em, cho thanh niên và
cho người già.
5. Wan Ab Kadir Wan Yusoff (1996) có tác phẩm “Pantun : Manifestasi minda
masyarakat”. (Pantun : Biểu hiện trí tuệ cộng đồng)” Dưới góc độ văn hóa, ông
giới thiệu tâm thức của cộng đồng Melayu được phản ánh trong pantun, từ nhiều
khía cạnh khác nhau như nhân cách, tôn giáo, gia đình, xã hội.
6. Nik Safiah Karim (1998) trong công trình “ Keindahan pantun dari sudut
sintatik” (Vẻ đẹp pantun từ góc độ cú pháp) giới thiệu các kiểu câu và cấu trúc câu
pantun. Theo bà vẻ đẹp của bài pantun do nhiều yếu tố tạo thành, trong đó cú pháp
đóng một vai trò quan trọng (cấu trúc câu, các thành phần câu, trật tự câu).
7. Philip Thomas (1979) với “Syair and pantun Prosody” (Ngôn điệu của syair và
pantun) cố gắng chứng minh luật thơ syair và pantun đều dựa trên hệ thống tổ hợp
bốn từ trong cùng một dòng thơ như sau: có hai vế nhịp trong một dòng thơ, mỗi
vế nhịp gồm hai từ hai âm tiết hoặc ba âm tiết; những từ có bốn âm tiết hoặc hơn
nữa sẽ lấp đầy vị trí của hai từ trong một vế nhịp (khái niệm “từ” ở đây được hiểu
là bao gồm cả các phụ tố, đại từ đi kèm, các từ đơn tiết kế cận), một từ láy được
tính là hai từ. Tuy nhiên, khó có thể áp dụng kết quả nghiên cứu của Philip
Thomas vào phân tích nhịp của các bài pantun vì trong đó có rất nhiều bài pantun
mà một dòng có hai từ, ba từ hoặc tới năm hay sáu từ.
Tóm lại các công trình nghiên cứu về pantun đi theo ba hướng chính: văn
học, ngôn ngữ học và văn hoá học. Mỗi một công trình đều có những đóng góp
nhất định nhằm chỉ ra cái hay, cái đẹp trong pantun Melayu. Tuy nhiên, cho đến
nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu mang tính tổng thể về
những đặc trưng ngôn ngữ của pantun.

5

Người nước ngoài, nhất là đối với người Việt Nam vốn rất khác biệt về
ngôn ngữ, do đó khó cảm nhận được cái hay cái đẹp của pantun, vì vậy chúng tôi
muốn áp dụng phong cách học để tiếp cận thể loại thú vị này. Theo chúng tôi,
phong cách học là một trong những cách tiếp cận thích hợp nhất cho thấy sự lựa
chọn ngôn ngữ bị chế định bởi tâm thức, tình cảm của người bản ngữ như thế nào.
3. Cái mới của luận án
Luận án nghiên cứu về đặc trưng ngôn ngữ của pantun tiếng Melayu là
công trình đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu những đặc trưng quan trọng nhất của
tiếng Melayu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, cũng như giới thiệu một cách toàn
diện về thể loại thơ patun.
Luận án đã áp dụng cách tiếp cận ngôn ngữ học để tiếp cận một thể loại
văn học dân gian tiếng Melayu, qua đó thấy được những đặc điểm về văn hoá, về
nhận thức, về tình cảm của người Melayu. Trong khi đó, các công trình nghiên
cứu pantun trước đây đều phân tích pantun theo từng mảng riêng biệt chưa gắn kết
được sự phân tích các yếu tố ngôn ngữ được lựa chọn trong pantun với tâm thức
của người Melayu.
Điểm quan trọng nhất, luận án là công trình đầu tiên miêu tả những cái hay
cái đẹp của tiếng Melayu được thể hiện trong pantun thông qua những phương tiện
tu từ về ngữ âm, từ vựng- ngữ nghĩa, ngữ pháp.
4. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Như tên gọi của luận án, đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ
trong pantun Melayu, hay nói cách khác là tiếng Melayu trong pantun.
4 2 Phạm vi của đối tượng nghiên cứu:
- Về không gian: Pantun Melayu tồn tại ở những nơi có người Melayu sinh sống,
vì vậy, xét về mặt không gian, luận án sẽ nghiên cứu pantun ở những vùng thuộc
Đông Nam Á hải đảo, nơi có người nói tiếng Melayu sinh sống.

