Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thơ Hữu Thỉnh nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 102 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ CHI MAI





THƠ HỮU THỈNH
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƢ DUY NGHỆ THUẬT




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC















Hµ néi - 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ CHI MAI



THƠ HỮU THỈNH
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƢ DUY NGHỆ THUẬT




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam

Mã số : 60. 22. 34



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Bá Thành









Hµ néi - 2011



1

MỤC LỤC
Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề
tài
1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3
3. Lịch sử vấn đề


4
4. Phương pháp nghiên cứu

6
5. Đóng góp của luận văn

7
6. Kết cấu của luận văn

8
Phần nội dung
9
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật và quan niệm thơ của Hữu
Thỉnh
9
1.1. Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật

9
1.2. Qúa trình sáng tác của Hữu Thỉnh

11
1.3. Quan niệm về thơ của Hữu Thỉnh

15
1.3.1. Thơ là bức tranh sinh động về cuộc đời

16
1.3.2. Thơ là kinh nghiệm sống được chắt lọc


19
Tiểu kết chương 1

22
Chƣơng 2. Cái tôi trữ tình và một số biểu tƣợng đặc sắc trong thơ Hữu Thỉnh
……
23
2.1. Cái tôi trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp của cái tôi đang tư duy

23
2.1.1. Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ

24
2.1.2. Nội dung cái tôi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh

26
2.1.2.1. Cái tôi chiến sĩ

26
2.1.2.2. Cái tôi đời tư - suy tưởng, triết lý

33
2.1.2.3. Cái tôi khát khao tình yêu nhưng nhuốm màu cô đơn

41
2.2 BiÓu t-îng

46
2.2.1. Khái niệm biểu tượng
46


Trang


2

2.2.2. Phân biệt hình tượng với biểu tượng

48
2.2.3. Tư duy thơ là quá trình sáng tạo nên các biểu tượng trực quan

50
2.3. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Hữu Thỉnh

52
2.3.1. Con đường

52
2.3.2. Cỏ
……………………………………………………
59
2.3.3. Gốc sim cằn
……………………………
61
2.3.4. Đất
………………………………………
62
2.3.5. Ngọn lửa

64

2.3.6. Làng quê .………………………………………….
………………………
65
Tiểu kết chương 2
…………………………………………………………………
69
Chƣơng 3. Ngôn ngữ trong thơ Hữu Thỉnh

70
3.1. Ngôn ngữ trong tư duy thơ

70
3.2. Ngôn ngữ thơ mang đặc trưng thể loại

74
3.2.1. Trong thơ 5 chữ
……………………………………………………………
74
3.2.2. Trong thể thơ 8 chữ
…………………………………………………………
76
3.2.3. Trong thơ lục bát
……………………………………………………………
77
3.2.4. Trong thơ tự do
………………………………………………………………
78
3.3. Ngôn ngữ của hồn quê

81

3.3. Ngôn ngữ giàu sức liên tưởng, mạnh yếu tố trực giác, cảm giác

83
Tiểu kết chương 3

86
Phần kết luận
……………………………………………………………………
87
Tài liệu tham khảo

91
PHẦN MỞ ĐẦU



3
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người
đối với thế giới khách quan, quan hệ giữa con người với con người và quan hệ
giữa các sự vật, hiện tượng, truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan
hệ đó bằng các phương tiện ngôn ngữ. Từ vấn đề này ta nhận thấy, việc tiếp
cận văn chương - nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng từ góc độ tư duy
nghệ thuật thực sự là một hướng tiếp cận có chiều sâu, mang tính hệ thống và
toàn diện cao.
Tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng, hay nói cách khác tư duy nghệ
thuật nhằm phản ánh hiện thực có thẩm mỹ. Để làm rõ hơn về vấn đề này, tác
giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn: “Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt
Nam” nhấn mạnh: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu
tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức

chủ quan”(30,36). Điều này đã làm sáng rõ hơn về mối quan hệ giữa tư duy và
tồn tại, giữa cái phản ánh và cái được phản ánh trong lĩnh vực thơ ca, nghệ
thuật.
Tư duy thơ là một hình thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, một vấn
đề lý luận còn rất mới nhưng đầy hấp dẫn. Suy cho cùng, việc tìm hiểu, khám
phá tư duy thơ cũng chính là quá trình khám phá gốc tích, cội nguồn của tâm
lý học sáng tạo. Hơn thế, trong tư duy thơ không chỉ đơn điệu tồn tại yếu tố cá
nhân mà còn bao hàm cả yếu tố dân tộc, yếu tố thời đại và yếu tố nhân loại.
Nó là vấn đề nằm cả trên bình diện nội dung và hình thức, trong mối quan hệ
tương tác giữa chủ thể và khách thể.
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu thơ
ca từ góc độ tư duy là một yêu cầu nghiên cứu toàn diện đối với hiện tượng
thi ca, điều này thực sự sẽ tạo ra những hướng tiếp cận mới, sâu và hiệu quả
đối với thế giới nghệ thuật phong phú, bí ẩn.


4
1.2. Hữu Thỉnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà
thơ chống Mỹ. Cuộc sống chiến đấu gian khổ, đầy đau thương mất mát “mưa
bom bão đạn” nhưng cũng đầy huy hoàng đã tạo cho Hữu Thỉnh niềm say mê,
khát khao cháy bỏng được sống và cống hiến hết mình cho lý tưởng, cho Tổ
Quốc. Tất cả đã trở thành chất liệu để Hữu Thỉnh làm thơ, hay nói đúng hơn
là ghi lại cuộc đời mình - cuộc đời của những người lính.
Hữu Thỉnh là nhà thơ sớm khẳng định được mình qua các giải
thưởng văn học. Đầu tiên phải kể đến là giải Ba cuộc thi thơ báo Văn
nghệ 1972-1973 với bài Mùa xuân đi đón, tiếp đó là giải A cuộc thi thơ
1975-1976 với bài Chuyến đò đêm giáp ranh và trường ca Sức bền của
đất. Năm 1991, tác giả lại tiếp tục nhận giải Nhất trong cuộc thi thơ viết
về Nhà trường, thầy cô do Bộ ĐH&THCN cùng Trung ương Đoàn
TNCSHCM tổ chức với bài Thưa thầy. Năm 1994, Hữu Thỉnh được Bộ

