1
MỤC LỤC
MỤC LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
3
1. Tính cấp thiết của đề tài
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5
4. Phạm vi nghiên cứu
5
5. Phương pháp nghiên cứu
6
6. Nguồn tài liệu
6
7. Đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của Luận văn
6
8. Kết cấu của luận văn
7
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ DẦU LỬA TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
8
1.1. Tầm quan trọng của dầu lửa
8
1.1.1. Dầu lửa với tư cách là nguồn năng lượng quan trọng
8
1.1.2. An ninh dầu lửa
10
1.2. Tác động của dầu lửa đến quan hệ quốc tế
14
1.2.1. Tác động tích cực
14
1.2.2. Tác động tiêu cực
18
1.3. Vai trò của dầu lửa đối với an ninh của nước Mỹ
20
1.3.1. Tình hình sử dụng dầu lửa ở Mỹ
20
1.3.2. Quan điểm của Mỹ về an ninh dầu lửa
21
1.4. Vị trí chiến lược của các nước vùng Vịnh Pếc-xích
23
1.4.1. Khái quát về các nước vùng Vịnh Pếc-xích
23
1.4.2. Vị trí chiến lược của các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích đối với Mỹ trên lĩnh
vực an ninh, chính trị
25
1.5. Tiểu kết Chương 1
27
CHƯƠNG 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÂN TỐ DẦU LỬA TRONG
QUAN HỆ CỦA MỸ VỚI CÁC QUỐC GIA VÙNG VỊNH PẾC-XÍCH
29
2.1. Chính sách của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc - xích sau Chiến tranh lạnh
29
2.1.1. Yếu tố dầu lửa trong quan hệ Mỹ - Iran
30
2.1.2. Yếu tố dầu lửa trong vấn đề Irắc
35
2.1.3. Yếu tố dầu lửa trong quan hệ Mỹ - Cô oét
41
2.1.4. Yếu tố dầu lửa trong quan hệ Mỹ - Ảrập Xê út
44
2.1.5. Yếu tố dầu lửa trong quan hệ Mỹ - Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
49
2.2. Đánh giá chính sách của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích
55
2
2.2.1. Về chính trị
55
2.2.2. Về kinh tế
60
2.2.3. Về quân sự
67
2.3. Tiểu kết Chương 2
70
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ GIỮA MỸ VÀ CÁC QUỐC GIA
VÙNG VỊNH PẾC-XÍCH
72
3.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh Pếc-
xích trong thời gian tới
72
3.1.1. Xu hướng biến động của tình hình dầu lửa thế giới
72
3.1.2. Nhu cầu về dầu lửa của Mỹ ngày càng tăng
73
3.1.3. Sự cạnh tranh của Nga và Trung Quốc
74
3.2. Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích
80
3.3. Phản ứng của các nước
83
3.3.1. Phản ứng của các quốc gia vùng Vịnh Pếc - xích
83
3.3.2. Thái độ của OPEC đối với chính sách dầu lửa của Mỹ
85
3.4. Tiểu kết Chương 3
87
KẾT LUẬN
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
91
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Bản đồ khu vực Trung Đông và Vịnh Pếc-xích
95
PHỤ LỤC 2. Cơ sở hạ tầng dầu lửa và khí đốt ở vùng Vịnh
97
PHỤ LỤC 3. Danh sách 21 mỏ dầu lớn nhất thế giới
98
PHỤ LỤC 4. Danh sách 10 nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới
99
PHỤ LỤC 5. Những quốc gia có dự trữ dầu lớn trên thế giới
100
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng đã trở thành một trong những yếu
tố tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến đời sống quan hệ quốc tế. Năng lượng - đặc
biệt là dầu lửa có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, là một trong
các yếu tố quyết định tốc độ và khả năng phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc
phòng của một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia lớn. Dầu lửa còn là “quân cờ”
quan trọng mà các nước sử dụng trong bàn cờ chiến lược thế giới. Dầu lửa mang lại
cho những quốc gia giàu nguồn tài nguyên này vị thế quan trọng và sức hấp dẫn
lớn, nhưng đồng thời nó cũng là nguồn gốc của những cuộc xung đột quốc tế. Nhiều
cuộc chiến tranh trên thế giới đã xảy ra trong thời gian gần đây mà nguyên nhân sâu
xa bắt nguồn từ dầu lửa. Vấn đề an ninh dầu lửa đang trở thành vấn đề quan tâm
hàng đầu của các nước và có tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế.
Mặc dù khoa học công nghệ đã phát triển vượt bậc và ngày càng có nhiều
nguồn năng lượng khác thay thế như năng lượng nguyên tử, thủy năng, năng lượng mặt
trời, năng lượng gió…nhưng dầu mỏ vẫn là một trong những nguồn năng lượng chủ
đạo và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người trong nhiều năm tới. Nguồn tài
nguyên thiên nhiên không phải là vô tận này đã, đang và sẽ trở thành tâm điểm cạnh
tranh của các nước lớn trên hành tinh chúng ta. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến
những điều chỉnh mạnh trong quan hệ giữa các nước lớn và các quốc gia giàu tài
nguyên dầu mỏ trong thời gian qua. Những điều chỉnh đó đã góp phần làm cho quan hệ
quốc tế, đặc biệt là “ngoại giao năng lượng” trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Đối với Mỹ, một quốc gia có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất trên thế giới,
một siêu cường trong quan hệ quốc tế hiện đại, thì vấn đề năng lượng càng cấp
thiết. Những chính sách, động thái của Mỹ tại các khu vực trên thế giới kể từ sau
Chiến tranh lạnh dường như đều có “mùi dầu mỏ”. Nhìn lại lịch sử phát triển trong
quan hệ quốc tế của Mỹ đặc biệt là trong quan hệ với các nước vùng Vịnh Pếc-xich
đều nổi lên một nhân tố bất biến và được xác định khá rõ ràng, đó là lợi ích quốc
4
gia. Một điểm chung giữa các khu vực mà Mỹ dính líu là có nguồn dầu lửa và khí
đốt phong phú.
Đằng sau lợi ích của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích, đó là
những toan tính và mưu đồ chính trị, Mỹ muốn khống chế khu vực giàu tài nguyên
dầu lửa cũng như có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng ở Châu Á nhằm mục
đích duy trì và xác lập vị trí lãnh đạo trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Với những lý do trên, em quyết định lựa chọn:“Nhân tố dầu lửa trong quan
hệ cuả Mỹ với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích sau chiến tranh lạnh” làm đề tài
cho Luận văn cao học chuyên ngành Quan hệ quốc tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở trong nước, dầu lửa hiện nay là một trong những chủ đề được nhiều học giả
quan tâm. Một số nghiên cứu về chính sách dầu lửa và vấn đề an ninh dầu lửa của các
quốc gia trên thế giới như Đề tài “Tổng quan năng lượng và chính sách năng lượng
quốc gia giai đoạn đến năm 2010 và 2020” (Bộ Công thương, Hà Nội, 2006), Luận văn
Thạc sĩ “Vấn đề an ninh năng lượng ở Trung Quốc giai đoạn hiện nay” (Hà Thu Thảo -
Học viện Quan hệ quốc tế, 2006), “Vấn đề an ninh năng lượng trong quan hệ quốc tế
hiện nay”, tác giả Nguyễn Hải Anh (2006) đã phân tích, nghiên cứu diễn biến và tác
động của vấn đề an ninh năng lượng trong quan hệ quốc tế. Một số bài viết trên báo,
tạp chí nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề dầu lửa. Tác giả Nguyễn Anh Tuấn (Học
viện Quan hệ quốc tế - Bộ Ngoại giao) có bài viết “An ninh dầu lửa: Vấn đề và giải
pháp tại các nước Đông Nam Á” trên tạp chí Kinh tế thế giới số 121 năm 2006. Tác giả
Vũ Lê Thái Hoàng có bài viết “Chiến lược dầu mỏ của Trung Quốc và cuộc chạy đua
dầu mỏ - khí đốt giữa Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế kỷ XXI” trên tạp chí Nghiên
cứu quốc tế số 59 năm 2004.