6
- Về thời gian: Pantun ra đời từ rất lâu, vì vậy đối tượng khảo sát của luận án là tất

cả những văn bản pantun còn tồn tại, được thu thập và in trong cuốn “ Tuyển tập
pantun Melayu” do Viện Văn học và Ngôn ngữ Malaysia xuất bản năm 1983.
4.3 Tư liệu nghiên cứu:
Toàn bộ tư liệu về pantun Melayu được khảo sát trong luận án được dẫn từ
2052 bài pantun trong “Tuyển tập pantun Melayu” do Viện Ngôn ngữ và Văn học
Malaysia xuất bản năm 1983.
Theo chúng tôi, đây là công trình tiêu biểu nhất trong số các công trình
tuyển chọn về pantun ở Malaysia.
5. Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của luận án
5.1 Mục đích
Mục đích chính của luận án sẽ là:
- Nêu bật được đặc trưng ngôn ngữ cơ bản nhất trong pantun Melayu.
- Bước đầu chỉ ra được những giá trị biểu hiện đặc sắc của đặc trưng đó trong
pantun Melayu, thông qua những biện pháp tu từ tiêu biểu, từ đó nhắm đến việc
giải mã tâm thức, tình cảm cuả người Melayu.
5.2 Ý nghĩa
- Về mặt lý luận:
+ Việc nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ của pantun sẽ góp phần làm sáng tỏ
đặc điểm loại hình của ngôn ngữ Melayu (đa tiết, chắp dính).
+ Luận án cũng góp phần tìm hiểu những nét khác biệt về đặc trưng ngôn ngữ của
pantun Melayu khác với các thể loại thơ dân gian khác trong nền văn học truyền
thống Malaysia.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu
ích cho các nhà khoa học, cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh
thuộc các chuyên ngành lý luận ngôn ngữ và Đông Nam Á học. Một cách cụ thể
hơn, luận án phục vụ trực tiếp các chuyên đề về văn hoá Đông Nam Á, các ngôn

7
ngữ Đông Nam Á nói chung và ngôn ngữ - văn hoá cộng đồng Melayu nói riêng.
5.3 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích và ý nghĩa khoa học nêu trên, luận án đề ra một số
nhiệm vụ khoa học như sau:
- Chỉ rõ và phân tích đặc trưng ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của pantun tiếng
Melayu; sự khác biệt đặc trưng ngôn ngữ pantun với các thể loại thơ dân gian
khác.
- Phân tích các giá trị biểu đạt của nhịp điệu, vần, từ phái sinh, từ láy, từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa, phép tỉnh lược, đảo ngữ, cách dùng câu bị động và sóng đôi cú
pháp của pantun tiếng Melayu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Như trên đã trình bày, tư liệu khảo sát của luận án gồm những bài pantun
đã được sưu tầm và được tập hợp lại trong cuốn “ Tuyển tập pantun Melayu”, vì
vậy để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của luận án, chúng tôi phân tích
pantun từ cách tiếp cận phong cách học, theo đó, phương pháp miêu tả được tiến
hành cụ thể qua các thao tác sau:
- Bước thứ nhất, để phân tích pantun theo phong cách học chúng tôi xác
định các đặc trưng ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp nổi bật dựa trên mối
quan hệ tường minh trong pantun, quan hệ ngữ đoạn theo từng cấp độ.
- Bước thứ hai chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu dựa trên
những mối quan hệ hàm ẩn gồm quan hệ trên trục lựa chọn và quan hệ liên văn
bản, để khu biệt giá trị của các hình thức lựa chọn (ngữ âm , từ vựng – ngữ nghĩa
và ngữ pháp) xuất hiện trong pantun.
- Bước thứ ba , trên cơ sở khu biệt giá trị các hình thức lựa chọn, chúng tôi
đánh giá về đặc trưng, giá trị của các hình thức ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa và
ngữ pháp đã được hiện thực hoá trong pantun.
Cách phân tích phong cách học gắn liền với quá trình khảo sát, thống kê,

8
nhận diện và hệ thống hoá, phân loại đặc trưng ngôn ngữ của pantun tiếng
Melayu. Phương pháp này được sử dụng để xác định màu sắc tu từ, hiệu quả tu từ
tức nhận diện giá trị phong cách của những đặc trưng ngôn ngữ Melayu được thể

hiện qua pantun.
Để tiếp cận đối tượng được khách quan nhất, luận án tiến hành phân tích
đặc trưng ngôn ngữ của pantun tiếng Melayu chủ yếu dựa vào các khái niệm của
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Malaysia.

