Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ở tuổi thiếu niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 161 trang )



a
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***




TRẦN THỊ THANH TÂM





KÝ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
TRONG HỌC TẬP Ở TUỔI THIẾU NIÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tâm lý học







HÀ NỘI – 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***




TRẦN THỊ THANH TÂM


KÝ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
TRONG HỌC TẬP Ở TUỔI THIẾU NIÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tâm lý học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Khanh







Hà Nội – 2012



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Mẫu nghiên cứu (Theo trƣờng học, khối lớp và giới tính) 45
Bảng 2.2: Mẫu nghiên cứu (Theo trƣờng học, khối lớp và học lực) 45
Bảng 2.3: Mẫu nghiên cứu (Theo trƣờng học, khối lớp và cán bộ lớp) 46
Bảng 3.1: Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của làm việc nhóm trong học tập. 53
Bảng 3.2 : Mức độ cần thiết của những tri thức về phƣơng thức hành động để hình
thành kỹ năng lắng nghe tích cực khi làm việc nhóm trong học tập 58
Bảng 3.3: Mức độ cần thiết của những tri thức về phƣơng thức hành động để hình
thành kỹ năng trình bày mạch lạc vấn đề khi làm việc nhóm trong học tập 60
Bảng 3.4: Mức độ cần thiết những tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành
kỹ năng điều khiển điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình cũng nhƣ của ngƣời
khác khi làm việc nhóm trong học tập 62
Bảng 3.5 : Mức độ vận dụng thƣờng xuyên và mức độ thành thạo tri thức về
phƣơng thức hành động khi làm việc nhóm để hình thành kỹ năng làm việc nhóm
trong học tập ở học sinh 65
Bảng 3.6: Mức độ vận dụng thƣờng xuyên các tri thức về phƣơng thức hành động
khi làm việc nhóm trong học tập của học sinh để hình thành nên kỹ năng lắng nghe
tích cực 68
Bảng 3.7: Mức độ vận dụng thành thạo tri thức về cách thức làm việc nhóm đề hình
thành kỹ năng lắng nghe tích cực 71
Bảng 3.8 : Mức độ vận dụng thƣờng xuyên các tri thức về phƣơng thức hoạt động
để hình thành kỹ năng trình bày mạch lạc vấn đề ở học sinh khi làm việc nhóm. 78
Bảng 3.9: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phƣơng thức hành động khi
làm việc nhóm để hình thành kỹ năng phát hiện và trình bày mạch lạc vấn đề của
các nhóm khách thể 81

Bảng 3.10 : Mức độ vận dụng thƣờng xuyên tri thức về phƣơng thức hành động khi
làm việc nhóm để hình thành kỹ năng điều khiển điều chỉnh hành vi và cảm xúc của
mình và ngƣời khác khi làm việc nhóm trong học tập 87


Bảng 3.12: Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến kỹ năng làm việc nhóm trong học
tập ở học sinh 96
Bảng 3.13: Các yếu tố giáo dục gia đình và giáo dục nhà trƣờng ảnh hƣởng đến sự
hình thành kỹ năng làm việc nhóm ở học sinh 97


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.5 : Mức độ vận dụng thƣờng xuyên và mức độ thành thạo tri thức về phƣơng
thức làm việc nhóm để hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ở học sinh 66
Biểu đồ 3.7: Mức độ vận dụng thành thạo tri thức về cách thức làm việc nhóm đề hình
thành kỹ năng lắng nghe tích cực 72
Biểu đồ 3.9: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về làm việc nhóm để hình thành kỹ
năng phát hiện và trình bày mạch lạc vấn đề của các nhóm khách thể 82
Biểu đồ 3.11: Mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phƣơng thức hành động khi làm việc
nhóm để hình thành kỹ năng điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình và ngƣời
khác khi làm việc nhóm trong học tập 90


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tƣợng nghiên cứu 2
5. Khách thể nghiên cứu 2

6. Phạm vi nghiên cứu 2
7. Giả thuyết nghiên cứu 3
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HỌC TẬP
Ở HỌC SINH THCS TUỔI THIẾU NIÊN 4
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng trên thế giới 4
1.1.2. Nghiên cứu về kỹ năng ở Việt Nam 6
1.2. Một số vấn đề lý luận chung về kỹ năng 9
1.2.1. Khái niệm kỹ năng 9
1.2.2. Quá trình hình thành kỹ năng 12
1.2.3. Các mức độ kỹ năng 14
1.3. Một số vấn đề lý luận chung về nhóm 16
1.3.1. Khái niệm nhóm và nhóm nhỏ 16
1.3.2. Các giai đoạn phát triển nhóm 18
1.4. Một số vấn đề lý luận chung về làm việc nhóm 20
1.4.1. Khái niệm làm việc nhóm 20
1.4.2. Làm việc nhóm trong học tập 22
1.4.3. Các hình thức làm việc nhóm trong học tập 24
1.5. Một số vấn đề lý luận về tuổi thiếu niên 25
1.5.1. Khái niệm 25
1.5.2. Một số đặc điểm tâm lý của tuổi thiếu niên 26
1.5.3. Hoạt động học ở tuổi thiếu niên 27
1.6. Kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động học tập ở tuổi thiếu niên 28


1.6.1. Khái niệm 28
1.7. Những yếu tố ảnh hƣởng tới kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ở tuổi
thiếu niên 40
1.7.1. Động cơ làm việc nhóm trong học tập 40

1.7.2. Giáo dục gia đình 41
1.7.3. Giáo dục nhà trường 42
1.7.4. Giáo viên giảng dạy bộ môn 43
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Mẫu nghiên cứu 44
2.1.1. Vài nét về trường THCS Nghĩa Liên – Nghĩa Đàn - Nghệ An và THCS Thanh
Mỹ- Thị xã Sơn Tây – Hà Nội 44
2.1.2. Mẫu nghiên cứu 45
2.2. Tổ chức nghiên cứu 47
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu lý thuyết 47
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu 47
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 47
2.3.2. Phương pháp quan sát 47
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 48
2.3.4. Phương pháp mô tả chân dung tâm lý điển hình 48
2.3.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 49
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 50
2.4. Cách thức tính điểm và đánh giá kết quả 51
2.4.1. Cách tính điểm: 51
2.4.2. Cách đánh giá: 52
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. Nhận thức của học sinh THCS về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập 53
3.1.1. Nhận thức của học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của làm việc nhóm trong
học tập 53
3.1.2. Nhận thức về mức độ cần thiết của từng tri thức về phương thức hành động để
hình thành các kỹ năng thành phần khi làm việc nhóm trong học tập của học sinh 57
3.2. Kết quả nghiên cứu về sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của học
sinh ở tuổi thiếu niên 64



