MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
U
PHẦN MỞ ĐẦU 5 U
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 8
5. Cấu trúc Luận văn 8
Chương 1:
KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG LỊCH SỬ 9
1.1 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trước năm 1945 9
1.2 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 1945 đến năm 1975 11
1.3. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 1975 đến năm 1995 14
1.4 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa quan hệ đến khi
Hiệp định thương mại song phương được ký kết 23
Chương 2: THỰC TIỄN QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ NHỮNG NĂM
ĐẦU THẾ KỶ XXI 31
2.1 Các mối quan hệ chủ yếu trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ những năm
đầu thế kỷ XXI 31
2.1.1 Quan hệ Chính trị, Ngoại giao 31
2.1.2 Quan hệ Kinh tế 46
2.1.3 Quan hệ An ninh, Quốc phòng 55
2.1.4 Quan hệ Văn hoá, Giáo dục, Y tế 60
1
2.2 Những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ những năm
đầu thế kỷ XXI 69
2.2.1 Vấn đề Nhân quyền 69
2.2.2 Vấn đề Chất độc da cam 70
2.2.3 Vấn đề POW/MIA 75
2.2.4 Cộng đồng Người Việt Nam ở Hoa Kỳ 77
2.3 Đánh giá khái quát quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian qua 79
2.3.1 Những thuận lợi trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 79
2.3.2 Những khó khăn trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 82
Chương 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ 85
3.1 Triển vọng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 85
3.1.1 Chiều hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ 85
3.1.2 Chiều hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam 88
3.2 Các nhân tố chi phối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới . 91
3.3 Một số kiến nghị về chính sách của Việt Nam đối với quan hệ Việt Nam
– Hoa Kỳ trong thời gian tới 94
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
2
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Splitter.
A watermark is added at the end of each output PDF file.
To remove the watermark, you need to purchase the software from
/>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC
Asia - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BTA
Bilateral Trade Agreement
Hiệp định thương mại song phương
CĐDC
Chất độc da cam
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
GSP
Generalized System of Preferences
Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập chung của Hoa Kỳ
IIE
Institute of International Education
Viện Giáo dục Quốc tế
MIA
Missing in Action
Người Mỹ mất tích trong chiến tranh
PNTR
Permanent Normal Trade Relations
Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn
POW
Prisoners of War
Tù binh chiến tranh
TBCN
Tư bản chủ nghĩa
TPP
Trans Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
USAID
United States Assistance for International Development
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
VEF
Vietnam Education Fund
Quỹ giáo dục Việt Nam
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1.…………………………………………………………………… 26
Bảng 2.1.…………………………………………………………………… 48
Bảng 2.2.…………………………………………………………………… 50
Bảng 2.3.…………………………………………………………………… 51
Bảng 2.4.………………………………………………………………… 61
Bảng 2.5.………………………………………………………………… 77
Bảng 2.6.…………………………………………………………………… 79
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Ngày 12/7/1995, Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập lập quan hệ ngoại giao,
đến nay đã được mười sáu năm. Mười sáu năm qua đã chứng kiến rất nhiều
những tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước theo khuôn khổ “Đối tác xây
dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau
và cùng có lợi”[68, tr.4] đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả đôi bên, góp
phần gìn giữ hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương.
Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang có triển vọng
tốt trong quan hệ ngoại giao. Quan hệ hai nước đã phát triển khá nhanh chóng
và sôi động trên nhiều lĩnh vực với những nỗ lực của đôi bên nhằm đẩy nhanh
hơn nữa sự hợp tác có hiệu quả về nhiều mặt.
Sau 25 năm mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã có quan hệ hữu nghị với
nhiều nước trên thế giới và trở thành thành viên của hầu hết các tổ chức khu
vực và quốc tế quan trọng. Chính sách đối ngoại của Việt Nam xưa nay đều
bắt nguồn sâu xa từ truyền thống và văn hoá Việt Nam. Lịch sử Việt Nam đã
trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, người Việt Nam luôn
yêu chuộng hoà bình, hợp tác, hữu nghị. Đồng thời, để vượt qua quá khứ về
chiến tranh, dân tộc Việt Nam cũng đã sớm xoá bỏ hận thù để hướng tới
tương lai, đây chính là truyền thống, là bản sắc nhân văn của người Việt Nam
từ bao đời nay.
Với thế và lực mới, bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đã phấn đấu đạt
hiệu quả cao hơn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố vị thế
quốc gia. Công tác đối ngoại cũng bước sang một giai đoạn mới: giai đoạn
phát triển quan hệ và hội nhập theo chiều sâu với phương châm chủ động, tích
5
cực, có trách nhiệm trên cả hai bình diện song phương và đa phương như
trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI vừa qua đã nêu: “Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì
lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu
mạnh.”[10, tr.235 - 236]
Hoa Kỳ là quốc gia có sức mạnh tổng hợp vượt trội so với nhiều nước
khác trên thế giới, là cường quốc về kinh tế, quốc phòng, an ninh…, là đối tác
thuộc diện ưu tiên, là mối quan hệ chiến lược trong chính sách đối ngoại của
Việt Nam.
Về chính trị, Hoa Kỳ đóng vai trò chi phối nhiều tổ chức quốc tế và
trong quan hệ với các nước, nên việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho Việt Nam hội nhập vào cộng đồng quốc tế, đồng thời
việc tạo lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn sẽ giúp duy trì hoà bình ổn
định và phát triển không chỉ cho Việt Nam mà cho cả khu vực Đông Nam Á.
