Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
TÓM LƯỢC
Trong thời đại ngày nay, với cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương là một
vấn đế rất quan trọng. Đó là biểu hiện bằng tiền mà DN trả cho người lao động
tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động của họ. Đối với DN, chi phí
tiền lương là bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm,dịch vụ
Công tác kế toán với người lao động nếu được thực hiện khoa học sẽ
đảm bảo kết hợp một cách hài hòa giữa lợi ích của tổ chức với lợi ích của
người lao động. Mọi tổ chức đều mong muốn giảm tối đa chi phí, trong đó có
chi phí tiền lương, chi phí lao động trong khi đó người lao động luôn mong
muốn có được những khoản thu nhập cao để bù đắp sức lao động và đảm bảo
cuộc sống của bản thân cũng như gia đình họ. Và nhiệm vụ của kế toán các
khoản phải thanh toán với người lao động chính là giải quyết vấn đề này đảm
bảo cho người lao động và tổ chức đều có được lợi ích. Người lao động có thể
yên tâm làm việc còn tổ chức giảm được chi phí và mạng lại nhiều lợi nhuận
hơn.
Công tác kế toán trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải đảm bảo
độ chính xác đầy đủ, rõ ràng, kịp thời về thời gian, kết quả, tiền lương cho
công nhân viên cần phân bổ hợp lý về chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương cho các đối tượng sử dụng có liên quan, các khoản tiền thưởng cho
những sáng kiến cải tạo hay chế độ phúc lợi xã hội cần phải được thực hiện
một cách khoa học theo đúng những quy định của nhà nước và phù hợp với
tình hình thực tế của tổ chức. Qua bài khóa luận này em sẽ cố gắng đểc có thể
làm rõ được vấn đề trên.
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
1
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Thương
Mại, khoa Kế toán đã tận tình giảng dạy kiến thức quý báu và tạo điều kiện cho em
hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến côgiáo PGS.TS Đoàn Vân Anh -
giảng viên trường Đại học Thương Mại đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em thực
hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các anh chị nhân viên trong Công ty
TNHH Một thành viên RIC đã quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập
tại Công ty và hoàn thiện khóa luận này.
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
2
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
Mục lục
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cấp bậc lương trả cho nhân viên
Bảng 2.1. Sổ cái TK 334 – Phải trả công nhân viên
Bảng 2.2. Sổ cái TK 338 – Phải trả phải nộp khác
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
3
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
DN Doanh nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
TK Tài khoản
GTGT Giá trị gia tăng
TSCĐ Tài sản cố định
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KD Kinh doanh
NSLĐ Năng suất lao động
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
CNV Công nhân viên
CBCVN Cán bộ công nhân viên
BHNT Bảo hiểm nhân thọ
UBND Ủy ban nhân dân
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
4
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
5
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Trong cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đều
hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Một trong các biện pháp để tăng lợi nhuận là tìm mọi
cách để cắt giảm chi phí sản xuất ở mức có thể chấp nhận được. Là một bộ phận cấu
thành chi phí sản xuất DN, chi phí nhân công có vị trí rất quan trọng, không chỉ là
cơ sở để xác định giá thành sản phẩm mà còn là căn cứ để xác định các khoản nộp
về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Đối với các DN nói chung, việc quản lý lao động và tiền lương là một nội
dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của DN, nó là nhân tố
hỗ trợ DN hoàn thành kế hoạch sản xuất của mình.
Tuy nhiên,việc thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại các DN nước ta hiện nay đang còn nhiều bất cập,gây khó khăn trong việc
thu hút,lưu giữ và phát triển nguồn nhân lực.Những bất cập hiện tại có thể khái quát
ở một số điểm sau:
-Chưa vận dụng linh hoạt và đầy đủ nguyên tắc tự chủ xây dựng chính sách tiền lương
-Tiền lương chưa gắn chặt với hiệu quả công việc,việc xếp bậc lương chủ yếu
dựa trên thâm niên và bằng cấp.
