Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ngƣời chăm tại xã châu phong, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 98 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – DU LỊCH







NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG



NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM TẠI XÃ CHÂU
PHONG, TỈNH AN GIANG








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH







Cần Thơ, tháng 05/2014

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – DU LỊCH







NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG
MSSV: 6116473



NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM TẠI XÃ CHÂU
PHONG, TỈNH AN GIANG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH






Ngƣời hƣớng dẫn: TS. TRẦN THỊ PHỤNG HÀ







Cần Thơ, tháng 05/2014


LỜI CẢM ƠN

Luận văn cuối khóa là một mốc son quan trọng để đánh dấu sự trƣởng thành và
là bƣớc cuối cùng để rèn luyện kỹ năng chuyên môn của sinh viên. Với bao khó khăn
và vất vả, cuối cùng em cũng đã hoàn thành luận văn, để có đƣợc kết quả đó, ngoài sự
cố gắng và nổ lực của bản thân, em còn nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình từ mọi ngƣời.
Ngƣời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất là cô Trần Thị Phụng
Hà, ngƣời đã dành nhiều thời gian hƣớng dẫn em, góp ý về các nội dung nghiên cứu,
cảm thông cho những sai sót, khó khăn và động viên tinh thần của em trong suốt quá
trình làm luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Trƣờng Đại học Cần Thơ
nói chung và tập thể thầy cô của bộ môn Lịch Sử - Địa Lí – Du Lịch nói riêng một
cách chân thành nhất, những ngƣời đã truyền thụ kiến thức quý báo cho em trong
những năm giảng đƣờng đại học. Đó là hành trang quý giá nhất cho em trên con đƣờng
tƣơng lai.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báo của các cô, chú, anh, chị cán bộ
công nhân viên trong Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, Phòng Văn hoá

và Thông tin thị xã Tân Châu, Trung tâm Thông tin Du lịch Cộng đồng Châu Phong,
Công ty du lịch lữ hành An Giang, UBND xã và cộng động ngƣời Chăm tại xã Châu
Phong, Trung tâm học liệu Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình thu thập thông tin và số liệu cho đề tài của mình.
Gia đình là nguồn động viên và là chỗ dựa vững chắc cho em trong những năm
đại học, cũng nhƣ trong quá trình làm luận văn, “con xin cảm ơn cha mẹ rất nhiều”.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận đƣợc sự đóng góp quý báo của quý thầy cô và các bạn, để đề tài có thể hoàn thiện
hơn.
Cuối lời, em xin chúc quý thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe, thành công và
hạnh phúc trong cuộc sống.
Xin chân thành cám ơn
Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bích Hằng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 DLCĐ: Du lịch cộng đồng
 TNDL: Tài nguyên du lịch
 DLST: Du lịch sinh thái
 BQL: Ban Quản Lí
 APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng
 WTO: Tổ chức Thƣơng Mại Thế giới
 UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới
 WWF: Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
 SNV: Tổ chức phát triển Hà Lan
 IUCN: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
 UBND: Ủy Ban Nhân Dân
 ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

 GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
 VHTTDL: Văn hóa, Thể thao, Du lịch

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng Trang

Bảng 1. Du lịch dựa vào cộng đồng tại Việt Nam theo phân tích SWOT 20
Bảng 2: Số hộ sản xuất phục vụ cho du khách tham quan và quà lƣu niệm 32
Bảng 3: Những kiên kị và lí do kiên kị trong Hồi Giáo 51
Bảng 4: Thống kê lễ hội của ngƣời Chăm Châu Phong 54
Bảng 5: Dự định tham gia loại hình du lịch dựa vào cộng đồng của ngƣời dân 58
Bảng 6: Khả năng quay lại Châu Phong của du khách 59
DANH MỤC HÌNH

Hình Trang
Hình 1: Mối quan hệ giữa tài nguyên và hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng 17
Hình 2: Bản đồ hành chính Thị xã Tân Châu 40
Hình 3: Biểu đồ số lƣợt khách đăng kí nghỉ tại nhà nghỉ (2013) 56
Hình 4: Biểu đồ mức độ tham gia hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của cộng đồng
ngƣời Chăm 56

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3
5.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 3

5.2. Quan điểm lịch sử 3
5.3. Quan điểm viễn cảnh 3
5.4. Quan điểm kinh tế xã hội 3
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
6.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp 4
6.2. Phƣơng pháp điều tra thực tế 4
6.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu sơ cấp 4
6.4. Phƣơng pháp bản đồ, biểu đồ 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 6
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 6
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch dựa vào cộng đồng 6
1.1.1.1 Các khái niệm liên quan đến du lịch 6
1.1.1.2 Khái niệm cộng đồng 10
1.1.1.3 Định nghĩa du lịch dựa vào cộng đồng 10
1.1.2. Điều kiện phát triển và rào cản đối với hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng
tại đia phƣơng 11
1.1.2.1 Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa
phƣơng 11
1.1.2.2 Rào cản đôí với phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phƣơng 12
1.2. CÁC HÌNH THỨC DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 12
1.2.1. Du lịch văn hóa 12
1.2.2. Du lịch sinh thái 13
1.2.3. Du lịch nông nghiệp – nông thôn 13
1.2.4. Du lịch làng nghề truyền thống 13
1.2.5. Du lịch homestay 13
1.3. CÁC ĐẶC TRƢNG VÀ NGUYÊN TẮC CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG 14
1.3.1. Các đặc trƣng của du lịch dựa vào cộng đồng 14
1.3.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 14
1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO

CỘNG ĐỒNG TẠI MỘT ĐỊA PHƢƠNG 15
1.4.1. Tác động tới mức độ phát triển kinh tế của cộng đồng dân cƣ 15
1.4.2. Tính ổn định và phát triển văn hóa - xã hội tại địa phƣơng 16
1.4.3. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng 17
CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM 19
2.1. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY TẠI
VIỆT NAM 19
2.1.1. Bối cảnh du lịch dựa vào cộng đồng 19
2.1.2. Phân tích SWOT đối với du lịch dựa vào cộng đồng tại Việt Nam 20
2.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG 23
2.2.1. Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Bản Hồ - huyện Sapa - tỉnh Lào Cai 23
2.2.1.1 Bối cảnh chung 23
2.2.1.2 Phân tích các bên liên quan 23
2.2.1.3 Phƣơng pháp luận phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phƣơng . 24
2.2.1.4 Những thách thức 26
2.2.1.5 Bài học thu đƣợc 27
2.2.2. Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Làng Đồi - Nam Đông - Thừa Thiên
Huế 27
2.2.2.1 Bối cảnh chung 27
2.2.2.2 Phân tích các bên liên quan 27
2.2.2.3 Phƣơng pháp luận phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phƣơng . 28
2.2.2.4 Những thách thức 30
2.2.2.5 Bài học thu đƣợc 30
2.2.3. Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Mỹ Hòa Hƣng, Thành phố Long
Xuyên, An Giang 31
2.2.3.1 Bối cảnh chung 31
2.2.3.2 Phân tích các bên liên quan 31
2.2.3.3 Phƣơng pháp luận xây dựng cộng đồng 32

