Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 227 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGÔ THỊ THANH QUÝ



TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT
VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN
(VỀ VĂN HOÁ NÔNG NGHIỆP)




LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC







HÀ NỘI – 2007




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGÔ THỊ THANH QUÝ



TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT
VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN
(VỀ VĂN HOÁ NÔNG NGHIỆP)

Chuyên ngành : VĂN HỌC DÂN GIAN
Mã số : 62.22.36.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS LÊ CHÍ QUẾ
PGS.TS VŨ ANH TUẤN



HÀ NỘI - 2007

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Lịch sử vấn đề 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 19
5. Những đóng góp của luận án 20
6. Phương pháp nghiên cứu 21
7. Cấu trúc của luận án 22
Chương 1: TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN VỀ
VĂN HOÁ NÔNG NGHIỆP - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 23
1.1. Đặc thù văn hoá nông nghiệp Việt Nam 23
1.1.1. Khái niệm văn hoá 23
1.1.2. Văn hoá nông nghiệp 26
1.1.2.1. Khái niệm văn hóa nông nghiệp 26
1.1.2.2. Đặc thù của văn hoá nông nghiệp 28
1.2. Nhận diện tri thức tục ngữ về văn hóa nông nghiệp 43
1.2.1. Tri thức tục ngữ 43
1.2.2. Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp 45
1.2.3. Nhận diện tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp 52
1.2.3.1. Về nội dung 52
1.2.3.2. Về hình thức 54
Chương 2: TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT PHẢN ÁNH LỐI ỨNG XỬ NÔNG NGHIỆP
CỦA CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG 65
2.1. Lối ứng xử của con người với thiên nhiên trong xã hội canh tác
nông nghiệp 65

2.1.1. Kinh nghiệm dự đoán tự nhiên thời tiết 66
2.1.1.1. Quan sát các hiện tượng tự nhiên 68
2.1.1.2. Quan sát thực vật 71
2.1.1.3. Quan sát động vật 72
2.1.2. Kinh nghiệm canh tác nông nghiệp 78
2.1.2.1. Tri thức kinh nghiệm về trồng lúa 78
2.1.2.2. Kinh nghiệm trồng hoa màu 82
2.1.3. Kinh nghiệm về chăn nuôi 83
2.1.3.1. Con trâu trong quan niệm của người dân canh tác lúa nước 83
2.1.3.2. Kinh nghiệm chọn chó, lợn, gà 86
2.2. Con người trong việc sử dụng sản phẩm canh tác nông nghiệp 89
2.2.1. Chất liệu và cách chế biến, sử dụng của người Việt 89
2.2.1.1. Chất liệu thức ăn 89
2.2.1.2. Cách chế biến, sử dụng 97
2.2.2. Chất liệu mặc, quan niệm về cách mặc 106
2.2.3. Chất liệu làm nhà, quan niệm về nhà ở 110
2.3. Lối ứng xử của con người với cộng đồng trong xã hội canh
tác nông nghiệp 115
2.3.1. Con người nông nghiệp trong mối quan hệ làng xã 116
2.3.2. Con người nông nghiệp trong tín ngưỡng, lễ hội 119
2.3.2.1. Quan niệm tín ngưỡng nông nghiệp qua tục ngữ 120
2.3.2.2. Quan niệm lễ hội nông nghiệp qua tục ngữ 123
Chương 3: TRI THỨC TỤC NGỮ VỀ VĂN HOÁ NÔNG NGHIỆP TRONG XÃ
HỘI HIỆN ĐẠI 137
3.1. Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong đời sống hiện đại 137
3.1.1. Tục ngữ về văn hoá nông nghiệp biểu hiện trong lối ứng xử
gia đình, họ hàng, làng xóm trong xã hội hiện đại 139
3.1.2. Tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong xã hội hiện đại được
phản ánh qua lối ứng xử với thiên nhiên 143
3.2. Tục ngữ về văn hoá nông nghiệp qua việc sử dụng của nhà văn

trong tác phẩm văn chương 152
3.2.1. Tục ngữ thể hiện ở lời nói của nhân vật trong truyện ngắn
Nam Cao 154
3.2.2. Tục ngữ thể hiện ở lời nói của nhân vật trong tác phẩm "Cái
sân gạch", "Vụ lúa chiêm" của Đào Vũ 159
3.2.3. Tục ngữ thể hiện ở lời nói của nhân vật trong tác phẩm
"Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường 163
3.3. Sự sáng tạo những câu tục ngữ mới 173
3.3.1. Về nguồn gốc 174
3.3.2. Về thời gian 176
3.3.3. Về đề tài 177
3.3.4. Những nội dung mới của tục ngữ về văn hoá nông nghiệp 181
3.3.4.1. Nội dung mới của tục ngữ về nông nghiệp hiện đại với
sự đúc kết những kinh nghiệm sản xuất mới 182
3.3.4.2. Tục ngữ mới về nông nghiệp liên quan đến nhiều hoạt
động khác 183
3.3.4.3. Tục ngữ mới về nông nghiệp đề cập đến mối quan hệ
con người trong xã hội hiện đại 184
KẾT LUẬN 189
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TS. : Tiến sĩ
PGS. : Phó giáo sư
GS. : Giáo sư
Nxb. : Nhà xuất bản
Tr. : Trang
TT. : Thứ tự
H. : Hà Nội

S. : Sài Gòn

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

1. Bảng thống kê, so sánh những thực vật, động vật, hiện tượng tự nhiên tham
gia báo hiệu thời tiết (2.1.1 - tr.74).
2. Bảng thống kê, so sánh tri thức dân gian tục ngữ về kinh nghiệm canh
tác nông nghiệp (2.1.2 - tr.83)
3. Bảng thống kê so sánh tri thức tục ngữ phản ánh các giống vật nuôi
(2.1.3 - tr.88).
4. Bảng thống kê, so sánh tri thức tục ngữ phản ánh về ăn, về mặc, về ở
(2.2 - tr.114).
5. Bảng thống kê, so sánh lối ứng xử cộng đồng trong xã hội canh tác
nông nghiệp (2.3 - tr.134).