-Vẫn còn tồn tại tình trạng trốn,nợ BHXH trong các doanh nghiệp
Công ty TNHH một thành viên RIC cũng đang gặp nhiều khó khăn tương
tự,công tác kế toán tiền lương và các khoản trích BHXH,BHYT…chưa thực sự hợp
lý,việc trả lương cho nhân viên vẫn còn một sô bất cập vì mới áp dụng hình thức trả
lương bằng thẻ ATM, lương trả cho người lao động chưa thực sự đúng với hiệu quả
làm việc mà vẫn dựa vào bằng cấp từng người,cụ thể như sau:
Trình độ Bậc lương
Tiến sĩ 5.58
Thạc sĩ 4.00
Đại học 2.34
Cao đẳng 2.1
Bảng 1.1. Cấp bậc lương trả cho nhân viên
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
6
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài giúp cho DN thấy rõ hơn được thực trạng kế
toán các khoản thanh toán với người lao động trong nội bộ doanh nghiệp mình,từ đó
có thể đưa ra các chính sách,chế độ thích hợp,tổ chức công tác kế toán hiệu quả
nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương,giúp tiết kiệm chi phí,trả lương cho
người lao động hợp lý hơn.
Đối với bộ tài chính,mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng kế toán tiền
lương và các khoản BHXH,BHYT trong doanh nghiệp hiên nay,từ đó giúp Bộ tài
chính và các cơ quan chức năng có các điều chỉnh kịp thời với tính hình thực
tế,bằng cách ban hành các thông tư,trình lên chính phủ và quốc hội để sửa chữa,bổ
sung các đạo luật,góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và
đời sống của người lao động.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên,câu hỏi đặt ra cho các
doanh nghiệp là làm thế nào để hoàn thiện công tác kế toán các khoản thanh toán
với người lao động,thực hiện biện pháp nào để giúp tiết kiệm chi phí tiền lương mà
vẫn đảm bảo lợi ích cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với
nhà nước,tổ chức thanh toán lương qua hình thức nào cho hiệu quả… Để trả lời cho
vấn đề này,em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kế toán các khoản thanh toán với
người lao động tại công ty TNHH một thành viên RIC”.
Các khoản thanh toán với người lao động khi áp dụng trong thực tiễn đòi hỏi
phải có sự tham gia, áp dụng đầy đủ và toàn diện tất cả các bộ phận, các phòng ban
trong công ty, bên cạnh đó đây là một vấn đề khá rộng và phức tạp đòi hỏi một
lượng kiến thức lý thuyết và thực tế rất sâu sắc. Vì vậy, trong giới hạn phạm vi
nghiên cứu của một bài luận luận văn của sinh viên cộng với hạn chế về thời gian và
trình độ, tôi chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu đề tài dưới góc độ môn học để phân
tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp cho công ty TNHH một thàng viên RIC trong
tương lai sao cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình tương ứng với các
nguồn lực hiện có giúp đạt được mục đích cuối cùng đó là hoàn thiện nghiệp vụ kế
toán các khoản thanh toán với người lao động
Cụ thể trong khuôn khổ chuyên đề của mình tôi đi sâu nghiên cứu về:
• Địa chỉ nghiên cứu: Công ty TNHH một thành viên RIC
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
7
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
• Thị trường và mặt hàng
Thị trường: Gồm 2 thị trường chính: Hà Nội và các vùng lân cận, TP. Hồ
Chí Minh
Mặt hàng: Lĩnh vực tin học và máy móc văn phòng, Thiết bị giải pháp
ngân hàng và siêu thị, Lĩnh vực viễn thông, Tích hợp hệ thống, Tư vấn giải pháp
• Thời gian nghiên cứu: Nghiệp vụ kế toán các khoản thanh toán với người lao
động của công ty trong ba năm gần đây.