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan pantun Melayu và cơ sở lý thuyết tiếng Melayu.
Chương 2: Đặc trưng ngữ âm của pantun tiếng Melayu.
Chương 3: Đặc trưng từ vựng- ngữ nghĩa của pantun tiếng Melayu.
Chương 4: Đặc trưng ngữ pháp của pantun tiếng Melayu.


















9



Chương 1
TỔNG QUAN PANTUN TIẾNG MELAYU
VÀ KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT TIẾNG MELAYU

1. Tổng quan pantun tiếng Melayu
1.1 Khái niệm pantun
1.1.1 Nguồn gốc của từ pantun
Các nhà nghiên cứu tiếng Melayu đều nhất trí cho rằng âm tiết đầu /pan/
trong từ “pantun” bắt nguồn từ từ “pandai” (thông minh).
Còn âm tiết thứ hai “tun, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có lời giải đáp chính
thức về nguồn gốc của nó. Khi nghiên cứu các ngôn ngữ Austronesia, Brandsteter
cho rằng từ gốc “tun” của từ “pantun Sunda”(nằm trong nhánh các ngôn ngữ đảo
Jawa và các đảo xung quanh nó), xuất phát từ từ “ tuntun” có nghĩa “gọn gàng”.
Nhưng một số nhà nghiên cứu khác cho rằng nó bắt nguồn từ “ tonton” trong
ngôn ngữ Tagalog (tiếng Philipin) với nghĩa “lời phát biểu có sắp xếp”. Khi
nghiên cứu tiếng Jawa cổ xuất hiện từ thế kỷ thứ IX, người ta thấy có từ “ tuntun”
với nghĩa “sợi chỉ”, từ “atuntun” với nghĩa “trật tự” và từ “matuntun” có nghĩa
“mơ ước”. Một loạt các ngôn ngữ khác nằm trong nhóm ngôn ngữ Austronesia
đều có những từ chứa âm tiết “tun” như từ “tutun” (tiếng Pampangang) với nghĩa
“gọn gàng”, từ “panton” (tiếng Bisaya) có nghĩa “giáo dục”, từ “pantun” (tiếng
Toba) có nghĩa “lịch sự và kính trọng”.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng “pantun” có trong tiếng Melayu
Minangkabau xuất phát từ từ “panutun” (penuntun), từ này có trong câu chuyện
truyền miệng của người Minangkabau.
Như vậy, từ “pantun” trong các ngôn ngữ Austronesia chỉ một cái gì đó có
trật tự, nó có thể chỉ sự vật hay sự việc cụ thể hay trừu tượng. Nói chung, có thể

10
hiểu “ pantun” là việc tạo ra một ý nghĩa theo cấu trúc hay là sự sắp xếp tài tình

các từ theo một trật tự nhất định để truyền tải ý nghĩa nào đó.
1.1.2 Quan niệm về pantun.
Trong cuốn “Từ điển thông dụng của Malaysia” (Kamus Dewan, 1995)
định nghĩa pantun “là một loại thơ cổ có 4 dòng trong một khổ, dòng đầu là gợi ý
và hai dòng sau chỉ nghĩa đích thực”.[184;tr.5]
Theo Mohd Taib Osman, khi đọc một bài pantun, người đọc dễ dàng nhận
thấy sự hiệp vần ở những âm cuối của dòng pantun hay theo kiểu a-b-a-b. Thông
thường một bài pantun có 4 dòng , nhưng cũng có bài pantun 6 dòng, 8 dòng, 10
dòng và 12 dòng. Bài pantun được sắp xếp theo hai phần: phần gợi ý và phần
nghĩa biểu đạt của bài pantun. Phần gợi ý được đặt ở dòng thứ nhất và dòng thứ
hai, chúng miêu tả thiên nhiên, phần biểu đạt nghĩa gồm dòng thứ ba và dòng thứ
tư. Cách sắp xếp như vậy cho thấy khả năng nhận thức và sự say mê của người
sáng tác pantun đối với thế giới tự nhiên và đồng thời kèm theo đó sự truyền tải sự
tinh tế cũng như cái đẹp tới người đọc.[201;tr.20]
Bên cạnh việc đề cập tới mô hình vần chân a-b-a-b, Kamaruzaman Kadir còn
đưa ra luật định số từ trong một dòng pantun. Mỗi dòng pantun có chứa 4 từ gồm
khoảng 8 đến 12 âm tiết. [200;tr.21]
Khác với hai nhà nghiên cứu trên, Md. Yusof Md. Nor nghiên cứu pantun
dưới góc độ ý nghĩa. Ông cho rằng “thơ Melayu có giá trị về cái đẹp và triết lý
riêng của mình. Thông qua đó, thơ Melayu cổ nói chung và pantun nói riêng đã
đưa ra triết lý cộng đồng và phản ánh bản sắc của người Melayu. Bởi thế, không
ngạc nhiên pantun vẫn duy trì danh tiếng đến tận bây giờ”[200;tr.22]. Xin dẫn ra
một ví dụ minh hoạ của Md. Yusof Md. Nor:
Jelatang kayu di rimba,
Mati ditimpa kayu kelat;
Sudah untung kita berdua,
Jelatang cây trong rừng,
Chết bị lấy làm gỗ ;
Số phận hai chúng ta,