3.2.1. Mức độ vận dụng thường xuyên và mức độ thành thạo các tri thức về phương
thức hành động khi làm việc nhóm trong học tập để hình thành nên kỹ năng lắng nghe
tích cực. 68
3.2.2. Mức độ vận dụng thường xuyên và mức độ thành thạo các tri thức về phương
thức hành động để hình thành kỹ năng trình bày mạch lạc vấn đề ở học sinh khi làm
việc nhóm. 77
3.2.3. Mức độ vận dụng thường xuyên và mức độ vận dụng thành thạo tri thức về
phương thức hành động để hình thành kỹ năng điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm
xúc của mình và người khác khi làm việc nhóm trong học tập 87
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển kỹ năng làm việc nhóm trong
học tập ở học sinh 95
3.4.1. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kỹ
năng làm việc nhóm trong học tập ở học sinh 95
3.4.2. Yếu tố giáo dục gia đình, các biện pháp giáo dục nhà trường và tác động của
giáo viên bộ môn ảnh hưởng tới sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ở
học sinh 97
3.5. Kết quả phƣơng pháp mô tả chân dung tâm lý 104
3.4.1. Chân dung tâm lý điển hình của học sinh có kỹ năng làm việc nhóm trong học
tập tốt 104
3.4.2. Chân dung tâm lý điển hình học sinh có kỹ năng làm việc nhóm chƣa tốt 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cuộc đời con ngƣời là một quá trình học tập không ngừng, học ở trƣờng, học
ở nhà và học ngoài xã hội. Quá trình học tập đó giúp mỗi ngƣời tiếp thu các tri thức
khác nhau của xã hội loài ngƣời. Dù học ở đâu thì xét đến cùng con ngƣời cần phải

hình thành đƣợc các kỹ năng khác nhau nhƣ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tƣ duy, kỹ
năng quản lý mâu thuẫn, kỹ năng ra quyết định Một khi con ngƣời đã có kỹ năng
sẽ giúp họ có thái độ tích cực và hành vi đúng đắn từ đó giúp mỗi ngƣời hoà nhập
và thành công hơn trong cuộc sống.
Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi
học sinh trong quá trình học tập của mình. Chính qua quá trình trao đổi, tranh luận
với bạn bè mà cá nhân đƣợc bổ sung và hoàn thiện hơn ý kiến của bản thân mình.
Không chỉ có vậy, bản chất của hoạt động học là hoạt động theo nhóm: nhóm
hai ngƣời giữa thầy và từng học sinh, nhóm giữa thầy và nhiều học sinh (từ 2 học
sinh trở lên đến cả lớp) và nhóm giữa các học sinh với nhau. Thế nên, rất cần ở học
sinh nắm đƣợc kỹ năng làm việc nhóm trong học tập để có thể tham gia vào hoạt
động học một cách tốt nhất. Một khi có kỹ năng làm việc nhóm tốt thì sẽ cho kết
quả học tập tốt ở mỗi học sinh.
Thêm vào đó, kỹ năng làm việc nhóm trong học tập là tiền đề quan trọng để
hình thành năng lực hợp tác trong lao động nghề nghiệp sau này khi trẻ đã trƣởng
thành. Bởi, bản chất của hoạt động lao động là làm việc cùng nhau. Vì vậy, biết làm
việc cùng nhau trong một nhóm là yêu cầu cơ bản và thiết yếu cho mỗi con ngƣời
sống trong xã hội.
Thiếu niên tuổi từ 11 - 16 là lứa tuổi diễn ra nhiều “biến động” đặc biệt. Trẻ
trong giai đoạn này bƣớc sang một giai đoạn mới: trẻ không hoàn toàn là trẻ con mà
cũng chƣa phải là ngƣời lớn. Hoạt động chủ đạo của trẻ vẫn là hoạt động học tập.
Bên cạnh đó, các nhóm bạn khác nhau cũng đƣợc phát triển và giữ vị trí quan trọng
trong sự phát triển tâm sinh lý của tuổi thiếu niên. Sự tham gia của trẻ vào các nhóm
ngày càng nhiều thêm, sự va chạm của tuổi thiếu niên trong các nhóm cũng ngày


2
một nhiều hơn. Thế nên, kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của trẻ lại ngày càng
trở nên quan trọng. Có đƣợc kỹ năng này giúp trẻ tự tin hơn trong học tập, hoà đồng
đƣợc vào các nhóm bạn, có đƣợc kết quả học tập ngày càng tốt hơn.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đi đến quyết định chọn đề tài: “Kỹ
năng làm việc nhóm trong học tập ở tuổi thiếu niên” làm đề tài luận văn cao học.
2. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng mức độ kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh
ở tuổi thiếu niên. Phân tích nguyên nhân của thực trạng, từ đó, đề xuất một số kiến
nghị nhằm nâng cao mức độ kỹ năng này ở các em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn
3.2. Điều tra phát hiện thực trạng mức độ kỹ năng làm việc nhóm trong
học tập của học sinh tuổi thiếu niên ở thời điểm điều tra.
3.3. Chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng tới kỹ năng làm việc nhóm trong học tập
đã hình thành ở học sinh tuổi thiếu niên
3.4. Đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao mức độ kỹ năng làm việc nhóm
trong học tập ở học sinh tuổi thiếu niên.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Mức độ kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh ở tuổi thiếu niên
tại thời điểm nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An và thành phố Hà Nội.
5. Khách thể nghiên cứu
- 408 học sinh ở tuổi thiếu niên trên địa bàn tỉnh Nghệ An và thành phố Hà
Nội.
- 270 bố mẹ
- 36 thầy cô
6. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn đối tƣợng nghiên cứu: Kỹ năng làm việc nhóm của học sinh
THCS tuổi thiếu niên là kỹ năng phức hợp gồm nhiều kỹ năng thành phần.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 03 kỹ


3
năng thành phần của kỹ năng làm việc nhóm là: kỹ năng lắng nghe tích cực;

kỹ năng trình bày mạch lạc tri thức khi làm việc trong nhóm học tập và kỹ
năng tự điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình cũng nhƣ của
ngƣời khác khi làm việc trong nhóm học tập.
- Địa bàn nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu đƣợc giới hạn trong phạm vi 02
trƣờng THCS: THCS Nghĩa Liên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và THCS
Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Chúng tôi cho rằng:
1. Ở đa số các em học sinh trong diện nghiên cứu (Từ lớp 7 tới lớp 9, tuổi từ
13 tới 16) kỹ năng làm việc nhóm trong học tập mới chỉ đƣợc hình thành
ở mức độ trung bình.
2. Các yếu tố giáo dục gia đình, nhà trƣờng từ khi còn nhỏ tới nay, giáo viên
giảng dạy bộ môn và động cơ làm việc nhóm trong học tập của học sinh
là những yếu tố có ảnh hƣởng nổi bật tới kỹ năng làm việc nhóm trong
học tập của học sinh. Tuy nhiên, ảnh hƣởng của những yếu tố này đến kỹ
năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh chƣa đồng bộ, chƣa đủ
mạnh.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu.
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu.
- Phƣơng pháp mô tả chân dung tâm lý điển hình.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.