1.4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a, Phương pháp điều tra
Để đi sâu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức công tác kế toán của công ty và công tác
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty,ta cần thiết kế phiếu
điều tra. Các tiêu thức đưa ra trong phiếu điều tra cần được diễn đạt dưới dạng các
câu hỏi trắc nghiệm ngắn gọn,cụ thể.
Các phiếu điều tra được gửi tới giám đốc, kế toán trưởng và các nhân viên
trong phòng kế toán, sau khi có kết quả được tổng hợp lại để có những nhận định về
tính hình kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty hiện nay.
b, Phương pháp tổng hợp số liệu
Trong thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại công ty em đã tập hợp các dữ liệu
thông tin cần thiết để chuẩn bị cho bài chuyên đề tốt nghiệp. Các bước tiến hành như
sau:
-Liên hệ phòng nhân sự, phòng kế toán-tài chính của công ty để thu thập số
liệu về tình hình nhân viên, kế toán các khoản phải trả cho nhân viên của công ty
tháng 2 năm 2012
-Kết hợp tìm kiếm thông tin về tình hình kế toán các khoản phải trả cho người
lao động tại Việt Nam trên internet, các tạp chí chuyên ngành…
-Tham khảo các luận văn, chuyên đề cùng đề tài.
c, Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là một loạt các câu hỏi mà người nghiên cứu đưa ra để hỏi người trả
lời. Em đã tiến hành phỏng vấn giám đốc công ty, kế toán trưởng và các cô chú
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
8
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
trong phòng kế toán công ty về tiền lương, các khoản phụ cấp, các khác trích
BHXH, BHYT và quy trình kế toán các khoản thanh toán với người lao động nói
chung. Quá trình tiến hành phỏng vấn gồm:
* Lên kế hoạch phỏng vấn:
- Xác định mục tiêu phỏng vấn
- Xác định đối tượng phỏng vấn
- Xác định nội dung phỏng vấn
- Lên lịch hẹn phỏng vấn
* Thực hiện phỏng vấn
- Chuẩn bị tài liệu ghi chép
- Đưa ra các câu hỏi phỏng vấn(bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở)
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
a, Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật
thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện
tượng khác. Mục đích của so sánh là thấy được sự giống hoặc khác nhau giữa các
sự vật hiện tượng. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty, em đã thực hiện so
sánh đối chiếu giữa tình hình thực tế quy trình kế toán các khoản phải trả người lao
động trong công ty với quy định hiện hành của nhà nước, để từ đố thấy được các
mặt còn hạn chế của công ty.
b, Phương pháp dùng bảng biểu, sơ đồ phân tích
Đây là phương pháp dùng các bảng biểu,sơ đồ phân tích để phản ánh một cách
trực quan các số liệu phân tích. Kết hợp với các số liệu thu thập và tổng hợp được
em đã xây dựng lên các bảng biểu, sơ đồ để giúp phân tích rõ hơn vấn đề cần
nghiên cứu trong đề tài.
c, Phương pháp toán học
Đây là phương pháp sử dụng các công thức toán học vào để tính lương, các
khoản trích theo lương cho người lao động tại công ty.
1.5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm có 4 phần:
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
9
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
+ Phần mở đầu
+ Chương 1: Cơ sở lí luận về kế toán các khoản thanh toán với người
lao động trong doanh nghiệp
+ Chương 2: Thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao
động tại công ty TNHH một thành viên RIC
+ Chương 3: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán các khoản
thanh toán với người lao động tại công ty TNHH một thành viên RIC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH
TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
10
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
1.1. Nội dung các khoản thanh toán với người lao động và nhiệm vụ kế toán
1.1.1. Nội dung các khoản thanh toán với người lao động
1.1.1.1. Tiền lương trong doanh nghiệp
Các phương pháp trả lương
Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai hình
thức chủ yếu: hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản
phẩm.
a) Hình thức trả lương theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo
thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Tiền
lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc
của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của
doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ
thuận chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền
lương nhất định.
Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay
tính theo thời gian có thưởng
a.1. Trả lương theo thời gian giản đơn:
Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương căn bản + Phụ cấp theo chế độ khi
hoàn thành công việc và đạt yêu cầu.
* Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậc lương
trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao
động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với
công nhân viên chức.
Tiền lương phải trả trong tháng đối với DNNN:
Mức Lương tháng = Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương
+ tổng hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)
Tiền lương phải trả trong tháng đối với các đơn vị khác:
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
11
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
Lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc × (hs lương + hs
các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)/ số ngày làm việc trong tháng
theo quy định] × số ngày làm việc thực tế trong tháng.
* Lương tuần là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc:
Lương tuần = (mức lương tháng × 12)/52
* Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp
dụng cho lao động trực tiếp hương lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân
viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp
đồng ngắn hạn.
Lương ngày = Mức lương tháng/ số ngày làm việc trong tháng theo quy
định (22 hoặc 26)
* Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để trả
lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ
sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.
Lương giờ = Mức lương ngày/ Số giờ làm việc theo quy định (8)
a.2. Trả lương theo thời gian có thưởng:
Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiềnlương
trong sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
NSLĐ, tiết kiệm NVL, … nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt các
công việc được giao
Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn +
các khoản tiền thưởng
* Nhận xét: Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho người lao
động dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay
nghiệp vụ của họ
Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán
Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lương lao động, chưa gắn với kết quả lao
độn cuối cùng do đó không có khả năngkích thích ngườilao động tăng NSLĐ
b) Hình thức trả lương theo sản phẩm:
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
12
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo
kết quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu
chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị
sản phẩm, lao vụ đó.
Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau:
b.1. Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp:
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay cho
một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này tiền
lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn
thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là
không vượt hoặc vượt mức quy định.
Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sp, công việc hoàn thành × Đơn
giá tiền lương
b.2. Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những
công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các
phân xưởng sản xuất, bảo dưởng máy móc thiết bị v.v Tiền lương theo sản phẩm
gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao
động. Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm
của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do Doanh
nghiệp xác định. Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sx
quan tâm đến kết quả hoạt động sxkd vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ.
Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp
sản xuất × tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp
b.3. Tiền lương theo sản phẩm có thưởng:
Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế độ
khen thưởng do DN quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiết kiệm
nguyên vật liệu v.v
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
13
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
b.4. Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến:
Ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ vào
mức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ vượt luỹ
tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính
thêm càng nhiều. Lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ
việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết
để đẩy nhanh tốc độ sx, … Việc trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân
công trong giá thành sản phẩm.
b.5. Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từng
người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương khoán
được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần
phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định.
* Nhận xét: Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho người
lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt
được yêu cầu chất lượng đã qui định.
Ưu điểm: Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao
động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng NSLĐ.
Nhược điểm: tính toán phức tạp.
1.1.1.2. Các khoản trích theo lương
Nội dung các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
Các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp gồm có Bảo hiểm xã hội, Bảo
hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Kinh phí công đoàn.
Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ trích lập tập trung được trích lập bằng cách
thêm vào chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh một số tiền theo tỷ lệ quy định với
tổng số tiền lương phát sinh trong tháng và một phần sẽ trích từ thu nhập của CNV
để chi tiêu cho các mục đích: thai sản, ốm đau, tai nạn giao thông, tử tuất, hưu trí…
Quỹ BHYT là quỹ tiền tệ được trích lập bằng cách tính thêm vào chi phí sản
xuất, chi phí kinh doanh một số tiền theo tỷ lệ quy định với tiền lương cơ bản phải
trả trong tháng cho CNV và một phần trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
14
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
BHYT được sử dụng để phục vụ việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho CBCNV,
thanh toán các khoản chữa bệnh, tiền thuốc, giường bệnh…
Kinh phí công đoàn cũng được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí
sản xuât, chi phí kinh doanh của DN hàng tháng theo tỷ lệ quy định tính trên tổng
số lương thực tế phải trả cho CNV trong kỳ. Số kinh phí công đoàn DN trích lập
cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo chế độ quy định.