1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và
các phương tiện thông tin đại chúng, kho tàng tục ngữ cổ truyền vẫn luôn có
sức sống độc lập. Nó gắn liền với khẩu ngữ, nó xâm nhập vào văn học thành
văn, nó hiện hình trên những trang báo, nó vận động trong các loại hình văn
học dân gian và phát huy tác dụng mạnh mẽ trong lời ăn tiếng nói quần
chúng. Trong thời đại ngày nay, những vấn đề về tục ngữ vẫn luôn có tính
thời sự, không có một ngành khoa học nhân văn nào, ngôn ngữ học cũng như
nghiên cứu văn học, thậm chí ngay kể cả khoa học kỹ thuật lại không cần đến
những tài liệu về tri thức tục ngữ. Chúng ta đã bắt đầu ít nhiều thấy được rằng
để có thể hiểu được những hiện tượng rất đa dạng của nền văn hoá tinh thần
cần phải tìm ra một trong những cái chìa khoá của kho tàng folklore là tục

ngữ. Có lẽ vì thế mà tục ngữ đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
trong những năm qua.
1.2. Tục ngữ người Việt phản ánh tri thức dân gian Việt Nam, mang tư
duy của dân tộc Việt, phản ánh lối nghĩ, lối cảm của người nông dân Việt.
Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm của nhân dân ta trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống vật chất và tinh thần. Nó chứa đựng quan niệm của người bình dân về
thế giới tự nhiên và xã hội. Thông qua ngôn từ được chọn lọc gọt rũa, tục ngữ
phản ánh tri thức nhiều mặt của đời sống xã hội. Tri thức dân gian được ứng
dụng hàng giờ, khắp nơi trong cuộc sống của quần chúng nhân dân lao động.
Nó đi qua các thời đại và được bổ sung đúc kết để thế hệ này trao truyền thế
hệ khác. Nó có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia
đình trong cộng đồng người Việt. Vì thế việc đi sâu nghiên cứu tục ngữ để
làm giàu có thêm cách tư duy văn hoá mang bản sắc dân tộc trong mỗi người
là một việc làm cần thiết.

2
1.3. Thông qua việc nghiên cứu tục ngữ về văn hoá nông nghiệp người
đọc thấy rõ hơn nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Chúng ta hiểu để tiếp thu, biểu
hiện văn hoá dân tộc một cách tốt hơn, hiểu để nuôi dưỡng cho “dòng sinh
mệnh văn hoá” [116, tr.26] của dân tộc mình thêm mạnh mẽ, phong phú trong
cuộc hội nhập quốc tế hôm nay.
1.4. Kho tàng tục ngữ người Việt với số lượng đồ sộ, cũng đã được
đề cập ở nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy
mảng tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông
nghiệp chưa thực sự được quan tâm nhiều. Với lý do trên việc nghiên cứu đề
tài “Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian” là một việc làm
cần thiết. Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có sự đóng góp trong việc
giảng dạy, nghiên cứu sâu về tục ngữ ở những khía cạnh mới, góp phần vào
công tác bảo tồn tục ngữ truyền thống và sưu tầm tục ngữ hiện đại.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Cho dù cuộc sống xã hội đã bước những bước tiến dài trong lịch sử,
nhưng tri thức dân gian trong tục ngữ vẫn luôn là những giá trị tinh thần quý
báu của dân tộc ta. Bởi vậy, việc nghiên cứu tục ngữ người Việt với việc phản
ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp là sự khẳng định giá trị và tác
dụng của tục ngữ trong kho tàng của folklore nói riêng và nền văn học dân tộc
nói chung.
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích tư liệu tri thức nông
nghiệp được phản ánh trong tục ngữ, luận án vừa có thể tìm hiểu sâu hơn
nền văn hoá lúa nước, vừa có thể thấy được sự chi phối của văn hoá lúa
nước đến tục ngữ. Để từ đó chúng ta đối chiếu, kế thừa và truyền bá, phát

3
triển những ưu việt của tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong cuộc sống
mới. Đây cũng là nền tảng cơ bản để tìm hiểu tục ngữ mới.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn
hoá nông nghiệp ở một vài khía cạnh đã được các nhà nghiên cứu đề cập
tới, điều đó được thể hiện ở các giáo trình đại học, các công trình, các bài
nghiên cứu. Sau đây chúng tôi xin điểm qua những nội dung chính mà các
công trình đã đề cập đến.
3.1. Giáo trình đại học
Trong giáo trình đại học Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 (tác giả Bùi
Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Lí Hữu Tấn, Hoàng
Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Lê Trí Viễn, từ năm 1961 đến năm 1978 in năm lần),
khi viết về tục ngữ, các tác giả đề cập đến bốn vấn đề: Định nghĩa về tục ngữ,
nguồn gốc và sự phát triển, nội dung của tục ngữ, nghệ thuật của tục ngữ.
Trong nội dung, tác giả đề cập đến tục ngữ với lao động sản xuất và tục ngữ
với tâm lý đạo đức, phong tục tập quán và lịch sử xã hội. Với dung lượng của
một cuốn giáo trình về lịch sử văn học nói chung, các tác giả mới khái quát
chứ chưa đi sâu triển khai được hết các nội dung của tục ngữ. Vấn đề tục ngữ

người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp cũng
chưa được giáo trình đề cập đến nhiều [119, tr.188].
Chúng tôi cho rằng trong cuốn Văn học dân gian (in lần đầu năm 1972,
1973, in lần hai 1977, in lần ba 1991), tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân
Diên đã đề cập phần nào đến vấn đề tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri
thức dân gian về văn hoá nông nghiệp. Điều đó tác giả đã thể hiện trong việc
phác thảo ở nội dung cơ bản của tục ngữ. Thứ nhất tục ngữ về lao động sản
xuất được nảy sinh trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên của nhân dân lao
động. Thứ hai những kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ, dần dần được
phổ biến rộng rãi và trở thành tri thức khoa học tự nhiên của nhân dân lao