2.2.3.4 Những thách thức 33
2.2.3.5 Bài học thu đƣợc 34
2.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 34
2.3.1. Đánh giá chung 34
2.3.1.1 Những tác động 34
2.3.1.2 Mức độ phát triển 35
2.3.1.3 Phân tích các bên liên quan 35
2.3.1.4 Phƣơng pháp luận phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 37
2.3.2. Kết luận 38
CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG NGƢỜI CHĂM TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG 40
3.1. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
NGƢỜI CHĂM 40
3.1.1. Tổng quan về xã Châu Phong 40
3.1.2. Sơ nét về ngƣời Chăm 41
3.1.3. Sinh kế 41
3.1.3.1 Nghề 41
3.1.3.2 Làng nghề 42
3.1.4.Văn hóa vật thể 43
3.1.4.1 Ẩm thực 43
3.1.4.2 Trang phục 45
3.1.4.3 Nhà cửa 46
3.1.4.4 Kiến trúc 47
3.1.4.5 Phƣơng tiện vận chuyển 47
3.1.4.6 Đất đai và ruộng vƣờn 47
3.1.5. Văn hóa phi vật thể 48
3.1.5.1 Văn hóa tổ chức đời sống 48
3.1.5.2 Nghệ thuật 48
3.1.5.3 Ngôn ngữ 48
3.1.5.4 Phong tục tập quán 49

3.1.5.5 Tôn giáo, tín ngƣỡng 51
3.1.5.6 Lễ hội 52
3.2. THUẬN LỢI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
NGƢỜI CHĂM 54
3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI
CHĂM XÃ CHÂU PHONG 56
3.3.1. Tình hình hoạt động du lịch tại Châu Phong 56
3.3.2. Thực trạng tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong hoạt động du lịch cộng
đồng ở Châu Phong 57
3.3.3. Thực trạng khách du lịch 59
CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG 60
4.1. MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY 60
4.1.1. Giải pháp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Chăm 60
4.1.2. Giải pháp gia tăng chất lƣợng dịch vụ du lịch 60
4.1.3. Giải pháp phát triển cộng đồng 61
4.1.4. Giải pháp liên kết giữa cộng đồng địa phƣơng địa phƣơng, đơn vị kinh doanh
lữ hành và chính quyền địa phƣơng 61
4.1.5. Giải pháp chia sẽ lợi ích với cộng đồng địa phƣơng 63
4.2. MÔ HÌNH DU LỊCH LÀNG NGHỀ DỆT THỔ CẨM DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
63
KẾT LUẬN 65
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 65
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 65
3. HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 68
PHỤ LỤC 1 68
PHỤ LỤC 2 69
PHỤ LỤC 3 77

PHỤ LỤC 4
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, du lịch đang trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong phát
triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một đất nƣớc giàu
tiềm năng du lịch và là điểm đến hấp dẫn của các du khách khắp năm châu - có lẽ bởi
Việt Nam có lợi thế về thiên nhiên và nền văn hóa lâu đời, rất thích hợp để phát triển
ngành công nghiệp này. Theo Tổng cục Du lịch, đóng góp trực tiếp của du lịch Việt
Nam năm 2020 vào GDP là từ 18 đến 19 tỷ USD, chiếm 6,5% đến 7% GDP của Việt
Nam, không những thế du lịch còn là công cụ giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam đến
bạn bè quốc tế. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, đòi hỏi du lịch Việt
Nam cần thay đổi thêm các hình thức du lịch mới để thu hút du khách. Một trong số
những loại hình có tính đặc sắc là hình thức du lịch dựa vào cộng đồng. Xuất phát từ
hình thức du lịch làng bản những năm 70 của thế kỉ trƣớc, đến nay thì du lịch dựa vào
cộng đồng đã đƣợc triển khai ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển, mang lợi ích thiết thực về các mặt kinh tế, văn hóa xã hội và môi
trƣờng. Với những lý do đó, Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có đủ điều kiện để
phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Đến nay, nhiều địa phƣơng đã khai
thác loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, trong đó có làng Chăm Châu Phong, tỉnh An
Giang.
Châu Phong là làng Chăm cổ nhất của cộng đồng ngƣời Chăm vùng An Giang.
Những đƣờng nét tinh tế, cổ xƣa của làng Chăm Châu Phong vẫn đƣợc bảo tồn nguyên
vẹn cùng với nếp sinh hoạt mang đặc trƣng văn hóa của ngƣời Chăm Nam Bộ. Xét về
khía cạnh kiến trúc cũng nhƣ giá trị văn hóa xã hội, Châu Phong có nét đặc thù văn

hóa Hồi Giáo với những Thánh đƣờng cổ, có những lễ hội đặc sắc, có nghề dệt thổ
cẩm nổi tiếng ở Châu Giang, ngƣời dân chất phác, hiền lành và hiếu khách, đặc biệt là
có những cô gái Chăm đẹp dịu dàng và thân thiện. Chính điều này, Châu Phong là địa
danh hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, du lịch dựa vào cộng đồng ngƣời Chăm ở xã Châu Phong
vẫn chƣa có chiến lƣợc, kế hoạch phát triển phù hợp với tiềm năng du lịch vốn có cũng
nhƣ chƣa tận dụng hết sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng.
Xuất phát từ tình hình đó, nên em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển
du lịch dựa cộng đồng ngƣời Chăm tại xã Châu Phong, tỉnh An Giang” để nghiên cứu
sâu hơn về tiềm năng phát triển DLCĐ dựa trên đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của
ngƣời Chăm tại Châu Phong. Từ đó, đề xuất những mô hình DLCĐ và đƣa ra các giải
pháp phù hợp nhằm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ngƣời Chăm tại Châu Phong
đồng thời giúp quảng bá hình ảnh du lịch của xã đến với du khách, góp phần đƣa
ngành du lịch của xã phát triển hơn, đóng góp vào sự phát triển không ngừng của nền
du lịch nƣớc nhà.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ngƣời Chăm
tại xã Châu Phong, tỉnh An Giang” nhằm mục tiêu khai thác và đánh giá tiềm năng du
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

lịch dựa vào cộng đồng ngƣời Chăm Châu Phong, loại hình du lịch rất có tiềm năng
phát triển ở Châu Phong nhƣng chƣa đƣợc khai thác phù hợp, từ đó phân tích thực
trạng phát triển du lịch dựa vào cộng ngƣời Chăm của xã để đề xuất những giải pháp
cụ thể giúp cho việc phát triển du lịch ở Châu Phong mang tính hiệu quả và bền vững.
Mục tiêu chính của đề tài nhằm xây dựng cơ sở khoa học lí luận và thực tiễn cho
việc xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Châu Phong, An
Giang. Mục tiêu chi tiết bao gồm:

- Trình bày cơ sở lí luận du lịch dựa vào cộng đồng.
- Đánh giá thực trạng kinh tế, văn hóa xã hội và môi trƣờng ở Châu Phong.
- Phân tích những lợi thế của Châu Phong trong việc phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng dựa vào khảo sát thực tế.
- Đề xuất các định hƣớng, giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
ngƣời Chăm tại Châu Phong.
- Đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cho các điểm, khu du
lịch (KDL) khác.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là những tiềm năng để phát triển du lịch
dựa vào cộng đồng ngƣời Chăm tại Châu Phong, dựa trên lợi thế về vị trí địa lý, nét
sinh hoạt và con ngƣời cũng nhƣ những nét văn hóa vật thể và phi vật thể, xã hội của
ngƣời Chăm ở Châu Phong.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài thuộc lĩnh vực du lịch dựa vào cộng đồng ngƣời
Chăm tại Châu Phong, tỉnh An Giang. Thời gian nghiên cứu đến hết tháng 5 năm
2014.
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, du lịch dựa vào cộng đồng cũng thu hút ngày càng đông lƣợng khách
du lịch đến tham quan, tìm hiểu về những nếp sinh hoạt đời sống và con ngƣời, nét văn
hoá độc đáo, mới lạ của nhiều quốc gia, dân tộc khác trên toàn thế giới, loại hình này
rất phù hợp với nƣớc ta, đƣợc xem là hƣớng phát triển cho ngành du lịch Việt Nam.
Trong thời gian qua cũng có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch dựa vào
cộng đồng nhƣ:
Quyển “Du lịch cộng đồng – lý thuyết và vận dụng” của tiến sĩ Võ Quế đƣợc
viết năm 2006. Đã nêu lên những cơ sở lí luận và thực tiễn cơ bản về vấn đề DLCĐ.
Từ đó, làm cơ sở cho các vấn đề nghiên cứu chuyên sâu ở các địa phƣơng.
Luận văn tiến sĩ “Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam”, của thạc sĩ Lê Thu Hƣơng, nghiên cứu sinh
2012 - 2016 tại Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại

làng cổ Đƣờng Lâm” của nhóm tác giả Đại học Ngoại Thƣơng. Nghiên cứu đã cho
thấy những tiềm năng, thực trạng của làng cổ Đƣờng Lâm, đƣa ra một số tình huống
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

cụ thể để phân tích và từ đó nêu lên một số giải pháp phát triển phù hợp cho du lịch
nơi đây.
Đối với xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cũng có một số công
trình nghiên cứu nhƣng theo các khía cạnh khác nhau mang tính chất lý luận và bao
quát theo nhƣ: “Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong” của sinh viên Kho Ti
Chah, “Ngƣời Chăm ở An Giang” của Goldfish…Đặc biệt, là luận văn của Trần Thị
Kim Tý vào năm 2011 đã “Nghiên cứu mô hình du lịch cộng đồng Làng Chăm Châu
Giang, An Giang”. Đây là nghiên cứu quan trọng về mô hình DLCĐ ở Châu Giang,
nêu lên thực trạng và tình hình phát triển DLCĐ, từ đó, đƣa ra phƣơng hƣớng để phát
triển tốt hơn.
Riêng đối với đề tài này sẽ “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
ngƣời Chăm tại xã Châu Phong, tỉnh An Giang” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hơn,
tập trung nghiên cứu sâu hơn về tiềm năng du lịch dựa trên đời sống của ngƣời Chăm
tại xã. Từ đó, dựa trên những thông tin mà các hộ gia đình cung cấp để xây dựng và đề
xuất những mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ngƣời Chăm tại đây.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Nghiên cứu du lịch trƣớc hết không thể tách rời hệ thống kinh tế - xã hội của địa
phƣơng và cả nƣớc. Việc dựa trên quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn tổng
thể, khái quát của toàn bộ hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát đƣợc hoạt động của
mỗi phân hệ trong hệ thống đó. Khi nghiên cứu về phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng ngƣời Chăm tại xã Châu Phong, tỉnh An Giang, cần phải xem xét các mối quan
hệ tác động qua lại của du lịch dựa vào cộng đồng ngƣời Chăm nhƣ các yếu tố địa lý,

lịch sử, các vấn đề kinh tế - xã hội, các nét sinh hoạt văn hóa và con ngƣời để có cái
nhìn cụ thể và hiểu đƣợc vấn đề nghiên cứu từ mọi khía cạnh và tìm ra những điểm
riêng của làng Chăm Châu Phong với những làng Chăm khác, từ đó có thể đƣa ra giải
pháp giúp cho vấn đề nghiên cứu thành công.
5.2 Quan điểm lịch sử
Mọi sự việc, hiện tƣợng đều có quá trình phát sinh, phát triển bởi vậy khi nghiên
cứu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ngƣời Chăm tại xã Châu Phong, tỉnh An
Giang, ngƣời nghiên cứu phải liên hệ với nguồn gốc lịch sử của sự vật, hiện tƣợng để
thấy đƣợc những bƣớc phát triển khác nhau trong những hoàn cảnh địa lý, lịch sử khác
nhau, trong những khoảng thời gian khác nhau.
5.3 Quan điểm viễn cảnh
Quan điểm viễn cảnh giúp ngƣời nghiên cứu dự đoán đƣợc, định hƣớng đƣợc
bƣớc phát triển kế tiếp của sự việc, hiện tƣợng đó ở quá khứ và hiện tại cũng nhƣ xây
dựng định hƣớng phát triển ở tƣơng lai.
5.4 Quan điểm kinh tế xã hội
Phát triển du lịch tại địa phƣơng nói chung trƣớc hết phải có lợi về mặt kinh tế,
mang lại lợi ích cho ngƣời dân, lợi nhuận cho địa phƣơng. Việc phát triển còn nghĩ đến
khái niệm bền vững: Khai thác tốt tài nguyên du lịch (TNDL) sẵn có của ngƣời Chăm
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

là điều nên làm, nhƣng đồng thời cũng phải giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá
bản địa. Du lịch phát triển sẽ mang đến việc làm, lợi ích thiết thực cho ngƣời dân, giúp
họ vừa bảo tồn nền văn hoá của riêng mình vừa khai thác nó có hiệu quả trong thời
buổi kinh tế thị trƣờng. Việc phát triển phải gắn với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trƣờng tại địa phƣơng. Nghiên cứu khoa học về du lịch cần phải tìm hiểu đặc
điểm kinh tế xã hội của địa phƣơng trƣớc khi tiến hành thực hiện, điều này giúp cho
ngƣời nghiên cứu có một tầm nhìn tổng quát về văn hoá, tình hình nơi nghiên cứu, từ