1.1.1.3 . Các khoản khác thanh toán với người lao động
a, Nội dung các khoản khác thanh toán với người lao động: thưởng, tiền ăn ca,…
Ngoài lương và các khoản trích theo lương ở trên còn có các khoản thanh toán
khác với người lao động như tiền thưởng, ăn ca, tiền phụ cấp, tiền đi công tác …
Chi phí này được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý: tính trực tiếp vào chi
phí sản xuất hoặc trích ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp, các quỹ phúc lợi, …
Kế toán các khoản khác thanh toán với người lao động
b, Chứng từ:
- Quyết định được hưởng phụ cấp của nhân viên
- Bảng thanh toán tiền lương
- Giấy đi đường
- Hoá đơn thanh toán tiền ăn, tiền ở, tiền đi lại,
- Phiếu báo làm thêm giờ
- Quyết định của TGĐ về việc khen thưởng đối với CNV
c, Tài khoản sử dụng:
TK 334 “Phải trả cho công nhân viên”: TK này được dùng để phản ánh các
khoản phải trả cho công nhân viên của DN về tiền lương, tiền công, tiền thưởng,
BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của DN. Nội dung và kết cấu
của TK 334 gồm:
* Bên Nợ:
- Số dư đầu kỳ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền
công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động tồn đầu kỳ.
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
15
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
- Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương,
BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động.
- Phản ánh các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
- Số dư cuối kỳ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả về tiền lương,
tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
* Bên Có:
- Số dư đầu kỳ phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính
chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động tồn đầu kỳ
- Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương,
BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.
- Số dư cuối kỳ phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính
lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.
Ngoài ra còn sử dụng các TK: 334, 622, 623, 627, 641, 642, 111, 112, 333…
1.1.2 Qui định hiện hành về các khoản trích theo tiền lương
1.1.2.1. Các qui định về kế toán tiền lương trong doanh nghiệp
Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động
về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả
lao động .
Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương,
tiền thưởng, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động.
Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao
động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh phí công
đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT,
KPCĐ.
Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phải trả khác cho người lao động vào chi
phí sản xuất kinh doanh.
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
16
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi
trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền
lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
1.1.2.2. Quy định kế toán các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
Mức trích lập BHXH là 22% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã
hội, trong đó người lao động đóng góp 6% và người sử dụng lao động đóng góp
16%. Và tỷ lệ này cứ 2 năm sẽ tăng thêm 2% (trong đó người lao động đóng thêm
1% và người sử dụng lao động đóng thêm 1%) cho đến khi đạt tỷ lệ trích lập là
26%, trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 18%.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người
quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức thì
mức trích lập BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao
động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao động đóng góp
1,5%.
Tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và DN
chịu 1% tính vào chi phí.
Tỷ lệ trích lập KPCĐ là 2% trên tổng thu nhập của người lao động và toàn bộ
khoản này sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
1.1.3 Nhiệm vụ kế toán các khoản thanh toán với người lao động
Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác.
Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các
đối tượng sử dụng.
Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế các phòng ban lương thực hiện
đầy đủ theo quyết định.
Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời và chính xác.
Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng,
thời gian, năng suất.
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
17
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả
lương hợp lý.
Phân loại lao động
- Phân loại lao động theo thời gian lao động: Theo thời gian lao động có thể
chia thành lao động thường xuyên, lao động tạm thời(mang tính thời vụ)
- Phân loại lao động theo quan hệ với quy trình sản xuất
• Lao động trực tiếp sản xuất: Lao động trực tiếp sản xuất chính tức là
bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: Người
điều khiển thiết bị máy móc, người phục vụ quy trình sản xuất
• Lao động gián tiếp sản xuất: Tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất
bao gồm: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế hành chính
- Phân loại theo chức năng lao động và quy trình sản xuất – kinh doanh: Lao
động sản xuất chế biến, lao động bán hàng, lao động quản lý
Phân loại tiền lương
- Lương chính: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có
làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính
chất lương.