Về kinh tế, Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thể chi
phối nền kinh tế nhiều nước khác, nên Việt Nam có thể tranh thủ thị trường
rộng lớn, nguồn vốn, tiếp thu kỹ thuật công nghệ và phương thức quản lý tiên
tiến để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Là một siêu cường với những lợi ích toàn cầu, Hoa Kỳ luôn muốn duy
trì mối quan hệ với Việt Nam từ góc độ lợi ích chiến lược. Sau sự kiện
11/9/2001 Hoa Kỳ cho rằng việc tiếp tục phát triển quan hệ với Việt Nam
không chỉ khiến Hoa Kỳ mở rộng trận tuyến chống khủng bố mà còn đạt được
mục tiêu quân sự kiềm chế khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là một nước nhỏ
nhưng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu mới của Hoa Kỳ
cũng như nhiều nước trên thế giới. Hoa Kỳ sẽ có nhiều lợi ích khi quan hệ với
6
một nước Việt Nam phát triển ổn định, độc lập, mở cửa, hội nhập khu vực và
thế giới. Việt Nam là một thị trường có tiềm năng rất lớn với khoảng hơn 80
triệu dân, rất nhiều tài nguyên chưa được khai thác và có nguồn nhân lực trẻ,
dồi dào. Hiện tại Việt Nam được Hoa Kỳ coi là một trong số mười thị trường
lớn đang nổi lên với rất nhiều tiềm năng. Mặc dù vẫn còn một số tồn tại do
hậu quả của chiến tranh để lại nhưng có thể thấy việc phát triển quan hệ Việt
Nam – Hoa Kỳ là nhu cầu chung của cả hai bên. Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều
có được lợi ích thực sự khi đẩy mạnh quá trình hợp tác song phương đi vào
chiều sâu và thực chất hơn.
Để làm rõ thêm quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ Việt
Nam – Hoa Kỳ, tác giả đã chọn đề tài “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ những
năm đầu thế kỷ XXI” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ những nhân tố tác động trong
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI trên cơ sở tìm hiểu
về lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước qua đó đưa ra một số dự báo về triển
vọng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài báo, bài
viết, tham luận về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ như:
* Sách:
- “Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư” của GS. TS
Nguyễn Thiết Sơn (2004).
- “Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ” của PGS.
TS Phạm Xanh (2010).
* Luận văn Thạc sĩ:
- “Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954” của
Nguyễn Duy Quận (2006).
7
- “Thay đổi và nhất quán trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam: từ
nhiệm kỳ II của Clinton tới nhiệm kỳ I của Bush con” của Nguyễn Bích Ngọc
(2008).
- “Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong vấn đề giải quyết hậu quả bom
mìn còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam” của Trần Gia Quang (2009).
Tuy nhiên các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích về
một khía cạnh nào đó (chính trị, kinh tế) hoặc một giai đoạn trong quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ. Bước sang thế kỷ XXI, tình hình quốc tế và khu vực có
những diễn biến phức tạp, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001 phần nào có tác
động đến quan hệ hai nước, vì vậy người viết đã chọn giai đoạn này để nghiên
cứu, trên cơ sở sưu tầm, tổng hợp các tư liệu một cách có hệ thống và khoa
học. Luận văn sẽ khái quát và hệ thống quá trình phát triển của quan hệ Việt
Nam – Hoa Kỳ từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và dự báo về quan hệ
này trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như tên gọi của đề tài, đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là quá
trình vận động trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Luận văn vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử đồng thời
áp dụng một số lý thuyết Quan hệ quốc tế để giải quyết mặt lý luận khi nghiên
cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
5. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong lịch sử
Chương 2: Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI
Chương 3: Triển vọng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
8
Chương 1
KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG LỊCH SỬ
1.1 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trước năm 1945
Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử.
Sự kiện đầu tiên trong quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ được nhắc đến
trong những năm 1784 – 1789, Thomas Jefferson (khi đang là đại sứ Hoa Kỳ
tại Pháp) đã rất quan tâm đến giống lúa cạn Việt Nam ở Đàng Trong để đem
cấy tại trang trại ở bang Virginia. Ông đã có liên hệ với Hoàng tử Cảnh (1779
– 1801), con trai trưởng của Chúa Nguyễn Ánh để tìm giống lúa, nhưng
không đạt được kết quả.
Trong thời kỳ T.Jefferson làm Tổng thống (từ năm 1801 – 1809), phía
Hoa Kỳ đã có một số quan tâm đến Việt Nam: năm 1802 tàu Frame cập cảng
Đà Nẵng (21/5/1803), 16 năm sau tàu Franklin do thuyền trưởng Jonh White
chỉ huy cập cảng Vũng Tàu. Tuy nhiên trong giai đoạn này, Triều đình nhà
Nguyễn không mặn mà gì với các thương nhân phương Tây, còn phía Hoa Kỳ
thì lại thiếu hiểu biết về văn hoá, tập quán của người Việt Nam để có thể giúp
nhau vượt qua những do dự ban đầu.
Đến năm Minh Mạng thứ 13 (tức năm 1832) con tàu mang tên Peacock
do thuyền trưởng G.Thomompson chỉ huy đã đưa nhà ngoại giao E.Roberts
của Tổng thống A.Jackson đến Việt Nam vào Cảng Vũng Lấm tỉnh Phú Yên
đặt vấn đề Hoa Kỳ muốn giao thương với Việt Nam. Khi được hỏi về mục
đích của chuyến đi này họ nói: “chỉ muốn đến giao hiếu thông thương”. Cách
nói năng rất cung kính nhưng khi dịch thư ra có nhiều chỗ không hợp thể
thức. Vua cho quan quyền lãnh chức Thương bạc làm thư trả lời, đại ý nói
rằng: “Quý quốc đề nghị thiết lập quan hệ buôn bán với chúng tôi. Chúng tôi
chắc chắn không ngăn trở mối bang giao này. Nhưng mặt khác, các ông cũng
9
phải nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp đang được áp dụng ở nước chúng tôi,
tàu của các ông phải bỏ neo ngoài vũng Trà Sơn. Trong mọi trường hợp, các
ông không được phép xây dựng nhà trên đất liền. Nếu các ông làm như vậy là
các ông đã vượt quá giới hạn của phép nước chúng tôi”[52, tr.43] do đó, sứ
mệnh của phái đoàn giao thương chính thức giữa hai nước đã không thành
công.
