ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG NGỌC BÍCH
TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI VỀ TRÁCH NHIỆM
CỦA NHÀ CẦM QUYỀN ĐỐI VỚI DÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Hà Nội - 2012
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG NGỌC BÍCH
TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI VỀ TRÁCH NHIỆM
CỦA NHÀ CẦM QUYỀN ĐỐI VỚI DÂN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60.22.80
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Thị Hòa Hới
Hà Nội - 2012
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƢƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
NGUYỄN TRÃI VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ CẦM QUYỀN ĐỐI VỚI
DÂN 9
1.1 Tiền đề khách quan 9
1.2 Tiền đề chủ quan 28
CHƢƠNG 2: TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ
CẦM QUYỀN ĐỐI VỚI DÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI NƢỚC
TA HIỆN NAY 37
2.1 Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc và vai trò của dân 37
2.2 Một số nội dung cơ bản tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà
cầm quyền đối với dân 51
2.3 Ý nghĩa tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối
với dân trong việc đào tạo, sử dụng và quản lý cán bộ, Đảng viên ở nƣớc ta
hiện nay 77
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) không chỉ là một trong những lãnh tụ của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân xâm lƣợc Minh, mà ông còn là một
nhà tƣ tƣởng lớn của dân tộc. Trên con đƣờng đấu tranh mƣu cầu hạnh phúc
cho nhân dân lao động, ông đã để lại cho thế hệ sau một hệ thống tƣ tƣởng hết
sức sâu sắc đã đƣợc giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu trong nhiều công trình
lớn nhỏ. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề có chiều kích sâu rộng vẫn chƣa đƣợc
khai thác. Trong đó, tƣ tƣởng của ông về mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và
dân, cụ thể hơn nữa là trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân, có ý nghĩa
lớn lao đối với thực tiễn lịch sử. Tƣ tƣởng này là một trong những yếu tố làm
nên sự hƣng thịnh của đất nƣớc ta trong giai đoạn đầu của thời kì Lê Sơ. Đó
là sự kết tinh của tinh hoa thời đại và truyền thống dân tộc, đánh dấu bƣớc
phát triển mới về chất trong tiến trình lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam, song mới
đƣợc đề cập một cách tản mác trong một số bài báo. Nó không chỉ có giá trị
trong lịch sử thời phong kiến mà còn khẳng định sự trƣờng tồn cùng với thời
gian.
Hiện nay, dƣới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nƣớc, đất
nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực, nhiều
cơ hội mới mở ra tạo tiền đề thúc đẩy cho xã hội phát triển. Nhà nƣớc ta thực
hiện nhiều chính sách hỗ trợ nhân dân chăm lo sản xuất làm cho chất lƣợng
đời sống nhân dân đƣợc nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Hệ thống giáo
dục ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ dân trí. Đồng
thời an ninh quốc phòng luôn đƣợc đảm bảo. Sự gắn kết hữu cơ giữa tổ chức
Đảng và Nhà nƣớc với nhân dân đã thực sự thay đổi về chất so với xã hội
nƣớc ta thời kì trƣớc đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc,
3
đất nƣớc ta cũng đứng trƣớc nhiều thách thức mới nảy sinh. Một mặt, kinh tế
có sự tăng trƣởng mau lẹ lại làm nảy sinh sự phân hóa, phân tầng xã hội. Có
hiện tƣợng giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống bị coi nhẹ trong một bộ phận
không nhỏ cán bộ, Đảng viên. Thậm chí xuất hiện nhiều biểu hiện vô cảm, vô
trách nhiệm, chỉ chạy theo lợi ích cá nhân, đi ngƣợc lại với giá trị truyền
thống mà cha ông ta đã vun đắp và gìn giữ.
Sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc chỉ có thể thành công nếu giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và gìn giữ, phát huy những giá trị
đạo đức, văn hóa truyền thống. Triết lí phát triển bền vững phải đƣợc xây
dựng dựa trên sự nối tiếp biện chứng truyền thống với hiện đại, hiện đại hóa
nhƣng phải bảo tồn, phát huy và kế thừa những giá trị quý báu trong lịch sử.
Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống là một trong
những nội dung quan trọng của việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong quá trình chuyển sang nền kinh
tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội Chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay, vấn đề
này càng đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta đặc biệt quan tâm sâu sắc. Báo
cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng tại Đại hội X và XI khẳng định:
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và mở rộng giao lƣu quốc tế, phải đặc biệt
quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc. Kế thừa và phát huy
truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Vì thế, chúng
tôi thấy rằng việc tìm hiểu những giá trị trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi có ý
nghĩa quan trọng. Trƣớc là gìn giữ, khẳng định nền văn hiến của dân tộc. Hơn
thế là nhận thức lại những bài học quý giá để luôn đứng vững và phát triển
trong thời kỳ hội nhập, hƣớng tới xây dựng xã hội Xã hội Chủ nghĩa
Chính vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề tìm hiểu “Tƣ
tƣởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Triết học của mình.
4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Theo sự hiểu biết ban đầu, chúng tôi đã phân loại các công trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài thành ba mảng:
Thứ nhất, mảng các công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung lý luận
về trách nhiệm, trách nhiệm xã hội từ phương diện pháp lý và đạo đức:
Tìm hiểu những yếu tố quy định trách nhiệm xã hội, tìm hiểu mối quan
hệ giữa trách nhiệm xã hội và quá trình xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay có các bài viết: “Trách nhiệm xã hội – sứ mệnh
cơ bản của Nhà nƣớc” của tác giả Nguyễn Hữu Khiển, “Tự do và trách nhiệm
trong hoạt động của con ngƣời” của tác giả Nguyễn Văn Phúc, “Kinh tế thị
trƣờng và trách nhiệm xã hội” của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, “Vai trò của
Nhà nƣớc và vấn đề trách nhiệm xã hội” của tác giả Nguyễn Văn Thức,
“Trách nhiệm của các nhà quản lí đối với vấn đề việc làm của lao động nữ”
của tác giả Đinh Thị Minh Tuyết, kỷ yếu hội thảo quốc tế “Công bằng xã hội,
trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội” của Viện Khoa học Xã hội và nhóm
tác giả chủ biên Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đoàn, Ulrich
Dornberg. Các bài viết đã chú trọng đề cập, phân tích khái niệm, nội dung
trách nhiệm của nhà nƣớc, những nhà quản lý trong nền kinh tế thị trƣờng
hiện nay. Trong công trình này phân tích trách nhiệm của các tổ chức chính trị
xã hội, đặc biệt là vai trò của Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội trong điều kiện
hội nhập và phát triển. Ngoài ra còn có Luận văn Thạc sĩ Triết học “Trách
nhiệm xã hội và vấn đề nâng cao trách nhiệm xã hội ở nƣớc ta hiện nay” của
tác giả Trần Thị Tuyết đƣa ra các vấn đề: khái niệm trách nhiệm xã hội,
những yếu tố quy định trách nhiệm xã hội, đồng thời phân tích sự cần thiết
phải nâng cao trách nhiệm xã hội và những giải pháp để nâng cao trách nhiệm
xã hội.