4
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG
HỌC TẬP Ở HỌC SINH THCS TUỔI THIẾU NIÊN
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng trên thế giới
Có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về vấn đề kỹ năng dƣới các
góc độ khác nhau. Tựu trung lại, có thể gộp các công trình nghiên cứu kỹ năng
thành hai hƣớng cơ bản:
- Hướng thứ nhất: Những công trình nghiên cứu cơ bản về kỹ năng, kỹ xảo,
mối quan hệ giữa kỹ năng và kỹ xảo, kỹ năng và năng lực, điều kiện hình thành kỹ
năng, kỹ xảo trong hoạt động nói chung. Tiêu biểu có các công trình của các tác giả
B.F.Lomov, E.N.Kabanova, N.D.Levitov, A.V.Petrovsky…. Chẳng hạn, khi nghiên
cứu về kỹ năng và kỹ xảo B.F.Lomov, E.N.Kabanova… đã phân tích nội hàm của
khái niệm kỹ năng, kỹ xảo và con đƣờng hình thành chúng, nhấn mạnh điều kiện
hình thành kỹ năng là những tri thức, kinh nghiệm của chủ thể hoạt động. Theo họ,
muốn hình thành kỹ năng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó thì trƣớc hết phải
cung cấp kiến thức về hành động đó cho ngƣời học.[dẫn theo 8] Hay
A.V.Petrovsky, Cruchetxki, N.D.Levitov thì cho rằng kỹ năng có hai loại: kỹ năng
bậc thấp và kỹ năng bậc cao. Các tác giả đi sâu nghiên cứu kỹ năng bậc cao của
những hành động phức tạp, trong những điều kiện hành động không cố định. Theo
họ, kỹ xảo đã có là thành phần của kỹ năng.[dẫn theo 11]
- Hướng thứ hai: Những công trình nghiên cứu ứng dụng kỹ năng trong một
số lĩnh vực cụ thể nhƣ: kỹ năng trong lao động công nghiệp, kỹ năng sƣ phạm, kỹ
năng trong hoạt động tổ chức, kỹ năng sống. Ở hƣớng nghiên cứu này các tác giả đi
sâu nghiên cứu ứng dụng kỹ năng trong những lĩnh vực cụ thể khác nhau để hình
thành và phát triển đƣợc kỹ năng của con ngƣời trong những lĩnh vực đó. Cụ thể ở
các lĩnh vực nhƣ sau:
Những công trình nghiên cứu về kỹ năng lao động công nghiệp, về kỹ năng
trong những mối quan hệ với máy móc, công cụ lao động, vấn đề luyện tập gian khổ
của người lao động trong quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Đại diện là các tác


5
giả V.G.Loox, V.V.Tsebƣseva, K.K.Platonov, E.A.Milerian. Trong công trình

nghiên cứu của mình V.V.Tsebƣseva đã trình bày rõ về kỹ năng, kỹ xảo, đƣa ra các
phƣơng pháp hình thành kỹ năng. Theo bà, kỹ năng với tƣ cách là khả năng (trình
độ đƣợc chuẩn bị) thực hiện một hành động nào đó dựa trên cơ sở những tri thức và
kỹ xảo đƣợc hoàn thiện dần trong quá trình hoạt động. V.V.Tsebƣseva đã nêu lên
các điều kiện và các bƣớc hình thành kỹ năng. Bà đặc biệt nhấn mạnh vai trò tích
cực của ngƣời học trong quá trình hình thành kỹ năng. V.V.Tsebƣseva đã chỉ ra
“quá trình nhận thức trong học tập càng tích cực bao nhiêu thì kỹ năng, kỹ xảo càng
hình thành nhanh chóng và hoàn thiện hơn bấy nhiêu”. Từ đó, bà quan niệm, trong
quá trình huấn luyện, nhà giáo dục rút dần vai trò của mình để ngƣời học tự nắm lấy
thì kỹ năng đƣợc hình thành nhanh chóng, ổn định hơn. [Dẫn theo 30]
Những nghiên cứu ứng dụng kỹ năng trong công tác hoạt động tổ chức. Các
tác giả đã nghiên cứu hệ thống kỹ năng cần thiết giúp cho ngƣời làm công tác hoạt
động tổ chức đạt hiệu quả cao. Đại diện là các tác giả: P.M.Kegensev, N.I.Mikheev,
L.Umansky, A.I.kinv. P.M.Kegensev đã phân tích và đề xuất những yếu tố cơ bản
của công tác tổ chức nhƣ mục đích các kiểu tổ chức, các phƣơng pháp tổ chức, điều
kiện tổ chức, các phƣơng tiện, đặc điểm tâm lý quần chúng đƣợc tổ chức, những
yêu cầu về phẩm chất của ngƣời làm công tác tổ chức. Tất cả những yếu tố trên đều
cần cho công tác tổ chức. Nhƣng để vận dụng vào tổ chức một hoạt động cụ thể
ngƣời làm công tác tổ chức phải biết nắm vững tri thức về lĩnh vực hoạt động cụ thể
đó và phải có sự mềm dẻo, sáng tạo trong quá trình tổ chức mới đạt đƣợc.
N.I.Mikheev, L.Umansky, A.I.kinv khi nghiên cứu về năng lực tổ chức coi kỹ năng
tổ chức là yếu tố quan trọng của năng lực tổ chức. Theo nhóm tác giả này, điều kiện
hình thành kỹ năng tổ chức thông qua học tập và rèn luyện thƣờng xuyên của ngƣời
học.[dẫn theo 18]
Những nghiên cứu ứng dụng kỹ năng trong hoạt động sư phạm nói chung, kỹ
năng của người giáo viên và kỹ năng của học sinh nói riêng. Dựa trên cơ sở nghiên
cứu đối tƣợng của hoạt động sƣ phạm là con ngƣời, là nhân cách của học sinh, các
tác giả một mặt nghiên cứu hệ thống kỹ năng trong hoạt động dạy học của giáo