4
động. Thứ ba tục ngữ nói về các hiện tượng thời tiết thể hiện sự nhận xét tinh tế
của người nông dân Việt Nam. Trong kho tàng tục ngữ nói về kinh nghiệm và
kỹ thuật như trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá thì tục ngữ nói về làm ruộng chiếm
đa số.
Trong quá trình triển khai các luận điểm, tác giả đã nêu lên nhận xét:
Những tri thức về sản xuất của nhân dân mới ở trình độ những kinh nghiệm
thực tiễn, chưa nâng lên thành kiến thức khoa học lý luận vững vàng. Một số
kinh nghiệm phản ánh chính xác quy luật của giới tự nhiên, nhưng phần lớn
chỉ là biểu hiện cụ thể của những quy luật diễn ra ở từng địa phương, trong
từng thời gian nhất định. Đồng thời các tác giả đã khẳng định tục ngữ phát
triển, biến đổi theo sự phát triển của trình độ kỹ thuật sản xuất, xã hội. Vì
vậy mà sau Cách mạng tháng Tám, những câu tục ngữ mới ra đời đã phản
ánh được phần nào cuộc cách mạng khoa học ở nước ta. Như vậy đây cũng
là một cuốn giáo trình ít nhiều đã đề cập đến vấn đề tục ngữ và văn hoá nông
nghiệp [72, tr.243].
Hoàng Tiến Tựu trong công trình Văn học dân gian Việt Nam (1990)
tập II, đã đưa ra định nghĩa về tục ngữ, phân biệt tục ngữ với các hình thức
gần gũi khác. Tác giả không đi vào công việc giới thiệu miêu tả nội dung của

tục ngữ mà chủ yếu là nhận xét, đánh giá về nội dung ấy. Từ tính nhiều nghĩa
của tục ngữ, người viết đã kết luận: Tính nhiều nghĩa của tục ngữ gắn liền với
những đặc trưng cơ bản như: Tính tự phát, tính tập thể, tính hàm súc, tính
giàu hình tượng. Tác giả khẳng định, nghĩa của mỗi câu tục ngữ chỉ lệ thuộc
vào những người sáng tác ban đầu một phần, còn chủ yếu là lệ thuộc vào
người sử dụng. Do tính chất rộng lớn, đa dạng và phức tạp của đề tài và nội
dung phản ánh, tục ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu, sử dụng chung của
nhiều ngành, nhiều chuyên môn khác nhau. Mỗi ngành chỉ khai thác, nghiên

5
cứu tục ngữ theo sở trường và lợi ích của riêng mình, và vấn đề tục ngữ với
văn hoá nông nghiệp chưa được tác giả đề cập đến nhiều [193, tr.109].
Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (1990), in lại lần 2 năm
1996, in lại lần 3 năm1998, nhóm tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn,
Nguyễn Hùng Vĩ đã đề cập đến nguồn tư liệu và những công trình nghiên cứu
tiêu biểu về tục ngữ, bản chất thể loại của tục ngữ. Khi đề cập đến đặc điểm
cội nguồn của tục ngữ, các tác giả khẳng định: Đại bộ phận tục ngữ xuất hiện
trên cơ sở đời sống lao động, sản xuất, chiến đấu của nhân dân từng vùng,
từng dân tộc. Vì vậy không phải là không có lý do mà chuyên gia của các
ngành nghề khác nhau đều tìm thấy trong tục ngữ những tri thức dân gian
liên quan đến công việc của mình. Theo tác giả, bên cạnh một số câu tục ngữ
được rút ra, hoặc tách ra từ các sáng tác dân gian khác, cội nguồn của tục ngữ
còn là quá trình dân gian hoá những lời hay ý đẹp của các nhà tư tưởng, văn
hoá, các nhà hoạt động nổi tiếng của thời đại. Khi đi vào nội dung phản ánh
của tục ngữ, tác giả đi vào năm phương diện là: Kinh nghiệm trong lao động
nông nghiệp, chăn nuôi, chài lưới, phương diện phản ánh các giai đoạn phát
triển của lịch sử, xã hội, phương diện phản ánh phong tục, tập quán sinh hoạt
của nông dân các vùng quê khác nhau, phương diện phản ánh thái độ ứng xử
của con người, phương diện phản ánh những tư tưởng triết học thô sơ [142,
tr.186].

Như vậy qua giáo trình, các tác giả đã đề cập đến nội dung phản ánh
của tục ngữ, tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp trong tục ngữ, nhưng
mới chỉ dừng lại ở sự khơi nguồn, chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể. Một số tác
giả như Hoàng Tiến Tựu, Lê Chí Quế không đi vào trình bày nội dung mà chủ
yếu đi vào đánh giá, nhận xét về những nội dung được phản ánh trong tục
ngữ. Nhưng thực sự những vấn đề được các giáo trình đề cập là những gợi mở

6
rất lớn để chúng tôi tiếp tục khám phá tìm tòi tục ngữ người Việt với sự phản
ánh tri thức văn hoá dân gian về văn hoá nông nghiệp.
3.2. Các chuyên luận, công trình nghiên cứu
Từ trước tới nay đã có khá nhiều chuyên luận viết về tục ngữ. Có
chuyên luận chủ yếu viết về nội dung, có chuyên luận chủ yếu viết về nghệ
thuật. Những chuyên luận như: Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp của tác
giả Nguyễn Thái Hoà, hay Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam của tác giả
Phan Thị Đào chủ yếu là bàn về nghệ thuật… Đề tài tục ngữ người Việt phản
ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp có đề cập đến một vài phương
diện nghệ thuật nhưng cơ bản là thiên về nội dung tục ngữ, chính bởi vậy mà
chúng tôi tập trung khảo sát các chuyên luận nghiên cứu chủ yếu về nội dung.
Trước tiên là cuốn sách Tiếng nói của đồng ruộng, ra đời 1949 của tác
giả Nguyễn Trọng Lực [105]. Cuốn sách này đã đề cập đến một số vấn đề về
tri thức trong tục ngữ. Tác giả đã chia những câu ca dao, tục ngữ làm nhiều
nhóm. Nhóm nói về công việc đồng áng của người dân quê. Nhóm nói riêng về
từng hoạt động của người làm nông nghiệp. Nhóm nói về thiên văn khí hậu,
thời tiết để người dân biết điều khiển công việc đồng áng mà không cần phải có
các máy móc tinh xảo. Tất cả các nhóm đó phần nào đã đề cập đến vấn đề tục
ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp.
Đặc biệt trong nhóm tục ngữ nói về thời tiết khí hậu đối với công việc canh
nông, tác giả đã khẳng định: Người làm ruộng theo lối cổ truyền cho nên mọi
việc đều theo tập quán hay kinh nghiệm của ông cha để lại từ đời này sang đời

khác. Họ không có đồng hồ hoặc dụng cụ tinh xảo để đo thời giờ hay phỏng
đoán thời tiết, nhưng vì hàng ngày đã sống ở giữa tạo hoá nên người dân quê
nhờ những hiện tượng của giới tự nhiên những hoạt động của loài vật hay sự
biến chuyển của cây cối mà tiên đoán được thời tiết sắp đến, và họ tin vào