Ở nước ngoài, có không ít công trình nghiên cứu về dầu lửa và an ninh dầu
lửa của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga.
Các công trình khoa học trên đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc làm
rõ tầm quan trọng chiến lược và tiềm năng dầu lửa vô cùng phong phú của các nước
trên thế giới nói chung và của một số nước nói riêng. Tuy nhiên, chưa có nhiều
5
công trình nghiên cứu về quan hệ của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích
từ sau Chiến tranh lạnh. Hy vọng đề tài của em sẽ đóng góp vào khoảng trống này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích những diễn biến trong quan hệ của Mỹ với các quốc
gia vùng Vịnh Pếc-xích dưới tác động của vấn đề dầu lửa trong giai đoạn từ sau
Chiến tranh lạnh, qua đó, làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề dầu lửa trong quan
hệ kinh tế quốc tế. Để đạt được mục đích nghiên cứu này, luận văn đề ra một số
nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ vị trí, vai trò của dầu lửa trong quan hệ quốc tế và chiến lược của Mỹ
đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích.
- Phân tích quá trình điều chỉnh chính sách dầu lửa của Mỹ ở khu vực và tác
động của nó đến quan hệ của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích.
- Đánh giá kết quả, tác động và chính sách của Mỹ đối với các quốc gia vùng
Vịnh Pếc-xích, đồng thời đưa ra dự báo về triển vọng trong quan hệ của Mỹ đối với
khu vực này trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, đề tài sẽ giới hạn một số phạm vi
nghiên cứu như sau:
- Nội dung: Đề tài nghiên cứu nhân tố dầu lửa tác động như thế nào trong
chính sách của Mỹ đối với các nước vùng Vịnh Pếc-xích và xu hướng quan hệ giữa
Mỹ và khu vực này trong thời gian tới, tập trung chủ yếu vào dầu mỏ.
- Thời gian: Đề tài tập trung đánh giá nhân tố dầu lửa trong chính sách đối
với các nước vùng Vịnh Pếc-xích của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh (1989) đến hết
thập niên đầu thế kỷ XXI.
- Không gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với
các quốc gia Vịnh Pếc-xích, bao gồm các quốc gia có nguồn dầu lửa phong phú
như: Iran, Irắc, Cô-oét, Arập Xê-út, Qatar, Baranh, Các Tiểu vương quốc Arập
thống nhất và Ôman. Nhưng do điều kiện thời gian và khó khăn trong việc tìm tài
6
liệu nên đề tài chỉ tập trung vào một số nước có trữ lượng dầu lửa lớn như: Iran,
Irắc, Cô-ét, Arập Xê-út và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình
nghiên cứu, là một đề tài quan hệ kinh tế quốc tế, quan điểm khi nghiên cứu là tuân thủ
phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, quan hệ kinh tế, chính trị, thống kê để xử lý
số liệu. Ngoài việc phân tích, đánh giá và dự báo những tác động của vấn đề dầu lửa
trong chính sách của Mỹ đối với các nước vùng Vịnh Pếc-xích sau Chiến tranh lạnh.
Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng phương pháp lôgic để lý giải nhân tố dầu lửa
trong quan hệ giữa Mỹ và khu vực Vịnh Pếc-xích. Ngoài ra, tác giả sử dụng các
phương pháp trao đổi, thảo luận để tranh thủ ý kiến mang tính phản biện cho những
nhận định, đánh giá của mình nhằm làm giảm bớt chủ quan trong quá trình nghiên cứu.
6. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành đề tài này, luận văn sử dụng các tài liệu sau đây:
- Các tuyên bố, phát biểu của các chính khách, các văn bản thỏa thuận, hiệp
định giữa Mỹ và các nước trong khu vực;
- Các công trình đã được công bố liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ
từ sau Chiến tranh lạnh nói chung và đối với khu vực Vịnh Pếc-xich nói riêng;
- Các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn khoa học;
- Các bài viết trên các Tạp chí nghiên cứu như: Tạp chí Cộng sản, Báo nhân
dân, Tuần báo Quốc tế, Tạp chí nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi của Viện
Nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi, Thông tấn xã Việt Nam…
- Để bổ sung và cập nhật thông tin, đề tài mở rộng sử dụng một số tài liệu
được đăng trên trang web của các cơ quan về năng lượng, viện nghiên cứu về quan
hệ quốc tế trên thế giới.
7. Đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của Luận văn
Sau khi hoàn thành mục tiêu nghiên cứu và những nhiệm vụ đề ra, luận văn
sẽ góp phần tìm hiểu về một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, đó là nhân tố dầu
lửa trong quan hệ quốc tế và chiến lược phát triển của các quốc gia nói chung và
7
nhân tố dầu lửa trong chính sách của Mỹ đối các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích sau
Chiến tranh lạnh nói riêng. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá
nhân trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập các vấn đề chính trị quốc tế.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn được bố cục thành 3 chương. Nội dung của các chương được kết cấu như sau:
Chƣơng 1: Vấn đề dầu lửa trong quan hệ quốc tế
Chương 1 sẽ trình bày rõ tầm quan trọng của dầu lửa và an ninh dầu lửa, từ
đó phân tích tác động của dầu lửa tới quan hệ quốc tế hiện nay. Đồng thời, Chương
1 cũng giới thiệu một cách khái quát quan điểm của Mỹ về vấn đề an ninh dầu lửa
và vị trí chiến lược của các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích.
Chƣơng 2: Tầm quan trọng của dầu lửa trong quan hệ của Mỹ với các
quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích
Trong chương này Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ của Mỹ với các quốc
gia vùng Vịnh Pếc-xích từ sau Chiến tranh lạnh và hướng triển khai chính sách của Mỹ
đối với các quốc gia này. Từ đó làm nổi bật vấn đề: dầu lửa là một trong những nhân tố
cơ bản quyết định chính sách của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích.
Chƣơng 3: Triển vọng quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích
Chương này nêu và phân tích ngoài nhân tố dầu lửa còn có các nhân tố khác
tác động đến quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích, đưa ra triển vọng
trong quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích trong thời gian tới.
8
CHƢƠNG 1.
VẤN ĐỀ DẦU LỬA TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
1.1. Tầm quan trọng của dầu lửa
1.1.1. Dầu lửa với tư cách là nguồn năng lượng quan trọng
Dầu lửa là nguồn năng lượng quan trọng không thể tái sinh. Từ khi được
phát hiện đến nay, dầu lửa đã đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế,
chính trị và an ninh trên thế giới. Từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay, dầu mỏ đều ít
nhiều là tác nhân gây nên những cuộc tranh giành quyền lực, dẫn đến những cuộc
đại khủng hoảng kinh tế thế giới và cuối cùng là hai cuộc chiến tranh thế giới.
“Dầu lửa là ngành kinh doanh lớn và toàn diện nhất thế giới, ngành công
nghiệp vĩ đại nhất. Ngành kinh doanh này, đã mở rộng tới mọi đối tượng, từ các nhà
khoan dầu, các ông chủ doanh nghiệp, tới các bộ máy doanh nghiệp và các công ty
nhà nước. Sự bành trướng của nó là hiện thân cho sự phát triển của thương mại, thị
trường, chiến lược kinh doanh, những thay đổi về công nghệ của các nền kinh tế
quốc gia và quốc tế” [13, tr.29]. Đó là sự mô tả khá chính xác vóc dáng và bản chất
của ngành công nghiệp dầu khí. Từ địa vị chưa mấy được chú ý, dầu lửa với tư cách
một nhân tố tạo nên sức mạnh quốc gia, đã khẳng định tầm quan trọng của nó.