11
Baigai ikan di dalam belat.
Như cá nằm trong bẫy. [915;167]
Tóm lại, một cách khái quát ta có thể hiểu rằng “ pantun” là một thể loại
thơ dân gian của cộng đồng Melayu
1.2. Vị trí của pantun trong văn học truyền thống Malaysia
1.2.1 Pantun trong hệ thống thể loại văn học
Trước khi người Ấn Độ đặt chân tới quần đảo từ những thế kỷ trước Công
nguyên, Malaysia có một nền văn hoá tinh thần chủ yếu là folklore. Đời sống văn
học, sinh hoạt văn học thời kỳ ấy chỉ tồn tại dưới hình thức truyền miệng. Những
thần thoại nguyên sơ ra đời, phản ánh những quan niệm về vũ trụ, những cách lý
giải về thiên nhiên, về tổ tiên người Malaysia. Tất cả những câu chuyện thần thoại
đều quyện chặt với tín ngưỡng đa thần giáo, thể hiện thế giới quan, phong tục cổ
xưa của người Malaysia
Tiếp nối thần thoại và truyền thuyết, truyện cổ dần dần xuất hiện, rồi đến
wayang (rối bóng) v.v Một thể loại folklore độc đáo đã xuất hiện muộn hơn ở
Malaysia, đó chính là pantun. Pantun được sáng tác dưới hình thức “thơ”, được
truyền khẩu và được ghi chép lại. Tất cả mọi tính ưu việt của ngôn ngữ, tính “thơ”
được kết tinh trong thể loại pantun. Pantun là hình thái hoàn hảo nhất, đồng thời là
hình thái phổ biến nhất trong văn học của Malaysia. Sau pantun trong nền văn học
Malaysia còn xuất hiện một số loại thơ truyền thống khác. Theo Mohd Taib
Osman [1978] thơ truyền thống Melayu được chia thành năm loại chủ yếu là
pantun, syair, gurindam, seloka và, teromba và mantera. Trong đó, pantun có đặc
điểm nổi trội hơn so với các thể loại thơ truyền thống khác. [201; 7].
Pantun được phân biệt với các thể thơ dân gian khác bởi nội dung và hình
thức nghệ thuật chặt chẽ và độc đáo, nó được biểu hiện ở những điểm sau đây:
- Một bài pantun gồm những khổ thơ khác nhau, trong mỗi khổ có từng cặp 2, 4,
6, 8, 10 và lên tới 16 dòng, nhưng nhiều nhất vẫn là loại bốn dòng như thơ tứ tuyệt
của Việt Nam.


