Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thân phận người Việt trong một số tiểu thuyết hải ngoại Việt Nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.4 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ THU TRANG




THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG
TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI ĐƯƠNG ĐẠI




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VĂN HỌC

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC









Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ THU TRANG




THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG
TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI ĐƯƠNG ĐẠI


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VĂN HỌC

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60.22.01.20



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÝ HOÀI THU






Hà Nội - 2014

LỜI CẢM ƠN


Luận văn được hoàn thành tại Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn. Em xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới PGS. TS Lý Hoài Thu, người
đã hướng dẫn em thực hiện luận văn này bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành
và nghiêm túc.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Văn học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng
dạy em, trang bị cho em những nền tảng kiến thức bổ ích, giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Và xin cám ơn sự động viên, quan tâm giúp đỡ của những người thân
trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Với trình độ và kiến văn còn hạn chế của người viết, luận văn chắc
chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Tác giả luận văn mong muốn sẽ nhận
được những nhận xét, góp ý của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và những
người có quan tâm đến vấn đề được thực hiện trong luận văn. Xin trân trọng
cảm ơn!

Hà Nội, …… tháng …….năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Trang


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.



DO

CHỌN

ĐỀ

TÀI 1
2.

LỊCH

SỬ

VẤN

ĐỀ 3
3.

ĐỐI

TƯỢNG,


PHẠM

VI

NGHIÊN

CỨU 7
4.

MỤC

ĐÍCH,

Ý

NGHĨA

LUẬN

VĂN 8
5.

PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN

CỨU 8
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 9

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI VÀ DÒNG VĂN HỌC HẢI
NGOẠI ĐƯƠNG ĐẠI 10
1.1.

VẤN

ĐỀ

THÂN

PHẬN

CON

NGƯỜI



NGƯỜI

VIỆT

DI

DÂN 10
1.1.1. Vấn đề thân phận con người trong văn học 10
1.1.2. Vấn đề người Việt di dân 11
1.2.

CHỦ


ĐỀ

THÂN

PHẬN

THA

HƯƠNG



MỘT

SỐ

TÁC

PHẨM

CHỌN

LỌC 17
1.2.1. Chủ đề thân phận tha hương trong bối cảnh văn học Việt Nam
đương đại 17
1.2.2. Một số tác phẩm chọn lựa 19
CHƯƠNG 2: THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG THẾ GIỚI XA LẠ 23
2.1.


THÂN

PHẬN

THA

HƯƠNG

TRONG

THẾ

GIỚI

XA

LẠ 23
2.1.1. Thế giới xa lạ đầy bất trắc 23
2.1.1.1. Xa lạ nơi đất khách 23
2.1.1.2. Xa lạ với quê hương và những người đồng hương 29
2.1.1.3. Xa lạ trong chính gia đình mình 31
2.1.2. Những thân phận tha hương 35
2.1.2.1. Con người cô đơn 35
2.1.2.2. Con người vô danh 38
2.1.2.3. Con người vô phương hướng 43
2.1.2.4. Con người vô vị, vô cảm 45
2.2.

SỰ


VƯỢT

THOÁT

KHỎI

THÂN

PHẬN 47
2.2.1. Giải thoát bằng tư tưởng 47
2.2.2. Giải thoát bằng hành động 52
2.3.

BẢN

TÍNH

NGƯỜI

VIỆT

NƠI

ĐẤT

KHÁCH

THA

HƯƠNG 55

2.3.1. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày 55
2.3.2. Trong cuộc sống mưu sinh 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THUỘC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN 60
3.1.

NGHỆ

THUẬT

XÂY

DỰNG

NHÂN

VẬT 62
3.1.1. Những cách tân từ truyền thống 62
3.1.2. Tiếp cận nhân vật với bút pháp hiện đại 64
3.1.2.1. Xây dựng nhân vật vắng mặt 64
3.1.2.2. Xây dựng nhân vật qua những mảnh vụn tâm lý rời rạc . 66
3.2.

ĐIỂM

NHÌN



NGƯỜI


KỂ

CHUYỆN 67
3.2.1. Đa dạng hóa điểm nhìn và sự di chuyển điểm nhìn linh hoạt 68
3.2.2. Trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn phức hợp 75
3.3. NGÔN NGỮ 77
3.3.1. Ngôn ngữ dòng ý thức, độc thoại nội tâm 77
3.3.2. Ngôn ngữ tỉnh lược, giản lược đối thoại 79
3.4.

KHÔNG

GIAN



THỜI

GIAN 81
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
A.

TÁC

PHẨM 91
B.

SÁCH


GIÁO

TRÌNH 91
C.

BÀI

BÁO,

TẠP

CHÍ 91
D.

KHÓA

LUẬN,

LUẬN

VĂN 94
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ

DO

CHỌN

ĐỀ

TÀI
Ưu tư về thân phận con người là đề tài muôn thuở của các nền văn hóa
và là đích đến của văn học mọi thời đại. Những tác phẩm kinh điển thế giới
đều xoay quanh thân phận người đã minh chứng hùng hồn điều đó. Chúng
như những viên ngọc trường tồn qua lớp bụi thời gian, càng ngày càng trở nên
sáng rõ. Hơn thế nữa, một chặng dài văn học đã qua cho thấy mỗi thời kỳ,
mỗi đất nước, mỗi tác giả lại tiếp cận vấn đề nhân bản này trên các phương
diện khác nhau, phản ánh và chịu sự chi phối của không gian xã hội, văn
hóa mà ở đó trung tâm luôn là con người. Nói như Mac – xim Goorki Văn
học là nhân học - chính giá trị nhân bản – viết về con người và vì con người
là nhân tố làm nên sức sống xuyên mọi thời đại, mọi nền văn hóa của bất cứ
một thành công nghệ thuật nào.
Thân phận về con người – về người Việt di dân ra nước ngoài sau năm
1975 cũng chính là tư tưởng chủ đạo của dòng văn học hải ngoại đương đại.
Dòng văn chương được khởi sự từ phía ngoài hai môi trường – hai nền văn
hóa hoàn toàn khác nhau, từ tâm tư những thế hệ sinh trưởng trong thập niên
60 của thế kỷ trước – thế hệ trẻ cuối cùng đã sinh ra trong chiến tranh, đã
mang trong mình một phần ký ức về đất nước. Vậy nên, hơn ai hết những con
người tha hương ấy cảm nhận sâu sắc về nỗi đau tâm trạng của những con
người, vì nhiều hoàn cảnh đã đột ngột bị bứng ra khỏi đất nước như cây non

chưa đủ rễ đã bị nhổ bật khỏi đất mẹ.
Các tác giả hải ngoại không chỉ có ưu thế khi tiếp cận hiện thực tha
hương bởi cảm thức về thân phận, nỗi khao khát bộc lộ gốc rễ của mình chỉ
có ý nghĩa sâu sắc đối với những người xa quê/ mất quê (nhà văn sống trong
xứ sở không thể có tâm trạng dằn vặt đến quay quắt như thế), mà những nhà
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