Đến nửa cuối thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự bứt phá và chiếm lĩnh vị trí
thống soái của dầu lửa với nền công nghiệp và dịch vụ xã hội. Những năm đầu của
thế kỷ XXI đánh dấu sự vươn lên ngoạn mục của dầu lửa và khí đốt khi các quốc
gia giàu nguồn tài nguyên này dường như đang có khả năng khuynh đảo ít nhất là
một phần của thế giới văn minh bằng cách đóng hay mở các giếng dầu hoặc các
đường ống dẫn khí. Mấy năm nay, Iran vẫn bướng bỉnh với các nghị quyết của Liên
hiệp quốc và các cường quốc Âu-Mỹ về vấn đề hạt nhân cũng dựa vào thế có trữ
lượng dầu gần 20 tỷ tấn, chỉ đứng sau Arập Xê-út [13, tr.33]. Vênêzuêla, một trong
những nước có trữ lượng dầu lửa khổng lồ, cũng tỏ ra hết sức ngang ngạnh trong
quan hệ với Mỹ. Quan hệ Nga - Ukraina, Nga - Belarus lúc ấm lúc lạnh cũng vì khí
đốt. Có thể nói, sự tồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn
vào các nguồn tài nguyên, chủ yếu là dầu lửa, khí đốt và than đá; trong đó dầu lửa
9
đóng vai trò chủ đạo. Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu năng lượng thế
giới, trữ lượng dầu được xác minh của toàn thế giới nằm trong khoảng từ 2050 cho
đến 2390 tỷ thùng, tương đương từ 270 đến 323 tỷ tấn và đến bây giờ chúng ta đã
sử dụng khoảng 45 cho đến 70% trữ lượng đó. Các nước Trung Đông đặc biệt là
nhóm các quốc gia vùng Vịnh chiếm khoảng một nửa trữ lượng dầu xác minh của
thế giới, trong đó riêng Arập Xê-út chiếm một phần tư (xem bảng 1.1: Những quốc
gia dầu khí lớn nhất thế giới).
Bảng 1.1: Những quốc gia dầu lửa lớn nhất trên thế giới
Số liệu tháng 01 & 09 năm 2010 (xem chú thích)
Tên quốc gia
Trữ lƣợng
1
Khai thác
2
Dự báo khai thác
3
10
9
thùng
Baren/ngày
10
9
m
3
khí
10
6
thùng
Baren/ngày
10
3
m
3
khí/ ngày
Số năm còn lại
Ảrập Xê út
260
41
8,8
1.400
81
Canada
179
28,5
2,7
430
182
Iran
136
21,6
3,9
620
96
Irắc
115
18,3
3,7
590
85
Cô-oét
99
15,7
2,5
400
108
UAE
97
15,4
2,5
400
106
Vênêzuêla
82
13
2,4
380
91
Nga
80
9,5
9,5
1.510
25
Libi
41,5
6,60
1,8
290
63
Nigieria
36,2
5,76
2,3
370
43
Hoa Kỳ
21
3,3
4,9
780
12
Mêhicô
12
1,9
3,2
510
10
Tổng cộng
1.137
180,8
48,2
7.660
65
Chú thích:
1. Nguồn: “Oil & Gas Journal, January, 2010”- Đánh giá trữ lượng tỷ (10
9
) thùng dầu Baren.
2. Nguồn: “US Energy Information Authority, September, 2010”- Khai thác triệu (10
6
) thùng dầu
Baren/ ngày.
3. Nguồn “US Energy Information Authority, September, 2010”- Dự báo thời gian khai thác còn
lại với các điều kiện và giả thiết là: “trữ lượng hiện có+ phát hiện mỏ dầu mới+công nghệ/mức
khai thác hiện nay”.
Trong khi đó, trữ lượng dầu ở các nước G7 khá khiêm tốn nếu không muốn nói
là quá ít. Cho nên, điều dễ hiểu là Trung Đông, Trung Á là điểm nhạy cảm nhất, tiềm
ẩn những bất ổn về an ninh chính trị của thế giới. Không ai có thể dự đoán được nguy
10
cơ mất ổn định ở những vùng này bao giờ mới có hồi kết chừng nào dầu lửa vẫn còn là
đối tượng, cũng là công cụ hết sức nhạy cảm và hữu hiệu trong các tranh chấp quốc tế.
Dầu lửa vẫn là nhân tố quan trọng nhất trong việc quyết định an ninh, sự
thịnh vượng và bản chất của nền văn minh. Liên quan đến dầu lửa cần nhấn mạnh
hai chủ đề chính:
Thứ nhất là sự trỗi dậy và phát triển của chủ nghĩa tư bản và nền thương mại
hiện đại. Dầu mỏ là ngành kinh doanh lớn nhất thế giới, ngành công nghiệp vĩ đại
nhất trong mấy thập kỷ cuối thế kỷ XIX. Standard Oil, công ty kiểm soát toàn bộ
ngành công nghiệp dầu lửa của Mỹ, là một trong những công ty đa quốc gia đầu tiên
và lớn nhất của thế giới. Lịch sử dầu lửa đã chứng kiến sự ra đời của nhiều hợp đồng
và nhiều quyết định quan trọng - do các cá nhân, công ty và các quốc gia thực hiện.
Theo lời của một nhà tài phiệt thì “Dầu gần như đồng nghĩa với tiền” [13, tr. 45].
Thứ hai, dầu mỏ liên quan mật thiết với các chiến lược quốc gia, quyền lực
và tình hình chính trị toàn cầu. Tầm quan trọng của dầu, với tư cách là nhân tố tạo
nên sức mạnh quốc gia đã được khẳng định trên các mặt trận của cuộc Chiến tranh
thế giới lần I. Dầu là tâm điểm của các diễn biến cũng như kết quả của cuộc Chiến
tranh thế giới lần II ở cả vùng Viễn Đông và Châu Âu.
Trong thế kỷ XX, dầu cùng với khí đốt tự nhiên đã “hạ bệ” ngôi vị nguồn
năng lượng của thế giới công nghiệp của “ông vua than”. Dầu cũng trở thành nền
tảng của phong trào “ngoại ô hóa” rộng lớn thời kỳ hậu chiến, làm biến đổi cả
phong cảnh đương thời và lối sống hiện đại của chúng ta.
1.1.2. An ninh dầu lửa
Thuật ngữ “An ninh dầu lửa” mới được chính thức nhắc đến từ cuộc khủng
hoảng năng lượng ở thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Ngày nay, khái niệm này mới
được nói đến như là mối quan tâm hàng đầu đối với các quốc gia. Khái niệm an
ninh dầu lửa không chỉ đơn giản được định nghĩa là đảm bảo nguồn cung cấp dầu
mỏ như trước đây, mà được hiểu một cách toàn diện hơn là quá trình đảm bảo khả
năng cung ứng dầu lửa với một mức giá hợp lý theo phương thức bền vững. Giá cả
hợp lý tức là mức giá dựa trên quy luật thị trường cơ bản, có tính đến nhu cầu,
11
năng lực cung cấp và phương cách tiếp cận mà các quốc gia khác nhau sử dụng để
giải quyết vấn đề. Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều cuộc hội thảo được tổ
chức để bàn về vấn đề an ninh dầu lửa. Cũng đã có khá nhiều quan điểm, khái
niệm và định nghĩa về an ninh dầu lửa được đưa ra.
Trong cuộc hội thảo bàn về vấn đề “An ninh dầu lửa khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương: cạnh tranh hay hợp tác?” ngày 15/02/1999 tại Honolulu, Hawaii,
Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á - Thái Bình Dương đã đưa ra định nghĩa sau:
“An ninh dầu lửa có thể đạt được khi một quốc gia có khả năng giảm thiểu tới mức
tối đa thiệt hại khi xảy ra sự gián đoạn nguồn cung cấp dầu lửa, khả năng tiếp cận
dầu lửa đáng tin cậy với giá cả hợp lý hoặc theo thị trường, và tiêu thụ nguồn dầu
lửa ít phá hủy môi trường hoặc đẩy mạnh phát triển bền vững” [28, tr 33].