Năm 1858 Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà, từ chỗ chống đỡ
yếu ớt, Triều đình Huế đã nhượng bộ và đầu hàng Pháp. Trước tình thế đó,
một số nhà Nho yêu nước tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ
Trạch, Bùi Viện… đã chủ trương dùng chính sách ngoại giao khôn khéo, tiến
hành giao thương với các nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự, nhằm tạo
thế cân bằng lực lượng để có thể “chế ngự người Pháp đang gây áp lực buộc
Triều đình Huế đầu hàng.”[63, tr.9]. Cuối năm 1874, Bùi Viện quyết định
sang Hoa Kỳ để cầu viện. Đến Washington, ông đã cố gắng tìm mọi cách để
được tiếp kiến với Tổng thống Hoa Kỳ. Tuy nhiên khi được Tổng thống Hoa
Kỳ Ulysses Simpson Grant (nhiệm kỳ 1869 – 1877) tiếp kiến nhưng ông lại
không có Quốc thư nên Tổng thống Hoa Kỳ không thể đi đến quyết định cuối
cùng. Bùi Viện đã không thể hoàn thành sứ mệnh ngoại giao của mình. Tuy
nhiên việc làm của ông đã có ý nghĩa lớn vì đã chủ trương mạnh dạn mở rộng
quan hệ bang giao với Hoa Kỳ. Năm 1884, triều Nguyễn ký với Pháp hiệp
ước đầu hàng Patenôtre, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong
kiến thuộc Pháp. Và cho đến trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ,
người Mỹ chủ yếu nhìn nhận về Việt Nam như một nước phong kiến nửa
thuộc địa ở Đông Dương dưới sự cai quản của thực dân Pháp.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939 - 1945): Pháp bị phát xít
Đức chiếm đóng (tháng 6/1940), Đông Dương trở thành khâu yếu nhất trong
hệ thống thuộc địa của Pháp, Nhật nhảy vào Đông Dương (tháng 9/1940) và
10
cuộc chiến tranh Châu Á – Thái Bình Dương nổ ra (tháng 12/1941). Do đó
năm 1941 Tổng thống Roosevelt xem việc Nhật Bản nhảy vào Đông Dương
là mối đe doạ đối với quyền lợi của Hoa Kỳ, vì việc chiếm Việt Nam sẽ tạo
cho Nhật Bản một căn cứ mở rộng quân sự ra khắp Đông Nam Á. Để bảo vệ
lợi ích, Hoa Kỳ không thể đứng ngoài cuộc chiến mà phải “đặt vấn đề tương
lai của Đông Dương trong một khung cảnh khác hẳn chiến lược của Hoa Kỳ
dự tính trong Chiến tranh thế giới thứ hai.”[52, tr.50]. Ngày 24/7/1941 khi
tiếp Đại sứ Nhật bản Nomura, Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt đề nghị phải
trung lập hoá Đông Dương bằng một hiệp ước của tất cả các nước quan tâm.
Sau đó, tại hội nghị Cairo (Ai Cập) năm 1943, Tổng thống Roosevelt đề nghị
thiết lập chế độ “uỷ trị quốc tế” cho Đông Dương khi chiến tranh kết thúc,
thực chất các đề nghị này là để nhằm giành lấy Đông Dương từ tay Pháp và
Nhật. Sau khi Roosevelt qua đời (12/4/1945), do Anh chống đối quyết liệt
cùng với nhiều phản đối trong nội bộ lãnh đạo, chủ trương “uỷ trị quốc tế” mà
Tổng thống Roosevelt theo đuổi đã không được thực hiện. Truman lên làm
Tổng thống (4/1945 - 1/1953), chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương
có sự thay đổi, tiếp tướng De Gaulle của Pháp thăm Hoa Kỳ ngày 22/8/1945,
Tổng thống Truman hứa không chống lại việc Pháp phục hồi quyền lực tại
Đông Dương. Như vậy cho đến thời điểm này, tuy chưa tuyên bố rõ ràng,
nhưng số phận Đông Dương dường như đã có trong dự kiến mới do Hoa Kỳ
sắp đặt.
1.2 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 1945 đến năm 1975
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc (1939 – 1945) với thắng lợi
của phe Đồng Minh đã tạo cơ hội cho Hoa Kỳ trở thành một cường quốc, có
vai trò chi phối các nước tư bản khác trên thế giới. Song Hoa Kỳ vấp phải một
trở ngại, đó là ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng tăng. Mặc dù bị tổn thất
nặng nề bởi chiến tranh nhưng Liên Xô là nước có uy tín chính trị, cùng với
11
hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (gồm
13 nước) và phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc, đã trở thành những lực
lượng mạnh mẽ thách thức Hoa Kỳ về hệ tư tưởng và lợi ích chiến lược. Đặc
điểm nổi bật và quan trọng nhất của thế giới sau chiến tranh lần thứ hai là sự
xuất hiện hai siêu cường, hai cực đối lập nhau trong đó một cực là phe Xã hội
chủ nghĩa (XHCN) do Liên Xô đứng đầu và một cực khác là phe Tư bản chủ
nghĩa (TBCN) do Hoa Kỳ đứng đầu. [43, tr.17]
Trong bối cảnh mới, Tổng thống Hoa Kỳ Truman cho ra đời chiến lược
toàn cầu mang tên “chiến lược ngăn chặn” mở đầu cuộc chiến tranh lạnh trên
toàn thế giới. Học thuyết Truman đưa ra những mục tiêu:
- Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản.
- Tập hợp các nước Tây Âu trong một liên minh quân sự do Hoa Kỳ chi
phối.
- Cùng với viện trợ kinh tế, củng cố chế độ tư bản ở những nơi bị suy
yếu.
- Mở cửa những thị trường mới, có tầm quan trọng đối với nền kinh tế
Hoa Kỳ.