2
văn lưỡng biên, lưỡng quốc tịch ấy còn có cái nhìn khách quan, bớt định kiến
hơn trước mọi vấn đề xảy ra tác động tới tính cách, tâm hồn người Việt. Bên
cạnh những giá trị về nội dung, nói đến dòng văn học hải ngoại, ta không thể
không nhắc đến những sáng tạo, cách tân nghệ thuật, với vai trò là phương
thức, công cụ để các tác giả đi sâu khám phá vào thế giới bên trong của thân
phận con người. Yếu tố khách quan làm nên thành công ấy là các tác giả có
thể điềm tĩnh hơn, có môi trường thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận những
cách tân nghệ thuật phương Tây. Luận văn của chúng tôi sẽ đề cập tới những
cách tân nghệ thuật đó trên hai vai trò: là cơ sở lý luận (giữ vai trò như bầu
khí quyển) chi phối sâu sắc đến tác giả và nội dung phản ánh của tác phẩm; và
là cách tân nghệ thuật phù hợp với sự phát triển chung của dòng văn học Việt
Nam hiện đại trong nước, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi
của tâm lý xã hội và thị hiếu thưởng thức nghệ thuật giàu tính trí tuệ của độc
giả. Nói cách khác, những cách tân nghệ thuật của văn học không xa rời mục
đích cốt lõi là nhằm đi sâu khám phá con người, song lại được thể hiện dưới

một hình thức khác, và với toàn chương 3, chúng tôi sẽ góp phần chứng minh
sự thay đổi nghệ thuật này đã và đang khẳng định sự thành công nhất định
trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng.
Nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc, một trong những cây bút hàng đầu
của văn học Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và
Mỹ, cho rằng “ …một tác phẩm viết bằng tiếng Việt, dù của bất cứ ai, viết bất
cứ ở đâu, vào bất cứ thời gian nào, miễn là nó hay, thì đều là tài sản chung
của dân tộc Việt Nam Những người Việt Nam ở nước ngoài trong mấy chục
năm qua đã hoàn thành một khối lượng văn học không thể phủ nhận được. Đó
là một bộ phận của văn học Việt Nam hiện đại, và điều này chẳng có gì phải
bàn cãi. Cùng với văn học trong nước, văn học hải ngoại làm nên diện mạo
của văn học Việt Nam ngày nay [80].
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


3
Tính phổ quát của cảm hứng thân phận và sự đón nhận luồng văn học
hải ngoại của độc giả Việt Nam những năm gần đây là lý do chính khiến
chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Thân phận người Việt qua một số tiểu
thuyết hải ngoại đương đại. Sự đón nhận này không chỉ được thể hiện ở
những giải thưởng lớn, ở sự đón nhận của bạn đọc mà còn ở sự giao thoa, mở
rộng những cách tân nghệ thuật của văn học hải ngoại và nền văn học đương
đại trong nước.
2. LỊCH


SỬ

VẤN

ĐỀ
Lịch sử vấn đề được chúng tôi tiếp cận trên hai phương diện, xuất phát
từ vấn đề con người/ thân phận con người trong văn học và từ dòng văn học
hải ngoại. Hai vấn đề - khi được đặt tách bạch nhau đã được nhắc đến, được
nghiên cứu trong khá nhiều bài viết khác nhau.
Trước hết, con người/ thân phận con người là một hướng tiếp cận
không hề mới, và ở mỗi thời kỳ văn học, mỗi tác giả, thậm chí mỗi tác phẩm
có thể xoay quanh nhiều bài viết liên quan đến vấn đề con người. Con người
là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc
đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người. Mặt khác,
quan niệm nghệ thuật về con người quyết định đến việc miêu tả, thể hiện chủ
đề, nhân vật, ngôn ngữ… và nhất là biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể.
Chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu quan niệm con
người và biểu hiện của nó trong từng thời kỳ văn học trước đây. Từ thời trung
đại, có bài Con người cá nhân trong văn học Việt Nam Thế kỷ XVIII của Trần
Đình Sử, cùng rất nhiều bài viết về thân phận con người/ thân phận người phụ
nữ ở các tác phẩm lớn như Truyện Kiều của Nguyễn Du (bài của Nguyễn
Hiến Lê), Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu…
Đến văn học trước 1975, bối cảnh xã hội thay đổi nhiều, con người bị
áp bức xưa không còn mà nhường chỗ cho con người với tư cách chủ thể cách
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG




THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


4
mạng. Lê Dục Tú có công trình Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự
lực văn đoàn. Nguyễn Văn Long với Quan niệm nghệ thuật về con người và
những đặc điểm của sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn
1945 – 1975 (bộ phận văn học cách mạng). Đồng tác giả Nguyễn Hải Hà,
Nguyễn Thị Bình ra mắt cuốn Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn
xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Tiếp đến, trong bài viết Mấy vấn đề
trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ XX, Trần Đình Sử
nhận định con người trong văn học mất dần tính nguyên phiến sử thi mà hiện
ra chiều sâu mâu thuẫn, nhất là trong tình cảm, đạo đức. Ở bài Con người
trong văn học Việt Nam sau 1945, tác giả đã nhận định năm 1986 các vấn đề
của văn học tiền Đổi mới, con người tập thể của văn học cách mạng trước đó
nhường chỗ cho sự manh nha, lớn dậy và lên ngôi của con người cá nhân của
thời kỳ Đổi mới.
Sau 1975, sự cởi trói tư tưởng cho văn học thời kỳ Đổi mới đã tạo nên
những thay đổi căn bản trong tư duy nghệ thuật về con người ở hầu khắp các
tác giả. Con người cá nhân hậu chiến tranh với những uẩn khúc, suy tư… đến
đây mới được giải tỏa sau bao năm vui, buồn… theo nỗi niềm chung của cả
dân tộc. Hơn thế nữa, quá trình tiếp xúc giao lưu với các thành tựu văn học
hiện đại phương Tây trong bầu không khí cởi mở, dân chủ của văn học… là
yếu tố khách quan chi phối lớn đến cảm quan, cái nhìn của nhiều tác giả,
nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Một số bài viết tiêu biểu giai đoạn này có
thể kể đến như: Bài viết của Lê Ngọc Trà về Vấn đề con người trong văn học
khẳng định: Văn học là sự thật về con người. Huỳnh Như Phương với Văn
xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa nền văn học. Bùi Việt Thắng trong
Tạp chí Văn học số 6/1991 qua bài viết Văn xuôi gần đây và quan niệm con

người lý giải tính chất áp sát tới cuộc sống và con người của văn học trong đó
bộc lộ một quan niệm tiến bộ về con người. Tôn Phương Lan với Một vài suy
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


5
nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới ở Tạp chí Văn học số 9/2001
đã nêu ra vấn đề con người trong thế tương quan so sánh, qua đó khẳng định
cái mới trong việc thể hiện con người. Ngoài ra có một số luận án, trong quá
trình nghiên cứu đã xem quan niệm con người là tư duy nghệ thuật có tác
động trực tiếp đến sự thay đổi của tư duy văn học, là chìa khóa vạn năng mở
cánh cửa khám phá các hình tượng văn học như Nguyễn Thị Bình với Văn
xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản, Nguyễn Văn Kha – Đổi
mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000. Mai Hải
Oanh năm 2007 với đề tài Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam giai đoạn 1986 – 2006, Trần Thị Mai Nhân năm 2008 có Những đổi mới
trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 – 2000, Hoàng Cẩm Giang với Cấu trúc
thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI; gần đây có Nguyễn Thị Việt
Nga năm 2012 với Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền
Nam 1954 – 1975 và Nguyễn Thị Kim Tiến có Con người trong tiểu thuyết
Việt Nam thời kỳ đổi mới…
Tựu chung lại, các công trình nêu trên đã khẳng định vị trí trung tâm
của văn học là con người – mối quan tâm hàng đầu để khám phá những biểu
hiện mới của văn học Việt Nam qua từng thời kỳ. Vấn đề về con người trong

văn học được các nhà nghiên cứu xem xét ở nhiều bình diện, qua đó phần nào
cho thấy sự vận động của văn học thể hiện đầu tiên ở những chuyển biến
trong quan niệm nghệ thuật về con người. Văn học mỗi thời kỳ lại gắn với
từng bối cảnh xã hội, văn hóa, kinh tế… khác nhau, đòi hỏi mỗi nhà văn cần
có sự linh hoạt trong cái nhìn mới có thể khai thác nhiều góc độ, chiều hướng
để đi sâu đến tận cùng cái con người đầy phức tạp của đời sống hiện đại.
Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề Thân phận con người, chúng tôi
nhận thấy các công trình nghiên cứu thường dựa trên những quan điểm mỹ
học, triết học về thân phận làm cơ sở lý luận nghiên cứu của mình, ví như từ
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


6
khái niệm vô ngã, hữu ngã của Phật giáo đến con người phi ngã, bản ngã
trong văn học Việt Nam trung đại… Tuy nhiên, chưa ai đặt nền tảng từ môi
trường văn hóa tách bạch của văn học hải ngoại đã chi phối đến cảm quan
thân phận con người như thế nào.
Mặt khác, xuất phát từ hướng tiếp cận của dòng văn học hải ngoại,
chúng tôi nhận thấy đây là luồng gió mới không chỉ thu hút nhiều độc giả mà
còn là đề tài tìm hiểu của giới phê bình. Đặc biệt, nhiều tác phẩm còn giành
được những giải thưởng uy tín của Hội Nhà văn Việt Nam đã cho thấy sự cởi
mở của nền văn học trong nước coi văn học hải ngoại như một bộ phận cấu
thành không thể thiếu. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết mới dừng lại ở những
tìm tòi trên một vài phương diện nhỏ, được đăng tự do trên mạng Internet, và

chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu. Thông qua các bài điểm
sách, những phê bình ngắn gọn trên kênh phương tiện năng động này, ta có
thể thấy phần nào sự quan tâm theo dõi của độc giả trong nước đối với nhóm
các tác phẩm này. Vô số các đề tài có thể được triển khai từ một tác phẩm
Chinatown của nhà văn Thuận như: Hoàng Nguyễn với Đôi nét về thi pháp và
kết cấu của Chinatown (
Đoàn Cầm Thi với I'm yellow: khoái cảm văn bản – Đọc Chinatown của
Thuận ( hay Ngô Thị Kim Cúc với Bí
ẩn cuối cùng là Chinatown (
Các bài báo phóng sự đã có nhiều hướng tiếp cận nhất định, song theo
khảo sát của chúng tôi, những công trình nghiên cứu về dòng văn học này còn
khá ít ỏi. Một số tiếp cận bước đầu về văn học hải ngoại được chúng tôi tham
khảo cũng mới đi sâu nghiên cứu dòng văn học này trên các phương diện
nghệ thuật biểu hiện, như các luận văn của Vũ Thị Hạnh về Nghệ thuật tự sự
trong Tiểu thuyết của nhà văn Thuận, Lê Thị Hoàng Anh về Tiểu thuyết của
một số nhà văn nữ hải ngoại đương đại…
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