12
- Thông thường, mỗi dòng pantun có 4 từ và có từ 6 đến 12 âm tiết.
- Mỗi khổ thơ chia làm hai phần: phần gợi ý và phần biểu đạt nghĩa.
Phần gợi ý thường miêu tả vẻ đẹp huy hoàng và các mối quan hệ thiên nhiên
xung quanh chúng ta – màu sắc, âm thanh , hoa lá, chim muông hay các địa danh
lịch sử, danh lam thắng cảnh. Phần biểu đạt nghĩa nói về các quan hệ xã hội như
cái đẹp, cái xấu, thường mang tính triết lý sâu sắc về mọi vấn đề của cuộc sống.
- Có sự đa dạng về các kiểu vần, bao gồm cả vần chân ( a-b-a-b, a-a-a-a) lẫn vần
lưng.
- Cũng như thơ ca dân gian Việt Nam, trong pantun người ta thường sử dụng rất
nhiều biểu tượng, dựa trên sự nhận thức và quan điểm của cộng đồng. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng pantun Melayu được phát triển từ “ngôn ngữ biểu tượng” hay
“ngôn ngữ lá”. Các loại biểu tượng này thông thường là biểu tượng từ đồ vật cụ
thể được so sánh hay đại diện cho một ý tưởng hay một ý nghĩa trừu tượng.
Những đặc điểm nêu trên đã phân biệt pantun với các thể loại khác như syair,
guridam, seloka, teromba và mantera. Chính phần biểu đạt nghĩa đã tạo ra sự khác
biệt lớn nhất giữa pantun với các thể loại thơ khác. Trong một bài thơ thuộc các
thể loại khác, nội dung của các câu thơ nối tiếp liên tục, không chia ra phần gợi ý
và phần biểu đạt nghĩa.
Syair xuất hiện ở thế kỷ XVII, so với pantun nó xuất hiện muộn hơn rất
nhiều. Đặc điểm khác biệt nổi bật nhất giữa syair với pantun là các khổ bốn câu
với vần cuối theo sơ đồ a-a-a-a. Các nhà thơ sử dụng syair để thể hiện những câu
chuyện, các sự kiện lịch sử và ngụ ngôn. Người ta thường ví syair như một loại
trường ca.
Syair
Ayulah nasib namakan untung
Tanamlah pisang tiada berjantung
Saya umpama seekor lotong

Số phận chị gái dựa vào lợi nhuận

Hãy trồng chuối không có hoa
Tôi như một con khỉ đen

13
Di mana ranting di situ bergantung
Nơi nào có cành nơi đó treo được.
Khác với pantun, guridam và seloka tự do hơn về hình thức có vần hoặc
không có vần. Nội dung của chúng hẹp hơn pantun và không bị ràng buộc về cấu
trúc vần (niêm luật).
Khi phân tích thơ truyền thống, thể loại gurindam gần giống với pantun hai
dòng, nhưng câu hỏi đứng ở vị trí câu đầu tiên và câu trả lời được đặt ở câu thứ
hai; nhưng không chia thành phần gợi ý và phần nghĩa. Nội dung bài gurindam
chứa đựng lời khuyên, răn dạy và chân lý; về hình thức thơ gurindam có hai loại:
có vần (thường có 5 đến 6 từ trong một dòngvà hiệp vần theo kiểu a-a) hoặc
không có vần (các từ cuối dòng không cần hiệp vần với nhau).
Gurindam
Kelebihan nabi dengan mukjizat
Kelebihan umat dengan muafakat
Bulat air kerana pembetung
Bulat manusia kerana muafakat
Air melurut dengan bandarnya
Benar melurut dengan muafakatnya

Nhiều giáo chủ phi thường
Nhiều giáo chủ nhất trí
Nước tròn vì ống
Con người đồng lòng vì nhất trí
Nước trôi khỏi thành
Sự thật rời khỏi đồng thuận,


Seloka
Candu dibungkus kain palas
Makan dia mata bilas
Mandi segan kerja malas
Harta orang hendak digalas.

Thuốc phiện gói bằng vải cọ
Anh ấy ăn bằng mắt thứ hai
Lười làm ngại tắm
Của cải con người muốn chiếm lấy.
Đặt pantun bên cạnh seloka thì sẽ thấy sự khác nhau hoàn toàn, seloka tự
do về niêm luật và có nguồn gốc từ seloka Sanskrit (Ấn độ), mang ý nghĩa châm
chọc, giễu cợt. Về cấu trúc seloka không bắt buộc phải cố định về số dòng trong
một khổ, không qui định số từ, có vần hoặc không có vần.

14
Xét về hình thức, teromba và mantera không có hình thức cố định gồm số
dòng và số từ trong một dòng, có vần hoặc không có vần. Về nội dung teromba chỉ
bó hẹp liên quan đến phong tục tập quán, nguồn gốc tổ tiên, luật lệ, đồng thời chỉ
dẫn và hướng con người làm việc thiện.
Teromba
Siapa menjala dia terjun
Siapa berhutang dia membayar
Siapa menggigit dia kena gigit
Siapa membunuh dia kena bunuh.