- Lương phụ: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế
không làm việc nhưng theo chế độ quy định được hưởng như nghỉ phép, nghỉ lễ
tết…
- Lương theo thời gian: Lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ: căn
cứ vào thời gian làm việc thực tế để trả lương
- Tiền lương theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họlàm ra và
theo đơn giá tiền lương tính cho 1đơn vị SP.
• Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: số lượng SP * đơn giá
• Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: ÁP dụng cho công nhân phục vụ SX
• Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm
• Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: trả trên co sở sản phẩm trực tiếp, và căn cứ
vào mức độ hoàn thành định mức SX
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
18
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
1.2. Kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo chế độ kế toán
doanh nghiệp hiện hành
1.2.2.1. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH
- Bảng thanh toán lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Bảng phân bổ lương
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội
1.2.2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
*TK 334 “ Phải trả người lao động” : TK này được dùng để phản ánh các
khoản phải trả cho công nhân viên của DN về tiền lương, tiền công, tiền thưởng,
BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của DN. Nội dung và kết cấu
của TK 334
TK 334 “ Phải trả người lao động”
SDĐK : phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số
phải trả về tiền lương , tiền công, tiền
thưởng và các khoản khác cho người lao
động tồn đầu kỳ
SDĐK : Các khoản tiền lương, tiền công,
tiền thưởng có tính chất lương và các
khoản khác còn phải trả cho người lao
động tồn đầu kỳ
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng có tính chất lương, BHXH và các
khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước
cho người lao động.
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng có tínhchất lương, BHXH và
cáckhoản khác phải trả, phải chi cho người
lao động.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền
công của người lao động.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
SDCK : phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải
trả về tiền lương , tiền công, tiền thưởng và các
khoản khác cho người lao động.
SDCK : Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng có tính chất lương và các khoản khác
còn phải trả cho người lao động.
TK 334 có 2 TK cấp 2
TK3341 – Phải trả công nhân viên
TK3348 – Phải trả người lao động khác
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
19
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
*TK 338 “Phải trả phải nộp khác”
TK 338 “Phải trả phải nộp khác”
SDĐK: Khoản đã trích chưa sử dụng hết
còn tồn đầu kỳ
- BHXH phải trả cho công nhân viên. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ
quy định
- Chi kinh phí công đoàn tại DN. - BHXH, KPCĐ vượt chi đượccấp bù
- Khoản BHXH và KPCĐ đã nộp lên cơ
quan quản lý cấp trên.
-Trích BHTN vào chi phí sản xuất kinh
doanh
-Trích BHTN khấu trừ vào lương của công
nhân viên
- Chi mua BHYT cho người lao động
-Số BHTN đã nộp cho cơ quan quản lý
quỹ BHTN
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
SDCK: Khoản đã trích chưa sử dụng hết
TK 338 có các TK cấp 2 như sau :
TK 3382 : KPCĐ
TK 3383 : BHXH
TK 3384 : BHYT
TK 3389 : BHTN
Theo Thông tư 95/2008-TT BTC,ngoài ra còn sử dụng một số TK khác:
TK 637:chi phí trực tiếp chung
+TK 6371:chi phí nhân viên trực tiếp:phản ánh các chi phí liên quan đến nhân
viên trực tiếp hoạt động kinh doanh của công ty như:chi phí lương,BHXH…
TK 642:chi phí quản lý doanh nghiệp
+TK 6421:chi phí nhân viên quản lý
Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Khi tạm ứng lương cho người lao động, căn cứ số tiền thực chi phàn ánh số
tiền chi tạm ứng, kế toán ghi :
Nợ TK 334:Số tiền tạm ứng
Có TK 111, 112:số tiền tạm ứng
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
20
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
(2) Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương hoặc bảng phân bổ lương, kế
toán xác định số tiền lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí của các đối
tượng có liên quan:
Nợ TK 6371: Đối với nhân viên trực tiếp
Nợ TK 6421 : Đối với nhân viên thuộc bộ phận quản lý DN.