- Dập tắt phong trào các dân tộc tự đứng lên giải phóng. [65, tr.53]
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á được hầu hết
các nước lớn quan tâm, các mối quan hệ quốc tế ở đây đan xen lẫn nhau hết
sức phức tạp. Để thực hiện chiến lược ngăn chặn cộng sản ở khu vực này, một
mặt Hoa Kỳ tiến hành hất cẳng Pháp, can thiệp trực tiếp vào Đông Dương,
mặt khác Hoa Kỳ tìm cách thúc đẩy các nước đồng minh phương Tây và các
nước trong khu vực nhanh chóng tiến tới thành lập một tổ chức phòng thủ khu
vực Đông Nam Á. Ngày 8/9/1945 Hoa Kỳ và các đại diện của Anh, Pháp,
Australia, NewZealand, Philippines, Pakistan, Thái Lan đã họp ở Manila
(Philippines) và ký kết hiệp ước thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
12
(SEATO), hiệp ước cũng xác định khu vực bảo hộ là toàn bộ khu vực Đông
Nam Á bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia. Cũng từ đây Hoa Kỳ bắt đầu
tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương để ngăn chặn sự ảnh hưởng cộng
sản ở Đông Nam Á theo học thuyết trên của Hoa Kỳ. Cuối tháng 1/1950 khi
thực dân Pháp hợp pháp hoá chính quyền bù nhìn Bảo Đại thì lập tức ngày
7/2/1950 Hoa Kỳ công nhận Chính phủ đó nhằm hợp thức hoá việc viện trợ
quân sự cho bọn tay sai không qua tay Pháp. Ngày 7/9/1951 Hội nghị hợp tác
kinh tế giữa Hoa Kỳ và chính quyền bù nhìn Việt Nam đi tới ký kết một văn
bản quy định Hoa Kỳ sẽ viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho bọn Việt gian. Cũng
từ đó viện trợ của Hoa Kỳ tăng lên, nếu như năm 1950 – 1951 tiền viện trợ
của Hoa Kỳ mới chỉ chiếm 13% trong chi phí chiến tranh thì năm 1952 đã lên
38%, năm 1953 là 45% và năm 1954 là 70%. [52, tr.57]. Bên cạnh đó, là một
thành viên tham gia hội nghị Genève (1954) nhưng Hoa Kỳ ngoan cố không
chịu ký vào văn bản cuối cùng nhằm lẩn tránh trách nhiệm và rảnh tay tiến
hành những hoạt động điên cuồng chống các nước Đông Dương. Giữa năm
1954 sau khi Pháp thất bại ở Việt Nam và phải ký hiệp định Genève (tháng
7/1954), Hoa Kỳ nhảy vào thay chân Pháp ở Miền Nam Việt Nam; đưa Ngô
Đình Diệm từ Hoa Kỳ về thay Bảo Đại biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc
địa kiểu mới. Đó chính là “cuộc bàn giao lịch sử” giữa chủ nghĩa thực dân cũ
và chủ nghĩa thực dân mới trên đất nước ta. [52, tr.68]
Từ năm 1954 đến năm 1975 Hoa Kỳ coi Miền Bắc Việt Nam là kẻ thù,
còn Miền Nam Việt Nam là chư hầu nhằm biến Miền Nam Việt Nam thành
thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, lập một phòng tuyến ngăn
chặn chủ nghĩa cộng sản đồng thời lấy Miền Nam Việt Nam làm căn cứ tấn
công Miền Bắc. Chiến tranh ở Việt Nam leo thang thành cuộc chiến tranh cục
bộ lớn nhất thế giới, từ năm 1965 – 1975 Việt Nam trở thành tiêu điểm chính
trị quốc tế và vấn đề Việt Nam đi vào trung tâm đời sống chính trị thế giới.
13
[31, tr.8]. Với âm mưu đè bẹp lực lượng cách mạng Việt Nam và “đẩy lùi
Miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá”, qua năm đời Tổng thống Hoa Kỳ
(Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon, Ford) điều hành bốn kế hoạch chiến
lược thực dân mới và chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ (“chiến tranh đơn
phương”, “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến
tranh”) bằng tất cả những chính sách can thiệp: chính sách kinh tế, chính sách
chính trị đến chính sách tột cùng là trực tiếp can thiệp bằng quân sự. Nhà
trắng và Lầu Năm góc đã tung vào Việt Nam một đội quân viễn chinh hơn 60
vạn tên, gồm quân Mỹ và quân của năm nước đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu
Á – Thái Bình Dương làm nòng cốt cho hơn một triệu quân nguỵ Sài Gòn.
Riêng về quân đội, Hoa Kỳ đã huy động rất nhiều lính bộ binh, lính thuỷ đánh
bộ, lực lượng không quân chiến thuật và chiến lược và đã giội xuống đất nước
Việt Nam hơn 7,8 tấn bom đạn. Ngoài ra Hoa Kỳ còn sử dụng những thành
tựu khoa học - kỹ thuật mới nhất vào mục đích huỷ diệt môi trường của Việt
Nam. Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, kiên cường, anh
dũng chiến đấu và cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đã kết
thúc thắng lợi vang dội bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào mùa xuân
năm 1975.
1.3. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 1975 đến năm 1995
Đây là giai đoạn khó khăn trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đã rút quân về nước song hội chứng Việt Nam vẫn đè nặng lên
Hoa Kỳ, nội bộ Hoa Kỳ vẫn còn nhiều chia rẽ. Trong tình hình đó chính quyền
Hoa Kỳ thực hiện chính sách bao vây cấm vận Việt Nam, cắt đứt mọi quan hệ
ngoại giao và kinh tế với Việt Nam. Chính sách cấm vận của Hoa Kỳ dựa vào
đạo luật 1951 quy định không cấp quy chế tối huệ quốc (MFN) cho các nước
cộng sản thù địch và đạo luật bổ sung Jackson – Vanik (1974) với một số nội
dung được áp dụng cụ thể với Việt Nam là: cấm giao lưu đi lại đối với công
14
dân, cấm hoạt động kinh doanh, buôn bán và đầu tư, trừng phạt các công ty
nước thứ ba nếu kinh doanh với Việt Nam, phong toả các tài sản của Việt Nam
tại Hoa Kỳ, ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế cho Việt Nam vay tiền. [77,
tr.26]. “Chính sách ngoại giao cấm vận chống Việt Nam có thể nói gọn là sự
kéo dài một cuộc chiến tranh chưa từng được chính thức phát động, nhưng
chưa từng được chính thức kết thúc.” [29, tr.44]. Trong thời gian năm 1975,
1976 dưới thời Tổng thống Gerald Ford (1974 – 1977), Hoa Kỳ đã ba lần dùng
quyền phủ quyết của mình để ngăn cản Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc.