quốc phòng tặng thưởng giải xuất sắc với tác phẩm Trường ca biển, đặc
biệt ông là một trong những người được hai lần trao giải thưởng chính
thức của Hội Nhà văn Việt Nam với trường ca Đường tới thành phố
(1980) và tập thơ Thư mùa đông (giải A năm 1995). Và cũng với tập thơ
Thư mùa đông, Hữu Thỉnh lại đoạt giải thơ ASEAN năm 1999. Tất cả
những thành công đó, một lần nữa khẳng định con đường sáng tạo nghệ
thuật mà Hữu Thỉnh đã chọn.
Sáng tác thơ của Hữu Thỉnh tương đối liền mạch, tiêu biểu cho quá
trình vận động của thơ ca cách mạng Việt Nam trong khoảng 25 năm cuối thế
kỷ XX. Với những lời văn giản dị nhưng chắt lọc, sâu lắng ghi lại những tình
cảm máu thịt về quê hương, đất nước, về những con người đang sống quanh
mình, thơ Hữu Thỉnh đã đến được với trái tim người đọc, thấm sâu vào đời
sống xã hội, được trích giảng trong nhà trường và không ít bài đã được phổ
nhạc.


5
Với Hữu Thỉnh, làm thơ không chỉ để “ghi lại cuộc đời mình” mà đó
còn là quá trình không ngừng sáng tạo, không ngừng đổi mới vì sự phát triển
của thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc nói chung. Sức bền của thơ ông
không chỉ được khẳng định ở việc tạo ra chỗ đứng trong lòng người đọc mà
còn thể hiện ở việc Hữu Thỉnh đã tìm cho mình một phong cách thật riêng
thâm trầm, sâu lắng, đậm chất dân tộc nhưng cũng rất hiện đại.
Trong suốt chặng đường hơn 30 năm sáng tác, Hữu Thỉnh đã có nhiều
đóng góp đáng kể cho nền thơ ca dân tộc. Với 5 tập thơ và 3 trường ca đầy
đặn, cùng một loạt những giải thưởng, cái tên Hữu Thỉnh đã trở thành cái tên
quen thuộc trong làng thơ ca Việt Nam.
1.3. Tìm hiểu về thơ Hữu Thỉnh, chúng tôi nhận thấy đa số các nhà
nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ tiểu sử - cuộc đời, phong cách, thể loại,
để đi vào thế giới nghệ thuật, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu thơ Hữu

Thỉnh từ góc độ tư duy nghệ thuật một cách toàn diện. Chính vì vậy, nghiên
cứu thơ Hữu Thỉnh từ góc độ tư duy thơ, chúng tôi hi vọng sẽ hé mở được
nhiều vấn đề lý thú trong thế giới nghệ thuật còn nhiều bí ẩn.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn “Thơ Hữu Thỉnh nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật” được
thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát hệ thống nhân vật trữ tình, biểu
tượng, ngôn ngữ thi ca.
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là toàn bộ thơ Hữu Thỉnh (kể
cả trường ca). Nhưng để có cái nhìn toàn diện hơn về thơ Hữu Thỉnh, trong
quá trình tiến hành nghiên cứu, khảo sát chúng tôi luôn đặt thơ ông trong
dòng chảy của văn học dân tộc, trong sự so sánh, đối chiếu với một số nhà thơ
khác (chủ yếu là các nhà thơ cùng thời với Hữu Thỉnh). Tất cả nhằm đưa ra
những kết luận thật khách quan về tư duy thơ Hữu Thỉnh, góp phần khẳng
định chỗ đứng và những giá trị của thơ ông đối với nền thơ ca dân tộc.
3. Lịch sử vấn đề


6
Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mỹ,
cùng những đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca nước nhà, hơn 30 năm qua
Hữu Thỉnh và những sáng tác của ông đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của
giới phê bình văn học. Đã có không ít bài viết dưới dạng bài báo, phỏng vấn
đánh giá về thơ ông. Tuy nhiên, nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh từ góc độ tư duy
nghệ thuật thì còn quá mờ nhạt và chưa hệ thống.
Các bài viết tập trung nhiều từ những năm 1990 trở lại đây.
Đa số các bài nghiên cứu, đánh giá về thơ Hữu Thỉnh có quy mô vừa và
nhỏ, chỉ giới hạn trong một bài báo (tạp chí) và phạm vi bao quát cũng rất hạn
chế. Hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá về một tập thơ, một
trường ca hay một phẩm chất nào đó trong hồn thơ Hữu Thỉnh. Ngay cả bài
viết “Thơ Hữu Thỉnh” của tác giả Vũ Nho in trong cuốn “Đi giữa miền thơ”

năm 2001, tuy có quy mô khá lớn với hơn 30 trang nhưng cũng không hề
nhắc tới trường ca “Sức bền của đất” tác phẩm ghi dấu thành tựu thơ của
Hữu Thỉnh với giải A về thơ của báo Văn nghệ 1975-1976. Tuy nhiên các bài
viết đều đã đưa ra những nhận định thật sát, thống nhất về hồn thơ Hữu
Thỉnh.
Viết về tập thơ “Thư mùa đông ” tác giả Trần Mạnh Hảo đã cho đăng
bài: “Thư mùa đông của Hữu Thỉnh" in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 4,
năm 1996. Ở bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra những nét đặc sắc, mới lạ,
đầy xúc cảm được thể hiện bằng những lời thơ ngắn, kiệm lời trong “Thư mùa
đông” qua đó khẳng định sự sáng tạo trong lời thơ Hữu Thỉnh. Đặc biệt bài
viết đã phát hiện ra chất dân giã, sự đan xen giữa những nét hồn nhiên với
những suy ngẫm đầy tính triết lý cùng nỗi cô đơn, đau buồn trong tập thơ.
Năm 2005, tác giả Lưu Khánh Thơ đã có bài viết: “Hữu Thỉnh, một
phong cách thơ sáng tạo” đăng trên Tạp chí Văn học, sau này được tập hợp
vào cuốn “Thơ và một số gương mặt thơ hiện đại”. Trong bài viết của mình,
Lưu Khánh Thơ không những nhấn mạnh khả năng tiếp thu truyền thống dân


7
tộc một cách khéo léo qua cách nói, cách ví von, cách tư duy, liên tưởng độc
đáo của nhà thơ mà còn chỉ ra “sự đằm thắm, đôn hậu” và “chìm lắng yêu
thương” trong hồn thơ Hữu Thỉnh.
Tạp chí Văn học số 12 năm 1999 có bài “Thơ Hữu Thỉnh, một hướng
tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại” của tác giả Lý Hoài Thu. Nhà
nghiên cứu đã chỉ ra nét hấp dẫn kỳ lạ trong thơ Hữu Thỉnh đươc bắt nguồn
từ sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, thể hiện rõ ý thức luôn biết
chủ động “khai thác cái hay cái đẹp của dân gian, của dân tộc” và biết vận
dụng linh hoạt “sáng tạo nên cái mới”. Cộng với đó, thơ Hữu Thỉnh rất mạnh
yếu tố cảm giác, trực quan. Chính điều này đã tạo ra sự mặn mà nhưng cũng
đầy cá tính trong thơ ông.