đó có những định hƣớng và giải pháp đúng đắn giúp cho kết quả bài nghiên cứu không
trở nên xa vời thực tế.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Đề tài đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin dữ liệu, tìm
kiếm những tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn và nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ sách,
báo, truyền hình, niên giám thống kê của phòng Văn hoá và Thông tin thị xã Tân
Châu, Trung tâm thông tin du lịch cộng đồng Châu Phong … các nguồn thông tin này
đã đƣợc cơ quan chuyên ngành kiểm duyệt. Các nguồn tài liệu cũng đƣợc lấy trên các
website uy tín nhƣ Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, Cổng thông tin điện tử thị xã
Tân Châu, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang… Phƣơng pháp này giúp
tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí mà vẫn có một tài liệu xác đáng cùng cái nhìn
bao quát về vấn đề nghiên cứu.
6.2 Phƣơng pháp điều tra thực tế
Đây là phƣơng pháp không thể thiếu nhằm tích luỹ tài liệu thực tế, sự hình thành,
phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Phƣơng pháp này rất quan trọng vì
nó phản ánh khách quan đƣợc các vấn đề đang nghiên cứu, cũng nhƣ đánh giá chính
xác về tài liệu và thu thập tài liệu thêm chi tiết hơn.
Đề tài sử dụng phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory
Rural Appraisal – PRA) trong đó có sử dụng phƣơng pháp chuyên gia và phỏng vấn
nông hộ theo bảng hỏi. Việc nghiên cứu sẽ đƣợc tiến hành thông qua hai bƣớc: Thu
thập các số liệu thống kê của Khu du lịch làng Chăm Châu Phong trong 3 tháng đầu năm
2014, trực tiếp trao đổi phỏng vấn với 2 đến 3 nhân viên nơi đây về tình hình kinh doanh của
khu du lịch với bảng câu hỏi sơ bộ đƣợc soạn thảo. Sau đó hoàn thiện bảng câu hỏi sơ bộ
thành bảng câu hỏi chính thức. Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế nên số mẫu đƣợc
lựa chọn ít đi. Số mẫu chuyên gia là 5 cán bộ địa phƣơng, BQL và nhân viên tại khu
du lịch; số mẫu phỏng vấn bảng hỏi là 10 khách du lịch; số mẫu cho phỏng vấn bán
cấu trúc là 35 hộ dân, đƣợc chọn lựa ngẫu nhiên, thuận tiện, sống rải rác dọc xã Châu
Phong, những hộ dân này có điều kiện, khả năng và mong muốn tham gia vào việc
phát triển du lịch cộng đồng.

6.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu sơ cấp
Là quá trình xử lý, phân tích và kiểm tra số liệu đã thu thập. Nhập liệu, xử lý số
liệu bằng công cụ SPSS để tìm mối tƣơng quan giữa các biến định tính, định lƣợng
trong đó Crosstab đƣợc sử dụng để tìm mối quan hệ chéo giữa các biến. Thảo luận trên
kết quả nghiên cứu và từ đó có thể đƣa ra giải pháp tối ƣu và kết luận vấn đề.
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6.4 Phƣơng pháp bản đồ, biểu đồ
Sử dụng phƣơng pháp bản đồ để xác định vị trí địa lý một cách chính xác và
khoa học của các điểm nghiên cứu, cũng nhƣ rút ra những khó khăn và thuận lợi về
mặt giao thông, cơ sở hạ tầng, đặc điểm dân cƣ hay những đặc điểm địa hình địa lý của
địa phƣơng. Phƣơng pháp biểu đồ cho ta thấy sự đánh giá toàn diện về sự phát triển du
lịch của địa phƣơng trong một thời gian nhất định, kết hợp những biểu đồ thể hiện sự
phát triển du lịch theo từng giai đoạn, ta có thể đƣa ra những hoạch định để phát triển
ngành du lịch cho phù hợp và định hƣớng sự bền vững trong phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng tại địa phƣơng.



























NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến du lịch dựa vào cộng đồng
1.1.1.1 Các khái niệm liên quan đến du lịch
- Khái niệm Du lịch:
Du lịch là hoạt động đƣợc xuất hiện từ lâu do nhu cầu tìm hiểu về thế giới của
con ngƣời. Trƣớc thế kỷ thứ XIX, du lịch chỉ là hoạt động riêng lẻ, không phổ biến,
của những cá nhân hoặc những nhóm ngƣời có đặc quyền. Du lịch đƣợc coi nhƣ một

hiện tƣợng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con
ngƣời. Đó là hiện tƣợng con ngƣời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình để đến
một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền, kiếm việc
làm và ở đó họ phải tiêu tiền. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế -
xã hội phổ biến, là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá - xã hội và
đang phát triển mạnh mẽ thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Tuy nhiên cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chƣa thống nhất. Trƣớc
thực tế phát triển của ngành du lịch về kinh tế cũng nhƣ trong lĩnh vực đào tạo, việc
nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bản trong đó có khái
niệm du lịch là một đòi hỏi cần thiết.
Thuật ngữ du lịch rất thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Tonos nghĩa là
đi một vòng. Thuật ngữ này đƣợc La tinh hoá thành Turnur và sau đó thành “Tour”
(tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn Touriste là ngƣời đi dạo chơi.
Theo Robert Langquar (1980), từ Tourism (du lịch) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng
Anh vào khoảng năm 1800 và được quốc tế hoá nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp
mà không dịch nghĩa. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch đƣợc dịch thông qua tiếng
Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Tuy nhiên, ngƣời Trung
Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức.
Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dƣới mỗi góc độ nghiên cứu khác
nhau, mỗi ngƣời có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Khi điểm lại các công trình
nghiên cứu về du lịch, Giáo sƣ-Tiến sĩ Berkener, một chuyên gia có uy tín về du lịch
trên thế giới, đã đƣa ra nhận xét: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì
có bấy nhiêu định nghĩa”. Theo Đào Ngọc Cảnh (2012) có nêu lên một số khái niệm
về du lịch nhƣ sau:
Theo Liên Hiệp Quốc (1963): “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng
và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay
tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà
bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo Hội nghị quốc tế và thống kê du lịch tại Canada (1991) đã đƣa ra định
nghĩa: “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thường

xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm
tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO, 1994): “Du lịch là tập hợp các hoạt động
và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi
cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hóa… và nhìn
chung là vì những lý do không phải để kiếm sống”.
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (Chƣơng 1, điều 4, khoản 1, 2005): “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định”.
Tóm lại, Du lịch đƣợc hiểu là các hoạt động gắn liền với sự di chuyển của cá
nhân hoặc của nhóm dân cƣ. Ngƣời ta đã thống nhất rằng về cơ bản tất cả các hoạt
động di chuyển của con ngƣời ở trong và ngoài nƣớc, ngoại trừ việc đi cƣ trú chính trị,
đi tìm việc và đi xâm lƣợc, đều mang ý nghĩa du lịch.
- Khái niệm Tài nguyên du lịch:
Tài nguyên hiểu theo nghĩa chung nhất là tất cả các nguồn vật chất, năng lƣợng,
thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con ngƣời có thể sử dụng để
thoả mãn các nhu cầu có trong đời sống và sản xuất của mình. Tài nguyên đƣợc phân
thành tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên thiên nhiên gắn liền
với các nhân tố tự nhiên còn tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con
ngƣời và xã hội.
TNDL là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm TNDL luôn gắn
liền với khái niệm du lịch. TNDL đƣợc coi là tiền đề, là điều kiện đặc biệt quan trọng
để phát triển du lịch. Bản thân TNDL cũng có tính lịch sử và có xu hƣớng ngày càng