6
viên, một mặt nghiên cứu các kỹ năng cần thiết trong quá hình hình thành nhân cách
của học sinh. Bên cạnh đó, các tác giả cũng làm rõ sự khác biệt giữa hệ thống kỹ
năng trong hoạt động sƣ phạm và hệ thống kỹ năng trong hoạt động lao động và các
hoạt động khác. Đại diện tiêu biểu là G.X.Catchuc, N.A.Menchiuscaia,
X.I.Kixegov, N.V.Cuzmina…
Các nghiên cứu ứng dụng kỹ năng trong lĩnh vực kỹ năng sống của nhà khoa
học hành vi Gilbert Botvin, các chƣơng trình giáo dục kỹ năng sống của các tổ chức
quốc tế nhƣ UNESCO, UNICEF, WHO Trong các nghiên cứu này các tác giả
hƣớng tới đƣa ra chƣơng trình giáo dục các kỹ năng sống cụ thể với các nhóm đối
tƣợng khác nhau nhằm trang bị cho họ những kỹ năng sống cơ bản, giúp ứng phó
với một số vấn đề cụ thể trong cuộc sống nhƣ bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trƣờng,
phòng chống HIV/AIDS [35;36]
Nhƣ vậy, xuất phát từ đối tƣợng của các lĩnh vực hoạt động khác nhau nên
có các hƣớng nghiên cứu kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, các quan điểm của các tác
giả không trái ngƣợc với nhau. Các tác giả đều thống nhất ở quan điểm: Để hình
thành kỹ năng thì cần có tri thức và sự rèn luyện tích cực của chủ thể hoạt động.
1.1.2. Nghiên cứu về kỹ năng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề kỹ năng, kỹ
năng lao động, kỹ năng sƣ phạm, kỹ năng quản lý, kỹ năng tổ chức.
Trong giáo trình “Tâm lý học lao động”, Trần Trọng Thủy đã nghiên cứu kỹ
năng lao động công nghiệp, ông đã nêu khái niệm kỹ năng và điều kiện để hình
thành kỹ năng hoạt động lao động.[33]
Tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng trong “Tâm lý học
lứa tuổi và tâm lý sƣ phạm” đã chỉ ra sự hình thành kỹ năng phải dựa trên cơ sở
kiến thức để từ đó giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Các tác giả trên cũng chỉ
ra yếu tố ảnh hƣởng đế sự hình thành kỹ năng là do khả năng nhận dạng kiểu nhiệm
vụ, kiểu bài tập. [13, tr.118-121]
Theo Phạm Tất Dong, có bốn giai đoạn hình thành kỹ năng. Mỗi giai đoạn có
những đặc điểm, đặc trƣng và những yêu cầu nhất định:



7
- Giai đoạn thứ nhất: giai đoạn này đƣợc gọi là giai đoạn hình thành những kỹ
năng sơ bộ. Con ngƣời trƣớc khi hành động phải nhận thức đƣợc hành động. Dựa
vào kỹ năng, kỹ xảo đã nắm đƣợc để tìm kiếm phƣơng thức hoạt động. Ở giai đoạn
này hoạt động diễn ra theo phƣơng thức “thử” và “sai”.
- Giai đoạn thứ hai: con ngƣời có những tri thức về các phƣơng thức thực hiện
hoạt động và sử dụng đƣợc những kỹ xảo đã có. Đây là giai đoạn hoạt động với
những kỹ năng chƣa thành thạo.
- Giai đoạn thứ 3: con ngƣời có những kỹ năng chung, cần thiết cho mọi hoạt
động khác nhau. Đây là điều kiện không thể thiếu đƣợc để hình thành kỹ năng
chuyên môn. Trên cơ sở những kỹ năng chung, con ngƣời sẽ sử dụng một cách sáng
tạo những tri thức và kỹ xảo cần thiết trong quá trình hoạt động. Đây là giai đoạn
phát triển cao.
- Giai đoạn thứ 4: Con ngƣời sử dụng một cách sáng tạo những kỹ năng khác
nhau. Đây là giai đoạn cao nhất của sự phát triển kỹ năng. Ở trình độ này con ngƣời
dễ dàng thực hiện công việc.[dẫn theo 18]
Tác giả Trần Thị Thanh Hà trong luận án tiến sỹ về “Một số kỹ năng giao
tiếp trong vận động quần chúng của chủ tịch hội phụ nữ cấp cơ sở” đã chỉ ra các
thành tố của kỹ năng giao tiếp bao gồm kỹ năng định hƣớng trong giao tiếp, kỹ
năng định vị trong giao tiếp và kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp.[8]
Tác giả Vũ Thị Hải Oanh, trong luận văn thạc sỹ Tâm lý học đã nghiên cứu
về “Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên khoa Tâm lý học
Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn” đã chỉ ra đƣợc khái niệm kỹ năng
cũng nhƣ kỹ năng giao tiếp. Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra mức độ hình thành các
nhóm kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ cơ bản trong học tập của sinh viên khoa Tâm lý
nhƣ: Kỹ năng tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng lắng
nghe… [25]
Nhìn chung, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về kỹ năng chƣa nhiều.

Chủ yếu là các công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sƣ phạm ở
các đối tƣợng khách thể khác nhau.


8
Vấn đề kỹ năng làm việc nhóm cũng đã đƣợc một số tác giả quan tâm
nghiên cứu.
Về kỹ năng làm việc nhóm thì các đề tài nghiên cứu cũng còn rất ít. Có thể
kể đến đề tài “Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa tiếng Pháp, trường đại
học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng”, của Nguyễn Đăng Khoa thực hiện vào năm
2008. Trong đề tài này tác giả tập trung vào vấn đề đánh giá hiệu quả làm việc
nhóm, xem xét một số nguyên nhân khiến cho nhóm làm việc chƣa hiệu quả. [dẫn
theo 30]
Tác giả Phạm Hoàng Tài trong luận văn thạc sỹ của mình đã nghiên cứu “Kỹ
năng làm việc nhóm của sinh viên trƣờng đại học Đà Lạt”. Trong nghiên cứu của
mình tác giả đã chỉ ra khái niệm kỹ năng cũng nhƣ kỹ năng làm việc nhóm của sinh
viên. Đặc biệt, tác giả đƣa ra các tiêu chí đánh giá mức độ kỹ năng thông qua nhận
thức, biểu hiện (thái độ và hành vi) của sinh viên đối với làm việc nhóm. Tuy nhiên,
đề tài chỉ mới đánh giá mức độ kỹ năng của nhóm mà chƣa hƣớng tới mức độ kỹ
năng của từng cá nhân cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng tới sự hình thành kỹ năng
làm việc nhóm của nhóm nói chung chứ chƣa đƣa ra yếu tố ảnh hƣởng đối với từng
cá nhân.[30]
Phần lớn kỹ năng làm việc nhóm đƣợc nghiên cứu qua các bài viết trên mạng
ở các trang mạng xã hội nhƣ , www.toilaai.vn,
www.kynang.edu.vn, hoặc các bài giảng của các trung tâm đào tạo kỹ năng sống
nhƣ Tâm Việt, Acpro, hay trong các sách của Các Văn Thành, Nguyễn Văn Sơn …
Tại trang web , đã đƣa ra 7 vấn đề cơ
bản liên quan đến làm việc nhóm nhƣ: các kỹ năng cần thiết trong làm việc nhóm,
tầm quan trọng của làm việc nhóm trong thời đại hiện nay, làm thế nào để xây dựng
một nhóm làm việc, đánh giá hiệu quả làm việc nhóm nhƣ thế nào, giải quyết các