Những đánh giá sắc bén của tác giả Lý Hoài Thu cũng thống nhất
những nhận định của tác giả Nguyễn Trọng Tạo về thơ Hữu Thỉnh. Trong cuốn
“Văn chương cảm và luận” in năm 1998, tác giả này đã có bài viết “Hữu Thỉnh,
thành phố hồn quê”, ông viết “Hồn thơ Hữu Thỉnh là sự sum suê của cây cối từ
đất mà lên” “Hữu Thỉnh viết về đời sống bằng một thứ văn hóa nhà quê thật đẹp
và thật ngộ”. Và chính sợi dây “văn hóa nhà quê” vô hình ấy đã phần nào níu
giữ Hữu Thỉnh đứng được trong nền thơ hiện đại bộn bề xáo trộn ngày nay.
Năm 2003, Nguyễn Đăng Điệp viết bài “Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi
mới thơ” trên Tạp chí Văn học số 9. ở bài viết này tác giả đã đi sâu vào những
quan niệm và ý thức đổi mới thơ ca của Hữu Thỉnh “đưa thơ về cái thường
nhật”, khám phá bí ẩn thẳm sâu trong tâm hồn con người bằng những suy tư
chân thật tận đáy lòng mình. Hữu Thỉnh là thi sĩ của nhiều câu thơ đầy ma
lực, nó nhập vào người đọc như nhập đồng, nó lôi dắt đối tượng như thôi
miên trên thi liệu dân gian. Hành trình đổi mới trong thơ ông còn thể hiện ở
việc đào sâu hơn nữa chất suy tư trước đây để tạo nên một kiểu kết tinh mới
Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhận định về thơ Hữu Thỉnh nằm ở một
số bài: “Hữu Thỉnh gửi Thư mùa đông tới mùa ”(Thanh Thảo), “Mấy ghi


8
nhận về thơ người lính của Hữu Thỉnh” (Trường Lưu), “Quan niệm về thơ
của Hữu Thỉnh” (Phạm Quang Trung), “Đọc Thư mùa đông ám áp cõi lòng”
(Mai Trang), “Hữu Thỉnh - những kỷ niệm nhỏ về đời và thơ” (Nguyễn Thanh
Kim), “Đồng cảm và sáng tạo” (Lý Hoài Thu) tất cả đã góp phần cung cấp
thêm những thông tin thật đáng quý để chúng ta đến gần hơn với những thành
tựu và đặc điểm của thơ Hữu Thỉnh.
Tựu chung lại, các bài viết đều thống nhất thấy được trong thơ Hữu
Thỉnh vừa có những nét trẻ trung, tự nhiên và hồn hậu, vừa chứa đựng yếu tố
bác học lại thấm đẫm sắc vị dân giã và đặc biệt thơ ông luôn ngồn ngộn cuộc
đời và sự sống.

Ngoài các bài viết ngắn, những năm gần đây thơ Hữu Thỉnh đã được
chọn làm đề tài nghiên cứu của một số chuyên luận, luận văn. Năm 2003,
chuyên luận “Thi pháp thơ Hữu Thỉnh”(Nguyễn Nguyên Tản) hoàn thành, đã
cung cấp cái nhìn đầy đủ, toàn diện về thi pháp thơ ông. Chuyên luận đã chỉ
ra những đóng góp cùng những sáng tạo mới mẻ trong thơ Hữu Thỉnh đối với
nền thơ ca dân tộc thông qua việc tìm hiểu: quan niệm về con người, không
gian, thời gian nghệ thuật và phương thức thể hiện. Bên cạnh đó là một số
khóa luận và luận văn nghiên cứu về thơ ông như: “Thế giới nghệ thuật thơ
Hữu Thỉnh”(Nguyễn Ngọc Linh), “Những chặng đường thơ Hữu Thỉnh”
(Nguyễn Minh Phương) Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu thơ Hữu
Thỉnh từ góc độ thi pháp học, phong cách học, chưa có công trình nào tập
trung nghiên cứu về tư duy nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh đầy đủ và toàn diện.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật
sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn về cái tôi trữ tình của nhà thơ, qua đó khẳng định
nhân sinh quan, thế giới quan sâu sắc của ông thông qua cái tôi trữ tình,
những biểu tượng đặc sắc cùng những phương tiện ngôn ngữ được thể hiện.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu


9
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng một cách thích hợp
những kiến thức về lý luận văn học, văn học sử và một số phương pháp chủ
yếu sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Vận dụng tổng hợp những quan điểm triết học, mỹ học, tâm lý học Mác
xít để thấy được mối giao thoa giữa khoa học - nghệ thuật - thơ ca. Đặc biệt
trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã vận dụng thi pháp học để khảo sát
những vấn đề có tính quy luật nói chung của nghệ thuật thơ ca, những vấn đề
mang tính quan niệm để từ đây chỉ ra những đặc trưng tiêu biểu của tư duy
thơ Hữu Thỉnh. Dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, trên cở sở những số

liệu thống kê, chúng tôi tiến hành khảo sát 5 tập thơ cùng 3 bản trường ca của
Hữu Thỉnh và dựa trên kết quả thông kê theo từng bình diện, chúng tôi đã
phân tích và khái quát để tìm ra những đặc điểm của tư duy thơ Hữu Thỉnh.
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Để tìm ra những nét chung mang tính thời đại và những nét đặc sắc,
riêng biệt, độc đáo cùng những biến đổi trong tư duy thơ Hữu Thỉnh, đòi hỏi
chuyên luận có sự vận dụng so sánh, đối chiếu giữa các tập thơ của Hữu Thỉnh
với nhau; so sánh, đối chiếu giữa thơ của Hữu Thỉnh với một số nhà thơ cùng
thời.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể và phương pháp loại hình học
Đặt đối tượng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử và chú ý đặc trưng của
thể loại nghiên cứu để xem xét quá trình sáng tác qua các thời kỳ khác nhau
của Hữu Thỉnh, chỉ ra sự vận động, chuyển đổi tư tưởng cũng như quan niệm
và phương thức biểu hiện, từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tư duy
thơ Hữu Thỉnh đối với văn học dân tộc.
Trong phương pháp loại hình, chúng tôi dựa vào những đặc trưng cơ
bản của thơ trữ tình để tìm hiểu tư duy thơ Hữu Thỉnh.
5. Đóng góp của luận văn