5
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu trên đây đều hƣớng đến làm rõ vai
trò và nội dung quan trọng của việc nâng cao trách nhiệm của Nhà nƣớc, các
tổ chức chính trị xã hội trong tình hình đất nƣớc hiện nay và bƣớc đầu đã cụ
thể hóa yêu cầu các trách nhiệm xã hội của các tổ chức đó, trong đó có các
chủ thể cụ thể.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu đề cập đến trách nhiệm của nhà
cầm quyền đối với dân của Nho giáo:
Chúng ta đều biết rằng, Nguyễn Trãi là ngƣời anh hùng, danh nhân văn
hóa Việt Nam, song ông chịu ảnh hƣởng của Nho giáo. Vì vậy, có sự tiếp biến
ảnh hƣởng Nho giáo trong tƣ tƣởng về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối
với dân ở thơ văn Nguyễn Trãi và hành động của ông là điều tất yếu. Tuy
nhiên, sự tiếp thu học thuyết Nho giáo ở Nguyễn Trãi là sự tiếp thu hoàn toàn
sáng tạo và có những điểm khác biệt rõ rệt. Hệ thống tƣ tƣởng về chính trị -
xã hội của Nho giáo là chủ đề nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu
của các nhà khoa học. Một số công trình nghiên cứu đã có nêu vấn đề quan
niệm của Nho giáo về phẩm chất của ngƣời cầm quyền, có thể kể đến nhƣ:
“Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam
(từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX)” của TS. Nguyễn Thanh Bình; “Trách
nhiệm xã hội trong quan niệm của Nho giáo” của tác giả Trần Nguyên Việt
Các công trình này bƣớc đầu đề cập đến khía cạnh tƣ tƣởng của Nho giáo về
trách nhiệm xã hội của ngƣời cai trị dựa trên đƣờng lối đức trị, nhân trị.
Thứ ba, mảng các công trình nghiên cứu đề cập đến tư tưởng Nguyễn
Trãi:
Hoạt động nghiên cứu cuộc đời, di thảo văn thơ, tƣ tƣởng Nguyễn Trãi
đƣợc Lê Thánh Tông khởi phát sau khi ông qua đời, và đƣợc triển khai một
cách hào hứng, sôi nổi qua nhiều thế hệ, với nhiều phƣơng diện nhƣ: văn học,
6
văn hóa học, sử học, chính trị học, ngôn ngữ học, triết học… Nhất là sau cách
mạng Tháng Tám năm 1945, vai trò, vị trí của Nguyễn Trãi đƣợc đề cao, nhất
là đóng góp về phƣơng diện tƣ tƣởng. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên
cứu khoa học, bài viết, tác phẩm của nhiều học giả đề cập đến tƣ tƣởng
Nguyễn Trãi, có thể khái quát theo những khía cạnh tiếp cận sau:
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu: “Lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam tập
VI và VII: Nguyễn Trãi với cuộc khủng hoảng ý thức hệ Lê – Nguyễn (1380
– 1442)” của Nguyễn Đăng Thục; “Nguyễn Trãi nhà văn học và chính trị
thiên tài” của tập thể tác giả Mai Hanh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Trọng Khánh,
(Giới thiệu: Trần Huy Liệu); “Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nƣớc” của Nguyễn
Lƣơng Bích; “Nguyễn Trãi, khí phách và tinh hoa của dân tộc” của tác giả
Hoàng Trung Thông và Nguyễn Huệ Chi; “Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi trong tiến
trình lịch sử Việt Nam” của tác giả Võ Xuân Đàn, lời giới thiệu Trƣơng Hữu
Quýnh; “Nguyễn Trãi và Nho giáo, Nguyễn Trãi và văn hóa Việt Nam trung –
cận đại” của tác giả Trần Đình Hƣợu… đã tiếp cận nghiên cứu tƣ tƣởng yêu
nƣớc thƣơng dân của Nguyễn Trãi dƣới những lát cắt khác nhau: Nguyễn Trãi
là nhà văn, nhà thơ luôn nhạy cảm trƣớc thế sự; Nguyễn Trãi là nhà quân sự
tài năng với phƣơng pháp tâm công đánh giặc hạn chế thấp nhất sử dụng binh
lực. Nguyễn Trãi còn là nhà tƣ tƣởng lớn của dân tộc, đặc biệt, tƣ tƣởng nhân
nghĩa với hạt nhân là tƣ tƣởng về vai trò của dân đƣợc ông nâng lên trở thành
triết lí trong quản lí xã hội; Và trong các công trình đó cũng đã phân tích một
số quan điểm của Nguyễn Trãi về mối quan hệ giữa vua với dân, quan lại với
dân.
Tóm lại: Có thể thấy rằng, tuy tƣ tƣởng Nguyễn Trãi đƣợc đề cập đến ít
nhiều, song từ trƣớc đến nay chƣa có công trình chuyên khảo nào về vấn đề
mà Luận văn đặt ra. Trong một số bộ lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam đã nghiên
cứu phân tích sâu sắc tƣ tƣởng nhân nghĩa, tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn
7
Trãi, nhƣng chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống tƣ
tƣởng của ông về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân. Những kết quả
nghiên cứu ở các công trình kể trên là tiền đề tƣ tƣởng quan trọng để chúng
tôi có thể kế thừa nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn nội dung tƣ tƣởng
Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi về trách
nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân một cách có hệ thống từ đó chỉ ra ý
nghĩa của tƣ tƣởng này đối với nƣớc ta giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng của Nguyễn
Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân.
- Làm rõ nội dung quan điểm cơ bản Nguyễn Trãi về trách nhiệm của
nhà cầm quyền đối với dân. Chỉ ra ý nghĩa của tƣ tƣởng về trách nhiệm của
nhà cầm quyền đối với dân của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp đổi mới nƣớc
ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà
cầm quyền đối với dân.
Phạm vi nghiên cứu: Những biểu hiện của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về trách
nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân trong các tác phẩm thơ văn và trong
hoạt động thực tiễn của Nguyễn Trãi qua tƣ liệu lịch sử liên quan đến ông.
Đặc biệt, các trích dẫn chúng tôi sử dụng chủ yếu từ tác phẩm “Nguyễn Trãi
toàn tập” do Viện Sử học (Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam) biên soạn và
đƣợc Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1976.
8
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận: Dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vận dụng vào nhận thức
tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử triết
học và nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội, phƣơng pháp logic - lịch sử, phƣơng pháp phân tích và
tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp triết học giá trị học, phƣơng
pháp triết học văn hóa.
6. Đóng góp của đề tài
Chỉ ra một cách có hệ thống những tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng
Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân, đồng thời vạch
ra những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng đó, ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp
đổi mới nƣớc ta hiện nay.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài phân tích, làm rõ và hệ thống hóa quan điểm Nguyễn Trãi về trách
nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân. Đề tài góp phần làm sáng tỏ giá trị của
tƣ tƣởng này trong công cuộc đổi mới hiện nay.
- Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu học tập lịch sử
tƣởng Việt Nam cho sinh viên, học viên khoa Triết học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo;
luận văn gồm 2 chƣơng, 5 tiết.
9
CHƢƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN HÌNH THÀNH TƢ
TƢỞNG NGUYỄN TRÃI VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ CẦM
QUYỀN ĐỐI VỚI DÂN
1.1 Tiền đề khách quan
1.1.1 Hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội nước ta cuối thế kỉ XIV – đầu thế
kỉ XV
Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà trí thức yêu nƣớc, mà hơn thế, ông
là một danh nhân văn hóa. Tƣ tƣởng của ông là một trong những sự phản ánh
khái quát khát vọng cháy bỏng của nhân dân ở một thời kì lịch sử với nhiều
biến động. Hơn thế, có thể nói, những tác phẩm của ông thực sự là “ý dân”
muốn bày tỏ với nhà cầm quyền. Đất nƣớc ta trong khoảng thời gian từ cuối
thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XV ở vào tình trạng đầy mâu thuẫn, xung đột và
khủng hoảng. Nổi bật của việc giải quyết mâu thuẫn gay gắt giữa ngoại xâm
và dân tộc là cuộc chiến đấu của nhân dân chống lại quân xâm lƣợc, ngoài các
cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình và sự thay thế nhau của ba triều đại: Trần
– Hồ - Lê trong thời gian ngắn ngủi.
Cuối thế kỉ XIV, đất nƣớc ta đang bƣớc trong giai đoạn cuối vƣơng
triều Trần chuyển sang nhà Hồ. Về kinh tế, nƣớc ta vẫn là một nƣớc nông
nghiệp với chế độ điền trang thái ấp. Đầu thời Trần, sau những biện pháp kinh
tế về sở hữu ruộng đất thời Trần Thái Tông, chế độ tƣ hữu đã phát triển rất
mạnh trong thời gian này. Sự phát triển chế độ sở hữu lớn về ruộng đất – mở
rộng quy mô điền trang, thái ấp của quí tộc, đã tạo nên hiện tƣợng quí tộc
cƣớp ruộng của dân, giúp đại quí tộc củng cố vững chắc thế lực thống trị kinh
tế và từng bƣớc tăng cƣờng quyền lực chính trị, quân sự. Thế lực của tầng lớp
quí tộc ngày càng lớn mạnh, đại quí tộc sở hữu rất nhiều đất ruộng, thái ấp.
Họ sở hữu hàng nghìn nô tì họp thành quân đội riêng, hàng ngày mở trò chèo
10
hát vui thú. Quí tộc chia nhau trấn trị những vùng xung yếu trong nƣớc và giữ
những chức vụ quan trọng trong triều đình, còn chính quyền quân chủ trung
ƣơng ngày càng suy yếu. Do vậy, để tập trung địa vị quyền lực của mình và
tránh lộng quyền, cuối thời Trần, với sự tham mƣu của đội ngủ Nho thần, Nhà
nƣớc Trung ƣơng đã tấn công vào thế lực quí tộc một cách mạnh mẽ. Để vun
vén gia tài và hạn chế vai trò của quí tộc bành trƣớng cát cứ, Trần Dụ Tông đã
ra lệnh kiểm kê tài sản các nhà quyền quý có nhiều đồ quý báu, sau khi chết
phải nộp cho nhà nƣớc chứ không đƣợc để cho con cháu. Đó là cách cƣớp tài
sản của triều đình trung ƣơng đối với nhà giàu. Cùng với sự phát triển điền
trang, thái ấp của quí tộc, là nền kinh tế tiểu nông, tiểu thủ công ra đời, dự báo
cho sự xuất hiện và phát triển của sản xuất hàng hóa. Giai cấp thƣơng nhân ra
đời và ngày càng lớn mạnh. Tuy không tham gia sản xuất nhƣng thƣơng nhân
lại chiếm lấy những phần lợi tinh túy, nhanh chóng thu đƣợc của cải trở nên
giàu có và gây đƣợc ảnh hƣởng xã hội tƣơng ứng với số của cải có đƣợc.
Cuối thế kỉ XIV, nƣớc ta liên tiếp gặp thiên tai. Nƣớc ta nằm trong
vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, do vậy hiện tƣợng mƣa bão, lũ lụt, hạn
hán xảy ra khá thƣờng xuyên. Tuy nhiên thiên tai xảy ra với mức độ dày gây
thiệt hại nghiêm trọng nhƣ trong thời gian này quả là điều hiếm thấy. Trong
khoảng thời gian này, theo tài liệu sử học ghi chép lại, từ những năm ba mƣơi
của thế kỉ thứ mƣời bốn, thiên tai liên tiếp xảy ra, đặc biệt là khoảng thời gian
từ năm 1340 đến 1355, Ngô Thì Sĩ phải thốt lên “15 năm, đã sáu lần nhật
thực, ba lần thủy tai, ba lần hạn hán, một lần sâu cắn lúa, lại luôn năm mất
mùa đói kém. Đến đây, từ mùa xuân đến mùa thu, nào là núi lở, nào đất động,
không tháng nào không có tai biến!” [38; 284]. Những năm 1343, 1354, 1357,
1378, 1405 là những năm gặp thiên tai lớn, mùa màng thất bát đẩy nhân dân
vào nạn đói hoành hành dữ dội.
11
Càng về sau, quý tộc nhà Trần tăng cƣờng thực hiện chế độ sở hữu và
kiểu thức kinh doanh điền trang thái ấp nhằm ra sức củng cố lợi ích và địa vị
thống trị của mình, không quan tâm đến đời sống nhân dân lao động. Vua và
quan lại triều Trần thỏa sức hƣởng lạc, bóc lột nông nô – nô tì ngày càng nặng
nề, nền kinh tế tiểu nông không giữ đƣợc hiện trạng mà ngày càng suy yếu,
kiệt quệ. Ruộng đất làng xã (công điền và quan điền) bị lấn chiếm nghiêm
trọng, nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng. Hậu quả là nhiều ngƣời chết vì đói,
nhiều ngƣời tự nguyện đi làm thầy chùa và làm gia nô cho các thế gia. Nền
kinh tế của nhà Trần suy yếu nghiêm trọng, nạn cƣớp bóc hoành hành đẩy xã
hội rơi vào rối loạn. Ngƣời nông dân cơ cực vừa phải gánh chịu thiên tai, vừa
phải gánh chịu các khoản sƣu cao thuế nặng. Vua và quan lại nhà Trần ăn
chơi không đoái hoài đến nỗi khổ của dân, mâu thuẫn trở nên sâu sắc, nhiều
cuộc nổi dậy của nông nô diễn ra. Việc duy trì chế độ đại sở hữu của quí tộc,
chế độ nô tì, xây dựng chùa chiền, nuôi sống hàng trăm vạn nhà sƣ không
những là nguyên nhân làm cho nền kinh tế suy yếu mà còn làm cho nhà nƣớc
quân chủ ngày càng mất niềm tin ở nhân dân. Đồng thời, do chủ yếu dựa vào
nông nghiệp nên nạn đói cũng đẩy Nhà nƣớc lâm vào khủng hoảng cả về mặt
tài chính và quản lí xã hội. Khi dân gặp nạn đói, Nhà nƣớc đã kêu gọi nhà
giàu góp thóc làm quân lƣơng và phát chẩn cứu dân nghèo, điều này thể hiện
sự lệ thuộc của Nhà nƣớc vào lực lƣợng quí tộc, thƣơng nhân trong việc quản
lí đất nƣớc.