7
những kinh nghiệm ấy mà làm công việc đồng áng. Chẳng có thế mà người làm
ruộng vẫn biết rằng muốn được hoa lợi thì không những cứ chăm chỉ là đủ mà
phải trông mong về giời nữa, nghĩa là về thời tiết. Từ đó tác giả đã khái quát ca
dao, tục ngữ là tinh hoa của đất nước. Nhiều câu dùng để miêu tả tâm tính con
người Việt, tả lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, hơn nữa là để
thể hiện những điều chiêm nghiệm mà người dân đã mắt thấy tai nghe từ đời
này sang đời khác về những hiện tượng của tạo hoá. Những câu tục ngữ ấy có
thể áp dụng vào nhiều ngành nghề trong cộng đồng xã hội .
Cũng trong hướng nghiên cứu này, cuốn sách Tục ngữ Việt Nam của
ba tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975) là cuốn
chuyên luận cung cấp khá nhiều vấn đề liên quan đến tri thức tục ngữ về
văn hoá nông nghiệp.
Trong phần tiểu luận về tục ngữ Việt Nam, tác giả Chu Xuân Diên đã
đề cập đến việc nghiên cứu tục ngữ theo những hướng khác nhau. Hướng
nghiên cứu tục ngữ về mặt xã hội học và hướng nghiên cứu về mặt nhận
thức luận. Hướng nghiên cứu tục ngữ về mặt nhận thức luận là hướng
nghiên cứu tục ngữ như là một sản phẩm của sự hoạt động tư duy trong nhân
dân lao động. Từ những khái quát đó tác giả khẳng định: Tục ngữ là một
hiện tượng ý thức xã hội, tục ngữ là một hiện tượng văn hoá tinh thần của
nhân dân lao động, trong đó biểu hiện nhận thức của nhân dân về cuộc sống,
phản ánh khá rõ ràng thế giới quan và nhân sinh quan của nhân dân lao động
trong thời kỳ lịch sử nhất định.
Khi nghiên cứu tục ngữ về mặt xã hội học người ta có thể tìm thấy
trong kho tàng tri thức dân gian bức tranh lịch sử xã hội của thời đại được

phản ánh. Ở đó có những kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân trong lao động,
trong cuộc sống cộng đồng, trong đấu tranh giai cấp và dân tộc.

8
Qua việc phân tích một số câu tục ngữ tiêu biểu, tác giả đã rút ra kết
luận lối nghĩ bằng tục ngữ là lối nghĩ dựa vào kinh nghiệm. Tri thức dân
gian trong tục ngữ là tri thức kinh nghiệm. Trong các thể loại sáng tác dân
gian, tục ngữ là thể loại diễn đạt được một cách trực tiếp đầy đủ kinh
nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử của nhân dân lao động nước ta thời
xưa. Lối nghĩ bằng tục ngữ, tuy về cơ bản là lối nghĩ dựa vào kinh nghiệm,
nhưng đã có mầm mống của tư duy khoa học, tư duy lý luận. Những tư duy
ấy được thể hiện trong một hình thức ngôn ngữ cực kỳ súc tích.
Với chương Tri thức dân gian [44, tr.171], tác giả Nguyễn Đổng Chi
trong trong cuốn Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh, đã dành khoảng 120
trang để viết về tri thức dân gian Nghệ Tĩnh, nó nằm trong tổng thể của tri thức
tục ngữ về văn hoá nông nghiệp nói chung. Trong công trình này, phần một tác
giả đã bàn về thiên văn, thuỷ văn dân gian, dự đoán về mưa, về gió, bão lụt
Phần hai, tác giả đề cập đến địa lý dân gian, hình thế đất đai, thổ sản nghề nghiệp
về tính cách con người, thanh điệu ngôn ngữ. Phần thứ ba, tác giả trình bày về kỹ
thuật dân gian như trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật thủ công đan lát, may vá, đi
biển. Phần bốn, tác giả nói về y dược dân gian. Phần năm là sử dân gian. Phần
sáu là triết lý dân gian. Trong phần nói về thiên văn và thuỷ văn dân gian, tác
giả đã khẳng định: Người nông dân Nghệ Tĩnh đã thấy được quan hệ nhân
quả giữa hiện tượng khí hậu với đời sống thực vật, động vật và thường theo
dõi những phản ứng của chúng trước sự thay đổi của thời tiết, dự kiến mưa
nắng để làm nông vụ. Họ đã tích luỹ được nhiều tri thức về thiên văn, thuỷ
văn và thường đặt thành câu có vần, có khi là bài ca để lưu truyền. Trong
phần trình bày về kỹ thuật dân gian tác giả Nguyễn Đổng Chi đã nhận thấy:
Điều đầu tiên mà người xứ Nghệ quan tâm chính là việc để giống. Cách hái
các thứ hạt để làm giống được trình bày khá cặn kẽ.