10
Hữu Thỉnh, nhà thơ - chiến sĩ, một trong những gương mặt tiêu biểu cho
quá trình vận động nghệ thuật chung của thơ ca cách mạng Việt Nam trong
khoảng 30 năm chống Mỹ. Chính vì vậy, đã có rất nhiều người quan tâm, nghiên
cứu thơ ông trên nhiều bình diện, nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng đây là công
trình đầu tiên nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh từ góc độ tư duy nghệ thuật.
Viêc nghiên cứu tư duy thơ qua sự vận động và phát triển của cái tôi trữ
tình, qua hệ thống biểu tượng, qua ngôn ngữ đã góp phần làm rõ hơn quá trình
biến đổi của ngôn từ, cảm xúc và hình ảnh trong việc hình thành phong cách
nghệ thuật của Hữu Thỉnh.

Tìm hiểu tư duy thơ Hữu Thỉnh trong tiến trình chung của thơ Việt
Nam hiện đại sẽ góp thêm cái nhìn toàn diện, khách quan về toàn bộ sáng tác
thơ của ông. Qua đó khẳng định hướng nghiên cứu từ góc độ tư duy nghệ
thuật đối với các hiện tượng văn học thực sự là một hướng nghiên cứu tích
cực, cần được tiếp tục và phát triển.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, phần nội dung
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật và quan niệm thơ
của Hữu Thỉnh.
Chương 2: Cái tôi trữ tình và một số biểu tượng đặc sắc trong thơ Hữu
Thỉnh.
Chương 3: Ngôn ngữ trong thơ Hữu Thỉnh.








11







PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT
VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA HỮU THỈNH

1.1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật
Tư duy là một thuật ngữ có tính chất mở, với một nội hàm khá rộng.
Nói đến tư duy là liên quan đến lĩnh vực triết học, tâm lý học…trong đó có
lĩnh vực nghệ thuật. Trong “Từ điển triết học” của M.Rodentan, P.Iudin có
định nghĩa về tư duy như sau: “Tư duy là một hoạt động nhận thức lý tính của
con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi
gần 16 tỷ tế bào thần kinh” (26, 676). Đặc trưng tư duy là phản ánh các mối
quan hệ của con người đối với thế giới khách quan, quan hệ con người với
con người và quan hệ giữa các sự vật hiện tượng; Truy tìm các mối quan hệ,
biểu diễn các mối quan hệ đó bằng phương tiện ngôn ngữ. Đó là toàn bộ của
chức năng nhận thức của tư duy (30, 18). Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là
cái vỏ vật chất của tư tưởng. Tư duy làm cho ngôn ngữ phát triển tinh xảo,
ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu vào bản chất sự vật.
Tư duy nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực
nghệ thuật. Có nhiều quan điểm về vấn đề này tuy nhiên chúng tôi thống nhất


12
với quan điểm của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”NXB Giáo dục 2006. Và ý kiến của tác
giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn “Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt
Nam” NXB Văn học HN 1996. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” có nhận
định: Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng
tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Bản chất của nó do phương thức thực
tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng quy định. Sự
chuyên môn hoá lối tư duy này tạo thành đặc trưng nghệ thuật và tiềm năng

nhận thức của nó. Tư duy nghệ thuật là một phương thức hoạt động nghệ thuật
nhằm khái quát hoá hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phương tiện
của nó là các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được. Cơ sở của nó là
tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tư duy nghệ thuật là: ngoài tính giả định, ước
lệ, nó hướng tới việc nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính mang nội
dung khả nhiên (cái có thể có), có thể cảm nhận, theo xác suất khả năng và tất
yếu. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát của nghệ thuật thường
mang tính phổ quát hơn, triết học hơn so với sự thật cá biệt. Bằng trí tưởng
tượng sáng tạo vốn là chất xúc tác của hoạt động tư duy nghệ thuật, nghệ sĩ xây
dựng các giả thiết, làm sáng rõ các bộ còn phận bị che khuất của thực tại, lấp
đầy các “lỗ hổng chưa biết”. Tính cấu trúc của tư duy nghệ thuật gắn với năng
lực nhìn thấy thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua những dấu hiệu phát
sinh đồng thời, phát hiện các mối liên hệ mới chưa được nhận ra…
Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực
tiếp” cho nó. Ngôn ngữ đó là hệ thống các ký hiệu nghệ thuật, các hình tượng,
các phương tiện tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật, tức là hệ thống
năng động gồm các quy tắc sử dụng ký hiệu để gìn gữ tổ chức và truyền đạt
thông tin. Điểm xuất phát của tư duy nghệ thuật vẫn là lý tính, là trí tuệ có kinh
nghiệm, biết nghiền ngẫm và hệ thống hoá các kết quả nhận thức. Đặc điểm


13
của tư duy nghệ thuật là tính lựa chọn, tính liên tưởng, tính ẩn dụ. Trên cơ sở
của tư duy nghệ thuật người ta tạo ra các tư tưởng và “quan niệm nghệ thuật”,
lựa chọn các phương tiện, biện pháp nghệ thuật. Dạng tư duy này chỉ phát huy
hiệu quả khi gắn với tài năng, biết cảm nhận được một cách nhạy bén về viễn
cảnh lịch sử, nắm bắt tinh thần thời đại, dự báo tương lai và tài năng sáng tạo
nghệ thuật.
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích khái quát những vấn đề về tư duy
nghệ thuật, tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn “Tư duy thơ và Tư duy thơ

hiện đại Việt Nam” đã bàn nhiều về vấn đề tư duy nghệ thuật nói chung, tư duy
thơ nói riêng và đi đến kết luận: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng
tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hoá hiện thức khách quan theo
nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới
quan và nhân sinh quan của người sáng tạo”. Tư duy nghệ thuật khác với tư
duy khoa học là “Tư tưởng tình cảm không chỉ là năng lượng của tư duy mà
còn là đối tượng nhận thức của tư duy…” (30, 54). Tư duy thơ là phương thức
biểu hiện của tư duy nghệ thuật “Tư duy thơ là phương thức nhận thức và biểu
lộ tình cảm của con người bằng hình tượng ngôn ngữ”. Đặc điểm quan trọng
nhất của tư duy thơ là sự thể hiện cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang
tư duy… Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới dạng thức chủ yếu là cái
tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp…Thơ trữ tình coi trọng sự biểu
hiện của cái chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong mọi bài thơ. Do sự
chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí
của cái tôi trữ tình có sự thay đổi nhất định… Tư duy thơ phản ánh những tình
cảm cộng đồng và tư duy thời đại. So với tư duy logic, tư duy hình tượng có
được phạm vi rộng rãi hơn cho sự liên tưởng và quyền tưởng tượng.
Tư duy thơ có khả năng hướng nội và khả năng hướng ngoại và kết hợp
giữa hướng nội và hướng ngoại. Hướng ngoại là nhằm vào đối tượng, miêu tả,


