Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi trong góc thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.89 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong xã hội loài người, nhóm hình thành rất sớm. Con người là một sinh
vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm việc một mình. Nhờ
các hoạt động và sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, chúng ta vừa phát
triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân,
đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần
cho tập thể, cộng đồng.
1.2 Bắt đầu từ tuổi MG, HĐ chủ đạo của trẻ là vui chơi vì trẻ đã có nhu cầu
muốn chơi, làm việc cùng nhau và khả năng này sẽ phát triển tốt hơn ở các lứa tuổi
sau. Trong lớp, hầu hết các hoạt động cũng cần đến sự hợp tác giữa các thành viên
trong một đội. Là một thành viên trong nhóm điều này sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ
năng xã hội – biết lắng nghe ý kiến của người khác, giải quyết mâu thuẫn trong
nhóm, động viên đồng đội và thậm chí là khích lệ tinh thần mọi người khi nhóm
phạm sai lầm. Tất cả những kỹ năng đó sẽ là công cụ hữu hiệu để trẻ dễ dàng kết bạn
ở trường và ở nhà.
1.3 Hiện nay, GDMN đang đặt mục tiêu chú trọng dạy ở trẻ các kỹ năng.
Nhưng trên thực tế kỹ năng của trẻ vẫn chưa đạt với mục tiêu, trong đó có kỹ năng
làm việc nhóm. Ở trường mầm non giáo viên đã tổ chức dạy học theo nhóm. Tại góc
thiên nhiên trẻ được hoạt động tự do, cùng nhau khám phá môi trường thiên nhiên.
Mặc dù trẻ được làm việc cùng nhau trong nhóm, nhưng kỹ năng làm việc nhóm của
trẻ còn rất yếu. Trẻ 4 – 5 tuổi rất thích tìm hiểu về thế giới xung quanh, thích chơi với
các bạn khác, có nhu cầu giao lưu, thích thể hiện mình trong nhóm bạn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tôi chọn vấn đề nghiên cứu là “Biện
pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 - 5 tuổi trong góc thiên nhiên” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
NC cơ sở lí luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp hình thành KNLVN cho trẻ 4 5 tuổi thông qua HĐ trong góc TN nhằm phát triển các kĩ năng xã hội cho trẻ, góp
phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

1




3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể NC: Quá trình hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 - 5
tuổi ở trường MN
3.2. Đối tượng NC: Một số biện pháp hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho
trẻ 4 - 5 tuổi trong góc thiên nhiên
4. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng các biện pháp hình thành KNLVN cho trẻ 4 - 5 tuổi bằng cách
kích thích hứng thú làm việc cùng nhau của trẻ, làm phong phú nội dung hoạt động
nhóm dựa trên việc tận dụng sự đa dạng các đối tượng, vật liệu trong góc thiên nhiên
thì KNLVN của trẻ sẽ được hình thành và phát triển tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành kĩ năng làm việc
nhóm cho trẻ 4 -5 tuổi trong góc thiên nhiên
5.2 Đề xuất một số biện pháp hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5
tuổi trong góc thiên nhiên
5.3 Thực nghiệm một số biện pháp hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ 4
– 5 tuổi trong góc thiên nhiên và rút ra những kết luận cần thiết
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1 Về đối tượng
- NC trên 15 trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Những ngón tay bay
- Điều tra 50 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi
6.2. Về nội dung.
NC việc hình thành KNLVN trong hoạt động vui chơi (tại khu vực thiên nhiên)
và trong thời gian diễn ra chủ đề “Thực vật”, “Nước và hiện tượng thiên nhiên”.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu
trong nước và ngoài nước liên quan đến quá trình hình thành kỹ năng làm việc nhóm

trong góc thiên nhiên để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2


7.2.1 Phương pháp quan sát
7.2.2 Phương pháp điều tra
7.2.3 Phương pháp đàm thoại
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7.2.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
7.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.2.7 Phương pháp toán thống kê
8. Đóng góp của luận văn
Xây dựng cơ sở lý luận của việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 –
5 tuổi trong góc thiên nhiên.
Đánh giá thực trạng mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi và biện pháp
hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên.
Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi
trong góc thiên nhiên.

3


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH
THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC
THIÊN NHIÊN
1.1 Cơ sở lý luận của việc hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
* Những nghiên cứu hoạt động nhóm
Nhà tâm lý học, triết học Elton Mayo (1880 – 1949), ông là người đưa ra học
thuyết quản lý nhóm [12].
* Những nghiên cứu hoạt động nhóm trong giáo dục:
Từ những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Joseph Lancaster và Andrew
Bell đã đưa ra hình thức dạy học hợp tác ở nước Anh [35].
Đầu thế kỉ XIX, R.Cousinet, nhà giáo dục Pháp đã chú ý đến việc hình thành kĩ
năng HĐN.
Jean Piaget (1896 – 1980) với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội đã cho rằng
con người liên tục đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nhận thức [39].
* Những nghiên cứu hoạt động nhóm trong giáo dục mầm non:
Theo nhà tâm lý học người Ý, Dr. Maria Montessori (1870 – 1952) cho rằng
trẻ chơi chính là trẻ “làm việc”.
1.1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
* Những nghiên cứu về họat động nhóm trong giáo dục:
Tác giả Phạm Minh Hạc, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Hữu Châu đều có quan
điểm là cần phải dạy người học theo phương thức học tập nhóm.
* Những nghiên cứu về hoạt động nhóm trong giáo dục mầm non:
Các tác giả Nguyễn Thị Hòa, Hoàng Thị Phương, Nguyễn Thị Xuân Yến đều
cho rằng HĐN là cách tổ chức hiệu quả và giúp trẻ phát triển toàn diện.
1.1.2 Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN
1.1.2.1 Khái niệm “ Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 - 5 tuổi
a) Khái niệm “Kỹ năng”