mở rộng do nhu cầu phát triển du lịch.
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (Chƣơng 1, điều 4, khoản 4, 2005): “TNDL là
cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, công trình lao động sáng tạo của con người và
các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu
tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Nhƣ vậy, TNDL gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn đang đƣợc khai thác
và chƣa đƣợc khai thác.
+ TNDL tự nhiên:
TNDL tự nhiên là các đối tƣợng và hiện tƣợng trong môi trƣờng tự nhiên bao
quanh chúng ta gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nƣớc, sinh vật.
Địa hình: địa hình biểu hiện bằng các yếu tố nhƣ: độ cao, độ dốc… Ngƣời ta
còn chia địa hình thành 3 dạng nhƣ: miền núi, đồng bằng, biển và bờ biển.
Địa hình miền núi thƣờng rất đa dạng và có nhiều khả năng thu hút khách du
lịch. Có rất nhiều loại hình du lịch ở miền núi: du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, săn
bắn, leo núi và thể thao, du lịch mạo hiểm. Địa hình núi thƣờng có rừng, thác nƣớc và
hang động… Vì vậy, miền núi có nhiều điều kiện phát triển du lịch nhƣng hạn chế là
giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Địa hình biển và bờ biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là du
lịch biển: tắm biển, du thuyền, lặn biển, ngắm san hô, biển có nhiều hải đảo có khả
năng khai thác du lịch rất đa dạng.
Địa hình đồng bằng thƣờng đơn điệu, ít có khả năng trực tiếp phát triển du lịch,
tuy nhiên địa hình đồng bằng thƣờng là nơi tập trung dân cƣ sinh sống, có thuận lợi về
cơ sở hạ tầng nên cũng có khả năng phát triển du lịch.
Khí hậu: khí hậu có ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời sống con ngƣời, trƣớc hết
trạng thái của cơ thể con ngƣời gắn liền với các chỉ số thời tiết, nhất là nhiệt độ và độ

ẩm. Những nơi có khí hậu thích hợp thì thuận lợi cho du lịch nghỉ dƣỡng nhƣ: Đà Lạt,
Sa Pa, Mẫu Sơn… Ngoài ra, khí hậu còn tạo ra nhịp điệu mùa cho du lịch, thƣờng thì
mùa hè là mùa du lịch của những bãi biển nhiệt đới, còn mùa đông là mùa của các
điểm du lịch thể thao ở các vùng ôn đới. Nhịp điệu mùa du lịch cũng có thể gián tiếp
hình thành do mùa sinh hoạt của con ngƣời.
Nƣớc: nƣớc có vai trò rất quan trọng với con ngƣời, du lịch đòi hỏi phải đảm
bảo cung cấp nƣớc cho du khách. Nƣớc còn là môi trƣờng cho hoạt động du lịch nhƣ:
tắm, bơi lội, du thuyền, lƣớt ván, câu cá, tham quan đáy biển… Các hồ nƣớc, thác
nƣớc, sông suối cũng là yếu tố có giá trị nhiều mặt đối với du lịch. Nguồn nƣớc
khoáng còn là tiềm năng để hình thành các khu du lịch nghỉ dƣỡng, phát triển loại hình
du lịch chữa bệnh.
Sinh vật: TNDL cũng có giá trị du lịch to lớn nhƣ các vƣờn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên là những nơi có nhiều loài động thực vật nguyên sinh rất thuận lợi để
phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu. Ngoài ra, các tài
nguyên sinh vật còn có thể tổ chức thành các điểm tham quan sinh vật hoang dã, bán
hoang dã hoặc nhân tạo để phục vụ cho loại hình du lịch săn bắn, câu cá.
+ TNDL Nhân văn:
TNDL nhân văn là các loại tài nguyên do con ngƣời tạo ra hay nói cách khác là
các đối tƣợng và hiện tƣợng đƣợc tạo ra một cách nhân tạo. Nhƣ vậy, tài nguyên nhân
văn cũng đƣợc hiểu là những TNDL văn hoá nhƣng không phải sản phẩm văn hoá nào
cũng đƣợc xem là TNDL nhân văn, chỉ có những sản phẩm văn hoá nào có giá trị phục
vụ du lịch mới đƣợc coi là TNDL nhân văn. Hay nói cách khác, những TNDL nhân
văn cũng chính là những giá trị văn hoá tiêu biểu cho mỗi dân tộc, quốc gia thông qua
những những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các TNDL nhân văn, khách du
lịch có thể hiểu đƣợc những đặc trƣng cơ bản về văn hoá của các dân tộc, địa phƣơng
nơi mình đến. TNDL nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc, các lễ
hội văn hoá, phong tục tập quán, tín ngƣỡng độc đáo, các đối tƣợng du lịch gắn liền
với dân tộc học, các đối tƣợng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác. Các đối
tƣợng này đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của con ngƣời, nó có tác
dụng hƣớng con ngƣời trở về với những cội nguồn của dân tộc. Nó thu hút con ngƣời

bởi những tinh tế của cái đẹp, mức độ chính xác của chân thiện mỹ cũng nhƣ khối kiến
thức đồ sộ mà con ngƣời có đƣợc từ việc tiếp cận những giá trị văn hoá do chính con
ngƣời tạo ra.
Di tích lịch sử văn hoá: đƣợc coi là TNDL quan trọng, đây là nguồn lực để
phát triển và mở rộng hoạt động du lịch, là bằng chứng để xác thực, cụ thể nhất về đặc
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

điểm văn hoá mỗi nƣớc. Ở đó, chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt
đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia, có
giá trị rất lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ và khoa học nhân văn, khoa học lịch
sử. Tất cả đƣợc con ngƣời tạo ra trong quá trình sáng tạo lịch sử, hoạt động văn hoá,
văn hoá ở đây bao gồm văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Di tích lịch sử văn hoá
gồm 4 nhóm:
Di tích khảo cổ: là những di tích liên quan đến nền văn hoá cổ của loài ngƣời
trên thế giới, thƣờng bao gồm những loại hình là di chỉ cƣ trú và di chỉ mộ táng.
Di tích lịch sử: liên quan đến các giai đoạn lịch sử khác nhau, thƣờng là các nơi
xảy ra các sự kiện lịch sử quan trọng nhƣ những trận đánh lớn, những kinh đô cổ,
những địa điểm liên quan đến các nhân vật lịch sử.
Di tích văn hoá nghệ thuật: là những công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật
cao tiêu biểu cho những thời kỳ lịch sử nhất định. Ví dụ: đền, tháp, đình, chùa, miếu,
nhà thờ.
Các loại danh lam thắng cảnh: đây là loại di tích đặc sắc trong đó có sự kết hợp
các yếu tố nhân tạo với tự nhiên. Các danh lam thắng cảnh thể hiện sự tinh tế và sự tô
điểm của con ngƣời vào thắng cảnh thiên nhiên làm cho nó trở thành tuyệt tác. Ví dụ
nhƣ núi Bài Thơ (Quảng Ninh), Chùa Hƣơng (Hà Tây).
Lễ hội: Lễ hội là những hình thức sinh hoạt cộng đồng của dân cƣ. Lễ hội gồm
có nhiều dạng nhƣng thông thƣờng đều bao gồm hai phần liên quan với nhau rất chặt