14
trình bày nó dưới ánh sáng của một quan niệm thẩm mỹ. Hướng nội là tác giả
tự nghĩ về mình tự quan sát biểu hiện cái tôi nội cảm của mình. Tìm hiểu tư
duy thơ là tìm hiểu sự vận động của cái tôi trữ tình. Ngôn ngữ đối với nhà thơ
có ý nghĩa phương tiện vừa có ý nghĩa mục đích, khả năng tự do của tư duy thơ
phụ thuộc vào yếu tố ngôn ngữ, phụ thuộc vào cấu trúc loại thể…
1.2. Qúa trình sáng tác của Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh là gương mặt tiêu biểu trong số các nhà thơ trưởng thành từ
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được khẳng định từ năm 1975 và tiếp

tục toả sáng cho đến ngày nay. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn
chương do các tổ chức có uy tín lớn trao tặng.
Đọc toàn bộ thơ Hữu Thỉnh, ta nhận thấy ông thực sự là một tài năng văn
học. Tài năng vừa có tính “tiên thiên”, vừa là kết quả của một quá trình “nhập
cuộc, dấn thân” (chữ của Hữu Thỉnh) sâu sắc vào đời sống, không ngừng mài
dũa tài năng và lao động sáng tạo. Có thể chia thơ Hữu Thỉnh thành hai mảng
lớn, căn cứ vào nội dung phản ánh, cảm hứng chủ đạo và giọng điệu trữ tình.
Thơ viết về chiến tranh gồm tập thơ Tiếng hát trong rừng (bài viết sớm
nhất vào năm 1968, bài muộn nhất vào năm 1982), trường ca Sức bền của đất
(viết xong dịp tết Ất Mão 1975), trường ca Đường tới thành phố (viết từ tháng
8/1977, hoàn thành tháng 4/1978). Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về đất
nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu chống kẻ thù Mỹ nguỵ. Một đất nước, nhân
dân với khát vọng tự do, thống nhất, đoàn tụ và chính vì khát vọng cao đẹp ấy
mà chấp nhận bao thử thách, hy sinh.
Tập thơ Tiếng hát trong rừng chủ yếu ghi lại cảm xúc của nhà thơ khi
chiến đấu ở Trường Sơn. Những bài thơ ngắn trong tập này có ý nghĩa như sự
chuẩn bị, tạo đà cho các cảm xúc dài hơn của trường ca. Có thể coi Sức bền của
đất là bước trung chuyển từ những bài thơ ngắn sang trường ca. Trường ca


15
Đường tới thành phố ghi lại tâm tình của người lính cách mạng đang giữ chốt ở
nơi tiền tiêu, hàng ngày giáp mặt với quân thù, anh suy tư về nguồn gốc sức
mạnh của bản thân và đồng đội - sức mạnh nhận từ lòng Mẹ, từ đất đai, từ các
thế hệ đi trước, từ nếp sống văn hoá dân tộc. Đường tới thành phố là cột mốc
đánh dấu sự chín muồi trong ý thức về thể loại, tập trung đầy đủ, hoàn thiện
nhất những đòi hỏi mà thể loại trường ca cần phải có. Đây là trường ca dài nhất
của Hữu Thỉnh, gồm 5 chương, 1539 câu thơ, là bản tổng kết chiến tranh bằng
thơ ca, cho ta hình dung chặng cuối cùng đi tới đích toàn thắng của dân tộc
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (sau hiệp nghị Pa-ri 1/1973 đến 30-4-1975).

Nó là bản tổng hợp của biết bao cảnh ngộ, cùng những hy sinh chịu đựng và
suy tư trăn trở của nhân dân vĩ đại. Tất cả mọi mảng, khối của hiện thực rộng
lớn đó không tồn tại trong trường ca này một cách rời rạc, chắp và mà được
liên kết, gắn bó keo sơn bằng một sợi dây cảm xúc và mạch suy nghĩ, liên
tưởng của nhà thơ: chương này gọi chương kia, khúc này gọi khúc khác, hình
tượng này gợi ra, mở ra hình tượng khác. Tác giả như một người chỉ huy tài ba
điều khiển một dàn nhạc giao hưởng thơ với nhiều giọng, nhiều bè mà vẫn
mạch lạc, nhất quán, nhuần nhuyễn.
Mảng thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh thấm nhuần tính chất sử thi
và cái cao cả, nằm trong giới hạn kiểu nhà thơ trữ tình công dân, thể hiện cái
tôi sử thi của thơ ca cách mạng hiện đại.
Mang đặc điểm của một hồn thơ hồn hậu, ham giãi bày, giàu suy tư, thơ
viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh có sự kết hợp nhuần nhụy giữa giọng chính
luận (khi diễn tả tư thế nhà thơ và tư thế dân tộc, sức mạnh tiềm ẩn và quật
khởi của nhân dân) với giọng trữ tình đằm thắm (mỗi khi “dừng lại” hoặc kết
hợp diễn tả tâm trạng của bản thân, đồng đội, người thân và các nhân vật trữ
tình “nhập vai” khác) trên dòng chảy dạt dào của sự kiện. Bên cạnh giọng điệu
chủ đạo trên là sự bổ sung của nhiều chất giọng: chân thành mà bay bổng, sôi