7
Vấn đề thân phận con người và nền văn học hải ngoại như một bộ phận
của dòng văn học Việt Nam đương đại đã và đang nhận được sự quan tâm
nghiên cứu ở nhiều mức độ. Tiếp nối và kế thừa mối quan tâm trên hai vấn đề
này, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Thân phận người Việt trong tiểu

thuyết hải ngoại đương đại. Tái hiện một cách hệ thống những bi kịch, những
thân phận người Việt nơi xứ lạ, luận văn hy vọng sẽ vẽ nên một phần bức
tranh đời sống về đồng bào ta nơi xa xứ. Đồng thời, chúng tôi cho rằng chính
đề tài chung về thân phận tha hương này đã tạo nên khả năng đồng cảm sâu
rộng của dòng văn học này trong bối cảnh chung của văn học Việt Nam
đương đại.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng:
Những vấn đề về thân phận con người.
Cảm quan riêng làm nên thành công của các nhà văn hải ngoại khi viết
về thân phận người Việt tha hương.
Những cách tân của tiểu thuyết truyền thống làm nên diện mạo của nền
văn học hải ngoại trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
* Phạm vi nghiên cứu:
Trong giới hạn của luận văn, tôi chỉ xin lựa chọn phạm vi nghiên cứu
đề tài của mình trong 5 cuốn tiểu thuyết của các nhà văn hải ngoại được viết
bằng Tiếng Việt, đó là Chinatown và Paris 11 tháng 8 của Đoàn Ánh Thuận,
Quyên của Nguyễn Văn Thọ, Tìm trong nỗi nhớ của Lê Ngọc Mai, Và khi tro
bụi của Đoàn Minh Phượng.
Đây đều là những tác phẩm đạt được những thành công đáng kể tại Việt
Nam và cùng mang tư tưởng chủ đạo về thân phận người Việt tha hương.
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI



8
4. MỤC

ĐÍCH,

Ý

NGHĨA

LUẬN

VĂN
Góp phần khẳng định giá trị nhân bản của văn học – đích đến cuối cùng
của văn học mọi thời đại chính là thân phận con người.
Tiếp cận mang tính bước đầu về dòng văn học hải ngoại, như một mạch
nguồn trong dòng chảy chung nền văn học Việt Nam đương đại.
Định hướng cái nhìn về thân phận người Việt hải ngoại – một thế giới
đầy bi kịch, khác hẳn với vẻ bề ngoài xa hoa của xã hội Tây phương.
5. PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN

CỨU
Để thực hiện đề tài, luận văn của chúng tôi đã sử dụng những phương
pháp chính sau đây:
- Phương pháp cấu trúc: Phân tích tác phẩm như một hệ thống các yếu
tố, từ đó thấy được chức năng và mối quan hệ giữa các yếu tố ấy với nhau.
Phương pháp này có vai trò quan trọng làm rõ được những đặc trưng về nghệ

thuật (điểm nhìn, người kể chuyện, ngôn ngữ, không gian – thời gian ) gắn
kết với việc biểu đạt nội dung như thế nào.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Phương pháp thống kê
giúp chúng tôi khảo sát, tìm hiểu tần số xuất hiện, sự biểu hiện của những yếu
tố có ý nghĩa quyết định, từ đó chỉ ra được những đặc tính là bản chất vấn đề.
Một số thống kê mà chúng tôi chỉ ra trong luận văn, nhất là ở chương 2: làm
rõ những biểu hiện của bi kịch thân phận tha hương đã cho thấy vai trò hữu
ích của cách thức này.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp chúng tôi
khảo sát, phân tích các phương diện nghệ thuật biểu đạt nội dung như điểm
nhìn, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu một cách hệ thống.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được vận dụng để làm
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


9
sáng rõ những yếu tố kế thừa cũng như cách tân về hình tượng biểu đạt nội
dung, và đặc biệt là về nghệ thuật tự sự.
- Phương pháp liên ngành văn hóa- văn học: Nhìn nhận, đánh giá nền
văn học hải ngoại, trước hết chúng tôi cần có những hiểu biết căn bản từ bối
cảnh xã hội đến văn hóa, chính trị không chỉ của tác giả mà còn của các
nhân vật trong đó. Đó chính là nền tảng giúp chúng tôi đi sâu khám phá bi
kịch thân phận của những kiếp người bị tách ra khỏi cội rễ văn hóa của mình
và hòa nhập một cách không đơn giản với văn hóa nơi xứ lạ.

6. CẤU

TRÚC

LUẬN

VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm
3 chương:
Chương 1: Vấn đề thân phận con người và dòng văn học hải ngoại
đương đại
Chương 2: Thân phận người Việt trong thế giới xa lạ
Chương 3: Một số vấn đề thuộc phương thức biểu hiện

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


10
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI VÀ DÒNG VĂN
HỌC HẢI NGOẠI ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. VẤN

ĐỀ


THÂN

PHẬN

CON

NGƯỜI



NGƯỜI

VIỆT

DI

DÂN
1.1.1. Vấn đề thân phận con người trong văn học
Thân phận được hiểu với nghĩa là số phận của nghịch cảnh, trớ trêu,
thiếu may mắn; một thứ định mệnh mà dẫu cố gắng vẫy vùng, con người cũng
không thể thoát ra được.
Một nền văn học bắt đầu trưởng thành là khi nó quan tâm đến vấn đề
thân phận. Nếu không nó chỉ đang hiện tồn ở dạng văn sử triết bất phân.
Vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của mọi khoa học, là vấn đề cốt
lõi của các lý luận xã hội và nhân văn, kinh tế, quản lý… Trong văn học con
người là điểm xuất phát, đồng thời cũng là đích cuối cùng của mọi sáng tạo.
Toàn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học bộc lộ một quan niệm thẩm mỹ về
con người. Một tác phẩm văn học có thể không có nhân vật người nhưng nó
luôn phải là câu chuyện về cõi nhân sinh. Có như vậy, văn học mới làm cho
con người lương thiện hơn, nhân ái hơn và cũng làm cho con người đa dạng,

phong phú, từng trải và hiểu biết hơn.
Quan niệm nghệ thuật về con người như là cơ sở trung tâm đưa văn học
vào đúng quỹ đạo “nhân học” của nó. Chừng nào chưa có sự đổi mới trong
quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống
khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu. Điều này
chứng tỏ sự phát triển của tư duy nghệ thuật phải song hành cùng sự mở rộng,
đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con người.
Một khi đã là đối tượng của văn học, con người phải được nhìn nhận
như một nhân cách đích thực và toàn vẹn, được soi ngắm từ nhiều mối quan
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