4


“ Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay
một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra

kết quả mong đợi”.
b) Khái niệm “nhóm”
Nhóm là một tập hợp những người có vai trò và trách nhiệm rõ ràng, có quy
tắc chung chi phối lẫn nhau, thường xuyên tương tác với nhau và cùng nỗ lực để đạt
được mục tiêu chung của cả nhóm.
c) Khái niệm “ Kỹ năng làm việc nhóm”
Từ các khái niệm về “kỹ năng” và “làm việc nhóm” tôi quan niệm:
“Kĩ năng làm việc nhóm là năng lực phối hợp tối ưu cùng nhau của các thành
viên trong nhóm nhằm phát triển khả năng của họ và thúc đẩy hiệu quả công việc
theo nguyên tắc nhất định”.
Từ những phân tích và khái niệm kỹ năng làm việc nhóm ở trên, tôi nhận sử
dụng khái niệm dưới đây làm công cụ nghiên cứu đề tài này.
“ Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ mầm non là năng lực phối hợp làm việc
cùng nhau của nhóm trẻ nhằm phát triển khả năng của mỗi trẻ và hoàn thành
công việc chung với hiệu quả cao nhất”.
1.1.2.2 Bản chất của công việc nhóm
Thứ nhất, có khả năng tương tác với trẻ khác.
Thứ hai, phát triển khả năng của mỗi trẻ trong nhóm.
Thứ ba, tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất.
1.1.2.3 Quá trình hình thành kỹ năng LVN của trẻ 4-5 tuổi
- Nhu cầu muốn HĐ cùng nhau thôi thúc trẻ chủ động thiết lập nhóm và có
mong muốn thể hiện khả năng và được công nhận.
- Khả năng hoạt động đạt được những bước tiến mới: độc lập thực hiện HĐ, kĩ
năng làm việc tốt hơn, xuất hiện nhiều ý tưởng mới…
- Khả năng giao tiếp phát triển có khả năng trình bày ý tưởng, chia sẻ, trao đổi
bàn bạc, thỏa thuận.

5



- Nhưng phẩm chất tự tin, tự ý thức xuất hiện giúp trẻ có thể vượt lên những
trở ngại cá nhân, bỏ qua cái tôi riêng để tuân thủ qui tắc chung, cố gắng nỗ lực để đạt
được kết quả cao nhất.
1.1.3 GTN và vai trò của nó đối với việc hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi
1.1.3.1 Khái niệm “ Góc thiên nhiên”
“Góc thiên nhiên là một khu vực HĐ của các lớp hướng trực tiếp ra ngoài trời,
được bố trí các đối tượng là ĐV, TV, TNVS cho trẻ khám phá”
1.1.3.2 Đặc điểm hoạt động của trẻ 4 - 5 tuổi trong góc thiên nhiên ở
trường MN
Hoạt động của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN ở trường MN được thể hiện qua các
đặc điểm sau:
- Các đối tượng được đưa vào góc TN là cơ thể sống và các yếu tố tự nhiên vô
sinh để đáp ứng nhu cầu của nó.
- Nội dung các HĐ của trẻ trong góc TN rất phong phú, đa dạng, hấp hẫn trẻ.
- Trẻ có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là KNLVN.
1.1.3.3 Các kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN
- Kỹ năng tự lựa chọn hoạt động để thực hiện theo nhóm
- Kỹ năng tự lựa chọn bạn cùng chơi
- Kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện KNLVN
- Kỹ năng giải quyết xung đột
- Kỹ năng đánh giá kết quả LVN của trẻ
1.1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5
tuổi trong GTN
a. Các yếu tố xuất phát từ bản thân trẻ
b. Môi trường hoạt động của trẻ
c. Cách tổ chức hoạt động của giáo viên
1.1.3.5 Vai trò của của góc thiên nhiên đối với việc hình thành kỹ năng làm
việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi
GTN có nhiều HĐ có thể tiến hành theo nhóm; HĐ trong GTN diễn ra thường
xuyên; HĐ trong GTN cần các kĩ năng lao động đơn giản phù hợp với trẻ; HĐ trong


6


GTN hấp dẫn trẻ do trẻ được tìm tòi khám phá nhiều đối tượng qua tự nhiên; HĐ
trong GTN có các đối tượng TN (Động vật, thực vật, tự nhiên vô sinh) rất hấp dẫn
trẻ, phù hợp với hứng thú, nhận thức của trẻ.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 –
5 tuổi trong góc thiên nhiên
1.2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng
Tiến hành điều tra thực trạng nhằm làm rõ mức độ hình thành KNLVN của trẻ
4 – 5 tuổi và biện pháp hình thành KNLVN của giáo viên GTN. Trên cơ sở đó, đề
xuất những một số biện pháp hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN.
1.2.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng
- Điều tra nhận thức và biện pháp hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong
GTN của GVMN.
- Khảo sát mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4-5 tuổi ở trường MN.
1.2.3 Cách thức nghiên cứu thực tiễn
1.2.3.1 Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá
a. Tiêu chí đánh giá
Để đánh giá mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN, tôi xây
dựng các tiêu chí sau:
TC 1: Chủ động thiết lập nhóm theo mục đích (2,5 điểm)
TC 2: Biết cách thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm (2,5điểm)
TC 3: Biết phối hợp, thương lượng với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm và
giải quyết mâu thuẫn phát sinh(2,5 điểm)
TC 4: Biết đánh giá đúng kết quả làm việc nhóm (2,5 điểm)
b. Thang đánh giá: 5 mức độ: tốt, khá, trung bình, yếu, kém
1.2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp khác nhau cho từng

mục đích nghiên cứu, cụ thể:
1.2.3.3 Phương pháp điều tra
Tôi sử dụng phiếu điều tra giáo viên nhằm làm rõ