Quí tộc vƣơng hầu cuối thời Trần ngày càng giàu có xa hoa, chỉ muốn
lạm thu về sƣu dịch từ các thái ấp, điền trang riêng của mình, bỏ mặc việc
quốc gia, giao phó công việc triều chính lại cho quan lại chủ yếu là Nho sĩ. Có
thể thấy rõ, ở buổi đầu nhà Trần, các vƣơng hầu về triều đảm nhiệm các chức
vụ cao nhất nhƣ Tể tƣớng, Hành khiển. Nhƣng đến cuối thế kỉ XIV thì những
chức quan trọng trong triều đình dần đƣợc trao cho các Nho sĩ. Xu hƣớng
12
thay dần Nhà nƣớc quân chủ do quí tộc nắm quyền thành Nhà nƣớc quân chủ
do quan liêu nắm quyền càng thể hiện rõ.
Sự thay thế dần dần công việc quản lý triều chính cho Nho sĩ thể hiện
tính chất non kém và bảo thủ trong quản lí đất nƣớc của quý tộc vƣơng triều
Trần, đặt vƣơng triều Trần trƣớc nhiệm vụ cấp bách là hiểu và giải quyết hợp
lí các nhu cầu của thời đại, giải quyết các mâu thuẫn sâu sắc đang ngày càng
gia tăng trong xã hội. Tuy nhiên, nhà Trần không thống nhất đƣợc quyền lợi
của các giai tầng, lúng túng trƣớc khủng hoảng về kinh tế và đƣờng lối trị
nƣớc, nên dần dần truyền lại các chức quan trọng và công việc quản lí vào tay
các Nho sĩ. Tầng lớp nhà Nho dần thiết lập vị thế của mình đối với xã hội, và
xuất hiện thế lực mới do Hồ Quý Ly đứng đầu.
Đứng trƣớc khủng hoảng đó, những năm 80 của thế kỉ XIV, Hồ Quý
Ly đang giữ chức tể tƣớng, thực hiện lật đổ để truất ngôi nhà Trần. Sau khi
Hồ Quý Ly lên ngôi đã tiến hành các cải cách kinh tế, chính trị, văn hóa nhằm
loại bỏ những nhân tố kìm hãm sản xuất phát triển. Nhằm loại bỏ những thế
lực tản quyền và ăn bám to lớn mà quí tộc thời Trần đã tạo ra, những cải cách
của Hồ Quí Ly hƣớng đến việc hạn điền, hạn nô và thanh lọc sƣ tăng, bắt
hoàn tục các nhà sƣ. Về ruộng đất, Hồ Quý Ly quy định chỉ có đại vƣơng và
trƣởng công chúa thì không hạn định, còn thứ nhân thì không quá mƣời mẫu,
ruộng của ngƣời nào quá hạn định cho phép thì nộp vào quan điền (thuộc sở
hữu nhà nƣớc). Phép hạn điền này nhằm xóa bỏ sở hữu ruộng đất của quí tộc
và của địa chủ, chỉ còn lại ruộng của tiểu nông bao gồm cả phú nông. Sau hạn
điền, Hồ Quý Ly đề ra phép hạn nô, quy định số gia nô cụ thể đƣợc dùng theo
địa vị xã hội, số thừa phải sung công làm quan nô. Mục đích của phép hạn nô
nhằm hạn chế thế lực họ Trần. Hạn nô và hạn điền là nhằm đánh vào thế lực
quý tộc và tập trung việc khảo hạch tăng cƣờng lực lƣợng kinh tế xã hội cho
nhà nƣớc. Đối với lực lƣợng sƣ sãi, Hồ Quý Ly đề ra lệnh tất cả những nhà sƣ
13
chƣa đến năm mƣơi tuổi phải hoàn tục, bắt các nhà sƣ vào quân đội, không
đƣợc “trốn việc quan ở chùa”.
Hồ Quý Ly còn tiến hành cải cách thuế và kiểm kê tài sản, lệnh cho nhà
giàu bán thóc cho dân nghèo theo giá cả thỏa thuận, tấn công vào tầng lớp
thƣơng nhân đầu cơ thóc gạo. Đồng thời, tầng lớp lao động thủ công và
thƣơng nhân bị thu hẹp thế lực với biện pháp bắt buộc họ phải chuyển sang
sản xuất nông nghiệp, tránh hiện tƣợng “không có ruộng mà có của”. Kèm
theo đó, với cuộc cải cách tiền tệ, Hồ Quý Ly ra lệnh thu tiền đồng nhập vào
kho Ngao Trì và ban hành tiền giấy Bản sao thay thế tiền đồng làm cho nhiều
thƣơng nhân và thợ thủ công đóng cửa hàng. Năm 1403, nhà Hồ phải ra luật
“xử tội những kẻ không tiêu tiền giấy, bán giá cao, đóng cửa hàng, bao che
cho nhau”. Cải cách của Hồ Quý Ly đã kích mạnh vào sở hữu lớn của quý
tộc, địa chủ, tu viện Phật giáo và làm suy yếu tầng lớp thƣơng nhân.