chẽ. Phần lễ mang tính chất lễ nghi, trang trọng nhằm tƣởng niệm, cầu chúc. Phần hội
mang tính sinh hoạt vui chơi của cộng đồng. Đƣơng nhiên sự phân chia này mang tính
tƣơng đối. Có thể có lễ hội hoà quyện cả hai là một, có lễ hội thì phần lễ là chính hoặc
có lễ hội chỉ có phần hội. Lễ hội có sức hấp dẫn du lịch cao. Ngƣời ta thƣờng ví nó
nhƣ những bảo tàng sống về văn hoá của cộng đồng. Khách du lịch không chỉ tham
quan, tìm hiểu lễ hội mà còn có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội.
Làng nghề cổ truyền: Nghề thủ công truyền thống là những loại hình hoạt động
kinh tế - xã hội rất phong phú. Nghề thủ công trên thế giới rất đa dạng có tính độc đáo
nên có nhiều giá trị thu hút du lịch. Mặt khác, các sản phẩm thủ công cũng mang nhiều
giá trị nghệ thuật nên đã trở thành những mặt hàng lƣu niệm đối với du khách.
Các đặc trƣng văn hoá dân tộc: đặc trƣng văn hoá dân tộc thể hiện ở nhiều mặt
nhƣ trang phục, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngƣỡng, lễ hội, hoạt động kinh tế, văn
hoá nghệ thuật… Vì vậy, khả năng khai thác du lịch cũng rất đa dạng và đặc sắc.
Sự kiện văn hoá – thể thao: Có rất nhiều yếu tố thuộc nhóm này, dƣới đây là
một số yếu tố cơ bản:
Các hội trợ, triển lãm: Hội chợ triển lãm rất đa dạng về loại hình và quy mô. Nó
tạo ra khả năng thu hút nhiều loại đối tƣợng đến tham quan, mua sắm, tìm cơ hội thị
trƣờng… Hiện nay có xu hƣớng kết hợp hội chợ triển lãm với lễ hội. Ví dụ thế giới có
rất nhiều loại lễ hội mang tính chất quảng bá thƣơng mại và du lịch nhƣ lễ hội bia, lễ
hội trái cây, lễ hội socola…
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Các cuộc thi đấu thể thao, liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thi hoa hậu,
thi âm nhạc… cũng là những sự kiện có tác động rất mạnh đến du lịch.
Các TNDL nhân văn khác:
Bảo tàng: đây là những điểm tham quan du lịch rất có giá trị giúp cho du khách
tìm hiểu về các di tích, các hiện vật và nhiều chủ đề khá tập trung và hấp dẫn.

Công trình và sản phẩm kinh tế: Ví dụ các cây cầu lớn, các nhà máy thuỷ điện,
các đập và hồ nƣớc nhân tạo, các đặc sản…
Giá trị văn hoá nghệ thuật, ẩm thực…
1.1.1.2 Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng đã xuất hiện và tồn tại trong suốt quá trình phát triển của loài ngƣời.
Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung cùng một môi trƣờng
thƣờng là có cùng mối quan tâm chung. Đó có thể là kế hoạch, niềm tin, các mối ƣu
tiên, nhu cầu, nguy cơ. Chính những điều này sẽ ảnh hƣởng đến sự thống nhất và đặc
trƣng của các thành viên trong cộng đồng. Trong những năm gần đây, khái niệm cộng
đồng đƣợc định nghĩa rõ ràng hơn dƣới nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm của Sproule và Suhand (1998); trích bởi Võ Quế, 2006: “Cộng đồng
là một nhóm người, cùng sinh sống trong một khu vực địa lí, tự xác định mình thuộc về
cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết
thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”.
Theo Schmink (1999); trích trong Võ Quế, 2006: “Cộng đồng là tập hợp một
nhóm người chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên thiên nhiên tại
địa phương”.
Tóm lại, Cộng đồng có thể hiểu là một nhóm ngƣời cùng sinh sống trên một lãnh
thổ xã hội và cùng chia sẻ lợi ích chung. Và cộng đồng đƣợc hình thành từ ba nhân tố
chính là địa vực cƣ trú, yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa.
1.1.1.3 Định nghĩa du lịch dựa vào cộng đồng
Du lịch dựa vào cộng đồng đƣợc hình thành từ những năm 70 của thế kỉ XX,
xuất phát từ những quốc gia có nền du lịch phát triển nhƣ Châu Âu, Châu Mĩ, Châu
Úc. Đây là hình thức du lịch đƣợc tổ chức ở làng bản những vùng xa xôi, có phong tục
tập quán độc đáo và cảnh quan thiên nhiên hoang dã. Dƣới sự trợ giúp của ngƣời dân
địa phƣơng, khách du lịch tự khám phá, tìm hiểu những phong tục, lễ hội của địa
phƣơng đó; hoặc đi tham quan, tận hƣởng cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái đa
dạng. Không những vậy, chính những ngƣời dân địa phƣơng là ngƣời cung cấp nơi lƣu
trú, ăn uống cho khách du lịch. Đó là tiền đề để hình thành và phát triển loại hình du
lịch dựa vào cộng đồng. Trong quá trình phát triển, du lịch dựa vào cộng đồng đƣợc

định nghĩa theo những cách khác nhau. Theo Võ Quế (2006) đƣa ra các khái niệm về
du lịch dựa vào cộng đồng.
Quỹ quốc tế và bảo vệ thiên nhiên (WWF): “Du lịch dựa vào cộng đồng là một
hình thức du lịch do cộng đồng địa phương làm chủ, tham gia vào quá trình quản lý và
phát triển, và phần lớn các lợi ích sẽ thuộc về cộng đồng”.
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Viện Nghiên cứu phát triển nông thôn và Miền Núi (thuộc Hội KHKT Lâm
Nghiệp Việt Nam) đƣa ra khái niệm: “Du lịch dựa vào cộng đồng là hoạt động du lịch
nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch đông khách vì sự phát triển du
lịch bền vững dài hạn. Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người dân
trong du lịch và cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng”.
Học viện du lịch dựa vào cộng đồng Thái Lan định nghĩa: “Du lịch dựa vào cộng
đồng là du lịch quan tâm đến các vấn đề môi trường, xã hội và bền vững văn hóa. Nó
được quản lý và sở hữu bởi cộng đồng, với mục đích giúp cho khách du lịch tăng thêm
nhận thức về cộng đồng và lối sống địa phương”.
Nói chung, du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch trong đó cộng đồng
tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nhƣ khai thác, quản lý và bảo tồn TNDL
thông qua sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng và các tổ chức phi chính phủ. Lợi ích
thu đƣợc từ du lịch sẽ đóng góp cho kinh tế địa phƣơng, xóa đói giảm nghèo, tăng thu
nhập và nâng cao chất lƣợng đời sống. Khách du lịch nâng cao hiểu biết, học hỏi về
cộng đồng và về cuộc sống đời thƣờng, văn hóa, truyền thống của ngƣời dân bản xứ.
Đồng thời, giúp bảo tồn các giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên hƣớng đến sự phát
triển bền vững.
1.1.2 Điều kiện phát triển và rào cản đối với hoạt động du lịch dựa vào cộng
đồng tại một địa phƣơng
Mỗi cộng đồng có những đặc trƣng về địa lí, kinh tế, văn hóa khác nhau. Có