vấn đề trong nhóm, quy tắc làm việc nhóm Nhìn chung, mỗi bài viết đã chỉ ra
đƣợc các khía cạnh khác nhau trong làm việc nhóm. Xét dƣới khía cạnh làm việc
nhóm trong các doanh nghiệp thì đây chính là những cẩm nang cần thiết giúp cho
các cá nhân có thể làm việc nhóm đƣợc tốt hơn.[40]


9
Trên trang web kynang.edu.vn ngoài các vấn đề đƣợc nên trên ở trang web
cackynangmem.wordpress.com thì trang web này cũng đã đƣa ra một đặc điểm
quan trọng khác trong kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng giao tiếp trong nhóm.
Trong đó, bài viết đã chỉ ra đƣợc đặc trƣng của giao tiếp trong nhóm cũng nhƣ
những cách thức giúp cho giao tiếp trong nhóm trở nên tốt hơn. [41]
Có thể thấy, phần lớn các trang mạng đề cập đến sự cần thiết của làm việc
nhóm trong các cơ quan, làm thế nào để làm việc nhóm hiệu quả, các phẩm chất cần
thiết của các thành viên trong nhóm giao tiếp Song, các bài viết trên báo chủ yếu là
tổng hợp của các tác giả khác nhau hay lƣợc dịch của các trang báo nƣớc ngoài mà
chƣa có sự nghiên cứu một cách cụ thể. Mặt khác, nghiên cứu các tài liệu trên thì
đều đề cập tới kỹ năng làm việc trong công ty, doanh nghiệp mà chƣa có tài liệu nào
đề cập tới làm việc nhóm trong môi trƣờng học tập. Thực tế cho thấy, làm việc
nhóm trong học tập là kỹ năng quan trọng giúp trẻ hình thành các mối liên hệ với
bạn bè trong lớp cũng nhƣ là cách thức giúp trẻ nâng cao kiến thức. Đặc biệt hơn,
làm việc nhóm trong học tập hiệu quả sẽ là nền tảng cho quá trình làm việc nhóm
trong môi trƣờng làm việc sau này. Qua tìm hiểu cho thấy, với dạng nhóm hoạt
động học tập thì các phân tích còn chƣa nhiều, hoặc nếu có cũng chỉ mới tập trung ở
nhóm học tập của sinh viên mà chƣa đề cập tới làm việc nhóm trong học tập ở tuổi
thiếu niên - vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm nghiên cứu.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã chỉ ra đƣợc vấn
đề kỹ năng, kỹ năng làm việc nhóm. Tuy nhiên, việc đi sâu và nghiên cứu một cách
hệ thống kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của thiếu niên còn chƣa có. Đây
cũng là lý do khiến tôi chọn và thực hiện vấn đề nghiên cứu của mình.

1.2. Một số vấn đề lý luận chung về kỹ năng
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
Dƣới góc độ Tâm lý học có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng với
những quan niệm khác nhau.
Tác giả A.V.Covaliov xem: Kỹ năng là phương thức hành động thích hợp
với mục đích và những điều kiện hành động. Ông không đề cập đến kết quả hành


10
động. Theo ông, kết quả hành động phụ thuộc vào năng lực con ngƣời chứ không
phải đơn giản nắm đƣợc các cách thức hành động thì mang lại kết quả tƣơng
ứng.[dẫn theo 30]
Theo V.A.Cruchetki: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động đã được
con người nắm vững”. Theo ông, chỉ cần nắm vững đƣợc phƣơng thức hành động
thì con ngƣời đã có kỹ năng, không cần tính tới kết quả của hành động.[dẫn theo 18]
Trần Trọng Thủy trong giáo trình “Tâm lý học lao động” đã chỉ ra kỹ năng là
mặt kỹ thuật của hành động. Con ngƣời nắm đƣợc các hành động tức là có kỹ thuật
hành động và có kỹ năng” [33]
Khác với các tác giả trên N.D.Leevitốp, nhà tâm lý học Xô Viết, xem xét kỹ
năng gắn liền với kết quả hành động. Ông cho rằng, kỹ năng là sự thực hiện có kế
hoạch một hoạt động phức tạp bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức
đúng đắn có tính đến những điều kiện nhất định. Ông nhấn mạnh, muốn hình thành
kỹ năng con ngƣời cần không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà còn phải biết vận
dụng vào thực tế.[dẫn theo 18]
Trong “Từ điển Tâm lý học” do Vũ Dũng chủ biên cho rằng: “Kỹ năng là
năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể
lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”. [2, tr.400]
Paul Hersey, Ken Blanc Hard quan niệm: “Kỹ năng là khả năng sử dụng tri
thức, các phương pháp, kỹ thuật và thiết bị cho việc thực hiện những nhiệm vụ nhất
định có được từ kinh nghiệm, giáo dục và đào tạo”. [dẫn theo 11]

B.ph. Lomov nhận định: “Kỹ năng không chỉ bao gồm những hành động vận
động mà cả những hành động trí tuệ. Hành động có kỹ năng là những hành động
với trí tuệ, độc lập trong kế hoạch, quá trình làm việc tìm thấy trong mỗi trường
hợp cụ thể các phương pháp hành động hợp lý” [20, tr.343]
Nhƣ vậy, có nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu và đƣa ra định
nghĩa về kỹ năng khác nhau. Tổng kết lại, chúng ta có các quan niệm sau:
- Loại quan niệm coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động. Theo quan niệm
này, kỹ năng là phƣơng thức hành động đã đƣợc con ngƣời nắm vững. Có nghĩa là