Những yêu cầu thực tiễn dân tộc đặt ra chỉ có thể giải quyết triệt để nếu
đƣợc nhìn nhận hợp lí và đƣợc soi sáng bởi một hệ tƣ tƣởng. Tuy nhiên,
không phải bất cứ ai cũng có thể tìm ra con đƣờng phát triển hợp lý cho đất
nƣớc và cho chế độ. Xét trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, cải cách của Hồ Quí Ly
có nhiều điểm tiến bộ, trong chừng mực nhất định nó tƣớc bỏ sở hữu lớn của
quí tộc, địa chủ. Do đó cũng tƣớc bỏ thế lực chính trị, quân sự của lãnh chúa,
đánh vào kinh tế nhà chùa và tầng lớp thƣơng nhân đầu cơ thóc gạo gây ra
nạn đói. Cuộc cải cách đó mang lại tác dụng tức thời, tăng cƣờng vai trò cơ
chế quản lý kinh tế và tài chính của Nhà nƣớc Trung ƣơng, giải quyết đƣợc
nạn khủng hoảng tài chính kéo dài gần nửa thế kỉ, đồng thời nhà nƣớc có thực
lực để xây dựng lực lƣợng quốc phòng vững mạnh, để đối phó với nguy cơ
xâm lƣợc. Nhƣng ngoài một số mặt tiến bộ này, cải cách của nhà Hồ bị giới
hạn ngay bởi mặt bảo thủ lớn khi khôi phục và phát triển chế độ sở hữu Nhà
nƣớc phong kiến tập quyền cao độ, phát triển chế độ nô lệ Nhà nƣớc. Cải cách
14
tăng thuế điền và đánh thuế đinh nặng hơn nhiều so với trƣớc, nó biến thƣơng
nhân thành nông dân. Về mặt hiệu quả kinh tế, cuộc cải cách thu hẹp chế độ
tƣ hữu đã phát triển, thu hẹp giai cấp công thƣơng, kìm hãm sự phát triển của
nền kinh tế hàng hóa đang bƣớc đầu non yếu. Đồng thời, nó khôi phục chế độ
sở hữu Nhà nƣớc – là cơ sở của chế độ quân chủ chuyên chế và quan liêu. Về
mặt xã hội, cuộc cải cách gây tình trạng bất mãn trong nông nô và giới công
thƣơng. Nông nô, nô tì của quí tộc địa chủ bị chuyển thành nông nô, nô tì của
Nhà nƣớc, chịu nhiều tầng áp bức và bóc lột. Tầng lớp tiểu nông phải chịu
thuế tăng gấp đôi, thuế đinh bị đánh nặng và một phần ruộng tƣ bị Nhà nƣớc
chiếm đoạt. Tầng lớp công thƣơng buộc phải từ bỏ nghề của mình đi khai
hoang làm ruộng. Hồ Quý Ly đánh vào tƣ hữu mà vẫn không giải quyết đƣợc
đời sống khốn khổ trƣớc mắt và giảm nhẹ sự lệ thuộc thân phận cho đông đảo
nông nô, nô tì.
Tình thế đất nƣớc thêm rối ren do Nhà nƣớc và các giai tầng không có
sự thống nhất lợi ích, đồng lòng chống giặc ngoại xâm. Vậy nên, khi giặc
Minh mang quân xâm lƣợc nƣớc ta vào năm 1406, cho dù có một lực lƣợng
quân đội đƣợc tập hợp đông đảo, trang bị đầy đủ vũ khí, chiến thuyền nhƣng
nhà Hồ đã thất bại nhanh chóng. Trong lịch sử dân tộc ta, chƣa có một cuộc
kháng chiến chống xâm lƣợc nào lại chiến đấu kém cỏi và thất bại nhanh
chóng đến nhƣ vậy. Trƣớc nguy cơ mất nƣớc, một làn sóng kháng chiến
chống Minh nổi dậy một cách tự phát ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc.
Tuy số lƣợng các cuộc khởi nghĩa nhiều, song do không tạo đƣợc sức mạnh
của khối dân tộc thống nhất nên đều bị đàn áp. Đất nƣớc ta bƣớc vào giai
đoạn đen tối trong lịch sử dƣới sự đô hộ của nhà Minh.
Sự đô hộ của nhà Minh (1407 – 1427) là thời kì đen tối trong lịch sử
Việt Nam. Chúng đã thủ tiêu nền độc lập dân tộc, biến nƣớc ta thành quận
huyện của nhà Minh và thực thi chính sách vơ vét triệt để. Chúng triệt để bóc
15
lột sức ngƣời, vơ vét của cải tài nguyên và khủng bố tàn sát dã man các cuộc
nổi dậy của nhân dân ta. Chúng đồng hóa chủng tộc, thủ tiêu nền văn hóa Đại
Việt. Nhà Minh còn cho xây dựng nhiều khu thành trì kiên cố chiếm đóng
quân sự trên khắp cả nƣớc với số lƣợng đạo quân khổng lồ. Đồng thời, chúng
thiết lập bộ máy hành chính gồm nhiều cơ quan thành một hệ thống quan liêu
sâu mọt nặng nề nhằm kiểm soát, huy động nhân lực đi lao dịch và khai thác
tài nguyên khoáng sản lâm, thổ, thủy sản và của cải. Chúng thực hiện âm mƣu
đồng hóa dân tộc, thủ tiêu nền văn hóa Việt bằng cách đập phá bia, đốt tất cả
sách, tài liệu do ngƣời Việt Nam viết, hoặc thu nhặt đem về Trung Quốc.
Chúng bắt nhân dân ta ăn mặc theo trang phục Trung Quốc. Tội ác của giặc
Minh khiến Ngô Sĩ Liên phải thốt lên “Giặc Minh tàn bạo hòng thay bờ cõi.
Chúng giả nhân, diệt nƣớc, giết hại, làm càn. Dân nƣớc Việt ta, gan óc lầy
đất. Con thơ, cháu bé bị giáo gƣơm đâm chém, quăng xác thảm thê. Ngƣời
lớn phía Nam chạy xuống Chiêm Thành, phía Tây trốn sang Đại Lý. Làng
mạc hoang phế, xã tắc thành gò cho thỏ chui, cho hƣơu chạy, thành bãi cho
chim đỗ, thành rừng rậm cho hổ báo náu mình. Rồi giặc chia châu, đặt huyện,
đắp lũy, đào hào, đóng quân trấn giữ, đến hơn hai mƣơi năm, thay đổi phong
tục nƣớc ta theo tóc dài, răng trắng, biến ngƣời nƣớc ta trở thành ngƣời Ngô.
Than ôi! Họa loạn tột cùng đến mức nhƣ vậy!” [34; 289].
Sự thất bại của triều đình và các phong trào cứu nƣớc tự phát đã nói lên
sự khủng hoảng trong con đƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Rất nhiều
những chí sĩ yêu nƣớc đau đáu nỗi lo trƣớc vận mệnh của Tổ Quốc, trƣớc họa
bóc lột cùng kiệt của quân Minh, ấp ủ tìm kiếm con đƣờng cứu nƣớc cứu dân.
Hơn lúc nào hết, khát vọng về một cuộc sống yên ấm, thái bình, no đủ của
ngƣời dân trở nên lớn lao và mạnh mẽ. Sự thất bại của nhà Hồ trƣớc quân
xâm lƣợc đúc rút ra bài học lớn, rằng nguyên nhân cơ bản là chính sách của
nhà Hồ khiến Việt Nam ta ở trong tình trạng các giai tầng bị phân tán, chia rẽ,
16
do đó sự gắn kết giữa các bộ phận trong xã hội trở nên lỏng lẻo. Cho dù tất cả
đồng bào, bất kì là ngƣời nông dân hay tầng lớp thƣơng nhân, quí tộc, quan
lại, triều đình đều sẵn sàng đấu tranh cho độc lập dân tộc. Song giữa họ không
có tiếng nói chung. Thực tiễn lúc này đặt ra là phải có một đƣờng hƣớng mới
giải quyết hợp lí mối quan hệ lợi ích đan xen trong xã hội, đảm bảo mỗi một
tầng lớp, mỗi một địa vị khác nhau trong xã hội đều đƣợc chăm lo những nhu
cầu cơ bản nhất để lao động và sinh sống, gắn kết tạo khối vững chắc trƣớc
quân xâm lƣợc. Đây chính là cơ sở thực tiễn để sau này Nguyễn Trãi tổng kết
phát triển tƣ tƣởng về mối quan hệ giữa nhà cầm quyền với nhân dân.