11
hệ, được thừa nhận ở mọi giá trị liên quan tới nó. Vì vậy quan niệm nghệ
thuật về con người trong văn học cũng sẽ khác với quan niệm về con người
trong các hình thái ý thức xã hội khác, như triết học, đạo đức học, tôn giáo…
Khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn
học, chúng ta cũng thấy điểm nhìn khác nhau về con người của các nhà văn
trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Trong thực tế sáng tác và tiếp nhận văn
học, người sáng tác có cách giải mã con người theo ý đồ riêng mình và người
tiếp nhận cũng dễ dàng nhận ra. Bởi vì, những thay đổi trong quan niệm nghệ
thuật qua các chặng đường sáng tác văn học, thể hiện ý thức của nhà văn về
việc miêu tả con người, cho thấy sự biến đổi mô hình nghệ thuật về con
người, đã được người nghệ sĩ cụ thể hóa trong các kiểu nhân vật.

Một nền văn học mang tầm vóc, chiều sâu và ý nghĩa chẳng những phụ
thuộc vào lý tưởng và mục đích phục vụ của nó, mà còn phụ thuộc vào cách
hiểu biết, tiếp cận, sáng tạo nên hình tượng con người trong nó. Mỗi một thời
đại, một giai đoạn văn học có cách quan niệm, thể hiện con người khác nhau.
Thực chất, sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người chính là quá trình
vận động biện chứng của ý thức nghệ thuật cho phù hợp với đặc điểm lịch sử,
xã hội. Nói cách khác, việc chuyển đổi mối quan tâm của văn học chính là
nguyên nhân chi phối sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong
văn học.
1.1.2. Vấn đề người Việt di dân
Di dân là hiện tượng một hay nhiều nhóm người tỏa đi các vùng đất
khác, kéo theo sự phổ biến, du nhập các tư tưởng văn hóa, tập quán kỹ
thuật… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những cuộc di dân, có thể do chủ
động hoặc bị động. Trong phạm vi của đề tài, luận văn chủ yếu hướng tới
nhóm bộ phận di dân tới các nước Đông Âu, Liên Xô, Pháp , học tập, tìm cơ
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


12
hội đổi đời, hay lao động hết hạn không trở về Tổ quốc.
Lịch sử di tản của người Việt Nam đến các nước khác mà từ đó đã hình
thành cộng đồng của người Việt Nam ở nước ngoài, tính đến này đã gần một
thế kỷ. Việc người Việt Nam lưu vong trên thế giới đã diễn ra qua một số đợt
và gắn liền với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trước năm 1975, người Việt

Nam chỉ mới lẻ tẻ di trú ở một vài nước. Những di dân đầu tiên dời khỏi nước
Việt Nam hồi còn là thuộc địa chủ yếu sinh cơ lập nghiệp ở Pháp với số lượng
không lớn. Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ yếu vào những năm
1960-1970, các nhóm sinh viên từ miền Nam Việt Nam đến học ở Mỹ,
Canada, Nhật, Ý và các nước tư bản khác theo kế hoạch trao đổi hoặc theo
học bổng cũng như bằng tiền riêng của cá nhân. Một số sinh viên đã vĩnh viễn
ở lại tại các nước đó. Hiện nay một số lượng người Việt Nam đông nhất – gần
một triệu người – đang sinh sống ở Mỹ. Xứ sở này được coi là một ví dụ về
sự phát triển xã hội đa chủng tộc theo kiểu di trú. Trong số các nhóm tộc
người vốn là bộ phận cấu thành của Hợp chủng quốc Hoa kỳ hiện nay, người
Việt Nam là một trong số những nhóm tộc người trẻ nhất. Sự hình thành của
nhóm này bắt đầu từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, và gắn liền với
một số đợt lưu vong chủ yếu từ các vùng ở miền Nam Việt Nam.
Thời kỳ những năm 1975-1980 gắn liền với việc khởi đầu gây dựng
văn học của những người di tản Việt Nam ở nơi đất khách quê người. Trong
những năm đầu tiên định cư trên đất Mỹ (1975-1979), hoài niệm đã trở thành
chủ đề chính trong nhiều tác phẩm của các tác giả Việt Nam mà nét nổi bật là
nỗi đau ly tán với quê hương xứ sở, sự cô đơn và sự vô vọng đối với tương
lai. Do những điều kiện khách quan của những năm đầu lưu vong, khi việc ra
báo định kỳ và hơn nữa, việc xuất bản sách mới chỉ có những bước đi đầu tiên
thì chính thơ ca với hình thức thích hợp về mặt thể loại và hình tượng đã cho
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI



13
phép thực hiện một cách kịp thời nhất một nhiệm vụ khó khăn là thông báo
cho những người đồng hương xa xứ về nỗi đau khôn nguôi của mình đối với
cố hương.
Thời kỳ thứ ba (1982-1990) đánh dấu những cơ sở vững chắc cho sự
phát triển tương đối ổn định của văn học Việt Nam ở hải ngoại. Đây là thời kỳ
thuận lợi nhất và có kết quả nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hải ngoại.
Vào những năm đó số lượng tiểu thuyết được công bố còn ít. Truyền thống
của tiểu thuyết (theo cách hiểu của Châu Âu về thể loại này) trong văn học
Việt Nam còn khá non trẻ. Rõ ràng là để viết được những tác phẩm có quy mô
tiểu thuyết không chỉ cần có tài năng mà rất cần ở kinh nghiệm sống phong
phú, do đó, nhiều nhà văn hải ngoại có thể bộc lộ mình rõ nét nhất trong các
tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ. Theo logic đó, thể loại truyện ngắn đã trở thành thể
loại dẫn đầu trong văn học Việt Nam ở hải ngoại.
Thời kỳ thứ tư (1990-1995) nhịp độ phát triển văn học Việt Nam ở Mỹ
đã chậm lại và ngày càng ít những tác giả mới xuất hiện, ngày càng ít những
tác phẩm hay và có giá trị về mặt nghệ thuật được công bố. Trong giới báo chí
hải ngoại, vấn đề về tình trạng đình đốn trong đời sống văn học nghệ
thuật
của cộng đồng người Việt ở hải ngoại được bàn luận sôi nổi.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, văn học hải ngoại đã không ngừng vận
động với nhịp sống sôi động trở lại.
Dừng lại cụ thể hơn ở giai đoạn sau năm 1975, khi những luồng di dân
người Việt xuất hiện ngày càng đông đảo, hình thành nên những cộng đồng
người Việt. Số liệu lịch sử cho thấy sau tháng tư năm 1975, hơn 150 000
người di dân; sau năm 1979 có tới gần 2 triệu người di dân sang các nước
Liên Xô, Đông Âu, Pháp… Lý giải phong trào tha hương ra nước ngoài của
người Việt có nhiều ý kiến đồng quan điểm cho rằng, một phần lớn coi đây là
LUẬN VĂN THẠC SỸ


NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


14
cơ hội ngàn vàng để đổi đời, để thăng tiến – do chính sách tiếp nhận người tị
nạn Đông Dương của thế giới… Không bao lâu sau đó, đại đa số những người
tỵ nạn này đã trở thành những công dân tốt trong xã hội mới.
Đôi nét khái quát trên đây giúp chúng tôi có thể hình dung tổng quan về
một không gian tha hương – nơi các nhân vật vật lộn với cuộc sống và trải
qua muôn vàn bi kịch trước khi đi sâu vào các tác phẩm cụ thể. Hơn thế nữa,
hoàn cảnh thời đại đó đã phần nào lý giải vì sao trong những thân phận tha
hương ấy, người phụ nữ lại thường là đối tượng trung tâm mà các tác giả tập
trung thể hiện. Không phải chỉ bởi phái nữ vốn mỏng manh, yếu đuối nên
trước những cơn bão táp nghiệt ngã nơi xứ người, họ là những người cảm
nhận thấm thía hơn bao giờ hết nỗi đau thân phận, mà còn bởi trong hoàn
cảnh đặc biệt đó, phụ nữ Việt còn gánh vác trên mình những trọng trách, hy
sinh lớn hơn bội phần, họ dễ thích nghi hơn song cũng lại chịu nhiều thiệt thòi
hơn nam giới.
Tìm hiểu về bối cảnh sinh tồn của những nhóm người Việt di dân cho
phép ta mở dần cánh cửa khám phá vào những góc khuất tâm trạng, những
mối quan tâm, trăn trở được quy định phần nào bởi chỗ đứng, bởi thế hệ di tản
của họ. Nếu phần lớn dân tị nạn thuộc đợt thứ nhất gồm những người có mối
quan hệ nhất định với nước sở tại thì những người ở đợt di tản thứ hai phải tự
tìm cách dời khỏi Việt Nam. Sau khi đến một quốc gia nào đó ở Đông Nam
Á, họ phải chờ đợi khá lâu để nước thứ ba cho phép họ chuyển đến. Quy chế
ấy của người tị nạn cũng như việc có được nó đã gây ra ở họ một cú sốc tinh

thần sâu sắc.
Đa số những người di tản thuộc thế hệ đầu tiên (tự thân dời khỏi Việt
Nam khi đã trưởng thành) khó hoà nhập vào văn hoá của nước bản địa. Trong
khi đó thì thế hệ thứ hai hoặc thế hệ thứ ba - những người dời khỏi Việt Nam từ
hồi còn nhỏ hoặc đã sinh ra trên đất nước bản địa, học trường bản địa – dễ dàng
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


15
hoà nhập vào xã hội và nền văn hoá mới. Đã xuất hiện những tác giả trẻ chỉ
viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Những cuốn sách của họ có thể tái hiện lại
các cốt truyện Việt Nam nhưng chủ ý lại dành cho độc giả nước ngoài. Kinh
nghiệm hội nhập vào cuộc sống trở thành đề tài chủ yếu trong các tác phẩm
(phần lớn là truyện ngắn) của các nhà văn thuộc thế hệ thứ hai viết bằng tiếng
Việt và bây giờ đã từ 40 tuổi đến 50 tuổi trở lên. Ví như ở Pháp có Thụy Khê,
Trần Vũ, Mai Ninh, Thuận; ở Đức có Lê Minh Hà… Trong tác phẩm của họ có
ít cốt truyện về cuộc sống trước đây ở Tổ quốc, bởi lẽ họ đã ra đi từ hồi còn
nhỏ và đối với họ, Việt Nam không phải là cái cảm nhận được và cái mong
muốn như đối với thế hệ cha anh của họ. Bởi vậy họ viết về cuộc sống hiện tại
của mình, dù đó là Mỹ, Pháp hoặc Nhật, xuất phát từ tình hình thực tế của cái
thế giới hiện đại bao quanh họ. Họ rất tự tin, thoải mái trong việc thể hiện tình
cảm và bộc lộ những nhận định. Khác với các nhà văn thuộc thế hệ đầu tiên,
đối với nhiều người trong số họ, văn học chủ yếu là sự tiêu khiển, sự giải trí về
mặt tinh thần mà không phải là nhu cầu bức thiết của cuộc sống. Hơn nữa, họ

đang ở trong một tình thế đặc biệt – họ cần phải đi tìm độc giả của mình vốn,
cũng như họ, thuộc về cái thế hệ mà họ có thể chia sẻ những suy nghĩ và tình
cảm của mình thông qua các tác phẩm viết bằng tiếng Việt.
Nhóm di dân người Việt mang một số đặc điểm riêng, có thể coi đó là
những hạn chế đáng kể trong quá trình hòa nhập của người Việt ở đất nước
bản địa. Những yếu tố trên cũng được các nhà văn hải ngoại khai thác đầy
chiều sâu và sinh động, cho độc giả nhìn nhận rõ hơn bối cảnh và thực trạng
của lớp người xa xứ. Thứ nhất, nhiều cuộc di cư với số lượng khá đông, khiến
người Việt thường sống quây quần thành một cộng đồng. Điều đó nhìn qua là
một thuận lợi của nhóm người ở nơi đất khách quê người, song lại là căn
nguyên của bi kịch: thay vì gác sang một bên quá khứ để trực diện, xắn tay áo
lên xông vào cuộc đời mới, hội nhập cùng văn hóa bản xứ; người Việt lại cô
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