9
Nếu ngày nay nông học chú ý đến việc nâng cao mật độ lúa trên diện
tích cấy, thì ngay từ ngày xưa nông dân Nghệ Tĩnh đã có kinh nghiệm cấy
mau, họ cho rằng cây lúa thường nở hàng ngang nên chỉ hàng dọc mới
nâng cao mật độ. "Đời cha cho chí đời ông, bao giờ lúa trổ hàng sông hỡi
phường", "Nhặt hàng sông, đông hàng con" cũng là để nói về hiện tượng
đó. Trong kỹ thuật chăn nuôi người nông dân Nghệ Tĩnh cũng chú ý đến
con trâu đầu tiên, sau đó đến các giống vật nuôi khác như lợn, chó, gà,
mèo Ở những lĩnh vực đó người nông dân xứ Nghệ đã đúc kết những bài
học kinh nghiệm quý cho mình. Có thể nói Địa chí văn hoá dân gian Nghệ
Tĩnh là một công trình lớn mà trong đó phần nội dung bàn về tri thức dân gian
của một địa phương đã được tác giả Nguyễn Đổng Chi trình bày khá giản dị, dễ
hiểu. Nó có tính chất định hướng cho sự nghiên cứu tri thức dân gian được thể
hiện qua tục ngữ người Việt nói chung.
Tác giả Ngô Xuân Minh và Trần Văn Doãn trong cuốn sách Kinh
nghiệm làm chiêm qua ca dao tục ngữ (1961) đã đề cập đến các vấn đề về lúa
chiêm, kỹ thuật làm mạ chiêm, cầy bừa ruộng chiêm, kỹ thuật cấy chiêm,
chăm bón lúa chiêm, tìm hiểu sâu bệnh, thu hoạch lúa chiêm. Đó cũng là
những biểu hiện cụ thể của tri thức về kỹ thuật nông nghiệp được thể hiện
trong tục ngữ. Từ đó tác giả kết luận: Qua thực tế sản xuất từ bao đời nay, bà
con nông dân đã rút ra nhiều kinh nghiệm đúc thành những câu ca dao, tục
ngữ truyền tụng từ đời này sang đời khác về công việc làm chiêm. Đó là kho
tàng kinh nghiệm rất phong phú nó phản ánh tính chất quần chúng của khoa
học, tính chất lao động sáng tạo của bà con nông dân.
Tác giả Hoàng Hữu Triết trong cuốn sách Bước đầu tìm hiểu về khí
tượng dân gian Việt Nam (1973) đã nghiên cứu ca dao tục ngữ nói về khí hậu,
thời tiết trong năm của nước ta qua các mùa. Tình hình thời tiết và khí hậu là
một trong những nhân tố của ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định


10
đến năng suất mùa màng. Cần phải biết những đặc điểm của thời tiết và khí
hậu địa phương thì mới chủ động tận dụng được những mặt thuận lợi và hạn
chế những mặt bất lợi. Từ đó có kế hoạch cải tạo, điều chỉnh khí hậu theo
hướng có lợi cho sản xuất và đời sống. Những dự đoán theo kinh nghiệm có
nhiều điểm phù hợp với lý luận khoa học sẽ có một tác dụng nhất định trong
việc đấu tranh với những điều kiện bất lợi của thiên nhiên để bảo vệ đời sống,
sản xuất. Mây, mưa, gió, dông, ráng… là một trong những yếu tố thời tiết có
ý nghĩa quyết định trong công tác nông nghiệp. Vì thế mà những yếu tố đó rất
được quan tâm chú ý.
Từ những hiện tượng thực tế, tác giả đi đến những kết luận: Ca dao tục
ngữ của dân tộc ta nói về khí tượng có một giá trị nhất định về mặt khoa học.
Nó chứng tỏ rằng: Trong thực tiễn lao động sản xuất đấu tranh gian khổ với
thiên nhiên, dân tộc ta đã có một nhận thức tương đối vững vàng về quy luật
khí hậu và thời tiết. Những câu ca dao tục ngữ mà tác giả trình bày, được vận
dụng tương đối phổ biến ở các vùng nông thôn và duyên hải nước ta để đoán
thời tiết. Nhưng việc vận dụng ca dao tục ngữ để dự đoán thời tiết phải có sự
phân tích khoa học, chọn lọc và kiểm nghiệm nhiều trong thực tế và bằng các
số liệu quan sát khí tượng. Phải chú ý tới tính địa phương, tính quy luật theo
mùa, phải phân tích tổng hợp nhiều nguyên nhân gây nên một hiện tượng.
Tác giả Bùi Huy Đáp trong cuốn Ca dao tục ngữ với khoa học nông
nghiệp (1999) đã đi vào phân tích những câu tục ngữ về chủ đề đất đai và lao
động, thời tiết và mùa vụ nông nghiệp trong xã hội. Thông qua những câu tục
ngữ cụ thể, tác giả nhằm chứng minh cho một kho tàng kinh nghiệm về nông
nghiệp được đúc kết trong kỹ thuật sản xuất. Ở chuyên luận này, tác giả đã
đưa ra những nhận xét về cây trồng, vật nuôi và hoàn cảnh sản xuất về mùa
vụ, thời tiết và cả vị trí của nông nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội nước ta
từ hàng vạn năm trước.

11

Qua các chuyên luận nghiên cứu về tục ngữ nói chung có thể khoanh
vào hai hướng nghiên cứu chính. Đó là hướng nghiên cứu của các nhà ngữ
văn học và hướng nghiên cứu tục ngữ của các nhà khoa học kỹ thuật.
Các nhà khoa học kỹ thuật nghiên cứu tri thức trong tục ngữ chủ yếu để
chỉ ra sự ứng dụng trong cuộc sống thực tế lao động sản xuất. Trong suốt thời
kỳ xã hội phong kiến lịch sử sản xuất của nông dân đa phần là lao động nông
nghiệp. Về mặt kỹ năng lao động, nhân dân ta vẫn chủ yếu dựa vào sự hiểu biết
và những phát minh có tính chất kinh nghiệm đã được tổng kết lại trong những
câu tục ngữ. Do đó có thể thấy được vai trò, sự phổ biến rộng rãi của tục ngữ
nói về thiên nhiên, thời tiết nói về kinh nghiệm sản xuất và chăn nuôi trong
nhân dân ta. Trong bài thơ chữ Hán "Thanh minh ngẫu hứng", Nguyễn Du từng
viết: "Thôn ca sơ học tang ma ngữ" - Trong tiếng hát nơi thôn xóm ta bắt đầu
học được những câu chuyện trồng dâu gai - đó chính là sự phản ánh vai trò của
tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động của nhân dân ta.
Trong khi các nhà khoa học tự nhiên khẳng định tục ngữ là vốn khoa
học vô cùng quý báu của dân tộc, và các tác giả đã đề xuất khai thác, vận
dụng vốn tri thức sẵn có này trên tinh thần "gạn đục khơi trong" để ứng
dụng trong cuộc sống canh tác nông nghiệp của nhân dân ta, thì các nhà
ngữ văn nghiên cứu tri thức dân gian biểu đạt trong tục ngữ là để thấy được
lối tư duy của một dân tộc. Các nhà ngữ văn nghiên cứu tục ngữ là nhằm
nghiên cứu những đặc điểm của tục ngữ với tư cách là một thông báo có
tính nghệ thuật. Nghiên cứu tục ngữ về mặt ngữ văn đồng thời còn là
nghiên cứu nội dung phản ánh trong tục ngữ, cách sử dụng tục ngữ trong
ngôn ngữ văn học. Cả hai mặt nghiên cứu này đều nhằm mục đích phát
hiện những giá trị của tục ngữ với tư cách là một phương tiện ngôn ngữ,
kho văn liệu quý giá do nhân dân lao động, sáng tạo tích luỹ từ hàng nghìn