7


- Nhận thức của giáo viên về vai trò, vị trí về KNLVN trong GTN, các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình hình thành KNLVN, những KNLVN của trẻ xác định những thuận
lợi và khó khăn trong quá trình hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN.
- Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong
GTN của giáo viên và nguyên nhân của nó.
1.2.3.4 Phương pháp quan sát
1.2.3.5 Phương pháp đàm thoại
1.2.4 Kết quả nghiên cứu
1.2.4.1. Thực trạng hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi của GVMN
- Đa số giáo viên đều nhận thấy rằng tầm quan trọng cần hình thành KNLVN
cho trẻ 4 – 5 tuổi. Tuy nhiên, quan niệm chưa thực hiểu đúng.
- Qua quan sát, dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy giáo viên còn chú trọng nhiều về
kiến thức cho trẻ, mà chưa chú ý vào việc tổ chức cho trẻ LVN.
- Trao đổi với giáo viên, họ cho rằng trẻ càng lớn thì việc hình thành KNLVN
cho trẻ càng dễ, trẻ dễ làm việc với nhau hơn. Giáo viên chưa hiểu rõ về đặc điểm
hoạt động của trẻ và biểu hiện của trẻ khi LVN cùng nhau.
- Giáo viên chưa chú ý và quan tâm tới việc kết hợp LVN cho trẻ qua HĐ
ngoài trời, HĐ tham quan và HĐ sinh hoạt hàng ngày.
- Giáo viên chưa thực sự hiểu hết về ưu thế của GTN đối với việc hình thành
KNLVN cho trẻ. Điều mà giáo viên nhận thấy đầu tiên đó là GTN gần gũi với cuộc
sống hàng ngày của trẻ.
- HĐ mà giáo viên sử dụng nhiều nhất cho trẻ trong GTN đó là: Chăm sóc cây
cảnh, hoa, rau là 84%; Các HĐ mà được giáo viên tổ chức nhiều là do những HĐ đó

đơn giản, mất ít thời gian và công sức.
- Giáo viên chưa dành thời gian nhiều, không gian cho trẻ LVN.
- Việc cô giúp trẻ phân công công việc theo khả năng của mỗi trẻ là công việc
phổ biến hiện nay khi giáo viên cho trẻ làm việc theo nhóm.
- Phản ứng đầu tiên khi giáo viên thấy trẻ có mâu thuẫn là chạy ngay chỗ trẻ.
Đó là cách nhanh nhất để giải quyết mâu thuẫn giữa các trẻ với nhau.

8


- Tất cả các giáo viên đều chọn phải có GTN riêng để trẻ HĐ, yếu tố về đối
tượng, đồ dùng, dụng cụ phong phú cũng được giáo viên quan tâm. Tuy nhiên sự
nhận thức của giáo viên chưa thực sự đồng đều.
- Qua điều tra chỉ có 10% hiểu đúng còn lại 90% hiểu không đúng bản chất về
KNLVN. Điều này đã ảnh hưởng đến cách hướng dẫn, tổ chức hoạt động cho trẻ ở GTN.
- Các giáo viên đã nhận thức được những biểu hiện kỹ năng khi LVN của trẻ 4
– 5 tuổi, nhưng những biểu hiện đó chưa đồng đều.
- 100% giáo viên đều nhận thấy phải thực hiện đúng chương trình, kế hoạch
của trường. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức LVN.
1.2.4.2. Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN
Kết quả điều tra thực trạng mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong
GTN chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.2 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4- 5 tuổi (Tính
theo tiêu chí)
Số trẻ
TC 1
0.8

15


Tiêu chí
TC 2
TC 3
1.3
1.1

Kết quả
TC 4
1.4

chung
4.6

Biểu đồ 1.1 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi
(tính theo %)
Bảng 1.2 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4- 5 tuổi (Tính
theo tiêu chí)
Số trẻ
15