16
lập trong tập đoàn người Việt. Nhiều người đứng ngoài sinh hoạt của người
bản xứ, mang mặc cảm tự ti, hạn chế giao thiệp với cộng đồng khác.
Đặc điểm thứ hai là người Việt ở hải ngoại thường cắt đứt mọi đường
dây nối liền với chính thể đang cầm quyền ở quê nhà (so sánh với nhóm di
dân vào quốc gia khác, ví như nhóm di tản Trung Quốc tại Hoa Kỳ, độc lập
về kinh tế, song lại gắn bó khăng khít với chính thể cầm quyền ở quê nhà…).
Chính bởi điều đó mà người Việt không tạo được sức mạnh chung, tăng cảm
giác cô đơn, bất an – không thuộc về một chính thể nào.

Đối với những người rời khỏi quê hương để đến một nước khác, thích
ứng và hội nhập là vấn đề sinh tử. Với người tỵ nạn đến từ xứ Việt thì tiến
trình ấy càng gian nan bội phần. Ngoài vấn đề rào cản ngôn ngữ, phong tục,
tập quán, họ còn gặp vấn đề kỳ thị bởi người địa phương và nhiều cảnh đổi
đời. Khi còn ở trong nước, nhiều người cũng đã trải qua có một số kinh
nghiệm đổi đời, nhưng cảnh đổi đời mỗi nơi mỗi khác. Vấn đề đầu tiên phải
đối diện chính là sự khác biệt về văn hóa. Người càng lớn tuổi càng khó thích
ứng với môi trường mới. Phần nhiều người lớn tuổi hay bất mãn vì đã quen
với cách sống Việt Nam vốn coi trọng vai trò gia trưởng của đàn ông cũng
như tôn ti trật tự trong gia đình, trong khi văn hoá Mỹ vốn coi trọng cá nhân
và sự bình đẳng nam nữ. Với hai bàn tay trắng và không thân nhân, nhiều
người chỉ còn biết bấu víu vào người bảo trợ để được giúp đỡ tổ chức lại cuộc
sống nơi xứ lạ. Những người có mức độ hội nhập cao thường là những người
trong nhóm di tản đến Mỹ khi còn nhỏ tuổi. Còn phần đông vẫn còn coi nước
Mỹ là chỗ tạm dung, mặc dù không biết phải tạm nương thân đến bao giờ.
Cảm giác lạ lùng, không hiểu tại sao mình lại ở nơi đây, vừa lạ, vừa thân quen
là cảm giác thường trực của những người xa xứ khi hướng về một Tổ quốc
đích thực nơi phương xa.
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


17
1.2. CHỦ


ĐỀ

THÂN

PHẬN

THA

HƯƠNG



MỘT

SỐ

TÁC

PHẨM

CHỌN

LỌC
1.2.1. Chủ đề thân phận tha hương trong bối cảnh văn học Việt Nam
đương đại
Thân phận tha hương được nhìn nhận trước hết là một biểu hiện cụ thể
của thân phận con người. Hay có thể nói là thân phận con người tha hương,
chỉ số phận đầy bi kịch của những kiếp người phải dứt bỏ quê hương mình tới
một vùng đất khác sinh sống. Hòa cùng những chuyển biến sâu sắc của văn
học Việt Nam thời kỳ Đổi mới sau năm 1986 từ mô tả con người tập thể đến

đi sâu vào số phận mỗi cá nhân, mỗi gia đình , chủ đề thân phận con người
được cho là một hướng đi không những phù hợp với thời cuộc (khi chiến
tranh qua đi, mỗi cá nhân bước vào cuộc sống mới với bao bỡ ngỡ) mà còn
đánh dấu mốc cho một nền văn học chân chính, tôn trọng sự thật, nhằm
hướng đến phanh phui các mặt trái của xã hội, của lòng người.
Đặt trong bối cảnh nền văn học Việt Nam đương đại, văn học hải ngoại
là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên tính đa dạng của dòng văn học
trong nước. Bên cạnh ba xu hướng chính là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết
nông thôn và tiểu thuyết thử nghiệm; chủ đề thân phận tha hương được cho là
một tìm tòi mới trong sự đa đạng của bức tranh tiểu thuyết.
Điểm qua đôi nét về ba xu hướng văn học chính, có thể nhận thấy tiểu
thuyết lịch sử là dòng chủ lưu và có nhiều đóng góp về tư tưởng và nghệ thuật
cho thể loại này thập kỷ qua. Thành công nhất của tiểu thuyết lịch sử thập kỷ
qua là tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Xu hướng thứ hai là
dòng tiểu thuyết nông thôn nổi tiếng với Mảnh đất lắm người nhiều ma
(Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Ba người
khác (Tô Hoài), Dòng sông Mía (Đào Thắng), Đồng sau bão (Hoàng Minh
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


18
Tường)… Những tiểu thuyết này tiếp tục cung cấp cho người đọc những kiến
giải riêng của nhà văn về tâm lý người thôn quê trong những hoàn cảnh đau
thương của lịch sử. Nếu tiểu thuyết lịch sử là chiến địa của đội cận vệ già, thì