Dưới thời Tổng thống Jimmy Carter (1977 – 1981), Hoa Kỳ đã xúc
tiến một số bước đi nhằm tìm kiếm bình thường hoá quan hệ với Việt Nam do
xã hội Hoa Kỳ bị chia rẽ sâu sắc và ảnh hưởng của hội chứng chiến tranh Việt
Nam rất nặng nề. Tại Liên Hợp Quốc, Tổng thống J.Carter đã tuyên bố “Ở
Đông Nam Á và Thái Bình Dương Hoa Kỳ sẽ củng cố sự gắn bó với bạn bè
truyền thống và sẽ cố gắng cải thiện quan hệ với các thù địch cũ của Hoa Kỳ”
(tháng 3/1977). Thông qua trung gian là Liên Xô, Tổng thống J.Carter đã gửi
đến Chính phủ Việt Nam đề nghị về một kế hoạch bình thường hoá quan hệ
gồm ba điểm:
1. Phía Việt Nam thông báo cho Hoa Kỳ tin tức về những người Mỹ
mất tích trong chiến tranh (MIA).
2. Hoa Kỳ đồng ý với việc Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc và sẵn
sàng thiết lập quan hệ ngoại giao cũng như bắt đầu quan hệ buôn bán
với Việt Nam.
3. Hoa Kỳ có thể đóng góp vào việc khôi phục Việt Nam thông qua
việc phát triển buôn bán và các hình thức hợp tác khác. [69, tr.20]
Dựa vào chính sách trên, chính quyền Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc
đàm phán với Việt Nam.
Ngày 16/8/1977 phái đoàn đại diện đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ
đến thăm Việt Nam để tìm kiếm tin tức về MIA. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ đã thôi
15
không dùng quyền phủ quyết việc Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (Việt
Nam gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977) và tổ chức các cuộc đàm phán
thường kỳ Hoa Kỳ - Việt Nam tại Paris (ngày 3,4/5/1977 và ngày 2,3/6/1977).
Tuy nhiên trong khi các cuộc thương lượng Hoa Kỳ - Việt Nam đang được
tiến hành ở Paris, ngày 4/5/1977, Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua một sửa đổi
đạo luật về viện trợ nước ngoài do các nghị sĩ Cộng hoà bảo trợ đã được
thông qua nhanh chóng với 266 phiếu chống và 191 phiếu thuận, qua đó
“ngăn cấm Chính phủ Hoa Kỳ không được “đàm phán đền bù chiến tranh,
viện trợ, hoặc bất cứ một hình thức chi trả với Việt Nam.”[69, tr.22]. Thực tế,
trong khoảng thời gian từ năm 1975 - 1978 cơ hội hiếm hoi để xúc tiến những
nỗ lực đi đến bình thường hoá quan hệ đã qua đi do tâm lý thua trận và sự
chống đối Việt Nam rất sâu sắc trong chính giới và quốc hội Hoa Kỳ.
Giai đoạn 1981 – 1989 quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ dưới thời Tổng
thống Ronald Reagan trong tình trạng căng thẳng. Hoa Kỳ đã thực hiện chính
sách “ba không” với Việt Nam: 1. Không có quan hệ ngoại giao, 2. Không
buôn bán, 3. Không viện trợ. [69, tr.22]
Năm 1986 Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới, mở cửa đã tác động
tích cực đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội
VI Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 nêu “ta tiếp tục bàn bạc với Hoa Kỳ
giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện
quan hệ với Hoa Kỳ vì hoà bình, ổn định, ở Đông Nam Á”. Vì vậy hai bên bắt
đầu có những tiếp xúc trở lại, đặc biệt Hoa Kỳ rất quan tâm vấn đề MIA.
Tháng 8/1987 Hoa Kỳ đã cử tướng J.Vessey tới Việt Nam để tiếp xúc giải
quyết vấn đề POW/MIA, mở đầu cho việc khởi động lại các quan hệ song
phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Với truyền thống nhân đạo, Việt Nam đã
hợp tác tích cực và có hiệu quả với Hoa Kỳ giải quyết vấn đề POW/MIA.
Tháng 5/1988, Bộ Chính trị khóa VI đã ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và
16
chính sách đối ngoại trong tình hình mới nhấn mạnh chính sách thêm bạn bớt
thù, đa dạng hóa quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng
có lợi. [74, tr.3]
Hội nghị Trung ương 6, khóa VI (tháng 3/1989) đã cụ thể hoá đường
lối đối ngoại thời gian này là chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ
chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế. Với cách tiếp cận mới
trong tình hình mới, Việt Nam đã lần lượt thu được nhiều thành tích hoạt
động đối ngoại những năm đầu thập niên 1990, từng bước thoát ra khỏi thế cô
lập trong bối cảnh tan vỡ của hệ thống XHCN, hội nhập từng bước vào khu
vực và thế giới. [74, tr.3]. Mặt khác do sự tiến triển của tình hình Campuchia,
tháng 9/1989 Việt Nam đã rút hết quân tình nguyện về nước, góp phần thúc
đẩy giải pháp cho vấn đề Campuchia. Các bước đi của Việt Nam đã loại bỏ lý
do chính trị của chính sách bao vây cấm vận và có ảnh hưởng lớn đến tình
hình nội bộ Hoa Kỳ làm cho số người chủ trương bình thường hoá với Việt
Nam trong Hoa Kỳ ngày càng tăng lên. Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 tình
hình thế giới có những biến động làm thay đổi căn bản trật tự quốc tế. Trong
thời gian từ năm 1989 đến năm 1991 CNXH đã lần lượt sụp đổ ở các nước
Đông Âu và ở Liên Xô, thế cân bằng chiến lược trên phạm vi toàn cầu đã thay
đổi, quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc không còn bị chi phối nặng nền bởi ý
thức hệ, thay vào đó là lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu trong quan hệ
quốc tế [38, tr.7] đặt các nước, trước hết là các nước lớn trước yêu cầu cần
điều chỉnh chiến lược.