Có TK 334 : Tổng số tiền lương phải trả.
Ghi chú : số tiền ghi Bên Nợ của các TK trên bao gồm : Tiền lương chính, tiền
lương phụ, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên trực tiếp, nhân viên phục
vụ, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý DN.
(3) Hàng tháng, căn cứ tổng tiền lương thực tế phải trả cho các đối tượng và tỷ
lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định, kế toán tiến hành trích BHXH,
BHYT, KPCĐ:
Nợ TK 6371 : 22% tổng tiền lương phải trả cho nhân viên trực tiếp
Nợ TK 6421: 22% tổng tiền luơng phải trả cho NV bộ phận QLDN.
Nợ TK 334 : 8.5% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng.
Có TK 338 : Tổng mức trích BHXH, BHYT,KPCĐ,BHTN.
( Chi tiết : 3382, 3383, 3384.3389)
(4) Khi xác định tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng:
Nợ TK 353(3531)
Có TK 3341
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng
Nợ TK 3341
Có TK 111, 112
(5) Khi tính BHXH phải trả cho công nhân viên (Trợ cấp ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động)
Nợ TK 3383
Có TK 334
- Khi thanh toán BHXH cho CNV
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
21
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
(6) Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên (như tiền tạm ứng còn
thừa, tiền bồi thường, tiền phạt, nợ phải thu khác, …) :
Nợ TK 334
Có TK 141 : Tiền tạm ứng
Có TK 1388 : Tiền bồi thường và các khoản phải thu khác
(7) Khi tính thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên phải nộp cho nhà nước
theo quy định :
Nợ TK 334
Có TK 3335
(8) Khi giữ hộ lương cho CNV (tiền lương CNV chưa nhận sau khi phát
lương)
Nợ TK 334
Có TK 3388
(9) Căn cứ chứng từ nộp tiền cho cơ quan quản lý về BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ
Nợ TK 338 (3382, 3383,3384,3389)
Có TK 111, 112
(10) Chi tiêu kinh phí công đoàn tại DN :
Nợ TK 3382
Có TK 111, 112
(11) Khoản trợ cấp BHXH, Doanh nghiệp đã chi theo chế độ được cơ quan
BHXH hoàn trả, khi nhận được khoản hoàn trả :
Nợ TK 111,112
Có TK 338 (3383)
(12) BHXH, KPCĐ vượt chi đượccấp bù
Nợ TK 111,112
Có TK 338 (3382,3383)
1.2.2.3. Sổ kế toán
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
22
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
Sổ sách kế toán được mở từ khi bắt đầu niên độ và khóa sổ khi kết thúc niên
độ.Sổ kế toán được dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa vào đó để
cung cấp các thông tin cho người quản lý.Hiện nay,có 5 hình thức sổ kế toán:
-Hình thức kế toán nhật ký chung
Hàng tháng,căn cứ vào các chứng từ như bảng thanh toán tiền
lương,thưởng,BHXH và các chứng từ khác,trước hết ghi các nghiệp vụ phát
sinh vào sổ nhật ký chung,sau đó căn cứ vào các số liệu đã ghi trên sổ nhật ký
chung để ghi vào sổ cái TK 334,338
-Hình thức kế toán nhật ký-sổ cái
Hàng ngày,căn cứ vào chứng từ gốc như bảng thanh toán tiền
lương,thưởng,BHXH và các chứng từ thanh toán khác kế toán ghi vào nhật ký
sổ cái,sau đó ghi vào sổ,thẻ kế toán chi tiết TK 334.338.