Mƣời năm sau khi sống trong cảnh lầm than cơ cực dƣới sự đô hộ của
giặc Minh, lòng yêu nƣớc thƣơng nòi của ngƣời dân đất Việt đã đƣợc hun đúc
thành lực lƣợng vật chất, thành sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Nhƣng lần
lƣợt các cuộc đấu tranh của những nhà quí tộc thất bại đã chứng minh tầng
lớp quí tộc địa chủ nhà Trần đã hết vai trò lịch sử. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
nổ ra mang tính chất hoàn toàn khác so với những cuộc khởi nghĩa trƣớc đó.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng dân
tộc, do tiểu địa chủ lãnh đạo, nhƣng lại mang nhiều tính chất khởi nghĩa nông
dân. Lúc đó, số lƣợng tiểu địa chủ không nhiều trong xã hội, đây là sản phẩm
tất yếu của sự phát triển tƣ hữu, tuy nhiên thân phận tiểu địa chủ không hơn
tiểu nông do không có thế lực về kinh tế và chính trị, bị quan lại nhà Minh áp
bức. Nghĩa quân Lam Sơn không phải là những nông dân công xã, những tiểu
nông mà đây là những nông dân nghèo, tá điền và những thợ thủ công bị bần
cùng hóa. Họ là lớp ngƣời đông đảo chịu nhiều tầng áp bức, đa số là dân cày
nghèo cùng khổ nhất đứng lên đấu tranh cho sự sống còn của bản thân và gia
đình, cho cơm áo và quyền sống. Chính vì lẽ đó, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là
cuộc khởi nghĩa đấu tranh cho dân tộc và dân chủ. Điều đó có nghĩa, cuộc
khởi nghĩa nhằm mục đích giải phóng dân tộc, khôi phục và bảo vệ nền độc
17
lập, văn hóa dân tộc, bảo vệ quyền lợi khối cộng đồng dân tộc của tất cả các
giai cấp: nông dân, nô tì, thợ thủ công, thƣơng nhân, địa chủ. Đồng thời cuộc
khởi nghĩa cũng nhằm giải phóng nông dân – những ngƣời chịu áp bức nặng
nề nhất. Sau mƣời năm bị giam lỏng ở Đông Quan vẫn không ngừng tìm
kiếm, suy tƣ, Nguyễn Trãi tìm thấy lí tƣởng của mình trong lí tƣởng của nghĩa
quân Lam Sơn và ông đã cùng nghĩa quân hiện thực hóa lí tƣởng đó. Ông đã
nêu cao lý tƣởng của cuộc khởi nghĩa là lí tƣởng của đông đảo quần chúng
nhân dân lao động, khơi dậy đƣợc lòng yêu nƣớc và sẵn sàng chiến đấu hy
sinh của đồng bào ta, nó đã thu hút rất nhiều chiến sĩ khắp nơi trong cả nƣớc
tham dự.
Chính vì trải qua thời kì biến động nhƣ vậy mà Nguyễn Trãi đã nhận
thức đúng đắn thực tiễn mất nƣớc, mới thấy đƣợc sự quý giá của tự do, độc
lập, và tinh thần quốc gia dân tộc đƣợc đề cao hơn lúc nào hết. Thế mới thấy
quốc gia là một chỉnh thể, mỗi con ngƣời sinh sống trong quốc gia ấy phải có
trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ chủ quyền độc lập thiêng liêng. Bất cứ khi nào
nền độc lập ấy và cuộc sống của ngƣời lao động bị đe dọa, thì nền cai trị ấy
trở nên lung lay. Thực tiễn ấy đã khiến Nguyễn Trãi hiểu rằng, nhu cầu có
một tầng lớp nhà cầm quyền có tài đức để lãnh đạo nhân dân xây dựng cuộc
sống yên bình, no ấm, lối sống cộng đồng nhân ái là khát vọng lớn của thời
đại lúc bấy giờ.
Sau mƣời năm kiên trì bền bỉ chiến đấu, chịu đựng gian khổ, nếm mật
nằm gai với ý chí sắt đá, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, lại có
Nguyễn Trãi làm quân thần đã giành thắng lợi vẻ vang. Sự thắng lợi của cuộc
khởi nghĩa là sự thắng lợi của tinh thần đồng cam cộng khổ, yêu nƣớc thƣơng
nòi, của giá trị truyền thống dân tộc và tinh thần nhân nghĩa cao cả. Chiến
thắng của nghĩa quân Lam Sơn là thực tiễn để Nguyễn Trãi hiểu rõ sức mạnh
chiến thắng của sự gắn bó sâu sắc và kết hợp hài hòa trong thể thống nhất của
18
tƣớng lĩnh và quân dân, của tập thể anh hùng, đứng đầu là Lê Lợi – ngƣời tổ
chức và lãnh đạo tài năng, cùng với tƣớng lĩnh mƣu trí gan dạ nhƣ Nguyễn
Chích, và ngƣời tham mƣu kiệt xuất nhƣ Nguyễn Trãi. Ông nhận thức đƣợc
chính tình yêu thƣơng và lòng nhân ái giữa quân và tƣớng là sợi dây nối kết
rộng rãi nhân lên sức mạnh đoàn kết của nghĩa quân.
Năm 1428, cuộc khởi nghĩa thắng lợi mở ra thời kì độc lập cho dân tộc,
Lê Lợi lên làm vua, cùng tƣớng lĩnh bảo vệ độc lập và xây dựng đất nƣớc, mở
ra một triều đại mới trong lịch sử. Nguyễn Trãi đƣợc trọng dụng tiếp tục tham
gia xây dựng đƣờng lối dựa vào sức mạnh của toàn thể nhân dân và dân tộc.
xác định đƣờng lối cầm quyền dụa vào nhân nghĩa. Điều đó không chỉ đúng
đắn trong thời chiến, mà nó vẫn giữ nguyên giá trị trong quá trình xây dựng
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội thời bình.
Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi đóng vai trò quan
trọng là ngƣời góp phần thảo ra cƣơng lĩnh cứu nƣớc. Ông khơi dậy tinh thần
dân tộc trong mỗi cá nhân. Mỗi ngƣời không chỉ có trách nhiệm chiến đấu vì
bản thân, gia đình mà còn có trách nhiệm với đất nƣớc, với cộng đồng, cùng
xây dựng xã hội tốt đẹp cho tất cả mọi ngƣời bằng tinh thần nhân nghĩa. Sau
khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Nguyễn Trãi tiếp tục cống hiến trí tuệ
của mình phục vụ vua và xã tắc. Ông là nhà tƣ tƣởng lớn, bằng tầm sâu của tƣ
tƣởng và tài năng ngoại giao đã phò tá Lê Lợi trong công cuộc đánh giặc
ngoại xâm và cả trong thời bình quản lí đất nƣớc.