12
năm nay, trong đó kết tinh được cơ bản nhất lối nói của dân gian, lối nghĩ
của dân tộc. Tất cả những điều đó đã phản ánh một cách đầy đủ nét văn hoá

nông nghiệp.
3.3. Nhóm các bài nghiên cứu
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khoa nghiên cứu văn học
dân gian nước ta chưa ra đời. Chỉ đến khi Cách mạng tháng Tám thành
công, đặc biệt là sau hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn
toàn giải phóng, trong khung cảnh ổn định các nhà nghiên cứu có điều kiện
cần thiết xây dựng bộ môn khoa học về văn học dân gian. Từ cuối những
năm 1950 việc giảng dạy văn học dân gian một cách hệ thống được triển
khai ở bậc đại học, đến những năm 70 của thế kỷ XX phương pháp nghiên
cứu văn học dân gian đã có những bước trưởng thành rõ rệt. Chính vì lẽ đó
mà một loạt các bài nghiên cứu về tục ngữ cũng đã được ra đời. Trong số
những bài nghiên cứu các tác giả cũng phần nào đã đề cập tới nét văn hoá
nông nghiệp được thể hiện trong tục ngữ.
3.3.1. Viết về tự nhiên thời tiết, kỹ thuật trồng cấy, chăn nuôi
Tác giả Hoàng Hữu Triết trong bài viết: "Tìm hiểu về giá trị của tư duy
triết học duy vật trong tục ngữ cao dao Việt Nam"(1997) đã khẳng định:
Trong thực tiễn sản xuất, ông cha ta đã tích luỹ được nhiều kiến thức về thiên
nhiên thời tiết (khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, động vật thực vật…). Những
kiến thức này là những viên gạch đầu tiên xây nền cho các ngành khoa học tự
nhiên của dân tộc. Điều đó cũng phù hợp với nhận định của chủ nghĩa Mác
khoa học được bắt nguồn từ khái niệm lao động [180, tr.73].
Nguyễn Quốc Siêu (1997) trong bài viết: "Qua một câu tục ngữ viết về
thời tiết", tác giả giải thích câu tục ngữ "Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời
mưa". Người viết đã đưa ra kinh nghiệm: Khi giải thích những câu tục ngữ về

13
thiên nhiên cần phải liên hệ đối chiếu với hiện tượng. Từ sự giải thích về cách
hiểu đúng câu tục ngữ, chúng ta sẽ vững tin vào những kinh nghiệm của cha
ông để từ đó có thể ứng dụng hữu hiệu trong lao động sản xuất [146, tr.12].
Tác giả Trần Quang Nhật (1997) trong bài viết "Con trâu đi vào tục

ngữ ca dao xưa" đã tìm hiểu về hình tượng con trâu theo cả nghĩa đen, nghĩa
bóng. Từ đó, tác giả đi đến khẳng định: Việt Nam là một nước nông nghiệp,
con trâu từ rất sớm đã được thuần hoá để phục vụ cuộc sống của nhân dân.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, con trâu luôn gắn bó mật thiết với con
người. Hình ảnh con trâu xuất hiện trong tục ngữ đã phác thảo những nét
chấm phá về cuộc sống lao động cần cù, gian lao, vất vả nhưng vẫn lạc quan,
yêu đời của người dân lao động [122, tr.69].
Cùng với chủ đề về con trâu, tác giả Nguyễn Thanh Lợi (1997) đã lập
ra một bảng "Từ điển mini thành ngữ, tục ngữ về trâu". Tác giả đã đề cập đến
30 câu thành ngữ và tục ngữ về trâu. Từ đó để thấy được hình ảnh con trâu
ngoài việc phản ánh những đặc tính của con vật gần gũi với nhà nông như sức
lực bền bỉ, chịu đựng gian khổ còn lại đa số được dùng để so sánh ví von về
cách đối nhân xử thế của con người với con người [100, tr.7].
Tác giả Nguyễn Duy Cách (2001) là tác giả của bài viết "Tri thức về lao
động sản xuất qua ca dao, tục ngữ". Trong bài viết này người viết đã khẳng
định nhân dân Việt Nam ta đã trải qua bao đời lao động sản xuất và đã tích
luỹ được nhiều kinh nghiệm phong phú. Vốn tri thức quý báu đó lại được đúc
kết trong nhiều câu tục ngữ ca dao của người Việt từ thuở các vua Hùng dựng
nước. Có cả một kho tục ngữ ca dao về trồng lúa, trồng cây, chăn nuôi, thả
cá Đó là kim chỉ nam về sản xuất nông nghiệp của nhân dân lao động người
Việt xưa. Nghề nông trông vào thời tiết, vì thời tiết có ảnh hưởng quyết định
đến cây trồng. Trong khi chưa có khoa học khí tượng, thì người nông dân đã