16
nổi hào sảng mà không kém phần sâu lắng, vừa hướng mạnh về phía trước vừa
chất đầy kỷ niệm.
Thơ viết về cuộc sống thời bình gồm tập Thư mùa đông, Trường ca
biển (1981 - 1994) và Thương lượng với thời gian. Các tập này được viết ở giai
đoạn đất nước “mở cửa”, đổi mới. Đất nước trong thời bình nhưng con đường
đi đến chân trời hạnh phúc còn nhiều gian nan. Do chính sách, cơ chế bao cấp
kéo dài hạn chế những tiềm năng đất nước, con người cùng những nguyên nhân
xã hội - chính trị khác trên phạm vi cả nước và thế giới đã làm xuất hiện các
khuynh hướng tư tưởng mới, chưa hề có trong thời kỳ chống Mỹ. Những biến

động trong đời sống chính trị (sau khi Liên Xô sụp đổ - 1991) cùng những bức
xúc chung quanh việc quản lý lãnh đạo xã hội và văn nghệ (biểu hiện rõ nhất
trong giai đoạn chuẩn bị và đại hội nhà văn 1989), sự bung ra về mặt kinh tế
cho phép nghĩ đến cách làm ăn mới, suy nghĩ mới làm thay đổi nhiều quan
niệm về những giá trị cũ được hình thành trong suốt thời kỳ chống Pháp và
chống Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng văn nghệ sĩ.
Ở giai đoạn trước năm 1980, ý tưởng cộng đồng chiếm ưu thế, con người
toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, số phận cá nhân luôn đặt
trong số phận đất nước, cá nhân không có ý nghĩa độc lập tự thân mà có ý
nghĩa trong sự hy sinh cống hiến cho dân tộc. Từ đầu thập kỷ 80 (thế kỷ XX)
trở lại đây, những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội đã đi đến sự đổi thay
các thang chuẩn quan trọng khi nhìn nhận các giá trị của cuộc sống và cả văn
học nghệ thuật. Sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con
người trong tính cụ thể, cá biệt, với nhu cầu trong thời bình là bước chuyển tất
yếu của xã hội. Con người được miêu tả trong tất cả tính đa dạng của nó đã tạo
thành nét chính trong sự định hướng về giá trị văn học của công chúng hôm
nay. Nói khác đi, tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là đặc điểm nổi bật
của thời kỳ đổi mới. Sự thay đổi này dĩ nhiên sẽ dẫn đến những thay đổi về đề


17
tài, chủ đề, nhân vật và thể loại, phương thức trần thuật và cách biểu hiện trữ
tình.
Nảy sinh trong điều kiện lịch sử - xã hội và văn học ấy, thơ viết về cuộc
sống thời bình mang nội dung, cảm hứng mới và giọng điệu mới. Trường ca
biển vẫn còn tia hồi quang quá khứ vinh quang của người lính, trải qua một
tuổi thơ cay đắng sống dưới chế độ cũ, tuổi trẻ sung mãn có mặt trên trận tuyến
đánh Mỹ nguỵ. Và cũng không phải là đã tắt hẳn trong đó âm hưởng bi hùng
khi tái hiện cuộc sống đầy gian khổ và bất trắc của người lính khi được nhân
dân trao nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trong

vai trò người lính đảo. Nhưng điểm khác quan trọng trong nội dung phản ánh
của Trường ca biển là số phận cá nhân người lính cách mạng, về căn bản đã có
ý nghĩa độc lập. Khác với thời chống Mỹ, giờ đây họ sống cùng gian lao, lòng
không thanh thản. Họ phải gồng mình lên để cố lấp đi cái khoảng trống trong
tâm hồn, nỗi đắn đo giữa được - mất, cống hiến và hưởng thụ, giữa hy sinh và
cái giá được trả cho sự hy sinh.
Nếu Trường ca biển là cuộc hành trình đi tới biển cùng với gian lao của
nguời lính thì Thư mùa đông, Thương lượng với thời gian là hành trình đi “tìm
người”, tìm trong thất vọng rồi hy vọng những giá trị nhân bản mà cuộc sống
xô bồ trước mắt đã làm mờ đi, chìm lấp đi. Những giá trị ấy là hạnh phúc, sự
đồng cảm, tình yêu thương giữa con người với con người.
Cảm hứng chủ đạo ở mảng thơ viết về chiến tranh là cảm hứng sử thi,
cảm hứng trước cái cao cả, trong niềm say mê, khẳng định tình yêu lớn, lẽ sống
lớn. Cảm hứng chủ đạo trong thơ viết về cuộc sống thời bình là cảm hứng đời
tư - thế sự, mang theo nỗi cay đắng, niềm bâng khuâng trước sự thay đổi, nỗi
cô đơn, trăn trở trước số phận con người mà chưa tìm thấy tri âm, tri kỷ. Giọng
điệu chủ đạo ở đây là buồn, sâu lắng, chất chứa suy tư, triết lý.


18
Hành trình thơ Hữu Thỉnh thực sự là hành trình thơ của người chiến sĩ
trong cuộc đấu tranh cho lẽ sống cao cả của con người thời đại, đi vào dòng
chảy chính của chủ nghĩa nhân văn, mặc dù biểu hiện ở mỗi giai đoạn sáng tác
có khác nhau. Đây cũng là hành trình nhịp bước cùng với xu thế chung của thơ
ca Việt nam từ năm 1975 đến nay.
1.3. Quan niệm về thơ của Hữu Thỉnh
Quan niệm về thơ sẽ chi phối rất lớn đến tư duy thơ. Bàn về vấn đề này,
tác giả Nguyễn Bá Thành đã viết: “Nếu coi thơ là một thứ vũ khí, tư duy thơ
phải sắc bén, ngôn ngữ thơ phải sắc nhọn, nghĩa là tư duy thơ sẽ hướng về
những hình ảnh bạo lực, tư tưởng phê phán, tư tưởng đấu tranh sẽ là những tư

tưởng chi phối tư duy thơ. Nếu coi thơ là món ăn tinh thần, thơ phải ngọt ngào,
phải nhuần nhị. Dĩ nhiên thơ có thể đắng cay, chua chát, nhưng nó vẫn là
những thứ ăn được”(30, 37). Nói như vậy cũng có nghĩa là để xác định được
bản chất và tư duy thơ của một tác giả thì điều đầu tiên cần tìm hiểu chính là
quan điểm nghệ thuật của tác giả đó.
1.3.1. Thơ là bức tranh sinh động về cuộc đời
Chưa từng có một giai đoạn lịch sử nào mà dân tộc ta lại sản sinh ra
nhiều nhà thơ có chung chí hướng và gần gũi quan niệm sáng tạo như thời
chống Mỹ. Cả một đội ngũ cầm bút hừng hực khí phách, tươi rói hồn thơ. Rất
nhiều gương mặt thơ sáng giá như: Phạm Tiến Duật, Thu Bồn, Lê Anh Xuân,
Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm Họ luôn
coi làm thơ là một hành động đầy ý thức.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt mà cũng vô cùng oanh liệt.
Chân giá trị của dân tộc và của mỗi người được đem ra thử thách, khe khắt và
chân xác. Là người trực tiếp cầm súng, Hữu Thỉnh có điều kiện thấm thía điều
đó hơn ai hết, ông “nhập cuộc, dấn thân”. Chính trong quá trình đó Hữu Thỉnh
nhận ra cội nguồn sức mạnh tinh thần của người lính mà đôi khi bản thân họ
cũng không thể ngờ tới. Một trong những nguồn nuôi dưỡng tâm hồn và làm nên