TC 1
0.8

Tiêu chí
TC 2
TC 3
1.3
1.1

9


TC 4
1.4

Kết quả
chung
4.6


Biểu đồ 1.2 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi
(Tính theo tiêu chí)
Kết quả cho thấy, điểm trung bình cộng ở cả 4 tiêu chí đều ở mức trung bình và
thấp. Nhìn chung, trẻ 4 – 5 tuổi đã có biểu hiện về KNLVN. Song, những biểu hiện
đó chưa được rõ ràng một phần là do cách thức tổ chức, các biện pháp giáo dục của
giáo viên. Do vậy, để hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN chúng ta cần
nghiên cứu và thực hiện tốt các biện pháp kích thích nhằm hình thành lên các
KNLVN cho trẻ.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu lý luận thực tiễn, chúng tôi rút ra một số kết luận cần thiết:
KNLVN của trẻ MN là năng lực của trẻ khi phối hợp cùng nhau, thỏa thuận,
giao tiếp với các thành viên trong nhóm về công việc mà nhóm được giao và hoàn
thành công việc đó với kết quả đạt mức cao nhất.
Trẻ 4 – 5 tuổi đã có nhu cầu giao lưu, hợp tác, chia sẻ, thiết lập các mối quan
hệ xã hội với mọi người xung quanh. Giáo viên cần tận dụng các hoạt động ở trong
GTN để tạo nhiều cơ hội, tình huống khuyến khích trẻ làm việc cùng nhau.
Trên thực tế, giáo viên bước đầu đã nhận thức được tầm quan trọng của
KNLVN là cần thiết. Tuy nhiên, sự nhìn nhận đó chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc.
Trong quá trình khảo sát thực trạng trẻ LVN ở GTN tôi thấy KNLVN của trẻ
chưa cao, còn phụ thuộc vào nội dung hoạt động, biện pháp, cách tổ chức. Qua dự
giờ, khảo sát các tiết học của trẻ ở GTN còn quá sơ sài, chưa chú ý nhiều đến việc

hình thành KNLVN.

10


Chương 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM
VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN
2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho
trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên
Biện pháp hình thành KNLVN cần hướng đến mục tiêu GDMN, cần phải phù
hợp với đặc điểm HĐ của trẻ trong GTN và phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ 4 – 5 tuổi
2.2 Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4
– 5 tuổi trong góc thiên nhiên
2.2.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường thuận tiện kích thích hứng thú làm việc
theo nhóm cho trẻ 4-5 tuổi trong góc thiên nhiên
a) Mục đích
Giúp trẻ dễ nảy sinh ý tưởng trong việc lựa chọn HĐ cùng nhau. Chuẩn bị đối
tượng, phương tiện và vị trí thuận tiện cho việc triển khai hoạt động theo nhóm
b) Ý nghĩa
Hoạt động trong GTN chứa đựng nhiều cơ hội cho trẻ được làm việc cùng
nhau, chia sẻ và cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh qua đó trẻ sẽ tự tích lũy
thêm cho bản thân những biểu tượng, kinh nghiệm, kiến thức về thiên nhiên. Và cũng
là phương tiện để hình và phát triển những phẩm chất nhân cách.
c) Cách tiến hành
Để tạo môi trường thuận tiện cho trẻ cần đảm bảo các nội dung HĐ sau:
* Yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường
- Môi trường phải đảm bảo cho trẻ HĐ với nội dung phong phú.
- Môi trường hoạt động của trẻ trong GTN phù hợp với nội dung chủ đề
- Môi trường HĐ của trẻ trong GTN phải đáp ứng mục đích rèn luyện

KNLVN.
* Các bước xây dựng môi trường
- Lựa chọn các đối tượng cho trẻ khám phá, các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ và
vật liệu cho trẻ hoạt động.
- Bố trí đối tượng, dụng cụ, không gian cho trẻ HĐ

11


+ Trước tiên ta cần làm rõ nên bố trí GTN như thế nào cho phù hợp với trẻ và
khoa học.
+ Trang trí môi trường hấp dẫn trẻ
+ Làm mới môi trường kích thích sự tò mò chú ý của trẻ
d. Điều kiện thực hiện
- Giáo viên cần nắm rõ nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ để xây dựng môi
trường kích thích mong muốn của trẻ 4 – 5 tuổi LVN. Cần có sự đầu tư, quan tâm của
giáo viên đến việc tạo môi trường LVN hấp dẫn, kích thích mong muốn LVN. Cần
phải kiên trì tổ chức, rèn luyện một cách liên tục để những KNLVN của trẻ mới được
hình thành trở lên thuần thục hơn. Sử dụng tối đa diện thích có thể sử dụng được.
2.2.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm
vụ theo nhóm
a. Mục đích
- Giúp trẻ biết cách lựa chọn nhiệm vụ để có thể thực hiện theo nhóm
- Hình thành kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chung
- Kích thích hứng thú từ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quan tâm, chia
sẻ lẫn nhau ở trẻ.
b. Ý nghĩa
Hướng dẫn trẻ lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ chung giúp cho những trẻ chưa
có kinh nghiệm lựa chọn nhiệm vụ để cùng hoạt động. Những trẻ chưa có kỹ năng
thực hiện nhiệm vụ, trẻ khó khăn trong việc giải quyết xung đột.

c. Cách tiến hành
Khi hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm cần
tiến hành theo cách sau:
- Hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ: Khi hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ cần
dựa vào nhu cầu, hứng thú kinh nghiệm của trẻ. Bên cạch đó cần phải dựa trên môi
trường làm việc để lựa chọn nhiệm vụ cần thiết và cho trẻ có cơ hội chọn nhiệm vụ
mà trẻ hứng thú nhất.
- Hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ chung:
+ Khuyến khích trẻ trình bày một cách cụ thể ý tưởng của mình bằng lời