14
dựa vào những tri thức thu lượm được trong quá trình theo dõi thời tiết mà đặt
ra những câu tục ngữ ngắn gọn, báo trước những biến động mưa nắng.
Tìm hiểu tri thức về lao động sản xuất nông nghiệp qua tục ngữ và thơ ca
dân gian của người Việt xưa, chúng ta hiểu được sâu sắc hơn hoàn cảnh làm ăn,
sinh sống và những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta trong lao động sản
xuất, dù rằng trong nguồn tri thức xa xưa ấy, cũng có một số điều không còn

thích hợp với nền nông nghiệp hiện đại của chúng ta hôm nay [16, tr.15].
Tác giả Đỗ Kim Liên (2006) trong bài viết "Trường ngữ nghĩa về cây
lúa và các sản phẩm từ lúa phản ánh đặc trưng văn hoá lúa nước trong tục
ngữ người Việt", đã đi vào tìm hiểu ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ phản
ánh văn hoá lúa nước. Tác giả đã đưa ra những số liệu cụ thể trong việc khảo
sát. Trong tục ngữ Việt Nam chọn lọc của Vương Trung Hiếu với 96 chủ đề,
và 2400 phát ngôn tục ngữ, tác giả đã thống kê có đến 446 phát ngôn chứa các
từ ngữ xuất hiện thành trường đề cập đến cây lúa và sản phẩm cây lúa cũng
như kinh nghiệm trồng lúa. Trong cuốn Kho tàng tục ngữ Việt Nam, do
Nguyễn Xuân Kính chủ biên, trong số 9000 phát ngôn có 609 phát ngôn viết
về cây lúa. Con số này nói lên người Việt trồng lúa và canh tác lúa nước từ
lâu đời, để lại dấu ấn qua lớp từ ngữ, chúng phản ánh nền văn hoá lúa nước
của người Việt. Tác giả đã tìm hiểu ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ phản
ánh văn hoá lúa nước như: Các từ gọi tên cây lúa và sản phẩm từ cây lúa, các
từ gọi tên thực phẩm chế biến từ hạt lúa, các từ gọi tên các thời kì phát triển
của cây lúa, các từ gọi tên thời tiết, thời vụ gắn với việc trồng lúa, các từ gọi
tên kinh nghiệm trồng lúa và canh tác lúa nước, các từ gọi tên giá trị hàng hoá
lấy thóc lúa làm đơn vị so sánh. Khảo sát các phát ngôn tục ngữ Việt, tác giả
đi đến kết luận: Đây là những từ ra đời từ sớm, đa số đơn tiết, phản ánh đặc
thù văn hoá lúa nước của người Việt khá rõ mà qua nhiều biến đổi của thời

15
gian, chúng được lưu giữ như những nhân chứng in đậm dấu ấn lịch sử [96, tr.
34].
3.3.2. Nhóm bài nghiên cứu viết về tục ngữ với vấn đề ăn uống
Nói đến vấn đề ăn uống cũng là nói đến cách ứng xử của con người với
sản phẩm nông nghiệp. Khi viết về vấn đề này đáng chú ý là bài viết của tác
giả Nguyễn Xuân Kính "Qua tục ngữ ca dao tìm hiểu sự sành ăn khéo mặc
của người Thăng Long Hà Nội" (1990). Ở bài viết này, tác giả đã đề cập đến
hai nét văn hoá ăn và mặc rất đặc trưng của người Hà thành. Từ đó tác giả đã

khẳng định sự thanh lịch, nét tài hoa trình độ văn hoá, tinh thần tự tôn dân tộc
chính đáng, qua cách ăn mặc của người dân Thăng Long - Hà Nội [81, tr.21].
Nguyễn Xuân Hoà là tác giả của bài viết: "Đôi nét về văn hoá ăn uống
qua thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt"(1997). Người viết đã khẳng định: Trong
việc ăn uống, không phải chỉ có ăn và uống tách bạch một mình với tư cách
cá nhân. Sự ăn uống có văn hoá, hàm ý có lời mời chào, nó bao hàm sự ứng
xử giữa con người cá nhân với con người xã hội. Nó là cả một nếp sống, một
phép ứng xử, một phong tục tập quán và đạo lý làm người của từng cá nhân
và dân tộc [60, tr.22], đây cũng là những biểu hiện cụ thể của việc ứng xử với
sản phẩm nông nghiệp được thể hiện qua tục ngữ.
Tác giả Trí Sơn với bài "Sản vật xứ Nghệ còn lưu giữ trong thành ngữ,
tục ngữ ca dao"(1999) [149, tr.19], tác giả Lăm phonxayXana và Nguyễn Văn
Thông trong bài viết "Đặc trưng đa dạng của ẩm thực Việt Nam qua mảng tục
ngữ về văn hoá ẩm thực" [91, tr.50]. Các tác giả đều khái quát được tính đa
dạng của văn hoá ăn uống Việt Nam. Tính phong phú không chỉ được biểu
hiện qua thành phần của các món ăn mà còn được phản ánh trong tính đa
dạng về khẩu vị và phong cách ăn uống của các vùng. Đặc trưng đa dạng

16
trong ăn uống của người Việt là xuất phát từ sự đa dạng về vùng lãnh thổ và
nó có nền tảng cơ bản từ nền nông nghiệp lúa nước.
3.3.3. Nhóm bài nghiên cứu sức sống của tục ngữ
Nói đến sức sống của tục ngữ là nói đến cái hay của tục ngữ về nội
dung, cái đẹp của tục ngữ về nghệ thuật. Nội dung mà tục ngữ biểu hiện ít
nhiều đã phản ánh về văn hoá nông nghiệp, hay chí ít cũng là tư duy văn hoá
nông nghiệp. Chính vì thế mà những bài nghiên cứu viết về sức sống tục ngữ
cũng là những bài đã phản ánh phần nào tri thức dân gian về văn hoá nông
nghiệp được thể hiện trong tục ngữ.
Với bài viết "Thử bàn về việc giữ gìn và phát huy vốn tục ngữ giàu đẹp
của dân tộc" (1977), tác giả Vũ Dung đã đặt ra vấn đề: Tục ngữ là một trong