Cuối tháng,phải khóa sổ và tiến hành đối chiếu số liệu giữa sổ nhật ký-sổ cái
và bảng tổng hợp chi tiết TK 334,338(bảng này được lập từ các sổ,thẻ kế toán chi
tiết TK 334,338)
-Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Hàng ngày,căn cứ vào các chứng từ gốc như bảng thanh toán tiền
lương,thưởng,BHXH và các chứng từ thanh toán khác hoặc bảng tổng hợp chứng từ
gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,sau đó được
dùng để ghi vào sổ cái TK 334,338.Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng
từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết tài khoản 334,338.
Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong thánh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,tính tổng số phát sinh Nợ,Có và số dư
của từng TK trên sổ cái TK 334,TK 338.Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát
sinh
-Hinh thức kế toán nhật ký-chứng từ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc
đã được kiểm tra như bảng thanh toán tiền lương,thưởng,BHXH và các chứng từ
thanh toán khác kế toán ghi trực tiếp vào nhật ký chứng từ số 1,7,10 hoặc bảng kê
số 4,5,6,sổ chi tiết TK 334,TK 338
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
23
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
Đối với các NKCT được ghi căn cứ vào các bảng kê,sổ chi tiết thì hàng ngày
căn cứ vào các chứng từ kế toán vào bảng ke,sổ chi tiết,cuối tháng chuyển số liệu
tổng cộng của bảng kê sổ chi tiết vào NKCT.
Cuối tháng khóa sổ,cộng số liệu trên NKCT,kiểm tra đối chiếu số liệu trên các
NKCT với các sổ kế toán chi tiết,bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu
tổng cộng của các NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái TK 334,338
-Hình thức kế toán trên máy vi tính
Hàng ngày,kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan như bảng thanh toán tiền
lương,BHXH đã kiểm tra làm cơ sở nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng,biểu
được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh và loại hình DN mà các DN áp dụng
hình thức nào cho phù hợp.
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
24
Khóa luân tốt nghiệp SVTH: Trần Phương Nam - Lớp SB14F
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN RIC
2.1 Tổng quan về công ty TNHH một thành viên RIC
2.1.1. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH
một thành viên RIC
Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên RIC
Địa chỉ: Số 20/160 Lương Thế Vinh - Hà Nội
Điện thoại: 04.38134823 Fax : 04.38182078
Loại hình công ty: Công ty TNHH
Công ty TNHH một thành viên RIC là một đơn vị chuyên buôn bán tư
liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng ( máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ
sản xuất công nghiệp và xây dựng, hàng gia dụng, hàng điện tử, tin học,
văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng ), buôn bán lương thực thực phẩm
và đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa. Thị trường chính của công ty
là các đơn vị cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân
cận.
Công ty được thành lập chính thức vào năm 2007 theo giấy phép kinh doanh
số 0104003260 ( cấp lại 11/6/2009 ). Sau một năm tiến hành xây dựng cơ sở vật
chất nhà xưởng đến năm 2008 công ty chính thức đi vào hoạt động kinh doanh. Ban
đầu chỉ với 20 nhân viên với quy mô nhỏ. Đến năm 2008 công ty đã hoàn thiện cơ
sở hạ tầng và nhân lực cho 2 trụ sở chính và 3 nhà với tổng số CBCNV lên tới 50
người.
Sau 4 năm đi vào hoạt động công ty đã khẳng định được vị thế và tên tuổi của
mình trên địa bàn thành phố, trở thành điểm đến lý tưởng và tin cậy của các đơn vị
và khách hàng. Không chỉ vậy công ty còn là một đơn vị uy tín trong khu vực với
các doanh nghiệp và các cơ quan chính quyền. Công ty là một trong những đơn vị
có nhiều đóng góp cho các phong trào của địa phương cũng như rất quan tâm, chăm
lo đến đời sống của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong thời gian
hoạt động của mình, công ty đã nhiều lần được các cấp chính quyền khen thưởng về
GVHD: PGS.TS Đoàn Vân Anh ĐH Thương Mại
25