12


+ Tổ chức đàm thoại để xây dựng kế hoạch chung.
+ Hướng dẫn trẻ cách phân công công việc trong nhóm.
+ Hướng dẫn trẻ cách chuẩn bị môi trường LVN.
+ Hướng dẫn trẻ triển khai công việc nhóm.
+ Hướng dẫn trẻ cách xử lý xung đột nếu có.
+ Hướng dẫn trẻ cách đánh giá kết quả LVN.
d. Điều kiện thực hiện:
- Giáo viên cần nắm được đặc điểm cá tính, năng lực, hứng thú và trình độ của
mỗi cá nhân để hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
- Đưa ra nhiều nhiệm vụ theo nhiều mức độ khó dễ khác nhau.
- Giáo viên là người hướng dẫn trẻ cách lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm
vụ chứ giáo viên không làm hộ trẻ hay can thiệp quá sâu vào công việc của trẻ.
2.2.3 Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ LVN
a. Mục đích
- Tạo cơ hội cho trẻ chủ động, độc lập hoạt động. Đáp ứng nhu cầu, mong
muốn của trẻ. Khuyến khích trẻ quan tâm, giúp đỡ , chia sẻ lẫn nhau trong quá trình
lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ.

b. Ý nghĩa
Khi trẻ có kỹ năng tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ chung cho nhóm thì trẻ
sẽ nố lực cố gắng hoàn thành nhiệm vụ hơn là nhiệm vụ đó do người khác đặt ra. Vì
vậy, khi trẻ có các kỹ năng này thì trẻ thường cố gắng hết sức mình, khắc phục khó
khăn hoàn thành nhiệm vụ của nhóm một cách tốt nhất.
c. Cách tiến hành
Để giúp khuyến khích trẻ có thể tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ theo nhu
cầu hứng thú của chúng tôi tiến hành như sau:
- Thay đổi môi trường kích thích sự tò mò khám phá cái mới cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ quan sát môi trường HĐ kết hợp đàm thoại nhằm khơi gợi ý
tưởng về lựa chọn nhiệm vụ LVN cho trẻ.
- Quan sát hoạt động của trẻ và có sự hỗ trợ khi cần thiết và vẫn đảm bảo tính
tự chủ của trẻ trong khi làm HĐ.

13


- Có một số cách khuyến khích, hỗ trợ trẻ giúp trẻ tự lựa chọn hoạt động nhóm
và tự thực hiện hoạt động nhiệm vụ của mình.
d. Điều kiện thực hiện
Giáo viên cần bao quát, quan sát trẻ tốt; Trẻ phải được giáo viên hướng dẫn
cách lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm; Cho trẻ có thời gian
để lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ LVN; Cần quan tâm tới tới hứng thú và sở thích
riêng của trẻ để đưa ra các nhiệm vụ khác nhau phù hợp với trẻ.
2.2.4 Biện pháp 4: Kích thích trẻ tích cực tham gia đánh giá, tự đánh giá
kết quả làm việc nhóm
a. Mục đích
Hình thành cho trẻ kỹ năng đánh giá và tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm,
của bạn và của bản thân. Hình thành ý thức với công việc. Ngoài ra còn giúp trẻ có cơ
hội được kiểm nghiệm kết quả LVN của mình, so sánh đối chiếu với yêu cầu đặt ra.

Khuyến khích trẻ quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình HĐ chung.
b. Ý nghĩa
Khi trẻ tự ý thức trẻ sẽ hiểu được nó là người như thế nào, có những phẩm chất
nào, những người xung quanh đối xử với nó như thế nào và cái gì tạo ra thái độ đó.
Để đánh giá bản thân mình một cách đúng đắn, đầu tiên đứa trẻ phải học cách đánh
giá người khác. Do đó việc khuyến khích, động viên trẻ tích cực tham gia đánh giá,
tự đánh giá kết quả làm việc nhóm là rất cần thiết.
c. Cách tiến hành
Bước 1: Xác định và cho trẻ biết các nội dung cần đánh giá trong HĐN
+ Đánh giá sự chủ động của trẻ
+ Đánh giá KN phối hợp cùng nhau.
+ Đánh giá sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Đánh giá ý thức gìn giữ môi trường, đồ dùng, vật liệu.
+ Đánh giá giá kết quả HĐ.
+ Đánh giá qua đàm thoại, đánh giá bằng tài liệu trực quan.
+ Đánh giá sản phẩm.

14


Bước 2: Lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp với khả năng của trẻ và đặc
điểm HĐN có thể sử dụng các hình thức sau:
Hình thức thứ nhất: Đánh giá quá trình hoạt động của trẻ
Hình thức thứ 2: Đánh giá cuối ngày
Hình thức thứ 3: Đánh giá cuối tuần
Hình thức thứ 4: Tổ chức hội thi “HĐN”
d. Điều kiện thực hiện
Phải cho tất cả trẻ đều được tham gia đánh giá; Các tiêu chí đánh giá phải rõ
ràng; Số lượng trẻ trong nhóm không quá đông; Giáo viên cần thường xuyên theo dõi
quá trình làm việc của trẻ; Giáo viên cần giúp cho trẻ các chuẩn mực và quy tắc hành

vi đánh giá một cách khách quan nhất.
Kết luận chương 2
1. Việc xây dựng các biện pháp hình thành KNLVN cho trẻ 4- 5 tuổi ở GTN dựa
trên cơ sở sau: Mục tiêu giáo dục trẻ mầm non; Phù hợp với đặc điểm hoạt động của trẻ
trong GTN; Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 – 5 tuổi; Cơ sở lý luận về sự phát
triển KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi được phân tích ở chương 1; Kết quả thực trạng và việc sử
dụng các biện pháp phát triển kỹ năng LVN cho trẻ 4 – 5 tuổi ở GTN.
2. Chúng tôi đã xây dựng được các biện pháp hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5
tuổi ở trong GTN sau đây: Tạo môi trường thuận tiện kích thích hứng thú làm việc
theo nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN; Hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực
hiện nhiệm vụ theo nhóm; Khuyến khích trẻ tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ hoạt
động nhóm; Khuyến khích, động viên trẻ tích cực tham gia đánh giá, tự đánh giá kết
quả làm việc theo nhóm. Mỗi biện pháp đều có mặt tác động khác nhau nhưng chúng
có mối quan hệ tương hỗ, qua lại mật thiết với nhau. Do vậy, khi thực hiện giáo viên
cần phối hợp các biện pháp một cách linh hoạt.