những đối tượng cần được giữ gìn và phát huy. Bởi vì tục ngữ không chỉ là
một kho tàng kinh nghiệm sống, mà còn là ngữ nghệ (Nghệ thuật ngôn ngữ)
của dân tộc. Rất nhiều câu đã trở thành mẫu mực của ngôn ngữ văn học. Tác
giả cho rằng muốn cho lời nói, câu văn của chúng ta ngày nay có được cái
dáng điệu, bản sắc, cái chất Việt Nam thì mỗi người chúng ta không thể
không trau dồi sự hiểu biết về vốn liếng tục ngữ dân tộc [36, tr.58].
Bùi Văn Nguyên trong bài "Sức sống dân tộc và tục ngữ Việt Nam"
(1983), tiếp tục khẳng định những giá trị của tục ngữ. Tục ngữ Việt Nam có
màu sắc Việt Nam, mang tiếng nói, vần nhịp thơ ca Việt Nam, đậm đà tâm hồn
Việt Nam, in sâu trí tuệ Việt Nam từ thuở rạng đông của loài người. Tục ngữ
đã thể hiện được một vùng đất nước với sức sống kỳ diệu và phi thường nơi
cửa ngõ Đông Nam Á. Tục ngữ ấy không riêng gì là vốn quý của dân tộc ta,
mà còn là thành tố đáng kể trong kho tàng văn hoá thế giới hiện nay [118,
tr.88].
Trong bài viết "Đạo lý và thi pháp dân gian trong tục ngữ Việt Nam"
(1985), tác giả Hồ Tôn Trinh dưới góc độ thi pháp đã cho rằng: Khi nói đến tục

17
ngữ là nói đến một hình thức phán xét, đề xuất "một đạo lý". Đó là những kinh
nghiệm thu thập được trong cuộc sống, và được tổng hợp, khái quát hoá bằng
một số từ theo những quy tắc nào đó, nhằm khẳng định hay phủ định và cuối
cùng là để truyền bá, để răn dạy một điều gì đó trong cuộc sống [184, tr.13].
Với bài viết "Đạo lý trong tục ngữ" (1987), tác giả Nguyễn Nghĩa Dân
đã khẳng định: Nhân sinh quan, đạo lý tồn tại trong thể loại tục ngữ một cách
đặc sắc. Nó đề cao phạm trù tập thể, phạm trù trí tuệ, tri thức được xếp cao
hơn nhiều phạm trù khác như của cải, địa vị, số lượng…, đề cao những phạm
trù biểu hiện giá trị tinh thần như đạo đức, ân nghĩa, trung thực… Trong cuộc
sống, tục ngữ luôn đề cao quan hệ tốt với lân bang, xóm giềng… [30, tr.58].
Tác giả Vũ Quang Hào trong bài viết "Thành ngữ, tục ngữ cũ với lớp
người mới" (1993) đã khẳng định nội dung của tục ngữ cần phải được hiểu

đúng, cần phải được tiếp thu và sử dụng ở lớp người mới [54, tr.53].
Trong bài viết "Dấu ấn văn hoá trong tục ngữ" (1998) tác giả Nguyễn
Quý Thành đã khẳng định: Việt Nam là một trong những nước ở khu vực
Đông Nam Á có nền nông nghiệp lúa nước. Nền sản xuất này kéo theo việc tổ
chức cộng đồng và chi phối nhiều mặt của đời sống xã hội: Nhận thức, ứng xử
với môi trường tự nhiên và ứng xử với môi trường xã hội. Tục ngữ Việt, với
tư cách là loại hình văn học dân gian và với tư cách là phương tiện ngôn ngữ
diễn đạt kết quả tư duy, in đậm dấu ấn của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước,
mang nét riêng so với văn hoá dân tộc khác.
Là một loại hình văn học dân gian, nếu như tục ngữ của nhiều nước
phương Tây có nền văn hoá gốc du mục, văn minh đô thị, thương mại như
Nga, Anh, Pháp, Đức chủ yếu nói về các quan hệ xã hội thì trong kho tàng
tục ngữ Việt, số câu nói về các hiện tượng thiên nhiên liên quan đến nông
nghiệp, về kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi chiếm số lượng đáng kể. Những

18
công trình sưu tập và phân loại tục ngữ theo đề tài, hầu như đều có mục về
thiên nhiên, kinh nghiệm sản xuất liên quan đến nghề trồng lúa nước.
Từ kết quả khảo sát, tác giả đã cho thấy đời sống sản xuất nông nghiệp
lúa nước đã chi phối cách thức tổ chức cộng đồng; cách ứng xử với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội, cách nhận thức và lối diễn đạt của
người Việt, làm nên bản sắc văn hoá Việt, điều này được phản ánh khá rõ
trong tục ngữ. Nghiên cứu tục ngữ Việt một cách hệ thống chắc chắn sẽ rút ra
được nhiều điều thú vị về bản sắc văn hoá dân tộc trên cái nền chung của văn
hoá khu vực và văn hoá nhân loại [157, tr.79].
3.3.4. Nhóm bài viết về tục ngữ mới phản ánh văn hoá nông nghiệp
Tác giả Đỗ Quang Lưu với bài viết "Tục ngữ - châm ngôn và thời
đại"(1979) đã chia tục ngữ thành hai loại: Tục ngữ kinh nghiệm và tục ngữ
châm ngôn. Nếu tục ngữ châm ngôn mang ý nghĩa và tính chất của những
phương châm xử thế, phương châm hành động có tác dụng giáo dục đạo đức

nhân sinh quan truyền thống thì tục ngữ kinh nghiệm có mục đích thuần tuý
phổ biến tri thức thông thường và truyền thụ kinh nghiệm về mục đích sản
xuất. Trong tục ngữ kinh nghiệm tác giả đã đề cập đến những câu tục ngữ mới
về văn hoá nông nghiệp. Người nông dân tập thể đi lên sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa với đòi hỏi ngày một lớn về trình độ quản lý và kỹ thuật canh tác
mới đã lấy khẩu hiệu Sản xuất là khoá, văn hoá là chìa làm phương châm xây
dựng nông thôn trong giai đoạn mới [106, tr.102].
Tác giả Trần Gia Linh liên tiếp có những bài báo viết về thể loại tục
ngữ mới, bài đầu tiên là "Những biến đổi quan trọng của thể loại tục ngữ
trong thời đại mới" (1991). Trong bài viết này, tác giả đã khẳng định những
vấn đề quan trọng của tục ngữ mới. Tục ngữ mới đã sử dụng tục ngữ cổ
truyền gắn với việc thông tin những tư tưởng cách mạng, tục ngữ xuất hiện

×