11
con ngƣời có tri thức về một hành động nào đó, là con ngƣời nắm đƣợc các tri thức
về cách thức tiến hành hành động đó và thực hiện hành động đúng yêu cầu của nó.
Với quan niệm này các tác giả không đề cập đến vấn đề kết quả của hành động. Bởi
họ quan niệm thực hiện đúng kỹ thuật hành động thì chắc chắn mang lại kết quả
nhất định. Còn kết quả cao hay thấp thì còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong
năng lực của chủ thể.
- Loại quan niệm coi kỹ năng là mặt năng lực con người. Theo quan niệm này,
kỹ năng thể hiện ở năng lực thực hiện một hành động có kết quả với chất lƣợng cần
thiết trong điều kiện xác định. Các tác giả này quan niệm kỹ năng không chỉ đơn
thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà là biểu hiện của năng lực, họ chú ý đến kết
quả hành động để khẳng định chủ thể hành động có kỹ năng hay không.
Về thực chất, quan niệm coi kỹ năng là mặt năng lực con ngƣời không phủ
nhận quan niệm coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, mà chẳng qua là mở
rộng thêm thành phần cấu trúc của kỹ năng cũng nhƣ các đặc tính của chúng. Bởi
trong cuộc sống, không phải loại hoạt động nào con ngƣời ta cũng có thể cụ thể hóa
cách thực hiện hành động thành những thao tác cụ thể (vì còn điều kiện hành động
không ổn định trong mọi trƣờng hợp). Do vậy, khi thực hiện hành động chủ thể phải
tùy mục đích, điều kiện mà sử dụng các thao tác cho phù hợp.
Trên cơ sở nghiên cứu các quan niệm khác nhau trên, chúng tôi cho rằng: Kỹ

năng là năng lực vận dụng có kết quả các tri thức về phƣơng thức hành động đã
đƣợc chủ thể lĩnh hội và thƣờng xuyên vận dụng đến mức thành thạo để thực
hiện những nhiệm vụ đã đề ra từ trƣớc phù hợp với những điều kiện mà chủ thể
đang sở hữu.
Nhƣ vậy, điều kiện tiên quyết để cá nhân có kỹ năng hành động trên một lĩnh
vực nào đó là:
- Có tri thức về phƣơng thức hành động, tức là nắm đƣợc, hiểu đƣợc (nhận
thức đƣợc) bản thân tri thức về phƣơng thức hành động, cũng nhƣ ý nghĩa,
tầm quan trọng của tri thức đó đối với việc hình thành kỹ năng.


12
- Vận dụng các tri thức đã có một cách thƣờng xuyên, liên tục đến mức thành
thạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Nhờ đó mà kỹ năng ở một
lĩnh vực nào đó đƣợc hình thành và phát triển.
Để hình thành kỹ năng về một hành động nào đó cần lƣu ý những điểm sau:
- Ý thức đƣợc nhu cầu, nắm vững kỹ thuật hành động, có thao tác tƣ duy
tƣơng ứng để phân tích mục đích, cách thức, điều kiện thực hiện hành động
- Thực hiện hành động theo đúng logic của nó.
- Linh hoạt, sáng tạo với điều kiện hành động luôn thay đổi mà vẫn đảm bảo
hoạt động có kết quả.
1.2.2. Quá trình hình thành kỹ năng
Có nhiều nghiên cứu khác nhau về quá trình hình thành kỹ năng. Mỗi tác giả
có quan điểm khác nhau về các bƣớc hình thành kĩ năng. Dù có phân chia các bƣớc
hình thành kỹ năng khác nhau nhƣ thế nào thì các tác giả đều thống nhất rằng: Kỹ
năng được hình thành trong hoạt động.
Tác giả X.I.Kixegov đã phân chia quá trình hình thành một kĩ năng nào đó
cho sinh viên thành 5 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Sinh viên phải đƣợc giới thiệu cho biết hành động phải đƣợc
thực hiện nhƣ thế nào?

- Giai đoạn 2: Sinh viên diễn đạt lại những hiểu biết mà dựa vào đó các kỹ
năng, kỹ xảo đƣợc tạo ra.
- Giai đoạn 3: Sinh viên quan sát mẫu hành động
- Giai đoạn 4: Sinh viên hành động theo mẫu quan sát và thƣờng xuyên rèn
luyện theo mẫu.
- Giai đoạn 5: Đƣa ra các bài tập độc lập và có hệ thống [dẫn theo 18]
Nhƣ vậy có thể thấy theo quan niệm này kỹ năng bắt đầu đƣợc hình thành từ
việc nắm vững tri thức về hành động sau đó quan sát mẫu rồi luyện tập.
Tác giả Joseph O’connor và Jonh Seymour trong cuốn “NLP căn bản” đã chỉ
ra quá trình học tập một kỹ năng đƣợc chia làm bốn giai đoạn:


13
- Giai đoạn 1: Bất lực trong vô thức: Ở giai đoạn này cá nhân không chỉ không
biết làm điều đó mà bản thân cá nhân đó còn không biết rằng mình không
biết.
- Giai đoạn 2: Bất lực trong ý thức: Cá nhân khi phát hiện ra mình không nắm
vững đƣợc tri thức thì bắt tay vào học . Việc này đòi hỏi cá nhân phải hoàn
toàn tập trung và tập đi tập lại.
- Giai đoạn 3: Có năng lực trong ý thức: là giai đoạn cá nhân đã học đƣợc kỹ
năng nhƣng chƣa thành thạo
- Giai đoạn 4: Có năng lực trong vô thức: cá nhân khi đến giai đoạn này đã
thiết lập đƣợc hành vi trôi chảy. Tâm trí ý thức của cá nhân đã tạo ra kết quả
và để tâm trí vô thức thực hiện tiếp nhiệm vụ và giải thoát sự chú ý để của cá
nhân cho những công việc khác. Hay nói các khác, ở giai đoạn này thì kỹ
năng của cá nhân đã hoàn toàn thành thạo.[ 24, tr 29 - 33]
Quan niệm khác của tác giả A.V.Petrovxki, N.D.Levitov, Trần Quốc
Thành… lại cho rằng quá trình hình thành kỹ năng bao gồm 3 bƣớc:
- Bƣớc 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động
- Bƣớc 2: Quan sát mẫu và làm thử

- Bƣớc 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện
của hành động nhằm đạt đƣợc mục đích đặt ra.[dẫn theo 30]
Có thể thấy, ở quan điểm này các tác giả nhấn mạnh đến việc nhận thức ra
mục đích, cách thức và điều kiện hành động. Đây là nền tảng ban đầu rất cần thiết
cho hành động sau này. Có xác định đƣợc mục đích, cách thức, điều kiện hành động
thì chủ thể hành động mới định hƣớng đƣợc hành động của mình. Tuy nhiên, nếu
chỉ dừng lại ở bƣớc này thì chƣa có đƣợc kỹ năng mà nó chỉ là mặt tri thức của hành
động. Muốn có đƣợc kỹ năng đòi hỏi cá nhân phải luyện tập bƣớc tiếp theo đó là
giai đoạn làm thử theo mẫu.
Trong giai đoạn làm thử theo mẫu này chủ thể của hành động vừa thực hiện
thao tác theo mẫu để hình thành kỹ năng vừa đối chiếu với tri thức về phƣơng thức