Trong cuốn sách Energy Security Initiative, Nhà xuất bản Asian Pacific
Research Centre, 2003 có định nghĩa về an ninh dầu lửa:“An ninh dầu lửa là đảm bảo
các nguồn cung cấp dầu lửa đầy đủ để duy trì sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế
và đảm bảo an ninh các nguồn cung cấp dầu lửa đầy đủ với mức giá ổn định và hợp lý
để duy trì và phát triển kinh tế” [28, tr. 45]. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) định
nghĩa an ninh dầu lửa trước tiên là sự ổn định các nguồn cung cấp dầu lửa và khí đốt.
Chương trình hỗ trợ quản lý trong lĩnh vực năng lượng (ESMAP) lại định
nghĩa an ninh dầu lửa đề cập đến nhu cầu vĩ mô và vi mô của các nước đang phát
triển như sau: “Khả năng của một quốc gia có thể tối ưu hóa nguồn dầu lửa của
mình và cung cấp các dịch vụ dầu lửa, khí đốt ở mức độ mong muốn, làm sao
chúng có thể giữ vững được sự phát triển kinh tế và giảm nghèo” [28, tr.17].
Nhìn chung, các định nghĩa đều khẳng định: An ninh dầu lửa là đảm bảo
duy trì nguồn dầu lửa cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia, giữ ổn định giá
và việc tiếp cận nguồn dầu lửa một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, an ninh dầu lửa
còn có tính đặc thù vì nguồn cung, nhu cầu và chính sách của các nước không
giống nhau. Đối với các nước xuất khẩu dầu (biểu đồ 1.2), giá dầu cao là động
lực tăng trưởng kinh tế thì an ninh dầu lửa đồng nghĩa với việc “bảo đảm nhu
cầu” về xuất khẩu dầu lửa - nguồn thu chủ yếu của chính phủ các nước trên. An
12
ninh dầu lửa có thể đạt được thông qua việc phát triển nền kinh tế khu vực và thị
trường quốc tế [20, tr. 17].
Mêhico
4%
UAE
5%
Nigeria
5%
Anh
5%
Irắc
5%
Vênêzuêla
6%
Iran
6%
LB Nga
7%
Nauy
7%
Arập Xê út
17%
Còn lại
33%
Biểu đồ 1.2: Các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới
Chú thích: Nguồn [34], trong đó OPEC chiếm gần 40% khối lượng xuất khẩu của thị
trường dầu mỏ. Phần của các nước SNG (trong đó có LB Nga) chiếm 17%. Tổng khối
lượng xuất khẩu của thị trường dầu mỏ của cả thế giới là 1,9 tỷ tấn/năm.
Thế kỷ XX chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của “an ninh dầu lửa” do
(i) các nền kinh tế hiện đại xây dựng dựa trên dầu mỏ; (ii) sự nổi lên của 7 công ty
dầu mỏ đa quốc gia trong tổng số 20 Tập đoàn xuyên quốc gia hùng mạnh nhất thế
giới và (iii) bản chất của các cuộc xung đột, chiến tranh, đặc biệt ở Vịnh Pếc-xích.
Các Tập đoàn và Công ty dầu lửa lớn trên thế giới như: Exxell-Mobill, Cheveron
(Mỹ), Shell (Hà Lan), PTotal (Pháp), Shell (Anh), Petronas (Malaysia), Gazprom,
Sinep (Nga)…Các nước này triệt để sử dụng dầu khí là một lợi thế để nâng cao địa
vị của mình và sẵn sàng sử dụng nó như một thứ vũ khí kinh tế sắc bén, hiệu quả.
Trước mắt, chính trị dầu lửa không phải liên quan tới vấn đề thế giới sẽ thiếu dầu
mà liên quan tới sự ra đời và ảnh hưởng ngày càng tăng của Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu lửa (OPEC) đối với các nền kinh tế thế giới, tình hình bất ổn kéo dài ở
13
“rốn dầu” Vịnh Pếc-xích và các cuộc xung đột, tranh chấp biên giới, lãnh thổ ở các
khu vực hiện nay.
Mỹ
26%
Nhật
11%
Hàn Quốc
6%
Đức
5%
Italia
5%
Pháp
4%
Còn lại
43%
Biểu đồ 1.3: Các quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới
Nguồn:
Ngược lại, đối với các nước phải nhập khẩu dầu lớn như Mỹ, Nhật (biểu đồ
1.3), giá dầu cao ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước thì khái niệm an
ninh dầu lửa lại là khả năng điều chỉnh nhanh chóng sự phụ thuộc về dầu của nước
này tại thị trường thế giới. Mỹ cho rằng, an ninh dầu lửa là ngăn chặn bất cứ cuộc
khủng hoảng (dầu lửa) nào tái diễn bằng cách duy trì nguồn cung ổn định, tăng
cường quan hệ với các quốc gia sản xuất dầu, tăng hiệu quả và hiệu suất sử dụng
dầu lửa, đa dạng hóa nguồn dầu lửa nhằm đảm bảo nguồn cung dầu lửa ổn định với
giá cả chấp nhận được. Với Nga, an ninh dầu lửa lại đồng nghĩa với quyền kiểm
soát nhà nước đối với các nguồn dự trữ chiến lược và các đường ống dẫn dầu chính
đảm bảo vận chuyển dầu ra thị trường quốc tế.
Tóm lại, trong khi các nguồn tài nguyên không thể tái sinh ngày càng cạn kiệt
và những nguồn năng lượng khác chưa thể thay thế được vai trò chiến lược của dầu
lửa đối với nền kinh tế thế giới, thì an ninh dầu lửa vẫn mang tính thời sự và cuộc
chạy đua tìm kiếm dầu lửa, khí đốt sẽ ngày càng quyết liệt hơn trong thời gian tới.
14
1.2. Tác động của dầu lửa đến quan hệ quốc tế
1.2.1. Tác động tích cực
1.2.1.1. Nhu cầu cấp thiết về dầu lửa đã tác động mạnh đến quan hệ quốc
tế, tạo ra những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại và ngoại giao
của các quốc gia
Các nước lớn và các trung tâm quyền lực trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc,
Nga, Nhật Bản, EU, Ấn Độ đều tìm cách nắm giữ hoặc gây ảnh hưởng tối đa tại
những khu vực giàu tài nguyên dầu lửa và khí đốt trên thế giới như Trung Đông,
Trung Á, Bắc Phi, Mỹ Latinh…
Thế giới chứng kiến một cuộc đua ngoại giao năng lượng “khốc liệt”, chưa
từng có trong lịch sử, trong đó các nước đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Sự ráo
riết trong hoạt động ngoại giao giữa các nước có nhu cầu cao về năng lượng với các
quốc gia dồi dào tiềm năng dầu lửa đã góp phần làm rõ hình hài của khái niệm
“ngoại giao năng lượng” hay “ngoại giao dầu lửa”.
Những cuộc viếng thăm song phương của nguyên thủ các nước, đặc biệt là
các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ tới các khu vực có trữ
lượng dầu lửa lớn làm cho đời sống chính trị thế giới trở nên nhộn nhịp hơn. Nhằm
tăng cường quan hệ, trong đó dầu lửa là mục tiêu chủ yếu. Mỹ đã nỗ lực tối đa trong
chiến lược an ninh dầu lửa, mở rộng quan hệ, liên kết dầu khí với Châu Phi, Trung
Á và đặc biệt là các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích; trong khi vẫn giữ vững sự gắn bó
với các đối tác truyền thống ở Nga và ASEAN. Có thể khẳng định rằng, vấn đề dầu
lửa là một trong những ưu tiên trong chương trình nghị sự của các chuyến viếng
thăm song phương cấp cao của các nước trên thế giới.