Ra khỏi Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ vẫn phải đối phó với một loạt các
thách thức nảy sinh từ trong nội bộ và sự cạnh tranh gay gắt ngoài nước. Hoa
Kỳ đứng trước sự lựa chọn hướng nội và hướng ngoại, giữa yêu cầu củng cố
trong nước và tham vọng bành trướng trên toàn cầu.
Như vậy sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực sau chiến tranh
lạnh đã tác động mạnh tới sự điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ. Chính quyền
17
Tổng thống George H.W.Bush công bố “Trật tự thế giới mới” [65, tr.53] đưa
ra “chiến lược phòng thủ mới” (8/1990) với mục tiêu lớn nhất là triệt để lợi
dụng sự thất bại của Liên Xô, Đông Âu nhằm xoá bỏ CNXH trên phạm vi
toàn cầu, thiết lập một hình thái kinh tế TBCN do Hoa Kỳ lãnh đạo. Trong
chiến lược này, cùng với Trung Quốc, CuBa, Việt Nam được xếp vào nhóm
thứ 3 gồm những nước “tỏ ra có chuyển biến kinh tế thị trường nhưng trên
thực tế vẫn duy trì chế độ độc đảng”. Những biện pháp kèm theo được áp
dụng các đối tượng trên là “một mặt phát triển quan hệ kinh tế, mặt khác ép
các nước này tự do hoá kinh tế và tôn trọng nhân quyền theo giá trị phương
Tây; đẩy mạnh các hoạt động thâm nhập nội bộ, thực hiện diễn biến hoà bình,
tuyên truyền, xúi giục gây bạo loạn và lật đổ…”. [88]
Như vậy do tình hình thế giới và Hoa Kỳ có nhiều thay đổi, Hoa Kỳ
buộc phải điều chỉnh chính sách đối với các nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.
Sáng ngày 9/4/1991 tại New York, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách
các vấn đề Châu Á R.Solomon trao cho đại diện của Việt Nam Trịnh Xuân Lãng
bản lộ trình bốn bước về bình thường hoá quan hệ với Việt Nam với nội dung cơ
bản như sau:
“Giai đoạn 1: Bắt đầu từ tháng 10/1991, bằng việc ký kết hiệp định
quốc tế về Campuchia. Sau đó, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiến hành các cuộc
thảo luận về vấn đề POW/MIA, Việt Nam phải hợp tác với Hoa Kỳ để giải
quyết đầy đủ vấn đề MIA trong vòng hai năm; Việt Nam phải cho phép
những người Việt Nam trước đây làm việc cho Hoa Kỳ được xuất cảnh sang
Hoa Kỳ theo chương trình ODP. Để đáp lại, Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ lệnh cấm vận
đối với các nhà ngoại giao Việt Nam ở New York được đi vượt quá phạm vi
25 dặm quy định; bắt đầu các cuộc đàm phán song phương về bình thường
18
hoá quan hệ ngoại giao; và Hoa Kỳ cũng cho phép các nhà kinh doanh và các
nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ đi thăm Việt Nam.
Giai đoạn 2: Bắt đầu bằng cuộc ngừng bắn và thiết lập chính quyền của
Liên Hiệp Quốc tại Campuchia. Đồng thời, Việt Nam phải tiếp tục cung cấp
thêm danh sách các quân nhân Hoa Kỳ bị mất tích trong cuộc chiến ở Việt
Nam. Làm được như vậy, Hoa Kỳ sẽ bác bỏ một phần lệnh cấm vận đối với
Việt Nam. Ví dụ, Hoa Kỳ sẽ cử phái đoàn cấp cao tới Việt Nam để đàm phán
về việc bình thường hoá quan hệ; cho phép liên lạc viễn thông giữa Hoa Kỳ
và Việt Nam; bãi bỏ mọi hạn chế đối với các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ
đối với Việt Nam; Hoa Kỳ cho phép các công ty Hoa Kỳ mở văn phòng
thương mại tại Việt Nam.
Giai đoạn 3: Bắt đầu sau khi Liên Hiệp Quốc có mặt ở Campuchia ít
nhất là 6 tháng và sau khi quân đội, cố vấn Việt Nam rút khỏi Campuchia.
Việt Nam vẫn cần tiếp tục tích cực hợp tác giải quyết vấn đề POW/MIA. Thời
gian này, hai nước sẽ mở văn phòng liên lạc ngoại giao ở hai thủ đô Hà Nội
và Washington. Đồng thời, Hoa Kỳ tiến hành bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận
thương mại đối với Việt Nam.