Ai quăng lưới anh ấy nhảy xuống
Ai nợ nần anh ấy trả
Ai cắn anh ấy sẽ bị cắn
Ai giết anh ấy sẽ bị giết.

Mantera được sáng tác giống như một lời kêu gọi, lời nhắc nhở tôn thờ sức
mạnh thần kỳ của thánh Allah và Rasul và được sử dụng trong các nghi lễ, chữa
bệnh và thờ cúng. Về hình thức mantera bao gồm các dòng nối tiếp nhau về ý
tưởng với độ dài khác nhau, số lượng từ không như nhau, có vần hoặc không có
vần.
Mantera
Pertama angin si carik kapan
Kedua angin si tajam tembeling
Ketiga angin puting beliung
Keempat angin bedil berjanggut
Kelima angin payung Ali
Keenam angin si lautan tulang
Ketujuh angin si hampar rebah.

Thứ nhất gió xé rách vải
Thứ hai gió mạnh
Thứ ba gió xoáy
Thứ tư gió nhanh như bắn
Thứ năm gió ô Ali
Thứ sáu gió đại dương
Thứ bảy gió căng ra đổ xuống
Những đặc điểm nêu trên càng khẳng định vị trí đặc biệt, độc lập của
pantun trong hệ thống thể loại thơ truyền thống. Nếu so sánh với các thể loại khác,
pantun rất độc đáo và khác biệt. Trong văn học dân gian Malaysia, pantun luôn
luôn là một hình thái độc lập riêng biệt, một hình thái thơ ca có quy tắc chặt chẽ.

15
Chính vì vậy mà Hamilton đã nhận xét như sau: “Mỗi bài pantun là một thực thể
đứng riêng một mình”. [201;tr.9].
1.2.2 Pantun trong văn học viết

Trong số các thể loại thơ truyền thống, duy nhất chỉ có pantun là thể loại
văn học dân gian đồng thời có mặt trong các tác phẩm văn học viết. Chưa thể xác
định chính xác pantun xuất hiện trong văn học dân gian vào thời điểm nào, nhưng
pantun đã đi vào văn học viết từ cuối thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV, trong các tác
phẩm văn học lịch sử nổi tiếng như “Chuyện các ông vua Pasei” và “Truyện sử
Melayu”. Trong “Truyện sử Melayu” đã có tới mười bài pantun đưa vào các phần
trần thuật. Chẳng hạn:
Telur itik dari Singgora,
Pandan terletak dilangkahi;
Darahnya titik di Singapura,
Badan terlantar di Langkawi.
Trứng vịt tới từ Singgora,
Cây pandan bị dẫm đạp;
Máu đã đổ ở Singapura,
Thân xác được chôn ở Langkawi.
Bài pantun này tô điểm cho câu chuyện về số phận bi thảm của Tun Jana
Khatib, chàng thanh niên chỉ muốn trổ tài trước vương phi, bị hành hình ở
Singapore, còn thi hài thì chôn ở Langkawi.
Theo sự phân tích của các nhà nghiên cứu, trước khi xuất hiện một cách chính
thức trong văn học lịch sử, pantun xuất hiện trong các Hikayat thần thoại (truyện
thần thoại), các chuyện cổ tích có nguồn gốc Ấn độ, thậm chí trong “Truyện Seri
Rama”. Có những pantun lấy tên nhân vật như Ken Tambuhan, Panji Semirang
hay Laksamana làm hình tượng. Không những thế, sau này pantun còn thâm nhập
vào các truyện kể Hồi giáo, chẳng hạn như “ Truyện về Hang Tuah” (thế kỷ XVI-
XVII). Pantun mới hoàn thiện về cấu trúc, nội dung và ngữ nghĩa ở thế kỷ XVII.
Nhờ tính hàm súc và biểu tượng cao, pantun có thể được đưa vào tác phẩm
văn học khác với chức năng như một lời kết luận, chốt lại một vấn đề, một sự kiện
nào đó, vì vậy rất gây ấn tượng. Ngoài ra, do các đặc điểm nêu trên, pantun còn