1.2.1.2. Việc các nước, khu vực lôi kéo và tranh thủ các nước lớn tham gia
vào các hoạt động, dự án khai thác dầu lửa đã góp phần tạo dựng sự đan xen về
lợi ích và qua đó, ràng buộc các nước này vào các cam kết đối với hòa bình, ổn
định và phát triển quan hệ hợp tác ở khu vực, cụ thể là hợp tác tăng lên trong nội
bộ khối ASEAN, trong cơ chế ASEAN+3 và rộng hơn có cả APEC. Trung Quốc đã
cố gắng để tiếp cận, bàn bạc và thỏa thuận với khối ASEAN để giải quyết những bất
15
đồng và ký được Quy tắc ứng xử năm 2002 và Hiệp ước thân thiện và hợp tác với tổ
chức này năm 2003. Trung Quốc và Philippin ký Hiệp định cùng nhau khai thác khí
ở khu vực hai bên tranh chấp (11/2004). Ba công ty dầu lửa của Trung Quốc,
Philippin và Việt Nam đã ký Hiệp định “Ba bên liên hợp thăm dò địa chấn biển ở
khu vực biển thỏa thuận ở Nam Hải”(14/03/2005).
Đối với Mỹ, ngay từ thập niên 60 của thế kỷ 20, các công ty dầu lửa của Mỹ
đã có mặt tại Đông Nam Á, tham gia tích cực vào hoạt động thăm dò, khai thác và
chế biến dầu khí ở đây. Cho đến nay, 5 trong số 10 Tập đoàn dầu khí hàng dầu của
Mỹ đã có mặt tại khu vực với nhiều dự án khai thác và chế biến dầu.
Việc Mỹ và các nước Phương Tây hợp tác với khu vực Vịnh Pếc-xích khai
thác dầu mỏ ở các quốc gia này cũng đồng nghĩa với việc Mỹ phải có những trợ
giúp về an ninh cho các quốc gia trên. Bởi nếu tình hình kinh tế -chính trị -xã hội ở
các quốc gia trên mà bất ổn, lợi ích kinh tế - chính trị của Washington ở các quốc
gia này sẽ bị ảnh hưởng. Sự kiện Irắc tấn công Cô-oét (8/1990) là minh chứng điển
hình. Cô-oét cùng với Arập Xê-út là 2 quốc gia cung cấp dầu mỏ hàng dầu cho Mỹ.
Để bảo vệ lợi ích của mình, Mỹ cùng 27 nước đã mở chiến dịch “Bão táp sa mạc”
tấn công Irắc (vào tháng 2/1991) buộc nước này phải rút khỏi Cô-oét. Từ năm 1991
đến nay, để bảo vệ an ninh của Cô-oét cũng như lợi ích kinh tế của mình ở đây, Mỹ
đã sử dụng một lực lượng quân sự lớn đóng ở các căn cứ quân sự của nước này,
đem lại sự ổn định an ninh cho Cô-oét.
1.2.1.3. Việc đảm bảo an ninh dầu lửa đã góp phần hình thành những liên
minh, những cặp quan hệ đối tác chiến lược và tập hợp lực lượng mới trên thế
giới trong thời gian qua
Ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ra đời từ năm 1960 với
sự tham gia của 5 quốc gia trên thế giới (nay là 11 thành viên), trong những năm
qua, thế giới đã chứng kiến sự hình thành và ra đời của khá nhiều tổ chức, trong đó
dầu lửa và khí đốt là nguyên nhân chính. Ví dụ như sự ra đời của Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải (SCO). Những thành viên của SCO đều là những quốc gia có trữ lượng
dầu khí dồi dào, đồng thời cũng là những nước có nhu cầu năng lượng hàng đầu thế
16
giới. Sự xuất hiện của 4 quan sát viên Iran, Mông Cổ, Pakixtan, Ấn Độ tại Hội nghị
Thượng đỉnh SCO lần thứ 6 tại Thượng Hải (6/2006) đã làm cho thế giới chú ý bởi
nếu cộng tất cả trữ lượng của 6 nước thành viên và 4 nước quan sát viên thì SCO
hiện đang nắm giữ 25% trữ lượng dầu lửa và khí đốt toàn thế giới. Đây là một tỉ lệ
hoàn toàn có thể làm cho tình hình cung - cầu năng lượng thế giới có những đột
biến, tác động trực tiếp đến nền kinh tế thế giới.
Ở khu vực Châu Âu, vấn đề dầu lửa cũng được các quốc gia tăng cường
hợp tác liên kết. Nga, quốc gia có trữ lượng dầu khí hàng đầu thế giới nhân cơ hội
này cũng muốn gia tăng ảnh hưởng của mình với khu vực. Dự án “Dòng chảy
Phương Nam” của Nga dài 1500 km từ Caspi qua Nga, Uckraina, Biển Đen và
sang Châu Âu. “Dòng chảy Phương Bắc” từ Caspi qua Nga, Belarus sang Đức, Ba
Lan. Các quốc gia Châu Âu cũng hợp tác với các quốc gia Trung Á xây dựng
tuyến đường ống dẫn khí “Gôbacô” dài 3000 km qua Azerbaijzan, Gruzia, Biển
Đen, Thổ Nhĩ Kỳ và sang Châu Âu. Tuyến đường này không qua Nga, với ý đồ
ngăn chặn ảnh hưởng của Nga đối với Châu Âu và bản thân họ [25, tr.34].
Khu vực Nam Mỹ đã và đang chứng kiến sự vận động hình thành, lớn
mạnh của cơ chế điều phối và hợp tác khu vực, trong đó dầu mỏ là trụ cột. Đó là
sáng kiến của Tổng thống Vênêzuêla, Hugo Chavez đề xuất thành lập khối Petro
Caribe (cho các quốc gia vùng Caribe) và PetroSur (cho các quốc gia Nam Mỹ).
Sự gắn kết giữa các quốc gia Nam Mỹ còn được cũng cố chắc hơn qua dự án xây
dựng tuyến đường ống dẫn dầu siêu trường từ Vênêzuêla đến Achentina, tạo
thành một “vành đai khí đốt” ở Nam Mỹ [18, tr.56]. Khu vực Mỹ La Tinh đã và
đang hình thành một tập hợp lực lượng mới giữa các nước do lực lượng cánh tả
nắm quyền: Cuba, Vênêzuêla, Braxin, Êcuađo, Chilê, Bôlivia, Pêru, Áchentina.
Lực lượng này ngày càng lớn mạnh và trực tiếp đe dọa lợi ích của Mỹ tại khu
vực vốn một thời được coi là “sân sau” của nước này. Điển hình nhất là việc ba
nước Cuba, Vênêzuêla và Bôlivia đã ký “Hiệp định thương mại nhân dân” (TCP)
(29/4/2006), trong đó dầu lửa là một trong những trụ cột hợp tác chính.
17
1.2.1.4. Dầu lửa trở thành một trong những ưu tiên của nhiều tổ chức khu
vực và quốc tế
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một ví dụ. Thành lập từ
năm 1967, ngày nay, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực năng động, có quan
hệ đối tác và đối thoại với tất cả các cường quốc trên thế giới. Hoạt động của
ASEAN đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực chứ không đơn thuần là hợp tác chính trị.
ASEAN đã bổ sung và đặc biệt quan tâm đến vấn đề dầu lửa trong chương trình
nghị sự của mình. Ý chí và quyết tâm của các nhà lãnh đạo ASEAN về vấn đề năng
lượng được thể hiện rõ nét qua Hiệp định an ninh dầu lửa khu vực ASEAN (APSA).
Tại Hội nghị các Bộ trưởng năng lượng ASEAN lần thứ 23 tổ chức tại Xiêm Riệp
(Campuchia) tháng 7/2005, các nước trong khu vực đều nhất trí tăng cường nỗ lực
để thúc đẩy hợp tác tư nhân và nhà nước trong việc sử dụng các nguồn năng lượng,
đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và các ngành công nghiệp khí
đốt và dầu lửa. Các nước cũng cam kết sẽ thúc đẩy thực hiện Dự án đường ống dẫn
khí liên ASEAN [3, tr.27]. Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng đồng ý tăng cường hợp tác
với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua các dự án chung
trong khuôn khổ chương trình hợp tác năng lượng ASEAN+3, với trọng tâm là hợp
tác phát triển nguồn các nguồn năng lượng, nghiên cứu khả năng xây dựng các kho
dự trữ dầu mỏ, hợp tác chặt chẽ đảm bảo tính ổn định của thị trường dầu lửa và
chuẩn bị phương án đối phó với trường hợp nguồn cung năng lượng bị gián đoạn.