Tuy nhiên, ngay sau khi vừa chiến thắng quân Minh hết sức vẻ vang,
quan lại và triều đình đã đánh mất phần nào sự đoàn kết và thống nhất bởi
việc phân chia các phe phái và mƣu hại lẫn nhau. Nhiều công thần tƣớng lĩnh
tài giỏi từng phò tá Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa bị xúc xiểm triệt bỏ, tạo sự
bất bình trong dƣ luận. Năm 1428, Lê Lợi ra lệnh xử tử Lê Hãn, sau đó ông ra
19
lệnh xử tử Phạm Văn Xảo. Đối với quan lại và công thần, tình trạng tham ô
hết sức ngang nhiên trắng trợn.
Lê Thái Tổ sau khi lên ngôi vua đã thiết lập bộ máy hành chính, các
chức vụ quan trọng trong triều đình và ở các địa phƣơng đƣợc trao cho các
công thần, phần lớn trong số họ không thuộc dòng họ nhà vua. Nhƣ vậy, chế
độ phong kiến phân quyền quí tộc lãnh chúa bị thủ tiêu, đất nƣớc bấy giờ là
thuộc quyền của ông vua chuyên chế. Vua là biểu hiện quyền uy tối thƣợng,
là ngƣời toàn quyền lập pháp, hành pháp, ngƣời đề cử và phế truất quan lại
các cấp, quyết định mọi thƣởng phạt. Vua không còn là đại biểu cho dòng họ,
mà là đại biểu cho giai cấp địa chủ quan liêu. Khuynh hƣớng chính trị xây
dựng nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền mạnh của thời Hồ Quí Ly đƣợc tiếp tục
bởi nhà Lê Sơ bằng việc tăng cƣờng chế độ sở hữu Nhà nƣớc, củng cố chế độ
quân chủ tập quyền và quan liêu. Dần dần về sau, chế độ này đã hình thành
một tầng lớp quan liêu đông đảo, đó là một giai cấp ăn bám trên tô thuế ruộng
công và hầu nhƣ không có tƣ liệu sản xuất mới. Quan lại thời này không phải
địa chủ, đồng lƣơng hạn hẹp mà chỉ sống bằng bổng lộc. Chế độ quan liêu và
bổng lộc đã tạo điều kiện cho bọn quan lại tha hồ vơ vét bóc lột của dân, quan
địa phƣơng ra sức vơ vét của cải của ngƣời dân trong lộ mình cai trị, làm cho
trăm họ xác xơ. Sự tranh nhau địa vị đồng nghĩa với kết bè phái và nạn tham
ô diễn ra phổ biến và trầm trọng thời gian này nhƣ là một sản phẩm tất yếu
của chế độ quan liêu. Và nó trở thành tai họa tham nhũng lớn nhất của nhân
dân sống dƣới chế độ phong kiến quan liêu.
Lại một lần nữa, nạn quan lại tham nhũng và sự tranh giành phân chia
phe phái của tầng lớp quan lại và triều đình đã đè nặng lên đời sống của ngƣời
dân lao động. Ngƣời dân lao động vui mừng khi vừa đánh đuổi đƣợc quân
xâm lƣợc giành lại cuộc sống an bình chƣa đƣợc bao lâu thì lại hứng chịu sự
bòn rút, vơ vét của quan lại và triều đình. Có thể thấy, trong thời phong kiến,
20
thƣờng trực mâu thuẫn gắn liền với toàn bộ lịch sử đấu tranh giữ nƣớc và
dựng nƣớc: Một mặt, nông dân là lực lƣợng chính trong cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc. Bất cứ một lực lƣợng phong kiến nào nếu
không tập hợp đƣợc đông đảo sức mạnh nhân dân, đại đa số là nông dân thì
không thể thắng lợi. Nhƣng mặt khác, sau khi đánh đuổi đƣợc ngoại xâm, thì
nhân dân ta lại sống dƣới ách áp bức, bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến.
Triều đại nhà Lê vừa đƣợc thiết lập, cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Trong bối cảnh thời đại ấy, đã làm nên yêu cầu xuất hiện nhà tƣ tƣởng
Nguyễn Trãi – một nhà chí sĩ yêu nƣớc chân chính. Tƣ tƣởng của ông vƣợt
trƣớc và dƣờng nhƣ vƣơn khỏi giới hạn địa vị giai cấp của mình, ông luôn
lãnh lấy trách nhiệm cuộc đời mình đấu tranh cho quyền sống của con ngƣời,
của nhân dân bị áp bức, cùng khổ. Nhận thức của ông yêu cầu cao về sự hài
hòa giữa quyền lực và trách nhiệm. Tuy chịu ảnh hƣởng của Nho giáo nhƣng
động cơ yêu nƣớc thƣơng dân khiến ông tin tƣởng vào một xã hội phong kiến
tốt đẹp có minh quân hiền tƣớng, có tài năng, có uy tín và có trách nhiệm lo
cho nhân dân no ấm hạnh phúc. Do vậy, cả cuộc đời ông ra sức đấu tranh
chống bọn tham quan ô lại, ông kêu gọi triều đình và quan lại phải có trách
nhiệm đối với dân, trách nhiệm xây dựng cuộc sống tƣơi đẹp cho dân. Tƣ
tƣởng của ông về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân có mục đích
nhằm chấm dứt tình trạng suy thoái, chấm dứt nạn quan lại tham nhũng đang
diễn ra khắp nơi trên cả nƣớc. Giá trị đó trong tƣ tƣởng của ông vƣợt ra khỏi
tầm thời đại và đồng hành với sự nghiệp đổi mới xã hội ta ngày nay – xã hội
hƣớng đến độc lập dân tộc, nhân văn, nhân đạo và tiến bộ xã hội.
1.1.2. Ảnh hưởng từ quan niệm Nho giáo về trách nhiệm của nhà cầm quyền
đối với dân trong tư tưởng Nguyễn Trãi
21
Trong quá trình hình thành và xây dựng đƣờng lối cai trị cho triều Lê
Sơ, Nguyễn Trãi đã có tiếp thu các giá trị truyền thống dân tộc, tƣ tƣởng của
cả dòng văn hóa bác học và bình dân. Trong Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo là
ba học thuyết tƣ tƣởng có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tƣ tƣởng ông thì Nho giáo
có ảnh hƣởng đậm hơn cả. Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn lịch sử, sự tiếp
thu ở mỗi giai đoạn lịch sử trong cuộc đời ông có sự khác nhau, vị thế của
mỗi học thuyết tƣ tƣởng khác nhau qua từng thời kì. Điều cần chú ý khi đƣợc
tiếp nhận ở Nguyễn Trãi, nội dung của những học thuyết tƣ tƣởng ấy có nhiều
thay đổi, nó không hoàn toàn giống với học thuyết ban đầu, mà ở đây, để phù
hợp với thực tiễn Việt Nam, có sự thống nhất tiếp biến giữa tam giáo với tƣ
tƣởng phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc ta tạo nên những nét sáng
tạo riêng, độc đáo. Nguyễn Trãi là một nhà Nho, thƣơng dân, yêu nƣớc. Ông
đứng trên lập trƣờng dân tộc để tiếp thu quan niệm của Nho giáo về trách
nhiệm của ngƣời cầm quyền đối với dân. Ngoài ra ông còn kế thừa tinh hoa
của Phật giáo, Đạo giáo và các giá trị truyền thống dân tộc để hình thành nên
tƣ tƣởng về trách nhiệm xã hội đối với tầng lớp cai trị xã hội (vua, quan
phong kiến).