xu hướng thứ ba, tiểu thuyết thử nghiệm dường như là đặc sản của các nhà
văn thế hệ 40 – 50. Đây là những tiểu thuyết mà đề tài rất đa dạng, bao gồm
những vấn đề của đời sống con người cá nhân ở các đô thị, đặc biệt là con
người văn nghệ sĩ, trí thức, thương nhân trong đời sống đương đại cho đến
đám đông cùng đinh ô hợp. Xu hướng này có những tiểu thuyết tiêu
biểu: Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Những đứa trẻ chết già, Thoạt kì
thủy, Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Người sông Mê (Châu Diên), Song
song (Vũ Đình Giang). Ngoài ba xu hướng cơ bản trên đây, tiểu thuyết 10
năm qua còn phát triển với nhiều tìm tòi khác. Chủ đề tha hương có các tiểu
thuyết Paris 11 tháng 8, Chinatown (Thuận), Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp
sau (Đoàn Minh Phượng), Quyên (Nguyễn Văn Thọ) và Tìm trong nỗi nhớ
(Lê Ngọc Mai)
Những năm gần đây, văn học Việt Nam phong phú và đa dạng hơn bởi
sự góp mặt của một số tác giả văn học hải ngoại như: Nguyễn Mộng Giác,
Minh Thùy, Lê Ngọc Mai, Lê Minh Hà, Thế Dũng, Thuận, Đoàn Minh
Phượng, Phạm Hải Anh, Nguyễn Văn Thọ… Đều là những người con sống xa
quê hương, cầm bút như một nhu cầu sẻ chia những nếm trải của đời và cũng
là tâm sự về chính đời mình của các tác giả này. Họ gìn giữ những kỷ niệm
cuộc đời ngay trong tác phẩm và dù viết về vấn đề gì, từ đâu, cảm thức tha
hương luôn là vấn đề ám ảnh trong những trang văn của họ dù ít hay nhiều.
Hòa trong dòng chảy những nhà văn xa xứ, tha hương đã trở thành cảm thức
tạo nên diện mạo văn xuôi của dòng văn học.
Có thể nói, với những nỗ lực bền bỉ của các nhà văn hải ngoại cùng sự
ủng hộ của thời kỷ mở cửa tự do giao lưu của văn học nước nhà, văn học hải
LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG




THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


19
ngoại nói chung và dòng văn học về đề tài tha hương nói riêng đang ngày một
xác lập vị trí không thể thiếu trong dòng chảy văn học đương đại Việt Nam.
1.2.2. Một số tác phẩm chọn lựa
Trong phạm vi giới hạn đề tài, dòng văn học hải ngoại ở đây chỉ sáng
tác của một số nhà văn sống ở nước ngoài có tác phẩm được viết bằng Tiếng
Việt. Ở nơi xa xứ với môi trường, ngôn ngữ, văn hóa khác biệt nơi quê nhà,
các tác giả chọn tiếng mẹ đẻ làm phương thức truyền tải tâm tư của mình tới
độc giả không chỉ có thuận lợi mà còn gặp phải muôn vàn khó khăn. Thế
chênh vênh của họ là tìm ra đối tượng độc giả cho mình, bởi người bản xứ thì
hầu như không đọc, còn đa phần người Việt ở châu Âu ra đi bởi sinh kế, họ bị
áp lực kiếm sống ngày ngày, nên hiếm người còn quan tâm tới văn học, hay
có quan tâm thì khả năng cảm thụ rất hạn chế. Để không bị lâm vào tình thế
của sự lựa chọn cơ bản như vậy, nhiều nhà văn Việt Nam ở hải ngoại đem
tương lai tác phẩm văn học của mình gắn liền với công chúng độc giả ở Việt
Nam, song điều đó không đơn giản. Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy rằng sách
báo của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì có thể dễ dàng tìm thấy trong các
thư viện và hiệu sách (chủ yếu của Việt kiều) ở Mỹ, còn tác phẩm của các tác
giả người Việt ở hải ngoại thì rất hãn hữu được xuất bản ở Việt Nam, và
nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này trước hết là nguyên nhân ý thức hệ.
đã từng có thời kỳ dài văn học hải ngoại (nhất là những tác phẩm viết bằng
tiếng việt) vấp phải sự đóng cửa của bản thân nền văn học quê nhà. Tình hình
đó đến nay đã được giải tỏa khi những sáng tác hải ngoại đã và đang nhận
được sự đón nhận của độc giả trong nước một cách tự do và qua nhiều kênh
phương tiện thông tin. Sự xuất hiện Internet vốn vượt qua những khoảng cách
khổng lồ và những biên giới quốc gia và với kiểu xuất bản này, nhiều tác
phẩm văn học ở hải ngoại đã tới được Việt Nam. Hầu hết họ đều chung quan

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGUYỄN THỊ THU TRANG



THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


20
điểm khi chọn công bố các tác phẩm của mình ở quê nhà bởi những sáng tác
không chỉ liên quan tới thân phận đồng bào ở hải ngoại, mà còn không thể
tách rời với con người và xã hội Việt Nam, nên việc công bố chúng trong
nước là rất cần thiết.
Nói đến vấn đề này, nhà nghiên cứu Võ Phiến đã nhiều lần nói rằng ở
chốn xa xứ, văn học Việt Nam viết bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) không thể
tồn tại lâu dài được nếu không có mối liên hệ với cội rễ của nó, tức là với Việt
Nam. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc đã biểu thị tình trạng đó một
cách bi đát hơn: “Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị
hoặc một bi kịch kinh tế nhưng kết thúc bằng bi kịch văn hoá. Càng ngày tôi
càng thấm thía một điều : Sống và viết ở hải ngoại không phải chỉ là sống và
viết ở hải ngoại. Khi nhà văn rời quê hương để ra định cư và sáng tác ở một
chỗ ở và một bàn viết mà còn thay đổi một thế giới với mối liên hệ chằng chịt
phức tạp để rồi – một cách tự giác hay không – dần dần thay đổi cách nghĩ,
cách cảm từ đó cách viết và cuối cùng, không chóng thì chầy, thay đổi cả căn
cước (identity) của chính hắn với tư cách nhà văn nữa” [49].
Thứ nhất là Quyên của Nguyễn Văn Thọ với giải Nhì - cuộc thi tiểu
thuyết 2006-2009 của Hội Nhà văn Việt Nam. Sự ra đời của tiểu thuyết
Quyên đã gây được tiếng vang, thu hút sự chú ý của nhiều bạn đọc trong nước
cũng như ngoài nước (Đức), đồng thời cũng khẳng định thêm một lần nữa sự

đột phá của Nguyễn Văn Thọ trên con đường văn chương, đúng như ông kì
vọng với tiểu thuyết Quyên: “xin góp một giọt nước hòa vào mạch chảy văn
học sinh ra sau di dân, cụ thể hơn là của người Việt trên toàn cầu hôm nay
đang viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, Pháp, Đức hòa trong thế giới toàn cầu
làm thành con sông DÒNG VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM”
[6,446].

×