14
hành động để điều chỉnh các thao tác, hành động nhằm đạt kết quả, giảm bớt sai sót
trong quá trình hành động.
Sau khi đã làm thử theo mẫu thì chủ thể phải tiến hành tập luyện để hoàn
thiện kỹ năng. Ở giai đoạn này, việc kết hợp giữa tri thức và hành động đƣợc củng
cố nhiều lần sẽ giúp cho chủ thể nắm chắc đƣợc hành động hơn. Đến đây kỹ năng
mới đƣợc hình thành.
Xét dƣới góc độ khái niệm kỹ năng mà chúng ta vừa thống nhất ở trên thì sự
hình thành kỹ năng đƣợc chia làm hai bƣớc rõ rệt:
Bƣớc 1: Nắm vững tri thức về phƣơng thức hành động
Bƣớc 2: Vận dụng thƣờng xuyên tri thức đó vào hành động cụ thể.
Từ những phân tích trên cho thấy quá trình hình thành kỹ năng nói chung
đƣợc chia thành 3 giai đoạn nhƣ sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn nhận thức: trong giai đoạn này cá nhân nhận thức
đầy đủ mục đích, cách thức, điều kiện thực hiện hành động. Giai đoạn này chủ yếu
cá nhân nắm vững lý thuyết các vấn đề liên quan đến hành động.
Giai đoạn 2: Giai đoạn làm thử theo mẫu: Ở giai đoạn này cá nhân không

chỉ nắm vững tri thức mà phải vận dụng nó thực hiện hành động. Giai đoạn này vừa
thực hiện hành động theo mẫu vừa đối chiếu với tri thức. Nhìn chung, hành động
trong giai đoạn này còn nhiều thiếu sót, thao tác còn lúng túng, hành động có thể đạt
đƣợc kết quả thấp hoặc không đạt đƣợc kết quả.
Giai đoạn 3: Giai đoạn luyện tập: Sau khi làm thử ngƣời ta tiến hành luyện
tập. Quá trình luyện tập giúp các thao tác trở nên thành thục, nhuần nhuyễn. Từ đây,
cá nhân có thể dễ dàng thực hiện hành động trong các điều kiện khác nhau và hành
động có sự sáng tạo.
1.2.3. Các mức độ kỹ năng
Theo quan niệm của K.K.Platonov và G.G.Golubev thì kỹ năng giải quyết
tình huống sƣ phạm có 5 mức độ từ thấp đến cao nhƣ sau:
+ Kỹ năng sơ đẳng: Con ngƣời ý thức đƣợc mục đích hành động và tìm kiếm
cách thức thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết và kỹ xảo sinh hoạt đời
thƣờng, hành động đƣợc thực hiện bằng cách “thử” và “sai”.


15
+ Biết cách làm nhưng không đầy đủ: Có hiểu biết về phƣơng thức thực hiện
hành động, sử dụng đƣợc các kỹ năng, kỹ xảo sơ đẳng nhƣng chƣa đầy đủ hoặc
chƣa đƣợc luyện tập thƣờng xuyên trong hoạt động cụ thể.
+ Có kỹ năng chung: Có hàng loạt các kỹ năng nhƣng còn mang tính chất
đơn lẻ. Chúng cần thiết cho các hoạt động khác nhau.
+ Các kỹ năng phát triển cao: Sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết các kỹ xảo đã
có, ý thức đƣợc không chỉ mục đích hành động mà còn cả động cơ lựa chọn cách
thức đạt mục đích.
+ Các kỹ năng liên kết với nhau thành hệ thống: một số trở thành kỹ xảo cho
phép chủ thể thực hiện hành động rút gọn, tiết kiệm thao tác, vừa giải quyết các
hành động tƣơng tự có tính sáng tạo cao.[Dẫn theo 30]
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh Ngọc trong luận văn thạc sỹ Tâm lý học lại nêu ra
quan niệm kỹ năng gồm có hai mức độ là chƣa thành thạo và thành thạo. Ở mức độ

chƣa thành thạo cá nhân chƣa biết thực hiện hoặc có thực hiện nhƣng chƣa nhuần
nhuyễn các thao tác. Đến mức độ thành thạo thì cá nhân thực hiện một cách nhuần
nhuyễn, chính xác các thao tác và có kết quả hành động tốt.[18]
Theo quan niệm của Bloom mà tác giả Nguyễn Thiện Thắng đã mô tả lại thì
kỹ năng có 4 mức độ:
+ Bắt chƣớc: Quan sát, lặp lại hành động mẫu
+ Thao tác: Ở mức độ cao hơn, chủ thể thực hiện hành động theo sự hƣớng
dẫn bằng lời chứ không còn bằng hành động mẫu nữa
+ Hành động chuẩn xác: Mức độ thực hiện đúng, chuẩn xác hành động mà
không cần quan sát mẫu hoặc nghe lời ngƣời khác hƣớng dẫn nữa. Nó đòi hỏi sự nỗ
lực của chủ thể hành động.
+ Hành động tự nhiên: Mức độ thuần thục cao, thao tác mà không cần sự cố
gắng nhiều về thể lực cũng nhƣ trí lực.[dẫn theo 18]
Từ sự tổng hợp, phân tích trên theo chúng tôi, có thể chia kỹ năng thành các
mức độ sau:


16
- Kỹ năng mức thấp: các cá nhân chƣa nắm đƣợc hoặc nắm còn hời hợt các tri
thức về phƣơng thức thực hiện hành động. Việc vận dụng tri thức vào hành
động thực tiễn diễn ra vụng về, lúng túng còn nhiều sai sót.
- Kỹ năng mức trung bình: Ở nhóm mức độ kỹ năng này cá nhân nắm đƣợc tri
thức về phƣơng thức hành động, nhƣng quá trình vận dụng và rèn luyện kỹ
năng chƣa nhiều; hành động rập khuôn, ít tính sáng tạo.
- Kỹ năng mức cao: Ở mức độ này tri thức về phƣơng thức hành động đƣợc cá
nhân nắm rất vững. Quá trình luyện tập diễn ra thƣờng xuyên, tri thức về
phƣơng thức hành động đƣợc vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, mềm dẻo
mang tính sáng tạo trong những tình huống khác nhau. Vì vậy, khi ở mức độ
kỹ năng bậc cao thì dù ở điều kiện, hoàn cảnh nào cá nhân vẫn luôn thực
hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