15


Chương 3: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG
LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN
3.1 Mục đích thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của những biện
pháp đã đề xuất có liên quan đến giả thuyết khoa học đã đề ra.
3.2 Nội dung thực nghiệm
Các biện pháp này được thử nghiệm trong HĐ tại GTN: Tạo môi trường thuận
tiện kích thích hứng thú làm việc theo nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN; Hướng
dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm; Khuyến khích trẻ tự lựa
chọn và thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhóm; Khuyến khích, động viên trẻ tích cực
tham gia đánh giá, tự đánh giá kết quả làm việc theo nhóm.

Kết quả thực nghiệm thu được sẽ được đánh giá qua phân tích, tổng hợp các tư
liệu thu thập được trong quá trình thực nghiệm.
3.3 Cách tiến hành thực nghiệm


Bước 1: Khảo sát trước thực nghiệm



Bước 2: Tổ chức thực nghiệm sư phạm



Bước 3: Khảo sát sau thực nghiệm

3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trước TN
Bảng 3.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Tính theo %)
Nhóm Số
trẻ
trẻ

Tốt
Số trẻ %

Khá
Số trẻ %

Mức độ
TB

Yếu
Số trẻ %
Số trẻ %

Kém
Số trẻ %

ĐC

15

1

6.7

2

13.3 4

26.7 5

33.3

3

20

TN

15


1

6.7

1

6.7

40

13.3

5

33.3

6

2

Biểu đồ 3.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Tính theo %)

16


Qua quá trình thực nghiệm khảo sát tôi nhận thấy rằng KNLVN của trẻ 4 – 5
tuổi giữa hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhau quá
lớn. hầu hết trẻ ở mức độ trung bình, yếu. Nguyên nhân chính là giáo viên không
hướng dẫn cho trẻ cách hoạt động nhóm mà để trẻ tự chơi với nhau, môi trường

không được quan tâm, … dẫn đến việc trẻ LVN rất khó khăn, chưa biết cùng nhau
phối hợp hoạt động.
Bảng 3.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Theo tiêu chí)
Nhóm

Số trẻ

trẻ
TN
ĐC

15
15

TC 1
0.74
0.67

Tiêu chí
TC 2
TC 3
1.33
1.6
1.33
2.2



Kết quả
TC 4

1
0.67

chung (
4.67
4.87

)

0.51
0.52

Biểu đồ 3.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Theo tiêu chí)
Bảng 3.2 cho thấy mức độ hình thành KNLVN của trẻ ở cả hai nhóm TN và
ĐC là tương đương nhau và đều còn thấp, tập trung chủ yếu ở mức trung bình. Độ
lệch chuẩn giữa hai nhóm chênh lệch không đáng kể (ĐC= 0.52, TN = 0.51).
* Kiểm định độ tin cậy về kết quả trước TN của hai nhóm
Với α = 0,05 ta có Tα = 2,086 . Như vậy T < Tα nên sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê.
* Nhận xét: Với T= 0.75, Tα = 2,086, mức ý nghĩa 0.05, kiểm định trên cho ta
kết luận rằng phương sai của 2 nhóm ĐC và TN trước TN là bằng nhau. Hay nói cách
khác, sự khác biệt giữa hai nhóm TN và ĐC không có nghĩa.
3.4.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN sau TN
Bảng 3.3 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Tính theo %)
Nhóm Số
trẻ

trẻ

Tốt

Số trẻ %

Khá
Số trẻ %

Mức độ
TB
Yếu
Số trẻ % Số trẻ %

17

Kém
Số trẻ %


TN
ĐC

15
15

3
1

20
6.7

4
3


26.7
20

6
5

40
33.3

1
3

6.7
20

1
3

6.7
20

Biểu đồ 3.3 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Tính theo %)
Nhìn chung, những trẻ có mức hình thành KNLVN tốt thường thể hiện rõ trẻ
chủ động hơn trong hoạt động như nhanh chóng tập hợp được nhóm, phân công công
việc rõ ràng, có kỹ năng hoạt động, thời gian tham gia, tập chung lâu hơn. Còn những
trẻ có mức khá hoặc trung bình thì cũng được biểu hiện ở việc trẻ biết lắng nghe, chia
sẻ, biết hợp tác nhưng mức độ tập trung thì thấp hơn so với trẻ ở mức độ thấp. Thời
gian hứng thú ít hơn, có quan tâm tới kết quả nhưng không được chi tiết.
Bảng 3.4 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Theo tiêu chí)

Nhóm
trẻ
TN
ĐC

Số trẻ
15
15

TC 1
1.53
0.69

Tiêu chí
TC 2
TC 3
1.71
2.43
1.42
1.78



Kết quả
TC 4
1.43
1.18

chung (
7.1

5.07

)