những đặc trƣng của cộng đồng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng. Tuy nhiên, cũng có những đặc trƣng khác là rào cản đối với sự phát triển
du lịch. Do đó, khi xem xét phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại một địa phƣơng
cần phải cân nhắc và khảo sát kỹ lƣỡng những điều kiện vốn có của địa phƣơng. Từ
đó, đánh giá những thế mạnh và rào cản để đƣa ra chiến lƣợc phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng cho hợp lý.
1.1.2.1 Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa
phương
Điều kiện thuận lợi đầu tiên để giúp địa phƣơng phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng là cộng đồng phải có tính tổ chức và tính gắn kết. Tất cả những thành viên trong
cộng đồng đƣợc tham gia rộng rãi vào quá trình đƣa ra quyết định và quản lý tài chính
xung quanh du lịch dựa vào cộng đồng.
Cấu trúc quản lý và đƣa ra quyết định theo hƣớng từ dƣới lên. Những quyết định
cho du lịch dựa vào cộng đồng cần đƣợc quyết định bởi cộng đồng dựa trên những
thông tin đầy đủ và xác thực về ảnh hƣởng, khả năng thay thế, nguy cơ và lƣợng sản
phẩm. Động cơ đơn thuần không chỉ là sản sinh thêm thu nhập mà còn bảo vệ văn hóa,
môi trƣờng và học hỏi nền văn hóa mới.
Các hoạt động đƣợc hỗ trợ đắc lực bằng các chƣơng trình maketing hiệu quả.
Bên cạnh đó, địa phƣơng cần có kế hoạch mở rộng mạnh mẽ, hoặc giới hạn sức chứa
du khách để giữ cân bằng với nguồn lực cộng đồng và môi trƣờng, nhằm tránh phản
tác dụng đối với cả hai.
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Xây dựng kết nối hiểu biết của du khách với những giá trị văn hóa và tài nguyên.
Sự tiếp cận đó của du khách có tính đặc trƣng riêng, dựa vào bối cảnh địa phƣơng,
không phải du nhập hay sao chép từ nơi khác. Địa phƣơng có sự phân hóa rõ ràng giữa
vùng khách đến và vùng khách không đến. Có cơ sở hạ tầng tốt để tiếp cận với những

sản phẩm du lịch đa dạng.
1.1.2.2 Rào cản đôí với phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương
Việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại một địa phƣơng không chỉ có thuận
lợi mà cũng gặp những vấn đề khó khăn.
Cấu trúc quản lý địa phƣơng từ trên xuống. Việc đƣa ra quyết định hoàn toàn
phụ thuộc vào một nhóm cá nhân có quyền lực (thƣờng là nam giới) và lợi ích không
đƣợc chia sẻ công bằng cho cộng đồng. Cộng đồng không có quyền đƣa ra các quyết
định hoặc đƣa ra quyết định dựa trên thông tin không đầy đủ và chính xác. Động cơ
duy nhất cho hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng là thu nhập.
Hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của địa phƣơng có ít hoạt động quảng bá
hoặc những hoạt động quảng bá không phù hợp. Thiếu kế hoạch cụ thể và tầm nhìn
cho tƣơng lai. Ngƣời bản địa chỉ muốn kéo khách đến và giữ khách ở lại càng nhiều,
chứ không quan tâm đến các nỗ lực bảo tồn, thông báo cho khách về những điểm nổi
bật của văn hóa địa phƣơng, vì vậy không tạo đƣợc sức hấp dẫn.
1.2 CÁC HÌNH THỨC DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Dựa trên cơ sở tiêu chí sản phẩm du lịch, du lịch dựa vào cộng đồng đƣợc chia
thành: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch làng
nghề truyền thống. Các hình thức du lịch dựa vào cộng đồng rất khó để phân loại.
Nguyên nhân chính là do các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng luôn có mối gắn kết
và không tồn tại độc lập. Chẳng hạn, khi tham gia vào một tour du lịch tham quan
Làng Chăm tại Châu Phong có thể bao gồm cả du lịch văn hóa (khám phá nét văn hóa,
sinh hoạt ngƣời Chăm), du lịch làng nghề truyền thống (Làng nghề dệt thổ cẩm ở Châu
Giang). Tuy nhiên, việc phân loại du lịch dựa vào cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng,
bởi nó cho thấy đƣợc thế mạnh nổi trội và định hƣớng phát triển của du lịch dựa vào
cộng đồng tại một địa phƣơng.
1.2.1 Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịch dựa
vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học là yếu tố thu hút khách chủ yếu của
cộng đồng địa phƣơng. Việc cộng đồng tham gia vào kế hoạch hoạt động xã hội tập
trung vào di sản văn hóa sẽ làm phong phú thêm các lễ hội, các buổi biểu diễn. Điều

này giúp tăng cƣờng kiến thức và văn hóa địa phƣơng không chỉ cho khách du lịch mà
còn dân cƣ địa phƣơng. Khi ngƣời dân tích cực tham gia vào các hoạt động này, họ sẽ
tăng cƣờng sự chia sẻ cá nhân đến sự phát triển bền vững dài hạn của du lịch thông
qua việc bảo tồn và duy trì những khu vực di sản văn hóa đích thực.
Cộng đồng địa phƣơng tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý của hình thức du
lịch này, dựa trên nguyên tắc bảo tồn hay thậm chí phục sinh lại văn hóa địa phƣơng.
Ví dụ du lịch dựa vào văn hóa bao gồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 13 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phƣơng tại một ngôi làng dân tộc
thiểu số.
1.2.2 Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc biệt
là trong các khu vực cần đƣợc bảo vệ và môi trƣờng xung quanh nó) và kết hợp tìm
hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phƣơng có sự quan tâm đến vấn đề môi trƣờng.
Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trƣờng có
sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Sự ghé thăm của khách du lịch có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ môi trƣờng
và bảo tồn văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phƣơng nhận ra rằng việc quản lý không
chặt chẽ và những giảm sút về môi trƣờng sẽ làm giảm lƣợng du khách, đồng nghĩa
giảm lợi nhuận.
1.2.3 Du lịch nông nghiệp – nông thôn
Du lịch nông nghiệp - nông thôn hƣớng đến cung cấp các sản phẩm du lịch mang
tính khám phá cuộc sống nông thôn, nghề của nông nghiệp. Đến với hình thức du lịch
này, du khách đƣợc cùng ngƣời dân địa phƣơng trải nghiệm cuộc sống nông thôn với
các hoạt động nhƣ cày lúa, thu hoạch trái cây, dệt… Hay nói cách khác, du khách đƣợc
tự tay làm ra các sản phẩm nông nghiệp.