1.3. Một số vấn đề lý luận chung về nhóm
1.3.1. Khái niệm nhóm và nhóm nhỏ
Trong quá trình hoạt động sống nhằm thực hiện các chức năng xã hội của
mình, con ngƣời là thành viên của nhiều nhóm xã hội khác nhau nhƣ: gia đình, lớp
học, cơ quan, bạn bè, hàng xóm… Mỗi nhóm có đặc trƣng khác nhau về số lƣợng
thành viên, quy định, quy mô… Những đặc trƣng này sẽ tác động trực tiếp đến mỗi
cá nhân trong nhóm. Vậy nhóm đƣợc hiểu nhƣ thế nào?
Theo các nhà tâm lý học Xô Viết, nhóm là cộng đồng ngƣời đƣợc phân ra
trong tổng thể xã hội trên cơ sở những dấu hiệu nhất định (Thuộc tính giai cấp, tính
chất của hoạt động chung, mức độ của các mối quan hệ giữa cá nhân, các đặc điểm
tổ chức…)
Marvin Shaw – chuyên gia về động thái nhóm lại cho rằng tất cả các nhóm
đều có một đặc tính chung: các thành viên có tác động tƣơng hỗ lẫn nhau. Từ đó
ông định nghĩa nhóm nhƣ sau: “nhóm là cộng đồng có từ hai người trở lên, tác
động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại trong một thời gian nhất định”.[dẫn
theo 30] Đây là quan niệm tƣơng đối rộng và khá đầy đủ về nhóm. Quan niệm này
đã chỉ ra đƣợc đặc trƣng một nhóm về mặt số lƣợng, tƣơng tác và thời gian tồn tại.


17
Vì quan niệm rộng về nhóm nên quan niệm này phù hợp với nhóm lớn, mang tính
chất chung chung. Xét về nhóm nhỏ thì vẫn còn nhiều điểm khái niệm này chƣa làm
nổi bật đƣợc.
Theo Trần Hiệp, nhóm là một cộng đồng có từ hai ngƣời trở lên, giữa họ có
sự tƣơng tác và ảnh hƣởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung
[16,tr.68]. Nhƣ vậy, quan niệm trên cũng phần nào giống với quan niệm của
Marvin Shaw, chỉ ra đƣợc quy mô nhóm, hình thức giao tiếp của nhóm. Tuy nhiên,
trong quan niệm của Trần Hiệp đã có sự khác biệt với Marvin Shaw ở chỗ, Trần
Hiệp đã chỉ ra đƣợc đặc trƣng cơ bản, cốt yếu nhất ở nhóm chính là có mục đích
chung.

Vũ Dũng lại cho rằng, nhóm là một cộng đồng có từ hai ngƣời trở lên, giữa
các thành viên có chung lợi ích và mục đích, có sự tƣơng tác và ảnh hƣởng lẫn nhau
trong quá trình hoạt động chung [3, tr.561]. Ở khái niệm này, ngoài những ý tƣởng
chung với các khái niệm trên thì tác giả đã nhấn mạnh tới một đặc điểm khác của
nhóm là vấn đề lợi ích chung của nhóm. Đây là một trong những đặc điểm quan
trọng với mỗi nhóm khi đƣợc thành lập: vì mục đích chung và lợi ích chung của
nhóm.
Từ sự phân tích các khái niệm trên chúng tôi cho rằng, nhóm là một cộng
đồng có từ hai ngƣời trở lên có chung lợi ích và mục đích, giữa các thành viên
trong nhóm có sự tác động qua lại, ảnh hƣởng lẫn nhau.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi hƣớng vào nhóm nghiên cứu
là nhóm nhỏ. Vậy nhóm nhỏ đƣợc hiểu là nhóm nhƣ thế nào?
Theo Trần Hiệp, khi phân loại nhóm theo quy mô ta có nhóm lớn và nhóm
nhỏ. Trong tƣơng quan với nhóm lớn, nhóm nhỏ đƣợc hiểu là nhóm có số lƣợng
ngƣời không nhiều; các cá nhân tiếp xúc trực tiếp với nhau, đƣợc tập hợp lại với
nhau bởi mục đích và nhiệm vụ chung.[16]
Theo Vũ Dũng nhóm nhỏ là “tập hợp các cá nhân với số lượng ít các thành
viên có mối quan hệ tương tác trực tiếp nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung và có
mục đích chung”.[3]


18
Từ việc phân tích trên, chúng tôi đƣa ra khái niệm nhóm nhỏ nhƣ sau:
“Nhóm nhỏ là tập hợp các cá nhân với số lƣợng ít (thông thƣờng từ 2 – 14
thành viên) các thành viên có quan hệ trực tiếp, tác động qua lại với nhau
thƣờng xuyên nhằm thực hiện một mục tiêu chung, tồn tại trong một khoảng
thời gian nhất định”.
Có nhiều cách phân chia nhóm khác nhau. Có thể kể đến các nhóm nhƣ:
Theo tính chất hoạt động có nhóm chính thức và nhóm không chính thức.
Theo quy mô có nhóm lớn và nhóm nhỏ. Phân loại theo trình độ phát triển có nhóm

có trình độ phát triển cao và nhóm có trình độ phát triển thấp. Theo giá trị có nhóm
quy chiếu và nhóm hội viên. Theo thời gian tồn tại có nhóm tồn tại lâu dài, nhóm
tạm thời và nhóm tồn tại theo chu kì…
Ngoài ra, còn có sự phân biệt các nhóm theo mục đích hoạt động của các
nhóm nữa. Cụ thể là nhóm học tập, nhóm lao động hay còn gọi là nhóm làm việc.
Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu làm việc nhóm của học sinh
tuổi thiếu niên trong hoạt động học tập.
1.3.2. Các giai đoạn phát triển nhóm
Theo Nguyễn Ngọc Lâm, nhóm đƣợc hình thành qua các giai đoạn nhƣ: Giai
đoạn 1: Giai đoạn hình thành; Giai đoạn 2: Quyền lực và kiểm soát lẫn nhau; Giai
đoạn 3: Giai đoạn ổn định (thân mật); Giai đoạn 4; Giai đoạn trƣởng thành và Giai
đoạn 5: Giai đoạn kết thúc.[19]
Nguyễn Thị Oanh trong “Tâm lý học truyền thông và giao tiếp” lại chỉ ra quá
trình hình thành nhóm gồm các giai đoạn sau: 1- Hình thành (Forming); 2- Bão táp
(Storming); 3- Ổn định bằng những quy định chung (norming); 4- Thao tác
(performing); 5- Kết thúc (adjourning). [26, tr.108-109]
Tác giả Phạm Hoàng Tài trong luận văn của mình cũng chỉ ra các giai đoạn
hình thành nhóm bao gồm: 1- Giai đoạn hình thành; 2- Giai đoạn xung đột; 3- Giai
đoạn dần dần ổn định; 4- Giai đoạn hoạt động trôi chảy [30]

×