16

được phổ nhạc, trở thành những bài hát truyền thống của cộng đồng Melayu.
Như vậy, pantun là một thể loại văn học độc đáo, nó góp phần làm nên
truyền thống và bản sắc văn hoá Melayu. Pantun chứa đựng tính cách và trí tuệ
người Melayu. Qua kho tàng pantun có thể tìm hiểu được nhiều khía cạnh cuộc
sống xã hội Melayu truyền thống. Ví dụ:
- Tổ tiên người Melayu có nguồn gốc từ núi Merapi (Indonesia):
Dari mana nenek moyang kita,
Dari lereng Gunung Merapi.
Tổ tiên chúng ta từ đâu.
Từ sườn núi Merapi. [30;46]
- Trầu, cau là đồ sính lễ trong đám hỏi, đám cưới:
Gadis orang jangan diganggu,
Kalau hendak masuklah pinang,
Supaya diri tidak terhela.
Đừng trêu ghẹo con gái,
Nếu muốn đem cau tới,
Để không bị đuổi đi. [1584;261]
1.3. Phân loại pantun
Không dễ dàng khi làm công việc phân loại pantun, dưới đây chúng tôi xin
dẫn ra một số cách phân loại chính yếu đã được đề nghị.
1.3.1. Phân loại theo cấu tạo
Phân loại theo cấu tạo là cách phân loại dựa trên số dòng trong một bài
pantun. Theo cấu tạo, pantun được các nhà nghiên cứu chia ra làm các loại:
Pantun 2 dòng, Pantun 4 dòng, Pantun 6 dòng, Pantun 8 dòng, Pantun 10 dòng,
Pantun 12 dòng, Pantun 14 dòng, Pantun 16 dòng và Pantun kết nối.
Về vấn đề này, Za‟ba nhà ngôn ngữ học Malaysia, cho rằng ban đầu pantun
chỉ có hai dòng, sau đó phát triển trở thành những bài pantun nhiều dòng [201
;tr25].
Pantun có kết cấu với nhiều khổ được gọi là pantun kết nối hay pantun gắn
bó. Pantun kết nối gồm hai loại: kết nối hình thức và kết nối chủ đề. Những bài

pantun có quan hệ từ khổ thứ nhất đến các khổ khác bằng hình thức lặp lại một
câu pantun được xếp vào pantun kết nối hình thức. Trong kiểu pantun kết nối này

17
dòng thứ hai của phần gợi ý trong khổ pantun trước trở thành dòng thứ nhất của
phần gợi ý trong khổ pantun tiếp theo và dòng thứ tư ở phần nghĩa của khổ pantun
tiếp theo trở thành dòng thứ ba của phần nghĩa của khổ tiếp theo. Ví dụ:
Lebah terbebar terbang sekawan,
Hinggap di celah kayu berduri;
Alangkah cabar rupanya tuan,
Dagangan indah tidak terbeli.
Ong bay cùng bạn,
Đậu ở cây có gai;
Thách thức với anh không ít,
Hàng hoá tốt không mua được.

Hinggap di celah kayu berduri,
Kepayang tumbuh di dalam dulang;
Dagangan indah tidak terbeli,
Sayang sungguh nyawanya hilang.

Đậu ở cây có gai,
Cây kepayang mọc trong khay;
Hàng hoá tốt không mua được,
Tiếc thực sự vì đã mất tinh thần.

Kepayang tumbuh di dalam dulang,
Burung merpati terbang ke awan;
Sayang sungguh nyawanya hilang,


Tidak seperti Raja Pahlawan.
Cây kepayang mọc trong khay,
Chim câu bay tới tận mây;
Tiếc thực sự vì đã mất tinh thần,
Không được như vua Pahlawan.
( Hikayat Inderaputera)
Các khổ pantun trên đều có liên quan nghĩa với nhau, chủ đề của từng khổ
đều nằm trong một trường nghĩa chung. Chẳng hạn ở chủ đề của bài pantun tên là
“người anh hùng”, các khổ của bài đều gián tiếp biểu hiện ý nghĩa liên quan đến
những hành động dũng cảm, cao cả.
Loại thứ hai pantun kết nối chủ đề, chẳng hạn như Pantun chim Kenek-
kenek. Ở đây con chim trở thành vật nối từ khổ pantun này đến khổ pantun khác.
Ví dụ dưới đây từ Anak ayam ( gà con) kết nối các khổ pantun lại với nhau.