1.01
1.78

Biểu đồ 3.4 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi STN (Theo tiêu chí)
Bảng 3.4 cho thấy, STN ta nhận thấy tuy hai lớp TN và ĐC đều được tiến hành
TN trên cùng một cơ sở vật chất, cùng hoạt động nhưng khi tác động các biện pháp
đề ra vào lớp TN thì mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong góc TN đã
thay đổi rõ rệt và cao hơn so với lớp ĐC.
Kết quả khảo sát STN cho thấy có sự thay đổi rõ rệt giữa hai nhóm ĐC và

18


TN. Điều này được thể hiện rõ qua điểm trung bình của cả 2 nhóm ( X TN = 7.1 và
X § C = 5.07), có sự chênh lệch điểm đáng kể giữa 2 nhóm. Đồng thời, sau TN độ

lệch chuẩn của nhóm TN (TN = 1.01) thấp hơn nhóm ĐC (ĐC = 1.78). Thể hiện
bằng biểu đồ 3.4.
* Kiểm định độ tin cậy về kết quả sau TN của hai nhóm
Ta có T = 2.817 > Tα = 2,086 Như vậy T > Tα nên sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê.
* Nhận xét: Với, như vậy T = 2.817 > Tα = 2,086 , T > Ta nên ta khẳng định là
có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình của hai nhóm sau TN. Đồng thời khẳng
định tính hiệu quả của các biện pháp mà luận văn đã đề xuất.
4.3. So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 trong GTN của
nhóm TN trước và sau TN

Bảng 3.5 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TN
trước và sau TN(Tính theo %)
Nhóm
trẻ

Số
trẻ

TTN
STN

15
15

Tốt
Số trẻ
%
1
6.7
3
20

Khá
Số trẻ %
1
6.7
4
26.7

Mức độ

TB
Số trẻ %
6
40
6
40

Yếu
Kém
Số trẻ % Số trẻ
%
2
13.3
5
33.3
1
6.7
1
6.7

Biểu đồ 3.5 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TN
trước và sau TN (Tính theo %)
Nhìn vào bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 cho thấy: mức độ hình thành KNLVN
của trẻ nhóm TN trước và sau đã thay đổi đáng kể. Qua quan sát thì TTN có một
số trẻ từ không biết lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm thì sau khi TN
trẻ đã biết lắng nghe, hiểu lời bạn nói và biết cách phân công công việc trong nhóm.

19



Bảng 3.6 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TN
trước và sau TN (Theo tiêu chí)
Nhóm trẻ
TTN
STN

15
15

TC 1
0.74
1.53

Tiêu chí
TC 2
TC 3
1.33
1.6
1.71
2.43



Kết quả
TC 4
1
1.43

chung
(

4.67
7.1

)

0.51
1.01

Biểu đồ 3.6 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TN
trước và sau TN (Theo tiêu chí)
Trước TN, mức độ hình thành KNLVN của trẻ đa số ở mức trung bình và
yếu, kém nhưng sau TN sự biểu hiện đó tập trung ở mức tốt và khá tương đối
nhiều. Đây là dấu hiệu của sự chuyển biến tích cực về thái độ, hành vi của trẻ.
* Kiểm định độ tin cậy về kết quả nhóm TTN và STN.
Ta có T = 6.230> Tα = 2,086. Như vậy T> Tα nên sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê.
* Nhận xét: Với T = 6.230 Tα = 2,086, mức ý nghĩa 0.05, ta thấy T> T α , kiểm
định trên cho ta kết luận rằng phương sai của nhóm TN trước và sau TN là khác
nhau. Điều này cho thấy sự khác biệt về điểm trung bình trước TN và sau TN của
nhóm TN là có ý nghĩa.
3.4.4. So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 trong GTN của
nhóm ĐC trước và sau TN
Bảng 3.7 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm
ĐC trước và sau TN (Tính %)
Nhóm Số
trẻ

trẻ

TTN

STN

15
15

Mức độ
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
Số trẻ %
Số trẻ %
Số trẻ %
Số trẻ %
Số trẻ %
1
6.7
2
13.3 4
26.7 5
33.3 3
20
1
6.7
3
20
5
33.3 3
20

3
20

20


Biểu đồ 3.7 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm
ĐC trước và sau TN (Tính %)
Mức độ hình thành KNLVN của trẻ lớp ĐC trước và sau TN có thay đổi,
tuy nhiên thay đổi đó không nhiều. Mặc dù số trẻ đạt ở mức, khá, trung bình đã
tăng lên nhưng số trẻ đạt ở mức độ yếu vẫn chiếm số lớn.
Bảng 3.8 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm
ĐC trước và sau TN (Theo tiêu chí)
Nhóm

Số trẻ

TC 1
trẻ
TĐC
15
0.67
SĐC
15
0.69
Sau ĐC mức độ tăng

Tiêu chí
Kết quả


TC 2
TC 3
TC 4
chung ( )
1.33
2.2
0.67
4.87 0.52
1.42
1.78
1.18
5.07
1.78
lên là tất yếu bởi sau thời gian vốn kinh nghiệm sống

của trẻ tăng lên, cùng với qúa trình phát triển về thể chất, tâm lý. Được thể hiện
rõ hơn trong biểu đồ 3.8.

Biểu đồ 3.8 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm
ĐC trước và sau TN (Theo tiêu chí)
* Kiểm định độ tin cậy về kết quả nhóm ĐC trước và sau TN
Ta có T = 0,337< Tα = 2,086. Như vậy T< Tα nên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê.