Tháng 1/2007, các nguyên thủ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12
đã ký Hiệp ước An ninh dầu lửa nhằm kêu gọi đầu tư vào năng lượng sạch, ngăn
chặn hiệu ứng nhà kính và chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường ở khu vực.
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã đưa vấn đề
năng lượng đặc biệt là dầu lửa thành một trong những vấn đề cần được quan tâm
hợp tác trong khuôn khổ những hoạt động của APEC. “Sáng kiến an ninh năng
lượng APEC” (AESI) đã được các nước thành viên thông qua từ năm 2000 với 4
nội dung chính: chia sẽ thông tin về tình hình dầu lửa; đảm bảo an ninh vận tải
đường biển; chia sẽ thông tin trong các trường hợp khẩn cấp; đáp ứng trong các
18
trường hợp khẩn cấp về dầu lửa và các kế hoạch dài hạn. APEC đã thành lập
“Nhóm công tác về năng lượng” để theo dõi và thúc đấy hợp tác năng lượng đặc
biệt là dầu lửa trong khu vực. Từ năm 1996 đến nay, APEC đã tổ chức 7 hội nghị
Bộ trưởng năng lượng để bàn về các biện pháp năng lượng trong khu vực.
1.2.2. Tác động tiêu cực
1.2.2.1. Việc đảm bảo an ninh dầu lửa đã gây ra tình trạng nghi kỵ, mâu
thuẫn, tranh chấp, chiến tranh giữa các quốc gia
Trong những năm qua, các cuộc xung đột và chiến tranh về phân chia ranh
giới vùng biển và chủ quyền lãnh thổ trên thế giới đã xảy ra liên tiếp, mà động cơ
chính là do dầu lửa.
Một ví dụ nổi bật cho thấy vấn đề dầu lửa tác động đến an ninh quốc tế chính
là cuộc chiến tranh vùng Vịnh trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Irắc
thôn tính Cô-oét, mục đích cũng là để độc hưởng “dầu lửa trong vùng mỏ dầu” này.
Mỹ đã tập hợp lực lượng quân sự của 27 quốc gia đến vùng Vịnh, phát động chiến
dịch “Bão táp sa mạc” cũng chỉ với mục đích xác định địa vị bá chủ thế giới của
mình sau Chiến tranh lạnh và bảo đảm cho sự an toàn trong việc cung ứng dầu lửa
của Mỹ [36, tr.17]. Ngoài ra, cuộc chiến trên hòn đảo nhỏ không bóng người ở biển
Êgiê giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1996, mâu thuẫn giữa Rumani và Ucraina
trên đảo Rắn, cuộc chiến tranh biên giới triền miên giữa Êtiôpia và Ơritơria, vấn đề
chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông, vấn đề đảo Điều Ngư giữa Nhật Bản và
Trung Quốc…tất cả đều phần nào xuất phát từ mục tiêu năng lượng.
Từ sau Chiến tranh lạnh, cạnh tranh về năng lượng giữa các quốc gia ngày
càng tăng, tiêu biểu là mối quan hệ giữa hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc. Từ
năm 2000, Trung Quốc đã có những bước đi chiến lược trong việc tiếp cận các
nguồn dầu lửa của thế giới. Tháng 12/2004, Trung Quốc đã đồng ý mua dầu lửa của
Iran với mức giá 100 tỷ USD. Hợp đồng hợp tác dầu khí Trung Quốc - Iran có thời
hạn 25 năm. Trung Quốc phát triển lực lượng hải quân, xây dựng tàu sân bay, cung
cấp vốn xây dựng cảng Gwader tại Pakixtan và Sittwe ở Mianma, đồng thời thuê
đảo Côcô của Mianma, đưa tàu ngầm đến biển Nhật Bản tháng 11/2004 [19, tr.18].
19
Ngay tại Châu Mỹ, Trung Quốc cũng đã có bước đi mạnh mẽ trong việc tiếp cận
nguồn dầu lửa của Vênêzuêla, Mêhicô và từng bước tiếp cận các mỏ dầu của
Canada. Để đối phó với Trung Quốc, Mỹ buộc phải tính toán lại những bước đi
chiến lược nhằm đảm bảo an ninh dầu lửa quốc gia. Bộ Năng lượng Mỹ điều trần
trước Quốc hội tháng 1/2006 cho rằng, việc khai thác tài nguyên trên thế giới của
Trung Quốc có khả năng trở thành mối đe dọa với an ninh của Mỹ [21, tr.49]. Trên
thực tế, Mỹ đã tiến hành một số biện pháp để đối phó lại với chiến lược năng lượng
của Trung Quốc: củng cố, tiếp cận và nắm giữ một số mỏ dầu quan trọng nhất của
thế giới ở Trung Đông, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Trung Á; đồng thời không ngừng mở
rộng và bảo đảm an ninh hệ thống đường ống dẫn dầu trên thế giới. Mỹ nhiều lần
cảnh cáo Trung Quốc không nên quan hệ với các nước “có vấn đề” nhưng nhiều dầu
lửa như Iran, Xuđăng, Vênêzuêla…Một số học giả thậm chí còn cho rằng, Mỹ đã
chủ trương giữ giá dầu ở mức cao để đánh vào nền kinh tế Trung Quốc.
Nỗ lực của các quốc gia đơn lẻ và những chiến dịch cạnh tranh ráo riết giữa
các nước trong việc ký kết các hợp đồng mua bán dầu khí với các quốc gia cung cấp
đã gây ra không ít nghi kỵ lẫn nhau và làm dư luận quốc tế lo ngại.
Tháng 12/2010, Nga -Trung Quốc ký hiệp định xây dựng đường ống dẫn dầu
dài 3000 km từ Iacut (Nga) đến Đại Khánh (Trung Quốc) trị giá 30 tỷ USD. Cuộc
cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong việc ký hợp đồng xây dựng đường
ống dẫn đầu tư Xibêri của Nga là một ví dụ. Sau 2 năm cân nhắc, Nga đã quyết định
bắt tay với Nhật Bản xây dựng đường ống dẫn dầu từ Xibêri đến thành phố cảng
Nakhodka ở Viễn Đông thay vì đến Đại Khánh ở Trung Quốc. Điều này dẫn đến
những căng thẳng, nghi kỵ trong quan hệ giữa Trung Quốc-Nga bởi vì hợp đồng
mua bán giữa Nga và Trung Quốc gần như đã hoàn tất [20, tr. 73].
Vấn đề dầu lửa và an ninh dầu lửa giờ đây không chỉ đơn thuần dừng lại
ở góc độ song phương giữa bên mua và bên bán mà còn tác động đến bên thứ
ba. Vụ tranh chấp về giá khí đốt giữa Nga và Ukraina đầu năm 2006 là một ví
dụ. Tháng 1/2006, Nga đe dọa cắt lượng xuất khẩu khí đốt thiên nhiên của nước
này sang Ukraina nhưng nó gây ra sự sụt giảm nguồn cung khí đốt thiên nhiên
20
của hầu hết các nước Châu Âu vì toàn bộ đường ống dẫn khí đốt của Nga cho
Châu Âu đều chạy qua lãnh thổ Ukraina.
1.2.2.2. Sự biến động giá dầu sẽ tác động lớn đến nền kinh tế của các quốc gia
Giá dầu tăng sẽ làm tăng lạm phát toàn cầu, tăng thất nghiệp và nghèo đói.