19
sức mạnh của quân đội cách mạng thời ấy là thi ca: "Chúng tôi sưởi trên những
câu thơ ấy/ Cứ thế qua đi nhiều mùa mưa" (Đường tới thành phố)
Bom đạn, chết chóc hẳn nhiên là ghê gớm. Gian khổ, thiếu thốn ghê gớm
không kém. Văn, thơ khỏe khoắn đã nâng đỡ người lính và họ trông chờ, đón
đợi thơ, văn hàng ngày:
"Thơ hãy đến góp một vài que củi
Cho em nhận ra anh, đồng đội nhận ra mình"
(Đường tới thành phố)
Chớ xem thường hơi ấm, sức sáng của một vài que củi giữa rừng sâu

trong đêm tối. Biết bao thách thức xung quanh ta và phía trước ta. Muốn vượt
qua, muốn vươn tới phải bắt đầu từ chính mình. Trở ngại vô hình mà hiểm trở.
Rất khó vượt qua "Cho em nhận ra anh, đồng đội nhận ra mình" là bước khởi
đầu cho mọi khởi đầu. Từ đó, ta thêm cảm thông với nỗi thèm khát này của
người lính: " Đêm ngủ hầm, thèm sách vở" (Đêm chuẩn bị). “thèm sách vở”
đồng nghĩa với nỗi khao khát văn chương, thi ca:
"Không có sách chúng tôi làm ra sách
Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình"
(Đường tới thành phố).
Người đọc được thuyết phục. Không phải bằng cái lý khô khan của sách
vở. Đây là lý lẽ tươi tắn của cuộc đời. Phải trải nghiệm nhiều lần mới có được.
Trong trường hợp này, Hữu Thỉnh đã chọn lựa thi ca, mà xem ra ngược
lại, chính thi ca đã chọn lựa ông.
"Lại có những anh hùng
Đến với họ, thơ tìm ra tinh chất"
(Đường tới thành phố)
Ông đã đi thẳng tới tinh chất của thứ thơ đích thực, thơ hữu ích cho cuộc
kháng chiến: "Bão động rừng sao thơ chỉ rung rinh? (Đường tới thành phố)


20
Với Hữu Thỉnh và những người cầm bút như ông, sự xác định là dứt
khoát, không một chút hoài nghi, không một chút chần chừ: “Nhưng đừng viết
về chúng tôi như cốc chén đứng trên bàn; xin hãy viết như dòng sông chảy
xiết”. Hãy viết về người lính cách mạng như dòng sông chảy xiết. Ý nghĩa dồn
dập, ý nghĩa lan tỏa, có sức liên tưởng mạnh mẽ. Chỉ có thứ thơ mang những
phẩm chất đặc biệt: vừa chung vừa riêng, vừa lý vừa tình; vừa có ngoại cảnh
vừa có tâm trạng, vừa có hữu hạn vừa có vô cùng; đặc biệt vừa có khoảnh khắc
một ngày vừa có trường cửu nghìn năm… mới có đất sống giữa cuộc chiến liên
miên: "Mưa bão liên miên, giặc giã cũng liên miên" (Đêm chuẩn bị). Và thơ đã

cất lên "Tiếng hát nâng nhẹ bước chân ta”(Giấc ngủ trên đường ra trận)
Cuộc chiến đấu không hề đơn điệu, tẻ nhạt. Nhưng để có thơ, thơ hay lại
tuỳ thuộc ở nhịp tim đập qua bước chân bồn chồn của người lính làm thơ.
Được vậy, thơ sẽ đến một cách tự nhiên như tự trong lòng, trong trí trào ra,
không gì ngăn cản nổi: " Thơ cứ đến và mưa chiều mau ngớt" (Đường tới thành
phố)
Có người có lúc hoài nghi giá trị của thứ thơ mà họ gọi là thơ của một
thời. Họ chê là bột phát, chưa ngưng đọng, chưa kết tinh. Rồi sẽ qua mau, qua
mau, cái thứ thơ ấy! Đến giờ, mười năm rồi hai mươi năm, ba mươi năm đã trôi
qua, xem ra sự thật lại không đứng về phía họ. Vậy bí quyết thành công của
những vần thơ này nằm ở đâu? Tôi tìm được câu trả lời trong ý nghĩ không vần
của Hữu Thỉnh : Những ý nghĩ về cửa biển, thuỷ triều, về nhau, về những lá
cây còn ở trong cây, đứng vào chỗ của mình bỗng sáng bừng lên hết. Đọc
những vần thơ hay thời chống Mỹ ta thấy ngay sự vững vàng trong suy tưởng
của nhà thơ. Cái hùng là cái thích hợp hơn cả với không khí chiến trận của thời
ấy. Thậm chí "anh không ngại phong thư có những dòng dang dở". Bởi thực tế
chiến đấu quá khắc nghiệt :
"Núi chạy đến gần lại mỏng manh như sương
Trăng thân mật lại mập mờ xa lạ