21


* Nhận xét: Với T = 0,337, T α = 2,086 với mức ý nghĩa 0,05, kiểm định trên
cho ta kết luận rằng phương sai của nhóm ĐC trước và sau TN là bằng nhau, điều này
cho thấy sự khác biệt về điểm trung bình trước TN và sau TN của nhóm ĐC là không

có ý nghĩa.
Kết luận chương 3
Thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của một số biện
pháp hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN.
Kết quả kiểm chứng cho thấy KNLVN của trẻ ở nhóm thực nghiệm có sự tiến
bộ cao hơn so với trước thực nghiệm và so với nhóm đối chứng. Thực nghiệm đã
chứng minh các biện pháp hình thành KNLVN chi trẻ 4 – 5 tuổi được đề xuất là có
khả thi và có ý nghĩa.
Trước TN, mức độ hình thành KNLVN của trẻ 5 - 6 tuổi ở cả hai nhóm TN và
ĐC là tương đương nhau, số trẻ ở mức độ yếu vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Độ lệch
chuẩn còn cao. Sau TN, mức độ biểu hiện KNLVN của trẻ thuộc nhóm TN cao hơn
hẳn so với trước TN và cao hơn so với nhóm ĐC, trong đó tập trung nhiều ở mức độ
tốt, khá, mức độ yếu giảm đi rõ rệt. Độ lệch chuẩn giảm đi và điểm số ở các trẻ đồng
đều hơn
KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
- Đối với trẻ MN, KNLVN đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc
phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
- Kết quả điều tra thực trạng phần lớn số giáo viên đều nhận thức được sự
cần thiết phải giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 4 - 5 tuổi. Tuy nhiên,
giáo viên vẫn chưa tận dụng hết được những ưu thế của hoạt động tại GTN trong
việc giáo dục kĩ năng HĐN cho trẻ. Mức độ hình thành kĩ năng LVN của trẻ tập
trung ở mức TB, yếu và kém còn nhiều. Nguyên nhân là do cách thức tổ chức và
các biện pháp mà giáo viên sử dụng để giáo dục trẻ ở trường MN chưa đạt.
- Các biện pháp hình thành KNLVN cho trẻ 4- 5 trong GTN ở trường MN là :
+ Tạo môi trường thuận tiện kích thích hứng thú làm việc theo nhóm cho trẻ 4
– 5 tuổi trong GTN
+ Hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
+ Khuyến khích trẻ tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhóm


22


+ Khuyến khích, động viên trẻ tích cực tham gia đánh giá, tự đánh giá kết quả
làm việc theo nhóm.
Các biện pháp có sự liên quan hỗ trợ lẫn nhau, chính vì vậy cần phải sử dụng linh
hoạt thường xuyên trong giáo dục KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN.
- Tiến hành thử nghiệm các biện pháp giáo dục đã đề xuất, chúng tôi thu được
những kết quả nhất định. Kết quả thực nghiệm đủ khẳng định độ tin cậy, tính khả thi và
hiệu quả của biện pháp hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN đã được xây
dựng trong luận văn.
2. Kiến nghị sư phạm
2.1 Về việc xây dựng GTN
Bố trí GTN tại nơi riêng biệt có không gian thoáng mát, nhiều ánh sáng. Khi
giáo viên có mục đích cần nhóm làm HĐ nào đó thì phải lên kế hoạch trước, sắp xếp
không gian, vẽ sơ đồ bố trí các khu vực HĐ trong GTN để trẻ có thể thực hiện được
theo mục đích đã đề ra.
Các đồ dùng, dụng cụ trong GTN có vai trò rất quan trọng đến việc trẻ giao
tiếp, làm việc, là công cụ để trẻ hoàn thành công việc dễ dàng hơn. Do đó, việc lựa
chọn các đồ dùng trong GTN là những thứ gần gũi với trẻ. Loại bỏ những vật liệu
không cần thiết, đưa vào đó những dụng cụ gây hứng thú, khích thích trẻ HĐN.
2.2 Về việc quản lý chuyên môn ở trường MN
Cần quan tâm và coi trọng việc hình thành KNLVN cho trẻ trong các HĐ ở
trường MN. Nhà trường cần tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên thường
xuyên tổ chức các HĐN cho trẻ tại lớp thông qua các HĐ học, chơi, sinh hoạt hàng
ngày của trẻ tại trường MN.
Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên quản lý, thực tiễn về KNLVN
trong GTN, cách tổ chức các hoạt động tại GTN để hình thành KNLVN.

Cần đưa


vấn đề giáo dục KNLVN cho trẻ vào nội dung trọng tâm của chương trình giáo dục
trẻ và triển khai cụ thể vấn đề này trong thực tiễn.
2.3 Về việc tự bồi dưỡng và thực hiện nhiệm vụ GD trẻ của giáo viên MN
Giáo viên cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về tầm quan trọng của việc hình
thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN trong giai đoạn hiện nay. Cần tự nâng

23


cao kiến thức hiểu biết giáo dục nói chung, kỹ năng hoạt động LVN nói riêng. Tích
cực sử dụng phương thức LVN trong mọi HĐ. Cần được bồi dưỡng thông qua các
buổi thảo luận về biện pháp hình thành KNLVN trong GTN một cách cụ thể. Giáo
viên cần tích cực trong việc khai thác các điều kiện môi trường, các tình huống
nhằm cho trẻ có cơ hội trải nghiệm dần hình thành thói quen LVN có hiệu quả.

24



×