Giá dầu leo thang còn làm giảm tăng trưởng kinh tế của nhiều nước. Nhiên liệu đầu
vào tăng làm cho chi phí sản xuất tăng, các công ty sẽ phải tăng giá thành để đảm
bào lợi nhuận, mà giá tăng là biểu hiện của lạm phát. Giá dầu tăng mạnh từ năm
2007 tới năm 2008 mà đỉnh điểm tăng lên 147,47 USD/thùng là một trong những
nguyên nhân khiến lạm phát trên thế giới tăng từ 4% vào năm 2007 lên 4,8% vào
năm 2008. Tỷ lệ lạm phát tại các nền kinh tế phát triển cũng tăng từ 6,3% lên 7,4%,
tại các nước Châu Phi tăng từ 7,2% vào năm 2007 lên tới 8,6% vào năm 2008. Giá
dầu tăng khiến cho chi phí sản xuất tăng mạnh. Các doanh nghiệp gặp khó khăn, vì
vậy tất yếu phải giảm chi phí, sa thải công nhân. Hàng nghìn người sẽ rơi vào thất
nghiệp. Trong khi các nước xuất khẩu dầu mỏ thu được nguồn lợi khổng lồ thì ở các
nước khác, chi phí sinh hoạt đắt đỏ và thất nghiệp gia tăng, đẩy người lao động rơi
vào cảnh bần hàn. Kể từ cuối năm 2007, nền kinh tế Mỹ đã mất 1,9 triệu việc làm.
Tháng 12/2008, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 6,7% tương đương với 10,3 triệu người,
mức cao nhất trong vòng 15 năm qua [14, tr.57].
Dầu lửa đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh đến quan hệ quốc tế và chính
trị thế giới. Ngày càng xuất hiện những mối quan hệ chồng chéo, đan xen lẫn nhau
giữa các quốc gia trên thế giới, trong đó đều tính đến nhân tố dầu lửa. Đây là điều
mà các nước lớn quan tâm trong các thỏa hiệp giữa họ với nhau và giữa họ với các
quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này hoặc với những nước có vị trí
địa - chính trị chiến lược trong việc bảo đảm an ninh vận tải dầu lửa trên thế giới.
1.3. Vai trò của dầu lửa đối với an ninh của nƣớc Mỹ
1.3.1. Tình hình sử dụng dầu lửa ở Mỹ
Trong những năm gần đây, Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô lớn thứ ba trên
thế giới với sản lượng vào khoảng 5,1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, mỗi ngày,
nước này vẫn phải nhập khẩu 13,7 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm dầu lửa để
21
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Các sản phẩm dầu lửa mà Mỹ nhập khẩu bao
gồm xăng, diesel, khí đốt, nhiên liệu phản lực, nguyên liệu cung cấp cho máy chế
biến hóa chất, nhựa đường và các sản phẩm khác. Khoảng hơn 50% dầu thô và các
sản phẩm dầu lửa của Mỹ được nhập khẩu từ Châu Mỹ và 16% là từ các nước
thuộc vùng Vịnh như Baranh, Irắc, Cô-oét, Qatar, Arập Xê-út và các nước thuộc
Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Năm nhà cung cấp dầu thô và sản phẩm dầu
lửa lớn nhất của Mỹ bao gồm Canada (17,2%), Mêhicô (12,3%), Ả rập Xê-út
(10,7%), Vênêzuêla (10,4%) và Nigiêria (8,1%).
Mỹ là quốc gia sản xuất ra 19% lượng dầu lửa của thế giới nhưng lại tiêu thụ
tới 25%. Việc tiêu thụ dầu vẫn không dừng lại và đã tăng hơn 16% trong vòng 10
năm. Nguyên nhân chính là lượng dầu tiêu thụ trong lĩnh vực giao thông. Hai thập
kỷ qua, trong khi nhu cầu dầu trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, hộ tiêu
dùng hầu như không đổi thì nhu cầu dầu cho giao thông tăng vọt [12, tr.57]. Theo
Bộ trưởng năng lượng Mỹ, nếu giá dầu tăng lên gấp hai lần, tổng sản phẩm quốc nội
Mỹ (GDP) sẽ giảm khoảng 2,5%; mỗi thùng dầu tăng giá 10 USD thì hàng năm Mỹ
sẽ thiệt hại 50 tỉ USD, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 0,5%.
Việc giá dầu tăng cao đẩy giá xăng tăng cao đã tác động trực tiếp đến đời sống
của người dân Mỹ. Trong tuyên bố về năng lượng vào ngày 18/6/2008 tại Nhà Trắng,
tổng thống George W. Bush cũng nhấn mạnh thực trạng sử dụng năng lượng của Mỹ:
“Với nhiều người dân Mỹ, hiện nay, không có mối quan tâm nào cấp thiết hơn giá
xăng. Tài xế, xe tải, nông dân và các doanh nghiệp nhỏ là những người bị tác động
mạnh nhất. Hầu hết người Mỹ đều tự lái xe đến nơi làm việc, đi siêu thị hay vận
chuyển hàng hóa. Họ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Có thể nói, các hộ gia đình trên toàn
quốc đang trông đợi một phản ứng từ Washington”[9, tr. 67].
Như vậy, dầu lửa được xem là lợi ích sống còn của Mỹ. Với vị trí là quốc gia
nhập khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới, thị trường dầu mỏ ở bất cứ khu vực nào bị xáo
trộn đều có ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ. Chính dầu lửa là yếu tố dẫn dắt nhận thức
trong hoạch định các chính sách của Mỹ, trong đó có sự điều chỉnh quan hệ của Mỹ
đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích.
22
1.3.2. Quan điểm của Mỹ về an ninh dầu lửa
Đảm bảo về an ninh dầu lửa là một trong những chính sách quan trọng hàng
đầu của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ. Là nền kinh tế số một, Mỹ đang nắm giữ
khoảng 26% tổng GDP của cả thế giới. Sự cần thiết phải duy trì một nền kinh tế
hùng mạnh cũng như lực lượng quân đội tối tân và có khả năng tác chiến cao quyết
định sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu lửa. Mỹ là quốc gia tiêu thụ dầu lửa lớn nhất thế
giới. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế Mỹ, để có 1 USD tăng trưởng thì
nền kinh tế Mỹ phải tiêu thụ gấp 1,5% lần lượng dầu lửa so với Châu Âu và gấp 3
lần so với Nhật Bản. Mỹ luôn phải chú ý đến việc đảm bảo an ninh năng lượng của
họ bởi theo dự đoán của các chuyên gia với mức tăng trưởng bình quân 1,5% mỗi
năm, sự phụ thuộc năng lượng của Mỹ vào các nguồn dầu lửa nhập khẩu sẽ tăng từ
20 triệu thùng/ngày lên đến 27,9 triệu thùng/ngày vào năm 2025 [21, tr.74]. Sự phụ
thuộc quá lớn của nền kinh tế Mỹ vào nguồn dầu nhập khẩu là điều mà các nhà
hoạch định chính sách Mỹ lo ngại.
Trong thông điệp Liên bang của Mỹ năm 2008, Tổng thống George W. Bush
cảnh báo rằng nước Mỹ đang có nguy cơ “nghiện” dầu nhập khẩu. Và hiện vẫn
chưa có bất kỳ sự đồng thuận nào về các biện pháp nhằm thay đổi tình trạng này.
Điều này đòi hỏi cần có một chiến dịch gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là coi
an ninh năng lượng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ, bằng
cách duy trì uy tín của Mỹ với các nhà cung cấp năng lượng nước ngoài và xây
dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nước sản xuất năng lượng. Giai đoạn thứ hai là
khuyến khích việc khai thác và sản xuất các nguồn năng lượng nội địa (dầu mỏ, khí
đốt). Giai đoạn thứ ba là thúc đẩy việc sản xuất điện để đáp ứng nhu cầu về điện
ngày càng tăng của đất nước. Thứ tư là ủng hộ sự phát triển các nguồn năng lượng
thay thế. Các mục tiêu của chiến lược này rõ ràng là để đảm bảo một sự cung cấp
năng lượng ổn định cho nước Mỹ và hướng tới một tương lai trong đó nước Mỹ
không bị phụ thuộc vào năng lượng nữa.