Hình thức du lịch này, đặc biệt hấp dẫn với đối tƣợng khách du lịch có mong
muốn đến với những làng quê để nghỉ ngơi, thích khám phá những hoạt động sản xuất
nông thôn, những du khách nƣớc ngoài muốn tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán.
Mặt khác, hình thức du lịch này gắn liền với nông thôn nên tạo đƣợc một sự hấp dẫn
và mới lạ đối với du khách.
1.2.4 Du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch làng nghề truyền thống là hình thức du lịch mà mục tiêu của du khách là
tìm hiểu về những làng nghề có lịch sử lâu đời. Các sản phẩm nhƣ thủ công mỹ nghệ
nhƣ đan lát, đồ gốm, chạm khắc gỗ, đồ da…tạo đƣợc sức hút với nhiều du khách. Do
đó, du khách đến với các làng nghề với mong muốn đƣợc tìm hiểu về các sản phẩm
này, quy trình tạo ra chúng và đƣợc tự tay làm ra một sản phẩm của mình. Thực tế này,
tạo ra cơ hội cho du lịch dựa vào cộng đồng phát triển. Du khách đƣợc hƣớng dẫn làm
các sản phẩm và trải nghiệm cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng.
Hình thức này giúp du khách tiếp xúc gần hơn với các sản phẩm truyền thống,
đặc trƣng của địa phƣơng. Qua đó, tìm hiểu cách thức sản xuất và đời sống sinh hoạt
của những ngƣời dân làm ra sản phẩm. Thêm vào đó, hình thức này còn giúp quảng bá
hình ảnh các sản phẩm truyền thống tại địa phƣơng đến với du khách. Hơn nữa, nó
cũng đem lại thu nhập cho làng nghề từ các hoạt động khai thác du lịch.
Đây là một hƣớng đi mới cho phát triển du lịch cần đƣợc đầu tƣ và khai thác. Nó
phù hợp với các làng quê tại Việt Nam.
1.2.5 Du lịch Homestay
Du lịch homestay là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá,
học tập và tìm hiểu phong tục tập quán của ngƣời dân địa phƣơng. Du khách sẽ cùng
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 14 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ăn, ngủ tại nhà dân, sinh hoạt và lao động cùng với ngƣời dân để tự mình khám phá
những nét văn hóa bản địa độc đáo.

Mặc dù thƣờng không mang lại lợi nhuận vật chất đáng kể cho gia đình tham gia
chƣơng trình, nhƣng homestay giúp quảng bá hình ảnh về đất nƣớc và con ngƣời một
cách gần gũi và chân thật nhất. Đặc biệt, đây có thể xem là phƣơng thức hay và hiệu
quả nhất để có thể rèn luyện ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và vốn kiến thức về các nền
văn hóa khác nhau.
1.3 CÁC ĐẶC TRƢNG VÀ NGUYÊN TẮC CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG
1.3.1 Các đặc trƣng của du lịch dựa vào cộng đồng
Du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm một số đặc trƣng cơ bản sau:
Các đối tác tham gia trong du lịch cộng đồng: chính quyền địa phƣơng, cơ quan
quản lý du lịch, các cơ quan bảo tồn, các công ty du lịch, hãng lữ hành, các tổ chức phi
chính phủ, cộng đồng địa phƣơng và khách du lịch.
Cộng đồng địa phƣơng tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định thực thi và
điều hành dự án.
Cộng đồng dân cƣ, các đối tác liên quan, du khách có trách nhiệm bảo vệ tài
nguyên văn hóa và thiên nhiên địa phƣơng.
Các thành viên của cộng đồng đƣợc chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch.
Quy mô hoạt động nhỏ, thị trƣờng khách khá hẹp về đối tƣợng và ít về số lƣợng.
Các sản phẩm, dịch vụ - du lịch đƣợc phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên,
văn hóa địa phƣơng.
1.3.2 Các nguyên tắc của phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Võ Quế (2006) cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
bao gồm:
Cộng đồng đƣợc quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và
quản lí, đầu tƣ và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.
Phù hợp với khả năng của cộng đồng.
Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng.
Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hóa.
Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
cần phải dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững:

Sử dụng tối ƣu môi trƣờng, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và giúp
bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái đƣợc thừa hƣởng.
Khía cạnh xác định nền văn hóa - xã hội của cộng đồng địa phƣơng, đảm bảo họ
đã xây dựng, kế thừa văn hóa và giá trị truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu
biết và thông cảm đối với các nền văn hóa khác nhau.
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
TẠI XÃ CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG (6116473) 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế -
xã hội đến tất cả những ngƣời có liên quan nhằm phân bổ công bằng.
1.4 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG TẠI MỘT ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1 Tác động tới mức độ phát triển kinh tế của cộng đồng dân cƣ
Việc thu hút đƣợc nhiều khách du lịch, đặc biệt là khi du khách đến và tham gia
du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phƣơng, sẽ mang lại một nguồn thu nhập to lớn cho
chính cộng đồng tại địa phƣơng đó. Do hầu hết các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục
vụ cho du lịch đều đƣợc cung ứng từ ngƣời dân địa phƣơng. Đó là lợi ích kinh tế mà
du lịch mang lại. Tuy nhiên, thu nhập du lịch dựa vào cộng đồng mang lại có nhiều
tính chất ƣu việt hơn so với các hình thức du lịch khác, do ngƣời dân địa phƣơng sẽ
đƣợc hƣởng lợi đầu tiên, chứ không phải là công ty du lịch hay các đối tƣợng khác.
Đầu tiên, du lịch dựa vào cộng đồng chia sẻ lợi ích kinh tế với nhiều cá nhân
trong cộng đồng chứ nguồn thu không chảy vào túi riêng của bất cứ nhà đầu tƣ nào
nhƣ trƣớc đây. Khi khách du lịch không còn sử dụng độc nhất các sản phẩm của công
ty du lịch (tour, nhà hàng, khách sạn…). Mặt khác, họ sử dụng các dịch vụ của ngƣời
dân bản địa cung cấp, họ không chỉ đƣợc hƣởng giá cả rẻ hơn nhiều lần mà còn đƣợc
trải nghiệm cuộc sống thực tế với ngƣời dân địa phƣơng. Điều này giúp ngƣời lao
động có thu nhập, đồng thời thu hút đƣợc ngày càng đông khách du lịch. Điều này có
nghĩa đôi bên cùng có lợi.

Thứ hai, không chỉ tạo ra thu nhập cho ngƣời dân, du lịch dựa vào cộng đồng
còn mang lại một nguồn thu dài hạn và ổn định. Khác với những hình thức du lịch
khác, du lịch dựa vào cộng đồng chia sẻ lợi ích với ngƣời dân địa phƣơng đồng thời
cũng giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa. Ngƣời dân hiểu rằng, nếu các giá trị
văn hóa không còn đồng nghĩa với việc họ mất đi nguồn thu từ du lịch. Nhƣ vậy, cả
cộng đồng sẽ chung tay bảo vệ và giữ gìn, thì hiệu quả sẽ cao hơn và nguồn thu cũng
bền vững và lâu dài hơn.
Xét về khía cạnh kinh tế, du lịch dựa vào cộng đồng tạo ra một số lƣợng lớn
công ăn việc làm cho ngƣời dân (có thể ổn định hay trong thời gian nhàn rỗi). Mặt
khác, du lịch dựa vào cộng đồng phát triển cũng kéo theo sự phát triển của một số
nganh công nghiệp nhƣ nông nghiệp (lƣợng lƣơng thực thực phẩm khách tiêu thụ),
ngành xây dựng (đƣờng xá, công trình vệ sinh…), ngành giao thông vận tải (vận
chuyển khách).
Nhìn dƣới khía cạnh khác của kinh tế, du lịch dựa vào cộng đồng mang lại hiệu
quả kinh tế cao và ít đòi hỏi vốn đầu tƣ, kỹ năng kinh doanh, ít sử dụng các loại hàng
hóa nhập khẩu. Vì vậy, hình thức du lịch này phát triển trên một diện tích rộng và mọi
ngƣời dân đều có thể tham gia với những kỹ năng cơ bản và nguồn tài chính vốn có.
Tóm lại, hình thức du lịch dựa vào cộng đồng là một hình thức mang lại sự bền
vững về mặt kinh tế cho địa phƣơng.

×