Giai đoạn 4: Diễn ra sau cuộc bầu cử tự do và thành lập Quốc hội mới
ở Campuchia, dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc. Trong giai đoạn này,
nếu Việt Nam giải quyết vấn đề POW/MIA và vấn đề nhân quyền đáp ứng
yêu cầu của phía Hoa Kỳ, thì Hoa Kỳ sẽ thiết lập các quan hệ ngoại giao cấp
đại sứ với Việt Nam, đồng thời ủng hộ Việt Nam vay tiền ở các ngân hàng
quốc tế.” [88]
Với bản lộ trình trên chứng tỏ đã có bước tiến mới trong chính sách của
Hoa Kỳ đối với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991), Việt Nam xác định nhiệm vụ
đối ngoại trong thời kỳ mới với chủ trương “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi
19
với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên
cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình với phương châm “Việt Nam
muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà
bình, độc lập và phát triển.” [6, tr.226 – 227]. Tình hình này đã tác động đến
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ theo chiều hướng tích cực bằng hàng loạt động
thái sau:
Tháng 7/1991 Văn phòng MIA của Hoa Kỳ chính thức đi vào hoạt
động tại Hà Nội, Việt Nam.
Ngày 23/10/1991 Việt Nam và các bên liên quan đã ký Hiệp định Paris
về Campuchia. Ngoại trưởng J.Baker tuyên bố Hoa Kỳ sẵn sàng tiến tới bình
thường hoá quan hệ với Việt Nam.
Ngày 21/11/1991 tại New York đã diễn ra cuộc đàm phán giữa phái
đoàn Việt Nam do Thứ trưởng ngoại giao Lê Mai dẫn đầu và phái đoàn Hoa
Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Châu Á R.Solomon
dẫn đầu đã chính thức thảo luận về các vấn đề liên quan đến thể thức bình
thường hoá quan hệ ngoại giao và thành lập các nhóm làm việc để giải quyết
các vấn đề tương ứng. Hoa Kỳ bỏ hạn chế cấm du lịch có tổ chức vào Việt
Nam. Cho phép Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) được trực tiếp
viện trợ nhân đạo đối với Việt Nam (12/1991).
Năm 1992 Tổng thống George H.W.Bush cho phép các công ty Hoa
Kỳ mở các phòng đại diện tại Việt Nam (14/12/1992), nhưng chưa thực hiện
hợp đồng cho đến khi lệnh cấm vận được bãi bỏ hoàn toàn; tiến hành các cuộc
tiếp xúc chính thức với Việt Nam bàn cách giải quyết các vấn đề tồn tại, thúc
đẩy bình thường hoá: ba cuộc gặp cấp Bộ trưởng Ngoại giao, năm lần cử đặc
phái viên Tổng thống vào Việt Nam, nhiều cuộc gặp cấp Thứ trưởng ngoại
giao và nhóm công tác. Hoa Kỳ cũng có thái độ đánh giá cao sự hợp tác của
Việt Nam về vấn đề MIA, ngày 23/12/1992 Tổng thống George H.W.Bush
20
tuyên bố “Hôm nay, cuối cùng tôi đã tin rằng chúng ta có thể bắt đầu viết
chương cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam.” [69, tr.24] tuy nhiên tuyên bố
này đã gặp phải sự chống đối trong nội bộ Chính quyền Hoa Kỳ. Như vậy,
Chính quyền Tổng thống George H.W.Bush tuy không đạt được bình thường
hoá quan hệ với Việt Nam nhưng đã đặt nền móng cơ bản cho quá trình này.
Ngày 20/1/1993 Bill Clinton chính thức nhậm chức Tổng thống Hoa
Kỳ. Trong nhiệm kỳ thứ nhất (1993 – 1996) Tổng thống B.Clinton đã điều
chỉnh chiến lược toàn cầu, thực thi chiến lược mới vào năm 1995 mang tên
“Chiến lược an ninh quốc gia. Sự cam kết và mở rộng” với ba mục tiêu trung
tâm: “1. Duy trì an ninh với các lực lượng quân sự luôn luôn sẵn sàng chiến
đấu, 2. Tăng cường khôi phục tính sống động của nền kinh tế Hoa Kỳ, 3.
Thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài.” [4,tr.10-11] thể hiện vai trò lãnh đạo, chi
phối thế giới của Hoa Kỳ với tư cách là siêu cường của thời kỳ hậu chiến
tranh lạnh.
Ngày 2/7/1993 Tổng thống B.Clinton tuyên bố “ưu tiên cao nhất của
Hoa Kỳ trong giải pháp đối với Việt Nam là đạt được một sự thống kê đầy đủ
về các tù binh và những người mất tích khi làm nhiệm vụ… Quan hệ Hoa Kỳ
- Việt Nam sẽ hoàn toàn tuỳ thuộc vào tiến bộ thêm nữa của người Việt Nam
về vấn đề POW/MIA.” [52,tr.70]
Sau tuyên bố này, ngày 17/7/1993 Chính phủ Việt Nam đã đồng ý cho
phép ba nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ được đóng ở thủ đô Việt Nam trong sứ
mệnh giải quyết vấn đề MIA. Ngày 18/8/1993 S.Marciel đã trở thành quan
chức ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên được phép thường trú tại Việt Nam.
Tháng 1/1994, sau khi Tổng thống B.Clinton trình Quốc hội bản báo
cáo đánh giá tiến độ đạt được trong việc MIA, ngày 27/1/1994 Thượng viện
Hoa Kỳ đã đề nghị Tổng thống B.Clinton bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối
với Việt Nam.
21
Ngày 3/2/1994 Tổng thống B.Clinton đã ra tuyên bố chính thức bãi bỏ
lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam và đồng ý mở cơ quan liên lạc
giữa hai nước. Tháng 5/1994 Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết Hiệp định Lãnh sự.
Ngày 8/10/1994 Quốc hội Hoa Kỳ thông qua nghị quyết khuyến nghị huỷ bỏ
lệnh cấm viện trợ cho Việt Nam. Tính đến cuối năm 1994 buôn bán giữa hai
nước đạt con số là 220 triệu USD, đầu tư của Hoa Kỳ đã vươn lên vị trí thứ
13 trong việc đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Các công ty và tập đoàn lớn, nổi
tiếng của Hoa Kỳ như Mobil Oil, Ford, Chrysler, US Telecom, City Bank…
đều có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Ngày 28/1/1995 Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức ký Hiệp định giải
quyết các vấn đề về bồi thường và thành lập Văn phòng Liên lạc tại thủ đô
của mỗi nước (2/1995). Ngày 15/5/1995 Việt Nam trao cho Phái đoàn của
Tổng thống Hoa Kỳ một bộ tài liệu về MIA và đã được Lầu Năm góc đánh
giá là tài liệu chi tiết và đầy đủ thông tin nhất. Như vậy, trở ngại cuối cùng từ
phía Hoa Kỳ đối với việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trên thực tế
đã được giải toả, sau 20 năm kể từ ngày Hoa Kỳ thất bại ở Việt Nam (1975 –
1995) những tiền đề, điều kiện khách quan và chủ quan cho việc bình thường
hoá quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ đã đi đến chín muồi.