Vào ngày 5/03/2008, Tổng thống George W. Bush cũng có bài phát biểu tại “Hội
nghị quốc tế về năng lượng tái sinh” tại Washington và thảo luận về tầm quan trọng của
23
công nghệ năng lượng thay thế, tái sinh đối với việc tăng cường an ninh năng lượng của
Mỹ “Chúng ta đã bị phụ thuộc vào dầu lửa, và khi nền kinh tế nước Mỹ phát triển thì nhu
cầu về dầu lửa sẽ tăng. Do đó, điều quan tâm của chúng ta là phải chấm dứt tình trạng
phụ thuộc vào dầu lửa bởi vì nó có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia ”[10, tr. 65].
Như vậy, đối với một siêu cường như Mỹ, việc đảm bảo nguồn cung cấp
năng lượng là vấn đề then chốt để phát triển. Đây chính là nguyên nhân giải thích
cho nhiều động thái trong những năm gần đây của Mỹ, ví dụ như triển khai cuộc
chiến tại Apghanistan (2001) và tại Irắc (2003)…Và đây, cũng được đánh giá là
một trong những nguyên nhân giải thích vì sao từ sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ tỏ ra
quan tâm hơn đến khu vực Vịnh Pếc-xích.
1.4. Vị trí chiến lƣợc của các nƣớc vùng Vịnh Pếc-xích
1.4.1. Khái quát về các nước vùng Vịnh Pếc-xích
Các quốc gia vùng Vịnh được thế giới biết đến với tư cách là một “khu
vực phát triển kinh tế điển hình” của Trung Đông, tại đó những lợi thế về “tài
nguyên dầu lửa” đã trở thành yếu tố đầu vào hiệu quả trong phát triển kinh tế.
Với những nỗ lực liên kết khu vực, các quốc gia Vịnh Pếc-xích đang hướng tới
thành lập một thị trường chung thống nhất, hình thành một đồng tiền chung để có
thể thúc đẩy sự thịnh vượng trong khối và thích ứng nhanh nhạy với những biến
động kinh tế - chính trị toàn cầu.
Bảng 1.4: Diện tích và dân số các quốc gia Vịnh Pếc-xích
Nƣớc
Diện tích (km2)
Dân số
Mật độ dân số/km2
Baranh
660
698.585
997,8
Iran
1.650.000
68.688.433
40,1
Irắc
434.000
26.783.383
53,8
Cô oét
17.000
2.418.393
114,7
Ôman
212.000
3.102.229
12,4
Qatar
11.437
885.359
67,2
Arập Xêút
2.240.000
27.019.731
10,2
UAE
78.000
2.602.713
30,9
Nguồn: www.cia.gov/cia.gov/cia/publications/factbook/rankorder/2119rank.html
24
Các quốc gia Vịnh Pếc-xích thuộc khu vực Trung Cận Đông bao gồm 8
nước trong đó có 6 nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) là Baranh,
Cô-oét, Ôman, Qatar, Arập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Arập (UAE) và 2 nước
khác là Iran và Irắc (số liệu của Bảng 1.4).
Theo số liệu bảng 1.4, dân số khu vực vùng Vịnh Pếc-xích là khoảng hơn
132 triệu người, trong đó Iran là nước có dân số đông nhất, khoảng gần 70 triệu
người; Baranh và Qatar là hai nước ít dân số nhất, Baranh có 698.585 người và
Qatar 885.359 người. Tỷ lệ tăng dân số của khu vực này bình quân là 1,9%/năm
(năm 2005), trong đó có những nước tỷ lệ tăng dân số rất cao như Cô-oét (3,52%),
Ôman (3,28%), Irắc (2,66%), nước có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất là Iran (1,1%).
Nắm giữ nguồn tài nguyên quan trọng của thế giới, Vịnh Pếc-xích luôn
là một khu vực rất nhạy cảm. Hầu hết các quốc gia lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,
Trung Quốc đều phụ thuộc vào nguồn dầu lửa ở khu vực này. Nhiều cuộc chiến
tranh nổ ra ở vùng Vịnh là xuất phát từ sự tranh chấp về nguồn dầu mỏ và có sự
can dự của các nước lớn. Cho đến nay và còn tiếp tục nhiều năm nữa, dầu lửa ở
vùng Vịnh vẫn là một vấn đề kinh tế-chính trị quan trọng và phức tạp mang
tính khu vực và toàn cầu.
Cùng với dầu lửa và khí đốt, các nước vùng Vịnh cũng chiếm một vị trí
quan trọng trên bản đồ địa-kinh tế-chính trị thế giới. Năm 2010, tổng sản lượng
khai thác khí đốt của khu vực này đạt gần 395,8 tỷ m
3
chiếm 14,7% sản lượng
khai thác khí đốt trên toàn cầu.
Theo đánh giá của OPEC năm 2010, sản xuất dầu lửa của các quốc gia Vịnh
Pếc-xích đạt gần 27,210 triệu thùng/ngày, chiếm hơn 32% tổng sản lượng sản xuất
hàng ngày của toàn thế giới, trong đó những nước sản xuất dầu lửa lớn nhất là Arập
Xê-út (9,532 triệu thùng/ngày), Iran (3,967 triệu thùng/ngày), Cô-óet (2,559 triệu
thùng/ ngày), UAE (2,485 triệu thùng/ngày), Irắc (2,2 triệu thùng/ngày). Năm 2010, trữ
lượng dầu lửa của các quốc gia vùng Vịnh đạt 789,1 tỷ thùng, chiếm 66,5% trữ lượng
dầu mỏ trên toàn thế giới (Bảng 1.5). Những nước có trữ lượng dầu lửa lớn nhất Vịnh
Pếc-xích là Arập Xê-út (chiếm 22,1% trữ lượng của toàn thế giới), Iran (11,7%), Irắc
(9,7%), Cô-oét (8,3%), UAE (8,2%) [70, pg.23].
25
Bảng 1.5: Trữ lƣợng dầu lửa của Trung Cận Đông năm 2010 (tỷ thùng)
Nƣớc
Tỷ thùng
% toàn thế giới
Arập Xê-út
262,7
22,1
Iran
132,5
11,1
Irắc
115,0
9,7
Cô-óet
99,0
8,3
UAE
97,8
8,2
Qatar
15,2
1,3
Ôman
5,6
0,5
Libi
39,1
3,3
Angiêri
11,8
1,0
Ai Cập
3,6
0,3
Xiri
3,2
0,3
Yêmen
2,9
0,2
Tuynidi
0,6
0,1
Các nước Trung Đông khác
0,1
0,1
Tổng Trung Đông
789,0
66,5
Nguồn: BP Statistical Review of Energy, June 2010
Với nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là trữ lượng dầu lửa và khí đốt
chiếm 66% trữ lượng của thế giới, Vịnh Pếc-xích là miếng mồi ngon đối với các
cường quốc lớn trên thế giới mà điển hình là Mỹ.
1.4.2. Vị trí chiến lược của các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích đối với Mỹ
trên lĩnh vực an ninh, chính trị
Vịnh Pếc - xích là khu vực có vị trí địa lý tiếp giáp với Châu Á và Châu Phi,
giữa biển Địa Trung Hải và biển Ấn Độ Dương, chứa đựng một lượng lớn nguồn tài
nguyên dầu mỏ quý giá của thế giới. Vì thế, khu vực này luôn là điểm nóng và có một
vị trí chiến lược rất quan trọng trong nền chính trị và kinh tế thế giới, được nhiều cường
quốc trên thế giới quan tâm trong đó có nước Mỹ. Đối với Mỹ, tầm quan trọng của
vịnh Pếc - xích “không chỉ vì quyền lợi về dầu lửa, mà đó còn là cửa ngõ đi vào Địa
Trung Hải, vào Châu Phi, chỗ dựa của khối NATO, là vùng không chỉ liên quan đến
các nước nhỏ ở đây mà còn liên quan tới cả tương lai chính trị của Châu Phi”.