21
Nhưng con đường chỉ một con đường thôi"
(Ý nghĩ không vần)
Dường như chính sự sống lên tiếng. Dù đứt đoạn, rắn đanh nhưng không
thể khác:
" Những câu thơ văn hoa buột khỏi môi anh
Ý nghĩ hằn lên theo vết xích."
Với Hữu Thỉnh làm thơ là cách tốt nhất để ông ghi lại những hình ảnh,
những màu sắc, những thanh âm đa dạng của cuộc đời. Cũng chính vì thế

người đọc dễ dàng nhận thấy thơ ông là tấm gương phản ánh chân xác cuộc đời
thực, là "cuốn sử" bằng thơ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là lai
lịch các tâm hồn, là những số phận điển hình trong nhân dân. Ở đó Hữu Thỉnh
đóng vai trò như một họa sĩ ghi chép lại bức tranh cuộc đời, nhưng không phải
bằng màu sắc mà bằng ngôn từ .
Sự sống là cái chung. Nhà thơ là người biết chuyển sự sống chung thành
nỗi niềm riêng của chính mình. Thơ Hữu Thỉnh có được sự quyến rũ phần quan
trọng chính vì lẽ đó.
1.3.2. Thơ là kinh nghiệm sống được chắt lọc
Hữu Thỉnh ít khi lớn tiếng tuyên ngôn về thơ. Câu nói ngắn gọn trên
được tôi rút ra từ trong Kỷ yếu của Hội Nhà văn Việt Nam dường như là một
ngoại lệ. Có lẽ ông nghĩ mình là một nhà thơ thì hãy cứ viết đi! Quan niệm thơ
thấm thía nhất được rút ra từ chính những thành công và cả những thất bại nữa
của mình. Nói không bằng làm. Nói hay mà làm dở thì chả bằng im lặng…
Tiếng hát trong rừng - bài thơ Hữu Thỉnh làm ở Trường Sơn năm 1974 được
mở đầu thế này:
"Đường ngổn ngang đường đất còn cháy khét
Cây mát cho người người mát cho nhau"
Người làm thơ chừng như không nhờ cậy chút nào vào sức mạnh của
liên tưởng. Chỉ nhìn, nghe và ghi lại. Cố nhiên có chọn lựa và suy ngẫm: Cây


22
mát cho người người mát cho nhau. Nhịp thơ ngắt đôi, đều đặn mà không phân
cách. Ý thơ được nối liền, nhân đôi nhân ba, nhân lên gấp bội: người mát cho
nhau . Dòng cảm nghĩ tiếp tục đẩy xa hơn:
"Nhạc ở trong đàn, đàn có gì đâu
Rừng bỗng chao nghiêng trước sợi dây mỏng mảnh"
Ý thơ tiếp nối mà bất ngờ. Ta sửng sốt, lắng lại, thấy hiển hiện lên một
sự thật trần trụi, sự thật thô ráp, không tô vẽ, không cần tô vẽ nhưng chói sáng,

rất thơ về sức nâng đỡ, sẻ chia, đặc biệt có sức soi sáng. Nó có khả năng chạm
khắc vào tâm tưởng của người đọc, kể cả những người khó tính nhất.
"Em hát về rừng em hát về cây
Em hát về người đang nghe em hát
Anh bỗng quên vừa qua cơn sốt
Rừng bỗng quên vừa trận bom đau"
(Tiếng hát trong rừng)
Thơ Hữu Thỉnh (Thư mùa đông) thực sự chất chứa sự trải nghiệm chân
thực, thực đến như không váng vất một chút đưa đẩy nào cả:
"Thư viết cho em nhòe nét mực
Phên thưa sương muối cứ bay vào"
( Thư mùa đông)
Những ai từng sống ở vùng núi cao như Mèo Vạc Hà Giang mới thấy
thấm thía hết sự khắc nghiệt của giá rét, vậy mà cái giá rét ấy không thể làm
khắc khổ, đông cứng tâm hồn người chiến sĩ.
"Ở đây tuyết trắng bên chăn mỏng
Bếp đỏ cơm trưa núi vẫn mờ"
Sức mạnh đấy ở đâu nếu như không phải từ con tim!
Không cần nhiều, chỉ qua hai dẫn chứng, bạn đọc cũng có thể chia sẻ
quan niệm thơ của Hữu Thỉnh: kinh nghiệm, chính kinh nghiệm là điều kiện
làm nên những vần thơ hay. Cái quyết định là ở khả năng biến những kinh


23
nghiệm đời sống thành thơ. Mà trước mọi sự là khả năng cảm nhận cuộc sống,
nguyên lý thi ca này được thể hiện thấm nhuần qua bài Tôi đi bào ngư của
Hữu Thỉnh "Tôi neo mình vào biển „;"Biển và tôi trong tiếp xúc toàn thân".
Neo mình trước biển cả, chừng như không có từ nào nói đến sự gắn bó, sự ràng
buộc hay hơn thế. Mọi sự có thể thay đổi, riêng mối quan hệ máu thịt giữa thi
ca với cuộc đời là không thể thay đổi. Đó là gốc rễ của mọi vấn đề. Cái nhìn

này mang tính nguyên tắc.
Người ta nói rất đúng, trước cuộc đời người nghệ sĩ phải căng mọi giác
quan ra mà tiếp nhận. Đến mức chủ thể và đối tượng như hòa làm một, không
còn một chút cách ngăn. Người nghệ sĩ đi vào cuộc sống vẫn chưa đủ, mà phải
sống với cuộc sống mới thật chân xác: " Tôi gần như hóa biển". Sống với cuộc
sống để rồi rung động, rung động để đi đến sáng tạo đích thực " Tôi lặn qua
mấy tầng mặn chát”; "Tôi là nỗi khát khao không mỏi của trên bờ"
Không thể có những vần thơ chói sáng nếu người viết không từng nung
nấu. Phải từ cái toàn mỹ, toàn thiện mà nung nấu. Tham lam ở lĩnh vực khác có
thể là đáng trách riêng ở lĩnh vực nghệ thuật thì ngược lại, tham lam lại rất cần
được khích lệ "Cũng có thể tôi tham lam nhiều quá/ Trước bạc vàng dưới đáy
biển bỏ quên" và khi đó cuộc sống sẽ “mở toang những gành đá thâm nghiêm"
trước những tâm hồn luôn ham muốn khôn cùng hướng tới chân thiện mỹ. Hữu
Thỉnh cho rằng những ai luôn nặng lòng trước cuộc đời, trước nghề nghiệp,
cháy bỏng nỗi niềm đam mê sáng tạo thì trước mọi nhẽ ta phải: thật sự là mình
“Ta chẳng dễ dàng đâu/ Sau bao người đi trước" dù cho có nhưng khi "Câu
thơ đứng giữa trời/ Vó nhện cất sương rơi"(Tạp cảm)
Người đọc chắc không phải do dự để có thể đặt trọn vẹn niềm tin vào
những người không bao giờ hài lòng về mình như Hữu Thỉnh. Chắc con thuyền
thơ ông sẽ còn vượt qua bao ghềnh thác mới để vươn tới những bến bờ xa rộng
hơn, đúng như nguyện ước của và mong đợi của hết thảy chúng ta.

×