18
Anak ayam turun tiga,
Mati seekor tinggal dua;
Cik Kelasi baharulah suka,
Bongkar sauh belayar semula.
Gà con rơi xuống ba
Chết một còn hai;
Cô Kelasi rất thích,
Mới nhổ neo rong buồm.

Anak ayam turun dua,
Mati seekor tinggal satu;
Bongkar sauh belayar semula,
Hendak menuju gedung batu.
Gà con rơi xuống hai,
Chết một con còn một;

Mới nhổ neo rong buồm,
Muốn hướng tới núi đá.

Anak ayam turun satu,
Mati seekor habis sudah;
Hendak menuju gedung batu,
Jual barang harga yang murah.

Gà con rơi xuống một,
Chết một con đã hết;
Muốn hướng tới núi đá,
Bán hàng với giá rẻ.
Điều đáng chú ý theo chủ đề “gà con” , số lượng gà con giảm đều theo từng
khổ. Ở khổ cuối cùng, gà con chết nốt: “chết một con đã hết”. Đến đây, mối liên
kết theo chủ đề “gà con” kết thúc, bài pantun được đóng lại.
Cách phân loại dựa trên cấu tạo như đã phân tích ở trên được xếp vào cách
phân loại dựa trên số dòng pantun trong một bài pantun. Nói một cách khác, đó là
sự phân loại theo cùng trường ý niệm (trường sự vật, trường đề mục). Đỗ Hữu
Châu quan niệm trường ý niệm như sau: “Các tên gọi nhưng những tên gọi này là
những đơn vị từ vựng, tức là các tên gọi của từng ngôn ngữ đặt cho thực tế khách
quan”.[15; tr. 47]
1.3.2 Phân loại theo đối tượng độc giả
Trong cuốn “Pantun Melayu”, các nhà nghiên cứu chủ trương phân loại
pantun theo độc giả: trẻ em, thanh niên, người già. Trong mỗi nhóm độc giả lại

19
chia tiếp thành các đề mục nhỏ.
Cách phân loại theo độc giả thực tế là cách phân loại theo đối tượng.
Những bài pantun thuộc cùng một đối tượng được xếp chung vào một loại. Chẳng
hạn như đối với pantun trẻ em, nội dung của những bài pantun này không chứa

đựng những suy nghĩ quá sâu, mà thay vào đó là thể hiện những cảm xúc bình
thường của lứa tuổi trẻ em. Loại pantun này được sử dụng đơn thuần với mục đích
giải trí cho trẻ em. Pantun câu đố cũng nằm trong nhóm này, chúng bao gồm
những bài pantun để hát ru ngủ trẻ con. Trong nhóm pantun trẻ em còn có cả
pantun hài hước gồm những pantun phản ánh sự vui mừng của trẻ con và đôi khi
còn có cả những bài pantun phản ánh tâm trạng buồn của trẻ.
So với pantun dành cho trẻ em, pantun dành cho thanh niên đa dạng hơn và
“có sức hút” hơn bởi những giá trị nghệ thuật và cảm xúc do chúng đem lại.
Người ta tìm thấy ở pantun dành cho thanh niên đủ loại tâm trạng của một lớp
người mới lớn: yêu thương, nhớ nhung, buồn bã, lo lắng, đau khổ, v.v
Loại pantun dành cho người già gồm những bài khuyên bảo, những bài liên
quan tới tôn giáo. Những bài pantun trong nhóm này phản ánh cách đối nhân xử
thế giữa con người với con người và với xã hội.
Tóm lại, cách phân loại theo độc giả là cách phân loại theo đối tượng người
đọc, một cách phân loại theo trường ý niệm con người nói chung xét về tuổi tác.
1.3.3. Phân loại theo chủ đề
Phân loại pantun theo chủ đề cũng có nhiều cách phân loại.
Van Ophuijsen chia pantun thành 5 phần theo loại :pantun người già,
pantun kinh doanh, pantun vui vẻ, pantun lời khuyên, pantun thanh niên.[189
;tr.162]. Pantun người già gồm những bài nói về phong tục tập quán, tôn giáo.
Pantun người trẻ gồm những bài nói về tình yêu.
Mohd. Taib Osman chia pantun thành bốn loại như sau: thành ngữ có vần
hoặc pantun hai dòng, trẻ em, thông thường, nối kết. Trong phần pantun thông

×