Chúng ta đều biết rằng, Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội,
do Khổng Tử sáng lập, là một bộ phận cốt lõi của nền văn minh Trung Hoa.
Nho giáo ra đời từ rất sớm trong lịch sử, qua thời gian, nội dung học thuyết
Nho giáo có nhiều thay đổi do các đại biểu Nho giáo không ngừng chú giải và
phát triển theo những hƣớng khác nhau. Cho đến ngày nay, nghiên cứu học
thuyết Nho giáo vẫn là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa
học. Trong một thời gian lâu dài của chế độ phong kiến, hệ tƣ tƣởng Nho giáo
có sức lan tỏa mạnh mẽ, nó vƣợt ra khỏi phạm vi quốc gia và ảnh hƣởng sâu
rộng đến các quốc gia khu vực xung quanh, đặc biệt sự xâm nhập của Nho
giáo vào Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam là hết sức đậm nét. Từ thế kỉ II
22
Trƣớc Công Nguyên, tƣ tƣởng Nho giáo đã theo ngƣời Hán ảnh hƣởng đến
nƣớc ta không chỉ về chính trị, văn hóa, … mà còn thể hiện trong hành vi và
phƣơng thức tƣ duy của nhiều ngƣời Việt. Nho giáo du nhập vào nƣớc ta vào
cuối đời Tây Hán và đầu đời Đông Hán, cùng với chính sách “Hán hóa” vùng
đất nƣớc cổ Việt Nam thời đó đƣợc gọi là Giao Chỉ, Cửu Chân, văn hóa Hán
bắt đầu đƣợc truyền bá vào nƣớc ta, đem theo Nho giáo. Ở nƣớc ta, vị thế
Nho giáo ở những giai đoạn lịch sử khác nhau là khác nhau. Nhƣ trên đã phân
tích, bắt đầu từ cuối Trần sang Hồ, vai trò Nho giáo, Nho sĩ đƣợc coi trọng và
sang giai đoạn đầu của thời kì Lê Sơ, số lƣợng Nho sĩ tăng nhanh chóng, Nho
sĩ đƣợc giao nhiều trọng trách quan trọng trong triều đình. Lê Thái Tổ lên
ngôi, xây dựng nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền với quyền lực của ông vua
chuyên chế, do đó nội dung Nho giáo trở nên gần gũi và có ích cho triều đình
trong việc củng cố quyền lực và cai trị xã hội. Song, ở Việt Nam, sự tiếp biến
Nho giáo đƣợc tiếp thu sử dụng không hoàn toàn giống nhƣ lúc ban đầu, có
thể thấy rõ điều đó thể hiện trong tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi đã chịu ảnh hƣởng từ học thuyết Tam giáo những yếu tố
tƣ tƣởng để hình thành nên quan niệm về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối
với dân. Nho giáo nói riêng và tƣ tƣởng triết học phƣơng Đông nói chung đều
luận giải về con ngƣời với tƣ cách là bộ phận hữu cơ của các mối quan hệ
chỉnh thể tự nhiên xã hội phức tạp. Trong quá trình đó, tất cả các học thuyết
đều hƣớng đến việc đề cao vai trò, vị trí con ngƣời, phƣơng cách ứng xử hợp
đạo để làm cho vận động xã hội trở nên đúng quy luật, vận động theo đúng “ý
trời”. Trời là nguồn gốc sinh ra muôn vật, “ý trời” chi phối mọi sự vận động,
đồng thời chi phối tất thảy mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Ở một
phƣơng diện, Trời thể hiện cho điều thiêng liêng, mang tính tất nhiên, tất yếu
và vĩnh hằng. Làm theo “ý trời” thì xã hội mới có thể có đƣợc trật tự, ngƣợc
lại nếu không theo đúng nguyên tắc của trời đất thì xã hội sẽ loạn lạc. Xuất
23
phát từ quan điểm đó, nhằm làm xã hội ổn định, thái bình, thịnh trị thì con
ngƣời phải tuân theo lễ, nghĩa. Nho giáo xây dựng thuyết chính danh và yêu
cầu mọi ngƣời tuân theo. Thuyết chính danh thể hiện sự phân biệt các cá nhân
theo phận vị, trật tự, thể hiện tính nguyên tắc trong hành động, tất cả phải có
tôn ti và do đó con ngƣời phải làm việc theo đúng bổn phận, trách nhiệm của
mình. Bởi vậy mà tƣ tƣởng “trách nhiệm” là tƣ tƣởng quen thuộc trong hệ
thống triết học Nho giáo. Các vấn đề về mối quan hệ và yêu cầu có sự khác
nhau giữa nhà cầm quyền với dân, đƣợc luận giải rất nhiều bằng các phạm trù
nhân, lễ, trí, trung, hiếu, nghĩa… Và trong tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi, chúng
ta có thể thấy, từ góc nhìn ông tiếp biến học thuyết “chính danh”, đâu đâu
cũng là sự xác định bổn phận trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân và
ngƣợc lại: bổn phận trách nhiệm của dân đối với nhà cầm quyền.
Phạm trù “chính danh” là phạm trù cơ bản trong nội dung tƣ tƣởng
“nhân chính”, vƣơng đạo của Nho giáo. Lần đầu tiên đƣợc Khổng Tử đƣa ra
với yêu cầu chung nhất là bất cứ sự vật nào phải đƣợc xác định đúng “danh”
của nó, “danh” đó phù hợp với thực chất và thuộc tính của sự vật. Trong xã
hội, Nho giáo cho rằng mỗi ngƣời, mỗi đẳng cấp đều có yêu cầu về phẩm chất
riêng tạo nên vị trí và trách nhiệm của họ. Và để xã hội duy trì trật tự, ổn định
kỉ cƣơng thì thực hiện “chính danh” là cách thức đúng đắn. Lí do phải sử
dụng chính danh đƣợc Khổng Tử lí giải “Nếu danh chẳng chính thì lời nói
chẳng thuận; Lời nói chẳng thuận thì công việc chẳng thành. Nếu công việc
chẳng thành thì lễ và nhạc chẳng thịnh. Nếu lễ và nhạc chẳng thịnh thì hình
phạt chẳng đúng. Nếu hình phạt chẳng đúng, thì dân chẳng biết chỗ nào đặt
tay chân. Do đó, khi ngƣời quân tử xƣng danh, danh ấy phải xứng đáng với
phận của mình”. [dẫn theo 33; 302].
Khổng Tử và các nhà Nho về sau đều nhìn nhận danh phận mỗi con
ngƣời chủ yếu từ phƣơng diện đạo đức, các quan hệ của con ngƣời từ trong