Như vậy, kể từ sau khi Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với
Việt Nam, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên tất cả các phương diện như chính
trị, thương mại, đầu tư, giải quyết nợ cũ tồn đọng đã được khởi sắc.
Ngày 11/7/1995 Tổng thống B.Clinton tuyên bố Hoa Kỳ chính thức
bình thường hoá quan hệ với Việt Nam “Một thế hệ trước đây đã có những
đánh giá khác nhau về cuộc chiến tranh đã từng chia rẽ chúng ta hết sức gay
gắt… Bước đi này cũng sẽ giúp đất nước chúng ta tiến lên phía trước về một
vấn đề chia rẽ người Mỹ với nhau quá lâu rồi.” [53,tr.2] Đáp lại, Thủ tướng
Việt Nam Võ Văn Kiệt trong bản Tuyên bố ngày 12/7/1995 khẳng định “Từ
22
lâu, Chính phủ và nhân dân Việt Nam vẫn chủ trương Hoa Kỳ và Việt Nam
cần hướng về tương lai, xây dựng mối quan hệ bình thường giữa hai nước. Vì
vậy, Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoan nghênh quyết định ngày 11 tháng
7 năm 1995 của Tổng thống Bill Clinton và sẵn sàng cùng Chính phủ Hoa Kỳ
thoả thuận một khuôn khổ hợp tác mới cho quan hệ giữa hai nước trên cơ sở
bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, cùng có lợi và phù hợp với các nguyên tắc phổ biến của
luật pháp quốc tế.” [83, tr.7] Ngày 28/7/1995 Hoa Kỳ và Việt Nam tuyên bố
chính thức mở cơ quan liên lạc tại thủ đô của mỗi nước đồng thời kí các hiệp
định về tài sản ngoại giao và các tài sản khác của Việt Nam ở Hoa Kỳ và của
Hoa Kỳ ở Việt Nam, đánh dấu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã chính thức
bước sang một trang mới, tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng quan hệ và
nâng cao vị thế trên trường quốc tế, đóng góp tích cực vào xu thế chung là
hoà bình và hợp tác vì lợi ích phát triển của thế giới.
1.4 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hóa quan hệ đến khi
Hiệp định thương mại song phương được ký kết
Sau khi bình thường hoá quan hệ, hai nước đã thiết lập và duy trì mối
quan hệ tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực.
* Quan hệ chính trị ngoại giao
Hai nước tiếp tục có những bước phát triển tốt đẹp thông qua các
chuyến thăm của cả hai bên, cụ thể là: chuyến thăm Việt Nam của Ngoại
trưởng W.Christopher (5 – 7/8/1995) nhấn mạnh đến ưu tiên của Hoa Kỳ
trong vấn đề MIA, đồng thời chủ trì buổi lễ thiết lập Đại sứ quán Hoa Kỳ tại
Hà Nội (6/8/1995); Từ ngày 7 – 10/10/1995 Cựu Bộ trưởng Quốc phòng
R.MacNamara thăm chính thức Việt Nam. Tháng 10/1995 Bộ trưởng Ngoại
giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm thăm và làm việc chính thức tại Hoa Kỳ.
23
Các chuyến viếng thăm của: Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ
W.Lord (1/1996), Thứ trưởng Bộ Cựu binh Hoa Kỳ H.Gober (3/1996), đoàn
đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ do Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hoà Thad
Cochran dẫn đầu (7/1996), Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống
B.Clinton Anthony Lake thăm Hà Nội (7/1996) để kỷ niệm một năm ngày
bình thường hoá quan hệ giữa hai nước … Trong các cuộc tiếp xúc và hội
đàm với phía Việt Nam, phía Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều đề nghị cụ thể để thúc
đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tiếp theo, trong đó vấn đề
MIA vẫn là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ song phương giữa hai nước bên
cạnh đó Hoa Kỳ hoan nghênh Việt Nam gia nhập ASEAN (tháng 7/1995) và
có vai trò tích cực trong Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) cũng như tiến tới
gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)…
Sau hai năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, hai nước đã chính
thức trao đổi Đại sứ (tháng 4/1997 Tổng thống B.Clinton đã chính thức bổ
nhiệm ông Pete Peterson làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tháng 5/1997, Việt
Nam bổ nhiệm ông Lê Văn Bàng làm Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ). Để thúc
đẩy sự phát triển quan hệ giữa hai nước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine
Albright đã sang thăm Việt Nam (26 - 28/6/1997) khẳng định “Chính sách của
Hoa Kỳ là muốn có một Việt Nam giàu mạnh, thịnh vượng, hội nhập vào khu
vực và thế giới, Hoa Kỳ sẽ thực thi các nỗ lực để thúc đẩy quan hệ thương mại
song phương.” [95, tr.2] Ngược lại, từ ngày 30/9 - 2/10/1998 Phó Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã có chuyến thăm và làm
việc chính thức tại Hoa Kỳ. Bắt đầu từ năm 1999, đối thoại chính trị hàng năm
giữa hai nước ở cấp Thứ trưởng cũng góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn
nhau và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại
trưởng Hoa Kỳ M.Albright (9/1999) và chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (9/2000) đã tăng cường thêm nữa mối quan
hệ chính trị ngoại giao của Việt Nam – Hoa Kỳ.
24